Đề tài Công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên: thực trạng và giải pháp

Giải pháp thứ bảy, một thực tế hiện nay, khi tiến hành giải phóng mặt bằng, những hộ mặt đường hiện tại sẽ bị di dời trong khi những hộ trong ngõ trước kia bỗng dưng được ra mặt đường. Điều này đã tạo ra một sự thiệt thòi lớn cho những người dân bị giải toả và tạo ra một mối lợi lớn cho những người dân được ra mặt đường. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho người dân không muốn di dời vì những mối lời trên cũng như vì sự bất công do quy trình giải phóng mặt bằng hiện nay tạo ra. Do vậy, nên chăng khi tiến hành giải phóng mặt bằng, ta tiến hành giải phóng mặt bằng luôn cả một vùng đệm xung quanh sau đó,xây dụng chung cư, khu thương mại rồi tiến hành định cư cho những bị giải phóng mặt bằng ngay tại đó. Làm như vậy có lợi ích sau: Tránh được những thiệt thòi cho người dân bị giải toả. Tạo ra bộ mặt hiện đại cho khu vực được giải toả. Tạo quy đất tái định cư. Nguồn thu từ cho thuê địa điểm kinh doanh. Tạo công ăn việc làm cho người dân. .v.v.

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ của Ban đa phần là những cán bộ kỹ thuật, chưa được đào tạo bài bản về kiến thức lập dự án. Ta có thể thấy thông qua bảng danh sách cán bộ Ban quản lý dự án quận Long Biên. Những kiến thức mà họ có được chỉ là thông qua kinh nghiệm công tác. Do vậy, ban vẫn chưa có đủ khả năng để tự lập dự án. Thứ hai, trong các dự án được lập, nội dung các dự án còn thiếu một số nội dung. Đó là chưa nghiên cứu khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đối với dự án công ích, việc phân tích khía cạnh tài chính là không cần thiết song vì là dự án mang tính xã hội, sử dung vốn ngân sách nhà nước nên cần phải chứng minh được tính hiệu quả đối với xã hội mà nó đem lại.Đó là cơ sở xác định xem đồng vốn Nhà nước bỏ ra có được sử dụng hiệu quả hay không. Một nội dung khác cũng thiếu trong các dự án đã được lập là chưa xác định được kế hoạch quản lý dự án, chưa lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do: Nguyên nhân thứ nhất, bản thân cơ quan có chức năng thẩm định hồ sơ dự án cũng chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của các nội dung trên. Họ đều cho rằng, với các dự án công ích không cần phải xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội.Họ cho rằng với loại dự án này chỉ cần chú trọng vào yếu tố kỹ thuật và chất lượng, tiến độ của dự án. Do vậy, khi dự án được trình lên, không cần có các chỉ tiêu này dự án vẫn có thể được thông qua. Nguyên nhân thứ hai, bản thân đơn vị tư vấn lập dự án là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật lâu năm. Đồng thời, các cán bộ của Ban quản lý dự án quận Long Biên đều là những cán bộ kỹ thuật, không được đào tạo về kỹ năng lập, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội. Do vậy, khi lập dự án họ đã “lờ” đi nội dung này. Tất nhiên, cũng phải kể đến việc các văn bản pháp quy hiện nay chưa đưa những nội dung này trở thành nội dung bắt buộc khi lập dự án. Tất cả những điều đó đã khiến cho những dự án được lập ở đây hiện nay, có nội dung khá đơn giản, mang tính kỹ thuật là chủ yếu. Thứ ba, công tác xin phê duyệt dự án cũng gặp phải một số vướng mắc dẫn đến làm chậm tiến độ lập dự án. Những vướng mắc này nằm ở khẩu thẩm định và phê duyệt của các cơ quan có chức năng. Chúng là: Một số thuật ngữ trong quy trình hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư do UBND Quận Long Biên ban hành còn chưa rõ ràng, khiến người đọc hiểu nhầm. Khi tiến hành xin giới thiệu địa điểm thì sở Quy hoạch Kiến trúc lại yêu cầu quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong khi sở Kế hoạch Đầu tư chỉ giao quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư khi có địa điểm cấp đất. Đây thực là một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị dự án đầu tư. Việc giải ngân cho quá trình lập dự án cũng gặp khó khăn. Việc này chỉ được thực hiện khi mà cấp có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định. Song vì nếu không thanh toán thì một số cơ quan như công ty địa chính, viện Quy hoạch xây dựng.v.v. lại không trả kết quả lập dự án. Do vậy, không thể tiến hành thủ tục để xin thẩm định dự án. Điều này khiến cho Ban gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ của công tác lập dự án cũng như tiến độ của cả dự án. 2. Tồn tại trong công tác tổ chức đấu thầu. Công tác đấu thầu trong 2 năm qua tuy đạt được nhiều kết quả tốt, song cũng còn một số tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể như: Thứ nhất, cũng giống như công tác lập dự án, công tác lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu hiện nay vẫn phải đi thuê các công ty tư vấn thực hiện. Ban quản lý dự án quận Long Biên hiện chỉ đảm đương được công tác tổ chức phiên đấu thầu, và tiến hành các thủ tục pháp lý của quá trình đấu thầu: lập biên bản đấu thầu, lập và xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng tới chi phí, tính chính xác của công tác đấu thầu. Nếu Ban tự thực hiện được các nội dung trên, sẽ giúp giảm được chi phí thuê ngoài, chi phí kiểm tra chất lượng các nội dung công việc. Đồng thời tiết kiệm về mặt thời gian, công sức đi lại. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên đó là do: Nguyên nhân thứ nhất, cũng giống với công tác lập dự án, tình trạng thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng đã khiến cho Ban quản lý dự án quận Long Biên “lực bất tòng tâm”. Như đã nói ở trên, trung bình một cán bộ của Ban phải quản lý 5-6 dự án. Do vậy, thật khó có thể giao thêm việc cho họ. Kể cả có giao thêm việc, chất lượng của các công việc có thể bị đe doạ. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ trong bán chủ yếu là những cán bộ công tác trong lĩnh vực kỹ thuật. Do vậy, họ chưa được đào tạo kiến thức về đấu thầu. Trong tình hình như thế, giải pháp thuê tư vấn là một giải pháp ưu việt hơn cả. Nguyên nhân thứ hai, Ban quản lý dự án quận Long Biên hiện chưa nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên đặc biệt là UBND quận Long Biên trong việc giúp đỡ Ban tự đứng ra đảm nhiệm toàn bộ công tác đấu thầu. Sự giúp đỡ này cần phải bằng cả vật chất và tinh thần. Nó bao gồm có kinh phí để tổ chức đào tạo, kế hoạch từng bước, cụ thể để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, chủ trương bổ sung thêm nguồn nhân lực, các văn bản hướng dẫn.v.v. Thứ hai, trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, vẫn xảy ra một số nhầm lẫn đáng tiếc về mặt kiến thức của cán bộ thực hiện đấu thầu. Đơn cử một ví dự: trong hồ sơ mời thầu dự án “ Xây dựng trạm bơm, hệ thông tưới khu sản xuất rau an toàn-hoa phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội” bên mời thầu đã nhầm lẫn giữa thuật ngữ “ liên danh” và “liên doanh”. Xin trích nguyên văn một đoạn trong hồ sơ mời thầu để làm dẫn chứng: “ Trong trường hợp một nhà thầu liên doanh với một nhà thầu khác tham gia đấu thầu thì các nhà thầu trong liên doanh cũng phải trình bày đủ tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và các tiêu chuẩn kỹ thuật như nhà thầu chính trong liên doanh ( đối với công việc được phân công thực hiện trong liên doanh). Hồ sơ phải kèm theo đầy đủ dữ liệu liên quan đến việc liên doanh giữa các nhà thầu. Những dữ liệu liên doanh bao gồm nhưng không chỉ hạn chế trong tài liệu sau:....” Trong công tác đấu thầu, thuật ngữ “liên danh” và “liên doanh” là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Liên danh là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các nhà thầu cũng đứng ra đăng ký đấu thầu một gói thầu. Liên doanh lại là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp được thành lập so sư góp vốn của bên nước ngoài và của bên Việt Nam. Nói đến liên doanh là nói đến một loại hình sở hữu. Nói đến liên danh là nói đến một hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo thành công trong một cuộc đấu thầu. Do vậy, không thể lẫn lộn hai thuật ngữ này được Thứ ba, trong 2 năm qua chúng ta thấy, các dự án nhóm C sử dụng 2 hình thức đấu thầu chính là đấu thầu cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu. Vì đặc tính của các dự án nhóm C là các dự án nhỏ. Do vậy, hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi là không cần thiết. Có thể thay thế bằng hình thức đấu thầu cạnh tranh hạn chế. Bởi theo quy chế đấu thầu, áp dụng cạnh tranh hạn chế trong điều kiện gói thầu có quy mô nhỏ. Do vậy, áp dụng cạnh tranh hạn chế là phù hợp, đúng luật. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và phù hợp với quy định hơn. Trên thực tế, ngay cả khi tiến hành đấu thầu cạnh tranh rộng rãi như dự án “Xây dựng trạm bơm, hệ thông tưới khu sản xuất rau an toàn-hoa phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội” cũng chỉ có 5 nhà thầu tham dự. Do vậy, hình thức đấu thầu cạnh tranh hạn chế tỏ ra phù hợp hơn trong trường hợp này. Thứ tư, qua bảng số liệu đã trình bày ở phần thực trạng công tác đấu thầu đã cho thấy: trong khi công tác đấu thầu xây lắp giảm được chi phí nhờ thực hiện đấu thầu thì công tác đấu thầu tư vấn không làm giảm chi phí. Nguyên nhân của tình trạng này là do, hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn chủ yếu dùng hình thức chỉ định thầu. Do vậy, chi phí thực hiện dự án không hề được giảm đi. Thứ năm, trong quy trình thực hiện dự án do UBND Quận đưa ra có quy định, áp dụng chỉ định thầu với công trình lập dự án đầu tư là công trình có vốn xây lắp dưới 1 tỷ đồng, với công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cũng là dưới 1 tỷ đồng. Ta biết rằng, những công trình lập dự án đầu tư là những công trình có quy mô, tính chất kỹ thuật lớn hơn những công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do vậy, quy định đồng mức 1 tỷ đồng là không hợp lý. Nếu nó phù hợp với dự án đầu tư thì lại cao so với báo cáo kinh tế kỹ thuật. Ngược lại, nếu phù hợp với báo cáo kinh tế kỹ thuật thì là quá thấp với dự án đầu tư. Mà theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là dự án có vốn dưới 7 tỷ đồng với dự án hạ tầng xã hội, 5 tỷ đồng với dự án xây dựng khác, 3 tỷ đồng với xây dựng trụ sở cơ quan, công trình tôn giáo. Các công trình có mức trên các mức này phải lập dự án đầu tư. Như vậy, không thể đưa mức 1 tỷ đồng đối với công trình lập dự án đầu tư vì như vậy là không khả thi do không có công trình nào như vậy. 3. Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng. Công tác giải phóng mặt bằng từ lâu là một trong những công tác khó khăn, gặp nhiều vướng mắc nhất tại mọi dự án và mọi địa bàn ở nước ta hiện nay. Đối với Quận Long Biên nói chung và Ban quản lý dự án quận Long Biên nói riêng cũng vậy. Mặc dù, là một quận mới thành lập, quỹ đất còn khá dồi dào, trong các năm qua lại chú trọng đến công tác giải phóng mặt bằng, song vẫn không tránh khỏi những vướng mắc trong một số dự án có giải phóng mặt bằng. Có thể xem thông qua bảng được trình bày ở phần thực trạng công tác giải phóng mặt bằng. Bảng số liệu trên đã cho thấy, trong 2 năm qua vẫn có những dự án có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, sau 2 năm số dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng còn tăng về số lượng. Tuy rằng, như đã phân tích ở phần II.4 rằng tỷ lệ vướng mắc này là không đáng ngại, song cần có sự xem xét thấu đáo, kỹ lượng để tìm ra nguyên nhân, giải quyết những vướng mắc, rút kinh nghiệm cho những dự án sau. Có thể chỉ ra nguyên nhân làm chậm tiến độ công tác giải phóng mặt bằng trong 2 năm qua như sau: Tiến độ giải phóng mặt bằng không đúng với dự kiến do sự bất hợp tác của người dân trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến không chỉ với riêng các dự án của Ban quản lý dự án quận Long Biên mà còn với các địa phương và đơn vị khác. Có thể đơn cử một ví dụ sau: Dự án xây giải phóng mặt bằng ở quận Hải An thành phố Hải Phòng, khi cán bộ đến để tiến hành kiểm đếm, người dân không cho kiểm đếm hoặc không ký vào biên bản kiểm đếm. Như đã biết, nếu không kiểm đếm được thì không thể lên phương án đền bù, xác định giá trị đền bù. Vậy là tiến độ giải phóng mặt bằng bị chậm lại, ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án. Với các dự án của Ban quản lý dự án quận Long Biên cũng gặp phải tình trạng tương tự như vậy. Đơn cử một ví dụ như dự án “Cải tạo hệ thống thoát nước thị trấn Gia Lâm nay là địa bàn các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ và Bồ Đề”, khi tổ công tác giải phóng mặt bằng tới hiện trường để kiếm đếm ở bờ bắc hồ Cầu Tình, có tổng số 138 hộ dân nhưng có 98 hộ không nhận thông báo, 40 hộ nhận nhưng không ký. Khi tiến hành đo đạc, kiểm đếm thì tất cả các hộ dân không cho đo đạc, thậm chí còn đe doạ, cản trở các thành viên tổ công tác. Khi Ban quản lý dự án quận Long Biên yêu cầu các hộ dân nộp hồ sơ làm các thủ tục xác nhận diện tích đất, cam kết nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế để xem xét điều chỉnh bổ sung phương án bồi thường cũng không có hộ nào gửi các giấy tờ này lên. Để xảy ra tình trạng này có thể kể ra một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân thứ nhất,một bộ phận người dân trong diện phải giải toả, di dời có ít hiểu biết về pháp luật nói