Đề tài Công tác dược, trong bệnh viện Xanh pôn
- Khoa dược có trưởng khoa với công việc
+ Xây dựng kế hoạch công tác dược và trình lãnh đạo phê duyệt
+ Triển khai thực hiện kế hoạch đề ra
+ Xây dựng quy chế, chế độ công tác dược
+ Điều hành hoạt động của khoa
+ Quản lý nhân lực
+ Tham mưu lãnh đạo về công tác dược bệnh viện.
- Quy trình cấp phát thuốc:Từ kho chính phân thuốc đến kho lẻ rồi cấp phát đến khoa phòng. Y cụ được cấp trực tiếp từ kho chính đến khoa lâm sàng. Tổ pha chế nhận hoá chất từ kho chính, pha chế cấp trực tiếp đến khoa phòng
- Khoa dược có quan hệ mật thiết với các khoa phòng chuyên môn, phòng tài chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác dược, trong bệnh viện Xanh pôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
Đặt vấn đề 1
Phần một : tổng quan 2
1 ) Chức năng nhiệm vụ khoa dược 2
2) Tổ chức khoa dược bệnh viện 4 3) Tồn tại 4
Phần hai : kết quả
1) Chức năng nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện Xanh Pôn 5
2) Tổ chức khoa dược bệnh viện Xanh Pôn 6
3) Tồn tại 9
Kết luận 9
Tài liệu tham khảo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là đơn vị y tế trong lĩnh vực khám chữa bệnh, có nhiệm vụ khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến, phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế trong bệnh viện. Trong đó nhiệm vụ khám chữa bệnh giữ vị trí hết sức quan trọng. Để làm tốt nhiệm vụ đó, không thể thiếu vai trò của khoa dược bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là đơn vị trực thuộc sở y tế Hà Nội. Bệnh viện có 25 khoa trong đó có một khoa dược trực thuộc giám đốc bệnh viện, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược, không chỉ có tính chất thuần tuý của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác dược nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh nhất là trong sử dụng thuốc. Trong điều kiện tình hình bệnh tật ngày một phức tạp, bệnh viện cần có một khoa dược với công tác hợp lý để đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì vậy việc tìm hiểu về công tác dược tại khoa dược là cần thiết để biết đựơc những thành tựu và tồn tại và đặt ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu tìm hiểu về : chức năng, nhiệm vụ; thành tựu và tồn tại của khoa dược.
Công tác dược, trong bệnh viện Xanh pôn
PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1. Chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện
a) Chức năng :
- Thực hiện công tác chuyên môn về dược, nghiên cứu khoa học, kinh tế dược, tham gia huấn luyện bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý thuốc men, hoá chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện.
- Tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các vấn đề về công tác dược, đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong toàn bệnh viện giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành và nhu cầu điều trị.
- Ba chức năng trên đềo phải thực hiện đầy đủ, chức năng thực hiện công tác kỹ thuật về dược là trọng tâm.
b) Nhiệm vụ :
- Đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
+ Căn cứ nhu cầu và định mức của bệnh viện khoa dược lập kế hoạch thuốc hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao hàng năm theo mẫu quy định. Sau đó trưởng khoa dược tổng hợp, hội đồng thuốc và điều trị tư vấn và giám đốc bệnh viện ký. Trường hợp nhu cầu tăng phải làm dư trù bổ sung.
+Khoa dược mua thuốc theo cơ chế đấu thầu nhằm đảm bảo thuốc kịp thời , đầy đủ và chất lượng.
- Pha chế sản xuất chế biến thuốc.
+Khoa dược chủ yếu pha chế một số thuốc thường dùng trong bệnh viện như : thuốc dùng ngay sau khi pha, thuốc pha theo đơn, thuốc dùng ngoài …
+Khi pha chế thuốc phải chú ý pha trong phong pha chế đảm bảo dây chuyền một chiều, đảm bảo quy chế vệ sinh vô khuẩn, có phòng pha chế thuốc thường và thuốc vô khuẩn, phải kiểm nghiệm sau khi pha.
+Phải có cơ sở phương tiện chế biến sao tẩm bố trí hợp lí và đảm bảo vệ sinh.
+ Thuốc pha trong bệnh viện được bàn giao cho kho lẻ hoặc cấp phát trực tiếp tại phòng pha chế.
- Thực hịên kiểm soát, kiểm nghiệm.
- Quản lý - cấp phát thuốc.
