MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Phần MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập . 2
2. Nội dung thực tập . 2
3. Địa điểm thực tập . 2
4. Báo cáo quá trình thực tập 2
Phần NỘI DUNG BÁO CÁO
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VỤ PHÁP CHẾ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
1.1. Khái quát về Vụ Pháp chế của Ủy ban Dân tộc 4
1.2.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 5
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 7
1.4. Mối quan hệ giữa Vụ Pháp chế với các cơ quan trong và ngoài ngành. . 7
Chương 2: CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA
VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC
2.1.Mục đích của công tác giáo dục, phổ biến pháp luật 10
2.2.Đối tượng và nội dung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 10
2.3. Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 11
2.4. Các cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế 12
2.5.Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ pháp chế thời
gian qua 13
2.5.1. Những kết quả đạt được 14
2.5.2. Những hạn chế và khó khăn tồn tại . 20
2.5.3. Nguyên nhân 21
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN , GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
3.1. Phương hướng chung . 24
3.2. Một số giải pháp 24
3.3. Kiến nghị . 26
Phần KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo 29
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của vụ pháp chế - Ủy ban dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mưu
giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng,
Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực công tác
dân tộc; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ
thống hoá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật và thực hiện các công tác khác được giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc được quy
định tại Quyết định số 343/QĐ – UBDT ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Vụ Pháp chế và theo Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như sau:
1.2.1 Công tác xây dựng pháp luật:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập dự kiến
chương trình xây dựng pháp luật dài hạn, hằng năm và theo dõi, đôn đốc,
giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch đó;
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo
sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạp pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
giữa Uỷ ban Dân tộc với cơ quan có thẩm quyền, do các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ
ban Dân tộc soạn thảo hoặc liên tịch soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Chủ
nhiệm ban hành;
Tham gia ý kiến về mặt pháp lý các dự thảo văn bản có chứa quy phạm
pháp luật hoặc văn bản khác khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao;
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 6
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị tài liệu, hồ
sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của
cấp trên để Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị cơ quan, tổ chức góp ý kiến, đề
nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng,
Chủ nhiệm tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
do các bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.
1.2.2 Công tác rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ
chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
công tác dân tộc, tổng hợp, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phương án xử lý kết
quả rà soát trong phạm vi được giao;
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Dân tộc
ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, địa
phương ban hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc;
- Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất Bộ
trưởng, Chủ nhiệm xem xét, xử lý đối với các văn bản trái pháp luật.
1.2.3 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc;
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp
luật của Uỷ ban Dân tộc;
- Phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về lĩnh vực công tác dân tộc, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật,
tổng kết thực tiễn việc thi hành pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc;
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 7
- Tham gia ý kiến đối với văn bản xử lý các vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực công tác dân tộc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân
tộc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
1.2.4 Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị xây dựng, trình Bộ trưởng,
Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành
tiêu chí xác định thành phần các dân tộc thiểu số; quy định việc xác định lại
thành phần dân tộc theo yêu cầu của công dân và theo quy định của pháp luật.
1.2.5 Quản lý, phân công, nhận xét, đánh giá, theo dõi việc chấp hành
nội quy và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức thuộc Vụ; quản lý tài sản
được Uỷ ban giao cho đơn vị. Đề xuất việc thực hiện các chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của Vụ, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm
quyết định.
1.2.6 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc
1.3.1 Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các chuyên
viên, làm việc theo chế độ trực tuyến theo Quy chế làm việc của Vụ.
1.3.2 Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm,
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm
theo đề nghị của Vụ trưởng. Phó Vụ trưởng giúp Bộ trưởng phụ trách một số
mặt công tác của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được
phân công.
1.3.3 Vụ trưởng Vụ pháp chế có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm
việc của Vụ, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt.
1.4. Mối quan hệ công tác của Vụ Pháp chế với cơ quan cấp trên, cùng
cấp và tổ chức, đơn vị trong và ngoài ngành
1.4.1. Quan hệ công tác với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc
Vụ Pháp chế tuân thủ sự lãnh đạo của Ủy ban Dân tộc, phái báo cáo xin
chỉ thị của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc dối với những vấn đề vượt quá quyền hạn
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 8
được giao và công việc đột xuất; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo Ủy
ban Dân tộc giao cho Vụ. Vụ không được chuyển các vấn đề thuộc thàm
quyền giải quyết của mình lên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.
Các báo cáo, đề án và tờ trình lên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phải do lãnh
đạo Vụ kí, có đầy đủ hồ sơ kèm theo và theo đúng quy trình gửi báo cáo, tờ
trình đã được Ủy ban Dân tộc quy định.
Khi lãnh đạo Ủy ban Dân tộc yêu cầu các công chức của VỤ báo cáo
hoặc làm việc trực tiếp thì phải chấp hành nghiêm túc.
Lãnh đạo Vụ được kí các văn bản chuyên môn theo thẩm quyền. Đối
với các văn bản khác, lãnh đạo Vụ chỉ được kí sau khi báo cáo và được lãnh
đạo Ủy ban Dân tộc đồng ý.
