Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, cùng với hàng loạt chế độ quản ký kinh tế, tài chính cần phát huy tốt vai trò của công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán luôn là công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là điều kiện để thực hiện hạch toán kinh doanh.
21 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán tại công ty Vận tải đường biển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển đi lên của Đất nước, khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động kinh doanh thương mại trở thành mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương phát triển ngành kinh doanh dịch vụ thuơng mại của Nhà nước, Công ty Vận tải Đường biển Hà Nội được ra đời nhằm góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày một tốt hơn.
Trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, hạch toán kế toán đóng vai trò là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế và cũng luôn được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của quản lý.
Qua thời gian học chuyên nghành Tài chính-Kế toán tại trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội và tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại công ty Vận tải đường biển Hà Nội, trong bản bài viết này, em xin được trình bày một số vấn đề như sau:
Phần I: Tổng quan về công ty Vận tải đường biển HN
Phần II:Tình hình quản lý công tác tài chính và công tác kế toán của Công ty Vận tải đường biển HN.
Phần III:Nhận xét và đề xuất.
Phần thứ I: Tổng quan về Công ty Vận tải Đường biển HN.
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Trong sự nghiệp phát triển nền Kinh tế quốc dân, vận tải hàng hoá đóng một vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho mối quan hệ Kinh Tế giữa các nghành, các vùng trong nước, giữa thành thị với nông thôn, góp phần phục vụ đắc lực cho việc cải thiện đới sống của nhân dân.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển Kinh tế của thủ đô một cách toàn diện. Năm 1980, thường vụ thành uỷ và UBND thành phố quyết định thành lập đội tàu biển HN nhằm phục vụ cho sự phát triển Kinh tế toàn diện, đa nghành cùng với các loại hình dịch vụ khac như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông...góp phần làm tăng thu ngoại tệ cho thành phố và nối liền mạch máu giao thông giữa HN với cả nước, HN với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Giao thông vận tải là mạch máu của Kinh tế thủ đô, chủ trương này được thể hiện trong Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố khoá VIII và đến tháng 12 năm 1980 Công ty Vận tải Đường biển Hà nội ra đời theo Quyết định 397 QĐ/UB ngày 30/1/1982 của UBND thành phố HN.
Phần trích yếu:
Trụ sở chính của công ty: Số nhà 56 Bis- Phố Bà Triệu- Koàn Kiếm- HN.
Tên giao dịch: Công ty Vận tải Đường biển Hà nội.
Tên tiếng anh: Hanoi Maritime Transportation Company
( Viết tắt là HAMATCO ).
Điện thoại:8.240372 – 8.268402
Fax:84-48.256836
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Vận tải Đường biển HN:
Tài khoản:
Tiền Việt nam: 002.1.00.0000.57.6
Ngoại tệ: 002.1.37.0020.43.4
Giao dịch tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.
-Vốn hiện có của Công ty: 34.827.645.706 đồng.
Trong đó: + Vốn cố định:24.769.645.706 đồng.
+ Vốn lưu động:10.058.000.000 đồng.
-Nguồn vốn:
+ Vốn do ngân sách cấp:5.018.000.000 đồng.
+ Vốn tự bổ sung: 21.266.645.706 đồng.
+ Vốn vay: 8.543.000.000 đồng.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Công ty Vận tải đường biển HN được thành lập với chức năng và nhiệm vụ là vận chuyển hàng hoá trong nước từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc nhằm cung ứng hàng hoá vật tư cho toàn đất nước. Mặt khác Công ty còn có nhiệm vụ phát triển đội tàu ngày càng mở rộng, vươn ra để vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong nước và ngoài nước, nhằm mở rông giao lưu Kinh tế giữa các cảng của Việt nam với các nước để tăng thu ngoại tệ cho HN, góp phần phát triển thủ đô một cách toàn diện.
Công ty vận tải đường biển HN là một công ty mà nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển bằng đường biển nên quan hệ với khách hàng (thường là những khách hàng quen) có khối lượng hàng cần vận chuyển lớn với giá trị cao và thường phải vận chuyển đến những vùng xa như Bắc á, Đông á. Ngoài khách hàng tư nhân thì chủ yếu phần còn lại là các doanh nghiệp nhà nước, đây là những khách hàng chính của Công ty mà Công ty thường xuyên phục vụ công tác vận tải theo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, công ty còn quan hệ với các doanh nghiệp khai thác và buôn bán, chế biến nhiên liệu (VD: xăng, các loại dầu FO, DO.. )để phục vụ cho việc chạy tàu như: Công ty Petrolimex, BP, Total.. .
