Về mặt định nghĩa thì lợi nhuận của Ban quản lý là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thể hiện kết quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt cả về số lượng và chất lượng hoạt động của Ban quản lý, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản như lao động, vật tư, vốn
Đối với Ban quản lý cũng như đối với rất nhiều các doanh nghiệp khác thì lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu quyết định sự tồn tại lâu dài của bản thân Ban quản lý. Lợi nhuận vừa là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng vừa là một đòn bẩy kinh tế trọng yếu nhất có tác dụng khuyến khích toàn bộ tập thể người lao động ra sức phát triển sản xuất để làm lợi cho bản thân, cho Ban quản lý và cho nhà nước.
24 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hạch toán kế toán tại Ban quản lý dự án tòa nhà hỗn hợp HH4 - Mỹ Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong giai đoạn cả nước tiến lên phát triển mạnh mẽ về kinh tế, những cải cách trong bộ máy quản lý của Nhà nước ta cũng thông thoáng hơn tạo ra những thời cơ mới bên cạnh những thách thức vốn có của nền kinh tế thị trường. Chúng ta sẵn sàng tham gia hội nhập kinh tế với tất cả các nước trên thế giới, các doanh nghiệp được Nhà nước hết sức tạo điều kiện, tạo cơ hội để sau khi ra đời có thể tự khẳng định được năng lực của mình. Do được sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, một số lớn doanh nghiệp đã thành công trong giai đoạn đổi mới này, đảm bảo được các nhu cầu về vật chất ngày càng tăng của người dân.
Song muốn đứng vững trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp tổ chức quản lý hiệu quả. Đó là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một trong những công cụ hết sức quan trọng và không thể thiếu được để phục vụ công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp là công tác hạch toán kế toán với chức năng chính là phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính, phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn về mọi hoạt động kinh tế. Các thông tin kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu, tham khảo tài liệu và những lý luận được học tập tại trường, qua tìm hiểu các hoạt động nghiệp vụ thực tiễn về công tác hạch toán kế toán tại Ban quản lý dự án tòa nhà hỗn hợp HH4- Mỹ Đình em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng quan này.
I. Giới thiệu khái quát về cơ sở thực tập
Tên cơ sở thực tập
Ban quản lý dự án tòa nhà hỗn hợp HH4- Mỹ Đình
Giám đốc hiện tại :
Họ tên: Ông Hoàng Văn Anh
Địa chỉ:
Nhà G10 Thanh Xuân Nam- Thanh Xuân- Hà Nội.
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Sông Đà, tờ trình số 401 TCT/TCĐT ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà; căn cứ nghị quyết 283 TCT/HĐQT ngày 24 tháng 10 năm 2001 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà đã quyết định: Thành lập Ban quản lý Dự án tào nhà hỗn hợp HH4- Mỹ Đình
Loại hình doanh nghiệp: Ban quản lý dự án
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ban quản lý:
Chức năng: Ban quản lý dự án có chức năng thay mặt chủ đầu tư quản lý, giám sát chất lượng, đôn đốc các đơn vị thi công dự án, tiến hành sản xuất kinh doanh thép phục vụ một phần nhu cầu tổng công ty
Nhiệm vụ:
-Thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng do Tổng công ty làm chủ đầu tư.
- Quản lý, giám sát trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án và chuẩn bị khai thác.
- Theo dõi đôn đốc, thực hiện các thủ tục đầu tư.
- Thực hiên công tác quản lý khối lượng , tổng dự toán công trình.
- Quan hệ với các cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án.
- Tổ chức công tác nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán với các nhà thầu , đưa công trình vào sử dụng.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng thép phục vụ nhu cầu Tổng công ty
7. Lịch sử phát triển Ban quản lý dự án:
Ngày 24/10/2001 Ban quản lý ra đời đã được trên 6 năm . Cùng với sự phát triển, đổi mới của đất nước, cơ chế thị trường có sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ, vì thế mà ban quản lý cũng đã có những phát triển đáng mừng.
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Ban quản lý:
1. Tình hình sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất- kinh doanh chủ yếu của Ban quản lý là kinh doanh các loại vật liệu xây dựng như: thép, xi măng, cát, gỗ, đá, sỏi, gạch men..v..v..
