Đề tài Công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường: Yêu cầu và phương hướng đổi mới

I. Sự cần thiết của KH đối với sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường 1. KH là công cụ của nhà nước (các cấp) để can thiệp vào nền kinh tế thị trường 1.1. Vai trò của nhà nước (các cấp) trong nền kinh tế thị trường 1.2. Những công cụ thực hiện sự can thiệp 2. KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên 3. KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới đạt mục tiêu 4. KH là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước ngoài II. Sự khác biệt giữa KH trong nền kinh tế thị trường với KH trong cơ chế tập trung mệnh lệnh 1. Sự khác biệt về bản chất Bảng 1: So sánh bản chất của KH trong cơ chế KHH tập trung và cơ chế thị trường 2. Sự khác nhau về hệ thống chỉ tiêu KH Theo góc độ nội dung KHH Đứng trên góc độ tính chất quản lý Đứng trên góc độ hình thái biểu hiện 3. Sự khác biệt trong trình tự xây dựng KH III. Những tiếp cận mới trong công tác KH 2. KH mang tính chiến lược 2. KH gắn với nguồn lực 3. Thực hiện sự tham gia của các bên trong lập KH 4. KH mang tính ***g ghép IV. Những bất cập trong lập KH hiện nay và những vấn đề tiếp tục đổi mới 1. Những bất cập trong công tác KH hiện nay ở các cấp 1.1. Về nhận thức của các bên hữu quan 1.2. Về trình độ, kỹ năng của cán bộ KH 1.3. Về phương pháp lập KH 2. Những yêu cầu đặt ra trong tiếp tục đổi mới công tác KH 3. Những nội dung cần tiếp tục đổi mới trong xây dựng KHPT kinh tế - xã hội 3.1. Thực hiện đánh giá thực trạng phát triển KTXH và tình hình thực hiện KH phải chú ý đến quan điểm đánh giá để lập KH chiến lược 3.2. Cần nhấn mạnh đến xác định các mục tiêu ưu tiên trong các bản KH 3.3. Phải xây dựng nhiều phương án phát triển trong thời kỳ KH 3.4. Lập KH tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát thực hiện KH 3.5. Xây dựng các cân đối nguồn lực cho thực hiện mục tiêu phát triển Kết luận: .

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường: Yêu cầu và phương hướng đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa bè phái và chủ nghĩa truyền thống trong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi người. KH là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước ngoài Nếu chúng ta có những KHPT cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ thể và những dự án được thiết kế cẩn thận, đó thường là một điều kiện cần thiết để nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong một chừng mực nhất định việc mô tả dự án tỷ mỷ và cụ thể trong khuôn khổ một KHPT toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các địa phương về việc tìm kiến nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy nhiêu. Thực tế qua Hội nghị các nhà tài trợ vừa qua đã cho thấy, nhờ Chính phủ Việt Nam đã có một lộ trình rõ ràng và thể hiện rõ quyết tâm trong cải cách bộ máy hành chính nên Việt Nam đã nhận được sự cam kết tài trợ lớn nhất từ trước đến nay từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Sự khác biệt giữa KH trong nền kinh tế thị trường với KH trong cơ chế tập trung mệnh lệnh Như vậy, dù trong bất kỳ cơ chế nào, nếu còn Chính phủ và Chính phủ vẫn còn vai trò điều tiết nền kinh tế vì lợi ích chung của xã hội thì Chính phủ vẫn phải sử dụng KH như một công cụ quản lý. Chính phủ nào biết phát huy sức mạnh của công cụ này thì càng có khả năng tận dụng hết các nguồn lực hiện có để phát triển KTXH trên địa bàn. Tuy nhiên, khi cơ chế kinh tế thay đổi thì bản chất, nội dung và phương pháp KHH cũng phải có sự đổi mới tương ứng. Sự khác biệt về bản chất Xét về bản chất, KH là thể hiện sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế nhằm định hướng phát triển và điều khiển sự biến đổi một số biến số KTXH chủ yếu để đạt được mục tiêu đã định trước. Biểu hiện cụ thể của bản chất này: trước hết là thể hiện ở một loạt các mục tiêu KTXH cần đạt được trong một khoảng thời gian đã định sẵn; kế tiếp là cách thức tác động, hướng dẫn, điều khiển của Chính phủ để thực hiện mục tiêu đặt ra. Bản chất của KHH là giống nhau nhưng biểu hiện cụ thể của nó lại khác nhau trong mỗi nền kinh tế. Trong nền kinh tế tập trung mệnh lệnh, KHH thể hiện ở sự khống chế trực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động KTXH thông qua quá trình đưa ra những quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương. Các chỉ tiêu KH được xác định bởi các nhà KH Trung ương tạo nên một KH kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ; nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu và tài chính không phải được phân phối theo giá thị trường và điều kiện cung cầu mà phân phối theo các nhu cầu của KH tổng thể, theo những quyết định hành chính của các cấp lãnh đạo. Trong nền kinh tế thị trường, KHH là thể hiện sự nỗ lực có ý thức của Chính phủ trong quá trình thực hiện sự can thiệp ở tầm vĩ mô nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục đích nhằm đạt được mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng hiện có. KHH trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở các phương án lựa chọn, sắp xếp, khai thác và huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phép để đạt được kết quả cao nhất. Các chỉ tiêu đặt ra trong KH là những định hướng phát triển một số lĩnh vực chủ yếu và cánh thức tác động của Chính phủ mang tính gián tiếp thông qua các chính sách định hướng và các công cụ của chính sách điều tiết vĩ mô. Như vậy, bản chất của KHH phát triển trong nền kinh tế thị trường là tính thuyết phục gián tiếp. Bảng 1: So sánh bản chất của KH trong cơ chế KHH tập trung và cơ chế thị trường Cơ chế KH hoá tập trung Cơ chế thị trường KH mang tính chủ quan duy ý chí: xuất phát từ ý muốn chủ quan của nhà nước, không căn cứ vào tiềm lực thực tế và không gắn với nhu cầu thực sự của nền kinh tế quốc dân KH gắn với thị trường: định hướng sự phát triển dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng (=> khả thi), nhận thức được qui luật (=> khoa học), nắm bắt được nhu cầu (=> thực tiễn), vì thế => vững chắc hơn KH thay thế cho thị trường, vì sự tồn tại của thị trường sẽ phá vỡ những cân đối cứng mà KH đã đề ra. KH bổ sung hỗ trợ cho thị trường: thị trường chỉ giải quyết vấn đề ngắn hạn, riêng lẻ, vì lợi ích cục bộ. KH có cái nhìn dài hạn, mang tính đón bắt, vì lợi ích chung, toàn cục. KH mang tính mệnh lệnh: giao chỉ tiêu và cấp phát nguồn lực, đồng thời chỉ định cả địa chỉ tiêu thụ KH mang tính định hướng: Hoạt động như bộ khung làm cơ sở để hoạch định các chính sách đòn bẩy và các biện pháp gián tiếp để thực hiện định hướng KH thiếu tính linh hoạt: vì là pháp lệnh nên mang tính cứng nhắc, mọi sự điều chỉnh KH chỉ là hình thức. KH mang tính linh hoạt. Khi các điều kiện thị trường