Đề tài Công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt - Hà Nội

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn. + Thiết bị dụng cụ quản lý là những thiết bị, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như máy vi tính, dụng cụ đo lường. + Vườn cây lâu năm, súc vậy làm việc cho sản phẩm. + Những TSCĐ HH sau: tranh, ảnh nghệ thuật, sách, báo, kỹ thuật. - TSCĐ VH được chia thành. + Quyền sử dụng đất. + Chi phí về doanh nghiệp như chi phí thành lập, chi phí hoạt động mà doanh nghiệp đã bỏ ra VD: Chi phí thẩm định dự án. + Chi phí nghiên cứu phát triển là những chi phí tiến hành nghiên cứu nghiệm thu dự án sản xuất kinh doanh có liên quan đến lợi ích cơ bản của doanh nghiệp.

doc77 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực thư ký hội đồng kiểm kê định kỳ. Chuyên quản các đơn vị: xí nghiệp cơ khí sửa chữa, chi nhánh Yên Viên, xí nghiệp vận tải Hà Nội. Chức danh 2: Theo dõi bằng mở sổ giao dịch, đối chiếu, thực hiện lệnh thu chi, lập kế hoạch vay vốn khế ước qua ngân hàng. Đối chiếu biến động lượng tăng giảm với phòng tổ chức hành chính để thực hiện trích nộp quyết toán. Giao dịch đối chiếu, tổng hợp quan hệ với trạm y tế công ty. Tập hợp các chứng từ liên quan làm cơ sở đối chiếu, thanh toán quan hệ tài sản với cấp trên. Cùng với kế toán công đoàn công ty phối hợp thực hiện tính trích nộp 2% quỹ công đoàn theo định kỳ. Quản lý và theo dõi các khoản vay dài hạn. Chuyên quản các đơn vị chi nhánh. Cuối ngày cộng sổ thu - chi cộng tiền gửi để sáng hôm sau báo cáo kế toán trưởng và giám đốc. Chức danh 3: Thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh thu - chi. Mở sổ chi tiết theo dõi và thanh quyết toán các khoản tạm ứng. Theo dõi và quản lý toàn bộ phần nguồn thu và chi. Theo dõi và quản lý, hạch toán các loại quỹ của công ty. Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản chi phí trích trước, chờ phân bổ và chi phí phải trả, quỹ xây dựng nhà ở. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính để quản lý các khoản thu phải trả về điện phục vụ cho sản xuất Thanh toán các khoản chế độ phát sinh trong kỳ. Chuyên quản đối với các đơn vị, chi nhánh. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phòng quản lý - Lập báo cáo tài chính - Tập hợp DT, CP, tính KQKD - Lương Chức danh 2 - KTTM, TGNH, T-C - BHYT, BHXH, KPCĐ - Vay công nợ Chức danh 1 - NVL - TSCĐ Chức danh 3 - Thanh toán nội bộ - Các loại quỹ Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc công ty - Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Trước đây công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, do đặc điểm của công ty, để dễ ghi chép và dễ áp dụng cho kế toán trên máy thì nay công ty đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Công ty áp dụng sổ theo đúng chế độ ban hành về hình thức sổ nhật ký chung với đầy đủ chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, sổ cái. Sơ đồ khái quát trình tự ghi sổ tại Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt Chứng từ gốc Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng cân đối phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu kiểm tra II. Thực tế công tác kế toán tại Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt. 1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại công ty. Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn TSCĐ và đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, công tác quản lý và hạch toán TSCĐ ngoài những yêu cầu chung của kế toán, còn thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông. Việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ được thực hiện bằng phần mềm máy tính Virua Fax- AF5 nhằm phục vụ kịp thời và chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ của các đơn vị và của toàn công ty. Bảng số 2: Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ 2000-2001-2002 Năm 2000 2001 2002 Nguyên giá TSCĐ (đ) 28.157.658.375 28.146.689.516 26.871.243.653 Giá trị hao mòn (đ) 10.621.230.638 11.012.060.026 14.448.718.432 Giá trị còn lại (đ) 17.536.427.737 17.134.629.490 12.422.525.211 Số liệu trên cho thấy mấy năm qua công ty hầu như không có gì thay đổi đáng kể về TSCĐ. Tại Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt, TSCĐ bao gồm rất nhiều loại. Tính đến ngày 01/01/2002, tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là 26.871.243.653đ. Trong đó: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách: 12.562.145.253 chiếm 47%. - TSCĐ đầu tư bằng vốn tự bổ sung: 7.562.321.200đ chiếm 28%. - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay: 2.156.235.260đ chiếm 8%. - TSCĐ được hình thành từ nguồn khác: 4.590.541.940đ chiếm 17%. Phân loại theo tình hình sử dụng. - TSCĐ đang dùng: 26.871.243.653đ - TSCĐ chờ thanh lý: 0đ Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật. Trên thực tế cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, công ty chưa đánh giá được giá trị TSCĐ vô hình nên toàn bộ TSCĐ hiện có ở công ty đều là TSCĐ HH. Số TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh 18.841.840.994đ gồm: Thiết bị vận tải xếp dỡ: 14.914.704.381đ chiếm 79,16%. Nhà cửa vật kiến trúc: 3.749.155.241đ chiếm 19,90%. Máy công cụ: 137.654.332đ chiếm 0,73%. Biến áp và thiết bị nguồn: 40.327.040đ chiếm 0,21%. Công ty đã sử dụng bộ máy kế toán của mình để quản lý chặt chẽ TSCĐ ở mọi mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấp thông tin để tiếp tục đổi mới TSCĐ, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ta có thể thấy được những biến động của TSCĐ trong năm 2002 thông qua bảng tăng giảm TSCĐ sau: Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu TSCĐ hữu hình Đất Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị dụng cụ quản lý Phương tiện vận tải truyền dẫn TSCĐ khác Cộng I. Nguyên giá TSCĐ 1.Số dư đầu kỳ 584.956.327 3.066.255.474 151.335.784 23.003.887.928 64.808.140 26.871.243.653 2. Số tăng trong kỳ 0 33.134.300 285.998.350 640.880.573 0 960.013.223 Trong đó: Mua mới 0 33.134.300 285.998.350 640.880.573 0 960.013.223 Xây mới 0 0 0 0 0 0 3. Số giảm trong kỳ 0 0 75.125.000 172.518.850 0 111.645.500 Trong đó: Thanh lý 0 0 75.125.000 0 0 0 Nhượng bán 0 0 0 172.518.850 0 111.645.500 4. Số cuối kỳ 584.956.327 3.099.389.774 301.335.784 23.644.768.501 64.808.140 27.583.613.026 Trong đó: Chưa sử dụng 0 0 0 0 0 Khấu hao hết 0 0 0 0 0 Chờ thanh lý 0 0 0 0 0 II. Giá trị hao mòn 1. Đầu kỳ 0 2.687.433.388 140.228.932 11.621.056.112 0 14.448.718.432 2. Tăng trong kỳ 0 22.003.100 1.014.920 339.250.554 0 422.268.574 3. Giảm trong kỳ 0 0 80.326.350 0 80.326.350 4. Số cuối kỳ 0 2.709.436.488 141.243.852 11.939.980.316 0 14.790.660.656 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 584.956.327 378.822.086 11.106.852 11.382.831.816 64.808.140 12.422.525.211 2. Cuối kỳ 584.956.327 278.307.786 10.091.932 11.854.788.185 64.808.140 12.792.952.370 2. Thực tế phân loại TSCĐ. 2.1. Trường hợp TSCĐ tăng. Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi mới công nghệ tiên tiến vào sản xuất sản phẩm. Công ty lên kế hoạch mua sắm TSCĐ cho mỗi năm. Khi kế hoạch được duyệt, công ty ký hợp đồng mua TSCĐ với người cung cấp. Sau đó, căn cứ vào hợp đồng (kèm theo giấy báo của bên bán), kế toán làm thủ tục cho các bộ vật tư đi mua. Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, tập hợp đầy đủ kèm theo hóa đơn chứng từ. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và quyết toán, thanh toán tiền, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng. Riêng đối với những tài sản có giá trị nhỏ, mua với số lượng ít thì thanh toán không cần theo hợp đồng mà chỉ cần thanh toán theo hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành. Trong năm 2002, lượng TSCĐ của công ty tăng: 824.014.873đ. Trong đó: Mua mới 824.014.873đ Xây mới: 0đ Tăng TSCĐ do mua sắm. Hồ sơ mua sắm TSCĐ phải có đủ ít nhất là: Biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ, hóa đơn GTGT của bên bán, phiếu nhập kho TSCĐ và các chứng từ liên quan khác. Trích số liệu ngày 17/11/2002: Công ty mua 01 máy vi tính Pentuim II cùng với một máy in HP và 01 ổn áp lioa. Hồ sơ tăng TSCĐ gồm có các chứng từ sau: - Giấy đề nghị mua máy tính, quyết định. - Phiếu báo giá của công ty thương mại kỹ thuật Thiên Phú. - Hóa đơn GTGT. - Biên bản bàn giao và bảo hành. - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Thẻ TSCĐ. Dưới đây là một số mẫu cụ thể. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ~~~***~~~ Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2002 Giấy đề nghị Kính gửi: Ông Giám đốc công ty. Hiện nay, hàng ngày phòng tổ chức hành chính phải xử lý rất nhiều văn bản giấy tờ liên quan đến các công việc trong cũng như ngoài công ty, các công tác về quản lý lao động, tiền lương và đều phải đi làm nhờ các phòng nghiệp vụ khác. Để công tác của phòng xử lý được tốt hơn và không làm phiền đến các phòng khác. Phòng tổ chức hành chính đề nghị ông giám đốc công ty xem xét, trang bị cho phòng 01 bộ máy vi tính. Giám đốc duyệt Đồng ý cho mua trong tháng 11/2002 yêu cầu có báo giá cụ thể và phòng tài chính kế toán hướng dẫn thanh toán (Ký tên) Phòng tổ chức hành chính (Ký tên) Căn cứ vào quyết định của giám đốc, phòng kế toán cử nhân viên vật tư đi mua. Sau khi suy xét các báo giá thì phòng tài chính kế toán quyết định mua của Công ty Thương mại kỹ thuật Thiên Phú. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt sau khi có hóa đơn GTGT; biên bản bàn giao và bảo hành của Công ty Thương mại kỹ thuật Thiên Phú. Sau khi nhận máy tính, giám đốc ra quyết định giao cho phòng tổ chức hành chính quản lý. Lúc đó sẽ tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ và kế toán sẽ căn cứ vào đó để vào thẻ TSCĐ. Điều này thể hiện thông qua một số chứng từ sau: Hóa đơn Liên 2: (giao khách hàng) Ngày 11 tháng 11 năm 2002 Mẫu số 01 GTKT - 3L DN/01 - B N0: 039575 Đơn vị bán hàng: Công ty Thương mại kỹ thuật Thiên Phú. Địa chỉ: 83 Chùa Bộc - Hà Nội: Số tài khoản: 710B 12274 - NHCT Đống Đa Điện thoại........................ MS: 01 0086 1242. Họ tên người mua hàng. Đơn vị : Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt. Địa chỉ: Đường Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội. Số tài khoản.............. Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng. MS: 01 00105207 - 1. STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Máy tính CPU Intel PIII 733 Mhz/ Main board/Ram 128/HDD 20Gb/ 01 VCard 8Mb/FDD 1,44 Mb/ Case ATX/ Bộ 01 8.029.600 8.029.600 Monitor - 14 Keyboard/ Mouse/ Glass/ Fax Modem/ Pad mouse 02 Máy in HP 1200 Chiếc 01 6.155.143 6.155.143 Cộng tiền hàng 14.184.743 Thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 709.237 Tổng cộng tiền thanh toán 14.894.000 Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Liên hiệp Đường sắt Việt Nam Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt Số: 55/TCKT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ~~~***~~~ Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2002 - Căn cứ quy chế phân cấp quản lý số: 18/CT ngày 17/03/2000 của Giám đốc Công ty Dịch vụ Vận tải đường sắt. - Căn cứ vào hồ sơ và hóa đơn mua TSCĐ. Nay, giám đốc công ty. Quyết định Điều 1: Giao 01 bộ máy tính + 01 máy in cho phòng tổ chức hành chính quản lý và sử dụng. Điều 2: Phòng TCKT có nhiệm vụ theo dõi và trích khấu hao cho TSCĐ trên theo chế độ hiện hành. Điều 3: Ông bà trưởng phòng TCHC, TCKT và các phòng có liên quan có nhiệm vụ thi hành quyết định này kể từ ngày ký. Giám đốc công ty (Ký, họ tên) Nơi gửi: - Phòng TCHC - PhòngTCKT Căn cứ vào quyết định của giám đốc, phòng TCKT và phòng TCHC tiến hành bàn giao máy vi tính và máy in cho phòng tổ chức hành chính để từ đó làm cơ sở lập biên bản giao nhận TSCĐ. Đơn vị: Cty dịch vụ vận tải đường sắt Địa chỉ: Phố Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội Mẫu số 01-TSCĐ Ban hành kèm theo QĐ số 186TC/QĐ/CĐKT ngày 14 tháng 03 năm 1995 của Bộ Tài chính Biên bản giao nhận Ngày 14 tháng 11 năm 2002 Số 56: Căn cứ Quyết định số 55/TCKT ngày 14 tháng 11 năm 2002 của Giám đốc Công ty dịch vụ vận tải đường sắt về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ. - Ông (bà): Đặng Tất Trung - Chức vụ: Nhân viên phòng TCKT: đại diện bên giao. - Ông (bà): Đỗ Minh Phương. - Chức vụ: Phó phòng TCHC: đại diện bên giao. - Ông (bà): Nguyễn Thanh Quảng. - Chức vụ: Phó phòng: đại diện phòng TCKT công ty. Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty dịch vụ tư vận tải đường sắt. Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: STT Tên, ký mã hiệu quy cách (cấp hạng TSCĐ) Số hiệu TSCĐ Năm đưa vào sử dụng Tính nguyên giá TSCĐ Hao mòn TSCĐ Tỷ lệ hao mòn % Số hao mòn đã trích A B C 1 2 3 4 01 01 máy vi tính MT23 2002 8.029.600 02 01 máy in HP 1200 2002 6.155.142 Cộng X X 14.184.743 Dụng cụ phụ tùng kèm theo STT Tên, quy cách dụng cụ phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 01 ổn áp Lioa Chiếc 01 482.000 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) Người nhận (Ký, họ tên) Người giao (Ký, họ tên) Đơn vị: Cty dịch vụ vận tải đường sắt Địa chỉ: Phố Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội Mẫu số 02-TSCĐ Ban hành kèm theo QĐ số 186TC/QĐ/CĐKT ngày 14 tháng 03 năm 1995 của Bộ Tài chính Thẻ tài sản cố định Số 56 Ngày 17 tháng 11 năm 2002 lập thẻ Kế toán trưởng (ký, họ tên)....................... Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số: 56 ngày 14 tháng 11 năm 2002. Tên, mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ............. số hiệu TSCĐ: MT23. Nước sản xuất (xây dựng): ............... Năm sản xuất...................... Bộ phận quản lý, sử dụng. Phòng TCHC. Năm đưa vào sử dụng: 2002. Công suất (diện tích) thiết kế.................................................................. Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày .......... tháng ........... năm. Lý do đình chỉ: ........................................................................................... Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 56 17/11 Máy vi tính + máy in 14.184.743 STT Tên, quy cách dụng cụ phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 01 ổn áp Lioa Chiếc 01 482.000 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số........... ngày ........ tháng....... năm .......... Lý do giảm:................................................................................................. 2.2. Trường hợp TSCĐ giảm. Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ dẫn đến một số TSCĐ bị cũ, hao mòn, lạc hậu không phù hợp với sản xuất của công ty sẽ bị loại bỏ. Công ty dịch vụ vận tải đường sắt do tồn tại lâu nên có nhiều TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu, hết thời gian sử dụng, đã đến lúc cần phải thanh lý. Mặt khác nhiều tài sản của công ty, thời gian sử dụng còn dài nhưng thực sự không có ích cho sản xuất nên sử dụng chỉ gây lãng phí vốn, trong khi công ty lại cần vốn cho việc cải tiến, mua sắm mới nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trong trường hợp này nhượng bán và thanh lý là phương án tốt, nhanh. * Giảm TSCĐ do thanh lý. Khi muốn thanh lý TSCĐ cần phải tiến hành lập hồ sơ thanh lý. Sau đó nộp trình giám đốc duyệt. Sau khi được duyệt, công ty lập hội đồng thanh lý. Hội đồng thanh lý của công ty xem xét đánh giá thực trạng chất lượng giá trị còn lại của tài sản từ đó xác định giá trị thu hồi. Trích số liệu ngày 02/12/2001 Công ty Dịch vụ vận tải đường sắt tiến hành thanh lý máy khoan K125-TQ nguyên giá 75.125.000, giá trị còn lại tại thời điểm thanh lý là 15.050.000đ. Sau khi lập tờ trình gửi ban lãnh đạo công ty và được giám đốc công ty duyệt cho phép thanh lý với lý do máy đã lạc hậu. Kế toán TSCĐ lập hồ sơ thanh lý TSCĐ gồm: - Quyết định của giám đốc công ty. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. - Phiếu thu. Căn cứ vào quyết định của giám đốc Công ty Dịch vụ vận tải đường sắt phòng Tài chính kế toán kết hợp với xí nghiệp vận chuyển container tiến hành thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ Biên bản thanh lý được lập thành 02 bản trong đó 01 bản gửi lên giám đốc và 01 bản lưu tại phòng tài chính kế toán. Sau khi biên bản thanh lý được thực hiện thì kế toán tiến hành hủy thẻ TSCĐ, làm hóa đơn kiêm phiếu xuất kho để xuất. Do bên mua lại không yêu cầu hóa đơn nên công ty chỉ lập phiếu thu trên cơ sở số tiền đã thu. Sau đây là một sổ mẫu. Đơn vị: Cty dịch vụ vận tải đường sắt Địa chỉ: Phố Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội Mẫu số 03-TSCĐ Ban hành kèm theo QĐ số 186TC/QĐ/CĐKT ngày 14 tháng 03 năm 1995 của Bộ Tài chính Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 02 tháng 12 năm 2002 Số 13 Căn cứ quyết định số 358TCKT/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 2002 của Giám đốc Công ty Dịch vụ vận tải đường sắt về việc thanh lý TSCĐ. I. Ban thanh lý tài sản cố định gồm: - Ông (bà): Nguyễn Thanh Quảng - Đại diện phòng TCKT trưởng ban. - Ông (bà): Đặng Tất Trung - Đại diện phòng TCKT ủy viên. - Ông (bà): Lê Sơn - đại diện xí nghiệp vận tải Contaner ủy viên. II. Tiến hành thanh lý TSCĐ. - Tên, ký hiệu, quy cấp (cấp hạng) TSCĐ. TSCĐ máy khoan K125TQ. - Số hiệu TSCĐ: 05 - Nước sản xuất: Trung Quốc. - Năm đưa vào sử dụng: 1990. - Nguyên giá TSCĐ: 75.250.000đ - Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 60.075.000đ - Giá trị còn lại của TSCĐ: 15.050.000đ III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ. Máy đã cũ, lạc hậu và bị hỏng hóc nhiều, cần phải thanh lý đều tái đầu tư hiện đại hóa sản xuất. Ngày 02 tháng 12 năm 2002 Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý TSCĐ. - Chi phí thanh lý TSCĐ: 1.200.000đ (viết bằng chữ) Một triệu hai trăm ngàn đồng chẵn. - Giá trị thu hồi: 18.000.000đ (viết bằng chữ) Mười tám triệu đồng chẵn. Ngày 02 tháng 12 năm 2002 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Cty dịch vụ vận tải đường sắt Địa chỉ: Phố Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội Mẫu số 02-BH QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho Ngày 02 tháng 12 năm 2002 - Họ tên người mua: Vũ Đình Long. - Xuất tại đơn vị: Xí nghiệp Container - Giáp Bát - Hà Nội. - Hình thức thanh toán: Tiền mặt. STT Tên quy cách hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 01 Máy khoan K125TQ 05 Chiếc 01 18.000.000 18.000.000 Cộng 19.800.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ) mười chín triệu tám trăm ngàn đồng chẵn. - Trong đó thuế: 1.800.000 (viết bằng chữ) Một triệu tám trăm ng.