Đề tài Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp

Lời mở đầu Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước những thách thức như vậy buộc đất nước ta phải đẩy nhanh quá trình “ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá”, phát huy nội lực tận dụng mọi cơ hội để hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó. Sự phát triển của công nghiệp rõ ràng làm cho chất thải công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, đa dạng và độc hại hơn. Các doanh nghiệp: Dây chuyền công nghệ lạc hậu, công tác quản lý, quy hoạch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, lại không có hệ thống xử lý chất thải tốt nên thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ, chứa nhiều chất độc hại làm cho môi trường nước, không khí và cả môi trường biển bị ô nhiễm nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các Doanh nghiệp trong thời gian qua đã đặt vấn đề môi trường lên một tầm cao mới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước”. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam chuyên sản xuất các loại sơn với khẩu hiệu: “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất công ty đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả. Công ty đã đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên không thể nhìn vào những thành tích mà công ty đã đạt được mà bỏ qua một thực tế rằng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Lượng chất thải lớn của công ty đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội với việc nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động của toàn công ty em thấy rằng công ty cũng đã có nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường nhưng đó chỉ là những biện pháp tình thế tạm thời. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần chủ động và cải thiện chất lượng môi trường từ trong nhận thức, Giảm thiểu chất thải, chất ô nhiễm ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất như: Thực hiện sản xuất sạch hơn, thực hiện 5S trong tất cả các phòng ban, phân xưởng Do vậy em chọn đề tài: “ Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp”. Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo quý báu và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo- THS .Vò Anh Trọng, đồng thời Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em học tập nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ vô cùng quý báu này.

doc107 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý chất thải + Sổ giao nhận chất thải trong đó có phần xác nhận đã xử lý chất thải trước của công ty môi trường. 4.3. Xử lý nước thải của công ty. Nước thải của công ty chủ yếu được thải ra từ dây chuyền tổng hợp nhựa Alkyd và quá trình rửa máy móc của các phân xưởng sản xuất sơn và nước ở các thùng đựng chất thải, nước làm lạnh máy móc tại phân xưởng nghiền bi thùng, nước thải sinh hoạt của công nhân … nhưng công ty chỉ có hệ thống xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd còn các lợi chất thải khác được thải trực tiếp ra sông Tô Lịch. Hệ thống xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd được thực hiện như sau: Sơ đồ 10: Quy trình xử lý nước thải trong quá trình tổng hợp nhựa Alkyd của công ty N­íc th¶i BÓ xö lý ThiÕt bÞ ph©n ly Th¶i ra ngoµi Cho NaOH 40% vµo Sôc khÝ Quá trình xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd được thực hiện qua 6 bước như sau: * Bước 1: Nước thải sinh ra trong quá trình tổng hợp nhựa Alkyd được chứa vào thiết bị phân ly trong phân xưởng, tại đây nước thải được tách hết các loại dung môi hữu cơ. * Bước 2: Nước thải được chuyển đến bể xử lý bằng cách mở van để nước thải tự chảy vào bể xử lý một cách liên tục khi có nước thải ra trong quá trình sản xuất. * Bước 3: Điều chỉnh pH của nước thải chuyển đến bể xử lý bằng cách: Cho từ từ dung dịch NaOH 40% vào sục khí cho đồng đều đến khi pH = 8 – 8,5 ( Kiểm tra bằng giấy quỳ). * Bước 4: Sục khí trong thời gian 24 giê để quá trình xà phòng hoá diễn ra. Kết thúc quá trình xà phòng hoá, pH giảm xuống pH = 7- 7.5 . * Bước 5: Đưa giống vi sinh theo tỉ lệ (50g/m3) sục khí liên tục trong thời gian 96 giê. Trong thời gian này vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải. * Bước 6: Kiểm tra nước thải theo chỉ tiêu: + Theo cảm quan: nâu nhạt + Độ pH = 7- 7,5 Nếu đạt thì thải ra ngoài. Nếu không đạt thì tiếp tục lên men thêm 24 giê nữa. 5. Kết quả đạt được về An toàn vệ sinh môi trường của công ty. Như yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, khi áp dụng Hệ thống quản lý môi trường công ty phải rà soát lại toàn bộ các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất của công ty và lập được bản đánh giá thực trạng môi trường của công ty, tổng kết các khía cạnh môi trường (KCMT) có ý nghĩa và tác động môi trường (TĐMT ) đáng kể căn cứ vào đó công ty đã lập ra hệ thống tài liệu, hệ thống tài liệu này có thể coi như “ Bộ luật về môi trường” cho hoạt động của từng đơn vị, cá nhân trong công ty để thực hiện các mục tiêu sau: + Bảo vệ sức khoẻ của chính người lao động, giảm bớt sự tiếp xúc hoặc hít thở dung môi hữu cơ và hoá chất trong quá trình sản xuất sơn. + Hạn chế và giảm tối đa việc rò rỉ hoá chất ngấm vào đất, nước làm ô nhiễm đất và nước trong phạm vi công ty. + Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. + Người ngoài khi vào làm việc hoạt động trong công ty được kiểm soát để không xẩy ra tác động xấu đến môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ của công ty. Quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường của công ty đã làm cho mọi người ( từ những người công nhân lao động đến cán bộ quản lý công ty ) có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Công ty đã mở rộng mặt bằng của công ty thêm 1 ha, diện tích mở rộng này phục vụ cho các yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường của công ty. Công tác xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường của công ty đã đạt được các kết quả rất tốt. Nhận thức của toàn thể cán bộ công nhân viên về môi trường, an toàn lao động, trách nhiệm đối với cộng đồng và tương lai xã hội trong việc bảo vệ môi trường đã được thấy rõ, cán bộ công nhân viên hiểu rằng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường là mang lại hữu Ých thực sự cho bản thân họ và là điều bắt buộc phải tuân theo. Ý thức giảm thiểu lượng chất thải, phân loại chất thải nguy hại không nguy hại từ nguồn, ý thức tiết kiệm tài nguyên (điện, nước…) được giải thích rõ ràng đơn giản và dễ hiểu qua các đợt đào tạo và kiểm tra. Nhờ áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, công ty đã xây dựng được 10 chương trình môi trường và thực hiện như sau: * Chương trình môi trường số: 01 - Mục tiêu: Cải thiện chất lượng nước thải Alkyd đạt yêu cầu TCVN. - Chỉ tiêu: TCVN 5945/1995 cột B. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1.- Đánh giá thực trạng + Kiểm tra hồ sơ theo dõi xử lý các mẻ nước thải và kết quả đo. + Đánh giá việc thực hiện quy trình xử lý qua sổ trên. - Tiến hành thuê phân tích, lấy kết quả sánh với TCVN 5945/ 1995 cột B. 5 Trđ 5/03 7/03 – 12/03 2. Hợp đồng với đối tác tiến hành nghiên cứu tìm quy trình xử lý triệt để. - Đối tác tiến hành: + Khảo sát thực trạng công ty. + Phân tích + Xây dựng phương án. - Tiến hành ký kết hợp đồng - Triển khai hợp đồng: + Nghiên cứu, xây dựng quy trình xử lý. + Thử nghiệm đạt kết quả yêu cầu (TCVN 5945/ 1995 cột B) 80 Trđ 7/03 – 12/03 3. Thiết kế hệ thống xử lý đáp ứng yêu cầu công nghệ trên: - Tìm đối tác thực hiện thiết kế hệ thống xử lý nước thải. - Khảo sát thiết kế hệ thống xử lý. - Lập phương án thiết kế. - Hai bên thống nhất phương án ( quy mô hệ thống, kinh phí) - Tiến hành thống kê chính thức. - Thông qua thiết kế. 70 Trđ 7/03 – 12/03 4. – Tiến hành chế tạo thiết bị lắp đặt thiết bị . - Chạy thử đạt yêu cầu tiến hành nghiệm thu. - Đưa vào hoạt động chính thức. 95 Trđ 2/04 – 8/04 9/04 * Chương trình môi trường số: 02 - Mục tiêu: Giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ máy nghiền bi thùng. - Chỉ tiêu: TCVS 505 BYT/ QĐ 1992. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Giải phóng mặt bằng, đắp nền. 20 Trđ 1/03 – 3/03 2. Khảo sát mắt bằng, quyết định vị trí đặt máy nghiền bi thùng. 1 – 7/4/03 3. Thiết kế nhà xưởng đặt máy nghiền bi thùng. Thiết kế móng máy. 20 Trđ 4/03 – 6/03 4. Xây dựng nhà xưởng, làm móng máy theo thiết kế. - Xây dựng thô. - Hoàn thiện. 130 Trđ 7/03 – 10/03 5. Tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt máy (phần cơ và phần máy) 25 Trđ 11/03 – 12/03 * Chương trình môi trường số: 03 - Mục tiêu: Giảm thiểu tác động môi trường (TĐMT) của chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Chỉ tiêu: Phân loại và chứa riêng chất thải nguy hại công gnhiệp và chất thải sinh hoạt. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Xây dựng nội quy và trách nhiệm quản lý vận chuyển rác thải và công ty để nhân viên vệ sinh môi trường thực hiện đúng. 10 Trđ 12/02 – 6/03 2. Xây dựng và hoàn thiện khu vực chứa rác thải của công ty có các ngăn riêng biệt cho chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt 1/03 * Chương trình môi trường số 04.1 - Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT lao động do dung môi phát thải trong quá trình sản xuất sơn tại phân xưởng Sơn Xe máy. - Chỉ tiêu: Lắp đặt thiết bị thông gió tại phân xưởng Sơn Xe máy để giảm nồng độ dung môi trong xưởng đạt TCVS 505 BYT/ QĐ 1992. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Đo lường nồng độ dung môi hiện tại 5 Trđ 1/03 – 2/03 2. Khảo sát lập phương án sữa chữa, lắp đặt hệ thống hót dung môi tại phân xưởng. 2/03 – 5/03 3. Thực hiện phương án trên, đưa hệ thống vào vận hành. 40 Trđ 6/03 – 12/03 4. Đo lường nồng độ dung môi sau khi lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông gió hót độc.Đề ra phương hướng khắc phục các chỉ tiêu trên chưa đạt tiêu chuẩn TCVS 505 BYT/ QĐ 1992 5 Trđ 1/04 * Chương trình môi trường số: 04.2 - Muc tiêu: Giảm thiểu TĐMT do dung môi phát thải trong quá trình sản xuất sơn tại các phân xưởng. - Chỉ tiêu: Nghiên cứu để sản xuất các loại sơn Ýt dung môi hữu cơ. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1 - Khảo sát và tập hợp thông tin về công nghệ sản xuất sơn Ýt dung môi hữu cơ tại các nước trong khu vực ASEAN. - Tìm hiểu và quyết định lùa chọn nguồn nguyên liệu còng nh­ nhà cung ứng nguyên liệu. 50 Trđ 1/03 – 8/03 2. Khảo sát Công nghệ: - Mua nguyên liệu thử nghiệm. - Khảo sát công nghệ đơn phối liệu. - Đánh giá chất lượng và hàm lượng của sản phẩm thử nghiệm. 50 Trđ 8/03 – 12/04 3. Sơn thử nghiệm tại hiện trường 10 Trđ 12/04 – 7/05 4. Sản xuất thử từ 1-3 tấn sản phẩm. Khảo sát sản phẩm sản xuất thử và đánh giá mức độ giảm thiểu phát thải dung môi hữu cơ của sản phẩm sản xuất thử. 50 Trđ 7/05 – 8/05 5. Tổng kết đánh giá chương trình và đưa vào sản xuất đại trà. 10 Trđ 8/05 – 12/05 * Chương trình môi trường số: 04.3 - Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT do dung môi mới phát thải trong quá trình sản xuất. - Chỉ tiêu: Lắp đặt hệ thống chưng cất thu hồi lượng dung môi thải. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Khảo sát lượng dung môi phát sinh trong quá trình sản xuất của toàn bộ các phân xưởng, phòng ban 3 Trđ 1/03 – 8/03 2. Thiết kế khu vực lắp đặt hệ thống chưng cất thu hồi lượng dung môi thải. 7 Trđ 9/03 – 12/03 3. Lùa chọn đối tác và mua thiết bị chưng cất dung môi thải. 250 Trđ 1/04 – 12/04 4. Lắp đặt thiết bị. 50 Trđ 1/05 – 6/05 5. Chạy thử và hoàn thiện hệ thống thiết bị đưa vào chạy thử. 50 Trđ 7/05 – 10/05 6. Đưa vào sử dông 10/05 * Chương trình môi trường số: 05 - Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT khi hoá bị rò rỉ trong quá trình bảo quản. - Chỉ tiêu: Bê tông hoá, xây dựng tường bao, bãi chứa nguyên liệu và gia cố nền kho. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Gia cố lại nền nhà trong các kho chứa hoá chất 15 Trđ 6/03 – 12/03 2. Xây tường bao và đổ bê tông mặt bằng các khu chứa nguyên liệu ngoài trời. 130 Trđ 6/06 – 12/03 * Chương trình môi trường số: 06 - Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT do tiếng ồn phát sinh trong quá trình đột dập bao bì. - Chỉ tiêu: Trong dây chuyền thùng hộp tiên tiến. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Xây dựng mới và trang bị thêm dây chuyền sản xuất thùng hộp tiến tiến 500 Trđ 12/04 – 12/05 * Chương trình môi trường số: 07 - Mục tiêu: Giảm thiểu lượng điện tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm của công ty. - Chỉ tiêu: Lắp đặt đồng hồ đo điện cho các đơn vị trong công ty xác định mức tiêu thụ điện thực tế và tiến hành xây dựng định mức tiêu thụ điện thực tế và tiến hành xây dựng định mức tiêu hao điện năng, nghiên cứu đề ra biện pháp làm giảm định mức tiêu thụ điện năng ( phấn đấu giảm 0,5% so với mức sử dụng thực tế). Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Viết và ban hành qui định việc cấp và sử dụng điện 12/02 2. Khảo sát mua và lắp đặt đồng hồ đo điện cho các đơn vị trong công ty. 10 Trđ 1/03 – 6/03 3. Theo dõi đánh giá định mức tiêu hao điện năng thực tế của các đơn vị. Lập định mức tiêu hao điện năng cho các đơn vị. 6/03 – 12/03 4. Theo dõi đánh giá việc áp dụng định mức xác định nguyên nhân tăng, giảm so với định mức tìm giải pháp sử dụng điện tiết kiệm tối đa. 1/04 – 12/04 * Chương trình môi trường số: 08.1 - Mục tiêu: Giảm thiểu lượng nước tiêu thụ trong công ty. - Chỉ tiêu: Lắp đặt đồng hồ nước, xác định lượng nước sử dụng thực tế, xây dựng định mức tìm giải pháp giảm thiểu nước sử dụng trong công ty. