Đề tài Công tác kế toán tiền lương tại Công ty Sông Mã

Qua quá trình thực tập tại Công ty Sông Mã, em đã nhận thấy công tác kế toán tiền lương của Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định: Công ty đã chấp hành đúng các chế độ kế toán về tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp và trợ cấp, tính đúng, tính đủ tiền lương cho người lao động, chấp hành đúng các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), thanh toán lương cho CBCNV một cách nhanh chóng, kịp thời. Bộ máy kế toán của Công ty khá gọn nhẹ, các cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng. Việc phân công giữa các bộ phận kế toán cũng phù hợp với trình độ của các kế toán viên, đảm bảo duy trì mối liên quan chặt chẽ, phối hợp công việc để đạt hiệu quả cao nhất.Nhìn chung, kế toán viên đã vận dụng tốt lý luận kế toán tiền lương vào thực tiễn công việc của Công ty. Song bên cạnh đó, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã vẫn còn một số hạn chế: Việc trả lương theo sản phẩm tập thể khiến cho người lao động thường chạy đua theo sản phẩm mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Kế toán viên còn sai sót khi ghi chép các chứng từ, sổ sách, các bút toán nghiệp vụ dẫn đến việc chỉnh sửa mất nhiều thời gian. Xuất phát từ những tồn tại trên, em cũng đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty như: Công ty phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, cần có những chính sách lương thưởng, lương phạt để làm cho người lao động có trách nhiệm với công việc của mình. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên khoá luận này không thể tránh được những thiếu sót, những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện kiến thức chuyên môn và nâng cao khả năng nghiên cứu của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Khu Thị Tuyết Mai, Ban giám đốc cùng toàn thể CBCNV các phòng ban của Công ty Sông Mã đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán tiền lương tại Công ty Sông Mã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Trích KPCĐ. Có TK 3383: Trích BHXH. Có TK 3384: Trích BHYT. - Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ: Nợ TK 241: Phải trả cho bộ phận lao động thực hiện công tác XDCB, sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp TSCĐ. Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): Phải trả cho CNTTSX, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. Nợ TK 623 (6231): Phải trả lao động trực tiếp sử dụng máy thi công. Nợ TK 627 (6271-chi tiết phân xưởng): Phải trả nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất. Nợ TK 641 (6411): Phải trả nhân viên bán hàng. Nợ TK 642 (6421): Phải trả cho bộ phận nhân công quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 431 (4312): Số chi tiền ăn ca vượt mức quy định. Có TK 334: Tổng số tiền ăn ca phải trả. - Số tiền thưởng phải trả cho người lao động từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quý, thưởng cuối năm): Nợ TK 431 (4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng. Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả cho người lao động. - Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong kỳ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động): Nợ TK 338 (3383): Giảm quỹ bảo hiểm xã hội. Có TK 334: Tăng số phải trả cho người lao động. - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động: Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ. Có TK 333 (3335): Thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương. Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất,... - Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương...), bảo hiểm xã hội, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên chức: + Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán. Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt. Có TK 112: Thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. + Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá: BT1) Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK 632: Tăng giá vốn hàng hoá bán trong kỳ. Có TK liên quan (152,153,154,155...) BT2) Ghi nhận giá thanh toán: Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT). Có TK 152: Giá thanh toán không có thuế GTGT. Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý hay mua thẻ bảo hiểm xã hội cho người lao động: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384): Giảm số phải nộp. Có TK liên quan (111,112...) - Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp: Nợ TK 338 (3382): Giảm kinh phí công đoàn. Có TK 111,112,...: Số tiền chi tiêu. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334: Giảm số phải trả người lao động. Có TK 338 (3388): Tăng số phải trả khác. - Phản ánh số vượt chi về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội được cấp bù (nếu có): Nợ TK 111,112: Số tiền được cấp bù đã nhận. Có TK 338 (3382, 3383): Số được cấp bù. - Đối với doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ và doanh nghiệp có trích trước lương phép của CNTTSX, số lương phép thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong kỳ ghi: Nợ TK 335: Phải trả CNTTSX sản phẩm. Nợ TK liên quan (627, 641, 642): Phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Có TK 334: Tổng số lương phép phải trả cho người lao động trong kỳ. - Hàng tháng căn cứ vào dự toán chi phí, kế toán phản ánh số tiền lương phép của lao động trực tiếp sản xuất trích trước vào chi phí bằng bút toán: Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): Tăng chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335: Trích trước lương phép của CNTTSX theo kế hoạch. Tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Sơ đồ 01: Sơ đồ hạch toán thanh toán với người lao động. TK 622 Tiền lương phải trả cho NCTT TK 623 Tiền lương phải trả cho lao động trực tiếp sử dụng máy thi công TK 111, 112... TK 334 TK 627 Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất TK 641, 642 Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, quản lý doanh nghiệp TK 335 Tiền lương nghỉ phép phải trả cho người lao động TK 338 Trả BHXH cho người lao động được hưởng trợ cấp TK 431 Số tiền thưởng phải trả cho người lao động Thanh toán thù lao, BHXH, tiền thưởng cho người lao động TK 141 Số tạm ứng trừ vào lương TK 138, 338 Các khoản khấu trừ vào lương Sơ đồ 02: Sơ đồ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19%) TK 334 Khấu trừ vào thu nhập của người lao động (6%) TK 111, 112 Số vượt chi về KPCĐ, BHXH được cấp bù Trả BHXH cho người lao động được hưởng trợ cấp Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ bằng tiền mặt TK 111 TK 112 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ bằng tiền gửi ngân hàng TK 622, 623, 627, 641, 642 TK 338 TK 334 chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Sông Mã 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Mã Công ty Sông Mã là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 450 TC/UBTH ngày 26/03/1993 của UBND tỉnh Thanh Hóa với tên ban đầu là Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa. Có trụ sở đóng tại: 469- đường Lê Hoàn- P. Ngọc Trạo- TP. Thanh Hoá. Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa tiền thân là Ban quản lý xây dựng cơ bản và sau chuyển thành Công ty dịch vụ và phát triển nhà ở Thị xã Thanh Hóa. Đơn vị lúc đó quy mô còn nhỏ, với 13 CBCNV. Trong quá trình phát triển về quy hoạch đô thị nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nhà và đất ngày càng có nhu cầu cao. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thành phố và thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch đô thị góp phần làm cho Thành phố ngày một khang trang, sạch đẹp, ngày 26/03/1993, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 450/QĐ- UBTH thành lập Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa với chức năng nhiệm vụ: Quản lý và kinh doanh nhà. Xây dựng nhà ở. Xây dựng khác. Kinh doanh vật liệu xây dựng. Ban đầu khi mới được thành lập, Công ty gặp không ít khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, vốn để kinh doanh còn quá ít (chỉ có 48 triệu đồng vốn lưu động). Công ty phải huy động vốn vay của CBCNV trong đơn vị để chi trả lương và tìm kiếm việc làm. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong Tỉnh cùng sự đoàn kết , phấn đấu vượt mọi khó khăn của toàn thể CBCNV trong Công ty đã đưa đơn vị vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, SXKD bắt đầu khởi sắc. Thời kỳ 1994-1995: Công ty đã bắt tay vào thực hiện các mặt bằng quy hoạch được UBND Tỉnh phê duyệt như khu dân cư phường Phú Sơn và khu dân cư 1A phường Đông Vệ. Nhiệm vụ chủ yếu lúc bấy giờ là san lấp mặt bằng, chia lô, xây dựng móng nhà và bán cho khách hàng có nhu cầu. Thời kỳ 1996-1999: Thời kỳ này, Công ty đã có những kinh nghiệm nhất định trong SXKD. Nhờ có chuẩn bị trước nên Công ty đã bắt tay vào thực hiện mặt bằng quy hoạch khu dân cư Nam Cầu Hạc một cách thuận lợi, công tác SXKD đem lại hiệu quả cao, nguồn vốn được tích luỹ tăng thêm và đầu năm 1996 đơn vị đã xây dựng được trụ sở làm việc khang trang đồng thời mua sắm thêm được nhiều trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác SXKD. Thời kỳ 2000-2001: Tiếp tục phát huy khả năng của đơn vị, tận dụng triệt để sự ủng hộ của Tỉnh và Thành phố, Công ty đã có bước vươn lên rõ rệt. Công ty đã lập và thực hiện một số khu dân cư trên địa bàn Thành phố như khu dân cư phường Đông thọ, khu dân cư Tân Sơn 1,2; khu dân cư Hồ Thành Công; Nam Đại lộ Lê Lợi; khu dự án Mai Xuân Dương; khu Đông Vệ 1,2,3,4... Các khu dân cư do Công ty thực hiện đảm bảo quy hoạch chung của Thành phố và các chế độ hiện hành của Nhà nước. Để đứng vững trong cơ chế cạnh tranh của thị trường, trong hơn 10 năm qua, Công ty đã không ngừng tăng cường đội ngũ CBCNV lao động cả về số lượng và chất lượng, đồng thời bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Nhằm phù hợp với chức năng nhiệm vụ SXKD đa ngành nghề, Công ty có tờ trình xin được đổi tên và được Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt đồng ý đổi tên Công ty Kinh doanh nhà Thanh Hóa thành Công ty Sông Mã theo Quyết định số 1050/QĐ-CT ngày 05 tháng 04 năm 2004. Như vậy, từ đơn vị tiền thân là Ban quản lý xây dựng cơ bản, đến nay Công ty Sông Mã đã phát triển với trên 400 CBCNV có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ. Công ty là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ các nhà quản lý, các kỹ sư chuyên ngành: Xây dựng, kiến trúc, giao thông, các cử nhân kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, các công nhân và thợ lành nghề... đã có kinh nghiệm SXKD trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, san nền ... Trong những năm thực hiện công cuộc chuyển đổi nền kinh tế, tới nay Công ty đã đạt được những thành tựu quan trọng trong SXKD và đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Sông Mã 2.1.2.1 Chức năng của Công ty: - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi và công nghiệp. - San lấp mặt bằng công trình. - Tư vấn xây dựng, dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở, cơ sở SXKD. - Kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng. - Khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế quy hoạch xây dựng. - Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình. - Quản lý và kinh doanh nhà. 2.2.2.2 Nhiệm vụ của Công ty: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của Công ty theo quy chế hiện hành. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu trong nước để có biện pháp đẩy mạnh SXKD của Công ty. - Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và quản lý kinh tế, tài chính. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế và các cam kết mà Công ty đã ký kết. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. - Nghiêm chỉnh thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Công ty Sông Mã Sơ đồ 03: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Sông Mã Ban Giám đốc P. Tổ chức Hành chính P. Kế toán P. Kỹ thuật P. Kế hoạch Kinh doanh Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 5 Đội xây dựng số 1 Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng : : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Sông Mã có dạng trực tuyến chức năng, cơ cấu hình thành từ việc kết hợp cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức trực tuyến nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm. Ban giám đốc Công ty gồm: 1giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc Công ty: Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty, là đại diện cho toàn bộ CBCNV của Công ty, thay mặt Công ty trong các mối quan hệ với các bạn hàng, là đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý của Nhà nước. Các phó giám đốc Công ty: gồm có Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc kinh doanh. Các phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác đó. Bộ máy giúp việc của Ban giám đốc: Bộ máy giúp việc gồm các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty; chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty, các chỉ thị, mệnh lệnh của Ban giám đốc; tham gia đề xuất với Ban giám đốc Công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong Công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng.Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng, ban trong Công ty Sông Mã như sau: Phòng Tổ chức - Hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện chính sách đối với CBCNV, sắp xếp bố trí mạng lưới điều hành, điều động CBCNV phù hợp với tình hình SXKD của Công ty, tổ chức hình thức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và tiếp khách đến giao dịch làm việc với Công ty. Phòng Kế toán: Tổ chức thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành. Từ đó đề xuất với Ban giám đốc các biện pháp nhằm đảm bảo và tăng cường công tác quản lý tài chính trong đơn vị, phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn; kịp thời làm các báo cáo quyết toán tài chính theo quy định; đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán; tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế độ tài chính và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. Phòng Kỹ thuật: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng các dự án, thiết kế, dự toán kịp thời, chính xác; quản lý chặt chẽ các mặt bằng quy hoạch được giao, đảm bảo các công trình xây dựng của đơn vị đúng thiết kế và quy hoạch được duyệt; quản lý chặt chẽ, đầy đủ hồ sơ các công trình xây dựng của Công ty; giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, đôn đốc thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng và thiết kế dự toán công trình. Phòng Kế hoạch -Kinh doanh: Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD và đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty; chủ động tìm kiếm, khai thác quỹ đất, quy hoạch các khu chung cư, dân cư; tham mưu và chịu trách nhiệm pháp lý trước Ban giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các bản giao khoán công việc; tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng đúng chế độ và tiến độ được giao. Các đội xây dựng: Có nhiệm vụ thi công và theo dõi thi công công trình do Công ty giao, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, mức độ an toàn của công nhân và tiến độ thi công của công trình. 2.2 Đặc điểm công tác kế toán ở Công ty Sông Mã 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Tại các công trình thi công, nhân viên quản lý của Công ty tiến hành công việc ghi chép, lập các chứng từ ban đầu. Việc lập và cấp phát các tài liệu phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công và kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty cho từng công trình. Việc nhập, xuất vật tư đều được cân, đo, đong, đếm cụ thể từ đó lập các phiếu nhập kho, xuất kho, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho, sau đó gửi lên Phòng Kế toán của Công ty. Các công nhân điều khiển máy thi công, hàng ngày theo dõi tình hình hoạt động của máy, tình hình cung cấp nhiên liệu cho máy làm cơ sở cho việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Các đội trưởng, tổ trưởng quản lý theo dõi tình hình lao động trong đội, phân xưởng để lập bảng chấm công, bảng theo dõi tiền công, bảng theo dõi khối lượng hoàn thành công việc, sau đó gửi lên Phòng Kế toán để làm căn cứ hạch toán và thanh toán chi phí nhân công. Phòng Kế toán sau khi đã nhận được các chứng từ ban đầu, kế toán viên tiến hành kiểm tra, phân loại và ghi vào các sổ có liên quan. Việc lập báo cáo tài chính đều do Phòng Kế toán Công ty đảm nhận. Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty Sông Mã Kế toán trưởng Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán TGNH Kế toán tiền lương Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty Sông Mã gồm có: Kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán, điều hành, kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị, thay mặt Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tại Công ty. Kế toán vật tư và TSCĐ: Theo dõi phản ánh kịp thời tình hình nhập , xuất, tồn kho từng loại nguyên vật liệu; giám sát quá trình cung cấp, chi dự trữ, tính toán giá thực tế vật liệu thu mua và nhập kho trong kỳ, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thủ kho; đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ, giám sát việc thanh lý nhượng bán sửa chữa TSCĐ và XDCB. Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,quản lý theo dõi tình hình thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ của khách hàng. Kế toán tiền lương: Kiểm tra, theo dõi việc thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH...với cán bộ công nhân viên ,đồng thời trích lập và sử dụng các quỹ. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Hạch toán tổng hợp và chi tiết tình hình thu, chi tiền gửi ngân hàng đồng thời theo dõi các khoản vay tiền gửi và làm các thủ tục vay, trả ngân hàng đúng hạn và đảm bảo an toàn về vốn. 2.2.2 Tổ chức ghi sổ kế toán ở Công ty Sông Mã Công ty Sông Mã tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, số liệu được nhập vào sổ nhật ký chung, các sổ chi tiết và sổ cái. Cuối kỳ, kế toán viên tiến hành đối chiếu sự khớp đúng số liệu ghi trên sổ để điều chỉnh, lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản từ đó lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán ở Công ty Sông Mã Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 2.2.3 Hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Sông Mã Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp theo Quyết định số 1141-TC/QĐ-CĐKT ngày01/11/1995 và hệ thống báo cáo tài chính theo Thông tư số 89/2004 ngày 31/12/2001 và ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn các chuẩn mực kế toán và sửa đổi, bổ sung hệ thống báo cáo tài chính. 