Đề tài Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tình huống: mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang)

• Giải pháp khử sắt và lượng kế Để loại bỏ các vật bằng sắt bị lẫn trong quặng, để đảm bảo cho máy nghiền vận hành an toàn tránh cho máy móc bị sự cố. Trong thiết kế có lắp đặt một thiết bị tự động loại trừ sắt trên máy vận chuyển bằng tải trước khi đưa vào máy nghiền, có thể tự động loại các vật bằng sắt ra. Trong thiết kế trên băng tải chuyển liệu. Sau khi nghiền thô và trên băng tải chuyển liệu cấp liệu cho máy mài quặng có lắp cân điện tử băng tải để thuận tiện cho quản lý sản xuất.

doc153 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tình huống: mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p địa chôn ngầm dưới đất. Điện trở tiếp địa của cả hệ phải bảo đảm bảo Rđ £ 4W. 2.2.2. Giải pháp về chế biến khoáng sản Tùng Bá a. Công tác chế biến khoáng sản a.1. Yêu cầu của xưởng tuyển Thiết kế dây chuyền tuyển quặng sắt Tùng Bá được lập trên cơ sở sau: - Căn cứ vào báo cáo địa chất do liên đoàn địa chất INTERGEO lập. - Báo cáo nghiên cứu mẫu công nghệ Quặng sắt - Căn cứ vào sản phẩm yêu cầu của xưởng tuyển: - Chất lượng: Hàm lượng Fe > 60% Độ ẩm không lớn hơn 5% Tỉ lệ trên cỡ không lớn hơn 5% Tỉ lệ hạt dưới cỡ không lớn hơn 5% a.2. Quặng nguyên khai Các khoáng vật sắt trong mẫu quặng gồm có manhetit, hematit, gơtít và một ít limonit, trong đó manhetit là chủ yếu, có độ hạt từ 0,05¸1,00 mm, nhưng phần lớn ở cấp hạt mịn 0,05¸0,50 mm. Các khoáng vật quặng xâm nhiễm mịn và đều trong toàn bộ mẫu quặng. Quặng gốc có hàm lượng sắt trung bình là 41,7÷42,24%. Thể trọng: 3,6÷3,9 T/m3 Độ cứng: f = 9÷12 Tinh quặng sản phẩm: Thể trọng rời: 2,0÷2,2 T/m3 Kích thước hạt lớn nhất sau khai thác Dmax = 350mm a.3. Công suất và chế độ làm việc của xưởng tuyển - Công suất Công suất xưởng tuyển tính theo quặng nguyên khai: 300.000 tấn/năm - Chế độ làm việc Số ngày là việc trong 1 năm: 300 ngày/năm, Số ca là việc trong ngày: 3 ca/ngày, Số giờ làm việc trong ca: 8h/ca Hệ số sử dụng thời gian: 0,75 Căn cứ vào công suất và chất lượng quặng tinh, chế độ làm việc của xưởng, công suất (quặng nguyên khai) vào tuyển sẽ là 55,55 tấn/h. a.4. Công nghệ tuyển khoáng - Lựa chọn sơ đồ công nghệ tuyển Căn cứ thực tế tuyển quặng sắt ở Việt Nam, quặng sắt Êluvi - Đêluvi thường sử dụng phương pháp tuyển rửa quặng sắt chủ yếu là rửa đất sét để nâng cao hàm lượng sắt trong tinh quặng. Bằng công nghệ này, khả năng nâng cao hàm lượng đối với quặng gốc là rất thấp vì trong quặng gốc khai thác thành phần khoáng vật chủ yếu là quặng sắt và đá gốc. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số dây chuyền nghiền tuyển quặng sắt gốc nhưng công nghệ tuyển là tuyển từ. Phương pháp này chỉ thu được quặng sắt manhêtit, loại quặng hêmatit, limonit đi vào thải gây tổn thất tài nguyên. Trên thế giới để tuyển chế biến quặng sắt bao gồm manhêtit và cả hêmatit, phải sử dụng công nghệ hỗn hợp tuyển từ và tuyển trọng lực. Tuyển từ dùng từ trường nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu. Ngày nay, phổ biến dùng nam châm vĩnh cửu vì chi phí sản xuất đầu tư thấp không phải bảo dưỡng thiết bị tạo từ trường. Tuyển trọng lực thông thường dùng máy lắng, bàn đãi hoặc máng xoắn. Tuyển máy lắng được sử dụng cho loại quặng có cỡ hạt vừa và nhỏ, đối với quặng cấp hạt mịn dùng máng xoắn hoặc bàn đãi. Tuy nhiên, đối với xưởng năng suất cao diện tích mặt bằng nhỏ với quặng có cấp hạt siêu mịn thì dùng phương pháp tuyển nổi để thu hồi quặng sắt. Căn cứ vào tính chất quặng sắt ở Tùng Bá, các kết quả thí nghiệm và thực tế áp dụng công nghệ tuyển quặng sắt trên thế giới, đề án chọn công nghệ tuyển quặng sắt Tùng Bá nghiền mịn để giải phóng các liên kết, để giảm chi phí nghiền ở công nghệ tuyển của mỏ sắt Tùng Bá là kết hợp giữa tuyển vít đứng và tuyển từ ướt. Khâu chuẩn bị: Nghiền quặng nguyên khai đến cỡ hạt -8 mm bằng đập hàm kết hợp với sàng khép kín. Nghiền và tuyển nâng cao chất lượng quặng sắt bằng máy nghiền bi, kết hợp với phân cấp cào xoắn và tuyển bằng vít đứng, tuyển từ. Độ mịn nghiền của giai đoạn đầu là -0,5mm, của giai đoạn sau là -0,1mm Thu hồi và khử nước trong quặng tinh bằng bể lắng Bùn thải từ xưởng tuyển được xử lý bằng hồ lắng thu và hồi nước tuần hoàn cấp lại dây chuyền. - Mô tả lưu trình công nghệ tuyển Quặng đầu từ mỏ vận chuyển về bãi chứa quặng đầu bằng ô tô, tại bãi chứa quặng đầu được máy xúc tải cấp lên bun ke cấp liệu (BK1). Quặng từ bun ke cấp liệu được máy cấp liệu (CL) cấp lên máy đập hàm (Đ1) để giảm kích thước cỡ hạt xuống còn -100mm, sau đó quặng được băng tải (B1) vận chuyển lên máy đập trung (Đ2) là máy đập nón để tiếp tục giảm kích thước cỡ hạt xuống còn -35mm rồi được băng tải (B2) vận chuyển tới sàng sơ bộ và kiểm tra (S1) có kích thước lỗ lưới 8mm. Sản phẩm trên sàng qua máng dẫn đổ trực tiếp vào máy đập nhỏ (Đ3) là máy đập nón, sản phẩm của máy đập được băng tải (B3) cấp trởi lại sàng phân loại S1 theo một chu trình. Sản phẩm dưới sàng được băng tải (B4) vận chuyển lên hai bun ke trung chuyển (BK2 & BK3). Quặng có cấp hạt 0÷8mm từ bun ke qua máy cấp liệu qua băng tải (B5) cấp cho máy nghiền bi (Đ1) giai đoạn 1được nghiền đến cấp hạt -0,5mm. Sản phẩm của máy nghiền được kiểm tra lại qua phân cấp ruột xoắn, cát của phân cấp ruột xoắn được cấp trở lại máy nghiền, bùn tràn của phân cấp ruột xoắn được chảy xuống thùng (TB1) qua bơm (Bo1) cấp lên thiết bị tuyển vít đứng. Qua hệ thống tuyển vít đứng(MX1) quặng được chia thành 03 sản phẩm. Sản phẩm tinh quặng (tinh quặng 1) được chảy xuống thùng bơm bơm ra bể lắng quặng tinh, sản phẩm đuôi được tự chảy qua đường ống vào thùng chứa bùn quặng (TB3); còn sản phẩn trung gian của vít đứng tự chảy vào máy nghiền giai đoạn 2. Sản phẩm của máy nghiền giai đoạn 2 với độ mịn nghiền là -0,1mm tức tỷ lệ của cấp hạt -0,074mm chiếm khoảng 70%. Sản phẩm của máy nghiền được kiểm tra lại qua phân cấp ruột xoắn. Cát của phân cấp ruột xoắn được cấp trở lại máy nghiền, bùn tràn của phân cấp được chảy xuống thùng bơm (TB2) và qua bơm (Bo2) cấp lên thiết bị tuyên vít đứng (MX2). Qua vít xoắn, quặng được phân chia thành 02 sản phẩm: sản phẩm tinh quặng (tinh quặng 2) chảy xuống bể lắng quặng tinh, quăng đuôi của