Đề tài Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex

Tiêu thụ hàng hoá là mối quan tâm hàng đầu và là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, tiêu thụ hàng hoá lại càng khó khăn. Có nhiều doanh nghiệp bị ứ đọng vốn kinh doanh, phải chấp nhận thua lỗ, bán phá giá để thu hồi vốn nhanh do nhiều nguyên nhân như không phù hợp với sức mua, chất lượng kém, không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.Chính vì thế việc phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh từng thời kỳ để rút ra kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ hàng hoá là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Qua việc tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau: - Nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược tiêu thụ hàng hoá của công ty bằng cách tìm ra những thông tin, căn cứ hợp lý chính xác. Những căn cứ này sẽ là cơ sở để xây dựng các chiến lược kế hoạch kinh doanh, các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Vấn đề là làm sao nắm bắt được nhu cầu của thị trường về khối lượng và giá cả, điều này đòi hỏi bộ phận nghiên cứu thị trường phải làm việc một cách hiệu quả nhất. - Về các chính sách tiêu thụ hàng hoá, cần có nhiều chính sách khuyến mại để kích thích người tiêu dùng. Chính sách giá cả cần được áp dụng linh hoạt, cụ thể giảm giá cho khách hàng mới, khách hàng mua với khối lượng lớn hoặc tại thị trường cần mở rộng để bước đầu xâm nhập vào thị trường mới cũng như thu hút khách hàng của đối thủ để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nâng cao thị phần của công ty. - Do Gas là loại sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư về mặt kĩ thuật và an toàn cao. Vì vậy công ty cần luôn chú trọng đầu tư cho những công nghệ mới nhất, kiểm soát an toàn cao nhất, có cấp độ tự động hoá cao nhất như: hệ thống kiểm soát rò rỉ và đo nhiệt độ, báo cháy tự động, kiểm soát mức LPG trong bồn từ xa với mục đích đem lại những sản phẩm an toàn và tốt nhất đến với khách hàng. - Về tổ chức thực hiện: + Cần tăng cường thêm các phương tiện vận tải để chở hàng về tại kho theo yêu cầu của khách hàng. + Đội ngũ nhân viên trẻ tuy rất năng động nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chính vì thế họ cần được bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu hơn để làm việc một cách hiệu quả.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán được minh họa qua sơ đồ sau: PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN Kế toán chi tiêt Quản trị tài chính Kiểm tra kế toán kế toán tổng hợp Kế toán chi tiêt Quản trị tài chính Phòng kế toán chi nhánh Đà Nẵng Phòng kế toán chi nhánh Hải Phòng phòng kế toán chi nhánh Cần Thơ Phòng kế toán chi nhánh Sài Gòn Nhân viên kinh tế các cửa hàng bán lẻ Nhân viên kinh tế kho Đức Giang Sơ đồ 10: bộ máy kế toán tại công ty 3.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- chứng tù. Ngoài các sổ kế toán chi tiết để theo dõi sát sao tình hình hoạt động của công ty. Với sự trợ giúp của chương trình phần mềm kế toán, hệ thống sổ sách kế toán của công ty đã thu thập, phân loại và cung cấp cho nhà quản lý rất nhiều thông tin quản trị hữu ích. Quá trình ghi sổ với sự trợ giúp của máy tính được thể hiện qua sơ đồ dươí đây: Các chứng từ gốc Máy tính Bảng kê Bảng kê chứng từ Sổ chi tiết các TK Nhật ký – chứng từ Sổ cái các TK Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sơ đồ 11: kế toán máy Sổ sách của công ty được lưu giữ ở 2 dạng: - Lưu dữ trên phần mềm máy tính - In và đóng thành cá tập sổ kế toán 3.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội của công ty 3.1.5.1 Tình hình lao động của công ty Công ty Cổ phần Gas Petrolimex gồm nhiều phòng ban nên số lượng lao động trong công ty là khá lớn. Lao động trong công ty được phân thành hai bộ phận chính là bộ phận lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Bộ phận lao động trực tiếp làm việc trong các phân xưởng nên số lượng lao động nhiều hơn bộ phận lao động gián tiếp. Tuy nhiên do quy mô của công ty khá lớn nên số lượng lao động gián tiếp tại công ty cũng lớn. Lao động gián tiếp chủ yếu làm việc tại văn phòng công ty làm công tác quản lý và một số làm việc tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ của công ty. Để thấy rõ hơn tình hình lao động của công ty ta nhìn vào bảng sau : Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%) SL(ng) CC(%) SL(ng) CC(%) SL(ng) CC(%) 07/06 08/07 Tổng số lao động 776 100 810 100 830 100 104.3 102.4 1. Phân theo tc LĐ Lao động gián tiếp 340 43.81 357 44.07 368 44.34 105 103 Lao động trực tiếp 436 56.19 453 55.93 462 55.66 103.9 101.9 2. Phân theo trình độ Trên đại học 09 1.16 11 1.36 13 1.57 122.2 118.1 Đại học 331 42.65 346 42.72 355 42.77 104.5 102.6 Trung cấp 99 12.76 105 12.96 109 13.13 106.1 103.8 Sơ cấp và CNKT 337 43.43 348 42.96 353 42.53 103.2 101.4 ( Nguồn phòng tổ chức hành chính ) Từ bảng số liệu ta thấy: Tổng số lao động tại công ty qua 3 năm đều tăng lên nhưng với tỷ lệ khác nhau, trong đó năm 2007 tăng 34 người so với năm 2006, năm 2008 tăng 20 người so với năm 2007. Ngoài ra ta cũng thấy rằng số lao động có trình độ tại công ty chiếm tỷ lệ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể : Năm 2006 trên đại học là 1.16%, đại học 42.65%, trung cấp là 12.76%, sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 43.43%. Năm 2007: trên đại học là 1.36%,đại học là 42.72%, trung cấp là 12.96%, sơ cấp là 42.96%. Năm 2008 trên đại học là 1.57%, đại học 42.77%, trung cấp là 13.13%, sơ cấp và CNKT là 42.53%. Công ty đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại công ty được thực hiện theo hướng sau: - Đối với lao động trực tiếp: Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành hàng. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. - Đối với lao động tại các phóng chuyên môn nghiệp vụ: Công ty luôn tạo điều kiện cho tham gia học cả trong và ngoài nước về các ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về các chế độ, chính sách của nhà nước...Những cán bộ công nhân viên do công ty cử đi học được thanh toán chi phí học tập và được hưởng lương theo kết quả học tập. 3.1.5.