Đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3 - 2

- Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: Gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. - Chi phí thực hiện chức năng quản lý: Gồm các chi phí quản lý kinh doanh hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương hướng biện pháp quản lý chi phí để phấn đấu hạ thấp chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Qua việc phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau ở trên ta có thể biết cặn kẽ nội dung và tính chất của chi phí tác dụng của mỗi loại trong quá trình tạo ra sản phẩm, mức độ và phạm vi quan hệ của mỗi loại chi phí quá trình sản xuất.

doc63 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3 - 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng loại mặt hàng tăng nhanh. Tuy nhiên trong những năm từ 1989 đến 1991 do nhiều yếu tố tác động nên sản lượng có giảm. Đặc biệt là do việc nhập hàng ngoại từ nhiều nguồn, trong các năm qua nên số lượng phụ tùng do nhà máy sản xuất giảm đáng kể. 1. Ngày 29/7/1993 Văn phòng Chính phủ căn cứ đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước số 1331/TB. Theo căn cứ qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991. Nhà máy ô tô 3-2, được Bộ GTVT đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước. Mã số kinh tế ngành: 25 Với số vốn kinh doanh : 3368 triệu đồng Vốn cố định : 2739 triệu đồng Vốn lưu động : 629 triệu đồng Vốn NS nhà nước : 3251 triệu đồng Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 117 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh: + Sửa chữa, đóng mới, lắp ráp, phục hồi và sản xuất phụ tùng ô tô xe máy. + Sản xuất, gia công mặt hàng cơ khí khác. Cho số liệu một số năm 1993-1994-1995 và đến nay để đánh giá tình hình phát triển của nhà máy. TT Nội dung 1993 1994 1995 1 Giá trị tài sản (triệu đồng) 5.619 5.788 5.751 2 Doanh thu 7.134 7.081 8.740 3 Nộp ngân sách 417 1.063 1.736 4 Tổng số công nhân viên 397 254 251 5 Số người có việc làm 190 202 201 6 Bình quân thu nhập 254.000 304.000 416.000 Năm 2000: 1. Tổng số vốn hiện có: 315458 VCĐ: 2477,98 triệu đồng Ngân sách cấp 2046,5 triệu đồng Doanh nghiệp tự có: 431,4 triệu đồng VLĐ: 576,6 triệu đồng Ngân sách cấp: 20.653,26 triệu đồng Doanh nghiệp tự có: 23,34 triệu đồng 1 Doanh thu 11430 2 Nộp ngân sách 456,7 3 Lợi nhuận 52 4 Tổng số công nhân viên 230 5 Số người có việc làm 170 6 Thu nhập 882.000 7 Bình quân thu nhập 820.000 Nhận xét: Từ năm 1993 cho đến nay ta thấy sự phát triển của nhà máy về mặt lượng cũng như mặt chất. Cụ thể là: - Nhà máy duy trì được sự phát triển sản xuất kinh doanh - Doanh thu ngày càng tăng - Duy trì được vốn - Làm đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước nộp ngân sách và thuế ngày càng cao. - Từng bước nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho công nhân viên chức. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy ô tô 3-2 Giám đốc công ty Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng sản xuất kinh doanh Phòng kế toán Phòng kế hoạch vật tư Phòng tổ chức hành chính Hình 5 - Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công ty, phó giám đốc giúp việc cho giám đốc quản lý về công nghệ sản xuất và thay mặt lãnh đạo khi giám đốc uỷ quyền đi vắng. - Phòng tổ chức hành chính: Phòng này có nhiệm vụ giúp cho giám đốc về quản lý nhân sự tuyển dụng và sa thải, theo dõi các chế độ chính sách, bảo đảm quyền lợi chế độ cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức công tác hành chính, văn thư, bảo mật, mua sắm trang thiết bị văn phòng. - Phòng kế hoạch vật tư: Phòng này có nhiệm vụ giúp cho ban giám đốc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổng hợp các hoạt động kinh tế phục vụ cho giám đốc khi cần thiết và báo cáo cấp tiền định kỳ, lập kế hoạch vật tư và theo dõi việc mua sắm thanh lý tài sản cố định. - Phòng kinh doanh: Phòng này có nhiệm vụ nắm chắc thông tin kinh tế báo cáo kịp thời cho giám đốc, tìm kiếm nguồn hàng, khai thác tìm kiếm các hợp đồng kinh tế là phòng thay mặt cơ quan giao dịch với khách hàng bán sản phẩm. - Phòng công nghệ kỹ thuật: Đây là phòng chuyên nghiên cứu về mặt kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu các mặt hàng để công ty sản xuất để không ngừng cải tiến công nghệ để nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng tốt hơn. - Phòng kế toán Hình 6 Kế toán trưởng Phó kế toán trưởng Kế toán giá thành tiêu thụ Kế toán thanh toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán NVL, TSCĐ - Kế toán trưởng: Là người chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt tài chính để giám đốc có những quyết định đúng đắn về việc sử dụng vốn, tiền, đầu tư sản xuất kinh doanh quản lý chỉ đạo tổ chức bộ máy kế toán công ty hoạt động có hiệu quả. - Phó kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp việc và hỗ trợ cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt, chỉ đạo phòng trong công tác, nghiệp vụ hạch toán là đảm nhiệm theo dõi việc hạch toán phát sinh, tính giá thành hàng hoá tiêu thụ. - Kế toán xuất nhập nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp việc xuất nguyên vật liệu, giám sát tình hình xuất nhập tồn kho cuối tháng đối chiếu sổ sách với thực tế ở kho, phát hiện sai lệch có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra phải tập hợp số liệu đầy đủ kế toán giá thành tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thanh toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi các chứng từ thu chi tiền mặt tiền ngân hàng và là người đại diện cho công ty quan hệ thường xuyên với ngân hàng mà công ty mở tài khoản. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp lại toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất của công ty về vốn, tài sản cố định... Lập báo cáo định kỳ theo qui định của nhà nước, theo dõi hạch toán các bộ phận, thường xuyên cung cấp số liệu cho kế toán trưởng báo cáo lên cấp trên, ngoài ra còn cập nhật số liệu và lưu các chứng từ vào máy tính, in báo biểu phục vụ cho bộ phận kế toán khi cần. - Kế toán chi phí, giá thành, tiêu thụ: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí của từng thời kỳ hay một giai đoạn để tính giá thành. Theo dõi việc tiêu thụ, sản phẩm, kết qủ kinh doanh của công ty. