Mặc dù công tác quản lýý ngân sách Nhà nước ở Ban tài chính xã Minh Tân có nhiều cố gắng, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho cấp lãnh đạo, và gửi báo cáo lên cấp trên đúng kỳ hạn, đúng quy định. Song vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục em xin mạnh dạn đề xuất như sau:
- Ban tài chính thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước, phòng tài chính huyện để việc thực hiện thu và cấp phát ngân sách đảm bảo kịp thời đầy đủ.
- Kế toán, ngân sách xã cần lập chứng từ rõ ràng gọn gàng đủ nét, dễ đọc và đúng mục lục ngân sách Nhà nước. Vì các chứng từ gồm nhiều liên, các liên cuối viết giấy than, nếu không rõ ràng sẽ không đọc được hoặc đọc sẽ sai, từ đó ảnh hưởng đến công tác kế toán và công tác quản lýý ngân sách.
63 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức quản lý ngân sách cấp xã ở xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sử dụng có hiệu ủa mà mình được chi tiêu.
Tuy nhiên việc phối hợp giữa các cơ quan còn một số khó khăn như: ban tài chính là cơ quan chuyên môn thực thuộc UBND xã, phòng thuế là cơ quan trực thuộc ngành dọc quản lý, do đó nhiều văn bản hướng dẫn chinhs ách chế độ không được đồng bộ kịp thời Song những khó khăn trên từng bước đang từng bước được khắc phục. Thực hiện quản lý ngân sách được tốt hơn, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm nộp thuế của các đơn vị, tổ chức cá nhân vào ngân sách vào ngân sách Nhà nước kịp thời đảm bảo đúng chế độ quy định.
III. Tình hình thực hiện thu chi ngân sách cấp xã - trên địa bàn xã Minh Tân năm 2002 - 2003.
1. Cơ cấu thu ngân sách - xã Minh Tân - năm 2002 - 2003.
Biểu 2: Cơ cấu các khoản thu xã Minh Tân
Năm 2002 - 2003
Năm
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2002
ước thực hiện năm 2003
Giá trị
(tr-đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr-đ)
Cơ cấu
(%)
1
2
3
4
5
Tổng thu
762,504
100
707,167
100
(1) Các khoản thu 100%
472,929
62
413,710
58,5
(2) Thu phân chia
102,395
13,5
59,948
8,5
(3) Thu bổ sung
187,18
24,5
233,509
33
Qua biểu 2 ta thấy.
Tổng thu ngân sách xã của xã Minh Tân năm 2002 thực hiện đạt 762,504 triệu đồng thì năm 2003 ước thực hiện đạt 707,167 triệu đồng giảm 55,337 triệu đồng so với ước thực hiện năm 2003.
Xét về tổng số ước thực hiện thu năm 2003 so với tổng thu năm 2002 thì tổng thu năm 2003 cao hơn năm 2002. Xét về cơ cấu các khoản thu 100% các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % ước thực hiện năm 2003 lại giảm so với năm 2002.
Sở dĩ các khoản thu 100% năm 2002 thực hiện cao hơn ước thực hiện năm 2003 là do chế độ chính sách thay đổi, các qui định về trình tự và thủ tục cấp phát phải đảm bảo đúng qui định các công việc thuộc nhiệm vụ chi ngân sách năm trước chưa đủ để cấp phát phải chuyển sang năm sau để thanh toán cho nên số tồn động quĩ của năm 2001 chuyển sang lớn hơn (từ đó làm cho các khoản thu điều lệ 100% năm 2002 lớn hơn năm 2003 mặt khác năm 2003 có chính sách thay đổi tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Hơn nữa năm 2002 có phương pháp quản lý và AD các biện pháp thu thích hợp cho nên, tổng số các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % ch ngân sách xã năm 2002 lớn hơn năm 2003 xét về cơ cấu giảm 13,5% năm 2002 xuống còn 8,5% năm 2003. Do các khoản thu xã hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%). Năm 2003 ước thực hiện giảm so với năm 2002.
Mà chính sách và chế độ chi tiêu cho bộ máy thì không ngừng thay đổi và tăng lên, thì việc phải tăng số bổ sung từ ngân sách cấp trên là lẽ đương nhiên, có như vậy mới đảm bảo cân bằng thu, chi đáp ứng được nhu cầu chi tiêu phục vụ cho bộ máy cấp xã duy trì hoạt động.
Cụ thể xét về cơ cấu các khoản thu này như sau:
* Các khoản thu xã hưởng 100%.
Năm 2002 thực hiện đạt 62% trong tổng số thu ngân sách xã nhưng sang năm 2003 ước thực hiện giảm xuống chỉ chiếm 585% trên tổng thu ngân sách xã.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%).
Năm 2002 đạt 13,5% trên tổng thu ngân sách xã, thì đến năm 2003 đạt 8,5% trên tổng thu ngân sách xã và giảm tương ứng với số tiền là 42,447 triệu đồng.
* Số bổ sung.
Năm 2002 chiếm 24,5% trong tổng số thu ngân sách xã đến năm 2003 chiếm 33% trong tổng thu ngân sách xã.
ị Như vậy: Tổng thu ngân sách xã năm sau thấp hơn năm trước. Xét về cơ cấu các khoản thu thì các khoản thu xã hướng 100% và thu điều tiết giảm còn các khoản thu bổ sung lại tăng lên.
Để hiểu rõ thêm về các nguồn thu này ta cần đi sâu vào phát triển nghiên cứu kết quả của từng nguồn thu cho ngân sách cấp xã trên địa bàn xã Minh Tân như sau:
1.1. Kết quả thu của xã Minh tân.
(Các khoản thu 100% và thu bổ sung cho ngân sách cấp xã)
Biểu 3: Tình hình thực hiện thu ngân sách các khoản thu 100% và bổ sung trên địa bàn xã Minh Tân
(Các khoản thu 100% và thu bổ sung)
Năm
Chỉ tiêu
Thực hiện 2002
Ước thực hiện 2003
So sánh 2002/2003 (%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
1
2
3
4=3/2
5
6
7=6/5
8 =6/3
Tổng số
664,993
660,109
99
620,303
647,219
104
98
1. Các khoản thu 100%
463,993
472,929
101,9
389,580
413,710
106
87
- Thuế môn bài bậc 4-6
5,7
6,011
105
2,8
3,429
122
57
- Phí lệ phí
4,0
5,23
130
14
15,311
109
292
- Thu từ quỹ đất công ích, Hoa lợi công sản
312,102
320,101
102
201,312
221,402
109
69
- Thu từ hoạt động kinh tế, sự nghiệp
40,1
39,6
99
50
50,717
101
128
- Thu đóng góp tự nguyện
70,799
69,658
98
102,867
103,618
100,9
168
-Thu đóng góp theo quy định pháp luật
15,0
14,118
94
15,209
15,231
100
107
- Thu kết dư
5,992
5,992
100
1,121
1,121
100
18,7
- Thu phạt, tịch thu khác
10,3
12,219
1,2
1,09
17
155
13,9
2. Thu bổ xung
201
187,18
93,1
230,723
233,509
100
125
Nhìn vào biểu 3 ta thấy.
Tổng thu ngân sách xã thực hiện năm 2002 là 660,109 triệu đồng đạt 99% dự toán, đến năm 2003 ước thực hiện đạt 647,219 trđ đạt 104% dự toán bằng 98% so với cả năm 2002.
Trong đó:
- Các khoản thu 100% cho ngân sách xã là:
Năm 2002 thực hiện là 472,929 triệu đồng đạt 101,9% dự toán thì đến năm 2003 ước thực hiện 413,710 triệu đồng đạt 106% dự toán và bằng 87% so với năm 2002. Như vậy so sánh tổng số ước thực hiện năm 2003 với năm 2002 giảm 13% tương ứng giảm 50,283 triệu đồng.