thay đổi thì KH cũng sẽ có sự điều chỉnh theo. Chính vì sự khác biệt về bản chất đó của KH trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới về cơ bản công tác KHH, từ tư duy đến qui trình và phương pháp lập KH. Việt nam hiện nay đang thực hiện quá trình cải cách kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác KH cũng đang được chuyển đổi phù hợp từ cơ chế KH tập trung sang KH định hướng phát triển, với ba nội dung chủ yếu: Thứ nhất, chuyển từ cơ chế KHH tập trung phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế bao gồm hai thành phần sở hữu quốc doanh và tập thể là chủ yếu sang cơ chế KHH theo phương thức khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho nền kinh tế đa thành phần sở hữu. Thứ hai, chuyển từ cơ chế KHH trực tiếp mang tính pháp lệnh với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu mang tính chất bao cấp cả đầu vào lẫn đầu ra sang cơ chế KHH định hướng gián tiếp với hệ thống cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Thứ ba, chuyển từ cơ chế KHH hiện vật, mang tính chất khép kín trong từng ngành, từng địa phương sang cơ chế KHH theo chương trình mục tiêu với sự kết hợp hài hoà giữa các ngành, các vùng, cả bên trong lẫn bên ngoài theo hướng tối ưu hoá và hiệu quả các hoạt động KTXH. Sự khác nhau về hệ thống chỉ tiêu KH Hệ thống chỉ tiêu trong KHPT là thước đo nhiệm vụ và nội dung phát triển KTXH của đất nước trong thời kỳ KH và được sử dụng để thực hiện hành vi điều tiết vĩ mô của nhà nước. Hệ thống chỉ tiêu KHPT được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, có chức năng và tác dụng phản ánh tính định lượng riêng biệt. Hệ thống chỉ tiêu KH trong nền kinh tế thị trường có những sự khác biệt đáng kể so với cơ chế cũ, xét ở từng góc độ khác nhau. Theo góc độ nội dung KHH, hệ thống chỉ tiêu KH được phân thành: Các chỉ tiêu kinh tế. Hệ thống này bao gồm các mục tiêu về kinh tế cần đạt được như tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu ngành, các mục tiêu phát triển vùng và các chỉ tiêu mang tính chất biện pháp như các yếu tố nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng, các cân đối vĩ mô chủ yếu cần duy trì trong thời kỳ KH. Các chỉ tiêu xã hội bao gồm các chỉ tiêu về nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống đân cư, các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên và xã hội, chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN), công bằng xã hội v.v... Các chỉ tiêu lồng ghép các vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế. Theo khía cạnh lồng ghép, cả nội dung kinh tế và xã hội đều được phản ánh trong một chỉ tiêu, các mục tiêu kinh tế và xã hội ràng buộc lẫn nhau hoặc mục tiêu xã hội đặt nhiệm vụ cho kinh tế phải giải quyết. Theo lịch sử KHH ở các nước, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các KHPT thường tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy quá trình tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. Khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định, các mục tiêu xã hội ngày càng được chú trọng nhiều hơn và một xu thế mới là xây dựng các chỉ tiêu mang tính chất lồng ghép.Việc lồng ghép các biến xã hội trong các chỉ tiêu kinh tế, hoặc là một biến xã hội này lồng trong một chỉ tiêu xã hội khác có nhiều tác dụng sẽ cho phép thống nhất được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bảo đảm sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nội dung kinh tế và xã hội có liên quan, thực hiện thống nhất quá trình điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Đứng trên góc độ tính chất quản lý, hệ thống chỉ tiêu KH được chia thành: Các chỉ tiêu pháp lệnh. Đây là các chỉ tiêu sau khi xây dựng được giao cho một đối tượng và địa chỉ cụ thể mang tích chất bắt buộc phải thực hiện. Thông thường các chỉ tiêu pháp lệnh sau khi giao cho các cấp thực hiện có kèm theo thể chế quy định trách nhiệm cụ thể. Các chỉ tiêu hướng dẫn thường là các con số mang tính chất định hướng, thuyết phục, thương lượng, thảo luận nhằm hướng nền kinh tế theo một mục tiêu nào đó và tạo điều kiện chủ động khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển. Các chỉ tiêu dự báo do cơ quan KHH quốc gia xây dựng nhằm dự báo các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản mang tính chất dài và trung hạn như lạm phát, thất nghiệp, dân số, phát triển khoa học công nghệ trong và ngoài nước, dự báo biến động thị trường và giá cả, cung, cầu v.v... Xây dựng các chỉ tiêu dự báo giống như tạo ra phông vĩ mô cần thiết giúp các địa phương, ngành và các doanh nhân theo dõi để tự điều tiết hành vi kinh doanh của mình. Trong cơ chế KHH tập trung, vấn đề quan trọng nhất là hình thành hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh. Tuy vậy, xuất phát từ bản chất của KHH phát triển là tính thuyết phục gián tiếp nên quá trình hoàn thiện nó là quá trình chuyển dần từ KHH theo chỉ tiêu pháp lệnh sang KHH bằng hệ thống các chỉ tiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu mang tính dự báo. Điều đó bảo đảm cho KH thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường và được tiếp cận theo hướng từ trên xuống. Đứng trên góc độ hình thái biểu hiện, chỉ tiêu KH vĩ mô được được chia thành các cặp sau đây: Chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật. Các chỉ tiêu hiện vật xác định mặt vật chất của nền kinh tế. Nó đưa ra khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa khối lượng sản xuất với khối lượng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Các chỉ tiêu giá trị đo lường kết quả tổng hợp của quá trình tái sản xuất như: GDP,GNP, lợi nhuận, tiền công, giá trị vốn sản xuất. Mặt khác, sự liên kết giữa các phần của mục tiêu vĩ mô cũng được thể hiện bằng các chỉ tiêu giá trị như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu trong cân đối vĩ mô, xu hướng phát triển của các ngành, vùng, khả năng chuyển dịch cơ cấu. Theo cách hiểu như trên, các chỉ tiêu hiện vật là đặc trưng của KHH tập trung vì trong cơ chế này, KH cần phải được giao đầy đủ, chi tiết và trở thành pháp lệnh của các ngành, các địa phương. KHH trong nền kinh tế thị trường với chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển thì các chỉ tiêu giá trị trở nên phù hợp hơn và có giá trị cao hơn. Một trong những nội dung đổi mới KHH của Việt nam là chuyển trung tâm từ KHH bằng hiện vật sang KHH bằng các chỉ tiêu giá trị, đề cao vai trò của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối. Các con số tuyệt đối dùng để phản ánh quy mô của nền kinh tế và các nhu cầu nguồn lực và tài chính cần thiết cho việc phát triển; còn các con số tương đối có tác dụng so sánh, đối chiếu và phân tích sự biến đổi trong quá trình phát triển. Để bảo đảm việc theo dõi, điều