Đề tài Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh riêng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quảnTSCĐ, vốn lưu động sau: - Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về TSCĐ, các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu . để có kế hoạch mua sắm dự trữ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, việc xác định đúng đắn nhu cầu về vốn lưu động để dự trữ có í nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Nếu nhu cầu vốn lưu động được xác định quá thấp sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất của doanh nghiệp và ngược lại vố lưu động dự trữ quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy vấn đề này doanh nghiệp phải có những biện pháp chính sách nhất định đối với các khoản tồn kho như nguyên vật liệu, thàm phẩm. Doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu thực tế ở từng khâu để từ đó xác định mức dự trữ cho hợp lí.

doc39 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là phải bảo toàn và phát triển nguồng vốn. Nếu không có vốn thì không thể nói đến bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Hơn nữa, mục đích của sản xuất kinh doanh là thu được lợi nhuận cao. Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sơ tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chính sách, chế độ của nhà nước. Từ đó viếc nâng cao hiệu quả sư dụng vốn kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề xúc đặt ra đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để có được các yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền vốn nhất định. Có được tiền vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như trả lương cho người lao động. Sau khi tiêu thụ sản phẩm, thu được tiền coi như kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Để tổ chức huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp có hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Từ những biến động và kiến thức đã học ở nhà trường đồng thời qua thời gian đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế tại Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp Và Nông Sản, em đã nghiên cứu về “ Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp Và Nông Sản “. Trong quá trình viết báo cáo, em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa. Vì vậy, em xin chân thành cám ơn Thầy cô giáo trong Khoa cùng ban lãnh đạo và tất ca? các cán bộ CNV của Công ty CP XNK Vật tư Nông nghiệp và Nông sản đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo này. Phần I Giới thiệu khái quát về công ty cp xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản . I. một số đặc điểm về công ty cp xuât nhập khẩu vật tư nn & nông sản . 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp & Nông Sản được hình thành từ những năm 60 . tiền thân của công ty chỉ là trạm phân lân Hà Nội trực thuộc cục tư liệu sản xuất nông nghiệp. Sau khi có sự sát nhập của Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp và Bộ Thuỷ lợi thành bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động dưới tên mới là Công ty Vật tư Nông nghiệp cấp I theo quyết định số 99/NN - TCCB/QĐ ngày 28/1/93 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Để phù hợp với tình hình mới, thu hút vốn đầu tư từ phía bên ngoài cũng như đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, ngày 11/11/94 Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đã ra quyết định số 156/94 QĐ/BNN - TCCB, công ty đã được đổi tên thành Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật tư Nông nghiệp & Nông sản, được Phép tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh thêm nhiều ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, kho, bãi, tư liệu sản xuất, ….Với tên giao dịch quốc tế là: AGRICUL TURAL MATERIALS AND PRODusCT IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY với tên viết tắt là AMPIF...ISC, trụ sở chính của công ty đặt tại xã Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì - Hà Nội. Tính đến nay, công ty đã có gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Công ty có 6 đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập, phân bổ chủ yếu ở miền Bắc, 2 đơn vị trực thuộc ở hai ga Đồng Văn và Văn Điển, là những đơn vị đầu mối tiếp nhận và phân phối phân bón cho các đơn vi nội địa và cho các đơn vị địa phương thuộc mọi thành phần kinh tế. Vốn kinh doanh năm 2002: 6.549.216.306 đồng Trong đó Vốn lưu động: 136.687.858 đồng Vốn cố định: 6.412.528.448 đồng Vốn chủ sở hữu: 6.837.469.384 đồng Công ty CP - XNK vật tư nông nghiệp & nông sản là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong linh vưc thương mại, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm qua Công ty không những phấn đấu về mọi mặt, tự cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế mà còn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cung ứng đầy đủ, kịp thời phân bón chất lượng tốt nên được nhân dân cả nước tín nhiệm. 