Do một đặc điểm nổi bật của Ban quản lý là hoạt động sản xuất- kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng sản phẩm rất khác nhau về quy mô cũng như về chủng loại nên việc thống kê chi tiết sản lượng của từng mặt hàng qua các năm là rất khó để có thể trình bày được một cách ngắn gọn. Vì vậy, dưới đây em xin báo cáo về tổng giá trị sản lượng quy đổi của các mặt hàng sản phẩm chủ yếu đã được Ban quản lý sản xuất–kinh doanh trong 5 năm qua:
Bảng 1: Tổng giá trị sản lượng của các mặt hàng (2002-2006)
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị sản lượng
10,5491
15,7548
11,0066
24,1000
24,15715
2. Khái quát về trị tài sản
* Tài sản lưu động:
Do chịu tác động bởi các tính chất và đặc điểm của ngành nghề sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thép nên Ban quản lý có một lượng vốn lưu động tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số giá trị tài sản. Lượng vốn lưu động này chính là biểu hiện bằng tiền của tổng các tài sản lưu động như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác..v..v..
Trong số các tài sản lưu động kể trên thì hàng tồn kho bao giờ cũng có giá trị lớn nhất (chiếm khoảng từ 60-75% tổng lượng vốn lưu động). Nếu đứng trên giác độ đánh giá tài chính và xem xét trong mối quan hệ tương quan với nợ phải trả mà chủ yếu là nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thì của Ban quản lý là không cao.
Dưới đây là báo cáo về tình hình thay đổi vốn lưu động của Ban quản lý trong một số năm gần đây:
Bảng 2: Tổng lượng vốn lưu động của Ban quản lý (2002-2006)
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn lưu động
19,128915
20,235928
17,835254
28,802892
41,194724
Dựa vào bảng trên thì ta thấy là tuy trong năm 2004 lượng vốn lưu động có giảm 2.4 tỷ, (tương đương 11.86%) so với năm 2003 nhưng nhìn chung là vốn lưu động của Ban quản lý đã vận động theo chiều hướng tăng nhanh đặc biệt là vào năm 2006, con số này là 41.194724 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm Ban quản lý bắt đầu hoạt động theo hình thức sở hữu mới (năm 2002).
*Tài sản cố định:
Theo cách nhìn nhận tổng quan thì tài sản cố định của Ban quản lý chủ yếu là các máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Để bù đắp lại phần giá trị hao mòn luỹ kế hàng năm đồng thời để thực hiện được mục tiêu an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm, Ban quản lý đã không ngừng đổi mới, cải tiến và chuyển giao các máy móc, thiết bị, công nghệ. Do vậy, giá trị tài sản cố định của Ban quản lý qua các năm không giảm đi mà vận động theo xu thế tăng lên so với thời điểm mốc là năm 2002. Sự vận động này được cụ thể ở bảng số liệu sau:
Bảng 3: Giá trị tài sản cố định của Ban quản lý (2002-2006)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị TSCĐ
1,403492
1,555788
2,200772
2,154305
1,905450
*Tổng tài sản:
Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ các tài sản lưu động và các tài sản cố định cộng lại. Và đối với riêng Ban quản lý, nếu như trong năm 2004, giá trị tài sản lưu động của Ban quản lý có giảm đi thì ngược lại giá trị tài sản cố định lại tăng lên khá nhanh. Do vậy nên tổng giá trị tài sản của Ban quản lý trong năm này ít biến động hơn. Từ bảng 2 và bảng 3, ta có bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 4: Tổng giá trị tài sản củaBan quản lý qua các năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng giá trị TS
20,532407
21,791716
20,036026
30,957197
43,10019
Dưới đây là biểu đồ mô hình hoá về xu hướng vận động của tổng giá trị tài sản từ năm 2002 đến năm 2006 :
Như vậy, qua biểu đồ trên ta thấy tổng giá trị tài sản của Ban quản lý vào năm 2006 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2002. Điều này chứng tỏ Ban quản lý có khả năng huy động vốn cao và nếu xét trên góc độ kế toán thì có thể đưa ra kết luận ban đầu về tình hình sản xuất- kinh doanh của Ban quản lý là “làm ăn có lãi”.