chung và các quy định, chính sách, chế độ về giải phóng mặt bằng. Người dân không nắm rõ quy trình, luật định. Như trong dự án cải tạo hệ thống thoát nước trên, việc kiểm đếm không hề ảnh hưởng tới lợi ích của các hộ dân. Nếu họ chưa đồng tình với chế độ chính sách bồi thường của Nhà nước, chính quyền thực hiện có thể kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, theo trình tự và thủ tục đã được quy định. Nguyên nhân thứ hai, công tác đền bù, bồi thường được tiến hành trôi chảy với hầu hết các hộ dân. Tuy nhiên, có một số đối tượng quá khích vì một lý do nào đó bất mãn với chính sách bồi thường, tìm cách phá đám. Chúng kích động, nói xấu gây hoang mang trong dân chúng, cản trở công việc của các thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng. Điều này có tác động xấu tới tâm lý của những người dân lương thiện, chấp hành đúng chính sách, pháp luật. Nguyên nhân thứ ba, sự thay đổi của một số chính sách bồi thường theo hướng đền bù cao hơn, chẳng hạn như nghị định 197/2004/NĐ-CP thay thế cho nghị định 22/1998/NĐ-CP, quyết định số 26/2005/QĐ-UB thay cho quyết định số 5311/2004/QĐ-UB . Do đó, xuất hiện tình trạng người dân tìm cách dây dưa, kéo dài thời gian để được hưởng chính sách bồi thường cao hơn. Nguyên nhân thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng còn chưa được các cơ quan hữu quan nhận thức đúng đắn. Từ đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan là chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Đơn cử một ví dự, tại dự án cải tạo hệ thống thoát nước thị trấn Gia Lâm, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã lập được phương án đền bù giải phóng mặt bằng bờ nam hồ Cầu Tình. Tuy nhiên, do Quận chưa giải ngân kinh phí để chi trả công ty khảo sát đo đạc Hà Nội. Do vậy, chưa có dấu xác nhận của công ty nên chưa đủ cơ sở để thẩm định phương án do Ban quản lý dự án quận Long Biên lập. Nguyên nhân thứ năm, những bất cập trong công tác quản lý đất đai trước đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giải phóng mặt bằng hiện nay. Trước đây, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, thiếu nghiêm minh, có nhiều sai phạm đẫn đến người dân lấn chiếm, nhảy dù. Đến khi kiểm đếm cơ quan chức năng mới tường tận thì họ đã sống ở đó lâu dài, thậm chí trở thành một khu dân cư với nhiều hộ sinh sống. Đến lúc này, cưỡng chế dời đi không đền bù cũng dở mà đền bù thì Nhà nước thiệt đơn thiệt kép. Quỹ đất công bị chiếm dụng, lại phải chi tiền hỗ trợ các hộ dân di dời. Nguyên nhân thứ sáu, chính sách bồi thường chưa ổn định, còn hay thay đổi, và chưa thoả đáng đôi khi còn có mâu thuẫn. Ví dụ như theo điều 22 quyết định số 26/2005/QĐ-UB quy định về trích tiền bồi thường cho người thuê đất, mượn đất, sử dụng đất đấu thầu: “Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì 100% tiền bồi thường nộp ngân sách xã, phường, thị trấn”. Nhưng theo khoản 4 điều 9 Nghị định 22/1998/NĐ-CP và khoản 5 điều 1 quyết định số 99/2002/QĐ-UB lại quy định “ việc trích tiền bồi thươg hỗ trợ đất,tiền thưởng tiến độ cho người thuê đất, mượn đất, sử dụng đất đấu thầu do Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định trên cơ sở thống nhất của chủ sử dụng đất”. Đôi khi có sự hiểu nhầm của chính các cán bộ thực hiện giải phóng mặt bằng. Chẳng hạn, quy định của Luật đất đai là chỉ tiến hành thoả thuận với người dân trong diện giải toả với các dự án nhỏ, các dự án lớn thì không áp dụng chính sách này. Tuy nhiên, một số cán bộ khi thực hiện lại không hiểu cho rằng các dự án lớn cũng tiến hành thoả thuận với từng hộ dân. Điều này là không thể với các dự án lớn.Dẫn đến làm chậm tiến độ của dự án. Nguyên nhân thứ bảy, quy trình giải phóng mặt bằng còn có điểm bất hợp lý. Theo quy trình hiện nay, sau khi tiến hành giải phóng mặt bằng mới tổ chức bố trí quỹ đất, nhà ở tái định cư. Điều này gây cho người dân tâm lý lo lắng sợ “cầm đằng lưỡi” khi mà tiền đã nhận, nhà đã phá vẫn chưa có nơi định cư ổn định. Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới tiến độ của công tác giải phóng mặt bằng cũng như của cả dự án. Trong các nguyên nhân này có cả những nguyên nhân từ phía cơ quan công quyền, từ phía người dân, từ điều kiện hiện tại của một quốc gia phát triển. Song, nhìn chung, đó là những nguyên nhân có thể khắc phục được và cần phải được tập trung giải quyết trong thời gian tới. 4.Những tồn tại trong công tác quản lý dự án. Trong quá trình quản lý dự án, có một số vấn đề nảy sinh như sau: Thứ nhất, một số dự án khi thực hiện đã chậm tiến độ so với kế hoạch đã được xác định từ trước. Ta xem bảng số liệu sau: Năm Số dự án chậm tiến độ 2004 7 2005 5 (Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên). Nguyên nhân của tình trạng này là do: Một là, xảy ra các yếu tố bất ngờ, có tính khách quan ảnh hưởng đến việc thi công dự án. Những yếu tố này có thể là : bão, lũ, công trình khởi công đúng vào mùa thu hoạch của nông dân.v.v. Có thể đợn cử một ví dụ như sau: Dự án cải tạo và nâng cấp đường tổ 1 Thống Nhất, phường Cự Khối, do công ty TNHH TUDY thi công. Theo kế hoạch, dự án phải được hoàn thành vào ngày 30/11/2004. Tuy nhiên, đơn vị này đã phải xin gia hạn thêm thời gian thi công do một số nguyên nhân sau: Con nước lên cao ngập đường 1 tháng sau khi ký hợp đồng và do hoa màu của nhân dân đang đến độ thu hoạch. Đơn vị đã được Ban quản lý dự án quận Long Biên, cũng như các bên có liên quan chấp thuận cho gia hạn thêm thời gian thi công. Hai là, do sự phối hợp thiếu đồng bộ và thiếu chặt chẽ của các bên trong quá trình thực hiện dự án. Có thể lấy một ví dự như dự án xây dựng trạm bơm, hệ thống tưới khu sản xuất rau an toàn-hoa phường Phúc Lợi. Theo kế hoạch, đến ngày 15/04/2006 sẽ tiến hành đóng máy, chạy thử trong vòng 72 giờ sau đó đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, cho đến ngày 25/03/2006, đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thành công việc lắp ống dẫn nước, hai máy bơm vẫn chưa được nhập về, nhiều hạng mục còn dang dở. Giải thích lý do của sự chậm chễ này, đơn vị thi công cho biết họ chưa được công ty điện lực quận Long Biên đóng điện để tiến hành các công việc. Liên lạc với công ty điện lực thì được biết do cán bộ có thẩm quyền đang đi công tác nên chưa có ai ký quyết định. Sự phối hợp thiếu nhịp nhàng, không kịp thời đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành dự án. Ba là, một số cán bộ quản lý dự án còn do dự, chưa chỉ đạo công tác thi công quyết liệt. Trong ví dụ vừa rồi, đồng chí cán bộ phụ trách dự án trên mặc dù đã biết tình trạng của đơn vị thi công xong không đôn