tiết, thiết lập các cân đối và đặc biệt là thực hiện chức năng hiệu quả KTXH, KH trong nền kinh tế thị trường cần phải sử dụng ngày càng nhiều các chỉ tiêu tương đối. Sự khác biệt trong trình tự xây dựng KH Do có sự khác nhau về bản chất, nội dung và tính chất của KH trong nền kinh tế thị trường với KH trong cơ chế tập trung, nên trình tự xây dựng KH của 2 phương thức này cũng khác nhau: Trong cơ chế KHH tập trung, quy trình lập KH được tiến hành theo phương thức: "Hai lên, ba xuống" tức là: (a) Trung ương giao số kiểm tra xuống cho các bộ, ngành, địa phương (b) dự thảo KH được gửi lên trung ương và bảo vệ KH; (c) trung ương giao KH đã bảo vệ để đơn vị hoàn chỉnh; (d) gửi KH đã hoàn chỉnh lên trung ương để tổng hợp ; (e) trung ương giao KH chính thức cho các đơn vị KH. Quá trình xây dựng như vậy thường bị chi phối bởi cả những mong muốn chủ quan của các cấp lãnh đạo và những người xây dựng KH và trong nhiều trường hợp, KH thiếu khách quan và mang tính áp đặt. Quy trình này hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế dựa trên cơ sở công hữu tư liẹu sản xuất. Quy trình xây dựng KH hiện nay được đổi mới dựa trên nền tảng: KH của địa phương hay của ngành là KH mang tính độc lập, không phải là cụ thể hoá phần việc mà địa phương giao cho mình mà nó là KH của địa phương, do địa phương xây dựng và để thực hiện tại địa phương. Hiện nay, quy trình xây dựng KH địa phương nằm trong khuôn khổ quy trình lập KH quốc gia như sau: + Bước 1: Trên tầm vĩ mô, Bộ KHĐT xây dựng khung định hướng phát triển KTXH của quốc gia, trong đó bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành, mục tiêu về phát triển các lĩnh vực xã hội và môi trường, xác định các cân đối lớn như: Vốn đầu tư, ngân sách, cân đối thanh toán quốc tế, cân đối xuất - nhập khẩu, cân đối vật tư, hàng hoá v.v... và hệ thống các giải pháp thực hiện. + Bước 2: Sau khi tính toán tổng thể, Bộ KHĐT sẽ tổ chức hội nghị phổ biến khung định hướng cho các địa phương và những những thông tin cần thiết để các địa phương trên cơ sở đó đánh giá lại nguồn lực phát triển của mình mà xây dựng KHPT của ngành và địa phương mình. + Bước 3: các địa phương xây dựng KH của địa phương mình căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, những mục tiêu cần phấn đấu của địa phương và những đề xuất của các tổ chức cộng đồng. + Bước 4: các địa phương gửi KH của mình cho Bộ KHĐT và trên cơ sở đó Bộ KHĐT sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các phương án tối ưu để hoàn thành KH toàn diện, báo cáo và trình Quốc hội. Để bảo đảm kịp thời về tiến độ, bước 3 có thể làm trước, đồng thời cùng với các bước 1, 2 để sau khi có các thông tin từ phía Bộ KHĐT thì quá trình xây dựng KH ở các địa phương có thể thực hiện được kịp thời. Những tiếp cận mới trong công tác KH Những khác biệt nêu trên trong của công tác KH trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi bản KH phải tiếp cận đến những hướng mới như sau: KH mang tính chiến lược Nội dung của bản KH theo cơ chế cũ bao gồm nhiều chỉ tiêu chi tiết, toàn diện, tuy vậy nó chủ yếu là mang tính tác nghiệp, cụ thể hoá các chỉ tiêu chung của nhà nước bằng các chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các cấp địa phương. Điều này không thể thực hiện được trong cơ chế thị trường và không phù hợp cới cơ chế thị trường. Bởi vì: Hoạt động của cơ chế thị trường có một nhược điểm lớn là tính thiển cận, chú trọng quá mức vào những lợi ích ngắn hạn, trước mắt mang tính cá nhân, mà thiếu mất cái nhìn tổng thể, theo đuổi những lợi ích dài hạn mang tính xã hội (hoặc cộng đồng). Tỉnh, huyện với tư cách là người đại diện chăm lo lợi ích cho toàn thể nhân dân trên địa bàn, không chỉ thế hệ hôm nay mà còn cả mai sau, thì không thể chấp nhận tầm nhìn ngắn hạn như vậy. Thay vì thế, tỉnh cần điều hành nền kinh tế địa phương theo định hướng phát triển lâu dài và sử dụng những công cụ có sẵn trong tay, trong đó có KH, để điều chỉnh sự vận động của cả nền kinh tế đi theo định hướng đã chọn. Nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, nó chịu tác động rất lớn bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, những yếu tố cơ hội, thách thức thường xuyên xuất hiện rồi mất đi. Thậm chí, thị trường còn được coi là một chiến trường, xuất hiện các yếu tố địch – ta, mạnh – yếu. Điều đó đòi hỏi làm KH phải cập nhật được thường xuyên những yếu tố ấy, dự kiến trước được những yếu tố sẽ xuất hiện để xác định những mục tiêu mang tính dài hạn cần đạt tới và cách đi tối ưu cho quá trình phát triển các địa phương. Như vậy, bản KH phải tiếp cận theo hướng mới, đó là: KH phải giảm phần định lượng, tăng phần định tính, KH phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn – trung hạn của địa phương, trên cơ sở đánh giá đúng thực chất xuất phát điểm của tỉnh nhà, chứ không nên quá chú trọng đến điều hành sự vụ hàng năm. Nội dung cụ thể của tầm nhìn chiến lược đó là cần phải trả tới được những câu hỏi: Hiện nay chúng ta đang đứng ở đâu? chúng ta muốn đi tới đâu? (các mục tiêu chiến lược) trong tương lai; Làm thế nào để đi tới? (cách đi tối ưu cho việc đạt được các mục tiêu ấy) và làm thế nào để biết đã đi tới (các tiêu chuẩn, giám sát đánh giá). KH gắn với nguồn lực Để thực hiện được ý đồ chiến lược của mình, tỉnh hoặc huyện cần phải có nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên, tài chính, con người và thể chế. Lâu nay, trong lập KH, chúng ta chỉ quan tâm đến nguồn lực tự nhiên và tài chính và trong nguồn lực tài chính cũng chủ yếu đề cập đến nguồn lực từ ngân sách. Tuy vậy, giữa KH và ngân sách vẫn chưa có sự gắn kết thực sự, dẫn đến mục tiêu KH đề ra nhưng không có hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện. Điều này làm KH bị xem nhẹ, tình trạng ”KH treo” diễn ra phổ biến, trong khi nguồn lực vốn đã hạn hẹp lại bị dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp. Muốn KH thực sự là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước thì KH phải gắn với nguồn lực, trong đó không chỉ nguồn lực tự nhiên, vật chất và tài chính, mà tất cả các nguồn lực khác về con người, xã hội - thể chế cũng phải được phát huy tối đa. Thông thường, các nhà lập KH có thể chia nguồn lực (hay nói rộng hơ là tiềm năng nguồn lực) làm 2 nhóm: Nhóm nguồn lực vật chất và nhóm nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực vật chất bao gồm: nguồn gắn với đất và không gắn với đất. nguồn gắn với đất, đó là: tự nhiên, đất đai, cơ sở hạ tầng v.v.... , nguồn không gắn với đất bao gồm: vốn, lao động. Các nguồn lực phi vật chất gồm có: các yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, vốn nhân lực, thể chế chính sách v.v... Nguồn lực tự nhiên của quốc gia hay một tỉnh, huyện chỉ có hạn, và việc khai thác bừa bãi những