MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
LỜI CẢM ƠN 5
PHẦN I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY
1.1. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY 7
1.2. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG 11
1.3. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 13
1.4. TỔ CHỨC NHÀ MÁY 14
PHẦN II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
2.1. YÊU CẦU NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TRƯỚC KHI CHẾ BIẾN 16
2.1.1. Yêu cầu của nguyên liệu 16
2.1.2. Phương pháp bảo quản 16
2.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 17
2.2.1 Quy trình sản xuất đồ hộp dứa nước đường 17
2.2.2. Thuyết minh quy trình 18
2.3. CÁC BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN 25
2.3.1. Đồ hộp hư hỏng do vi sinh vật 25
2.3.2. Đồ hộp hư hỏng do các hiện tượng hóa học 26
2.3.3. Đồ hộp hư hỏng do các ảnh hưởng cơ lý 26
2.4. CÁC CÔNG ĐOẠN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 27
2.5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 28
2.6. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU SUẤT THU HỒI SẢN PHẨM 29
PHẦN III: THIẾT BỊ SẢN XUẤT
3.1. THIẾT BỊ ĐỘT LÕI 31
3.2. THIẾT BỊ GỌT VỎ 33
3.3. THIẾT BỊ CẮT KHOANH 35
3.4. THIẾI BỊ GHÉP NẮP 37
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN 40
4.2. KHUYẾN NGHỊ 40
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5479 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ sản xuất đồ hộp dứa nước đường tại Công ty Rau quả Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
………………………………………………………………....
MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Rau quả là thức ăn thiết yếu của con người, nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Gluxit của rau quả chủ yếu là thành phần đường dễ tiêu hóa, ngoài ra rau quả còn cung cấp nhiều chất xơ… Do đó, trong khẩu phần ăn thì rau quả không thể thiếu được.
Ở nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện rất thuận lợi để trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như dứa, xoài, đu đủ, thanh long, chôm chôm…
Để tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú của tỉnh nhà và góp phần làm đa dạng sản phẩm chế biến từ rau quả, công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang đã cố gắng nỗ lực nghiên cứu để sản xuất ra nhiều mặt hàng như nước uống, đồ hộp, nước cô đặc… nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Qua nhiều năm hoạt động, hiện nay công ty được biết đến như một công ty chế biến rau quả hàng đầu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản phẩm: đồ hộp dứa, cocktail, dứa cô đặc, thạch dừa, măng tre…được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước.
Công ty có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được tổ chức QMS (Úc) chứng nhận vào tháng 09/2000 và đang trong quá trình xây dựng hệ thống HACCP. Những tiêu chuẩn này sẽ giúp đảm bảo rằng sản phẩm của công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về an toàn và chất lượng thực phẩm.
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành gởi lởi cảm ơn đến quý Thầy, Cô khoa Công nghệ Trường Đại học Tiền Giang và Ban Giám đốc Công ty Rau quả Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện cho em vào thực tập tại công ty.
Trong những ngày thực tập tại công ty đã giúp cho em được tham quan và học hỏi thêm một số kinh nghiệm thực tế quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô hướng dẫn đã quan tâm và động viên em suốt thời gian em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể Cô, Chú và các Anh, Chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy cho em trong những ngày em thực tâp.
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy, Cô khoa Công nghệ Trường Đại học Tiền Giang và Ban Giám đốc, cùng toàn thể công nhân viên công ty Rau quả Tiền Giang luôn dồi dào sức khỏe, và thành công trong công việc.
1.1. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY
1.1.1. Quá trình hình thành
- Công ty thành lập vào năm 1977 tiền thân là xí nghiệp Rau quả lạnh đông.
- Năm 1986 xí nghiệp sáp nhập với nông trường Tân Lập mang tên mới là xí nghiệp Liên Hiệp Xuất Khẩu Rau quả.
- Đến năm 1999 đổi tên thành công ty Rau quả Tiền Giang.
- Tháng 3/2006 đổi tên thành công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang và chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước sang công ty cổ phần.
1.1.2. Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần Rau Quả Tiền Giang:
- Tên giao dịch quốc tế: VEGETIGI (Tien Giang Vegetables and Fruits Joint-Stock Company)
- Trụ sở chính: Km 1977, quốc lộ 1A, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Điện thoại : 0733 834508 – 0733 834676
- Fax : 0733 834497
- Email : vegetigi@vnn.vn
- Website : www.vegetigi.com.vn
- Công ty được thành lập từ năm 1977 và sau hơn 30 năm hoạt động công ty trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến rau quả hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay công ty đang sở hữu một nguồn lực tiềm năng dồi dào với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, trình độ và đoàn kết, cùng với thiết bị máy mọc tiên tiến như: dây chuyền nước quả cô đặc của Cộng hòa Liên Bang Đức, nhà máy đông lạnh IQF của Anh và nhiều máy móc thiết bị tự động và bán tự động. Đặc biệt hơn nữa là có vùng nguyên liệu chuyên canh cây dứa 3500 hecta do công ty tự đầu tư và thu hoạch. Vị thế và sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến qua chất lượng và sự đa dạng về chủng loại.
1.1.3. Năng Suất
- Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và purê: với thiết bị hiện đại nhập từ Đức công suất 5000 tấn/năm.
- Nhà máy đồ hộp: công suất 8000 tấn/năm.
- Nhà máy đông lạnh rau quả: công suất 2000 tấn/năm.
