Đề tài Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.Thực trạng và giải pháp

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là hình thành nên nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm: * Vốn tự có Vốn tự có là vốn riêng có của NHTM. Vốn này tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong thực tế, vốn tự có không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại. Bộ phận vốn này đóng góp một phần đáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời góp phần vào nâng cao vị thế của NHTM trên thương trường.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã trang bị công nghệ hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động.... Đó là bước nhảy vọt về hoạt động ngân hàng nói chung, công tác huy động vốn nói riêng. Ngân hàng cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích khách hàng thường xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản như giảm chi phí thanh toán qua Ngân hàng, những đơn vị có số dư cao và thường xuyên ổn định trong tài khoản này sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi. Đối với khách hàng lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Ngân hàng sẽ giảm lãi suất tiền vay. 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, SGD I còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục, đó là: - Nguồn vốn huy động của SGD tuy lớn nhưng cơ cấu chưa hợp lý, thiếu tính ổn định. Nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhưng luôn biến động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao.Nguồn tiền gửi dân cư tương đối ổn định nhưng cả năm không tăng. - Cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cho vay tiêu dùng đã được dịch chuyển theo hướng tích cực, nhưng tốc độ còn chậm, tỷ trọng dư nợ còn thấp, vốn tín dụng vẫn còn tập trung vào một số khách hàng Tổng công ty nhà nước, tỷ trọng cho vay có đảm bảo chưa đạt kế hoạch. - Các sản phẩm dịch vụ mới (sản phẩm thẻ) triển khai chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít, uy tín sản phẩm không cao. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường.Tỷ trọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song còn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủ yếu vẫn là khoản thu từ lãI điều hòa vốn và đầu tư và cho vay. - Chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định.Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn kéo dài, khách hàng than phiền nhiều. - Trình độ, năng lực đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Công tác tiếp thị chưa có hiệu quả. 2.3.3 Nguyờn nhõn chủ yếu a. Nguyên nhân chủ quan Một số mặt tồn tại của SGDI cần được đỏnh giỏ thật đỳng ngay từ nội bộ bờn trong để tỡm ra nguyờn nhõn đỳng đắn nhất. - Cụng nghệ ngõn hàng ở SGD I đó được hiện đại hoỏ nhưng ở giai đoạn I, chưa hoàn thiện nờn khi thanh toỏn trờn tài khoản khỏch hàng đụi khi bị giỏn đoạn làm ảnh hưởng đến khỏch hàng. Thờm vào đú, chưa hoàn thiện được mụ hỡnh giao dịch một cửa nờn qui trỡnh mở và sử dụng tiền gửi của khỏch hàng tại SGD cũn phức tạp, tốn kộm thời gian, giảm năng suất của bản thõn ngõn hàng và tăng chi phớ đối với khỏch hàng gửi tiền. - Trỡnh độ cỏn bộ chưa toàn diện mang tớnh chất chuyờn mụn hoỏ cao theo từng lĩnh vực như kế toỏn, ngõn quỹ, kế toỏn tổng hợpdẫn đến khi nộp hay thiếu tiền, khỏch hàng phải trải qua rất nhiều cụng đoạn rất mất thời gian. Bờn cạnh đú cú nhiều cỏn bộ mới tuy cú nhiệt tỡnh say mờ cụng việc, nhưng cũn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghiệp vụ cũn hạn chế. - Việc thu thập thụng tin diễn biến lói suất, nhu cầu người gửi tiền của cỏn bộ làm cụng tỏc huy động vốn dõn cư cũn thụ động. Hầu hết cỏc khỏch hàng cú nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tỡm đến ngõn hàng, cỏn bộ huy động vốn chưa thực sự tỡm hiểu sõu sỏt cỏc nhu cầu từng khỏch hàng cũng như chưa chủ động lụi cuốn khỏch hàng về giao dịch tại Sở. Cụng tỏc điều hành kế toỏn thanh toỏn cũn nặng nề về giải quyết sự vụ. Cụng tỏc kế toỏn chi tiết vẫn cũn một số sai sút, bộ phận kế toỏn tổng hợp chưa đỏp ứng yờu cầu cụng việc. Sở dĩ hoạt động huy động vốn của SGD I chưa đạt hiệu quả tốt là do mạng lưới hoạt động chưa sõu sỏt, chỉ mới tập trung tại một số khu trung tâm, đông dân cư. Vì thế, SGD khụng thể khai thỏc hết được nguồn vốn nhàn rỗi trong dõn cư. Khi cú khỏch hàng rỳt tiền với lượng tiền lớn tại cỏc quĩ tiết kiệm nhỏ lẻ thường phải bỏo trước hoặc chờ đợi lõu gõy trở ngại cho cụng tỏc huy động vốn. SGD chưa quan tõm đầy đủ đến cụng tỏc marketing, dịch vụ ngõn hàng chưa thực sự phong phỳ. Cụng tỏc tuyờn truyền, quảng cỏo chủ yếu tập trung ở tạp chớ chỉ mang tớnh chất chuyờn ngành nờn hỡnh ảnh của SGD I NHCT VN chưa đến được với toàn bộ người dân. b. Nguyên nhân khách quan Bờn cạnh những nguyờn nhõn từ SGD I, nhiều mặt cũn tồn tại của SGD một phần cũng do cỏc yếu tố bờn ngoài tỏc động, hoạt động kinh doanh của SGD đặt trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt, việc tỡm kiếm thị phần nguồn vốn cú chi phớ thấp sẽ khụng phải là dễ dàng. Ngoài ra, điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa phỏt triển, thu nhập dõn cư nhỡn chung cũn thấp, chỉ đủ cho chi dựng nờn tớch luỹ chưa nhiều.Vả lại, người Việt Nam cú thúi quen dựng tiền mặt trong thanh toỏn nờn muốn thay đổi thúi quen này cần trải qua thời gian dài. Trỡnh độ dõn trớ cũn thấp, hiểu biết về hoạt động ngõn hàng cũn ớt cũng là một hạn chế lớn cho hoạt động giao dịch với ngõn hàng. Cú thể núi rằng, mọi bước đi của ngõn hàng đều xuất phỏt từ nguồn vốn, mọi biến động cũng xảy ra ở nguồn vốn. Trong mụi trường tài chớnh tiền tệ vốn chứa đựng những yếu tố bất ổn, NHCT cần cú một chiến lược nguồn vốn sõu sắc hơn, hướng vào mục tiờu bền vững, cú sức chịu đựng trước những biến đổi bất lợi. Mong rằng, với một đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm, sẽ ngày càng vững vàng hơn trong điều hành một ngõn hàng hiện đại. Đú là vốn quớ nhất. Khụng cú một ai cú thể lường trước được những khú khăn, mọi biến động cú thể xảy ra nhưng hoàn toàn cú thể chủ động kiến tạo cho mỡnh tầm nhỡn chiến lược, năng lực quản lý để có thể đối phó với mọi tình huống. Chương 3 một số giảI pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn tại sở giao dịch I ngân hàng công thương việt nam Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng. Huy