Các công chức trong Vụ Pháp chế phải tham gia đầy đủ các cuộc họp
do lãnh đạo Ủy ban Dân tộc triệu tập.
1.4.2. Quan hệ với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Quan hệ giữa Vụ Pháp chế với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc là
quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của u.
Tôn trọng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vu, đơn
vị khác; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của các Vụ chức năng thuộc Ủy ban Dân
tộc đối với các hoạt động của Vụ. Tham gia giải quyết các công việc chung
của Ủy ban Dân tộc, phối hợp tham gia ý kiến với Vụ trưởng, thủ trưởng các
đơn vị khác để xử lí các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ hoặc của
các đơn vị đó nhưng có liên quan đến chức năng của Vụ Pháp chế. Đối với
những vấn đề liên quan còn ý kiến khác thì báo cáo lãnh đạo Ủy ban Dân tộc
quyết định.
1.4.3. Quan hệ với các địa phương, ngành
Quan hệ với địa phương, ngành để hỗ trợ, phối hợp, tổ chức thực hiện
pháp luật trong hoạt động quản lí nhà nước về dân tộc. Phổ biến, hướng dẫn,
kiểm tra các địa phương, ngành việc thực hiện pháp luật trong hoạt động thể
dục, thể thao.
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 9
Khi giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn có liên quan đến địa phương,
ngành cần báo cáo với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và trao đổi với địa phương,
ngành sau đó mới tiến hành công việc theo chức năng của Vụ.
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 10
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CỦA VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC
2.1. Mục đích của công tác giáo dục, phổ biến pháp luật
Thứ nhất, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà
nước tới các cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công
tác dân tộc, nâng cao kiến thức pháp luật để triển khai tốt công việc chuyên
môn theo quy định.
Thứ hai, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, giúp người dân nắm rõ được các chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước để thực hiện tốt vai trò công dân của mình.
2.2. Đối tượng và nội dung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật hướng đến hai nhóm đối tượng
chính:
2.2.1. Nhóm đối tượng thứ nhất : Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
- Phổ biến, quán triệt, triển khai các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị
quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dân tộc, công
tác dân tộc; Các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Dân tộc ban hành
theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ để ban hành
theo thẩm quyền và kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản này.
- Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công
chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phòng chống
tội phạm, hội nhập kinh tế quốc tế; bình đẳng giới; phòng, chống các tệ nạn
xã hội; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở; phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; quy chế
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị …
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 11
- Đối với cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương: phổ biến, quán
triệt gắn với việc triển khai kế hoạch thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về dân tộc, công tác dân tộc tại địa phương.
2.2.1 Nhóm đối tượng thứ hai: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào
dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới
Phổ biến sâu rộng về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của địa
phương về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh biên giới; các quy định pháp
luật gắn trực tiếp với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng
biên giới như quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ phát triển rừng, khiếu nại,
tố cáo, phòng chống ma tuý, hôn nhân và gia đình; phổ biến giáo dục kiến
thức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục tập quán và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;
an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách
chế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ
phù hợp với các đặc thù địa bàn nông thôn miền núi. Phổ biến và hướng dẫn
đồng bào dân tộc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định; gắn với việc vận động đồng bào các dân tộc định canh
định cư, xoá đói giảm nghèo....
2.3. Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật:
Vụ Pháp chế có trách nhiệm là Trường trực của Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban; đầu mối phối hợp với các
Vụ, đơn vị để triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong
hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.
- Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm và dài hạn
của Uỷ ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phê duyệt;
hướng dẫn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương xây dựng kế
hoạch hằng năm về phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 12
số, đồng bào vùng biên giới và đưa công tác này vào nề nếp; chủ trì, đôn đốc
các đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc và Ban Dân tộc các tỉnh thực hiện Kế hoạch
này.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc Bộ, ngành có liên quan tổ
chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của Uỷ ban Dân tộc;
biên soạn tài liệu, xây dựng đề cương, hướng dẫn nội dung phổ biến các văn
bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức và đồng
bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện tốt các đề án của
Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
về dân tộc; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác dân tộc theo quy định và đề nghị
Bộ Tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan, đơn
vị, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng
biên giới.