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty vận tải đường biển đã được bổ sung thêm nhiệm vụ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá cho các đơn vị trong nước thông qua hoạt động đường biển, liên doanh, liên kết kinh tế với các thành phần kinh tế và được nhà nước cho phép hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư cho Công ty.
Ngoài chức năng và nhiệm vụ trên, Công ty còn nhận làm đại lý môi giới hàng hoá và xuất nhập khẩu qua tàu để phục vụ sản xuất cho các đơn vị kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh của thành phố.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đặc biệt chú trọng tới vấn đề giao thông đường bộ, sửa chữa đường xá, cầu cống...chính vì vậy, giao thông đường bộ trở nên nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó do yêu cầu về vận tải ngày càng mang tính cạnh tranh khốc liệt, giao thông vận tải lại chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực vận tải. Từ năm 1997 công ty quyết định mở rộng đầu tư sang giao thông đường bộ, thành lập Trung tâm taxi Thăng Long và Trung tâm dịch vụ với nhiều tuyến xe chất lượng cao liên tỉnh.
Để đáp ứng được nhiệm vụ trên, Công ty đã không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm phát triển đồng bộ, hiện đại hoá các hình thức dịch vụ của Công ty. Cho đến nay, Công ty đã có được một đội tàu, ô tô hoạt động có uy tín với các đơn vị trong và ngoài nước, có một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và lực lượng thuyền viên đủ dày dạn kinh nghiệm về chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu phức tạp của ngành hàng hải cũng như giao thông đường bộ.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:
1. Tình hình lao động và tiền lương:
Công ty Vận tải đường biển HN có số lượng lao động vào khoảng 445 người, trong đó:
- Cán bộ có trình độ Đại học cao đẳng chiếm 47 %.
- Cán bộ có trình độ Trung cấp chiếm 35%.
- Cán bộ có trình độ sơ cấp và CNKT chiếm 18%.
Bậc lương của người lao động được trả theo chức danh do Nhà nước qui định. Công ty đã áp dụng cách trả lương: mức lương của từng người lao động dược phân phối trên cơ sở tổng quĩ tiền lương chia cho tổng hệ số tiền lương của toàn bộ công nhân viên.
Hàng tháng, quí trích lương theo phương pháp ứng tiền lương theo ngày làm việc. Cuối năm kết toán tiền lương trên cơ sở kết quả kinh doanh để xác định tổng quĩ tiền lương.
Mức lương trung bình:
Năm 2000 là 700.000đ/người/tháng.
Năm 2001 là 750.000đ/người/tháng.
2.Bộ máy tổ chức của Công ty:
- Đứng đầu công ty là Giám đốc: là người có toàn quyền quyết định việc điều hành hoạt động sản xuất của Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: là người trợ giúp Giám đốc trong các công việc điều hành và thành lập các dự án kinh doanh của Công ty. Tham gia cùng Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, thay mặt Giám đốc điều hành các công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Phó giám đốc kỹ thuật: là người giúp Giám đốc phụ trách về các vấn đề kỹ thuật của Công ty và phụ trách Trung tâm thương mại vận tải ô tô.
- Dưới ban Giám đốc là các phòng ban nghiệp vụ như: Phòng tổ chức hành chính, phòng tài vụ kế toán , phòng khai thác, phòng Kỹ thuật vật tư. Các phòng ban trực tiếp tham mưu Ban Giám đốc, giúp ban Giám đốc điều hành và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ các xí nghiệp thành viên, đồng thời giúp các xí nghiệp này hoạt động theo kế hoạch thống nhất trong toàn Công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức CB CNV, giải quyết các chế độ chính sách. Tổ chức tiếp nhân công văn, tài liệu lưu trữ, in ấn, đánh máy..., quản lý và sử dụng con dấu.
+ Phòng tài vụ kế toán: có trách nhiệm theo dõi, phản ánh tất cả các số liệu và tình hình sử dụng nguồn vốn, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp ngân sách, tổ chức công tác kế toán.
+ Phòng kỹ thuật vật tư: theo dõi và chịu trách nhiệm về những thông số kỹ thuật của tàu biển, chịu tránh nhiện về những qui định đi biển (như là đăng kiểm, bảo hiểm...) theo dõi và cấp phát vật tư sửa chữa tàu, theo dõi các chi phí về sửa chữa, chi phí về cầu cảng, bến bãi.