động vốn là điều kiện, là tiền đề để thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn. Nó là khâu quyết định đến khả năng sinh lời của đồng vốn ngân hàng. Nếu nghiệp vụ sử dụng vốn có hiệu quả thì có tác động tích cự đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Qua phân tích tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt nam đã đạt được nhiều thành công, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế. Mục tiêu của SGD trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động và mở rộng tín dụng. 3.1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch I NHCT VN - Tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị của NHCT, mở rộng mạng lưới huy động vốn gắn với tăng trưởng dư nợ lành mạnh. Coi trọng công tác cán bộ, duy trì mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, khuyến khích các phòng tổ chức các chuyên đề thảo luận, học tập, trao đổi kinh nghiệm đào tạo và tự đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. - Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành, đoàn thể, tạo sức mạnh tổng hợp hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh, xử lý tốt tài sản đảm bảo tiền vay. - Nâng cao ý thức chấp hành cơ chế chính sách, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, giảm thiểu rủi ro. - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành, địa phương phát động, cải thiện đời sống người lao động. 3.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005 - Nguồn vốn huy động tăng từ 5% - 7% so với năm 2004 - Dư nợ cho vay tăng 15-20% so với năm 2004 - Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 3% so năm 2004 - Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 1% - Thu nợ đã đưa vào ngoại bảng là 2 tỷ đồng 3.1.2. Biện pháp thực hiện - Tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động, vận dụng chính sách lãI suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Duy trì đối tượng khách hàng tiền gửi truyền thống. Chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể xã hội, từng bước cải thiện và tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân đối, ổn định. - Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo. Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân, hộ sản xuất, cho vay đảm bảo có hiệu quả, an toàn, kiên quyết không để phát sinh nợ quá hạn mới. - Tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích tối đa cho các sản phẩm truyền thống. Xây dựng phương án triển khai hoạt động chuyển tiền nhanh VND, Western union, mở thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Khảo sát lắp đặt máy ATM tại những điểm thích hợp, đi đôi với việc tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về sản phẩm thẻ tới mọi đối tượng khách hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế toán. Thực hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh sau thanh tra, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh an toàn. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ một cách căn bản, đặc biệt là các kỹ năng về công nghệ mới.Công tác đánh giá cán bộ cần chú trọng tính sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.Công tác tuyển dụng lao động cần hội đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngày càng cao. - Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện mọi nhiệm vụ kinh doanh. Xây dựng các chỉ tiêu thi đua thiết thực gắn với mọi hoạt động của các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn thanh niên. Duy trì các phong trào văn nghệ, thể thao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cơ quan, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn Sau khi tìm hiểu thực tế công tác huy động vốn tại SGD I, căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ của SGD I, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại cũng như nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, góp phần tăng nguồn vốn, giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 3.2.1. Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp Biện pháp đầu tiên mà ngân hàng có thể làm là phải luôn luôn đánh giá một cách chi tiết, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn ..., tình hình thực tiễn của Việt Nam (môi trường kinh tế, pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý, môi trường đối ngoại) để tìm ra những khó khăn vướng mắc xuất phát từ phía ngân hàng hay những người gửi tiền. Đồng thời, ngân hàng phải chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn. Trên cơ sở đó, ngân hàng lập chiến lược dài hạn về huy động vốn để từ đó có những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho bản thân ngân hàng nói riêng, cho nền kinh tế nói chung và không để bị đọng vốn trong quá trình sử dụng vốn. Các định hướng, kế hoạch về công tác huy động vốn phải được xuất phát từ những yêu cầu sau: - Công tác nguồn vốn của ngân hàng phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực. - Coi khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay. - Gắn chiến lược tạo nguồn với chiến lược sử dụng nguồn trong một thể đồng bộ, nhịp nhàng. - Luôn có biện pháp nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, đồng thời tăng khối lượng tiền gửi từ các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc. 3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn a. Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm Tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ như vậy vì người Việt Nam có thói quen tiết kiệm để dự phòng lúc ốm đau, bệnh tật hay mua sắm. Mục đích của họ là để kiếm lời, tích lũy. Nắm bắt được điều này, SGD I đã đưa ra nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, SGD cần có những giải pháp thích hợp hơn để thu hút được nguồn vốn dồi dào này. Thứ nhất, Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền tiết kiệm trong dân cư bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ, hay tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm nhà ở... Với những hình thức này, Ngân hàng có thể tăng cường được nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn trung dài hạn. Thứ hai, Quầy gửi tiền tiết kiệm của dân chúng phải phân bổ ở nhiều nơi, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng. Thứ ba, SGDI cần cải tiến thời gian làm việc để thuận tiện cho người gửi, rút tiền. Nên chăng các