+Thuốc theo y lệnh lĩnh và phải được dùng trong ngày, riêng ngày lễ và ngày nghỉ được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Tổ chức thường trực phát thuốc 24 giờ trong ngày.
+ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc.
+ Xây dựng kiểm tra quy trình giao phát thuốc chặt chẽ.
+ Phổ biến quy định lĩnh và phát thuốc.
+ Nếu có thuốc thay thế hoặc thuốc mới phải thông báo cho bác sỹ điều trị biết.
+Để đảm bảo công tác cấp phát thuốc theo quy chế bệnh viện khoa dược phải: Có kho chính và kho lẻ trưởng kho chính giúp trưởng khoa làm dự trù thuốc, hoá chất và vật dụng y tế. Kho chính cấp phát thuốc cho kho lẻ và buồng pha chế. Kho lẻ cấp thuốc cho khoa điều trị, khoa khám bệnh, khoa cận lâm sàng. Cấp phát đúng quy chế, phải thực hiện ba kiểm tra và ba đối chiếu. Phải chịu trách nhiệm về chất lương thuốc do khoa dược phát.
- Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lí, an toàn, thông tin tư vấn về thuốc. Phải xây dựng danh mục thuốc, giám sát thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, hồ sơ bệnh án, sử dụng thuốc. Theo dõi phản ứng có hại và rút kinh nghiệm sai sót trong dùng thuốc. Thông tin thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị.
- Kiểm tra giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.
-Nghiên cứu đào tạo : khoa dược là cơ sở thực hành của các trường y dược và trung học y tế. Dược sỹ khoa tham gia vào nghiên cứu khoa học.
-Tồn trữ bảo quản thuốc:
+ Khoa dược thực hiện bảo quản và hướng dẫn các khoa trong bệnh viện công tác bảo quản thuốc.
+ Đảm bảo tất cả các khâu trong quy trình bảo quản thuốc gồm kiểm nhập, quản lý, bảo quản, kiểm kê, bàn giao.
- Chỉ đạo tuyến: Khoa dược chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến trước.
- Quản lý kinh tế: Tổng hơp và báo cáo tình hình hoạt động và thống kê, quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng quy định và thời hạn gồm dự trù thuốc, sổ sách, thanh toán thuốc, thống kê báo cáo sử dụng thuốc.
2. Tổ chức khoa dược bệnh viện:
- Biên chế khoa :Bộ y tế chưa quy định cụ thể nhưng thường chiếm 8% - 11% tổng cán bộ công nhân viên toàn bệnh viện. Cần có dược sỹ ở các khâu công tác như: Phụ trách khoa, pha chế thuốc, phụ trách kho, cấp phát, kiểm nghiệm.
- Tổ chức:
+ Bộ máy: Thường gồm các bộ phận như dược chính kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học, sản xuất pha chế, kho và cấp phát, thống kê kế toán thuốc.
+ Quy trình cấp phát: Từ kho chính cấp tới tổ pha chế, khoa cận lâm sàng, khoa lâm sàng, kho lẻ, phòng khám đa khoa.
+ Quan hệ công tác: Gồm phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, các khoa phòng chuyên môn, phòng hành chính quản trị.
3. Tồn tại:
- Tổ chức quản lý thuốc ở khoa dược và các khoa khác trong bệnh viện.
- Cơ sở vật chất.
- Trình độ cán bộ.
- Quan hệ dược sỹ bác sỹ và y tá điều dưỡng.
- Kinh phí mua thuốc.
- Biên chế khoa dược.
PHẦN HAI : KẾT QUẢ .
1.Chức năng nhiệm vụ khoa dược bệnh viện Xanh Pôn:
a) Chức năng: Khoa dược bệnh viện xanh pôn đã thực hiện những chức năng chung gồm:
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. Khoa dược đã làm tốt công tác cập nhật , nắm vững thông tin thuốc, phổ biến và hướng dẫn giúp bác sỹ làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Khoa tiếp nhận và hướng dẫn nhiều sinh viên đến từ cac trường đại học, trung học ở Hà Nội thực tập về dược.