Nhìn vào bảng số thu và thực hiện thu của các khoản thu 100% của năm 2002 và năm 2003 đều đạt và vượt.
So với dự toán, chứng tỏ những năm qua xã đã chú trọng đầu tư nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu này.
+ Thuế môn bài (bậc 4-6).
Năm 2002 thực hiện 6,011 triệu đồng, đến năm 2003 ước thực hiện là 3,429 triệu đồng so với dự toán, nhưng chỉ bằng 57% so với năm 2002 giảm 43%. Điều này là do năm 2003 số hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế môn bài giảm so với năm 2002. Các hộ kinh doanh trong xã ngày càng có doanh thu cao hơn. Do vậy họ phải chịu mức thuế môn bài cao hơn. Do đó dẫn đến bậc thuế môn bài bậc 4-6 của xã ngày càng ít đi.
+ Các khoản phí, lệ phí.
ở xã Minh Tân có các loại phí sau:
Lệ phí khai sinh, khai từ, lệ phí hộ khẩu, hộ tịch, phí đăng ký hôn, phí địa chính.
Năm 2002 thực hiện đạt 5,23 triệu đồng đạt 130%, dự toán năm 2003 ước thực hiện 15,311 triệu đồng đạt 109% doanh thu và bằng 292% so với năm 2002.
Năm 2003 tăng so với năm 2002 là do trong tháng 2 năm 2003 tổ chức đo lại đất ở các hộ gia đình trong xã nên thu được khoản lệ phí địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình làm cho khoản thu về phí, lệ phí tăng lên.
+ Thu từ quĩ đất công ích và hoa lợi công sản: Đây là khoản thu chủ yếu của xã Minh Tân và đều được thực hiện vượt dự toán. nhưng năm 2003 ước thực hiện chỉ bằng 69% so với năm 2002 là do bộ phận dự toán đất công của xã Quang Lãng những năm trước do xã quản lý nay do phân định lại danh giới số dự toán đất đó thuộc về xã Quãng Lãng. Do vậy làm cho khoản thu này giảm hơn năm trước.
- Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp gồm các khoản thu thì hoạt động của trạm y tế, trường mầm non và hoạt động quản lý bến đò của xã, hàng năm khoản thu này đều thực hiện thu vượt dự toán và ngày càng tăng lên.
- Các khoản thu đóng góp của dân bao gồm. ở xã các khoản đóng góp theo qui định của pháp luật như đóng góp quĩ an ninh quốc phòng quĩ phòng chống lụt bão, lao động công ích các khoản đóng góp theo qui định của HĐND xã để xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã như: thu đóng góp xây kiến cố hoá kênh mương nội đồng, thu đóng góp để nâng cấp đường giao thông liên thôn và các khoản đóng góp tự nguyện khác của dân như thu đóng góp của nhân dân để xây dựng nhà tình nghĩa tặng cho các gia đình chính sách. Qua 2 năm ta thấy tình hình thực hiện các khoản này đều đạt và vượt dự toán. Khoản thu này của 2 năm đều rất lớn. Do bắt đầu từ năm 2001 đến năm 2005 thực hiện nghị quyết của Đảng, HĐND, UBND xã về nhiệm vụ kiến cố hoá kênh mương kênh mương nội đồng do xã quản lý. Do đó mà đã có thêm khoản huy động đóng góp của nhân dân để kiên cố hoá kênh mương. Mức thu do HĐND qui định thu là 10.000đ/khẩu và bắt đầu thực hiện khoản thu này từ năm 2001. Nhưng do nhưng năm đầu mới thực hiện người dân chưa hiểu rõ về mục đích các khoản thu nên một số hộ dân không nộp đủ còn nợ đọng dẫn đến năm 2002 thu được ít hơn số thu ước thực hiện năm 2003.
Năm 2003 ước thực hiện của khoản thu này đạt 10,618 triệu đồng bằng 168% so với năm 2002 có được kết quả trên một phần là do có biện pháp thu thích hợp, cộng với sự giải thích hợp tình, hợp lý của cán bộ thu thuế để người dân hiểu được mục đích của các khoản thu này.
- Thu kết dư: Qua 2 năm đều thực hiện đúng như dự toán. Năm 2002 kết dư ngân sách cao hơn năm 203 là do năm 2002 được thanh toán một số khoản thuộc nhiệm vụ chi của năm 2001 chuyển sang làm cho số kết dư ngân sách xã năm 2002 lên tới 5,992 triệu đồng.
- Các khoản tiền phạt tịch thu và thu khác:
Cả 2 năm đều thực hiện vượt dự toán song xét về số lượng khoản thu này năm 2002 cao hơn năm 2003. Đó là do năm 2002 tình hình an ninh, trật tự trong xã không ổn định, công an xã bắt rất nhiều vụ cờ bạc, đành nhau làm làm cho số thu khoản này tăng lên cao. Nhưng đến năm 2003 do có sự sử phạt nghiệm minh hơn năm 2002 nên tình hình an ninh tốt hơn. Các vụ cờ bạc, vi phạm an ninh trật tự không còn, nhưng khoản thu này chiếm tỉ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu.
+ Như vậy: Nhìn vào biểu ta thấy các khoản thu xã hưởng 100%. Năm 2003 ước thực hiện thấp hơn so với năm 2002. Nhưng có những khoản lại rất cao như thu phí, lệ phí năm 2002 chỉ thực hiện được là 5,23 triệu đồng đến năm 2003 ước thực hiện là 15,311 triệu đồng tăng 10,081 triệu đồng. Nhưng bên cạnh đó khoản thu từ thu phạt, tịch thu và thu khác lại giảm so với năm 2002. Do đó xét về tổng các khoản thu xã hưởng 100% thì năm 2003 ước thực hiện giảm so với năm 2002. Trong khi đó nhu cầu chi thì lớn hơn nhiều hơn so với số thu được, đặc biệt là nhu cầu chi cho bộ máy chính quyền ngày càng lớn. Do đó các khoản thu từ ngân sách cấp trên ước thực hiện năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Năm 2002 thực hiện là 187,18 triệu đồng thì năm 2003 số bổ sung là 233,509 triệu đồng bằng 125% so với năm 2002.
Nhìn vào nguồn thu ngân sách năm 2003 so với năm 2002 không những không tăng mà còn giảm, các nguồn thu chủ yếu của ngân sách xã ngày bị thu hẹp ở một số các khoản thu như thuế môn bài, thu từ quĩ đất công ích và thu hoa lợi công sản.
Trong khi chế độ chính sách chi cho con người như tiền lương, phụ cấp lại ngày một tăng. Đòi hỏi các cấp chính quyền xã Minh Tân phải tích cực đầu tư hơn nữa, có chính sách quản lý khai thác nguồn thu trên địa bàn xã, đáp ứng nhu cầu chi tiêu và hạn chế thu bổ xung từ ngân sách cấp trên ngoài ra có thể đề nghị với cấp trên (tỉnh) phân định lại nguồn thu cho ngân sách xã, như thuế môn bài có thể để cho ngân sách xã thu từ bậc 1 đến bậc 6.
1.2. Kết quả thu tại xã Minh Tân - các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%).
Biểu 4: Tình hình thu ngân sách
các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % trên địa bàn xã Minh tân
Năm
Chỉ tiêu
Thực hiện 2002
Ước thực hiện 2003
So sánh 2002/2003 (%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
1
2
3
4=3/2
5
6
7=6/5
8 =6/3
Tổng doanh thu
79,667
102,395
128
54,523
59,948
109
58
Thuế sử dụng đất NN
58,811
76,482
130
30,664
35,545
115
46
Thuế nhà đất
14,220
18,787
132
16,749
16,876
100
89
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3,536
3,526
99,7
4,11
3,987
97
113
Thuế GTGT
3,1
3,6
116
3,0
3,54
118
98
Căn cứ luật ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh Hà Tây quy định phân cấp nguồn thu và tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho ngân sách cấp xã. Xã Minh Tân có các khoản thu điều tiết sau:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế nhà đất.
