Đề tài Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đại Lộc

Là một phạm trù kinh doanh (nó được gọi là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích) nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Trong quản lý kinh tế, tăng năng suất lao động có nhiều ý nghĩa: Trước hết làm tăng năng suất lao động làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trong đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động cho phép giảm được số người làm việc do đó tiết kiệm được chi phí về tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng.

doc55 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đại Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc gửi báo cáo về phòng tài vụ, kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp lại và lập báo cáo chung cho toàn Công ty. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập theo quý và năm, còn đối với BCTC quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý còn đối với BCTC năm thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Cuối mỗi niên độ kế toán Công ty gửi BCTC cho cơ quan tài chính, chi cục thuế và các cơ quan tài chính khác. Ngoài những báo cáo bắt buộc Công ty còn phải lập thêm các biểu mẫu khác như sau: - Báo cáo giá thành - Báo cáo tăng giảm hao mòn TSCĐ - Báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh Tương ứng với hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chứng từ, hiện nay Công ty tổ chức các loại sổ kế toán như sau: Sổ cái TK Các nhật ký chứng từ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bảng kê 1, 2, 3, 4, 5, 6 Các bảng phân bổ sổ chi tiết (vật liệu, thành phẩm) Cách thức lập các sổ sách kế toán tại Công ty như sau: - Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho mọi TK. Trên sổ cái phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng hoặc cuối quý. Số phát sinh có được phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy từ nhật ký chứng từ ghi có tài khoản đó, số phát sinh nợ phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng. Có lý từ các chứng từ có liên quan, sổ cái được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên nhật ký chứng từ. + Nhật ký chứng từ số 1: Là nhật ký chứng từ theo dõi phát sinh có TK 111 đối ứng Nợ của các TK khác có liên quan. Cơ sở để ghi là các báo cáo quỹ cùng các chứng từ gốc, cuối tháng cộng lấy số liệu ghi sổ cái TK 111. + Nhật ký chứng từ số 2: Là nhật ký chứng từ phản ánh phát sinh Có TK 112, đối ứng Nợ các tài khoản khác. Cơ sở để ghi là giấy báo nợ của Ngân hàng cùng các chứng từ có liên quan, cuối tháng cộng và ghi số liệu vào sổ cái TK 112. + Nhật ký chứng từ số 4: Là nhật ký chứng từ phản ánh phát sinh Có các TK phản ánh tiền vay và theo dõi tình hình thanh toán tiền vay. Cơ sở để ghi là khế ước vay, hợp đồng vay, hợp đồng kinh tế, giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân hàng và các chứng từ có liên quan. Cuối tháng cộng chuyển số liệu vào sổ cái các TK phản ánh tiền vay. + Nhật ký chứng từ số 5: Phản ánh tình hình thanh toán với nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ TSCĐ do DN . Nhật ký gồm 2 phần theo dõi bên có TK 331 và phần theo dõi bên Nợ TK 331 cơ sở để ghi là số tổng cộng trên sổ chi tiết TK 331 cuối tháng ghi chuyển số liệu vào sổ TK 331. + Nhật ký chứng từ số 6: là sổ phản ánh phát sinh Có TK 151. Cơ sở để ghi là hóa đơn của người bán và phiếu nhập kho. Cuối tháng cộng chuyển sổ số liệu vào sổ cái TK 151. + Nhật ký chứng từ số 7: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty cơ sở để ghi là bảng kê số 4,5,6 các chứng từ gốc và các bảng phân bổ. Số liệu cuối tháng ghi vào sổ cái. + Nhật ký chứng từ số 8: Theo dõi phát sinh Có TK 155, 131, 511, 532, 631, 641 căn cứ để ghi là sổ chi tiết TK 511 và sổ chi tiết các khoản còn lại. Cuối tháng khóa sổ, ghi vào sổ cái các TK. + Nhật ký chứng từ số 9: Theo dõi phát sinh có TK 211. Cơ sở để ghi là biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác liên quan. Cuối tháng khóa sổ, lấy số tổng cộng ghi vào sổ cái TK 211. + Nhật ký chứng từ số 10: Theo dõi phát sinh có TK 136, 141, 333, 338, 334, 411, 412, 455, 431, 421, 441 căn cứ để ghi là các sổ chi tiết của từng TK, cuối tháng khóa sổ lấy số tổng hợp ghi vào sổ cái các TK. * Bảng kê số 1: Dùng để theo dõi phát sinh Nợ TK 111. Căn cứ để ghi là phiếu thu. Số dư cuối ngày được xác định bằng cách lấy số dư cuối ngày trước cộng với phát sinh Nợ trong ngày trên bảng kê và trừ đi phát sinh Có trên NKCT số 1. * Bảng kê số 2: Phản ánh phát sinh Nợ TK 112, kết cấu và cách ghi tương tự như bảng kê số 1. * Bảng kê số 3: Dùng để tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Cơ sở để ghi các NKCT số 1,2,4,5,10. * Bảng kê số 4: Dùng để lập chi phí sản xuất và theo dõi phát sinh Nợ các TK 621, 622, 627, 631. Đối ứng có các TK liên quan. Căn cứ để ghi là bảng phân bổ số 1,2,3 các bảng kê. Cuối kỳ cộng chuyển số liệu vào NKCT số 7. * Bảng kê số 6: Dùng để theo dõi phát sinh Có TK 142, 335 căn cứ để ghi là bảng phân bổ và các chứng từ có liên quan. Cuối tháng cộng chuyển số liệu vào NKCT số 7 Ta có thể khái quát quy trình ghi sổ của Công ty như sau: Sơ đồ 3: Quy trình ghi sổ của Công ty Chứng từ gốc và bảng chứng từ ghi sổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng Phần II Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đại Lộc I. Đặc điểm phân loại lao động 1. Phân loại lao động: Tùy theo mục đích của quản lý mà lao động trong doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường để phục vụ cho công tác tổ chức quản lý, lao động được phân loại theo các tiêu thức sau: Theo nghề nghiệp, theo trình độ, theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo chế độ sử dụng lao động. Trong doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực dịch vụ vận tải, lao động được phân như sau: Theo nghề nghiệp gồm: + Lái phụ xe (xe taxi, xe khách, xe tải) + Thợ máy, công nhân bảo dưỡng sửa chữa + Nhân viên kỹ thuật + Lao động quản lý + Lao động khác Theo trình độ gồm: + Lao động đã qua đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp) + Lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) Theo tính chất tham gia vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. + Lao động trực tiếp + Lao động gián tiếp - Theo chế độ sử dụng lao động + Lao động theo hợp đồng dài hạn + Lao động theo hợp đồng ngắn hạn + Lao động thời vụ 2. Năng xuất lao động: Là một phạm trù kinh doanh (nó được gọi là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích) nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Trong quản lý kinh tế, tăng năng suất lao động có nhiều ý nghĩa: Trước hết làm tăng năng suất lao động làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trong đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động cho phép giảm được số người làm việc do đó tiết kiệm được chi phí về tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng. Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích lũy thừa tiền lương tăng năng suất lao động là thông qua việc thay đổi cách thức lao động (thay đổi công cụ lao động hay phương pháp lao động hoặc cả hai) để làm tăng thêm số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc giảm lượng lao động tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm. Dưới dạng chung nhất, năng suất lao động được xác định dưới dạng sau: Wld = 3. Tổ chức lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện lao động thực hiện thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. 4. Định mức lao động Định mức lao động và sự quy định số lượng lao động hao phí để hoàn thành một công việc nhất định trong sản xuất sản xuất theo tiêu chuẩn quy định và trong lao động cụ thể. Trong kinh doanh dịch vụ vận tải. Định mức lao động gồm: Định mức LĐ cho tài xế (lái xe) Trong định mức xếp, bốc rỡ hàng (xe tải) Định mức khoán sản phẩm (đại lý buôn bán xe ô tô) 5. Chế độ sử dụng lao động và doanh nghiệp Việc sử dụng trong doanh nghiệp tuân theo luật lao động và chính sách chung của Nhà nước. Đảm bảo điều kiện cần thiết cho người lao động Đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động Đảm bảo chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý Đảm bảo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với từng cá nhân cụ thể. II. Các hình thức tiền lương Các hình thức trả lương và các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương * Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương: Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Do đó pháp luật quy định các nguyên tắc đảm bảo tiền lương như sau: Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều này được bắt nguồn từ bản chất của tiền lương, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập của người lao động vì vậy độ lớn tiền lương không những phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng và số lượng và chất lượng của người lao động đã hao phí mà còn phải đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ. Tiền lương phải dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa hai người có sức lao động và người sử dụng lao động. Song mức độ tiền lương phải luôn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Nguyên tắc này bắt nguồn từ hợp đồng lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tiền lương trả cho ngày lao động phải phụ thuộc vào hiệu quả hợp đồng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này bắt nguồn từ mối quan hệ giữa sản xuất và người tiêu dùng, trong đó sản xuất đóng vai trò quyết định. * Các hình thức trả lương: Hiện nay ở nước ta tiền lương cơ bản được áp dụng rộng rãi hai hình thức: Hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian. * Hình thức trả lương theo sản phẩm: Đây là hình thức trả lương cơ bản đang được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất hiện nay. Tiền lương được tính theo số lượng sản phẩm thực tế làm đúng quy cách chất lượng và theo đơn giá tiền lương. TLsp = sả lượng thực tế * đơn giá tiền lương * Hình thức trả lương theo thời gian: Trả lương theo thời gian căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và mức lương cấp bậc của người lao động. Cụ thể: Tiền lương ngày = * Số ngày làm việc thực tế Tiền lương giờ = * Số giờ làm việc thực tế III. Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đại Lộc Khái quát chung Lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động cho cán bộ công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của doanh nghiệp không những phải đảm bảo mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên mà còn có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của CBCNV. Tính toán phân bổ tiền lương cũng như các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ phải đơn giản dễ hiểu và chính xác. Việc xác định quỹ tiền lương phải đảm bảo sự cân xứng giữa tiền lương, tiền lương với năng xuất chất lượng công tác của từng người lao động. Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động, vì ngày nay khi đất nước ta đang không ngừng phát triển, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày được nâng cao. Lao động không chỉ bằng sức lao động mà còn thể hiện uy tín, vị trí xã hội của họ, cũng như những nhu cầu cá nhân của họ khi bỏ ra sức lao động. Công ty TNHH Đại Lộc là một trong những Công ty đã hoàn thành tốt công tác tiền lương, đảm bảo cho công nhân có được phần thù lao xứng đáng với những gì họ đã thể hiện qua kết quả làm việc. Đóng góp vào sự thành công trên là nhờ vào sự hiểu rõ quyền lợi của người lao động trong Công ty bởi người lao động không chỉ gắn bó với Công ty bằng kết quả họ lao động ra mà còn gắn bó với Công ty để tạo ra thu nhập cho chính họ. Nguyên tắc hạch toán tiền lương tại Công ty TNHH Đại Lộc Do đặc điểm hoạt động của Công ty mang tính chất hoạt động dịch vụ chính vì vậy mà hình thức trả lương khoán theo sản phẩm được Công ty áp dụng chủ yếu. Tuy nhiên ở một số bộ phận Công ty vẫn sử dụng hình thức trả lương theo thời gian để tính toán cho người lao động. 2.1. Hình thức trả lương theo thời gian: Lương cơ bản = (450.000 * hệ số lương * 22) Trong đó: Tiền lương tối thiểu: 450.000 đồng Hệ số lương phụ thuộc vào mức độ công việc 22: số ngày công trong tháng Trong bộ luật mới đây quy định trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với một số bộ phận gián tiếp. Theo quyết định từ ngày 1/10/2006 BTC với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng. Căn cứ vào mức lương cơ bản trên cùng bậc lương hàng tháng, phòng đại