1.1.4. Các sản phẩm của công ty
Công ty có khoảng 32 sản phẩm được sản xuất dưới hình thức đóng hộp, đông lạnh, nước ép đóng lon, cô đặc và purê. Công ty đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa vào thị trường một số sản phẩm mới như: vải đóng hộp, nha đam đông lạnh, purê nhàu, cà rốt… Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chủ lực đều được chế biến từ dứa.
1.1.4.1. Các loại quả đóng hộp:
- Dứa khoanh mini, khoanh thường, miếng nhỏ, rẽ quạt, khúc…
- Chôm chôm nhân dứa, chôm chôm đường.
- Cocktail các loại, nấm rơm, bắp non, bắp hạt, nha đam và rau quả đóng hộp khác.
1.1.4.2. Nước quả cô đặc và purê:
Dứa cô đặc, purê: ổi, xoài, mãng cầu, sơri, thanh long và tắc ... với 100% trái cây tự nhiên không thêm phụ gia và đóng gói vô trùng.
1.1.4.3. Rau quả đông lạnh:
Dứa, xoài, ổi, đu đủ, chôm chôm, dưa hấu, nấm rơm, măng…đông lạnh IQF.
1.1.4.4. Trái cây tươi:
Dứa, thanh long, bưởi, xoài ….
- Ngoài thị trường trong nước ra, các sản phẩm trên đều được xuất khẩu sang các nước: Thuỵ Sĩ, Đức, Bỉ, Hà Lan, Bungari, Hungari, Nga, Đài Loan, Singapore, Nhật, Mỹ ….
- Với sự nỗ lực vươn lên không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, VEGETIGI ngày càng trở thành biểu tượng của sự cam kết về uy tín và chất lượng. Đó cũng là sự khẳng định cho việc đóng góp phần nào của công ty vào sự phát triển kinh tế Việt Nam.
- Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang, được thành lập từ năm 1977 chuyên về lĩnh vực rau quả theo mô hình khép kín vừa có các nhà máy chế biến, vừa có vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Đó là nông trường Tân Lập, diện tích 3500 hecta, chuyên canh cây dứa, sản lượng hàng năm 50.000-60.000 tấn, ngoài ra chuyên canh cây xoài, mãng cầu, lô hội, cung cấp nguyên liệu chế biến cho nhà máy trong công ty.
1.2. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
Công ty có mặt bằng rộng lớn, thuận tiện vận chuyển, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vùng trái cây lớn nhất Việt Nam.
Sơ đồ mặt bằng công ty Rau quả Tiền Giang
Chú Thích:
1: Phòng bảo vệ
2: Khu hành chánh
3: Phòng hút thuốc
4: WC
5: Nhà xe
6: Sân quần vợt
7: Nhà ở tập thể
8: Nhà ăn
9: Nhà kho
10: Phân xưởng cô đặc
11: Phòng thí nghiệm
12: Phòng quản lý
13: Phân xưởng cô đặc
14: Phòng thay đồ
15: Khu vệ sinh
16: Nhà máy đông lạnh
17: Phòng máy nén
18: Lò hơi
19: Xưởng cơ điện
20: Kho bảo quản
21: Kho trữ sản phẩm cô đặc
22: Nơi cấp nước
23: khu sản xuất các mặt hàng khác
24: Khu xử lý phế liệu
25: Kho nhập liệu
26: Phòng KCS
27: Phòng quản lý phân xưởng cô đặc
Sơ Đồ Bố Trí Dây Chuyền Sản Xuất
Dứa
Lưu Kho
Rửa
Chặt Hoa, Cuống
Bảo Ôn
Ghép Nắp Thủ Công
Nấu
Nước Đường
Thanh Trùng Thủ Công
Thanh Trùng Bằng Máy
Ghép Nắp Tự Động
Rót Nước Đường
Xếp Hộp
Chần
Rửa
Cắt Miếng
Cắt Khoanh
Kiểm Tra, Cân
Chích Mắt
Lạng Vỏ
Gọt
Vỏ
Đột
Lõi
1.3. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
1.4. TỔ CHỨC NHÀ MÁY
2.1. YÊU CẦU NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TRƯỚC KHI CHẾ BIẾN
2.1.1. Yêu cầu của nguyên liệu
- Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang sản xuất các mặt hàng từ dứa là chủ yếu.
- Trong quá trình chế biến và sản xuất, nguyên liệu là một yếu tố hàng đầu quyết định trực tiếp đến chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm đó. Do vậy khâu tiếp nhận nguyên liệu là khâu rất quan trọng.
- Dứa đưa vào sản xuất phải tươi tốt, không dập úng, không sâu bệnh, đạt độ chín theo yêu cầu. Khi thu mua dứa tại nông trường không nên thu nhận dứa quá chín mà chọn dứa còn xanh nhưng phải có 1 đến 2 mắt ngã vàng.
- Không thu mua các loại dứa không rõ nguồn gốc, bị sâu bệnh, dính tạp chất và dầu nhớt trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Đặc biệt không mua dứa chín hoàn toàn vì trong quá trình vận chuyển dứa về công ty sẽ bị dập dẫn đến hao hụt trong sản xuất.
2.1.2. Phương pháp bảo quản
- Dứa khi thu mua về thường có độ chín khác nhau do đó cần phân loại, thông thường dứa được phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm đem vào sản xuất ngay: khi dứa đã chín từ 2 mắt trở lên và có độ brix 9-120.