3 Khái quát về tình hình lợi nhuận
*Tổng doanh thu
Đó là các lợi ích kinh tế mà Ban quản lý thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Nó được biểu hiện dưới hình thức giá trị (tiền tệ) và bao gồm chủ yếu là doanh thu từ các mặt hàng thép xây dựng đã hoàn thành và doanh thu từ việc bán các loại vật liệu xây dựng cho khách hàng hoặc doanh nghiệp khác. Tình hình doanh thu của Ban quản lý được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 5: Tổng doanh thu hàng năm của Ban quản lý
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
11,282416
10,032171
9,787006
14,465769
16,302338
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ban quản lý. Dù có xét trong những mối quan hệ tương quan khác nhau thì hầu như ta đều thấy doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu doanh thu tăng trong điều kiện chi phí không đổi hoặc chi phí tăng với tốc độ chậm hơn thì lợi nhuận nhất định sẽ tăng và ngược lại. Xét trên bảng 5 ta thấy doanh thu 3 năm đầu không tăng thậm chí còn giảm nhẹ nhưng vào năm 2005 nó đã bắt đầu tăng với tốc độ khá nhanh (48%). Vì vậy có thể xem như đây là một tín hiệu khả quan để góp phần tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh về doanh thu của Ban quản lý trong tương lai.
*Tổng chi phí
Cũng giống như doanh thu, chi phí là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng bậc nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nhưng trái lại, chi phí lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu chi phí tăng thì hầu hết trong mọi trường hợp lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do vậy Ban quản lý luôn phải tính toán các khoản chi phí sao cho vừa tiết kiệm mà lại vừa có hiệu quả cao nhất.
Trong cơ cấu tổng chi phí của Ban quản lý thì chi cho hoạt động sản xuất-kinh doanh chiếm tỷ trọng khoảng trên 85%. Còn lại là chi vào các khoản mục khác như chi cho hoạt động quản lý, chi tiếp khách, hội nghị giao dịch, chi hoa hồng môi giới và chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Tổng chi phí kế toán cụ thể là:
Bảng 6: Tổng chi phí hàng năm củaBan quản lý
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng chi phí
10,97566
9,807308
9,45886
14,359039
16,131439
Như vậy là từ năm 2005 chi phí đã bắt đầu tăng và còn tăng với tốc độ rất cao (52%). Rõ ràng là tốc độ tăng này còn cao hơn cả tốc độ tăng của doanh thu ở trên và nếu xét về mặt hiệu quả tài chính thì điều này không thực sự thuyết phục. Tuy nhiên như đã trình bày ở phần khái quát về tài sản lưu động, hàng tồn kho của Ban quản lý có số lượng lớn và chưa tạo thành doanh thu trong khi nó đã được tính toàn bộ vào chi phí. Hơn nữa, trong một số năm gần đây thì giá cả các loại vật liệu xây dựng đã liên tục tăng, đặc biệt là hai loại vật liệu cơ bản là thép và xi măng. Vì vậy chi phí tăng là điều khó tránh khỏi để mở rộng quy mô sản xuất nhưng Ban quản lý vẫn cần phải có các biện pháp phù hợp để tối thiểu hoá chi phí, không thể để kéo dài tình trạng tăng chi phí với tốc độ quá cao như hiện nay.
*Tổng lợi nhuận
Về mặt định nghĩa thì lợi nhuận của Ban quản lý là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thể hiện kết quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt cả về số lượng và chất lượng hoạt động của Ban quản lý, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản như lao động, vật tư, vốn
Đối với Ban quản lý cũng như đối với rất nhiều các doanh nghiệp khác thì lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu quyết định sự tồn tại lâu dài của bản thân Ban quản lý. Lợi nhuận vừa là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng vừa là một đòn bẩy kinh tế trọng yếu nhất có tác dụng khuyến khích toàn bộ tập thể người lao động ra sức phát triển sản xuất để làm lợi cho bản thân, cho Ban quản lý và cho nhà nước.
Bảng 7: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh hàng năm
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Lợi nhuận sản xuất kinh doanh
306.706
224.87
328.146
106.73
170.889
Như vậy là tuy trong 2 năm 2005 và 2006 doanh thu có tăng nhanh hơn so với 3 năm trước nhưng do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất- kinh doanh của Ban quản lý đã không tăng mà còn giảm với tốc độ mạnh là 207% trong năm 2005.