đốc sát xao, không liên lạc trực tiếp với các cán bộ bên công ty điện lực để giải quyết việc cấp điện phục vụ thi công. Điều này đã dẫn đến việc đơn vị thi công vẫn “ bình chân như vại” trong khi ngày kết thúc dự án đang đến gần. Thứ hai là, một số dự án khi quyết toán thì tăng so với dự toán được duyệt. Cụ thể, công trình cải tạo, nâng cấp đường tổ 1, Thống Nhất, phường Cự Khối theo dự toán được duyệt là : 1.1116 tỷ đồng. Tuy nhiên khi quyết toán là 1.1449 tỷ đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá thời gian qua, có một số biến động trên thị trường vật liệu xây dựng. Một số nguyên vật liệu tăng giá. Đây chính là yếu tố làm tăng giá công trình khi quyết toán. Thứ ba là, trong quá trình quản lý dự án, Ban quản lý dự án quận Long Biên còn chưa sử dụng triệt để các công cụ và phương pháp của quản lý dự án. Hiện ban mới chỉ sử dụng biểu đồ GANTT để theo dõi tiến độ và công việc của dự án. Chưa có dự án nào sử dụng các kỹ thuật như: biểu đồ PERT/CPM, phương án chi phí cực tiểu, phương án đẩy nhanh, phân bố nguồn lực.v.v. Việc áp dụng những phương pháp này chắc chắn sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, loại bớt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án cũng như đảm bảo yêu cầu về mặt chi phí của dự án. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN. I.MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN. Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn Quận Long Biên sẽ ngày càng cao. Điều này đòi hỏi, Ban quản lý dự án quận Long Biên cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của công việc sắp tới. Để thực hiện được như vậy, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất, các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, do đặc thù các dự án được thực hiện tại Ban quản lý dự án quận Long Biên là các dự án xây dựng nên đòi hỏi phải tuân theo Luật Xây dựng, nghị định 16/2005/NĐ-CP, và các văn bản do bộ xây dựng ban hành. Nguyên tắc thứ hai, trong thời gian tới, mục tiêu của Ban quản lý dự án quận Long Biên đó là: Thứ nhất, tiếp tục điều chỉnh quy chế hoạt động của Ban trên cơ sở tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Thứ hai, phân công, phân cấp hợp lý đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao. Thứ ba, chú ý tăng cường đào tạo cán bộ cả ngắn hạn và dài hạn. Thú tư, tăng cường,hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hoạt động đầu tư. Nguyên tắc thứ ba, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan cấp trên, phối hợp tốt với các đơn vị bạn và chính quyền địa phương để nhận được sự phối hợp tích cực, có hiệu qủa. Đây là một nguồn động viên to lớn, có sự ảnh hưởng tới hiệu quả và thành công của công tác quản lý hoạt động đầu tư trong thời gian tới. II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN. 1.Một số giải pháp chung để nâng cao hiệu quả của các nội dung trong quản lý hoạt động đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên. Giải pháp thứ nhất, giải pháp về con người.Xuất phát từ thực trạng hiện nay của Ban, đó là tình trạng thiếu cán bộ để thực hiện dự án. Các cán bộ của Ban hiện tại phải thực hiện nhiều công việc, phụ trách nhiều dự án. Điều này đã buộc Ban không thể thực hiện đầy đủ các công việc của một ban quản lý dự án như: lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, chất lượng của công tác quản lý dự án có phần bị hạn chế. Đội ngũ cán bộ không có thời gian để bổ sung kiến thức, tự hoàn thiện mình. Do vậy, trong thời gian tới, Ban cần được bổ sung thêm nhân sự mới, đồng thời với số cán bộ hiện đang ký hợp đồng ngắn hạn cần chuyển sang ký hợp đồng dài hạn nếu thấy họ làm được việc. Điều này có tác dụng: Thứ nhất, việc bổ sung người mới sẽ giúp san sẻ bớt số dự án mà mỗi cán bộ phụ trách. Từ đó, họ sẽ có thêm thời gian để tập trung quản lý các dự án, cũng như có thời gian để học hỏi, nâng cao nghiệp vụ của mình. Thứ hai, các cán bộ ký hợp đồng ngắn hạn( 03 tháng) thường sẽ có tâm lý không yên tâm. Do vậy, nếu họ là những người làm việc có hiệu quả, sau một thời gian, nên ký hợp đồng dài hạn hơn với họ, trước mắt là 01 năm, như vậy,các cán bộ này sẽ yên tâm công tác hơn. Đồng thời, do tính chất công việc có nhiều dự án thời gian thực hiện chỉ từ 02-03 tháng cho đến 01 năm, nên nếu ký hợp đồng 03 tháng, khi đó họ không ký tiếp sẽ làm cho dự án phải chuyển giao cho cán bộ khác, việc thực hiện dự án sẽ bị đứt mạch, rất dễ dẫn đến không đảm bảo chất lượng. Giải pháp thứ hai, đào tạo con người. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh, hệ thống luật pháp có nhiều biến động, nhiều lý thuyết kinh tế, kỹ thuật, quản lý mới được đưa vào nước ta. Do vậy, nó đòi hỏi các cán bộ của Ban phải không ngừng học tập, trao dồi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ. Đồng thời để đảm đương được các công việc mới như lập dự án, lập hồ sơ mời thầu,.v.v. không còn cách nào khác là các cán bộ trong Ban phải tiếp tục học tập. Để thực hiện được giải pháp này, Ban cần tạo điều kiện cho các cán bộ bằng cách: Liên lạc với các cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo ngoài giờ làm việc. Tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện để trao đổi kinh nghiệm công tác. Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo chuyên sâu. Phát tài liệu đào tạo cho các cán bộ tự nghiên cứu tại nhà.v.v. Khi thực hiện được điều này, sẽ giải quyết tức thời các tồn tại như chưa có cán bộ có kỹ năng lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, bổ sung cho cán bộ các kỹ năng, kỹ thuật quản lý dự án. Bởi ta biết rằng, không thể tuyển ngay một lúc tất cả người mới để thực hiện các công việc trên. Việc đào tạo cán bộ tại chỗ sẽ giải quyết các vấn đề trên với chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao, không làm xáo trông công việc của Ban. Giải pháp thứ ba, giải pháp tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác của Ban. Do Ban mới được thành lập có 02 năm, trong điều kiện Quận Long Biên cũng mới thành lập, nên cơ sở vật chất của Ban còn chưa đầy đủ. Hiện tại, trụ sở của Ban là địa điểm đi thuê, các phòng được thiết kế không nhằm mục đích phục vụ làm văn phòng. Máy tính được trang bị là những máy tính đã sử dụng lâu năm. Diện tích phòng chật hẹp so với số cán bộ hiện có của Ban. Điều này ảnh hưởng tới năng suất làm việc của các cán bộ trong Ban. Giải pháp thứ tư, giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban. Qua 2 năm thành lập, cơ cấu tổ chức như hiện nay tỏ ra không còn phù hợp với tình hình hoạt động của Ban. Cơ cấu mới của Ban đã được xác định(xem trang