+ Nhóm còn lại đem lưu kho: dứa còn xanh.
- Yêu cầu kho: kho phải sạch, thoáng, không bị ứ nước.
Dứa trước khi lưu kho được phân làm 4 loại và chất thành từng đống riêng biệt, dứa được xếp lên pallet cách mặt đất 15cm, đống dứa cao khoảng 1m rồi ủ với khí đá (CaC2). CaC2 khi được dùng để ủ phải nhuyễn, được gói trong giấy kín, nhúng ướt 1 đầu rồi để đều lên bề mặt đống dứa, mỗi tấn dứa dùng khoảng 0.5 kg CaCl2. Sau đó dùng tấm bạc phủ kín đống dứa lại, thời gian ủ: 1 đêm 2 ngày.
2.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.2.1 Quy trình sản xuất đồ hộp dứa nước đường
Cắt khoanh, miếng
Kiểm tra, cân
Chần
Phân loại
Rửa lần 2
Rót nước đường
85-900C
Ghép nắp
Thanh trùng
95-980C
Dứa
Phân loại
Cân
Lưu kho
Chặt hoa, cuống
Rửa lần 1
Gọt vỏ
Lạng vỏ
Chích mắt
Đột lõi
Xếp hộp
Làm nguội
39-400C
Bảo ôn
Dán nhãn
Hoa, cuống
Thành phẩm
Phế Liệu
Phế Liệu
2.2.2. Thuyết minh quy trình
2.2.2.1. Dứa
Dứa được thu về từ nông trường Tân Lập 1, 2 và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Long An… được vận chuyển về công ty bằng ghe hoặc xe tải. Tại đây dứa được phân loại theo kích thước và màu sắc phù hợp với mục đích chế biến rồi cân và lưu kho.
Thành phần hóa học của dứa.
STT
Thành Phần
Tỷ Lệ (%)
1
Nước
72 – 88
2
Chất khô
15 – 24
3
Đường
8 – 19
4
Acid
0.3 – 0.8
5
Protid
0.5
6
Chất khoáng
0.25
7
Vitamin C
40 mg
8
Vitamin A, B1, B2
0.04 – 0.09 mg
Yêu cầu của dứa:
- Dứa phải tươi tốt, không hư thối, dập nát.
- Dứa mua về không quá xanh, chín từ 1-2 mắt.
- Không dính bẩn và tạp chất.
2.2.2.2. Phân loại
Dứa được phân loại ngay trên xe tải và ghe. Dứa được phân thành 2 nhóm:
- Nhóm sản xuất liền khi dứa chín từ 2 mắt trở lên.
- Nhóm còn lại được lưu kho: trước khi lưu kho dứa được phân thành 4 loại:
+ Loại 1: dứa nặng hơn hoặc bằng 800g.
+ Loại 2: khối lượng dứa nhỏ hơn 800g nhưng lớn hơn hoặc bằng 650g.
+ Loại 3: khối lượng dứa nhỏ hơn 650g nhưng lớn hơn hoặc bằng 550g.
+ Loại 4: khối lượng dứa nhỏ hơn 550g nhưng lớn hơn 350g.
Việc phân loại dứa là rất cần thiết vì nó thuận lợi trong quá trình lưu kho và sản xuất được dễ dàng hơn.
2.2.2.3. Cân
Xác định được khối lượng dứa để đưa vào sản xuất, từ khối lượng ban đầu đưa vào sản xuất mà dự trù khối lượng thành phẩm và mức độ hao hụt sau khi chế biến.
2.2.2.4. Lưu kho
Dứa sau khi phân loại xong được xếp lên các pallet thành từng đống, mỗi đống dứa cao khoảng 1m. Khí đá được gói kín trong giấy, nhúng ướt 1 đầu và đặt đều lên bề mặt đống dứa rồi phủ kín bằng tấm bạc, sau 2 ngày 1 đêm thì đưa vào sản xuất nhưng phải kiểm tra độ brix. Độ brix đạt từ 9-110 và dứa chín từ 2 mắt trở lên (hàng đứng) thì đưa vào sản xuất đồ hộp. Đối với những quả dứa chưa đạt độ brix và còn xanh thì ủ lại thêm khoảng 1 đêm.
2.2.2.5. Chặt hoa, cuống
Mục đích: để thuận tiện cho quá trình đột lõi; loại bỏ phần không ăn được, hư, thối.
Dứa được chặt vào 1/2 mắt đầu tiên của quả, 2 đầu quả dứa cắt thẳng hàng, dứa không bị nhiễm bẩn, dập úng. Sau khi chặt cuống và hoa xong, dứa được chuyền lên băng tải vào bồn rửa.
2.2.2.6. Rửa lần 1
Đây là công đoạn không thể thiếu trong quá trình sản xuất nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và một phần vi sinh vật trên bề mặt quả. Máy dùng để rửa là máy rửa sụt khí, nước chảy liên tục, gồm có 2 bồn. Đối với dứa cô đặc thì hệ thống rửa có thêm bàn chà và hệ thống phun nước để dứa được rửa sạch hơn.
2.2.2.7. Đột lõi
- Cần phải loại bỏ phần lõi dứa vì:
+ Có giá trị dinh dưỡng thấp.
+ Làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
+ Đặc biệt thuận lợi cho quá trình gọt vỏ.
- Đường kính lõi dứa cần bỏ khoảng 18mm.