+ Phòng khai thác: nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch và khai thác nguồn hàng, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế để giúp cho Giám đốc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ có hiệu quả.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó GĐ
Kỹ thuật
Phó GĐ
Kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
kế toán
Phòng khai thác
Phòng
tổ chức
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
Giám đốc
TT taxi Thăng Long
XN dịch vụ tổng hợp
XN vật tư vận tải ô tô
Đội tàu
Ba Đình
Phó GĐ phụ trách KD dịch vụ
Đội tàu Đông Đô
Đội tàu Hoàn Kiếm
Phó GĐ phụ trách KD vận tải biển
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán:
Công ty Vận tải đường biển HN là một đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán của Công ty có nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho Giám đốc để khai thác mọi nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã khai thác được.
- Lập kế hoạch tài chính (ngắn hạn và dài hạn) của Công ty, hình thành hệ thống kế toán thống nhất, định kỳ.
- Chỉ đạo quản lý hoạt động tài chính của Công ty theo đúng chế độ Nhà nước ban hành.
Sự phân công công việc ở phòng tài vụ kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của phòng Kế toán tài vụ, đồng thời Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước toàn Công ty về các lĩnh vực TCKT.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thanh toán của các đơn vị về các khoản phải thu, phải trả và việc thanh toán quyết toán với Bảo hiểm XH.
- Kế toán khối dịch vụ: Phụ trách các đơn vị dịch vụ của các dịch vụ của Công ty.
- Kế toán xí nghiệp: Làm công tác kế toán tại các xí nghiệp thành viên và hàng tháng lập báo cáo gửi lên Công ty.
- Thủ quĩ: Chịu trách nhiệm quản lý, thu chi tiền mặt tại Công ty.
Sơ đồ bộ máy phòng Kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán khối DV
Kế toán xí nghiệp
Kế toán quĩ
Kế toán thanh toán
Trong 2 năm 2000-2001, nhìn chung việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chủ tàu độc quyền về luồng. Tuyến của Công ty lại ít khiến nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Bên cạnh đó do 2 con tàu Ba Đình và Đông Đô phải sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn nên chưa khai thác hết hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên ở các đơn vị trực thuộc Công ty làm ăn tương đối hiệu quả, như XN DV tổng hợp, XN vật tư vận tải ô tô.. .
4. Chế độ tài chính kế toán được sử dụng tại Công ty:
Niên độ kế toán: tính theo năm dương lịch, từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: nhập trước xuất trước
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Căn cứ các qui định trong chế độ về quản lý và sử dụng TSCĐ doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng TSCĐ. Từ đó xác định mức khấu hao hàng tháng cho TSCĐ theo công thức sau:
=
Nguyên giá của TSCĐ
Mức trích KH
trung bình hàng tháng
Thời gian sử dụng x 12
Công ty tiến hành nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài sản và các báo cáo biểu kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp các chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Ghi chú:
+ ghi hằng ngày
+ ghi cuối tháng
+ quan hệ đối chiếu
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ qũi-thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gố, Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ , sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của các tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và dư có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
5. Phân tích một số chỉ tiêu:
Một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giành được thế chủ động trong SXKD trên thị trường để có thể ký được nhiều hợp đồng vận chuyển có khă năng mang lại lợi nhuận cao. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi Công ty phải kinh doanh đạt hiệu quả, phải thực hiện nghiêm ngặt các chính sách, chế độ kinh tế để đảm bảo lấy thu nhập bù chi phí và có lãi, không ngừng nâng cao đời sống của CB CNV, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.
Kết quả kinh doanh
Đơn vị: nghìn đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
%
Tổng doanh thu thuần
22.065.794
22.659.347
593.553
2.7
Giá vốn hàng bán
19.628.420
20.050.128
422.308
2.1
Lợi nhuận gộp
2.437.374
2.609.219
171.872
7.1
Chi phí bán hàng
572.120
618.109
45.989
8.0
Chi phí QLDN
1.295.229
1.391.006
95.777
7.4
Lợi nhuận từ hoạt động KD
570.025
600.104
30.079
5.3
Thuế thu nhập
484.136
510.026
25.890
5.3
Lợi nhuận sau thuế
85.889
90.078
4.189
4.8
Do đặc điểm của Công ty là chuyên kinh doanh về dịch vụ vận tải nên vốn đầu tư của Công ty là rất lớn từ vài nghìn USD cho đến vài triệu USD cho mỗi con tàu, mỗi ô tô.
Với chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là vận tải hàng hoá bằng đường biển nên doanh thu chủ yếu của Công ty là số tiền cước phí vận chuyển của đội tàu biển mang lại, sau đó phần còn lại phải kể đến là doanh thu của khối sản xuất kinh doanh dịch vụ góp phần làm cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Khác với các công ty, doanh nghiệp khác, tổng trị giá hàng mua vào để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải đường biển HN là tất cả các chi phí về sửa chữa, chi phí về cầu cảng, bến bãi. Ngoài ra, hàng năm, Công ty phải bỏ ra một chi phí tương đối lớn để mua bảo hiểm nhằm đảm bảo sự an toàn cho người và hàng hoá trên tàu.