2.4. Các cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế
Trong thời gian vừa qua, Vụ Pháp chế đã thực hiện phổ biến giáo dục
pháp luật bằng các cách thức sau:
Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật qua các phương
tiện thông tin đại chúng, tăng cường nội dung giới thiệu các quy định pháp
luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng, kết hợp với chương trình giáo
dục của nhà trường ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên
giới;
Thứ hai, thông báo, phổ biến văn bản pháp luật theo các hình thức thảo
luận, trao đổi, cung cấp tài liệu qua các loại hình như sách, báo, đĩa hình, đĩa
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 13
tiếng, panô, áp phích quảng cáo, trong đó có cả tài liệu song ngữ dành cho
đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới;
Thứ ba, Vụ đã xây dựng các câu lạc bộ phổ biến chính sách, pháp luật,
trợ giúp pháp lí cho các dân tộc thiểu số, đồng bào biên giới. Tuyên truyền
phổ biến cho nhiều đối tượng heo hinh thức lồng ghép các buổi sinh hoạt văn
hóa, lễ hội truyền thống trong cộng đồng thôn, bản, phum, sóc, play..;
Thứ tư, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua những người tiêu biểu
như: già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người làm kinh tế giỏi..., thông
qua các cuộc vận động, các phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của
các Ban Dân tộc, Ban Dân vận ở địa phương cùng các ban ngành có liên
quan, tạo điều kiện cho các cán bộ ở cơ sở hiểu biết đầy đủ tầm quan trọng
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó nhằm tham gia hiệu quả của
hoạt động trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới.
2.5. Thực trạng thực công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ pháp
chế thời gian qua
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc
biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó rất chú
trọng tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán
bộ và nhân dân là nhiệm vụ rất khó khăn. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao,
nghiêm túc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong
hệ thống chính trị, Vụ Pháp chế của Ủy ban Dân tộc trong thời gian vừa qua
đã thực hiện công tác theo đúng thẩm quyền của mình và thực hiện đổi mới
nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn dân cư, đồng
thời có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tổ chức tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới.
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 14
2.5.1. Những kết quả đạt được trong năm 2008 và quý I năm 2009
a, Kết quả đạt được trong năm 2008
Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn
năm 2008-2012 và Công văn hướng dẫn số 612/BTP-PBGDPL ngày
07/03/2008 của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban
Dân tộc xây dựng và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành Chương trình phổ
biến giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc cho đối tượng là cán bộ làm công
tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2012. Tham mưu cho
lãnh đạo Ủy ban Dân tộc chuẩn bị ban hành Quyết định thành lập hội đồng
phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc.
Vụ đã cử chuyên viên tham gia cùng cùng đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy
ban vào đoàn kiểm tra số 2 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp
luật của Chính phủ do đồng chí Phan Trung Kiên-Ủy viên Trung ương Đảng,
Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đi kiểm tra công
tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Bộ Xây
dựng..kiến nghị những giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác này tại các địa phương và đơn vị nêu trên.
Vụ cũng đã chủ trì và phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan tổ chức
10 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật tại Ủy ban Dân tộc và các địa phương, tổ
chức thành công hai cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa
và tiến hành 02 cuộc kiểm tra việc thực hiện các tiểu đề án của Bộ Tư lệnh Bộ
đội biên phòng và Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cụ thể như
sau:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật tại Ủy ban Dân tộc:
Phối hợp với các Vụ, đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ tiến
hành 02 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 400 lượt cán bộ, công
chức, viên chức…của Ủy ban Dân tộc về 04 đạo luật gồm: Luật ban hành văn
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 15
bản quy phạm pháp luật; Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật khiếu nại,tố cáo
sửa đổi, bổ sung; Luật cán bộ,công chức…đạt kết quả tốt.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương:
Thực hiện Quyết định số 21/QĐ_UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về
việc giao nhiệm vụ công tác năm 2008, tiếp tục triển khai đề án “Nâng cao
hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới”
theo QĐ số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của Ủy ban
Dân tộc, Vụ Pháp chế đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ
chức 08 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương cho khoảng 800
lượt đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc cảu 7 tỉnh và các già làng,
trưởng bản, trưởng thôn có uy tín trong cộng đồng ở các thôn, bản, buôn, ấp,
phum, sóc..của 82 xã, cụ thể như sau:
+ Thực hiện Quyết định số 21 và triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của Ủy ban Dân tộc:
Vụ Pháp chế phối hợp với Trường Cán bộ Dân tộc, Vụ Tuyên truyền,
Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hành bốn cuộc tuyên truyền, phổ biến ,
giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, gài làng, trưởng ban,
trưởng thôn của 42 xã của các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Trị và Quảng Bình về
Luật Phòng chống ma túy; Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật giao
thông đường bộ; Luật Hôn nhân và Gia đình(01 cuộc theo Quyết định giao
nhiệm vụ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; 03 cuộc theo Chương trình mục tiêu
quốc gia phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS)
+ Triển khai và tổng kết việc thực hiện Đề án “Nâng cao hiểu biết pháp
luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới”:
Vụ Pháp chế phối hợp với Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hành
bốn cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu
số, đồng bào vùng biên giới tại 40 xã của huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa;
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 16
huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh; huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn và huyện
Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.
Nội dung tuyên truyển phổ biến các luật mà ở địa phương còn xảy ra
nhiều vi phạm, qua đó một bước nhận thức cho các đại biểu tham dự hội nghị,
để khi về địa phương, các đại biểu này trở thành những tuyên truyền viên tích
cực vận động thực hiện các luật này trong cộng đồng dân cư.
Phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn, xuất bản 05 tờ gấp pháp luật và 01
Sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu
số, đồng bào vùng biên giới.
Biên soạn và phát hành cuốn Sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật dành
cho đồng bào dân tộc thiểu số với nội dung về Luật Biên giới quốc gia; Luật
Trợ giúp pháp lí; Luật bảo vệ môi trường; Luật Thanh niên; Luật Khiếu nại tố
cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đã phát hành đến một số xã vùng sâu,
vùng xa của các huyện Chợ Mới, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn; huyện Minh Hóa
tỉnh Quảng Bình và huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị…
Bổ sung một số đầu sách như: Luật Hôn nhân Gia đình; Luật Biên giới
quốc gia; Luật Bảo vệ và phát triển rừng….cho tủ sách pháp luật của 6 xã
thuộc hai huyện là Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh và Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan ở địa phuwogn tổ chức
hai cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa tại tỉnh Lào Cai
và Kiên Giang đạt kết quả tốt. Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật” dành cho đối
tượng là đồng bào dân tộc thiểu sô, đồng bào vùng biên giới là nhằm đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phù hợp với trình
độ dân trí, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số, nang cao hiệu quả của
công tác nay, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào, đáp ứng
yêu cầu thiết thực của địa phương.
Tiến hành hai cuộc kiểm tra việc thực hiện các tiểu Đề án do Bộ tư lệnh
Bộ đội biên phòng thực hiện tại Hà Giang và do Ủy ban trung ương mặt trận
Tổ quốc Việt Nam thực hiện tại Trà Vinh. Qua kiểm tra cho thấy, nội dung
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 17
triển khai của các tiểu đề án ở các tỉnh trên đều đúng đối tượng, sát với nội
dung được phê duyệt và có hienhf thức tuyên truyển thực hiên khá đa dạng,
có hiệu quả khá tốt. Nhận thức và chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc
thiểu số, đồng bào vùng biên giới ở các địa phương được triển khai đề án đã
co những chuyển biến tích cực.
Trong năm 2008, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị và địa
phương có liên quan, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của đề án “ Nâng
cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên
giới”. Tại Hội nghị tổng kết việc thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg,
căn cứ vào thành tích đã đạt được của Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
đã trao tặng Bằng khen cho tập thể Vụ Pháp chế và băng khen cho 01 đồng
chí lãnh đạo vụ vì đã có những thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến
giáo dục pháp luật.
Nằm trong chương trình triển khai đề án “Nâng cao hiểu biết pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới” đã được Chính phủ phê
duyệt năm 2007, có thể đưa ra cuộc phổ biến giáo dục pháp luật tiêu biểu
sau:
Trong 3 ngày (18-20/3/2008), tại Mường Lát (Thanh Hóa), Vụ Pháp
chế - Uỷ ban Dân tộc (UBDT) đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá
và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật
cho hơn 100 đại biểu đại diện cho cán bộ tư pháp, công an và các già làng,
trưởng bản của trên 50 thôn bản trong 7 xã và thị trấn huyện Mường Lát.
Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh
Thanh Hoá, với số dân trên 33 nghìn nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) chiếm đến 90%, nhiều nơi trên địa bàn huyện còn tồn tại
những tập tục lạc hậu trong việc hôn ước như: tục cướp vợ, tục ngủ thăm...
Đặc biệt, tình trạng đốt phá rừng vẫn còn diễn ra phổ biến ở những bản vùng
sâu; trình độ dân trí giữa các dân tộc không đồng đều, tỷ lệ hộ đói nghèo
chiếm tới trên 70%. Do đó, Mường Lát đã được UBDT chọn là nơi triển khai
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 18
7 luật: Luật Hôn nhân gia đình; Luật Đất đai; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng; Luật Tài nguyên Môi trường; Luật Thanh niên và Luật
Biên giới quốc gia nhằm giúp nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ xã,
thôn, bản.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo viên Sở Tư Pháp,
Ban Dân tộc và Đồn Biên phòng 485 (Thanh Hoá) phổ biến cụ thể về nội
dung của 7 luật. Đặc biệt, nhấn mạnh phân tích rõ Luật Hôn nhân và Gia đình,
nhằm đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giúp đồng bào giữ gìn
và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc
mình, bên cạnh đó xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào về
vấn đề hôn nhân. Hay như giúp đồng bào hiểu rõ Luật Biên giới quốc gia...,
qua đó khẳng định thêm ý nghĩa về công tác chấp hành và bảo vệ chủ quyền
biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó, đồng bào có ý thức xây dựng, quản
lý, bảo vệ biên giới, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã
hội, giữ vững an ninh của đất nước...
Cũng tại Hội nghị, Ban Dân tộc tỉnh đã lồng ghép thêm Luật Phòng
chống ma tuý vào chương trình phổ biến pháp luật với mong muốn giúp đồng
bào và cán bộ xã nhận thức được tác hại và hiểm hoạ do ma tuý gây ra.