vít đứng kết hợp với quặng đuôi của vít đứng trước gộp chảy xuống thung bơm bùn (TB3) Qua bơm bùn quặng (Bo3) lên máy tuyển từ chính (TT1), bùn thải của máy tuyển từ chính lại được tuyển lại trên máy tuyển từ vét (TT2), tinh quặng của máy tuyển từ chính và máy tuyển từ vét (tinh quặng 3) được bơm về bể lắng quặng tinh. Bùn thải của máy tuyển từ vét chảy về thùng bơm bùn(TB5) và được bơm (Bo5) bơm ra hồ lắng bùn. Tại hồ lắng bùn nước trong được cấp trở lại dây chuyền xưởng tuyển. Tinh quặng 1, tinh quặng 2, tinh quặng 3 được bơm về bể lắng quặng tinh theo từng ô một và luôn phiên tháo khô được máy bốc lên ô tô vận chuyển về kho chứa sản phẩm trước khi cấp cho nhà máy luyện gang. Đập hàm Đập côn trung Sàng phân loại 8mm Quặng nguyên khai Đập côn nhỏ Nghiền -0,5mm Phân cấp ruột xoắn 1 Tuyển vít đứng 1 Nghiền -0,1mm Phân cấp ruột xoắn 2 Tuyển vít đứng 2 Tuyển từ 2 cấp Bể lắng quặng tinh Hồ lắng quặng tinh Tinh quặng Nước tuần hoàn Bùn thải Hình 2. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng sắt Tùng Bá a.5. Tính sơ đồ định lượng xưởng tuyển sắt Tùng Bá Bảng 2.14. Bảng tính toán định lượng TT Tên các khâu và sản phẩm g (%) Q (t/h) Fe(%) e (%) 1 2 3 4 5 6 Đập thô (-100mm) 1 Vào: Quặng đầu 100,00 55,55 57,86 100,00 2 Ra: Sản phẩm sau đập thô 100,00 55,55 57,86 100,00 Đập trung (-35mm) 2 Vào: Quặng đập thô 100,00 55,55 57,86 100,00 3 Ra: Sản phẩm sau đập trung 100,00 55,55 57,86 100,00 Sàng sơ bộ & kiểm tra(-8mm) 4 Vào: 100,00 55,55 57,86 100,00 3 - Sản phẩm sau đập trung 100,00 55,55 57,86 100,00 6 - Sản phẩm sau đập nhỏ 60,00 33,33 57,86 60,00 Ra: 100,00 55,55 57,86 100,00 6 - Trên sàng 60,00 33,33 57,86 60,00 5 - Dưới sàng 100,00 55,55 57,86 100,00 Đập nhỏ (-8mm) 6 Vào: SP trên sàng 60,00 33,33 57,86 60,00 6’ Ra: SP sau đập 60,00 33,33 57,86 60,00 Máy nghiền giai đoạn I Vào: 250,00 138,88 57,86 250,00 5 SP dưới sàng 100,00 55,55 57,86 100,00 7c Cát phân cấp ruột xoắn 150,00 83,33 57,86 150,00 8 Ra: SP nghiền 250,00 138,88 57,86 250,00 Máy phân cấp ruột xoắn 8 Vào: SP sau nghiền 250,00 138,88 57,86 250,00 Ra : 9 Bùn tràn 100,00 55,55 57,86 100,00 10 Cát 150,00 83,33 57,86 150,00 Tuyển vít đứng 1 9 Vào: Bùn tràn PC ruột xoắn 100,00 55,55 57,86 100,00 1 2 3 4 5 6 Ra: 100,00 55,55 57,86 100,00 11 Tinh quặng 1 30,00 13,89 61,50 43,68 12 Quặng trung gian 39,00 18,06 43,12 39,81 13 Quặng đuôi 1 31,00 14,35 22,50 16,51 Phân cấp ruột xoắn2 Vào 12 Quặng trung gian 39,00 18,06 43,12 39,81 12c Sản phần nghiền GĐ2 78,00 36,11 43,12 79,63 Ra 12b Bùn tràn phân cấp 39,00 18,06 43,12 39,81 12c Cát phân cấp 78,00 36,11 43,12 79,63 Nghiền giai đoạn 2 12 Vào: Cát phân cấp 78,00 36,11 43,12 79,63 12 Ra: Sản phẩm nghiền 78,00 36,11 43,12 79,63 Tuyển vít đứng 2 12b Vào: Bùn tràn phâ cấp 39,00 18,06 43,12 39,81 Ra: 13 Tinh quặng 2 20,28 9,39 58,00 27,85 14 Quặng đuôi 2 18,72 8,67 26,99 11,96 Tuyển từ 2 cấp 15 Vào: 49,72 23,02 24,19 28,47 13 Quặng đuôi 1 31,00 14,35 22,50 16,51 14 Quặng đuôi 2 18,72 8,67 26,99 11,96 Ra: 16 Tinh quặng 3 8,36 3,87 60,50 11,97 17 Quặng đuôi 2 18,72 8,67 26,99 11,96 Bể lắng quặng tinh Vào: 58,64 27,15 60,15 84,50 11 Tinh quặng 1 30,00 13,89 61,50 43,68 13 Tinh quặng 2 20,28 9,39 58,00 27,85 16 Tinh quặng 3 8,36 3,87 60,50 11,97 Ra: 19 Tinh quặng 58,64 27,15 60,15 84,50 20 Nước tuần hoàn 0,00 0,00 0,00 0,00 Bảng 2.15. Cân bằng sản phẩm TT Sản phẩm Thu hoạch g(%) Hàm lượng b(%) Sản lượng (tấn) Thực thu e(%) I Quặng đầu vào 100,00 42,24 55,55 100,00 II Sản phẩm A Quặng tinh 58,64 60,15 27,15 83,50 1 Quặng tinh 1 30,00 61,50 13,89 43,68 2 Quặng tinh 2 20,28 58,00 9,39 27,85 3 Quặng tinh 3 8,36 60,50 3,87 11,97 B Quặng thải Quặng đuôi 41,36 16,85 19,15 16,50 a.6. Tính sơ đồ bùn nước xưởng tuyển Thiết kế sơ đồ bùn nước nhằm mục đích: Đảm bảo tỷ số L:R tối ưu trong các khâu công nghệ của sơ đồ tuyển; Xác định tỷ số trong các sản phẩm của sơ đồ; Xác định lượng nước thêm vào các khâu hay tách ra khỏi các sản phẩm khử nước; Xác định nhu cầu nước cho toàn xưởng tuyển và lập bảng cân bằng nước. Bảng tính toán bùn nước xưởng tuyển thể hiện trên bảng 2.16, cân bằng bùn nước xem bảng 2.17 Bảng 2.16: Bảng tính toán bùn nước xưởng tuyển TT Khâu Công nghệ g (%) Q (T/h) W (T/h) W+Q (t/h) r% 1 2 3 4 5 6 7 I Máy nghiền bi GĐ1 Vào Quặng đầu 100,00 55,55 5,14 60,69 90,00 Cát phân cấp 150,00 83,33 22,44 105,77 77,92 Nước vào nghiền 22,02 Cộng vào 250,00 138,88 49,61 188,49 70,00 Ra 250,00 138,88 49,61 188,49 70,00 II Phân cấp ruột xoắn 1 Vào 250,00 138,88 49,61 188,49 70,00 1 2 3 4 5 6 7 Nước bổ sung 91,87 Cộng vào 250,00 138,88 141,47 280,35 45,00 Ra Bùn tràn 100,00 55,55 119,06 174,61 28,00 Cát phân cấp 150,00 83,33 22,44 105,77 75,60 Cộng 250,00 138,88 141,47 280,35 45,00 III Tuyển vít đứng 1 Vào 100,00 55,55 119,06 174,61 28,00 Ra Tinh quặng 1 30,00 13,89 6,54 20,43 68,00 Trung gian 1 39,00 18,06 13,62 31,68 57,00 Đuôi thải 1 31,00 14,35 98,90 113,25 12,67 Cộng 100,00 46,30 119,06 165,36 28,00 IV Phân cấp ruột xoắn 2 Vào Trung gian 1 39,00 18,06 13,62 31,68 57,00 SP nghiền GĐ2 78,00 36,11 15,48 51,59 70,00 Nước bổ sung 37,11 Cộng 117,00 54,17 66,21 120,38 45,00 Ra Bùn tràn 39,00 18,06 54,17 72,23 25,00 Cát phân cấp 78,00 36,11 12,04 48,15 75,00 Cộng 117,00 54,17 66,21 120,38 45,00 V Máy nghiền bi GĐ2 Vào 78,00 36,11 12,04 48,15 75,00 Nước bổ sung 3,44 Cộng vào 78,00 36,11 15,48 51,59 70,00 Ra 78,00 36,11 15,48 51,59 70,00 VI Tuyển vít đứng 2 Vào 39,00 18,06 54,17 72,23 25,00 Ra Quặng tinh 2 20,28 9,39 5,06 14,45 65,00 Quặng đuôi 2 18,72 8,67 49,12 57,78 15,00 Cộng 39,00 18,06 54,17 72,23 25,00 VII Tuyển từ Vào Quặng đuôi 1 31,00 14,35 98,90 113,25 12,67 1 2 3 4 5 6 7 Quặng đuôi 2 18,72 8,67 49,12 57,78 15,00 Cộng vào 49,72 23,02 148,01 171,03 13,46 Ra Tinh quặng 3 8,36 3,87 4,06 7,94 48,78 Quặng đuôi 41,36 19,15 143,95 163,10 11,74 VIII Bể lắng tinh quặng Vào 58,64 27,15 15,66 42,81 63,42 Quặng tinh 1 30,00 13,89 6,54 20,43 68,00 Quặng tinh 2 20,28 9,39 5,06 14,45 65,00 Quặng tinh 3 8,36 3,87 4,06 7,94 48,78 Ra 58,64 27,15 15,66 42,81 Tinh quặng 58,64 27,15 3,02 30,17 90,00 Hố thu 0,00 0,00 12,64 12,64 Bảng 2.17. Cân bằng bùn nước xưởng tuyển Nước vào (m3/h) Nước ra (m3/h) Theo quặng vào 5,14 Theo tinh quặng 3,02 Máy nghiền GĐ1 22,02 Nước hố thu 12,64 Phân cấp ruột