Qua bảng kết quả kinh doanh ở trên ta thấy Công ty ngày càng phát triển, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Chỉ tiêu tổng doanh thu thuần năm 2001 tăng 539,5tr về số tuyệt đối và tăng 2.7% về số tương đối so với năm 2000, cụ thể là năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 570tr Còn năm 2001 đạt 600tr tăng 5.3% so với năm 2000. Thuế nộp ngân sách Nhà nước cũng được thực hiện tốt hơn. Năm 2000 đạt 484tr và năm 2001 là 510tr tăng 5.3% so với năm 2000.
Trong 2 năm 2000 và 2001 tuy doanh thu có tăng nhưng mức tăng chưa rõ rệt do trong 2 năm này Công ty đã gặp không ít khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường.
Qua đây ta thấy tỷ lệ chi phí bán hàng tăng rất cao, cao hơn nhiều tỷ lệ tăng doanh thu, như vậy là rất bất hợp lý. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục, không để thất thoát chi phí. Hay nói cách khác, tổng chi phí bán hàng cần phải tăng với tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu. Có như vậy tình hình tăng doanh thu mới đạt hiệu quả cao.
Tình hình quản lý và sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng chưa tốt. Vậy để có thể tiết kiệm, giảm chi phí QL đòi hỏi Công ty cần phải xác định các định mức và quản lý theo định mức của từng khoản mục chi phí.
Qua đánh giá một số chỉ tiêu, ta thấy chi phí bỏ ra còn rất cao, do đó Công ty cần có thêm những biện pháp mới nhằm hạ thấp chi phí hơn nữa, thông qua đó làm tăng doanh thu, cuối cùng nâng cao lợi nhuận của Công ty.
Phần thứ II: tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính và kế toán của Công ty Vận tải đường biển Hà Nội.
1. Phân cấp tổ chức quản lý của Công ty:
Công ty Hamatco là đơn vị kế toán cơ sở, hạch toán kinh tế độc lập. Xí nghiệp thành viên là đơn vị kế toán phụ thuộc được Giám đốc Công ty uỷ quyền cho mở các tài khoản cần thiết ở Ngân hàng và hạch toán kinh tế nội bộ theo phân cấp của Công ty. Công ty được ngân sách cấp vốn lưu động ban đầu một lần theo qui định của Nhà nước, có quyền chủ động tạo vốn và không ngừng tăng vốn tự bổ sung bằng việc mở rộng sản xuất kinh doanh và liên kết kinh tế. Đồng thời Công ty cùng xí nghiệp thành viên chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, tín dụng do Nhà nước qui định.
2. Công tác kế hoạch tài chính của Công ty:
Trong cơ chế thị trường, yêu cầu doanh nghiệp phải thích ứg với cơ chế kinh doanh nhằm mở rộng thị trường để đạt được các mục tiêu chiến lược và kinh doanh, đảm bảo có hiệu quả cao, Công ty phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể trên từng chỉ tiêu ứng với kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.
Kế hoạch phát triển kinh doanh và mục tiêu hoạt động của Công ty Vận tải đường biên HN hàng năm được xây dựng chi tiết cụ thể với những nội dung:
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh năm trước:
+ Nhận xét chung về tình hình kinh tế , chính trị, xã hội, môi trường cạnh tranh có ảnh hưởng chung đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Các chính sách, qui định của Nhà nước đã có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh chung của Công ty, và cụ thể của từng bộ phận bao gồm những thành tích đã đạt được trong năm và những yếu kém vẫn còn tồn tại.
+ Phân tích đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và mục tiêu hoạt động của năm tới:
+ Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng trong hệ thống quản lý điều hành của Công ty.
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường.
+ Săn tìm tận dụng và tạo cơ hội có thể mở rộng thị phần của Công ty trên thương trương. Mở rộng hoạt động của Công ty trên phạm vi ngành nghề và địa bàn hoạt động đã có.
+ Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.
+ Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế tài chính cụ thể mà Công ty cần phải phấn đấu trong năm tới dựa trên cơ sở tình hình kêt quả hoạt động kinh doanh của năm trước và các mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu kinh tế đã đề ra.
- Để xây dựng được các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính như trên, Công ty đã phải dựa trên các cơ sở sau:
+ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình tài chính và công tác đánh giá tình hình hoạt động của năm trước.
+ Dựa trên mục tiêu hoạt động và phát triển kinh doanh năm tới.
