Đề tài Công tác kế toán Tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý Tài sản cố định tại Ngân hàng

- Bằng phát minh sáng chế được Chính phủ cấp cho ngời sở hữu bằng phát minh sáng chế được độc quyền sản xuất và bán ra các sản phẩm có được từ bằng phát minh sáng chế trong một thời gian nhất định giống như các loại tài sản khác bằng phát minh sáng chế cũng phải chi phí để mua nó hay bỏ ra các chi phí để tạo ra nó. - Nhãn hiệu hàng hoá: Gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hoá của một công ty khác cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các chi phí nhãn hiệu thương mại cũng được khấu hao theo thời gian hữu ích của nó nhưng không quá bốn năm. - Uy tín lợi thế thương mại: Uy tín trong kế toán là phần vợt trội của giá mua một công ty vợt lên trên giá thị trường ròng của tài sản của công ty đó. - Phần mềm máy tính: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

doc55 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán Tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý Tài sản cố định tại Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên giá TSCĐ phải phải trích = TSCĐ phải * bquân năm = khấu hao bquân năm khấu hao của TSCĐ Số năm sử dụng Trong đó: giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thu hồi thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị thu hồi thanh lý ước tính với số chi phí thanh lý ước tính. Do khấu hao TSCĐ được tính vào ngày 1 hàng tháng (nguyên tắc tròn tháng)nên để đơn giản cho việc tính toán qui định những TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau: Cần chú ý rằng: với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành, mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức: Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của phải trích = đã trích trong + của những TSCĐ tăng - những TSCĐ giảm tháng này tháng trước thêm trong tháng này đi trong tháng này II Công tác kế toán Tài Sản Cố Định 1. Nguyên tắc kế toán TSCĐ Hạch toán TSCĐ phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Nguyên giá TSCĐ phải được tính và đánh giá lại theo đinh kỳ quý hoặc năm hay khi có biến động lớn về giá cả để giá trị TSCĐ phù hợp với mặt bằng giá cả thực tế . Chi phí khấu hao được xác định trên cơ sở nguyên giá. Phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo quy định của nhà nước. -Tỷ lệ khấu hao phản ánh mức hao mòn thực tế của TSCĐ trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên nếu có điều kiện tích luỹ có thể áp dụng phơng pháp khấu hao nhanh nhưng phải được sự thoả thuận của cơ quan thuế. -Chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ được xác định phù hợp với mức độ chi phí sửa chữa thực tế theo định kỳ của tài sản. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tích luỹ chi phí sửa chữa trong nhiều năm thì phải được sự thoả thuận của cơ quan thuế. 2. Kế toán sử dụng - TK 211: TSCĐ hữu hình: Tk này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ . Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá(Mua sắm, xây dựng, cấp phát ...) Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển...) Dư nợ:Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có. TK 211 chi tiết thành 6 TK cấp 2 sau đây: 2112-Nhà của, vật kiến trúc 2113-Máy móc thiết bị 2114-Phương tiên vận tải chuyền dẫn 2115-Thiết bị dụng cụ quản lý 2116-Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm 2118-TSCĐ khác - TK 212: TSCĐ đi thuê tài chính: sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng hoặc giảm của TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng thêm. Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do trả cho bên cho thuê hoặc mua lại. Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn Tài khoản 212: mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê và từng đơn vị cho thuê. - TK 213: “TSCĐ vô hình”: Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng (giảm) của TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ TK 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản: 2131: Quyền sử dụng đất 2132: Quyền phát hành 2133: Bản quyền, bằng sáng chế 2134: Nhãn hiệu hàng hoá 2135: Phần mềm máy vi tính 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền 2138: TSCĐ vô hình khác - TK 214 (hao mòn TSCĐ): tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản đi thuê ngắn hạn). Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý). Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định (do trích khấu hao, đánh giá tăng). Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu khao cơ bản TSCĐ. Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản. Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao (nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm TSCĐ. Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện có. 3. Nội dung kế toán TSCĐ 3.1 Các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Cụ thể: - Trường hợp mua sắm bằng vốn chủ sở hữu: Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh các bút toán: BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331: tổng số tiền chưa trả ngay người bán Có TK 111, 112: thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (theo đúng nguyên giá): Nợ TK 414: nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư Nợ TK 441: đầu tư bằng XDCB Có TK 411: nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh. Đối với những tài sản cố định mà doanh nghiệp mua sắm bằng quỹ phúc lợi và dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng, kế toán phản ánh các bút toán: BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ (tổng giá thanh toán). Có TK 331: tổng số tiền chưa trả người bán Có TK 111, 112: thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng: Nợ TK 431 (4321): ghi giảm quỹ phúc lợi. Có TK 431: (4313): quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ - Trường hợp mua sắm bằng vốn vay dài hạn: Kế toán ghi phản ánh bút toán tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: nguyên giá Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ. Có TK 341: số tiền vay dài hạn để mua sắm. Khi thanh toán tiền vay dài hạn, tuỳ theo kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư, kế toán mới ghi bút toán 2 (kết chuyển nguồn vốn tương ứng) như trên. - Trường hợp tăng do mua sắm theo phương thức trả góp, trả chậm: Trước hết kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua trả ngay (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm) cùng các chi phí liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (nếu có): Nợ TK 211: nguyên giá (giá mua trả ngay và chi phí liên quan). Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào (nếu có). Nợ TK 242: lãi do mua trả góp, trả chậm. Có TK 331: tổng giá mua trả góp phải trả. Kết chuyển nguồn vốn (nếu mua sắm bằng vốn chủ sở hữu): Nợ TK liên quan (441, 414, 4321) - Trường hợp mua sắm nhà cửa, vật kiến chúc gắn liền với quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, cần phân định rõ giá trị quyền sử dụng đất để ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc để ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 (2112): nguyên giá TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 (2131): ghi tăng quyền sử dụng đất. Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan (331, 111, 112, 341 , ): tổng giá trị thanh toán. BT2: Kết chuyển nguồn vốn tương ứng (nếu sử dụng vốn chủ sở hữu) : tương tự các trường hợp mua sắm bằng vốn chủ sở hữu khác. - Trường hợp mua sắm phải qua lắp đặt trong thời gian dài: Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn: + Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (gía mua, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng): Nợ TK 241 (24111): tập hợp chi phí thực tế. Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan (331,341, 111, 112) + Khi hoàn thành, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, trước hết ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 (chi tiết từng loại): ghi tăng nguyên giá Có TK 241 (2411): ghi giảm chi phí XDCB Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu): Nợ TK 414, 441, 431 (4312): ghi giảm nguồn vốn Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh + Các khoản chi không hợp lý trong quá trình lắp đặt (vật tư lãng phí, lao động và các khoản khác vợt mức bình thường) không được tính vào nguyên giá TSCĐ mà xem xét nguyên nhân để có quyết định xử lý. Căn cứ vào quyết định xử lý kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 334: phần do các tổ chức hay cá nhân bồi thờng do chi sai, chi vợt. Nợ TK 632: phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán sau khi trừ bồi thường hay thu hồi từ phía các cá nhân, tổ chức. Có TK 241 (2411): tổng số chi không hợp lý - Trường hợp tăng do XDCB bàn giao: Chi phí đầu tư XDCB được tập hợp riêng trên tài khoản 241 (2412), chi tiết theo từng công trình: Nợ TK 241 (2412): tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ. Có TK liên quan (331, 341, 111, 112) + Khi hoàn thành, nghiệm thu, đa vào sử dụng, trước hết ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 (chi tiết từng loại): ghi tăng nguyên giá Có TK 241 (2412): kết chuyển chi phí Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu): Nợ TK 414, 441, 431 (4312) Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Đối với các khoản chi không hợp lý trong quá trình xây dựng (vật tư lãng phí, lao động và các khoản chi phí khác vợt mức bình thường) không được tính vào nguyên giá TSCĐ mà xem xét các nguyên nhân để có quyết định xử lý. Căn cứ vào quyết định xử lý kế toán ghi tương tự trường hợp mua sắm phải qua lắp đặt trong thời gian dài ở trên. - Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh Căn cứ vào giá trị vốn góp do hai bên thỏa thuận, kế toán ghi tăng vốn góp và nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ tăng Có TK 411 (chi tiết vốn góp liên doanh): giá trị vốn góp. - Trường hợp tăng do thu hồi vốn góp liên doanh: Căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ đợc xác định tại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán: + Bút toán 1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về: Nợ TK 221: Nguyên giá ( Theo gía trị còn lại hay giá thoả thuận). Có TK 128: Ghi giảm vốn liên doanh ngắn hạn. Có TK 222: Ghi giảm vốn liên doanh dài hạn. + Bút toán 2: Chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại ( Nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nữa). Nợ TK liên quan ( 111, 112, 152, 1388). Có TK 222,128. - Trường hợp do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ: Nếu công cụ, dụng cụ còn mới, cha sử dụng: Nợ TK 211: Nguyên giá( giá thực tế) Có TK 153( 1531): Ghi giảm giá thực tế. Nếu công cụ, dụng cụ đã sử dụng: Nợ TK 211: Nguyên giá. Có TK 214( 2141): Nguyên giá đã phân bổ. Có TK 242: Giá trị còn lại chưa trừ vào chi phí. - Tăng do đánh giá TSCĐ: BT1: Phần chênh lệnh tăng nguyên giá: Nợ TK 211 Có TK 412 BT2: Phần chênh lệch tăng hao mòn (nếu có): Nợ TK 412 Có TK214 - Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê: Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo một trong các trường hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách cha ghi sổ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng, cần trích bổ sung khấu hao: Nợ các TK liên quan (627, 641, 642). Có TK 214 (2141) Nếu TSCĐ thừa là đơn vị khác thì báo cho đơn vị chủ tài sản biết. Nếu không xác định đợc chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cung cấp để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý kế toán theo dõi ở TK 338 (3381): Nợ TK 211: nguyên giá Có TK 214: giá trị hao mòn Có TK 338 (3381): giá trị còn lại. Đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, hạch toán tăng TSCĐ cũng tiến hành tương tự như các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác số thuế GTGT đầu vảo không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. 3.1.2: Các nghiệp vụ giảm Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng, bán, thanh lý. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. - Nhượng bán TSCĐ: Đối với TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả, DN cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán(Tổ chức đấu giá thông báo công khai, thành lập hội đồng thẩm định giá TSCĐ đem bán). BT1- Xoá sổ TSCĐ nhượng bán: Nợ TK 214(2141): giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 811: giá trị còn lại. Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. BT2- Phản ánh giá nhượng bán TSCĐ: Nợ TK liên quan(111,112,131) tổng giá thanh toán. Có TK 711: giá nhượng bán(Chưa có thuê GTGT). BT3- Các chi phí nhượng bán khác(Sửa chữa, tân trang, môi giới) Phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ. Nợ TK 811 Có TK 113(1331). Có TK 331,111,112 - Thanh lý TSCĐ hữu hình: Tài sản cố định thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà DN xét thấykhông thể( hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không đủ yêu cầu về sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: BT1- Xoá sổ TSCĐ( tương tự nhượng bán) BT2- Số thu hồi về thanh lý: Nợ TK111,112: Thu hồi bằng tiền Nợ TK 152,153 Nợ TK 131, 138 Có TK 3331( 33311): thuế GTGT phải nộp nếu có. Có TK 711. BT3- Tập hợp chi phí thanh lý( Tự làm hay thuê ngoài). Nợ TK 811: Chi phí thanh lý Có TK 133, 1331 Có TK liên quan: 111,112,331,334 - Giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ(Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ). Trong trường họp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp, nếu gía trị nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 214 Nợ TK 627(6273) Nợ TK 641(6413) Nợ TK 642(6423) Có TK 211. Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính có liên quan. Nợ TK 214: giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 242 giá trị còn lại Có TK 211 nguyên giá TSCĐ. - Giảm giá do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ. Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nên đợc coi đo hết giá trị một lần.Khi góp vốn tham gia liên doanh, các bên phải cùng nhau thống nhất đánh giá lại vốn góp của tài sản và bên góp vốn phải lập hoá đơn GTGT về tài sản góp vốn giao cho bên tổ chức liên doanh. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh trường hợp góp vốn liên doanh tương tự như nhượng bán. Cụ thể: BT1:Xoá sổ TSCĐ đem đi góp vốn Nợ TK 214:Giá trị hao mòn của TSCĐ góp vốn Nợ TK 811:Giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn Có TK 211:Nguyên giá TSCĐ góp vốn BT2:Phản ánh giá trị góp vốn ghi nhận Nợ TK liên quan (128,22):giá trị vốn góp tham gia liên doanh được ghi nhận theo thoả thuận (tổng giá thanh toán) Có TK 711: giá trị thoả thuận(chưa có thuế GTGT) Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp tương ứng. -Trường hợp giảm do trả lại TSCĐ cho các thành phần tham gia công ty(Trả lại vốn góp) Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc khi thừa vốn hay khi các thành viên tham gia công ty rút vốn, nếu doanh nghiệpp trả lại vốncho các thành viên bằng TSCĐ, ngoài việc ghi giảm vốn kinh doanh, kế toán còn phải xoá sổ TSCĐ giao trả: BT1,Xoá sổ TSCĐ Nợ Tk 214:Giá trị hao mòn của TSCĐ giao trả Nợ Tk 811:Giá trị còn lại của TSCĐ giao trả Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ giao trả cho các thành viên BT2,Ghi giảm số vốn góp liên doanh đã giao trả Nợ TK 411(chi tiết vốn liên doanh):ghi giảm số vốn góp của các thành viên (theo tổng giá trị thanh toán) Có TK711: Giá thoả thuận (không bao gồm thuế GTGT) Có TK 3331(33311):Thuế GTGT phải nộp tơng ớng 3.2: Hạch toán TSCĐ đi thuê tài chính( Thuê dài hạn): Khi nhận tài sản thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan (hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính) ghi. Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê. Nợ TK 138(1388): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ. (Trường hợp nợ gốc phải trả bao gồm cả thuế VAT). Có TK 342 số tiền thuê phải trả các kỳ sau. Có TK 315 số nợ gốc phải trả kỳ này Có TK liên quan 111, 112, 142 các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến thuê tài sản. - Trường hợp thuê TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hay không chịu thuế VAT thì nguyên giá TSCĐ đi thuê ghi theo tổng số tiền thuê phải trả. Khoản tiền ký quĩ đảm bảo cho việc thuê tài sản hay tiền ứng trước theo yêu cầu của bên thuê tài sản. Nợ TK 342 ứng trước tiền đi thuê tài sản. Nợ TK 244 số tiền kỹ quĩ về thuê tài sản. Có TK liên quan 111, 112 Khoản phí cam kết về sử dụng vốn trả cho bên cho thuê. Nợ TK 635 Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính . Có TK liên quan 111,112. Cuối liên độ kế toán, kết chuyển số nợ dài hạn về thuê tài chính sẽ đến hạn trả trong niên độ tới. Nợ TK 342 ghi giảm nợ dài hạn về thuê tài chính. Có TK 315 Ghi tăng nợ dài hạn đến hạn trả. Định kỳ, căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính xác định số tiền thuê trả kỳ nay cho bên thuê. Trên cơ sở đó tính ra số lãi thuê tương ứng. Nợ TK 315 số nợ gốc phải trả kỳ này. Nợ TK 635 Số lãi thuê phải trả kỳ này. Nợ TK 133( 1332) Số thuế VAT đợc khấu trừ. Có TK 138( 1388) Kết chuyển số thuế VAT đợc khấu trừ tương ứng( nếu nợ gốc bao gồm cả thuế VAT). Có TK 111, 112 số tiền gốc và lãi thuê phải trả Có TK 135 số nợ gốc và lãi thuê trả theo hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng chưa trả. Cuối kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê theo chế độ qui định tính vào chi phí kinh doanh. Nợ TK liên quan 627, 641, 642 Có TK 214( 2142) số khấu hao phải trích Đồng thời ghi đơn số khấu hao: Nợ TK 009 Khi Kết thúc hợp đồng + Nếu trả lại TSCĐ cho bên cho thuê Nợ TK 214( 2142) Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK tập hợp chi phí liên quan( 627, 641, 642) Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết vào chi phí ( Nếu giá trị còn lại nhỏ) hoặc Nợ TK 242 chuyển vào chi phí trả trước dài hạn( nếu giá trị còn lại lớn, phải phân bổ vào nhiều năm tài chính). + Nếu bên đi thuê đợc quyền sở hữu hoàn toàn. BT1) Kết chuyển nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211, 213 ghi tăng nguyên giá TSCĐ Có TK 212 Ghi giảm nguyên giá BT2) Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 214( 2142) ghi giảm hao mòn TSCĐ thuê Có TK 214 ( 2141, 2143) gía trị hao mòn luỹ kế 3.3: Nội dung kế toán tài sản cố định vô hình: 3.3.1: Các nghiệp vụ tăng Tài sản cố định vô hình: _Tăng TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai: Kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai(Thiết kê, xây dựng, thử nghiệm mẫu hay kiểu mẫu trớc khi đa vào sản xuất hay sử dụng; thiết kế các khuôn mẫu hay khuôn dẫn dụng cụ liên quan đến công nghệ mới) vào chi phí quản lý doanh nghiệp( Nếu nhỏ) hoặc chi phí trả trớc dài hạn (nếu lớn) bằng bút toán: Nợ TK 642 Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ( nếu nhỏ) hoặc Nợ TK 242 Tập hợp chi phí thực tế ( nếu lớn) Nợ TK 133, (1331) thuế VAT đầu vào đợc khấu trừ Có TK liên quan(111,112,331,333) Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, kế toán phải tập hợp chi phí phát sinh ở giai đoạn này để hình thành nguyên giá TSCĐ bằng bút toán: Nợ TK 241(2412) tập hợp chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133(1332) Thuế