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty Trong mhững năm qua do tình hình thị trường có nhiều biến động nên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty làm cho tài sản nguồn vốn của công ty có sự biến động về số lượng và cơ cấu. Để nắm được chính xác tình hình tăng giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng ta có bảng số liệu về tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty như sau: Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006– 2008 lần lượt là 690.314.281 nghìn đồng, 843.083.031nghìn đồng, 748.967.919 nghìn đồng. Để hiểu rõ hơn ta xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn như sau: Về tài sản: TS của công ty được phân thành TSNH và TSDH - TSNH năm 2007 là 466.081.828 nghìn đồng tăng 22,96% so với năm 2006, đến năm 2008 lại giảm 27,62% so với năm 2007. Nguyên nhân là do có sự thay đổi của các yếu tố cấu thành nên TSNH, cụ thể: + Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 là 22.838.362 nghìn đồng đến năm 2007 tăng lên là 51.045.819 nghìn đồng nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 23.019.013 nghìn đồng. + Các khoản đầu tư tài chính năm 2007 là 88.000.000 nghìn đồng tăng hơn so với 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống rất nhiều và chỉ đạt 31.502.875 nghìn đồng. Do đó làm tổng TSNH năm 2008 giảm nhiều so với các năm trước. + Hàng tồn kho cũng có sự biến động lớn qua 3 năm: Năm 2006 giá trị hàng tồn kho là 80.162.443 nghìn đồng, năm 2007 là 104.223.074 nghìn đồng tăng 30,01% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm chỉ còn là 62.425.475 nghìn đồng. Lượng hàng tồn kho giảm có thể lượng hàng tiêu thụ tăng nhưng lượng hàng dự trữ cho kì tiếp theo chưa đảm bảo dễ dẫn đến rủi ro thiếu hàng. + Một nhân tố nữa có ảnh hưởng lớn tới giá trị tài sản là các khoản phải thu, đây là nhân tố quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu nhăm 2007 tăng 8,49% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 các khoản phải thu lại giảm 2,04% so với năm 2007. Đây cũng là nhân tố làm tổng TSNH năm 2008 giảm. - TSDH bao gồm phải thu dài hạn, TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn, TSDH khác. Trong đó các khoản phải thu dài hạn là các khoản thu từ kí cược vỏ bình gas, nhưng chỉ có năm khoản này chưa thu hết và còn phải thu là 185.454 nghìn đồng còn năm 2007, 2008 đã thu hết được trong năm. + TSCĐ cũng có sự biến động lớn do công ty đã tiến hành mua sắm và xây dựng các công trình kho bãi nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. Giá trị TSCĐ năm 2007 tăng 4,63%, năm 2008 tăng 29,7% so với năm 2007. Năm 2008 TSCĐ tăng nhiều là do tổ chức triển khai thi công cao ốc văn phòng tại 322 Điện Biên Phủ TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty cũng tiến hành đầu tư vào các công ty liên kết do đó các khoản đầu tư dài hạn khác cũng tăng lên. Về nguồn vốn từ năm 2006- 2008 cũng có nhiều biến động là do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành nên nó: - Các khoản nợ phải trả của công ty giảm dần từ 341.836.515 nghìn đồng năm 2006 xuống 295.806.883 nghìn đồng năm 2007 và đến năm 2008 chỉ còn 236.716.146 nghìn đồng. Trong đó các khoản nợ ngắn hạn có chiều hướng giảm nhưng các khoản nợ dài hạn lại có sự biến động không đều: Năm 2007 giảm 21,92 so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại tăng 47,09% so với năm 2007. - Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng chứng tỏ việc huy động vốn của các cổ đông đã có hiệu quả và công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do biến động của thị trường gas thế giới đã làm ảnh hưởng tới thị trường gas trong nước khiến cho giá gas không ngừng tăng cao làm cho việc kinh doanh của công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Tóm lại tình biến động tài sản nguồn vốn của công ty đến năm 2008 chưa thực sự thuận lợi, vẫn còn nhiều khoản mục chưa tốt điều đó cũng làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3.1.5.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh là đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi. Lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu kết quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, càng khẳng định được mình trên thị trường. Ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản là một tất yếu đối với doanh nghiệp. Mặt khác phân tích kinh doanh là việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp hạn chế các yếu tố tiêu cực và thúc đẩy các yếu tố tích cực làm doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Do đó công ty phải có biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, phương thức kinh doanh để nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy cần phải phân tích kết quả kinh doanh của công ty để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm(2006- 2008), ta lập bảng kết quả kinh doanh của công ty như bảng 3. Qua bảng số liệu, nhìn vào toàn bộ kết quả HĐSXKD của công ty cho ta thấy lợi nhuận sau thuế của 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 34.013.534 nghìn đồng, sang năm 2007 có tăng cụ thể là 45.919.400 nghìn đồng, nhưng đến năm 2008 thì lại giảm rất nhiều cụ thể là chỉ đạt 2.231.184 nghìn đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các yếu tố Năm 2007: - Do tổng doanh thu tăng 17,28% tương ứng là 220.532.302 nghìn đồng so với năm 2006, trong đó các khoản giảm trừ cũng tăng 72,12% tương ứng là 686.840 nghìn dẫn tới doanh thu thuần năm 2007 chỉ tăng 17,24% so với năm 2006 tương ứng là 219.845.462 nghìn đồng. - Do giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 16,65% tương ứng với 187.047.667 nghìn đồng so với năm 2006, sự thay đổi này dẫn đến lợi nhuận gộp năm 2007 tăng 21,64% so với năm 2006 tương ứng tăng 32.797.796 nghìn đồng. - Do năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty là 35.972.282 nghìn đồng trong khi đó năm 2006 công ty chỉ thu được một khoản là 435.261 nghìn đồng đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 tăng lên so với năm 2006. Tuy nhiên tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 21.767.509 nghìn đồng nên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2007 giảm đi và kết quả cuối cùng là tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng 14.011.458 nghìn đồng tương ứng tăng 46,87% so với năm 2006. - Ngoài ra lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 2.477.179 nghìn đồng đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.905.866 nghìn đồng tương ứng tăng 35%. Năm 2008: - Do tổng doanh thu tăng 12,92% tương ứng là 193.389.557 nghìn đồng so với năm 2007, trong khi đó các khoản giảm trừ tăng 8,09% tương ứng là 132.726 nghìn đồng, do đó doanh thu thuần năm 2008 tăng 12,93% so với năm 2007 tương ứng là 193.256.831 nghìn đồng. - Do giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 15,72% tương ứng với 206.041.007 nghìn đồng so với năm 2007 nhưng do chênh lệch giá vốn lớn hơn so với chêch lệch tăng của doanh thu do đó làm lợi nhuận gộp năm 2008 giảm 7,94% tương ứng giảm 12.784.176 nghìn đồng so với năm 2007. - Do chi phí hoạt động tài chính năm 2008 tăng hơn nhiều lần so với phần tăng của doanh thu hoạt động tài chính, bên cạnh đó chi phí bán hàng cũng tăng 10,97% so với năm 2007 do đó làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 giảm so với năm 2007 là 94,9% tương ứng là 41.664.180 nghìn đồng. - Ngoài ra lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2008 giảm so với năm 2007 là 9.587.846 nghìn đồng làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 93,47% tương ứng giảm 49.798.590 nghìn đồng do đó làm lợi nhuận sau thuế giảm 95,14% tương ứng giảm 43.688.216 nghìn đồng. Như vậy qua 3 năm 2006- 2008 hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến đổi làm lợi nhuận sau thuế cũng biến đổi theo dặc biệt là năm 2008 do công ty đẩy mạnh tiến độ thi công kho gas Đình Vũ, thi công xong và đưa vào sử dụng quý III năm 2008 và tổ chức triển khai thi công cao ốc văn phòng tại 322 Điện Biên Phủ TP Hồ Chí Minh. Do đó làm khoản chi phí hoạt động tài chính khá lớn làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp: Là những sỗ liệu thu được từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người quản lý. * Số liệu sơ cấp: Là số liệu thu thập được từ những nguồn sẵn có như : sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế.. của công ty. 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Thực hiện phương pháp này là làm cân đối, tính toán các số liệu thu thập được về tiêu thụ Gas. Xử lý số liệu là phương pháp quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đề tài. Các nguồn số liệu thông tin thu thập còn ỏ dạng thô, một vài số liệu có thể dùng được ngay nhưng hầu hết số liệu đó phải thông qua xử lý. Việc xử lý các nguồn thông tin đúng, phù hợp mới đáp ứng được yêu cầu của phân tích. 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Sau khi thu thập và xử lý được số liệu thì phải phân tích, đánh giá và đưa ra nhận xét về các số liệu thu thập được về tiêu thụ Gas. Phân tích số liệu là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể dựa vào các số liệu đã được xử lý. Quá đó tiến hành phân tích chiều hướng biến động của sự vật hiện tượng, tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài Doanh thu TR = SQ x P trong đó TR: doanh thu Q: số lượng sản phẩm P: giá bán sản phẩm Doanh thu thuần Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ Doanh thu bán hàng SDoanh thu bán hàng = SGiá trị hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu Tỷ suất doanh thu/ chi phí S Doanh thu Tỷ suất doanh thu so với chi phí = x 100 Chi phí Chỉ tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận = SDoanh thu - SChi phí Chỉ tiêu về thị phần Thị phần của = Lượng bán của doanh nghiệp doanh nghiệp x 100 Lượng tiêu thụ trên thị trường PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng và đánh giá công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas 4.1.1 Thực trạng công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm 4.1.1.1 Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá Để quá trình tiêu thụ hàng hoá dễ dàng, thuận lợi các doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá một cách chính xác, cụ thể. Thực chất của việc lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá là dự đoán trước số lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá bán và từ đó dự kiến doanh thu có thể tiêu thụ có thể đạt được trong kỳ kế hoạch, có thể chủ động tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho hợp lý. Nếu công tác tiêu thụ không được lập kế hoạch một cách chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ rơi vào thế bị động, việc tiêu thụ sẽ không phù hợp với nhu cầu thị trường và dẫn đến kết quả, hiệu quả kinh doanh thấp. Hơn nữa do kế hoạch tiêu thụ hàng hoá là một phần của kế hoạch tài chính của công ty nên nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ sẽ ảnh hưởng hàng loạt đến các kế hoạch khác như: kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch về vốn... Như vậy, lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trước khi bước vào một chu kỳ kinh doanh. Bảng4: Kế hoạch tiêu thụ Gas năm 2008 Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Doanh thu (đ) Gas rời kg 82.452.126 17.325 1.428.483.083.145 Gas bình 12 kg Kg 3.136.247 17.608 55.223.037.181 Gas bình 13 kg Kg 5.095.258 16.423 83.679.422.136 Gas bình 48 kg Kg 6.812.489 18.773 127.890.856.125 Tổng cộng Kg 97.496.120 1.695.576.398.587 Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty Căn cứ lập kế hoạch: Căn cứ vào tình hình tiệu thụ hàng hoá thực tế các năm trước, kết hợp với việc nghiên cứu, phân tích và dự đoán nhu cầu thị trường cũng như các hợp đồng đã ký kết ở thời điểm trước khi lập kế hoạch, công ty giao cho phòng kinh doanh có trách nhiệm lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hàng năm. Thời điểm lập kế hoạch: Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của năm kế tiếp được lập vào khoảng đầu tháng 12 của năm báo cáo dựa trên các căn cứ đã nêu. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và hoạt động hiệu quả công ty đã rất năng động trong chính sách tiêu thụ hàng hoá nhằm thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng. Đối với mỗi khách hàng khác nhau công ty sẽ tiến hành thoả thuận và đưa ra các phương thức giao hàng sao cho phù hợp và thuận tiện nhất cho khách hàng và cho hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, các phương thức bán hàng ở công ty hiện nay rất đa dạng và linh hoạt, gồm: Phương thức bán buôn hàng hoá: Bán buôn hàng hoá có thể được thực hiện qua hệ thống kho của công ty hoặc vận chuyển thẳng. + Phương thức bán buôn qua kho: theo phương thức này công ty và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, đồng thời căn cứ việc thoả thuận hình thức vận chuyển, bán buôn qua kho được chia thành: Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: theo hình rthúc này, khách hàng sẽ đến thoả thuận để mua hàng, viết hoá đơn giá trị gia tăng và lập phiếu xuất hàng. Khách hàng sẽ tự cử người đến công ty để nhận hàng. Bán buôn hàng hoá q ua kho theo hình tức chuyển hàng: theo hình thức này, phòng kinh doanh căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã kí kết với khách hàng, lập phiếu xuất kho, chuyển chứng từ sang kho để người quản lý kho điều động phương tiện vận tải chuyên dụng của mình hoặc thuê ngoài chở hàng đến kho của khách hàng. + Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Phương thức này được công ty áp dụng chủ yếu dưới hình thức giao hàng trực tiếp. Công ty có mạng lưới các chi nhánh phân phối rộng khắp cả nước và rất gần các cầu cảng nên khi có nhu cầu về nguồn hàng, các chi nhánh sẽ báo với công ty mua hàng và chuyển thẳng đến các cảng của các chi nhánh. Căn cứ vào nhu cầu của các chi nhánh và điều kiện thực tế, văn phòng công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp và thoả thuận địa điểm giao hàng. Hàng được chuyên chở bằng tàu thuỷ sẽ cập cảng chi nhánh. Chi nhánh tiến hành thủ tục nhận hàng, chở hàng về kho của chi nhánh. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập hàng, chi nhánh báo về văn phòng công ty số hàng đã nhận để công ty ghi nhận khoản doanh thu nội bộ đã được thực hiện và chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho công ty như một khách hàng. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được chi phí vận chuyển, chi phí qua kho cho toàn công ty, đồng thời đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng cho các chi nhánh. Phương thức bán lẻ Phương thức này chỉ áp dụng đối với mặt hàng gas bình. Theo phương thức này, các cửa hàng căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng tiêu thụ của mình để đăng ký và nhận hàng của công ty về tiêu thụ. Hình thức hàng đổi hàng Do đặc điểm của ngành hàng, trong quá trình kinh doanh, các hãng kinh daonh gas hoá lỏng (LPG) có một hoạt động lhá thường xuyên đó là trao đổi hàng hoá cho nhau. Hoạt động này phát sinh trong trường hợp một hãng kinh doanh gas thiếu hàng để cung cấp cho khách hàng của mình, hãng kinh doanh đó sẽ thoả thuận với một hãng kinh doanh gas khác để vay hàng. Khi hãng kinh doanh có hàng, hãng sẽ tiến hành chuyển trả hàng vay. Các hàng hoá trao đổi trong phương thức này được xác định là hàng hoá cùng loại và cùng giá. Xuất hàng để tiêu dùng nội bộ Trong quá trình kinh doanh, để giới thiệu và khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình, công ty cũng thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mại cho khách hàng bằng hàng hoá của công ty. Ngoài ra hàng hoá của công ty cũng được sử dụng phục vụ kho quá trình kinh doanh và được coi là hàng hoá triêu dùng nội bộ. Kết quả và hiệu quả quản lý tiêu thụ sản phẩm Hàng hoá tiêu thụ trong kỳ được tính bằng chỉ tiêu hiện vật phản ánh số lượng hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ của từng mặt hàng trong doanh nghiệp. Số lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ quyết định đến tổng doanh thu tiêu thụ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Qua đó việc phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá qua chỉ tiêu hiện vật có vai trò rất quan trọng giúp cho các nhà phân tích có thể biết được tình hình tiêu thụ cụ thể của từng mặt hàng, biết được mặt hàng nào dược thị trường ưa chuộng để có biện pháp tăng cường, còn đối với những mặt hàng không tiêu thụ được thì tìm hiểu nguyên nhân để tăng lượng hàng tiêu thụ. Để biêt được tình hình tiêu thụ hàng hoá trong công ty ta đi vào phân tích bảng tình hình tiêu thụ Gas do gas là sản phẩm chiếm phần lớn doanh thu của công ty. Kết quả thu được từ bảng 5 cho thấy số lượng Gas tiêu thụ năm 2008 tăng so với năm 2007 cụ thể như sau: Tổng sản lượng tiêu thụ gas năm 2008 tăng 38454705 kg so với năm 2007 tức là tăng 47,79% là do gas hoá lỏng LPG chiếm tỷ lệ lớn nhất năm 2008 là 88,46%, năm 2007 là 86,98% và tăng 35205917 kg so với năm 2007 tương ứng tăng 50,3%. Đối với gas bình 12kg cũng tăng nhưng không đáng kể và qua 2 năm đều chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Đối với gas bình 48kg tăng 2.979.848 kg tương ứng tăng 92,3 % so với năm 2007. Riêng đối với gas bình 13 kg năm 2008 lại giảm 207064kg so với năm 2007 tức là giảm 4,66%. Nhìn chung tình hình tiêu thụ Gas qua 2 năm đều có sự thay đổi về cơ cấu và sản lượng và năm sau cao hơn năm trước do đó công ty cần có những biện pháp để phát huy tăng sản lượng cho các năm tiếp theo. Kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hoá không chỉ chịu ảnh hưởng của số lượng hàng hoá tiêu thụ mà còn chịu ảnh hưởng của giá bán hàng hoá. Việc đánh giá kết quả tiêu thụ bằng giá trị sẽ nhằm đánh giá tác động của cả hai nhân tố này đến kết quả tiêu thụ. Do đó để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của công ty chúng ta phải kết hợp đánh giá qua hai chỉ tiêu và số lượng gas tiêu thụ. Kết quả thu được sẽ phản ánh một cách đầy đủ và chi tiết nhất kết quả của một quá trình tiêu thụ hàng hoá. Từ kết quả này công ty có thể thấy được sự ảnh hưởng chi tiết của nhân tố giá bán tới kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động kinh doanh. Hơn nữa tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ có ý nghĩa rất to lớn xuyên suốt toàn bộ hoạt động của công ty. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là kinh doanh gas hoá lỏng. Do vậy ta đi vào phân tích tình hình tiêu thụ các loại gas. Nhìn vào bảng 6 ta thấy tổng doanh thu tiêu thụ gas năm 2008 tăng 91.736.288.919 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 6,21%. Trong đó doanh thu tiêu thụ gas bình 48 tăng nhiều nhất và tăng 55.971.906.191 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 96,41%. Do giá bán gas hoá lổng LPG năm 2008 giảm so với năm 2007 nên doanh thu tiêu thụ chỉ tăng 34.514.468.659 đồng tương ứng tăng 2,69%. Đối với gas bình 13kg do số lượng giảm và giá bán năm 2008 cũng giảm so với năm 2007 nên doanh thu tiêu thụ giảm 6.384.107.167 đồng tương ứng giảm 7,83%. Đối với gas bình 12kg giá bán giảm nhứng không đáng kê nên doanh thu tiêu thụ tăng 7.634.021.236 đồng so với năm 2007. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và hoạt động hiệu quả công ty đã rất năng động trong chính sách tiêu thụ hàng hoá nhằm thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng. Công ty đã áp dụng nhiều phương thức bán hàng khác nhau để thu hút được nhiều khách hàng. Để thấy rõ được tình hình tiêu thụ gas qua các phương thức bán ta phân tích bảng số liệu sau: Qua bảng 7 ta thấy lượng Gas tiêu thụ chủ yếu qua phương thức bán hàng trực tiếp trong đó có phương thức bán buôn, bán lẻ, bán đại lý. Với chính sách thích hợp về giá, chất lượng công tác chăm sóc khách hàng không ngừng được nâng cao, công tác quảng cáo, khuyến mại được thực hiện kịp thời và hợp lý..nên khối lượng giao dịch theo phương thức bán buôn với khách hàng công nghiệp ngày càng đông. Năm 2008 doanh thu tiêu thụ gas bán buôn là 644.783.818.548 đồng tăng 128.060.545.163 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 24,78%. Đối với phương thức bán lẻ chiếm tỷ lệ không đáng kể doanh thu tiêu thụ chỉ tăng 22.523.995.733 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 8,93%. Đối với phương thức bán đại lý năm 2008 doanh thu tiêu thụ đạt 267.468.886.423 đồng tăng 60.318.948.281 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 29,12%. Theo phương thức bán hàng trực tiếp năm 2008 doanh thu tiêu thụ là 1.186.852.417.483 đồng tăng 21,61% so với năm 2007. Theo phương thức bán tổng đại lý thành viên năm 2008 doanh thu tiêu thụ là 381.158.068.149 đồng nhưng không đáng kể, giảm 36.559.976 đồng so với năm 2007 tương ứng giảm 0,01%. Đối với phương thức bán hãng khác chỉ có năm 2007 thu được 119.130.639.282 đồng. Tóm lại doanh thu tiêu thụ gas qua các phương thức đều có sư thay đổi qua 2 năm chỉ có phương thức bán hàng trực tiếp tăng so với năm 2007 còn 2 phương thưc bán tổng đại lý thành viên và bán bãng khác đều giảm so với năm 2007. Vì vậy công ty cần có những giải pháp để tăng doanh thu qua 2 phương thức này như tạo mối quan hệ với các hãng khác.....Riêng đối với phương thức bán trực tiếp trong đó chiếm tỷ lệ lớn là phương thúc bán buôn cho khách hàng công nghiệp cần có mục tiêu chiến lược phát triển nhằm vào đối tượng này vì trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, các khu công nghiệp không ngừng mở ra, kéo theo sự ra đời của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghiệp. Như vậy khách hàng công nghiệp có thể coi là khách hàng tiềm năng trong những năm tới. 4.1.1.2 Hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Quá trình mua hàng * Nguồn hàng Để đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác, công ty cổ phần Gas phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các nguồn hàng. Nguồn hàng được lựa chọn là nguồn hàng vừa phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng hàng hoá, vừa phải đảm bảo chi phí và giá thu mua hợp lý để đem lại hiệu quả lớn nhất cho công ty. Hàng hoá của công ty chủ yếu được mua vào từ hai nguồn: + Nguồn nhập nội: Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất một công ty cung cấp LPG đó là công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khíDinh Cố tại Vũng Tàu. Ưu điểm của nguồn hàng nhập nội là giá mua và chi phí thu mua thấp. Tuy nhiên do thị trường gas trong nước không ngừng phát triển, các hãng kinh doanh gas ngày càng nhiều, nên dù hoạt động với công suất tối đa, công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khi cũng không thể đáp ứng đủ nguồn hàng. Vì vậy các hãng kinh doanh phải chủ động tìm hàng từ các nguồn khác. Trong một số trường hợp, khi thiếu hàng hoặc có điều kiện, công ty có thể thực hiện nhập mua hàng trong nội bộ ngành hoặc nhập mua các hãng khác theo phương thức hàng đổi hàng. + Nguồn nhập ngoại: Hình thức nhập khẩu chủ yếu mà công ty đang áp dụng là nhập khẩu trực tiếp. Công ty đã đặt được mối quan hệ mua bán với nhiều công ty của nhiều quốc gia trên thế giới như: công ty Kenyon – engineering của Nhật Bản, công ty Comap của Pháp, công ty Samjin của Hàn Quốc, công ty Cavagna của Singapore... Tất cả đều được xây dựng trên mối quan hệ làm ăn lâu năm và tín nhiệm. Hàng hoá thu mua từ nguồn hàng này luôn được đảm bảo về mặt chất lượng tuy nhiên giá cả và chi phí từ nguồn hàng nỳ là tương dối cao. Đơn vị: Công ty cổ phần Gas Petrolimex Mẫu số:01GTKT/3LL-02 Địa chỉ: 775 Giải Phóng, Hoàng Mai, QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Hà Nội Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU NHẬP KHO Số: 000084 Ngày 26 tháng 10 năm 2008 Nợ: 156 Có: 111 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Thị Nhung Đ/C: Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí Dinh Cố - Vũng Tàu Nhập tại kho: kho Gas Đức Giang STT Tên,nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ thực nhập 1 Gas bình 12 kg GA Kg 17471 17471 17156 299732476 2 Gas bình 13 kg GA Kg 24421 24421 16458 401920818 Cộng tiền hàng 701653294 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT : 70165329 Tổng cộng tiền thanh toán: 711818623 Số tiền bằng chữ: bảy trăm mười một triệu tám trăm mười tám nghìn sáu trăm hai ba đồng. Ngày 26 tháng 10 năm 2008 Người lập biểu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phương pháp xác định giá vốn và giá bán của công ty + Phương pháp xác định giá vốn hàng hoá Là một đơn vị kinh doanh thương mại nên nghiệp vụ nhập xuất hàng của công ty diễn ra khá thường xuyên, trong khi đó giá cả hàng hoá của công ty lại không ổn định mà thường xuyên biến động theo sự biến động của thị trường trong nước và thế giới. Để giảm bớt sự phức tạp trong quá trình hạch toán, san đều chênh lệch giá cho toàn bộ hàng tồn kho, tạo sự ổn định, công ty đã sử dụng giá hạch toán để xác định giá vốn. Theo phương pháp đó phòng kinh doanh phối hợp với phòng kế toán tài chính xác định mức giá vốn phù hợp sử dụng thốn nhất trong kỳ hạch toán. Giá vốn hàng bán được xác định trên cơ sở giá mua thực tế kỳ trước và giá mua hàng hoá dự kiến trong tương lai. + Phương pháp xác định giá bán Giá bán hàng hoá là giá thoả thuận giữa công ty với khách hàng và được ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Đối với mỗi phương thức bán khác nhau, phòng kinh doanh sẽ xây dựng cácgiá bán khác nhau. Đối với giá bán buôn(giá giao cho các tổng đại lý, đại lý) Giá bán = giá vốn hàng hoá + chi phí vận chuyển, chi phí qua kho(nếu có) + % lợi nhuận theo kế hoạch của công ty Đối với giá bán lẻ Khi giao hàng chocác cửa hàng, công ty không tính tỷ lệ % lợi nhuận giữ lại công ty mà thực hiện chính sách hỗ trợ giá giao cho các cửa hàng. Theo đó giá giao cho các cửa hàng được tính bằng công thức: Giá giao cửa hàng = giá vốn hàng hoá + chi phí qua kho + chi phí vận chuyển Nhân viên cửa hàng căn cứ vào giá giao của công ty, các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng để tự xác định giá bán cho người tiêu dùng sao cho đảm bảo bù dắp được chi phí bỏ ra và đảm bảo có lãi. Như vậy giá bán đến tay người tiêu dùng được tính theo công thức sau: Giá bán lẻ của cửa hàng = giá giao cửa hàng + % lợi nhuận theo kế hoạch của cửa hàng. Trong đó chi phí