Xét một cách tổng thể thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đối với riêng Ban quản lý thì tuỳ theo từng năm cụ thể mà lợi nhuận thu được từ một trong bốn hoạt động ở trên sẽ có tỷ trọng thay đổi khác nhau. Ví dụ như trong năm 2005, tuy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất- kinh doanh giảm xuống còn 106.73 triệu đồng nhưng do lợi nhuận từ hoạt động cho thuê, khoán tài sản, lãi tiền gửi, lãi cho vay đạt 528.5 triệu đồng nên nhìn chung là tổng lợi nhuận của Ban quản lý chỉ còn giảm với tốc độ là 29% so với năm 2004. Dưới đây là bảng số liệu về tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Ban quản lý:
Bảng 8: Tổng lợi nhuận trước thuế của Ban quản lý
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng lợi nhuận
548,762
673,423
806,611
635,222
656,042
Bảng 9: Tổng lợi nhuận sau thuế của Ban quản lý
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng lợi nhuận
411,572
457,93
677,55
546,29
590,438
Từ bảng 9, ta lập biểu đồ mô tả sự vận động của lợi nhuận thuần từ năm 2002 đến 2006 như sau:
2.4 Khái quát về số lượng lao động bình quân trong các năm
Cụ thể là Ban quản lý vừa thực hiện quá trình biên chế nội bộ như thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức vừa cho thôi việc những người đã đến tuổi về hưu, những người không có ý thức kỷ luật lao động hoặc không có trình độ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó Ban quản lý cũng đã ban hành các chính sách tuyển mộ, tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài để tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và Ban quản lý cùng phát triển.
Bởi vậy nên từ năm 2002 đến nay, tổng số lượng lao động bình quân của Ban quản lý trong các năm đã liên tục giảm dần theo hướng tinh giản, gọn nhẹ mà vẫn phù hợp với yêu cầu sản xuất- kinh doanh. Dưới đây là bảng số liệu thực tế về sự thay đổi theo hướng giảm dần đó:
Bảng 10: Số lượng lao động bình quân (2002-2006)
(Đơn vị:người)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Số lượng laođộng bình quân
302
296
244
231
221
Như vậy là Ban quản lý đã bước đầu thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Và nếu xem xét trong mối liên hệ tương quan giữa số lượng lao động và lợi nhuận cũng như tiền lương bình quân thì sẽ thấy rõ hơn hiệu quả của chính sách này.Bởi vì trong khi số lượng lao động liên tục giảm thì lợi nhuận về cơ bản lại ăng lên. Đặc biệt là vào năm 2004, trong khi số lượng lao động giảm với tốc độ là 21% thì lợi nhuận lại tăng lên với một tốc độ tương đương là 20%. Điều này rõ ràng đã cho thấy là với một số lượng lao động ít hơn nhưng lại tạo ra được một khối lượng giá tri thặng dư nhiều hơn. Tức là một đơn vị lao động hiện tại của Ban quản lý đã tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn so với một đơn vị lao động của những năm trước đó.
III: Khái quát về cấu trúc tổ chức của Ban quản lý.
1. Cơ cấu bộ máy quản lý
* Sơ đ ồ tổ chức bộ máy quản lý:
Giám đốc Ban quản lý
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch,
kỹ tuật
Phòng kế toán,
tài vụ
Phòng tổ chức, hành chính
Các phân xưởng sản xuất, thi công, xây dựng
*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc Ban quản lý: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý. và chịu trách nhiệm chính trước Nhà Nước và Tổng công ty về toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh trong Ban quản lý. Vì vậy, Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của ban quản lý
Tổ chức thực hiện các quyết định của Tổng công ty.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Tổng công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong Ban quản lý .
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Ban quản lý và quyết định của Tổng công ty.
Các Phó giám đốc: Là những người giúp giám đốc điều hành Ban quản lý theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Ban quản lý. Bộ phận lập kế hoạch sẽ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch về tiến độ thi công, về việc điều động vật tư, thiết bị cho các công trình xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công đó
Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác định hiệu năng kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương án ưu việt nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó. Đồng thời các chuyên viên kỹ thuật còn đảm nhiệm công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các loại công nghệ nào hiện nay là có thể khai thác trên thị trường.
Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc ban quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của Ban quản lý. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán- tài vụ có thể quy về 3 nội dung lớn:
Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấpcho người lao động.
Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban quản lý có hiệu quả hay không?
Phòng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và tổ chức các quy chế, các điều lệ và các hành vi ứng xử trong Ban quản lý. Thực hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người lao động theo đúng chế độ, chính sách đã dề ra đồng thời thực hiện việc thanh tra, bảo vệ, tối ưu hoá nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc văn minh, ổn định trong Ban quản lý.
