Đổi mới hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực đối với quản lý kinh tế. Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý mà trực tiếp là lãnh đạo công ty có thể kiểm tra, kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, sản xuất và kết quả thu được trong quá trình sản xuất.
Phấn đầu sử dụng nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả, tiết kiệm, giảm tối đa yếu tố chi phí nguyên vật liệu trong giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng, cũng như tiến độ và chất lượng của mỗi sản phẩm. Như vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu không chỉ dừng lại ở việc phản ánh trên sổ sách, chứng từ kế toán một cách đầy đủ, kịp thời mà còn phải hiểu biết tính năng - công dụng của nó trong quá trình sản xuất, để từ đó lựa chọn ra những chủng loại nguyên vật liệu thích hợp, có thể thay thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
36 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác sử dụng nguyên vật liệu trong công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại Vạn Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây đất nước đã chuyển mình nhanh chóng về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp phải tự lấy thu bù chi, tức là lấy thu nhập của mình để bù đắp cho chi phí và có lãi. Vì vậy đã tạo được sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để một đồng chi phí bỏ ra phải thu về lợi nhuận là cao nhất. Có như vậy thì doanh nghiệp mới bù đắp được những chi phí bỏ ra, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và ngày một đứng vững hơn trên thị trường. Để góp phần vào sự bảo tồn và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh, việc quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề rất quan trọng quyết định tới việc hạch toán lãi hay lỗ khi một công trình hay một dây chuyền sản xuất được mở ra.
Như chúng ta đã biết nguyên vật liêu là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm. Nếu chất lượng của sản phẩm tốt hay xấu cũng như chi phí nhiều hay ít sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu dùng để sản xuất. Như vậy quản lý vật liệu là vô cùng cần thiết và đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở doanh nghiệp phải được tổ chức tốt nhằm hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chính vì lẽ đó mà công tác quản lý nguyên vật liệu là một bộ phận không thể thiếu được của toàn bộ công tác kế toán, là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu ở công ty. Vậy việc quản lý nguyên vật liệu là nhiêm vụ trung tâm của cả hệ thống dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân. Thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu có những vấn đề chưa được hoàn thiện trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là cán bộ phòng kế toán, sự hướng dãn tận tình của các thày cô giáo em đã tìm hiểu toàn bộ công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ công tác sử dụng nguyên vật liệu trong Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại Vạn Xuân.
Kết cấu của báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tìm hiểu đặc điểm chung của công ty
PhầnII: Thực trang quản lý và sư dụng nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Vạn Xuân.
Phần III: Một số kiến nghị nhằn hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của công ty.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và cán bộ công ty để bài báo cáo của em thêm phong phú và thiết thực hơn với thực tế.
Em xin trân thành cảm ơn!
PHẦN I
TÌM HIỂU ĐĂC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VẠN XUÂN
I. Đăc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân
Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên công ty là: Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân
- Tên giao dịch nước ngoài là: Van Xuan production service and trading joint stock company.
- Đặt trụ sở chính tại: Số 2, Ngõ 156 Kim Ngưu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty là một doanh nghiệp tư nhân, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được thành lập theo quyết định 1542/2003 Quyết định ngày 15 tháng 02 năm 2003. Quá trình hình thành và phát triển như sau:
- Từ năm 1992 đến năm 2002 Công ty là một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng như Cao su sàn xe
- Từ năm 2003 trở đi công ty được mở rộng và phát triển với quy mô hoạt động và sản xuất, và quyết định chuyển đổi cơ sở sản xuất nhỏ thành Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân.
Khi còn là một cơ sở nhỏ công ty chủ yếu là tạo công ăn việc làm cho một số công nhân ngoại tỉnh. Đồng thời mặt hàng sản xuất lúc bấy giờ là sản xuất zoăng, phớt cao su để bán lẻ. Đến năm 2003 thì cơ sở nhỏ được nâng cấp thành Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân, lúc này công ty không ngừng sản xuất các mặt hàng chính đó mà còn tiến sâu các lĩnh vực kinh doanh như:
+ Sản xuất và buôn bán linh kiện, phụ tùng ôtô
+ Buôn bán cao su
+ Sản xuất và buôn bán các loại hoá chất phục vụ cho ngành cao su (trừ hoá chất do Nhà nước cấm).
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
+ Kinh doanh máy công trình và phụ tùng máy công trình.
+ Sản xuất dịch vụ và gia công cơ khí.
Mặc dù bước đầu gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo tay nghề cho công nhân. Từ đó từng bước cải thiện đời sống công nhân. Đồng thời mặt hàng sản xuất ngày càng phong phú và đa dạng, phong phú cả về mẫu mã và chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng.