Nhân dịp này, UBDT đã tặng thêm 126 đầu sách có nội dung liên quan
đến pháp luật vào tủ sách pháp luật cho các xã Trung Lý, Mường Chanh và
Pù Nhi.
Qua chương trình phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS ở
vùng cao Mường Lát, các đại biểu tham dự đã nắm bắt thêm được nhiều
thông tin, kiến thức về pháp luật, từ đó trở thành những tuyên truyền viên tích
cực để phổ biến cho đồng bào nơi mình đang sinh sống chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn an ninh trật tự
nơi thôn, bản, đoàn kết vươn lên xoá đói giảm nghèo.
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2008 của Ủy ban dân tộc về Chương
trình Phổ biến pháp luật, ngày 24/7/2008, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giao cho
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 19
Vụ Pháp chế chủ trì, tổ chức Hội nghị Phổ biến pháp luật cho cán bộ, công
chức, viên chức Ủy ban Dân tộc.
Hội nghị tập trung giới thiệu 3 luật của Quốc hội do Báo cáo viên Pháp
luật Nguyễn Đắc Bình, chuyên viên chính Vụ Hành chính Hình sự, Bộ Tư
pháp trình bày:
- Luật số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về Thuế thu nhập cá nhân
- Luật số 17/2008/QH12 ngày 21/11/2007 về Ban hành văn bản quy
phạm phápluật
- Luật số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Ngày 12/12/2008, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Phổ biến Giáo dục
Pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức. Đồng chí Hoàng Phương Hoa,
Vụ Trưởng Vụ Pháp chế chủ trì Hội nghị. Sau khi được phổ biến, các cán bộ,
công chức đã nắm bắt và hiểu sâu hơn nội dung của Luật Cán bộ, Công chức.
Từ đó, vận dụng tốt hơn vào chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực
thực hiện công tác dân tộc.
b, Những kết quả đạt được trong quý 3 tháng đầu năm 2009
Vụ Pháp chế đã xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết trình Bộ trưởng,
Chủ nhiệm ký gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp thực
hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và
đồng bào dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
Dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Uỷ ban ký gửi các địa phương triển
khai thực hiện Quyết định số 08/2008/QĐ-UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của UBDT giai đoạn
2008-2012 đối với đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó
khăn.
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 20
Hiện nay thì các chuyên viên Vụ Pháp chế đã và đang tập hợp và
nghiên cứu các Luật, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan
đến lĩnh vực công tác dân tộc và các lĩnh vực khác để tiến hành phổ biến
trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp tục tập hợp, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật mới ban
hành để tiến hành 01 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
của Uỷ ban.
Trong 3 tháng đầu năm 2009 Vụ Pháp chế cũng đã tích cực, chủ động
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp thực hiện
Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
Tiến hành các bước để trình Lãnh đạo Uỷ ban ban hành Quyết định
thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Uỷ ban Dân tộc
và thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng.
2.5.2. Những hạn chế và khó khăn tồn tại
Như đã biết đời sống kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số chưa phát
triển, còn hạn chế về mặt bằng dân trí nên công tác phổ biến giáo dục pháp
luật cho đồng bào ở những nơi đây còn gặp nhiều khó khăn:
Thứ nhất, hiện nay vẫn còn nhiều nơi đồng bào dân tộc thiểu số chưa
nắm được các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, một số vẫn làm
theo lệ làng hoặc làm theo “lệnh” của già làng, do vậy khi tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật thì người dân chưa thực sự hưởng ứng và nhận thức
được tầm quan trọng của các văn bản pháp luật của nhà nước, trong cuộc sống
hằng ngày, đồng bào dân tộc thiểu số, có một số hành vi, việc làm vi phạm
pháp luật mà họ không hay biết (một phần do thói quen, tập quán) như: khi
sinh con cha, mẹ không đăng ký khai sinh cho con, gia đình có người chết
không khai tử, tục người chết chôn chung, chia của cải giữa người sống và
người chết, tục nối dây, nam nữ xây dựng gia đình không cần đăng ký kết
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 21
hôn, hiện tượng tảo hôn vẫn còn xảy ra, phạt vạ theo lệ làng vẫn còn, tình
trạng du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy tái diễn... Vì không hiểu biết
pháp luật nên một bộ phận người dân tộc thiểu số dễ bị lôi kéo, mua chuộc, dụ
dỗ theo các tà đạo, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, vi
phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và một số lĩnh vực khác.