lý, xưởng tổ chức chấm công cho từng cán bộ công nhân viên rồi tổng hợp lại qua các bộ phận lao động tiền lương làm căn cứ để tính lương cho từng người rồi xác định lương từng ngành. Cụ thể ta có bảng chấm công sau: Công ty TNHH Đại Lộc Đơn vị: Phòng Tài chính kế toán Bảng chấm công Thánh 12 năm 2006 STT Họ và tên Ngạch bậc lương cấp bậc chức vụ quy ra công Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 24 1 Nguyễn Phương Anh L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 2 Nguyễn Tuấn Anh L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 3 Trần Thanh Bình L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 4 Phan Thanh Hà L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 5 Hà Thị Hiền L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 6 Nguyễn Minh Đức L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 7 Nguyễn Thị Đông L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 8 Nguyễn Thị Phương L L L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Ngày..tháng.năm 200. Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: - Lương SP: SP - Nghỉ phép: P - Lương thời gian: + - Hội nghị, học tập: H - ốm điều dưỡng: Ô - Nghỉ bù: NB - Con ốm: Cô - Nghỉ không lương: KL - Thai sản: TS - Ngừng việc: N - Tai nạn: T - Lao động nghĩa vụ: LĐ Hình thức trả lương này cho ta thấy những thông tin về quỹ thời gian làm việc của tổ chức cũng như cá nhân trong năm, tháng, quý, tuần cũng như trong ngày. Từ đó ta có thể so sánh với thực tế để biết được mức độ sử dụng thời gian thực tế và nguyên nhân không sử dụng hết thời gian tối đa. Mặt khác, hình thức tiền lương này chưa gắn trách nhiệm của mỗi người với kết quả lao động mà họ vẫn đạt được, do ngày làm việc chưa phản ánh được đầy đủ tiềm năng nguồn nhân lực vì ngày làm việc còn chứa đựng những ngày làm việc không trọn vẹn. Bởi nhiều lý do khác nhau chẳng hạn người lao động đi muộn về sớm, làm việc riêng hay do chủ quan của từng bộ phận, đại lý, xưởng đã phản ánh không đúng thực chất của nó. Vì vậy để công tác tiền lương thực sự đem lại sự cân bằng cho người lao động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý kiểm soát thời gian làm việc có ảnh hưởng lớn đến năng suất, giá thành sản phẩm và NL và doanh nghiệp. 2.2. Hình thức trả lương khoán sản phẩm: Đây là hình thức tiền lương theo khối lượng (số lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành, đảm bảo yêu cầu về chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm cho công việc đó). Tiền lương khoán sản phẩm là tiền lương mà người lao động được hưởng trên sản phẩm mà mình làm ra. Bởi vậy khi trả lương công ty phải tính toán chính xác, công bằng, hợp lý và đúng chế độ tiền lương Nhà nước quy định. Công việc được hoàn thành là nhờ sự đóng góp của 1 dây chuyền lao động trong đó có bộ phận gián tiếp lao động (gồm khối văn phòng, văn phòng giao dịch) mà bộ phận trực tiếp (là toàn bộ công nhân trong các xưởng, đội sản xuất và dịch vụ). Chính vì vậy tiền lương của Công ty TNHH Đại Lộc được phân ra làm 2 bộ phận riêng biệt: - Tiền lương bộ phận trực tiếp - Tiền lương bộ phận gián tiếp Căn cứ vào tình hình thực tế năm 2006, các năm trước đưa vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã xây dựng kế hoạch tiền lương cho từng bộ phận sản xuất, thanh toán cho cán bộ công nhân viên. * Tính tiền lương cho bộ phận trực tiếp: - Đối với khối sản xuất: Công thức tính tiền lương sản phẩm khối sản xuất trong tháng: TLsx = TLk x Ksp x KNT x Trong đó: TLsx: Tiền lương sản phẩm của lao động khối và trong tháng TLk: Xuât tiền lương khoán sản phẩm trong tháng. TLk = Xuất tiền lương khoán phụ thuộc vào các yếu tố như: tổng diện tích toàn Công ty trong tháng, đơn giá tiền lương trên 1000 đòng DT, tổng số lao động toàn đơn vị trong tháng (NLĐ). Hiện tại, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty giao cho. Doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương 1000 đ. Ksp là hệ số tiền lương sản phẩm theo công việc KNT là hệ số hoàn thành kế hoạch của tổ nhóm sản xuất Ctt là số ngày công thực tế tham gia sản xuất CCĐ là số ngày công chế độ quy định VD: Kế hoạch Công ty giao cho khối sản xuất (11/2006) là 81.600.000đ. Mức độ hoàn thành kế hoạch là: 79.900.000đ xưởng sửa chữa giao cho tổ sản xuất. Tổ 1: Kế hoạch 75.000.000đ, hoàn thành 66.000.000đ Tổ 2: Kế hoạch 5.400.000đ, hoàn thành 3.900.000đ Tổ 3: Kế hoạch 3.700.000đ, hoàn thành 2.300.000đ Tổng số lao động xưởng sửa chữa là 32 người, với hệ số lương tổ 1 là: 1,5 tổ 2 là 1,45; tổ 3 là 1,3. Ngày công thực tế là 26 ngày và ngày công chế độ là 2,3,5 ngày. Tính tiền lương của khối sản xuất Công ty là: TLK = = 1.599.375 (đồng) Kht tổ 1 = x 100 = 88% Kht tổ 2 = x 100 = 72% Kht tổ 3 = x 100 = 62% Lương công nhân tổ 1 = 1.559.375 x 88% x 1,5 = 2.058.375 (đ) Lương công nhân tổ 2 = 1.559.375 x 72% x 1,45 = 1.669.747,5 (đ) Lương công nhân tổ 3 = 1.559.375 x 62% x 1,3 = 1.289.096,2 (đ) Tổng = 5.017.218,7 (đ) Lương bình quân công nhân tổ sản xuất: 5.017.218,7 : 3 = 1.672.406,2 (đ) Lương sản phẩm công nhân tổ 1 = = 2.775.482,5 (đ/người) Lương sản phẩm công nhân tổ 2 = = 2.682.966,4 (đ/người) Lương sản phẩm công nhân tổ 3 = = 2.405.418,2 (đ/người) Đối với khối dịch vụ: TLK = DT khoán x % chi trả lái xe VD: Đối với xe taxi: TLK = 9% doanh thu Đối với xe tải: TLK = 2% doanh thu Trong quá trình sản xuất kinh doanh vận tải, văn phòng giao dịch, đại lý lớn xe ô tô, đơn vị nào (kể cả lái xe) vượt chỉ tiêu kế hoạch, doanh thu có lãi vượt thì sẽ được hưởng 50% lãi vượt, 50% chuyển về Công ty và được tính theo công thức sau: Lv = GTtsl + CC1 + C2 + NSct + V) Lãi vượt là loại lãi được trích trên cơ sở giá trị tổng sản lượng thực hiện sau khi đã được khấu trừ các khoản hợp lý. Trong đó: GTtsl: Giá tri tổng sản lượng C1: Các khoản trích khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn C2: Chi phí nguyên vật liệu, điện năng, định mức và các khoản chi khác NSct: Các khoản trích nộp về Công ty kể cả trích cổ tức V: TN bình quân cán bộ công nhân viên Ngoài những mức lương được hưởng ở trên, lái xe còn được hưởng thêm phần lương do chạy tăng cường mà việc chi trả tăng cường này được căn cứ vào từng thời điểm Công ty sẽ có thông báo. * Tính tiền lương cho cán bộ gián tiếp: Việc phân phối tiền lương sản phẩm hàng tháng dựa trên các yếu tố sau: - Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng của từng bộ phận trong Công ty. - Mức thu nhập bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất của từng bộ phận trong Công ty theo chế độ khoán. Ngày công thực tế tham gia sản xuất kinh doanh - Hệ số tiền lương sản phẩm quyết định cho từng chức vụ, công việc theo nhiệm vụ được phân công, được xây dựng theo quy chế này. Công thức phân phối tiền lương sản phẩm được xây dựng như sau: TLsp = x Ctt quản lý Trong đó: TLsp: Tiền lương sản phẩm tháng của cán bộ nhân viên quản lý phục vụ TNbq: Ngày công thực tế làm việc bình quân tháng của CN trực tiếp sản xuất. Ctt: ngày công thực tế làm việc của cán bộ công nhân viên quản lý phục vụ Ksp: Hệ số tiền lương thực hiện theo chức vụ công việc được giao và mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong tháng của cán bộ công nhân viên. Hệ số Ksp được quy định như sau: STT Chức danh Tính chất công việc Xếp loại A B 1 Giám đốc 3,7 80%A 2 Phó giám đốc, kế toán trưởng - Đã đảm nhận nhiệm vụ 3 năm trở nên - Đã đảm nhận nhiệm vụ dưới 3 năm 3,2 3,1 80%A 80%A 3 Trưởng phòng ban, các đơn vị, chủ tịch công đoàn Công ty đã đảm nhận nhiệm vụ 3 năm trở lên - Trưởng phòng ban, các đơn vị đã đảm nhận nhiệm vụ dưới 3 năm 2,7 2,6 80% A 80%A Căn cứ vào chức danh và tính chất của công việc mà Công ty có những bậc hệ số tiền lương khác nhau và đồng thời căn cứ vào quá trình quản lý, hoạt động phục vụ sản xuất và mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong tháng mà Công ty đã đưa ra những quyết định cho việc xếp loại 1 cách hợp lý. Để từ đó giải quyết được vấn đề được làm đúng trách nhiệm, đúng công việc và được hưởng lương theo đúng quy định của Công ty. Điều này được thể hiện qua bảng thanh toán tiền lương sau: Bảng thanh toán tiền lương khối văn Phòng Tháng 12 năm 2006 STT Họ và tên Lương cơ bản Ngày công Hệ số Phụ cấp Lương SP Tổng Tạm ứng Bảo hiểm Còn được tính Ký tên 1 Nguyễn Đức Bình 814.900 27 1,5 637.4949 1.488.849 500.000 33.750 955.099 2 Phạm Bá Cường 1.009.200 27 1,7 678.162 1.687.362 500.000 38.250 1.149.112 3 Nguyễn Thuỳ Dương 1.009.200 27 1,7 678.162 1.687.362 500.000 38.250 1.149.112 4 Trần Thị Thu Dung 936.700 27 1,7 750.662 1.687.362 500.000 38.250 1.149.112 5 Nguyễn Văn Đông 1.525.400 27 3,1 100.000 1.651.554 3.176.954 500.000 69.750 2.507.204 6 Trần Anh Đức 1.525.400 27 3,2 100.000 1.750.810 3.276.210 500.000 72.000 2.704.201 7 Lương Mạnh Trung 1.748.000 27 3,2 200.000 2.024.493 3.872.493 500.000 72.000 3.300.493 Tổng cộng 36.628.400 8.207.792 16.876.592 3.500.000 290.250 12.914.342 Bằng chữ: Mười hai triệu chín trăm mốn nghìn ba trăm bốn hai đồng. Ngày 30 tháng 12 năm 2006 Người lập biển (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Bảng thanh toán tiền lương đội xe taxi Tháng 12 năm 2006 STT Họ và tên Lương cơ bản Ngày công Hệ số Phụ cấp Lương SP Tổng Tạm ứng Bảo hiểm Còn được tính Ký tên 1 Nguyễn Văn Chung 920.000 26 1.5 840.000 1.760.000 33.750 1.742.450 2 Trần Mạnh Hùng 1.009.000 26 1.92 910.000 1.919.000 43.200 1.896.536 3 Nguyễn Văn Hải 936.000 26 1.92 852.000 1.788.000 43.200 1.766.238 4 Phạm Trung Dũng 1.120.000 26 2.5 930.000 2.050.000 56.250 2.024.260 5 Nguyễn Hoài Nam 1.300.000 26 2.7 1.010.000 2.310.000 60.750 2.292.450 Tổng cộng 5.285.000 4.542.000 9.827.000 237.150 9.271.934 Bằng chữ: Chín triệu bảy trăm hai mốt nghìn chín trăm ba tư đồng. Ngày 30 tháng 12 năm 2006 Người lập biển (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Nhật ký chứng từ TK 334 Ngày 30 tháng 12 năm 2006 STT TK ghi có TK ghi nợ 334 338 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng CP NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số NKCT số A B 1 2 3 4 1 642 16.876.592 290.250 17.166.842 2 622 9.827.000 237.150 10.064.150 3 26.703.592 527.400 27.230.992 Sổ cái tài khoản tK 334 Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 01 .. Tháng 12 Cộng A 1 2 3 4 TK 642 . 16.876.592 TK 622 9.827.000 Cộng số phát sinh nợ . 26.703.592 Tổng số phát sinh có .. 26.703.592 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày..tháng 12 năm 2006 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Sổ cái tài khoản tK 338 Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 01 .. Tháng 12 Cộng A 1 2 3 4 TK 642 . 290.250 TK 622 237.150 Cộng số phát sinh nợ . 527.400 Tổng số phát sinh có .. 527.400 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày..tháng 12 năm 2006 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) IV. Hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đại Lộc Công ty TNHH Đại Lộc trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định Nhà nước là 25% quỹ lương. Trong đó Công ty tính 19% vào giá thành sản phẩm còn lại cán bộ công nhân viên phải nộp 6% bao gồm: - BHXH trích 20% trong đó Công ty chịu 15% cá nhân chịu 5% - BHYT trích 3% trong đó Công ty chịu 2%, cá nhân chịu 1% - KPCĐ trích 2% Tổng quỹ lương thực tế Công ty chịu Đối với BHXH và BHYT Công ty tính trên cơ sở tổng tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên, còn KPCĐ Công ty tính trên tổng tiền lương thực tế mà Công ty trả cho cán bộ công nhân viên. Từ cách tính trên Công ty đã đưa ra kế hoạch nộp BHXH quý IV năm 2006 như sau: Uỷ ban nhân dân tp Hà Nội Công ty TNHH Đại Lộc ---------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kế hoạch nộp bảo hiểm xã hội Quý IV năm 2006 (Biểu 1- KHT) STT Nhóm cán bộ công nhân viên chức Số người Quỹ lương Mức đóng 20% Ghi chú Lương chính cơ bản Phụ cấp lương Tổng số 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Hành chính, đảng đoàn thể 15 123.450.200 4.436.000 129.886.200 25.977.240 2 Sản xuất 3 Dịch vụ 4 Ngành nghề khác Đăng ký nộp BHXH: - Tháng.Vào ngàytháng.tháng..năm 200.. - Tháng.Vào ngàytháng.tháng..năm 200.. - Tháng.Vào ngàytháng.tháng..năm 200.. Ngày 10 tháng 12 năm 2006 Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng đơn vị sử dụng lao động (Ký, họ tên) thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Đồng thời từ những quyết định cho cán bộ công nhân viên được hưởng BHXH kế toán BHXH tiến hành lập "Danh sách lao động hưởng trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên vào cuối