cửa hàng là toàn bộ chi phí phát sinh tại cửa hàng trong quá trình bán hàng, bao gồm chi phí điện nước, điện thoại, chi phí vận chuyển hàng giao cho khách... Đối với giá giao cho các chi nhánh Giá bán = giá vốn hàng hoá + chi phí vận chuyển, chi phí qua kho(nếu có) + chi phí quản lý chung Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng Việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty được thực hiện theo nhiều hình thức có thể là trực tiếp cũng có thể là chuyển thẳng từ nhà cung cấp qua kho của các chi nhánh. Khi giao hàng, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho thành 3 liên: Liên 1 được giữ ở phòng kinh doanh làm chứng từ theo dõi tình hình biến động của hàng hoá, đáp ứng yêu cầu quản lý, thống kê của phòng kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, kế toán căn cứ tính hợp lý hợp pháp của phiếu xuất kho để viết hoá đơn GTGT cho khách hàng. Liên 3 do thủ kho giữ lại làm căn cứ xuất kho. Đơn vị: Công ty cổ phần Gas Petrolimex Mẫu số:01GTKT/3LL-02 Địa chỉ: 775 Giải Phóng, Hoàng Mai, QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Hà Nội Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 11 năm 2008 Số: 000094 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hương Nợ: TK 131,Có:TK 156 Địa chỉ: Tổng Đại lý Thành Tâm- Giảng Võ- Ba Đình- Hà Nội Xuất tại kho: Kho Gas Đức Giang STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền(đ) 1 Gas bình 12 kg GA kg 17552 17895 314093040 2 Gas bình 13 kg GA Kg 26330 16584 436656720 Cộng tiền hàng 750749760 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT 75074976 Tổng cộng tiêng thanh toán 825824736 Số tiền bằng chữ: tám trăm hai năm triệu tám trăm hai tư nghìn bảy trăm ba sáu đồng. Xuất ngày 20 tháng 11 năm 2008 Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào khối lượng hàng hoá thực nhập, xuất trên cáchoá đơn để ghi vào thẻ kho một cách chính xác kịp thời. thẻ kho do kế toán lập và giao cho thủ kho ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho để ghi vào cột tương ứng trong thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn, số lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ được tính như sau: Lượng HH Lượng HH Lượng HH Lượng HH tồn kho = tồn kho + nhập kho - xuất kho CK ĐK trong kỳ trong kỳ Giá trị hàng hoá tồn kho cuối lỳ được tính như sau: Giá trị HH Giá trị HH Giá trị HH Giá trị HH tồn kho = tồn kho + nhập kho - xuất kho CK ĐK trong kỳ trong kỳ 4.1.2 Đánh giá công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas 4.2.2.1 Đánh giá công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty Theo chức năng quản lý Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá: Nhìn chung công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá của công ty được thực hiện khá tốt. Điều đó được thể hiện qua các phương diện sau: - Về vật chất: Công ty bố trí các phương tiện phục vụ cho hoạt động bán hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh như: Xe ô tô chuyên vận chuyển hàng hàng về kho các chi nhánh hoặc chuyên chở cho khách hàng. - Đối với việc lưu trữ, bảo quản thì công ty có các hệ thống kho chứa tại các chi nhánh và kho Gas Đức Giang để chứa hàng, phục vụ vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản kịp thời. Do Gas là sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư về mặt kỹ thuật và an toàn cao nên tại các kho chứa hàng có hệ thống kiểm soát rò rỉ và đo nhiệt độ, báo cháy tự động nhằm đảm bảo an toàn. Tuy nhiên với tốc độ tăng của nhu cầu thị trường như hiện nay thì đỏi hỏi con người phải làm việc hết sức cật lực. Hầu hết đội ngũ cán bộ, nhân viên khi bước vào công ty đã được đào tạo qua trường lớp, số còn nếu chưa được đào tạo thì khi vào công ty, những người có kinh nghiệm đi trước sẽ chỉ dẫn cho những người thiếu kinh nghiệm để cùng nhau tiến bộ. Theo tình hình tiêu thụ hàng hóa Nhận xét chung về công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty 4.2.2.2 Đánh giá công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm tại công ty Những điểm mạnh Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại. Kết quả của quá trình tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh chính xác và rõ ràng nhất toàn bộ lỗ lực mà doanh nghiệp bỏ ra trong kì kinh doanh. Chính vì vậy hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định rõ được tầm quan trọng đó, trong những năm qua công ty cổ phần Gas Petrolimex đã tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá một cách hệ thống và khoa học. Nhờ có sự trợ giúp của bộ phận kế toán, các nhà quản lý, các cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh của công ty luôn được cung cấp kịp thời những thông tin quan trọng về tình hình tiêu thụ, chủ động và nhanh chóng đưa ra những phương án nhằm tối đa hoá lợi ích kinh doanh của công ty. Để đảm nhiệm tốt vai trò của mình các cán bộ kế toán thường xuyên cập nhật những kiến thức, những chính sách và chế độ kế toán mới được ban hành và áp dụng hiện nay. Đi sâu tìm hiểu đặc trưng ngành nghề hoạt động của công ty, các cán bộ kế toán đã vận dụng một cách sáng tạo các quy định và chế độ kế toán hiện hành để áp dụng vào công ty sao cho phù hợp nhất. Ví dụ để xác định số vốn của số hàng tiêu thụ trong kỳ, công ty lựa chọn phươưng pháp tính giá vốn hàng tồn kho theo giá hạch toán. Việc lựa chọn này là rất phù hợp với doanh nghiệp mà nghiệp vụ nhập - xuất hàng diễn ra khá thường xuyên, giá cả của hàng hoá mà công ty kinh doanh cũng thường xuyên biến động phức tạp nên dùng giá hạch toán sẽ giúp cho công tác kế toán trở nên đơn giản hơn. Đối với một doanh nghiệp mà số lượng các giao dịch lớn, mặt hàng kinh doanh đa dạng, thực hiện nhiều phương thức bán hàng khác nhau cho mỗi đối tượng khách hàng, công ty đã rất linh hoạt trong việc xây dựng hệ thống mã hàng, mã khách để thuận tiện cho quá trình quản lý. Khi cần thông qua hệ thống chương trình phần mềm máy tính, công ty có thể nhanh chóng lấy ngay được các báo cáo nhanh theo những tiêu thức lựa chọn. Ngoài ra hệ thống sỏ chi tiết, hệ thống báo cáo nhanh phục vụ cho việc theo dõi nghiệp vụ tiêu thụ cũng tổ chức khá phonng phú. Bảng 8: Kế hoạch và kết quả tiêu thụ Gas năm 2008 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH(%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Gas hoá lỏng LPG 82.452.126 84,57 80.187.308 88,46 97,25 Gas bình 12kg 3.136.247 3,22 3.280.548 2,76 104,6 Gas bình 13kg 5.095.258 5,23 4.231.071 3,56 83,04 Gas bình 48kg 6.812.489 