+ Tình hình xã hội, môi trường kinh tế, chính trị, môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động.
+ Các qui định, chính sách mới của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để thực hiện mục tiêu phương hướng và kết hợp phát triển kinh doanh, Công ty đã phổ biến và giám sát, triển khai hành động đến từng nhân viên.
3. Đặc điểm tình hình tài chính của Công ty:
HAMATCO là Công ty chuyên kinh doanh về dịch vụ vận tải nên TSCĐ là yếu tố sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty HAMATCO là một công ty lớn, phạm vi hoạt động rộng, hình thức đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá đặc biệt, chính vì vậy TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của Công ty. Trong đó phương tiện vận tải chiếm 68,4% tổng gía trị TSCĐ.
TSCĐ lớn của Công ty chủ yếu là hai phương tiện vận tải: tàu biển và ô tô. Ngoài các phương tiện vận tải Công ty còn đầu tư các thiết bị máy móc phục vụ cho việc kinh doanh như nhà cửa vật kiến trúc, công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý..
Xuất phát từ nhu cầu kinh doanh vận tải phục vụ khách hàng cũng như đầu tư thêm cho tuyến xe chất lượng cao. Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm 2000, Công ty đã lập kế hoạch đầu tư mua sắm thêm TSCĐ trong năm 2001.
TSCĐ của Công ty được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, với nhiều loại có đặc thù kỹ thuật và công dụng khác nhau.Vì vậy để tạo thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán kế toán, kế toán Công ty đã phân chia TSCĐ theo các loại đặc thù và dựa vào một số tiêu thức sau:
Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
- TSCĐ được đầu tư bằng ngân sách nhà nước cấp.
- TSCĐ được đầu tư bằng vốn góp liên doanh.
- TSCĐ được đầu tư bằng vốn tự bổi sung.
Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật:
- Nhà cửa vật kiến trúc chiếm 10.5% tổng giá trị TSCĐ
- Phương tiện vận tải chiếm 68.4% tổng giá trị TSCĐ
- Thiết bị máy móc chiếm 8.7% tổng giá trị TSCĐ
- Thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 12.4% tổng giá trị TSCĐ
Đặc biệt, Công ty không dùng chỉ tiêu phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện vì Công ty chỉ tiến hành kế toán TSCĐ hữu hình.
Toàn bộ TSCĐ của Công ty tính đến ngày 31/12/2001 được kiểm kê và phân loại theo bảng
Báo cáo kiểm kê TSCĐ
(31/12/2001)
Số TT
Loại TSCĐ
Năm
đưa vào
sử dụng
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
Số tiền
%
Số tiền
%
I
Nhà cửa vật kiến trúc
736.717.665
235.155.941
31.9
501.561.724
68.1
1
Nhà 56B Bà Triệu
1992
628.248.193
189.729.048
30.2
438.456.415
69.8
2
Văn phòng đại diện SG
1992
108.469.472
45.363.393
41.8
63.105.579
58.2
II
Thiết bị dụng cụ quản lý
153.728.500
111.968.816
72.8
41.759.648
27.2
1
Máy photocopy
1996
8.500.000
6.373.832
75.0
2.126.168
25.0
2
Tivi
1998
10.080.000
1.800.000
17.9
8.280.000
82.1
3
Máy vi tính (6 cái)
1995
135.148.500
103.794.984
76.8
31.353.516
23.2
III
Phương tiện vận tải
55.861.919.310
31.639.216.639
56.6
24.226.324.334
43.4
1
Tàu Đông Đô
1986
25.148.486.229
16.570.519.879
65.9
8.577.966.350
34.1
2
Tàu Ba Đình
1986
16.889.638.696
10.784.745.319
63.9
6.104.893.377
36.1
3
Tàu Hoàn Kiếm
1986
873.260.000
738.739.625
84.6
134.520.375
15.4
4
Xe ô tô minibus IVECO 2
1997
298.631.520
99.544.000
33.3
199.078.520
66.7
5
Xe ô tô minibus IVECO
1995
273.256.000
237.904.500
63.9
134.351.500
36.1
6
3 xe ô tô minibus IVECO
1998
910.740.000
151.790.000
16.7
758.950.000
83.3
7
2 xe ô tô minibus IVECO T6
1999
608.374.000
50.697.500
8.3
557.676.500
91.7
8
2 xe ô tô minibus IVECO T9
1999
608.374.000
25.348.000
4.2
583.026.000
95.8
9
2 xe ô tô minibus IVECO T12
1999
608.376.000
0
0
608.376.000
100
10
20 Taxi Thăng long MAXDA 323
1997
5.366.441.220
2.031.500.816
37.9
3.334.940.404
62.1
11
15 Taxi Thăng Long FIAT
1998
3.847.341.645
948.472.000
24.7
2.898.869.645
75.3
12
Xe ô tô minibus IVECO
2000
343.200.000
4.766.667
1.4
338.433.333
98.6
4. Chứng từ và tài khoản sử dụng:
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng
Tài khoản kế toán sử dụng:
- Tài khoản 211: TSCĐ hữu hình
Các tài khoản cấp 2 được sử dụng:
+ 211.2: Nhà cửa, vật kiến trúc: phản ánh giá trị các công trình xây dựng cư bản của công ty: trụ sử chính của công ty, văn phòng đại diện, xí nghiệp..