- Yêu cầu: thao tác phải chính xác, nhanh gọn, không còn sót lõi và không làm mất thịt quả.
2.2.2.8. Gọt vỏ
Nhằm loại bỏ phần vỏ xanh của quả. Thông thường công đoạn này được tiến hành qua 2 lần gọt vỏ:
- Gọt sơ bộ: gọt 1 lớp mỏng vỏ xanh bên ngoài đồng thời loại bỏ phần hư thối để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Gọt thủ công.
- Gọt lần 2: dùng máy gọt bán tự động nhằm loại bỏ tối đa phần vỏ xanh bên ngoài đồng thời tạo quả dứa có hình dáng tròn đều, đúng kích cỡ yêu cầu, tăng năng suất.
- Kích thước lưỡi dao gọt:
+ Khoanh mini: đường kính 52 mm, 55 mm
+ Khoanh thường: đường kính 68 mm, 70 mm, 72 mm, 76 mm, 78 mm.
+ Ngoài ra còn có dao xẻ: xẻ vỏ quả dứa làm 3 mảnh rồi rơi xuống băng tải đến hệ thống cắt và ép lấy nước để cô đặc nước quả, còn phần quả dứa đem lạng vỏ.
2.2.2.9. Kiểm tra
Dứa được kiểm tra để loại bỏ phần dập úng còn sót lại, cắt vuông vứt 2 đầu quả dứa và lạng bỏ phần vỏ xanh ở 2 đầu quả.
2.2.2.10. Chích mắt
Mắt dứa có màu đen là phần không có giá trị dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị cảm quan sản phẩm. Công đoạn này cũng cắt bỏ những phần dập úng còn sót lại. Dụng cụ dùng chích mắt là dao gắp phải sắc, nhọn hai đầu.
- Yêu cầu:
+ Vết gắp không được sâu quá.
+ Đường nối giữa các mắt không bị vỡ.
+ Quả dứa không bị chảy nước, dập.
+ Không còn vết đen.
2.2.2.11. Kiểm tra, cân
Sau khi chích mắt xong cần kiểm tra cẩn thận và cân rồi chuyển đến bàn cắt khoanh, cắt miếng.
2.2.2.12. Cắt khoanh, miếng
Cắt khoanh:
- Thông thường đối với dứa mini hoặc những quả có cấu trúc chắc chắn, nguyên vẹn, ít bị gọt tỉa sẽ đưa vào cắt khoanh bằng máy để khoanh dứa có kích thước đồng đều, tăng năng suất. Còn những quả bị gọt tỉa nhiều sẽ cắt thủ công nhằm giảm phế liệu.
- Đặc biệt đối với dứa khoanh thường thì cắt thủ công, không cắt bằng máy.
- Độ dày khoanh dứa: 10 – 12 mm.
Cắt miếng:
- Những quả bị gọt tỉa nhiều không cắt khoanh được thì cắt miếng bằng thủ công (dao, thớt) sau khi chích mắt xong.
- Để tận dụng nguyên liệu những khoanh dứa không nguyên vẹn, khoanh dứa bị mỏng sẽ được phân loại màu sắc trước khi cắt thành 6, 7, 10 và 12 miếng (tùy đơn đặt hàng) thường thì được cắt làm 6 miếng bằng thiết bị cắt miếng.
2.2.2.13. Phân loại
- Dứa sau khi cắt khoanh được phân loại theo màu sắc:
+ Vàng đậm.
+ Hơi ngà.
+ Trắng.
- Phân loại giúp thuận tiện cho quá trình xếp hộp.
2.2.2.14. Rửa lần 2
Dứa sau khi cắt khoanh xong được đem rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
2.2.2.15. Chần
- Mục đích:
+ Tiêu diệt một phần vi sinh vật.
+ Giảm thể tích nguyên liệu, thuận tiện cho quá trình xếp hộp.
+ Vô hoạt các enzyme oxy hóa.
- Tùy theo đơn đặt hàng mà dứa có thể chần hoặc không chần, thường chần bằng máy và kết hợp cả 2 quá trình chần và làm nguội.
+ Thời gian chần và làm nguội khoảng 1 phút.
+ Nhiệt độ chần: 83-85oC
+ Nhiệt độ làm nguội: 33-35oC
2.2.2.16. Xếp hộp
-Dứa khoanh và dứa miếng sau khi rửa xong được đưa vào rỗ inox cho ráo nước trước khi được xếp vào hộp. Dứa được xếp hộp là dứa phải cùng màu sắc, kích thước, nguyên vẹn, hộp sử dụng thường là hộp sắt trắng được rửa sạch và úp vào sọt cho ráo nước.
-Tùy theo cỡ hộp mà ta có cách xếp khác nhau, có thể xếp theo phương ngang hay chiều dọc, còn số khoanh trong hộp tùy theo yêu cầu khách hàng và tùy theo cỡ hộp. Công đoạn này được thực hiện bằng phương pháp thủ công.
- Thông thường dứa được xếp vào nhiều loại hộp nhưng chủ yếu là các loại hộp:
Cỡ hộp
Khối lượng tịnh (g)
Khối lượng cái (g)
30 OZ
830
430
20 OZ
425
225
A10
3050
1700
ê Yêu cầu:
- Dứa xếp hộp phải đồng đều về kích thước, màu sắc, ngay ngắn.
- Phải loại bỏ những khoanh bị khuyết tật như: dập, bể, gãy…
- Đảm bảo đủ khối lượng.