- Thuế GTGT.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh phát sinh trên địa bàn xã (ở xã Minh Tân thu các khoản thuế này của các HTX của hộ sản xuất và kinh doanh đồ mộc, sản xuất gạch) phương pháp tính thuế GTGT ở xã là tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Do các hộ kinh doanh cá thể và tập thể, chưa có điều kiện thực hiện mở sổ sách kế toán. Vì trình độ của các hộ kinh doanh còn hạn chế mà họ chỉ mới sản xuất ở qui mô vừa và nhỏ.
Qua biểu 4 ta thấy:
Về các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % cho ngân sách xã năm 2002 thực hiện là 102,395 triệu đồng đến năm 2003 ước thực hiện là 59,948 triệu đồng bằng 58% so với năm 2002 giảm 42% tương ứng giảm 42,447 triệu đồng. Sở dĩ ước thực hiện các khoản thu này giảm là do năm 2003 tỷ lệ điều tiết thuế sử dụng đất nông nghiệp có thay đổi. Từ năm 2001 trở về trước do xã còn nhiều khó khăn nên ngân sách xã rất khó có thể tự cân đối được. nên UBND tỉnh quyết định để lại cho ngân sách xã hưởng 100% về thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng đến năm 2003 thì tỷ l này thay đổi chỉ còn 50% cho ngân sách xã. Chính vì vậy mà làm cho tổng số các khoản thu phân chia theo tỷ l % ước thực hiện năm 2003 ít hơn năm 2002.
Cụ thể như sau:
+ Về thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2002 thực hiện là 76,482 triệu đồng thì đến năm 2003 ước thực hiện là 35,545 triệu đồng = 46% so với năm 2002.
+ Các khoản khác do tỷ lệ điều tiết không thay đổi nên năm 2002 và năm 2003 đều thực hiện ổn định và vượt dự toán.
ị Kết luận về thu ngân sách.
Về tình hình thực hiện thu ngân sách cấp xã của xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây qua 2 năm (năm 2002 và ước thực hiện năm 2003) cho ta thấy cả 2 năm xã đều thực hiện thu đủ và vượt so với dự toán. Nhưng thu ngân sách xã năm sau ít hơn năm trước. Do có sự phân định lại nguồn thu và sự thay đổi lại tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia làm cho năm 2003 ước thực hiện thấp hơn năm 2002. Do đó các cấp chính quyền xã cần phải quan tâm đầu tư nuôi dưỡng và mở rộng nguồn thu hơn nữa (nhất là các khoản thu 100%) để giảm bớt bổ sung từ ngân sách cấp trên tiến tới sự cân đối ngân sách.
Biểu 5: Tổng hợp quyết toán thu
ngân sách cấp xã minh tân năm 2002
Nội dung thu
Số dự toán
(triệu đồng)
Số quyết toán
(triệu đồng)
So sánh
QT/DT (%)
Tổng thu
744,66
762,504
102
I. Các khoản thu 100%
463,993
472,929
101
- Thuế môn bài bậc 4-6
5,7
6,011
105
- Phí, lệ phí
4,0
5,23
130
- Thu từ qũi đất, CI, HLCS
312,102
320,101
102
- Thu từ HĐ kinh tế và sự nghiệp
40,1
39,6
98
- Thu đong góp tự nguyện
70,799
69,658
98
- Thu đóng góp theo quy định PL
15,0
14,118
94
- Thu kết dư ngân sách năm trước
5,992
5,992
100
- Thu khác
10,3
12,219
118
II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%)
79,667
102,395
128
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
58,811
76,482
130
- Thuế nhà đất
14,220
18,787
132
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
3,536
3,526
99
- Thuế GTGT
3,1
3,6
125
III. Thu bổ sung
201
187,18
93
Qua biểu 5 ta thấy: Tổng thu ngân sách số quyết toán năm 2002 đạt 102% tăng 2% so với dự toán cả năm. Điều đó chứng tỏ rằng nghị quyết của Đảng bộ xã Minh Tân là đúng đắn, phù hợp với tình hình tại xã. Nó đánh giá đúng mức sự quyết tâm của xã về xây dựng Ngân sách xã ngày càng vững mạnh, thực hiện luôn luôn cao hơn năm trước.
Đối với tổng các khoản thu 100% số quyết toán năm 2002 đạt 101% tăng 1% so với dự toán năm tăng do nguyên nhân khách quan đem lại là do năm 2002 xã đã thực hiện đúng theo nghị quyết của HĐND đề ra là phải thu đúng, thu đủ và phải tận thu. Do đó đây là một biểu hiện đáng mừng, đáng khen ngợi của UBND xã, BTC xã và các tổ chức đoàn thể đã thực hiện được nghị quyết của HĐND.
Trong các khoản thu xã hưởng 100% có 3 khoản thu cao nhất là thu thuế môn bài bậc 4 - 6 và thu từ quỹ đất công ích và đất công.
+ Với thuế môn bài bậc 4 - 6 số quyết toán năm 2002 đạt 105% tăng 5% so với dự toán cả năm. Tăng là do năm 2002 số hộ gia đình có nhu cầu mở cửa hàng, cửa hiệu tăng hơn các năm trước.
+ Với khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản số quyết toán năm 2002 đạt 102% tăng 2% so với dự toán năm là do nguyên nhân khách quan do khoản thu này có sự chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để họ trồng cây ăn quả, cây lâu năm
+ Với khoản thu phí, lệ phí số quyết toán năm 2002 đạt 130% tăng 30% so với dự toán năm. Nguyên nhân là do năm 2002 xã mở chợ ở Thôn Bái Vàng làm cho khoản thu phí, lệ phí về đò, bến, chợ và cầu kéo theo tăng lên.
Đối với tổng các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %.
Năm 2002 số quyết toán đạt 128% tăng 28% so với dự toán năm. Trong đó như:
Thuế sử dụng đất nông nghiệp, số quyết toán năm 2002 đạt 130% tăng 30% so với dự toán.
Thuế nhà đất, số quyết toán năm 2002 đạt 132% tăng 32% so với dự toán.
Thuế GTGT số quyết toán năm 2002 đạt 125% tăng 25% so với dự toán năm.
Đối với các khoản thu thấp như thu đóng góp tự nguyện năm 2002 số quyết toán đạt 98% giảm 2% so với dự toán năm. Nguyên nhân giảm do nhân dân trong xã chưa nắm bắt, hiểu biết về chủ trương của Đảng bộ xã, nên một số hộ dân chưa nộp đủ còn nợ đọng dẫn đến số quyết toán giảm.
Tóm lại: Qua phân tích một số chỉ tiêu ở biểu 5 ta thấy.
- Khâu lập dự toán nói chung là việc lập dự toán thu ngân sách ở cơ sở là đã dần bám sát vào thực tế với tình hình mới thì đã kịp thời nắm bắt các yêu cầu nhiệm vụ thu.
- Khâu chấp hành dự toán nói chung là tốt đã kết hợp các phòng ban để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Cơ cấu chi ngân sách của xã Minh Tân trong 2 năm 2002 - 2003.
Biểu 6: Cơ cấu chi ngân sách
xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây.
Năm
Chỉ tiêu
Thực hiện 2002
Ước thực hiện 2003
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu
(%)
1
2
3
4
5
Tổng chi
761,383
100
704,716
100
1) Chi thường xuyên
464,183
61
388,896
55
2) Chi đầu tư phát triển
297,2
39
315,82
45
Qua biểu 6 cho ta thấy:
Năm 2002 thực hiện chi ngân sách là 761,843 triệu đồng. Đến năm 2003 với thực hiện chi là 704,716 triệu đồng.