quầy giao dịch bố trí người làm việc sớm hơn và nghỉ muộn hơn (thậm chí giao dịch cả tối và ngày nghỉ). Đây là một vấn đề rất quan trọng vì có những người chỉ có ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ mới có thời gian để đến Ngân hàng gửi tiền cũng như rút tiền. Thứ tư, Cải cách lề lối làm việc, thủ tục trong việc huy động vốn qua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Tránh sử dụng nhiều chứng từ, thủ tục rườm rà, tốn công sức, tiền của của Ngân hàng mà khách hàng lại không hài lòng. Sự linh hoạt về kỳ hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi. Bên cạnh các kỳ hạn đang áp dụng, ngân hàng mở rộng thêm các thời hạn gửi tiền như 9 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm... và thậm chí 10 năm. Việc áp dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn khác nhau sẽ tăng nguồn vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn dài hạn, ngân hàng nên phát hành "phiếu tiết kiệm có kỳ hạn chuyển nhượng" ngay tại các quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Với loại tiết kiệm có kỳ hạn này có thể dung hoà được lợi ích hai bên: ngân hàng và người gửi tiền. Người gửi tiền tiết kiệm chủ động khi cần rút vốn ra chi tiêu đột xuất, đồng thời ngân hàng tạo được nguồn vốn ổn định. Ngoài ra, cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Ví dụ: những người đã gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. b. Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân Hình thức này giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp. Đồng thời, phát triển tài khoản cá nhân góp phần hiện đại hoá quá trình thanh toán qua ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí lưu thông. Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân là nhu cầu cấp thiết xét về góc độ đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng cho mọi tầng lớp dân cư và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của một nền kinh tế phát triển. Để tăng số lượng tài khoản này lên, đồng nghĩa với việc tăng doanh số thanh toán qua tài khoản, góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thì SGDI cần chú ý hơn nữa đến hình thức. Bởi vì nước ta vẫn còn nghèo, thu nhập bình quân thấp, tâm lý của người dân Việt Nam vẫn quen sử dụng tiền mặt. Vì vậy khái niệm mở tài khoản cá nhân và thanh toán qua ngân hàng với nhiều người vẫn còn rất mới mẻ. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tài khoản này là rất thấp (lãi suất không kỳ hạn) ngược hẳn với tâm lý của người gửi tiền vào ngân hàng luôn mong hưởng lãi suất cao.Về phía Ngân hàng cần có những biện pháp tác động như sau: - áp dụng mức lãi suất phù hợp hơn, hấp dẫn khách hàng mở tài khoản, kết hợp với các dịch vụ thanh toán, chi trả hộ khách hàng. Hướng dẫn cho khách hàng thấy được những tiện ích khi sử dụng tài khoản này để họ hiểu được những ưu điểm của tài khoản và thường xuyên sử dụng nó. Khi người dân đã quen việc thanh toán, chi trả và các dịch vụ thuận tiện mà Ngân hàng đưa ra cộng với sự đa dạng hoá các dịch vụ, các hình thức hoạt động của Ngân hàng, người dân sẽ ít quan tâm đến lãi suất. Cần phải tạo cho khách hàng hiểu được mục đích chủ yếu của khách hàng khi mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân là chất lượng dịch vụ mà không phải là hưởng lãi. - Ngân hàng có thể áp dụng việc theo dõi 2 tài khoản song song của khách hàng tức là khi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có số dư cao, Ngân hàng sẽ chuyển bớt sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để giúp khách hàng không bị thiệt. Ngược lại, khi khách hàng có nhu cầu thanh toán cao, Ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền gửi có kỳ hạn thành tiền gửi thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng làm được như vậy sẽ tạo ra sự nhanh chóng, tiện lợi hơn cho khách hàng. Đồng thời cũng giúp Ngân hàng giảm giai đoạn rút tiền nhiều lần, tốn thời gian và chi phí. - Ngân hàng cũng có thể liên kết với Kho bạc để làm dịch vụ mở tài khoản chi trả lương cho các khách hàng là cán bộ công nhân viên làm việc ở các trường đại học, các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập ổn định. Đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ, cho nên thị trường và khả năng khai thác là rất lớn. Hơn nữa, trong thị trường này, trình độ dân trí cao nên khả năng thích ứng của khách hàng với các dịch vụ ngân hàng là rất nhanh. Ngân hàng có thể qua đó giúp người dân tiếp xúc với các dịch vụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động ATM... nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới thanh toán quốc tế, tạo nguồn vốn lớn, ổn định cho Ngân hàng. - Liên hệ với các trường Đại học, Cao đẳng... để cùng nhà trường có thể mở tài khoản cho mọi sinh viên trong trường. Làm được điều này có lợi cho cả Ngân hàng, nhà trường và cả sinh viên. Đối với Ngân hàng, đây là một nguồn huy động dồi dào vì hiện nay số lượng sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng... là rất lớn. Về phía nhà trường và sinh viên, sẽ dễ dàng hơn trong việc thu học phí và các chi phí, lệ phí khác. Sinh viên không còn cảnh chen chúc nhau nộp học phí, có khi phải nghỉ cả tiết học mới chen chân được vào bàn thu. c. Phát triển và mở rộng hình thức huy động vốn qua tài khoản của các doanh nghiệp Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, quan hệ thương mại phức tạp. Nhiều doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp tư nhân) không mở tài khoản thanh toán ở Ngân hàng hoặc thanh toán với nhau bằng tiền mặt không qua ngân hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán của hệ thống NHTM nói chung và SGD I nói riêng, qua đó hạn chế hiệu quả huy động vốn - cho vay của Sở. Vì vậy, trong thời gian tới, SGD cần có những giải pháp đúng đắn để thu hút nguồn vốn này như: - Cử cán bộ xuống tận doanh nghiệp, giới thiệu cho doanh nghiệp các loại tài khoản và những tiện ích của chúng. Đồng thời có chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. - Bám sát quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển vật tư hàng hoá và kỳ hạn nợ của các TCKT để động viên khách hàng nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm, nộp tiền cho Ngân hàng đúng hạn thanh toán. Với những khách hàng có doanh thu lớn, SGD có biện pháp thu tại chỗ theo lịch thỏa thuận với đơn vị, tạo mối quan hệ tốt đẹp trong mối quan hệ kinh doanh với bạn hàng. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích với hình thức đa dạng hơn như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ. Kỳ hạn đa dạng hơn, lãi suất áp dụng linh hoạt hơn trên cơ sở hoạt động của ngân hàng có lãi. - Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huy động còn có thể qua tư vấn môi giới, cầm đồ, tín dụng thu mua... d. Mở rộng các loại tiền gửi khác Ngân hàng cần quan tâm đến việc mở rộng thêm các loại tiền gửi khác để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của dân chúng. SGD I có thể áp dụng những hình thức huy động tiết kiệm dài hạn có mục đích, cụ thể: - Hình thức tiết kiệm hưu trí bảo thọ: Dành cho những người có thu nhập hiện tại để dành một phần tiêu dùng cho tương lai khi về già bằng cách hàng tháng gửi tiền vào tài khoản này. - Hình thức tiết kiệm nhà ở: Hình thức này tạo cho người gửi tiền được quyền vay ở ngân hàng một khoản lớn với lãi suất hợp lý để đầu tư cho chỗ ở của chính mình. Song song với đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng cần mở rộng việc phát hành kỳ phiếu có mục đích với hình thức đa dạng hơn như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, loại 2 năm, 3 năm..., lãi suất linh hoạt tuỳ thuộc môi trường cạnh tranh và cung cầu trên thị trường; phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại để huy động vốn trung và dài hạn vừa tạo nguồn vốn trung và dài hạn, vừa cung cấp hàng hoá cho thị trường vốn. Tuỳ từng điều kiện, thời điểm cụ thể mà ngân hàng áp dụng những hình thức huy động vốn phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và tiền mặt ngoài xã hội. Đa năng trong kinh doanh cũng làm cho khách hàng có cảm giác thoả mãn và ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Những hoạt động này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, nhờ đó mà khả năng của ngân hàng được nâng lên. Ngân hàng cần mở thêm các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ môi giới, dịch vụ cầm đồ, tín dụng thuê mua... 3.2.3. Đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay Hiện nay, nếu một người gửi tiền thông thường phải mất 15 - 30 phút cho một lần gửi hoặc rút. Đối với xin vay, thủ tục còn kéo dài nhiều ngày. Các thủ tục này ngân hàng làm theo quy định, nhưng ngân hàng cần nghiên cứu biện pháp rút ngắn thời gian. Chẳng hạn như trang bị máy vi tính cho các quỹ tiết kiệm; máy của kế toán được nối với máy của kế toán trưởng và thủ quỹ, qua đó có thể kiểm tra lẫn nhau, đảm bảo tính chính xác, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng. SGD I nên nghiên cứu triển khai hình thức tiết kiệm gửi một nơi, rút ở nhiều nơi. Đối với ngân hàng, hình thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn, lựa chọn địa điểm linh hoạt hơn đồng thời là bước tiếp theo trong việc hiện đại hoá dịch vụ thanh toán.. 3.2.4. áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt Lãi suất là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thu hút vốn tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Thấy rõ được điều đó, SGDI rất chú trọng đến việc thay đổi lãi suất trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với lãi suất thị trường nhằm thu hút nguồn tiền gửi của mọi thành phần trong nền kinh tế. SGD cần xác định được rằng biện pháp tăng lãi suất để thu hút được nguồn vốn huy động có tác động rất mạnh và nhanh. Tuy nhiên, đây là biện pháp có giới hạn, bởi việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Đồng thời có liên quan trực tiếp đến lãi suất cho vay và tác động đến toàn bộ hoạt động tín dụng của Sở.Vì thế, mức lãi suất đưa ra là tuỳ theo mức độ cần thiết của nguồn vốn, tuỳ theo từng thời điểm, từng khu vực, phù hợp với khung lãi suất do NHNN quy định và có lợi cho người gửi, người vay và cả Ngân hàng. Đặc biệt, với cơ chế lãi suất theo tín hiệu thị trường như hiện nay càng đòi hỏi sự năng động, linh hoạt của SGD trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn để cho vay 3.2.5. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả Trong hoạt động Ngân hàng, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có quan hệ thường xuyên, tác động hỗ trợ lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở, là tiền đề để Ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Nhưng chỉ khi Ngân hàng tiến hành cho vay quay vòng vốn thì nguồn vốn mới sinh lời. Do đó, sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để Ngân hàng xác định nguồn vốn cần huy động. Nước ta đang trong giai đoạn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc đầu tư tín dụng có chiều hướng tăng trưởng mạnh. Nhưng việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vốn và tăng trưởng. SGD I cần đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả: - Thường xuyên bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của thành phố, bám sát mục tiêu, biện pháp của ngành. Nắm chắc thị trường, cả thị trường hiện tại và thị trường dự báo để xây dựng chiến lược tổng thể về bề rộng của thị trường. - Thực hiện phương châm cho vay an toàn - hiệu quả. Kế toán cho vay phải tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ giới hạn an toàn vốn trong kinh doanh được qui định trong Luật NHNN và Luật Các TCTD bao gồm: + Tỷ lệ đảm bảo an toàn về khả năng chi trả gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán theo qui định của NHNN. + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. + Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay trên vốn huy động. + Tỷ lệ cho vay tối đa trên vốn tự có. + Tỷ lệ chuyển hoá vốn + Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ... - SGD cần làm tốt vai trò trung gian tài chính, một mặt tăng cường tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, mặt khác cần nâng cao chất lượng tín dụng, tăng thị phần vào các Tổng công ty đã có tín nhiệm trong thị trường vay vốn với Sở, chú trọng cho vay tiêu dùng trong cán bộ công nhân viên... Việc cho vay phải đảm bảo cân đối giữa tiền gửi và tiền vay. Tính toán lợi ích nhiều mặt nhưng cho vay phải bù đắp chi phí, trích lập quĩ rủi ro và có lợi nhuận. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, phân tích chất lượng những khoản cho vay, kịp thời xử lý những phát sinh ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của SGD. - SGD I cần cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, đảm bảo sự tương ứng về thời hạn và lãi suất cho nguồn vốn nào thì cho vay loại hình đó. Tuy nhiên, trong điều kiện có chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay, ngân hàng có thể cân đối vốn cho vay bằng cách: nếu có nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao hoặc nguồn vốn thường xuyên luân chuyển ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung dài hạn. Việc sử dụng tất nhiên phải chú ý đến một tỷ lệ nhất định. 3.2.6. Thực hiện chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu quả Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần hiểu rõ lợi ích của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vào lợi ích của người gửi tiền. Vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khách hàng đúng đắn. Đó là thu hút nhiều khách hàng, duy trì, mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng phải nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn yếu kém, tạo mối quan hệ lâu dài. Ngân hàng chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách đối xử cho phù hợp. Những khách hàng lâu năm, có số dự tiền gửi lớn, được ngân hàng tín nhiệm, ngân hàng sẽ có chính sách ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn món vay cũng như việc xét thưởng. Để thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày một nhiều thì ngân hàng phải đặt ra chiến lược khách hàng. Vì lợi ích của khách hàng, ngân hàng cần có phòng Marketing riêng chuyên thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phân loại thị trường, phân loại khách hàng để từ đó có cách xử lý cho phù hợp. Thêm vào đó, hoạt động khuyếch trương, quảng cáo đối với ngân hàng là không bao giờ thừa bởi hiện nay rất nhiều người dân chi mới quen với việc đến ngân hàng chỉ gửi tiền để lấy lãi. Họ chưa quen với các dịch vụ của ngân hàng, khái niệm sản phẩm ngân hàng đối với họ còn rất trừu tượng. Do vậy, SGD cần có những hình thức tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu để đưa thông tin đến với khách hàng để họ biết tới hoạt động của ngân hàng. Đồng thời họ thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng, về lãi suất, về các chính sách ưu đãi của các hình thức huy động vốn của ngân hàng. Việc nắm bắt được thông tin của khách hàng, nắm bắt được thông tin của thị trường sẽ giúp cho ngân hàng tận dụng được hấu hết các cơ hội. Từ đó có những định hướng, chính sách huy động phù hợp hơn, đa dạng hơn. 3.2.7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh Bên cạnh việc huy động vốn, cách điều hành, sử dụng nguồn vốn như thế nào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu như ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không thu hồi được thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng, không quay vòng được nhanh. Còn nếu như ngân hàng thực hiện tốt công tác tín dụng, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả thì sẽ có nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo điều kiện huy động vốn được dễ dàng hơn. Từ phần thực trạng ở chương II, ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng là khả quan. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngân hàng trong thời gian tới là tiếp tục tăng doanh số cho vay, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn hiệu quả. Để làm được điều này, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau: - Ngân hàng phải chủ động tìm các dự án đầu tư có hiệu quả. Trước khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ về khách hàng. Trong quá trình thực hiện dự án cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên định kỳ theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, có những nhận xét, kiến nghị lên ban lãnh đạo để đưa ra được những quyết định kịp thời tránh tổn thất cho ngân hàng. - Ngân hàng phải thường xuyên thống kê các khế ước đến hạn, có kế hoạch đôn đốc trả nợ đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Bằng các mối quan hệ của mình, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ trong trường hợp sản phẩm có chất lượng còn thấp, bị giảm giá do cung lớn hơn cầu... làm được điều này, ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay, giảm rủi ro ở mức thấp nhất mà còn giúp doanh nghiệp không bị phá sản. - Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền quận để quản lý tài sản thế chấp, thường xuyên trao đổi thông tin với trung tâm cung cấp những thông tin về rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi cấp phát tiền vay, ngân hàng làm bản thông báo cho công an, viện kiểm sát... biết những tài sản đã thế chấp. Cơ quan pháp luật Nhà nước sẽ không xác nhận bất cứ trường hợp nào do chủ tài sản đề nghị chuyển nhượng, cho thuê hoặc để thế chấp ngân hàng khác. 3.2.8. Đổi mới công nghệ Ngân hàng Một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn là đổi mới công nghệ ngân hàng, tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm là những máy móc đơn thuần thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động mà còn là cơ chế thanh toán trong nội bộ ngân hàng hay sử dụng tin học để quản lý các mặt nghiệp vụ trong đó có quản lý kế toán và thanh toán. Là một ngân hàng mới thành lập, phải hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh, lượng vốn đầu tư để đổi mới công nghệ còn hạn hẹp. Vì vậy, ngân hàng cần phải tự nghiên cứu đổi mới công nghệ, đồng thời lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của ngân hàng. Trước mắt hiện nay, công nghệ ưu tiên là công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm làm tăng vòng quay vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. 3.2.9. Phát huy tối đa yếu tố con người Đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là về lâu dài nhằm phát triển vững chắc hoạt động kinh doanh của SGD I. Vì vậy, SGD cần đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ, có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, một cán bộ ngân hàng hiện đại không chỉ cần thành thạo về nghiệp vụ mà còn là phải hiểu biết về nhiều lĩnh vực, là chuyên gia tư vấn, marketing... Các nhân viên ngân hàng cũng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, văn minh ngân hàng, những cảm nhận đầu tiên về ngân hàng sẽ thể hiện qua phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên với khách hàng. SGD cần đặc biệt quan tâm đến điều này. Đồng thời, cần tìm hiểu sở trường riêng của mỗi cán bộ, nhân viên để phân công công việc cho hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Có chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích mọi người cùng cố gắng. Ngân hàng cần sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, mạnh dạn đề bạt, sử dụng những cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình gắn bó với sự nghiệp của ngành. Công tác tổ chức cán bộ phải coi việc phát triển nguồn lực là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong hoạt động kinh doanh. 