- Quản lý thuốc men hoá chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược. Khoa được trang bị các thiết bị để bảo quản thuốc như kệ, tủ lạnh, máy điều hoà để bảo quản thuốc. Có các phong đưng dung cụ như phòng đựng chai, phòng hoá chất. Có phòng pha chế. Có sổ sách, máy vi tính đầy đủ để quản lý thuốc như sổ kiểm kê thuốc hàng ngày. Được trang bị các mẫu giấy tờ và hồ sơ liên quan như mẫu phiếu lĩnh thuốc hướng thần, tổng hợp …
- Góp phần giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược thông qua nghiên cứu đề xuất các vấn đề về công tác dược trong toàn bệnh viện đảm bảo thông tin tư vấn sử dụng thuốc.
b) Nhiệm vụ:Khoa dược đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng.
- Đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời. Đây là bệnh viện đa khoa, hàng đầu về bỏng và nhi. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân khi vào viện phong phú, mỗi ngày tiếp hàng trăm bệnh nhân. Để đảm bảo, thuốc ở khoa có hơn 300 loại với số lương theo kế hoạch.
- Pha chế sản xuất chế biến thuốc. Tại khoa đã thực hiện pha chế thuốc nước dùng ngoài cung cấp cho các khoa phòng trong bệnh viện như: cồn iôd 0,5%, cồn iôd 1%, dung dịch chloroxid 2,5%, nước oxy già, dung dịch dakin, dung dịch cloramin B…. Khoa cũng có bào chế thuốc y học cổ truyền. Có lập sổ pha chế.
- Quản lý – cấp phát thuốc. Các phần mềm như medisoft đã được sử dụng hữu ích trong quản lý cấp phát thuốc. Đơn thuốc của bác sỹ đã được dược sỹ lâm sàng duyệt sẽ được các kho lẻ cấp phát thuốc. Phải có phiếu lĩnh thuốc phù hợp gồm hai bản, kho lưu một bản và người nhận thuốc giữ một bản. Thuốc nước pha chế ở khoa được phát trực tiếp cho các khoa phòng không qua kho lẻ. Hàng ngày thuốc được cấp phát vào buổi sáng và buổi chiều. Thuốc mới, thuốc thay thế, thuốc thu hồi đều được cập nhật, vừa lưu trong máy vừa dán ở phòng làm việc để dễ theo dõi.
- Theo dõi dùng thuốc hợp lý, thông tin tư vấn về thuốc. Ở khoa có các dược sỹ lâm sàng sẽ tham gia bình bệnh án cùng hội đồng thuốc và điều trị để đánh giá việc dùng thuốc của bác sỹ đã hợp lý chưa, ngoài ra tư vấn cho bác sỹ khi họ còn lúng túng và họ yêu cầu. Dược sỹ lâm sàng còn theo dõi dùng thuốc thông qua việc duyệt đơn thuốc của bác sỹ trước khi cấp phát. Tại khoa cũng có danh mục thuốc bệnh viện, cũng thực hiện theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
- Kiểm tra quy chế dược tại các khoa, phòng trong bệnh viện.
- Đào tạo: khoa đã đón nhận và hướng dẫn sinh viên các trường đại học và trung cấp thực tập hàng năm.
- Tồn trữ bảo quản thuốc: Khoa có một kho chính và bốn kho lẻ được trang bị tủ kệ, máy lạnh … để bảo quản thuốc, mỗi kho đều có ít nhất một máy lạnh để bảo quản những thuốc như enzym, vacxin. Các thủ kho cứ cách hai ngày lại kiểm kê thúôc một lần để biết số lượng thuốc còn và kiểm tra hạn dùng của thuốc.
- Chỉ đạo tuyến: Khoa đã cử dược sỹ phối hợp cùng bác sỹ xuống một số địa bàn ở Hà Nội như Sóc Sơn, Thanh Xuân… để hỗ trợ các trung tâm y tế địa phương về công tác y tế đặc biệt trong đợt dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm thời gian qua.
- Quản lý kinh tế: Khoa đã có sự thống nhất giữa các tổ thống kê, lâm sàng, kho, pha chế và làm tốt công tác quản lý kinh tế.
2. Tổ chức khoa dược bệnh viện Xanh Pôn:
a) Biên chế khoa:Hiện tại khoa có :
+ 1 dược sỹ chuyên khoa.
+ 5 dược sỹ đại học.
+ 8 dược sỹ trung.
+15 dược tá.
