Đề tài Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ở điện lực An Giang

Trong nền kinh tế quốc dân, Điên Lực An Giang xác định là một ngành công nghiệp nặng, là ngành kinh tế quan trọng mang tính tiên phong, yêu cầu phải đi trước một bước trong tổng thể phát triển của cả nền kinh tế. Nhịp độ phát triển của ngành điện ảnh hưởng, tác động trực tiếp theo tỷ lệ thuận với đà phát triển kinh tế và đời sống xã hội ngày càng cao. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh như ở An Giang hiện nay, Điện Lực An Giang phải phấn đấu không ngừng để đáp ứng kịp thời nhu cầu về điện cho nền kinh tế toàn tỉnh trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Điện Lực An Giang là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nền khoa học kỹ thuật càng phát triển mạnh mẽ thì máy móc càng tân tiến và dần dần thay thế con người trong các hoạt động về mặt sản xuất cũng như các lĩnh vực khác, nhưng dù máy móc có tiến bộ có năng động đến đâu đi nữa thì nó cũng hoạt động dưới sự điều khiển của con người. Do đó, công tác quản lý và sử dụng máy móc là một công việc không thể thiếu trong bất kỳ nền văn minh nào, con người là động lực chính để làm cho máy móc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Như vậy, bên cạnh việc quản lý và sử dụng tốt tài sản là một yếu tố không nhỏ góp phần tăng năng suất của máy móc chính là con người. Nghĩa là hiệu quả sử dụng TSCĐ, đó là kết quả tất yếu của sự kết hợp tài tình, khéo léo giữa khả năng quản lý của người lãnh đạo và tinh thần hăng say, nồng nhiệt cùng khả năng làm việc của người lao động

doc97 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ở điện lực An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,2% so với đầu kỳ nguyên giá là 700.344.156đ chiếm tỷ trọng trong tổng số TSCĐ là 0,26%,giảm trong kỳ là 169.895đ chiếm tỷ trọng trong tổng số giảm là 0,01%, chủ yếu là do thanh lý các máy như: MBT 25KVA, MBT15KVA, MBT50KVA, MBT37,5KVA đã khấu hao hết. Qua việc phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ, có nhận xét là trong năm đơn vị đã đầu tư vào TSCĐ để phát triển mạng lưới điện, là một dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quy mô. Đơn vị đã có hướng đầu tư đúng, biết cách quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý. 2.1.3. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định: Bảng 07: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ TSCĐ  ĐVT: Đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2002 NĂM 2003  CHÊNH LỆCH Mức % A B C D = C-B E = D/B 1 Nguyên giá toàn bộ TSCĐ 269.447.938.413 353.192.462.795 83.744.524.382 31,08 2 Nguyên giá phương tiện kỹ thuật 262.916.527.519 344.965.522.699 82.048.995.180 31,21 3 Số công nhân bình quân 329 368 39 11,85 4 Hệ số trang bị chung TSCĐ (=1/3) 818.990.694 959.762.127 140.771.433 17,19 5 Hệ số trang bị kỹ thuật (=2/3) 799.138.382 937.406.312 138.267.930 17,30 Hệ số trang bị chung TSCĐ năm 2003 đạt 959.762.127đ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị 959.762.127đ TSCĐ so với năm 2002 hệ số trang bị chung TSCĐ là 818.990.694đ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị 818.990.694đ, tức là năm 2003 tăng so với năm 2002 là 140.771.433đ chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2002 là 17,19%, hệ số càng lớn chứng tỏ việc trang bị chung TSCĐ càng tốt, điều này cho thấy đơn vị đã quan tâm đến việc trang bị TSCĐ để phục vụ cho việc sản xuất. Hệ số trang bị kỹ thuật năm 2003 đạt 937.406.312đ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị 937.406.312đ của các phương tiện kỹ thuật so với năm 2002 hệ số trang bị kỹ thuật là 799.138.382đ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị 799.138.382đ của các phương tiện kỹ thuật, tức là năm 2003 tăng so với năm 2002 là 138.267.930đ chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2002 là 17,30%. Hệ số này càng cao chứng tỏ việc trang bị kỹ thuật càng tốt. Hệ số trang bị chung TSCĐ và hệ số trang bị kỹ thuật tăng, đây là một dấu hiệu tốt dẫn đến kết quả sản xuất đạt hiệu quả vì đã được trang bị đầy đủ, người quản lý đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng tư liệu lao động và lao động, và việc bố trí lao động trong đơn vị hợp lý. Xét về tốc độ tăng thì tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật là 17,30% so với tốc độ tăng của hệ số trang bị chung TSCĐ là 17,19%, tức là tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật tăng nhanh hơn tốc độ của hệ số trang bị chung TSCĐ, điều này đã làm tăng năng lực sản xuất, tạo điều kiện tăng nhanh năng suất lao động. Cụ thể là ĐLAG được trang bị kỹ thuật để phục vụ cho việc sản xuất điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. 2.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định: Để nhận biết, đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ, xem xét tình trạng thực tế của TSCĐ còn mới hay cũ là vấn đề rất quan trọng của ĐLAG. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp mua sắm, thanh lý đúng đắn để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Muốn xem xét tình trạng kỹ thuật TSCĐ, ta dùng hệ số hao mòn TSCĐ. Bảng 08: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TSCĐ NĂM 2003 ĐVT: Đồng NGUYÊN GIÁ SỐ Đà TRÍCH KHẤU HAO HỆ SỐ H M TT NHÓM TSCĐ  ĐẦY KỲ CUỐI KỲ ĐẦU KỲ CUỐI KỲ ĐẦU KỲ  CUỐI KỲ 1 Nhà cửa vật kiến trúc 3.268.059.040 4.088.842.227 1.734.432.158 2.249.610.826 0,53 0,55 2 Máy móc thiết bị 115.520.569.543 139.761.493.739 61.954.639.208 70.348.112.318 0,54 0,50 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 147.395.957.976 205.204.028.960 82.911.446.391 104.272.695.117 0,56 0,51 4 Thiết bị quản lý 2.563.007.698 3.437.923.608 1.668.562.512 2.119.632.796 0,65 0,62 5 Tài sản khác 700.344.156 700.174.261 117.326.329 132.869.630 0,17 0,19 Tổng cộng 269.447.938.413 353.192.462.795 148.386.406.598 179.122.920.687 0,55 0,51 Qua bảng 8 cho thấy, TSCĐ của ĐLAG đã bị hao mòn 51%. Hệ số hao mòn đầu năm là 0,55 so với cuối năm hệ số hao mòn là 0,51, tức là giảm 0,04. Trong đó, giảm đáng kể là hệ thống lưới điện và phương tiện vận tải, từ 0,56 đầu năm nhưng đến cuối năm chỉ còn 0.51 giảm xuống 0,05. Điều này do Công ty Điện Lực 2 đã đầu tư cho ĐLAG nhiều đường dây tải điện và các trạm biến điện, trị giá 76.380.508.317đ, bên cạnh đó đơn vị còn nâng cấp, xây dựng mới và tiếp nhận hệ thống lưới điện do địa phương bàn giao qua trị giá là 5.183.874.806đ. Vì thế, đã làm tăng nguyên giá loại tài sản này là 57.808.070.984đ, trong khi số hao mòn chỉ tăng phần trích khấu hao trong năm, không thể hiện phần hao mòn lũy kế của TSCĐ do địa phương bàn giao. Cho nên hệ số hao mòn của TSCĐ này giảm 0,05. Hệ số hao mòn máy móc thiết bị sản xuất, đầu năm là 0,54 nhưng cuối năm chỉ còn 0,50, tức là đã giảm xuống 0,04. Sự giảm xuống này là do ĐLAG đã chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp máy móc, mua sắm thêm máy mới. Hệ số hao mòn thiết bị quản lý trong năm giảm 0,03 (0,62-0,65). Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự giảm này là do mua máy tính, mua xe...làm nguyên giá TSCĐ tăng lên, vì vậy mà hệ số hao mòn TSCĐ này giảm xuống. Tuy nhiên hệ số hao mòn tài sản khác tăng 0,02 (0,19-0,17). Sự tăng này là do trong năm TSCĐ khác không được nâng cấp, sửa chữa chỉ sử dụng nên máy ngày một suy yếu. Vì thế làm cho hệ số hao mòn tăng. Qua đó, ta nhận thấy phần hao mòn TSCĐ cuối năm 2003 chưa phản ánh đúng giá trị hao mòn thật sự của TSCĐ do đơn vị quản lý. 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VỀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐẾN SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT: 3.1. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị: Các máy phát điện của ĐLAG luôn luôn phải sẵn sàng hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân sinh hoạt 24/24. Bảng 09: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ STT CHỈ TIÊU ĐVT 2002 2003 1 Số lượng máy máy 8 5 2 Số ca 24 24 3 Số ngày theo lịch ngày 365 365 4 Số ngày theo chế độ ngày 253 253 5 Thời gian làm việc theo lịch (= 1*2*3) giờ 70.080 43.800 6 Thời gian làm việc theo chế độ (= 1*2*4) giờ 48.576 30.360 7 Thời gian làm việc có hiệu lực giờ 3.029 1.000 8 Hệ số giữa giờ máy làm việc theo chế độ và giờ máy làm việc theo lịch (=6/5) 0,69 0,69 9 Hệ số sử dụng thời gian chế độ (=7/6) 0,06 0,03 10 Hệ số sử dụng thời gian theo lịch (=7/5) 0,04 0,02 Qua bảng 9 cho thấy, hệ số sử dụng thời gian theo chế độ năm 2003 là 0,03 so với năm 2002 hệ số sử dụng thời gian theo chế độ là 0,06 giảm 0,03. Thời gian làm việc có hiệu lực của năm 2003 so với năm 2002: 3.029 x 5 1.000 - = - 893 giờ. 8 Thực tế năm 2003 thời gian làm việc có hiệu lực giảm 893 giờ là do đối với ngành điện sử dụng máy diesel để sản xuất điện kinh doanh là không khả thi, không kinh tế. Vì khi sử dụng máy diesel thì suất hao nhiên liệu cho 1 máy phát điện diesel là 275 g/kwh, nghĩa là với 1kg nhiên liệu dầu DO chỉ sản xuất ra được 3,6kw tính ra giá thành là 1kg dầu DO tương đương với giá 6.000đ trong khi giá điện bán ra 1kw là 500đ/kw, vậy thì 3,6kw x 500đ/kw= 1.800đ. Cho nên sản xuất điện từ nhà máy diesel là lỗ. Vì thế ngành điện chỉ chú trọng quan tâm sản xuất điện từ các nhà máy như thủy điện, nhiệt điện, turbin, khí...và rất hạn chế chạy các máy phát điện diesel. Các máy này chỉ để chạy dự phòng cho các giờ cao điểm khi thiếu nguồn hoặc cung cấp cho các cơ quan quan trọng của địa phương như tỉnh Ủy, Ủy ban, Công an, tỉnh đội hoặc bệnh viện khi có sự cố mất nguồn điện lưới quốc gia. 3.2. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của máy móc thiết bị và ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy móc thiết bị đến sản lượng điện sản xuất: Chỉ tiêu sử dụng: Sản lượng bình quân 1 giờ máy =  Sản lượng điện sản xuất S số giờ làm việc Bảng 10: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LỰC CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ STT CHỈ TIÊU ĐVT 2002 2003 CHÊNH LỆCH MỨC % A B C D E =D-C F = E/C 1 Sản lượng điện sản xuất kwh 1.342.660 911.220 (431.440) (32,13) 2 Số lượng máy máy 8 5 (3) (37,50) 3 Tổng số giờ làm việc của máy giờ 3.029 1.000 (2.029) (66,99) 4 Số giờ làm việc bình quân của máy (= 3/2) giờ 379 200 (179) (47,18) 5 Sản lượng bình quân một giờ máy (= 1/3) kwh/giờ 443 911 468 105,57 Xác định nhân tố ảnh hưởng: Sản lượng điện sản xuất = Số máy x Số giờ làm việc bình quân 1 máy x Sản lượng bình quân 1 giờ máy ™ Phân tích sự biến động về sản lượng điện sản xuất: Năm 2003: Sản lượng điện sản xuất = 5 x 200 x 911 = 911.220 kwh. Năm 2002: Sản lượng điện sản xuất = 8 x 379 x 443 = 1.342.660 kwh. Như vậy sản lượng điện sản xuất năm 2003 giảm 431.440 kwh. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này: - Ảnh hưởng của sự biến động về số lượng máy : (5 - 8) x 379 x 443 = - 503.498 Þ Do số lượng giảm 3 máy nên sản lượng điện sản xuất giảm 503.498 kwh - Ảnh hưởng của sự biến động về số giờ làm việc : 5 x (200 - 379) x 443 = - 395.894 Þ Do số giờ làm việc giảm 179 giờ nên sản lượng điện 395.894 kwh - Ảnh hưởng của sự biến động về năng suất của máy: 5 x 200 x (911 – 443) = 467.952 Þ Do mức tiêu hao của máy tăng 468 giờ/ kwh nên sản lượng điện sản xuất tăng 467.952 kwh. Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giảm 431.440 kwh. ™ Nhận xét: Sản lượng điện sản xuất năm 2003 là 911.220 kwh so với năm 2002 là 1.342.660kwh giảm 431.440kwh. Nhưng sản lượng điện bình quân một giờ máy hoạt động tăng lên 468kwh/giờ. Từ đó ta có nhận xét sau: - Các máy phát điện diesel của ĐLAG chỉ hoạt động dự phòng khi có lệnh của điều độ yêu cầu. Sản lượng điện năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 chứng tỏ điều độ ít huy động chạy máy, nghĩa là các nguồn khác của ngành điện như thủy điện, nhiệt điện,.....cung cấp đủ cho hệ thống mạng lưới điện, hay nói cách khác, nguồn điện quốc gia bình ổn. - Sản lượng điện sản xuất bình quân một giờ máy hoạt động tăng lên, chứng tỏ ĐLAG đã loại bỏ các máy phát điện có công suất nhỏ chỉ để lại các máy có công suất lớn để giảm suất hao nhiên liệu, giảm lỗ. 3.3 Việc sửa chữa tài sản cố định tại Điện Lực An Giang: Hàng năm, ĐLAG đều lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và trình lên Công ty Điện Lực 2 phê duyệt. - Năm 2002, tổng giá trị sửa chữa lớn TSCĐ: 7.864.549.943đ. - Năm 2003, tổng giá trị sửa chữa lớn TSCĐ: 5.978.029.368đ. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, sau khi hoàn tất được hạch toán vào giá thành sản xuất. Chi phí sửa chữa thường xuyên cũng được hạch toán vào giá thành và chi phí trong năm. Với tỷ lệ hao mòn TSCĐ của đơn vị như hiện nay thì công tác sửa chữa lớn rất cần thiết để nhằm khôi phục và nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Mặt khác, do phụ tải lưới điện ngày càng cao theo nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của khách hàng nên sửa chữa lớn của ngành điện có đặc điểm là khi đường dây tải điện và máy biến áp có công suất như cũ sẽ tiếp tục bị cháy, nên phải thay bằng máy hoặc loại dây có tiết diện lớn hơn. Hơn nữa, do sự phát triển của công nghệ chế tạo thiết bị điện luôn thay đổi nên những thiết bị cũ không còn sản xuất để thay thế như cũ. Để phù hợp với đặc điểm đó của ngành điện nên Bộ Tài chính đã cho phép ngành điện trong công tác sửa chữa lớn được thay thế phụ tùng, thiết bị nhằm khôi phục năng lực và tính năng kỹ thuật của TSCĐ đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện đại và đáp ứng yêu cầu sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Tuy nhiên, chi phí cho công tác sửa chữa lớn nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành của ngành điện. Vì thế, đơn vị thường kết hợp giữa đầu tư nâng cấp TSCĐ với công tác sửa chữa lớn, một mặt đảm bảo được phụ tải cho khách hàng dùng điện, mặt khác tránh cúp điện nhiều gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của khách hàng. 