Đề tài Công tác thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) thời gian qua

Hoạt động BHXH được thống nhất tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, BHXH cấp quận huyện là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của BHXH cấp tỉnh, thành phố. BHXH cấp quận huyện không có thẩm quyền trong việc ban hành chính sách BHXH, các văn bản pháp luật về BHXH cũng như việc thay đổi tổ chức biên chế của cơ quan phải do sự chỉ đạo của cơ quan BHXH cấp trên. Vì thế muốn hoàn thiện công tác thu chi quỹ BHXH cấp huyện Thiệu hoá cũng như các quận huyện khác cần phải có sự thay đổi đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng. Qua thời gian nghiên cứu học tập tại trường cùng với thời gian thực tập thực tế tại cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá , được sự hướng dẫn tận tình của giám đốc – Lê Tiến Lương cũng như toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan về tình hình ra đời , phương pháp làm việc và một số kết quả được phân tích trong thời gian qua việc thực hiện nghiệp vụ thu BHXH và vấn đề nợ đọng BHXH ở huyên Thiệu Hoá còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Chính những khó khăn , tồn tại này gây ra rất nhiều cản trở ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu và giải quyết nợ đọng . Để hoạt đông BHXH trong huyên đạt kết quả hơn nữa , thì điều kiện tiên quyết là phải khắc phục được những khó khăn tồn tại này.

doc57 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố sẽ xem xét lại quỹ tiền lương, số lượng lao động, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh thành phố và các quận huyện để triển khai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận huyện. Để có được các chỉ tiêu kế hoạch nói trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các quận huyện phải tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm tổ chức thu ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH tỉnh vào ngày 25 của tháng cuối quý trước theo biểu 2- BCT ; các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng hợp kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn theo mẫu 3-BCT và gửi đồng thời về BHXHVN vào ngày 30 của tháng cuối quý trước. Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được triển khai thì các cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố, quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn mình lập danh sách và quỹ tiền lương hàng tháng, quý để xác định số tiền BHXH mà các đơn vị phải đóng. Số tiền này được tập trung vào một tài khoản của tỉnh, thành phố, sau đó chúng lại được tập trung vào tài khoản của BHXHVN. 1/ Đối với cán bộ thu của BHXH tỉnh. Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý năm. Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH và phiếu điều chỉnh mức lương đóng BHXH hàng tháng. Kiểm tra phiếu điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, bảng đối chiếu kết quả đóng BHXH do đơn vị BHXH các quận huyện gửi lên. Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH đến từng người lao động, từng cơ quan đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện chế độ BHXH hoặc di chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Việt Nam theo quy định: Báo cáo 10 ngày/ lần. Báo cáo tháng vào ngày 05 tháng sau. Báo cáo quý vào ngày 15 tháng đầu quý sau. Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau. 2/ Đối với cán bộ chuyên thu BHXH của BHXH huyện Thiệu hoá. Phát hiện thêm các đối tượng phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của mình. Đây là công việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của BHXH nói trung và BHXH các tỉnh, huyện nói riêng. Bởi vì có phát hiện thêm các cơ sở, đơn vị tham gia BHXH thì số lượng người lao động sẽ tăng lên và nguyên tắc “ số đông bù số ít” trong hoạt động BHXH càng thực hiện được tốt hơn, tính chất xã hội, nhân văn của BHXH càng được thể hiện rõ. Bên cạnh đó công việc này còn làm tăng trưởng nguồn quỹ BHXH, làm cho quỹ BHXH thoát ra khỏi sự nâng đỡ, trợ giúp của ngân sách Nhà nước. Tiếp xúc với cơ quan đơn vị sử dụng lao động. Để tạo điều kiện cho cán bộ chuyên quản lý BHXH tiếp xúc và làm việc với các đơn vị sử dụng lao động được dễ dàng, thuận lợi. Giám đốc BHXH các quận huyện nên có các cuộc tiếp xúc trước với lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động, đặt mối quan hệ ngay từ ban đầu giữa người tham gia BHXH với các đon vị BHXH. Sau đó cán bộ chuyên quản lý BHXH được phân công phụ trách đơn vị sử dụng lao động nào sẽ trực tiếp gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXH đơn vị đó để thực hiện theo công văn số 480/LĐ- TBXH ngày 24/3/1999 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc bố trí cán bộ làm công việc sau: Tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lời và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH. Hướng dẫn đơn vị làm phiếu tăng giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến từng người lao động , lập bảng đối chiếu nộp BHXH Thông báo cho các đơn vị về số tài khoản thu BHXH, mức thu BHXH. Thống nhất với các đơn vị về lịch làm việc hàng tháng giữa cán bộ chuyên quản với đơn vị sử dụng lao động. Kiểm tra sổ lương(bảng thanh toán lương) đối chiếu với danh sách với đơn vị đã đăng ký BHXH để yêu cầu đơn vị đăng ký đóng BHXH cho những người trong diện đóng BHXH bắt buộc(nếu đơn vị chưa đăng ký đóng) Đôn đốc, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH: Hàng tháng căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương đơn vị đã đăng ký và phiếu tăng giảm mức đóng BHXH để xác định số tiền BHXH phải đóng, đôn đốc đơn vị đóng BHXH theo đúng quy định .Thông báo kịp thời những đơn vị nợ tiền đóng BHXH từ 02 tháng trở lên. Ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủ các cột trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của tỉnh về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị được phân công theo dõi, quản lý. Hàng tháng đối chiếu kết quả đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi. Số lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH của các tháng trong kỳ đối chiếu( có đối chiếu với bảng thanh toán lương hoặc sổ lương của đơn vị) để xác định số tiền đơn vị phải đóng theo luật định của đơn vị. Hàng quí tổng hợp kết quả đóng BHXH theo khối quản lý Ngoài ra cán bộ thu BHXH cũng phải xác nhận để thanh toán 2 chế độ ốm đau, thai sản và hướng dẫn các đơn vị viết các tờ khai cấp sổ BHXH, ghi chép vào sổ BHXH. Như vậy, cơ chế thực hiện thu và quản lý quỹ BHXH được thể hiện qua sơ đồ: BHXH Việt Nam BHXH Tỉnh Thanh hoá BHXH Các huyện, thị Các đơn vị cơ sở Chú thích: : Lập và giao chỉ tiêu kế hoạch : Giao nộp báo cáo kế hoạch : Cơ quan BHXH hướng dẫn đơn vị nộp BHXH : Nộp BHXH vào tài khoản của các cơ quan BHXH. 3/ Quản lý quỹ BHXH. Theo nghị định 12/CP của Chính phủ( ban hành ngày 26/1/19950), BHXH ở nước ta đã được mở rộng, không chỉ bao gồm công nhân viên chức,lực lượng vũ trang mà gồm tất cả mọi người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế quốc dân, ở những nơi có quan hệ lao động với 10 lao động trở lên( đối với hình thức BHXH bắt buộc). Theo quy định hiện hành, quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động (5% tiền lương) và người sử dụng lao động (15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị), ngoài ra có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước và các nguồn thu khác như viện trợ nước ngoài, sự ủng hộ của các tổ chức và lãi từ hoạt động đầu tư ... a/ Phân loại quỹ BHXH. Có hai loại nguồn quỹ cơ bản: Nguồn từ NSNN : Dùng để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng từ năm 1995 trở về trước. Nguồn qũy BHXH : Dùng để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng từ năm 1995 trở lại đây. b/ Cân đối quỹ BHXH và quản lý quỹ. - Quỹ BHXH Việt Nam lấy nguyên tắc hạch toán độc lập với NSNN và cân đối thu chi làm căn bản. Xác định mức thu chi hợp lý trong từng giai đoạn trên cơ sở dự báo một cách tương đối chính xác về số đối tượng tham gia, mức đóng và hưởng của các đối tượng này và tính đến các yếu tố tác động như giá cả, khả năng đầu tư tài chính, xác định mức độ chi quản lý bộ máy tiết kiệm nhưng đạt kết quả cao. Với chức năng bảo đảm xã hội Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm nguồn từ NSNN cho quỹ BHXH để thực hiện chi trả các chế độ BHXH như trả lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản và các chế độ BHXH khác cho các đối tượng hưởng các chế độ này từ năm 1995 trở về trước. Hơn nữa, hỗ trợ, bù thiếu cho quỹ BHXH trong việc chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH từ năm 1995 trở đi. BHXH huyện Thiệu hoá quản lý chặt chẽ công tác thu BHXH nhằm phát triển quỹ BHXH. Đặc biệt năm 2003 cơ quan BHXH kết hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu BHXH ở các đơn vị ngoài quôc doanh trong địa bàn huyện. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển quỹ BHXH. Công tác chi trả được BHXH huyện Thiệu Hoá quản lý tốt, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các đối tượng hưởng BHXH. II. Cơ chế chi và quản lý chi BHXH Chi trả trợ cấp BHXH bao gồm 5 chế độ : ốm đau, thai sản, hưu trí, TNLĐ-BNN, tử tuất. Mỗi loại chi này có những đặc điểm riêng biệt nên việc chi trả phải tách riêng ra từng loại hoặc từng nhóm. ở nước ta, xuất phát từ việc chi trả 2 chế độ BHXH là giống nhau. Mặt khác, đối tượng loại trợ cấp này phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, do đó quá trình được thực hiện thông qua cán bộ quản lý thu của các đơn vị đó. Ba chế độ còn lại được thực hiện bởi các cán bộ chính sách của các cơ quan BHXH. Như vậy, chi trả trợ cấp BHXH được chia làm 2 loại : + Chi trả ốm đau, thai sản: Hàng tháng, các đơn vị lập báo cáo chi 2 chế độ theo mẫu C03-BHXH và .. tổng hợp các chứng từ khác như giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy nghỉ hưởng BHXH ... để gửi cho cơ quan BHXH chậm nhất là ngày 10 tháng sau. Trên cơ sở các chứng từ này, cán bộ thu BHXH của đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi người lao động nghỉ ốm hoặc sinh đẻ. Sau đó cán bộ thu sẽ đối chiếu số ngày nghỉ hưởng BHXH với bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp ngày nghỉ. Cuối cùng, cán bộ thu sẽ lập bảng thanh toán nội bộ và chuyển chứng từ chi sang bộ phận kế toán để thanh toán cho đơn vị. Trong trường hợp nếu đơn vị chưa nộp đủ tiền BHXH thì vẫn phải thanh toán cho 2 chế độ này để cơ quan BHXH sẽ làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị. Thông thường, việc thanh toán này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống tài khoản, tức là cơ quan BHXH sẽ viết ủy nhiệm chi để chuyển tiền từ tài khoản của cơ quan BHXH sang tài khoản của đơn vị. Trong trường hợp đơn vị không có tài khoản ở hệ thống ngân hàng, kho bạc thì cơ quan BHXH sẽ thực hiện thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị khi có giấy tờ sau: Giấy giới thiệu của đơn vị cử người đi lĩnh tiền Chứng minh thư nhân dân đi lĩnh tiền + Chi chế độ hưu trí, tử tuất, MSLĐ, TNLĐ-BNN: Việc chi trả các chế độ này được thực hiện như sau: Chi trả theo các đại lý ,sau mỗi tháng số đối tượng bắt đầu đăng ký hưởng BHXH sẽ được đưa vào danh sách trả trợ cấp hàng tháng. Trên cơ sở danh sách này , BHXH tỉnh sẽ tiến hành chuyển tiền cho các cơ quan BHXH huyện,thị vào ngày 5-8 đầu tháng thông qua hệ thống kho bạc. Ngay sau khi tiền mặt được chuyển về BHXH các huyện thì đại diện chi trả của các xã sẽ đến BHXH để nhận tiền và phát cho cá đại lý chi trả trợ cấp cho các đối tượng. Khi nhận tiền trợ cấp ,các đối tượng phải ký nhận vào bảng lương và trợ cấp BHXH. Sau khi chi trả hết tiền trợ cấp, các đại lý sẽ đem nộp lại bảng lương và trợ cấp cho cơ quan BHXH. Riêng chế độ tử tuất thì đăng ký tại BHXH huyện để hưởng trợ cấp mộtlânf hoặc hàng tháng. III. Các kết quả đã đạt được. Các thành tựu chung của BHXH tỉnh Than Hoá và huyện Thiệu Hoá Trong những năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Thanh Hoá nói riêng đã có được những bước đột phá, những bước tiến rất quan trọng tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của toàn ngành, và của BHXH tỉnh Thanh Hoá cả về mặt tổ chức và thực hiện chức năng của mình. Quỹ tài chính của BHXH Tỉnh đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hình thành được quỹ BHXH độc lập ngoài NSNN. Với nguồn đóng góp chủ yếu là từ NLĐ và NSDLĐ. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành theo nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Chính vì vậy mà các quan hệ tài chính trong BHXH đã rõ ràng, việc quản lý quĩ được thực hành rất tốt, phục vụ tốt hơn quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ. Do đó trong thời gian này BHXH Tỉnh đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.Trung bình mỗi năm, từ 1995 – 2001 có 26.348người đăng ký tham gia BHXH với mức thu gần 30 tỷ đồng. Số người tham gia BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước; số tiền thu được cũng tăng lên(xem bảng 1) Bảng 1: Số thu BHXH tại BHXH tỉnh Thanh Hoá 1997- 2003 Năm Số người đăng ký đóng BHXH Số tiền thu ( triệu đồng) đạt % kế hoạch Quý IV 1997 22.039 4.868 87,29% 1998 23.431 16.037 128,3% 1999 26.311 24.602 127.61% 2000 29.440 23.075 94% 2001 30.000 27.075 108,3% 2002 31.075 28.360 111,2% 2003 32.560 30.275 121% ( Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hoá) Công tác chi trả các chế độ BHXH được giải quyết theo quy trình khép kín, tập trung vào một đầu mối, đảm bảo an toàn, kịp thời, công khai và công bằng. Đặc biệt, đối với chế độ hưu trí, MSLĐ, trợ cấp hàng tháng, BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả đến tận tay người thụ hưởng theo địa bàn cư trú tại phường, xã có sự tham gia của các cấp chính quyền và công an trong suốt quá trình chi trả(xem bảng 2) Bảng 2: Chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Thanh Hoá Năm Tổng số tiền chi trả(triệu đồng) 1997 13.783 1998 55.630 1999 66.909 2000 67.270 2001 65.327 2002 64.450 2003 66.875 (Nguồn :BHXH tỉnh Thanh Hoá ) Đóng góp vào những kết quả trên của BHXH tỉnh Thanh Hoá phải kể đến vai trò của cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá. Kể từ khi chính thức hoạt động vào ngày 1/10/1997 đến nay, BHXH huyện Thiệu hoá đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, HĐND huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh, sự kết hợp của ủy ban, ban hưu trí, đại diện chi trả các xã, sự tạo điều kiện của các cơ quan đóng trên địa bàn huyện, sự đoàn kết, nhất trí , quyết tâm của tập thể CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan nên hàng năm BHXH huyện Thiệu Hoá đều hoàn thành các chỉ tiêu của BHXH tỉnh giao cho với tinh thần năm sau cao hơn năm trước, chất lượng hơn, cụ thể như sau: Công tác đảng, đoàn thể: Là một cơ quan từ khi thành lập đến nay có tất cả 8 cán bộ viên chức trong đó có một cán bộ hợp đồng. Về tổ chức công đoàn: là một công đoàn cơ sở trực thuộc liên đoàn lao động huyện Thiệu Hoá ngày càng củng cố và phát triển thêm đoàn viên công đoàn. Với tinh thần và trách nhiệm cao nên hàng năm đêù hoàn thành xuất sẵc nhiệm vụ được giao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong công tác công đoàn, được liên đoàn lao động huyện Thiệu Hoá đánh giá là công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm. Công tác đối chiếu quỹ BHXH: các số liệu tính toán, cập nhật của cơ sở, huyện, tỉnh được thống nhất, ổn định hơn, việc thực hiện nghĩa vụ tính đóng BHXH theo điều luật 141,149 dần ổn định hơn. Công tác duyệt và cấp kinh phí chi trả chế độ( ốm đau, thai) ngày càng ổn định, giải quyết kịp thời ngay sau khi cơ sở tập hợp và gửi chứng từ lên BHXH huyện, đảm bảo đúng nguyên tắc về thủ tụctheo qui định của Bộ tài chính và BHXH cấp trên. Công tác chi trả lương hưu, các chính sách xã hội : đảm bảo được thời gian quy định của tỉnh, tạo được niềm tin đối với cán bộ hưu trí trên địa bàn huyện, công tác quản lý tiền mặt, các thủ tục chứng từ thanh quyết toán của xã, huyện, tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng nguyên tắc. Công tác cấp sổ BHXH : cơ bản được hoàn thành góp phần củng cố bổ sung các văn bản hồ sơ của cán bộ công chức thực hiện chỉ thị 15 của Bộ chính trị và các chỉ thị của tỉnh. Tham gia các hoạt động tại địa phương: Cơ quan BHXH huyện luôn có sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy, UBND huyện.Mỗi cán bộ viên chức ngành BHXH huyện luôn xác định trách nhiệm của mình là phục vụ thế nào để đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân trên địa bàn huyện Thiệu Hoá. Với tinh thần trách nhiệm đó, trong thời gian qua BHXH huyện Thiệu Hoá đã tổ chức động viên cán bộ công chức tham gia đầy đủ của Huyện phát động như: Phong trào thi đua kỷ niệm của dân tộc, đất nước. Các phong trào xây dựng quĩ do hội phụ nữ huyện phát đọng, phong traò ủng hộ đồng bào bị thiên tai, phong trào vì trẻ thơ một cách đầy đủ và hiệu quả, tạo được mối quan hệ giữa các phòng ban, ngành, xã với cơ quan BHXH huyện. Với khách quan công tác trên BHXH huyện Thiệu Hoá được tỉnh đánh giá cao trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành giao cho. Kết quả của công tác thu quĩ BHXH Ngay từ lúc mới thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá đã tập trung, chú trọng cho công tác thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu theo kế hoạch của BHXH tỉnh luôn luôn hoàn thành xuất sắc,kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ phát triển cao. Sau đay là một số kết quả cụ thể: Về tổng số thu BHXH Bảng 3: Số thu BHXH tại BHXH huyện Thiệu Hoá qua các năm (Triệu đồng) Năm Số thu (triệu đồng) Tốc độ phát triển % 1997 4.243 - 1998 4.554 7,3 1999 4.885 15 2000 4.998 17,8 2001 5.013 18 2002 5.372 26 2003 5.673 33,7 Cộng 34738 - ( Nguồn: BHXH huyện Thiệu Hoá ) Như vậy, sau 7 năm hoạt động BHXH huyện Thiệu Hoá đã tạo lập được nguồn quĩ BHXH rất lớn với số tiền là 34.738 triệu đồng , tức là bình quân mỗi năm thu được 4962 triệu đồng . Đây là con số rất có ý nghĩa đối với giai đoạn đầu phát triển của ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện Thiệu Hoá nói riêng. Nó phản ánh được những cố gắng, nỗ lực, tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá. Chính những cố gắng, nỗ lực đó làm cho số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm. Để đạt được kết quả như trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá, còn có một số yếu tố sau: + Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH : đối với khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dần dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Vì vậy, trong 7 năm qua, Nhà nước ta đã 3 lần tăng mức lương tối thiểu từ 120.000đ đến 144.00đ đến 180.000 đ đến 210.000 đ và hiên nay là 290.000 đ mà lương hưu của khu vực này lại tính theo hệ số.Do đó, mức lương được tăng lên, làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.cũng do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng số doanh nghiệp tham gia BHXH còn rất ít. Do các doanh nghiệp này lợi dụng người lao động không có việc làm nên không trích nộp BHXH cho người lao động .Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn rẫt bị hạn chế. + Số đơn vị tham gia BHXH ngày một gia tăng; số lượng lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể. b/ công tác thu BHXH ở khối HCSN: Khối các cơ quan có nhiều thuận lợi do đặc thù 100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cấp. Cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác BHXH đều có trình độ về nghiệp vụ kế toán. Việc lập danh sách đăng ký lao động và quỹ tiền lương đăng ký tham gia BHXH đến việc lập danh sách tăng giảm lao động, đối chiếu trích nộp hàng tháng đầy đủ kịp thời chính xác, đúng quy định của Nhà nước. BHXH huyện Thiệu Hoá quản lý thu BHXH ở 29 cơ quan hành chính sự nghiệp, với tổng số 377 lao động đăng ký tham gia trích nộp BHXH. c).công tác thu BHXH ở khối SXKD: BHXH huyện Thiệu Hoá quản lý thu BHXH ở 5 doanh nghiệp với 798 lao động. Kế hoạch thu BHXH được tỉnh giao cho là 967 triệu đồng. Ngay từ những ngày đầu năm BHXH huyện Thiệu Hoá đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền chế độ chính sách, đối chiếu tăng giảm kịp thời, đối chiếu với quĩ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH đúng quy định. Số thu BHXH đạt 967 triệu đồng đạt 100% kế hoạch giao. Để đạt được những kết quả trên, BHXH huyện Thiệu Hoá có những thuận lợi nhất định, các đơn vị SXKD có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc trích nộp BHXH. 5/5 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch trích nộp tiền cho người lao động. Các đơn vị SXKD có đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH am hiểu về chế độ chính sách, vững về nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên phối hợp với cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá đối chiếu tăng giảm, tiền trích nộp kịp thời chính xác.Cán bộ lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến công tác BHXH của đơn vị. Tuy nhiên còn có đơn vị sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn trong SXKD nên việc trích nộp BHXH còn chậm. d, Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hiện nay trên địa bàn huyện Thiệu Hoá có 18 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như: Xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, mộc dân dụng... Tuy có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh,nhưng chưa có doanh nghiệp nào đăng ký thực hiện nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộ luật lao động.nguyên nhân chủ yếu do: Về phía chủ doanh nghiệp: Chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Còn né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.khi sử dụng lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng cụ thể.lợi dụng kẽ hở của luật pháp, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng theo công trình , theo mùa vụ... Do đó BHXH huyện Thiệu Hoá không có cơ sở xác định hợp đồng lao động để khai thác đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công đoàn. Do đó chưa có người tổ chức đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động. Về phía người lao động: Đối với người lao động ngoài quốc doanh, họ chưa biết và chưa hiểu bộ luật lao động, nên chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa, quyền lợi, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH. Mặt khác, sức nặng tâm lý về việc làm cũng làm cho người lao động phó mặc cho chủ sử dụng lao động. Không giám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình vì sợ mất việc làm. Do đó hầu hết các chủ sử dụng lao động đều bỏ qua việc tham gia BHXH cho người lao động. Vấn đề này góp phần tạo một “ sân chơi” không bình đẳng, giữa các đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Về phĩa cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá: Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH đến với chủ sử dụng lao động và người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh những năm qua còn rất hạn chế. Mặt khác chưa chủ động phối kết hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương có các biện pháp tích cực, yêu cầu của các chủ doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động. Đây cũng là những tồn tại lớn của cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá cần phải khắc phục kịp thời. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có quy định rõ ràng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký sử dụng lao động với sở lao động. Khi doanh nghiệp hoạt động phải thành lập tổ chức công đoàn. Hiện nay không có biện pháp ràng buộc các doanh nghiệp đăng ký sử dụng lao động. Dẫn đến tình trạng có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Cố tình không tham gia BHXH cho người lao động theo luật định mà không hề bị kiểm tra sử lý. Về phía liên đoàn lao động chưa thành lập được các cơ sở công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động ở khu vực này. e) Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã, thị trấn: BHXH huyện Thiệu Hoá quản lý thu ở 36 xã, thị trấn với tổng số 590 lao động. Kế hoạch thu 15% BHXH được giao năm 2003 là 361 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Việc trích nộp tiền BHXH cho cán bộ xã còn chậm, thường các xã nộp BHXH vào cuối năm. Trình độ của cán bộ của kế toán ngân sách xã còn nhiều hạn chế, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu tăng giảm. Báo cáo số người tăng, giảm không kịp thời, lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, dẫn đến phải làm đi làm lại nhiều lần.Mặt khác việc thu ngân sách xã không thu được theo kế hoạch giao, nên việc trích nộp tiền BHXH chưa kịp thời theo qui định. Còn các xã, lãnh đạo xã chưa thực sự quan tâm đến công tác BHXH, cán bộ được giao làm công tác BHXH không nhiệt tình với công việc này. f) công tác thu BHXH ở khối giáo dục Huyện Thiệu hoá là một địa bàn rộng, toàn huyện hiện có 71 trường học với tổng số 2.580 lao động tham gia BHXH, chiếm ẵ tổng số lao động tham gia BHXH toàn huyện. Nhìn chung các đơn vị trường học đều nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH cho người lao động. Các trường đã tích cực phối hợp với BHXH huyện Thiệu Hoá lập bảng đối chiếu tăng, giảm, lập danh sách trích nộp tiền BHXH chính xác đầy đủ, đúng quy định cho người lao động. Trong năm 2003 số thu BHXH là 3.568.037.325 đồng đạt 103,7% kế hoạch giao. Tuy nhiên có cán bộ kế toán trường học(không được đào tạo chuyên nghành về kế toán) nên còn lúng túng về nghiệp vụ, tính toán còn thiếu chính xác, chưa hiểu rõ nguyên nhân thừa thiếu tiền trích nộp BHXH. Do đó còn trích nộp tiền BHXH chậm. g) công tác thu BHXH ở khối y tế: BHXH huyện Thiệu hoá tổ chức thu BHXH ở 35 trạm y tế với tổng số 141 lao động có đăng ký tham gia BHXH. Trong năm 2003 số thu đạt 402.087.602 đồng, đạt 100% kế hoạch. Khối y tế xã có 141 lao động trong đó có 88 lao động được cấp sổ Các trạm y tế xã luôn thực hiện tốt việc trích nộp BHXH cho người lao động.Tuy nhiên cán bộ làm công tác BHXH ở các trạm y tế đều là kiêm nhiệm, không có nghiệp vụ kế toán nên việc trích nộp BHXH gặp nhiều khó