xoắn 1 91,87 Theo thải 143,95 Phân cấp ruột xoắn 2 37,11 Máy nghiền GĐ2 3,44 Tổng nước vào 159,58 Tổng nước ra 159,58 Lượng nước cung cấp cho công nghệ: 154,44 (m3/h) Lượng nước cung cấp cho vệ sinh, sinh hoạt: 15,44 (m3/h) Tổng lượng nước toàn xưởng : 168,88 (m3/h) Thu hồi nước tuần hoàn 70% : 118,22 (m3/h) Lượng nước cần bổ sung: 50,66 (m3/h) Tiêu hao nước cho 1 tấn quặng đầu vào 1,49 (m3/h) Tiêu hao nước cho 1 tấn quặng tinh: 2,55 (m3/h) a.7. Nhu cầu của thiết bị xưởng tuyển Bảng 2.18: Bảng tổng hợp thiết bị xưởng tuyển quặng sắt Tùng Bá TT Tên thiết bị Đặc tính kỹthuật ĐV SL 1 2 3 4 5 A Hệ thống băng tải máy sàng, cấp liệu 1 Băng tải cấp liệu (B1) B = 500; L =15m v = 1,3m/s; P = 7,5kw Bộ 1 2 Băng tải cấp lên sàng (B2) B = 500; L = 25m v = 1,3m/s; P = 7,5kw Bộ 1 3 Băng tải cấp lên sàng (B3) B = 500; L = 15m v = 1,3m/s; P = 5,5kw Bộ 1 4 Băng tải cấp lên máy nghiền (B4) B = 500; L = 35m v = 1,3m/s; P = 11kw Bộ 1 5 Băng tải cấp lên máy nghiền giai đoạn 1 (B5) B = 500; L = 15m v = 1,3m/s; P = 5,5kw Bộ 1 6 Sàng rung phân loại lưới sàng đan 8x8 mm –S1 S=1,2x3,6m; P = 15 kW; α=15độ; n = 980v/ph Bộ 1 7 Máy cấp liệu rung (CL1) Q = 40 m3/h; P = 4 kW Bộ 1 8 Máy cấp liệu rung (CL2) Q = 40 m3/h; P = 4 kW Bộ 1 B Máy đập 1 Máy đập hàm – Đ1 NH 600x 900; P = 55 kW; Q = 50 m3/h bộ 1 2 Máy đập côn - Đ2 NC 900; P = 55 kW; Q = 45 m3/h bộ 1 3 Máy đập côn –Đ3 NC 600; P =3 0 kW; Q = 25 m3/h bộ 1 4 Máy nghiền bi – N1 DxL=2,7m x 3,6m; P=380 kW bộ 1 5 Máy phân cấp ruột xoắn φ 1200 DxL=1,2m x 6,5m; P= 5,5 kW bộ 1 6 Thiết bị tuyển vít đứng – MX1 D=1200mm; Q = 10 tấn/h bộ 5 7 Máy nghiền bi – N2 DxL=2,1m x 3,6m; P=210 kW bộ 1 8 Máy phân cấp ruột xoắn φ 1000 DxL = 1,0m x 6,5m; P = 3,5 kW bộ 1 9 Thiết bị tuyển vít đứng–MX2 D = 1000mm; Q = 8 tấn/h bộ 3 10 Máy tuyển từ chính – TT1 D x L= 900x2100mm, n = 12v/ph; P = 3,0kw bộ 1 11 Máy tuyển từ vét – TT2 D x L= 900x2100mm, n = 12v/ph; P = 3,0kw bộ 1 C Thiết bị bơm 1 Máy bơm lên tuyển vít đứng 1 (Bo1) Q =150m3/h; P=40 kW; H = 25m bộ 1 2 Máy bơm lên tuyển vít đứng 2 (Bo2) Q = 80m3/h; P=30 kW; H=25m bộ 1 3 Máy bơm cấp lên máy tuyển từ (Bo3) Q = 130m3/h; P = 40 kW; H = 25m bộ 1 1 2 3 4 5 4 Máy bơm quặng tinh ra bể lắng (Bo4) Q = 50m3/h; P = 22 kW; H = 25m bộ 1 5 Máy bơm bùn thải ra hồ lắng (Bo5) Q = 150m3/h; P = 45 kW; H = 35m bộ 1 6 Máy bơm nước tận thu tại bể Q.tinh (Bo6) Q = 20m3/h; P = 5,5 kW; H = 25m bộ 1 7 Máy bơm tuần hoàn tại hồ bùn (Bo7) Q = 120m3/h; P=30 kW; H = 35m bộ 1 8 Máy bơm nước bổ sung (Bo8) Q = 80m3/h; P = 30 kW; H = 35m bộ 1 D Thiết bị phụ trợ máy tuyển 1 Thùng chứa quặng sau phân cấp 1 -TB1 V= 4,5m3 bộ 1 2 Thùng chứa bùn quặng sau phân cấp 2-TB2 V= 4,0m3 bộ 1 3 Thùng chứa quặng đuôi -TB3 V= 4,0m3 bộ 1 4 Thùng chứa quặng tinh –TB4 V= 4,5m3 bộ 1 5 Thùng bơm bùn quặng thải – TB5 V= 4,5m3 bộ 1 6 Cẩu trục - CT Q = 5 tấn; P=11 kW bộ 1 7 Bun ke cấp liệu V = 10 m3 Bộ 1 8 Bun ke trung gian V = 75 m3 Bộ 1 - Nhà xưởng Toàn bộ thiết bị tuyển được bố trí trong một hệ thống, đặt tập trung trong một xưởng tuyển. Xưởng tuyển được bố trí trên mặt bằng có cốt cao +300 m. Các thiết bị được bố trí có độ dốc để dòng quặng tự chảy trong dây chuyền sản xuất. Diện tích nhà xưởng: 12m x 15m = 180 m2 Chiều cao nhà xưởng: 12 m Mái nhà xưởng lợp tôn. Vách nhà xưởng bịt tôn lửng. Khung nhà xưởng bằng thép hình. - Bãi chứa quặng đầu vào Bãi chứa quặng đầu vào có kích thước 20m x 40m đủ để chứa quặng dự trữ cho xưởng tuyển hoạt động trong 3 ngày. - Bãi thải bùn + Dung tích yêu cầu bãi thải Dung tích yêu cầu của bãi thải: 231.305 m3 Với dung tích của hồ chứa có thể tích lớn hơn thể tích cần thiết của bãi thải, đảm bảo cho xưởng tuyển thải bùn hàng năm. Khi hồ chứa đầy thì sẽ sử dụng phương án nạo vét hồ. + Vận tải bùn Bùn thải từ xưởng tuyển được bơm bùn vận chuyển về hồ lắng bùn qua hệ thống đường ống thép. - Hồ thu nước tuần hoàn Hồ thu nước tuần hoàn nằm bên cạnh xưởng tuyển. Lượng nước tuần hoàn là 100 m3/h. a.8. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Công tác lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm tuyển của xưởng tuyển do bộ phận KCS thực hiện. Danh mục thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm quặng sắt được thể hiện trong 2.19 Bảng 2.19. Danh mục thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm TT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật ĐVT Số lượng 1 Máy đập hàm PE 125x250 cái 1 2 Máy nghiền bi D240x300 cái 1 3 Ống phân tích từ D50 cái 1 4 Rây tiêu chuẩn từ 0,045-2mm bộ 1 5 Cân đồng hồ Max 100 kg cái 1 6 Cân đồng hồ Max 60 kg cái 1 7 Cân đồng hồ Max 5 kg cái 1 8 Cân kỹ thuật Max 500g 1 9 Cân quang học TG428-1 max200g độ nhậy 0,001g cái 1 10 Tủ sấy 202-1 At 300oC cái 1 11 Dụng cụ phân tích hàm lượng Fe bộ 1 a.9. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của xưởng tuyển quặng khi dây chuyền hoạt động đạt 100% công suất thiết kế thể hiện trên bảng 2.20 Bảng 2.20. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của xưởng tuyển quặng TT Tên sản phẩm Tỉ lệ thu hoạch ( % ) Hàm lượng Fe ( % ) Sản lượng ( t/n ) 1 Quặng nguyên khai 100 42,24 300.000 2 Các sản phẩm 58,64 60,15 175.920 3 Quặng thải 41,36 16,85 124.080 4 Tiêu hao bi nghiền (kg/năm) 175.000 5 Tiêu hao điện (kW/năm) 4.717.008 6 Tiêu hao nước(m3/t. quặng đầu) 1,49 b. Công tác sửa chữa cơ điện và kho tàng b.1. Xây dựng xưởng bảo dưỡng thiết bị Nhiệm vụ của xưởng bảo dưỡng thiết bị - Sửa chữa, phục hồi chi tiết, bảo dưỡng ô tô, xe gạt, máy xúc, máy xúc tải, máy khoan thuỷ lực đến cấp TO2. - Chế tạo, phục hồi phụ tùng chi tiết phục vụ cho công tác sửa chữa, tháo lắp, sửa chữa thiết bị điện, nước toàn mỏ. - Gia công kết cấu kim loại, thiết bị phi tiêu chuẩn . . . Công tác sửa chứa lớn thiết bị thuê các Nhà máy cơ khí trong vùng hoặc Nhà máy cơ khí ngành ở Yên Bái. b.2. Chương trình sản xuất hàng năm - Công tác bảo dưỡng các cấp Căn cứ vào số lượng thiết bị hoạt động trên toàn công trường, vào tài liệu kỹ thuật của thiết bị làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Cấp bảo dưỡng thiết bị được chỉ ra ở bảng 2.21 Bảng 2.21. Quy mô xưởng bảo dưỡng thiết bị TT Cấp bảo dưỡng Số lần bình quân/năm Số lần bình quân/tháng Số ngày nằm bảo dưỡng bình quân/năm I Xe ô tô sản xuất: 25 xe/năm 1 Bảo dưỡng cấp 2000 giờ 20 1,59 