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ - VỐN CỐ ĐỊNH: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là quá trình tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ - vốn cố định trong từng thời kỳ. Từ đó, có thể đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại ĐLAG trong tình hình thực tế. Kế hoạch sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp công nghiệp nhằm huy động và khai thác tốt nhất những TSCĐ vừa mới đưa vào hoạt động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ được coi là một trong những nội dung cơ bản nhất của việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trước tiên, nó thể hiện trong việc đẩy mạnh năng suất lao động xã hội tăng lên. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy vòng chu chuyển vốn cố định tăng nhanh, tạo điều kiện rút ngắn thời gian hao mòn vô hình và hữu hình TSCĐ. Do đó, đẩy mạnh nhịp độ đổi mới TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất mà không cần bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới TSCĐ. Với ý nghĩa trên, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đơn vị tất yếu dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận của đơn vị. 4.1. Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ: Bảng 11: BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ STT CHỈ TIÊU ĐVT 2002 2003 SO SÁNH 1 Sản lượng điện tiêu thụ kwh 395.371.010 475.657.060 80.286.050 2 Nguyên giá bình quân toàn bộ TSCĐ: đồng 236.000.424.600 311.320.200.604 75.319.776.004 3 Nguyên giá bq TSCĐ dùng trong sx đồng 233.018.134.118 307.619.475.743 74.601.341.625 4 Nguyên giá bq những PTKT đồng 229.682.658.477 303.941.025.109 74.258.366.632 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: - Toàn bộ TSCĐ (=1/2) 0,00168 0,00153 -0,000147 - Dùng trong sản xuất (=1/3) 0,00170 0,00155 -0,000150 - Phương tiện kỹ thuật (=1/4) 0,00172 0,00156 -0,000156 Qua bảng phân tích trên, ta thấy rằng: - Hiệu suất sử dụng toàn bộ TSCĐ năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,000147. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ dùng trong sản xuất giảm 0,00015. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ các phương tiện kỹ thuật giảm 0,000156. Hiệu suất sử dụng giảm là do tiếp nhận các đường dây trung thế từ địa phương chuyển qua, và đường dây hợp tác xã nông thôn. Các đường dây này đã lâu (trước năm 1975), đang trong tình trạng xuống cấp, nên dù tăng nguyên giá TSCĐ nhưng điện thương phẩm bán ra không tăng, do không tăng khách hàng sử dụng điện. Mặt khác, ĐLAG phải đầu tư kinh phí thêm để sửa chữa và cải tạo lại những đường dây này. Tóm lại, từ việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ của ĐLAG, đưa ra một số kết luận như sau: ™ Về mặt giá trị: Trong thời gian qua, TSCĐ tại ĐLAG đã được tăng đáng kể, trong đó hệ thống lưới điện là tài sản chủ yếu của đơn vị đã tăng với giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản của đơn vị. Xét về mặt giá trị, số vốn đầu tư vào hệ thống lưới điện chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị vốn cố định tăng thêm. Nếu so sánh với sản lượng điện thương phẩm trong 2 năm qua rõ ràng tốc độ tăng của TSCĐ cao hơn tốc độ tăng của sản lượng điện thương phẩm. Điều này đã phản ánh được hiệu quả sử dụng TSCĐ tại ĐLAG trong 2 năm qua. ™ Về mặt kỹ thuật: Khi so sánh tốc độ tăng của TSCĐ và tốc độ tăng của sản lượng. Điều đó có thể nói rằng do TSCĐ chưa sử dụng tối đa công suất, vì khi theo dõi tỷ lệ tổn thất thì thấy tỷ lệ tổn thất ngày càng tăng lên năm 2003 chiếm 8,52% trong khi đó năm 2002 chỉ có 8,49%. Hệ thống lưới điện đã được cải thiện rất nhiều nhưng do năm 2003 mạng lưới điện được mở rộng nên tình trạng thất thoát điện là điều không thể tránh khỏi nhưng đơn vị đã cố gắng hết sức để giảm thiểu tình trạng thất thoát đó, mặc dù tỷ lệ điện tổn thất có tăng nhưng so với định mức cho phép 11,8% thì đã đạt chỉ tiêu do Công ty Điện Lực 2 đề ra. Chứng tỏ đơn vị đã quản lý rất tốt hệ thống mạng lưới điện. Như vậy, có thể kết luận rằng, việc khai thác hết công suất TSCĐ có tại đơn vị 2 năm qua đã chứng minh được rằng đơn vị đã cố gắng sử dụng có hiệu quả TSCĐ, cho thấy tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của đơn vị phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của đơn vị. Đối với ngành điện, kỹ thuật an toàn sản xuất đã giới hạn một số chỉ tiêu kỹ thuật hoạt động của hệ thống lưới điện. Bởi vì, khi hệ thống lưới điện hoạt động quá tải, sẽ có nguy cơ xảy ra những tai nạn không thể nào lường trước được hậu quả của nó. Ngoài các tai nạn như cháy, nổ trên đường dây tải điện, sự cố lưới điện còn làm tê liệt hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế khác gây tổn thất không nhỏ về máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất của các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, báo chí thường phản ánh tình trạng quá tải gây nên nhiều sự cố trên hệ thống lưới điện và tại các trạm biến áp trung gian trên địa bàn. Khi các sự cố này xảy ra đã làm tê liệt hầu hết các hoạt động khác trong vùng, các cơ quan chức năng cũng đã tốn nhiều công sức tìm cách khắc phục vấn đề này của ngành điện. Như vậy, đối với ngành sản xuất và kinh doanh điện như ĐLAG, vấn dề quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho hợp lý, an toàn và có hiệu quả vẫn luôn luôn là một vấn đề lớn, cần có sự quan tâm, nghiên cứu của các cơ quan ban ngành chức năng và của bản thân ĐLAG. Tại ĐLAG hiện nay, chúng ta thấy rằng tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ phần nào đã mang lại những nét khả quan về mặt kinh tế, đơn vị cũng đã cố gắng phát huy tối đa công suất của TSCĐ, để đáp ứng được nhu cầu của các ngành kinh tế khác trong toàn tỉnh. Sự phát triển của ĐLAG đã trở thành một ngành mũi nhọn tiên phong trong quá trình phát triển nền kinh tế trong toàn tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong thời gian sắp tới. Về mặt ý nghĩa kinh tế, ngành điện An Giang đã trở thành một ngành đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Hiện nay, ĐLAG đã đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu về điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, tạo sự tin tưởng vào sự nghiệp phát triển kinh tế toàn tỉnh. Như phần trên đã nói, TSCĐ tại ĐLAG hiện nay đã được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mua sắm mới TSCĐ đã giải quyết được tình trạng quá tải, những hệ thống lưới điện cũ kỹ đã được thay mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, nhu cầu dùng điện ngày càng nhiều điều này đòi hỏi hệ thống mạng lưới phải được mở rộng và máy móc phải hiện đại để bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì cần phải có một khoản đầu tư rất lớn nhưng do nguồn kinh phí có hạn nên cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. 