khăn. BHXH, hiện nay còn 53 lao động chưa được cấp sổ BHXH tập chung ở các trạm y tế xã. Bảng 3: Kết cấu lao động, số tiền thu BHXH : (đơn vị triệu đồng) Năm 2001 2002 2003 Khối Số lao động Số thu Số lao động Số thu Số lao động Số thu HCSN 325 321,2 351 342,5 377 371,2 SXKD 692 673 732 709 798 967 Ngoài quốc doanh Giáo dục 2.250 3.080 2.410 3.474 2.580 3.568 Y tế 124 288 135 382 141 402 Xã, thị trấn 590 361 Cộng 3391 4362,2 3628 4907,5 4.385 5.605,2 Theo bảng trên thì số lao động cũng như số tiền trích nộp BHXH qua các năm ở khối giáo dục chiếm 1/2 tổng số tiền trích nộp BHXH Còn khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có người lao động nào được doanh nghiệp của mình đóng BHXH cho . vì vậy thời gian tới, BHXH huyện Thiệu hoá cần phối hợp với các cơ quan chức năng để tiến hành công tác BHXH cho người lao động. ở khối này tiềm năng là rất lớn, cơ quan BHXH huyện cần chú ý để tăng nguồn quỹ BHXH trong tương lai. Kết quả công tác chi BHXH: Để tìm hiểu về thực tế chi trả các chế độ trợ cấp BHXH tại BHXH huyện Thiệu hoá trong những năm qua, chúng ta đi sâu vào việc chi trả một số chế độ BHXH qua từng năm;sau đó sẽ xem xét cơ cấu chi từng chế độ BHXH trong toàn bộ chi cho các chế độ BHXH để thấy được đâu là chế độ phải chi trả nhiều nhất; chế độ nào ít có nhu cầu chi nhất cũng như sự biến động của số tiền chi trả, tỷ lệ chi trả các chế độ qua từng năm. Từ đó chúng ta sẽ xác định được những mặt mạnh, mặt yếu của công tác chi trả, những xu hướng biến động của sự chi trả các chế độ BHXH, và từ đây chúng ta sẽ đề ra được những nhiệm vụ, kế hoạch trong thời gian tới đồng thời đưa ra được những biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số số liệu, nhận xét cụ thể: Bảng 4: Chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức 2001-2003 Đơn vị : triệu đồng Năm Nghỉ dưỡng sức ốm đau Thai sản Cộng 2001 119 152 312 20002 102 200 320 2003 8,7 117,879 286,734 399,814 Cộng 8,7 338,879 638,734 1031,814 Nguồn: BHXH huyện Thiệu Hoá Từ bảng số liệu, chúng ta thấy rằng: Số tiền chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản biến động bất thường năm tăng, năm giảm.thực tế là năm tăng so với 2001 là : 79,814 triều đồng nhưng năm 2003 lại tăng so với năm 2001 là 87,814 triệu đồng mặc dù tiền lương bình quân tăng từ 180.000 đồng lên 210.000 đồng. Như vậy, xu hướng biến động của tiền trợ cấp cho 2 chế độ trên là rất khó cho việc xây dựng, dự báo số tiền chi trả trong năm tiếp theo cũng như cho cả giai đoạn sau. Mà chúng ta chỉ có thể làm giảm số tiền chi trả này bằng cách kết hợp với cơ quan đơn vị thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: tạo lập các điều kiện làm việc tốt... Cũng trong giai đoạn 2001-2003, tổng số tiền chi trả cho các đối tượng hưư trí, MSLĐ lên tới gần 4 tỷ đồng. Số liệu sau sẽ minh họa cho vấn đề này: Bảng 5: Số tiền chi trả chế độ hưu trí, MSLĐ Năm 2001 2002 2003 Nguồn quĩ Số đối tượng (người) Số chi (Tr.đ) Số đối tượng (người) Số chi (Tr.đ) Số đối tượng (người) Số chi (Tr.đ) NSNN BHXH 5.256 27.895 5.980 26.980 6.311 28.273 Nguồn: BHXH huyện Thiệu Hoá Như vậy trong 3 năm qua, tổng số người được nhận trợ cấp hưu trí, MSLĐ luôn tăng lên. mức tăng này là do hàng năm số lượng người mới về hưu ( lương hưu được lấy từ quĩ BHXH ) tăng hơn nhiều so với số người đã về hưu, MSLĐ( hưởng trợ cấp từ NSNN) giảm đi. Số tiền chi trả cho đối tượng hưởng lương từ NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2002 giảm 915 triệu đồng so với năm 2003 năm 2003 tăng 378 triệu so với năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do đối tượng này có tuổi ngày càng cao và xác suất tử vong ngày càng lớn. Còn chi trả cho đối tượng mới về hưu lại tăng lên rất nhanh. Sở dĩ số tiền chi trả cho loại này tăng nhanh bởi vì đây là những người mới về hưu, nên xác suất tử vong nhỏ. Mặt khác mỗi tháng, mỗi năm lại có nhiều người mới về hưu; bên cạnh đó mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng lên trong giai đoạn này 180.000 đồng lên 210.000 đồng. Như vậy xu hướng biến động của loại trợ cấp này là rất rõ nét: đối với đối tượng hưởng trợ cấp từ NSNN thì cả số người và số tiền trợ cấp ngày càng giảm và tiến tới bằng không. Còn đối tượng hưởng lương từ quĩ BHXH thì có xu hướng tăng trong những năm tới cả về số người và số tiền chi trả. Trên đây, chúng ta đã xem xét quá trình chi trả 3 chế độ : ốm đau, thai sản, hưu trí trong 3 năm từ 2001-2003. Bây giờ chúng ta xen xét việc chi trả các chế độ TNLĐ_BNN, tử tuất, tổng số tiền chi trả cho các chế độ và cơ cấu, tỷ lệ chi trả các chế độ tại BHXH huyện Thiệu Hoá trong 3 năm qua: Bảng 6: Chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Thiệu Hoá Năm 2001 2002 2003 Chế độ Số người Số tiền (Tr.đ) Số người Số tiền (Tr.đ) Số người Số tiền (Tr.đ) Hưu trí MSLĐ 5.991 26.579 6002 27.257 6.311 28.273 ốm đau thai sản 15.881 390 16.768 400 17.000 404,6 Tử tuất 687 365 537 339 562 337 TNLĐ BNN 157 169 176 152 154 120 Nghỉ dưỡng sức 33 8,7 Cộng 22716 27503 23483 28148 24060 30223,3 (Nguồn : BHXH huyện Thiệu hoá) Phân tích bảng 6 ta thấy: Tổng số tiền mà BHXH huyện Thiệu Hoá phải chi trả cho các đối tượng chính sách là rất lớn,bình quân mỗi năm là 26.022 triệu đồng, năm sau luôn phải chi nhiều hơn so với năm trước. cụ thể là: Trong những năm qua chúng ta đã tiến hành điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mà mức trợ cấp các chế độ lại chủ yếu dựa vào hệ số lương ( thông thường là 75% hoặc 100% của hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu dẫn đến số tiền chi trả tăng lên. Hàng năm càng có nhiều người được hưởng trợ cấp hưu trí. Mặt khác, thực hiện chính sách giảm biên chế của Chính phủ về việc giải quyết cho người về hưu trước tuổi, cho nên trong những năm tới số đối tượng hưu trí sẽ rất và công tác chi trả sẽ càng nhiều hơn. Về kết cấu của từng loại chi: Trong cơ cấu chi trả các chế độ BHXH thì chi cho hưu trí và MSLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn, thông thường là 98%. Các chế độ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tuy nhiên chế độ ốm đau, thai sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là chế độ tử tuất và tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Cuối cùng là chế độ nghỉ dưỡng sức bởi vì mới được triển khai. Tóm lại, trong 7 năm qua BHXH huyện Thiệu Hoá đã nỗ lực, cố gắng kết hợp cùng với các cơ quan chức năng khác như các đại lý chi trả, hệ thống kho bạc, ngân hàng, liên đoàn lao động trên địa bàn huyện Thiệu hoá ... để quá trình chi trả trợ cấp cho các đối