Thứ hai, một bộ phận cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng, đặc biệt là cán bộ làm công tác truyền thông, ngoài ra thì kinh phí
phân bổ cho công tác giáo dục pháp luật còn chưa hợp lí nên công tác này còn
gặp nhiều khó khăn;
Thứ ba, hiện nay mức độ thụ hưởng thông tin (báo, đài, các ấn phẩm,
phương tiện thông tin đại chúng) của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới còn thấp nên đã hạn chế nguồn thông tin về các văn
bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước đến người dân;
Thứ tư, các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho đối tượng là đoàn viên, thanh niên còn rất ít, tổ chức Đoàn, Hội
ở cơ sở chưa thật sự coi trọng việc giáo dục về quan điểm, lối sống, pháp luật
cho các đối tượng trẻ tuổi nên một số nơi tình trạng thanh thiếu niên còn thiếu
hụt thông tin, mất cảnh giác dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt, lôi kéo, bên cạnh
đó các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng ở cơ sở còn hạn chế mới chỉ
dừng lại ở việc lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt của tổ chức Đoàn chứ
chưa phổ biến rộng rãi đến toàn thể lực lượng thanh, thiếu niên nên mức độ,
hiệu quả còn thấp.
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại.
Còn những hạn chế và khó khăn trên bởi một số những nguyên nhân
sau đây:
Thứ nhất, về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, dù Chính phủ cũng
như Ủy ban Dân tộc đã ban hành các văn bản quy định về việc thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như xây dựng các đề án nhưng chưa thể
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 22
nâng lên thành Luật, Pháp lệnh do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của công
tác quản lí nhà nước về dân tộc, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng là công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bên cạnh đó thì những quy định hướng dẫn
chi tiết thực hiện lại chưa được ban hành đầy đủ nên việc thực hiện gặp nhiều
khó khăn;
Thứ hai, về vấn đề kinh phí: Trong việc triển khai thực hiện công tác
phổ biến giáo dục pháp luật còn có một số bất cập. Do vấn đề kinh phí phân
bổ chưa hợp lí và còn hạn chế nên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa
đạt được kết quả như ý muốn;
Thứ ba, tuy đã có nhiều cố gắng song các hoạt động tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật cho đòng bao dân tộc thiểu số và vùng biên giới chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật. Về kế hoạch và hình
thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục,
đồng bộ, rộng khắp; Phương pháp, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đã có
cải tiến nhưng vẫn thực sự phù hợp, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới
còn tiếp cân một các đơn điệu, nội dung cũng chưa phù hợp với trình độ và
nhu cầu hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số. Cán bộ, công chức
làm công tác dân tộc vẫn còn hạn chế về kiến thức pháp luật và khả năng
tuyên truyền, các hội thảo, các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật
cho đội ngũ các cán bộ làm công tác dân tộc chưa thường xuyên và chưa thực
sự có hiệu quả;
Về phía đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, do trình
độ học vấn không cao, một bộ phận người dân còn kém hiểu biết và chưa
nhận thức được về tầm quan trọng về pháp luật đối với bàn thân, gia đình và
đất nước nên dễ dàng bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc,
gây mất đoàn kết.
Bên cạnh đó thì đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng
biên giới ở một số nơi vẫn còn gắn liền với phong tục tập quán truyền thống
tại địa phương, chưa ý thực được những hành động của mình có đúng với
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 23
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước hay không, điều này gây khó khăn
cho các cán bộ làm công tác dân tộc trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật cho đồng bào.
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 24
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN , GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
3.1. Phương hướng chung
Trong thời gian tới thì công tác phổ biến giáo dục pháp luật vẫn giữ vai
trò quan trọng và cần đầy mạnh hơn nữa việc áp dụng các biện pháp đã thực
hiện mang lại kết quả cao, đồng thời mở rộng phạm vi phổ biến giáo dục pháp
luật rộng khắp và liên tục hơn để giúp nâng cao hiệu quả của công tác này.
3.2. Một số giải pháp
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng hệ thống
các văn bản quy định về công tác dân tộc nói chung và công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật nói riêng sao cho đầy đủ và chặt chẽ hơn nữa để nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cơ quan làm công tác dân tộc cũng như hiệu quả
của việc phổ biến giáo dục pháp luật với đồng bào vùng dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới;
Xây dựng được phương pháp, hình thức, hệ thống nội dung phổ biến,
giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm văn hóa, dân trí, tâm lí, điều kiện
kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc và miền núi, đồng bào vùng biên giới,
chú trọng hơn nữa các hình thức sau:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua biện pháp hòa giải cơ sở(chủ
yếu thực hiện bằng lời nói giao tiếp hàng ngày làm mẫu trong việc giải quyết
các tranh chấp, vụ kiện trong bản làng thường hay xảy ra..), tìm ra mâu thuẫn
và tham khảo ý kiến của những người có uye tín trong cộng đồng, kết hợp với
các cơ quan, nghe ý kiến của bên tranh chấp..để giải quyết thuyết phục theo
quy định của pháp luật;
+ Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hình thức tư vẫn pháp luật và
trợ giúp pháp lí miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hình thức trợ
giúp pháp lí lưu động;
+ Đặc biệt chú trọng đến việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua
những người tiêu biểu như Già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo...Nâng cao
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 25
kiến thức pháp luật cho những người trực tiếp làm công tác phổ biến giáo dục
pháp luật tại địa phương này;
+ Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như
tờ rơi, áp phích, tranh ảnh bằng cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc.
