Đề tài Công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV

Từ khi nền kinh tế mở cửa, chúng ta đã đón nhận biết bao nhiêu luồng khí mới. Những luồng khí trong lành đã làm khởi sắc môi trường văn hoá, nhưng bên cạnh đó lại kéo theo những luồng khí độc hại làm vẩn đục môi trường. Một trong những luồng khí độc hại nhất đó là HIV/AIDS đang gõ cửa từng nhà gây tác hại xấu làm băng hoại đạo đức xã hội, huỷ hoại sự sống con người, suy nhược giống nòi, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia. Vì vậy xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh có ý nghĩa lâu dài với việc chủ động phòng chống HIV/AIDS, tạo dựng được lẽ sống và phương thức thuận lợi cho quá trình định hình nhân cách và văn hoá xã hội. Đặc biệt góp phần bảo vệ nguồn nhân lực trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH. Trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS bộ văn hoá thông tin nói chung và ngành TTCĐ nói riêng đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác phòng chống HIV/AIDS. Hoạt động TTCĐ đã có những đổi mới, những nỗ lực, kiên trì, nhiệt tình, sáng tạo vận động quần chúng nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội nhằm ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

doc34 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc xây dựng đất nước. Bất kể thời kỳ nào TTCĐ đều chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Trong chiến tranh Pháp-Mỹ thông tin cổ động trở thành sợi chỉ đỏ dẫn đường cho mọi người vùng dậy đấu tranh đánh đuổi kẻ thù, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Trong thời bình, công tác TTCĐ vẫn không ngừng phát huy sức mạnh của mình trong CNH - HĐH đất nước. Hiện nay, tuy hoạt động văn hoá đã phát triển nhiều mặt : văn hoá dân tộc được bảo tồn, các loại hình văn hóa mới phát triển nhiều địa phương, giao lưu văn hoá với nước ngoài ngày càng mở rộng, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng cao. Song không tránh khỏi sự kéo theo nhiều hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ, tệ nạn xã hội gây nên căn bệnh thế kỷ AIDS/HIV. Điều đó khiến cho toàn xã hội nói chung và ngành TTCĐ nói riêng phải làm gì để ngăn chặn đại dịch HIV thúc đẩy quần chúng nhân dân thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, nhà nước góp phần bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực - nguồn vốn quý nhất trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1.2. Tính chấp thiết của đề tài nghiên cứu. Hiện nay HIV/AIDS đang là đại dịch nguy hiểm đối với toàn cầu và đang là nguy cơ thực sự đối với đất nước ta. HIV là căn bệnh xuất hiện từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn trở thành vấn đề bức xúc - nan giải mà khoa học chưa tìm ra giải pháp nào để cứu chữa con người thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này. Vì là căn bệnh vô phương cứu chữa nên biện pháp tốt nhất vẫn là phògn bệnh hơn chữa bệnh. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phòng chống AIDS coi phòng chống AIDS là một chương trình ưu tiên quốc gia, là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội. Trong chiến dịch này, không thể thiếu sự có mặt của công tác TTTTCĐ. Vì vậy, tôi quyết định chọn tề tài "công tác TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV". 2. Mục đích nghiên cứu Đẩy lùi tình trạng gia tăng HIV, thúc đẩy quần chúng nhân dân thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước góp phần bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn quý nhất trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là công tác TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV ở thành phố Việt Trì - Phú Thọ - Công tác phòng chống HIV mang chiến lược quốc gia. Nhưng ở đây tôi chỉ xin nghiên cứu hoạt động này trong phạm vi ở Việt Trì - Phú Thọ. Sở dĩ giới hạn trong một phạm vi như vậy là vì tôi hiểu rằng với khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học không thể nghiên cứu được tất cả các hoạt động TTTTCĐ phòng chống HIV trên phạm vi cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng những kiến thức đã học, qua tìm hiểu thực tế tại Việt Trì - Phú Thọ thông qua sách báo, các tài liệu có liên quan ( văn kiện) để từ đó hiểu rõ tầm quan trọng của công tác TTTTCĐ trong phòng chống HIV đưa ra những mục tiêu phương thức đạt hiệu quả cao trong công tác ấy. Đề tài: Công tác TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV ở Thành phố Việt Trì - Phú Thọ là công trình bước đầu tập nghiên cứu cùng với sự hạn hẹp về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi những thiết sót để sửa chữa, bổ sung cho đề tài được đúng đắn và đầy đủ hơn. 5. Bố cục bài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận bài nghiên cứu bố cục chia làm 3 chương. Chương I. Đôi nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và con người ở Việt Trì - Phú Thọ. Chương II. Hoạt động của công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV ở Việt Trì - Phú Thọ. Chương III. Một vài giải pháp về thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV ở Việt trì - Phú Thọ. Chương I Đôi nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và con người ở Việt Trì - Phú Thọ 1.1. Vị trí địa lý Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 04 - 06 - 1962. Việt Trì - đỉnh của tam giác đồng bằng Bắc Bộ - nơi gặp nhau của 3 dòng sông lớn ( sông Hồng, sông Đà, sông Lô), là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Đó là đường quốc lộ số 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối liền với đường xuyên á. Có hai nhà ga đường sắt, một bến xe ô tô, bến cảng trên 500 tấn, cách sân bay quốc tế nội bài 60km, cách thủ đô Hà Nội 76km, cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc Diện tích tự nhiên trên 72 ngàn km2, dân số trên 13 vạn người, phân bổ ở 7 xã 10 phường. Mật độ dân số là 1.833 người/km2. 1.2. Kinh tế xã hội và con người Việt Trì có vị trí rất quan trọng về mặt kinh tế và quốc phòng. Trải qua thăng trầm của lịch sử, Việt Trì đã tụ hội được đầy đủ các yếu tố của một vùng đất địa linh nhân kiệt, tụ thuỷ, tụ nhân. Ngay từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Trì đã trở thành một trong những khu công nghiệp tập trung đầu tiên ở Miền Bắc. Qua 38 năm xây dựng, thành phố phải đương đầu với không ít những khó khăn, thử thách, nhưng cũng đã trưởng thành về nhiều mặt. Đi lên từ khu công nghiệp tập trung, cơ sở hạ tầng thấp kém, quy hoạch đô thị Việt Trì phải chấp nhận một thực trạng không mấy thuận chiều để vượt lên tất cả vì mục tiêu xây dựng thành phố có nền kinh tế tăng trưởng ổn định, văn hoá xã hội phát triển, một đô thị xanh - sạch - đẹp tạo tiền đề vững chắc do những dự định một đô thị Việt Trì văn minh hiện đại với kiến trúc đặt trưng vùng Trung Du - quê hương đất tổ Vua Hùng vào những năm đầu thế kỷ XXI. Trong những năm gần đây kinh tế - xã hội của thành phố có những bước tăng trưởng khá. Việt Trì có gần 200 doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH và trên 50 doanh nghiệp của tỉnh, trung ương, doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài, một số hộ kinh doanh dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng thu hút lực lượng lao động ở các địa phương khác đến. Bên cạnh đó, một số lao động không có việc làm thường xuyên ở Thành phố vẫn còn khá đông. Công tác văn hoá thông tin của Việt Trì không ngừng đổi mới nâng cao đời sống văn hoá ở cơ sở.