quý". Sau đây là mẫu danh sách lao động được hưởng trợ cấp BHXH quý IV năm 2006 như sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ========== Mẫu số C04 - BH (Ban hành theo QĐ số 14/2006/QĐ - BTC) danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH Quý iv năm 2006 STT Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương đóng BHXH Thời gian đóng BHXH Đơn vị đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Tiền trợ cấp Ghi chú Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Nguyễn Thị Phương 8901002823 373.800 1 104 104 2.869.000 104 104 486.900 Cộng 1 104 104 2.869.000 104 104 486.900 Kèm theo 3 chứng từ gốc Cơ quan BHXH duyệt: Số ngày: 01 Số ngày: 104 Số tiền: 2.869.000đ (Hai triệu tám trăm sáu mươi chín ngàn đồng) Cán bộ quản lý thu Cán bộ quản lý CĐCS Trưởng phòng quản lý CĐCS Ngày 20/12/2006 Giám đốc ký duyệt Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Căn cứ vào bảng tính lương và công tác hạch toán các khoản trích theo lương mà Công ty đã lập ra: "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH" sau: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm Tháng 12 năm 2006 Mẫu số 11 - LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC) ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Doanh nghiệp: Đơn vị tính: 1000đ STT Ghi có TK, đối tượng sử dụng Ghi nợ các TK TK 334 - Phải trả công nhân viên TK 338 phải trả, phải nộp khác TK 335 chi phí phải trả Tổng cộng Lương CB Lương sản phẩm 334 Các TK khác 3388 Công có TK 334+3388 KPCĐ (3382) 2% BHXH (3383) 3% BHYT (3384) 3% Cộng có TK 338 Số dư đầu kỳ 132.976 238.307 371283 470106 57920 21922,425 631 Giá thành xe taxi 4596,5 4366 4366 87 689 92 631 Giá thành xe ca 136718,5 1845787 528588,771 713165,771 3692 2166 2889 1331 Thuế VAT khấu trừ 38955,229 38955,229 631 Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa 45045,7 1224 6757 907 631 Đại lý (VP giao dịch) 39506,7 1096 5926 790 154 Lương xưởng BD và SC 6179 6179 154 Lương đại lý (VP giao dịch) 54795 54705 631 Lương tổ lái xe 32775,3 40009 4009 800 4916 656 631 Lương sản xuất phụ 6713,5 16297 16297 326 1007 3382 Lương công đoàn 1913 1913 6421 Lương văn phòng 31963,8 71325 71325 1465 4795 639 138 Nợ quá mức: Trích 5% BHXH Trích 1% BHYT 8060 8060 1252 3050 Cộng có Phát sinh nợ 29732 327943 434488 293319 575604 1010092 621262 8690 4413 0 0 239521 520592 760113 512876 Ngày.thángnăm.. Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) V. Các khoản thu nhập khác Ngoài mức lương cơ bản nhận được cùng với các chế độ BHXH, BHYT theo quyết định của Nhà nước, để đảm bảo, cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên công ty còn các khoản phụ cấp trách nhiệm 200.000đ đối với giám đốc và phó giám đốc, 100.000đ đối với tổ trưởng tổ sản xuất, ngay khi người lao động làm tăng ca vào ca đêm thì được trả thêm ít nhất = 30% tiền lương làm việc ban ngày. Và để tạo động lực thúc đẩy người lao động quan tâm đến lợi ích chung của tập thể mà yêu cầu cao nhất là hoàn thành vượt mức kế hoạch tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp nên Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thưởng khác nhau. Thưởng từ lợi nhuận Thưởng từ năng suất Thưởng từ chất lượng Nếu quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, Công ty sẽ trừ phân bổ đó vào phần chi trả cho lái xe nếu trong tháng trừ chưa hết thì sẽ bị trừ vào tháng tiếp theo. Hàng tháng lái xe nộp đủ doanh thu trước ngày 06 tháng sau thì được hưởng 1% doanh thu thực nộp. Nộp doanh thu từ 11 tháng sau trở đi Công ty sẽ phạt 1% doanh thu thiếu. Đối với khối vận tải, Công ty đưa ra mức khoán doanh thu khác nhau tuỳ thuộc vào tuyến đường và nốt chạy đưa ra cách thức đúng đắn đã giúp cho các xe thuận lợi trong vận hành. Công tác quản lý đạt hiệu quả là nhờ vào rất nhiều thành viên trong khối ví dụ: Đối với tổ bảo vệ doanh nghiệp vấn đề an ninh đã được triển khai mạnh mẽ, các tệ nạn ma tuý, đánh bạc trong giờ hành chính hầu như đã được ngăn chặn Có thể nói công tác quản lý của công đối với xe hoạt động kinh doanh vận tải đã đảm bảo được sự an toàn, sự tin tưởng của nhân dân. Đối với khối công nghiệp. Công ty đưa ra 1 phương hướng quản lý hợp lý với nguyên tắc đảm bảo sản phẩm làm ra thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời thu nhập của người lao động cũng ngày một nâng cao. Một số chỉ tiêu Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Tổng doanh thu: So với năm trước % 17.932.978.000 19.000.000.000 106,54 34.162.941.000 179,80 2. Thuế GTGT: So với năm trước % 398.632.000 582.360.000 146,09 994.270.000 170,73 3. Tổng quỹ tiền lương So với năm trước % 373.520.000 409.586.000 109,65 438.742.000 107,11 Nhìn vào bảng trên ta thấy khối công nghiệp đã đạt được những hiệu quả nhất định, chỉ tiêu của năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng doanh thu. Điều này cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý của Công ty vẫn đạt hiệu quả cao, tiền lương của người lao động ngày càng được cải thiện. Phần III Một số kiến nghị đối với công tác hạch toán tiền lương tại Công ty tnhh đại lộc I. Đặc điểm chung Qua số liệu phân tích trên chúng ta nhận thấy thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao. Có được điều đó chính là nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng. Trong công tác điều hành, chỉ huy cùng với những kinh nghiệm và sự linh hoạt của ban giám đốc. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là đôi tay người lao động đã biết vận hành tốt. Điều đó chứng minh qua báo cáo sau: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2004 - 2006) Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Tổng doanh thu: So với năm trước % 17.932.978.000 19.000.000.000 106,54 34.162.941.000 179,80 2. Tổng quỹ lương: So với năm trước % 373.520.000 409.586.000 109,65 438.742.000 107,11 3. Tổng lợi nhuận So với năm trước % 1.097.657.500 1.134.234.000 103,33 1.734.182.637 152,89 4. Tổng số lao động So với năm trước % 172 181 105,23 187 103,31 5. Thu nhập bình quân So với năm trước % 920.000 1.300.000 140,30 1.500.000 115,3 Nguồn: Phòng tài vụ Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đại Lộc qua 3 năm (2004 - 2006) ta thấy sự tăng lên rõ rệt về số lượng và chất lượng. Mặc dù thời kỳ đầu Công ty đã gặp khó khăn trong việc hoà nhập với cơ chê smới, nhưng qua 1 thời gian đổi mới, nâng cấp trang thiết bị và đồng thời nâng cao tay nghề cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên mà Công ty đã có sự vượt bậc như bây giờ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như hôm nay cần phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác tiền lương. Họ đã góp phần làm cho Công ty hiểu được rằng kế toán tiền lương không chỉ là chi phí mà nó còn là động lực thúc đẩy người lao động có nên gắn bó với Công ty hay không khi tiền lương đã thoả mãn với những gì mà công sức của người lao động bỏ ra thì lúc đó người lao động sẽ có xu hướng làm việc cho Công ty. Để Công ty ngày càng trở thành doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo được niềm tin trong cán bộ công nhân viên cũng như niềm tin với khách hàng. II. Một số kiến nghị đối với công tác hạch toán tiền lương ở Công ty đại lộc Nhận xét về công tác kế toán tiền lương Công ty vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trên cơ sở sản phẩm sản xuất của người lao động. Có thể nói, chính nhờ hình thức trả lương này đã kích thích và động viên được tinh thần nhiệt tình hăng say lao động của đội ngũ cán bộ, công nhân viên cơ bản đã giải quyết được mọi quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời đảm bảo nguyên tắc phân phối lao động trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, công tác kế toán tiền lương không vì thế mà tránh khỏi những thiếu xót, những tồn tại của cơ chế thị trường cũng như công tác kế toán tiền lương còn mang tính chất dập khuân, dường như sự đổi mới có được không đáng kể. Trong đội ngũ kế toán vẫn còn hiện tượng "người làm không hết mà kẻ lần không ra". Ví dụ: Một cán bộ vừa phải làm kế toán giá thành vừa phải làm kế toán tổng hợp Điều này dễ dẫn đến sự ức chế trong công việc và làm cho công việc đạt hiệu quả không cao. Qua đó, thể hiện rằng công tác kế toán tiền lương là vấn đề quan trọng công ty không cải thiện vấn đề này mà còn phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề con người. Khi con người làm việc trong lĩnh vực này trình độ và sức khoẻ luôn được đặt lên hàng đầu bởi nghiệp vụ này đòi hỏi độ chính xác và hiệu quả cao. III. Một số kiến nghị đối với công tác hạch toán tiền lương ở Công ty Đại Lộc * Đối với Công ty Là doanh nghiệp tư nhân, Công ty luôn phải đặt lợi ích của công nhân lên trên, khi quyền lợi của người lao động được đảm bảo thì lúc đó ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc sẽ được nâng cao và một trong những quyền lợi họ được hưởng đó là tiền lương. Để đưa ra chính sách hợp lý trong vấn đề tiền lương Công ty ngoài những điều làm được như đã nêu ở trên thì còn phải: + Đảm bảo đội ngũ kế toán tiền lương luôn được quan tâm về mặt kiến thiết lẫn tinh thần. + Phương châm quản lý tiền lương phải chặt chẽ, tránh sự thiên vị + Tay nghề của công nhân trong khối vận tải và khối công nghiệp luôn được nâng cao. + Thay đổi những xe không đạt tiêu chuẩn Nghị định 92 của Chính phủ. + Cần tăng cường hơn nữa các loại xe Huyndai, Faw có chất lượng cao, phục vụ vận tải chất lượng cao đối với tuyến đường gần. * Đối với nhà nước Nguồn thu ngân sách nhà nước được tôn tại một phần lớn là nhờ vào sự đóng góp của các Công ty hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia. Và sự đóng góp của Công ty là nhờ vào sức lao động không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Vì vậy nhà nước cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với người lao động. Một trong những chính sách phải kể ra ở đây đó là việc cần thiết phải ban hành chính sách BHXH thực hiện theo loại hình tự nguyện và hình thức tham gia đáp ứng tối đa nhu cầu bảo hiểm cho mọi người lao động thuộc thành phần kinh tế. Bên cạnh đó việc xác định mức đóng BHXH thích hợp là vấn đề mấu chốt liên quan đến hạch toán chi phí kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần tăng dần mức BHXH để nâng cao, cải thiện thu nhập cho từng người lao động nghỉ hưu và an toàn hơn về mặt xã hội. IV. Hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đại Lộc Công ty TNHH Đại Lộc trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định nhà nước là 25% quỹ lương. Trong đó Công ty tính 9% vào giá thành lập sản phẩm còn lại thân cán bộ công nhân viên phải nộp 6% bao gồm: - BHXH trích 20% trong đó Công ty chịu 15% cá nhân chịu 5% - BHYT trích 3% trong đó Công ty chịu 2%, cá nhân chịu 1% - KPCĐ trích 2% Tổng quỹ lương thực tế Công ty chịu. Đối với BHXH và BHYT Công ty tính trên cơ sở tổng tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên, còn KPCĐ Công ty tính trên tổng tiền lương thực tế mà công ty trả cho cán bộ công nhân viên. Từ cách tính trên Công ty đã đưa ra kế hoạch nộp BHXH quý IV năm 2006 như sau: UBND TP Hà Nội Công ty TNHH Đại Lộc ________________ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________ Kế hoạch nộp bảo hiểm xã hội Quý IV năm 2006 (Biểu 1 - KHT) STT Nhóm cán bộ công nhân viên chức Số người Quỹ lương Mức đóng 20% Ghi chú Lương chính cơ bản Phụ cấp lương Tổng số 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Hành chính, Đảng đoàn thể 15 123.450.200 4.436.000 129.886.200 25.977.240 2 Sản xuất 3 Dịch vụ 4 Ngành nghề khác Đăng ký nộp BHXH: - Tháng . vào ngày .. tháng .. năm 200.. - Tháng . vào ngày .. tháng .. năm 200.. - Tháng . vào ngày .. tháng .. năm 200.. Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng Đơn vị sử dụng lao động (Ký, họ tên) Ngày 10 tháng 12 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Đơn vị sử dụng lao động (Ký, họ tên) Đồng thời từ những quyết định cho cán bộ công nhân viên được hưởng BHXH kế toán BHXH tiến hành lập "Danh sách lao động hưởng trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên vào cuối quý". Sau đây là mẫu danh sách lao động được hưởng trợ cấp BHXH quý IV năm 2006 như sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________________ Mẫu số C04-BH (Ban hành theo QĐ số 14/2006/QĐ-BTC) Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH Quý IV năm 2006 Loại chế độ:Thai sản STT Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương tháng đóng BHXH Thời gian đóng BHXH Đơn vị đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Tiền trợ cấp Ghi chú Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Nguyễn Thị Phương 8901002832 373.000 1 104 104 2.869.000 104 104 486.900 Cộng 1 104 104 2.869.000 104 104 486.900 Kèm theo 3 chứng từ gốc: Cơ quan BHXH duyệt: Số ngày: 01 Số ngày:104 Số tiền: 2.869.000đ (Hai triệu tám trăm sau mươi chín ngàn đồng) Cán bộ quản lý thu Cán bộ quản lý CĐCS Trưởng phòng Quản lý CĐCS Ngày 20/1/2006 Giám đốc ký duyệt Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Căn cứ vào bảng tính lương và công tác hạch toán các khoản trích theo lương mà công ty đã lập ra: "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH" sau: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm Tháng 12 năm 2006 Doanh nghiệp: Mẫu số 11-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Đơn vị tính: 1000đ STT Ghi có TK, đối tượng sử dụng Ghi Nợ các TK TK334- Phải trả công nhân viên TK 338 - Phải trả, phải nộp khác TK 335 chi phí phải trả Tổng cộng Lương CB Lương sản phẩm 334 Các TK khác 3388 Cộng có TK334+3388 KPCĐ 3382 (2%) BHXH 3383 (3%) BHYT 3384 (3%) Cộng Có TK338 Số dư đầu kỳ 132.976 238.307 371.283 470.106 57.920 21.922,425 631 Giá thành xe taxi 4596,5 4366 4366 87 689 92 631 Giá thành xe ca 136718,5 184587 528588,771 713165,771 3692 2166 2889 1331 Thuế VAT khấu trừ 38955,229 38955,229 631 Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa 45045,7 1224 6757 907 631 Đại lý (VP giao dịch) 39506,7 1096 5926 790 154 Lương xưởng BD và SC 6179 6179 154 Lương đại lý (VP giao dịch) 54795 54705 631 Lương tổ lái xe 32775,3 40009 4009 800 4916 656 631 Lương sản xuất phụ 6713,5 16297 16297 326 1007 3382 Lương công đoàn 1913 1913 6421 Lương văn phòng 31963,8 71325 71325 1465 4795 639 138 Nợ quá mức: Trích 5% BHXH Trích 1% BHYT 8060 8060 1252 3050 Cộng Có Phát sinh Nợ 29732 327943 434488 293319 575604 1010092 621262 8690 4413 0 0 239521 520592 760113 512876 Người lập bảng (Ký, họ tên) Ngày.. tháng .. năm . Kế toán trưởng (Ký, họ tên) VI. Các khoản thu nhập khác Ngoài mức lương cơ bản nhận được cùng với các chế độ BHXH, BHYT theo quyết định của Nhà nước, để đảm bảo, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên công ty còn các khoản phụ cấp trách nhiệm 200.000đ đối với giám đốc và phó giám đốc, 100.000đ đối với tổ trưởng tổ sản xuất, ngay khi người lao động làm tăng ca vào ca đêm thì được trả thêm ít nhất =30% tiền lương làm việc ban ngày. Và để tạo động lực thúc đẩy người lao động quan tâm đến lợi ích chung của tập thể mà yêu cầu cao nhất là hoàn thành vượt mức kế hoạch tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp nên công ty đã áp dụng nhiều hình thức thưởng phạt khác nhau: Thưởng từ lợi nhuận Thưởng từ năng suất Thưởng từ chất lượng Nếu quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, công ty sẽ trừ phân bổ đó vào phần chi trả cho lái xe nếu trong tháng trừ chưa hết thì sẽ bị trừ vào tháng tiếp theo. Hàng tháng lái xe nộp đủ doanh thu trước ngày 06 tháng sau thì được hưởng 1% doanh thu thực nộp. Nộp doanh thu từ 11 tháng sau trở đi Công ty sẽ phạt 1% doanh thu thiếu. Đối với khối vận tải, công ty đưa ra mức khoán doanh thu khác nhau tuỳ thuộc vào tuyến đường và nốt chạy đưa ra cách thức đúng đắn đã giúp cho các xe thuận lợi trong vận hành. Công tác quản lý đạt hiệu quả là nhờ vào rất nhiều thành viên trong khối. Ví dụ: Đối với tổ bảo vệ doanh nghiệp vấn đề an ninh đã được triển khai mạnh mẽ, các tệ nạn ma tuý, đánh bạc trong giờ hành chính hầu như đã được ngăn chặn Có thể nói công tác quản lý của Công ty đối với các xe hoạt động kinh doanh vận tải đã đảm bảo được sự an toàn, sự tin tưởng của nhân dân. Đối với khối công nghiệp, Công ty đưa ra 1 phương hướng quản lý hợp lý với nguyên tắc đảm bảo sản phẩm làm ra thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời thu nhập của người lao động cũng ngày một nâng cao. Một số chỉ tiêu Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Tổng doanh thu So với năm trước % 17.932.978.000 19.000.000.000 106,54 34.162.941.000 179,80 2. Thuế GTGT: So với năm trước % 398.632.000 582.360.000 146,09 994.270.000 170,73 3. Tổng quỹ tiền lương So với năm trước % 373.520.000 409.586.000 109,65 438.742.000 107,11 Nhìn vào bảng trên ta thấy khối công nghiệp đã đạt được những hiệu quả nhất định, chỉ tiêu của năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với tốc độ doanh thu. Điều này cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý của công ty vẫn đạt hiệu quả cao, tiền lương của người lao động ngày càng được cải thiện. Phần III Một số kiến nghị đối với công tác hạch toán tiền lương tại Công ty TNHH Đại Lộc I. Đặc điểm chung Qua số liệu phân tích trên chúng ta nhận thấy thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao. Có được điều đó chính là nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng, trong công tác điều hành, chỉ huy cùng với nhưng kinh nghiệm và sự linh hoạt của Ban giám đốc. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là đôi tay người lao động đã biết vận hành tốt. Điều đó chứng minh qua báo cáo. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2004-2006) Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Tổng doanh thu So với năm trước % 17.932.978.000 19.000.000.000 106,54 34.162.941.000 179,80 2. Tổng quỹ tiền lương So với năm trước % 373.520.000 409.586.000 109,65 438.742.000 107,11 3. Tổng lợi nhuận So với năm trước % 1.097.657.500 1.134.234.000 103,33 1.734.182.637 152,89 4. Tổng số lao động So với năm trước % 172 181 105,23 187 103,31 5. Thu nhập bình quân So với năm trước % 920.000 1.300.000 140,30 1.500.000 115,3 Nguồn: Phòng Tài vụ Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đại Lộc qua 3 năm (2004-2006) ta thấy sự tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù thời kỳ đầu Công ty đã gặp khó khăn trong việc hoà nhập với cơ chế mới, nhưng qua một thời gian đổi mới, nâng cấp trang thiết bị và đồng thời nâng cao tay nghề cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên mà công ty đã có sự vượt bậc như bây giờ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả như hôm nay cần phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác tiền lương. Họ đã góp phần làm cho công ty hiểu được rằng kế toán tiền