IV: khảo sát các yếu tố đầu vào - đầu ra và môi trường kinh doanh của ban quản lý
4.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào của Ban quản lý
*Yếu tố nguyên vật liệu và năng lượng:
Là một đơn vị sản xuất- kinh doanh trong ngành xây dựng nên các nguyên vật liệu đầu vào mà Ban quản lý cần dùng chủ yếu một số loại vật tư xây dựng với đơn giá cụ thể như sau:
Bảng 11: Đơn giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu củaBan quản lý
(tính đến hết ngày 30/11/2006)
STT
Tên một số loại vật liệu xây dựng
Đơn vị
Đơn giá
1
Cát vàng
m3
65,000
2
Cát đen
m3
25,000
3
Thép dây
kg
10,000
4
Đinh
kg
9,000
5
Đá dăm
m3
114,300
6
Đá hộc
m3
90,000
7
Đá Granit tự nhiên-2cm, màu đen
m2
500,000
8
Nhựa đường đặc IRAN 60/70
kg
6,224
9
Xi măng Bỉm Sơn
tấn
690,909
10
Xi măng trắng
tấn
2,182,000
11
Que hàn Việt-Đức 3,2 (N46)
kg
10,600
12
Kính trắng dày 4.5 mm
m2
40,000
13
Gạch 2 lỗ 200 (200*95*55)
viên
380
14
Ngói lợp 22 (340*205*13)
viên
2,489
15
Gỗ ván
m3
1,400,000
16
Sơn nội thất A30Max-Levis Lux
kg
32,293
17
Sơn lót chống thấm Levis Fix 3 in 1
kg
46,000
18
Chất tẩy sơn Pyestrippa M
kg
75,759
19
Thép cuộn VIS (6-8) SWR M12
kg
7,900
20
Ông nhựa xoắn HDPE 195/150
m
91,720
21
Bồn INOX 2000 (980-1200) ngang
cái
4,409,091
22
Cửa kính
m2
680,000
Tương tự như trên là bảng liệt kê một số loại năng lượng cần thiết mà Ban quản lý sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh:
Bảng 12: Đơn giá một số loại năng lượng thiết yếu (tính đến ngày 30/11/06)
STT
Một số loại năng lượng thiết yếu
Đơn vị
Đơn giá
1
Dầu Diezen
lít
7,520.8
2
Xăng không chì MOGAS 92
lít
10,100
Gas Shell
kg
14,000
4
Điện
kw
5
Hơi nước
6
Khí nén
Về nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào ở trên thì Ban quản lý chủ yếu là thu mua của một số các nhà cung ứng sau:
+ Công ty Gang thép Thái Nguyên
+ Công ty xi măng Bỉm Sơn
+ Công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera
+ Công ty sơn LEVIS
+ Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Diên Châu
+ Công ty kim khí Sơn Hà
+ Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuyên Quang
+ Công ty xăng dầu Petrolimex
.
*Yếu tố lao động:
Mỗi doanh nghiệp đều có thể có những tiêu chí khác nhau để xác định cơ cấu lao động cho doanh nghiệp mình như: Giới tính, tuổi tác, bậc thợ, ngành nghề kinh doanh.Đối với Ban quản lý thì cơ cấu lao động được xác định theo giới tính, cụ thể là hiện nay Ban quản lý đang có khoảng gần 84% trong tổng số lực lượng lao động là nam giới tương ứng với 176 người còn lại 16% là nữ giới. Dưới đây là bảng minh hoạ về cơ cấu lao động của Ban quản lý:
Bảng 13: Cơ cấu lao động của Ban quản lý năm 2006
Giới
tính
Số lượng
(người)
Phần trăm
(%)
Nam
185
84%
Nữ
36
16%
- Về nguồn hình thành lao động thì đối với lao động phổ thông, Ban quản lý có thể tuyển mộ từ nguồn lực sẵn có của địa phương. Đối với lực lượng lao động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì ngoài việc thu hút nhân tài thông qua quảng cáo, thông qua các hội chợ việc làm Ban quản lý còn cử các cán bộ về nhân sự đến tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.
Để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời để đứng vững và giành được thắng lợi trong môi trường cạnh tranh, Ban quản lý đã tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng có tổ chức và có kế hoạch. Các hình thức đào tạo chủ yếu bao gồm:
+ Đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn công việc: Tức là người dạy nghề sẽ hướng dẫn một cách tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo các kỹ năng công việc.
+ Đào tạo theo kiểu học nghề: Ban quản lý sẽ tổ chức các lớp dạy lý thuyết ngắn hạn cho người lao động sau đó đưa đến nơi làm việc để họ được thực hành các kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của các công nhân lành nghề cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của công việc.
-Về các chính sách hiện thời mà Banq uản lý đang áp dụng để khuyến khích và tạo động lực cho người lao động thì bao gồm:
+ Các chính sách khuyến khích bằng tài chính như: tăng lương xứng thực với công việc, trả công khuyến khích đối với những người hoàn thành tốt nhiệm vụ, tặng tiền thưởng, phần thưởng vào các ngày lễ tết, trợ cấp khó khăn đột xuất và thực hiện đầy đủ các chế độ ốm đau, thai sản, BHXH,BHYT cho người lao động..
+ Các chính sách khuyến khích phi tài chính: Mục đích chính là để thoả mãn nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, tạo dựng bầu tâm lý- xã hội hoà đồng và lành mạnh trong công ty Đây được coi là một đòn bẩy mạnh mẽ vừa góp phần tăng năng xuất vừa tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và Ban quản lý
*Yếu tố vốn:
Vốn là giá trị bằng tiền của toàn bộ các tài sản và được chia làm 2 loại là:
+ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản cố định và đầu tư dài hạn của ban quản lý như: Gía trị còn lại của các loại máy móc, thiết bị, nhà kho, sân bãi; đầu tư tài chính dài hạn; xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.
+ Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Ban quản lý như: tiền và các khoản tương đương tiền;đầu tư ngắn hạn; nợ phải thu;hàng tồn kho và các tài sản lưu dộng khác
Cơ cấu nguồn vốn của Ban quản lý chủ yếu là vốn lưu động. Bộ phận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lượng vốn của Ban quản lý. Nếu xét riêng trong năm 2006 thì lượng vốn lưu động là 41,2 tỷ đồng, trong khi đó lượng vốn cố định chỉ khoảng xấp xỉ 2 tỷ đồng. Cụ thể ta có bảng số liệu sau:
Bảng 14: Cơ cấu vốn của bna quản lý năm 2006
Cơ cấu
Tổng giá tị
(tỷ đồng)
Phần trăm
(%)
Vốn lưu động
41.1947
95.3%
Vốn cố định
1.9054
4,7%
4.2 Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra của Ban quản lý
* Nhận diện thị trường:
Do đặc trưng của các sản phẩm đầu ra trong ngành xây dựng chủ yếu là mang tính đơn chiếc và phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nên Ban quản lý hầu như không thể sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm trước rồi mới đem ra bán trên thị trường như các sản phẩm thông thường khác.
Điều đó có nghĩa là không chỉ mình Ban quản lý mà tất cả các công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đều có quyền tự do sản xuất kinh doanh trên thị trường mà không có sự độc quyền hay bất cứ sự áp đặt nào về giá cả hay địa bàn kinh doanh.
Do vậy nên chỉ có những công ty nào có khả năng cạnh tranh cao thì mới có thể tồn tại và phát triển vững chắc trên thị trường. Và đây cũng chính là điều kiện cần thiết thúc đẩy Ban quản lý hoạt động theo phương châm : Hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn , đổi mới nhanh hơn và phục vụ khách hàng nhanh nhạy hơn.
*Địa bàn tiêu thụ sản phẩm :
Sản phẩm của Ban quản lý các mặt hàng thép,công trình xây dựng nên chúng không được sản xuất tập trung mà phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Do vậy việc tiêu thụ các sản phẩm diễn ra không tùy thuộc vào sự phân bổ thị trường của Ban quản lý.
*Thời gian tiêu thụ sản phẩm :
Các sản phẩm này được sản xuất theo nhu cầu đã đặt trước của khách hàng nên có đặc điểm nổi bật là quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn liền với nhau.
Bởi vậy nên hầu hết các công trình sau khi hoàn thanh sẽ được tiến hành bàn giao ngay sang cho khách hàng. Từ đó có thể thấy là tuy hời gian sản xuất các sản phẩm thường kéo dài nhưng thời gian tiêu thụ lại diễn ra rất nhanh chóng. Đây chính là lợi thế của loại hình sản xuất đơn chiếc theo nhu cầu của khách hàng và cũng chính là ưu thế của Ban quản lý, tuy nhiên trong trường hợp này thì tính chủ động trong sản xuất kinh doanh là không cao.