2. Đặc điểm tính chất kinh doanh của Công ty. - Kinh doanh xuất nhập khẩu - Kinh doanh nội địa Theo cách nhìn khác, công ty tham gia cả hai phương thức kinh doanh là bán buôn và bán lẻ. Điều này là dễ hiểu bởi trong chủ trương mở rộng tự do, tự chủ kinh doanh hiện nay, cũng như sự ra đời của luật doanh nghiệp năm 99, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng đầy đủ các phương thức hoạt động kinh doanh thu lãi từng đồng một. II. Tình hình tổ chức bộ máy quản lí. Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty. P.Kế Toán PGĐ HC PGĐ KD Giám Đốc Trạm VT NN & NS Thanh Hoá Trạm VT NN & NS Hải Phòng Trạm VT NN & NS Phía Nam Cửa hàng VT NN & NS ga Đồng Văn Cửa hàng VT NN & NS ga Văn Điển Cửa hàng VT NN & NS Do Lộ Cửa hàng VT NN & NS Ba La 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Bước vào nền kinh tế thị trường, chưc năng và nhiệm vụ của Công ty đã có sự biến đổi cho phù hợp với vai trò là doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.Trong giai đoạn này chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là : a. Chức năng các phòng ban: Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp & Nông Sản là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của nhà nước, đợc tổ chức và hoạt động theo điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 39/CP ngày 27/06/1995 của Chính phủ và điều lệ cụ thể của Công ty CP Vật Tư NN & Nông Sản do ban lanh đạo Công ty xây dựng trình Bộ trưởng bộ Nông Nghiệp & PTNT ban hành, sau khi trao đổi y’ kiến với Bộ trưởng – Trưởng ban chỉ đạo trung ương về đổi mới doanh nghiệp. Có quan hệ gắn bó với đơn vị khác trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản và kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng cho nông nghiệp nhằm tích tụ, tăng cường tập chung vốn và thưc hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt nhiệm vụ nhà nước giao. Ban Giám đốc của Công ty bao gồm một Giám đốc, hai Phó Giám đốc và các phòng ban trực thuộc. Như vậy, người quản lý cao nhất của Công ty là Giám đốc, sử dụng tất cả các phương pháp kinh tế, chính, tổ chức ... để điều khiển quản lý Công ty và chịu trách nhiệm về mọi măt hoạt động của Công ty. * Giám đốc Công ty: Là người điều hành quản lý chung, giữ vị trí quan trọng nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về hoat động, quản lý của công ty trước pháp luật. * Các phó Giám đốc: Là người giúp viêc cho Giám đốc, được tổng công ty bổ nhiêm và bãi nhiệm, mỗi phó Giám đốc công ty được phân công phụ trách một số mặt công tác mà Giám đốc giao cho. Có một Giám đốc thường trực để thay thế điều hành công ty khi Giám đốc vắng mặt. + Công viêc của phó Giám đốc Hành chính bao gồm: - Quản lý, chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản. - Công tác bảo vệ an ninh quân sự, phòng cháy chữa cháy. - Phụ trách đới sống sinh hoạt cho công nhân viên. - Ra quyết định khen thưởng kỷ luật. - Chủ động tìm kiếm hợp đồng. + Công viêc của phó Giám đốc Kinh doanh bao gồm: - Chỉ đạo chung về hoạt động kinh doanh. - Khảo sát thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu. - Tìm kiếm bạn hàng, giao dịch kinh doanh. - Ra các quyêt định mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu. + Phòng kế hoạch kinh doanh: Gồm 26 người, trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của công ty như : Ký kết các nhợp đồng kinh tế, mua bán phân bón , kế hoạch lưu chuyển hàng hoá , thống kê tổng hợp số liệu thưc hiện so với kế hoạch đã đề ra, giúp Giám đốc điều hành kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo. Thưc hiện hợp đồng trực tiếp với khách hàng, bán buôn trực tiếp, tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và phó Giám đốc kinh doanh. Phòng Kinh doanh gồm có 4 cửa hàng: 1. Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Đồng Văn. 2. Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Văn Điển. 3. Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Do Lộ. 4. Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Ba La. Nhiệm vụ chính của các cửa hàng này là bán hàng, thu tiền hàng và báo cáo lên công ty. + Phòng Kế toán Tài vụ: Gồm 8 người, có chức năng thực hiện,giám sát bằng tiền thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng Công ty. Giúp viêc cho kế toán trưởng là một phó phòng kế toán, các kế toán viên có nhiệm vụ hoàn thành công viêc đươc giao, đồng thời phối hợp với các nhân viên kế toán dưới các xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính : Gồm 6 người là bộ phận tham mưu về công tác tổ chức kinh doanh, quản lý cán bộ công nhân viên, thưc hiện chỉ đạo xuống các xí nghiệp, đơn vị, kho . Giải quyết các chế độ cho người lao động (BHXH,BHYT,...), thuyên chuyển, bổ nhiệm, điều động, giải quyết các mặt hành chính ( văn thư, lái xe, phục vụ ) tạo