Về vốn và sử dụng vốn: vì là một doanh nghiệp tư nhân có vốn pháp định của công ty đén tháng 6/2005 là 2.400.000.000 đồng.Trong đó vốn cố định là 900.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 37.5%, vốn lưu động là 1.500.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 62.5%. Đồng thời trong năm 2004 và những tháng đầu năm 2005 công ty đã tích cực hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Điều nay được thể hiện rõ nét qua bảng ghi mộy số chỉ tiêu mà công ty đã đạt được trong sản xuất kinh doanh như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2004
6 tháng đầu năm 2005
Doanh thu
1.785.462.152
1.256.482.145
Lợi nhuận sau thuế
285.624.215
152.154.242
Tổng số lao động
25
31
Thu nhập bình quân
956.000
1.023.000
Từ số liệu trên ta thấy riêng doanh thu 6 tháng đầu năm 2005 đã gần bằng tổng doanh thu của cả năm2004.Điều này cho thấy khả năng cả năm2005 doanh thu còn tăng lớn hơn rất nhiều so với năm 2004.Để đạt được như vậy chủ yếu là do công ty đã mở rộng thị trường, đã có thêm được các đơn đặt hàng mới.Lợi nhuận sau thuế cung tăng nhanh cho thấy sự phát triển của công ty là đáng kể. Vế số lưọng lao động của năm2005 tăng so với 2004 là 6 người. Cho thấy nhu cầu sản xuất sản phẩm ngày càng tăng.Thu nhập bình quân đầu người cả năm 2005 cũng tăng 67.000/người/tháng. Mặc dù số tiền tăng như vậy là chưa cao nhưng phần nào cũng cải thiện được đời sống công nhân viên, tạo thêm niềm tin của người lao động với công ty.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
*Nhiệm vụ chính:
-Sản xuất và buôn bán linh kiện, phụ tùng ô tô.
-Buôn bán cao su.
*Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng chính của công ty là sản phẩm cao su chủ yếu là cao su sàn xe, cùng với sự khéo léo của công nhân và các thiết bị máy móc chủ yếu được sử dụng để sản xuất ra các mặt hàng, chu kì sản xuất của công ty ngắn, thời gian sản xuất liên tục thường xuyên.
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng linh kiện cao su và kinh doanh các mặt hàng như hoá chất, máy công trìnhQuá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức chuyên môn hoá theo từng mảng, gồm có phân xưởng sản xuất linh kiện ô tô là sàn xe cao su cao cấp. Nguyên vật liệu chính tham gia vào quy trình sản xuất linh kiện là: Các loại cao su (Cao su tự nhiên, cao su1502, cao su tổng hợp 33M, cao su butul bk 1675M). Các loại axit (axit stearic, axit titian, bột nhẹ CaC03) xúc tiến D, than đen và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty gồm có các nhân viên kinh doanh và bán hành. Mỗi loại hình sản xuất có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Do thực tập thời gian có hạn để có thể đi sâu nghiên cứu em xin phép chỉ trình bày đặc điểm tổ chức sản xuất ở phân xưởng sản xuất với sản phẩm hoàn thành là linh kiện ô tô cụ thể là cao su sàn xe cao cấp.
Phân xướng sản xuất gồm: Một quản đốc phân xưởng là người phụ trách chung trong phạm vi phân xưởng và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và các nhiệm vụ được giao. Một thủ kho phụ trách kho nguyên vật liệu hàng hoá tại phân xưởng. Ngoài ra phân xưởng được bố trí chia thành các tổ sản xuất, chịu sự giám sát trực tiếp của quản đốc. Các tổ sản xuất mỗi tổ tiến hành gia công một giai đoạn sản phẩm. Sản phẩm sản xuất lần lượt từ giai đoạn này đến giai đoạn khác một cách liên tục cho đến khi hoàn thành.
Quy trình công nghệ sản xuất. Sản xuất cao su sàn xe của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Cán nhựa
Pha chế
ép hàng
Xử lý bavia
KT chất lượng
đóng gói
đóng hàng
Nhập kho
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ, đồng thời đảm bảo tính tập chung, nhất quán trong quản lý, đảm bảo phát huy sáng tạo của cán bộ quản lý, đảm bảo tính cân đối đồng bộ của các phòng ban chưc năng và số lượng cán bộ quản lýCơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế hoạch sản xuất
Cửa hàng
PX sản xuất
Giám đốc công ty: Là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền ra mọi quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc có thể uỷ quyền cho phó giám đốc một số quyền nhất định khi có việc đột xuất
Phòng kế toán: Thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán,phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, cung cấp thông tin,số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Phòng kinh doanh: Là bộ phận triển khai chiến lược kinh doanh của công ty, tiếp thị và tìm kiếm khách hàng,phát triển và quản lý đại lý tiêu thụ sản phẩm,xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phòng kế hoạch: Là bộ phận xây dựng các kế hoạch sản xuất của công ty dựa trên các đơn đặt hàng do phòng kinh doanh cung cấp, nhằm đảm bảo cho sản xuất của nhà máy đạt đựơc tiến độ của các đơn hàng và đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nhà máy.
Phân xưởng sản xuất: Là bộ phận sản xuất ra các sản phẩm theo hế hoạch của phòng kế hoạch sản xuất đưa ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của phòng kế hoạch
Cửa hàng: Là nơi trực tiếp tiêu thụ và giới thiệu các sản phẩm của công ty
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VẠN XUÂN
2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng linh kiện cao su và kinh doanh các mặt hàng như hoá chất, máy công trìnhQuá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức chuyên môn hoá theo từng mảng, với đặc điểm sản xuất kinh doanh như vậy nên các loại nguyên vật liêụ sử dụng cho việc sản xuât sản phẩm của công ty cũng mang những đặc thù khác nhau.