VAT đầu vào đợc khấu trừ Có các TK liên quan 111,112,331,333 Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí phát sinh tạo nên nguyên giá TSCĐ vô hình cùng những chi phí không hợp lý phải loại trừ và ghi: Nợ TK 213 nguyên giá TSCĐ vô hình Nợ TK liên quan(111,112,138,334,632) Khoản chi bất hợp lý phải thu hay đã thu hoặc tính vào giá vốn hàng bán. Có TK 241(2412) kết chuyển chi phí Đồng thời kết chuyển nguồn vốn (nếu sử dụng vốn chủ sở hữu). Nợ TK liên quan(414, 431.441). Có TK 411 ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. - Tăng TSCĐ vô hình do mua ngoài: BT1) Phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng thêm: Nợ TK 213 nguyên giá(giá mua cha có thuế VAT) Nợ TK 133(1332) thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có các TK liên quan(111,112,311,331) Tổng giá thanh toán của TSCĐ mua ngoài. BT2) Kết chuyển nguồn vốn tương ứng (nếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu): Nợ TK liên quan (414,431,441). Có TK 411 ghi tăng ngồn vốn kinh doanh Các trường hợp mua ngoài theo phương thức trả góp, trả chậm, mua theo phương thức hàng đổi hàng(Trao đổi tương tự hay trao đổi không tương tự); mua quyền sử dụng đất gắn liền với nhà cửa, vật kiến trúc hạch toán tương tự như mua TSCĐ hữu hình. - Tăng TSCĐ vô hình do nhận vốn góp, vốn cổ phần,(nhận bằng các bằng phát sinh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đất) Nợ TK 213 ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Có TK 222 Nhận lại vốn góp liên doanh Có TK 411 nhận cấp phát Có TK 711 nhận viện trợ, biếu tặng 3.3.2: Các nghiệp vụ giảm Tài sản Cố định Vô hình: - Giảm do nhượng bán, thanh lý và giảm do các trường họp giảm khác(Góp vốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh) - Nhìn chung, các trường hợp giảm TSCĐ hữu hình. Ngoài ra, trong trường trích đủ khấu hao, phải xoá sổ TSCĐ: Nợ TK 214 (2143) giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 213 nguyên giá TSCĐ vô hình Đối với giá trị TSCĐ vô hình trước đây, nay không được ghi nhận là TSCĐ vô hình nữa vì không đáp ứng tiêu chuẩn (như các khoản chi nghiên cứu, phát triển; chi lợi thế thương mại; chi phí thành lập doanh nghiệp), kế toán sẽ chuyển một lần vào chi phí kinh doanh (nếu giá trị còn lai nhỏ) hoặc đa vào chi phí trả trớc dài hạn(nếu giá trị còn lại lớn) bằng bút toán: Nợ TK 214(2143) giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK liên quan(627, 641,642) giá trị còn lại (nếu nhỏ) hoặc Nợ TK 242 giá trị còn lại( nếu lớn, phải phân bổ dần). Có TK 213 Nguyên giá TSCĐ vô hình Sơ đồ số 1: Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng TSCĐ hữu hình, vô hình(phương pháp tính giá thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) TK111, 112, 341 TK211,213 TK311 TK1332 TK111, 112, 341 TK411 TK111,112, 341 TK414,413,441 Mua thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) Trả tiền cho người bán Phải trả cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Nhận cấp phát, tặngthưởng liên doanh Kết chuyển nguồn vốn đầu tư Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp, đánh giá tăng) Sơ đồ 2: Kế toán tăng TSCĐ hữu hình , vô hình (phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) TK111, 112, 341 TK211,213 TK311 TK411 TK111,112, 341 TK414,413,441 Mua thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) Trả tiền cho người bán Phải trả cho người bán Nhận cấp phát, tặngthưởng liên doanh Kết chuyển nguồn vốn đầu tư Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp, đánh giá tăng) Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán kế toán giảm TSCĐ hữu hình, vô hình TK211,213 TK214 TK111,112,153,131 Giá trị hao mòn TK411 Trả lại vốn góp liên doanh vốn cổ phần, vốn cấp phát TK144 Mang TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp để cầm cố thế chấp TK136 Cấp vốn kinh doanh cho cấp dưới Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TK711 TK811 TK635 Chi phí thanh lý nhượng bán Thu nhập liên quan đến thanh lý nhượng bán TK3331 VAT phải nộp TSCĐ chuyển thành CCDC Giá trị vốn góp liên doanh xác nhận Khoản chênh lệch giữa GTCL > Giá trị vốn góp TSCĐ đã sử dụng có giá trị nhỏ chuyển chi phí trong kỳ TSCĐ đã sử dụng có giá trị lớn cần phân bổ vào chi phí TSCĐ phát hiện thiếu TK222,128 Chi phí góp vốn liên doanh TK412 TK627,642,641 TK242 TK138 Chương II Thực trạng công tác kế toán Tài Sản Cố Định tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng I.Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương HP (NHNT HP) thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và được thành lập năm 1977 theo quyết định 143/NH-QĐ ngày 27-12-1976, do Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kí. NHNT HP là một trong những chi nhánh lớn của NHNT Việt Nam, một ngân hàng phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam là ngân hàng Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế. Trải qua 27 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh NHNT Hải Phòng không ngừng củng cố và phát triển. NHNT Hải phòng là một ngân hàng Thương mại Nhà nước và uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đánh giá cao về năng lực kinh doanh và hiệu quả kinh doanh: 27 năm liên tục là đơn vị kinh doanh có lãi, nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước Ngoài ra thông qua NHNT Việt Nam, đến cuối năm 2003, NHNT Hải Phòng đã thiết lập được quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng tại 85 nớc trên thế giới, được nối mạng SWIFT quốc tế, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại nhất trong các ngân hàng trên địa bàn, nhất là có một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động, nhiệt tình và được đào tạo lành nghề. Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, mục tiêu của NHNT Hải Phòng là duy trì vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu ở Hải Phòng trên các lĩnh vực cả đối nội và đối ngoại. Theo đề án tái cơ cấu hoạt động của NHNT Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt 2001, hệ thống NHNT trong đó có NHNT Hải Phòng cam kết xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế, đa dạng hoá hoạt động , đi đầu về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao cho mọi thành phần kinh tế. NHNT Hải Phòng sẽ giữ vững niềm tin của đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước. Kể từ khi thành lập trải qua bao thăng trầm do ảnh hưởng của sự biến động tình hình kinh tế chính trị trong nớc, khu vực và trên thế giới, đến nay NHNT Hải Phòng vẫn khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn, là một ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nhất. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT Hải Phòng cụ thể như sau : Biểu 1: Tình hình huy động vốn của NHNT Hải Phòng qua các năm Đơn vị tính: tỷ VNĐ, triệu USD Chỉ tiêu năm Tổng nguồn vốn huy động quy bằng VNĐ Vốn huy động bằng VNĐ Vốn huy động bằng USD 2002 1142233 204472 64668 2003 1328197 234738 71151 2004 1434078 282951 74904 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NHNT HP từ năm (2002-2004) Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT HP qua các năm Đơn vị tính : Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm2004 Tổng doanh thu 50,2 85,08 51,8 Tổng chi phí 36,3 68,45 41,4 Lãi 13,9 16,63 10,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT HP năm 2002-2004) Các loại TSCĐ có ở NHNT Hải Phòng STT Tên Tài Sản- Vật Liệu Số Lượng (chiếc) 1 Máy phát điện Mitsubishi 1 2 Máy tính xách tay 2 3 Máy chủ Compaq Prolian MI 570 3 4 Máy vi tính NetVista A40 35 5 Máy in Laser 3 6 Máy in Olivetti Pasbook 17 7 Máy tích điện Victron 5000 VA 3 8 CPS GE Lanpor 3000VA 2 9 Máy quýet hình HP Scanjet 2 10 Modem truyền tin Hayer 7 11 Máy rút tiền tự động ATM 3 12 Bảng tỷ giá và lãi suất điện tử 1 13 Bộ thiết bị âm thanh 1 14 Máy photo copy 5 15 Xe ô tô 5 16 Nhà làm việc 3 17 Nhà để xe, vệ sinh 1 18 Hệ thống xếp hàng tự động 1 19 Máy điều hoà 28 2.Tổ chức bộ máy quản lý NHNT Hải Phòng là một NHTM nhà nước. Trải qua hơn 27 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh NHNT Hải Phòng không ngừng củng cố và phát triển. Đến nay có tổng số CBCNV là: 83 ngời với 8 phòng chức năng +Tín dụng + Kế toán tài chính + Thanh toán quốc tế +Kinh doanh dịch vụ ngân hàng + Ngân quỹ + Hành chính nhân sự + Kiểm soát nội bộ + Phòng giao dịch Vạn Mỹ ở quận Ngô Quyền + Phòng giao dịch số 2 ở quận Lê Chân 2.1 Ban giám đốc Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Một phó giám đốc phụ trách về nhân sự, một phụ trách về kinh doanh. Ban giám đốc quản lý chung mọi hoạt động trong ngân hàng. Giám đốc là người được nhà nước giao trách nhiệm quản lý ngân hàng và có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chụi trách nhiệm về mọi mặt kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Giám đốc trong ngân hàng là ngời có thẩm quyền cao nhất chụi trách nhiệm trước nhà nước và nhân viên. Giám đốc có quyền ra mọi chỉ thị và quyết định. 2.2 Phòng hành chính nhân sự - Chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ, lao động tiền lương, chế độ đối với người lao động, công tác an ninh chính trị, bảo vệ tổ chức quản lý hành chính quản trị trong ngân hàng,phục vụ và tạo điều kiện thuận lời cho các phòng ban và cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ đựơc giao. - Nhiệm vụ: Thực hiện tuyển dụng lao động, thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, thực hiện công tác thi đua khen thưởng Bố trí sắp xếp nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên của văn phòng, quản lý trang thiết bị văn phòng, dụng cụ làm việc ở các phòng ban ở ngân hàng phục vụ các hội nghị buổi họp các ngày lễ kỷ niệm. 2.3 Phòng kế toán - Chức năng: Tổ chức quản lý thực hiện công tác hạch toán kế toán tài chính thống kê theo quy định của nhà nớc, thực hiện kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động tài chính của ngân hàng theo quy định của nhà nớc, thực hiện kiểm tra kiểm soát moị hoạt động tài chính của ngân hàng theo pháp luật, xây dựng tổ chức kế toán tài chính thống nhất, quản lý tập chung các nguồn vốn, tổ chức các nghiệp vụ về tổ chức hệ thống kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước và các quyết định của nghành . - Nhiệm vụ: Trong công tác tài chính giúp giám đốc, trong công tác quản lý và sử dụng vốn tài sản của ngân hàng, tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác đầu tư. Tập hợp và phân tích hoạt động của ngân hàng, phân tích hiệu quả kinh tế các mặt hoạt động kinh doanh khác, quản lý theo dõi thu chi, lập kế hoạch tiền mặt theo quy định. - Trong công tác hạch toán kế toán giúp giám đốc tổ chức thực hiện và quản lý công tác kế toán, trong ngân hàng. - Hạch toán kế toán phản ánh chính xác, đầy đủ toàn bộ tài sản nguồn vốn. Thực hiện công tác kiểm kê thờng xuyên, thực hiện chế độ báo cáo thông kế báo cáo tài chính của ngân hàng theo quy định. - Tổ chức cấp phát thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh - Thực hiện các khoản nộp ngân sách, chịu trách nhiệm bảo quản lưu trữ chứng từ tài liệu kế toán theo quy định của nhà nước. - Tổ chức hướng dẫn phổ biến kip thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của nhà nước. - Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên kế toán. 3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của ngân hàng 3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán tài chính của NHNT HP là một trong những phòng chức năng của ngân hàng, có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc các nghiệm vụ kinh tế phát sinh theo chế độ hoạch toán của ngân hàng. Cụ thể là: - Chuẩn bị kế hoạch tổng hợp về tài chính phù hợp với hoạt động của ngân hàng - Ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Thu thập tập hợp số liệu, để lập báo cáo tài chính và phân tích kinh tế - Giúp ban lãnh đạo ngân hàng theo dõi kiểm tra hoạt động của các phòng ban và đề xuất ý kiến với giám đốc về những chủ trương biện pháp giải quyết những khó khăn của ngân hàng - Để phục vụ tốt những các nhiệm vụ trên ngân hàng có đội kế toán viên thành thạo được bố trí như sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tài sản Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế của ngân hàng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của giám đốc, đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan tài chính Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi, lập bảng kê chi tiết cho từng tài khoản theo từng khoản mục phát sinh lập báo cáo tài chính bảng cân đối kế toán sau mỗi quý và gửi lên kế toán trưởng. Kế toán tài sản: Phản ánh số liệu tình hình tăng giảm tài sản, khấu hao cơ bản, theo dõi sửa chữa, thanh lý nhượng bán và đánh giá lại tài sản căn cứ vào các chứng từ liên quan lập bảng kê chi tiết và gửi lên cho kế toán trưởng. Kế toán tiền lương: Phản ánh số lượng và tình hình tăng giảm lao động tình hình sử dụng thời gian lao động tính và chia lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, tính và trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phụ cấp khác. 3.2 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại ngân hàng Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép hệ thống hoá và tổng hợp số liệu chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán, quy mô đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng, yêu cầu quản lý cũng như để dễ dàng cho việc đối chiếu kiểm tra giữa kế toán của ngân hàng với lãnh đạo, ngân hàng áp dụng hình thức kế toán sau: Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp Nhật ký chuyên dùng Bảng cân đối Các báo cáo Ghi hàng tháng Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu II. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán Tài sản Cố Định tại NHNT Hải Phòng 1.Đặc điểm của TSCĐ tại NHNT Hải Phòng Trong những năm qua ngân hàng đã và đang không ngừng lớn mạnh, khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngành ngân hàng nói riêng và trong tổng thể nền kinh tế của thàng phố nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng không ngừng được đầu tư đổi mới và hiện đại hoá. Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới tài sản ngân hàng đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn tài sản. Ngoài những yêu cầu chung của kế toán về công tác quản lý và kế hoạch hoá tài sản, ngân hàng còn thực hiện theo quy định của cơ quan cấp trên . - Lập hồ sơ tổ chức thanh lý TS và hạch toán kịp thời về kết quả thanh lý TS theo quy định. - Việc quản lý và tổ chức TS sẽ được thực hiện bằng phần mềm máy vi tính nhằm phục vụ kịp thời chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán TS của ngân hàng. - Tình hình đầu tư, trang bị mới TS củaNgân hàng tăng qua các năm cùng với nó vốn kinh doanh của ngân hàng không ngừng tăng , 2. Kế toán tình hình biến động của TSCĐ 2.1: Hạch toán tăng giảm TSCĐ Bảng tình hình tăng giảm TSCĐ Đvt: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Nguyên giá đầu năm 9.500.000.000 9.650.500.000 13.381.992.277 Tăng trong năm 270 .500.000 1.152.500.000 3.850.480.000 Giảm trong năm 120.000.000 158.450.000 850.550.000 Dư cuối năm 9.650.500.000 10.644.550.000 13.644.480.000 Nhìn tổng quát qua các năm ta thấy nguyên giá tài sản cố định tăng lên từng năm chứng tỏ ngân hàng thường xuyên đổi mới và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh. 2.2: Kế toán tăng tài sản cố định TSCĐ tăng do mua sắm chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị tăng năm 2004. Điều đó thể hiện ngân hàng không ngừng trang bị máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nhu cầu thị trờng. Trên cơ sở hồ sơ đã có kế toán lập chứng từ hạch toán tăng tài sản cố định sau đó sẽ phản ánh vào sổ chi tiết Tk 211, sổ cái Tk 211 Trích số liệu ngày 20/11/2004 mua máy vi tính vốn tự bổ xung đơn vị mua cho phòng tổ chức hành chính của ngân hàng số tiền: 60.600.000, số lượng Mười chiếc, mua ở cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử tin học các TSCĐ gồm có : Phiếu chi mua máy quyét vi tính cho phòng tổ chức hành chính. Số tiền là (mẫu 02 -TT ban hành theo quyết định 1141 - TC/QĐ/CĐKT) Phiếu chi Phiếu chi số: 600 mẫu số C/QĐ999/TT/CĐKT Ngày 20/11/2004 Người nhận tiền Phiếu chi mua máy vi tính cho phòng tổ chức hành chính số tiền 66.000.000 (bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu đồng chẵn) Kèm theo chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền 66.000.000(Sáu Mươi triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn) Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ Quỹ Người nhận tiền Hoá đơn giá trị gia tăng Mẫu số 01/CTKT-3LBE99-B Ngày 201/11/2004 Số 012893 Đơn vị bán hàng: Công ty kinh doanh thiết bị điện tử tin học Đia chỉ: Điện thoại: STT Tên hàng bán Đơn v.t Số lượng Đơngiá Thành tiền 1 Máy vi tính Cái 10 6.000.000 60.000.000 Thuế suất 10% 6.000.000 Tổng thành tiền TT 66.000.000 Số tiền viết bằng chữ: sáu mươi sáu triệu đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ngoài ra thủ tục mua máy vi tính còn có - Biên bản xác nhận công việc thực hiện - Giấy báo giá của của hàng kinh doanh thiết bị điện tử gửi đến cho ngân hàng - Căn cứ vào quyết định đầu tư của ban giám đốc, các hồ sơ liên quan, kế toán TSCĐ sẽ lập chứng từ hạch toán TSCĐ theo định khoản Nợ TK 211: 60.000.000 Nợ TK 133: 6.000.000 Có TK 111 :66.000.000 2.3: Kế toán giảm TSCĐ Quá trình hoạt động kinh doanh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc TSCĐ của ngân hàng giảm trong năm 2004 do: chuyển thành công cụ dụng cụ, thanh lý, điều chuyển nội bộ.Với tổng số TSCĐ giảm trong năm là 70.450.000 đồng * Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý Trích số liệu ngày 25/10/2004 NHNT Hải Phòng Tiên hành thanh lý các Tài sản sau: Tài sản Nguyên giá Số lượng GTCL tại thời điểm thanh lý Tủ điện 25.500.000 1 12.000.000 Máy biến áp 10.500.00 1 6.000.000 Máy vi tính 11.250.000 1 5. 200.000 Ngân hàng được phép thanh lý sau khi đựoc NHNT TW duyệt cho phép(lý do máy đã lạc hậu , lỗi thời lạc hậu không dùng dược trong quá trình kinh doanh) Kế toán TSCĐ lập đầy đủ hồ sơ + Quyết định nhợng bán thanh lý của hội đồng thanh lý xử lý + Hoá đơn xuất kho nhợng bán thanh lý TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản thanh lý Ngày 25/10/2004 Đơn vị: Ngân hàng Ngoại Thương HP Mẫu số 02-TSCĐ Địa chỉ: 11 Hoàng Diệu- Ngô Quyền- HP Ban hành Căn cứ quyết định sốcủa Giám đốc vệ việc thanh lý TSCĐ I. Ban thanh lý gồm: - Bà : Đỗ Thị Khu -Ông : Đỗ Việt Hùng II. Tiến hành thanh lý TSCĐ -Tên, ký hiệu, mã hiệu + Tủ điện + Máy biến áp + Máy vi tính Số hiệu 02, 03, 04(Theo thứ tự trên) Năm đă vào sử dụng Nguyên giá + Tủ điện : 25.500.000 +Máy biến áp: 10.500.000 + Máy vi tính : 11.250.000 Tổng nguyên giá : 37.250.000 Hao mòn tính đến thời điểm thanh lý + Tủ điện: 12.000.000 + Máy biến áp: 6.000.000 + Máy vi tính : 5.200.000 Tổng giá trị hao mòn :23.200.000 III. Kết luận của Ban thanh lý Máy đã cũ, lạc hậu và hỏng hóc nhiều, cần phải thanh lý và đầu tư mới, hiện đại hoá trang thiết bị Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản, 1 bản giao cho phòng kế toán để theo dõi trên sổ sách, 1 bản giao nơi sử dụng, quản lý TSCĐ để lưu giữ. Ngày 25/10/2004 Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý TSCĐ Chi phí thanh lý TSCĐ: 2.500.000đ ( hai triệu năm trăm ngàn đồng) - Giá trị thu hồi : 14.050.000đ (Mười bốn triệu năm mươi nghìn đồng chẵn) Đã ghi giảm Sổ TSCĐ Ngày 25/10/2004. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Các nghiệp vụ liên quan đến thanh lý TSCĐ được định khoản . Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 517 ngày 30/10/2004, kế toán tập hợp chi phí về thanh lý TSCĐ: Nợ TK 811: 2.500.000 Có TK 111: 2.500.000 Căn cứ biên bản thanh lý TSCĐ số 106 ngày 25/10/2004, kế toán ghi giảm TSCĐ Nợ Tk 811:14.050.000 Nợ Tk 214: 23.200.000 Có Tk 211: 37.250.000 Giá bán được xác định , kế toán lập hoá đơn bán hàng thanh lý (mẫu số 02 - biểu hiện theo quyết định : QĐ 1141 TC/ QĐ/CĐKT Hoá đơn Bán hàng thanh lý Ngày 26/10/2004. Đơn vị: Ngân hàng Ngoại Thương HP QĐ 1141 TC/QĐ/CĐKT Địa chỉ: 11 Hoàng Diệu- Ngô Quyền HP Mẫu số : 02- biểu hiện Họ tên ngời mua: Lê Lan Hương Đang dùng thanh lý Hình thức thanh toán : chuyển khoản Đơn vị : Đồng STT Tên hàng hoá Mã số Số lượng Thành tiền 1 Tủ điện 02 1 13.500.000 2 Máy biến áp 03 1 4.500.000 3 Máy tính 04 1 6.050.000 Tổng cộng 14.050.000 Tổng số tiền bằng chữ : Mười bốn triệu năm mươi ngàn đồng chẵn. Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng 3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại NHNT Hải Phòng Năm 2004 Đơn vị tính: Nghìn đồng Hệ số phục = Tổng doanh thu = 51.800.000 = vụ của TSCĐ Tổng Ng.giá TSCĐ Bq 13.381.922.277 *Khấu hao cơ bản TSCĐ tháng 12/2004 (theo công văn 292/TB-NHNT-KTCT ngày 26/3/20004) Đơn vị tính: Nghìn đồng -Tổng nguyên giá TSCĐ : 13.381.992.277 -Tổng hao mòn luỹ kế : 7.269.166.007 -Tổng khấu hao tháng: 192.448.419 Tổng giá trtị còn lại: 6.112.826.270 Tại NHNT Hải phòng trích khấu hao theo từng tháng, và hiên nay tại ngân hàng áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng . Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng 1-Những nhận xét đánh giá về công tác kế toán TSCĐ ở Ngân hàng * Nhận xét chung Trải qua quá trình thành lập và phát triển tới nay, Ngân hàng đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc Ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, mà sau khi trừ các khoản đó đi Ngân hàng thực hiện phân phối cho cán bộ công nhân với mức thu nhập bình quân hàng năm tăng lên rõ rệt . Sự lớn mạnh của Ngân hàng còn được bộ lộ qua cơ sở vật chất không ngừng nâng cao, cũng như trình độ quản lý không ngừng đang từng bước đị vào hoàn thiện. Do đặc điểm riêng biệt trong việc kinh doanh, TS luôn giữ một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong kinh doanh thể hiện ở tỷ trọng của TS trong tổng nguồn vốn, là bộ phận tài sản chủ yếu và cần thiết để giảm nhẹ sức lao động. Nhận thức đuợc tầm quan trọng này ban lãnh đạo của Ngân hàng đã có biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới việc quản lý và sử dụng Tài Sản đúng mục đích đúng công suất. Cố gắng đảm bảo hiệu sử dụng Tài Sản ở mức cao nhất. Ngân hàng làm tốt công tác phân công bố trí nhân lực ở các phòng ban làm việc hiệu quả, phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình biến động Tài Sản, tính toán tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý nguồn vốn của Ngân hàng, trong đó kế toán TS đóng vai trò quan trọng. Với lượng TS không nhỏ của Ngân hàng, kế toán TS đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động của TS, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TS.Việc hạch toán và quản lý dược thực hiện trên phần mền máy vi tính nhằm phục vụ một cách nhanh chóng, dầy đủ, chính xác và kịp thời những yêu cầu đối với TS của Ngân hàng. Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng cùng với kiến thức đã học, đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của các nhân viên phòng kế toán em nhận thấy công tác quản lý, sử dụng , hạch toán TS của Ngân hàng có những ưu nhược điểm đáng quan tâm sau: + Ưu điểm - Kế toán đã phân loại TS trong doanh nghiệp theo đúng chế độ của nhà nước mà vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý của Ngân hàng. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng giúp người xem báo cáo dễ hiểu và nhận biết được thế mạnh của Ngân hàng. Như trong cách phân laọi TS theo tính chất sử dụng kết hợp với phân loại theo đặc trưng từ cách này Ngân hàng biết được tỷ trọng của từng loại trong tổng TS đang dùng trong kinh doanh là bao nhiêu. - Nhận thức được tầm quan trọng của TS trong Ngân hàng nên trong nhiều năm qua Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tốt để quản lý TS và sử dụng có hiệu quả cao, Ngân hàng tiến hành phân cấp quản lý TS cho các bộ phận và nơi sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị, cũng như theo dõi trên sổ chi tiết kế toán cả bộ phận nơi sử dụng, Ngân hàng đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng để nâng cao chất lượng quản lý. Kế toán luôn phản ánh tình hình TS hiện có của Ngân hàng và sự biến động các loại TS thuộc đơn vị quản lý theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại các nguồn vốn hình thành TS và cập nhật, phản ánh một cáh chính xác kịp thời , đầy đủ tình hình biến động TS trong năm trên hệ thống sổ sách của Ngân hàng. Thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ, làm cơ sở cho hạch toán nói chung, ngoài ra đối với kế toán TS thì kế toán cũng đã đảm bảo việc thực hiện tính trích, hạch toán chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chụi chi phí và giá trị hao mòn TS, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng nhằm nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng thực hiện tốt chế độ kiểm tkê định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo kế toán TS theo quyết định của nhà nước. Những thông tư quyết định thường xuyên được kế toán nghiên cứu và nắm vững. Vận dụng một cách chính xác và hợp lý trong công việc của mình. Bên cạch những ưu điểm đó thì tại ngân hàng vẫn có một vài vấn đề còn tồn tại hy vọng rằng trong tương lai ngân hàng sẽ củng cố và hoàn thiện hơn công tác quản lý và hạch toán TS. + Nhược điểm - Tại ngân hàng ngoại thương Hải Phòng tài sản vừa chiếm tỷ trọng lớn vừa có nhiều nhóm khác nhau. Công tác khấu hao các tài sản là sự phân bổ có hệ thống các chi phí mà ngân hàng đã đầu tư để đưa tài sản vào chi phí kinh doanh cho quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo lợi ích thu được từ tài sản trong quá trình sử dụng vẫn biết phương pháp khấu hao bình quân năm là