6,98 6.207.948 5,22 91,13 Tổng 97.496.120 100 93.906.875 100 96,32 Những điểm yếu -Về chứng từ và luân chuyển chứng từ Mặc dù công tác sử dụng chứng từ và luân chuyển chứng từ được công ty tổ chức khá nghiêm túc và chặt chẽ song trong nghiệp vụ xuất hàngbán cho khách hàng công nghiệp, thủ kho chỉ căn cứ vào lệnh xuất hàng để giao hàng cho khách. Công ty không tổ chức phát hành chứng từ xuất kho trong tháng mà đến cuối tháng mới tổng hợp toàn bộ các lệnh xuất hàng để viết phiếu xuất. - Về hệ thống tài khoản Trong quá trình thu mua hàng hoá, mọi chi phí thu mua phát sinh công ty không tập hợp riêng trên tài khoản chi phí thu mua hàng hoá (TK 1562) để cuối kỳ phân bổ mà ghi nhận toàn bộ ngay vào chi phí bán hàng (TK 641). Điều này dẫn đến giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ không còn được phản ánh chính xác. Mặt khác chi phí kinh doanh trong kỳ và doanh thu bán hàng trong kỳ cũng không còn đảm bảo được nguyên tắc phù hợp. Công ty các đơn vị trực thuộc, quan hệ thanh toán nội bộ cũng diến ra khá thường xuyên song công ty chỉ dùng duy nhất tài khoản 336 để theo dõi quan hệ thanh toán nội bộ, mà không tổ chức sử dụng tài khoản 136. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có nghiệp vụ thanh toán không được bù trừ. Ngoài ra đối với các khoản phải thu, phải trả khác công ty cũng chỉ sử dụng tài khoản 3388 để phản ánh chung các nghiệp vụ phát sinh. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên khối lượng các nghiệph vụ phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý tương đối lớn, song theo sự chỉ đạo của Tổng công ty, công ty chỉ sử dụng duy nhất tài khoản 641 để tập hợp cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặc dù giá cả hàng hoá thường xuyên biến động, song công ty không sử dụng tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Thực tế do chưa sử dụng tài khoản dự phòng, nhiều kỳ kinh doanh công ty đã phải chịu lỗ hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của công ty. Mặc dù hoạt động buôn bán của công ty có khối lượng khá lớn, việc chiết khấu thương mại cho khách hàng trên thực tế có diễn ra, song công ty không phản ánh riêng trên TK 521 mà trừ trực tiếp vào giá bán để ghi nhận doanh thu( trên TK 511) theo giá đã được chiết khấu. 4.2 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ sản phẩm và góp phần hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty 4.2.1 Nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty 4.2.1.1 Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới Chiến lược thị trường: Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của nước ta, việc hội nhập với thế giới ngày càng cần thiết, đa dạng và tất yếu, chính vì vậy công ty nhận định việc mở rộng thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư hệ thống kho tồn chứa và phân phối tại các Cảng, kho đầu mối, nâng cao năng lực quản trị hàng dự trữ, củng cố khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới, phân tích và tìm kiếm vùng thị trường còn trống. Duy trì hướng phát triển công ty theo hướng đa ngành nghề và trục chính là kinh doanh Gas để tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh của công ty sau này. Chiến lược phân phối: Đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là lĩnh vực thương mại nên việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển đa dạng các kênh phân phối tại các vùng thị trường trọng điểm cũng như kênh phân phối được thiết lập tại hầu hết các Tỉnh, Thành phố trong cả nước. Công ty xác định Gas là sản phẩm đặc thù cần đảm bảo an toàn trong khai thác, vận chuyển và sử dụng. Chính vì vậy, ngoài việc bán hàng đơn thuần, công ty gắn công tác dịch vụ kĩ thuật và công tác dịch vụ sau bán hàng để khẳng định Gas Petrolimex chính là sự lựa chọn tin cậy của khách hàng. Chiến lược giá: Thị trường Gas tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt trong đó bao gồm cả cạnh tranh về giá. Mặc dù vậy, chiến lược giá của công ty luôn xác định mức giá phù hợp với thị trường trên cơ sở khả năng tài chính của công ty để cùng một số Hãng Gas lớn khác bình ổn thị trường Gas nhằm đảm bảo hài hoà các lợi ích giữa Người tiêu dùng và Nhà phân phối. Chiến lược nguồn nhân lực: Nhân tố con người là nguồn lực tài chính vô hình góp phần quan trọng trong việc quyết định sự thành công, phát triển của doanh nghiệp. Do đó công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty tập trung vào: Phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhằm tạo ra động lực phát triển, từng bước kế thừa và tiếp thu những kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm. Thường xuyên đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ của đội ngũ nhân viên, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lý. Từng bước cả tiến cơ cấu tổ chức, tiền lương, tiền thưởng hợp lý nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động cũng như tạo ra môi trường thuận lợi để mỗi cán bộ công nhân viên tự khẳng định mình. Tạo điều kiện để mọi người lao động trong công ty đều có cơ hội sở hữu cổ phần của công ty nhằm phát huy tinh thần làm chủ, gắn bộ thực sự lâu dài với công ty. 4.2.1.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty Tiêu thụ hàng hoá là mối quan tâm hàng đầu và là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, tiêu thụ hàng hoá lại càng khó khăn. Có nhiều doanh nghiệp bị ứ đọng vốn kinh doanh, phải chấp nhận thua lỗ, bán phá giá để thu hồi vốn nhanh do nhiều nguyên nhân như không phù hợp với sức mua, chất lượng kém, không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng...Chính vì thế việc phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh từng thời kỳ để rút ra kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ hàng hoá là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Qua việc tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau: - Nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược tiêu thụ hàng hoá của công ty bằng cách tìm ra những thông tin, căn cứ hợp lý chính xác. Những căn cứ này sẽ là cơ sở để xây dựng các chiến lược kế hoạch kinh doanh, các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Vấn đề là làm sao nắm bắt được nhu cầu của thị trường về khối lượng và giá cả, điều này đòi hỏi bộ phận nghiên cứu thị trường phải làm việc một cách hiệu quả nhất. - Về các chính sách tiêu thụ hàng hoá, cần có nhiều chính sách khuyến mại để kích thích người tiêu dùng. Chính sách giá cả cần được áp dụng linh hoạt, cụ thể giảm