thành một sự hướng dẫn khép kín, đồng bộ và toàn diện về tất cả các mặt công tác của đơn vị khi cần thiết. b- Các đơn vị trực thuộc: Đơn vị 1 : Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ga Đồng Văn. Đơn vị 2 : Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ga Văn Điển. Đơn vị 3 : Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Do Lộ. Đơn vị 4 : Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Ba La. Đơn vị 5 : Trạm đại diện vật tư nông nghiệp cấp I Thanh Hoá. Đơn vị 6 : Trạm đại diện vật tư nông nghiệp cấp I Hải Phòng. Đơn vị 7 : Trạm đại diện vật tư nông nghiệp phía nam Các đơn vị trực thuộc trên đều có một cơ cấu tổ chức riêng như một đơn vị kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của đơn vị mình với Tổng Công Ty. Giữa các phòng ban và các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp, kết hợp các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao . c- Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Công ty có chức năng sau: - Sản xuất phân bón hoá học, bao bì, chế biến nông sản. - Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, các loại nông sản . - Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất. - Kinh doanh kho bãi, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ( thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp, chế biến nông sản, máy khoan, kim khí diện máy ...) Bên cạnh đó công ty còn có nhiệm vụ tạo công ăn viêc làm, đảm bảo cuộc sống cho người lao động, trong công ty kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn do nhà nước cấp , kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ của một doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ khác mà nhà nước giao . III. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP XNK vật tư nông nghiệp & nông sản 1. Trước thời kỳ đổi mới. Sự phát triển của công ty cùng với các công ty bạn khác trước đây do chiu sụ quản lí của cơ chế bao cấp, các hợp đồng kinh doanh vật tư nông nghiệp mang nặng tính thụ động, phụ thuộc vào sự quản của nhà nước, công tác tạo nguồn hàng vật tư nông nghiệp cũng như dịch vụ vật tư nông nghiệp đều theo chỉ tiêu, sản lượng vật tư nông nghiệp đều do nhà nước chỉ đạo. 2. Sau thời kỳ đổi mới. Sau nghị quyết VI và VII của Đại hội Đảng nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước. Cũng chính lúc này thử tài thử sức của các nhà quản trị Doanh nghiệp, bước đầu Công ty cũng như nhiều Cong ty khác dù gặp nhiều khó khăn nhất định, song Công ty đã đứng vững và dần đi vào ổn định, đáp ứng được với thị trường, năm bắt nhanh môi trường kinh doanh để vận dụng vào tình hình mới của đảng, bắt tay vào tổ chức bộ mày hoạt động theo môi trường mới, Công ty đã từng bước phát triển đi lên có hiệu quả tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. IV. thực trạng kinh tế của công ty cp xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp & nông sản. 1. Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty. Bảng: 01 Bảng phân tích tình hình tài chính đơn vị: đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền Tỉ lệ 1 Tổng doanh thu 9.982.931.976 10.519.774.740 536.842.764 5,38 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần 9.982.931.976 10.519.774.740 536.842.764 5,38 4 Giá vốn hàng bán 8.817.888.592 9.440.520.202 622.631.610 7,06 5 Thu nhập bình quân người lao động 816.400 873.400 57.000 6,95 6 Vòng quay của vốn kinh doanh(vòng) 7 Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh 8 Lợi nhuận trước thuế 195.255.536 264.704.345 69.448.809 35,7 9 Lợi nhuận sau thuế 195.255.536 264.704.345 60.448.809 35,7 Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước hết ta xet các yếu tố dưới đây: Doanh thu thuần Vòng quay của vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân 8.817.888.592 Năm 2001 = = 0,73 12.026.596.343 9.440.520.202 Năm 2002 = = 0,63 15.075.877.544 Lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh = = Vốn kinh doanh bình quân 195.255.536 Năm 2001 = = 0,016 12.026.596.343 264.704.355 Năm 2002 = = 0,017 15.075.877.544 Nhận xét: Như vậy, cứ một đồng vốn trong năm 2001 quay được 0,73 vòng, còn năm 2002 quay được 0,63 vòng. Năm 2002 vòng luân chuyển vốn chậm hơn so với năm 2001 là 0,1 vòng. 2. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty. - Tài sản của doanh nghiệp được chia thành hai loại: + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng: 02 đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ lệ I.Tổng tài sản 1.TSLĐ và đầu tư NH 2.TSCĐ và đầu tư DH II.Tổng doanh thu III.Lợi nhuận 12.026.596.434 2.510.614.195 9.515.982.148. 9.982.931.976 195.255.536 100 20,87 79,13 15.075.877.544 3.815.569.956 11.260.307.588 10.519.774.740 246.704.345 100 25,3 74,7 3.049.281.201 1.304.955.761. 