Nhìn vào tổng chi, ước thực hiện năm 2003 thấp hơn chi ngân sách xã năm 2002 xét về cơ cấu các khoản chi thì tỷ trọng của chi thường xuyên có xu hướng giảm còn tỷ trọng của chi đầu tư phát triển tăng lên cụ thể.
* Về chi thường xuyên: Năm 2002 thực hiện là 464,643 triệu đồng chiếm 61% trên tổng chi năm 2002 thì đến năm 2003 ước thực hiện là 388,896 triệu đồng chiếm 55% trên tổng chi so chi thường xuyên của năm 2003 đã giảm so với năm 2002. Đó là do thu ngân sách năm 2003 ít hơn năm 2002 thực hiện việc lường thu để mà chi nên ngân sách xã phải giảm bớt chi về một số khoản chi như: Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp thể dục thể thao nhưng vẫn đảm bảo chi đúng, chi đủ các khoản chi về sinh hoạt phí, phụ cấp cán bộ xã chi về đảm bảo an ninht rật tự xã hội, chi cho y tế.
Nhưng việc giảm chi không phải là một giải pháp, mà ngân sách xã nên tổ chức lại nguồn thu, khai thác triệt để các nguồn thu sẵn có, không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, tăng thu ngân sách, có như vậy mới đảm bảo được các nhu cầu chi tiêu cho xã và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
* Về chi đầu tư phát triển: Năm 2002 thực hiện là 297,2 triệu đồng chiếm 39% trên tổng chi. Đến năm 2003 ước thực hiện là 315,82 triệu đồng chiếm 45% trên tổng chi. Mặc dù năm 2003 nguồn thu ngân sách hạn hẹp hơn năm 2002. Tổng thu ngân sách năm 2003 ít hơn năm 2002 nhưng việc thực hiện chi đầu tư xây dựng vẫn được thực hiện. Không những giảm mà còn tăng lên như việc kiên cố hoá kênh mương và xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã đã được thực hiện tốt.
Tóm lại: Năm 2003 ước thực hiện chi thấp hơn năm 2002 nhưng xét về cơ cấu các khoản chi thì: các khoản chi thường xuyên giảm, chi đầu tư tăng. Đây là một sự chuyển biến rất tuy nhiên chỉ được giảm chi về chi thường xuyên của một số khoản chi không cần thiết, cần phải chi tiêu tiết kiệm hơn như chi hội nghị, chi tiếp khách nhưng riêng khoản chi sinh hoạt, phụ cấp cho cán bộ xã mang tính chế độ, chính sách thì vẫn phải đảm bao chi đúng chi đủ có như vậy sự hoạt động của bộ máy Nhà nước cấp xã mới diễn ra bình thường.
2.1. Kết quả thực hiện chi ngân sách cấp xã tại mã Minh Tân trong 2 năm (2002 - 2003) các khoản chi thường xuyên.
Biểu 7: tình hình thực hiện chi ngân sách
các khoản chi thường xuyên ở xã minh tân.
Năm
Chỉ tiêu
Thực hiện 2002
Ước thực hiện 2003
So sánh 2002/2003 (%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
1
2
3
4=3/2
5
6
7=6/5
8 =6/3
Tổng các khoản chi
435,73
464,183
105
363,720
338,896
106
85
1. Sự nghiệp xã hội
41,5
48,423
116
31,5
40,366
128
83
2. Sự nghiệp giáo dục
29,4
36,86
125
22,66
28,513
126
86
3. Sự nghiệp y tế
22,9
27,67
120
15,9
21,29
133
77
4. Sự nghiệp VH-TT
14,3
15,33
107
6,0
7,32
122
47
5. Sự nghiệp TDTT
10,0
14,0
140
3,1
3,9
125
28
6. Sự nghiệp kinh tế
38,0
43,82
115
34,438
37,10
107
85
7. Chi quản lý Nhà nước
228,03
228,17
100,6
220,401
220,437
100
96
8. Chi dân quân tự vệ- ATXH
37,6
34,61
92
27,021
28,7
106
82
9. Chi khác
14,0
15,3
109
2,7
1,3
48
85
Nhìn vào biểu 7 ta thấy.
Năm 2002 tổng các khoản chi thường xuyên thực hiện được là 464,643 triệu đồng đạt 105% so với dự toán, đến năm 2003 ước thực hiện là 388,896 triệu đồng đạt 106% dự toán và bằng 85% so với năm 2002. Như vậy nhìn một cách tổng thể cả năm 2002 và ước thực hiện năm 2003 về chi thường xuyên, thực hiện đều đạt vượt so với dự toán nhưng so sánh giữa 2 năm thì tổng các khoản chi thường xuyên năm 2003 ít hơn năm 2002. Do năm 2003 ở một số các khoản chi ước thực hiện chi giảm hơn so với năm 2002. Cụ thể từng khoản như sau:
- Chi cho sự nghiệp xã hội: Năm 2002 thực hiện chi cho đảm bảo xã hội là 48,423 triệu đồng đạt 116% dự toán, đến năm 2003 chi đảm bảo xã hội ước thực hiện là 40,336 triệu đồng đạt 128% so với dự toán và = 83% so với năm 2002. Điều này công tơ 2002 sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền xã đến các giai đoạn chính sách, các cán bộ già yếu nghỉ việc, các đối tượng xã hội khác tốt hơn năm 2003.
+ Chi sự nghiệp giáo dục và y tế: ngân sách xã luôn đảm bảo chi 2 khoản chi này như đã dự toán, hơn thế nữa nhờ vào thu ngân sách cao nên hàng năm ngân sách xã đã có điều kiện để chi cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế rất nhiều. Năm 2003 nguồn thu ngân sách xã ít hơn năm 2002 nhưng 2 khoản chi này vẫn được ưu tiên hàng đầu, mặc dù xét về số ưlợng thì không bằng năm 2002 nhưng vẫn đảm bảo thực hiện vượt các chỉ tiêu dự toán.
+ Chi sự nghiệp văn hoá thông tin. Năm 2002 thực hiện là 15,33 triệu đồng đạt 107% dự toán, đến năm 2003 ước thực hiện 7,32 triệu đồng đạt 132% dự toán bằng 47% so với năm 2002. Sở dĩ số chi về sự nghiệp Văn hoá - thông tin năm 2002 coa hơn năm 2003 là do năm 2002 ngân sách xã chi mua một số sách pháp luật các loại sách kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bổ sung cho bưu cục Văn hoá xã với tổng kinh phí 6,5 triệu đồng.
+ Về sự nghiệp TDTT: Năm 2002 thực hiện là 14 triệu đồng đến năm 2003 ước thực hiện chi cho khoản này chỉ là 3,9 triệu đồng khoản này năm 2003 giảm rất nhiều so với năm 2002 là do năm 2002 huyện tổ chức tội TDTT, nên phong trào TDTT trong xã diễn ra rất sôi nổi. Xã đã tổ chức giải bóng đá, chạy việt rã cho thanh thiếu niên. Ngân sách đã chi cho hội bóng đá thanh niên làm cho chi ngân sách về khoản này năm trước cao hơn năm sau. Mặt khác do nguồn thu ngân sách năm 2003 còn hạn hẹp nên không có điều kiện chi cho các phong trào TDTT của xã.
+ Về sự nghiệp kinh tế: Nhìn chung qua 2 năm xã đều quan tâm đến sự nghiệp phát triển kinh tế tốt. Hàng năm ngân sách xã đều chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế vượt dự toán. Xét về số lượng ước thực hiện năm 2003 ít hơn năm 2002 nhưng số lượng lại giảm đi rất ít. Năm 2003 thực hiện bằng 85% so với năm 2002 điều này chứng tỏ hàng năm xã làm tốt công tác khuyến nông, bảo vệ vật nuôi cây trồng, khuyến khích ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, hỗ trợ giống mới cho nhân dân đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất.