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Việc ban hành quy định về việc cấp và sử dụng nước. 1/03 – 2/03 2. Khảo sát lập phương án lắp đặt đồng hồ đo nước mua và lắp đặt đồng hồ đo nước cho các đơn vị trong công ty. 50 Trđ 1/03 – 6/03 3. Theo dõi xác định lượng nước sử dụng thực tế. Xây dựng định mức sử dụng nước. 7/03 – 12/03 4. Theo dõi việc áp dụng định mức thực hiện áp dụng định mức. 1/04 – 06/04 5. Nghiên cứu đề ra biện pháp giảm thiểu lượng nước sử dụng. 7/04 * Chương trình môi trường số: 08.2 Mục tiêu: Giảm thiểu lượng nước tiêu thụ trong công ty. Chỉ tiêu: Thu hồi nước làm lạnh của hệ thống máy nghiền và máy khuấy sơn. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1. Khảo sát và thiết kế hệ thống thu hồi nước làm lạnh tại các phân xưởng sản xuất sơn 20 Trđ 10/03 – 4/04 2. Chế tạo lắp đặt hệ thống ống và thiết bị thu hồi nước làm lạnh. 250 Trđ 5/04 – 12/04 3. Chạy thử 50 Trđ 1/05 – 5/05 4. Chính thức triển khai hệ thống 6/05 * Chương trình môi trường số: 09 - Mục tiêu: + Nâng cao nhận thức, kiến thức và hành vi thân thiện với môi trường cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty thông qua đào tạo. + Đảm bảo thực hiện có hiệu lực và hiệu quả Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. - Chỉ tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ công nhân viên được đào tạo khi có nhu cầu. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1.Đào tạo theo kế hoạch - Nhận thức chung về ISO 14001. - Giới thiệu về Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty. - Đào tạo thực hiện các thủ tục của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty. - Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường. 15 Trđ 11/02 12/02 12/02 và quý I/03 Quý I/03 2. Đào tạo đột xuất Khi có nhu cầu * Chương trình môi trường số: 10 - Mục tiêu: Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ. - Chỉ tiêu: Không có sự phù hợp nào liên quan đến phòng chống cháy nổ. Nội dung công việc Kinh phí Thời gian 1.- Huấn luyện AT- PCCC cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. - Huấn luyện cấp thẻ AT- PCCC cho đội PCCC của công ty và một số công nhân viên làm việc ở khu vực xăng dầu. 10 Trđ 5 Trđ Quý I hàng năm 2 năm/lần 2. Lập phương án tập PCCC tại công ty cho đội PCCC và một số công nhân làm việc tại khu vực xăng dầu. 1 năm/lần 3. Phương tiện chữa cháy được trang bị đầy đủ, đặt đúng vị trí cần thiết và hướng dẫn mọi người sử dụng thành thạo . Thường xuyên kiểm tra định kỳ. 10 Trđ Thường xuyên 4. Kiểm tra AT- PCCC định kỳ, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót và đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện tốt nội quy AT- PCCC của công ty. 6 tháng/lần 6. Những tồn tại của an toàn vệ sinh môi trường tại công ty và nguyên nhân. 6.1. Những tồn tại. 6.1.1. Hiện trạng các đơn vị trong công ty: - Kho nguyên liệu bột màu: + Mét số hoá chất đựng trong hộp bìa cacton. + Nguyên liệu quá nhiều, sắp xếp chưa có hàng lối. + Có nhiều loại bao bì bụi bẩn, thùng hộp bẩn. + Nguyên liệu sắp xếp theo palet chồng cao, bao bì xéc xệch dễ rơi. + Nền kho bê tông hoá nhưng không phẳng, nền dễ vỡ. - Kho dung môi ( Bãi chứa ngoài trời). + Nền kho bằng gạch nên vỡ nhiều chỗ. + Khu vực để cactec ZA1 là nền đất, cây mọc nhiều. + Thùng phi rỗng chưa qui hoạch lại 1 chỗ, không phân loại thùng đã đựng gì. + Bình cứu hoả ở khu vực này có nhiều bụi bám, không đóng van báo hiệu. + Rãnh thoát nước mưa chung với rãnh thoát nước thải. - Phân xưởng cơ khí: + Có 18 máy đột dập, tiếng ồn rất lớn + Phân xưởng chật, sắp xếp lộn xộn, dây điện loằng ngoằng. - Bãi rác của công ty : + Tất cả rác thải của công ty đổ ra bãi chứa, công ty môi trường đến lấy đi. + Thùng đựng rác không có mái che, khi có trời mưa nước mưa sẽ đổ vào thùng rác thì khi Êy nước chảy ra ngoài sẽ chảy trực tiếp ra sông Tô Lịch làm cho nguồn nước bị ô nhiễm hoá chất. + Chưa phân loại rác thải. - Phân xưởng Sơn công nghiệp: + Hơi dung môi phát thải nhiều. + Các máy để sản xuất chưa bố trí theo một dòng chảy tối ưu, theo hàng lối. + Thùng phi đựng nguyên liệu, bao bì cấp 2, bao bì cấp 1 để lộn xộn. + Không kiểm soát xem công nhân có thực hiện theo các quy trình ATLĐ không. + Nền nhà phân xưởng láng bê tông nhưng không phẳng. - Phân xưởng Sơn xe máy: + Dung môi phát thải quá nhiều. + Hệ thống hót dung môi còn quá yếu. + Trần nhà thấp, Ýt quạt gió. + Không có quy trình xử lý khí thải. - Nhà Heater ( gia nhiệt bằng dầu cấp nhiệt cho phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd ) + Dầu Diezen có loang ra nền (rất Ýt) - Khu vực sân cơ khí: + Palet tốt để lẫn palet háng, để trước kho vật liệu, sân cơ khí… + Past mực chờ xử lý để lẫn với vật liệu đang dùng. - Hệ thống cống thải: + Thải trực tiếp ra sông Tô Lịch cả nước làm lạnh, nước sinh hoạt, nước vệ sinh của công nhân sản xuất. 6.1.2. Quy trình xử lý chất thải - Nước thải : + Chủ yếu là nước thải từ hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd và nước làm lạnh thiết bị từ các phân xưởng sản xuất, nước thải sinh hoạt của công nhân trong công ty . Nhưng chỉ mới có hệ thống xử lý nước thải của phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd còn các phân xưởng khác nước thải chảy trực tiếp ra sông Tô Lịch làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. + Hệ thống xử lý nước thải của phân xưởng nhựa Alkyd chưa xử lý được hết tất cả các chất thải có tính kiềm, chưa có bể để lắng chất muối được trung hoà trong quá trình xử lý và hệ thống xử lý để có thể thu lại được một số hoá chất có thể sử dụng lại được mà thải toàn bộ các chất này ra sông Tô Lịch. + Công ty cũng chưa có kế hoạch nhằm giảm thiểu lượng nước thải ra từ các phân xưởng sản xuất. + Công ty chưa xây dựng các biện pháp để tách đường đi của nước thải ra khỏi các vị trí có thể làm ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt. - Chất thải rắn: + Công ty phải thuê công ty môi trường vận chuyển đi xử lý mà công ty chưa có biện pháp xử lý tại công ty. + Trưởng các đơn vị phải thực hiện công việc điều hành công nhân thu gom, phân loại các loại chất thải rắn ở đơn vị mình như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc của công nhân và khi công nhân làm việc sẽ mất tập trung vào công việc của mình. - Khí thải: chủ yếu là các dung môi hoá học phát thải ra trong quá trình sản xuất sơn, nhựa Alkyd. Công ty chưa có quy trình xử lý khí thải mà chỉ mới lắp đặt ở các phân xưởng các quạt thông gió để giảm nồng độ của hơi khí phát thải ra trong quá trình sản xuất. - Tiếng ồn và rung: chủ yếu phát ra tại phân xưởng sơn công nghịêp và phân xưởng cơ khí. Công ty chưa có công nghệ xử lý tiềng ồn mà công nhân phải bịt lỗ tai để khỏi phải chịu lượng tiếng ồn lớn. 6.1.3. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội xây dựng và áp dụng Hệ thốn quản lý môi trường ISO 14001 nhưng công ty chưa: + Thực hiện phân tích hiệu quả của việc áp dụng hệ thống môi trường thông qua các chỉ tiêu về chi phí, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, lợi nhuận trong dài hạn và trong dài hạn để xem hệ thống quản lý môi trường hoạt động thực sự có hiệu quả chưa để có kế hoạch cải tiến. + Thực hiện đo các tác động môi trường của khí thải, nước thải,…nh­: nồng độ dung môi trong khí thải và nồng độ kiềm trong nước thải mà nước thải chỉ được kiểm tra bằng độ đậm nhạt của giấy quỳ tím. + Chưa có quy trình để cải tiến hệ thống quản lý môi trường trong sổ tay môi trường và kế hoạch cải tiến hệ thống quản lý môi trường hàng năm. 6.2. Nguyên nhân của những tồn tại. + Thứ nhất, đó là thiếu thiết bị và phương tiện đo và kiểm soát ô nhiễm:. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội chưa có thiết bị hiện đại để đo các nồng độ chất thải trong quá trình xử lý chất thải hoặc ngăn ngõa ô nhiễm, do đó công ty không thể tự mình phát triển và thực thi các giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý các dòng thải hoặc ngăn ngõa ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh mà phải thuê các công ty môi trường đến đo và xử lý chất thải nên gặp nhiều khó khăn và bất lợi. + Thứ hai, đó là những hạn chế về công nghệ. Công nghệ sản xuất của công ty chưa phải là công nghệ hiện đại. Công nghệ công ty sử dụng không phải là công nghệ tự động mà bị gián đoạn giữa các khâu, do có nhiều máy móc, công đoạn khác nhau làm cho nguyên liệu bị thất thoát lãng phí nhiều dẫn đến phát sinh nhiều chất thải ô nhiễm không kiểm soát được. + Thứ ba, đó là thiếu kinh phí. Có thể nói đây là vấn đề mấu chốt của mọi khó khăn trong việc đầu tư cho BVMT ở công ty . Các công ty lớn có thể sẽ không mấy khó khăn lắm về nguồn vốn để đầu tư cho công trình xử lý chất thải cuối đường ống hoặc cải tiến các quá trình không hiệu quả. Còn Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, năm 2005 mới bắt đầu cổ phần hoá nên phần kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường không được nhiều. Công ty cũng không có kinh phí để đầu tư các thiết bị hiện đại trong sản xuất để giảm thiểu lượng chất thải thải ra trong quá trình sản xuất cũng như các quy trình xử lý chất thải hiện đại nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường. Chưa có kinh phí để mua các thiết bị và phương tiện để đo và kiểm soát ô nhiễm. + Thứ tư, đó là thiếu cán bộ chuyên môn về quản lý môi trường: Do cán bộ về quản lý môi trường không được đào tạo chuyên môn về quản lý môi trường mà chủ yếu là các cán bộ được học về ngành sản xuất hoá chất, nên việc quản lý nội vi chưa cao, dẫn đến lãng phí, thất thoát nhiều nguyên vật liệu (tất nhiên những mất mát này sẽ đi vào các dòng thải gây ra vấn đề ô nhiễm) mà họ thường cho rằng đó là chuyện đương nhiên. Ngoài ra, do thiếu chuyên môn kỹ thuật, nên khó có thể quản lý vận hành tốt các công trình xử lý chất thải và nghiên cứu áp dụng các quy trình xử lý chất thải hiện đại. + Thứ năm, đó là nhận thức về lợi Ých bảo vệ môi trường còn thấp: Các cán bộ công nhân viên trong công ty đã đước đào tạo để thân thiện với môi trường. Nhưng các cán bộ công nhân viên vẫn coi nhẹ việc bảo vệ môi trường, họ vẫn chưa nhận thức được rằng nếu không tuân thủ nghiêm khắc việc bảo vệ môi trường thì chính họ sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường độc hại. Có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho cán bộ công nhân viên và công đồng dân cư xung quanh công ty. Chương III: một số giải pháp về an toàn vệ sinh môi trường cho Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. I. Định hướng phát triển. 1. Công tác kế hoạch năm 2005 - Giữ vững vị trí là một trong những Công ty sơn hàng đầu Việt Nam, biểu hiện qua các nội dung sau: + Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 254,5 Tỷ đồng + Tổng doanh thu đạt 231 Tỷ đồng + Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4.800.000 USD. + Sản lượng sản phẩm chủ yếu đạt 7500 tấn sơn các loại. - Trên cơ sử nghiên cứ thị trường và tiếp nhận thông tin khoa học mới, trong năm 2005 tới Công ty sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá về màu sắc, chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường hơn nữa. - Tiếp tục các chương trình quảng cáo tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ triển lãm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác để quảng bá các sản phẩm Sơn các loại của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. - Tiếp tục nâng cao chất lượng các loại bao bì. - Nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hàng. - Công ty phấn đấu triển khai thực hiện các hạng mục gói thầu theo kế hoạch. - Đầu tư mua sắm trang thiết bị mở rộng nâng cao chất lượng: Đầu tư dây chuyền sản xuất Sơn bột tĩnh điện; thực hiện các hạng mục còn lại của dự án mở rộng sản xuất Sơn từ 5000 tấn đến 10.000 tấn/năm. - Xem xét cải tiến các định mức kỹ thuật, thao tác sản xuất và quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất. - Chuẩn bị và tiến hàng công tác cổ phần hoá theo quy định cổ phần hoá doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, đảm bảo hoàn thành tiến độ cổ phần hoá theo đúng quy định của Bộ Công nghiệp. - Chương trình môi trường dài hạn tiếp theo từ năm 2005- 2006 là: + Lắp đặt hệ thống chưng cất thu hồi lượng dung môi phát thải để giảm thiểu tác động môi trường (TĐMT) do dung môi phát thải trong quá trình sản xuất. + Trang bị dây chuyền thùng hộp tiên tiến để giảm thiểu TĐMT do tiếng ồn phát sinh trong quá trình đột dập bao bì. 2. Mục tiêu môi trường năm 2005. -Mục tiêu 1: Mọi hoạt động của các phòng ban, phân xưởng trong Công ty đều tuân theo các thủ tục môi trường của hệ thống văn bản quản lý Môi trường ISO 14001 của Công ty. -Mục tiêu 2: Nước thải của quá trình tổng hợp nhựa Alkyd được xử lý triệt để đạt theo TCVN 5945-95 cột B -Mục tiêu 3: Các đơn vị trong Công ty đảm bảo thực hiện tốt công tác PCCN để không có vụ cháy nổ nào xẩy ra. -Mục tiêu 4: Giẩm thiểu tác động tiếng ồn phát sinh từ các máy nghiền bi thùng đến người lao động trong phân xưởng sản xuất. -Mục tiêu 5: Công ty được cấp chứng chỉ ISO 14001 II. Một số giải pháp về an toàn vệ sinh môi trường cho Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 1. Thực hiện sản xuất sạch hơn tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn. Chương trình môi trường LHQ (UNEP) xây dựng từ những năm 1990, với định nghĩa: “Là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngõa tổng hợp về môi trường vào quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, nhằm nâng cao tổng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”. Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, nước và năng lượng, giảm các nguyên liệu có tính chất độc hại hay nguy hiểm, giảm độc tính của phát thải và chất thải trong quá trình sản xuất. Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn nhằm giảm tác động của sản phẩm đến môi trường, sức khoẻ và an toàn trong suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu nhập nguyên liệu, thông qua quá trình sản xuất và sử dụng đến khi thải bỏ sản phẩm. Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn lồng ghép các quan tâm về môi trường vào quá trình thiết kế và chuyển giao sản phẩm. 1.2. Thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH) tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 1.2.1. Đối với quá trình sản xuất. Các biện pháp SXSH Mục tiêu 1. Nâng cao nhận thức, phổ biến, trang bị thêm các kiến thức kĩ thuật cho công nhân thông qua các líp tập huấn, líp huấn luyện trình độ chuyên môn, các tài liệu phổ biến kiến thức. - Mục tiêu chung: + Để pha trộn bột màu, dầu, dung môi, hoá chất cho hợp lý và cách thức sử dụng, vận hành các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật. + Nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng. + Để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và sản phẩm ổn định. + Tránh rò rỉ nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. + Tiết kiệm nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. + Tiết kiệm năng lượng (điện, nước). + Hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, giảm hiệu quả vì những sự cố kỹ thuật. + Công nhân tích cực làm việc tạo năng suất lao động cao. + Tăng uy tín và hình ảnh về sản phẩm của công ty. - Mục tiêu môi trường: + Giảm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại công ty. + Cải thiện quan hệ của công ty với cộng đồng địa phương do việc làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng. + Chất lượng môi trường được cải thiện. + Giảm khả năng vi phạm Luật bảo vệ môi trường. + Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. 2. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng các quy trình công nghệ, có chế độ thưởng phạt rõ ràng tạo động lực cho người lao động. 3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức của công nhân trong quá trình lao động sản xuất. 4. Phòng quản lý vật tư và phòng đảm bảo chất lượng xem xét tính toán các định mức kỹ thuật cần thiết để cấp phát đầy đủ, đúng mức, kịp thời nguyên vật liệu cần thiết. 5. Nhập nguyên vật liệu từ các công ty có uy tín, nguồn gốc nguyên vật liệu có xuất sứ rõ ràng, kiểm tra chất lượng trước khi nhập nguyên vật liệu. 6. Cần lập một đội ngò chuyên viên giám định kỹ thuật, có nhiệm vụ kiểm tra độ an toàn của tất cả các thiết bị trước khi vận hành. 7. Thường xuyên kiểm tra khắc phục kịp thời các lỗi kỹ thuật trước mỗi công đoạn sản xuất, có biện pháp phòng ngõa, khắc phục sự cố bất ngờ, bảo dưỡng định kỳ các dây chuyền công nghệ, nâng cao tuổi thọ của thiết bị. 8. Kiểm soát toàn bộ quá trình tiêu thụ nguyên liệu, điện, nước của từng phân xưởng và có biện pháp thưởng phạt hợp lý. 9. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nh­: mặt nạ phòng độc, ủng phòng hộ, kính phòng hộ, khẩu trang, quần áo bảo hộ… khi làm việc. 10. Thay thế công nghệ cũ bằng một công nghệ sản xuất lớn hiện đại hơn: tự động hoá, giảm nhẹ sức lao động, nguyên liệu bị thất thoát Ýt giữa các công đoạn sản xuất, giảm tác động tới môi trường. 1.2.2. Đối với sản phẩm. Các biện pháp SXSH Mục tiêu 1. Nghiên cứu để sản xuất các loại sản phẩm sử dụng Ýt dung môi hữu cơ và không sử dụng dung môi hữu cơ. - Mục tiêu chung: + Đưa ra được sản phẩm mới cho người tiêu dùng. + Giá thành của sản phẩm sẽ không cao bằng sản phẩm cũ. + Tăng uy tín và hình ảnh về sản phẩm của công ty. - Mục tiêu môi trường + Giảm tác động môi trường do dung môi phát thải trong quá trình sản xuất. + Giảm tác hại cho người lao động và giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm. 2. Các sản phẩm đều phải có ghi hướng dẫn sử dụng sản phẩm sao cho có lợi nhất cho con người và môi trường. 1.2.3. Đối với dịch vụ: Các biện pháp SXSH Mục tiêu 1. Công ty phải tổ chức các đợt đào tạo cho các nhân viên cung cấp sản phẩm cho công ty cách hưỡng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm để không gây ra hoặc Ýt gây ra ô nhiễm môi trường và gây hại đến con người trong quá trình sử dụng sản phẩm. - Mục tiêu chung. + Đem lại lợi nhuận thêm từ khâu phục vụ khách hàng của công ty. + Tăng uy tín của công ty, mở rộng thị trờng của công ty ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước. - Mục tiêu về môi trường. + Biết cách bảo vệ môi trường khi sản phẩm bị rò rỉ. + Giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm. + Giảm tác hại đối với con người trong quá trình sử dụng sản phẩm. 2. Thành lập một Tổ được đào tạo để hiểu rõ về kỹ thuật Sơn sản phẩm của công ty sao cho sản phẩm của công ty hạn chế tác động xấu đến môi trường và con người.Tổ này chuyên đi Sơn cho các dự án và công trình lớn của nước ta. 2. Xây dựng và cải tiến hệ thống xử lý chất thải tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 2.1. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại công ty. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội chưa có hệ thống xử lý khí thải là các dung môi hữu cơ phát thải trong quá trình sản xuất mà chỉ sử dụng hệ thống quạt thông gió để đưa các dung môi đó phát thải ra ngoài môi trường không khí nhằm giảm nồng độ dung môi trong phân xưởng sản xuất. Sau đây em xin đề xuất xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các phân xưởng theo nguyên lý gồm 3 hệ thống chính: + Hệ thống quạt hót. + Hệ thống các ống dẫn khí. + Hệ thống các bể xử lý và bể thu sản phẩm , bể thu nước. Hệ thống xử lý khí thải thể hiện qua sơ đồ sau: Qu¹t hót Qu¹t hót Qu¹t hót Qu¹t hót BÓ xö lý BÓ thu s¶n phÈm Th¶i ra ngoµi BÓ thu n­íc Th¶i ra ngoµi S¬ ®å 11: HÖ thèng xö lý khÝ th¶i cña c«ng ty * Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý khí thải trên: Các khí thải ra trong quá trình sản xuất được hệ thống quạt hót sẽ hót hết các khí thải này theo đường ống dẫn đưa vào bể xử lý. - Tại bể xử lý có các hoá chất để trung hoà các khí này. Khi các khí được trung hoà sẽ tạo ra nước và các chất mới. Nước sẽ cho chảy vào bể thu nước bằng các đường ống dẫn rồi thải ra ngoài còn các chất mới sẽ được đưa đến bể thu sản phẩm. - Tại bể thu sản phẩm các chất mới trên được hoá rắn sau đó đưa ra ngoài. Trong quá trình này lượng khí bị thải ra ngoài rất Ýt do đó quá trình bảo vệ môi trường (BVMT) được đảm bảo. 2.2. Hệ thống xử lý nước thải tại công ty. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội chỉ mới có phân xưởng nhựa Alkyd. Bây giê phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn bộ công ty. Sau đây em xin đề xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải của toàn công ty nh­ sau: Hệ thống xử lý nước thải gồm: + Bể tập chung. + Thiết bị phân ly. + Bể xử lý + Bể lắng + Bể thu sản phẩm. + Hệ thống bơm. Hệ thống xử lý nước thải được thể hiện qua sơ đồ sau: PX nhùa AlKyd N­íc sinh ho¹t PX s¶n xuÊt S¬n NaOH 40% Th¶i ra ngoµi Sôc khÝ BÓ tËp trung BÓ xö lý BÓ thu s¶n phÈm BÓ l¾ng B B S¬ ®å 12: HÖ thèng xö lý n­íc th¶i cña c«ng ty B HÖ thèng b¬m ¬¬ ThiÕt bÞ ph©n ly * Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải: - Nước ở tất cả các phân xưởng sản xuất, nước thải sinh hoạt của công ty được dẫn theo đường ống dẫn đến bể tập trung sau đó dùng hệ thống bơm đưa nước đến thiết bị phân ly. - Tại thiết bị phân ly nước thải được tách hết các loại dung môi hữu cơ. Nước thải được chuyển đến bể xử lý bằng cách mở van để nước tự chảy vào. - Tại bể xử lý điều chỉnh độ pH của nước thải bằng cách: cho từ từ dung dịch NaOH 40% vào, sục khí cho đồng đều đến khi pH = 8 – 8,5 ( Kiểm tra bằng thiết bị đo). Sục khí trong thời gian 24 giê để quá trình xà phong hoá diễn ra. Kết thúc quá trình xà phòng hoá pH giảm xuống pH = 7- 7,5. Đưa giống vi sinh theo tỉ lệ (50g/m3) sục khí liên tục trong thời gian 96 giê. Trong thời gian này vi sinh sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải. Nếu nước thải đạt yêu cầu rồi cho nước thải qua xử lý xuống bể lắng. - Tại bể lắng có 1 số chất xúc tác sẽ làm cho muối lắng xuống bể thu sản phẩm, nước còn lại qua hệ thống bơm thải ra sông. 2.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn. Đối với hệ thống quản lý chất thải rắn của công ty để khắc phục tồn tại trên công ty nên: + Thành lập một đội về công tác môi trường chuyên thu gom, vận chuyển nội bộ, phân loại chất thải rắn của công ty để quy trình quản lý chất thải rắn của công ty đạt hiệu quả cao nhất, giảm ô nhiễm môi trường quanh công ty một cách tốt nhất. + Đầu tư trang thiết bị vận chuyển nội bộ kín để không để cho các cặn sơn. cặn dung môi… chảy ra môi trường đất và ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm. 3. Tiếp tục áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 3.1 Đánh giá hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường qua các chỉ tiêu nhằm cải tiến Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Để Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại công ty hoạt động có hiệu quả thì công ty phải tiến hành phân tích hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường để có kế hoạch cải tiến hệ thống này thông qua các chỉ tiêu sau: 3.1.1 Chi phí (C): (1) (Nếu được đầu tư trước đó phải có qui đổi về giá trị năm hiện tại cần tính theo hệ số CPI ). Khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường có các chi phí sau: + Xây dựng mới, sửa đổi, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng: Nhà xưởng, hệ thống thoát nước, chất thải, khu xử lý chất thải, nước thải…. + Thay đổi công nghệ. + Cơ cấu tổ chức, quản lý. + Chi phí đào tạo và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý, và tay nghệ chuyên môn cho nhân viên. + Tư vấn, thành lập: Hiện nay có mức phí chung ở Việt Nam. Trong chi phí thiết kế tư vấn bao gồm cả chi phí giáo dục: pháp luật, chuyên môn, ISO và hướng dẫn duy trì EMS. 3.1.2. Hiệu quả (B): (2) a- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho doanh nghiệp sản xuất, với góc độ quan sát của doanh nghiệp thì có thể thấy những hiệu quả kinh tế của các khâu: thiết kế, sản xuất, sử dụng và tái sử dụng sản phẩm do áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 nên trình độ quản lý cao hơn đem lại các hiệu quả kinh tế. Hiệu quả này được xác định trong từng năm và trong toàn bộ thời gian có hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường, nó được tính bằng tiền và trong một số trường hợp được tính bằng đơn vị hiện vật nh­: Giê, Kw, Kg,… * Hiệu quả kinh tế trong khâu thiết kế có tính đến yếu tố môi trường đồng bộ theo ISO 14001, thiết kế mô hình quản lý chung trong sản xuất kinh doanh: Do tiết kiệm chi phí trong : + Cải tiến tổ chức thiết kế. + Sử dụng nhiều lần tài liệu chuẩn. + Giảm chi phí thiết kế lại bản thiết kế mô hình quản lý môi trường cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001. + Giảm thời gian trao đổi, nhất trí xét duyệt hệ thống quản lý mới. + Giảm khối lượng công việc sao chép, bảo quản tài liệu… * Hiệu quả kinh tế trong khâu sản xuất. Do có hệ thống quản lý môi trường được duy trì nên có phương thức quản lý hiệu quả tới từng khâu, từng công đoạn nên tiết kiệm chi phí trong: + Thay đổi loại và lượng nguyên liệu tiêu . + Giảm thời gian lao động, thay đổi tiền lương và chi phí bảo hiểm xã hội. + Tăng cường chuyên môn hoá và thống nhất hoá. + Thay đổi loại và lượng tiêu hao nhiên liệu, điện, nước. + Giảm chi phí chung trên đơn vị sản phẩm. * Hiệu quả kinh tế trong khâu sử dụng. Do có hệ thống quản lý môi trường phù hợp nên có thể có lợi Ých do: + Nâng cao trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, tăng thời hạn sử dụng. + Tăng độ tin cậy của sản phẩm. + Giảm chi phí nhiên liệu, điện, nước và nguyên liệu phụ. + Giảm chi phí về lao động sử dụng sản phẩm. * Hiệu quả kinh tế trong tái sử dụng. Công thức chung xác định tiết kiệm trong một số khâu ( theo TCVN 2831-79 đến TCVN 2834- 79 về phương pháp tính hiệu quả của Tiêu chuẩn hoá): - Tiết kiệm nguyên vật liệu tính theo công thức: B1= N2i (M1iGM1i - M2iGM2i) Trong đó: M- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm ( kg/đvsp) GM- Đơn vị giá nguyên vật liệu (đ/kg) N- Số lượng sản phẩm. Hoặc: B B1= Pi x Gi x Si Trong đó: P- Hệ số tiết kiệm NVLi do duy trì EMS G = Giá NVLi S = Lượng NVLi dùng để hoạt động trong 1 năm. n- Số loại NVLi - Tiết kiệm điện năng tính theo công thức: B2 = GĐKsd . N2 (P1t1- P2t2) : 100 Trong đó: GĐ- Giá 1kW/giờ điện ( đ/kW giê điện) Ksd- Hệ số sử dụng động cơ theo công suất và thời gian (%). t- thời gian trung bình cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm ( giê). P – Công suất động cơ sử dụng để sản xuất sản phẩm (kW) - Tiết kiệm chi phí chung tính theo công thức sau: B3 = S ( N2- N1): N1 Trong đó: S- Tổng chi phí chung. - Tiết kiệm do tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm trong doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý môi trường. B4 = Dti x Ni x Vi : 365 Trong đó : n- Số loại sản phẩm i. V- Giá thành sản phẩm. N- Số lượng sản phẩm loại i. t- Thời gian sử dụng tăng (ngày). - Ngoài ra do duy trì HTQLMT theo ISO 14001 nên tổ chức sản xuất có tổ chức ý thức làm việc trách nhiệm cao hơn vì vậy tiết kiệm được nguyên, nhiên, vật liệu trong các khâu sản xuất, chuyên chở, đống hộp được tính theo công thức: B5 = Mi x Gi Trong đó : Mi- Khối lượng nguyên, nhiên, vật liệu tiết kiệm được. Gi- Đơn giá