phương pháp khấu hao nhanh thuận tiện cho kế toán khi hoạch toán nhưng tài sản trong ngân hàng thường là trang thiết bị được sản xuất dựa vào trình độ kỹ thuật cao mà thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ do đó tài sản trong ngân hàng sẽ bị tác động bởi hao mòn vô hình là rất lớn khi sử dụng phương pháp khấu hao này - Cũng xuất phát từ đặc điểm rằng công ty có một tỷ trọng tài sản rất lớn với tổng giá trị lên rất cao do đó mà công tác quản lý kiểm tra tài sản luôn được quan tâm và xem xét kỹ lưỡng. Xét thấy số lượng sổ sách phục vụ cho công tác quản lý là không nhỏ nhưng chưa đủ. Bởi một lẽ ngân hàng cũng có phòng giao dich nằm rải rác trên khắp địa bàn của thành phố, chính vì thế mà công tác quản lý hết sức khó khăn. Hiện nay đối với kế toán tài sản trong ngân hàng mới chỉ quản lý về tổng giá trị tài sản như vậy với yêu cầu này thì chưa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra bảo quản tài sản cũng như chưa phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý tài sản 2: Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản ở ngân hàng ngoại thương hải phòng Như đã nói ở trên, tại ngân hàng trong quá trình kinh doanh có sử dụng tài sản vào việc kinh doanh phụ như trong kỳ ngân hàng chỉ phân bổ cho kinh doanh chính do đó em có kiến nghị nên phân bổ khấu hao tài sản theo tiêu thức nhất định sau khi hạch toán Nợ tài khoản 642 cho phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214 Sau đó tiếp tục phân bổ Công thức phân bổ như sau Mức chi phí Tổng chi phí tập hợp cần phân bổ tiêu thức phân bổ phân bổ cho = x của từng đối tượng từng đối tượng Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ ở mỗi phòng giao dịch trong thành phố đều có một khối lượng tài sản không nhỏ do vậy để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý ngân hàng nên mở sổ theo dõi tài sản đang sử dụng cho từng bộ phận sử dụng. Khi sử dụng sổ này ta sẽ biết được tài sản đang sử dụng ở các phòng, giao dịch hoạt động ra sao, tình hình ta giản tài sản ở mỗi nơi như thế nào, công tác bảo quản ở các phòng có tốt không. Sổ theo dõi tài sản đang sử dụng ở phòng ban, phòng giao dịch nào đó của công ty TT Chứng từ Số thẻ tài sản Mã số tài sản Tên quy cách tài sản Lý do tăng giảm Nguồn vốn đầu tư Số lượng N. giá Số hao mòn Số dư đk . . . Số dư ck Sổ này được mở ra sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm tài sản. Tài sản trong ngân hàng có nhiều loại nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự khác nhau. Việc sử dụng tài sản cũng thu được lợi ích khác nhau. Việc sử dụng cũng thu được lợi ích khác nhau. Khấu hao tài sản là sự phân bổ có hệ thống các chi phí mà công ty đã đầu tư để đưa tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trinh sử dụng tài sản và đảm bảo lợi ích thu được từ tài sản trong quá trình sử dụng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi phí đã chi trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ sách kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng nên thay đổi quy định về khấu hao tài sản theo hướng sau: - Các thiết bị dụng cụ quản lý thường chụi tác dụng của hao mòn vô hình nên áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần . - Nhà của, vật kiến trúc áp dụng khấu hao đường thẳng. - Máy móc thiết bị vật tư gắn liền với quá trình kinh doanh tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, cho phép áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần. - Khi hoạch toán tăng thêm kế toán tài sản của ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng đã lưu tất cả chứng từ vào hồ sơ riêng nhưng kế toán chưa mở thẻ tài sản để hoạch toán chi tiết tài sản để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo quản tại ngân hàng. Đơn vị: Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng Địa chỉ:Số 11 Hoàng Diệu –Ngô Quyền-HP thẻ tài sản số 20 Lập thẻ ngày 25/11/2004 Kế toán trưởng: Nguyễn Văn Thành Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản số 10 ngày 30/11/2004 Tên ký hiệu quy cách (cấp hạng tài sản) xe TOYOTA -Nước sản xuất : Nhật Bản -Năm sản xuất 1995 Bộ phận quản lý sử dụng: Đội xe ngân hàng Năm đưa vào sử dụng 1998 Công xuất thiết kế Đình chỉ sử dụng ngàythángnăm Lý do đình chỉ: Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản Giá trị hao mòn tài sản Ngày Thang Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 30/11 Điều chuyển một xe ôtô 150.000.000 2002 50.000.000 50.000.000 Yêu cầu đặt ra với kế toán tài sản trong ngân hàng là phải quản lý về tổng giá trị tài sản đồng thời phảit quản lý một cách chi tiết theo từng tài sản riêng biệt cũng như từng bộ phận sử dụng, từ đó nắm tình hình tài sản cũng như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, để đáp ưng yêu cầu đó ngân hàng lên mở thẻ tài sản và sổ tài sản ở từng bộ phận sử dụng để tiện theo dõi được chặt chẽ hơn. Mặt khác theo dõi riêng biệt tưng tài sản cũng giúp cho việc tính khấu hao được chính xác hơn. Kết luận Toàn bộ chuyên đề tốt nghiệp của em với đề tài “Công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản tại ngân hàng Ngoại Thương HP” đã được trình trong ba phần trên: Chương1: Cơ sơ lý luận chung về công tác kế toán TSCĐ ở Ngân hàng Chương2: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ Tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. Chương 3: Một só kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng Trong suốt thời gian thực tập ở ngân hàng dưới sự hướng dẫn tận tuỵ của cô giáo: Thạc Sỹ Đinh Thị Mai cùng vớ sự giúp đỡ ân cần của các cô chú kế toán ở ngân hàng. Em đã được làm quen với công tác kế toán, thực tế nó giúp em kiểm tra, củng cố lại kiến thức đã học trong trường, mặt khác em đã học thêm rất nhiều kinh nghiệm làm việc và kiến thức thực tế mới mẻ điều đó giúp ích cho em rất nhiều cho công việc của em sau này. Em mong chuyên đề sẽ được công nhận là kết quả đích thực của quá trình nghiên cứu. Với một thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế lên quá trình nghiên cứu của em về đề tài “Công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản tại ngân hàng Ngoại Thương HP” được thể hiện ở trên không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn để hoàn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc Sỹ Đinh Thị Mai và các cô chú trong ngân hàng đã tận tình giúp đỡ em hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3166.doc
Tài liệu liên quan