tượng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Đối với các loại trợ cấp hàng tháng thì đối tượng sẽ được nhận tiền trợ cấp trước ngày 15 hàng tháng. Còn đối với 2 chế độ ốm đau, thai sản thì chỉ sau 5 ngày kể từ khi đơn vị báo cáo đến cơ quan BHXH. BHXH là cơ quan thuộc Chính phủ do đó việc chi quản lý hành chính phụ thuộc vào NSNN. Hàng năm các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố hoặc các quận, huyện sẽ lập kế hoạch chi cho quản lý bộ máy của năm tiếp theo và gửi lên cấp cao hơn. Dựa vào các báo cáo này BHXH Việt Nam sẽ đề nghị xem xét. Bên cạnh nguồn kinh phí từ NSNN, BHXH Việt Nam còn được trích 6% từ tổng số thu BHXH để lập quỹ chi cho hoạt động của ngành. IV/ những khó khăn, tồn tại 1/ Đối với quá trình thu BHXH Mặc dù có những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng công tác thu BHXH tại BHXH huyện Thiệu Hoá vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm cho công tác này không phát huy được hết vai trò của nó đối với quỹ BHXH. Những mặt hạn chế đó là: a/ Số đơn vị ngoài quốc doanh, số lao động được tham gia BHXH còn ít. Hiện nay được sự phối kết hợp của các cấp chính quyền BHXH huyện Thiệu Hoá đã tiến hành thu BHXH ở các đơn vị này. Còn trong khu vực quốc doanh thì vẫn tồn tại một số đơn vị, cơ quan chỉ thực hiện đóng BHXH cho một số cá nhân người lao động, thậm chí có một số trường hợp chủ sử dụng lao động chỉ tham gia BHXH cho họ và người thân, quen nhất trong đơn vị. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều: Các văn bản của Nhà nước về BHXH mà cụ thể là NĐ12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ mới chỉ quy định một số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như: NLĐ làm việc trong các DNNN Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang...mà không có các đối tượng khác như: các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, những người làm việc trong các hợp tác xã tiểu thu công nghiệp Xuất phát từ phía người lao động: Có một số người nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi và lợi ích của họ khi tham gia BHXH. Đặc biệt có một số bộ phận người lao động vẫn có thói quen, nếp sống thời bao cấp, muốn ỷ lại vào NSNN, muốn được hưởngBHXH nhưng lại không muốn đóng góp. Một số trường hợp khác lại do tâm lý sợ mất việc nên không giám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho mình. Bên cạnh đó có một số nhóm người lao động mong muốn tham gia BHXH, được người sử dụng lao động cho phép nhưng lại không có ý định tham gia BHXH vì mức thu nhập hiện tại là quá thấp, không đủ cho họ trang trải các chi phí hàng ngày. Xuất phát từ phía người sử dụng lao động: có rất nhiều cơ quan đơn vị, doanh nghiệp không muốn đóng BHXH cho người lao động nhằm tận dụng nguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách để né tránh chẳng hạn như: thuê lao động mang tính thời vụ, thuê lao động làm việc dưới 3 tháng hoặc trên 3 tháng nhưng cố tình trậm trễ trong việc ký kết hợp đồng với lý do là thời gian thử việc. Họ lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động về các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, lợi dụng việc không có chế tài quy định chặt chẽ buộc họ phải thời gian BHXH. Một số doanh nghiệp vẫn tuyên truyền với người lao động là họ sẽ đảm bảo quyền lợi, vẫn thời gian BHXH cho người lao động nhưng thực tế họ lại thời gian loại hình bảo hiểm khác như: mua bảo hiểm sinh mạng cho người lao động có thời hạn của Bảo Việt... Bên cạnh những đơn vị cố tình không đóng BHXH thì cũng có nhiều doanh nghiệp mong muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng lại không thực hiện được do tình hình sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn bởi vì nọ kinh doanh trên những lĩnh vực gặp đầy rủi ro nên khả năng tài chính thường không ổn định, nguồn vốn kinh doanh không đủ để đóng BHXH liên tục cho người lao động. cơ chế chính sách: chỉ tiêu thu BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh chưa được giao thành chỉ tiêu pháp lệnh nên ở các địa phương khác cũng như ở huyện Thiệu Hoá có thể triển khai hoặc không triển khai. Đơn vị nào có ý thức trách nhiệm đối với người lao động thì mới triển khai công tác này. công tác tuyên truyền vận động: Hiện nay công tác này mới chỉ được chú trọng ở cấp TW hoặc thành phố nên hiệu quả của công tác này là rất ít. Bởi vì các đợt tuyên truyền, vận động này không có đầy đủ khả năng tài chính để phát các tài liệu cần thiết cho tất cả các đơn vị. Còn đối với cơ quan BHXH huyện thì do thiếu đội ngũ cán bộ, trong khi số lượng công việc thì quá lớn, bên cạnh đó họ cũng không có đầy đủ các phương tiện cần thiết đặc biệt là vấn tài chính nên công tác tuyên truyền tới tận các đơn vị đóng trên địa bàn huyện vẫn còn bỏ ngỏ. b/ Số thu BHXH chưa đủ lớn: Số thu BHXH mặc dù mỗi năm đều tăng nhưng con số 5.6 tỷđ vào năm 2003 là quá nhỏ so với nhu cầu chi trả và đảm bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Số thu BHXH còn ít là do: - Số đơn vị ngoài quốc doanh, số lao động được tham gia BHXH còn ít. Cơ sở tính nộp BHXH chưa hợp lý: Hiện nay chúng ta mới chỉ tính phí BHXH dựa trên tiền lương danh nghĩa( lương cấp bậc, chức vụ) mà trên thực tế thì mức lương này thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của họ. Mức đóng BHXH thấp: Đây là tồn tại lớn của ngành BHXH nước ta. Nhà nước ta quy định mức đóng của người lao động là 5% tiền lương và người sử dụng lao động là 15% quĩ lương của doanh nghiệp.Đây là mức thu quá thấp cho nhu cầu chi trả ( thông thường các chế độ chi trả bằng 75% hoặc 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH). Mức thu hiện nay của ta là rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức của người lao động và người sử dụng ở một số đơn vị chưa đầy đủ về BHXH nên gây nhiều trở ngại cho cán bộ thu BHXH. Trong nhiều trường hợp, mặc dù cơ quan BHXH đã có lịch cụ thể và báo trước cho các đơn vị, cơ sở về việc cử cán bộ thu xuống làm việc với lãnh đạo cơ quan. Nhưng họ luôn có lý do để kéo dài thời gian, thậm chí ban lãnh đạo cơ quan còn cố tình không tiếp cán bộ BHXH. c/ Số tiền BHXH thường hay bị nộp chậm, không đúng thời gian quy định: Nguyên nhân của hiện tượng này là do cán bộ làm công tác BHXH tại các cơ quan, đơn vị thường không am hiểu rõ về qui trình quản lý của BHXH huyện Thiệu Hoá. Họ thường chậm trễ trong việc lập các danh sách lao động và quỹ tiền lương; 2/ Đối với quá trình chi BHXH. Mặc dù thu được những thành tựu rất quan trọng trong quá trình đổi mới nhưng công tác chi trả trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những bất cập mà chủ yếu là từ cơ chế chính sách của Nhà nước, vì vậy mà công tác chi trả gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng thu chi của quỹ BHXH, thậm chí trong một số trường hợp nó còn mất đi tính chất bảo đảm cho cuộc sống của người lao động. Các tồn tại đó là: a/ Các chế độ BHXH còn có những bất cập. Chế độ ốm đau: ốm đau dài ngày đối với một số bệnh thực tế là tàn phế: xuất huyết não, tâm thần...