Từ những đặc điểm trên cho thấy việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty có những khó khăn riêng biệt. Vấn đề đặt ra cho công ty là phải đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu và sử dụng một cách hợp lý,tiết kiệm nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, đó cũng chính là mục tiêu của công ty. Chính vì vậy ở công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu, bảo toàn kĩ càng cũng là một biện trong những biện pháp góp phần nâng cao quản lý tốt nguyên vật liệu
2.2. Phân loại nguyên vật liệu
Do vật liệu của công ty phong phú và đa dạng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Mỗi loại có những chức năng,công dụng, tính chất lý, hoá khác nhau. Muốn quản lý tốt nguyên vật liệu và hạch toán chính xác nguyên vật liệu thì cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học và hợp lý.
Thực tế nguyên vật liêu ở công ty được phân loại như sau:
Căn cứ vào nội dung kinh tế nguyên vật liệu được chia thành các loại sau
_ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính của công ty,tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm bao gồm: Cao su tổng hợp 33M, cao su butul BK 1675N, các loại axit (axit stearic, axit titan, bột nhẹ CaCO3).
_ Vật liệu phụ bao gồm nhiều loại khác nhau. Tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm. Song vật liệu phụ rất đa dạng và mang tính đặc thù khác nhau. Có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như làm thay đổi màu sắc, vẻ đẹp bên ngoài của sản phẩm ví dụ:sơn màu các loại, bao bì
_ Nhiên liệu: Là các loại xăng, dầuPhục vụ cho việc vận hành các loại máy móc trong quá trình sản xuất của công ty.
_ Phụ tùng thay thế sửa chữa: Là các thiết bị phụ tùng máy móc,thiết bị mà công ty mua sắm, dự trữ, phục vụ cho việc sửa chữa máy móc, các thiết bị như: Bulông, vòng bi, acquy
_ Phế liệu thu hồi: Chủ yếu là những loại nguyên vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất như: Bao bì, các loại đựng nguyên vật liệu.
_ Xét về mặt chi phối chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu chính. Cụ thể tại đơn vị chi phí nguyên vật liệu chiếm 65% . Do vậy việc kiểm tra chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm (Giảm mưc tiêu hao nguyên vật liệu/1 đơn vị sản phẩm sản xuất) là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động giá thành, chỉ cần biến động 1% chi phí nguyên vật liệu cũng làm giá thành sản phẩm biến động, từ đó sẽ ảnh hưởng đến những chỉ tiêu quan trọng của công ty như chỉ tiêu: Chất lượng giá thành, doanh thu, lợi nhuậnDo vậy mà công ty phải có biện pháp thu mua vận chuyển, bảo quản tốt tình trạng hư hỏng, mất mát làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty, đồng thời tính toán sao cho chi phí vận chuyển là thấp nhất
2.3. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định trị giá của vật liệu đó theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất.
Vật liệu là tài sản lưu động đòi hỏi phải đánh giá theo giá thực tế. Vì thế sự hình thành trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất và kinh doanh:
_ Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế cảu nguyên vật liệu
_ Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tiêu thụ
_ Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tiêu thụ
_ Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tiêu thụ
*Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập
+) Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm: Giá mua,các loại thue không được hoàn lại, chi phí bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua nguyên vật liệu và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu, trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất.
Vật tư mua vào được sử dụng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ giá mua là gía chưa có thuế.
Ví dụ: Công ty mua nguyên vật liệu chính đã nhập kho, tổng số tiền thanh toán 110tr đ, trong đó thuế GTGT là 10tr đ, chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt 2.2.tr đ (Trong đóThuế 0,2 tr). Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho như sau:
Trị giá vốn thực tế nhập kho =(100 + 2)=102tr
+) Nhập kho do sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thành sản xuất của nguyên vật liệu
+) Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến cộng với số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến cộng với các chi phí bốc dỡ khi giao nhận.
+) Nhập nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thỏa thuận cộng với các chi phí phát sinh khi tiếp nhận nguyên vật liệu.
+) Nhập nguyên vật liệu do được cấp: Là giá được ghi trên biên bản giao nhận cộng với các chi phí phát sinh khi giao nhận.
+) Nhập vật tư do được biếu tặng, tài trợ: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng với các chi phí phát sinh khi nhận biếu tặng , tài trợ
* Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó khi xuất kho nguyên vật liệu tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị kĩ thuật tính toán trong từng doanh nghiệp, mà lựa chọn các phương pháp thích hợp để xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Có rát nhièu phương pháp như: Phương pháp tính giá theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp tính giá theo đơn giá tồn đầu kì, phương phap tính theo giá hạch toán ở đây Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân đã áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu theo công thức:
Trị giá vốn thực tế =
Số lượng nguyên vật liệu xuất kho
x
Đơn giá bình quân gia quyền
Nguyên vật liệu xuất kho:
Đơn giá BQGQ trong kỳ
=
giá thực tế NVL tồn đầu kì + trị giá vốn thực tế NVL nhập
Số lượng NVL tồn đầu kì+Số lượng nguyên vật liệu nhập trong kì
Đơn giá bình quân thường được tính cho từng loại nguyên vật liệu
Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kì được gọi là đơn giá bình quân cả kì hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách tính này khối lượng tính toán giảm nhưng chỉ tính được trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu vào thời điểm cuối kì nên không thể cung cấp thông tin kịp thời
Đơn giá bình quân cũng có thể xác định theo mỗi lần nhập đựoc gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động. Theo cách tính này, ta xác định được trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu hàng ngàt, cung cấp thông tin kịp thời. Tuy nhiên khối lượng công việc nhiều phù hợp với doanh nghiệp làm kế toán máy.