+ 211.4: Phương tiện vận tải: phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải gồm tàu biển, ô tô.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty vận tải đường biển HN, TSCĐ chủ yếu là các phương tiện vận tải đường bộ và đường biển. Các phương tiện này chiếm tỷ trọng lớn (68% trên tổng TSCĐHH của công ty). Vì vậy, việc mua sắm TSCĐ thường là mua theo từng món lớn với các khoản chi phí cao cho nên sử dụng tài khoản 211.4 là phù hợp nhất.
+ 211.5: Thiết bị, dụng cụ quản lý: phản ánh các loại giá trị thiết bị, dụng cụ sử dụng quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính như máy photocopy, máy vi tính..
- Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ
Tài khoản cấp 2 được sử dụng tại công ty:
+ 214.1: Hao mòn TSCĐHH: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao hoặc tính hao mòn TSCĐ vào những khoản tăng, giảm hao mòn của TSCĐ.
- Tài khoản 241: Xây dựng cơ bản dở dang.
Tài khoản cấp 2 được sử dụng tại công ty:
+ 241.3: Sửa chữa lớn TSCĐ: phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản có liên quan đến quá trình mua sắm, thanh lý, sửa chữa TSCĐ...như:
111: tiền mặt; 112: tiền gửi ngân hàng; 133: thuế GTGT được khấu trừ; 331: phải trả cho người bán; 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước; 335: chi phí phải trả...
5. Kế toán tổng hợp TSCĐ.
Kế toán tăng TSCĐHH:
TSCĐ của công ty tăng chủ yếu là do mua sắm mới bằng nguồn vốn tự bổ xung. TSCĐ tăng theo nguồn nào đều được lập hồ sơ lưu trữ. Hồ sơ bao gồm: Biên bản bàn giao TSCĐ, hợp đồng kinh tế, hoá đơn..
- Khi nhận TSCĐ được ngân sách hoặc cấp trên cấp, kế toán ghi
Nợ TK 211
Có TK 411
- Khi mua TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, kế toán ghi
Nợ TK 211
Có TK 133.2
-Trường hợp phát sinh chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử, kế toán ghi
Nợ TK 241
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn tương ứng:
Nợ TK 414,431.2,441
Có TK 411
-Khi TSCĐ được mua bằng nguồn vốn đi vay, kế toán ghi
Nợ TK 211
Nợ TK 133.2
Có TK 331,341
Qua thống kê năm 2001 thì tài sản của Công ty vận tải đường biển HN tăng do mua sắm là chủ yếu. Đối với những TSCĐ nhỏ, mua với số lượng ít thì Công ty thanh toán không cần theo hợp đồng mà chỉ cần thanh toán theo hoá đơn của Bộ tài chính, và TSCĐ của Công ty đều được giao thẳng cho bộ phận sử dụng. Còn TSCĐ có giá trị lớn phải thanh toán theo hợp đồng kinh tế và trước khi đưa vào sử dụng thì Công ty phải làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ.
Kế toán giảm TSCĐ.
Khi TSCĐ của Công ty nhượng bán hoặc thanh lý thì các hồ sơ thanh lý nhượng bán như biên bản và quyết định thanh lý...đều được lưu giữ ở phòng kế toán.
Kế toán căn cứ vào: Biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan để hạch toán.