2.3 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã 2.3.1 Các hình thức trả lương cho người lao động 2.3.1.1 Hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty Sông Mã chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên ở các phòng ban thuộc bộ phận văn phòng và các nhân viên quản lý các đội, phân xưởng. Để trả lương cho CBCNV theo hình thức này, Công ty đã sử dụng công thức sau: Tổng lương tháng của CBCNV = LThời gian + LPhụ cấp + LLàm thêm + LBHXH Trong đó: * LCơ bản = 540 000 x Hệ số lương x Ngày công thực tính 26 (ngày) * LPhụ cấp = 540 000 x Hệ số phụ cấp x Ngày công thực tính 26 (ngày) Các khoản phụ cấp là: Phụ cấp trách nhiệm: + Đối với trưởng phòng, đội trưởng có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,4. + Đối với các phó phòng có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,3. Phụ cấp lưu động: + Phụ cấp lưu động có hệ số là 0,3. * LThời gian = LCơ bản x Ngày công thực tính 26 (ngày) * Tiền lương hưởng BHXH được quy định: Lương ốm = 75% tiền lương căn cứ đóng BHXH. Lương thai sản, tai nạn lao động = 100% tiền lương căn cứ đóng BHXH. Lương ốm 1 ngày công = 540.000 x ( Hệ số lương + Hệ số phụ cấp ) x 75% 26 ngày Lương thai sản, tai nạn 1 ngày công = 540.000 x ( Hệ số lương + Hệ số phụ cấp ) x 100% 26 ngày * CBCNV đi làm vào ngày lễ, chủ nhật được trả lương 200% so với ngày thường, còn làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% so với ngày thường, nhưng giờ làm thêm không quá 200 h/1 năm. Công ty thực hiện tính lương thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động là: Hệ số 1,5 đối với ngày thường và hệ số 2,0 đối với ngày chủ nhật, ngày lễ. Llàm thêm = Lương cơ bản 1 ngày x Hệ số x Số giờ làm thêm Số giờ làm việc theo chế độ 1 ngày Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể Đối với các đội, tổ xây dựng làm công tác xây dựng trực tiếp, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo cách trả lương này thì trước hết lượng sản phẩm được tính chung cho cả tập thể, sau đó tính và chia cho lương từng người trong tập thể theo cách chia lương theo cấp bậc và thời gian làm việc. Căn cứ vào các hạng mục của công trình, mỗi hạng mục tương ứng mà khi đội công trình xây dựng hoàn thành công việc sẽ được quyết toán lương và số tiền này chính là quỹ lương của tổ, của đội xây dựng. Như vậy, khi hoàn thành công việc và đưa vào nghiệm thu chất lượng thiết kế các đội, tổ sẽ được hưởng tổng số tiền lương thanh toán của từng hạng mục công trình. Trên cơ sở đó, tiền lương của mỗi công nhân trong tổ sẽ được chia theo quy định (tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của mỗi người), Để trả lương cho CNV trong tổ, đội sản xuất trực tiếp, kế toán viên sử dụng công thức: Tiền lương SP của mỗi công nhân (tháng) = Số SP của mỗi công nhân x Đơn giá tiền lương/1SP Trong đó: Số SP của mỗi công nhân = Số ngày công thực tế x Hệ số cấp bậc công việc của mỗi công nhân Đơn giá tiền lương/ 1SP = Tổng số tiền lương thanh toán Tổng số SP hoàn thành 2.3.2 Hạch toán sử dụng thời gian lao động của Công ty - ở bộ phận gián tiếp: Trưởng phòng, ban theo dõi và chấm ngày công lao động, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phòng Tổ chức về tính khách quan và chính xác. Tại các phân xưởng: Tổ trưởng phân xưởng theo dõi và ghi các công việc của từng người, cuối tháng tập hợp số liệu sản phẩm đã làm được. Quản lý phân xưởng sẽ tổng hợp và tính giờ sản phẩm theo định mức kinh tế kỹ thuật. Nếu CBCNV nghỉ việc do ốm đau, thai sản...phải có giấy phép của bệnh viện, cơ quan y tế và được ghi vào sổ chấm công theo các ký hiệu quy định như: ốm (Ô), nghỉ phép (P)... Phòng Tổ chức lao động tiền lương sẽ căn cứ vào bảng lương, đơn giá tiền lương gián tiếp, lương sản phẩm cho từng cán bộ công nhân viên sau khi đã theo dõi và kiểm tra. 2.3.3 Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ Quỹ BHXH: Hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp mất khả năng lao động tạm thời hoặc (20%) tiền lương phải trả cho người lao động vĩnh viễn, được hình thành từ 2 nguồn: + Người sử dụng lao động (Công ty) đóng 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Người lao động đóng 5%. Quỹ BHYT 3% tính theo thu nhập, trong đó: + Người sử dụng lao động (Công ty) đóng 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Người lao động đóng 1%. KPCĐ: 2% tính vào chi phí trên tổng số tiền lương thực tế của người lao động (gồm cả thưởng và phụ cấp). 2.3.4 Chế độ phân phối thưởng Ngoài công việc hoạt động sản xuất kinh doanh, phân công lao động quản lý điều hành, để khuyến khích người lao động làm việc năng suất đảm bảo chất lượng, động viên người lao động gắn bó với Công ty, đồng thời để duy trì sự phát triển của đơn vị nên ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng thì 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm Công ty có quy chế khen thưởng, bình xét thi đua và phân hạng lao động theo phương thức loại A, B, C cụ thể như sau: - Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Công ty xây dựng khung điểm tối đa là 100 điểm với các chỉ tiêu chủ yếu là: + Đi làm đúng giờ quy định, thực hiện chế độ nghỉ ngơi đúng nội quy. + Có tinh thần trách nhiệm cao, năng suất lao động tốt, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. + Tích cực tham gia vào các phong trào đoàn thể. + Không vi phạm nội quy, quy chế, kỷ luật lao động và các tệ nạn khác. - Thông qua bình bầu, từng tổ, phòng ban sau đó thông qua hội đồng khen thưởng thi đua duyệt. Nếu cán bộ công nhân viên đạt: + Từ 85 — 100 điểm, được xếp loại A (1,0) + Từ 70 — 84 điểm, được xếp loại B (0,7) + Từ 50 — 69 điểm, được xếp loại C (0,5) + Dưới 50 điểm, không được xếp loại. - Cách tính tiền thưởng: + Dựa trên cơ sở bình bầu phân loại hệ số chức trách. + Dựa trên cơ sở lao động sản xuất kinh doanh, quỹ khen thưởng thi đua được trích. + Căn cứ vào sự quy đổi ra điểm A. Công thức tính: Số điểm quy ra loại A = Hệ số chức trách x Hệ số loại x Số điểm Tiền lương công nhân = Tổng quỹ lương x Điểm A quy đổi Tổng điểm A của toàn Công ty 2.3.5 Tổng quỹ lương Được xây dựng theo công thức sau: Tổng quỹ lương = Lgt + Ltt - TBHXH Trong đó: Lgt : Tổng tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên làm tại các phòng, ban (Lương gián tiếp). Ltt : Tổng tiền lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất. TBHXH : Các khoản khấu trừ theo quy định của Nhà nước. Qua đó, ta thấy tổng quỹ lương là một đại lượng biến đổi theo từng tháng bởi Lgt là không đổi, còn Ltt và TBHXH là đại lượng biến đổi. - Tổng quỹ lương cơ bản theo chức danh, cấp bậc là cơ sở tính phần đóng góp BHXH, BHYT của doanh nghiệp. - Các yếu tố xây dựng quỹ lương. + Kế hoạch sản xuất kinh doanh (tháng, quý, năm). + Định mức đơn giá, tiền lương. + Số lượng lao động thực tế (tháng, quý, năm). + Căn cứ vào số tiền lương thực hiện cuối kỳ báo cáo lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo. + Căn cứ vào tình hình phát triển thực tế tại Công ty. Tiền lương bình quân = Tổng quỹ lương Số lao động thực tế Đơn giá tiền lương = Tiền lương bình quân 1 ngày Số lượng giờ của 1 công nhân 1 ngày Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã Tính lương cho CBCNV áp dụng theo hình thức trả lương theo thời gian tại Công ty Sau khi nhận được bảng chấm công của các phòng lập và gửi lên Phòng Kế toán, kế toán viên căn cứ vào đó để lập bảng thanh toán tiền lương. Ví dụ: Ta tính lương ở Phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty Sông Mã. Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Phòng Kỹ thuật Bảng 01: Bảng chấm công (tháng 03 năm 2008) STT Họ và tên Chức vụ Các ngày trong tháng Quy ra số công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... 30 31 Số công hởng lơng thời gian Số công hởng BHXH 1 Trần Trọng Hoàng TP T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 2 Lê Khắc Đính PP T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 3 Phạm Kiều Trang NV T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 4 Võ Lê Quí Nhơn NV T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 5 Trần Đức Cường NV T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 6 Lê Thị Lan NV T7 CN X X X X X T7 CN X Ô Ô Ô Ô CN X 22 4 Tổng 152 4 Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) Trong đó: - X: Lương thời gian - Ô: ốm Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Phòng Kỹ thuật Bảng 02: Bảng thanh toán tiền lương (Tháng 03 năm 2008) ĐVT: 1000 đ S T T Họ và tên Chức vụ Lương cơ bản Phụ cấp Lương thời gian Lương làm thêm Lương BHXH Tổng mức lương Phải thu BHXH 5% BHYT 1% Thực lĩnh Ký nhận HS LCB HS PC Số công Số tiền Số giờ Số tiền Số công Số tiền 1 Trần Trọng Hoàng TP 3,5 1890 0,7 378 26 1890 2268 136,08 2131,92 2 Lê Khắc Đính PP 3 1620 0,6 324 26 1620 1944 116,64 1827,36 3 Phạm Kiều Trang NV 23 1242 0,3 162 26 1242 1404 84,24 1319,76 4 Võ Lê Quí Nhơn NV 1.46 788,4 0,3 162 26 788,4 950,4 57,024 893,376 5 Trần Đức Cường NV 2,3 1242 0,3 162 26 1242 1404 84,24 1319,76 6 Lê Thị Lan NV 2,3 1242 0,3 137 22 1051 4 162 1350 81 1269 Tổng 8024 1325 152 7833 4 162 9320,4 559,224 8761,176 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) * Dựa vào bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương, ta có thể tính lương tháng 3 năm 2008 cho ông Trần Trọng Hoàng (TP. Kỹ thuật) như sau: Hệ số lương là: 3,5 Hệ số PCLĐ là: 0,3 Hệ số PCTN (đối với trưởng phòng) là: 0,4 ị Tổng hệ số phụ cấp là: 0,7 Số ngày công làm việc thực tế là: 26 ngày Mức lương tối thiểu hiện tại là: 540 000 đ Ta có: (ĐVT: 1000 đ) LCơ bản = 540 x 3,5 x 26 = 1890 26 LPhụ cấp = 540 x 0,7 x 26 = 378 26 LThời gian = 1890 x 26 = 1890 26 Do tháng 03 năm 2008, ông Hoàng không làm thêm giờ và không hưởng trợ cấp BHXH nên Lthêm giờ = 0 và LBHXH = 0. Tổng mức lương tháng = LThời gian + LPhụ cấp = 1890 + 378 = 2268 Số tiền nộp BHXH = Tổng mức lương tháng x 5% = 2268 x 5% = 113,4 Số tiền nộp BHYT = Tổng mức lương tháng x 1% = 2268 x 1% = 22,68 ị Số tiền thực lĩnh của ông Hoà = Tổng mức lương tháng - BHXH - BHYT = 2268 - 113,4 -22,68 = 2131,92 * Ta có thể tính lương nghỉ ốm hưởng BHXH cho nhân viên Lê Thị Lan như sau: Tiền lương BHXH = 540 x ( Hệ số lương + Hệ số phụ cấp ) x Số ngày nghỉ phép x 75% x 26 ngày = 540 x (2,3 + 0,3) x 4 x 75% = 162 = 26 Chứng từ căn cứ để tính BHXH là “ Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH” và “Giấy thanh toán trợ cấp BHXH”. Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hoá Số: giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Ban hành theo mẫu CV số 93 TC/CĐKT ngày 20/07/1999 Họ và tên: Lê Thị Lan Đơn vị công tác: Công ty Sông Mã Lý do nghỉ việc: ốm Số ngày nghỉ: 04 ngày (Từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng 03 năm 2008) Xác nhận của phụ trách đơn vị Ngày 14 tháng 03 năm 2008 Y, Bác sỹ (Ký, ghi rõ họ tên) Sở xây dựng Thanh Hoá công ty sông mã Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Họ và tên: Lê Thị Lan Nghề nghiệp, chức vụ: Nhân viên văn phòng Số ngày nghỉ tính BHXH (ngày) Tính BHXH (%) Số tiền lương tính BHXH (đồng) 4 75 162 000 Cán bộ phụ trách thuộc cơ quan BHXH (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày 31 tháng 03 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Dựa vào các chứng từ trên, kế toán viên có thể lập bảng thanh toán tiền BHXH như sau: Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Phòng Kỹ thuật Bảng 03: Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội (tháng 03 năm 2008) stt Họ và tên Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ tai nạn lao động Tổng số tiền Ký nhận Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Khoản chi Số ngày Số tiền A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Lê Thị Lan 04 162 000 162 000 Tổng 162 000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm sáu mươi hai nghìn đồng. Kế toán BHXH (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng ban BHXH (Ký, ghi rõ họ tên) Đối với các bộ phận quản lý của các đội xây dựng cũng được tính lương theo hình thức trả lương theo thời gian và cách tính tương tự như cách tính lương cho bộ phận văn phòng của Công ty. Ví dụ: Ta tính lương tháng 03 năm 2008 cho bộ phận quản lý xây dựng số 1 như sau: Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Đội quản lý số 1 Bảng 01: Bảng chấm công (tháng 03 năm 2008) S T T Họ và tên Chức vụ Các ngày trong tháng Quy ra số công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... 30 31 Số công hưởng lương thời gian Số công hưởng BHXH 1 Hà Văn Trường Đội trưởng T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 24  2 2 Lê Mai Anh Kế toán T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 3 Trần Quốc Trung Kỹ thuật T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 4 Dương Xuân Nam Kỹ thuật T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 5 Lê Anh Tuấn Kế hoạch T7 CN X X X X X T7 CN X X X X X CN X 26 Tổng 128 2 Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) Đội trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Đội quản lý số 1 Bảng 02: Bảng thanh toán tiền lương (Tháng 03 năm 2008) ĐVT: 1000 đ S T T Họ và tên Chức vụ Lương cơ bản Phụ cấp Lương thời gian Lương làm thêm Lương BHXH Tổng mức lương Phải thu BHXH 5% BHYT 1% Thực lĩnh Ký nhận HS LCB HS PC Số công Số tiền Số giờ Số tiền Số công Số tiền 1 Hà Văn Trưởng Đội trưởng 2,8 1512 0,7 348,923 24 1395,692 2 109 1853,654 111,219 1742,435 2 Lê Mai Anh Kế toán 