+1 tiến sỹ.
b) Tổ chức khoa:
- Sơ đồ tổ chức khoa dược:
VỤ ĐIỀU TRỊ
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
TỔ KHO
TRƯỞNG KHOA DƯỢC
TỔ DƯỢC LÂM SÀNG
TỔ PHA CHẾ
TỔ THỐNG KÊ
+ Tổ kho gồm một kho chính, bốn kho lẻ, hai quầy thuốc và một kho yêu cầu. Mỗi kho có một thủ kho có công việc :
Bảo quản tồn trữ thuốc : thực hiện đúng quy chế bảo quản, làm tốt công tác năm chống. Thực hiện tốt nguyên tắc FIFO
Quản lý tốt xuất nhập thuốc và vật tư y tế : kiểm nhập, theo dõi xuất thuốc và vật tư y tế hằng ngày. Thực hiện tốt công tác tra đối. Cân đối xuất nhập khẩu.
Làm các báo cáo thường kỳ và đột xuất : báo cáo xuất nhập tồn thuốc và vật tư y tế, thuốc hướng thần gây nghiện. Báo cáo đặc biệt hoặc đột xuất.
Dự trù thuốc hàng tháng hoặc đột xuất
Thực hiện lưu trữ hồ sơ sổ sách theo đúng quy định.
Tham gia các công tác đào tạo chuyên môn.
Tham mưu với lãnh đạo khoa về công tác quản lý kho thuốc.
+ Tổ dược lâm sàng gồm 3 dược sĩ đại học có công việc :
Quản lý thuốc và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý: duyệt đơn lĩnh thuốc đề xuất các biện pháp quản lý tốt.
Kiểm tra sử dụng thuốc hợp lý.
Thông tin thuốc.
Theo dõi phản ứng có hại
Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn.
Tham mưu với lãnh đạo khoa
+ Tổ pha chế gồm một tổ trưởng và các nhân viên có công việc:
Tham gia xây dựng các quy trình pha chế.
Đảm bảo đủ thuốc pha chế.
Thực hiện tốt quy chế chuyên môn : đúng quy trình, vệ sinh vô khuẩn tốt, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
Nghiên cứu khoa học đào tạo chuyên môn
Tham mưu với lãnh đạo khoa về công tác pha chế.
+ Tổ thống kê gồm một tổ trưởng và các nhân viên có công việc :
Quản lý xuất nhập khẩu thuốc và vật tư y tế gồm : kiểm nhập, theo dõi xuất
Làm các báo cáo thường kỳ và đột xuất : báo cáo xuất, nhập, tồn thuốc và vật tư y tế, thuốc hướng thần gây nghiện. Báo cáo đặc biệt và đột xuất
Thực hiện lưu trữ hồ sơ sổ sách đúng quy định
Tham gia đào tạo chuyên môn
Tham mưu lãnh đạo về công tác thống kê và báo cáo
- Khoa dược có trưởng khoa với công việc
+ Xây dựng kế hoạch công tác dược và trình lãnh đạo phê duyệt
+ Triển khai thực hiện kế hoạch đề ra
+ Xây dựng quy chế, chế độ công tác dược
+ Điều hành hoạt động của khoa
+ Quản lý nhân lực
+ Tham mưu lãnh đạo về công tác dược bệnh viện.
- Quy trình cấp phát thuốc:Từ kho chính phân thuốc đến kho lẻ rồi cấp phát đến khoa phòng. Y cụ được cấp trực tiếp từ kho chính đến khoa lâm sàng. Tổ pha chế nhận hoá chất từ kho chính, pha chế cấp trực tiếp đến khoa phòng
- Khoa dược có quan hệ mật thiết với các khoa phòng chuyên môn, phòng tài chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính.
3. Tồn tại:
-Về cơ sở vật chất: Chưa có phòng pha chế vô khuẩn, chưa có hệ thống kiểm nghiệm đầy đủ để kiểm nghiệm sản phẩm.
-Về trình độ cán bộ: chưa có dược sỹ đại học quản lý tại các tổ pha chế, thống kê, kho. Một số dược sỹ lâm sang chưa thật sự có tiếng nói đối với bác sỹ trong vấn đề sử dụng thuốc, chưa phát huy được nhiều vai trò của mình trong tư vấn thuốc.
- Kinh phí mua thuốc còn cao.
-Tình trạng để thuốc quá hạn phải tiêu huỷ vẫn còn thường xuyên.
KẾT LUẬN:
Qua kết quả nghiên cứu cho ta thấy về cơ bản khoa dược bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã làm tốt chức năng nhịêm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Khoa đã góp phần vào thành quả của bệnh viện trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân. Bên cạnh đó khoa vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới để ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tư vấn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược xã hội học - Đại học Dược
2 .Internet
3. Pháp chế dược - Đại học Dược
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24746.doc