giá cho khách hàng mới, khách hàng mua với khối lượng lớn hoặc tại thị trường cần mở rộng để bước đầu xâm nhập vào thị trường mới cũng như thu hút khách hàng của đối thủ để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nâng cao thị phần của công ty. - Do Gas là loại sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư về mặt kĩ thuật và an toàn cao. Vì vậy công ty cần luôn chú trọng đầu tư cho những công nghệ mới nhất, kiểm soát an toàn cao nhất, có cấp độ tự động hoá cao nhất như: hệ thống kiểm soát rò rỉ và đo nhiệt độ, báo cháy tự động, kiểm soát mức LPG trong bồn từ xa với mục đích đem lại những sản phẩm an toàn và tốt nhất đến với khách hàng. - Về tổ chức thực hiện: + Cần tăng cường thêm các phương tiện vận tải để chở hàng về tại kho theo yêu cầu của khách hàng. + Đội ngũ nhân viên trẻ tuy rất năng động nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chính vì thế họ cần được bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu hơn để làm việc một cách hiệu quả. 4.2.2 Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty 4.2.2.1 Yêu cầu hoàn thiện của hạch toán tiêu thụ sản phẩm Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Gas Petrolimex cần có những yêu cầu như sau: - Yêu cầu chính xác và kịp thời xuất phát từ nhiệm vụ kế toán tức là cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác cho lãnh đạo phục vụ công tác quản lý. Hoàn thiện kế toán phải chú ý công tác trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép, xử lý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng. - Đảm bảo sự tập trung quản lý từ lãnh đạo công ty đến các bộ phận. Công ty phải vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt, vừa đảm bảo tuân thủ những chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán do Nhà nước ban hành, vừa phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. - Yêu cầu thống nhất trong hạch toán tiêu thụ hàng hoá đòi hỏi phải thông nhất về nhiều mặt như: thống nhất về tài khoản sử dụng, nội dung, tên gọi và mẫu sổ, về đánh giá hàng tồn kho, trình tự luân chuyển chứng từ... để đảm bảo tính chất so sánh được giữa các hiện tượng kinh tế và thuận lợi cho công tác kiểm tra, phân tích. - Khi hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm cần phải coi trọng nguyên tắc phù hợp, do mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng nên tuỳ theo yêu cầu thực tế của mình mà lựa chọn, vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp. 4.2.2.2 Định hướng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm Nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng công nghiệp: đặc điểm của phương thức bán hàng cho khách hàng công nghiệp là trong tháng công ty sẽ tiến hành xuất hàng nhiều lần theo nhu cầu của khách. Số hàng xuất giao cho khách trong tháng vẫn được công ty tiếp tục theo dõi trên tài khoản 156, chỉ thay đổi mã kho hàng từ kho thực xuất sang kho xe. Cuối tháng căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng cho khách hàng gửi tới, công ty mới lập hoá đơn GTGT cho số hàng đã xuất trong kỳ, hàng hoá đã giao cho khách hàng trong kỳ chính thức được coi là tiêu thụ. Hàng tồn kho của công ty lúc này mới được ghi giảm( trên TK 156). Như vậy với việc không chuyển số hàng trên vào tài khoản 157- Hàng gửi bán trong tháng, công ty đã không phản ánh được chính xác tình hình thực tế tồn kho hàng hoá của công ty. Do vậy công ty nêm hạch toán số hàng đó vào tài khoản 157. Nghiệp vụ bán hàng cho các chi nhánh: Khi nhận hàng từ nhà cung cấp chuyến thẳng về khochi nhánh mà không qua kho của công ty thì nên ghi số hàng gửi bán vào tài khoản 157 tài khoản 151 dùng để phản ánh số hàng mua về chưa tới kho của công ty trong khi chứng từ đã về trước nên kế toán ghi: Nợ TK 157: Trị giá mua hàng của hàng chuyển đi Có TK 111,112: Trị giá tiền hàng thanh toán Nghiệp vụ xuất hàng khuyến mại: hàng hoá của công ty được xuất ra để khuyến mại, nhưng công ty không hạch toán ghi nhận doanh thu nội bộ mà trực tiếp ghi tăng chi phí bán hàng. PHẦN V KẾT LUẬN 5.1 Kết luận Công tác quản lý và hạch toán tiêu thu của công ty sản xuất, kinh doanh là vấn đề cần thiết cho hoạt động Marketing của các công ty nói chung và của công ty cổ phần Gas Petrolimex nói riêng. Qua đó công ty đã đưa ra những quyết định về thị trường, đưa ra những mục tiêu quan trọng nhất, cơ bản nhất. Đánh giá được những lợi ích và thiệt hại khi thâm nhập vào thị trường mới, khả năng và mức độ khai thác thị trường hay quyết định thay đổi kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu thị trường. Qua nghiên cứu công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ Gas của công ty tôi đưa ra một số kết luận sau: Về công tác quản lý tiêu thụ: Công tác quản lý tiêu thụ đá đạt được hiệu quả đáng khích lệ, quy trình tổ chức tiêu thụ đã được bố trí khoa học. Việc lập kế hoạch có cơ sở đúng đắn và tổ chức tiêu thụ hợp lý đã tạo kết quả tiêu thụ Gas của công ty có chiều hướng phát triển ngày càng tốt. Lượng Gas tiêu thụ tăng, thị trường ngày càng được mở rộng. Việc đánh giá công tác tiêu thụ với các chỉ tiêu về doanh thu, sản lượngđã tạo được cơ sở cho việc lập kế hoạch trong thời gian tiếp theo được hiệu quả tốt. Về công tác hạch toán tiêu thụ: Công tác hạch toán tiêu thụ đã thực hiện một cách đúng đắn và chính xác, khoa học và hợp lý. Kết quả kinh doanh có lãi và tăng dần qua các năm, tuy có năm 2008 do công ty triển khai xây dựng cáccông trình, văn phòng... nên chi phí tăng làm lợi nhuận giảm. Các giải pháp đặt ra cho công tác tiêu thụ Gas là cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực. Các giải pháp này cần thực hiện một cách có quy trình, thời gian và tổ chức thực hiện một cách hợp lý để tăng cường hiệu quả kinh doanh, đạt được mục tiêu đề ra. 5.2 Kiến nghị Nhân lực của công ty là một thhế mạnhnhưng cũng có một số hạn chế nhất định cần sớm tiến hành xem xét, cải tiến mô tả công việc và tiêu chuẩn côgn việc qua đó có biện pháp thu hút và phát triển nhân lực, đáp ứng đúng yêu cầu của công việc. Công tác quản lý nhân sự của công ty còn hơi lỏng lẻo hiện tượng nhân viên còn sử dụng lãng phí thời gian và lạm dụng thời gian làm việc riêng, đặc biệt là phòng kinh doanh cần có biện pháp khắc phục, bố trí đúng người đúng việc. Xây dựng đọi ngũ nhân viên đủ mạnh cả về số lượng và chuyên môn. Tổ chức công tác tiêu thụ tốt, tập huấn, nâng cao và năng lực cho nhân viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50. dcương so bo moi.doc
Tài liệu liên quan