nguồn lực này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Nếu không có sự kết hợp khôn ngoan giữa nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác thì sẽ chỉ là sự lãng phí tài nguyên và hy sinh lợi ích của thế hệ tương lai cho những lợi ích thiển cận của thế hệ hiện tại. Nguồn lực tài chính từ ngân sách thì cũng chỉ có hạn. Với một tỉnh trung bình hiện nay của Việt Nam, nguồn lực này chiếm khoảng 50-60% tổng vốn đầu tư xã hội. Điều đó có nghĩa là nếu chỉ dựa vào nguồn lực ngân sách thôi thì không thể tạo ra bước phát triển đột phá cho tỉnh, nhất là trong điều kiện nguồn lực ngân sách đã tương đối ổn định theo Luật Ngân sách 2002. Như vậy, làm thế nào để có thể khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực khác ngoài ngân sách, đặc biệt là từ khu vực tư nhân là một câu hỏi lớn cần đặt ra. Trong kinh tế thị trường, tỉnh không thể chỉ định khu vực tư nhân phải đầu tư vào ngành này, ngành khác, vùng này, vùng kia... Đó là lựa chọn của bản thân nhà đầu tư, dựa trên sự cân nhắc về khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư khác nhau. Nguồn nhân lực không phải là nguồn lực bằng tiền có thể trực tiếp huy động ngay vào phát triển, nhưng đây lại là yếu tố quyết định đến mọi sự phát triển trên địa bàn tỉnh, vì con người là tác nhân của sự phát triển, cũng là đối tượng thụ hưởng thành quả của sự phát triển đó. Khi con người được làm việc trong một điều kiện cởi mở, kích thích sáng tạo và được đãi ngộ thoả đáng thì sẽ phát huy được trí tuệ, sáng tạo và sẽ đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của tỉnh. Để thu hút nguồn lực này, tỉnh chỉ có thể dựa vào một môi trường chính sách thuận lợi, thân thiện với các nhà đầu tư, nhằm hướng các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực mà tỉnh mong muốn. Muốn vậy, cần có sự đổi mới về thể chế để tạo ra một môi trường như vậy. Thực hiện sự tham gia của các bên trong lập KH Một bản KH mang tầm chiến lược, phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư nói riêng và tất cả các thành phần kinh tế nói chung. Nói cách khác, bản KH đó phải có tính chất cùng tham gia. Đối với KHPT KTXH ở địa phương, các bên liên quan bao gồm: Cấp tỉnh: Bộ KHĐT, Các bộ ban ngành, Chính phủ và quốc hội, UBND, HĐND tỉnh/ thành phố trong tỉnh và các tỉnh trong vùng, Các sở ban ngành trong tỉnh, và trong vùng, UBND các huyện/quận trong tỉnh, Các tổ chức đoàn thể, các thành phần kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhà nước và tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ, nhân dân trong tỉnh. Cấp huyện: UBND, HĐND tỉnh/thành phố trong tỉnh và các tỉnh trong vùng, Sở KHĐT, UBND và HĐND huyện/quận, các phòng ban ngành trong huyện, và một số huyện trong tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ, nhân dân trong huyện. Sự tham gia các bên liên quan vào quá trình lập KHPT KTXH của các cấp tỉnh, huyện, thậm chí phường xã, thôn bản sẽ dẫn đến: Đầu tư có hiệu quả hơn do có sự lựa chọn mục tiêu chính xác đối tượng đầu tư hợp với nguyện vọng và nhu cầu các bên liên quan hay của dân, và qua đó nhà nước sẽ được sự ủng hộ của các bên liên quan trong đó đặc biệt là dân chúng và họ sẽ tạo điều kiện cho việc tiến hành các chủ trương, chính sách của nhà nước được thuận lợi hơn. Chủ trương của Nhà nước là người dân phải được hưởng lợi từ các chỉ tiêu công cộng, do đó các công trình cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng đều phải hợp lòng dân. Các KH dự án đều xây dựng thể chế cụ thể hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia lựa chọn công trình, tham gia quản lý và thực hiện triển khai công trình. Các bên liên quan được tham gia, tính trách nhiệm và nghĩa vụ của họ được nâng cao, công trình được duy tu, bảo dưỡng tốt hơn; Sự gắn bó (đoàn kết) cộng đồng tốt hơn; Các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi trong dân chúng. Đặc biệt trong hướng tiếp cận này, cần nhấn mạnh sự tham gia từ phía cộng đồng dân cư trong lập KHPT. Điều này có tác dụng: Biến người dân trở thành chủ thể của quá trình lựa chọn và ra các quyết định KHPT. Điều đó bảo đảm cho các KHPT hướng vào dân, phục vụ nguyện vọng của nhân dân, của người nghèo và những tầng lớp yếu trong xã hội, tạo điều kiện cho họ được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động phát triển Biến người dân trở thành chủ thể quản lý thực hiện các KHPT. Điều này bảo đảm khả năng huy động tối đa nguồn lực trong dân cư phục vụ quá trình phát triển, bảo đảm sử dụng nguồn lực tốt nhất, tiết kiệm nhất và hiệu quả cao nhất, bảo đảm các tiến độ triển khai thực hiện hoạt động phát triển. Dân tham gia phân bổ nguồn lực thì quyền lợi của dân sẽ nhiều hơn và hạn chế được thất thoát. Dân được tham gia quản lý thì họ sẽ nhận thức được yêu cầu trách nhiệm của họ được nâng cao. Là cơ sở để thực hiện đầu tư của nhà nước, tư nhân hay tiếp nhận viện trợ nước ngoài đúng hướng, có hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, người dân sẽ phát huy cao nhất trí tuệ, sự thông minh của mình, hiến nhiều kế hay trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển, quan điểm "dân làm" được thực thi triệt để nhất. Cộng đồng dân cư thông qua các tổ chức của mình sẽ đảm nhận được những công việc mà trước đây không thể làm được, qua đó, trình độ và tính chủ động, tính trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân, của cán bộ cấp cơ sở được nâng cao. Biến người dân trở thành chủ thể sử dụng các thành quả của các KHPT. Điều này bảo đảm tính bền vững , hiệu quả trong sử dụng kết quả của hoạt động phát triển. Chỉ khi nào cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thấy tiếng nói của mình được phản ánh trong bản KH, chỉ khi nào mục tiêu phát triển mà tỉnh đề ra đồng thuận với mong muốn của người dân và doanh nghiệp thì khi đó các thành phần này mới thấy bản KH đó là “của họ” và họ mới tích cực cùng chính quyền phấn đấu thực hiện nó. Và cũng chỉ lúc đó, tỉnh mới có thể hy vọng huy động được một cách tối đa nguồn lực tài chính ngoài ngân sách vào đầu tư phát triển. KH mang tính lồng ghép Quan điểm "lồng ghép" trong soạn lập KH đã trở thành khá phổ biến và gắn liền với quá trình đổi mới KHH ở nước ta. Trong thời gian qua, trên thực tế, chúng ta đã có những hoạt động cụ thể triển khai theo quan điểm này, đó là: dự án "Lồng ghép biến dân số vào KHH phát triển ở Việt Nam" (Dự án VIE/97/P15); "Sổ tay xây dựng KHPT bền vững ngành và địa phương" (Dự án VIE/01/021); Dự án lồng ghép Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS) vào lập kế hoạch địa phương (TF 051164) nhằm đưa quan điểm và yêu cầu phát triển bền vững vào lập KH của các ngành và các địa phương khi xây dựng KHPT KTXH 5 năm của Bộ, ngành, địa phương mình; Bộ KHĐT đã đưa ra hướng dẫn cụ thể