đồng Người mua (Ký, họ tên, đóng dấu) Người viết hóa đơn (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty dịch vụ vận tải đường sắt Phiếu thu Quyển số 13 Số: 529 Mẫu số 01-TT QĐ số 1141-TC/QĐCĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ Tài chính Ngày 02 tháng 12 năm 2001 Nợ TK 111 Có TK 721 Họ tên người nộp tiền: Vũ Đình Long Địa chỉ: Xóm Cầu - Định Công - Thanh Trì - Hà Nội. Lý do nộp: Mua máy khoan K125TQ Số tiền: 19.800.000 (viết bằng chữ): Mười chín triệu tám trăm ngàn đồng. Kèm theo 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu tám trăm ngàn đồng. Ngày 02 tháng 12 năm 2002 Thủ trưởng (Tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Người nộp (Ký, họ tên) * Giảm do nhượng bán: Ngày 20/10/2002, công ty tiến hành nhượng bán một chiếc xe KPAZ loại 10 lốp) cho ông Dương Quang Hướng với số tiền là 65.000.000 VNĐ. Nguyên giá của xe ô tô đó là: 172.518.850 VNĐ, giá trị đã hao mòn 94.799.501VNĐ, giá trị còn lại: 77.719.349VNĐ. Hồ sơ nhượng bán gồm: - Giấy báo của chi nhánh Yên Viên. - Đơn xin mua xe, quyết định của Giám đốc. - Hợp đồng mua bán. - Hóa đơn GTGT. - Biên bản bàn giao. Dưới đây là một số mẫu. Liên hiệp đường sắt Việt Nam Công ty dịch vụ vận tải đường sắt Về việc: bán TSCĐ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do - Hạnh phúc --- o0o --- Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2002 - Căn cứ theo chủ trương đổi mới thiết bị cũ nát lạc hậu ít sử dụng đến và đem lại hiệu quả thấp để thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn của công ty. - Căn cứ theo biên bản cuộc họp xử lý thiết bị lạc hậu........ ngày 17/11/2001. - Căn cứ theo nhu cầu của khách hàng. Giám đốc công ty quyết định Điều 1: Nhượng bán 01 chiếc xe KPAZ (loại 10 lốp) mang biển số đăng ký số 29H 4517 Cho ông Dương Quang Hướng: địa chỉ số 148 Đống Đa - thành phố Đà Nẵng. Giá bán là: 59.090.909 VNĐ Tổng giá thanh toán: 59.090.909 VNĐ Điều 2: Các phòng ban liên quan có trách nhiệm triển khai thi hành quy quyết định này ngay sau khi ký. Nơi gửi: - Phòng KTTB. - Phòng KHKD. - Phòng TCKT. Giám đốc công ty (Ký tên, đóng dấu) Liên hiệp đường sắt Việt Nam Công ty dịch vụ vận tải đường sắt Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do - Hạnh phúc --- o0o --- Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2002 Hợp đồng mua - bán - Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ theo Quyết định số 1062TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 14 tháng 11 năm 1996 (Điều 10). - Chúng tôi gồm: + Bên mua thiết bị (bên A). Ông: Dương Quang Hướng. CMTND số: 200536429 CATP Đà Nẵng cấp ngày 08/09/1998. Địa chỉ: số 148 Đống Đa, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 091408508 + Đại diện bên bán thiết bị: Công ty dịch vụ vận tải đường sắt (bên B). Ông: Nguyễn Văn Ngọc, chức vụ: Phó giám đốc. Địa chỉ: Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại số: 8641395; 8641393 Fax số: 8641205 Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán thiết bị trên tinh thần tự nguyện với các điều khoản sau: Điều 1: đối tượng mua bán là: xe KPAZ 29H 45-17 Điều 2: số lượng thiết bị: 01 chiếc. Điều 3: chất lượng thiết bị: đã qua sử dụng. Các thông số kỹ thuật và chất lượng cụ thể: như bên A đã xem xét thực tế hiện trạng xe vào thời điểm bán. Điều 4: giá cả mua bán: bên B bán cho bên A chiếc xe trên với giá: Giá bán là: 59.090.909 VNĐ Thuế GTGT (10%) 5.909.091 VNĐ Tổng giá thanh toán: 56.000.000 VNĐ Điều 5 phương thức và điều kiện thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi hai bên làm xong thủ tục giao nhận. Điều 6: phương thức giao nhận: bên A có trách nhiệm trả tiền và nhận thiết bị tại chi nhánh dịch vụ vận tải đường sắt Yên Viên, có biên bản giao nhận kèm theo. Từ thời điểm này trở về sau bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý, đồng thời bên B cùng hoàn thoàn chấm dứt trách nhiệm pháp lý có liên quan tới thiết bị trên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên đặc biệt tuân thủ pháp luật và các điều đã thỏa thuận với nhau. Nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng đối với bên nào thì bên đó phải báo trước cho bên kia trong vòng 24 giờ để cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác tránh lãng phí, nếu cần thiết thì cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để bổ sung và hợp đồng. Hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 2 bản. Đại diện bên A (Ký, họ tên) Đại diện bên B (Ký tên, đóng dấu) Hóa đơn (GTGT) Liên 3: Dùng để thanh toán Ngày 22 tháng 10 năm 2002 Mẫu số 01 GTKT – 31 BM/00-B N0: 091620 Đơn vị bán hàng: Công ty dịch vụ vận tải đường sắt. Địa chỉ: Đường Định Công - Thanh Xuân - Hà Nội Số tài khoản:............ Điện thoại: ........................................ MS - 0100105207 1 Họ tên người mua hàng: Dương Quang Hướng Đơn vị: Địa chỉ: 148 Đống Đa thành phố Đà Nẵng Số tài khoản:.................... Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Bán một xe KPAZ 29H45-17 theo hợp đồng mua bán ngày 20/10/2001 Số máy: 101983 Số khung: 268850 Chiếc 01 59.090.909 59.090.909 Cộng tiền hàng 59.090.909 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi chín triệu không trăm chín mươi nghìn Chín trăm linh chín đồng Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) 3. Hạch toán kế toán, TSCĐ tăng, giảm chi tiết và tổng hợp. 3.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ tăng, giảm. Căn cứ vào chứng từ giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, kế toán công ty sẽ mở sổ chi tiết TSCĐ. Đối với các trường hợp tăng giảm TSCĐ kế toán tiến hành hoặc hủy thẻ TSCĐ rồi vào sổ chi tiết TSCĐ. Nội dung chính của sổ này phản ánh chi tiết các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh. Số liệu trên sổ cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản và là căn cứ để lập báo cáo. Kết cấu của sổ chi tiết TSCĐ: để thuận tiện cho việc quản lý TSCĐ, do TSCĐ chiếm rất lớn hơn nữa lại được phân bổ rất nhiều ở các đơn vị cơ sở nên công ty chỉ mở sổ theo dõi TSCĐ theo loại TSCĐ còn các đơn vị cơ sở sẽ phải quản lý và chịu trách nhiệm đối với những TSCĐ được giao. Chính vì vậy, sổ chi tiết TSCĐ được mở rất đơn giản và thuận tiện, nó gần giống với sổ nhật ký chung gồm có 6 cột. Định kỳ hàng tháng, các đơn vị cơ sở sẽ báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ để kế toán công ty tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ. Ta có thể thấy được quy trình này thông qua ví dụ sau. Kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 56, căn cứ vào thẻ TSCĐ số 56 để tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ, sổ này có kết cấu như sau. Bảng số 4: Sổ chi tiết TK 211 Năm 2002 Loại TSCĐ: 2115: TSCĐ hữu hình - Dụng cụ quản lý. Chứng từ Tên TSCĐ Thời gian đưa vào sử dụng Nguyên giá Số khấu hao năm Nguồn hình thành Ghi chú NT SH ........ Xxx 17/11 56 Máy vi tinh + máy in 2001 14.184.743 Tự bổ sung Tăng Xxx Kế toán căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 13 ngày 02 tháng 12 năm 2002, căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số 48 ngày 22 tháng 10 năm 2002, kế toán tiến hành hủy thẻ TSCĐ số MK05, KP24 rồi vào sổ chi tiết TSCĐ, sổ có mẫu sau: Bảng số 5: Sổ chi tiết TK 211 Năm 2002 Loại TSCĐ 2113: TSCĐ hữu hình - Máy móc thiết bị Chứng từ Tên TSCĐ Thời gian đưa vào sử dụng Nguyên giá Lũy kế khấu hao Nguồn hình thành Chi chú NT SH 22110 48 Xe KPAZ 29H - 17 1996 172.518.850 94.799.501 Ngân sách Nhượng bán 02/12 13 Máy khoan K125 1990 75.250.000 60.075.000 Tự bổ sung Thanh lý Cuối năm, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ kế toán tiến hành lập báo cáo kế toán trong năm. Đó chính là bảng số (trang) tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2002. 3.2. Hạch toán kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ gốc kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung. Trích mẫu sổ Nhật ký chung tại Công ty Dịch vụ vận tải đường sắt. Bảng số 6: Sổ nhật ký chung Năm 2002 Trích phần giá trị gia tăng, giảm TSCĐ) Đơn vị: 1000 đồng. Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) SH NT Nợ Có Nợ Có 22/10 48 22/10 Nhượng bán xe KPAZ 29H 45 - 17 214 94.799.501 811 77.719.349 211 172.518.850 9162 - Thu về nhượng bán xe 111 65.000.000 3331 5.909.091 711 59.090.909 17/11 56 17/11 - Mua máy vi tính và máy in HP 1200 211 14.184.743 112 14.184.743 02/12 13 02/12 - Thanh lý máy khoan K125 TQ 214 60.075.000 811 15.050.000 211 75.125.000 117 - Chi phí thanh lý máy khoan 811 1.200.000 111 1.200.000 529 - Thu về thanh lý máy khoan 111 19.800.000 711 18.000.000 3331 1.800.000 ........ Cộng Hàng tháng, kế toán tiến hành chuyển sổ, các nghiệp vụ ghi ở sổ nhật ký được phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào sổ cái phù hợp. Các con số ở sổ cái được đối chiếu với sổ chi tiết TK 211 các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trên được ghi vào sổ cái TK 211 như sau: Bảng số 7: Sổ Cái TK 211- TSCĐ Hữu hình Năm 2002 Đơn vị: 1000 đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền (đồng) SH NT Nợ Có 01/01 Dư đầu kỳ 26.871.243.653 01/11 48 22/10 - Nhượng bán xe KRAZ 29H4517 214 94.799.501 711 77.719.349 01/12 56 02/11 Mua máy vi tính + Máy in HP 1200 211 14.184.743 112 14.184.743 31/12 12 17/12 Thanh lý máy khoan K125 TQ 214 60.075.000 811 15.050.000 Cộng phát sinh 261.828.593 14.184.743 Dư cuối kỳ 27.118.887.503 4. Chế độ quản lý và phương pháp tính khấu hao TSCĐ ở Công ty Dịch vụ Vận Tải Đường Sắt. Căn cứ vào chế độ quản lý "Khấu hao TSCĐ" của công tác hạch toán khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 1062 của Bộ Tài chính. Việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng hoạt động kinh doanh không được tính và trích khấu hao. Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm theo công thức: Mk = Trong đó: + Mk: mức khấu hao bình quân năm + NG: nguyên giá TSCĐ + T: thời gian sử dụng của TSCĐ Công ty dịch vụ vận tải Đường sắt trích khấu hao cho từng tháng do đó: Mức khấu hao tháng = Do giá trị TSCĐ của công ty sắt lớn, hơn nữa lại được phân bổ ở nhiều đơn vị cơ sở khác nhau nên để dễ quản lý công ty đã giao cho các đơn vị cơ sở tự quản lý về TSCĐ của đơn vị mình. Hàng tháng, các đơn vị cơ sở phải lập báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ của đơn vị mình và trích nộp khấu hao của TSCĐ đó. Căn cứ vào đó để kế toán công ty tiến hành ghi sổ. Đối với Công ty dịch vụ vận tải Đường sắt, khoản mục chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình vận chuyển, vì vậy việc tính khấu hao TSCĐ ở công ty tuân theo các quy định sau: + Việc tính khấu hao căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao theo các quyết định đã nêu ở trên. + Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. + Tất cả các TSCĐ hiện có ở công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải tính khấu hao. + Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết thì công ty không trình khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính nhưng vẫn quản lý sử dụng. Hiện nay giá trị TSCĐ đăng ký trích khấu hao là 17.856.826.443 đ của Bộ Tài chính thì công ty còn áp dụng chế độ của ngành ban hành. Các trường hợp khấu hao đặc biệt. + Khấu hao các thiết bị đặc chủng như: Moóc 155t, cẩu 40t. + Khấu hao các TSCĐ đầu tư bằng nguồn vay nước ngoài theo thời gian nhận nợ. Công ty phải lập bảng đăng ký trích khấu hao cho cả năm. Bảng tổng hợp đăng ký trích khấu hao Năm 2003 Đơn vị tính: đồng. STT Tên TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ KH (%) Hao mòn lũy kế tính đến (31/12/02) Mức KH trung bình 1 năm Ghi chú A TSCĐ đăng ký trích khấu hao 17.856.826.443 8.495.914.073 1.310.712.937 B TSCĐ không trích khấu hao 847.360.219 741.279.485 0 C TSCĐ chờ thanh lý I Nhà cửa Vật kiến trúc 2.901.795.022 1,45 1.671.977.912 41.988.787 II Máy móc thiết bị 14.914.704.381 8,48 6.686.281.829 1.265.363.556 III Biến áp và thiết bị nguồn 40.327.040 8,33 39.780.259 3.360.590 IV Máy công cụ 137.654.332 137.654.332 0 Tổng 18.841.840.994 9.293.263.424 1.610.712.937 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) 5. Hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ. Do các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh không nhiều, hơn nữa cuối năm công ty mới lập báo cáo tổng hợp nên hàng tháng công ty lập bảng trích khấu hao kế hoạch đến cuối năm, căn cứ vào đó công ty tiến hành tính chênh lệch và lập bảng phân bổ. Hàng tháng, kế toán lập bảng trích khấu hao kế hoạch, bằng này giúp cho kế toán phân loại được mức khấu hao trong lĩnh vực kinh doanh từng nguồn hình thành, từ đó quản lý TSCĐ tốt hơn. Việc tính và phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng được kế toán thực hiện trên bảng kê trích khấu hao TSCĐ, công thức tính như sau Mức khấu hao = Mức khấu hao + Mức khâu hao – Mức khâu hao TSCĐ tháng n TSCĐ tháng n-1 TSCĐ tăng tháng n TSCĐ giảm tháng n Theo công thức trên, căn cứ vào 6 các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong tháng 12 năm 2002 (Vì áp dụng khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng) kế toán TSCĐ tình và lập bẳng phân bổ khấu hao TSCĐ. Trích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12 năm 2002 tại Công ty dịch vụ vận tải Đường sắt. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12/2002 Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Tỷ lệ KH Nơi sử dụng Toàn DN CPSXC 627 CPQLDN 642 NG Mức KH 1. Mức KH TSCĐ tháng 11/02 1.310.712.937 9.102.173 6.943.968 2.158.213 2. Mức KH tăng tháng 12 57.678.400 938.790 677.847 260.943 - Mua máy in tính 20% 14.184.743 236.413 - 263.413 3. Mức KH giảm tháng 12 179.372.641 1.494.772 1.210.511 284.269 4. Mức KH TSCĐ tháng 12/02 1.189.018.696 8.546.191 6.411.304 2.134.887 Ngày 31 tháng 1 năm 2003 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Căn cứ vào bằng tính phân bổ TSCĐ kế toán TSCĐ định khoản Nợ TK 627: 6.411.304 Nợ TK 642: 2.134.887 Có TK 214: 8.546.191 Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán tổng hợp ghi sổ nhật ký chung. Sau khi kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ thì kế toán tổng hợp sẽ tiến hành và sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký chung có mẫu như sau: Nhật ký chung Năm 2002 (Trích phần ghi khấu hao) Đơn vị: 1000 đồng. NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền (đồng) SH NT Nợ Có Nợ Có 31/12 28 31/12 Trích khấu hao TSCĐ tháng 12 627 6.411.304 642 3.134.887 214 8.546.191 Căn cứ vào số nhật ký chung, định kỳ hàng tháng kế toán TSCĐ tiến hành vào sổ cái TK 214 để tổng hợp các nghiệp vụ về khấu hao TSCĐ sổ này là căn cứ để tiến hành lập báo cáo kế toán cuối năm: Sổ cái tài khoản 214 Năm 2002 Đơn vị: 1000 đồng. NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền (đồng) SH NT Nợ Có Dư đầu năm 14.448.718.432 01/11 48 22/10 Nhượng bán xe KRAZ 211 94.799.501 21/12 13 02/12 Thanh lý máy khoan K125 211 60.075.000 31/12 54 31/12 Trích KHTSCĐ tháng 12 627 6.411.304 642 2.134.887 Cộng Phát sinh trong năm 8.546.191 154.874.501 Dư cuối năm 14.595.046.742 Iii. công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty dịch vụ vận tải Đường sắt. TSCĐ là bộ phận chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Qua tài liệu thu được trong quá trình thực tập có thể thấy sơ bộ tình hình quản lý của TSCĐ như sau: 1. Tình hình trang bị TSCĐ. Để đánh giá được tình tăng giảm nguyên giá TSCĐ hàng năm Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm 28.157.658.375 28.146.689.516 26.871.243.653 2. TSCĐ tăng trong năm 328.807.055 0 824.014.870 3. TSCĐ giảm trong năm 339.775.914 1.275.445.863 111.645.502 4. Nguyên giá TSCĐ cuối năm 28.146.689.516 26.871.243.653 27.583.613.027 5. Nguyên giá TSCĐ bình quân 28.152.173.946 27.508.966.585 27.227.428.340 6. Hệ số tăng TSCĐ 0,01168 0 0,03025 7. Hệ số đổi mới TSCĐ 0,01168 0 0,0298 8. Hệ số loại bỏ TSCĐ 0,01207 0,04531 0,0041 Số liệu trên cho thấy hàng năm nguyên giá TSCĐ đều tăng, điều đó chứng tỏ công ty không ngừng đổi mới mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mức độ tăng giảm TSCĐ giữa các năm không đều, năm 2001 TSCĐ không tăng mà giảm đi nhiều. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ vận tải mà chi phí khấu hao chiếm nhiều thì tốc tăng và đổi mới thế còn thấp, chưa tương xứng với đặc trưng của ngành. Công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào việc đổi mới, nâng cấp thiết bị để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xét về cơ cấu TSCĐ ta có biểu sau: Cơ cấu TSCĐ dựa vào cách loại và nguồn hình thành Đơn vị: 1000 đồng. Nguồn hình thành TSCĐ Năm 2001 Năm 2002 NGTSCĐ % NGTSCĐ % Nguồn vốn ngân sách 16.235.465.782 58 12.562.145.253 47 Nguồn vốn tự bổ sung 8.562.415.125 30 7.562.321.200 28 Nguồn vốn vay 2.589.631.210 9 2.156.235.260 8 Nguồn khác 759.177.399 3 4.590.541.940 17 Tổng 28.146.689.516 100 26.871.243.653 100 Vì công ty dịch vụ vận tải Đường sắt là một doanh nghiệp nhà nước, đồng thời lại trực thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam nên TSCĐ được đầu tư chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước chiếm trên dưới 50% là điều dễ hiểu. Trong những năm gần đây, lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh khác (lắp đặt, sửa chữa vận chuyển) đã mang lại nguồn vốn đáng kể cho công ty, do đó công ty đang có xu hướng tăng dần tỷ lệ đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay. Nhờ vậy công ty có khả năng độc lập cao hơn về mặt tài chính. Với việc tăng cường đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn vay, công ty cần phải có kế hoạch tài chính cụ thể để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay. 2.Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ. Khái quát tình hình sử dụng TSCĐ qua các năm Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. Tổng NGTSCĐ hiện có 28.146.689.516 26.871.243.653 2. TSCĐ chưa không cần dùng 0 0 3. TSCĐ đang dùng vào SXKD 19.362.875.431 18.841.840.994 4. Hệ số sử dụng TSCĐ hiện có 1 1 5. Hệ số sử dụng TSCĐ hiện có cho SXKD 0,687927275 0,701189764 Qua bảng trên ta thấy tại công ty không có hoặc chưa có TSCĐ không cần dùng, tất cả TSCĐ đều được sử dụng. Hầu hết TSCĐ của công ty được để sản xuất kinh doanh. Còn lại là những TSCĐ dùng cho phúc lợi sự nghiệp không khấu hao. Tỷ trọng TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh tương đối lớn và ổn định. Nói chung công ty đã sử dụng và quản lý khá hiệu quả TSCĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên nếu công ty có chính sách sử dụng TSCĐ phù hợp hơn thì hiệu quả hoạt động còn cao hơn nữa. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công tác quản lý TSCĐ là một vấn đề rất quan trọng. Nó phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng TSCĐ đúng mục đích, chức năng hay chưa để đạt hiệu quả kinh tế lớn nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những hướng đầu tư đúng đắn, đưa ra các biện pháp quản lý việc sử dụng và trích khấu hao TSCĐ một cách hợp lý. Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty để thực hiện quan bảng sau: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 1. Nguyên giá bình quân TSCĐ 27.508.966.585 27.227.428.340 - 281.538.245 2. Doanh thu thuần 16.469.215.356 15.807.040.620 - 262.174.736 3. Lãi thuần - 115.234.016 180.474.269 195.708.285 4. Sức sinh lời của 1 đồng TSCĐ 0,0042 0,0066 0,00108 5. Sức sản xuất của 1 đồng TSCĐ 0,5987 0,5906 0,0081 6. Suất hao phí 1,6703 1,7225 0,0522 Qua bảng trên chúng ta thấy có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty dịch vụ vận tải Đường sắt năm 2002 thấp hơn năm 2001 Sức sinh lời của 1 đồng TSCĐ năm 2002 cao hơn so với năm 2001 là 0,00108. Còn sức sản xuất của 1 đồng TSCĐ năm 2002 thấp hơn so với năm 2001 là 0,0081 nghĩa là suất hao phí của TSCĐ năm 2002 cao hơn so với năm 2001 là 0,0522. Vì Công ty Dịch vụ vận tải Đường sắt trực thuộc liên hiệp đường sắt nên không có TSCĐ thu tài chính vào TSCĐ vô hình do đó em không viết vào báo cáo. Chương III Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán tscđ và tăng cuờng Quản lý tcsđ tại công ty dịch vụ vận tải đường sắt 1. Nhận xét về công tác quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ ở công ty Dịch vụ vận tải Đường sắt. Trải qua quá trình phát triển từ năm 1961 đến nay, công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Vào thời điểm thành lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức manh mún, thiếu hiệu quả. Lực lượng tại chỗ (của các đơn vị trực thuộc) kể cả con người, phương tiện và dụng cụ sản xuất đề không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý vận hành. Hiện nay, Công ty Dịch vụ vận tải Đường sắt đã khẳng định chỗ đứng và vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ vận tải. Điều đó thể hiện ở chỗ 5 năm qua doanh thu của công ty đã tăng gần gấp đôi, tỷ lệ tổn thất ngày càng giảm. Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn thừa để phân phối thu nhập cho CBCNV, do đó mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt. Sự lớn mạnh của công ty để thực hiện qua các cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, trình độ quản lý không ngừng được hoàn thiện và mức độ an toàn trong công tác vận hành lưới điện ngày càng tăng. Để đạt được những thành tích đáng kể trên trong điều kiện còn nhiều khó khăn là còn nhờ sự tiếp bước truyền thống ngành, yêu nghề, hết lòng vì sự phát triển của công ty của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty. Trong quá trình thực tập ở Công ty, em đã thấy công tác kế toán đặc biệt là phần kế toán TSCĐ đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ đã thực hiện bằng phần mềm máy vi tính nhằm phục vụ kịp thời và chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán tại công ty. Sau đây là một số ưu nhược điểm: * Ưu điểm: - Kế toán luôn phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào hệ thống sổ kế toán theo đúng chế độ hiện hành. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ. - Kế toán đã phân loại các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng. Cách phân loại này cụ thể tỉ mỉ, rõ ràng khiến người xem báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của công ty. - Việc áp dụng hình thức nhật ký chung là phù hợp với quy mô lớn của công ty và thuận lợi cho việc áp dụng kế toán bằng máy vi tính thay dần việc làm kế toán bằng tay mà vẫn đảm bảo được khối lượng công tác kế toán. - Các nhân viên kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng các văn bản điều lệ mới về hạch toán kế toán của Bộ Tài chính. - Thực hiện tương đối đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho hạch toán. Các biểu mẫu chứng từ gần như đúng với quy định 1141 - TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ban hành ngày 1/11/1995. - Công ty thực hiện tốt chế độ kiểm kê định kỳ và kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước, thực hiện đúng chế độ báo cáo kế toán. * Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty còn một số tồn tại cần khắc phục như sau: - Hiện nay công ty chưa tách riêng TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ vô hình trong chế độ quản lý danh mục TSCĐ của công ty. Việc không xác định TSCĐ vô hình làm cho Bảng cân đối kế toán không phản ánh chính xác tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay việc xác định TSCĐ vô hình đang là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp. - Trách nhiệm quản lý TSCĐ ở Công ty dịch vụ vận tải Đường sắt chưa được phân định rõ ràng. Đối với vấn đề quản lý TSCĐ, từ trước đến nay việc quản lý chủ yếu được kế toán thực hiện trên sổ sách, việc quản lý trực tiếp được giao cho bộ phận sử dụng. - Theo quyết định số 1062 TC/CĐTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính các doanh nghiệp phải trích khấu hao theo phương pháp bình quân. Công ty dịch vụ vận tải Đường sắt đã áp dụng tính khấu hao theo quyết định này. Việc áp dụng phương pháp khấu hao này là chưa hợp lý, vì TSCĐ trong công ty có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng bên cạnh những ưu điểm như đã nêu ở trên thì nhược điểm là thu hồi vốn chậm và làm cho TSCĐ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn hữu hình. - Trình độ nhân viên kế toán và trình độ sử dụng máy vi tính trong công ty chưa đồng đều, do đó chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán để nâng cao hiệu quả công tác kế toán. - Về tổ chức sổ sách theo dõi TSCĐ hiện nay công ty đang sử dụng sổ chi tiết TSCĐ. Mục đích chính của sổ này là theo dõi TSCĐ ở nơi sử dụng và toàn bộ công ty. Song sổ chi tiết TSCĐ được lập chưa đúng và chưa đủ loại theo quy định dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản lý TSCĐ và lập báo cáo cần thiết và TSCĐ. Về tin học thì chưa áp dụng triệt để vào kế toán. - Vai trò của công tác kế toán quản trị ở công ty còn chưa mạnh. Đặc biệt là chưa phân định rõ ràng ranh giới kế toán quản trị và kế toán tài chính. Chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và việc ra quyết định. - Công ty chưa khai thác, tận dụng nguồn vốn đầu tư TSCĐ. Hiện nay nguồn vốn đầu tư TSCĐ chủ yếu dựa vào vốn ngân sách cấp và đơn vị tự bổ sung, chưa mở rộng các phương thức huy động vốn đầu tư khác trong điều kiện hiện nay. Vì thế mà TSCĐ của công ty chưa được đầu tư liên tục chưa trang bị máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ. - Công ty cần xác định TSCĐ vô hình của mình như lợi thế thương mại, quyền sử dụng đất... Nếu làm được điều này thì giá trị TSCĐ công ty được xác định chính xác hơn, đồng thời giúp công ty đánh giá được tầm quan trọng và tập trung phát triển, khai thác giá trị của loại hình tài sản ấy. - Công ty phải tiến hành lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp mua sắm TSCĐ tránh hư hỏng mất mát, duy trì và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. - Về chế độ khấu hao TSCĐ, để đảm bảo số liệu kế toán cung cấp phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh doanh của công ty cũng như tình hình sử dụng tài sản doanh nghiệp, Công ty Dịch vụ vận tải Đường sắt nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo hướng sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc vẫn áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. + Máy móc vật tư gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hay