- Khi nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, ghi
Nợ TK 111,112,131
Có TK 721
Có TK 333.1
Đồng thời xoá sổ TSCĐ nhượng bán
Nợ TK 214.1
Nợ TK 821
Có TK 211
-Các chi phí nhượng bán phát sinh
Nợ TK 821
Nợ TK 133
Có TK 111,112
Có TK 331
- Số thu hồi về thanh lý
Nợ TK 111,112
Có TK 721
- Căn cứ vào phiếu chi về chi phí thanh lý TSCĐ, kế toán ghi
Nợ TK 821
Có TK 111,112
- Căn cứ vào phiếu thu về số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý
Nợ TK 111,112
Có TK 721
Có TK 333
- Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 214 (2141)
Có TK 211 (2114)
Căn cứ vào chứng từ phản ánh các nghiệp vụ giảm TSCĐ kế toán phản ánh vào sổ TSCĐ giá trị thanh lý và lập bảng kê giảm TSCĐ năm 2001 như sau:
Bảng TSCĐ hết khấu hao-chờ thanh lý
Đến 1/1/2001
TT
Tên TSCĐ
Năm bắt đầu sử dụng
Nguyên giá TSCĐ
31/12/2001
Hao mòn luỹ kế
31/12/2001
Giá trị còn lại
31/12/2001
Ghi chú
Số tiền
%
I
Nhà cửa vật kiến trúc
1
Nhà cân 10 tấn
1982
9778322
2962832
6815490
69.7
II
Máy móc thiết bị
1
Máy fax
1992
19750000
19750000
0
2
Máy khoan
1985
2040000
2040000
0
3
Máy Furuno
1992
27336000
27336000
0
4
Máy vi tính VLXD
1997
21200000
21200000
0
5
Điều hoà VLXD
1997
16341600
16341600
0
6
Máy fax VLXD
1997
5500000
5500000
0
7
Máy fax DVTH
1997
7120000
7120000
0
8
Máy vi tính VDTH
1998
12704000
12704000
0
111991600
111991600
0
III
Phương tiện vận tải
1
Tàu Hoàn Kiếm 06
1987
800850000
800850000
0
2
Xe ô tô Nissan
1993
205725000
205705000
0
3
Xe ô tô VLXD
1999
35595000
9148000
26411000
74.2
1042170000
1015759000
26411000
2.53
IV
Tài sản CĐ khác
1
Một phần trạm biến thế
1985
1390966
1390966
0
2
Một téc
1985
1726400
1726400
0
3
Điều hoà nhiệt độ
1992
70365960
70365960
0
4
Mooc Nissan
1992
6882736
5506188
1376548
20
5
Video tăng âm
11106124
11106124
0
6
Tủ lạnh
1992
2228700
2228700
0
7
Tủ quầy
1982
19831002
11937636
7893366
39.8
8
Đường dây Yên Viên
1990
5254478
5254476
2
118786366
109516450
9269916
7.8
V
TSCĐ chưa dùng
1
Kho Yên Viên
1983
788696034
168142630
620553404
78.7
Tổng cộng
2071422322
1408372512
663049810
32
c. Kế toán khấu hao TSCĐ
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân (hay còn gọi là phương pháp khấu hao theo đường thẳng). Khi tiến hành trích khấu hao cơ bản của TSCĐ để tính toán phân bổ chính xác lượng chi phí khấu haoTCĐ vào chi phí SXKD, kế toán Công ty thực hiện nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ theo tháng. TSCĐ tăng hoặc giảm theo tháng được tính, trích hoặc thôi tính trích khấu hao TSCĐ từ ngày đầu tháng kế tiếp.
Đồng thời để theo dõi giá trị còn lại của từng TSCĐ Công ty tính trích khấu hao cho từng TSCĐ, trên cơ sở đó tính tổng khấu hao đơn vị phải trích cho toàn bộ TSCĐ đang sử dụng tại Công ty.
Hàng tháng trích khấu hao, kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 214
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009
d. Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Công ty:
+ Đối với sửa chữa thường xuyên: chi phí sửa chữa thường xuyên nhỏ do đó chi phí này phản ánh trực tiếp vào chi phí SXKD của đơn vị có TSCĐ sửa chữa. Tại Công ty thường tổ chức sửa chữa thường xuyên cho các TSCĐ lớn như may móc, phương tiện vận tải.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 111,112
+ Đối với sửa chữa lớn tại Công ty: Khi đưa TSCĐ vào sửa chữa lớn thì các đơn vị sử dụng phải trình lên cho Công ty trước để Công ty duyệt và lên kế hoạch sửa chữa. Chi phí sửa chữa này được tính vào chi phí của các đơn vị có TSCĐ sửa chữa.