+ Về chi quản lý Nhà nước: Hàng năm khoản chi này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi thường xuyên qua 2 năm 2002 ước thực hiện năm 2003 ngân sách xã đã thực hiện chi cho khoản chi này ít biến động, nếu không có sự thay đổi về chế độ chính sách của Nhà nước thì khoản chi này luôn ổn định qua các năm. Chính vì vậy mà năm 2003 số lượng chi của khoản chi này có giảm so với năm 2002, nhưng giảm rất ít. Đây là do năm 2003 ngân sách xã đã thực hiện chi tiêu tiết kiệm về các khoản chi cho hội nghị và tiếp khách, chi văn phòng phẩm nên làm giảm chi của khoản này làm cho chi ước thực hiện của năm 2003 ít hơn năm 2002 là 7733 triệu đồng.
+ Chi các công tác dân quân tự vệ và trật tự an toàn xã hội thì hàng năm khoản này vẫn được thực hiện đạt chỉ tiêu dự toán và ổn định trong 2 năm.
+ Các khoản chi khác.
Năm 2002 thực hiện là 15,3 triệu đồng đến năm 2003 ước thực hiện chỉ là 1,3 triệu đồng. Như vậy năm 2002 phát sinh nhiều khoản chi khác như: Chi phòng chống bão lụt (hậu quả của cơn bão số 6), chi bảo hiểm tài sản phương tiện của xã nhưng đến năm 2003 khoản chi này rất hạn chế do tình hình thời tiết năm 2003 rất thuận lợi, không xảy ra thiên tai bão lụt nên không gây ảnh hưởng đến con người và tài sản của nhân dân trong xã nên ước thực hiện về chi káhc cho năm 2003 chỉ bằng 8% so với năm 2002.
Tóm lại: Về tình hình dự toán của các khoản chi thường xuyên của xã Minh Tân qua 2 năm 2002 và ước thực hiện 2003 đều đạt và vượt các chỉ tiêu dự toán. Xét về số lượng thì năm 2003 chi tít hơn năm 2002. Hầu hết các khoản chi wocs thực hiện của năm 2003 đều giảm so với năm 2002 nhưng vẫn đảm boả chi vượt dự toán năm. Sở dĩ năm 2003 ước thực hiện bảo chi vượt dự toán năm. Sở dĩ năm 2003 ước thực hiện chi ít hơn năm 2002 là do nguồn thu của ngân sách xã năm 2003 tí dẫn đến thu ngân sách 2003 giảm so với năm 2002. Chi ngân sách xã cũng giảm.
2.2. Tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển.
Biểu 8: Tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển ngân sách xã minh tân quá 2 năm 2002 - 2003
(Chi tiết cho công trình đầu tư)
Chỉ tiêu
Thực hiện 2002
Ước thực hiện 2003
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
DT
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH/DT
(%)
1
2
3
4=3/2
5
6
7=6/5
Tổng chi đầu tư
308,68
297,2
96
332,513
315,82
95
1. Kiên cố hoá kênh mương
210,6
195,5
92
326,213
309,82
95
2. Mua sắm TSCĐ
7,3
12,8
175
6,3
6,0
95
3. Xây dựng nhà trẻ
90,78
88,9
98
* Qua biểu 8 ta thấy: Về tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển năm 2002 thực hiện là 297,2 triệu đồng đạt 96% dự toán đến năm 2003 ước thực hiện là 315,82 triệu đồng đạt 95% dự toán bằng 111 so với năm 2002 như vậy về chi đầu tư thì năm 2003 lớn hơn năm 2002 là do năm 2003 chi đầu tư cho công trình kiên cố hoá kênh mương là 309,82 triệ đồng lớn hơn năm 2002 là 195,5 triệu đồng chứng tỏ năm 2003 việc thực hiện nhiệm vụ kiên cố hoá kênh mương được đẩy mạnh, khối lượng hoàn thành công trình hoàn thành năm 2003 nhiều hơn năm 2002. Cũng căn cứ vào nguồn vốn cấp trên hỗ trợ và huy động được từ nhân dân năm 2003 lớn hơn năm 2002 nênchi đầu tư cho công trình này nhiều hơn và cũng thúc đẩy được tiến độ thi công của công trình.
Công trình kiên cố hoá kênh mương ở xã hiện do bên HTX đấu thầu và thi công công trình, bắt đầu thi công vào tháng 10 năm 2003. Dự kiến đến tháng 10 năm 2004 sẽ hoàn thành.
+ Tình hình chi đầu tư phát triển thực hiện được qua 2 năm nhìn chung đạt so với dự toán. Tuy nhiên chi đầu tư ước thực hiện năm 2003 lớn hơn 2002 điều này chứng tỏ rằng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của xã ngày càng được nâng cao. Bộ mặt nông thôn đang ngày càng thay đổi. Trang thiết bị phục vụ cho sự hoạt động của bộ máy càng được nâng cao, hiện đại hơn. Đây là một thành công lớn trong những năm qua của xã đạt được là rất đáng phấn khởi và phát huy.
* Kết luận chung về chi ngân sách.
Trong 2 năm (2002 - 2003) các chỉ tiêu chi ngân sách xã đều đạt năm 2002, nhưng xét về cơ cấu chi thì các khoản chi cho thường xuyên ngày càng giảm, còn chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên. Sự giảm xuống về chi ngân sách của năm 2003 một phần là do nguồn thu ngân sách năm 2003 ít đi, do đó làm cho tổng thu ngân sách năm sau ít hơn năm trước, dẫn tới ngân sách xã phải thường thu để mà chi. Để khắc phục tình trạng này các cấp chính quyền xã phải không ngừng nuôi dưỡng và khai thác triệt để các nguồn thu sẵn có, mở rộng và phát triển nguồn thu tận dụng lợi thế so sánh của vùng để phát triển ngành nghề. Thúc đẩy kinh tế phát triển tạo thế chủ động trong việc điều hành chi ngân sách, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi tiêu của bộ máy chính quyền cấp xã.
Về khoản dự phòng hàng năm khi lập dự toán ngân sách xã đều lập dự toán cho khoản chi này từ 3 á 5% trong tổng dự toán chi khoản dự phòng này không được chi đúng theo như đã dự toán khoản chi này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình hình thu ngân sách xã, hàng năm, nếu thu lớn hơn chi thì khi đó khoản dự phòng được trích trên số chênh lêch giữa thu và chi. Như vậy khoản dự phòng ở xã là không đáng kể, do vậy không cần thiết phải lập biểu.
Biểu 9: Tổng hợp quyết toán chi
ngân sách cấp xã minh tân năm 2002
Nội dung chi
Số dự toán
(triệu đồng)
Số quyết toán
(triệu đồng)
So sánh
QT/DT (%)
Tổng chi
774,41
761,383
101
I. Chi thường xuyên
435,73
464,183
105
1. Sự nghiệp xã hội
41,5
48,423
116
2. Sự nghiệp giáo dục
29,4
36,86
125
3. Sự nghiệp y tế
22,9
27,67
120
4. Sự nghiệp Thể dục thể thao
14,3
15,33
107
5. Sự nghiệp VH thông tin
10,0
14,0
140
6. Sự nghiệp kinh tế
38,0
43,82
115
7. Chi quản lý Nhà nước
228,03
228,17
100,6
- Quản lý Nhà nước
150,6
150,75
101
- Đảng
36,2
36,1
100
- Đoàn thể
40,23
40,32
100
8. Chi DQTV - TTATXH
37,6
34,61
92
9. Chi khác
14,0
15,3
109
II. Chi đầu tư phát triển
308,68
297,2
96
1. Kiên cố hoá kênh mương
210,6
195,5
92
2. Xây dựng nhà trẻ
90,78
88,9
98
3. Mua sắm TSCĐ
7,3
12,8
175
Qua biểu 9 ta thấy.