phương pháp khấu hao giảm dần. + Đối với các thiết bị dụng cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn vô hình nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. + Đối với TSCĐ dùng cho phúc lợi, sự nghiệp theo nguyên tác phù hợp trong kế toán thì không phải tính khấu hao. - Công ty cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng máy vi tính cho các nhân viên kế toán. Công ty cần quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các nhân viên kế toán bằng cách mời một số giảng viên về dạy những khóa ngắn hạn tại công ty hoặc tạo điều kiện để những người có năng lực đi học cao hơn. Những khóa học đào tạo này không chỉ nhằm củng cố và nâng cao năng lực cho các nhân viên mà còn trang bị cho họ khả năng phân tích kinh doanh, tổ chức công việc kỹ năng sử dụng máy vi tính. - Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư và mua sắm TSCĐ. Đây là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. Chất lượng công tác mua sắm và đầu tư xây dựng TSCĐ thì TSCĐ được đầu tư mới đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật đề ra và hiệu quả sử dụng TSCĐ lúc đó sẽ được những mong muốn. Công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh các nguồn vốn do ngân sách cấp, do tự bổ sung, và nguồn vốn đi vay thì công ty nên huy động thêm từ các nguồn vốn khác như thông qua liên quan, liên kết với các đơn vị bạn, Thuê TSCĐ. - Sau khi đã lựa chọn và thực hiện phương án đầu tư đúng đắn thì việc cần thiết là phải tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã đầu tư. - Phải đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước và quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Cần phải đưa ra những chính sách xuất nhập khẩu máy móc thiết bị hợp lý đồng thời với nó là chính xách về thuế xuất khẩu máy móc thiết bị để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do lựa chọn mặt hàng phù hợp. Kết luận TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với một quốc gia, trong nền kinh tế nói chung và trong mỗi doanh nghiệp nói riêng. Tổ chức hạch toán tốt TSCĐ không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình hướng đầu tư. Trong phạm vi có hạn, báo cáo đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về phương pháp hạch toán các hoạt động kinh tế chủ yếu liên quan đến TSCĐ của công ty. Đồng thời phản ánh tình hình hạch toán, thực trạng quản lý TSCĐ tại công ty Dịch vụ Vận tải Đường sắt. Thành công của công ty trong những năm qua, một phần không nhỏ là do công ty đã có sự đầu tư đúng đắn vào TSCĐ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ đó. Nhưng khó khăn tồn tại chưa phải đã hết, đặc biệt là trong công tác quản lý TSCĐ, đòi hỏi công ty cần có sự nỗ lực hơn nữa để khắc phục và hoàn thiện. Trên cơ sở phân tích thực tế và vận dụng lý luận, báo cáo cũng đã đưa ra một số biện pháp hoàn thiện. Để thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả, công ty cần linh hoạt và không ngừng cố gắng trong quá trình tổ chức hạch toán và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Làm được điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thời gian thực tập tại công ty đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào công việc thực tiễn. Tuy đã cố gắng nhiều nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên báo cáo này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thầy giáo Nguyễn Văn Hậu và sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính công ty dịch vụ vận tải Đường sắt đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về kế toán TSCĐ ở các doanh nghiệp . 3 I. Khái niệm, vị trí TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3 1.TSCĐ và vị trí của TSCĐ tronh sản xuất kinh doanh. 3 2. Đặc điểm của TSCĐ. 4 3. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ. 4 4.Cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá. 5 4.1 Phân loại TSCĐ. 5 4.2 Đánh giá TSCĐ. 6 II. Thủ tục tăng giảm TSCĐ, chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ 8 1. Thủ tục tăng giảm TSCĐ. 8 2. Chứng từ thực hiện. 8 3.Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ 9 3.1 Đánh số TSCĐ. 9 3.2 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 9 III. Tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. 10 1. Tài khoản sử dụng 10 2. Hạch toán kế toán tổng hợp TSCĐ 11 2.1 Hạch toán kế toán tăng TSCĐ. 11 2.2 Hạch toán kế toán giảm TSCĐ 14 3. Kế toán tổng hợp tăng, giảmTSCĐ thuê tài chính 16 VI. Kế toán khấu hao TSCĐ 18 1.Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ 18 2. Hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ 20 3. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 20 V Kế toán sửa chữa TSCĐ 21 VI Các chỉ tiêu quản lý TSCĐ 23 Chương II: Thực tế công tác kế toán TSCĐ tại công ty Dịch Vụ Vận Tải Đường Sắt 25 I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 25 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 25 2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 29 3. Mạng lưới kinh doanh của đơn vị 30 4. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy 31 5. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán 33 II. Thực tế công tác kế toán tại công ty Dịch Vụ Vận Tải Đường Sắt 38 1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại công ty. 38 2. Thực tế phân loại TSCĐ 40 2.1 Trường hợp TSCĐ tăng 40 2.2 Trường hợp TSCĐ giảm 47 3. Hạch toán kế toán TSCĐ tăng, giảm chi tiết và tổng hợp 55 3.1 Hạch toán chi tiết TSCĐ tăng, giảm 55 3.2 Hạch toán kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 57 4. Chế độ quản lý và phương phấp phân tích khấu hao TSCĐ ở công ty Dịch Vụ Vận Tải Đường Sắt. 59 5. Hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ 61 III. Công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ Tại công ty Dịch Vụ Vận Tải Đường Sắt 64 1. Tình hình trang bị TSCĐ 64 2. Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ 65 3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 66 Chương III: Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán TSCĐ và tăng cường Quản lý TSCĐ tại công ty Dịch Vụ Vận Tải Đường Sắt 68 1.Nhận xét về công tác quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ ở công ty Dịch Vụ Vận Tải Đường Sắt 68 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ 70 Kết luận. 73 Nhận xét của cơ quan thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3336.doc
Tài liệu liên quan