nguyên, nhiên, vật liệu sản phẩm i. n- Số loại nguyên vật liệu. b- Hiệu quả môi trường. Do áp dụng hệ thống quản lý môi trường nên doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là hiệu quả mang tính vô hình, khó lượng tả cì chính việc sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu này góp phần làm giảm tác động tiêu cực lên môi trường vì theo nguyên lý: Đầu vào = Đầu ra Ngoài ra nếu doanh nghiệp có hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 sẽ làm tăng năng lực quản lý, do đó từ khâu pha nguyên vật liệu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm đều làm giảm thiểu tác động tới môi trường, các sự cố môi trường và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 3.2. Quy trình cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Sau khi công ty tiến hành đánh giá nội bộ và tiến hành xây dựng kế hoạch cải tiến Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 sao cho phù hợp với điều kiện của công ty hiện nay. Sơ đồ quy trình cải tiến có thể minh hoạ như sau: - Từ chính sách môi trường của công ty, công ty lập kế hoạch sau đó xây dựng và thực hiện kế hoạch. - Khi thực hiện các kế hoạch xong công ty phải tiến hành kiểm tra xem các công việc nào chưa phù hợp thì phải có hành động khắc phục phòng ngõa. - Sau đó phải có sự xem xét của lãnh đạo rồi mới tiến hành cải tiến. - Quy trình cải tiến này được thực hiện liên tục. ChÝnh s¸ch m«i tr­êng C¶i tiÕn liªn tôc X©y dùng vµ thùc hiÖn - C¬ cÊu vµ tr¸ch nhiÖm. - §µo t¹o n©ng cao nhËn thøc. - Th«ng tin liªn l¹c. - Tµi liÖu HTQLMT. - KiÓm so¸t tµi liÖu. - KiÓm so¸t ho¹t ®éng. - §èi phã víi t×nh tr¹ng khÈn cÊp LËp kÕ ho¹ch - KhÝa c¹nh m«i tr­êng. - LuËt ph¸p vµ c¸c yªu cÇu. - Môc tiªu vµ chØ tiªu. - Ch­¬ng tr×nh QLMT. Xem xÐt cña l·nh ®¹o KiÓm tra vµ c¸c H§PN - KiÓm tra vµ ®o ®¹c - C¸c ho¹t ®éng KPPN sù kh«ng phï hîp. - Hå s¬. - §¸nh gi¸ HTQLCL. Sơ đồ 13: Sơ đồ quy trình cải tiến hệ thống quản lý môi trường 4. Thực hiện 5S trong việc bảo vệ môi trường tại công ty. 4.1. Khái niệm phong trào 5S. Phong trào 5S là một chương trình với sự tham gia của toàn bộ tổ chức huy động con người cải tiến môi trường làm việc nhằm nâng cao năng suất. 4.2. Nội dung của việc thực hiện 5S. Để thực hiện thành công được 5S trong công tác bảo vệ môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thì chúng ta phải thực hiện 5S trong lĩnh vực xử lý chất thải nh­ sau: * Sàng lọc (Seiri). Cán bộ công nhân viên trong công ty xem xét tất cả các thùng đựng, nguyên vật liệu và chất thải, sàng lọc loại bỏ các thùng đựng, nguyên vật liệu và chất thải không sử dụng lại được. + Phân loại các thùng phi rỗng xem thùng nào đựng lại sơn nào hay đựng gì để có thể quy hoạch, sắp xếp lại một chỗ. Nếu thùng phi nào không sử dụng được nữa thì thanh lý đi. Đối với các loại bao bì thì phân thành: bao bì cấp I, bao bì cấp II. Phân loại các Palét háng và tốt riêng. + Các chất rắn thải: Chất thải rắn gồm bao nilon, bao xác rắn, bao giấy, tói nilon đựng rẻ lau bẩn… Xem các chất thải nào còn có thể xử dụng được hoặc còn có thể bán để táo sử dụng lại được thì cần được để riêng ra và sắp xếp tại một nơi quy định có trật tự ngăn nắp. Còn những chất thải rắn không sử dụng được thì cho vận chuyển tới thùng rác theo đúng quy định. + Các dung môi thải: Các cán bộ công nhân viên trong công ty phải xem xét xem các loại dung môi nào là cặn dung môi thì có thể đưa đến đúng nơi lưu giữ để xử lý. Các dung môi còn thừa nhưng còn khả năng sử dụng được thì để riêng ra và để đưa vào sử dụng tiếp cho đỡ lãng phí. + Nước thải: Các loại nước thải không phải là nước làm mát máy và nước thải ở các máy giặt thì phải cho chảy vào một hệ thống để xử lý riêng . Nước thải mà thải ra trong quá trình làm mát máy thì sẽ thu hồi vào một bể chứa riêng để tái sử dụng lại tiết kiệm nguồn nước. * Sắp xếp (Setion) Sắp xếp có nghĩa là để các đồ vật một cách ngăn nắp trật tự để đảm bảo hiệu năng khi sử dụng. + Tại các kho: Nguyên vật liệu thì sắp xếp theo hàng lối, các nguyên vật liệu nào cần ding trước thì sắp xếp ra ngoài còn nguyên vật liệu nào ding sau thì sắp xếp vào trong. Các thùng phi đựng dung môi phải quy hoạch lại một chỗ, phân loại sắp xếp theo tựng loại thùng riêng biệt để tiễn sử dụng. Đối với các thùng phi chưa cần dùng thì đánh dấu đỏ và thực hiện lưu giữ cách ly, được lưu giữ ngăn nắp. + Tại các phân xưởng: Tại phân xưởng cơ khí: Dông cụ, sắt thép sắp xếp lộn xộn cần phải sắp xếp lại theo từng loại, từng chức năng cụ thể các dụng cụ và nguyên liệu nào cần dùng và hay dùng thì sắp xếp theo từng vị trí cụ thể để dễ thấy tiện cho làm việc, tiết kiệm thời gian. Tại phân xưởng sản xuất sơn: Bố trí, sắp xếp các máy móc lại theo một dòng chảy tối ưu, theo hàng lối để dễ dàng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Các nguyên liệu phải quy định nơi để và để đúng nơi quy định để dễ dàng sử dụng. + Tại khu vực sân: Palet tốt để lẫn palet háng vì vậy cần phải sắp xếp các palet tốt ra một nơi còn các palet háng có thể thanh lý. Rác thải phải được đưa đến đúng nơi quy định. * Sạch sẽ (Seiso) Sạch sẽ có nghĩa là thực hiện cá hoạt động để giữ cho môi trường luôn được sạch sẽ, làm sạch có nghĩa là kiểm tra. Quy trình thực hiện sạch sẽ như sau: + Phân chia các bộ phận trong công ty thành các khu vực và phân công trách nhiệm về việc chăm sóc các khu vực này: Ví dụ như: các phân xưởng nào thì phụ trách ở phân xưởng đó và khu vực sân trước phân xưởng và gần phân xưởng, các kho nào thì phụ trách kho đó và khu vực gần kho… + Công ty cần xác định mục tiêu của việc làm sạch là các văn phòng, nhà xưởng, nhà vệ sinh với các khoản vật như : trần nhà, tường nhà, sàn nhà, các máy móc thiết bị và các đò vật khác. Xác định thứ tự làm sạch và thực hiện việc làm sạch : loại bỏ các chất bụi, chất bẩn, chú ý tới các chất thải loại bỏ và sắp xếp các đồ vật ngăn nắp. + Công ty cần quy định 10 phót làm sạch mỗi ngày. Đặc biệt đề ra các phương pháp làm sạch để việc làm sạch đạt hiệu quả nhất. * Săn sóc (Sei ketsu) Săn sóc là hoạt động phòng ngõa. Công ty thực hiện săn sóc bằn việc duy trì các hoạt động mà công ty đã thực hiện như: thực hiện làm vệ sinh mỗi sáng, làm vệ sinh máy móc thiết bị trước khi ngừng hoạt động và thực hiện phân lại rác thải tại mỗi phân xưởng… và các hoạt động sàng lọc, sắp xếp như ở trên. Công ty luôn xem xét đến tình trạng của các khoản vật và đưa ra các biện pháp để giữ cho các khoản vật này ở tình trạng tốt nhất. Thực hiện săn sóc công ty tiến hành các hoạt động sau: •Thiết lập các yêu cầu quy định tiêu chuẩn đối với các khoản vật. •Thực hiện các hoạt động sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ và duy trì các hoạt động này. •Thiết lập một hệ thống để kiểm tra việc thực hiện sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ và săn