1.744.325.440 536.842.764 69.448.809 25,35 51,98 18,33 5,38 35,57 Qua số liệu ta thấy : Trong năm 2002 tổng tài sản của doanh nghiệp đầu tư tăng thêm là 3.049.281.201 đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,35 %. Trong đó: + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2002 tăng 1.357.955.761 đồng, so với năm 2001 ứng với tỷ lệ tăng 51,98%. + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2002 tăng 1.744.325.440 đồng, so với năm 2001 ứng với tỷ lệ tăng 18,33%. Tổng doanh thu giữa năn 2001 và năm 2002 tăng là 536.842.764 đồng làm cho tỷ lệ tăng là 5,38% Qua phân tích ta thấy được năm 2001 của Công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản đã mởi rộng quy mô kinh doanh, đầu tư hợp lý, sử dụng và quản lý tài sản rất tốt. Như vậy doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào tài sản lưu động. 3. Nghiên cứu về tình hình nguồn vốn của Công ty. Việc xác định chính xác nhu cầu về vốn là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn vốn kinh doanh. Do đó để đánh giá xem trên thực tế nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không ta lập bảng sau: Bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn Bảng: 03 đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) I. Tổng tài sản 1, Nợ phải trả 2, Vốn chủ sở hữu II. Tổng doanh thu III. Lợi nhuận 12.026.596.434 4.973.829.296 7.052.767.047 9.982.931.976 195.255.536 100 41,36 58,64 - - 15.075.877.544 8.238.408.160 6.837.469.384 10.519.774.740 264.704.345 100 54,65 45,35 - - 3.049.281.201 3.261.578.864 -215.297.663 536.842.764 69.448.809 23,35 65,64 96,95 5,38 35,57 Qua bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn ở Công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản ta thấy: Tổng nguồn vốn năm 2001và 2002 tăng 3.049.281.201, tương ứng với tỷ lệ là 25,35%. Tổng lợi nhuận Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 195.255.536 Năm 2001 = = 0,027 7.052.767.047 264.704.355 Năm 2002 = = 0,038 6.837.469.384 Qua số liệu trên ta thấy chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm 2001 chiếm tỉ trọng lớn hơn chỉ tiêu công nợ phải trả. Nhưng sang đến năm 2002 thì vốn chủ sở hữu thì lại chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.Vốn chủ sở hữu năm 2002 cũng bị thấp hơn vốn chủ sơ hữu năm 2001. Qua đó ta thấy được khả năng từ vốn của doanh nghiệp là đi xuống, doanh nghiệp cần phải có xu hướng mới để tạo được nguồn vốn mới cho mình. V. Triển vọng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới 1. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. Công ty CP Xuất nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp & Nông Sản có nhiệm vụ đăng k‎ý kinh doanh hoạt động theo đúng điều lệ của Công ty, các quy định và pháp luật hiện hành của nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình. Công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản là một công ty CP nhà nước chuyên kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông sản, bao bì và các mặt hàng tổng hợp khác trong đó phân bón vô cơ là sản phâm kinh doanh chủ yếu bao gồm urea, Kali, NPK, phân lân, DAP. Các loai phân bón này có đặc điểm chủ yếu là có chứa các chất hoá học như Nito, Lưu huỳnh, KCL, ... tất tốt cho các loại cây trồng, phần lớn chúng đều ở rạng hạt, dễ tan, nó yêu cầu phải bảo đảm trong quá trình vận chuyển, dự trữ. Hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón hoá học, bao bì, chế biến nông sản phục vụ. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời gian gần đây. Công ty phải có trách nhiệm tụ hạch toán, do đó cần phải bảo đảm kinh doanh có lãi mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cung ứng và dự trữ vật tư nông nghiệp, nông sản phục vụ kịp thời cho sản xuất cho mùa vụ. Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.Triển vọng kinh doanh trong thời gian tới. Trong thời gian gần đây với các quyết định của TTCP cho thấy chính sách nhập khẩu phân bón ngày càng được bổ sung hoàn thiện sát với nhu cầu của thị trường, phản ánh một xu hướng nhập khẩu,kinh doanh phân bón ngày càng được tự do hoá, giảm được sự điều hành của nhà nước. Trong thời gian không xa nữa, chúng ta sẽ gia nhập AFTA, khi đó doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu những áp lực rất lớn từ các thương nhân nước ngoài và khu vực, giá cả phân bón khu vực. Chính vì những vấn đề cấp thiết đó, Ban giám đốc đã đưa ra những quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: - Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng: Bến bãi, kho, ... - Ngoài công việc chính là kinh doanh các loại phân bón và nông sản công ty còn thực hiện chế tạo các thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp, kim khí và điện máy. Phần II Một số vấn đề lý luận về vốn kinh doanh I. Khái niệm và vai trò của vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1. Khái niệm. Vốn là một phậm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng, đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. - Về mặt giá trị: Vốn của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, vốn được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định sinh lời. - Về tiền hiện vật: Hình thái vật chất biểu hiện ra bên ngoài của vốn là các máy móc thiết bị : Nguyên vật liệu, hàng hoá, phương tiện vận tải, vật kiến trúc. 2. Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh doanh là toàn bộ hoạt dộng kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, bất kỳ một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì vấn đề tất yếu đặt ra đối với doanh nghiệp đó là phải có một lượng vốn nhất định. Vốn kết hợp với các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất ( lao động, tài nguyên, thiên nhiên, kỹ thuật ) để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn là điều kiện đầu tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời, tồn tại và phất triển hay phá sản của doanh nghiệp. Lượng vốn lớn thì sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và ngược lại lượng vốn ít thì quy mô kinh doanh nhỏ, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được. Với tầm quan trọng đó, doanh nghiệp muốn hoạt động được thì trước hết phải tồn tại được sau đó phát triển trên thương trường thì vấn đề cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp là phải huy động vốn, tạo được nguồn vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Để bảo đảm quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố cơ bản đó là: Vốn, lao động và công nghệ kỹ thuật. Nhu cầu về vốn xét trên góc độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò của vốn đối với hoạt động SXKD được Mác khẳng định: “ Tư bản đứng vị trí hàng đầu vì tư bản là tương lai “. Căn cứ vào vai trò, đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khi than gia vào các quá trình sản xuất kinh doanh có thẻ chia vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành hai bộ phận: Vốn cố định và Vốn lưu động. a. Vốn cố định của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh để hình thành TSCĐ. Đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Và được phân loại như sau: * Theo hình thái biểu hiện gồm 2 loại: - TSCĐ Hữu hình - TSCĐ Vô hình * Theo mục đích sử dụng gồm 3 loại: - Dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Dùng cho hoạt động phúc lợi -Giữ hộ nhà nước * Theo công dụng kế toán - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải - Thiết bị dụng cụ quản lý - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc - Tài sản khác * Tình hình sử dụng gồm 3 loại: - TSCĐ đang sử dụng - TSCĐ chưa sử dụng - TSCĐ không cần sử dụng chờ thanh lý Vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh dùng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên liên tục. Tài sản lưu động bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả. Đặc điểm của vốn lưu động là nó tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất, nó được coi là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Đặc điểm này đã quyết đinh sự vận động của vốn lưu động – tức là hình thái giá trị của tài sản lưu động là: - Khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượng lao động trong khâu dự trữ sản xuất, ở giai đoạn này vốn đã thay đổi tư hình thái tiền sang hình thái vật tư ( T – H ). - Tiếp tục là giai đoạn sản xuất, vật tư được chế tạo thành bán thành phẩm và thành phẩm. - Kết thúc vòng tuần hoàn, sản phẩm được đem bán, chuyển sang hình thái tiền tệ ban đầu ( H’ – T’ ) Các giai đoạn vận động của vốn lưu động đan xen nhau, các chu kỳ sản xuất được lặp đi lặp lại, vốn lưu động được lưu động hoàn toàn và chu chuyển. Từ đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động công tác tổ chức sử dụng sử dụng vốn lưu động cần chú ‎ : Xác định được nhu cầu vốn trong lưu thông cần thiết trong kỳ kế hoạch, đảm bảo không thiếu vốn và không sử dụng vốn, làm gián đoạn sản xuất hoặc hiệu quả sử dụng vốn thấp. - Tổ chức khai thác các nguồn vốn lưu động cho hợp l‎ đảm bảo đầy đủ kịp thời về vốn cho khâu sản xuất, kinh doanh. Và vốn lưu động được phân loại như sau: b.1 Theo hình thái biểu hiện - Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán - Vốn phí chờ kết chuyển - Vốn vật tư hàng hoá b.2 Theo vai trò của vốn lưu động đối với các khâu trong quá trình sản xuất - Vốn lưu động trong khâu dự trữ - Vốn lưu động trong khâu sản xuất - Vốn lưu động trong khâu lư thông b.3 Theo quan hệ sở hữu về vốn - Vốn chủ sở hữu - Vốn đi vay b.4 Theo nguồn hình thành - Vốn điều lệ - Vốn tự bổ sung - Vốn liên doanh liên kết - Vốn đi vay II. Đánh giá khái quát hiệu quả về mặt quản lí và sử dụng vốn tại công ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản 1. Đánh giá khai quát tình hình tài chính của công ty Việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, công việc này sẽ cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong qua