áp dụng chế độ ốm đau dài ngày không có giới hạn về thời gian hưởng, gây khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Người lao động ốm dài ngày lại không có chế độ bảo hiểm y tế vì hưởng trợ cấp ốm đau không quy định đóng bảo hiểm y tế (nay thuộc BHXH) nếu như khám lấy giấy nghỉ ốm hoặc điều trị bệ khác là một trở ngại. Có người thời gian đóng bảo hiểm dưới 5 năm, hưởng trợ cấp ốm dài ngày nhiều năm, có mức hưởng cao hơn so với người có thời gian đóng bảo hiểm từ 10 đến 15 năm hết tuổi lao động được hưởng trợ cấp hưu 45 đến 55% tiền lương bình quân 5 năm cuối thấp hơn trợ cấp dài ngày. Chế độ này còn có sự bất hợp lý khác là về số ngày được nghỉ ốm hưởng BHXH so với thời gian đóng BHXH. Theo quy định tại điều 7 của NĐ 12/CP thì người lao động được nghỉ tối đa là: 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 đến 30 năm 50 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH trên 30 năm Chế độ tai nạn lao động: chế độ này có quy định trợ cấp cho người lao động khi họ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. Như vậy,trong trường hợp này rất khó xác định được đâu là tuyến đường mà người lao động đi từ nhà đến cơ quan và ngược lại bởi vì trên thực tế rất ít người ngày nào cũng đi một tuyến đường duy nhất từ nhà đến cơ quan Chế độ tử tuất: Có thể vẫn giữ nguyên mức trợ cấp bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu cho trợ cấp mai táng phí. Nhưng nên có thêm một khoản trợ cấp nữa, có thể gọi là “trợ cấp lúc qua đời”. Phần III Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thu chi quỹ BHXH tại BHXH huyện thiệu hoá Hoạt động BHXH được thống nhất tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, BHXH cấp quận huyện là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của BHXH cấp tỉnh, thành phố. BHXH cấp quận huyện không có thẩm quyền trong việc ban hành chính sách BHXH, các văn bản pháp luật về BHXH cũng như việc thay đổi tổ chức biên chế của cơ quan phải do sự chỉ đạo của cơ quan BHXH cấp trên. Vì thế muốn hoàn thiện công tác thu chi quỹ BHXH cấp huyện Thiệu hoá cũng như các quận huyện khác cần phải có sự thay đổi đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng. Qua thời gian nghiên cứu học tập tại trường cùng với thời gian thực tập thực tế tại cơ quan BHXH huyện Thiệu Hoá , được sự hướng dẫn tận tình của giám đốc – Lê Tiến Lương cũng như toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan về tình hình ra đời , phương pháp làm việc và một số kết quả được phân tích trong thời gian qua việc thực hiện nghiệp vụ thu BHXH và vấn đề nợ đọng BHXH ở huyên Thiệu Hoá còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Chính những khó khăn , tồn tại này gây ra rất nhiều cản trở ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu và giải quyết nợ đọng . Để hoạt đông BHXH trong huyên đạt kết quả hơn nữa , thì điều kiện tiên quyết là phải khắc phục được những khó khăn tồn tại này. 1 . Về mức thu và đối tượng thu áp dụng đúng đối tượng và mức thu theo Điều lệ BHXH đã quy định. Tức là đối tượng thu áp dụng theo điều 3 Chương I Điều lệ BHXH Việt Nam . Mức thu 20% so với tổng quỹ lương của đơn vị, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% còn lại người lao động đóng 5% so với mức lương tháng của mình . Thực hiện được như trên sẽ nâng cao được tính cưỡng chế của pháp luật trong BHXH , dựa vào pháp luật để thực hiện nghiệp vụ thu tốt hơn. Mặt khác khi áp dung dủ các đối tượng như trên sẽ phù hợp với nguyên tắc của BHXH là nguyên tắc nhiều người góp lại trợ giúp một người khi gặp khó khăn. Mục đích sử dụng quỹ BHXH là chi trả các chế độ BHXH cho những người tham gia , nhiều người tham gia thì mức đóng sẽ lớn , giảm được sự bù đắp của ngân sách cho công tác chi trả các chế độ BHXH. Trong thực tế còn nhiều đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh chưa đăng ký danh sách đóng BHXH , nếu thực hiện theo đúng điều lệ tức là dựa vào đúng pháp luật thì việc thực hiện thu BHXH đối vơí đối tượng này sẽ dễ dàng hơn. Từ đó, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện huyện Thiệu hoá. 2 . Về phương pháp thu. Trước đây, công tác thu BHXH do Sở tài chính và cục thuế đảm nhiệm. Người sử dụng lao động cũng có danh sách lao động , cũng có mức lương nhưng trên thực tế thu BHXH không được căn cứ vào mức lương và tổng quỹ lương, mà cứ đến kỳ quy địnhthì người sử dụng lao động đóng cho Sở tài chính và cục thuế một khoản tiền, gần như được gộp vào trong thuế, thêm vào đó việc thay đổi lao động cũng không được thông báo một cách kịp thời ... Chính điều này làm cho nghiệp vụ thu BHXH được thực hiện một cách cứng nhắc nhưng cũng rất tuỳ tiện dễ gây thất thoát quỹ BHXH, gây ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ. Để khắc phục được những tồn tại này , cơ quan , cán bộ thu phải có những biện pháp yêu cầu người sử dụng lao động đăng ký danh sách lao động một cách kịp thời chính xác, nếu có sự thay đổi về lao động , về mức lương làm căn cứ đóng BHXH phải báo cho cơ quan BHXH một cách kịp thời bằng văn bản . Yêu cầu đơn vị sử dụng lao động tập hợp đầy đủ mức đóng trước khi nộp cho cơ quan BHXH Trong khi làm việc cán bộ phải thực hiện một cách nghiêm túc và yêu cầu người thực hiện phải có thái độ đúng đắn , vì đóng BHXH là nghĩa vụ của họ. Có thực hiện như vậy mới đạt kết quả cao, qua đó giải quyết một cách nhanh chóng , thuận tiên cho đối tượng hưởng chế độ bảp hiểm, tạo cảm giác tin tưởng cho người lao động , thu hút ngày một đông đói tượng tham gia . 