200 2 Bảo dưỡng cấp 1000 giờ 25 2 155 3 Bảo dưỡng cấp 500 giờ 30 2,43 95 4 Bảo dưỡng cấp 125 giờ 220 20 60 II Thiết bị xe gạt : 2 máy/ năm 1 Bảo dưỡng cấp 3 sau 1000 giờ 6 1,0 36 2 Bảo dưỡng cấp 2 sau 250 giờ 18 1,8 34 3 Bảo dưỡng cấp 1 sau 60 giờ 75 6,3 142 III Máy xúc thuỷ lực: 5 máy/năm 1 Bảo dưỡng cấp 2000 giờ 4,5 0,4 45 2 Bảo dưỡng cấp 1000 giờ 4,5 0,4 27 3 Bảo dưỡng cấp 500 giờ 4,5 0,4 14 4 Bảo dưỡng cấp 250 giờ 4,5 0,4 4,5 IV Thiết bị khoan: 2máy/năm 1 Bảo dưỡng cấp 1000 giờ 6 0,50 36 2 Bảo dưỡng cấp 350 giờ 6 0,50 12 V Thiết bị nén khí: 2 máy/ năm 1 Bảo dưỡng cấp 1000 giờ 6 0,50 36 2 Bảo dưỡng cấp 350 giờ 6 0,50 12 + Số lượng xe ô tô sản xuất thường xuyên năm trong khu bảo dưỡng, sửa chữa là 1,1 xe/ngày. + Số lượng xe bình quân nằm trên mặt bằng khu bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị là : 1 xe/ ngày + Thiết bị máy san gạt, máy xúc thường xuyên năm trong xưởng: 0,4 máy/ ngày Đối với thiết bị máy xúc điện cấp bảo dưỡng, sửa chữa theo đề xuất thực hiện tại công trường. - Công tác gia công cơ khí Thực hiện việc gia công các loại trục, vít, ắc, bạc, bu lông và phục hồi toàn bộ các chi tiết cơ khí phục vụ cho toàn mỏ. - Công tác sửa chữa điện Thực hiện bảo dưỡng các thiết bị điện, máy khai thác, các loại động cơ điện và sửa chữa các thiết bị điện. b.3. Trang thiết bị của xưởng Để đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ, xưởng được trang bị các thiết bị xem bảng 2.22 Bảng 2.22. Thiết bị xưởng bảo dưỡng TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1 2 3 4 1 Máy tiện vạn năng công suất 4,6kW cái 01 2 Máy khoan cần công suất P=2,245kWW cái 01 3 Máy nén khí di động Q = 0,5m3/ph, áp lực 4p=10at cái 01 4 Máy khoan bàn công suát 0,6kW cái 5 Bàn để máy khoan cái 01 6 Máy hàn điện xoay chiều công suất 32kW cái 03 7 Kích thuỷ lực loại 100 tấn cái 02 8 Kích thuỷ lực loại 10 tấn cái 02 9 Máy ép thuỷ lực 40 tấn công suất 1,7kW cái 01 10 Máy mài 2 đá công suất 2,8kW cái 01 11 Tủ xấy điện T=3500 công suất 2,4kW cái 01 12 Bộ dụng cụ kiểm tra thiết bị ô tô cái 01 13 Thùng rửa chi tiết cái 01 14 Bàn hàn cái 01 15 Bàn sửa chữa ắc qui cái 01 16 Thùng chứa chất điện phân cái 01 17 Giá bảo quản ắc qui cái 01 18 Máy chỉnh lưu công suất 1kW cái 02 19 Thùng kiểm tra xăm cái 01 20 Thiết bị lưu hoá xăm công suất 0,6kW cái 01 21 Bàn sửa chữa xăm lốp cái 01 22 Giá để phụ tùng cái 02 1 2 3 4 23 Bàn nguội 2 chỗ làm việc cái 01 24 Tủ dụng cụ cái 03 25 Bình bọt chống cháy cái 06 26 Xe đẩy tay 1 tấn cái 01 27 Cầu trục treo 1 tấn, nhịp 9m, chiều cao nâng 12m, công suất P=2x0,18+1,7kW cái 01 28 Bộ bàn ghế làm việc cái 01 29 Bơm rửa xe lưu lượng 1m3/h, áp lực 40m, công suất 1,1kW cái 01 30 Cầu rửa xe cái 01 31 Bể chứa nước 5 m3 cái 01 b.4. Vị trí và quy mô của xưởng Xưởng bảo dưỡng ô tô được xây dựng tại mặt bằng sân công nghiệp. Diện tích 397,5m2, một nhà dài 30m, rộng 13,25m, cao 7,2m. Trong xưởng được bố trí 1 hố bảo dưỡng, bên cạnh nhà xưởng phía đầu hồi bố trí 1 cầu rửa xe và bể chứa nước 5m3. Phía trước xưởng có 1 bãi rộng khoảng 1300m2 để tập kết, tháo lắp sửa chữa nhỏ và quay xe. . . c. Mạng hạ tầng cơ sở c.1. Cung cấp điện Mỏ quặng sắt Làng Mỵ nằm trong khu vực có hệ thống điện sẵn có của địa phương, hiện nay nguồn điện 6kV và 0,4 đã có và đảm bảo cung cấp cho hoạt động khai thác của mỏ . - Nguồn Cung cấp điện Nguồn điện cung cấp cho khu mặt bằng, nhà làm việc, nhà bảo dưỡng ô tô, nhà ăn, nhà bảo vệ được lấy từ trạm biến áp 160-6/0,4 đặt ở mặt bằng sân công nghiệp của mỏ cạnh nhà bảo dưỡng ôtô. - Nguồn 6 kV + Xây dựng tuyến ĐDK-6 kV, AC-50 từ khu mặt bằng văn phòng lên xưởng sàng tuyển và tới các trạm bơm thoát nước, với cột BTLT, xà thép hình, sứ đứng 24 kV. + Cấp điện cho các trạm bơm thoát nước được lấy từ ĐDK-6 kV, đóng cắt và bảo vệ các máy bơm bằng tủ máy cắt PP 6 V. + Cấp điện cho máy nghiền bi được lấy trước máy biến áp 400 kVA, đóng cắt và bảo vệ 02 máy nghiền bi bằng 02 tủ máy cắt PP 6 kV. Sử dụng cáp có tiết diện từ 3x253x35 mm2 cấp nguồn động lực cho các máy bơm nước và các máy nghiền bi. - Nguồn 0,4/0,23 kV Sử dụng cáp có tiết diện từ 3x4+1x4¸3x70+1x35 mm2 cấp nguồn động lực cho các thiết bị khu mặt bằng, nhà làm việc, nhà bảo dưỡng ôtô, nhà ăn, nhà bảo vệ và khu vực xưởng sàng tuyển. Sử dụng dây dẫn tiết diện từ 1,5¸6 mm2 cấp nguồn chiếu sáng trong các nhà, ngoài mặt bằng, khu vực khai trường và khu vực bãi thải.. c.2. Cung cấp nước - Cấp nước sinh hoạt: Nước dùng cho công nghiệp và sinh hoạt được lấy từ suối Ma, nước được bơm lên téc nước tạo cột áp, sau đó cung cấp tới các hộ tiêu thụ. Giải pháp cấp nước: Để tạo áp cấp cho các hộ tiêu thụ, nước từ suối được xử lý sạch, sau đó bơm lên téc nước có dung tích 15m3, cuối cùng được đưa tới các hộ tiêu thụ bằng các hệ thống đường ống cấp nước nội bộ. Căn cứ vào độ cao cột nước và lượng nước yêu cầu trên. Thiết bị cấp nước sinh hoạt cho khu được chọn như sau: Máy bơm: LT 25-30 ( có đặc tính: Q=16m3/h, Hđ=30m, P = 4,5kW) Đường ống cấp nước chính bằng nhựa PE có f =50mm với chiều dài 230m. Các van, cút nối đường ống - Cấp nước công nghiệp + Nước cấp cho xưởng bảo dưỡng sửa chữa thiết bị Nước cấp xưởng, rửa xe lấy từ téc chứa có dung tích 25m3. Nước dùng cho tưới đường được lấy trực tiếp từ téc nước chứa có dung tích 2x30m3. Đường ống lấy nước từ đường ống chính bằng nhựa PE có f =80mm với chiều dài 150m. Bảng 2.23. Vật tư thiết bị của hệ thống cấp nước TT Tên gọi- đặc tính Ký hiệu Đơn vị Số lượng 1 2 3 4 5 I Cấp nước khu văn phòng, phân xưởng I.1 Hệ thống máy bơm và đường ống 1 Máy bơm cấp nước khu văn phòng, xưởng sửa chữa ô tô LT25-30 Máy 1 2 Téc đựng nước m3 15 3 Khoá chắn Dy 60 Cái 2 4 Ống hút thép Dy 60 m 3,5 5 Van 1 chiều Cái 1 6 Ống nhựa PE Dy50 m 100 - Ống cong Dy 50 cái 10 - Gioăng Dy50 cái 20 I.2 Hệ thống cấp điện động cơ 2 1 Dây dẫn điện bọc A25 m 100 2 Cầu dao hộp 16A Cái 1 3 Cáp cấp điện cho động cơ 3G1,5 3 30 4 Cột điện bằng sắt f=114m m 6 II Cấp nước rửa xe 1 Téc đựng nước 1 m3 15 2 Đường ống dẫn PE Dy80 m 150 3 Khoá chắn Dy 80 Cái 2 4 Giá đỡ téc nước Bé 1 + Nước cấp cho khu xưởng tuyển Được lấy chủ yếu là nước tuần hoàn, phần thiếu được lấy từ các suối trong khu vực, được bơm vào téc nước sau đó cấp cho sản xuất của xưởng tuyển. c.3. Thông tin liên lạc và tự động hoá