Ví dụ: Tình hình xuất nguyên vật liệu axit butul BK trong tháng1/2005 như sau:
Ngày
Tinh hình N-X
Số lượng(Kg)
Đơn giá
Số tiền
01/1
Tồn
5.000
3.000
15.000.000
03/1
Xuất
3.500
06/1
Nhập
4.500
3.100
13.950.000
08/1
Xuất
4.000
14/1
Nhập
2.500
3.300
8.250.000
15/1
Xuất
2.500
20/1
Nhập
4.000
3.080
12.320.000
21/1
Xuất
3.400
*Trường hợp tính theo đơn giá bình quân cả kỳ:
ĐGBQ=
(5000´3000)+(4500´3100)+(2500´3300)+(4000´3080)+(3200´3360)
= 3.160
21.200
Trị giá vốn thực tế của vật liệu butul xuất kho:
16.900 ´ 3.160 = 53.404.000
Trị giá vốn thực tế của vật liệu butul BK tồn kho cuối tháng1/2005 là:13.558.000
* Trường hợp tính theo đơn giá bình quân liên hoàn
- Trị giá xuất(03/01) = 3.500´3000=10.500.000
Đơn giá xuất(08/01) =
(1500 ´ 3000) + (4500 ´ 3100)
= 3.075
6000
Trị giá xuất(08/01) = 4000x3075 = 12.300.000
Đơn giá xuất(15/01) =
(2000 x 3075) + (2500 x 3300)
= 3.200
4.500
Trị giá xuất(15/01) = 2500 x 3200 = 8000.000
Đơn giá xuất (21/01) =
(2000 x3200) + (4000 x3080)
= 3.120
6.000
Trị giá xuất (21/01)=3400x3120=10608000
Đơn giá xuất (29/01) =
(2600 x 3120) + (5200 x 3360)
= 3. 200
7800
Trị giá xuất (29/01) = 3500x3280 = 11.480.000
- Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu axit butul BK xuất kho tháng 1/2005 llà 52.888.000.
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu axit butul tồn kho cuối tháng 1/2005 là 14.104.000
Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân sử dụng phương pháp đơn giá bình quân liên hoàn cho công việc nhập xuất của mình, cách tính này giúp cho công ty xác định được trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu hàng ngày, giúp cung cấp thông tin kịp thời.
Ví dụ trong tháng 1 năm 2002 trên sổ chi tiết tài khoản 152 – NVL
Tên vật liệu: axit stearic
Tồn kho đầu tháng: 2040l đơn giá 5.100 thành tiền 10.404.000
Nhập kho: 684l đơn giá 5.100 thành tiền 3.488.400
500l đơn giá 5.150 thành tiền 2.575.000
- Xuất hàng tháng 2540l
- Trị giá xuất kho NVL trong tháng 1/2002 là:
10404000+3488400+2575000
=1507,7
2040+684+500
Trích sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm hàng hóa tháng 5/2002
Tên hàng hóa: axit stearic
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Slượng
Thành tiền
Slượng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Số dư đầu kỳ
5.100
2.040
10.404
2
6/5
Mua vật liệu axit stease
331
5.100
684
3.420
4
8/5
Nhập kho NVL
112
5078
500
2.550
15
21/5
Xuất kho vật liệu để sản xuất cao su sàn xe.
621
5078
19
Xuất kho vật liệu để sản xuất
621
5078
200
1015,6
..
800
4062,4
Cộng tháng 5
1184
5970
1000
5078,0
Dư cuối tháng
2224
11.296
3.4 Kế hoạch NVL tại công ty.
Trong năm nay và những năm tiếp theo công ty sẽ mở rộng thị trường kinh doanh.Vì vậy việc quản lý và sử dụng NVL tại công ty là một yếu tốvô cùng cần thiết và cấp bách.
- Công ty tích cực duy trì một lượng vốn vừa đủ trong khâu dự trữ để phục vụ cho các nhiệm vụ đặc thù của mình. Nếu xác định được đúng đắn, chính xác nhu cầu về nguyên vật liệu thì công ty sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, đặc biệt vốn lưu động là nguyên vật liệu dự trữ tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn không hợp lí, vỏ bọc giả tạo về nhu cầu nguyên vật liệu.
Đặt trong tình trạng thực tế của công ty tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm trên tổng số vốn lưu động trong hai năm gần đây giảm cho thấy vòng quay vốn lưu động của công ty ngày càng nhanh, công ty tập trung một lượng vốn nhất định, vừa đủ vào việc dự trữ nguyên vật liệu là sự mạnh dạn táo bạo trong sản xuất kinh doanh. Bởi vì công ty muốn có thêm một lượng vốn bàng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán phục vụ mục tiêu kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cụ thể là: Huy động và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn nguyên vật liệu hiện có, giảm thiểu lượng vốn rót vào những nguyên vật liệu thực sự chưa cần thiết, nâng cao vai trò lao động, sản xuất tiết kiệm, khuyến khích tinh thần say mê nghiên cứu tìm tòi, đưa ra sáng kiến cải tiến kĩ thuật, phương pháp quản lí để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
3.5 Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu
Trong phần quản lí và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại Vạn Xuân công ty sử dung các chứng từ kế toán sau:
Phiếu nhập kho(mẫu số 02 - VT).