4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là vấn đề then chốt trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nó gắn liền với sự phát triển và tồn tại của ĐLAG. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ có tác dụng đánh giá được quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng các chỉ tiêu trong bảng phân tích sau đây: Bảng 12: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH STT CHỈ TIÊU ĐVT 2002 2003 SO SÁNH MỨC % 1 Doanh thu thuần đồng 240.091.726.385 333.111.365.735 93.019.639.350 38,74 Lợi nhuận sau thuế (chưa tính CP phân bổ, CP 2 điện nhận nội bộ) đồng 180.339.229.355 258.452.979.530 78.113.750.175 43,31 3 Nguyên giá bình quân TSCĐ đồng 236.000.424.600 311.320.200.604 75.319.776.004 31,92 4 Vốn cố định bình quân đồng 83.844.410.138 109.187.331.590 25.342.921.452 30,23 5 Vòng quay vốn cố định (= 1/4) vòng 2,86 3,05 0,19 6,54 6 Lợi nhuận trên nguyên giá bq TSCĐ (=2/3) 0,76 0,83 0,07 8,64 7 Tỷ lệ sinh lời vốn cố định (= 2/4) 2,15 2,37 0,22 10,05 Qua số liệu trên cho thấy: ™ Vòng quay vốn cố định: Năm 2002 vòng quay vốn cố định là 2,86 phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 2,86 đồng doanh thu so với năm 2003 vòng quay vốn cố định là 3,05 phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 3,05 đồng doanh thu, tăng so với năm 2002 là 0,19 đồng. Điều này có thể lý giải là do trong năm 2003 vốn cố định bình quân chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2002 là 30,23% trong khi đó doanh thu thuần chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2002 là 38,74%. Điều này chứng tỏ ĐLAG hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. ™ Lợi nhuận trên nguyên giá bình quân TSCĐ: Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải tính đến lợi nhuận và làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất vì nó chính là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời để đánh giá hiệu quả kinh tế của ĐLAG trong từng thời kỳ. Lợi nhuận là 1 chỉ tiêu tổng hợp, vì nó nói lên rất nhiều mặt hoạt động. Ở đây, ta xem xét nó trên phương diện TSCĐ-Vốn cố định. Nghĩa là việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ-Vốn cố định như phân tích trên có làm tăng thêm lợi nhuận không và tăng như thế nào, bao nhiêu? Năm 2003 lợi nhuận trên nguyên giá bình quân TSCĐ đạt 0,83 phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ có thể tạo ra 0,83 đồng lợi nhuận so với năm 2002 lợi nhuận trên nguyên giá bình quân TSCĐ đạt 0,76 phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ thì chỉ tạo ra 0,76 đồng lợi nhuận, tăng 0,07. Chứng tỏ năm 2003 nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại lợi nhuận cao hơn năm 2002 là 0,07, hay nói cách khác đơn vị đã biết sử dụng TSCĐ có hiệu quả. ™ Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: Tỷ lệ sinh lời vốn cố định năm 2003 là 2,37 phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,37đồng lợi nhuận so với năm 2002 đạt 2,15 phản ánh cứ 1đồng vốn cố định tạo ra 2,15 đồng lợi nhuận, tăng 0,22. Điều này chứng tỏ ĐLAG quản lý vốn tốt mang lại hiệu quả. Qua phân tích trên, ta thấy rằng trong các năm qua đơn vị đã chú trọng đầu tư một khối lượng lớn TSCĐ như xây dựng mới đường dây, các thiết bị truyền dẫn, an toàn điện, và còn tiếp nhận giá trị lớn đường dây tải điện từ Công ty điện nước chuyển qua. Điều này sẽ là nền tảng thuận lợi để đơn vị thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Công ty Điện Lực 2 giao cũng như phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của tỉnh nhà, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện nhất là các dịch vụ mang tính chất kỹ thuật cao. Do ĐLAG là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Điện Lực 2 nên đơn vị đã không tốn khoản chi phí điện nhận nội bộ và chi phí phân bổ vì những khoản chi phí này đã được Công ty Điện Lực 2 thanh toán nên lợi nhuận sau thuế rất lớn. Chính vì vậy, lợi nhuận trên bảng cân đối kế toán chưa thể hiện đúng thực trạng của toàn ngành điện vì phải trừ cho khoản chi phí nữa, thực tế thì lợi nhuận là con số âm, mỗi năm Công ty Điện Lực 2 giao cho ĐLAG khoản lỗ là bao nhiêu thì đơn vị thực hiện mà nhỏ hơn khoản lỗ đã giao thì đó là khoản lãi mà ĐLAG đã thu được. 4.3. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, khai thác tốt nhất năng lực hiện có. Cần phải thực hiện đồng bộ những biện pháp chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng, quản lý và kích thích kinh tế sau đây: ™ Trong lĩnh vực tài sản: Cần nâng cao trình độ lợi dụng TSCĐ theo chiều rộng lẫn chiều sâu, được thể hiện: - Đảm bảo thường xuyên, cân đối về công suất sản xuất giữa các nhóm TSCĐ khác nhau trong từng bộ phận, đơn vị và giữa các bộ phận, đơn vị với nhau. - Hoàn thiện việc tổ chức sản xuất để khai thác tốt nhất chế độ làm việc của TSCĐ. Sửa chữa kịp thời TSCĐ để rút ngắn thời gian ngừng sản xuất, kéo dài thời gian làm việc giữa 2 lần sửa chữa kế tiếp nhau. - Nâng cao trình độ lợi nhuận TSCĐ, tăng công suất máy móc thiết bị, hoàn thiện qui trình công nghệ. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên và nâng cao trình độ cho người lao động. Thời gian làm việc có ích của TSCĐ và tỷ lệ tăng TSCĐ hiện đang dùng trong hoạt động kinh doanh. ™ Trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ: Vận hành tốt TSCĐ, phụ thuộc trước hết là công tác sửa chữa TSCĐ, định kỳ sửa chữa và đại tu máy móc thiết bị, kịp thời phát hiện những hư hỏng nhỏ để thay thế, sửa chữa kịp thời. Việc sửa chữa nên tiến hành trong thời gian cúp điện để giảm mức thiệt hại do ngừng sản xuất và vận hành. ™ Phương hướng nâng cao hiệu suất TSCĐ: Cần bố trí hợp lý các TSCĐ, kiểm tra thường xuyên để tu bổ và giao trách nhiệm cho từng người để quản lý sử dụng vận hành máy móc thiết bị. Coâng taùc quaûn lyù vaû söû duïng taøi saûn coá ñònh taïi Ñieän Löïc An Giang Bảng 14: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ QUA HAI NĂM 2002 - 2003 STT NHÓM TSCĐ ĐVT: Đồng NĂM 2002 NĂM 2003 CHÊNH LỆCH NGbq MỨC KH %KH NGbq MỨC KH %KH MỨC KH TỶ LỆ (%) 1 Nhà cửa vật kiến trúc 3.335.475.641 161.262.503 4,83 3.678.450.634 514.978.868 14,00 353.716.365 219,34 2 MMTB sản xuất 101.846.619.393 11.810.034.437 11,60 127.641.031.641 10.546.979.691 8,26 (1.263.054.746) (10,69) 3 PTVT truyền dẫn 127.836.039.084 12.913.080.376 10,10 176.299.993.468 19.207.742.145 10,89 6.294.661.769 48,75 