Tổng chi ngân sách xã số quyết toán năm 2002 so với số dự toán đạt 101% tăng 1% so với dự toán cả năm.
Chi thường xuyên số quyết toán năm 2002 đạt 105% tăng 5% so với số dự toán năm.
Chi đầu tư phát triển số quyết toán năm 2002 đạt 96% giảm 4%.
Nhìn chung số liệu chi ở trong biểu thì ta thấy đều đảm bảo được số chi và đã ưu tiên và tập chung đầu tư cho ngân sách phát triển kinh tế xã hội ở xã.
Đảm bảo bố chí chi đầy đủ các khoản chi lương, chi sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ, người có công với cách mạng, trợ cấp xã hội, sự nghiệp y tế, giáo dục, sự nghiệp TDTT, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
Từ đây ta nhận thấy chi ngân sách xã đã dần bám sát vào điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Chất lượng lập dự toán ngân sách xã cũng được nâng cao, các khoản chi cũng được phân bổ theo từng đối tượng.
Bên cạnh đó còn do nguồn thu ngân sách xã còn hạn hẹp nên việc bố trí chi cho chi đầu tư phát triển còn hạn chế và khó khăn.
Để đáp ứng với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của xã Minh Tân nói riêng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là quan trọng vì có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì KT-XH mới phát triển. Từ đó tạo tiền đề cho nguồn thu ngân sách Nhà nước nói chung, ngân sách xã nói riêng từng bước được nâng lên, tự cân đối tiến có tích lũy để đầu tư tiếp theo.
3. Tình hình thực hiện thu - chi ngân sách.
Biểu 10: tình hình thực hiện thu - chi ngân sách cấp xã
trên địa bàn xã minh tân trong 2 năm (2002 - 2003).
Nội dung thu
TH 2002
Ước TH 2003
So sánh (%)
Nội dung chi
TH 2002
Ước TH 2003
So sánh (%)
TH
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
TH
(tr-đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng thu
762,504
707,167
92
Tổng chi
762,504
707,167
92
1. Các khoản thu 100%
472,929
413,710
87
1. Chi thường xuyên
464,183
388,896
83
2. Thu điều tiết
102,395
59,948
58
2. Chi đầu tư phát triển
297,2
315,82
106
3. Thu bổ xung
187,18
233,509
124
3. Tồn quỹ
5,992
1,121
18
Qua biểu 10 ta thấy trong 2 năm gần đây Đảng và các cấp chính quyền đã quan tâm đến việc chi để khai thác nguồn thu nhưng do có sự phân định lại nguồn thu và sự thay đổi tỷ lệ điều tiết giữa 2 năm 2002 - 2003 nên thu ngân sách năm sau thấp hơn năm trước, số thu không đủ chi mà chủ yếu phải bằng khoản bổ xung từ ngân sách cấp trên. Đó cũng chính là lý do dẫn đến chi ngân sách khoản bổ xung từ ngân sách cấp trên đó cũng chính là lý do dẫn đến chi ngân sách năm sau thấp hơn năm trước nhưng riêng về chi đầu tư phát triển thì chi năm sau cao hơn năm trước. Điều này càng chứng tỏ Đảng bộ và chính quyền xã đã quan tâm chi cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế về lâu dài từ đó xã nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách.
4. Công tác kế toán.
Việc hạch toán các khoản thu chi không chính xác sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của các cấp ngân sách và ảnh hưởng đến việc chi trả ngân sách, có thể gây tình trạng mất cân đối. Từ đó con số của lĩnh vực kế toán ngân sách mang lại, các nhà lãnh đạo mới nhận được thông tin và biết được nên đầu tư vào đâu để mang lại hiệu quả cao hơn nên dùng chính sách thuế như thế nào để có thể khuyến khích hay hạn chế được sự phát triển của một hay một số ngành kinh tế nào đó.
Xác định được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán. ban tài chính xã Minh Tân trong những năm qua luôn phấn đấu để công tác kế toán, hoạch toán được đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời và khách quan góp phần không nhỏ vào công tác quản lý ngân sách xã.
Việc hạch toán, kế toán của xa Minh Tân theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái. Các loại Chứng từ, sổ sách kế toán đang được áp dụng tại xã là:
Các loại chứng từ tuỳ thuộc vào nội dung từ nhiệm vụ kinh tế phát sinh và địa điểm lập chứng từ mà kế toán đã sử dụng. 2 loại chứng từ chủ yếu sau:
- Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán xã nhận được của các cơ quan tổ chức cá nhân từ bên ngoài gửi tới như: Hoá đơn mua hàng hoá vât tư, giấy báo nợ, giấy báo có của Kho bạc Nhà nước chuyển đến.
- Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán xã lập như: Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản, phiếu thu, phiếu chi, lệnh chi và các chứng từ khác.
Hệ thống chứng từ sổ sách mà kế toán xã đang sử dụng được cơ quan tài chính cấp trên cung cấp, đó là phòng tài chính huyện, các mẫu sổ và mẫu chứng từ là do mẫu qui định của Bộ tài chính hoặc Sở Tài chính vật giá tỉnh phát hành. Hàng năm phòng tài chính huyện p hát cho kế toán ngân sách và ngân sách xã chi khoản tiền mua sổ sách và tài liệu kế toán cho cơ quan tài chính cấp trên, khoản chi này tính vào chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành.
* Hệ thống tài khoản kế toán ngân sách ở xã đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung cho mọi xã, theo quy định của Bộ Tài chính bao gồm có 7 loại và có 15 tài khoản cấp I.
Loại I: Loại TK phản ánh về tiền và vật tư như:
TK111 - Tiền mặt, TK152 - Nguyên vật liệu.
Loại II: Phản ánh về tài sản cố định như:
TK211 - TSCĐ; TK214 - hao mòn TSCĐ.
Loại III: Các tài khoản thanh toán.
TK311 - các khoản phải thu, TK331 - các khoản phải trả.
Loại IV: Phản ánh nguồn vốn và các quĩ của xã.
TK431 - các quĩ của xã, TK466 - nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.
Loại VII: Phản ánh thu ngân sách xã như:
TK719 - Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc.
TK714 - THu ngân sách xã đã qua kho bạc.
Loại VIII: Phản ánh chi ngân sách xã như :
TK814 - Chi ngân sách xã đã qua kho bạc.
TK819 - chi ngân sách chưa qua kho bạc.
Loại IX: Phản ánh chênh lệch thu - chi ngân sách xã như:
TK 914 - chênh lệch thu, chi ngân sách xã.
* Sổ sách kế toán: có 2 loại sổ.
- Sổ kế toán tổng hợp gồm Sổ cái và Sổ nhật ký, kết hợp với nhau thành Nhật ký - Sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết gồm các loại sổ phản ánh chi tiêu từng nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ cái không phản ánh được như: Sổ chi tiết thu ngân sách, sổ chi tiết chi ngân sách.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ kho,
Sổ qũy
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký - Sổ cái
Báo cáo kế toán
Báo cáo quyết toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi chú:
Công việc khoá sổ kế toán được thực hiện vào cuối tháng, hoặc cuối quí, riêng sổ qũy tiền mặt phải khoá sổ vào cuối mỗi ngày.
5. Quyết toán ngân sách - xã Minh Tân.
Trình tự, thời gian và phương pháp lập báo cáo kế toán báo cáo quyết toán ngân sách xã Minh Tân được thực hiện theo đúng qui định của luật ngân sách Nhà nước.