1,68 907,2 0,3 162 26 907,2 1069,2 64,152 1005,048 3 Trần Quốc Trung Kỹ thuật 2,3 1242 0,3 162 26 1242 1404 84,24 1319,76 4 Dương Xuân Nam Kỹ thuật 2,5 1350 0,3 162 26 1350 1512 90,72 1421,28 5 Lê Anh Tuấn Kế hoạch 2,3 1242 0,3 162 26 1242 1404 84,24 1319,76 Tổng 6253,2 996,923 128 6136.892 2 109 7242,854 434,571 6808,283 Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) Đội trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Tính lương cho CBCNV áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể Đối với các công trình thì Công ty thường áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể cho các đội, tổ xây dựng. Trong mỗi hạng mục công trình căn cứ vào khối lượng công việc theo đơn giá xây dựng sau khi các đội, tổ hoàn thành công việc theo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình. Các đội xây dựng công trình sẽ nhận đủ số tiền thanh toán tương ứng với mỗi hạng mục công trình, kế toán sẽ căn cứ vào số công làm việc và cấp bậc thợ của mỗi công nhân để lập ra bảng lương thanh toán cho mỗi công nhân. Ví dụ: Tính lương cho tổ 1 của Nguyễn Đức Duy với hạng mục công trình là : Xây dựng phòng thư viện trường PTTH Đào Duy Từ -TP. Thanh Hoá trong tháng 03 năm 2008. Tổ của Nguyễn Đức Duy nhận được tổng số tiền thanh toán của công trình là: 13.325.000 (đồng ). Do đó, kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công, cấp bậc thợ và tổng số tiền thanh toán lương của tổ để lập bảng thanh toán lương cho từng thành viên trong tổ. Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Đội xây dựng số 1 Bảng 04: bảng chấm công tháng 03 năm 2008 ( Xây dựng phòng thư viện trường THPT Đào Duy Từ) STT Họ và tên Các ngày trong tháng Số công hưởng lương SP 1 2 3 4 5 ... 28 29 30 31 1 Nguyễn Đức Duy x x x ... x x 24 2 Đặng Phức Cường x x x ... x x 26 3 Phan Cao Đăng x x x ... x x 24 4 Nguyễn Chí Khiết x x x ... x x 26 5 Phạm Hải Nam x x x ... x x 25 6 Huỳnh Phi Long x x ... x x 23 7 Phạm Vũ Hoàng x  x x ... x x 26 8 Nguyễn Xuân Hiếu x x x ... x x 26 9 Trần Quang Huy x x x ... x 26 10 Đặng Tuấn Hùng x x x ... x x 26 11 Nguyễn Thanh Hải x x x x 25 Tổng 252 Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) Đội trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty Sông Mã Bộ phận: Đội xây dựng số 1 Bảng 05: bảng thanh toán lương tháng 03 năm 2008 ( Xây dựng phòng thư viện trường THPT Đào Duy Từ) ĐVT: 1000 đ STT Họ và tên Số công Bậc lương Số SP Số tiền Trích BHXH 5% BHYT 1% Thực lĩnh Ký nhận 1 Nguyễn Đức Duy 24 1,4 33,6 1479,577 88,775 1390,802 2 Đặng Phức Cường 26 1,2 31,2 1373,893 82,434 1291,459 3 Phan Cao Đăng 24 1,2 28,8 1268,209 76,093 1192,116 4 Nguyễn Chí Khiết 26 1,2 31,2 1373,893 82,434 1291,459 5 Phạm Hải Nam 25 1,1 27,5 1210,963 72,658 1138,306 6 Huỳnh Phi Long 23 1,1 25,3 1114,086 66,845 1047,241 7 Phạm Vũ Hoàng 26 1 26 1144,910 68,695 1076,216 8 Nguyễn Xuân Hiếu 22 1 22 968,771 58,126 910,645 9 Trần Quang Huy 26 1 26 1144,911 68,695 1076,216 10 Đặng Tuấn Hùng 26 1 26 1144,911 68,695 1076,216 11 Nguyễn Thanh Hải 25 1 25 1100,875 66,053 1034,823 Tổng số 273 302,6 13325 799,5 12525,5 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương Đơn vị tính: Đồng Hạch toán tiền lương tháng 03 năm 2008 của P.Kỹ thuật: + Tính ra tiền lương và những khoản phụ cấp phải trả cho bộ phận văn phòng của Công ty. Nợ TK 6421 : 9 320 400 Có TK 334 : 9 320 400 + Trích BHXH 5%, BHYT 1% trừ vào lương. Nợ TK 334 : 559 224 Có TK 338 : 559 224 + Chi lương tháng 03 năm 2008 của bộ phận văn phòng của Công ty Nợ TK 334 : 8 761 176 Có TK 111 : 8 761 176 Hạch toán lương của bộ phận quản lý đội xây dựng I: + Tính tiền lương và những khoản phụ cấp phải trả CNV Nợ TK 627 : 7 242 854 Có TK 334 : 7 242 854 + Trích BHXH 5%, BHYT 1% trừ vào lương. Nợ TK 334 : 434 571 Có TK 338 : 434 571 + Chi lương tháng 03 năm 2008 của bộ phận quản lý đội I Nợ TK 334 : 6 808 283 Có TK 111 : 6 808 283 - Hạch toán lương tháng 03 năm 2008 của tổ xây dựng Nguyễn Đức Duy thuộc Công ty Sông Mã + Tính tiền lương và những khoản phụ cấp phải trả người lao động. Nợ TK 622 : 13 325 000 Có TK 334 : 13 325 000 + Trích BHXH 5%, BHYT 1% trừ vào lương. Nợ TK 334 : 799 500 Có TK 338 : 799 500 + Chi lương cho đội xây dựng I Nợ TK 334 : 12 525 500 Có TK 111 : 12 525 500 Việc thanh toán lương và các khoản trích theo lương có tính chất khá thường xuyên. Sau khi lập bảng thanh toán tiền lương, kế toán viên thực hiện việc chi trả lương cho tập thể Công ty, viết phiếu thu chi thực hiện việc thanh toán lương và BHXH, BHYT theo từng tháng. Các phiếu thu, chi này gửi đến thủ quỹ thực hiện việc chi trả. Từ các chứng từ trên, kế toán ghi vào “Nhật ký chung” là căn cứ để ghi sổ cái. Nhật ký chung Tháng 03 năm 2008 Tài khoản 334 - Phải trả CNV Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối xứng Số phát sinh SH Ngày Tiền lương phải trả CNV Nợ Có 30/3 03 22/3 Phải trả cho CNV trực tiếp sx 622 13 325 000 (đội I) 334 13 325 000 30/3 04 22/3 Trích BHXH, BHYT trừ vào 334 799 500 lương cho đội I 338 799 500 30/3 09 22/3 Chi lương cho đội I 334 12 525 500 111 12 525 500 30/3 12 22/3 Phải trả cho bộ phận QLDN 642 9 320 400 (P.TC-HC) 334 9 320 400 30/3 15 22/3 Trích BHXH, BHYT trừ vào 334 559 224 lương cho P.TC- HC 338 559 224 30/3 20 22/3 Chi lương cho P.TC-HC 334 8 761 176 111 8 761 176 30/3 32 22/3 Phải trả cho bộ phận quản lý 627 7 242 854 phân xưởng I 334 7 242 854 30/3 42 22/3 Trích BHXH, BHYT trừ vào 334 434 571 lương bộ phận QLPX I 338 434 571 30/3 60 22/3 Chi lương chobộ phận quản lý 334 6 808 283 phân xưởng I 111 6 808 283 Cộng 59 776 508 59 776 508 Sổ cái Tháng 03 năm 2008 TK 334 - Phải trả CNV Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối xứng Số phát sinh SH Ngày Tiền lương phải trả CNV Nợ Có 30/3 03 22/3 Phải trả cho CNV trực tiếp sx 622 13 325 000 (đội I) 30/3 04 22/3 Trích BHXH, BHYT trừ vào 338 799 500 lương cho đội I 30/3 09 22/3 Chi lương cho đội I 111 12 525 500 30/3 12 22/3 Phải trả cho bộ phận QLDN 642 9 320 400 (P.TC-HC) 30/3 15 22/3 Trích BHXH, BHYT trừ vào 338 559 224 lương cho P.TC- HC 30/3 20 22/3 Chi lương cho P.TC-HC 111 8 761 176 30/3 32 22/3 Phải trả cho bộ phận quản lý 627 7 242 854 phân xưởng I 30/3 42 22/3 Trích BHXH, BHYT trừ vào 338 434 571 lương bộ phận QLPX I 30/3 60 22/3 Chi lương chobộ phận quản lý 111 6 808 283 phân xưởng I Cộng 29 888 254 29 888 254 Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã trong những năm vừa qua Qua thời gian nghiên