2.2.2.17. Rót nước đường
Nấu nước đường:
- Mục đích của việc nấu nước đường là làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
- Nguyên liệu đường được nhà máy sử dụng là đường tinh luyện RE, RS có chất lượng tốt. Quá trình nấu nước đường được tiến hành như sau: đầu tiên cho nước vào nồi hơi hai vỏ và gia nhiệt, rồi cho đường vào khuấy cho đến lúc đường tan hết. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà độ brix của nước đường khác nhau thường từ 14-18. Sau khi nấu thành dung dịch đường xong thì bổ sung acid citric nồng độ từ 0.2-0.5% làm cho sản phẩm có vị chua ngọt hài hòa, tăng thêm giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Rót nước đường
- Nước đường sau khi nấu đến nhiệt độ và độ brix theo yêu cầu thì tiến hành rót ngay vào hộp, thường rót nóng ở nhiệt độ 85-90oC để bài khí.
- Trước khi rót, nước đường phải được lọc để loại bỏ các tạp chất, cặn.
2.2.2.18. Ghép nắp
Dứa sau khi rót nước đường xong thì được đem đi ghép nắp ngay để ngăn cản vi sinh vật xâm nhập vào sản phẩm. Sử dụng máy ghép nắp bán tự động và tự động. Mối ghép phải kín, hộp không bị biến đổi hình dạng.
2.2.2.19. Thanh trùng
Đây là công đoạn rất quan trọng và không thể thiếu được đối với các sản phẩm đồ hộp. Thanh trùng nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật để kéo dài thời gian bảo quản. Sản phẩm sau khi thanh trùng được đem qua bồn nước làm nguội nhanh nhằm đảm bảo hương vị, màu sắc, cấu trúc sản phẩm, đồng thời tránh sự ăn mòn cho hộp.
ê Có hai cách thanh trùng – làm nguội:
- Thanh trùng bằng máy: sử dụng máy thanh trùng liên tục. Hộp đã được ghép nắp sẽ tự động di chuyển theo hệ thống các thanh cuốn với vận tốc chậm vào bồn nước nóng (thanh trùng kín) rồi tiếp tục di chuyển sang bồn nước lạnh để làm nguội.
+ Nhiệt độ thanh trùng: 95oC
+ Nhiệt độ làm nguội: 39oC
+ Thời gian thanh trùng: 7-10 phút (tùy theo đơn đặt hàng)
+ Thời gian làm nguội: 10-13 phút
- Thanh trùng thủ công (thanh trùng hở): thường dùng để thanh trùng lon A10, sử dụng thiết bị thanh trùng và làm nguội dạng bồn.
+ Nhiệt độ thanh trùng: 95-98oC
+ Nhiệt độ làm nguội khoảng: 40oC
+ Thời gian thanh trùng: 50 phút
+ Thời gian làm nguội: 40 phút
2.2.2.20. Bảo ôn
- Mục đích của việc bảo ôn là phát hiện những hộp hư hỏng để kịp thời loại bỏ, đồng thời bảo ôn còn có tác dụng làm cho phần nước đường thấm đều vào khoanh dứa.
- Trước khi bảo ôn sản phẩm, hộp cần được lau khô tránh bị gỉ sét; sản phẩm được bảo ôn trong kho thông thoáng.
- Trong thời gian bảo ôn cần tiến hành đảo hộp theo định kỳ: cách ba ngày đảo một lần, thời gian bảo ôn 15 ngày.
2.2.2.21. Dán nhãn - Thành phẩm
- Hộp trước khi dán nhãn cần được lau sạch bụi. Hộp sau khi dán nhãn xong được xếp vào thùng giấy carton sau đó xuất khẩu ra thị trường.
- Những yêu cầu cần có của nhãn:
+ Tên sản phẩm.
+ Tên công ty sản xuất và địa chỉ.
+ Khối lượng tịnh.
+ Ngày sản xuất.
+ Hạn sử dụng.
+ Hướng dẫn sử dụng.
+ Tên một số phụ gia khác nếu có.
2.3. CÁC BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
Đồ hộp hư hỏng do nhiều nguyên nhân, có thể phát hiện qua hình thức bên ngoài của bao bì hoặc phải qua kiểm tra vi sinh và hóa học mới xác định được. Thường phân biệt hư hỏng sản phẩm theo 3 nguyên nhân: do vi sinh vật, hiện tượng hóa học và ảnh hưởng cơ lý.
2.3.1. Đồ hộp hư hỏng do vi sinh vật
Hiện tượng đồ hộp hư hỏng do vi sinh vật là phổ biến nhất trong số các loại đồ hộp hư hỏng có thể gây phồng hộp.
Nguyên nhân gây hư hỏng đồ hộp do vi sinh vật:
2.3.1.1. Do thanh trùng không đủ chế độ
Các đồ hộp thanh trùng không đủ chế độ tức là chưa đủ nhiệt độ và thời gian thanh trùng cần thiết. Các vi sinh vật trong đồ hộp vẫn còn sống sót, theo thời gian chúng phát triển làm sản phẩm bị chua, phồng hộp.
Có một số đồ hộp do bị nhiễm trùng quá nhiều do thiết bị và do các quá trình chế biến trước khi thanh trùng gây ra, ta không phát hiện được mà vẫn tiến hành thanh trùng, cũng coi như thanh trùng không đủ chế độ.
