Đề tài Công nghệ dùng Enzym để xử lý rơm, rạ trong nấm sò: Một nghề đem lại hiệu quả kinh tế và làm sạch môi trường
Lời mở đầu
Vấn đề giải quyết phế thải sau thu hoạch nói chung và rơm rạ nói riêng theo hướng hữu ích về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT) là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm. Hiện nay, khoa học công nghệ thế giới đã và đang có những bước tiến vượt bậc, nhất là công nghệ sinh học.
Enzym là một trong những đối tượng được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất. Cho đến nay, việc sản xuất chế phẩm enzym các loại đa dạng và đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô công nghiệp. Thực tế đã có hàng nghìn chế phẩm được bán trên thị trường thế giới, các chế phẩm này đã được khai thác và tinh chế có độ tinh khiết theo tiêu chuẩn công nghiệp. Chế phẩm enzym không chỉ được ứng dụng trong y học mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong công nghiệp, nông nghiệp, hóa học, công nghiệp dược phẩm, chế biến dược phẩm và xử lý môi trường.
Đề tài: Công nghệ dùng Enzym để xử lý rơm, rạ trong nấm sò: Một nghề đem lại hiệu quả kinh tế và làm sạch môi trường.
Với các đặc tính ưu việt là làm tăng hiệu suất và rút ngắn được thời gian của quá trình chế biến, xử lý, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Trong thời điểm hiện tại, các loại phế thải công, nông nghiệp cũng đang được các nhà khoa học trong nước quan tâm theo khía cạnh an toàn và thân thiện với môi trường.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghệ dùng Enzym để xử lý rơm, rạ trong nấm sò: Một nghề đem lại hiệu quả kinh tế và làm sạch môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ dùng Enzym để xử lý rơm, rạ trong nấm sò: Một nghề đem lại hiệu quả kinh tế và làm sạch môi trường.
19/05/2011 // No Comment // Categories: Khoa học và môi trường // Tags: Công nghệ, enzym, khoa học, nấm.
Vấn đề giải quyết phế thải sau thu hoạch nói chung và rơm rạ nói riêng theo hướng hữu ích về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT) là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm. Hiện nay, khoa học công nghệ thế giới đã và đang có những bước tiến vượt bậc, nhất là công nghệ sinh học.
Enzym là một trong những đối tượng được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất. Cho đến nay, việc sản xuất chế phẩm enzym các loại đa dạng và đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô công nghiệp. Thực tế đã có hàng nghìn chế phẩm được bán trên thị trường thế giới, các chế phẩm này đã được khai thác và tinh chế có độ tinh khiết theo tiêu chuẩn công nghiệp. Chế phẩm enzym không chỉ được ứng dụng trong y học mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong công nghiệp, nông nghiệp, hóa học, công nghiệp dược phẩm, chế biến dược phẩm và xử lý môi trường. Với các đặc tính ưu việt là làm tăng hiệu suất và rút ngắn được thời gian của quá trình chế biến, xử lý, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Trong thời điểm hiện tại, các loại phế thải công, nông nghiệp cũng đang được các nhà khoa học trong nước quan tâm theo khía cạnh an toàn và thân thiện với môi trường.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 76% dân số sống bằng nghề nông. Ngày nay, với giống lúa mới và quy trình sản xuất tiến bộ, chúng ta đã thu hoạch hàng năm tới 2 – 3 vụ lúa và số rơm rạ thu được lên đến hàng chục triệu tấn. Trước đây, người dân thường sử dụng rơm rạ làm chất đốt hoặc làm thức ăn cho gia súc. Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày một khá lên, họ bắt đầu dùng than tổ ong làm chất đốt. Vì vậy, sau khi gặt xong, nông dân đã tuốt lúa ngay tại đồng ruộng, số rơm rạ này thường bị đốt thành tro, việc làm này gây bất lợi cho đồng ruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng. Các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất do nhiệt độ cao đã biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng do một lượng nước khá lớn bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm rạ. Đồng thời, quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng CO2 phát thải vào khí quyển cùng với CO, CH4, các NOx và một ít SO2.
Vào những ngày cao điểm mùa gặt, thậm chí một số địa phương còn vứt rơm rạ ra đường quốc lộ gây ách tắc giao thông, số rơm rạ còn lại bị vứt bỏ trên đường ngõ, xóm rất lãng phí, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Đây là việc làm không những gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái mà còn rất lãng phí tới nguồn sinh khối khổng lồ này. Trong khi đó, chính nguồn nguyên liệu này lại rất cần thiết cho nghề trồng nấm với tổng lượng khoảng 20 – 30 triệu tấn/năm. Chỉ cần sử dựng 10% số nguyên liệu này để trồng nấm thì sản lượng nấm đã đạt hàng trăm nghìn tấn/năm. Lượng xuất khẩu đạt 40.000 tấn trị giá 40 triệu USD/năm. Số còn lại 60.000 tấn tiêu thụ nội địa. Như vậy, doanh thu về nấm hàng năm đạt 100 triệu USD (tương đương với trên 1.700 tỷ đồng Việt Nam). Điều này chứng tỏ, nghề trồng nấm đang mang lại hiểu quả kinh tế cao, vì vậy, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có nghề trồng nấm. Chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây, với sự chuyển giao công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật nên nghề trồng nấm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nghề trồng nấm đối với một số hộ gia đình giờ đây không đơn thuần chỉ là nghề phụ mà đã trở thành nguồn thu nhập chính. Quy mô sản xuất nấm rải rác khắp 40 tỉnh/TP trong cả nước nhưng tập trung lớn ở hai khu vực: Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.