Là đơn vị sản xuất mới thành lập nên khu văn phòng, phân xưởng sửa chữa thiết bị và các đơn vị sản xuất khác của mỏ sắt Tùng Bá chưa có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, với bên ngoài và các cơ quan hữu quan theo quản lý của hệ thống liên lạc điện thoại tự động quốc gia. Theo sơ đồ khai thông, tổ chức sản xuất của mỏ, cần trang bị hệ thống thông tin liên lạc từ mặt bằng nhà văn phòng, sửa chữa thiết bị đến các khu vực sản xuất của mỏ với các cơ quan hữu quan bên ngoài. - Giải pháp tổ chức thông tin liên lạc Tổ chức các dạng liên lạc sau: Liên lạc điện thoại (LLĐT) hành chính sản xuất. Liên lạc điện thoại (LLĐT) điều độ sản xuất - Liên lạc điện thoại hành chính sản xuất Xây dựng mới hệ thống thông tin liên lạc điện thoại giữa các phòng ban, đơn vị ở khu văn phòng, phân xưởng sửa chữa thiết bị, bằng hệ thống điện thoại tự động quốc gia trực thuộc bưu điện khu vực. Tổng số 5 thuê bao. Khai trường mỏ sắt Tùng Bá trang bị 02 máy điện thoại di động - Liên lạc điện thoại điều độ sản xuất Tại nhà văn phòng làm việc ở khu văn phòng đặt một tổng đài điện thoại kĩ thuật số với dung lượng 15 số (Tổng đài trung tâm) và trang bị các máy điện thoại trực thuộc đặt ở các phân xưởng và các khu sản xuất khác. Tổng số 9 thuê bao. Máy điện thoại đặt tại trên mặt bằng sử dụng loại để bàn kiểu công nghiệp chung mã hiệu Panasonic, Siemens hoặc liên doanh sản xuất . Dây dẫn thuê bao sử dụng dây dẫn điện thoại chuyên dùng công nghiệp chung có dung lượng 1x2x0,5 được cố định theo các kết cấu xây dựng của nhà, công trình. Bảng 2.24. Các thiết bị thông tin liên lạc TT Tên vị trí Dạng liên lạc điện thoại và số lượng Điện thoại hành chính sản xuất Điện thoại điều độ sản xuất I Khu sân công nghiệp (Văn phòng làm việc, xưởng sửa chữa thiết bị) 1 Nhà văn phòng làm việc 1 1 2 Nhà ăn văn phòng 1 3 Nhà bảo vệ khu văn phòng làm việc 1 1 3 Nhà điều hành PX sửa chữa thiết bị 1 4 4 Nhà bảo dưỡng ôtô 1 5 Nhà bảo vệ PX sửa chữa thiết bị 1 1 II Khu xưởng sàng tuyển 1 Nhà điều khiển tập trung 1 1 Tổng Cộng 5 10 III Khai trường mỏ sắt Tùng Bá: 02 điện thoại di động 2.2.3. Giải pháp về tổng mặt bằng xây dựng, bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất. a. Tổng mặt bằng và vận tải ngoài a.1. Tổng mặt bằng - Nguyên tắc lựa chọn Để phục vụ công tác khai thác quặng sắt tại mỏ Tùng Bá, cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bố trí tổng đồ mặt bằng dựa trên nguyên tắc sau: Phù hợp điều kiện thực tế mỏ Phù hợp với trình tự, công nghệ khai thác. Phù hợp với tiến độ khai thác, phương án vận tải. Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Trên cơ sở những nguyên tắc trên, dự án đưa ra phương án bố trí tổng mặt bằng như sau: Mặt bằng sân công nghiệp xây dựng gần đường liên lạc vào khu vực khai thác và ở phía Nam khai trường Nam Hạ Vinh. Trên đó bố trí tất cả các hạng mục phụ trợ như: Nhà điều hành, nhà ăn, xưởng bảo dưỡng sửa chữa v.v... Quy mô các hạng mục xây dựng đủ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành sản xuất, duy tu sửa chữa thiết bị cho cả dự án khai thác mỏ sắt Tùng Bá. - Mặt bằng Văn phòng xí nghiệp Khu Văn phòng Xí nghiệp mỏ được xây dựng ngay cạnh đường vào khai trường thân quặng 1, diện tích toàn khu là 0,75 ha, cốt cao mặt bằng xây dựng +270m. Các hạng mục xây dựng khu Văn phòng Xí nghiệp mỏ bao gồm: Nhà văn phòng làm việc nhà cấp 4 có tổng diện tích là 189 m2. Nhà ăn S = 146 m2 Ga ra xe máy – xe đạp S = 86,4 m2 Sân thể thao S = 1800 m2. Téc nước S = 15 m3 Nhà bảo vệ S = 12,96 m2 Ngoài ra còn có khu vực sân trước văn phòng, bồn hoa cây cảnh, tường rào, đường nội bộ - Mặt bằng khu phân xưởng sửa chữa thiết bị và cơ điện Nhà xưởng được xây dựng trên cạnh khu Văn phòng xí nghiệp với tổng diện tích 0,75 ha. Các hạng mục xây dựng bao gồm: Nhà điều hành phân xưởng: S = 108 m2 Khu nhà vệ sinh S = 16,5 m2 Téc nước S = 25 m3 Nhà xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị 477 m2 Cầu rửa xe 2 cầu Sân đỗ xe S = 1000 m2. Nhà bảo vệ S = 12,96 m2. - Mặt bằng xưởng tuyển Mặt bằng xưởng tuyển được xây dựngở phía Đông Văn phòng mỏ, được tạo bằng cách san gạt thành 2 cấp, cấp 1 ở cốt cao +300, cấp 2 ở cốt cao +308,8 với tổng diện tích 1,1 ha. Xung quanh mặt bằng chứa quặng nguyên khai có trồng cây che chắn gió, bụi. Các hạng mục xây dựng bao gồm: Hệ thống tuyển quặng sắt Sân bãi chứa quặng nguyên khai Kho chứa quặng tinh Nhà bảo vệ S = 12,96 m2. Nhà điều hành S = 108m2. Nhà điều hành NH1 S = 38,72 m2 Nhà điều hành NH2 S = 270 m2 Nhà điều hành NH2 S = 432 m2 Cổng và tường rào. Bãi thải bùn - Hệ thống xử lý môi trường Đập ngăn xử lý môi trường được xây dựng để ngăn đất đá thải trôi trượt ra suối. Đập ngăn xử lý môi trường làm mục đích là lắng đọng các hạt cặn lơ lửng, xử lý nước có hàm lượng kim loại nặng trước khi thải ra môi trường xung quanh. - Xây dựng hệ thống cung cấp điện động lực chiếu sáng Xây dựng hệ thống cung cấp điện động lực, chiếu sáng nhằm phục vụ công tác khai thác, phục vụ khu mặt bằng sân công nghiệp mỏ, hệ thống xưởng tuyển. - Xây dựng tuyến đường vận tải mỏ Các tuyến đường phục vụ công tác khai thác gồm có: Đoạn A-B: Đường vận tải đất đá và quặng khai trường Bắc Hạ Vinh. Đoạn C-D: Đường vận tải đất đá và quặng khai trường Nam Hạ Vinh. Đoạn E-F: Đường liên lạc khai trường Bắc Hạ Vinh và khai trường Trung Vinh. Đoạn I-K: Đường vào mặt bằng xưởng tuyển a.2. Vận tải mỏ Mỏ sắt Tùng Bá nằm trong khu vực có hệ thống giao thông đảm bảo cho công tác khai thác mỏ. Hệ thống đường liên lạc từ đường liên huyện vào khu mỏ đã được hình thành và đảm bảo công tác vận tải tinh quặng từ xưởng tuyển về nhà máy luyện gang và vận chuyển các loại vật liệu, thiết bị phục vụ cho công tác khai thác mỏ. Dự án sử dụng phương án vận tải ngoài mỏ bằng ô tô. a.3. Tổ chức xây dựng - Đơn vị thi công xây dựng lắp đặt Đơn vị thi công xây dựng và lắp đặt là Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. - Các giải pháp kỹ thuật tổ chức xây dựng + Nguồn cung cấp vật liệu Các loại nguyên vật liệu chính như sắt thép, xi măng lấy tại thị xã Hà Giang được vận chuyển đến công trình bằng ô tô và được bảo quản tại các kho vật tư trên công trường. Các loại vật liệu khác như cát, sỏi, đá v.v .. được vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô. + Nguồn