những yêu cầu lồng ghép CPRGS trong quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, đồng thời phối hợp với Tổ công tác liên ngành CPRGS hỗ trợ các địa phương về nâng cao năng lực xây dựng KHPT KTXH ở địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo v.v... Lồng ghép một yếu tổ nào đó trong KH có nghĩa là đưa yếu tố đó vào với tư cách là hạt nhân, là mục tiêu cuối cùng của KH, hướng toàn bộ nội dung của KH theo quỹ đạo của yếu tố này trong quá trình xác định mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, chỉ tiêu kết quả, các yếu tố đầu vào, chương trình hành động và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện. Lồng ghép biến dân số trong KHPT tức là phải xem yếu tố dân số (quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số) là đối tượng chính, để từ đó đặt ra những yêu cầu của KHPT KTXH, trong đó đặc biệt gắn với KH về nâng cao múc sống dân cư, KH giáo dục, KH y tế và chăm sóc sức khỏe, KH môi trường. Lồng ghép quan điểm phát triển bền vững trong lập KH tức là phải coi ba yếu tố KTXH và môi trường là nội dung chủ đạo trong thiết kế các chỉ tiêu phát triển ngành, địa phương. Lồng ghép CPRGS vào KH đòi hỏi gắn kết hai yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo vào nhau, trong đó mục tiêu giảm nghèo phải được coi là mục tiêu cuối cùng, dài hạn của KH, còn mục tiêu tăng trưởng chỉ là mục tiêu trung gian, là phương tiện để giảm nghèo và nâng cao phúc lợi xã hội. Thực hiện quan điểm lồng ghép trong lập KH có tác dụng rất quan trọng: Đây chính là chính là cách thực thực hiện sự chuyển đổi công tác KHH từ trạng thái mệnh lệnh, nặng nề, trải theo diện rộng, ôm đồm với nhiều chỉ tiêu rời rạc, riêng biệt, mang tính tác nghiệp, hiện vật sang một trang thái năng động hơn, có chủ đề rõ ràng hơn và mang mầu sắc chiến lược phù hợp với điều kiện của kinh tế thị trường. Lập KH theo quan điểm lồng ghép sẽ hướng nguồn lực tập trung vào những vấn đề bức xúc, đột phá và là cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện KH dưới dạng các chương trình, dự án mang tính hiệu quả cao. Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu cuối cùng của xã hội, trong đó con người là yếu tố trung tâm. Vấn đề cuối cùng mà một nền kinh tế muốn phấn đấu không phải là tăng trưởng kinh tế, không phải là vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hay là phát triển ngoại thương v.v... mà nó phải là đem lại những gì cho con người và duy trì, phát triển nó trong dài hạn như thế nào? Lồng ghép, mà thông thường là lồng ghép những biến xã hội vào trong các KH kinh tế chính là hướng hoạt động kinh tế của đất nước, của địa phương, của ngành vào quỹ đạo phục vụ con người, vì con người, hướng các hoạt động kinh tế vào quỹ đạo của quan điểm hiệu quả KTXH chưa không phải là hiệu quả tài chính hay kinh tế đơn thuần. Cho phép chúng ta có thể giảm bớt được số lượng các chỉ tiêu định lượng trong KH, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường, nhưng lại không làm giảm tính chất định lượng vốn là bản chất của KH do hướng vào việc thiết kế các chỉ tiêu mang tính lồng ghép, phản ánh nhiều nội dung hơn trong một chỉ tiêu. Các chỉ tiêu lồng ghép sẽ là cơ sở để các nhà KH và quản lý đưa ra được những giải pháp đồng bộ hơn, toàn diện hơn, các giải pháp này có cơ sở để ràng buộc lẫn nhau và thực hiện được các giải pháp này là cơ hội để chuyển nền kinh tế theo hướng chủ đề trọng tâm một cách có hiệu quả nhất. Những bất cập trong lập KH hiện nay và những vấn đề tiếp tục đổi mới Những bất cập trong công tác KH hiện nay ở các cấp Về nhận thức của các bên hữu quan Về phía cán bộ lãnh đạo: Chủ yếu mới chỉ ủng hộ đổi mới trên nguyên tắc, chưa quan niệm đổi mới công tác KH chính là bước ngoặt quan trong trong đổi mới cơ chế và công cụ quản lý điều hành nền kinh tế. Vì vậy, ít có sự quan tâm đến công tác này và thường giao khoán cho cơ quan chuyên trách về KH, chưa làm cho đổi mới KH trở thành hoạt động đồng bộ và mang tính thể chế. Đối với cơ quan chuyên trách về KH: Vẫn chưa có sự nhất quán trong quan điểm và tư duy đổi mới. Vì vậy công việc đổi mới KH vẫn chỉ được xem là “chiến lược dài hạn” mà không có KH triển khai cụ thể. Những địa phương có dự án về đổi mới KH thì triển khai không mang tính phổ biến, và chỉ tập trung vào một số cán bộ chức năng trong các phòng ban; những nội dung đổi mới không được iến hành đồng bộ, vẫn mang tính nhỏ lẻ theo dự án mà chưa trở thành hoạt động thống nhất từ cấp trên. Các bộ, Sở, ban, ngành có liên quan chưa thấy hết được trách nhiệm của mình trong đổi mới KH. Tham gia vào hoạt động đổi mới KH chỉ là những chuyên viên được phân công và có công việc liên quan đến hoạt động của các dự án đổi mới cụ thể. Các cơ quan cấp huyện vẫn chủ yếu trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chưa sẵn sàng thực hiện lập KH theo kiểu mới theo quan điểm từ dưới lên. Về phía người dân và các tổ chức đoàn thể thì còn quan niệm vai trò của mình rất xa vời so với quá trình đổi mới KH các cấp ở địa phương mình, nên vai trò của họ rất hạn chế. Trong thời gian qua, tuy đã bước đầu nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng trong xây dựng KH nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tham vấn, hỏi ý kiến người dân về các nội dung của bản KH đã lập sẵn, chứ người dân chưa được tham gia vào lập KH ngay từ đầu. Về trình độ, kỹ năng của cán bộ KH Cán bộ KH từ lâu đã quá quen với lập KH theo phương pháp truyền thống, lại không được tập huấn liên tục, thường xuyên về kiến thức, kỹ năng tiếp cận đến những nội dung đổi mới KH. Trình độ của đội ngũ cán bộ KH các cấp, nhất là các địa phương chưa cao, đặc biệt là các cấp dưới. Yêu cầu thực hiện nội dung mới trong công tác KH đòi hỏi không những cán bộ chuyên trách ngành KH mà cả các cán bộ ở các lĩnh vực khác, nhất là các nhà lãnh đạo các cấp dưới (huyện, xã) phải có kiến thức về KH và những nghiệp vụ cụ thể thực hiện sự tham gia trong quá trình lập KH. Về phương pháp lập KH Tuy đã bước đầu vận dụng những tiếp cận mới vào quá trình soạn lập KH, nhưng theo nhận xét chung, quá trình lập KH của các địa phương trong thời gian qua vẫn mang dáng dấp của nền kinh tế KHH tập trung trước đây. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi sản xuất sản phẩm được quyết định bởi nhiều thành phần kinh tế và sản xuất dựa trên dấu hiệu thị trường thì quá trình lập KH và nội dung của các bản KH còn chưa hoàn toàn bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế và nó bộc lộ những hạn chế cụ thể sau đây: (1) Các phần trong bản KH vẫn chưa thể hiện sự gắn kết mang tính logic với nhau. Giữa mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chương trình hành động, các giải pháp mang tính chia cắt rời rạc, thiếu mối quan hệ với nhau. Điều quan trọng là mục tiêu tăng trưởng kinh tế và XĐGN, giải quyết các vấn đề xã hội chưa thực sự gắn kết với nhau; Mục tiêu XĐGN và giải quyết vấn đề xã hội chưa thực sự được quan tâm thích đáng, nó chưa thực sự được quan niệm là mục tiêu cuối cùng để thiết kế các mục tiêu kinh tế và xã hội khác. Việc đưa ra các chỉ tiêu xã hội chưa dựa trên cơ sở khả năng kinh tế và ngược lại các chỉ tiêu kinh tế cũng chưa được xây dựng từ những yêu cầu của giải quyết vấn đề XĐGN và giải quyết các vấn đề xã hội. Chúng ta hãy xem lại mục tiêu về thu nhập bình quân trên đầu người đặt ra đến năm 2010 của Việt Nam là 1050 – 1100 USD (giá hiện hành), để đạt được con số này, GDP cần có là ở năm 2010 phải là 98 tỷ USD, tuy vậy nếu KH tăng trưởng đặt ra trong thờì kỳ này bình quân năm là 8% thì chúng ta chỉ đạt được tối đa là 80 tỷ mà thôi. Hiện nay chuẩn quốc tế do WB đưa ra đế xác định quốc gia có mức thu nhập thấp là 925 USD (Báo cáo phát triển thế giới 2006 - WB), và tương lai năm 2007 là 965 USD, nếu tốc độ tăng trưởng 8% bình quân năm đặt ra trong thời kỳ 2006-2010 thì đến 2010 thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta vẫn không thể vượt khỏi ngưỡng các nước nghèo, và điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu của CPRGS, cũng như mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH 2001-2010 không thực hiện được. KH của các tỉnh, huyện chưa thực sự thể hiện tính chủ động và xuất phát từ nhu cầu cần thiết của địa phương mà chủ yếu vẫn làm theo yêu cầu của cấp trên, bản KH của tỉnh không có sự phân biệt với bản KHPT KTXH của quốc gia. Tham khảo nhiều bản KH của các tỉnh, còn thấy thiếu khá nhiều các chỉ tiêu xã hội nằm trong yêu cầu của CPRGS như thu nhập bình quân đầu người, mục tiêu về y tế, giáo dục, mục tiêu môi trường. (2) Các KH 5 năm, hàng năm còn quá nặng nề, bao hàm nhiều chỉ tiêu mang tính chất hiện vật quá chi tiết, các KH ngành, vùng, địa phương bao gồm những chỉ tiêu sản xuất vật chất hết sức cụ thể. Trong khi sản xuất được tiến hành trên cơ sở thị trường, việc thực hiện sản xuất và sản xuất sản phẩm gì phần nhiều do các cơ sở kinh tế tư nhân, hay các hộ gia đình nông dân thì việc xây dựng các chỉ tiêu KH như vậy sẽ trở nên không cần thiết và không có cơ sở thực thi. (3) Trong khi các chỉ tiêu KH thể hiện nhiệm vụ cần thực hiện trong kỳ KH đưa ra khá nhiều thì trong các bản KH lại chưa thấy bóng dáng của những nhiệm vụ cần ưu tiên, hoặc những nhiệm vụ cần ưu tiên được liệt kê quá nhiều mà không có cơ sở logic với nhau. Các mục tiêu ưu tiên chưa thực sự xuất phát từ khía cạnh tăng trưởng kinh tế và XĐGN. Chúng ta chưa thấy thể hiện quan điểm ưu tiên cho XĐGN trong các dự án đầu tư phát triển các địa phương. Các dự án này chủ yếu vẫn là cho các lĩnh vực kinh tế và mang nặng quan điểm ưu tiên cho khu vực nhà nước, các dự án ưu tiên cho y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa, phát triển nông nghiệp còn rất ít. (4) Các chỉ tiêu KH xây dựng chưa gắn kết với những điều kiện ràng buộc về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, ngân sách, chưa nhấn mạnh đến những khó khăn trong thực tế để thực hiện chỉ tiêu. Ví dụ như: KHPT nông nghiệp nông thôn chưa nhấn mạnh đến những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, vấn đề bảo đảm thủy lợi không được không được coi là trọng tâm, chưa đưa ra những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sự yếu kém của công tác khuyến nông, thú y, cơ sở hạ tầng, hậu cần thương mại như đường xá, cầu cống. hay là việc đưa ra các chỉ tiêu XĐGN không được tiến hành trên cơ sở phân tích nghèo cụ thể và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Các mục tiêu XĐGN không gắn kết với chỉ tiêu sản xuất; các mục tiêu sản xuất này liên quan đến mục tiêu sản xuất khác như thế nào chưa được đề cập rõ ràng. (5) Cách tiếp cận KH vẫn theo kiểu hành chính mệnh lệnh, trong đó các chỉ tiêu KH mang tính chất áp đặt từ phía trung ương, ngành hoặc lãnh đạo địa phương mà thiếu đi sự tham vấn của các bên hữu quan cũng như của cộng đồng dân cư. Vì vậy, các chương trình đầu tư công cộng vẫn chỉ mang tính cục bộ của ngành, địa phương mà không gắn kết với mục tiêu KTXH rộng lớn hơn của đất nước. Các chỉ tiêu và giải pháp chính sách chưa thực sự xuất phát từ quan điểm bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dân cư và những tầng lớp yếu trong xã hội như người nghèo hay tầng lớp dễ bị tổn thương. Những yêu cầu đặt ra trong tiếp tục đổi mới công tác KH Để cho bản KH thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu của các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, và những nội dung của KH thực sự đi vào thực tế cuộc sống, cần phải tiếp tục đổi mới công tác KH theo những yêu cầu cụ thể sau đây: Lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế và XĐGN làm chủ đề chính của KH, coi đó là đầu ra cuối cùng cần đạt được trong thời kỳ KH. Bảo đảm sự gắn kết, logic giữa 2 mục tiêu này với nhau trong hệ thống mục tiêu KH. Trong đó mục tiêu XĐGN phải được đặt ra trước tiên, trên cơ sở đó thiết kế các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp với năng lực tăng trưởng kinh tế của địa phương nhưng mặt khác phải phù hợp với yêu cầu đặt ra của mục tiêu XĐGN. Trong việc đưa ra CPRGS, chính phủ Việt Nam đã xác định được một bộ gồm 136 chỉ tiêu bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bổ sung thêm vào bảng danh mục chỉ tiêu của CPRGS các chỉ tiêu khác thì bộ chỉ tiêu trong KH 2006-2010 lên tới 293 chỉ tiêu!!! Con số này vượt quá khả năng đối với các nhà lập KH và hoạch định chính sách ở các địa phương. Vì vậy, một yêu cầu nữa đặt ra trong việc xác định mục tiêu trong KH là cần phải tập trung vào một số nhỏ các mục tiêu phát triển KTXH và xem đó là các mục tiêu ưu tiên để thực hiện phân bổ ngân sách thực hiện. Từ mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế và XĐGN, các nội dung tiếp theo của KH phải nhằm vào thực hiện được các mục tiêu đó. Cụ thể, một là phải gắn kết các mục tiêu với đề xuất chính sách kinh tế và sự giám sát thực hiện, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung điều chỉnh môi trường hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh như: tăng cường năng lực cạnh tranh trong thị trường hàng hoá và dịch vụ, thắt chặt ngân sách đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác nhau là cách thức để khuyến khích nâng cao năng suất lao động và do đó làm tăng thu nhập; các chính sách và giải pháp nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt hơn, cải thiện tiếp cận đất đai và bảo đảm sự can thiệp ít hơn của các cơ quan chính phủ đối với doanh nghiệp để có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân, thúc đẩy tạo việc làm và do đó giảm nghèo; tăng cường ngân