Củng cố và xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp xã và các
đơn vị ở cơ sở để phát huy vai trò trong phổ biến giáo dục pháp luật. Xây
dựng mối quan hệ cà cơ chế phối hợp giữa cấp ủy Đảng với các đoàn thể để
xây dựng mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp.
Xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác truyền thông ở cơ sở, đội ngũ
báo cáo viên trực tiếp phổ biến đến bà con dân tộc với một số lượng lớn hơn.
Lưu ý khuyến khích động viên những người có uy tín trong cộng đồng (già
làng, trưởng bản, trưởng dòng họ) tham gia việc phổ biến giáo dục pháp luật.
Biên soạn tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, theo
hướng “đơn giản, dễ hiểu”, thậm chí phải dịch sang tiếng dân tộc ở một số
vùng đồng bào ít biết tiếng phổ thông. Khi phổ biến giáo dục pháp luật ở
vùng dân tộc thiểu số, cần liên hệ đối chiếu, so sánh giữa Luật pháp Nhà nước
với Luật tục nhằm mục đích phát huy phong tục tập quán truyền thống tốt
đẹp, loại bỏ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... đi đôi với việc làm theo luật, làm
đúng luật.
Phối hợp lồng ghép công tác phổ biến giáo dục pháp luật với các hoạt
động văn hoá, nghệ thuật, thể thao trong các dịp lễ hội, phiên chợ vùng cao,
sinh hoạt văn hoá nhà Rông Tây Nguyên, văn hoá Nhà Chùa ở vùng đồng bào
dân tộc Khmer... Kết hợp và phát huy tác dụng các loại hình: Nhà Bưu điện-
Văn hoá xã, Nhà Văn hoá thôn bản, Tủ sách pháp luật ở xã, Báo chí phát
không thu tiền theo Quyết định 975 của Thủ tướng Chính phủ đối với vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị
trấn... trong quá trình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
Phối hợp các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với việc thực hiện
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá”, thực hiện
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 26
“Quy chế dân chủ ở cơ sở” và “Xây dựng xã hội học tập”. Sự phối hợp có thể
trên nhiều mặt, trước hết với một số nội dung: Thống nhất một số tiêu chuẩn,
tiêu chí chung đối với cả 4 hoạt động (ví dụ: Khu phố văn hoá, gia đình văn
hoá thì ở đó cũng đồng thời là thường xuyên học tập và chấp hành pháp luật,
làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật; phát huy quyền làm chủ ở cơ sở
của mọi người dân; nơi có nhiều gia đình hiếu học, làm tốt phong trào khuyến
học khuyến tài). Tổ chức sơ kết, tổng kết chung và kiểm tra tổ chức thực hiện
tất cả nội dung hoạt động nói trên;
Đối với các cán bộ làm công tác dân tộc cần bổ sung thêm số lượng, tổ
chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác dân
tộc ở địa phương, có chính sách hỗ trợ cán bộ ở cơ sơ làm công tác phổ biến
giáo dục pháp luật.
3.3. Kiến nghị
Từ những kết quả đã đạt được và từ những hạn chế khó khăn còn tồn
tại của công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân
tộc, tôi xin mạnh dạn nêu ra những kiến nghị của mình như sau:
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về loại các văn bản quy phạm pháp
luật cần phổ biến, mỗi đối tượng, địa bàn có nhu cầu khác nhau về phổ biến,
giáo dục pháp luật, chẳng hạn, đối với người dân sống ở vùng biên giới có
nhu cầu tìm hiểu về pháp luật liên quan đến biên giới quốc gia, cư trú… Đối
tượng và địa bàn khác nhau khiến cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật không thể thực hiện đối với toàn bộ các văn bản pháp luật mà
phải căn cứ vào nhu cầu của đối tượng và địa bàn để xác định tuyên truyền
nội dung pháp luật cho phù hợpví dụ như đồng bào dân tộc ở vùng biên giới
thì nên phổ biến các văn bản có liên quan trực tiếp đến cán bộ, nhân dân vùng
biên giới như Luật Biên giới quốc gia; Luật Đất đai; Luật Bảo vệ và phát triển
rừng, Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật liên quan tới Hiệp
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 27
định về cắm mốc và phân định đường biên giới mà Việt Nam đã ký kết với
các nước láng giềng…;
Thêm nữa, các cơ quan làm công tác ở địa phương phải chịu sự kiểm
tra chặt chẽ của các cơ quan cấp trên bởi vì có một số cơ quan ở địa phương
chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình đối với công tác dân tộc nói
chung và công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng, việc phổ biến giáo
dục pháp luật có hiệu quả hay không nó thể hiện ở chỗ ý thức pháp luật của
người dân có thay đổi hay không, vì thế ở một địa phương mà đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn còn xảy ra trường hợp vi phạm pháp luật thì không thể nói là
công tác phổ biến giáo dục pháp luật là có hiệu quả.