3 / Về điều kiện làm việc . Cơ quan BHXH hiện nay làm việc trong khu nhà của UBND huyện, cơ sở vật chất còn chưa được hiện đại cho lắm, cho nên các công việc triển khai còn nhiều khó khăn, chưa thật sự đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người lao động đến liên hệ làm việc, phục vụ tốt hơn cho đối tượng tham gia BHXH đến giải quyết chế độ. 4) Về cơ chế quản lý . Trong thực tế quản lý theo ngành dọc có rất nhiều ưu điểm, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống BHXH nói chung. Tuy nhiên, hệ thống quản lý này vẫn còn mang tính chất tạm thời nên mức độ hoàn chỉnh còn thấp, việc quản lý còn nặng về công tác hành chính, bao cấp nên năng lực làm việc của cán bộ chưa được phát huy. Do đó, cần phải có các đề tài nghiên cứu, sửa đổi thêm góp phần làm hoàn thiện cơ chế quản lý, đây là một vấn đề chung cho toàn hệ thống . Trong thực hiện phải có sự thống nhất từ cơ quan BHXH cho đến từng đơn vị cơ sở, không để hiện tượng thiếu sót rồi phải tính lại , rồi truy thu ... Trong công tác quản lý thu có quản lý hồ sơ , quản lý quỹ , cũng cần phải có những biện pháp sao cho tránh được thất thoát quỹ, hồ sơ quản lý phải dễ sử dụng-xử lý, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra trong việc lưu trữ và quản lý hồ sơ. 5) Thực hiện BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người . Với mục đích quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia và đóng BHXH , giúp người lao động có cơ sở pháp lý để kiểm tra giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của người sử dụng lao động . Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho người lao động khi chuyển nơi làm việc vẫn duy trì được quyền lợi BHXH ... Sổ BHXH còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH . Khi thực hiện theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong quan hệ BHXH . Sổ BHXH gồm 3 phần : + Phần I : Là những thông tin chung về người lao động như : Họ và tên, giới tính , ngày tháng năm sinh... + Phần II : Là những nội dung có liên quan đến quá trình công tác và tham gia BHXH của người lao động . Đây là nội dung quan trọng và thông tin ở đây được lấy từ tờ khai cấp sổ BHXH để ghi vào. Phần này được ghi từ trang 4 của cuốn sổ trở đivà có kết cấu như sau : Quá trình làm việc có đóng BHXH Thời gian Cấp bậc chức vụ, chức danh nghề,công việc đơn vị làm, địa điểm đơn vị đóng Mức tăng lương tháng làm căn cứ đóng BHXH Tỷ lệ đóng BHXH Tổng số tiền đóng BHXH Xác nhận Từ tháng năm Đến tháng năm Thủ trưởng đơn vị Cơ quan BHXH Lương cơ bản Các khoản phụ cấp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Phần III : Ghi các chế độ BHXH đã được hưởng. Các chế độ này được thực hiện theo Nghị định 12/CP như : thai sản , tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp... Như vậy trình tự cấp sổ BHXH phải tiến hành qua một số bước công việc cụ thể như : lập danh sách , hướng dẫn kê khai, ghi chép và xét duyệt...Tất cả các công việc này đều do cơ quan BHXH thông báo, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên , người lao động chỉ được trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm voiệc khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi ký kết hợp đồng lao động mới, người lao động phải nộp sổ BHXH cho người sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi ghi chép, thực hiện việc thu nộpvà giải quyết các chế độ BHXH . Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình lao động. Khi làm thủ tục hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp một lần cho người lao động , người sử dụng lao động phải nộp BHXH của những người này cho cơ quan BHXH nơi giải quyết chế độ chính sách để lưu cùng với hồ sơ hưởng BHXH . Cơ quan BHXH các cấp theo phạm vi phân cấp của mình tổ chức quản lý theo danh sách người lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ BHXH . Hàng tháng, báo cáo danh sách những người tăng giảm khi cấp sổ BHXH thuộc địa bàn và phạm vi mình phụ trách cho cơ quan BHXH cấp trên. Nếu sổ BHXH bị mất hoặc hư hỏng sẽ được cấp lại nhưng phải tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan BHXH . Như vậy lúc này quản lý thu BHXH đối với từng lao động đóng trong từng tháng ( tuy nhiên cách thức đongs cho BHXH vẫn là cơ quan tập hợp đủ phí BHXH sau đó nộp cho cơ quan BHXH ). Sau khi cơ quan sử dụng lao động nộp đủ phí BHXH thì cơ quan BHXH xác nhận là đã đóng phí BHXH rồi giao cho cơ quan sử dụng lao động quản lý sổ. Thực hiện được điều này rất khó khăn tốn kém nhưng lại thuận lợi cho công tác quản lý về thực hiện thu, kể cả trong trường hợp di chuyển lao động từ đơn vị này đến đơn vị khác. Sau khi hết thời gian lao động , người lao động được giao sổ và quyết định nghỉ việc từ cơ quan làm việc đến cơ quan BHXH đổi '' Phiếu lĩnh lương hưu trợ cấp BHXH ''và được cơ quan BHXH xác nhận chi trả theo hướng đã quy định ( tuỳ thuộc vào số tháng đóng và mức đóng BHXH của người lao động ) , quy cách phiếu như sau : Bảo hiểm xã hội Việt nam Phiếu lĩnh lương hưu Mã số Họ và tên : Địa chỉ: Số sổ : Chế độ: Lĩnh tiền từ tháng .. năm... tại đại diện chi trả số : Xã, phường, thị trấn .. quận huyện.. Mức hưởng hàng tháng : Giám đốc BHXH quận, huyện. ( Ký tên đóng dấu ) Thực hiện được phương pháp này rất thuận lợi cho công tác thu, tránh được thất thoát quỹ và tránh được sự gian lận trong việc chi trả trợ cấp BHXH . KếT LUậN . BHXH là một trong những chính sách xã hội lớn của quốc gia, chính sách này thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của Nhà nước. Việc phân tích tình hình thực hiện công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH của đề tài qua các thời kỳ đã khẳng định tầm quan trọng của cơ quan BHXH là hết sức cần thiết và đúng đắn, khẳng định vai trò của chính sách BHXH dựa trên nguyên tắc '' có đóng BHXH mới được hưởng các quyền lợi BHXH ' Chuyên đề này được thực hiện thành công là nhờ sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ CBCNV huyện Thiệu Hoá ( Thanh Hoá) đặc biệt là sự giúp đỡ của giám đốc Lê Tiến Lương và sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của cô giáo Phạm Thị Định đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục Lời nói đầu Phần 1: khái quát chung về BHXH I/ Tính tất yếu khách quan của BHXH II/ các đối tượng của BHXH III/ chức năng của BHXH IV/ Tính chất của BHXH V/ Quỹ BHXH khái niệm Đặc điểm Nguồn hình thành quỹ BHXH Mực đích sử dụng quỹ BHXH Tính đặc thù của nghiệp vụ thu BHXH Tính đặc thù của nghiệp vụ chi BHXH So sánh quỹ BHXH với NSNN VI/ Các chế độ BHXH VII/ Cơ chế tạo lập quỹ BHXH ở một số nước trên thế giới ở nước cộng hòa Pháp ở nước Mỹ VIII/ Cơ chế chi BHXH ở các nước 1 .Chi trợ cấp hưu trí 2 .Chi trợ cấp ốm đau 3 .Chi trợ cấp thai sản 4 .Chi trợ cấp tai nạn lao động và BNN Phần 2: Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH ở BHXH huyện Thiệu hoá trong thời gian qua I/ Cơ chế tạo lập và quản lý nguồn quỹ BHXH II/ Cơ chế chi và quản lý chi Phần3: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạt động thu BHXH ở huyện Thiệu Hoá. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0003.doc
Tài liệu liên quan