4 Thiết bị quản lý 2.288.869.973 354.143.121 15,47 3.000.465.653 451.070.284 15,03 96.927.163 27,37 5 Tài sản khác 693.420.509 15.914.256 2,30 700.259.209 15.743.101 2,25 (171.155) (1,08) Tổng cộng 236.000.424.600 25.254.434.693 311.320.200.605 30.736.514.089 5.482.079.396 21,71 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: Với mạng lưới tải điện rộng khắp trong toàn tỉnh, đến tận vùng xa hẻo lánh, vượt qua sông lớn,... nên TSCĐ rất lớn và trải đều. Vì thế, việc phân tích tình hình khấu hao là một nội dung tương đối quan trọng. Mức khấu hao thích hợp sẽ giúp đơn vị có điều kiện trang bị thêm TSCĐ và do khoản chi phí tính vào giá thành chính xác thì với vị trí, vai trò của ngành điện trong nền kinh tế sẽ giúp các nhà kinh tế tính toán chính xác giá thành, tạo ưu thế cạnh tranh trên thương trường. Phương pháp khấu hao mà đơn vị sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Qua xem xét bảng tính khấu hao TSCĐ ta có nhận xét như sau về tình hình khấu hao tài sản qua 2 năm: - Đối với nhà cửa vật kiến trúc: năm 2003 có mức khấu hao là 514.978.868đ chiếm tỷ lệ khấu hao là 14% so với năm 2002 thì mức khấu hao là 161.262.503đ chiếm tỷ lệ khấu hao 4,83% tăng 353.716.365đ chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2002 là 219,34%. Sự tăng này chủ yếu phát sinh do sửa chữa chi nhánh điện. - Đối với máy móc thiết bị: năm 2003 có mức khấu hao là 10.546.979.691đ chiếm tỷ lệ khấu hao 8,26% so với năm 2002 thì mức khấu hao là 11.810.034.437đ chiếm tỷ lệ khấu hao 11,6% giảm 1.263.054.746đ chiếm tỷ lệ giảm so với năm 2002 là 10,69%. Sự giảm này là do trong năm đơn vị đã thanh lý những tài sản đã khấu hao hết và dơn vị cũng tiếp nhận một phần từ địa phương bàn giao, tài sản bàn giao này đơn vị chỉ ghi giá trị còn lại mà không ghi phần khấu hao luỹ kế cho nên mức khấu hao năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 . Hơn nữa, ĐLAG là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện Lực 2 nên khi Công ty cấp thêm máy, hay những thiết bị khác thì đơn vị đã không thể hiện phần khấu hao vì phần khấu hao này đã được Công ty hạch toán. - Đối với phương tiện vận tải truyền dẫn: năm 2003 có mức khấu hao là 19.207.742.145đ chiếm tỷ lệ khấu hao 10,89% so với năm 2002 là mức khấu hao là 12.913.080.376đ chiếm tỷ lệ khấu hao 10,10% thì mức khấu hao tăng 6.294.661.769đ chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2002 là 48,75%. Sự tăng này là do đơn vị đã đầu tư vào đường dây để mở rộng mạng lưới. - Đối với thiết bị quản lý: năm 2003 có mức khấu hao 451.070.284đ chiếm tỷ lệ khấu hao 15,03% so với năm 2002 mức khấu hao là 354.143.121đ chiếm tỷ lệ khấu hao 15,47% mức khấu hao tăng 96.927.163đ chiếm tỷ lệ khấu hao 27,37% là do đơn vị đầu tư trang bị thêm các máy vi tính, máy in, máy lạnh để phục vụ cho văn phòng và đơn vị mua sắm thêm xe để phục vụ cho việc đi công tác. Vì ĐLAG là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Điện Lực 2. Cho nên số tiền khấu hao TSCĐ, Công ty Điện Lực 2 điều động và phân phối sử dụng theo nhu cầu của từng Điện Lực tỉnh. Những năm gần đây, do yêu cầu phát triển lưới điện ngày càng tăng. Để đảm bảo đủ điện năng phục vụ cho khách hàng, ngành điện đã không ngừng đầu tư cho sản xuất. Vì thế, nguồn vốn đầu tư từ khấu hao cơ bản không đủ để tái đầu tư, ngành điện phải sử dụng đến nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, nguồn viện trợ... để phát triển thêm lưới điện phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và đưa điện đến vùng nông thôn, vùng xa, hẻo lánh. 6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO TOÀN NGUỒN VỐN CỐ ĐỊNH: Toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh trong ĐLAG được hình thành từ 2 nguồn: nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn trong thanh toán. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn mang tầm quan trọng rất lớn và chính là nguồn vốn bản thân của ĐLAG cộng thêm nguồn vốn khác mà trong điều kiện cho phép, ĐLAG được sử dụng tạm thời để làm nguồn vốn. Nguồn vốn kinh doanh theo như nguyên tắc, thường phải chiếm tỷ trọng lớn và nó được hình thành từ các nguồn sau: - Nguồn vốn cố định. - Nguồn vốn lưu động. - Nguồn vốn xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này và đặc biệt ĐLAG không hoạt động từ nguồn vốn xây dựng cơ bản, nên em chỉ đề cập đến 1 nguồn vốn. Đó là nguồn vốn cố định. Trong đó, nguồn vốn cố định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất và tình hình của từng bộ phận của ĐLAG. Cụ thể nguồn vốn của đơn vị được hình thành từ 2 nguồn chính là nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tự bổ sung. Để thấy rõ hơn tình hình biến động nguồn vốn cố định, ta lập bảng phân tích sau: Bảng 14: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU NĂM 2003 STT CHỈ TIÊU SỐ ĐẦU KỲ  TĂNG TRONG KỲ  GIẢM TRONG KỲ ĐVT: Đồng SỐ CUỐI KỲ I Nguồn vốn kinh doanh 101.932.874.159 44.375.106.443 26.838.174.417 119.469.806.185 1 Vốn cố định 100.418.865.577 44.375.106.443 26.838.174.417 117.955.797.603 1.1 Vốn Ngân Sách Nhà nước 82.030.263.774 40.745.667.231 26.831.997.149 95.943.933.856 TĐ: - Vốn Ngân sách cấp. 82.030.263.774 40.745.667.231 26.831.997.149 95.943.933.856 1.2 Vốn tự bổ sung 18.388.601.803 3.629.439.212 6.177.268 22.011.863.747 TĐ:-Qũy đầu tư phát triển Tổng cty cấp 18.388.601.803 2.972.493.020 6.177.268 21.354.917.555 -Qũy đầu tư phát triển của đơn vị - 656.946.192 - 656.946.192 2 Vốn lưu động 1.514.008.582 - - 1.514.008.582 2.1 Vốn Ngân Sách Nhà nước 1.514.008.582 1.514.008.582 2.2 Vốn tự bổ sung - - - - II Các qũy 1.016.818.705 3.185.780.825 3.513.985.257 688.614.273 1 Qũy đầu tư phát triển 991.627.755 3.106.674.613 3.434.879.045 663.423.323 2 Qũy dự phòng tài chính 25.190.950 79.106.212 79.106.212 25.190.950 III Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - - IV Qũy khác 1.743.032.930 2.429.446.485 1.672.860.862 2.499.618.553 1 Qũy khen thưởng 211.226.197 1.559.479.792 1.105.634.540 665.071.449 2 Qũy phúc lợi 1.531.806.733 830.413.587 527.673.216 1.834.547.104 3 Qũy DP về trợ cấp mất việc làm - 39.553.106 39.553.106 - V Nguồn vốn trong thanh toán 4.169.166.115 - - 21.431.986.686 1 Tiền 2.004.823.359 19.144.896.687 2 Các khoản phải thu 2.164.342.756 2.287.089.999 Tổng cộng 108.861.891.909 49.990.333.753 32.025.020.536 144.090.025.697 Qua bảng phân tích trên, ta nhận xét thấy nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng 35.228.133.788đ. Sự tăng này chủ yếu do khoản mục nguồn vốn trong thanh toán tăng 17.262.820.571đ và nguồn vốn kinh doanh tăng 17.536.932.026đ. Như vậy, thực tế trong năm ta thấy qui mô kinh doanh của ĐLAG có mở rộng. Chương III: HOAØN THIEÄN COÂNG TAÙC QUAÛN LYÙ VAØ NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ SÖÛ DUÏNG TAØI SAÛN COÁ ÑÒNH 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: Như chúng ta đã xem xét ở phần trước, sản lượng điện thương phẩm của ĐLAG ngày một tăng cao. Chẳng hạn như, năm 2003 sản lượng điện thương phẩm tỷ lệ tăng 20,3% tương ứng 80.286.050 kwh. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong công tác đầu tư cải tạo TSCĐ nói chung và hệ thống lưới điện nói riêng tại ĐLAG trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Một số vấn đề khác cần quan tâm hiện nay là tuổi thọ của TSCĐ. Theo quy định chung của ngành điện về thời gian khấu hao của từng loại TSCĐ (thí dụ như máy phát điện 9 năm, phương tiện vận tải 9 năm, nhà cửa 25 năm,..). Thời gian khấu hao này là hợp lý với điều kiện là TSCĐ được sử dụng với công suất ở mức độ cho phép của các chỉ tiêu kỹ thuật và trong điều kiện bình thường an toàn hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay, TSCĐ vừa xây dựng xong đã quá tải, thậm chí có một số trạm biến áp trung gian chưa duyệt thiết kế bổ sung xin tăng công suất, làm cho tuổi thọ TSCĐ giảm nhanh chóng, có tuyến đường dây sau 3-5 năm xây dựng đã phải cải tạo nâng công suất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế. Điều này khiến cho kế hoạch khấu hao không thực hiện được, vốn đầu tư xây dựng cơ bản không đáp ứng đủ nhu cầu, ngành điện hầu như không đủ khả năng tái sản xuất TSCĐ chứ chưa nói đến việc tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Thực tế, công tác quản lý TSCĐ hiện nay tại ĐLAG còn một số vấn đề cần chấn chỉnh. Trong đó, việc cần quan tâm đầu tiên là phải theo dõi sát sao tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ trong năm kế toán. Qua thực tế, đơn vị đã quản lý tốt thẻ tài sản, hồ sơ, lý lịch của TSCĐ, nhưng theo dõi tăng giảm tài sản thể hiện trên sổ cái và tình trạng tăng giảm chưa được chặt chẽ Như vậy, với mục đích hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại ĐLAG, ngoài việc hoàn thiện TSCĐ theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, còn phải chấn chỉnh việc quản lý TSCĐ trên sổ sách chỉ với mục đích duy nhất là làm cho TSCĐ hoạt động có hiệu quả, an toàn, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế tỉnh nhà, để cho ĐLAG có khả năng tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng TSCĐ, không ngừng mở rộng sản xuất mang lại lợi ích cho toàn xã hội. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: Trong tình hình TSCĐ tại ĐLAG được Công ty Điện Lực 2 phân công quản lý để phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất thiết đơn vị phải nắm rõ lý lịch của từng loại tài sản nhằm kiểm tra, theo dõi kịp thời, chính xác tình hình hoạt động, các kỳ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo...Từ đó, có kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hay đột xuất, tránh tình trạng quá tải gây hư hỏng bất ngờ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, đơn vị đã có thẻ TSCĐ, giúp theo dõi đầy đủ tình hình hoạt động di chuyển của các loại tài sản, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, kiểm kê, điều chỉnh, điều động TSCĐ của đơn vị. Tuy nhiên, việc theo dõi tăng giảm TSCĐ không được thực hiện kịp thời, không đúng lúc, nên không phản ánh đúng tình trạng TSCĐ thực tế của đơn vị tại thời điểm. Ví dụ, một số tài sản đã đưa vào sử dụng đã lâu nhưng kế toán lại chưa làm thủ tục tăng tài sản, do đó không thể hiện kịp thời trên sổ sách làm cho giá trị TSCĐ thể hiện không đúng thực tế, việc tính khấu hao không phản ánh đúng giá trị của TSCĐ, dẫn đến việc tính giá thành trong kỳ chưa được chính xác, hợp lý. ™ Biện pháp khắc phục trong việc quản lý TSCĐ ở đơn vị hạch toán phụ thuộc: ĐLAG nên tổ chức công tác kế toán TSCĐ theo cách như sau: - Bảng theo dõi tình hình TSCĐ, trên bảng này thể hiện một cách đầy đủ tình hình TSCĐ của đơn vị. Đây là hồ sơ chủ yếu cùng với biên bản giao nhận, hợp đồng mua bán, lý lịch TSCĐ và các tài liệu kinh tế kỹ thuật khác lập thành hồ sơ TSCĐ. Là căn cứ để tổ chức công việc bảo dưỡng, sử dụng để tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp TSCĐ. - Đơn vị theo dõi hạch toán trực tiếp từ tăng giảm, di chuyển đến thanh lý và tính khấu hao vào giá thành, nhưng việc xác định về hình thái giá trị và hiện vật không được chặt chẽ. Điều này làm hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy, quy trách nhiệm cụ thể trong quản lý để tiến hành theo dõi và tính khấu hao cho tài sản đó nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản trong đơn vị. - Trên thẻ tài sản nên ghi ngắn gọn những đặc điểm kỹ thuật của mỗi loại tài sản và các bộ phận cấu thành thể hiện được đặc trưng cơ bản của nó. Ngoài thẻ TSCĐ, đơn vị phải lập một thẻ hạch toán tăng TSCĐ theo nhóm để theo dõi tổng hợp giá trị TSCĐ hiện có theo nhóm, tình hình biến động, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra đối chiếu, tổng hợp chung và lập báo cáo tăng giảm TSCĐ. - Do tình trạng phụ tải phát triển quá nhanh, ngay từ bây giờ ĐLAG phải nhanh chóng kiểm tra, lập kế hoạch, xác định chính xác những loại TSCĐ cần sửa chữa gấp, nhất là các loại TSCĐ phục vụ cho các khu vực phát triển công nghiệp, các khu dân cư mới thành lập... ™ Thực hiện công tác sửa chữa lớn TSCĐ đúng trọng điểm và hợp lý, khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần: Như chúng ta đã phân tích, TSCĐ tại ĐLAG hiện nay đã bị hao mòn 51%, phản ánh tình trạng kỹ thuật của TSCĐ hiện nay đã phát huy hết tác dụng của nó, nhất là hệ thống lưới điện đã được nâng cấp, sửa chữa và mua mới. Do đó, hệ số hao mòn có khả năng sẽ tăng nên ĐLAG phải thường xuyên nâng cấp nhằm củng cố lại hệ số hao mòn để không xảy ra tình trạng quá tải làm nguy hiểm đến tính mạng và tài sản con người. Từ đó TSCĐ hoạt động ổn định và có hiệu quả hơn. Muốn có nguồn vốn để sửa chữa lớn TSCĐ, ngoài việc đề nghị Tổng công ty Điện lực Việt Nam cho phép sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển để cải tạo TSCĐ, đơn vị nhất thiết phải xem xét lại tỷ lệ và cách tính khấu hao đã được quy định và đang sử dụng hiện nay tại ĐLAG cũng như toàn ngành điện. Hiện nay, ngành điện đã sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng mà đã được đề cập ở phần trên với thời gian tính khấu hao theo quy định của EVN. Tuy nhiên, trên thực tế cách tính này đã được cải thiện hơn so với các năm trước nhưng vẫn chưa phù hợp với đặc điểm của TSCĐ tại ĐLAG nói riêng và toàn ngành điện nói chung. Bởi vì, trong tình hình kinh tế hiện nay, nhu cầu phụ tải tăng quá nhanh, TSCĐ mới đưa vào sử dụng đã phải hoạt động hết công suất. Do vậy, tuổi thọ của TSCĐ ngắn hơn thời gian quy định rất nhiều, làm giảm hiệu quả của TSCĐ. Mặt khác, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành điện lại không cho phép đưa vào sử dụng các TSCĐ có công suất tiêu thụ thấp hơn công suất thiết kế mà ta gọi là hoạt động non tải, vì thế sẽ làm cho tỷ lệ tổn thất cao, giảm hiệu quả vốn đầu tư vào TSCĐ. Từ phân tích trên, chúng ta thấy rằng tuổi thọ bình quân hiện nay của TSCĐ tại các đơn vị ngành điện đã giảm, do đó nhu cầu vốn để sửa chữa rất cao. Nên chăng ngành điện nói chung và ĐLAG nói riêng nên đề nghị Nhà nước cho phép thay cách tính khấu hao theo số dư giảm dần với thời gian do Nhà nước quy định. Nếu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần thì tỷ trọng vốn thu hồi nhanh, nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn sẽ được tập trung kịp thời, nhằm đáp ứng các nhu cầu sửa chữa cải tạo TSCĐ ngày càng cao tại đơn vị. - Các đơn vị quản lý TSCĐ phải nắm chắc lý lịch TSCĐ do mình quản lý. Thường xuyên kiểm tra thực trạng của TSCĐ mà quan trọng nhất là máy phát điện, đường dây tải điện, các trạm biến áp, máy biến thế... Trên cơ sở đó, có kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn kịp thời để tránh gây hư hỏng ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng. - Những TSCĐ đã hết khấu hao hoặc khấu hao gần hết nhưng đã hư hỏng, cũ kỹ, nên thanh lý và đổi mới để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục. - TSCĐ bị hư hỏng nên kịp thời sửa chữa để tránh thời gian không sử dụng của TSCĐ, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. - Tận dụng sửa chữa TSCĐ trong những ngày cúp điện, tránh tình trạng cúp điện thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sản lượng điện bán ra. - Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho công nhân và cán bộ quản lý. - Đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trang bị TSCĐ và quản lý để tăng thêm cường độ sử dụng TSCĐ. ™ Tăng cường giảm tỷ lệ tổn thất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh: Đôi với ngành điện, tỷ lệ điện tổn thất luôn là một trong các chỉ tiêu hàng đầu của mọi đơn vị. Tỷ lệ tổn thất thể hiện tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, trình độ quản lý TSCĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tổn thất càng cao thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng giảm. Muốn giảm tỷ lệ tổn thất thì ĐLAG cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau đây: - Tăng cường kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị dùng trong sản xuất, phát hiện kịp thời các thiết bị hư hỏng để thay thế, nhất là các đồng hồ đo đếm điện năng để tránh tình trạng thất thoát điện do các dụng cụ hoạt động thiếu chính xác. Đồng thời lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa những TSCĐ đã xuống cấp và nhanh chóng thanh lý những TSCĐ không còn sử dụng được hoặc kém hiệu quả. - Tăng cường công tác kiểm tra lưới trạm, mỗi trạm đặt máy đo hiệu suất điện để kiểm tra hàng tháng biết trạm đó tiêu thụ bao nhiêu kwh điện, chống tình trạng quá tải, gây sự cố làm tổn thất điện năng, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tổ ghi điện phải ghi đúng chỉ số trên đồng hồ không được phỏng đoán chỉ số. - Tăng cường kiểm tra sử dụng điện của khách hàng lớn, khách hàng có đồng hồ gắn thêm thiết bị hệ số nhân, kiểm tra giờ cao điểm dùng điện. Khai thác hệ số ngưng kịp thời, kiểm tra các trường hợp sót bộ, sai hệ số nhân. - Lên kế hoạch thay điện kế định kỳ, đúng niên hạn, kiểm tra thường xuyên hệ thống đo đếm, kể cả các điện năng kế ranh giới, điện năng kế máy phát, đảm bảo rút ngắn thời gian thay điện kế cháy, hỏng... để tránh tổn thất điện năng trong khâu kinh doanh. ™ Biện pháp quan trọng nhất cũng làm đau đầu các nhà quản lý là nhanh chóng thực hiện sửa chữa, cải tạo hệ thống lưới điện, các trạm biến áp trung gian, phát triển thêm các đường dây mới để chống quá tải, gây tổn thất điện năng của đơn vị. 1. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: KIEÁN NGHÒ Là một doanh nghiệp, khi đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh đều muốn thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, là một ngành độc quyền kinh doanh, Điện lực lại phải nhận sự bao cấp của Nhà nước nhằm mục đích ổn định giá bán điện theo phương châm “vừa kinh doanh, vừa phục vụ”. Theo dự báo của các đơn vị nghiên cứu, năm 2003, Nhà nước phải bù lỗ cho ngành điện hơn 400 tỷ đồng. Qua đó cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh ngày càng cao của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới, vì vậy ngành điện cần được sự quan tâm và hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước vì sự nghiệp phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì, khi nhu cầu phụ tải tăng thì việc tăng cường nguồn phát, lưới và trạm truyền tải là giải pháp tất yếu cho sự bất cập giữa cung và cầu. Hiện nay, ngành điện đang ở trong tình trạng thiếu nguồn nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô. Do đó, ngành điện rất cần vốn đầu tư để phát triển thêm nguồn phát mới, đặc biệt là các nguồn phát từ nhiệt điện để cân bằng tỷ lệ giữa nguồn phát thủy điện và nhiệt điện. Tỷ lệ hiện nay là thủy điện 70: nhiệt điện 30. Do vậy cứ vào mùa khô hàng năm không chỉ ngành điện mà cả nền kinh tế đều lo âu hồi hộp vì sợ thiếu điện và quá tải, bởi nguồn cung cấp điện hiện nay chủ yếu là thủy điện, cũng có nghĩa là phụ thuộc vào “ông trời”. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, để đảm bảo nguồn điện cung cấp và đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế đang phát triển tăng tốc như hiện nay ở nước ta thì tỷ lệ nguồn phát hợp lý giữa thủy điện và nhiệt điện phải là 50:50. Thấy trước vấn đề này, ngành điện hiện đang cố gắng tăng thêm nguồn phát, đồng thời tăng cường cải tạo trạm và đường dây để có khả năng tăng công suất lên cao. Thế nhưng nhìn vào biểu đồ công suất, người ta phát hiện sự chênh lệch quá lớn giữa công suất giờ thấp điểm và cao điểm. Theo tính toán của các chuyên gia ngành điện, để có được 1KW điện phải đầu tư 1.000USD và để có được 200 MW công suất phải đầu tư 200 triệu USD. Điều đó có nghĩa giảm được công suất tiêu thụ điện vào giờ cao điểm sẽ hạn chế được vốn đầu tư kém hiệu quả vào giờ thấp điểm đồng thời không phải huy động các nguồn phát có giá thành cao như diesel, tuabin, khí... San bằng biểu đồ công suất giữa giờ thấp điểm và giờ cao điểm là mong muốn chính đáng, có ý nghĩa kinh tế và biện pháp duy nhất để thực hiện mong muốn này của ngành điện là Nhà nước cho phép áp dụng chế độ 3 giá (thấp điểm, cao điểm, bình thường) với mức chênh lệch tương đối cao đối với khách hàng sản xuất dịch vụ. Tại Thái Lan, giá bán điện giờ cao điểm và thấp điểm chênh lệch nhau gấp 8 lần, trong khi đó chúng ta áp dụng giá bán điện giờ bình thường là 810đ/kwh, cao điểm 1.300đ/kwh và thấp điểm là 480đ/kwh. Điều này chưa có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất vào giờ thấp điểm. Biểu giá điện hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc san bằng công suất, cân bằng phụ tải, tránh được tình trạng mất điện do quá tải. Với tình hình hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển đó là việc thực hiện chương trình “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, hay nói cụ thể là “hiện đại hoá nông thôn” càng tiến bộ thì nhu cầu của người dân càng cao trong đó nhu cầu về điện là không thể thiếu. Tuy nhiên, ĐLAG đã cố gắng hết sức để thực hiện “điện khí hoá nông thôn” nhưng do chi đầu tư quá lớn và nguồn kinh phí có hạn nên một số vùng xa, hẻo lánh...vẫn chưa có điện và những người dân ở đây họ rất cần có điện và họ luôn chờ đợi nguồn ánh sáng đến với họ. Chính vì thế mà Điện Lực rất cần nguồn kinh phí để phục vụ cho nhu cầu người dân. 2. ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 2: Hiện nay, tình trạng quá tải các trạm biến áp là vấn đề nan giải của Điện Lực An Giang. Vì vậy, đơn vị rất cần Công ty Điện Lực 2 đôn đốc việc giải quyết quá tải các trạm biến áp cũng như bố trí đủ vốn cho các công trình sữa chữa lớn. Công ty Điện Lực 2 nên tiếp tục hỗ trợ việc trang cấp thêm các thiết bị bảo vệ, đóng cắt tự động, thu lôi và thiết bị an toàn cho công tác quản lý lưới điện. Nhất là ở vùng nông thôn do nhận thức không cao vì vậy đơn vị phải hết sức quan tâm đến việc trang bị thêm thiết bị bảo vệ đường dây và các cột thu lôi LA để có thể chống sét khi trời mưa. Từ việc trang bị trên sẽ tránh được thiệt hại về tính mạng và hư hỏng nguồn điện. 3. ĐỐI VỚI ĐIỆN LỰC AN GIANG: Nhận xét đánh giá chung về tài sản cố định tại Điện Lực An Giang: - Giá trị TSCĐ của ĐLAG rất lớn đa số ở ngoài trời (các đường dây tải điện) nên dễ bị hao mòn theo thời gian do quá trình sử dụng và do tác động của tự nhiên. Mặt khác, TSCĐ nằm suốt dọc theo lộ giới phủ kính trong toàn tỉnh An Giang, vì thế vấn đề quản lý, kiểm tra đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề và tận tụy. - Vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của ĐLAG trong năm 2003 đã có nhiều tiến bộ, quản lý chặt chẽ TSCĐ theo lý lịch của các tài sản, đánh số thứ tự, cho mã tài sản, không để thất thoát. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đa số TSCĐ của ĐLAG đã cũ kỹ, nên dễ hư hỏng và vốn đầu tư xây dựng cũng như sửa chữa nâng cấp rất lớn, nên nguồn vốn từ khấu hao cơ bản không đáp ứng đủ. Trước vấn đề này, thì việc cải tiến tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ là vấn đề cần thiết. Do đơn vị hạch toán kế toán phụ thuộc Công ty Điện Lực 2, nên ĐLAG chưa đủ chủ động trong việc hạch toán tăng, giảm TSCĐ. Vì thế gây ảnh hưởng đến tăng, giảm nguồn vốn khấu haoTSCĐ. Do đó, ĐLAG phải kiểm soát chặt chẽ việc hạch toán tăng, giảm TSCĐ của đơn vị để kịp thời điều chỉnh nếu sai sót. Để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần thiết phải đề nghị các cơ quan Nhà nước cho phép thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cố định nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh, có khả năng tích lũy được vốn sửa chữa lớn và vốn xây dựng cơ bản nhằm có thể đầu tư cải tạo TSCĐ phục vụ sản xuất và tiêu dùng của các ngành kinh tế toàn tỉnh, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nên thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho công nhân và cán bộ quản lý. KEÁT LUAÄN Trong nền kinh tế quốc dân, Điên Lực An Giang xác định là một ngành công nghiệp nặng, là ngành kinh tế quan trọng mang tính tiên phong, yêu cầu phải đi trước một bước trong tổng thể phát triển của cả nền kinh tế. Nhịp độ phát triển của ngành điện ảnh hưởng, tác động trực tiếp theo tỷ lệ thuận với đà phát triển kinh tế và đời sống xã hội ngày càng cao. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh như ở An Giang hiện nay, Điện Lực An Giang phải phấn đấu không ngừng để đáp ứng kịp thời nhu cầu về điện cho nền kinh tế toàn tỉnh trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Điện Lực An Giang là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nền khoa học kỹ thuật càng phát triển mạnh mẽ thì máy móc càng tân tiến và dần dần thay thế con người trong các hoạt động về mặt sản xuất cũng như các lĩnh vực khác, nhưng dù máy móc có tiến bộ có năng động đến đâu đi nữa thì nó cũng hoạt động dưới sự điều khiển của con người. Do đó, công tác quản lý và sử dụng máy móc là một công việc không thể thiếu trong bất kỳ nền văn minh nào, con người là động lực chính để làm cho máy móc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Như vậy, bên cạnh việc quản lý và sử dụng tốt tài sản là một yếu tố không nhỏ góp phần tăng năng suất của máy móc chính là con người. Nghĩa là hiệu quả sử dụng TSCĐ, đó là kết quả tất yếu của sự kết hợp tài tình, khéo léo giữa khả năng quản lý của người lãnh đạo và tinh thần hăng say, nồng nhiệt cùng khả năng làm việc của người lao động Vấn đề quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Điện Lực An Giang là một vấn đề rất đa dạng và phức tạp,.... Trong phạm vi đề tài chỉ đề cập phản ánh một số khía cạnh của TSCĐ tại ĐLAG. Vấn đề mà đơn vị cần quan tâm và không thể xem nhẹ là phải có kế hoạch đổi mới cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc, thiết bị truyền dẫn... bằng cách giảm chi phí, tăng nhanh vòng quay vốn cố định, vay vốn... để có trang thiết bị mới. Đồng thời sửa chữa, bảo hành nâng cấp chất lượng máy móc thiết bị hiện có để thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên ngành điện và tạo uy tín cho khách hàng đảm bảo cung cấp đủ điện tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng dùng điện với giá thành hạ. Trong tương lai với những ưu thế sẵn, ngành điện sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với tầm vóc của mình. Trong thời gian thực tập tại Điện Lực An Giang, với những kiến thức thu thập được từ giảng đường, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế Toán – Tài Chính, em đã cố gắng tìm hiểu về TSCĐ tại đơn vị thực tập nhằm để trang bị kiến thức thực tế cho công tác sau này đồng thời có thể tìm thấy những bất hợp lý còn tồn tại để đề xuất với đơn vị một số phương pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Do trình độ còn hạn chế, với thời gian thực tập quá ngắn nên em chưa thể phân tích sâu hơn về đề tài. Mong sao những biện pháp được đề xuất trên đây có thể giúp ích phần nào cho Điện Lực An Giang trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ trong những năm tới. Qua đề tài này, em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét chân tình của các thầy cô Trường Đại Học An Giang, các Cô Chú Anh Chị và bạn đọc để em có thể củng cố thêm kiến thức ngày càng được hoàn thiện hơn ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT968.doc
Tài liệu liên quan