khứ, hiện tại và trong tương lai, nhằm nhân dạng những biểu hiên không lành mạnh trong đề tài chính làm ảnh hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính bên ngoài doanh nghiệp muốn tìm hiểu chính sách tín dụng hay tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn 7.052.767.049 Năm 2001 = = 0,586 (58,6%) 12.026.596.343 6.837.469.384 Năm 2002 = = 0,455 (45,5%) 15.057.877.544 Tỷ suất tài trợ của doanh nghiệp năm 2001 là 58,4%, năm 2002 là 45,5%. Điều này cho thấy mức độ đảm bảo tài chính và khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp là rất lớn so với tổng số kinh doanh, do đó doanh nghiệp không bị ràng buộc hay bị sức ép của các khoản nợ khác phải vay. b. Tỷ suất thanh toán hiện hành. Tổng số TSLĐ Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng số nợ ngắn hạn chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi TS thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn 2.510.614.195 Năm 2001 = = 0,611 4.104.669.296 3.815.569.956 Năm 2002 = = 0,66 5.777.409.060 Tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty là rất khả quan, tỷ suất này cho thấy công ty sẵn sàng thanh toán đầy đủ các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. c. Tỷ suất thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của công ty. Hệ số này được xác định như sau: Tiền + các khoản phải thu Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn 2.038.118.715 + 1.512.855.101 3.550.971.176 Năm 2001 = = = 0,865 4.104.669.296 4.104.669.296 2.038.902.810 + 2.003.528.144 Năm 2002 = = 0,69 5.777.409.060 Khả năng thanh toán của công ty năm 2001 là 0,865 nhưng đến năm 2002 khả năng thanh toán giảm xuống là 0,69. Có thể thấy rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chưa tốt. Ngoài hai tỷ xuất thanh toán tiền trên, để đanh giá sát sao hơn khả năng thanh toán của toàn doanh nghiệp, còn có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ số thanh toán tức thời. d. Tỷ số thanh toán tưc thời. Tiền + các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán tuwc thời = Tổng nợ ngắn hạn Tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán. 2.038.115.775 Năm 2001 = = 0,496 4.104.669.296 2.038.115.775 Năm 2002 = = 0,352 5.777.049.060 Nhìn chung tỷ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp là thấp, năm 2001 bình quân 1 đồng nợ ngăng hạn doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thời là 0,496 đồng, năm 2002 là 0,352 đồng. Xét về quy mô, khẳ năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuy là một doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất liên tụcong do doanh nghiệp có các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác, các bạn hàng cung cấp lâu năm, thường xuyên. Do có uy tín như vậy nên phương thức của doanh nghiệp đối với bạn hàng thường là hình thức thanh toán chậm. Như chúng ta biết, tiền tự nó không sinh ra lợi nhuận, thường được goi là “ tài sản không sinh lời “, nó chỉ được dùng để thanh toán tiền công lao động, nguyên vật liệu, thanh toán thuế, nghĩa vụ với nhà nước, thực hiên giao dịch kí quỹ ... Do đó ở Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản đã tối thiểu hoá lượng tiền, chỉ giữ lại một lượng tiền nhất định nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Song doanh nghiệp cũng cần chú ý tới tỷ suất này, nếu quá thấp thì gặp nhiều kho khăn trong việc thanh toán nợ vào lúc cần thiết, buộc doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp bất lợi để huy động tiền. e. Hệ số nợ: Hệ số này cho biết tỉ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức: Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn thu 4.973.829.296 Năm 2001 = = 0,413 12.026.596.343 8.238.408.160 Năm 2002 = = 0,54 15.075.877.544 Tỷ số này cho biết năng lực tài chính của Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản giữa 2 năm là chưa được tốt, năm 2002 hệ số nợ tăng lên (0,45 – 0,413 = 0,127) so với năm 2001. Như vậy, khoản nợ của công ty chưa được giảm đi 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý vốn lưu động. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động là một thành phần đặc biệt, quan trọng và khong thể thiếu được, nhu cầu vốn lưu động sẽ càng lớn nếu lượng tồn kho cần dự trữ nhiều, chu kỳ của quá trình sản xuất dài, quy mô sản xuất lớn, .... Để thấy được vốn lưu động của Công Ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp Và Nông Sản sử dụng có hiệu quả hay không ta xem mô hình luân chuyển vốn lưu động của công ty. Thời gian hàng tồn kho: Là thời gian trung bình cần thiết để hoàn chuyển nguyên vật liệu thành thành phẩm và sau đó những thành phẩm này sẽ được bán đi. Theo công thức: Giá trị tồn kho bình quân Thời gian hàng tồn kho = x 360 ngày Doanh thu 504.755.286 Năm 2001 = x 360 ngày = 18 ngày 9.982.931.976 1.457.691.698 Năm 2002 = x 360 ngày = 50 ngày 10.519.774.740 Qua chỉ tiêu này ta