cung cấp điện nước Điện dùng cho thi công được lấy từ đường điện sẵn có chạy qua khu vực mỏ. Nước cho thi công được lấy từ các suối trong khu vực mỏ. + Nguồn cung cấp thiết bị chính Các thiết bị khai thác: Ô tô, máy xúc, máy khoan, máy gạt, máy xúc tải được các hãng nước ngoài cung cấp. Các máy nghiền, tuyển từ do các hãng nước ngoài cung cấp. Các thiết bị băng tải do các hãng trong nước cung cấp vận chuyển đến chân công trình. Các thiết bị bun ke, máy sàng do các Công ty trong nước chế tạo và vận chuyển đến chân công trình. Các thiết bị bơm, điện động lực, cáp điện mua chào hàng cạnh tranh trên thị trường theo qui định. + Tổ chức xây dựng các hạng mục mặt bằng Công tác san gạt mặt bằng, đào móng San gạt mặt bằng Văn phòng Xí nghiệp mỏ được thực hiện bởi MXTLGN có dung tích gầu 2,1 m3, máy gạt và ô tô có tải trọng từ 16,7 tấn của mỏ, đất đá đổ mặt bằng là đá thải tại chỗ. Đầm nén mặt bằng được thực hiện bằng chính ôtô chở đá thải, xe lu lèn và máy gạt. San gạt mặt bằng xưởng bảo dưỡng thiết bị được thực hiện bằng ô tô của mỏ có tải trọng 16,7 tấn, thiết bị lu lèn là máy gạt và ô tô đổ thải. San gạt mặt bằng khu xưởng tuyển được thực hiện bằng máy gạt và ô tô của mỏ. Xây dựng các đập và đê chắn dùng máy xúc kết hợp máy gạt. Công tác đào hố móng được thực hiện bằng MXTLGN có dung tích gầu 2,1 m3. Công tác xây gạch đá bê tông Vật liệu được tập kết tại chân công trình theo tiến độ xây dựng, bê tông liền khối trộn tại chỗ bằng máy trộn bê tông di động kết hợp với thủ công Công tác xây gạch đá chủ yếu bằng thủ công, các cấu kiện bê tông đúc sẵn được gia công tại sân bãi của đơn vị xây lắp và vận chuyển bằng ô tô đến chân công trình. Công tác làm sắt thép Sắt thép thi công được vận chuyển tới chân công trình bằng ô tô, xe cẩu tự hành kết hợp với các máy hàn đi động. Lắp đặt thiết bị Các thiết bị được vận chuyển đến chân công trình bằng các ô tô đặc chủng kết hợp với các ô tô cẩu để lắp đặt. b. Bảo vệ môi trường và khôi phục môi sinh Để giảm tối đa ảnh hưởng của quá trình khai thác quặng sắt mỏ Tùng Bá đến môi trường sinh thái dự kiến sử dụng các biện pháp sau: b.1. Chống ô nhiễm bụi - Khu vực khoan nổ mìn Đối với các gương tầng đất đá, biện pháp khắc phục có tính khả thi và rẻ tiền là dùng xe téc tưới nước nơi thiết bị làm việc và lắp đặt các thiết bị hút bụi từ lỗ khoan. Nổ mìn vào thời điểm vắng người để hạn chế ảnh hưởng của bụi và khí độc. - Các tuyến đường vận tải Áp dụng biện pháp tốt nhất mà hiện nay các mỏ đang thực hiện là: dùng xe phun tưới đường thường xuyên, đều đặn trên tất cả các tuyến đường trên khai trường, bãi thải, và đường vận chuyển trong mỏ. Một giải pháp quan trọng khác là trồng cây xanh tại các vị trí cho phép hai bên đường vào khai trường để giảm phát tán bụi. Đối với tuyến đường vận chuyển quặng từ khai trường về sân công nghiệp khi qua những khu dân cư đông đúc cũng cần phải phun nước tưới đường. Xe chở quặng từ xưởng tuyển đến Nhà máy luyện thép cần thiết phải có bạt che để hạn chế bụi. - Khu vực bãi thải Bãi thải cũng là nơi gây ra bụi. Bụi được sinh ra khi xe đổ thải và khi đất đá bị gió cuốn trong mùa hanh khô. Vì vậy đối với khu vực bãi thải giải pháp tốt nhất là trồng cây xanh ngay từ ban đầu tại các vị trí cho phép theo quy hoạch để giảm độ khuếch tán của bụi. - Khu xưởng tuyển Giải pháp xử lý bụi và chống bụi như sau: Gian nhà sàng phải được xây dựng che chắn ngăn ngừa bụi phát tán. Xung quanh xưởng tuyển được trồng cây xanh ngăn bụi giảm ô nhiễm môi trường. Công nhân vận hành phải dược trang bị thiết bị chống bụi và chống ồn Các phương tiện ô tô khi vận tải chuyên chở quặng đều được phủ bạt che chắn để giảm thiểu bụi phát sinh ra môi trường. Đường ô tô phục vụ cho vận tải phải thường xuyên được tưới nước chống bụi b.2. Giảm thiểu tác động của khí độc Việc phát sinh khí độc khi vận hành các thiết bị mỏ là không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu tác động của khí thải, mỏ cần áp dụng các biện pháp sau: Định kỳ sửa chữa các loại thiết bị cơ giới để nâng cao chất lượng nhằm giảm lượng khí sinh ra. Tại phân xưởng sửa chữa các thiết bị mỏ cần có hệ thống thông gió, tăng khả năng pha loãng khí độc vẫn còn tồn tại trong phân xưởng trước khi khuếch tán ra môi trường. b.3. Hạn chế tiếng ồn và bảo vệ người lao động khỏi ảnh hưởng của tiếng ồn trong sản xuất Để hạn chế các nguồn phát ra tiếng ồn và bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc cần thực hiện các giải pháp sau: Sửa chữa các thiết bị đúng định kỳ để hạn chế khả năng gây tiếng ồn, có thể lắp bộ phận giảm âm. Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với vị trí người lao động khi điều kện cho phép. Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm ở nơi có tiếng ồn trong trường hợp cường độ tiếng ồn ở đó bắt đầu vượt quá mức quy định. Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có tiếng ồn mạnh. Bố trí nổ mìn xen kẽ các hoạt động cơ giới để tránh bớt độ ồn cực đại tập trung. Tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người làm ở nơi có tiếng ồn, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý do tiếng ồn gây nên. b.4. Biện pháp xử lý nước thải Khối lượng nước thải của các khai trường khai thác không lớn, theo tính toán lưu lượng lớn nhất (vào mùa mưa) là 169÷259 m3/h. Toàn bộ lượng nước thải được bơm thoát cưỡng bức từ đáy mỏ lên hệ thống mương dẫn thoát ra ngoài. Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu nhất do nước thải gây ra đối với môi trường sinh thái cần áp dụng các biện pháp sau: Giảm lượng hữu cơ. Giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng. Giảm độ axit trong nước thải. - Giảm thiểu hàm lượng chất hữu cơ ở nước thải Sự ô nhiễm nước thải trong khu mỏ là do các chất thải sinh hoạt của người. Biện pháp xử lý tốt nhất đối với khâu này và không tốn kém nhưng đòi hỏi kết hợp các tác động xã hội: Xây các công trình vệ sinh phục vụ cho người lao động ngay trên công trường. Bố trí khu vực đổ rác thải hợp lý ngay trên công trường và có nhân lực dọn dẹp, xử lý kịp thời thường kỳ, đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch. Xây dựng các chương trình quảng cáo, vận động, tuyên truyền cho tất cả mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng. - Giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các vật liệu mịn như: bùn, mùn quặng, vật liệu hữu cơ phân giải...vv. Vì khối lượng nước thải của khai trường nhỏ, mặt khác hệ thống mương thoát nước nằm trên sườn núi, để giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng có thể áp dụng giải pháp sau: Định kỳ nạo vét lượng bùn lắng ở trong mương thoát nước phục vụ cho công tác trồng cây. Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. - Xử lý nước thải Do vậy, nước thải các khai trường khai thác sẽ được xử lý bằng công nghệ tự lắng trọng lực qua các hố chứa trung gian. Nước sau khi xử lý cần đạt các tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống và công nghiệp theo TCVN – 16184, 6224 – 1966 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau trước khi thải vào môi trường. Độ đục NTU < 2 Độ đục PH 6,5 Độ cứng < 300mg/l b.5. Chống trôi lấp bãi thải Để hạn chế khả năng trôi lấp của bãi thải áp dụng một số giải pháp sau: Quá trình đổ thải phải tuân thủ theo đúng thiết kế. Mặt bãi thải phải tạo hướng dốc vào phía trong để hướng lượng nước chảy vào dòng chảy tập trung theo thiết kế, không để hiện tượng dòng chảy qua sườn tầng thải, gây nên sự sói mòn và rửa trôi đất đá ở sườn bãi thải. Theo thiết kế đất đá thải từ các khai trường khai thác các thân quặng khoáng sàng sắt Tùng Bá đều được đổ ra bãi thải ngoà. Để phòng chống quá trình trôi lấp đất đá thải gây bồi lắng và lũ đất đá tại các bãi thải và các suối cần áp dụng các giải pháp chủ yếu sau: Quá trình đổ thải phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự và các thông số đã được thiết kế. Tại chân các tầng thải phải xây dựng các mương thoát nước, không để nước mặt tồn đọng trên bề mặt và chảy tràn qua sườn tầng thải. Tại chân bãi thải phải xây dựng các đê chắn đất đá, cống lọc, đập ngăn. Các bãi thải sau khi kết thúc đổ thải cần được che phủ bằng cây trồng có sẵn trong khu vực. Như vậy sẽ làm cho bãi thải ổn định và ít bị sụt lún cũng như xói mòn, tránh sự bồi lấp xuống phía dưới. Đối với các bãi thải sau khi kết thúc đổ sẽ tiến hành phủ xanh thảm thực vật trên bề mặt và sườn bãi thải bằng những loại cây hiện có ở khu vực mỏ. b.6. Công tác hoàn nguyên và phục hồi thảm thực vật - Công tác hoàn nguyên Công tác tạo mặt bằng và phục hồi thảm thực vật đối với khai trường và bãi thải được tiến hành ngay sau khi kết thúc khai thác và đổ thải ở từng khu vực. Việc tạo mặt bằng được thực hiện bằng cách san gạt, tạo địa hình có độ dốc phù hợp địa hình khu vực. - Tăng độ mầu của đất bề mặt Trong quá trình khai thác thì những lớp đất phủ có độ dinh dưỡng cao được cất dữ ở một nơi, khi công tác hoàn thổ ở khai trường và bãi thải xong tiến hành trải đều lớp đất phủ lên bề mặt để tăng độ mầu mỡ. Nếu khối lượng đất mầu ít thì có thể bỏ vào từng hố để trồng cây. - Phục hồi thảm thực vật Đặc điểm đất đá của khu vực mỏ thường là bạc mầu, trơ sỏi đá và có độ chua. Do vậy cần phải trồng các loại cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khô cằn. Những loại cây có khả năng thích nghi trong môi trường đất đá mỏ ở Hà Giang bao gồm: keo lá tràm, keo tai tượng, muồng đen, bạch đàn. Thực tế, cây bạch đàn đã được trồng tại khu mỏ và phát triển tương đối tốt. Dự án đề xuất trồng keo lá tràm và keo tai tượng với khoảng cách 4m một cây. b.7. Các giải pháp về mặt tổ chức và tuyên truyền Tham khảo các cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường của thế giới, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường chung của Việt Nam, chúng ta cần thực hiện những vấn đề sau: Tổ chức cho mọi cán bộ công nhân viên học tập về luật môi trường. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về môi trường chung và môi trường khai thác mỏ nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân trong khu mỏ là điều quan trọng, nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó nhằm giảm đến mức tối thiểu các rủi ro về môi trường gây ra bởi những tác động vô thức của con người. c. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động c.1. Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp sắt Tùng Bá Dự án đầu tư khai thác lộ thiên mỏ sắt Tùng Bá – Công ty Cổ phần Khoáng sản An Thông đạt công suất 300.000 Tấn/năm được triển khai thực hiện tại công trường của Xí nghiệp sắt Tùng Bá- huyện Vị Xuyên và huyện Quảng Bạ- Hà Giang. Nhân lực phục vụ ở các công trường này là các cán bộ công nhân viên được tuyển dụng mới của Công ty Cổ phần khoáng sản An Thông và nguồn lao động tại địa phương. Đối với dự án này sẽ không làm thay đổi cơ cấu tổ chức, vận hành của Công ty Cổ phần khoáng sản An Thông. Tuy nhiên, Dự án này sẽ đề cập đến việc bổ sung nhân lực cho Xí nghiệp khai thác mỏ Tùng Bá. Tổ chức của Xí nghiệp khai thác mỏ Tùng Bá xem hình 3 Phân xưởng khai thác Phòng điều khiển SX và Kiểm tra SP Phó giám đốc KT - SX Phòng kỹ thuật khai thác Phòng bảo vệ quân sự Phòng tổ chức lao động tiền lương GIÁM ĐỐC Phòng kế toán + Kế hoạch vật tư Văn phòng Phòng cơ điện, vận tải Phân xưởng tuyển Phó giám đốc cơ điện – vận tải Phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị Phòng vận tải an toàn Hình 3. Sơ đồ tổ chức mỏ sắt Tùng Bá c.2. Chế độ làm việc Chế độ làm việc của mỏ: Số ngày làm việc trong năm 300 ngày. Số ca sản xuất trong ngày: Bóc đất đá 3 ca; khai thác quặng 2 ca Bộ phận văn phòng làm việc theo giờ hành chính. Số giờ làm việc trong ca: 8h Hệ số sử dụng thời gian: 0,75 c.3. Phương án sử dụng lao động Biên chế lao động của mỏ được tính theo Định mức lao động hiện hành của Nhà nước và có tham khảo Quyết định số 2034/QĐ-HĐQT ngày 09/11/2004 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Kết quả tính nhu cầu lao động xem bảng 2.25. Bảng 2.25. Nhu cầu lao động TT Chức danh lao động Số lượng ( người ) Có mặt Danh sách 1 2 3 4 Tổng số: 161 175 I Khối văn phòng Xí nghiệp 36 36 1 Ban Giám đốc 3 3 2 Phòng kỹ thuật khai thác 4 4 3 Phòng an toàn mỏ 3 3 4 Phòng cơ điện vận tải 5 5 5 Phòng điều khiển sản xuất và kiểm tra chất lượng SP 5 5 6 Phòng Kế toán + Kế hoạch vật tư 5 5 7 Phòng Tổ chức lao động tiền lương 3 3 8 Văn phòng Xí nghiệp 4 4 9 Nhân viên nhà ăn văn phòng 3 3 10 Nhân viên y tế cơ quan 1 1 II Lao động trực tiếp 98 107 1 Công nhân máy khoan lớn 3 3 2 Công nhân máy khoan con 