3.2.10. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo Với ngân hàng, để mở rộng hoạt động của mình thì khuếch trương, quảng cáo là việc làm hết sức cần thiết. Ngân hàng phải làm sao cho người dân biết đến hoạt động của mình và thấy được lợi ích của họ khi giao dịch với ngân hàng . Trong công tác huy động vốn, việc quảng cáo nên tập trung một số vấn đề như: lãi suất tiền gửi, hình thức huy động, lợi ích của ngân hàng khi gửi tiền, khai trương quỹ tiết kiệm mới... Thực tế ,nhiều khi ngân hàng phát hành kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn để huy động vốn trong một thời hạn ngắn cho hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không được người gửi hưởng ứng. Đó là phần lớn người dân không biết thông tin này, ngoại trừ những người thường xuyên liên hệ với ngân hàng. Vì vậy, việc quảng cáo nên tiến hành tương đối thường xuyên trên một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí... Đặc biệt, khi có hình thức huy động mới thì cần tuyên truyền một cách thường xuyên về lợi ích của nó. Một hình thức quảng cáo rẻ tiền nhưng cần thiết là dán các tờ áp phích tại trụ sở, quầy giao dịch của ngân hàng. Đi song hành với hình thức quảng cáo là khuyến mại, giúp đẩy mạnh thêm hoạt động quảng cáo thu hút vốn vào ngân hàng. Các hình thức khuyến mại đa dạng sẽ tạo ra sự thích thú của khách hàng như trả lời câu hỏi có thưởng, hình thức xổ số theo tài khoản, lãi suất ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên giao dịch. Đây là hình thức quảng cáo tốt vì nó làm cho khách hàng, người dân biết đến, hiểu rõ về ngân hàng. SGD I trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam, chịu sự chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam. Vì vậy, những biện pháp trình bày ở trên là một số biện pháp mà SGD I nói riêng và ngân hàng Công thương Việt Nam cần phải thực hiện để khắc phục những tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm đưa SGD trở thành một trong những tổ chức tài chính tiền tệ quan trọng, có vị trí then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thủ đô theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên các giải pháp trên chỉ phát huy hiệu quả trong một môi trường vĩ mô thuận lợi. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện môi trường vĩ mô, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn ngày càng có hiệu quả hơn. 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHCT VN 3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Công thương Việt nam Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra công tác hạch toán và chứng từ hạch toán, hoạt động huy động vốn của các quĩ tiết kiệm. Định kỳ hàng tháng có thống kê sai sót cần chỉnh sửa đối với các hoạt động nghiệp vụ, báo cáo Lãnh đạo để kịp thời chỉnh sửa. Thứ nhất, Cần có những biện pháp đồng bộ đối với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động kế toán. Bộ phận tin học ở Incombank cần tiếp nhận những đề đạt từ bộ phận tin học của các SGD, nghiên cứu, xử lý, giải quyết những bất cập và triển khai những phần mềm kế toán mới, phù hợp hơn với các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Sự phối hợp đồng bộ trên toàn hệ thống sẽ phát huy được hiệu quả tối đa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ hai, Hoạt động kiểm toán nội bộ cũng cần phát huy chức năng và vai trò của nó trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn. Incombank cần tăng cường tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm giúp cho hoạt động kiểm toán này đạt được hiệu quả như mong muốn, thực sự là cánh tay đắc lực của Ban Giám đốc ngân hàng. Thứ ba, Vấn đề cán bộ kế toán huy động vốn cần được chú ý hơn nữa. Đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, thái độ phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của bộ phận này có tính chất quyết định quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Cần có kế hoạch đào tạo về nghiệp vụ kế toán, tin học cũng như quản trị. 3.3.2 Kiến nghị với NHNN VN Incombank nằm trong hệ thống NHTM quốc doanh, chịu sự quản lý của NHNN. Vì vậy, trong công tác huy động vốn cũng như hoạt động kinh doanh của BIDV cần có sự hướng dẫn chỉ đạo từ NHNN, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Mặt khác, NHNN là nơi hoạch định các chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, các biện pháp khả dĩ có thể thực hiện được nhằm khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, đó là NHNN cần xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn. Chính sách này phải theo sát với tín hiệu của thị trường. Các can thiệp của NHNN phải thông qua thị trường bằng hệ thống các công cụ tiền tệ gián tiếp (dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở...). Bởi sự quản lý chặt chẽ đôi khi vượt quá sự cần thiết vào hoạt động của ngân hàng sẽ tạo khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. NHNN cũng cần có tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn huy động của các NHTM được tăng trưởng và ổn định. NHNN cần phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM, xúc tiến thực thi hai bộ Luật về Ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra NHNN đối với các NHTM để nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn huy động. Chẳng hạn, hàng năm 6 tháng một lần thanh tra NHNN nên có những đánh giá công khai hoạt động của các ngân hàng để có định hướng cho người gửi tiền. Công khai hoạt động của ngân hàng là một chính sách tiếp thị hữu hiệu nhất. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên một hệ thống NHTM vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc nhằm tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân. NHNN cần mở rộng bảo hiểm tiền gửi để mở rộng bảo hiểm tiền gửi để củng cố lòng tin của người dân trong quá trình mở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Đồng thời, cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi. Một điều đáng chú ý hiện nay đó là trong việc hoạt động tiền gửi có kỳ hạn, về nguyên tắc đến hạn khách hàng mới được rút tiền. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều NHTM vì cạnh tranh với nhau, muốn thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền nên đã dễ dãi với người gửi tiền. Vì vậy có nhiều khách hàng không tôn trọng cam kết, đã rút tiền trước hạn, làm ảnh hưởng đến cân đối chi trả của Ngân hàng. Do vậy, NHNN cần sớm đưa ra biện pháp để thực hiện việc không tính lãi hoặc sẽ phạt đối với những khách hàng đến rút tiền trước hạn. Thực hiện được điều đó, trước mắt có thể gây khó khăn cho nhiều ngân hàng trong việc huy động vốn, nhưng về lâu dài những trường hợp như vụ ACB sẽ không còn xảy ra. Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với thông lệ quốc tế và làm cơ sở thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các trung tâm thị trường bù trừ NHNN. Khi triển khai dự án hiện đại hoá, phần lớn các giao dịch được thực hiện thông qua các phần mềm trên máy vi tính. Những dữ liệu, chữ ký phần lớn được lưu trữ trên máy vi tính. NHNN cần sớm nghiên cứu ban hành một khung pháp lý về chữ ký điện tử cụ thể nhằm giúp các NHTM có cơ sở pháp lý, xây dựng các qui trình nghiệp vụ cũng như lưu trữ chứng từ giao dịch đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với cấu trúc của chương trình hiện đại hoá đang được triển khai. 3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước Giải pháp huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT HD cũng như nhiều NHTM khác chỉ có thể thực hiện tốt được nếu có các điều kiện kinh tế - xã hội và pháp lý cần thiết tạo nên một hệ thống các giải pháp hỗ trợ tác động tới công tác huy động vốn của ngân hàng. Đó chính là vai trò của Nhà nước, của Chính phủ trong việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý và môi trường tâm lý phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm tới các yếu tố sau: a. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố có tính chất bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, ngân sách, tỉ giá đồng bộ. Điều này không những không đảm bảo được quyền lợi cho người gửi tiền mà còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực thi các điều khoản của pháp luật. Bởi chưa có một chuẩn mực chung cho các ngân hàng nên các ngân hàng đều thực hiện theo một quy định của riêng mình và gây không ít khó khăn, trở ngại cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng và tác động rất lớn đến công tác huy động vốn. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta và các ngành các cấp, trong đó trước hết là NHNN đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. Tuy nhiên, vấn đề ổn định không chỉ được đặt ra trong từng thời kỳ mà quan trọng là năng lực điều chỉnh chính sách và các công cụ sao cho thích nghi nhanh chóng với sự biến đổi của nền kinh tế với chủ trương của Nhà nước ta là tăng cường huy động vốn trong nước, coi đó là yếu tố quyết định đến sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đảng và Nhà nước có vai trò quan trọng trong lãnh đạo điều hành môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho hệ thống NHTM phát huy vai trò là kênh huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. b. Tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ Hoạt động của các NHTM nằm trong một môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự tác động của hệ thống pháp luật về kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ là điều kiện thuận lợi để các NHTM hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo đúng quy định của luật pháp. Hiện nay, hệ thống luật kinh tế nước ta đã có những điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với tình hình kinh tế chung trên đất nước song chưa thực sự thống nhất và đồng bộ. Các ngân hàng vẫn còn tình trạng thực hiện theo những qui định riêng của mình. Điều này không những không đảm bảo được quyền lợi của người gửi tiền mà còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực thi các điều khoản của pháp luật. Do đó, để dảm bảo quyền chính đáng của người đầu tư (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp qua ngân hàng) và người sử dụng vốn đầu tư cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ như luật bảo vệ quyền tài sản cá nhân, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật kế toán và kiểm soát độc lập. Việc ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ rõ ràng sẽ tạo niềm tin của công chúng. Đồng thời, với những qui định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh quan hệ giữa người tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần cất trữ tài sản dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay gửi vốn vào ngân hàng. c. Môi trường xã hội Việc tạo lập môi trường xã hội cũng như môi trường pháp luật ổn định cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động ngân hàng. Hay nói cách khác, yếu tố tâm lý, trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến cách thức và tập quán huy động vốn. ở nước ta hiện nay, việc huy động vốn của các NHTM bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân. Đó là thói quen tâm lý giữ tiền tiết kiệm ở nhà và họ cho rằng vẫn đảm bảo an toàn hơn, có thể sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào. Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày. Chính vì vậy, tầm hiểu biết về các công cụ thanh toán hiện đại và ý nghĩa thực tế của các công cụ thanh toán vẫn còn rất hạn chế ở mỗi người dân. Để tác động vào tâm lý, thói quen của người dân thì biện pháp tốt nhất là về phía Chính phủ, Nhà nước. Chính phủ và Nhà nước cần có những biện pháp tích cực phối hợp với các NHTM để thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi đang được người dân để dành trong nhà. Làm cho người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn vốn “nội lực” đối với công cuộc CNH - HĐH đất nước. Điều quan trọng trước tiên mà Nhà nước cần làm đó là tăng cường các giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân để họ có thu nhập ổn định, sớm tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Một khi đời sống của người dân được nâng cao thì họ sẽ tiếp cận với các thể thức thanh toán qua ngân hàng, thay đổi tâm lý tiêu dùng tiết kiệm cũ. Từ đó tạo điều kiện cho NHTM dễ dàng thu hút được nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư và các TCKT. Kết luận Nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Cùng với những chuyển biến đó, đòi hỏi phải có những khoản vốn đầu tư rất lớn phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH phát triển đất nước. Đến lúc này khâu then chốt cuối cùng thuộc về ngành ngân hàng Với chức năng đàu mối tài chính cho nền kinh tế ngành ngân hàng phải tự khẳng định vai trò và nhiệm vụ của mình. Để tạo thế đứng của mình trên thị trường, các Ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư, phát triển sản xuất. Nguồn vốn huy động có vai trò rất lớn trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Do đó nên mở rộng phạm vi áp dụng ảnh hưởng của các loại tiền gửi tới các tổ chức kinh tế cũng như các tầng lớp dân cư là vấn đề sống còn của ngân hàng. Để thực hiện điều này đòi hỏi các ngân hàng các ngân hàng phải không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do thực tế phong phú, đa dạng trong kinh doanh và do thời gian thực tập cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như chưa hoàn chỉnh về mặt hình thức. Tuy nhiên, em hy vọng với việc nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, chuyên đề có thể góp một phần nào đó vào việc tìm ra một hướng đi đúng đắn cho hoạt động huy động vốn nói chung và công tác kế toán huy động vốn nói riêng của SGD I NHCT VN. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo khoa Ngân hàng, đặc biệt là thầy giáo - T.S Lê Văn Luyện, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ phòng Khách hàng các nhân của SGD I NHCTVN đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo khoa Ngân hàng và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Mục lục Danh mục bảng biểu. Danh mục những cụm từ viết tắt Lời mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại 3 1.1.Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 3 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 3 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại. 4 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. 6 1.2. Vốn huy động và công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 10 1.2.1. Khái niệm về vốn. 10 1.2.2. Vai trò của vốn huy động. 10 1.2.3. Các hình thức huy động vốn. 12 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn. 18 1.3.1. Nhân tố khách quan. 18 1.3.2. Nhân tố chủ quan. 20 Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam. 23 2.1. Khái quát về Sở giao dịch I NHCTVN 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức SGD I NHCT VN. 24 2.1.3. Kết quả một số hoạt động của SGD I trong vài năm gần đây. 27 2.2. Thực trạng huy động vốn tại SGD I NHCT VN. 31 2.2.1. Tiền gửi doanh nghiệp. 32 2.2.2. Tiền gửi dân cư. 34 2.2.3. Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá. 36 2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN 39 2.3.1. Kết qủa đạt được. 39 2.3.2. Những vấn đề tồn tại. 40 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu. 40 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn tại SGD I NHCT VN. 43 3.1. Định hướng phát triển của SGD I NHCT VN. 43 3.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005. 44 3.1.2. Biện pháp thực hiện. 44 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng công tác huy động vốn tại SGD I 45 3.2.1. Có định hướng phát triển nguồn vốn phù hợp. 45 3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. 46 3.2.3. Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiền và cho vay. 50 3.2.4. áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. 51 3.2.5. Tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả. 51 3.2.6. Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược Marketing. 53 3.2.7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu qủ trong kinh doanh. 54 3.2.8. Đổi mới công nghệ ngân hàng. 55 3.2.9. Phát huy tối đa yếu tố con người. 55 3.2.10. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo. 56 3.3. Một số kiến nghị 57 3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Công thương Việt Nam. 57 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 58 3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước. 59 Kết luận 63 Danh mục tài liệu tham khảo. Danh mục bảng biểu Bảng 1: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ SGD I NHCT VN 29 Bảng 2: Báo cáo hoạt động kinh doanh 30 Bảng 3: Biến động của nguồn vốn huy động 31 Bảng 4: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp 32 Bảng 5: Tình hình huy động vốn từ dân cư 34 Bảng 6: Kết cấu tiền gửi dân cư 35 Bảng 7: Tình hình phát hành giấy tờ có giá năm 2004 36 Bảng 8: Tình hình phát hành giấy tờ có giá tháng 6/2005 37 Biểu số 1: Tình hình tăng trưởng vốn huy động 32 Biểu số 2: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp 34 Danh mục những cụm từ viết tắt Ký hiệu Diễn giải CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CKH Có kỳ hạn GTCG Giấy tờ có giá KKH Không kỳ hạn SGDI NHCT VN Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTƯ Ngân hàng trung ương NTQVND Ngoại tệ quy Việt nam đồng TG Tiền gửi TCKT Tổ chức kinh tế Incombank Ngân hàng Công thương Việt Nam Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Ngân hàng thương mại - nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh Năm 1993 Giáo trình Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD ban hành theo Quyết định số 435/1998/QĐ - NHNN ngày 25/12/1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại-Lê Văn Tề (Nhà xuất bản Thống kê) Nghiệp vụ ngân hàng thương mại- GS.TS Lê Văn Tư Tạp chí NHCT Việt Nam. Tạp chí thị trường tàiI chính tiền tệ năm 2003, 2004 Thời báo kinh tế Việt Nam 10. Những vấn đề tiền tệ ngân hàng - nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo kinh doanh và các tài liệu khác của SGD I NHCT VN Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Học viện ngân hàng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ ____________________ Nhận xét của cơ quan thực tập Họ và tên : Ngô Thu Hương Sinh viên lớp: 19022 Khoa : Ngân hàng Trường : Học Viện Ngân Hàng Nhận xét của ngân hàng sinh viên thực tập:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3694.doc
Tài liệu liên quan