Tuy vậy, công nghệ nuôi trồng nấm hiện nay theo 2 phương pháp: xử lý nguyên liệu bằng nhiệt và ủ đống cho nên năng suất nấm thu hoạch chưa cao. Vì ngoài yếu tố như giống nấm, nguyên liệu, kinh nghiệm nuôi trồng, thời tiết thì quy trình công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc nuôi trồng nấm. Vì vậy, việc đưa ra công nghệ mới sử dụng chế phẩm enzym có hoạt tính cao, có khả năng phân giải xenluloza nhằm rút ngắn được thời gian xử lý cơ chất từ 9 ngày xuống còn 5 ngày và nâng cao năng suất nấm trồng là một hướng đi cần thiết và phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.
Các bước trồng nấm dùng enzym
1. Nguyên liệu: Nên chọn rơm, rạ vàng óng, không bị nhiễm nấm mốc, nếu để lâu phải phơi khô trước khi đưa vào bảo quản, rơm để lâu vẫn tốt cho việc trồng nấm.
2. Phối trộn nguyên liệu: Trộn đều nguyên liệu được làm ẩm bằng nước vôi pha loãng tỷ lệ 1 – 2%, kiểm tra pH đạt 6,5 – 7, độ ẩm nguyên liệu 65 – 70%.
3. Ủ lên men tự nhiên kết hợp với chế phẩm enzym: Nguyên liệu sau khi đã được làm ẩm, đánh đống với kích thước rộng 1,5 m, cao 1,1 m và dài tùy ý (phụ thuộc vào lượng nguyên liệu làm), vừa đánh đống vừa phun chế phẩm enzym. Sau khi đánh đống, quấn nilon xung quanh, luôn giữ nhiệt độ ổn định ở 500C, và ủ trong 48 giờ.
4. Đóng túi và cấy giống: Nguyên liệu sau khi kết thúc lên men, dỡ đống cho bay NH3, dùng túi PE có kích thước 30 x 45 cm. Trước khi cho nguyên liệu vào, túi phải được xếp góc để tạo mặt bằng cho túi có thể đứng được. Cho nguyên liệu vào túi và bắt đầu cấy giống, cứ một lớp rơm rạ dày 5 — 7 cm cho một lớp giống vào túi, trên cùng cho một lớp giống chống nhiễm, sau đó dùng nút nhựa và đậy nút bông (bông có tác dụng giúp nấm hô hấp).
5. Tưới và chăm sóc: Giai đoạn chăm sóc trong quá trình quả thể nấm phát triển rất quan trọng, lúc này cần tưới cho nấm bằng bình xịt phun sương. Việc tưới nấm phụ thuộc vào độ ẩm xung quanh, nếu độ ẩm không khí thấp cần tưới nước thường xuyên và ngược lại, không tưới quá nhiều, nguyên tắc là tưới ít nhưng thường xuyên, chỉ cần vừa đủ độ ẩm trên giá thể. Ngoài việc tưới nấm, cần có đầy đủ ánh sáng và độ thoáng tốt để quả có thể phát triển thuận lợi.
6. Thu hái nấm: Thông thường nấm mọc thành chùm, phải thu hái hết cả cụm, một tay ấn vào mô nấm một tay xoay nhẹ chùm nấm. Hái nấm nên lựa lúc quả thể nấm còn tròn, tai nấm còn chưa mềm rũ xuống, màu nấm còn trắng chưa ngả sang vàng. Thu hái xong cân quả thể nấm và tính nămg suất theo trọng lượng khô của cơ chất.
Hiệu quả kinh tế
Để trồng nấm trên một tấn rơm, rạ cần đầu tư:
- 1.000 kg rơm rạ x 1.200đ/kg = 1.200.000đ
- Túi PE, nút bông = 350.000đ
- Chế phẩm enzym = 250.000đ
- Giống nấm 30kg x 15.000đ = 450.000đ – Công lao động 23 x 100.000đ = 2.300.000đ
- Khấu hao dụng cụ, giàn giá = 300.000đ
Tổng chi phí = 4.850.000đ
Năng suất nấm đạt 78%. Nghĩa là, với một tấn rơm, rạ sẽ thu được 780 kg nấm tươi. Giá nấm sò được bán tại thị trường Hà Nội có giá dao động từ 20.000đ – 25.000đ/kg. Nếu lấy giá bán thấp nhất làm cơ sở tính toán thì lợi nhuận thu được từ 1 tấn nguyên liệu là 20.000đ x 780kg = 15.600.000đ.
Như vậy, lợi ích kinh thu được từ việc xử lý một tấn rơm rạ để trồng nấm sò là 15.600.000đ — 4.850.000đ = 10.750.000đ.
Lợi ích về môi trường và xã hội
Việc trồng nấm đem lại việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho người lao động, sử dụng enzym để xử lý rơm rạ trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và sẽ làm giảm được thói quen của người dân đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng, góp phần BVMT. Công nghệ này có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nuôi trồng nấm ăn ở quy mô lớn.
Trần Thị Phương
Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ dùng Enzym để xử lý rơm.doc