sóc. * Sẵn sàng (Sut suke) Sẵn sàng có nghĩa là công ty khuyến khích việc thực hiện 5S và tạo thành thãi quen cho các thành viên trong công ty. công ty cần thực hiện việc đào tạo và truyền thông, phát động phong trào thi đua làm sạch, làm cho mọi người có trách nhiệm với phương trâm cải tiến không ngừng. Để thực hiện được 5S công ty cần tiến hành thực hiện theo các bước sau: • Bước 1: Chuẩn bị thực hiện phong trào 5S . Tổ chức đẩy mạnh công tác truyền thông và đào tạo các nhân viên trong tổ chức mình về lợi Ých và các phương pháp thực hiện 5S. Tổ chức xem xét xem các nguồn lực cần thiết để thực hiện 5S là những gì. • Bước 2: Lãnh đạo của công ty thông báo việc thực hiện 5S cho toàn bộ công ty. • Bước 3: Toàn bộ công ty thực hiện tổng vệ sinh toàn công ty. • Bước 4: Các bộ phận thực hiện việc sàng lọc ban đầu. • Bước 5: Thực hịên sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ hàng ngày. • Bước 6: Tổ chức thực hiện việc đánh giá định kỳ. Để thực hiện 5S thành công công ty cần chú ýnhững vấn đề sau: • Chú trọng vào công tác truyền thông, bời vì thái độ của các thành viên trong công ty có ý nghĩa quyết định đối với sù thành công của phong trào này. • Người lãnh đạo của công ty phải là người tiên phong trong phong trào 5S, phải là người làm trong các thành viên khác trong công ty phải nể phục và noi theo. • Chó ý khuyến khích động viên các thành viên trong công ty đặc biệt là những chiến dịch ban đầu, các thành viên dễ cảm thấy mệt mỏi với những lần phát động tổng vệ sinh đầu tiên. Điều quan trọng là phải làm cho mọi người hiểu được kết quả đó. • Công ty nên tiến hành việc công nhận thành tích sau mỗi giai đoạn. Làm sạch không có nghĩa là đã đủ mà phải làm sạch, làm gọn và làm có tổ chức hàng giê, hàng ngày, hàng tuần và hàng năm. 5. Giải pháp cho sù tham gia của các thành viên trong công ty. Để có thể tận dụng được mọi khả năng tố chất, trình độ của người lao động và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty có thể áp dụng biện pháp sau: Tuy công ty đã có phòng quản lý chất lượng- môi trường nhưng công ty nên có thêm những nhóm xanh và sản xuất sạch hơn để cán bộ công nhân viên trong công ty có thể làm việc theo nhóm. Để nhóm này hoạt động có hiệu quả công ty nên xác định rõ những nội dung cần phải làm của nhóm. Nhóm thành lập để xử lý những vấn đề liên quan với những bộ phận chức năng khác. Việc xây dựng nhóm này cần phải bao gồm những người thuộc các bộ phận liên quan đến vấn đề chống ô nhiễm: kỹ thuật, quản lý môi trường, thu mua, bảo dưỡng và vận hành… Mục đích là chia sẻ thông tin và hiểu biết quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định. Để tham gia vào nhóm này công ty nên tìm những người có hiểu biết rộng rãi về những kỹ năng và những hoạt động chống ô nhiễm. Đồng thời nhóm này có thể đưa ra những quyết định hàng ngày và phát huy tác dụng đặc biệt của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để có thể thực hiện được việc trên một cách chắc chắn và đạt hiệu quả cao công ty nên lập ra các nhóm điều hành riêng biệt có thể tham gia vào công việc hoạch định chiến lược như thành lập nhóm: tiểu ban sách lược môi trường bao gồm những người phụ trách các bộ phận pháp chế tác nghiệp, kỹ thuật môi trường, sản xuất, tiếp thị, thông tin và môi trường và quản lý rủi ro. Tiểu ban này có trách nhiệm giải quyết những vấn đề vướng mắc về sách lược môi trường cũng như đảm nhiệm việc xây dựng kế hoạch chiến lược và soạn thảo báo cáo hàng năm về môi trường. Thành lập hệ thống dự báo với chức năng cảnh báo những vấn đề có ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty. Một nhóm môi trường đa chức năng ở cấp độ cao hơn đảm nhiệm việc đánh giá các cơ hội và các thị trường liên quan đến vấn đề môi trường. Các nhóm điều hành này yêu cầu phải nắm vững phương hướng, cách thức và mục tiêu hoạt động của mình, đồng thời có thể hoạch định và thực hiện những thay đổi cần thiết. Ngoài ra công ty có thể thành lập những nhóm điều biến, đây là một loại nhóm đặc biệt để nghiên cứu những biến đổi liên quan đến công việc có thể xẩy ra nh­ công nghệ mới, thay đổi sản phẩm, điều chỉnh thiết bị. Các nhóm thiết kế có thể được thành lập vào những giai đoạn cuối của quá trình triển khai sản phẩm nhằm cải thiện những mối quan hệ giữa nhân tố thiết yếu với việc thiết kế sản phẩm. Còn một loại nhóm nữa là nhóm cung ứng đảm nhiệm được việc thoả thuận với bộ phận bán hàng và những nhân viên có liên quan để đưa ra những quyết định và những giải pháp môi trường hữu Ých. Kết luận Việt Nam trong quá trình hội nhập còn là một nước có nền công nghiệp kém phát triển, nhưng tốc độ phát triển ngày một mạnh theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp sản xuất chưa quan tâm đúng đắn đến vấn đề bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nhiều khu vực đã ở mức báo động. Thực tế, tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường: Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên đã cam kết xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001, đồng thời công ty đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ xử lý chất thải nhưng công ty chưa có hệ thống thiết bị kiểm soát đo lường, kiểm tra xem việc thực hiện bảo vệ môi trường của công ty đã đạt hiệu quả chưa để có biện pháp cải tiến, công nghệ xử lý nước thải còn đơn giản, chưa có hệ thống xử lý khí thải bảo vệ môi trường cho công nhân sản xuất… Chủ yếu là do nguyên nhân sau: đó là sự hạn hẹp về kinh phí, thiếu cán bộ chuyên môn về quản lý môi trường, nhận thức về lợi Ých bảo vệ môi trường còn thấp. Để góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước thì ngay từ bây giê Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội phải coi vấn đề bảo vệ môi trường là trọng tâm hàng đầu và có sự đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường, các cán bộ công nhân viên trong công ty phải nhận thức được rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình. Và Nhà nước phải có sự hỗ trợ cho Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường. Chóng ta hy vọng trong những năm tới môi trường của Việt Nam sẽ trở thành môi trường xanh, sạch, đẹp của khu vực và thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo 1.Tài liệu hướng dẫn của thầy giáo Vũ Anh Trọng 2. Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường- Nhà xuất bản thống kê 3. Sách kinh tế môi trường - R.KERRY TURNER 4. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000- Nhà xuất bản thế giới 5. Quản lý môi trường theo ISO 14001 – Cục môi trường. 6. Tạp chí môi trường. 7. ISO 14000- Những điều các nhà quản lý cần biết. 8. Thông tin trên mạng INTERNET 9. Tài liệu của công ty. 10. Luật môi trường. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28 moi truong.doc
Tài liệu liên quan