Đồng thời đã có nhiều sáng tạo phục vụ kinh tế - chính trị - xã hội góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên kinh tế phát triển nảy sinh nhiều vân đề phức tạp, mại dâm, ma tuý... ngày càng phát triển , là căn nguyên mang lại hiệu quả nghiêm trọng là HIV/AIDS. Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh về công tác phòng chống HIV, Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ với đoàn thể, nhân dân cấp uỷ, chính quyền xã, cơ quan Xí nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện các biện pháp diệt trừ ma tuý, mại dâm, ngăn chặn hiểm hoạ HIV. Nhiều tụ điểm, ổ nhóm tệ nạn đã bị triệt phá. Những khó khăn vướng mắc tron công tác phòng chống được tháo gỡ. Mặc dù vậy, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh diễn biến còn phức tạp, vẫn có chiều hướng gia tăng. Hình thái lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu là nhóm ma tuý, lây truyền qua đường tình dục sẽ trở lên phổ biến hơn. Đây thực sự là vấn đề nan giải. Để ngăn chặn có hiệu quả dịch HIV cần đấu tác tuyên truyền, giáo dục - truyền thông. Sự nỗ lực của các cấp ngành và của toàn dân trong thành phố. Chương II Hoạt động của công tác TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV/AIDS ở thành phố Việt Trì - Phú Thọ 2.1 Đại dịch HIV/AIDS 2.1.1. HIV/AIDS và biểu hiện của chúng - Định nghĩa : HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người Khi nhiễm HIV sức chống đỡ của cơ thể bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cuối cùng là bệnh nhân AIDS. AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired immunô Defcuercy syrdrome, tiếng pháp gọi là SIDA có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây chính là giai đoạn cuối của bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch, là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể. Khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. Hội chứng: Một nhóm các biểu hiện ( triệu chứng) như sốt, tiêu chẩy, sụt cân, nổi hạch, do một căn bệnh nào đó gây ra. Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên bị yếu kém. Mắc phải: không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống. - Biểu hiện của HIV Thể hiện qua 4 giai đoạn Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính Một số ít các trường hợp có triệu trứng giống cảm cúm (sốt mệt mỏi, sưng hạch, ruồi tự khỏi, xét nghiệm HIV thông dụng thường chưa phát hiện được. Giai đoạn này từ 1 đến 3 tháng. Đôi khi có thể thay đổi đến khi 6 tháng. Giai đoạn 2: Nhiễm HIV trong triệu trứng Chỉ có xét nghiệm HIV mới phát hiện được giai đoạn này có thể thay đổi từ 6 tháng đến 10 năm. Giai đoạn 3: Giai đoạn trung gian Bắt đầu có các triệu trứng nổi hạch không đau kéo dài, loét miệng, đen miệng, giời leo. Giai đoạn 4: HIV thực sự Bệnh bộc phát nghiêm trọng gây tử vong vì nhiễm trùng cơ hội, gầy mòn viêm não, ung thư kaposi hoặc ung thư lympho bào. Bệnh nhân thường chết trong vòng 6 tháng đến 2 năm Thời gian từ nhiễm HIV đến khi phát hiện nhanh chậm tuỳ thuộc HIV, tuổi, thể chất, có hay không các bệnh nhiễm trùng khác kèm theo. 2.1.2. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Trì nói riêng Phú Thọ nó chung HIV trở thành đại dịch toàn cầu. Giữa năm 1999 trên thế giới đã có 33,6 triệu người, 12,9 triệu người đã chết. Ước tính mỗi ngày trên thế giới có thêm 16 nghìn người mới nhiễm. ở Việt Nam dịch HIV thực sự bùng nổ 1993 bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh đến nay đã lan tràn khắp toàn quốc. Tính đến hết tháng 12 năm 2001 số người nhiễm HIV nước ta là 46.334 trường hợp trong đó có 6.708 người chuyển thành AIDS có 3.691 người đã tử vong. Tuy nhiên tổng số người nhiễm HIVmới được phát hiện nước ta trong năm 2001 có thể lên đến 19.000 ở tỉnh Phú Thọ. Tình hình đại dịch HIV/AIDS diễn biến ngày càng phức tạp cũng tăng nhanh. Tính đến ngày 30/6/2002 toàn tỉnh đã phát hiện ra 342 người nhiễm HIV trong đó có 61 trường hợp hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 26 người đã tử vong. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm số nhiễm mới là 57 trường hợp tăng 66,6% so với 6 tháng đầu năm 2001, có 6 bệnh nhân AIDS, chết do AIDS 6 người. Có 7 huyện thành thị có số người nhiễm HIV cao nhất trong đó có thành phố Việt Trì đứng đầu là 106 trường hợp, số người tử vong là 4. - Đặc điểm chính của dịch HIV/AIDS Tiêm chính ma tuý vẫn là con đường chủ yếu, lây nhiễm HIV thông qua hành vi sử dụng bơm kim tiêm. Lây nhiễn HIV do tiêm chích ma tuý chiếm 93,19% trong tổng số trường hợp nhiễm mới trong 2001. Sáu tháng đầu năm 2002 là 84%. Một thực tế đáng lo ngại là trong những năm gần đây tệ nạn nghiện chích ma tuý tiếp tục có chiều hướng gia tăng theo số liệu của sở công an đến nay toàn tỉnh có khoảng 1038 con nghiện phần lớn đối tượng nghiện ma tuý là đối tượng trẻ. Lực lượng này khi bị nghiện ma tuý rất dễ chuyển từ hút sang chích. Đây là lý do đáng kể làm cho chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý gia tăng trong những năm gần đây. Dịch đã và đang lan rộng vào cộng đồng dân cư. Xâm nhập vào mọi đối tượng kể cả học sinh, sinh viên, tân binh nông dân đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Tỷ lệ nhiễm HIV nhóm tân binh tăng từ 0,4% năm 2000 lên 0,37% năm 2001 ( số liệu báo cáo giám sát trọng điểm ban phòng chống AIDS sở y tế). Dịch HIV tỉnh Phú Thọ có xu hướng trẻ hoá. Đa số người nhiễm HIV tập trung ở độ tuổi 15 - 39 chiếm 97,75%. Do đó nguy cơ lây nhiễm HIV cho vợ, bạn tình của họ giữa quan hệ tình dục và nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con là rất cao. Mặt khác đây là lực lượng lao động chủ yếu trong mỗi gia đình và xã hội. Do đó hậu quả về kinh tế, xã hội do HIV/AIDS gây ra sẽ ngày càng lớn. Xu hướng HIV qua đường tình dục tăng nhanh: Thể hiện qua tỷ lệ nhiễn HIV trong nhóm phụ nữ, mại dâm. Số phụ nữ bị lây nhiễm qua đường tình dục tăng nhanh. Đặc biệt các năm trở lại đây từ 0% năm 1998 lên 7,02% và 9 tháng năm 2002 trong tổng số người nhiễm mới. Nguy cơ lây