4.3 Khảo sát và phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của Ban quản lý
a) Môi trương vĩ mô
*Môi trường kinh tế:
Đây là môi trường được đánh giá là có những tác động vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất knh doanh của Ban quản lý. Trong thời điểm hiện nay đất nước ta đang ở trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GNP) bình quân hàng năm từ 8.5- 9%. Theo dà phát triển đó, các yếu tố về hạ tầng cơ sở kỹ thuật của đất nước cũng đang không ngừng được đầu tư và xây dựng theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh trong mọi ngành nghề kinh tế đặc biệt là đối với các công ty xây dựng. Bất cứ ở âu trên khắp mọi miền đất nước đều có các công trình xây dựng từ vi mô đến vĩ mô. Đây chính là điều kiện cần và cũng chính là nền tảng để phát triển đất nước. Do vậy mà hiện nay vị trí, vai trò và cơ hội phát triển của ngành xây dựng nói chung và của Ban quản lý nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ lạm phát hàng năm là 9-13% và việc chỉ số giá tiêu dùng tăng đã gây ra những khó khăn không nhỏ đòi hỏi Ban quản lý phải có những tính toán chiến lược để khắc phục trong thời gian tới.
*Môi trường chính trị-luật pháp:
Đất nước ta hiện nay đang được đánh giá là một trong những quốc gia có thể chế chính trị ổn định vào bậc nhất trên thế giới. Điều này dã tạo ra tâm lý yên tâm sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp . Hơn nữa, sau hơn 20 năm dổi mới từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có định hướng, chúng ta đã tạo ra được những chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay thì chế độ chính trị vẫn còn cồng kềnh, các thủ tục hành chính còn phức tạp, luật pháp còn chưa đồng bộ, các chính sách còn chồng chéoVà điều này đã gây ra những vấn đề bất cập cho doanh nghiệp . Chẳng hạn như việc xin cấp giấy phép xây dựng còn rất nhiều thủ tục phê duyệt, thời gian chờ đợi kéo dài gây cản trở không nhỏ đến tiến độ khởi công xây dựng các công trình.
*Môi trường khoa học công nghệ:
Hiện nay hạ tầng công nghệ của đất nước ta đã và đang bước dầu được xây dựng. Từ khi mở cửa, chúng ta đã được tiếp cận với những công nghệ hiện đại và tân tiến của thế giới. Đặc biệt là từ khi gia nhập WTO, một làn sóng đầu tư và chuyền giao công nghệ được dự báo là sẽ đổ vào nước ta trong nay mai.Thực tế đó đã mở ra những cơ hội cũng như những tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất- kinh doanh và cả hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong nước.
Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp của ta cũng đang đứng trước hai nguy cơ lớn là: Trình dộ, năng lực tiếp nhận công nghệ của ta còn thấp và sự hao mòn vô hình của các công nghệ hiện nay đang diễn ra với tốc độ khá cao.
*Môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội:
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào cần thiết của Bna quản lý như: vị trí địa lý, sự thiếu hụt về năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
*Môi trường quốc tế:
Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế để tiến tới tự do hoá thương mại và hợp tác kinh doanh quốc tế đang là một vấn đề trọng tâm của thế giới. Khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, chuyên môn hoá giữa các nước ngày càng cao, chi phí sản xuất giảm, năng suất lao động tăngThêm vào đó các quốc gia đang tăng cường hoạt động kiểm soát và đưa ra các quyết định nghiêm ngặt về môi trường dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế cao.
Để thích ứng với các biến dổi trên thì đòi hỏi Bna quản lý phải xây dựng được một hệ thống sản xuất-kinh doanh năng động, linh hoạt và hiệu quả để tận dụng triệt để các cơ hội và đẩy lùi các nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
b) Môi trường ngành
*Các đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh của Ban quản lý là các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong lĩnh vực thép, xây dựng cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội và đang cạnh tranh thị phần với Ban quản lý. Hiện nay Bna quản lý đang là đơn vị có thị phần chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn Hà Nội nên cường độ cạnh tranh giữa Ban quản lý với các đối thủ là rất mạnh.
* áp lực từ phía khách hàng:
Trong thời buổi kinh tế thi trường hiện nay thì khách hàng được coi như là những “thượng đế” của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh. Đặc biệt là trong ngành xây dựng, nơi mà sản phẩm chỉ được sản xuất khi có nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy nên khách hàng thường gây sức ép với Ban quản lý để được lợi nhiều hơn.
Đối với Ban quản lý thì các khách hàng có thể gây sức ép với Ban quản lý chủ yếu là những nhà đầu tư mà công trình của họ có quy mô nguồn vốn lớn đến hàng tỷ, hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Và trong các trường hợp này họ thường gây sức ép với Ban quản lý về các mặt như:
+) Công nghệ được sử dụng
+)Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chịu trách nhiệm thi công và giám sát công trình.