- Chi phí sửa chữa lớn được trích đều vào các tháng trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:Nợ TK 241.3
Nợ TK 133
Có TK 331
- Sau khi SCL hoàn thành, căn cứ biên bản nghiệm thu bàn giao, kế toán ghi:Nợ TK 335
Có TK 241.3
- Nếu số trích trước về SCL nhỏ hơn chi phí thực tế
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
- Nếu số trích trước về SCL lớn hơn chi phí thực tế
Nợ TK 335
Có TK 721
Phần III. Đánh giá thực trạng tình hình tài chính kế toán tại Công ty
Công ty vận tải HAMATCO thuộc khối công nghiệp dịch vụ trong nghành giao thông. Do Công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển nên Công ty được thành lập hơi muộn so với nhiều doanh nghiệp khác. Trước những thách thức của cơ chế thị trường, qui luật cạnh tranh khốc liệt, trong 15 năm hoạt động bằng chính khối óc và bàn tay của mình Công ty đã chứng tỏ mình là một Công ty vững mạnh hàng đầu trong các Doanh nghiệp dịch vụ vận tải.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã rút ra một số nhận xét như sau:
1. Ưu điểm:- Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi nhân viên kế toán, đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty không những giỏi nhiệm vụ mà còn sử dụng thành thạo máy vi tính, công việc kế toán trên máy mang lại hiệu quả cao.
- Hệ thống quản lý TSCĐ tập trung đã giúp Công ty quản lý được tương đối tốt lượng TSCĐ hiện có tại Công ty.
- Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi được tình hình tăng giảm của TSCĐ, và kiểm kê TSCĐ theo đúng quy định, đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức trích khấu hao đã trích.
- Các bước trong quá trình hạch toán đã tuân thủ theo qui định của Bộ Tài chính.
2. Nhược điểm:
- Đánh giá về công tác kế toán sửa chữa lớn TSCĐ tại Công ty: Do thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về các loại chi phí của Nhà nước qui định chi phí trích trước chỉ được trích trước trong năm, cuối mỗi năm phải tiến hành quyết toán nên Công ty tiến hành trích trước chi phí SCL từ đầu năm dựa trên nhu cầu dự toán, vì vậy việc trích trước chi phí này là hợp lý đối với những TSCĐ có thời gian sửa chữa ngắn, chi phí không quá lớn... Riêng đối với việc SCL tàu biển, SCL theo định kỳ 5 năm/lần dẫn đến chi phí lớn, thời gian sửa chữa dài do đó nếu chỉ trích trong một năm là không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng chi phí sửa chữa trong năm đó phát sinh quá lớn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cả năm.
- Công ty chưa khai thác hết nguồn vốn hình thành tài sản, thể hiện như TSCĐ cần thanh lý chưa được bán để thu hồi gây tồn đọng vốn cố định không sinh lời.
- Công ty còn chưa mạnh dạn đầu tư mới. Tàu biển cũ đã khấu hao gần hết giá trị và chịu chi phí sửa chữa lớn. Do tàu cũ nên tiêu hao nhiều nguyên vật liệu. Đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay sự cạnh tranh rất gay gắt đòi hỏi DN phải có các biện pháp hạ thấp chi phí vận chuyển.
3. Một số kiến nghị:
- Để bổ sung vốn đầu tư mua sắm phương tiện trang thiết bị mới nhằm tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm để tối đa hoá doanh thu, Công ty cần thanh lý những TSCĐ đến thời kỳ thanh lý, hết giá trị khấu hao, và không để trường hợp TSCĐ thừa không sử dụng đến.
-Theo thông tư số 27 của Bộ Tài chính quy định chi phí trích trước chỉ được trích trong năm, cuối năm phải tiến hành quyết toán. Tuy nhiên tàu biển là loại tài sản có giá trị lớn, được tiến hành sửa chữa 5 năm/lần với chi phí lớn và thời gian dài do đó chỉ trích trong một năm là không hợp lý. Vì vậy, do chu kỳ SX dài, chi phí lớn, tính đặc thù của TSCĐ, Công ty nên bổ sung chế độ trích trước một vài năm trước khi tiến hành SCL trình Bộ Tài chính xem xét và quyết định (điều 6 chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm quyết định số 166).
- Đầu tư mới TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh trạnh của Công ty trên thị trường.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, cùng với hàng loạt chế độ quản ký kinh tế, tài chính cần phát huy tốt vai trò của công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán luôn là công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là điều kiện để thực hiện hạch toán kinh doanh.
Bằng phương pháp đánh giá, kiểm tra, theo dõi mọi hoạt động kinh doanh công tác kế toán đã phản ánh chính xác và Công ty Vận tải đường biển HN đã chọn cho mình một hướng đi đúng và đã đạt được một số thành công nhất định. Công ty đã xây dựng được một bộ máy kế toán gọn nhẹ, hiệu quả hoạt động cao. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng hiện nay Công ty gặp không ít khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Vận tải đường biển HN, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cũng như phòng Tài vụ Kế toán của Công ty và các thày cô giáo đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Tài vụ kế toán của Công ty Vận tải đường biển HN và các thày cô giáo trường ĐH Quản lý và Kinh doanh HN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1230.doc