sau) tuy nhiên, cơ cấu này còn nhiều bất cập. Đó là: Thứ nhất, tổ dự án chịu sự chỉ đạo của cả hai đồng chí Phó giám đốc và đồng chí Giám đốc. Điều này dễ dẫn đến sự chồng chéo, không thống nhất trong chỉ đạo. Trên thực tế, các đồng chí lãnh đạo cũng có rất nhiều công việc cần làm. Do vậy, khi được giao thêm quyền lãnh đạo tổ dự án, đồng chí phó giám đốc tổ GPMB cũng rất khó có thể theo sát công tác của tổ dự án. Vì vậy, nên chăng chỉ cần một đồng chí Phó giám đốc lãnh đạo trực tiếp, đồng chí Giám đốc thực hiện nhiệm vụ giám sát, đôn đốc, kiểm tra. Thứ hai, cơ cấu mới chưa cho thấy rõ mối liên hệ giữa hai đồng chí Phó giám đốc. Trong khi, hai đồng chí này chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành các hoạt đông của Ban. Do vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các công tác cần có sự bổ sung sau: Một là, tổ dự án chỉ cần có sự lãnh đạo trực tiếp của một đồng chí Phó giám đốc, đồng chí Giám đốc sẽ thực hiện chức năng kiểm tra, đôn đốc thông qua đồng chí Phó giám đốc. Hai là, giữa hai đồng chí Phó giám đốc, sẽ có quan hệ phối hợp trong hoạt động của Ban. Do vậy, trên sơ đồ, cần biểu hiện mối quan hệ này. Trong quá trình hoạt động, hai đồng chí này phụ trách những tổ khác nhau tương ứng với những mảng công việc khác nhau, song có liên quan tới nhau. Công việc của tổ này là căn cứ để tổ kia tiếp tục công việc, cùng nhau phối hợp để hoàn thành dự án. Do vậy, hai đồng chí Phó giám đốc phải cùng nhau bàn bạc, giải quyết những vướng mắc kịp thời để công việc tiến hành thuận lợi. Nhóm III: DA khác TỔ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TỔ KẾ HOẠCH TỔNG HỢP THẨM ĐỊNH TỔ TÀI VỤ Nhóm II: DA trọng điểm Nhóm I: Đấu giá QSĐ TỔ DỰ ÁN PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN SAU KHI ĐƯỢC KIỆN TOÀN. Chú thích: : Quan hệ lãnh đạo trực tiếp. : Quan hệ phối hợp. 2.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập, xin phê duyệt dự án. Giải pháp thứ nhất, trong quá trình lập dự án cần tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội. Giải pháp này xuất phát từ thực trạng, trong các dự án của Ban hiện nay chưa tính đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy chưa có văn bản nào bắt buộc phải có những nội dung này trong một dự án đầu tư, song trong các văn bản đều công nhận một dự án đầu tư được lập sẽ có nội dung này. Dưới góc độ một nhà quản lý, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội là một cơ sở quan trọng để quyết định có nên cho phép đầu tư dự án đó hay không. Đặc biệt, với các dự án công ích, các chỉ tiêu hiệu quả này càng quan trọng, bởi vì việc lập ra các dự án công ích là nhằm mục đích phục vụ cộng đồng, phục vụ cho sự phát triển của một quốc gia.v.v. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội sẽ phản ánh những lợi ích mà dự án đem lại cho cộng đồng, xã hội và nền kinh tế, chỉ ra những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu, giúp cho các người có thẩm quyền định rõ được hiệu quả mà dự án đem lại. Đồng thời nó cũng là cơ sở để so sánh giữa các dự án công ích với nhau. Qua đó,chọn lựa được một dự án có lợi nhất. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội: (1).Số công ăn việc làm tăng thêm do đầu tư tạo ra. (2).Cải thiện điều kiện sống về vật chất và tinh thần. (3).Cải thiện điều kiện sống. (4).Suất đầu tư. (5).Tác động cải thiện môi trường sinh thái. .v.v. Để chứng minh rằng việc tính toán các chỉ tiêu này sẽ đem lại hiệu quả cho công tác lập dự án, em sẽ sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả cho một dự án ví dụ: dự án cải tạo, nâng cấp đường tổ 1 Thống Nhất, Cự Khối. (1).Chỉ tiêu cải thiện điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân.Dự án sau khi được hoàn thành sẽ tạo ra một bộ mặt mới cho khu phố. Bộ mặt đô thị được chỉnh trang. (2).Chỉ tiêu cải thiện môi trường sinh thái.Con đường sau khi được xây xong sẽ là một con đường Bêtông thay cho con đường đất cũ. Trên tuyến đường sẽ có hệ thống cống thoát nước. Do vậy, khi xây xong, con đường sẽ đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không còn tình trạng nước thải,nước mưa ứ đọng trên mặt đường. Tạo ra môi trường sạch sẽ cho các hộ dân sống trong khu vực. (3)Chỉ tiêu cải thiện năng lực giao thông.Dự án cải tạo này, mở rộng lòng đường, từ đó giúp cho giao thông đi lại được thông thoáng hơn, lưu lượng xe qua lại được mở rộng. Đường cho phép xe có trọng tải lớn hơn đi qua. Đường xây xong sẽ giúp giảm tải giao thông cho tuyến đường Nguyễn Văn Cư, tuyến đường cửa ngõ đi vào trung tâm Hà Nội. Giải pháp thứ hai, trong quy trình lập và phê duyệt dự án đầu tư hiện nay còn có một số điểm bất hợp lý. Do vậy, cần thực hiện những giải pháp sau: Thứ nhất, cần làm rõ một số thuật ngữ, nội dung để tránh gây hiểu lầm cho người đọc. Sở kế hoạch-kinh tế cần tổ chức hướng dẫn cho các cán bộ của Ban để họ hiểu rõ. Các hình thức hướng dẫn có thể là biên soạn tài liệu hướng dẫn hoặc tổ chức lớp tập huấn trực tiếp. Điều này có vai trò hết sức quan trọng vì nó liên quan đến tính pháp lý của thủ tục lập và xin phê duyệt dự án. Nếu không rõ ràng, nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của dự án cũng như chi phí và chất lượng của công tác lập dự án. Thứ hai, trong quy trình có điểm bất cập là khi tiến hành xin giới thiệu địa điểm cấp đất thì Sở Quy hoạch- Kiến trúc yêu cầu quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, trong khi Sở Kế hoạch-Kinh tế chỉ giao quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư khi đã có giới thiệu địa điểm. Thủ tục này gây khó dễ cho đơn vị thực hiện. Nên chăng, Sở Kế hoạch- Kinh tế hãy cứ giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trước, trong quá trình thực hiện, sở Kế hoạch- Kinh tế sẽ tiến hành kiểm tra xem dự án đã được cấp đất chưa. Nếu chưa được cấp, khi đó sở Kế hoạch- Kinh tế sẽ ra văn bản thu hồi quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục. Nếu thực hiện theo quy trình hiện nay, việc đầu tư dự án là không khả thi. Trên thực tế, khi tiến hành chuẩn bị đầu tư, quy trình này hầu như không phát huy tác dụng. Các bên đôi khi phải “lờ” đi quy định này. Thứ ba, trong quá trình lập dự án, chỉ khi nào dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định thì mới được giải ngân cho quá trình lập dự án. Trong khi đó, khi lập dự án, các đơn vị tham gia và quá trình này như: công ty địa chính, viện Quy hoạch- Xây dựng.v.v. lại chỉ trả kết quả lập dự án sau khi được thanh toán. Do đó, điều này làm cho Ban gặp khó khăn về tài chính khi lập dự án. Nên chăng, sau khi giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, cơ quan cấp trên tạm ứng kinh phí để Ban lập dự án. Trong quá trình này, cơ quan có thẩm quyền trên sẽ kiểm tra việc chi tiêu thông qua hệ thống hoá đơn, chứng từ, định mức đã được quy định. Làm như vậy, sẽ giúp giảm gánh nặng về tài chính cho Ban khi thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, đồng thời giúp đảm bảo tiến độ của dự án. Giải pháp thứ ba, giải pháp về con người. Như đã viết trong phần giải pháp chung. Để giải quyết tồn tại là hiện nay, việc lập dự án Ban phải đi thuê thì cần thực hiện nhóm giải pháp chung trên ( bổ sung cán bộ, đào tạo.v.v.). Thực hiện tốt các giải pháp đó Ban sẽ đủ khả năng để tự lập dự án. Điều này là có lợi bởi vì: Thứ nhất, nó giúp Ban chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư. Khi phải đi thuê, tiến độ thực hiện dự án rất có thể bị chậm lại do bên tư vấn lập dự án không hoàn thành đúng tiến độ đã được yêu cầu. Có rất nhiều lý do dẫn đến điều này như: thay đổi đơn giá dự toán, thay đổi quy hoạch của cơ quan Nhà nước, do những bất ngờ trong quá trình khảo sát thiết kế.v.v. Thứ hai, trong quá trình lập, bên tư vấn với tư cách là người bán thường có xu hướng nâng giá “sản phẩm”. Do vậy, khi tự lập được dự án, Ban sẽ tránh phải trả một khoản tiền không đáng có. Thứ ba, tự lập dự án sẽ giúp cho Ban chủ động về nội dung trong dự án. Khi đó, Ban có thể thực hiện được các ý tưởng của mình, biểu hiện nó một cánh rõ ràng, chính xác- một điều mà khó đạt được khi thuê tư vấn lập. Những dự án được lập sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế trên địa bàn Quận. 3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Trong thời gian tới, để công tác đấu thầu được hoàn thiện hơn, phát huy hiệu quả hơn nưa, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, qua bảng số liệu đã chứng tỏ, trong công tác đấu thầu ở Ban quản lý dự án quận Long Biên, chỉ định thầu chiếm phần lớn. Đồng thời, các số liệu cũng đã chứng minh được hiệu quả nhờ đấu thầu cạnh tranh đem lại. Do vậy, để các dự án được thực hiện với chất lượng tốt hơn, tiến độ thực hiện được rút ngắn hơn cũng như có chi phí hợp lý hơn, thiết nghĩ, các dự án nhóm C nhỏ, có tính chất và địa điểm gần nhau nên gộp lại để thực hiện đấu thầu cạnh tranh. Chẳng hạn, với hai dự án xây dựng trạm bơm ở hai phường Phúc Lợi và Giang Biên. Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện riêng biệt hai dự án này. Do hai dự án có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng ( dự án Phúc Lợi là 954 triệu, dự án Giang Biên là 913 triệu) nên áp dụng chỉ định thầu, chọn ra hai đơn vị thực hiện hai dự án này tách biệt nhau. Kết quả là, theo kế hoạch, hai dự án phải hoàn thành cùng một lúc để tiến hành khánh thành song nhà thầu dự án Phúc Lợi không thực hiện đúng tiến độ đề ra gây khó khăn cho Ban quản lý dự án quận Long Biên. Nếu như dự án này gộp lại, tiến hành đấu thầu cạnh tranh, khi đó chắc chắn nhà thầu trúng thầu sẽ là nhà thầu có chất lượng, do cả hai dự án trên do cùng một nhà thầu thi công sẽ đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng. Thông qua đấu thầu, có thể chi phí của dự án cũng sẽ được giảm. Thứ hai, xuất phát từ thực trạng quy trình thực hiện đấu thầu hiện nay quy định mức chỉ định thầu với cả công trình lập dự án đầu tư và công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là mức 1 tỷ đồng. Do vậy, trong quy trình thực hiện dự án, UBND Quận Long Biên cần điều chỉnh lại mức quy định đối với công trình phải lập dự án đầu tư. Theo đó, mức dự án được chỉ định thầu cần được thay đổi theo hướng sao cho đảm bảo dự án được chỉ định thầu đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí. Thứ ba, cũng như công tác lập dự án, để khác phục tình trạng phải thuê tư vấn thực hiện toàn bộ quá trình đấu thầu. Ban cần thực hiện các giải pháp đã được xác định trong phần giải pháp chung. Khi thực hiện các giải pháp này, sẽ giúp cho Ban tiết kiệm được các chi phí trong quá trình tổ chức đấu thầu. 4.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng. Trong thời gian tới để công tác giải phóng mặt bằng đạt được hiệu quả hơn nữa, không để xảy ra tình trạng dự án bị chậm vì giải phóng mặt bằng, cần thực hiện những giải pháp sau: Giải pháp thứ nhất, đối với Ban quản lý dự án quận Long Biên cần phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ với chính quyền địa phương,các cấp, đoàn thể để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách, chế độ cho người dân trong diện di dời. Xuất phát từ thực trạng, đa phần người dân chưa có hiểu biết cần thiết về chế độ, chính sách, và thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này đã dẫn đến, khi tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, người dân thường thực hiện không đúng trình tự hoặc không chuẩn bị những hồ sơ cần thiết, có khi lại có những yêu cầu phi lý. Đơn cử như dự án cải tạo hệ thống thoát nước thị trấn Gia Lâm, nay là khu vực 14 phường thuộc địa bàn Quận Long Biên. Người dân vì không hiểu biết quy trình tiến hành giải phóng mặt bằng đã ngăn cản cán bộ đến đo đạc, kiểm đếm. Khi thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, người dân sẽ tự giác thực hiện, giúp cho công việc của cán bộ giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh chóng. Chấm dứt tình trạng lộn xộn, khiếu kiện vượt cấp. Giải pháp thứ hai, đối với những đối tượng quá khích, vì chưa thoả mãn với chính sách, chế độ bồi thường,hỗ trợ của Nhà nước có thái độ kích động, lôi kéo, bôi nhọ chế độ, chính sách của Nhà nước, gây hoang mang, lộn xộn trong nhân dân. Chúng kích động, lôi kéo tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh. Những phần tử này là mối đe doạ cho an ninh trật tự xã hội cũng như đe doạ tới thành công của công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Như trong dự án cải tạo hệ thống thoát nước thị trấn Gia Lâm, một số phần tử quá khích đã kích động người dân, có hành vi lăng mạ, chửi bới, đe doạ hành hung cán bộ thi hành nhiệm vụ, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Vì vậy, Ban cần kiến nghị với cơ quan cấp trên, cơ quan công an, chính quyền địa phương phối hợp, cùng sàng lọc, trừng trị nghiêm những phần tử phá rối này. Có làm được như vậy thì công tác giải phóng mặt bằng mới bớt gian nan, cán bộ thực hiện mới được an toàn và yên tâm công tác. Vì như ta biết, khi tiến hành giải phóng mặt bằng, người dân luôn có tâm lý sợ thiệt, sợ sẽ chịu cảnh không cửa không nhà, cuộc sống khó khăn. Do vậy, chỉ cần có những tin đồn thất thiệt sẽ làm cho họ trây ì, chần chừ không chấp hành chính sách. Giải pháp thứ ba, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, rất cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương. Thực tế trong những năm qua đã chứng tỏ, những nơi nào, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng thì nơi đó công tác giải phóng mặt bằng sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nơi nào, sự phối hợp lỏng lẻo thì công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Nếu có sự phối hợp tốt, Ban quản lý dự án quận Long Biên sẽ có được những thông tin chính xác hơn về hiện trạng đất đai tại khu vực có giải phóng mặt bằng. Từ đó, đưa ra những phương án đền bù chính xác, hợp lý. Đồng thời, chính quyền địa phương sẽ cung cấp kịp thời những ý kiến phản hồi từ người dân tới Ban. Khi tiến hành giải phóng mặt bằng, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan hữu quan sẽ tránh được tình trạng một số hộ dân chê ỳ, bất hợp tác, thậm chí chống người thi hành công vụ.v.v. đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng diễn ra suôn sẻ. Giải pháp thứ tư, đối với cơ quan cấp trên( chính phủ, bộ tài nguyên môi trường, bộ xây dựng, UBND thành phố, UBND quận.v.v.) cần xiết chặt công tác quản lý đất đai. Công tác này trong nhiều năm qua đã bị buông lỏng, quản lý không chặt chẽ có nhiều sai phạm nên đã dẫn tới tình trạng vướng mắc trong giải phóng mặt bằng như hiện nay. Do vậy, trong thời gian tới cần thu hồi lại những diện tích đất bị lấn chiếm, đất sử dụng sai mục đích. Công tác quản lý phải thực hiện chặt chẽ ngay từ cấp cơ sở để khi có hiện tượng sai phạm về sử dụng đất đai là phải xử lý ngay, triệt để. Có như vậy mới tránh được tình trạng, người dân lấn chiếm đất xong lại đòi đền bù. Một nghịch lý không thể chấp nhận được. Một khi công tác quản lý đất đai được thực hiện tốt, chắc chắn sẽ không để xảy ra tình trạng phức tạp khó giải quyết trong việc áp dụng chính sách hỗ trợ bồi thường và tái định cư. Giải pháp thứ năm, một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến tình trạng vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đó là việc chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chưa thật ổn định, hay thay đổi. Trong thời chưa đầy 10 năm đã có nhiều văn bản pháp quy được ban hành, nhiều bộ luật được sửa đổi chẳng hạn như: Luật đất đai, Luật xây dựng, Nghị định 197/2004/NĐ-CP thay cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Quyết định 26/2005/QĐ-UB thay cho Quyết định 5311/2004/QĐ-UB.v.v. Vẫn biết là chúng ta đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, những văn bản mới có tính ưu việt hơn những văn bản cũ. Song, khi có tin sắp ban hành các quy định mới thì hệ quả tất yếu là các dự án giải phóng mặt bằng ở tại thời điểm đấy luôn bị đình trệ. Do vậy, trong thời gian tới Quốc hội, Chính phủ và UBND các cấp khi ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần rà soát kỹ lại các văn bản hiện hành để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. Văn bản mới nhất thiết phải ưu việt hơn văn bản cũ. Khi ban hành cần hướng dẫn rõ, tính đến những dự án trong thời gian chuyển tiếp. Tốt nhất, nếu văn bản mới quy định bồi thường cao hơn văn bản cũ, cho phép bổ sung kinh phí bồi thường đối với các hộ trong diện di dời để mức bồi thường đạt bằng mức được quy định trong văn bản mới. Có vậy, người dân mới yên tâm và nhanh chóng di dời do được lời về tài chính, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. Giải pháp thứ sáu, hoàn thiện quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng. Quy trình hiện nay thực hiện bồi thường trước rồi mới tái định cư cho người dân sau. Điều này tỏ ra không hợp lý. Do tâm lý người dân muốn được an cư, ổn định về cuộc sống cho nên, khi tiến hành giải toả rồi mới lo cho họ chỗ ở, người dân sẽ cảm thấy bất an, họ sẽ chần chừ, nán lại nơi ở cũ. Điều này thường xảy ra với các gia đình có thu nhập thấp, công ăn việc làm không ổn định, sống dựa vào cửa hàng ở nhà. Vì vậy, khi người dân được đảm bảo chỗ ở ngay khi tiến hành giải toả thì chắc chắn họ sẽ an tâm hơn. Đảm bảo rằng, họ sẽ chấp hành đúng và nhanh quyết định của cơ quan quản lý. Giải pháp thứ bảy, một thực tế hiện nay, khi tiến hành giải phóng mặt bằng, những hộ mặt đường hiện tại sẽ bị di dời trong khi những hộ trong ngõ trước kia bỗng dưng được ra mặt đường. Điều này đã tạo ra một sự thiệt thòi lớn cho những người dân bị giải toả và tạo ra một mối lợi lớn cho những người dân được ra mặt đường. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho người dân không muốn di dời vì những mối lời trên cũng như vì sự bất công do quy trình giải phóng mặt bằng hiện nay tạo ra. Do vậy, nên chăng khi tiến hành giải phóng mặt bằng, ta tiến hành giải phóng mặt bằng luôn cả một vùng đệm xung quanh sau đó,xây dụng chung cư, khu thương mại rồi tiến hành định cư cho những bị giải phóng mặt bằng ngay tại đó. Làm như vậy có lợi ích sau: Tránh được những thiệt thòi cho người dân bị giải toả. Tạo ra bộ mặt hiện đại cho khu vực được giải toả. Tạo quy đất tái định cư. Nguồn thu từ cho thuê địa điểm kinh doanh. Tạo công ăn việc làm cho người dân. .v.v. Giải pháp thứ tám, trong thời gian tới Ban quản lý dự án quận Long Biên cần phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành, như: sở Quy hoạch-Kiến trúc, sở Tài nguyên Môi trường, sở Xây dựng.v.v. tiến hành làm rõ nguồn gốc đất, lập bản đồ địa chính các khu vực trên địa bàn Quận thật chi tiết, cụ thể và chính xác. Sau đó, cần công bố công khai các tài liệu trên cho toàn bộ dân chúng biết từ đó làm căn cứ để xác định diện tích đất đền bù cũng như chống tình trạng lẫn chiếm, cơi nới trái phép. Làm được điều này có mấy tác dụng sau: Thứ nhất, người dân khi biết rõ ràng về quy hoạch, về diện tích đất ở của mình sẽ không còn cảm thấy không an tâm về những chuyện “mờ ám” trong quá trình đo đạc, kiểm đếm, xác định diện tích đền bù, áp dụng chính sách đền bù. Thứ hai, là cơ sở để chính quyền địa phương quản lý về đất đai. Từ quy hoạch, bản đồ chi tiết sẽ dễ dàng xác định những hộ nào lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Khi có giải phóng mặt bằng, đây chính là cơ sở để xác định giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù. Thứ ba, quy hoạch, bản đồ cũng thể hiện những vùng sẽ có thay đổi, những dự án được thực hiện. Do vậy, đây là cơ sở để người dân chuẩn bị để khi có giải phóng mặt bằng, họ không bị bất ngờ, không gặp khó khăn trong việc ổn định đời sống. Giải pháp thứ chín, Ban quản lý dự án quận Long Biên cần thực hiện những giải pháp chung đã được ghi ở phần trên. Khi thực hiện những giải pháp đó, sẽ giúp cho Ban có thêm lực lượng để tiến hành thực hiện các dự án, đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng tiến độ. Có được những người cán bộ có năng lực, có kiến thức pháp luật vững vàng sẽ giúp cho công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, hợp tình, hợp lý không để xảy ra tình trạng người dân thắc mắc, kiện tụng dẫn đến làm công tác giải phóng mặt bằng bị chậm lại. 5.