Phiếu xuất kho(mẫu số 02 - VT).
Thẻ kho(mẫu số 06 - VT).
Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 01 - GTGT).
Hóa đơn GTGT (mẫu số 02 - GTGT).
Trình tự chứng từ luân chuyển như sau:
3.5.1. Thủ tục nhập kho.
Ở công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân, vật liệu mua ngoài do công ty mua theo nhu cấu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Bên cung cấp viết hóa dơn cho nhân viên thu mua(hóa dơn mua NVL, bên bán phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu như: chủng loại NVL, đơn giá, số lượng. thành tiền). Tại công ty nhân viên thu mua trình hóa đơn lên các cấp lãnh đạo để xem xét tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn(đối chiếu hợp đồng mua NVL đã ký kết, nếu mua với số lượng lớn), về chủng loại, chất lượng, số lượng, giá cả. Nếu chấp nhận mua thì kế toán viên mua NVL ở phòng kế toán NVL sẽ lập phiếu nhập kho gồm 3 liên. Sau đó nhân viên vật liệu cầm phiếu nhập kho cùng hóa đơn mua hàng xuống kho giao cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho, kiểm nhận số lượng nhập kho và tình hình thực tế NVL. Sau khi tiến hành kiểm nhận số lượng thủ kho sẽ ghi vào cột thực nhập cho cả 3 liên của phiếu nhập kho va cùng ngừơi giao hàng kí tên vào 3 liên của phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho ghi thành 3 liên cụ thể như sau:
Một liên lưu tại phòng kế toán.
Liên tiếp theo lưu cho nhân viên NVL.
Liên thứ ba giao cho thủ kho giữ.
Sau khi vào thẻ kho, thủ kho chuyển cho phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho ghi vào thẻ kho và chỉ theo dõi các chỉ tiêu số lượng về nhập, xuất, tồn của từng loại NVL mà không theo dõi giá trị của NVL.
Ví dụ trong tháng 3/2005 của công ty có mua một số cao su để phục cho sản xuất, hóa đơn GTGT do bên bán gửi kèm như sau:
Mẫu số 01 GTKT – 3LL
HL/01-B.
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 2(giao cho khách hàng)
04/03/2005
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ CHƯƠNG DƯƠNG.
Địa chỉ: 81/9A Nguyên Văn Cừ _Gia Lâm
Điện thoại: 047845861 mã số 0100597125
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thu Trang
Đơn vị: Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại Vạn Xuân
Địa chỉ: số 2 ngõ 156 kim ngưu_ Thanh Nhàn_Hai Bà Trưng Hà Nội
Hình thức thanh toán: séc Mã số 0100105912-1
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Cao su tổng hợp 33M
Kg
102
5100
520. 200
2
Axit titan
Kg
350
4950
1732.500
Cộng tiền hàng
2.252.500
Thuế suất GTGT: 10%
225.270
Tổng cộng tiền thanh toán
2.477.970
Viết bằng chữ: Hai triệu bốn trăm bảy bảy nghìn chín trăm bảy mươi đồng.
Người mua hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT do bên bán lập, phòng tài vụ đã lập phiếu nhập kho như sau:
Đơn vị:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 04/1/2005
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Quang Vinh
Theo số ngàythángnămcủa
Nhập tại kho : Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Cao su tổng hợp 33M
Kg
102
102
5.100
520.200
2
Axit titan
kg
350
350
4.950
1.732.500
Cộng
2.252.700
Tổng số tiền: Hai triệu hai trăm năm hai nghìn bảy trăm đồng.
Thủ trưởng đơn vị
Người giao hàng
Thủ kho
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
3.5.2 Thủ tục xuất kho
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao trong kì, căn cứ vào dự toán sản xuất kế toán công ty sẽ viết đơn xin lĩnh nguyên vật liệu: liệt kê các danh mục vật liệu cụ thể về quy cách phẩm chất số lượng. Giám đốc công ty kí tên vào đơn xin lĩnh nguyên vật liệu đó. Sau đó kế toán công ty sẽ mang đơn xin lĩnh nguyên vật liệu lên phòng kế toán công ty yêu cầu lĩnh nguyên vật liệu. căn cứ vào dự toán và đơn xin lĩnh nguyên vật liệu đã được giám đốc công ty duyệt phòng kế toán lập phiếu xuất kho (chỉ ghi vào cột yêu cầu). Phiếu xuất kho lập thành ba liên.Sau khi phụ trách phòng đã kí phiếu được giao cho người lĩnh nguyên vật liệu mang xuống kho để nhận nguyên vật liệu.Thủ kho công ty sau khi kiểm tra số lượng yêu cầu và ghi vào cột thực xuất số đã xuất và kí vào ba liên cua phiếu xuất kho.
- Một liên lưu lại phòng kế toán
- Một liên giao cho kế toán nguyên vật liệu
- Một liên giao cho thủ kho giữ để ghi thẻ kho
Ví dụ: Ngày 23/3/2005 công ty xuất kho vật liệu cho sản xuất và phòng kế toán lập phiếu xuất kho như sau:
Đơn vị
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 23/3/2005
Họ và tên người nhận: Hoàng Tiến Huy
Lí do xuất: sản xuất sản phẩm
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Cao su butal
Kg
718
718
5.100
3.661.800
Cộng
3.661.800
Cộng thành tiền (bằng chữ) : Ba triệu sáu trăm sáu mốt ngàn tám trăm đồng.
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
3.6 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Việc quản lí và sử dụng nguyên vật liệu ở công ty được thực hiện đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu việc quản lí và sử dụng chi tiết nguyên vật liệu không chỉ cả về số lượng mà cả về mặt giá trị.Để phản ánh chính xác kịp thời sự biến động của nguyên vật liệu ở kho và phòng kế toán sử dụng các chứng từ sau
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn bán hàng
- Biên bản kiểm kê sản phẩm vật tư hàng hóa
Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty.Công ty đã sử dụng phương pháp ghi thẻ song song.Nội dung phương pháp ghi thẻ song song như sau:
Ở kho tập thẻ kho về cao su, tập thẻ kho về các loại axit
Hàng ngày khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật liệu thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lí của chứng từ, sau dó đối chiếu số lượng thực tế nhập, xuất trên chứng từ vào thẻ kho.Cuối ngày thủ kho tính số tồn kho và ghi vào thẻ kho nguyên vật liệu. dịnh kì 10 ngày sau khi đã ghi song thẻ kho, thủ kho tiến hành sắp xếp phiếu nhập kho, phiếu xuất kho theo thứ tự và chuyển lên phòng kế toán.
Ví dụ: khi nhận được phiếu nhập kho và xuất kho thủ kho ghi vao thẻ kho theo mẫu sau:
THẺ KHO
Ngày lập 04/03/2005
Kho: Anh Liêm
Tên nguyên vật liệu: Cao su butul
Đơn vị tính: KG
Ngày NX
Chứng từ
Số phiếu
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu năm 2005
2040
4/3
04
Nhập kho cao su butul
684
7/3
06
Nhập kho cao su butul
294
22/3
37
Xuất kho để SXSP
718
29/3
86
Xuất kho để SXSP
278
Cộng phát sinh
978
996
Tồn cuối tháng
2022
* ở phòng kế toán: Định kì 10 ngày kế toán nguyên vật liệu xuống kho nhận chứng từ phiếu nhập kho, xuất kho. Tại phòng kế toán nguyên vật liệu tiến hành sắp xếp, phân loại các loại phiếu theo đúng thứ tự của phiếu để tiện ghi sổ sách.
Kế toán nguyên vật liệu ở công ty sử dụng sổ chi tiết nguyên vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Cuối tháng kế toán công sổ chi tiết và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho
Sổ chi tiết nguyên vật liệu ở công ty được mở theo từng tháng và được mở cho từng loại nguyên vật liệu khác nhau.
Ví dụ:
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 3/ 2005
Tên vật liệu: cao su butul Bk
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lượng
T.Tiền
Lượng
T.Tiền
Lượng
T.Tiền
Tồn kho đầu kỳ
5.100
2.040
10.404
04
4/3
Nhập kho
5.100
684
3.488,4
06
7/3
Nhập kho
5.100
294
1.499,4
37
22/3
Xuất kho để SXSP
5.100
718
3.661,8
86
29/3
Xuất kho để SXSP
5.100
278
1.417,8
Số dư cuối kỳ
5.100
10.312,2
Cơ sở để ghi sổ chi tiết vật liệu là các chứng từ nhập, xuất do thủ kho chuyển lên sau khi kiểm tra hoàn chỉnh,đầy đủ.Căn cứ vào các chứng từ nhập kho ghi số lượng vật liệu nhập vào cột lượng nhập.Căn cứ vào các chừng từ xuất kho ghi sổ lượng xuất kho ghi vao phần xuất. Cuối tháng cộng các chi tiêu theo cột để đối chiếu với thẻ kho và làm căn cứ đối chiếu với kế toán,đồng thời tính giá thực tế vật liệu xuất kho và tồn kho cuối kì bàng cách.
Tính tổng lượng vật liệu xuất kho từ đó tính được giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phượng pháp bình quân gia quyền tức là khi ghi sổ kế toán tính giá bình quân cho các lần xuất nhân vơi số lượng xuất:
Đơn giá bình quân =
Trị giá NVL tồn kho đầu kì + trị giá NVL nhập trong kì
Số lượng NVL tồn đầu kì + số lượng NVL nhập trong kì
Trong đó :
Trị giá NVL xuất kho
=
SL NVL xuất kho
X
đơn giá mua bình quân
Ví dụ: Tồn đầu kì của cao su tổng hợp 33M là 65 kg, đơn giá 26.364 đ/kg, thành tiền 1.713.660.
Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh:
Ngày 1/5: Nhập kho 480 kg, đơn giá 25.909 đ/lg, thành tiền 12.436.320đ
Ngày 3/5 Xuất 197 kg
Ngày 10/5: Nhập 220 kg, đơn giá 26.625 đ/kg thành tiền 5.857.500đ
Ngày 11/5: Xuất kho
Ngày 29/5: Xuất 2 kg
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kế toán tính giá thực tế xuất kho như sau:
Đơn giá mua bình quân =
1.713.660 + 12.436.320 + 5.857.500
= 26.153
65 + 480 + 220
Tương tự ta cũng tính được đơn giá bình quân xuất của:
A xít titan : 15.000đ Than đen: 5.200đ
Xúc tác D : 53.200đ Bột CaCO3 = 1.320đ
Căn cứ vào đơn giá bình quân tính được trị giá NVL xuất dùng trong khì theo công thức:
Trị giá NVL xuất kho
=
SL NVL xuất kho
X
đơn giá mua bình quân
Như vậy 2 cao su tổng hợp 33M xuất kho trong kì là 282
=> Trị giá NVL xuất kho = 282 x 26.153 = 7.375.146đ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất, kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu:
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU
Chứng từ
Diễn giả
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Số hiệu
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Số dư đầu kì
331
5.100
2
6/5
Mua NVL axit stearic
112
5.000
684
3.420
4
8/5
Nhập kho NVL
621
5.100
500
2.550
15
11/5
Xuất kho VL để SX sàn xe cao su
621
5.078
200
1015,6
19
21/5
Xuất kho VL để SX sàn xe cao su
5.078
800
4062,4
Cộng tháng
1184
5970
1000
5078,0
Dư cuối tháng
2224
11.296
Đồng thời với việc ghi sổ chi tiết TK 152, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung. Trích nhật ký chung tháng 5/2005.
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chyển sang
30/5
NNK1
3/5
Xuất NVL sản xuất cao su sàn xe cao cấp
621
152
7.896.541
7.896.541
30/5
NNK2
5/5
Xuất CCDC cho VP
142
153
3.420.550
3.420.550
30/5
PXK3
11/5
Xuất NVL sản xuất cao su sàn xe cao cấp
621
152
5.042.299
5.042.299
30/5
PXK2
29/5
Xuất NVL sản xuất cao su sàn xe
621
152
52.306
52.306
29/5
Xuất 20 kg axit stearic bán
632
152
190.600
190.600
30/5
Kết chuyển CPNVLTT
154
621
92.190.850
92.190.850
Cộng chuyển trang sau
Từ đó kế toán sẽ căn cứ vào sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái 621, 154
Mẫu số 505-SKT/DNN
Ban hành theo QĐ số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của BTC
SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2005
Tên TK: Chi phí NVL trực tiếp
Số hiệu: 621
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chyển sang
30/5
NNK1
3/5
Xuất NVL sản xuất cao su sàn xe cao cấp
152
7.896.541
30/5
NNK2
11/5
Xuất NVL sản xuất cao su sàn xe cao cấp
152
5.024.299
30/5
PXK25
29/5
Xuất NVL sản xuất cao su sàn xe cao cấp
621
52.306
30/5
Kết chuyển CPNVLTT
154
92.190.850
Cộng số phát sinh
92.190.850
92.190.850
Dư cuối kì
PHẦN III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHĂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VẠN XUÂN
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân , em thấy công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty có rất nhiều những mặt mạnh, ưu điểm nổi bật, song bên cạnh dó cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định:
3.1.Những mặt ưu thế
Nhìn chung công ty đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch nguyên vật liệu.Với khối lượng nguyên vật liệu sử dụng lớn và đa dạng mà công ty vẫn cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, đảm bảo chất lượng.Đièu này cho thấy tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các đợn vị cá nhân của toàn cônng ty là rất cao.
Về kho bãi bảo quản: Các kho nguyên vật liệu đầy đủ về mặt bằng, các thiết bị bảo quản tối thiểu nên công ty có rất ít nguyên vật liệu bị giảm phẩm chất. Mặt khác các kho này còn được sắp xếp một cách có hệ thống và hợp lý, tổ chức và bảo quản nhập xuất nguyên vật liệu tiến hành khá tốt. Đây cũng chính là lý do mà công ty không cần lập dự phòng hàng tồn kho.
Các nhân viên chuyên môn tại công ty đã thực hiện khá tốt công việc theo dõi tình hình sử dụng và quản lý nguyên vật liệu, giao đầy đủ chứng từ cho kế toán nguyên vật liệu và kế toán giá thành.
3.1.2.Những mặt hạn chế
Do đặc thù là một công ty sản xuất, sản phẩm sản xuất ra là các mặt hàng cao su và các linh kiện máy mócHầu hết các sản phẩm đều có quy mô lớn, có tính tổng hợp về kinh tế, kỹ thuậtmặt khác, quá trình sản xuất chia thành nhiều giai đoạn sản xuất.Mỗi giai đoạn thi công bao gồm rất nhiều các công việc khác nhau nên việc sử dụng không tránh khỏi những bất hợp lý và khó khăn trong quá trình sản xuất như: viêc
3.2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ và thương mại Vạn Xuân .
3.2.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện
Như chúng ta đã biết việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu là một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.Vì ở những doanh nghiệp này nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn, khoảng 70% toàn bộ chi phí sản xuất và giá thánh sản phẩm.Do đó,việc hoàn thiện công tác quản lý cvà sử dụng nguyên vật liệu là một vấn đề mà các doang nghiệp càn quan tâm và chú trọng đến.