2.3.1.2. Do làm nguội không thích hợp
Các vi sinh vật ưa nhiệt làm hỏng đồ hộp, phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ khoảng 50-600C. Vì vậy, nếu không làm nguội nhanh đồ hộp đến nhiệt độ thấp dưới khoảng nhiệt độ đó, thì các vi sinh vật có thể phát triển làm hư hỏng đồ hộp.
2.3.1.3. Do mối ghép bị hở
Hiện tượng này cũng xảy ra khá phổ biến trong sản xuất đồ hộp. Đồ hộp bị hở có thể do máy ghép nắp làm việc không đúng qui tắc, hay các mối hàn dọc của bao bì không được kín. Khi thanh trùng do áp suất trong hộp tăng lên quá mức, làm hở các mối ghép, vi sinh vật nhiễm vào (nguồn nhiễm vi sinh vật chủ yếu vào đồ hộp bị hở là nước dùng để làm nguội đồ hộp sau khi thanh trùng) phát triển làm hỏng đồ hộp.
2.3.1.4. Do nhiễm vi sinh vật gây hư hỏng trước khi thanh trùng
Hiện tượng này xảy ra khi thực hiện không đúng qui trình kỹ thuật và chế độ vệ sinh thực phẩm làm cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển ở thực phẩm trong thời gian chế biến. Thời gian từ lúc vào hộp đến lúc ghép kín và mang đi thanh trùng quá lâu.
2.3.2. Đồ hộp hư hỏng do các hiện tượng hóa học
Đồ hộp bị hỏng do các hiện tượng hóa học xảy ra có thể do các phản ứng giữa các thành phần của thực phẩm với nhau hay giữa các thành phần thực phẩm với bao bì. Các phản ứng hóa học này, phần lớn làm cho thực phẩm có màu sắc, hương vị giảm đi. Trong thời gian bảo quản đồ hộp thành phẩm, đối với đồ hộp đựng trong bao bì sắt tây dễ bị ăn mòn kim loại ở mặt bên trong của bao bì khi lớp tráng thiếc bị ăn mòn kim loại nhiễm vào sản phẩm. Hiện tượng này thường thấy nhiều ở các đồ hộp có độ acid cao. Lượng kim loại nặng nhiễm vào sản phẩm có thể gây biến đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm và gây độc đối với cơ thể.
Quá trình ăn mòn hóa học xảy ra, khí hydro thoát ra lâu dần làm cho hộp bị phồng.
Nhiệt độ càng cao, sự ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh. Tùy thuộc độ acid của sản phẩm, phẩm chất của bao bì, mà hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong sản phẩm nhiều hay ít.
2.3.3. Đồ hộp hư hỏng do các ảnh hưởng cơ lý
Xảy ra trong quá trình thanh trùng, bảo quản và vận chuyển:
- Đồ hộp hư hỏng do sai thao tác thiết bị thanh trùng: trong giai đoạn cuối của quá trình thanh trùng, nếu giảm áp suất hơi quá nhanh, gây ra hiện tượng căng phồng hộp, hộp có thể bị biến dạng, hở mối ghép là do áp suất trong hộp được tạo ra chênh lệch với áp suất bên ngoài quá nhiều.
- Đồ hộp hư hỏng do quá trình bài khí không đạt.
- Đồ hộp hư hỏng do xếp hộp quá đầy: khi sản phẩm xếp trong hộp quá đầy, sản phẩm sẽ giãn nở thể tích khi thanh trùng bằng nhiệt làm cho hộp bị phồng, hiện tượng này dễ xảy ra hơn khi cho sản phẩm vào hộp lúc nguội khi thanh trùng sản phẩm càng bị giãn nở nhiều.
- Đồ hộp hư hỏng vì bị móp, méo, rỉ: một số sản phẩm đồ hộp đựng trong bao bì sắt tây kích thước lớn, khi ghép kín với độ chân không quá cao, chênh lệch áp suất lớn, bao bì sắt tây mỏng thì dễ bị méo. Hoặc khi xếp hộp vào giỏ thanh trùng và vận chuyển trước khi thanh trùng, làm hộp bị móp, méo, lúc đó áp suất trong hộp lớn, khi thanh trùng sản phẩm giản nở sẽ làm căng phồng hộp, có thể làm hở mối ghép kín của hộp.
(Nguồn www.vocw.edu.vn)
2.4. CÁC CÔNG ĐOẠN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
- Lựa chọn nguyên liệu:
Yêu cầu về nguyên liệu rất quan trọng vì chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy nguyên liệu cần phải tươi tốt, ở độ chín thích hợp, đúng kích cỡ. Tùy theo từng loại sản phẩm cụ thể mà có cách chọn khác nhau.
- Các công đoạn thái khoanh, cắt miếng, rửa lần 2 cần đảm bảo hợp vệ sinh.
- Rót nước đường: rót nước đường nóng để hạn chế nhiễm khuẩn, đồng thời bài khí trong hộp tốt hơn.
- Ghép nắp, thanh trùng:
+ Hộp đã rót vào cần ghép nắp ngay, nếu không sản phẩm dễ bị biến màu và có độ nhiễm trùng cao.
+ Thanh trùng: đây là công đoạn quan trọng nhất, vì vậy đòi hỏi khi thanh trùng phải đúng nhiệt độ và thời gian yêu cầu:
Nếu thanh trùng ở nhiệt độ quá cao thì sẽ làm cho phần thịt quả bên trong bị mềm đồng thời làm giảm chất lượng do thay đổi cấu trúc, màu sắc.