truyền HIV liên quan đến biến động dân cư giữa các vùng miền. Trong năm 2002, có 2 ổ dịch bùng phát đều liên quan đến đối tượng đi làm xa Quảng Ninh, Lào Cai, hoặc một số tình phía Nam: Đắc Lắc - Lâm Đồng xa nhà thiếu tiếp cận thông tin, không có sự giám sát của gia đình, xã hội dẫn đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV quan hệ tình dục với gái mại dâm, tiêm chích ma tuý. Điển hình là ổ dịch HIV ở Văn Bán và Tiên lương huyện Sông Thao, xã Hùng Lô huyện Phù Ninh. Đó là thực trạng đáng lo ngại thúc đẩy sự gia tăng nhiễm HIV mới nếu như không có các can thiệp kịp thời. Số bệnh nhân AIDS ngày một gia tăng: Năm 2000 chỉ có 20 bệnh nhân nhưng đến 25/12/2002 đã tăng lên 70 bệnh nhân. Điều này đã tạo nên một gánh nặng cho chăm sóc và điều trị nhất kỳ trong điều kiện cơ sở y tế và mạng lưới hoạt động phòng chống AIDS như hiện nay. Tóm lại: Đến nay dịch HIV/AIDS ở tỉnh ta vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng, lan rộng về địa dân cư, trẻ hơn về độ tuổi, đang có xu hướng "xâm nhập" sâu hơn vào cộng đồng dân cư bình thường và nhìn chung là chưa kiểm soát được. Có thể nói, HIV/AIDS vẫn sẽ là vấn đề nóng bỏng ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung vào những năm đầu thế kỷ XXI. Từ nay đến 2005 đại dịch HIV ở tỉnh ta vẫn trong xu hướng phát triển và sẽ gây những hậu quả khó lường về kinh tế - xã hội nếu không có một chiến lược phòng chống tích cực và có hiệu quả. 2.1.3. Tác hại, nguyên nhân - Tác hai: HIV là căn bệnh nguy hiểm nhất và đó là căn bệnh chết người chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Mặc dù đến nay nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như dùng phối hợp 2 -3 thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc, tìm ra các loại thuốc mới như Sa quinavir, nitonavir, Indinavir có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Tuy nhiên cần theo dõi 3 đến 5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như các tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác tiền thuốc quá cao 1000 đến 15000 đô la mỹ mỗi năm cho người bệnh. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của con người mà còn gây ra tác hai lớn tới sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nòi giống và trở thành hiểm hoạ của nhân loại. Cụ thể: Với cá nhân: Khủng hoảng tâm lý, có thể bị đối xử phân biệt và khi phát hiện bệnh thì chắc chắn chết. Với gia đình: Mất mát đổ vỡ Với đất nước: Tổn thất kinh tế, suy yếu giống nòi Vậy HIV/AIDS gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đã tấn công cả nòi giống chúng ta từ những cuộc sống mới nhen nhúm bào thai cho đến những con người đã trưởng thành "trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" Thế giới sẽ ra sao nếu ngay từ lúc còn sơ sinh, con người đã là nạn nhân của đại dịch thế kỷ? Thế giới sẽ ra sao nếu những thanh niên đang ở độ tuổi sức dài vai rộng trở thành bộ xương khô biết cử động với những vết lở loét đầy mình. Dưới tác động của HIV họ mất dần đi khả năng lao động. Càng bi đát hơn khi không ít người trong số họ là trụ cột gia đình. Sự gục ngã của họ kéo theo sự sụp đổ của gia đình khi con cái phải bỏ học, người thân phải nghỉ việc hoặc bớt thời gian để thêm điều kiện chăm sóc. Trong bối cảnh như vậy, mỗi thành viên trong gia đình bệnh nhân AIDS đều rơi vào tình trạng bất ổn về tâm lý gây ảnh hưởng âm tính đến chất lượng đang làm cũng như cuộc sống bản thân. HIV/AIDS thực sự là hiểm hoạ của nhân loại, ăn mòn cơ thể của một xã hội lành mạnh, huỷ hại sự phát triển của xã hội, huỷ hại sức sống của một xã hội, làm tan giã sự chỉnh hợp của toàn xã hội, tổn thương hình tượng tốt đẹp của xã hội. - Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS Đến nay AIDS vẫn là căn bệnh nan y của thế kỷ. AIDS không phải là một tệ nạn xã hội mà chỉ là hiệu quả của tệ nạn xã hội. Mặc dù chưa xác định được hoàn toàn một cách khoa học nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS nhưng qua ba con đường lây nhiễm HIV đó là lây nhiễm qua đường máu, qua quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con, ta thấy rõ ràng là việc lây lan từ HIV /AISD gắn liền với một số tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý hàng loạt những hiện tượng vô trách nhiệm trong các hoạt động liên quan đến sức khoẻ con người. Đặc biệt là hoạt động y tế. Mặt khác những người thường xuyên sống buông thả, suy thoái về đạo đức. Nhưng xét theo khía cạnh nào đó có thể gọi HIV là tệ nạn lên án thái độ ghê sợ, xa lành, biến con bệnh thành một thứ ung nhọt. 2.1.4. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS - Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường máu Là không để máu và dịch tiết của người nhiễm HIV/AIDS tiếp xúc với máu người lành. Muốn vậy: Hạn chế đến mức tối đa việc truyền máu Phấn đấu làm giảm, tiến tới loại trừ tệ nạn nghiện chính ma tuý Loại bỏ tình trạng dùng chung bơm kim tiêm và dùng bơm kim tiêm không được diệt khuẩn đúng cách. Đảm bảo an toàn chống lây nhiễm HIV đối với các dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, dao lam, bản chải đánh răng.... Máu phải được xét nghiệm trước khi truyền. Bởi khả năng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường truyền máu rất cao. - Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục Lây truyền qua đường tình dục là đường lây truyền phổ biến nhất chiếm 80% các trường hợp lây nhiêmx ở một số nước. HIV có nhiều trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo và máu của người nhiễm HIV. Khi giao hợp có thể gây ra các sây sát trên niêm mạc bộ phận sinh dục hoặc ở những nơi tiếp xúc mà mắt thường không nhìn thấy. Các tổn thương đó là cửa ngõ cho HIV xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể. Vì thế, cần quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn vợ chống thuỷ chung, xây dựng tình bạn nam nữ chân thành, sử dụng bao cao su. - Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường mẹ - con Với cặp nam - nữ sắp kết hôn và khi quyết định mang thai: cần hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS để xây dựng một gia đình hạnh phúc không bị HIV/AIDS đe doạ. Cần xét nghiệm trước khi hôn nhân và trước khi quyết định mang thai. Nếu nhiễm HIV mà muốn có thai nên đến các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS để tìm hiểu. 2.2. Hoạt động công tác thông tin tuyên truyền cổ động (TTTTCĐ) trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ. Đứng trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đang diễn ra trên địa bàn thành phố, UBNDTP, UBMTTQ, Sở văn hoá thông tinh thành phố đã xác định rõ ràng mục tiêu đầu tiêdn của công tác thông tin tuyên truyền cổ động là truyền bá thông tin về phòng chống HIV/AIDS tới