3 3 3 Công nhân máy ép khí 2 3 4 Công nhân máy xúc khai thác 10 10 5 Công nhân lái xe 10 13 6 Công nhân lái máy gạt + bãi thải 2 3 7 Lái xe phục vụ 2 3 8 Công nhân nổ mìn 10 12 9 Công nhân xưởng sửa chữa bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị 41 43 10 Công nhân cơ điện 5 7 11 Lao động phụ trợ phục vụ trên công trường 10 10 III Lao động gián tiếp 8 8 1 Quản đốc + Phó quản đốc Công trường khai thác 4 4 2 Đốc công Công trường khai thác 2 2 3 Quản đốc + phó quản đốc phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng xe máy 2 2 IV Khối phục vụ 19 24 1 Nhân viên kinh tế thống kê công trường, phân xưởng 4 4 2 Nhân viên bảo vệ 15 20 c.4. Năng suất lao động Năng suất lao động của mỏ được xác định như sau Bảng 2.26. Năng suất lao động TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Sản lượng quặng nguyên khai Tấn 300.000 2 Sản lượng quặng tinh Tấn 175.920 3 Tổng số lao động Người 175 4 Năng suất lao động tính theo quặng nguyên khai tấn/năm 1.714,3 5 Năng suất lao động tính theo quặng tinh tấn/năm 1.005,3 d. Giải phóng mặt bằng và tái đầu tư d.1. Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng Khi đầu tư khai thác mỏ sắt Tùng Bá, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng các khu vực khai trường và bãi thải như sau: - Khu vực khai trường Diện tích khai trường Nam Hạ Vinh: 23,48ha Diện tích khai trường Bắc Hạ Vinh: 12,47ha Diện tích khai trường Trung Vinh: 13,53ha Tổng diện tích các khai trường là: 49,48ha. - Khu vực bãi thải Diện tích các bãi thải phải đền bù, giải phóng mặt bằng là: 54,28 ha - Khu vực Văn phòng, xưởng bảo dưỡng thiết bị và xưởng tuyển Khu vực Văn phòng xí nghiệp khai thác mỏ sắt Tùng Bá và xưởng bảo dưỡng thiết bị diện tích cần giải phóng mặt bằng là: 1,42 ha. Khu vực mặt bằng xưởng tuyển: 0,8 ha. Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng xem bảng 2.27. Bảng 2.27. Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng TT Khu vực giải phóng mặt bằng Đơn vị Số lượng Loại đất I Khai trường 1 Khai trường Nam Hạ Vinh ha 23,48 Rừng thưa 2 Khai trường Bắc Hạ Vinh ha 12,47 Rừng thưa 3 Khai trường Trung Vinh ha 13,53 Rừng thưa II Bãi thải 1 Bãi thải ngoài ha 54,28 Rừng thưa III Khu vực VP xí nghiệp + xưởng bảo dưỡng thiết bị ha 1,42 Rừng thưa IV Xưởng tuyển quặng ha 0,8 Đất rừng Tổng ha 105,98 d.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư - Phương án đền bù Để giải phóng mặt bằng các khu vực phục vụ khai thác và đổ thải của mỏ cần thiết phải đền bù và tái định cư cho các hộ trong diện phải di dời. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng như sau: Căn cứ vào từng loại đất đai trong khu vực. Căn cứ vào từng loại nhà cửa, trong diện đền bù. Tiến hành thống kê đo đặc xác định từng loại đất, cây rừng, nhà cửa v.v. để bền bù cho các hộ dân và đơn vị liên quan. - Phương án tái định cư Các hộ trong diện di chuyển sẽ được tái định cư ở khu vực các xã Tân Thịnh, Trấn Thịnh và Bình Thuận- huyện Văn Chấn. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, công tác lập dự án khai thác và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông với việc nghiên cứu tình huống mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cho ta thấy được sự cần thiết và cấp bách của ngành khai khoáng đặc biệt là việc khai thác và chế biến mỏ sắt. Về tài nguyên Quặng sắt của mỏ Tùng Bá được lập dự án đầu tư và bắt đầu đưa và khai thác bằng phương pháp lộ thiên: Trữ lượng quặng theo tính toán đảm bảo độ tin cậy, quặng ở đây có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trữ lượng quặng: Cấp 121 + 122 là: 7.156.566 tấn Cấp tài nguyên 333 là: 835.154 tấn Quặng có hàm lượng sắt Fe = 4142%. Về giải pháp công nghệ: Biên giới trữ lượng khai trường: - Kết quả tính toán ổn định bờ mỏ với những tài liệu hiện có cho thấy, khi chiều cao bờ mỏ các khu vực khai thác nhỏ hơn 110m góc dốc ổn định giới hạn bằng 500, khi chiều cao bờ mỏ từ 110200m góc dốc ổn định giới hạn của bờ: giới hạn = 450. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả tính toán ban đầu. Do đó, trong quá trình khai thác cần phải thường xuyên cập nhật xác định chính xác hơn về tính chất cơ lý của đất đá trong khu mỏ, nhằm chính xác thêm kết quả tính toán. - Trữ lượng quặng trong biên giới là 2,853 triệu tấn, đất bóc 26,397 triệu m3, KTB = 9,25 m3/tấn. Điều kiện khai thác thuận lợi, cung độ vận tải đất đá từ 1,97 km, cung độ vận tải quặng trung bình từ 2,07 km. Đồng bộ thiết bị khai thác + Thiết bị khoan: Máy khoan thuỷ lực có đường kính dLK = 102-127mm hoặc loại tương đương. + Thiết bị xúc bốc: Dự án lựa chọn loại MXTLGN có dung tích gầu E = 2,0÷2,5 m3. Với yêu cầu như trên có thể lựa chọn loại MXTLGN PC450-7 của hãng Komatsu có dung tích gầu từ E = 2,1 ÷ 2,5m3 hoặc loại tương đương. + Thiết bị vận tải: Thiết bị vận tải đất đá lựa chọn loại ô tô có tải trọng q0 = 15÷16,7 tấn. + Thiết bị phụ trợ máy gạt loại T165Y hoặc loại tương đương. Công suất thiết kế: Công suất mỏ được lựa chọn phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của Nhà máy luyện gang tỉnh Hà Giang và các hộ tiêu thụ khác trong khu vực. Công suất thiết kế tính theo quặng khai thác là 300.000 tấn/năm. Công nghệ và trình tự khai thác: Áp dụng triệt để công tác khai thác chọn lọc, khai thác đồng thời hai đến ba thân quặng để đảm bảo chất lượng quặng cung cấp cho Nhà máy luyện gang Hà Giang. Hiệu quả kinh tế của dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá Các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện qua các bảng chỉ tiêu trong bảng tính toán excel. Ta thấy NPV = 72,420,822 > 0, do đó dự án khả thi. IRR = 21,81% > tỷ lệ chiết khấu r = 14,4%, vì vậy nhà đầu tư có thể đầu tư dự án này DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu lập dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá. 2. Giáo trình Lập dự án, trường đại học Kinh tế quốc dân 3. Giáo trình Quản lý dự án, trường đại học Kinh tế quốc dân 4. Giáo trình Kinh tế đầu tư, trường đại học Kinh tế quốc dân 4. Các văn bản pháp qui của Việt Nam về thiết kế khai thác mỏ 5. Tài liệu nghiên cứu trung tâm thực nghiệm Mỏ - Địa Chất MỤC LỤC Sinh viên : Nguyễn Thanh Hoàng Lớp : Kinh tế đầu tư 47D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2152.doc
Tài liệu liên quan