Nếu thanh trùng nhiệt độ quá thấp thì ở nhiệt độ đó không đủ để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật mà chỉ ức chế một phần vi sinh vật.
2.5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
2.5.1. Màu sắc
Sản phẩm phải có màu tự nhiên của giống dứa được sử dụng, cho phép có một vài vết trắng. Nếu dứa được đóng hộp cùng với thành phần đặc biệt khác thì phải có màu đặc trưng của hỗn hợp.
2.5.2. Hương vị
Sản phẩm phải có hương vị tự nhiên của dứa, không có mùi vị lạ. Nếu dứa được đóng hộp cùng với thành phần đặc biệt khác thì phải có hương vị đặc trưng của hỗn hợp.
2.5.3. Trạng thái
Dứa chắc, giòn, không mềm nhũn. Nước đường trong, không lẫn tạp chất.
2.5.4. Chỉ tiêu hoá học
- Độ brix đạt yêu cầu của khách hàng, thông thường từ 14-220.
- Độ acid vào khoảng 0.2-0.5 %.
- Đạt các yêu cầu về dư lượng kim loại cho phép có trong đồ hộp quả nước đường:
- Thiết: 100-200mg/kg sản phẩm.
- Đồng: 5-80mg/kg sản phẩm.
- Chì: tuyệt đối không có.
- Kẽm: vết.
2.5.5. Chỉ tiêu vi sinh
Không có vi sinh vật gây bệnh.
2.5.6. Bảo quản sản phẩm
- Sản phẩm sau khi hoàn tất sẽ có thời hạn sử dụng từ 2-3 năm khi bảo quản ở nhiệt độ thường, nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
- Không được để sản phẩm ở những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc nơi ẩm ướt…
2.6. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU SUẤT THU HỒI SẢN PHẨM
- Để nâng cao chất lượng và hiệu suất thu hồi thành phẩm thì công ty cần phải tìm hiểu và áp dụng một số tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm và có kế hoạch sản xuất hợp lý. Thường xuyên theo dõi nâng cao tay nghề công nhân, kiểm tra quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quản lý chặt chẽ các khâu nhằm tránh thất thoát nguyên liệu để tăng hiệu suất thu hồi.
- Các đồ hộp bị hư hỏng do hiện tượng hóa học, ảnh hưởng cơ lý nếu ở mức độ nhẹ thì có thể chế biến thành các sản phẩm khác có giá trị thấp hơn như làm mứt, nấu rượu.
- Cần tận dụng tối đa phế liệu để nâng cao hiệu suất thu hồi.
- Thiết bị sản xuất: góp phần quan trọng trong tất cả các khâu chế biến giúp nâng cao năng suất, giảm hao hụt và rút ngắn thời gian nên cần phải kiểm tra thiết bị theo định kì.
- Nguyên liệu: góp phần quan trọng trong sản xuất vì vậy cần có biện pháp thu mua và bảo quản tốt hơn.
Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang được trang bị nhiều máy móc hiện đại nhằm phục vụ trong sản xuất, mang lại năng suất cao như thiết bị dùng trong chế biến cô đặc nhập từ Đức, thiết bị lạnh đông IQF, các thiết bị dùng trong sản xuất đồ hộp như: máy thanh trùng liên tục của Hàn Quốc, máy rót nước đường và ghép nắp tự động và nhiều thiết bị bán tự động khác. Sau đây là cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị:
3.1. THIẾT BỊ ĐỘT LÕI
3.1.1. Cấu tạo
1: Động cơ điện
2: Bộ truyền đai
3: Kính định vị
4: Dao đột
5: Cửa ra phế liệu
6: Giá đỡ
3.1.2. Mục đích
Loại bỏ hoàn toàn phần lõi dứa nhằm tạo điều kiện cho các quá trình chế biến tiếp theo.
3.1.3. Nguyên tắc hoạt động
Máy đột lõi là loại máy bán tự động. Khi động cơ điện hoạt động, thông qua bộ truyền đai thì dao đột sẽ quay tròn theo hướng chiều kim đồng hồ. Qua kính định vị, người công nhân đặt quả dứa vào dao đột sao cho phần lõi dứa trùng với vị trí của dao rồi đẩy quả dứa mạnh vào phía trong thân máy. Khi đó dao đột sẽ xuyên dọc quả dứa, lõi dứa được giữ lại trong ống và đưa ra ngoài ở cửa tháo phế liệu, còn quả dứa sẽ được lấy ra mà không còn phần lõi.
3.1.4. Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 15-20 quả/phút.
- Đường kính dao đột: 18 mm.
- Tốc độ dao: 1000-1500 vòng/phút.
- Dòng điện: 220V.
3.1.5. Ưu điểm
- Nhỏ, gọn.
- Dễ sử dụng.
3.1.6. Nhược điểm
- Do máy đột lõi là thiết bị bán tự động nên năng suất và hiệu quả làm việc tùy thuộc vào thao tác của người công nhân.
- Đôi khi phần lõi đột không chính xác, không đều phụ thuộc vào tay nghề của người công nhân.
3.2. THIẾT BỊ GỌT VỎ
3.2.1. Cấu tạo
1: Động cơ điện 7: Bánh răng
2: Bộ truyền đai 8: Máng tháo phế liệu
3: Dao gọt 9: Băng tải chuyền phế liệu
4: Dao xẻ mãnh 10: Giá đỡ
5: Con xỏ 11: Cửa ra nguyên liệu
6: Tay quay
3.2.2. Mục đích
Gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài.