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý về tiền mặt và các hiện vật có giá trị bằng văn bả như vàng, bạc... Thực hiện nghiêm túc các nghiệp vụ thu, chi tiền đúng, đủ trên cơ sở chứng từ hợp lệ. Song với nhiệm vụ cụ thể mà kế toán trưởng phân công, ngoài ra còn có sự liên quan, kết hợp chặt chẽ với nhau của từng kế toán viên để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức công tác kế toán Việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, các mẫu chứng từ thuộc hệ thống chứng từ luật định được công ty tuân thủ cả về biểu mẫu nội dung và phương pháp lập. Ngoải ra công ty có vận dụng một số mẫu chứng từ nội bộ phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể của công ty. Công tác kế toán của công ty bao gồm việc vận dụng tài khoản kế toán: Căn cứ vào tính chất sản xuất kinh doanh của đơn vị để phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã sử dụng đầy đủ các tài khoản cấp I, cấp II đã được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất. Hình thức kế toán: Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” Sơ đồ “Nhật ký chung” Chứng từ gốc Nhật ký chung Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính Sổ Cái Tổng hợp chi tiết Thẻ chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ô tô 3-2 1) Sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác, xe ca. Mua bán các loại xe. 2) Sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô, xe máy. 3) Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ cho các ngành kinh tế khác. 4) Sản xuất sản phẩm cho chương trình dự trữ động viên quốc phòng. Đó là 4 nhiệm vụ của công ty, nhưng theo cơ chế thị trường hiện nay thì công ty còn sản xuất các loại phụ tùng xe máy là chính và đóng mới các loại ô tô và còn duy trì được những xưởng sửa chữa. Sau đây là qui trình công nghệ sản xuất khung xe máy và các chi tiết khác của xe máy. Như các loại xe máy liên doanh và nhập khẩu từ Trung Quốc, được sự tín nhiệm của các công ty như “Lifan và Loncin”. Chính từ sự tín nhiệm đó mà công ty đã có những sự cố gắng để thực hiện tốt những hợp đồng có số lượng lớn và chất lượng bảo đảm. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất khung xe Dream, một trong những loại xe mà công ty đã sản xuất. Hình 8: Quy trình công nghệ sản xuất khung xe Dream Khung xe Dream: Ngoài những chi tiết khác thì khung xe Dream có 2 chi tiết chính: ống chính và cổ phốt. ống chính: Thép ống d42,3 ly Cắt trên máy tiện Chuyển ép định hình khuôn mẫu trên máy ép Khung Hàn ráp Thép ống d62 Cắt dài trên máy tiện Chồn vai phốt bằng công nghệ nung nóng trên máy ép thuỷ lực Chuyển về tiện đúng kích cỡ Hàn ráp thành khung ống phốt Các chi tiết còn lại gia công trên máy đột dập + ép. Hoàn chỉnh Sơn khung Nhập kho Hàn các khung chi tiết nhỏ Hàn ốp sườn thành phân khung Hàn ráp ống chính Hàn phốt Hàn đuôi xe II. Thực tế công tác kế toán 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của đơn vị 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty ô tô 3-2 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của công ty chủ yếu sản xuất theo cách ký hợp đồng tiêu thụ của các hãng, đại lý. Sản phẩm của công ty chủ yếu là chế biến từ nguyên liệu ban đầu. Đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm khung xe máy, do đó nguyên liệu thường nhập kho với số lượng lớn. Do tính chất chế biến, gia công sản phẩm của công ty vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Do đó kế toán tập hợp chi phí của công ty là sản phẩm hoàn thành nhập kho theo từng lô hàng. Thực tế chi phí sản xuất ở xưởng sản xuất khung xe của công ty không lớn lắm, chi phí chủ yếu là nguyên liệu đầu vào (thép ống, tôn...) Để hạch toán chi phí giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm phù hợp với qui trình sản xuất, kế toán chi phí của công ty được tập hợp theo 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621) - Chi phí nhân công trực tiếp (TK622) - Chi phí sản xuất chung (TK 627) 1.2. Đối tượng tính giá thành Kết thúc một quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra của công ty là các loại khung xe máy hoàn thành theo từng lô hàng theo hợp đồng kinh tế của các hãng khác. Vì vậy, đối tượng tính giá thành cũng là từng sản phẩm hoặc từng lô hàng hoàn thành. 2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất ở Công ty ô tô 3-2 Phương pháp kế toán, tập hợp chi phí sản xuất của Công ty ô tô 3-2 thực hiện. Công tác kế toán chi phí sản xuất rất quan trọng, công ty không ngừng quan tâm tới công tác quản lý chi phí sản xuất. Công ty đã thực hiện việc phân loại chi phí sản xuất như sau: - Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí gồm: + Chi phí NVL có các loại như sơn, sắt thép... + Chi phí nhân công: Gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương... + Khấu hao TSCĐ: Số tiền trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ trong công ty. + Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, hội họp, nghiệm thu hợp đồng. - Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng kinh tế của CFSX. + Chi phí NVL trực tiếp: Về NVL chính có các loại như thép ống..., vật liệu phụ như sơn, về nguyên liệu như dầu luyn, mỡ. Các loại NVL chính phụ, nguyên liệu này được sử dụng trực tiếp quá trình sản xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng. + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí sau: ã Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương, phụ cấp các khoản trích theo lương qui định. ã Chi phí vật liệu: Vật liệu dùng chung tại các phân xưởng. ã Chi phí dụng cụ sản xuất: Bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp... dùng chung tại các phân xưởng. ã Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, hội họp. Việc phân loại chi phí sản xuất rất quan trọng vì qua đó công ty sẽ xem xét được một cách cụ thể các loại chi phí sản xuất, mục đích sử dụng của chúng trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng, đội sản xuất. * Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất: Công ty đã nắm rõ được yêu cầu của việc quản lý. Công ty đã phân loại được chi phí sản xuất một cách khoa học để nhằm hạch toán chính xác chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Nhờ đó thúc đẩy được doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 3. Phương pháp tính giá thành của sản phẩm Kết thúc một quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra của công ty là các loại khung xe máy và hoàn thành từng lô hàng theo hợp đồng kinh tế của các hãng và đại lý khác. Vì vậy đối tượng tính giá thành cũng là từng sản phẩm của từng lô hàng. Kỳ tính giá thành của công ty thường là một tháng, cuối tháng lập báo cáo giá thành cho từng loại sản phẩm. Còn đối với lô hàng thì tính giá thành là thời gian khi bắt đầu thực hiện lô hàng đó. Từ đặc điểm sản xuất của công ty nên kế toán giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn đối với các loại khung xe maý. Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng theo từng khoản mục, giá trị làm dở đầu tháng và cuối tháng ước tính để xác định giá thành khoản mục theo công thức: ZCM = Dđt + CKM - Dct Trong đó: ZCM ; GKM : Giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất theo khoản mục Dđt: Dct : Giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng và ước tính cuối tháng. Để phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty, giá thành sản phẩm ở công ty được tính theo các khoản mục sau: + Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí NVL chính - Chi phí NVL phụ - Chi phí nhiên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp - Tiền lương - BHXH, KPCĐ + Chi phí sản xuất chính - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. 4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 4.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty ô tô 3-2 thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. ở công ty chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục chi phí: NVL trực tiếp, NC trực tiếp, sản xuất chính. Do vậy kế toán của công ty sử dụng các TK để tập hợp chi phí sản xuất sau đây: - TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” dùng để tập hợp NVL trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ. - TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí về tiền lương, tiền công, trích các khoản bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất. - TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí phục vụ sản xuất (khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác...) chi phí quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng. ở công ty TK 627 sử dụng với một số TK cấp II TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dịch vụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ TK 6278: Chi phí khác. - TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành. 4.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất 4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong doanh nghiệp sản xuất để tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. ở Công ty ô tô 3-2, riêng chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 55-65% trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó việc quản lý, sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng lớn đến sự biến động lớn của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy hạch toán chi phí NVL là vấn đề quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu của công ty có nhiều loại khác nhau và không ổn định ở một loại cụ thể mà tuỳ thuộc chủ yếu vào yêu cầu của khách hàng, hơn thế nữa giá vật liệu lại không ổn định, lên xuống theo cơ chế thị trường nên công tác quản lý, dự trữ và hạch toán NVL là ở kho của công ty. NVL trực tiếp phục vụ cho sản xuất chủ yếu được tập trung ở kho, còn nhiêu liệu thì thường mua ngoài theo nhu cầu, vì số lượng sử dụng thường ít cho nên dự trữ nhiều sẽ thêm chi phí kho tàng. - NVL chính: Hạch toán vào TK 1521 phần thép ống - NVL phụ: Hạch toán vào TK 1522 sơn - Nhiên liệu: Dầu luyn, mỡ hạch toán vào TK 1523 Do đặc thù của loại hình sản xuất nên doanh nghiệp chỉ hạch toán NVL theo giá thực tế chi trên hoá đơn mua về (giá đích danh) bằng phương pháp kê khai thường xuyên. NVL được mua về nhập kho trên cơ sở nhu cầu sản xuất cụ thể được duyệt theo kế hoạch hàng năm và đơn đặt hàng của khách hàng được kí kết từ đầu năm. Căn cứ vào khả năng sản xuất và yêu cầu của đơn đặt hàng, kế toán nguyên vật liệu (kế toán vật tư) viết phiếu vật tư, thủ kho căn cứ vào số lượng, giá trị vật tư, sản phẩm hàng hoá ghi trong phiếu xuất kho hay phiếu lĩnh vật tư để ghi thẻ kho về số lượng, kế toán ghi sổ chi tiết, số các tài khoản có liên quan. Mẫu phiếu xuất vật tư (Phiếu xuất kho) (Bảng 1) Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 Mẫu số: 02-VT Phiếu xuất kho Số: 38 Ngày 15 tháng 9 năm 2000 Họ tên người nhận hàng: Giang Thị Sinh Địa chỉ: Phân xưởng cơ khí sản xuất khung xe Lý do xuất: sản xuất Xuất tại kho: STT Tên nhãn hiệu, qui cách phẩm chất VT Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Thép ống kg 2000 4500 9.000.000 2 Tôn kg 314 3500 471.000 Cộng 2 khoản 9471.000 Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Đến cuối tháng, kế toán vật tư khoá sổ chi tiết lấy số dư, xuống kho lấy chứng từ và đối chiếu chứng từ xuất - nhập - tồn về mặt số lượng với thủ kho. TK 1521 SDDK: 735876000 + 1071617000 PS: TK331: 932198000 1469200200 TK336: 139419000 345800 1071617000 1469546000 SDCK: 33.794.700 Từ phiếu xuất kho kế toán vật tư lập bảng kê số 3. Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 (Bảng 2) Bảng kê số 3 Tháng 9 năm 2000 (ĐVT: đồng) STT Chỉ tiêu TK1521: NVL chính HT TT 1 Số dư đầu tháng 735.876.000 2 Số phát sinh trong tháng 1.071.617.000 - Phải trả cho người bán 932.198.000 - Phải trả nội bộ 139.419.000 3 Cộng số dư ĐK và PS 1.807.493.000 4 Xuất dùng trong tháng 1.469.546.000 5 Tồn kho cuối kỳ (3-4) 33.794.700 Ngày 30 tháng 9 năm 2000 Người ghi Kế toán trưởng Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào số liệu tổng cộng thể hiện trên bảng phân bổ, giá trị NVL, CCDC xuất dùng. Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 (Bảng 3) Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 đến 30/9/2000) (ĐVT: đồng) STT Có các TK TK 152 TK 153 TK1521 TK1522 TK1523 Cộng 1 TK 621 - ... 101.617.000 55.788.068 25.786.065 1.153.191.133 2 TK 627 - ... 38.609.102 30.145.300 23.862.161 92.616.563 3.580.600 3 TK641 - ... 4 TK642 - ... 20.363.577 13.620.288 2.283.000 37.086.865 Cộng 1130.862.679 99.553.556 63.268.514 1.282.894.561 3.580.600 Ngày .... tháng .... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng 3 ngang ********* Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 (Bảng 4) Sổ cái TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621) Số hiệu 152 Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 đến 30/9/2000) (ĐVT: đồng) NT ghi sổ Chứng từ Diễn giả Số trang nhật ký TK đối ứng Phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu tháng 30 81 30/9 Phân bổ NVL cho SX SP 152 1.153.191.133 .... Kết chuyển chi phí NVL 154 1.153.191.133 Bảng ngang ********** Nợ TK621: 1.531.191.133 (Chi tiết: 1521: 1.071.617.000 1522: 55.788.068 153: 25.786.065 Có TK 152: 1.153.191.133 (Chi tiết: 1521: 1.071.617.000 1522: 55.788.068 153: 25.786.065 Cuối kỳ kế toán tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” khi định khoản xong kế toán ghi sổ cái (bảng 4). 4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lượng lao động nhất định. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định nhất. Trong cơ chế thị trường muốn phát huy tốt lực lượng lao động cần bỏ ra một lượng chi phí, lượng chi phí này chủ yếu được biểu hiện dưới dạng tiền lương trả cho công nhân viên. Chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Do vậy việc tổ chức hạch toán chi phí tiền lương có tác dụng thúc đảy doanh nghiệp sử dụng hợp lý lao động và nâng cao năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời đảm bảo thu nhập cho người lao động, không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động cán bộ CNV của doanh nghiệp, là nhân tố thúc đẩy ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên với sản phẩm sản xuất ra. ở Công ty ô tô 3-2 chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ trực tiếp cho sản phẩm, tiền lương của công nhân sản xuất được xác định bằng thời gian và sản phẩm sản xuất mà công nhân sản xuất đã thực hiện. Đối với công nhân làm việc trực tiếp sản xuất thì xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, còn đối với thành phần lao động gián tiếp ở trên văn phòng thì xí nghiệp áp dụng theo hình thức trả lương theo thời gian.. Vì việc sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty nên trả lương chính xác và hiệu quả đối với lao động trong công ty, ở các phân xưởng đều có nhân viên thống kê chịu trách nhiệm tính toán tiền lương cho công nhân sản xuất. Để hạch toán tiền lương của công ty, cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công của các phòng, phân xưởng báo cáo về kế toán tiền lương ở phòng kế toán. Sản lượng hoàn thành: là sản lượng đạt chất lượng theo yêu cầu. Ngoài ra để khuyến khích công nhân sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, doanh nghiệp còn áp dụng phần lương luỹ tiến, khối lượng sản phẩm hoàn thành vượt kế hoạch. Bảng 5 Bảng tính đơn giá sản phẩm TT Sản phẩm Lượng sản phẩm Lượng quỹ tiền Ghi chú ĐVT Tiền Định mức Tiền 1 Sản phẩm khung xe máy Chiếc 13150 ³ 1.200 50 - Cắt ,, 200 - ép định hình ,, 9500 - Hàn ráp ,, 12000 Đối với việc tính lương theo thời gian thì chứng cứ ban đầu là “Bảng chấm công”. Các bảng chấm công sau khi được lập và kiểm tra lại tại phân xưởng sản xuất, các phòng ban được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương và phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng chịu chi phí. Lương theo thời gian được tính theo công thức: = x Trong đó: Hệ số nội bộ = - Lương theo phần cứng: Là lương theo chế độ hiện hành của nhà nước qui định theo bậc, hệ số, chức vụ... số ngày công của từng đối tượng cụ thể. - Lương theo phần mềm (phần nội bộ) được tính theo tỷ lệ % doanh thu, tỷ lệ này không cố định theo tháng mà doanh nghiệp căn cứ vào tình hình doanh thu và lợi nhuận của tháng đó. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, báo cáo khối lượng công việc hoàn thành của thống kê phân xưởng, kế toán căn cứ vào bảng đơn giá (bảng 5) để tính lương cho công nhân phân xưởng. Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 Bảng 7 Báo cáo sản lượng hoàn thành Tháng 9 năm 2000 (Đơn vị: đồng) TT Sản phẩm ĐVT Số lượng Tổng giá trị Các khâu Cắt ép 1 Khung xe máy Chiếc 12.000 157.800.000 11.400.000 Ngày .... tháng .... năm 2000 Thống kê PX Giám đốc PX Bảng ngang ************ Nợ TK 622: 190.842.000 Có TK 334: 160.800.000 Có TK 338: 30.042.000 Cuối kỳ kết chuyển vào TK154 - Chi phí sản phẩm dở dang 4.2.3. Kế toán chiphí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí còn lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí SXC ở Công ty ô tô 3-2 bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí NVL, CCDC dùng chung cho phân xưởng để sửa chữa máy móc, chi phí điện nước, chi phí hội họp ở công ty. Các chi phí này được kế toán tập hợp vào TK627- Chi phí sản xuấtC và đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm. 4.2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng (6271) Chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán vào TK6271. Chi phí nhân viên phân xưởng là tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân ở bộ phận văn phòng (những người không tham gia sản xuất); ở phân xưởng (những người tham gia trực tiếp sản xuất). Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận, phân xưởng để tổng hợp tiền lương thực trả và BHXH của bộ phận quản lý. Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng (bảng 7) để vào số liệu trên bảng phân bổ chi phí SXC. Công thức phân bổ chi phí nhân công phân bổ cho sản xuất sản phẩm tính như sau: = x Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm khung xe máy tháng 9/2000 được tập hợp phân bổ tại xưởng sản xuất khung xe. Bảng 10 Đơn vị : Công ty ô tô 3-2 Bảng phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000-30/9/2000) Đơn vị: đồng TT Tên bộ phận Tổng lương TK627 TK642 TK641 1 Phòng SX-KD 42.258.300 20.258.000 22.000.300 2 Phòng Kế hoạch 23.719.950 10.319.700 13.400.250 3 Phòng Kế toán 31.712.400 15.400.300 16.312.100 4 Phòng Kỹ thuật- công nghệ 38.645.800 18.500.200 20.145.600 5 Phòng tổ chức hành chính 48.441.100 25.640.700 22.800.400 6 Quản lý xưởng 85.101.225 85.101.225 Cộng 269.878.775 175.220.125 94.658. 650 Ngày .... tháng .... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Căn cứ vào cột tiền lương ở bảng thanh toán cho công nhân phân xưởng để ghi vào cột TK334 mục TK622 trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH từ cột TK334 ta tính ra số tiền BHXH ghi tiếp vào cột TK338. Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (bảng 9) theo định khoản: Nợ TK6271 : 175.220.125 Có TK 334 : 142.242.025 Có TK 338 : 27.978.100 4.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu (TK6272) Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng được hạch toán vào TK 6272- Chi phí NVL. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan tới loại chi phí này để ghi vào bảng phân bổ NVL. CCDC để xuất dùng (bảng 3) cột TK 152 dòng TK627. Số liệu căn cứ để vào sổ cái TK627- Chi phí SXC (bảng 13) theo định khoản sau: Nợ TK6272 : 92.161.563 Có TK 152 : 92.616.563 4.2.3.3. Chi phí dụng cụ sản xuất (6273) Công cụ, dụng cụ là công cụ có giá trị nhỏ phân bổ một lần trực tiếp cho sản phẩm được hạch toán vào TK 6273. Căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC, các chứng từ có liên quan đến, kế toán ghi vào bảng phân bổ vật liệu, CCDC (bảng 3) cột TK153 dòng TK627. Số liệu đó đồng thời cũng được sử dụng để ghi vào sổ cái TK627- chi phí SXC (bảng 13) theo định khoản: Nợ TK6273 : 3.580.000 Có TK153 : 3.580.000 4.2.3.4. Chi phí khấu hao TSCĐ (6274) Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, được hạch toán vào TK6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định. Hàng tháng kế toán trưởng căn cứ vào tình hình kinh doanh để xác định tỷ lệ khấu hao hàng tháng cho từng đối tượng. Mức khấu hao cơ bản được xác định theo công thức: Khấu hao TSCĐ = x Mức trích khấu hao TSCĐ = Trong tháng 9, tỷ lệ khấu hao TSCĐ được xác định: - Nhà xưởng, thiết bị văn phòng : 8% - Máy móc, thiết bị : 10% - Phương tiện vận tải : 8% Căn cứ vào định mức trong tháng 9, kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (bảng 9) Nợ TK 6274 : 14.000.000 Có TK 214 : 14.000.000 Đồng thời ghi Nợ TK 009: 14.000.000 Bảng 11 ngang *********** Nhật ký chứng từ số 1 Ghi Có TK111 - “Tiền mặt” Tháng 9 năm 2000 Stt Ngày Ghi Có TK, ghi Nợ các TK Cộng có TK111 621 627 641 642 ... 1 2 3 4 5 6 7 8 1 14/9 1.192.000 1.192.000 2 20/9 2.000.000 2.000.000 3 20/9 125.000 125.000 ..... ...... Cộng 8.560.000 8.560.000 Đã ghi sổ ngày .... tháng .... năm Người ghi sổ (Kí, họ tên) Kế toán tổng hợp (Kí, họ tên) Ngày ..... tháng ..... năm 2000 Kế toán trưởng (Kí, họ tên) Nhật ký chứng từ số 2 Ghi có TK112 Stt Chứng từ Diễn giải Ghi Có 112, Nợ các TK Cộng SH NT TK627 TK642 ... 1 11 17/9 Trả tiền nước 8.286.000 750.000 2 13 17/9 Trả tiền điện thoại 480.000 1.500.000 3 14 20/9 Mua văn phòng phẩm 350.000 Cộng 9.116.000 2.250.000 Ghi Có TK112 4.2.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277) Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí về điện, nước, điện thoại.. thường thanh toán bằng tiền ngân hàng hoặc tiền mặt theo cách thức tháng sau thanh toán tiền tháng trước. Căn cứ vào hoá đơn thu tiền kế toán dùng làm chứng từ gốc để hạch toán và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Số liệu được tập hợp trên NKCT số 2 (bảng 12) lấy từ các phiếu chi trong tháng 9. Căn cứ vào số liệu tổng cộng ghi vào sổ cái TK627- Chi phí SXC, chi tiết TK6277 sản phẩm khung xe ta có định khoản: Nợ TK6277 : 9.116.000 Có TK112 : 9.116.000 4.2.3.6. Chi phí bằng tiền mặt Chi phí khác bằng tiền mặt bao gồm cách chi phí về hội họp, tiếp khách, nghiệm thu hợp đồng được tập hợp và phânbổ cho chi phí sản xuất chung, chi phí này được hạch toán vào TK6278- Chi phí khác bằng tiền mặt. Từ các phiếu chi trong tháng 9 kế toán tập hợp lên sổ nhật ký chi tiền (bảng 13). Đồng thời kế toán cũng căn cứ vào số liệu tổng hợp đó để ghi vào sổ cái TK627 - Chi phí sản xuất chung, chi tiết cho TK6278 theo định khoản sau: Nợ TK627 : 8.560.000 Có TK111 : 8.560.000 Bảng ngang 14*********** 4.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất chung Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu sau: - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC (bảng 3) - Bảng phân bổ lương, BHXH (bảng 9) - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (bảng 11) - Nhật ký chi tiền TK112 (bảng 12), TK111 (bảng 13) Kế toán tập hợp chi phí theo từng khoản mục và phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo công thức: = x Hệ số phân bổ = Trong đó chi phí tiền lương phân bổ cho từng sản phẩm và tiền lương cho công nhân sản xuất thể hiện trên bảng phânbổ lương và BHXH (bảng 9) = = 1,0896 Sau khi thanh toán cho từng khoản chi phí kế toán lập bảng tổng hợp phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng (bảng 15). Cuối tháng TK627 chi tiết từng TK (bảng 12) kết chuyển sang TK154 “Chi phí sản phẩm dở dang” (bảng 16). Bảng ngang 15,16 ********* 5. Đánh giá sản phẩm làm cuối kỳ Việc đánh giá sản phẩm dở dang là một công đoạn cần thiết khi muốn tính được giá thành sản phẩm chính xác và đầy đủ. Có nhiều phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang nhưng do đặc điểm riêng nên công ty áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo NVL chính. Sản phẩm dở dang chủ yếu là NVL dở dang tại xưởng (phần đã đưa vào sản xuất). Theo kỳ kế toán (tháng) trên cơ sở khối lượng, giá trị NVL xuất kho và khối lượng, giá trị sản phẩm hoàn thành của xưởng kiểm kê và lập báo cáo gửi lên phòng kế toán. = + - Trên thực tế sản phẩm sản xuất tại xưởng trải qua nhiều công đoạn cắt, ép, hàn. Để đơn giản trong cách xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ sản phẩm chưa hoàn thành được coi là dở dang, dù đã qua một số công đoạn nào đó sản xuất sản phẩm dở dang thường là ít so với sản phẩm hoàn thành. Cuối tháng thống kê phân xưởng xác định số sản phẩm dở dang căn cứ vào bảng định mức NVL cho từng sản phẩm theo đơn hàng (bảng 17) để ước tính sản phẩm dở dang, căn cứ vào đơn giá, giá thành sản phẩm (bảng 6) để ước tính phải trả cho công nhân sản xuất. Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 Bảng 17 Bảng định mức Tên sản phẩm: Khung xe máy Dream Đơn hàng: Hợp đồng số 12 của hãng Loncin TT Tên NVL Loại Định mức Đơn giá Thành tiền 1 Thép ống d42,3 ly 1,6 4500 7200đ 2 Tôn 0,02 1500 30đ 3 ....... Ngày.... tháng .... năm 2000 Trưởng phòng kỹ thuật Căn cứ vào bảng giá (ở bảng 5) bảng tính định mức (bảng 17) giá trị sản phẩm dở dang; tiền lương còn phải trả được tính toán như sau (bảng 18). Xưởng sản xuất Tổng hợp sản phẩm dở dang Tháng 9 năm 2000 Đơn vị: đồng Tên sản phẩm Số lượng Giá trị vật tư Tiền lương Tổng Khung xe máy Dream 3200 23.040.000 42.080.000 65.120.000 Ngày .... tháng .... năm 2000 Thống kê PX Kế toán Quản đốc PX 6. Công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành ở Công ty ô tô 3-2 Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất của công ty kế toán đã xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở phân xưởng đồng thời xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối (sơn). Trong công thức tính giá thành, việc áp dụng phương pháp tính như thế nào để phù hợp với công ty cũng rất quan trọng. Tại công ty, kế toán chọn ppp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Công thức tính như sau: = + - = (Sản lượng nhập kho) = Bảng 19 ngang ******** Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu chi phí NVL trực tiếp (bên Nợ TK621) chi phí nhân công trực tiếp (bên Nợ TK622), chi phí SXC (bên Nợ TK627), giá trị sản phẩm dở dang được kết chuyển vào TK154 “Chi phí sản xuất dở dang” đã tâp hợp được tính giá thành sản phẩm (Bảng 17). Chương III Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3-2 I. Đánh giá khái quát công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3-2 Sau một thời gian thực tập tại Công ty ô tô 3-2, đi vào tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty nói riêng. Tôi nhận thấy từ ngành thành lập đến nay công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể công ty những năm gần đây công ty đã có sự đổi mới chuyển biến rõ rệt ngoài những công việc có tính chất truyền thống như đóng mới ô tô ... để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân viên công ty đã kí kết những hợp đồng sản xuất khung xe máy của Trung Quốc như khung xe Dream, Wave và sản xuất một số phụ tùng nhỏ khác do những đại lý của các hãng và tư nhân khác. Tuy nhiều mặt còn chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản nhưng công ty đã xây dựng được một mô hình bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh và đạt được những yêu cầu và uy tín lớn. Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập xử lý và cung cấp thông tin kế toán cho nhiều đối tượng khác nhau. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán bao gồm việc xác định số lượng nhân viên cần có và có yêu cầu trình độ nghề nghiệp. Bộ máy quản lý của công ty về số lượng nhân viên còn hạn chế nhưng phần nào đó cũng phù hợp với hình thức hoạt động của công ty. Bộ phận kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, mặc dầu số nhân viên trong phòng kế toán còn hạn chế song cũng phần nào phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và khả năng chuyên môn của từng người và đáp ứng được yêu cầu hoạt động của công ty. Nhờ đó tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm được giao cho mỗi người giúp cho việc hạch toán kế toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty. Ngoài ra còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm nâng cao chức năng quản trị doanh nghiệp của công tác kế toán, không vi phạm chế độ kế toán tài chính. Trên cơ sở thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán đã áp dụng hệ thống sổ sách, chứng từ khá đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, qui định chung của Bộ Tài chính, tạo được sự phối hợp và mối quan hệ giữa các phần hành trong toàn bộ hệ thống kê toán của công ty. Dựa vào đặc điểm là sự phù hợp giữa các phân xưởng, xí nghiệp với phòng kế toán ở bộ phận thủ kho với kế toán tạo điều kiện cho việc tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác. Ngoài ra, công ty đã xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được công ty mà đặc biệt là phòng kế toán thực hiện một cách nghiêm túc. Việc áp dụng kế toán chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế của công ty đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên sự biến động của vật tư tiền vốn. Hơn nữa công ty đã lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ cho các khoản mục chi phí một cách phù hợp. Trong công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên Công ty ô tô 3-2, kế toán đã sử dụng hai hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian đối với bộ phận gián tiếp sản xuất (khối nhân viên văn phòng) và trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Với hình thức trả lương ở bộ phận gián tiếp, công ty trả lương bằng tỏng mức lương trả theo ngày công (bảng chấm công) cấp bậc và phụ cấp. Với hình thức này, công ty đã khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân viên ở bộ phận này với hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, hạn chế việc nghỉ tự do gây mất năng suất lao động chung. Còn hình thức trả lương ở bộ phận trực tiếp sản xuất, công ty trả lương theo sản phẩm. Điều đó đảm bảo được gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động họ đạt được, tăng cường ý thức làm việc, ý thức tiết kiệm, ý thức sử dụng máy móc. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty căn cứ theo chế độ qui định. Kế toán công ty tiến hành tổng hợp tiền lương của công nhân sản xuất ở từng phân xưởng, xí nghiệp và trích KPCĐ, BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo tỉ lệ quy định (19%) trong đó: KPCĐ: 2%; BHXH: 15%; BHYT: 2% và ghi vào bảng phân bổ tiền lương và KPCĐ, BHYT, BHXH. Đối với công tác kế toán NVL: Tỉ trọng NVL của Công ty ô tô 3-2 tương đối lớn nên việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng phần lớn phụ thuộc vào tiết kiệm chi phí NVL hay không. Do nhận thức được ảnh hưởng của chi phí NVL, CCDC đến việc hạch toán giá thành sản phẩm nên công ty đã quan tâm đúng mức đến công tác quản lý NVL, CCDC từ tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL. Hàng tháng phòng kế hoạch vật tư sẽ xuất NVL cho từng phân xưởng sản xuất sản phẩm qua nhiều phiếu xuất kho, ở từng phân xưởng sẽ có nhân viên thống kê theo dõi việc sử dụng NVL. Đến cuối mỗi tháng, NVL đưa vào sản xuất được phản ánh trên “Báo cáo sản xuất” và chuyển lên phòng kế toán làm cơ sở tính giá thành thực tế của sản phẩm. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất chính kế toán Công ty ô tô 3-2 cùng tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất. Nó bao gồm các chi phí: Chi phí nhân viên PX, chi phí NVL, CCDC dùng cho phân xưởng để sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng kho tàng. Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện nước, hội họp, tiếp khách của công ty. Các chi phí này được tập hợp vào TK627 và chi tiết ra các TK cấp II: 6271, 6272, 274, 6277, 6278. Về công tác tính giá thành sản phẩm: Muốn tính giá thành sản phẩm chính xác và đầy đủ kế toán giá thành phải đánh giá được sản phẩm dở dang. Công ty áp dụng phương pháp xác định sản phẩm dở dang theo NVL chính, cuối kỳ sản phẩm chưa hoàn thành được coi là sản phẩm dở dang. Cuối kỳ sản phẩm dở dang được ghi vào TK 154 “Chi phí sản phẩm dở dang” để xác định giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm ở công ty được qui định là 1 tháng, đảm bảo việc cung cấp số liệu kịp thời cho yêu cầu quản trị của công ty. Đồng thời để còn nhận biết nguyên nhân sự khác biệt giá thành giữa các tháng (nếu có) để có biện pháp khắc phục, cung cấp thông tin cần thiết về chi phí giá thành cho các nhà quản lý một cách kịp thời để họ đưa ra được những quyêt định đúng đắn và hợp lý nhất. Tóm lại công tác kế toán làm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3-2 đã tiến hành theo đúng qui định, linh hoạt, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận có liên quan. Số liệu mà kế toán cung cấp phản ánh trung thực, hợp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý như chi phí, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp lãnh đạo công ty nắm vững tình hình thực tế chi phí và giá thành của công ty để nghiên cứu những giải pháp, từ đó đưa ra những quyết định trong hoạt động sản xuất. Tuy vậy do còn nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan khác nhau tác động vào nên một số phần hành kế toán chưa thật hoàn thiện, công ty cần nghiên cứu, xem xét thêm để tăng cường vai trò công tác kế toán với công tác quản lý kinh doanh của công ty. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3-2 Xuất phá từ những ưu điểm và tồn tại ở trên, sau quá trình thực tập, tìm hiểu tại Công ty ô tô 3-2 kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường, dưới góc độ là một học sinh thực tập em mạnh dạn đưa ra một số điểm cần được khắc phục nhằm ngày càng hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty ô tô 3-2 nói riêng. 1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu Trong khoản mục NVL, một số yếu tố tác động khá lớn đó là hạch toán chi phí NVL. NVL của công ty khi xuất kho chỉ hạch toán theo giá đích danh, với phương pháp này chỉ phù hợp với việc sản phẩm đơn lẻ. Nhưng Công ty ô tô 3-2, sản phẩm theo đơn đặt hàng chiếm tỷ lệ cao do vậy NVL chuyển thành sản phẩm có thể qua nhiều kỳ kế toán, trong thời gian đó giá thị trường lại biến động ảnh hưởng đến việc hạch toán NVL và giá thành. Phương pháp này có ưu điểm là hạch toán chi ly tiết kiệm được chi phí, giá thành sát với thực tế nhưng có nhiều nhược điểm: kế toán phải tốn nhiều thời gian, phải theo dõi thường xuyên liên tục, phải bố trí nhiều kỳ trong lúc đó công ty lại có nhiều phân xưởng bộ phận khác. Vì NVL tương đối ổn định công ty nên tính giá NVL theo giá kế hoạch sẽ giảm bớt công việc, ta sẽ nắm được giá sẽ thuận lợi cho ta khi giao dịch với khách hàng. 2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất việc tổ chức công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sao cho đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó yếu tố tiền lương cũng là một yếu tố chi phí không kém phần quan trọng. Còn đối với doanh nghiệp, tiền lương lại là chii phí sản xuất, lợi nhuận mới là thu nhập. Muốn tăng lợi nhuận thì tất yếu phải giảm chi phí tiền lương. Vì vậy cần phải tìm một số cơ sở khách quan để xác định lương cho hợp lý. Cách tính lương của công ty tương đối hợp lý. Công ty tiến hành hạch toán đúng theo nội dung trong chế độ kế toán hiện hành như trong TK338 có các tài khoản cấp II. Trong đó có ba TK 3382, 3383, 3384 được qui định là các TK hạch toán các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. Khi tiến hành định khoản công ty cần chi tiết cho từng TK rõ ràng. VD. Khi trích KPCĐ (2%), BHXH (15%), BHYT (2%) kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 627 Nợ TK 642 Có TK 338 (Chi tiết TK3382 TK3383 TK3384) Khi trích 5% BHXH và 1% BHYT khấu trừ vào lương CNV các bộ phận, kế toán ghi: Nợ TK334 Có TK338 (Chi tiết TK3383 TK3384) Khi chuyển tiền nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý cấp trên, kế toán ghi: Nợ TK338 Có TK111 Có TK112 Tóm lại sau một thời gian thực tập tại Công ty ô tô 3-2 qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công ty đã có sự phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được Công ty ô tô 3-2 vẫn còn những tồn tại, đó cũng là những mối quan tâm của nhà quản lý. Để có những thành tích đó phải kể đến những sự đóng góp to lớn của các thế hệ CNV đặc biệt là những công nhân viên làm công tác kế toán. Hy vọng rằng với đà phát triển này, Công ty ô tô 3-2 sẽ đạt được những kết quả cao nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể đứng vững trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Kết luận Để phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm phản ánh được chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh nghiệp có hướng phấn đấu tiết kiệm, chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên trên thực tế, việc tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở các doanh nghiệp chưa được coi trọng một cách đúng mức. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp. ở Công ty ô tô 3-2 xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều sai sót cần được khắc phục. Qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế, tôi đã mạnh dạn đưa ra các ý kiến đề xuất với nguyện vọng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Song với thời gian thực tập chưa nhiều, khả năng còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong muốn được nhận ý kiến đóng góp của cán bộ công ty, các thầy cô giáo để bản báo cáo này được hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các cô chú trong Công ty ô tô 3-2, sự tận tình chỉ dậy của thầy cô giáo môn kế toán trường trung học kinh tế Hà Nội, và nhất là cô giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thành một cách tốt nhất kỳ thực tập tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp những công việc cuối cùng trước khi rời ghế nhà trường, giúp tôi muốn chuẩn bị hành trang để bước vào thực tế xã hội và công việc chuyên môn. Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 (Bảng 5) Nhật ký chung Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 đến 30/9/2000) (ĐVT: đồng) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái TK đối ứng Phát sinh Số NT Nợ Có Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang 30/9 80 30/9 Phân bổ NVL x 621 1.153.191.133 152 1.153.191.133 Cộng trang 1.153.191.133 1.153.191.133 Ngày .... tháng .... năm 2000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Công ty cơ khí ô tô 3-2 Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 9 năm 2000 Ghi Có TK152 Đơn vị tính: đồng Số TT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK152 153 154 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng chi phí 1521 1522 1523 NKCT số 1 NKCT số 2 ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 TK152 2 621 1071617000 55788068 25786065 1163191133 3 627 38609102 30145300 23862161 3580600 8560000 9116000 1163191133 4 642 20636577 13620288 2283000 2250000 37086865 Cộng 1130862679 99553656 51931226 3580600 8560000 11366000 1304151161 Bảng 9 Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 bảng phân bổ tiền lương và KPCĐ, BHXH, BHYT Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) Đơn vị: đồng TT Có TK Nợ TK TK334 - Phải trả CNV TK338- Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương cơ bản Các khoản khác ồTK334 TK3382 TK3383 TK3384 ồTK338 1 TK622 (Khung xe máy) 15.700.000 3.000.000 160.800.000 3.216.000 23.670.000 3.156.000 30.042.000 190.842.000 2 TK 627 .... 142.242.025 5.000.000 147.242.025 2.944.841 2.208.364 2.944.841 279.781.100 175.220.125 3 TK641 .... 4 TK642 .... 20.360.577 20.360.577 407.212 3.054.087 407.212 3.868.511 24.229.088 Cộng 320.402.602 8.000.000 328.402.602 6.558.053 48.810.451 6.508.053 61.888.611 390.291.213 Ngày....... tháng ..... năm 2000 Kế toán Kế toán trưởng Bảng 11 Đơn vị: Công ty ô tô 3-2 bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) Đơn vị: đồng Stt Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) Toàn doanh nghiệp TK627: chi phí SXC TK641 TK642 Nguyên giá Khấu hao Xưởng khung .... Tổng cộng 1 Nhà xưởng, thiết bị quản lý 8% 1.100.000.000 7.333.333 1.500.000 ... 3.000.000 1.500.000 2 Máy móc, thiết bị 10% 1.200.000.000 10.000.000 3.500.000 ... 10.000.000 3 Phương tiện 8% 268.982.600 1.793.217 550.000 ... 1.000.000 450.000 ..... Cộng 2.568.982.600 19.126.500 5.550.000 ... 14.000.000 Ngày ..... tháng ...... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng 15 tổng hợp chi phí sản xuất chung (TK627) Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) Đơn vị: đồng TT Nợ TK Đối tượng TK627 Tổng 6271 6272 6273 6274 6277 6278 ...... Tổng cộng (Khung xe máy) 175.220.125 92.616.563 3.580.600 14.000.000 9.116.000 8.560.000 303.092.688 Ngày....... tháng ...... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng 8 sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (TK622) Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK đối ứng Phát sinh Số NT Nợ Có 30 40 30/9 Lương phải trả CNV trực tiếp 18 334 160.880.000 30 41 30/9 BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương 18 338 30.042.000 30 30/9 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp 154 190.842.000 ..... Cộng tháng 9 190.842.000 190.842.000 Ngày....... tháng ...... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng 14 sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung (TK622) Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) Đơn vị: đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK đối ứng Phát sinh Số NT Nợ Có 30 40 30/9 Lương công nhân quản lý phân xưởng 18 334 175.220.125 30 428 28/9 Chi phí nguyên vật liệu 152 92.616.563 30 29 29/9 Chi phí công cụ, dụng cụ 153 3.580.000 30 30 30/9 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 14.000.000 30 17 17/9 Chi phí mua ngoài 112 9.116.000 30 20 20/9 Chi phí bằng tiền 111 8.560.000 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 154 30.092.688 Cộng tháng 9 303.092.688 30.092.688 Ngày....... tháng ...... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng 16 sổ cái tài khoản chi phí sản phẩm dở dang Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) Đơn vị: đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK đối ứng Phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 4.800.000 30 30/9 Tập hợp chi phí NVL trực tiếp 18 621 1.153.191.133 30 30/9 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 18 622 190.842.000 30 30/9 Tập hợp chi phí sản xuất chung 18 627 303.092.688 ................. Kết chuyển giá thành sản xuất 632 1.395.292.906 Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ 1.649.363.340 256.632.915 Ngày....... tháng ...... năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng 19 Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 9 năm 2000 (Kỳ phát sinh từ 1/1/2000 -30/9/2000) Sản phẩm: Khung xe máy Số lượng: 12.000 chiếc Đơn vị: đồng STT Khoản mục Dở dang ĐK Chi phí SXPS trong kỳ Dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVL trực tiếp 73.587.652 1.153.191.133 33.794.700 1.192.984.085 99.416 NVL chính 713.613.200 713.613.200 59.467,7 NVL phụ 439.57.933 439.577.933 36.631,4 Nhiên liệu 175.000.000 175.000.000 3.316,9 2 Chi phí nhân công trực tiếp 19.841.647 190.842.000 14.312.109 196.371.538 16.364 - Tiền lương 13.974.000 160.800.000 13.011.800 161.762.200 13.480 - Bảo hiểm xã hội 5.867.647 30.042.000 1.300.309 346.093.338 2.884 3 Chi phí sản xuất chung 303.092.688 303.092.688 25.257 - Nhân viên phân xưởng 175.220.125 175.220.125 14.601,6 - NVL 92.616.563 92.616.563 7.718 - CCDC 3.580.600 3.580.600 298,3 - Khấu hao TSCĐ 14.000.000 14.000.000 1166,7 - Chi phí mua ngoài 9.116.000 9.116.000 759,6 - Chi phí khác bằng tiền 8.560.000 8.560.000 713,3 Cộng 93.429.299 1.647.125.821 48.106.809 1.692.448.311 141.037,3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3397.doc
Tài liệu liên quan