cứu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng tại Công ty Sông Mã, em có 1 số nhận xét như sau: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty luôn chấp hành đúng với chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp, trợ cấp. Các khoản này luôn được chi trả kịp thời, thực hiện nghiêm túc các quy định của chế độ kế toán và hệ thống chứng từ, sổ sách về tiền lương theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính. Việc ghi sổ được kế toán tiến hành thực hiện theo đúng trình tự đã quy định. Phòng Kế toán đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán hợp lý. Cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách trung thực, khoa học phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty khá gọn nhẹ. Việc phân công giữa các bộ phận kế toán cũng phù hợp với trình độ của các kế toán viên, đảm bảo mối duy trì liên quan chặt chẽ, phối hợp công việc để đạt hiệu quả cao nhất. Công tác quyết toán hàng năm đều được thực hiện rõ ràng và đúng thời hạn, đó là nhờ vào đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao trong công việc. Về hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được Công ty quan tâm một cách thích đáng vì Công ty luôn hoàn thành nộp các quỹ này đầy đủ và đúng thời hạn mỗi quý một lần. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Công ty đối với quyền lợi của người lao động. Việc hạch toán kế toán đã cung cấp kịp thời số liệu cho các phòng ban, tổ đội của Công ty. Công ty đã trang bị máy móc thiết bị cần thiết (máy vi tính, máy in...) cho P.Kế toán cũng như các phòng ban khác trong Công ty, từ đó giúp năng suất lao động tăng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian lao động và việc hạch toán công tác kế toán cũng thuận lợi hơn. Các phòng ban chức năng phân công theo nhiệm vụ riêng, không chồng chéo lên nhau cộng với trình độ năng lực và sự nhiệt tình của các cán bộ Phòng Kế toán đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý của Công ty. Các hình thức trả lương của Công ty đã phần nào phản ánh chính xác tiền lương mà CNV được hưởng theo đúng nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động ” , tạo điều kiện kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của họ. Quá trình quản lý và sử dụng thời gian lao động một cách chặt chẽ và hợp lý tại Công ty giúp cho việc lên bảng chấm công được thực hiện chính xác, khách quan. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty còn có một số hạn chế sau: Việc trả lương theo sản phẩm tập thể khiến cho người lao động thường chạy đua theo sản phẩm mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Kế toán viên còn sai sót khi ghi chép các chứng từ, sổ sách, các bút toán nghiệp vụ dẫn đến việc chỉnh sửa mất nhiều thời gian. Việc trả lương theo thời gian thường mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất của đơn vị. Tuy Công ty đã kết hợp với chế độ tiền thưởng vào 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm song một số nhân viên thuộc bộ phận văn phòng, quản lý công trường, phân xưởng còn làm việc chểnh mảng, hiệu quả chưa cao. Tuy P. Kế toán đã có máy vi tính, song mới chỉ có 4 máy trong khi phòng có 5 CBCNV. Do đó, kế toán tiền lương và kế toán tiền gửi ngân hàng phải làm chung 1 máy, gây tình trạng chồng chéo công việc, chờ đợi lẫn nhau giữa các kế toán này. chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty Sông Mã trong những năm tiếp theo Mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty Sông Mã trong giai đoạn 2008-2010 Mục tiêu phát triển SXKD của Công ty trong giai đoạn 2008-2010 Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang có những thay đổi hết sức sâu sắc cả về công nghệ, quy mô cũng như hình thức phát triển nhằm theo kịp với xu hướng chung của kinh tế thế giới. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với mọi thành phần kinh tế nói chung. Trước tình hình đó, Công ty Sông Mã cũng đề ra hướng đi riêng cho mình. Hiện nay, Công ty tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống và những thành tựu đã đạt được, lấy đó làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty và của các bộ phận đơn vị theo phương hướng giải quyết công ăn việc làm một cách thường xuyên, liên tục, tăng dần mức thu nhập cho CBCNV trong toàn Công ty. Mục tiêu trong giai đoạn 2008-2010 của Công ty Sông Mã là tiếp tục thực hiện một số dự án xây dựng sau: Khu chung cư cho người có thu nhập thấp. Trung tâm thương mại Bờ Hồ Khu tái định cư đường Đông Tây Xây dựng lại khu phố Phan Chu Trinh. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất bê đông đúc sẵn, xây dựng khu Tự lực trở thành một khu công nghiệp vừa và nhỏ của Công ty, từ đó có thể cung cấp cả cát, đất, đá, xi măng, gạch các loại cho công tác xây dựng của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục đầu tư phát triển cả sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong Tỉnh. Thành lập thêm một số đơn vị thành viên để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa, đồng thời Công ty sẽ mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh. Làm tốt công tác quan hệ và đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ bằng cách xây dựng và thực hiện phương án bán hàng, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng phòng ban và cá nhân CBCNV trong đơn vị. Triển khai công tác kinh doanh nhà đối với các dự án đã được phê duyệt. Luôn đảm bảo xây dựng với chất lượng cao, thủ tục XDCB đầy đủ...đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân, nâng cao uy tín và chất lượng công trình xây dựng của Công ty. Phát triển nhanh các khâu quản lý chung cư và thuê địa điểm mới. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác kinh doanh cho phù hợp với xu hướng thị trường. Chú trọng bồi dưỡng cán bộ cả về chính trị lẫn chuyên môn nghiệp vụ để mọi CBCNV xác định đúng đắn nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và có khả năng, năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Sắp xếp, bố trí cán bộ ở một số vị trí cho phù hợp. Xây dựng các đội, vị trí trực thuộc thanh các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2008 - 2010 - Duy trì và phát triển thị trường trong Tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá, Công ty Sông Mã là một Công ty có vị thế lớn. Để đạt được điều này là do sự lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, Thành phố, các cấp, các ngành trong Tỉnh và sự nhạy bén, sáng suốt trong kinh doanh của Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự đoàn kết, phấn đấu không ngừng của tập thể CBCNV Công ty. Tuy nhiên cùng với đà phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác mở rộng phạm vi kinh doanh. Do vậy, các đối tượng cạnh tranh trong cùng lĩnh vực với Công ty tại địa bàn trong Tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều. Một số đối thủ lớn của Công ty như Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hoá, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Vinaconex...cũng ngày càng phát triển. Chính vì vậy, định hướng lâu dài mà ban lãnh đạo Công ty đề ra là duy trì và ngày càng phát triển vị thế của mình tại địa bàn Tỉnh nhà. Mở rộng và phát triển thị trường ngoài Tỉnh. Trước tình hình biến động của nền kinh tế, định hướng duy trì thị trường trong Tỉnh là chưa đủ. Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn là mở rộng và phát triển ra thị trường các Tỉnh ngoài cũng như trong cả nước. Để làm được điều này, Công ty đang thực hiện chuyển đổi theo mô hình Tổng Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhằm tận dụng những ưu thế của mình. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã trong thời gian tới. Hoàn thiện chính là việc sửa chữa những cái sai, cái chưa đúng, bổ sung những thiếu sót để đi đến cái đúng, cái đầy đủ. Trong công tác kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng việc hoàn thiện có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đảm bảo tính đúng, tính đủ, hạch toán rõ ràng chính xác nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà quản lý. Theo em, để có thể hoàn thiện được công tác kế toán tiền lương trong Công ty thì kế toán viên phải luôn luôn đảm bảo các yêu cầu sau: + Phải dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. + Phải đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành. + Phải xuất phát từ yêu cầu quản lý. + Phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, có tính khả thi. Phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương. + Việc trả lương sản phẩm tập thể khiến người lao động thường coi trọng số lượng hơn chất lượng. Vì vậy, theo em Công ty nên áp dụng trả lương theo sản phẩm có thưởng. Đây là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí...). Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra,tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động,... Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng sẽ kích thích được người lao động vừa tăng nhanh năng suất lao động vừa nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. + Để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, các kế toán viên cần làm việc theo tinh thần tập trung cao độ, thận trọng, tránh tình trạng làm đứt quãng công việc. Bên cạnh đó, Công ty phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán như đưa các phần mềm tiên tiến phục vụ cho công tác kế toán vào áp dụng. + Đối với cán bộ công nhân viên làm việc chểnh mảng, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả công việc thì Công ty nên áp dụng hình thức lương phạt vào tổng mức lương tháng của người lao động đó. Như vậy, người lao động mới thật sự gắn bó và có trách nhiệm với công việc của mình. + Công ty nên bố trí thêm 1 máy vi tính cho CBCNV trong P. Kế toán để tránh tình trạng lãng phí lao động, công việc của từng kế toán viên được độc lập nhau. + Thông qua các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm để cân đối bố trí việc làm cho người lao động giữ mức thu nhập ổn định, bù đắp cho các tháng mưa bão lũ lụt, để CNV yên tâm sản xuất. Các bộ phận chức năng cũng phải luôn kiểm tra độ an toàn của máy móc tránh xảy ra tình trạng quá tải dẫn đến sự cố mất an toàn. + Kế toán trưởng phải luôn luôn tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, trình độ năng lực để xứng đáng là người điều hành bộ máy kế toán hiệu quả nhất mà Ban lãnh đạo Công ty tin tưởng giao cho. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty Sông Mã, em đã nhận thấy công tác kế toán tiền lương của Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định: Công ty đã chấp hành đúng các chế độ kế toán về tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp và trợ cấp, tính đúng, tính đủ tiền lương cho người lao động, chấp hành đúng các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), thanh toán lương cho CBCNV một cách nhanh chóng, kịp thời. Bộ máy kế toán của Công ty khá gọn nhẹ, các cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng. Việc phân công giữa các bộ phận kế toán cũng phù hợp với trình độ của các kế toán viên, đảm bảo duy trì mối liên quan chặt chẽ, phối hợp công việc để đạt hiệu quả cao nhất...Nhìn chung, kế toán viên đã vận dụng tốt lý luận kế toán tiền lương vào thực tiễn công việc của Công ty. Song bên cạnh đó, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sông Mã vẫn còn một số hạn chế: Việc trả lương theo sản phẩm tập thể khiến cho người lao động thường chạy đua theo sản phẩm mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Kế toán viên còn sai sót khi ghi chép các chứng từ, sổ sách, các bút toán nghiệp vụ dẫn đến việc chỉnh sửa mất nhiều thời gian... Xuất phát từ những tồn tại trên, em cũng đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty như: Công ty phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, cần có những chính sách lương thưởng, lương phạt để làm cho người lao động có trách nhiệm với công việc của mình..... Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên khoá luận này không thể tránh được những thiếu sót, những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện kiến thức chuyên môn và nâng cao khả năng nghiên cứu của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Khu Thị Tuyết Mai, Ban giám đốc cùng toàn thể CBCNV các phòng ban của Công ty Sông Mã đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 09 tháng 06 năm 2008 Sinh viên: Dương Thị Hồng Thảo Tài liệu tham khảo 1, Báo cáo tình hình thanh toán tiền lương và tiền BHXH tháng 03 năm 2008, Phòng Kế toán, Công ty Sông Mã. 2, Nguyễn Văn Công, Lý thuyết thực hành kế toán tài chính, NXB. Kinh tế quốc dân, năm 2007. 3, Huỳnh Văn Hoài, Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài chính và kế toán doanh nghiệp, NXB. Văn hoá thông tin, 2007. 4, Nguyễn Hải Nam, Kế toán trong doanh nghiệp xây lắp, NXB. Thống kê, năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36851.doc
Tài liệu liên quan