lương không chỉ là chi phí mà nó còn là động lực thúc đẩy người lao động có nên gắn gó với công ty hay không khi tiền lương đã được thoả mãn với những gì mà công sức của người lao động bỏ ra thì lúc đó người lao động sẽ có xu hướng làm việc cho công ty. Để Công ty ngày càng trở thành doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo được niềm tin trong cán bộ công nhân viên cũng như niềm tin với khách hàng. II. Một số kiến nghị đối với công tác hạch toán tiền lương ở Công ty TNHH Đại Lộc Nhận xét về công tác kế toán tiền lương Công ty vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trên cơ sở sản phẩm sản xuất của người lao động. Có thể nói, chính nhờ hình thức trả lương này đã kích thích và động viên được tinh thần nhiệt tình hăng say lao động của đội ngũ cán bộ, công nhân viên cơ bản đã giải quyết được mọi quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời đảm bỏ nguyên tắc phân phối lao động trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, công tác kế toán tiền lương không vì thế mà tránh khỏi những thiếu xót, những tồn tại của cơ chế thị trường cũng như công tác kế toán tiền lương còn mang tính chất dập khuôn, dường như sự đổi mới có được không đáng kể. Trong đội ngũ kế toán vẫn còn hiện tượng "người làm không hết kẻ lần không ra". Ví dụ: Một cán bộ vừa phải làm kế toán giá thành vừa phải làm kế toán tổng hợp Điều này sẽ dẫn đến sự ức chế trong công việc và làm cho công việc đạt hiệu quả không cao. Qua đó, thể hiện rằng công tác kế toán tiền lương là vấn đề quan trọng công ty không những phải cải thiện vấn đề này mà còn phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề con người. Khi con người làm việc trong lĩnh vực này trình độ và sức khoẻ tốt luôn được đặt lên hàng đầu bởi nghiệp vụ này đòi hỏi độ chính xác và hiệu quả cao. III. Một số kiến nghị đối với công tác hạch toán tiền lương ở Công ty TNHH Đại Lộc * Đối với công ty: Là doanh nghiệp tư nhân, công ty luôn phải đặt lợi ích của công nhân lên trên khi quyền lợi của người lao động được đảm bảo thì lúc đó ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc sẽ được nâng cao và 1 trong những quyền lợi họ được hưởng đó là tiền lương. Để đưa ra chính sách hợp lý trong vấn đề tiền lương công ty ngoài những điều làm được như đã nêu ở trên thì còn phải: + Đảm bảo đội ngũ kế toán tiền lương luôn được quan tâm về mặt kiến thiết lẫn tinh thần. + Phương châm quản lý tiền lương phải chặt chẽ, tránh sự thiên vị + Tay nghề của công nhân trong khối vận tải và khối công nghiệp luôn được nâng cao. + Thay đổi những xe không đạt tiêu chuẩn Nghị định 92 của chính phủ + Cần tăng cường hơn nữa các loại xe Huyndai, Faw có chất lượng cao, phục vụ vận tải chất lượng cao đối với tuyến đường gần. * Đối với nhà nước: Nguồn thu ngân sách nhà nước được tồn tại 1 phần lớn là nhờ vào sự đóng góp của các công ty hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia. Và sự đóng góp của công ty là nhờ vào sức lao động không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Vì vậy nhà nước cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với người lao động. Một trong những chính sách phải kể ra ở đây đó là việc cần thiết phải ban hành chính sách BHXH thực hiện theo loại hình tự nguyện và hình thức tham gia đáp ứng tối đa nhu cầu bảo hiểm cho mọi người lao động thuộc thành phần kinh tế. Bên cạnh đó việc xác định mức đóng BHXH thích hợp là vấn đề mấu chốt liên quan đến hạch toán chi phí kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp.Trong thời gian tới cần tăng dần mức BHXH để nâng cao, cải thiện thu nhập cho từng người lao động nghỉ hưu và an toàn hơn về mặt xã hội. kết luận Công ty TNHH Đại Lộc là một đơn vị hạch toán độc lập có con dấu riêng và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với hoạt động chính là lĩnh vực dịch vụ, buôn bán sản xuất kinh doanh vận tải, do đó hạch toán tiền lương oẻ đây vừa là điều kiện để khoán, nhưng cũng có điều kiện để trả lương theo ngày. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu nhược điểm riêng tuỳ từng ngành nghề, từng doanh nghiệp chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hoà giữa các lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động. Là doanh nghiệp tư nhân nhưng với những người lao động họ sẵn sàng góp công, góp sức lao động của mình với doanh nghiệp. Do vậy công tác tiền lương và các khoản trích theo lương đóng góp rất lớn trong công tác quản lý lao động tiền lương. Nếu là hạch toán đúng, đủ và chính xác sẽ là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động phát huy tính sáng tạo góp phần hoàn thành kế hoạch được giao nhằm tăng thu nhập cho chính mình, tích luỹ cho doanh nghiệp và xã hội. Là sinh viên thực tập tại Công ty TNHH Đại Lộc, em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài công tác hạch toán tiền lương, với mong muốn sử dụng những kiến thức, phương pháp lý luận đã được học để xem xét một vấn đề sinh động và thực tiễn. Do thời gian, điều kiện còn hạn chế cho nên báo cáo thực tập tốt nghiệp trên đây em xin trình bày tổng quát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sơ lược qua công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Đại Lộc. Bài viết này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, hình thức trình bày và những biện pháp đưa ra chưa thật hoàn hảo. Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo của quý thầy cô cùng toàn bộ CNV, anh chị em công tác tại Công ty giúp đỡ em hoàn thiện quá trình thực tập này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kế toán. Cô giáo thạc sĩ Lê Kim Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian qua, cùng toàn thể cán bộ CNV, anh chị em Công ty TNHH Đại Lộc đã giúp em hoàn thiện bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2007 Nguyễn Thị Thái Giang Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tình hình chứng từ và sổ kế toán - Nhà xuất bản Tài chính 2006. 2. Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính 1996 3. Giáo trình hạch toán kế toán 4. Quản trị nhân lực - Nhà xuất bản Giáo dục 2001 5. Hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính 2005 6. Tài liệu đơn vị thực tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5239.doc
Tài liệu liên quan