Hoàn thiện công quản lý và sử dụng giúp cho việc hạch toán nguyên vật liệu được chính xác, góp phần làm cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh được chính xác,không những thế việc hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu còn góp phần thúc đẩy công tác kế toán của doanh nghiệp hoà nhập chung với xu hướng tiến bộ chung của thế giới nhằm hiện đại hoá công tác kế toán nguyên vật liêu, đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời,chính xác phục vụ đắc lực cho chỉ đạo sản xuất.Vì vậy vấn đề hoàn thiện công tác nguyên vật liệu luôn đặt ra đối với các doanh nghiệp
3.2.2.Một số kiến nghị
Qua việc phân tích tình hình thực tế tại công ty Vạn Xuân bên cạnh những ưư điểm đạt được còn có những nhược điểm cần khắc phục. Dưới góc độ là một sinh viên thực tâp trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường kết hợp với thực tế thu thập được từ thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình với hi vọng trong một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
3.2.2.1 Ý kiến 1 . Việc phân loại nguyên vật liệu
Tại công ty nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ với nội dung khác nhau.Do vậy để quản lý chặt chẽ công ty nên phân loại nguyên vật liệu theo tiêu thức nhất định.THực tế nguyên vật liệu tại công ty được phân loại như sau:
Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu được chia thành:
+ Nguyên vật liệu mua ngoài: Đây là nguồn nhập chủ yếu của doanh nghiệp, nguyên vật liệu mua ngoài có thể nhập khẩu như: Máy móc và các kinh kiện máy móc.Phục vụ cho dây chuyền sản xuất ,hoặc bán cho các đơn vị khác có nhu cầu.
+ Nguyên vật liệu tự gia công chế biến: Các loại hộp các tông, thùng và các loại bao bì;
+ Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
3.2.2.2. Ý kiến 2 Việc lập sổ điểm danh
Việc lập sổ điểm danh nguyên vật liệu sẽ giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu được tốt, kế toán nguyên vật liệu sẽ được chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi tính hoá kế toán nguyên vật liệu, xử lý cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của nguyên vật liệu phục vụ yêu cầu quản lý và chỉ đạo công tác chỉ đạo kinh doanh.
3.2.2.3. Ý kiến 3
Kế toán nên mở sổ chi tiết nguyên vật liệu theo chi phí nguyên vật liệu chính (152.1), nguyên vật liệu phụ(152.2), nhiên liệu(152.3).Tại công ty Vạn Xuân việc phân chia chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Các loại cao su(Cao su tự nhiên,cao su 1502, cao su tổng hợp 33M)nguyên vật liệu phụ như: axit stearic,axit titan,bột nhe) Nhiên liệu như than đen
Có thể áp dụng theo mẫu sau:
SỔ THEO DÕI NGUYÊN VẬT LIỆU
Tên kho:
Tên hàng: Vật liệu chính
Mã số: 152.1. Đơn vị tính
Chứng từ
Diễn giải
Ngày X-N
Nhập
Xuất
Tồn
Số lg
Đơn giá
Thành tiền
Số lg
Đơn giá
Thành tiền
Số lg
Thành tiền
Cộng phát sinh
Tồn kho cuối tháng
3.2.2.4 Ý kiến 4 :
Qua thời gian thực tập của công ty em thấy trong quá trình sản xuất có rất nhiều công nhân chưa có ý thức trong việc bảo quản và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu.Các loại nguyên vật liệu như: Than đen, bột nhegây lãng phí. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành và chi phí sản xuất nhằm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu.Định kỳ tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu cũng là những biên pháp xác định chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng phế phẩm.
Việc nâng cao ý thức của công nhân trong việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguyên vật liệu nhằm hạ thấp giá thành cùng các chi phí khác. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhà quản lý cần đưa ra các hình thức khuyến khích, khen thưởng giúp công nhân hăng hái lao đông tăng năng suất lao động.
3.2.2.5. Ý kiến 5
Hiện nay giá cả thị trường của các mặt hàng ngày càng cao, ví dụ như giá cả xăng dầu vẫn tiếp tục leo thang. Do đó ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy ban lãnh đạo công ty cần có những quyết định đúng đắn ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn vật tư, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển nhất là về giá mua,cước chi phí vận chuyển, bốc dỡ cần phải dự toán những biến động về cung cầu và giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, đưa ra những biện pháp thích ứng.
3.2.2.6 Ý kiến 6
Công ty nên tận dụng những phế phẩm và nguyên vật liệu thay thế.
KẾT LUẬN
Đổi mới hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực đối với quản lý kinh tế. Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý mà trực tiếp là lãnh đạo công ty có thể kiểm tra, kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, sản xuất và kết quả thu được trong quá trình sản xuất.
Phấn đầu sử dụng nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả, tiết kiệm, giảm tối đa yếu tố chi phí nguyên vật liệu trong giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng, cũng như tiến độ và chất lượng của mỗi sản phẩm. Như vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu không chỉ dừng lại ở việc phản ánh trên sổ sách, chứng từ kế toán một cách đầy đủ, kịp thời mà còn phải hiểu biết tính năng - công dụng của nó trong quá trình sản xuất, để từ đó lựa chọn ra những chủng loại nguyên vật liệu thích hợp, có thể thay thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Xuất phát từ việc nhận thức những quan điểm đổi mới và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Vạn Xuân, trên cơ sở đã học và sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Vân Anh, em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở công ty.
Vì thời gian thực tập không nhiều và trình độ còn hạn chế nên sự nhận thức, nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá cá nhân chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, do vậy báo cáo này không trành khỏi những thiếu sót.
Em rất mong sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè để báo cáo này được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng tài vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Vân Anh đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn chỉnh bài báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8431.doc