Thực tế ở Vụ Pháp chế của Ủy ban Dân tộc hiện nay, cơ cấu nhân sự
gồm có 1 Vụ Trưởng và 1 Phó Vụ trưởng, 6 chuyên viên, điều này cho thấy là
số lượng cán bộ công chức làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn
thiếu, với khối lượng công việc là khá lớn và chịu trách nhiệm công tác phổ
biến giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước thì khó có thể thực hiện triệt để
và đạt hiệu quả cao như mong muốn, vì vậy cần phải bổ sung thêm về nhân sự
để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nũa.
Cuối cùng là về vấn đề kinh phí, vì phổ biến giáo dục là một công tác
phải thực hiện rộng khắp nên cần lượng kinh phí lớn và phân bổ giữa các cơ
quan có liên quan một cách hợp lí, vì vậy trong thời gian tới nên chú trọng
hơn nữa vấn đề kinh phí, phân bổ sao cho đủ và hợp lí hơn để việc thực hiện
phổ biến giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt.
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 28
Phần KẾT LUẬN
Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao
trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ và nhân dân là nhiệm vụ rất khó khăn.
Đặc biệt, việc PBPL cho cán bộ, nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi người làm công tác
tuyên truyền vừa phải nhiệt tình, tận tụy với công việc, vừa phải luôn sáng
tạo, đổi mới phương pháp và cách thức tuyên truyền phù hợp để pháp luật
thực sự đi vào thực tế cuộc sống của người dân trên địa bàn.
Hai tháng thực tập là khoảng thời gian không dài đối với sinh viên
nhưng trong khoảng thời gian 2 tháng thực tập tại Vụ Pháp chế tôi đã học
được rất nhiều điều bổ ích, hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức bộ máy của một cơ
quan nhà nước, hiểu rõ về quy chế làm việc, về mối quan hệ giữa Vụ Pháp
chế - Ủy ban Dân tộc với các cơ quan nhà nước khác, nắm rõ được công việc
cụ thể mà một công chức phải làm, quan trọng hơn là tôi đã vận dụng được
kiến thức đã học ở trường vào trong công việc thực tế, điều này sẽ giúp tôi rất
nhiều trong tương lai khi trở thành một công chức nhà nước.
Trong quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ Vụ Pháp chế
và các Thầy, Cô giáo ở Học viện, một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 29
Tài liệu tham khảo
- Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
- Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 9/5/2008 của Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc;
- Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
- Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm
2003 đến năm 2007;
- Quyết định số 343/QĐ-UBDT ngày 11/11/2008 của Uỷ ban Dân tộc
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế
- Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về
việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (Khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ, nhân dân;
- Quyết định 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến
năm 2012;
- Quyết định số 08/2008/QĐ-UBDT về việc ban hành chương trình phổ
biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban Dân tộc từ năm 2008 đến năm 2012
- Website: www.cema.gov.vn
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 30
LỜI CẢM ƠN
- -
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo ở Học
viện Hành chính (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh), là những người đã cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt
4 năm qua. Đặc biệt, xin cảm ơn Th.S Thiều Thu Hương đã tận tâm hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn Vụ pháp chế - Ủy ban Dân tộc đã tiếp nhận và
tạo mọi điều kiện thuận lợi, xin cảm ơn lãnh đạo và các anh chị chuyên viên ở
Vụ Pháp chế đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành tốt khoá
thực tập.
Với kiến thức có hạn và đồng thời đây là lần đầu tiên thực hiện một đề tài
như thế này nên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót, vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô, các anh chị và
của tất cả các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Dung
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 31
MỤC LỤC
Lời giới thiệu ..................................................................................................
Phần MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập ....................................................................................... 2
2. Nội dung thực tập ....................................................................................... 2
3. Địa điểm thực tập ....................................................................................... 2
4. Báo cáo quá trình thực tập .......................................................................... 2
Phần NỘI DUNG BÁO CÁO
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VỤ PHÁP CHẾ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
1.1. Khái quát về Vụ Pháp chế của Ủy ban Dân tộc ........................................ 4
1.2.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn .................................................... 5
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................ 7
1.4. Mối quan hệ giữa Vụ Pháp chế với các cơ quan trong và ngoài ngành. ... 7
Chương 2: CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA
VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC
2.1.Mục đích của công tác giáo dục, phổ biến pháp luật .............................. 10
2.2.Đối tượng và nội dung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật .......... 10
2.3. Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 11
2.4. Các cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế .............. 12
2.5.Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ pháp chế thời
gian qua ........................................................................................................ 13
2.5.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 14
2.5.2. Những hạn chế và khó khăn tồn tại ............................................. 20
2.5.3. Nguyên nhân .............................................................................. 21
www.HanhChinhVN.com
C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc
Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C 32
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN , GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
3.1. Phương hướng chung............................................................................. 24
3.2. Một số giải pháp .................................................................................... 24
3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 26
Phần KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ct_phobiep,gd_hapluat_hanhchinhvn.com.pdf