3.2.3. Nguyên tắc hoạt động
Khi động cơ điện hoạt động làm dao gọt chuyển động cùng chiều kim đồng hồ. Đặt quả dứa đã đột lõi và gọt vỏ sơ bộ vào con xỏ rồi dùng tay quay đẩy quả dứa về phía dao gọt. Khi đó ba lưỡi dao phẳng sẽ khía trên vỏ dứa làm ba đường theo chiều dọc của quả với độ sâu thích hợp, phần vỏ rơi xuống máng phế liệu theo băng tải đến máy cắt và ép lấy nước còn phần quả đã gọt vỏ nằm trong trục ống và ra ngoài qua cửa tháo liệu.
3.2.4. Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 30-40 quả/phút.
- Tốc độ dao gọt: 1400 vòng/phút.
- Đường kính dao gọt:
+ Khoanh mini: 52mm, 55mm.
+ Khoanh thường: 68mm, 70mm, 72mm, 76mm, 78mm.
- Dòng điện: 220V.
3.2.5. Ưu điểm
- Nhỏ, gọn.
- Dễ sử dụng.
3.2.6. Nhược điểm
Là máy bán tự động nên năng suất và hiệu quả làm việc tùy thuộc vào tay nghề của công nhân.
3.3. THIẾT BỊ CẮT KHOANH
3.3.1. Cấu tạo
1: Máng dứa đi vào 6: Trục xoắn
2: Thân máy 7: Giá đỡ
3: Hộp chứa và điều khiển động cơ 8: Máng ra liệu
4: Trục chính 9: ON
5: Dao cắt 10: OFF
3.3.2. Mục đích
Cắt thành những khoanh dứa có kích thước đồng đều.
3.3.3. Nguyên tắc hoạt động
Khi động cơ điện hoat động, trục chính và hai trục xoắn sẽ quay theo hướng cùng chiều kim đồng hồ. Dứa sau khi gọt vỏ và chích mắt được công nhân đưa lên máng đồng thời đẩy nhẹ quả dứa về phía thân máy, khi đó hai trục xoắn ở hai bên trục chính đẩy dứa về phía dao cắt, dao cắt sẽ chuyển động tròn đều và cắt dứa thành những khoanh có bề dày bằng khoảng cách giữa 2 rãnh của trục xoắn.
3.3.4. Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 125-150 quả/phút.
- Dòng điện: 220V.
3.3.5. Ưu điểm
- Nhỏ, gọn.
- Dễ sử dụng.
- Kích thước khoanh dứa đồng đều.
3.3.6. Nhược điểm
Do thiết bị cắt khoanh là thiết bị bán tự động nên năng suất và hiệu quả làm việc còn tùy thuộc vào công nhân vận hành.
3.4. THIẾI BỊ GHÉP NẮP
3.4.1. Cấu tạo thiết bị ghép nắp bán tự động
1: Động cơ điện 5: Mâm dưới
2: Bộ truyền đai 6: Trục mâm
3: Con lăn 7: Bàn đạp
4: Hộp cần ghép nắp 8: Cơ cấu đưa con lăn tiến vào hộp
3.4.2. Mục đích
Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật. Tốt nhất là dùng máy ghép nắp tự động có hút chân không để tăng cường bài khí cho sản phẩm.
3.4.3. Nguyên tắc hoạt động
Khi động cơ điện hoạt động thì con lăn sẽ quay. Hộp sau khi rót nước đường xong được đặt vào mâm dưới sao cho hộp và trục mâm thẳng đứng với nhau. Đặt nắp hộp ngay ngắn vào miệng hộp rồi dùng chân đạp lên bàn đạp, lúc đó mâm dưới sẽ đẩy hộp lên sát mâm trên và hôp được giữ chặt giữa hai mâm. Tiếp theo 2 con lăn sẽ tiến sát lại với nhau cuộn mép thân và mép nắp sau đó ép chặt mối ghép lại. Khi hộp được ghép xong, mâm dưới hạ xuống và hộp được đưa ra ngoài.
3.4.4. Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 25-50 hộp/phút.
- Dòng điện 220V.
3.4.5. Ưu điểm
Dễ sử dụng.
3.4.6. Nhược điểm
- Năng suất thấp hơn so với máy ghép tự động.
- Mối ghép đôi khi không khít gây hư hỏng sản phẩm, tốn thời gian kiểm tra lại.
4.1. KẾT LUẬN
Từ khi ra đời đến nay với sự nỗ lực hết mình công ty Rau quả Tiền Giang ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trên thương trường đồng thời chiếm lĩnh được nhiều thị phần tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, với những thuận lợi đó thì công ty còn gặp phải một số khó khăn như: tình hình sản xuất kinh doanh diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế để đảm bảo vị trí vững mạnh trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt nhiều mặt hàng của nhiều nước thì công ty phải nắm bắt kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đồng thời tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh. Tiếp tục phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật điều hành sản xuất với quy trình ngày càng tối ưu để đạt năng suất và chất lượng cao hơn.
4.2. KHUYẾN NGHỊ
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại tự động hóa để góp phần tăng năng suất sản xuất.
- Lắp thêm hệ thống quạt thông gió để tạo điều kiện làm việc thoáng mát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24647773KimLoanhoanChinh.doc