+) Tiến độ thi công, xây dựng công trình.
* Ap lực từ phía nhà cung ứng:
Do các loại nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của ban quản lý là các loại vật liệu nhập khẩu, không có khả năng thay thế trong quá trình sản xuất- kinh doanh nên các nhà cung ứng thường gây sức ép đối với Bna quản lý về các mặt:
+) Giá cả các yếu tố vật tư xây dựng
+) Phương thức thanh toán
+) Phương thức vận chuyển
Vậy nên để đảm bảo được cung cấp đầy đủ về số lượng, chủng loại và mức chất lượng vật tư xây dựng đồng thời để đảm bảo được cung cấp đúng tiến độ với mức giá hợp lý, Ban quản lý đã chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các nhà cung ứng chủ chốt như công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Diễn Châu.
V: Thu hoạch từ giai đoạn thực tập tổng quan
1. Cơ hội cọ sát với thực tiễn
Đối với tập thể sinh viên như chúng em thì những kiến thức lý luận được trang bị nơi trường lớp là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ và xét trên một góc độ nào đó, những kiến thức ấy nếu không được trải nghiệm trong thực tế thì cũng chỉ là những lý thuyết mang nặng tính tư duy mà thôi.
Bởi vậy nên giai đoạn thực tập tổng quan và cả giai đoạn thực tập nghiệp vụ sau này sẽ là một bước đi tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng rất cần thiết và quan trọng. Nó tạo ra cơ hội để chúng em có thể tiếp cận được với thực tiễn sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp khi còn chưa tốt nghiệp ra trường đồng thời giúp chúng em có được cái nhìn xác thực hơn, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn. Nói một cách đơn giản thì giai đoạn này đã giúp cho em hình dung được rõ ràng hơn về công việc sản xuất kinh doanh trong thực tế, hiểu được mình đã biết những gì và có thể làm được những gì để cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai.
2. Trau dồi thêm các kỹ năng và sự hiểu biết
Đối với các kỹ nănng như khảo sát và phân tích tổng hợp thì chúng em đã được đào tạo một cách căn bản ở nhiều môn học kể cả đại cương và chuyên ngành nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được tự mình quan sát, tự mình đánh giá và phân tích một cách có hệ thống về một doanh nghiệp ngoài thực tế.
Bởi vậy nên tuy còn mắc những sai sót trong quá trình thực tập nhưng qua đó mà các kỹ năng đã học được rèn luyện, các kiến thức đã biết được kiểm nghiệm và bổ sung đồng thời nắm bắt được một số các kinh nghiệm trong công tác quản lý,trong giao tiếp và trong thực tiễn sản xuất.
3. Sự năng động
Công việc- đó thực sự không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng được những cơ hội cũng như tận dụng được những khả năng của mình. Ngoài những kiến thức và những kỹ năng đã được trang bị thì sự năng động là một nhân tố cần thiết để giúp chúng em luôn nỗ lực hết mình trong học tập, trong công việc và trong mọi sự bởi vì: “Hòn đá lăn sẽ không bị rong rêu bám vào”.
Kết luận
Hiện nay, Ban quản lý đã hoàn thiện bộ máy quản lý với các thành viên ban giám đốc, người quản lý cao nhất là giám đốc, phó giám đốc giúp việc và các phụ trách bộ phận chuyên trách. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tăng lên rất nhiều so với ngày mới thành lập.
Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp khá tốt, vừa theo đúng qui định của Nhà nước vừa có sự linh hoạt để phù hợp đặc điểm của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp thực hiện tốt những qui định về tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán và phương pháp hạch toán, các báo cáo định kỳ cho cơ quan chuyên quản đều đầy đủ, đúng hạn. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu thông tin kinh tế, tài chính cho người quản lý và cơ quan thuế.
Trong những năm gần đây Ban Quản lý đã luôn nỗ lực tìm kiếm lối đi mới cho mình để thoát ra khỏi khó khăn và tiếp tục phát triển. Chặng đường hơn 10 năm đối với một doanh nghiệp nhà nước là ngắn nhưng đối với một đơn vị kinh tế tư nhân với nguồn lực rất hạn chế như vậy mà vẫn duy trì và mở rộng được hoạt động cho dù đã gặp không ít trở ngại thì đó là một nỗ lực lớn của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Ban quản lý.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng quan này. Với kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được thầy giáo góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1-253 (tong quan).doc