sách cho y tế, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các cơ chế bảo hiểm y tế, có thể giảm rủi ro khi đau ốm và bảo đảm người dân được tiếp cận lợi ích phát triển một cách rộng rãi hơn. Một yêu cầu cho xây dựng KH hiện đại là phải gắn kết các mục tiêu tăng trưởng và XĐGN với quy trình ngân sách.Việc công bố các mục tiêu tăng trưởng và XĐGN của quốc gia, địa phương và xác định các chính sách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu chỉ là bước đầu. Để làm được việc này, cần bố trí đủ nguồn lực ngân sách thực hiện và hỗ trợ bởi các khoản chi tiêu đầu tư và thường xuyên. Do đó, các KH mục tiêu chính là khung phân bổ nguồn lực công trong giai đoạn trung hạn. Đây còn là cơ sở gắn kết sự hỗ trợ của các nhà tài trợ vào việc thực hiện các ưu tiên của địa phương. Để đảm bảo các chỉ tiêu KH đảm bảo yêu cầu của CPRGS thì một yêu cầu quan trọng đặt ra trong quá trình xây dựng là phải sử dụng được sự tham gia của nhiều bên khác nhau, đặc biệt là sự tham vấn của các tổ chức cộng đồng như: các quan chức chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các nhà và cơ sở nghiên cứu khoa học, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các đối tác phát triển. Nhất là đưa ra những thách thức có liên quan đến việc đạt được kết quả cho các nhóm khác nhau, tích cực tìm kiếm các ý kiến phản hồi và chỉ đạo, đưa các quan điểm của các nhóm khác nhau vào các KH cuối cùng. Yêu cầu cụ thể đặt trong nguyên tắc cùng tham gia khi xác định các mục tiêu cũng như giải pháp thực hiện là: các ngành và chính quyền địa phương phải làm chủ sự lựa chọn mục tiêu phát triển và các quyết định phân bổ ngân sách phải dựa trên sự đồng thuận của ngành, địa phương về đánh giá nghèo và lựa chọn các mục tiêu phát triển cũng như các biện pháp chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đó; Sự tham gia tích cực của người nghèo một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức cơ sở góp phần xác định các nguyên nhân thực sự của sự nghèo đói tốt hơn, tạo ra các ý kiến phản hồi về kỳ vọng của cộng đồng và góp phần xây dựng các sáng kiến cải tiến có lợi cho người nghèo; Sự tham gia phối hợp của chính phủ và các nhà tài trợ góp phần tạo nên sự gắn kết mục tiêu phát triển của địa phương với mục tiêu chung của cả nước và điều chỉnh quan điểm của các bên có liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn tài trợ; Phải thu hút được sự tham vấn của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong việc phân tích chính sách và đề xuất ý tưởng trên cơ sơ quy trình và nội dung lập KH. Điểm cuối cùng không kém phần quan trọng là việc lập KH theo các mục tiêu phát triển là cần phải có một loạt các chỉ tiêu để giám sát và đánh giá (GSĐG) tiến độ thực hiện. Trong thời gian qua, chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện số lượng và chất lượng các dữ liệu sẵn có để GSĐG tiến độ thực hiện. Tuy vậy, tuy vậy các số liệu và dữ kiện đó vẫn cần phải được sắp xếp và cung cấp theo hướng hỗ trợ cho hoạt động của các cán bộ lập KH. Cần có sự nỗ lực hơn trong việc tập ửung đưa ra những chỉ số đánh giá việc thực hiện ưu tiên chiến lược vốn khó có thể đo đạc chính xác hiện nay, đặc biệt là liên quan đến ưu tiên đảm bảo dân chủ cơ sở. Cơ chế để tổ chức xây dựng và sử dụng hệ thống giám sát có thể được cải thiện, trong đó bảo đảm vai trò lớn hơn của các địa phương và các bộ chủ quản đối với các yếu tố đầu vào. Những nội dung cần tiếp tục đổi mới trong xây dựng KHPT kinh tế - xã hội Việc đổi mới KH cần được thực hiện trong tất cả các khâu của quy trình lập KH, từ việc đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu chỉ tiêu phát triển trong từng lĩnh vực, đến việc hệ thống các chương trình và dự án đầu tư, các giải pháp và xây dựng các giải pháp chương trình hành động thực hiện mục tiêu. Những khía cạnh cần chú ý nhiều hơn: Thực hiện đánh giá thực trạng phát triển KTXH và tình hình thực hiện KH phải chú ý đến quan điểm đánh giá để lập KH chiến lược Khi đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển, cần tập trung vào các khía cạnh liên quan trực tiếp đến vấn đề tăng trưởng và giảm nghèo như: Đánh giá các yếu tố tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu), các điều kiện về sản xuất và đời sống của người dân, các thế mạnh nguồn lực các yếu tố tiềm năng gắn với đất và không gắn với đất, khả năng khai thác và sử dụng tiềm năng. Khi đánh giá cần có sự so sánh theo chuỗi thời gian và so sánh với các quốc gia khác,. Những đánh giá này có liên quan đến lựa chọn phương án tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở lợi thế sánh của đất n ước, của từng địa phương địa phương so với các khu vực khác trong cả nước; Thực hiện phân tích nghèo một cách toàn diện, bao gồm: đánh giá mức độ thu nhập, cơ cấu thu nhập dân cư ở địa phương; đánh giá mức độ nghèo đói và phân loại mức độ nghèo đói trong khu vực; đánh giá cơ cấu dân cư, dân tộc của vùng, trong đó lưu ý nhiều đến người dân tộc thiểu số, giới tính. Khi đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu KH thời kỳ trước, cần: Thứ nhất, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt về phát triển kinh tế và các mặt xã hội. Cần tập trung phân tích sâu sắc về chất lượng tăng trưởng, chỉ ra các tiềm năng, yếu tố có thể đóng góp vào tăng trưởng nhưng chưa được khai thác tốt làm hạn chế khả năng đạt được mục tiêu. Thứ hai, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp - dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Đối với ngành công nghiệp: chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp (công nghiệp khai thác, gia công...) với các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có công nghệ hiện đại (công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử...). Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp: chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất; cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao... Đối với ngành dịch vụ: đánh giá cơ cấu các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Thứ ba, đánh giá nguyên nhân của việc thực hiện các chỉ tiêu KH, trong đó nhấn mạnh nhiều đến phân tích nguyên nhân của sự không thành công trong thực hiện chỉ tiêu về tăng trưởng và nghèo đói. Khi phân tích nguyên nhân, tập trung nhiều vào ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chính sách tác động đến tăng trưởng và XĐGN như: Tiến độ thực hiện đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; Việc phát triển các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân, tập thể, hợp tác xã và việc phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế này; đặc biệt là việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương; việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Đánh giá các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt là những đánh giá nghèo dựa vào chỉ tiêu KTXH; đánh giá nội dung phân cấp quản lý kinh tế theo hướng mở rộng quyền chủ động cho các địa phương; đánh giá tiến trình cải cách hành chính, đổi mới bộ máy, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đạo đức và năng lực của cán bộ và hiệu lực điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Thứ tư, xác định các cơ hội, thách thức và những khó khăn thuận lợi của quốc gia và địa phương trong thời kỳ KH mới. Dựa vào những phân tích, đánh giá, kết hợp dự báo tình hình trong nước và quốc tế, điểm cốt yếu trong phân tích thực trạng là phải rút ra được những điểm mạnh, yếu để tận dụng và khắc phục dựa trên những công cụ mới; xác định những cơ hội, thách thức và sự tác động của những nhân tố bên ngoài tới sự phát triển của địa phương. Trong đó, nhấn mạnh đến các nhân tố đồng thuận và không đồng thuận trong việc: khai thác các tiềm năng phát triển KTXH như nguồn tài nguyên để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch; nâng cao năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Cần nhấn mạnh đến xác định các mục tiêu ưu tiên trong các bản KH Một trong những nội dung cần đổi mới trong khâu lập KHPT KTXH là trước khi đi vào xác định các phương án phát triển, cần phải phân tích và đưa ra các mục tiêu cần phải ưu tiên trong thời kỳ KH. Các mục tiêu ưu tiên là các vấn đề bức xúc, nổi cộm, các vấn đề yếu kém, hay đó là các vấn đề quyết định đến sự phát triển về KTXH trong kỳ KH. Trong việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng với XĐGN, khi xác định các mục tiêu ưu tiên cần lưu ý đến các vấn đề : Đưa các vấn đề về xã hội, môi trường vào KH; dựa trên mục tiêu phát triển KTXH quốc gia, hướng tới tác động đến đời sống, điều kiện sống dân cư nông thôn; các mục tiêu gắn kết giữa tăng trưởng và XĐGN, bảo vệ môi trường, đặc biệt hướng vào nhóm cộng đồng nghèo, dân tộc thiểu số và phụ nữ. Quy trình xác định mục tiêu ưu tiên phải được bắt nguồn từ mục tiêu XĐGN, để từ đó thiết kế các mục tiêu kinh tế và các chỉ tiêu nguồn lực. Để thực hiện tốt việc xác định các mục tiêu ưu tiên, yêu cầu: Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các vùng trong n ước, vùng và địa phương; có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư; Các mục tiêu ưu tiên cần được xác định dưới dạng những chương trình ưu tiên, các dự án và hoạt động cụ thể cho các chương trình ưu tiên, các chương trình hành động và phương án đi kèm. Phải xây dựng nhiều phương án phát triển trong thời kỳ KH Dựa trên những mục tiêu ưu tiên, nhờ việc sử dụng những phương pháp khoa học, các chỉ tiêu KH thể hiện nhiệm vụ phát triển KTXH của quốc gia hoặc địa phương được xây dựng, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế xuất phát từ đích cuối cùng là mục tiêu giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội: Một số chỉ tiêu xã hội như: giảm tỷ lệ hộ nghèo; tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm; tốc độ phát triển dân số vào năm cuối kỳ KH... Về các chỉ tiêu kinh tế: Tổng GDP năm cuối kỳ KH; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm, trong đó chia ra nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân/năm; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân/năm; tốc độ tăng giá trị dịch vụ/năm; tốc độ tăng giá kim ngạch xuất khẩu/năm; cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm cuối kỳ KH 5 năm; Các chỉ tiêu tính toán cần được thể hiện bằng nhiều phương án khác nhau dưới dạng: phương án phát triển cao, trung bình, thấp. Mỗi phương án ứng với mục tiêu giảm nghèo và các vấn đề xã hội cũng như những điều kiện và nhu cầu nguồn lực huy động hao phí. Xây dựng các cân đối nguồn lực cho thực hiện mục tiêu phát triển Trong quá trình xác định các mục tiêu phát, cần gắn chặt với nguồn lực có thể có và có thể khai thác, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn lực tài chính, cụ thể đi sâu vào: Cân đối tích luỹ - tiêu dùng Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN). Cân đối về đầu tư phát triển KTXH với việc huy động toàn bộ nguồn lực phát triển trong nền kinh tế: Nguồn vốn thuộc NSNN; Nguồn vốn thuộc tín dụng nhà nước; Nguồn vốn thuộc doanh nghiệp nhà nước đầu tư; Nguồn vốn thuộc các tầng lớp nhân dân đầu tư; vốn ODA; Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cân đối chi đầu tư và chi thường xuyên Phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động, chương trình theo thứ tự ưu tiên đã được xác định ở trên. Lập KH tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát thực hiện KH Đây là nội dung ít được quan tâm ttrong quá trình soạn lập KH của các địa phương trước kia, chính vì vậy KH trở nên thiếu tính thực thi. Trong nội dung này cần lưu ý đến các vấn đề: Các định các chỉ tiêu, chỉ số, thời gian, dự trù ngân sách, người thực hiện và cách thức tiến hành. Các định các cơ quan, đơn vị và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án hay các hoạt động đã được nêu ở trên. Đánh giá tác động và ảnh hưởng của các mục tiêu, chương trình và dự án tới các đối tượng hưởng lợi từ các mục tiêu và chương trình. Để làm tốt công tác này, cần quán triệt các yêu cầu sau: Cần lập KH GSĐG ngay từ khi xây dựng mục tiêu Sử dụng các chỉ số định tính và định lượng để đánh giá kết quả và tác động. Dựa vào các chỉ tiêu kết quả để GSĐG. GSĐG cần dựa vào các quyết định mang tính lựa chọn và chiến lược (cụ thể: đánh giá cái giì, khi nào cần đánh giá...). Cần nhấn mạnh sự tham gia của các bên trong đánh giá. Kết luận: Tóm lại, cũng như cây cọ là công cụ giúp người hoạ sĩ vẽ tranh, cây kim là công cụ giúp người thợ may may áo, KH là công cụ giúp các nhà quản lý thực hiện tốt hơn vai trò quản lý sự phát triển KTXH trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng là những công cụ đó, nếu người hoạ sĩ biết sử dụng một cách thuần thục thì có thể trở thành nổi tiếng, người thợ may có thể thu hút được nhiều khách hàng, còn nếu không thì chỉ là những người thợ bình thường. KH cũng vậy. Nhà quản lý nào biết sử dụng công cụ này một cách nhuần nhuyễn và đúng cách thì nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng nó một cách hình thức thì bản kế hoạch soạn thảo ra sẽ không có nhiều ý nghĩa đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý ở địa phương. Đổi mới KH là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược và điều kiện hiện nay là tương đối thuận lợi cho việc đổi mới công tác KHH cấp tỉnh. Cơ hội đã mở ra, vấn đề còn lại là ở quyết tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh muốn sử dụng công cụ này như thế nào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDOI MOI CONG TAC KH TRONG NEN KTTT.doc
Tài liệu liên quan