đông đảo quần chúng nhân dân, để nhân dân nhận thức, biết cách tự phòng chống cho mình bằng nhiều hình thức chuyển tải khác nhau. Phát hiện, biểu dương người tốt việc tốt, uốn nắn kịp thời những tư tưởng lệch lạc. Phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của những tấm gương điển hỉnh tới sâu rộng quần chúng nhân dân. Động viên sức mạnh toàn dân, địa phương và từng cơ sở quyết tâm tham gia đẩy lùi tình trạng toàn dân, địa phương và từng cơ sở quyết tâm tham gia đẩy lùi tình trạng gia tăng HIV/AIDS góp phần bảo vệ nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 2.2.1. Thành tích hoạt động TTTTCĐ trong việc phòng chống HIV/AIDS. Thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia và của tỉnh thành phố, những năm gần đây dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền sự cố gắng của cán bộ nhân viên ngành y tế và của những người trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã thu được những kết quả khả quan: hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động có nhiều tiến bộ về hình thức và nội dung. Thông tin đã đến được từng xã, phường, tới dân và tới những đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Các đồng chí lãnh đạo đều nắm chắc được tình hình dịch của địa phương mình. Việc chăm sóc và điều trị người bệnh, giám sát, can thiệp, giảm tác hại của đại dịch cũng được đẩy mạnh. Thực hiện quyết định 61 của thủ tướng Chính phủ hướng dẫn số 03 của uỷ ban quốc gia 61QĐ số 3107 của UBND tỉnh Phú Thọ và hướng dẫn của Bộ y tế, cán bộ trong công tác tuyên truyền cổ động xã phường đã được đào tạo kỹ về chuyên môn kỹ năng thực hành, năng lực tổ chức thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS. Thường xuyên duy trì, tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, UBMTTQ và sự tham gia tích cực của các ban ngành đoàn thể, hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động đã được triển khai sâu rộng: Thường xuyên bám sát các chương trình hành động, chỉ đạo vận động giáo dục hội viên nhân dân, đưa các nội dung tuyên truyền, kiến thức phòng chống AIDS vào nội dung sinh hoạt định kỳ một lần /tháng của chi, tổ, vận động tham gia ký cam kết, các lớp tuyên truyền về phòng chống thu hút hơn 1000 người tham dự. Đưa chương trình phòng chống HIV vào trường học. Năm 2002 Sở lao động thương binh xã hội đã tổ chức 4 lớp tập huấn về công tác phòng chống HIV cho 4000 cán bộ, học viên 06,05. Tổ chức 4 lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách về công tác cộng tác viên dân số nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức về vấn đề gia đình, trẻ em và hiểm hoả HIV/AIDS. Sở tư pháp đã có nhiều hoạt động góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền - giáo dục - truyền thông. Tập huấn pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS cho gần 100 cán bộ, công đoàn. Cấp phát tài liệu với nội dung pháp luật phổ thông về phòng chống HIV/AIDS. Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật cũng như các chế độ chính sách của Đảng, nhà nước về công tác phòng chống AIDS như chỉ thị số 52 của BCHTW Đảng về lãnh đạo công tác phòng chống, pháp lệnh phòng chống AIDS..... Vậy, trong lúc chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, chưa có vác xin phòng chống, phải coi trọng biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm làm thay đổi hành vi, tránh được sự lây lan của dịch HIV/AIDS. - Hình thức tuyên truyền cổ động trong phòng chống HIV/AIDS. Công tác TTTTCĐ phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả là nhờ phương tiện chuyển tải thông tin phong phú và đa dạng. Trong năm 2002 vừa qua thành phố đã vận dụng các hình thức tuyên truyền vào việc phòng chống HIV/AIDS. Đó là hình thức tuyên truyền bằng ngôn ngữ (Nói - viết), bằng nghệ thuật (các tiểu phẩm) bằng cổ động trực quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình....) và nhiều hình thức khác. - Hình thức tuyên truyền bằng ngôn ngữ: Ngôn ngữ nói: 106 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt đã được tổ chức thu hút nhiều người tham dự 847 hội nghị hội thảo có hơn một trăm nghìn người tham dự Tiếp xúc nói chuyện với các cá nhân thảo luận Tham gia tuyên truyền cổ động về phòng chống HIV/AIDS liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức 50 buổi truyền thông. Tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền ở cơ sở có 375 người tham dự. Tư vấn giúp đỡ người nhiễm HIV, thăm hỏi hầu hết các đối tượng nhiễm HIV và bệnh AIDS đang sống tại cộng đồng để họ tiếp tục sống và làm việc, hướng dẫn, cung cấp thông tin phòng chống HIV/AIDS cho 590 tổ chức đoàn cơ sở. Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề. Ngôn ngữ viết: Tuyên truyền trên báo, tạp chí 637 lượt. Tổ chức 30 cuộc thi tìm hiểu phòng chống AIDS và ma tuý, mại dâm có 791.822 người tham dự, 47000 đầu sách nhỏ và hàng vạn tài liệu khác phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông phòng chống AIDS, đặc biệt trong nhóm dân sư di động. Phân phối 3000 tờ rơi, đầu sách cho hội viên nông dân và 7.500 tờ rơi 2000 cuốn tài liệu tuyên truyền phòng chống AIDS cho cán bộ công đoàn, tổ chức 40 buổi truyền thông, 40 tin bài. Sở văn hoá thông tin và thể thao in và phát hành 3600 tờ rơi. Biên tập hai tin ngắn về chủ đề phòng chống ma tuý, mai dâm, HIV/AIDS. Cuộc thi tìm hiểu phòng chống thu hút khoảng 4000 bài dự thi, cung cấp hơn 1000 bản sách là tài liệu cho công tác phòng chống AIDS cho học sinh, sinh viên trong trường học, các cuộc thi tìm hiểu phòng chống HIV có 131.475 bài dự thi. Hơn 300.000 học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên đã tham gia tích cực buổi mít tinh cổ động, diễu hành. Phân phối tờ rơi xuống đối tượng đoàn viên thanh niên, cả tơ rơi có nội dung tuyên truyền phòng chống nhiễm đường sinh sản, phòng HIV, ma tuý cấp phát 300 cuốn tài liệu sổ tay báo cáo viên mang nội dung pháp luật phổ thông phòng chống HIV/AIDS. - Hình thức tuyên truyền nghệ thuật: Công tác thông tin tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS triển khai sâu rộng đến từng đối tượng nông dân, công nhân.... Chuyển tải thông tin bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể và cấp thiết. Một trong những hình thức đó là tuyên truyền bằng nghệ thuật thu hút đông đảo quần chúng tham dự. Hình thức tuyên truyền nghệ thuật này thành phố thực hiện trong đó là đã thành lập các câu lạc bộ nông dân, phát huy tốt hơn 400 câu lạc bộ phụ nữ. Tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên thanh niên, tổ chức liên hoan đội tuyên truyền như các tiểu phẩm, thời trang, các ca khúc có chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Hình thức tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS không chỉ được áp dụng trong quần chúng nhân dân, đoàn thể thanh niên mà còn được áp dụng trong cán bộ viên chức, công nhân lao động thành phố. Tuyên truyền qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, nâng cao nhận thức của người lao động trong công tác này. Cuộc thi tìm hiểu luật phòng chống ma tuý và vẽ tranh về đề tài tệ nạn xã hội trong đó có HIV/AIDS đã được đông đảo cán bộ viên chức và công nhân lao động hưởng ứng tham gia sôi nổi góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS. Gần 100 bức tranh tham gia giành nhiều giải thưởng. Cuộc thi viết phóng sự, truyện ngắn với chủ toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai, thực hiện. Xây dựng những tiểu phẩm về phòng chống HIV/AIDS trong một số đơn vị như Dệt Vĩnh Phú, Công ty giấy Việt Trì khá phong phú, có tính chất giáo dục cao. Vậy, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS bằng nghệ thuật là một trong những hình thức luôi cuốn, hấp dẫn mọi đối tượng, làm chuyển biến mạnh mẽ, nhận thức trong nhân dân, giúp nhân dân nhận rõ tác hại của HIV/AIDS từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với công tác phòng chống. - Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng diễn ra với nhiều hình thức phong phú, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, băng vi deo, băng cát sét, báo, tạp chí. Đó là hình thức tuyên truyền nhanh, hiệu quả, chuyển tải được đến tất cả mọi người. Nhận thức rõ tác dụng của phòng chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế, trong năm vừa qua đã tổ chức tuyên truyền lên vô tuyến truyền hình tỉnh vài chục lượt. Trên đài phát thanh xã, phường hơn 1000 lượt, trên báo, tạp chí 300 lượt. Phân phối các đầu băng vi deo, băng cát sét mang nội dung chiến lược phòng chống HIV/AIDS. Tuyên truyền qua truyền hình vừa là hình thức, là phương tiện chuyển tải thông tin gây sự chú ý cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính trình độ văn hoá. Truyền hình là phương tiện lý tưởng cung cấp thông tin khả quan nhất. Đây là phương tiện tác dụng nhanh, dễ gây ấn tượng, dễ nhớ thu hút đông đảo khán giả. Tuyên truyền qua radio là một hình thức đem lại hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS. Ngôn ngữ âm thanh ảnh hưởng mạnh mẽ, có khả năng nhắc lại nhiều lần, không bắt buộc phải có mặt trực tiếp. Với hình thứ tuyên truyền này, nhân dân trong thành phố đã nhận thức sâu sắc hơn về hiểm hoạ HIV/AIDS từ đó biết cách tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng mình. - Tuyên truyền trên đài truyền hình, đài phát thanh là hình thức tác động trực tiếp giác quan thị giác - thính giác thu hút quần chúng tham gia và thực hiện, vì hế mà hàng chục đầu băng vi deo và cát sét đã được chuyển tới các ban ngành đoàn thể để cung cấp thông tin, thu hút họ tham gia. - Hình thức tuyên truyền trực quan: Năm 2002 vừa qua hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong phòng chống HIV/AIDS đã diễn ra nhiều hình thức tuyên truyền cổ động. Trong đó có hình thức tuyên truyền cổ động trực quan. Tuyên truyền trên các tranh cổ động, pano, áp phích, khẩu hiệu, phin đèn chiếu, cụm cổ động.... Thực hiện thành chiến dịch phòng chống AIDS đợt 1 năm 2002 hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2002, hoạt động hội trại phòng chống AIDS đã được tổ chức, mít tinh diễu hành hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS cũng đã diễn ra với chủ đề "không xa lánh, phân biệt đối xử và người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS" thu hút hàng vạn lượt đoàn viên, thanh thiếu niên và quần chúng tham dự. Đội thông tin lưu động thuộc nhà văn hoá thành phố đã tổ chức 80 buổi lưu diễn ở 12 huyện, thành thị có nội dung tuyên truyền phòng chống AIDS. Tranh cổ động mang tính quần chúng rõ rệt, khơi dậy những vấn đề nóng hổi, cấp bách của thời đại. Là người cán bộ, người trợ thủ đắc lực trong mọi vấn đề. Nhận thức được vị trí, vai trò đắc lực của tranh cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS; phòng văn hoá thông tin thành phố, tỉnh đã tổ chức triển lãm tranh cổ động với nhiều chủ đề trong đó có chủ đề phòng chống HIV. Thu hút nhiều người tham dự và đến xem. Thành phố đã có cụm cổ động được đặt ở trung tâm thành phố thu hút sự chú ý của đông đảo người dân trong thành phố. * Kẻ vẽ 40 băng zôn, appích, 50 panô đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền cổ động phòng chống AIDS. Phim đèn chiếu: tổ chức theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Chủ đề chiếm chủ yếu là nói về tệ nạn xã hội, phòng chống HIV. Giúp cho quần chúng nắm được tình hình biến động trong thành phố. - Một số hình thức khác trong hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS. Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã được lồng ghép với phòng chống ma tuý, mại dâm có hiệu quả với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Số người nhiễm HIV/AIDS chăm sóc chủ yếu tại cộng đồng, trong các cơ sở tập trung như trại giam, trung tâm 05,06 nhờ hoạt động tích cực trong công tác TTTTCĐ mà những mặc cảm là bị xa lánh cũng đã dần được cải thiện. Các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội đã vào cuộc trong việc chăm sóc gíup đỡ người nhiễm HIV và gia đình họ. Được sự giúp đỡ của văn phòng thông tin phòng chống AIDS quốc gia, trung tâm công cộng và phát triển ( CEPHAD) được sự đồng ý của UBND tỉnh ta đã tiếp nhận dư án "thiết lập mô hình chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIVtại phường nông Trang thành Phố Việt Trì do tổ chức ICCC, tổ chức nhà thờ quốc tế vì hợp tác và phát triển tài trợ. Mục tiêu của dự án là: Thành lập một mô hình chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS Giảm sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình. Thời gian thực hiện 7/2002/6/2003 Với ngân sách 25703 VSP 6 tháng triển khai dự án đến nay đã được thực hiện khoảng 70% kế hoạch. Dự án này đã góp phần quan trọng trong hoạt động phòng chống HIV ở Việt Trì - Phú Thọ. Tiểu kết Hoạt động TTTTCĐ phòng chống HIV/AIDS trong năm vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy nguồn lực. Nhưng được sự chỉ đạo phòng chống AIDS, tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND. Ban chỉ đạo phòng chống AIDS , tỉnh, thành phố, phối hợp với các ban ngành đoàn thể hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã triển khai đạt hiệu quả đáng khích lệ cả về nội dung và hình thức nhằm đẩy lùi gia tăng HIV/AIDS. 2.2.2. Hạn chế của hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ. Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên trong tuyên truyền cổ động chống HIV/AIDS và những thành tích đã đạt được, hoạt động còn có những mặt hạn chế: Hoạt động quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm và đối tượng có hành vi nguy cơ cao đã được quan tâm tăng cường hơn trước nhưng thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Người nhiễm HIV/AIDS thường hay di động khó quản lý, các đối tượng này thường không có nghề nghiệp, mặt khác, do những quy định của pháp lệnh phòng chống AIDS về tính bí mật đối với người nhiễm. Đặc biệt một số đối tượng không thừa nhận mình nhiễm HIV/AIDS. Những cán bộ tuyên truyền cổ động trong phòng chống AIDS đã cố gắng động viên giúp họ chấp nhận thực tế nhưng sự quan tâm đã bị họ chối bỏ cũng như cộng đồng do vậy rất nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động chưa cao. Mạng lưới hoạt động còn quá mỏng: Một số xã phường chưa thực sự coi trọng và nhận thức đúng về tác hại lâu dài của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế xã hội. Kinh phí cho hoạt động tuyên truyền cổ động trong chương trình phòng chống HIV/AIDS còn quá hạn hép. Mô hình tổ chức hoạt động còn kồng kềnh, kém hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, truyền thông cũng có nhiều tiến bộ phong phú đa dạng về nội dung và hình thức. Thông tin đã đến được tới các xã, phường, tới đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Hoạt động chăm sóc, điều trị, giám sát, can thiệp, giảm tác hại của dịch trong cộng đồng cũng được đẩy mạnh, tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại chưa ngăn chặn được tốc độ gia tăng HIV ở lớp trẻ. Điều đó cho ta thấy được hạn chế trong hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS ở thành phố. Công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa rộng khắp. Các phương tiện truyền thông còn thiếu, tài liệu thông tin còn nghèo. Tuyên truyền trên báo, tạp trí chưa thu hút đông đảo quần chúng hình thức tuyên truyền nghệ thuật còn hạn chế, các vở kịch, tiểu phẩm mang nội dung phòng chống HIV/AIDS được xây dựng ít không được thường xuyên tổ chức. Chất lượng thông tin tuyên truyền trong các vở kịch chưa cao nên nhận thức chưa sâu sắc. Hình thức tuyên truyền cổ động trực quan tuy được áp dụng vào trong công tác phòng chống HIV/AIDS nhưng số lượng không nhiều, nội dung chưa mang tính khái quát cao. Như vậy chúng ta đều biết hiệu quả mang lại của tranh cổ động là vô cùng lớn. Bằng những đường nét, hình khối, màu sắc đơn giản, nhưng đã tác động đến trực tiếp giác quan mọi người vậy mà các ban ngành, chuyên trách chưa thực sự chú ý nên số lượng, chất lượng tranh cổ động còn thấp. Cụm cổ động chưa được chú ý ở thành phố chỉ có một điểm duy nhất ở tại trung tâm thành phố. Phim đèn chiếu cũng có hiệu quả cao trong việc chuyển tải thông tin về phòng chống HIV/AIDS nhưng cũng gặp nhiều khó khăn về hình thức cũ. Số lượng tham gia ngày càng ít Triển lãm tranh cổ động chưa thu hút đông đảo nhân dân trong thành phố xem chủ yếu là sinh viên, cán bộ chuyên trách, có hiểu biết về tranh quan tâm đến. Vì vậy mà hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động qua hình thức này còn hạn chế. Vấn đề HIV/AIDS không chỉ đe doạ mạng sống con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá của toàn tỉnh và thành phố. Vì vậy, hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong phòng chống HIV/AIDS là rất quan trọng nhưng trong quá trình hoạt động còn nhiều khó khăn, hạn chế. 2.2.3. Đánh giá chung công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ Ngành văn hoá thông tin với mũi nhọn là TTCĐ đã mở ra các cuộc vận động tích cực, tham gia bài trừ ma tuý, mại dâm tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Trong chiến dịch phòng chống, công tác TTTTCĐ càng phải được chú trọng, hoạt động tích cực. Thực hiện điều đó, ngành TTCĐ đã tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến từng gia đình nhằm làm cho mỗi công dân nhận thức rõ tác hại của dịch HIV/AIDS, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Ngành TTCĐ đã tích cực tuyên truyền đầy đủ các chỉ thị của Đảng, nhà nước phối hợp với các ban ngành đoàn thể để chỉ đạo tuyên truyền vận động kiểm tra, giám sát, thực hiện phòng chống HIV/AIDS. Việc biểu dương, khen ngợi kịp thời những tập thể và cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động ngày được phát huy. Việc áp dụng các loại hình vào tuyên truyền cổ động rất tốt vì nó có sức hấp dẫn chuyển tải thông tin đến quyền chúng một cách mềm dẻo làm cho quần chúng tiếp nhận thông tin một cách thoải mái. Công tác tuyên truyền đã phân nhóm toả từng xã, phường, gia đình bệnh nhân, tuyên truyền qua những buổi gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện nhằm động viên, an ủi, xoá đi mặc cảm, tự tin tiếp tục sống và làm việc với cộng đồng. Đồng thời, giúp cho người nhà bệnh nhân cách chăm sóc bệnh nhân tránh lây nhiễm cho người khác trong gia đình và cộng đồng. TTTTCĐ góp phần tích cực cho việc phát động toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống HIV/AIDS đến mọi người dân trong nội bộ các cơ quan Xí nghiệp. Tổ chức mạng lưới phòng chống HIV/AIDS được củng cố, kiện toàn ngay từ đầu năm, hoạt động đi vào nề nếp có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, phòng chống HIV/AIDS đã được đào tạo kỹ có đủ năng lực thực hiện chương trình tại cơ sỏ. Công tác tuyên truyền cổ động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai sớm, đúng kế hoạch. Mặc dù, hoạt động TTCĐ trong phòng chống HIV/AISD đã đạt hiệu quả đáng khích lệ nhưng sự lây nhiễm vẫn có nguy cơ gia tăng do ma tuý, mại dâm chưa bài trừ một cách triệt để. Các tụ điểm mại dâm ma tuý đã triệt để số lượng đáng kể nhưng vẫn còn nhiều. Tuy hoạt động tuyên truyền diễn ra với nhiều hình thức. Các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, cổ động trực quan đóng góp rất tích cực nhưng một số tổ chức dịch vụ nhà hàng, khách sạn chưa thực hiện nghiêm chỉnh. Các cán bộ tuyên truyền chưa đến được tất cả các dịch vụ tuyên truyền vận động, tư vấn phụ nữ. Các hình thức tuyên truyền: trước hết phải nói tới tranh cổ động thực sự còn hạn chế về mặt số lượng, nội dung chưa mang tính khái quát cao, sự phân bố các loại hình khẩu hiệu, appich, panô đến các xã phường còn ít chỉ chủ yếu tập chung ở địa điểm chính của trung tâm thành phố cho ta thấy mô hình quản lý còn lỏng lẻo. Cán bộ, nhân viên trong ngành TTCĐ còn thiếu trách nhiệm chưa nhiệt tình, tìm tòi suy nghĩ để sáng tạo hơn, để nâng cao số lượng, chất lượng đưa lại hiệu quả cao trong việc phòng chống HIV/AIDS. Các hoạt động thông tin sân khấu, tranh châm biếm, triển lãm, phim đèn chiếu, phóng sự... chưa được chú trọng nhiều. Kiên quyết bài trừ tệ nạn mại dâm, ma tuý là nhiệm vụ cấp bách biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, nhận thức được điều đó, công tác TTTTCĐ đã tập trung, chỉ đạo phát động quần chúng nhân dân rộng khắp đẩy mạnh công tác giáo dục cả chiều sâu và chiều rộng tạo dự luận xã hội mạnh mẽ các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí. Ngành văn hoá thông tin đã coi tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ thường xuyên. Tuyên truyền giáo dục phòng chống HIV/AIDS gắn liền với thực hành tiết kiệm, lo việc làm cho người thất nghiệp, xây dựng gia đình ấm no bình đẳng, tiến bộ hành phúc. Chương III Một vài giải pháp trong thông tin tuyên truyền cổ động (TTTTCĐ) về phòng chống HIV/AISD 3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động để nâng cao hiệu quả trong định hướng thúc đẩy quần chúng nhân dân phòng chống HIV/AIDS Nâng cao nhận thức mọi người dân về nguy cơ lây nhiễm HIV/AISD do tiêm chích ma tuý, mại dâm Không ngừng phổ biến cách chăm sóc điều trị bệnh nhân tại nhà, tại bệnh viện. Giáo dục tình làng nghĩa xóm, cộng đồng đoàn kết yêu thương, đùm bọc, không kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS với tinh thần "chung sống với AISD". Việc an ủi, động viên người bệnh và thái độ của mọi người trước bệnh nhân là rất cần thiết vì chính thái độ ghẻ lạnh với người bệnh với người bệnh có thể đầu độc bầu không khí của cả một xã hội. Ikecla Erukô đã khẳng định: " Tình thương yêu là liều thuốc hữu hiệu nhất cho bệnh nhân AIDS". Để hoạt động có hiệu quả cần phải có sự thống nhất chỉ đạo của Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể với sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội. Tăng cường các buổi nói chuyện trực tiếp với các đối tượng có hành vi nguy cơ cao để họ có thể tự phòng chống là ngăn chặn sự lây lan cho người khác. Xây dựng chương trình truyền thông. Chữa bệnh, tạo việc làm ổn định nâng cao vai trò giáo dục cộng đồng nhằm hỗ trợ vật chất, tinh thần, ổn định đời sống cho từng đối tượng. HIV/AIDS lây nhiễm chủ yếu do mại dâm, ma tuý. Do quan niệm của xã hội, những người này thường dấu bệnh là nguồn lây nhiễm chính cho nhiễm HIV vì vậy, trong công tác tuyên truyền phải có biện pháp ưu tiên tế nhị, cần tiếp xúc kín đáo, nhẹ nhàng, đặc biệt phải có kế hoạch khám định kỳ, xét nghiệm. Lây nhiễm qua đường tình dục và HIV/AISD được coi là hai người bạn đồng hành cùng tồn tại. Mại dâm càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm HIV/AIDS. Với người nghiện ma tuý vận động vừa chữa bệnh vừa tư vấn giáo dục để họ hiểu tự giác chữa bệnh và phòng chống HIV/AIDS bằng biện pháp sử dụng kim tiêm an toàn, cai nghiện. Không phân biệt đối xử, thực sự quan tâm chăm sóc tạo việc làm ổn định đời sống tinh thần cho đối tượng. Công tác tư vấn cho bệnh nhân phải được chú ý ở các trung tâm chữa bệnh và phục hồi. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp chữa bệnh phục hồi cho đối tượng ma tuý, mại dâm, là nơi quản lý, chăm sóc cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Các cán bộ trong khi khám phải biết tư vấn. Nếu bệnh nhân nữ nhiễm HIV/AIDS mà có thai cần khuyên thực hiện các biện pháp thích hợp. Điều quan trọng để phục vụ lâu dài cho công tác phòng chống HIV/AIDS là xây dựng đội ngũ tham gia giáo dục đồng đẳng cả ở trung tâm và giáo dục niềm tin. Công việc của công tác TTTTCĐ với người nhiễm HIV/AIDS chính là tư vấn, giúp đỡ, đồng thời tìm cơ hội liên hệ gia đình để họ yên tâm trở về cộng đồng. Đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền - giáo dục - truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của mọi người đặc biệt là nhóm có hành vi nguy cơ cao để chủ động tham gia phòng chống bảo vệ chính mình, gia đình cộng đồng. Coi công tác phòng chống AISD là một trong những nhiệm vụ y tế xã hội vừa cấp bách và lâu dài. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trách nhiệm cao. Đấu tranh với dịch HIV/AIDS còn lâu dài và nhiều khó khăn. Vì vậy, các ngành, các cấp, đoàn thể xã hội và nhân dân hãy chủ động tích cực hơn nữa ủng hộ hơn nữa, huy động mọi nguồn lực địa phương, gia đình bản thân tranh thủ sự ủng hộ của các bạn bè quốc tế tham gia có hiệu quả vào việc phòng chống bảo vệ cuộc sống yên bình mỗi người của từng gia đình và cộng đồng. Nâng cao chất lượng tài liệu các phương tiện truyền thông, trong tuyên truyền phải tập chung vào những nội dung mang tính hướng dẫn định hướng, thay đổi hành vi các các biện pháp thực hiện hành vi an toàn phòng chống AISD trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong chăm sóc điều trị người nhiễm HIV tại nhà. Tiếp tục đẩy mạnh kết hợp tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS với tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá, giữ gìn phát huy giá trị đạo đức, bản sắc là giải pháp bền vững tạo sức đề kháng chung cho nhân dân trước sự tấn công của HIV/AIDS. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần được thường xuyên, có sự lồng ghép thích hợp với chương trình khác như dân số, phòng chống tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm). Các cấp, chính quyền cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở địa phương. Muốn phòng chống HIV/AIDS thì vấn đề quan trọng để giúp chúng ta tìm ra được định hướng và biện pháp cụ thể, thích hợp, thì phải có phương pháp tiếp cận đối tượng tốt và phải thực hiện đánh giá nhanh về công tác phòng chống HIV/AIDS ở từng xã, phường. 3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả Đảng và nhà nước có các chỉ thị nghị định nhằm đẩy lùi và ngăn chặn gia tăng HIV nhưng vẫn không có chiều hướng giảm, có nơi còn ra tăng mại dâm, tiêm chích, vẫn phát triển là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thế kỷ Việt Trì cũng như tất cả các nơi khác đang lo ngại trước tình hình ma tuý, mại dâm đang diễn ra phức tạp. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra với các cấp ngành có liên quan là không nhỏ. Chiến lược cần thiết là lâu dài là đẩy mạnh hiệu quả công tác TTTTCĐ để thúc đẩy nhân dân phòng chống AIDS muốn nâng cao hiệu quả cần nắm vững. 3.2.1. Công tác TTTTCĐ phải có mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng 2003 Về mục tiêu: * Xây dựng được mạng lưới phòng chống AIDS tại xã, phường * Triển khai hoạt động theo đúng chỉ đạo của UBQGPC AIDS và mại dâm ma tuý. * Thực hiện tuyên truyền giáo dục cho nhân dân * Thực hiện tuyên truyền cổ động, truyền thông rộng rãi. Các chương trình đó ngoài việc phổ biến rõ tác hại của HIV/AIDS vận động nhân dân bài trừ tệ nạn ma tuý, mại dâm, chấp hành quy định lên án, phát hiện hành vi không phù hợp truyền thống đạo đức của dân tộc. Kết hợp giáo dục pháp luật phối hợp các tổ chức chủ động phòng chống để đạt mực tiêu bắt đầu là các phường, xã và trong mỗi gia đình Về chỉ tiêu: Đặt ra chỉ tiêu để hoạt động TTCĐ hiệu quả hơn Chỉ tiêu học tập quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS. Đưa nội dung này vào sinh hoạt thường kỳ. Chỉ tiêu nâng cao kiến thức cơ bản về HIV trong độ tuổi từ 15 đến 49. Các tài liệu truyền thông, tư vấn và các phương tiện đơn giản phòng lan truyền HIV/AIDS ở các cơ sở y tế xã phường. Gia đình có thái độ chấp nhận người nhiễm HIV/AIDS sống tại gia đình. Đối tượng nhiễm HIV/AIDS được quản lý, tư vấn chăm sóc tại gia đình, cộng đồng. Phương hướng: * Cung cấp mạng lưới phòng chống HIV/AIDS các cấp có đủ năng lực * Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, mở rộng mạng lưới hoạt động, công tác tư viên, tình nguyện viên. * Sử dụng quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp * Triển khai mạnh mẽ liên tục các hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thông cả bề rộng và bề sâu. * Sử dụng phương pháp truyền thông, trực tiếp tư vấn. * Tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức, cách phòng tránh và thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV/AIDS. * Huy động mọi lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị truyền thông, sẵn có của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân tham gia hoạt động truyền thông. 3.2.2. Hình thức tuyên truyền Muốn hoạt động đạt hiệu quả phải kết hợp nhiều hình thức, đa dạng hoá các loại hình nghệ thuật nhằm giúp mọi người, gia đình thấy rõ trách nhiệm tất yếu đối với công tác phòng chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng lồng ghép hoạt động phòng chống góp phần ngăn chặn nguy cơ của căn bệnh thế kỷ. Tăng cường đưa tin bài phản ánh các hoạt động ma tuý, mại dâm ngăn chặn hiểm hoạ AIDS, cung cấp các thông tin, tin bài đó được chuyển tải trên các phương tiện đại chúng của thành phố, tỉnh như phát thanh truyền hình tỉnh, báo Phú Thọ. Trong ngành TTCĐ của thành phố tích cực tăng cường nâng cao số lượng, chất lượng các loại hình nghệ thuật. Tuyên truyền bằng nghệ thuật, sân khấu, phim ảnh, cổ động trực quan và các loại hình thác. Phương pháp lồng ghép: Tại các phòng khám, phải có các áp phích, tranh ảnh về nội dung phòng chống HIV/AIDS, có phòng tư vấn với đầy đủ các tài liệu. Quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thị điểm các mô hình tiếp tục phát triển mô hình tiếp cận như các loại hình, câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS (thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên) các loại quán cà phê/ Tổ chức chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình thông qua việc phát triển các mô hình tự chăm sóc giữa nhóm nhiễm "giúp bạn" Sở dĩ xây dựng và phát triển các loại hình câu lạc bộ, vì các câu lạc bộ này sẽ đem lại nhẹ nhàng, thoải mái, đã làm cho mối quan hệ giữa cộng đồng và người nhiễm HIV sự chan hoà, cởi mở, không có sự phân biệt đối xử, bớt đi sự mặc cảm xa lánh. Tổ chức sinh hoạt khu phố, tổ dân, các tập thể lao động, các lớp học phổ biến, quán triệt chủ trương phòng chống tện nạn xã hội. Ngăn ngừa HIV/AIDS. Trực tiếp tuyên truyền giáo dục cho đối tượng, chăm sóc giúp đỡ cho người nhiễm khác. Tiến hành hoạt động TTCĐ thường xuyên trực tiếp nhận thức, hành động, tránh cách làm chỉ tập trung ở một nơi. 3.2.3. Công tác tổ chức thực hiện Trước hết, người làm công tác TTCĐ phải nắm vững kiến thức về tác hại HIV/AIDS những chủ trương, Bộ luật ban hành, tình trạng HIV/AIDS trên địa bàn để thựch hiện công tác tổ chức. Tuyên truyền giáo dục nguyên nhân, tác hại với hạnh phúc gia đình sức khoẻ của toàn nhân loại. Tuyên truyền chủ trương giáo dục pháp luật và chính sách để mọi người hiểu tích cực chủ động phòng chống HIV. Công bố rộng rãi những đối tượng có hành vi nguy cơ cao là bài học răn đe giới thiệu kinh nghiệm điển hình làm tốt công tác phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả. Nêu rõ tác hại và tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu phát sinh HIV để liên hệ địa bàn, gia đình. Từ đó tìm được giải pháp thích hợp. Giáo dục luật pháp, tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết, nghị định về công tác phòng chống HIV/AIDS. Phối hợp phụ nữ, cán bộ thông tin tuyên truyền ở các phường trên địa bàn thành phố thực hiện tư vấn cho đối tượng. Phối hợp triển khai công tác TTTTCĐ trong các đoàn thể, cơ sở sản xuất kinh doanh. Triển khai đề cùng nhau rút kinh nghiệm. Phải coi việc phòng chống là một trọng tâm trong công tác theo chức năng và nhiệm vụ của mình, vạch ra chương trình hoạt động phòng chống. Đầu tư nguồn lực, phương tiện, ngân sách cho TTCĐ trong phòng chống HIV/AIDS. Kết luận Từ khi nền kinh tế mở cửa, chúng ta đã đón nhận biết bao nhiêu luồng khí mới. Những luồng khí trong lành đã làm khởi sắc môi trường văn hoá, nhưng bên cạnh đó lại kéo theo những luồng khí độc hại làm vẩn đục môi trường. Một trong những luồng khí độc hại nhất đó là HIV/AIDS đang gõ cửa từng nhà gây tác hại xấu làm băng hoại đạo đức xã hội, huỷ hoại sự sống con người, suy nhược giống nòi, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia. Vì vậy xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh có ý nghĩa lâu dài với việc chủ động phòng chống HIV/AIDS, tạo dựng được lẽ sống và phương thức thuận lợi cho quá trình định hình nhân cách và văn hoá xã hội. Đặc biệt góp phần bảo vệ nguồn nhân lực trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH. Trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS bộ văn hoá thông tin nói chung và ngành TTCĐ nói riêng đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác phòng chống HIV/AIDS. Hoạt động TTCĐ đã có những đổi mới, những nỗ lực, kiên trì, nhiệt tình, sáng tạo vận động quần chúng nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội nhằm ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tuy nhiên để đẩy lùi không phải một sớm một chiều mà nó là chiến lược mang tính lâu dài. Đòi hỏi có kết hợp của các cấp các ngành. Tài liệu tham khảo 1. Những thông tin người lao động cần biết về HIV ( 17/11/2000) 2. Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS - Hà Nội 2001 3. Phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng - NXB Y học 4. Tài liệu về công tác phòng chống HIV/AIDS (Dùng cho cán bộ chuyên trách - Việt Trì 20/07/2001 5. Giáo dục, phòng chống HIV/AIDS - NXB giáo dục 7/1998 6. 50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS (Trung tâm TT và giáo dục sức khoẻ TP. HCM 1997) 7. Tạp chí AIDS và cộng đồng - Số 7/1999 8. Tạp chí AIDS và cộng đồng - Số 4 (39) 2002 9. Tìm hiểu về công tác thông tin tuyên truyền cổ động trong việc phòng chống HIV/AIDS ở Quận Ba Đình - Hà Nội - Luận án 10. Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Trì - Phú Thọ 11. Công tác thông tin. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0230.doc
Tài liệu liên quan