Sau khi thực hiện song công tác khoá sổ cuối ngày 31 tháng 12 số liệu trên sổ kế toán của ban tài chính xã phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu kho bạc Nhà nước huyện. Thời gian chỉnh lý quyết toán đối với ngân sách cấp xã theo quy định hết ngày 31 tháng 1 năm sau:
Báo cáo quyết toán đảm bảo nguyên tắc chính xác trung thực với số liệu trong sổ kế toán, nội dung báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo mục lục ngân sách Nhà nước. Báo cáo quyết toán do kt ngân sách xã lập và được duyệt trình như sau:
- Đối với báo cáo quyết toán tháng, quí do Chủ tịch UBND xã xét duyệt.
- Đối với báo cáo quyết toán năm trình UBND xã sau đó trình HĐND xã phê duyệt và được lập thành 4 bản gửi tới:
+ 01 bản gửi HĐND xã.
+ 01 bản gửi UBND xã
+ 01 bản gửi phòng tài chính huyện.
+ 01 bản lưu tại ban tài chính xã.
Thời gian nộp báo cáo quyết toán như sau:
Báo cáo quyết toán, ký gửi phòng tài chính huyện chậm nhất ngày 15 sau khi kết thúc quí.
Báo cáo quyết toán năm gửi phòng tài chính huyện chậm nhất là ngày 15 tháng 2 năm sau:
Riêng về hệ thống mẫu biểu các báo cáo ở xã Minh Tân vẫn sử dụng hệ thống mẫu biểu Quyết toán quy định theo thông tư 103/1998/TT-BTC.
6. Tổng hợp quyết toán thu - chi ngân sách xã Minh Tân năm 2002.
Biểu 11: cân đối quyết toán
ngân sách cấp xã minh tân năm 2002
Đơn vị: 1000đ
Nội dung thu
Quyết toán
Nội dung chi
Quyết toán
Tổng số thu
762,504
Tổng số chi
761,383
I. Các khoản thu 100%
472,929
I. Chi thường xuyên
464,183
II. Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ %
102,395
II. Chi đầu tư phát triển
297,2
III. Thu bổ sung
187,78
Kết dư ngân sách
1.121
7. Kết luận
Từ khi luật ngân sách Nhà nước có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997 đã qui định rõ, cụ thể nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước cấp xã phường, thị trấn khai thác mọi tiềm năng sẵn có trên địa bàn, mọi khoản thu, chi đều phải thực hiện công khai dân chủ có sự kiểm soát chặt chẽ của Kho bạc Nhà nước huyện, từ những quy định về phân cấp rõ ràng, hình thức điều tiết nhanh gọn đã tạo cho các cấp tập chung kịp thời khai thác các nguồn thu và hoàn thành nghiệm vụ chi.
Trong những gần đây Đảng và chính quyền xã Minh Tân đã quan tân đến việc chi để khai thác nguồn thu cố định. Nhưng là một xã có đặc điểm kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, lại thêm thời tiết thất thường nên thiên tai lũ lụt làm cho một số diện tích sản xuất lúa bị mất tắng nên công tác thu nộp thuế và các khoản đóng góp còn gặp nhiều khó khăn. Một số bộ phận nông dân còn chần trừ, dây dưa nợ đọng, hàng năm xã và HTX phải đóng đậy nộp bù ảnh hưởng đến kinh tế chung của tập thể.
Trong 2 năm 2002 - 2003 các chỉ tiêu thu ngân sách xã đầu tư thích hợp thì mức chi tiêu dự toán giao. Nhưng nguồn thu ngân sách xã đầu tư không thích hợp thì sẽ bị cạn kiệt làm cho thu ngân sách ít đi. Do vậy đòi hỏi chính quyền xã phải có chính sách đầu tư thoả đáng, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên sẵn có và lợi thế so sánh của vùng. Mặt khác Nhà nước nên phân cấp lại nguồn thu cho tương ứng với nhiệm vụ của ngân sách cấp xã để có thể giảm bớt phần kinh phí được bổ sung từ ngân sách cấp trên.
8. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã Minh Tân - Huyện Phú Xuyên - Tỉnh Hà Tây.
8.1. Về cơ sở lý luận.
- Dựa vào nghị quyết đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ xã Minh Tân.
- Dựa vào tình hình thu, chi ngân sách xã những năm trước.
- Dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng.
8.2. Một số giải pháp.
Như trên đã trình bày để phát huy vai trò to lớn của ngân sách xã điều quan trọng phải có một cơ chế chính sách tài chính cùng với việc đổi mới kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng chậm phát triển.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong mấy năm qua, công tác quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế. Công tác lập kế hoạch thu - chi ở xã chưa thực sự được quan tâm, làm cho nguồn thu tập chung vào ngân sách không đầy đủ, kịp thời và việc chi tiêu còn lãng phí kém hiệu quả.
Để có thể khai thác hết khả năng nguồn thu và thực hiện chi tiêu tiết kiệm hiệu quả thì cần có một số giải pháp về công tác quản lý ngân sách ở xã như sau:
a. Kiện toàn bộ máy quản lý ngân sách cấp xã.
Luận ngân sách Nhà nước ra đời là bước tiến quan trọng trong quản lý ngân sách. Từ đây mọi khoản thu - chi ngân sách đều được tổng hợp vào hệ thống ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách thống nhất, chế độ kế toán cũng được thay đổi. Vì thế đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý ngân sách ở xã là: Bộ phận cán bộ làm công tác tài chính ngân sách ở xã phải không ngừng nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ. Người cán bộ làm công tác tài chính cần linh hoạt hơn trong công tác. Đáp ứng được nhu cầu cả về chất và lượng.
ở xã, trong những năm tới nên bố trí 3 người làm công tác tài chính, trách kiêm nhiệm để họ hoàn thành tốt hơn phần công việc của mình.
Xã cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ngân sách và thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ kiến thức của họ.
Củng cố kiện toàn và qui định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý tài chính ngân sách tạo tiền đề cho việc quản lý chặt chẽ có hiệu quả.
b. Tăng cường quản lý ngân sách ở xã.
Do nguồn thu ngân sách xã tại địa phương còn ít không tập chung, nằm rải rác. Trong khi đó tiềm năng của các nguồn thu tương đối dồi dào mà chưa được khai thác. Hơn nữa việc chi tiêu ngân sách tại xã không tập trung vẫn còn lãng phí, không định hướng, xác định mục tiêu, mục đích chi cụ thể. Để tăng cường quản lý ngân sách xã cần phải làm tốt mấy công việc sau:
Đầu tư nuôi dưỡng các nguồn thu cố định
- Qui hoạch và xây dựng chợ, các nơi giao lưu văn hoá nhằm từng bước tạo dựng nguồn thu ổn định, lâu dài từ các khoản phí, lệ phí.
- Làm tốt công tác khuyến nông, bảo vệ vật nuôi cây trồng tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, tổ chức thực hiện đề án kiên cố hoá kênh mương, cải tạo hệ thống tiêu úng, nâng cấp đường nội đồng đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất.
- Khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đưa các ngành mới vào địa phương. Giữ vững và phát triển nghề chế biến truyền thống hiện có ở các thôn trong xã Minh Tân, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và nông sản.
- Khai thác triệt để lợi thế của bến đò, cầu, chợ, mở rộng liên doanh liên kết với bên ngoài. Tranh thủ vốn, kỹ thuật của cấp trên để mở mang kiến thức, phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Ban tài chính cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước huyện trong việc quản lý và khai thác triệt để các nguồn thu từ thuế.
- Tăng cường các biện pháp chính quyền, phối kết hợp với các đoàn thể nhân dân HTX nông nghiệp ở xã để tổ chức thu nợ cũ đảm bảo cân bằng xã hội và có kinh phí đầu tư cho xây dựng giao thông, thuỷ lợi.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người tự giác chấp hành nghiêm chỉnh và nộp thuế theo qui định.
- Động viên khen thưởng cho những người chấp hành và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tốt. Xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm. Khuyến khích lợi ích bằng vật chất trong tổ chức thu nộp.
Thực hiện lường thu để chi.
- Cần xem xét những nhu cầu chi nào cần htiết thì chi trước, những gì không cần thiết thì chi sau.
- Kế toán ngân sách xã cần chấp hành tốt các nguyên tắc, qui định trong sử dụng hệ thống chứng từ thu - chi ngân sách xã, phải quan tâm cụ thể tới từng mục, tiểu mục cho từng khoản thu, khoản chi.
- Quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách xã đồng thời tích cực hơn nữa trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn ngân sách xã sao cho mỗi đồng vốn đã cấp ra đều được sử dụng đúng mục đích.
- Đối với các khoản chi đầu tư, từ nguồn huy động của nhân dân thì phải làm tốt hơn nữa việc công khai trước quần chúng nhân dân để "dân biết, dân làm, dân kiểm tra".
ị Trênđây là một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã ở xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây trong năm 2002. Với đặc thù là một xã thuần nông còn thuộc vào diện nghèo của huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây. Với trình độ dân trí chưa cao nên mọi biện pháp, mọi chính sách về thu - chi ngân sách phải đảm bảo theo yêu cầu là đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra.
Vì ngoài mục đích tăng thu cho ngân sách xã còn có mục đích khuyến khích cho nông dân ra sức sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm từ các ngành truyền thống tăng năng xuất lao động cho nông dân trong xã. Do vậy, cần chú trọng đặc biệt tới bộ máy chính quyền cấp xã nhất là bộ máy của ban tài chính ngân sách xã.
Phần thứ ba
Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận.
Xã Minh Tân huyện phú xuyên tỉnh Hà Tây được thành lập năm 1945 cơ sở hạ tầng còn thấp. Đến nay năm 2003 nhờ sự quan tâm của Nhà nước của Đảng bộ và các cấp chính quyền địa phương UBND xã đã có một cơ sở hạ tầng tương đối.
Minh Tân là một xã miền đông của huyện Phú Xuyên Tỉnh Hà Tây tiếp giáp với quốc lộ 21A của Duy Tiên - Hà Nam có điều kiện tiềm năng phát triển kinh tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác các nguồn thu, bố trí lại các khoản chi song vẫn còn những tiềm năng chưa được khai thác triệt để. Công tác kiểm tra giám sát chi chưa được sâu sát do vậy đòi hỏi các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư kinh phí, có chủ trương có chính sách phù hợp để tạo điều kiện khai thác các nguồn thu tốt hơn nữa, chú trọng đến các ngành nghề kinh tế mà hiện nay đang phát huy có hiệu quả như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong những năm qua xã đã đầu tư khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu cố định: như các phần trăm nhưng hiệu quả đạt chưa cao. Mặc dù hàng năm ngân sách xã đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu thu - chi đã giao trong dự toán. Hiện nay, nguồn thu của ngân sách xã đang bị thu hẹp do sự phân định lại nguồn thu và thay đổi tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã, nên vấn đề được giải quyết nữa hiện nay là Ban tài chính xã phải có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan như kho bạc, cơ quan thuế, phòng tài chính huyện để có những giải pháp hữu hiệu về quản lý ngân sách từ đó làm tăng thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy chính quyền cấp xã Minh Tân.
"Công tác tổ chức quản lý ngân sách cấp xã tại xã Minh Tân - Huyện Phú Xuyên - Tỉnh Hà Tây" cũng như ở các xã khác trong huyện tỉnh là một chuyên đề rộng lớn và hết sức phức tạp trong công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước và là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương. Muốn tạo được sự chuyển biến tích cực và rõ nét trong công tác quản lý ngân sách ngoài việc xác định đó là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền ở xã cần phải làm thì việc đổi mới cơ chế và sự quan tâm giải quyết một cách đồng bộ ở nhiều mặt ở nhiều cấp, nhiều ngành là điều cần thiết.
II. Đề nghị.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, để huy động được nguồn thu này phải có cả một hệ thống pháp luật đó là pháp luật về thuế song hệ thống pháp luật về thuế chưa được đồng bộ nên khó khăn cho việc tổ chức thực hiện, nó không những làm cho công tác thu bị chậm lại mà việc vi phạm trốn lậu thuế và gian lận vẫn còn. Để khắc phục được tình trạng này em xin đề xuất một số ý kiến như sau:
1. Đối với phòng tài chính huyện.
- Tổ chức thường xuyên họp mặt, giao lưu truyền đạt kinh nghiệm giữa các Ban tài chính các xã trong huyện.
- Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác tài chính - thuế ở xã nhất là cán bộ đội thuế.
2. Đối với cấp xã.
Để đảm bảo công tác quản lý ngân sách trên địa bàn được tốt ngoài việc phối hợp với các cơ quan, Ban ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cần tập trung nhanh chóng chuyển đổi cơ chế cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
- Tăng cường bồi dưỡng cán bộ đi đôi với việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả của Nhà nước phát huy tình thần làm chủ của nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Về phía Ban tài chính xã.
Mặc dù công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở Ban tài chính xã Minh Tân có nhiều cố gắng, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho cấp lãnh đạo, và gửi báo cáo lên cấp trên đúng kỳ hạn, đúng quy định. Song vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục em xin mạnh dạn đề xuất như sau:
- Ban tài chính thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước, phòng tài chính huyện để việc thực hiện thu và cấp phát ngân sách đảm bảo kịp thời đầy đủ.
- Kế toán, ngân sách xã cần lập chứng từ rõ ràng gọn gàng đủ nét, dễ đọc và đúng mục lục ngân sách Nhà nước. Vì các chứng từ gồm nhiều liên, các liên cuối viết giấy than, nếu không rõ ràng sẽ không đọc được hoặc đọc sẽ sai, từ đó ảnh hưởng đến công tác kế toán và công tác quản lý ngân sách.
Từ lý thuyết cơ bản đến vận dụng vào thực tế và cả một quá trình. Song được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và qua thời gian thực tập tại Ban tài chính xã Minh Tân - Huyện Phú Xuyên - Tỉnh Hà Tây, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Ban tài chính xã em đã hiểu thêm về ngành học của mình và đặc biệt đã hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
Minh Tân, ngày 7 tháng 9 năm 2003
Người thực hiện
Phạm Huy Thọ
Tài liệu tham khảo
Trong báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề "Công tác tổ chức quản lý ngân sách cấp xã - xã Minh Tân - Huyện Phú Xuyên - Tỉnh Hà Tây".
Để hoàn thành được bản báo cáo tốt nghiệp này nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tài chính và sự hướng dẫn của cac cô chú trong Ban Tài chính xã Minh Tân. Ngoài ra em còn tham khảo một số tài liệu sau:
Giáo trình quản lý ngân sách Nhà nước - Trường Trung học và Dạy nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn I - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây.
Luật ngân sách Nhà nước có sửa đổi.
Nghị định của Chính phủ quy định.
Thông tư số 01/1999/TT-BTC ngày 04-01-1999 BTC hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã, thị trấn.
Báo cáo tổng kết thực hiện kinh tế xã hội xã Minh Tân - Huyện Phú Xuyên - Tỉnh Hà Tây.
Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã Minh Tân trong 3 năm 2001 - 2002 và 2003.
Báo cáo thực hiện thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2003 của xã Minh Tân.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ xã Minh Tân.
Mục lục
Trang
Xác nhận của nơi thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9371.doc