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên. Để trong thời gian tới, Ban quản lý dự án quận Long Biên giảm thiểu các dự án chậm tiến độ cũng như đảm bảo chi phí và chất lượng của dự án, Ban cần thực hiện một số giải pháp sau: Giải pháp thứ nhất, khi tính toán thời gian cho dự án và cho các công việc, cần tính thêm một khoản thời gian dự phòng. Khoản thời gian này có tác dụng đề phòng những sự cố bất ngờ như mưa, bão, các sự cố bất khả kháng. Thời gian dự phòng này phải được xác định kèm theo chi phí dự phòng sao cho không làm tăng quá đáng so với tổng vốn đầu tư của dự án và chiếm tỷ lệ thích hợp. Giải pháp thứ hai, Ban và đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo trong Ban cần thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc của các đơn vị tham gia vào quá trình thi công cũng như việc thực hiện công việc của bản thân các cán bộ trong Ban. Làm điều này để tránh tình trạng, một số cán bộ của Ban đôi lúc còn cả nể, chưa thật kiên quyết trong việc đốc thúc, chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ. Cũng như để đảm bảo sự phối hợp giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án như: tư vấn giám sát, tự vấn thiết kế, đơn vị thi công, công ty điện, nước.v.v Giải pháp thứ ba, trong quá trình quản lý dự án, Ban cần tiếp cận và sử dụng các kỹ thuật quản lý dự án như sơ đồ Pert/CPM, biểu đường đường GANTT, tính toán thời gian dự trữ toàn phần, thời gian dự trữ tự do.v.v. Những kỹ thuật này sẽ giúp cho Ban quản lý được các công việc của dự án, có thể điều chỉnh tiến độ và chi phí của dự án theo yêu cầu trong điều kiện vẫn đảm bảo được về mặt chất lượng. Để minh hoạ, sau đây em sẽ thông qua một dự án được thực hiện ở Ban để lập biểu đồ GANTT, sơ đồ Pert và tính thời gian dự trữ tự do và toàn phần của dự án đó. Dự án cải tạo đường tổ 1 Thống Nhất, Cự Khối, giai đoạn thi công hệ thống thoát nước. TÊN CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC TRONG GIAI ĐOẠN CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TỔ 1, THỐNG NHẤT, CỰ KHỐI. STT Tên công việc Công việc trước Thời gian thực hiện (ngày) 1 Chuẩn bị mặt bằng 1 2 Đào móng băng 1 8 3 Đóng cọc tre móng cống 2 2 4 Đá dăm đệm đáy 3 2 5 Lắp đặt móng cống 4 2 6 Lắp đặt cống 5 2 7 Bê tông móng cống 6 5 8 Ván khuôn cho bê tông tường cống 6 3 9 Cốt thép bê tông tường cống 6 4 10 Bê tông tường cống 7,8,9 4 11 Bê tông tấm đan 1 2 12 Ván khuôn tấm đan 1 1 13 Cốt thép tấm đan 1 1 14 Lắp dựng tấm đan 11,12,13 1 15 Xây gạch chỉ 10,14 2 16 Trát 15 1 17 Xếp đá 16 2 18 Đắp cát công trình 17 4 TÍNH TOÁN THỜI GIAN DỰ TRỮ TOÀN PHẦN(TGDTTP) VÀ THỜI GIAN DỰ TRỮ TỰ DO (TGDTTD). Công việc Thời gian thực hiện ES EF LS LF TGDTTP TGDTTD 1 1 0 1 0 1 0 0 2 8 1 9 1 9 0 0 3 2 9 11 9 11 0 0 4 2 11 13 11 13 0 0 5 2 13 15 13 15 0 0 6 2 15 17 15 17 0 0 7 5 17 22 17 22 0 0 8 3 17 20 19 22 2 2 9 4 17 21 18 22 1 1 10 4 22 26 22 26 0 0 11 2 0 2 23 25 23 0 12 1 0 1 24 25 24 1 13 1 0 1 24 25 24 1 14 1 2 3 25 26 23 23 15 2 26 28 26 28 0 0 16 1 28 29 28 29 0 0 17 2 29 31 29 31 0 0 18 4 31 35 31 35 0 0 Qua bảng trên, chúng ta xác định được công việc găng là đường: 1-2-3-4-5-6-7-10-15-16-17-18: với tổng thời gian là 35 ngày. Đây là cơ sở để đơn vị tập trung quản lý vì những công việc này có ảnh hưởng trực tiếp,và lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, bên cạnh việc quản lý chặt các công việc nằm trên đường găng còn cần quản lý cả các công việc khác. Bởi vì, nếu ta buông lỏng quản lý, thời gian thực hiện của các công việc này tăng lên và trở thành những công việc gần găng, khi đó, tiến độ của dự án vẫn có thể bị đe doạ. Bảng trên cũng giúp cho đơn vị quản lý dự án xác định được những công việc có thể đẩy nhanh, những công việc có thể điều chỉnh. Từ đó, xây dựng lên kế hoạch điều chỉnh các công việc để đạt được yêu cầu về tiến độ được đặt ra. Ngoài những kỹ thuật trên đây, còn nhiều kỹ thuật khác giúp đơn vị quản lý dự án có thể quản lý được chi phí và chất lượng, phân phối và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Trong thực tiễn hoạt động, để tăng hiệu quả quản lý, Ban quản lý dự án quận Long Biên có thể sử dụng phần mềm Microsolf project, để thực hiện các kỹ thuật quản lý dự án trên. Được biết, hiện nay, đơn vị này vẫn chưa sử dụng phần mềm này vào trong hoạt động quản lý của mình. C.KẾT LUẬN Sau 2 năm hoạt động, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp vào sự phát triển của Quận Long Biên cũng như của Thành phố Hà Nội. Những thành tích của Ban đã được cả Thành phố và Quận ghi nhận và tặng bằng khen. Đó là bằng chứng rõ ràng cho những thành tích mà Ban đạt được. Tuy vậy, vẫn còn có một số mặt chưa được. Điều này là bình thường, bởi trong quá trình hoạt động không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Chỉ ra những thiếu sót, những mặt còn tồn tại không phải là để bới móc, nói xấu, cũng không phải để lấy lệ mà là để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết. Những đánh giá, tìm tòi, những thành tích và hạn chế được viết trên đây xuất phát từ quá trình quan sát, tìm hiểu của em trong quá trình thực tập và được kiến giải, xem xét dưới góc độ của một sinh viên kinh tế. Do đó, có thể còn có thiếu sót, rất mong các thầy cô và các bạn thông cảm, góp ý. D-TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Dự án tổ 1, ngõ Thống Nhất, Cự Khối, Long Biên 2.Báo cáo tổng kết công tác năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005. 3.Báo cáo tổng kết công tác năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006. 4.Báo cáo tham luận hội nghị tổng kết công tác các đơn vị khối hành chính sự nghiệp quận Long Biên năm 2005 5.Hồ sơ giải phóng mặt bằng dự án trường THCS Giang Biên. 6.Dự án đầu tư xây dựng đường và kè xung quanh hồ Tai Trâu. 7.Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư của Quận Long Biên. 8.Hồ sơ mời thầu, biên bản mở thầu dự án xây dựng trạm bơm,hệ thống tưới khu sản xuất rau an toàn-hoa phường Phúc Lợi. 9.Công văn giải đáp thắc mắc do ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội gửi Ban quản lý dự án quận Long Biên. 10.Các giáo trình môn học. 11.Các báo cáo khác.v.v.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0062.doc
Tài liệu liên quan