thấy thành phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ chậm, công ty cần phải có một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như : mở rộng thị trường tiêu thụ, chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán hay nói cách khác là tăng doanh thu hàng bán … ở Công ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản chủ yếu là kinh doanh các loại phân bón: Urea, Kali, NPK, phân lân, DAP, cho nên thời gian luân chuyển hàng hoá này càng nhanh càng tốt, nếu không sẽ ứ đọng sản phẩm, hàng hoá dẫn đế giảm doanh thu, sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Khoản phải thu: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì yếu tố cạnh tranh đối với các doanh nghiệp là: Muốn tiêu thụ được hàng hoá, sản phẩm của công ty mình, buộc phải mời chào khách hàng mua theo hình thức tín dụng. Do vậy làm cho các khoản phải thu tăng lên, đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ được sản phẩm thì phải mở rộng thị trường, doanh nghiệp áp dụng những chính sách tín dụng phù hợp để tạo sự kích thích cho tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính những chính sách tín dụng đó đã tạo lên các khoản thu. Do đó doanh nghiệp cần phải quản lí chặt chẽ khoản phải thu, nếu như vì mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng các chính sách tín dụng mà không quản lí tốt các khoản phải thu sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn sản xuất. Để đánh giá các khoản phải thu của Công ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản có hiệu quả hay không ta sử dụng công thức sau: Khoản phải thu Thời gian thu các khoản phải thu = x 360 ngày Doanh thu thuần 1.512.855.401 Năm 2001 = x 360 = 54 ngày 9.982.931.976 2.003.528.144 Năm 2002 = x 360 = 68 ngày 10.519.774.740 Các khoản phải thu của công ty chưa được tốt lắm, công ty cần thúc đẩy việc thu hồi các khoản nợ. 2. Thười gian thanh toán các khoản phải trả: Là thời gian trung bình được tính từ khi mua nguyên vật liệu về, thuê lao động đến khi thanh toán tiền vay nợ ngắn hạn và các hoá đơn mua nguyên vật liệu. Trong khoản nợ phải trả gồm có nợ ngăn hạn và nợ dài hạn, để thấy rõ đượ nguyên tố ảnh hưởng ta chỉ đề cập đến nợ ngắn hạn. Vì các khoản phải trả ở đây là tiền thuê lao động, mua nguyên vật liệu ... thường là các nợ ngắn hạn. ở công ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản có chu kỳ sản xuất kinh doanh liên tục nên các khoản phải trả chủ yếu có ảnh hưởng tới tài sản lưu động là các khoản nợ ngắn hạn. Thời gian thanh toán Phải trả bình quân(ngắn hạn) các khoản phải trả = x360 Chi phí sản xuất 3.808.934.985 Năm 2001 = x 360 = 432 ngày 3.168.837.100 5.707.630.791 Năm 2002 x 360 = 216 ngày 9.440.525.570 Nhìn vào số liệu thấy các khoản phải trả của công ty giảm đi rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đã làm tốt công tác thanh toán với khách hàng 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở cong ty CP XNK Vật Tư NN & NS ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu : Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = Số vốn cố định bq trong kỳ 9.982.931.976 Năm 2001 = = 1,56 6.384.288.896 10.519.744.740 Năm 2002 = = 1,62 6.500.176.098 Như vậy năm 2002, cứ một đồng vốn cố định tham gia tạo được1,56 đồng doanh thu thuần, tăng so với năm 2001 là 0,06 đồng b. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ 9.982.931.976 Năm 2001 = = 0,68 14.484.327.659 10.519.774.740 Năm 2002 = = 0,69 14.446.097.238 Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2002 tăng so với năm 2001. Do đó công ty đạt được doanh thu thuần trong năm cao hơn so với năm 2001. Số vốn cố định bình quân Hàm lượng vốn cố định = Doanh thu thuần 6.500.176.098 Năm 2002 = = 0,62 10.519.774.740 Như vậy, trong năm 2002 công ty muốn tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,62 đồng vốn cố định. Đó là chỉ tiêu tài chính để kiểm tra hiẹu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Để đanh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì lợi nhuận là mục đích kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Ta dùng chỉ tiêu : c. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Số VCĐ bình quân 195.255.536 Năm 2001 = = 0,03 6.384.288.896 264.704.345 Năm 2002 = = 0,04 6.500.176.098 Như vậy trong năm 2002 cứ một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận, tăng hơn so với năm 2001, năm 2001 công ty chỉ đạt được 0,03 đồng. Có được kết quả như vậy là do lỗ lực của công ty, đây là một kết quả rất khả quan đối với công ty. d. Tỷ suất đầu tư: Tổng tài sản cố định Tỷ suất đầu tư = Tổng nguồn vốn 9.546.718.230 Năm 2001 = = 0,67 14.281.756.432 10.888.936.760 Năm 2002 = = 0,72 15.075.877.544 Như vậy, tỷ suất đầu tư của công ty CP XNK Vởt Tư Nông Nghiệp và Nông Sản trong hai năm nói chung là cao, nhưng công ty cần phải đầu tư thêm vào trang thiết bị một số vốn lớn để tăng tỷ suất đầu tư cao hơn nữa. Tóm lại hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty CP XN K vật tư nong nghiệp và nông sản đã 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu tổng hợp đanh giá khái quát trình độ sử dụng vốn của công ty, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả và ngược lại. a. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu. Theo bảng phân tích thì tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu của năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 0,018 đồng. b. Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu. Vòng quay vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên, năm 2001 vòng quay là 1,42 đồng, năm 2002 vòng quay tăng lên 1,51 đồng. Như vậy, vòng quay vốn chủ sở hữu của công ty là tốt. c. Hệ số vòng quay của toàn bộ vốn. Năm 2001 một đồng vốn của công ty tạo ra được 1,53 vòng doanh thu thuần, năm 2002 một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra được 1,069 vòng doanh thu thuần . Chứng tỏ vòng quay toàn bộ vốn của công ty đã được tăng lên. d. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. So sánh giữa hai năm 2001 và 2002 ta thấy được tỷ suất doanh lợi của công ty đã tăng lên đáng kể, cụ thể là năm 2001 cứ một đồng doanh thu bán hàng thì công ty thu được 0,0195 đồng lợi nhuận ròng và năm 2002 tỷ suất này tăng lên là cứ một đồng doanh thu bán hàng thì công ty thu được 0,0251 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất này so sánh với các ngành khác tuy còn nhỏ song nếu xét về quy mô hoạt động, quy mô vốn kinh doanh của công ty và các đơn vị trong ngành thì tỷ suất này là cao. e. Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh : Qua hai năm 2001 và 2002 ta thấy tỷ suất này có sự tăng trưởng mạnh : năm 2001 là 0,0166 đồng, năm 2002 là 0,0195 đồng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trong các doanh nghiệp, nó giúp cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp lựa chọn được các phương hướng đầu tư. Qua các chỉ tiêu trên ta có mối quan hệ kinh tế sau : Tỷ suất lợi nhuận vốn KD = Số vòng quay toàn bộ x Tỷ suất doanh lợi Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế = x Tổng NVKD bq Vốn KD bq Doanh thu thuần Năm 2001 = 1,53 x 0,0195 = 0,029 Năm 2002 = 1,069 x 0,0251 = 0,04 Qua mối quan hệ trên chung ta thấy muốn tăng hiệu quả của tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh thì các công ty phải đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm bán ra, hay nói một cách khác muốn tăng tỷ suất lợi nhuận công ty phải đẩy số vòng quay của toàn bộ vốn và tỷ suất doanh lợi lên mà muốn số vòng quay của vốn kinh doanh lớn thì các doanh nghiệp phải tăng cường đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá bán ra và muốn tăng tỷ suất lợi nhuận cũng bằng chách doanh nghiệp phải tích cực giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Đối với công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản thì tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty đã được tăng lên, qua phân tích ta thấy rằng : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua hai năm đã có sự tiến triển tích cực do giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm bán ra. Số vòng quay toàn bộ vốn của công ty là khá cao do số lượng sản phẩm hàng hoá bán ra lớn, làm cho doanh thu của cong ty tăng lên. Cho nên tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng đạt được hiệu quả cao. Qua bảng phân tích ở trên chúng ta đã chỉ ra được chi tiết từng hệ số tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá một cách tổng quát, cần xem xét tổng thể các hệ số tài chính xem mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Ta nhìn vào bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính của công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản dưới đây : Bảng : 08 Bảng tổng hợp tài chính TT Các chỉ tiêu chính Công ty CP XNK Vật Tư NN & NS Đánh giá Năm 2001 Năm 2002 I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 4 5 III 1 2 3 4 IV 1 2 3 4 5 Hệ số thanh toán Tỷ suất tài trợ Tỷ suất thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán tức thời Hệ số nợ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Thời gian tồn kho Thời gian thu các khoản phải thu Thời gian thanh toán các khoản phải trả Sức sản xuất của vốn lưu động Sức sinh lời của vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Tỷ suất đầu tư Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Tỷ suất doanh lợi toàn bộ vốn Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay của toàn bộ vốn Tỷ suất doanh lợi toàn bộ của vốn Tỷ suất doanh lợi dòng … 58,6% 0,61 lần 0,865 lần 0,496 lần 0,413 lần 18 ngày 54 ngày 438 ngày 73,03 0,67 1,56 0,68 0,03 0,67 0,028 1,42 1,53 0,0195 0,029 45,5% 0,66 lần 0,69 lần 0,352 lần 0,54 lần 30 ngày 68 ngày 220 ngày 76,9 0,31 1,62 0,69 0,04 0,72 0,038 1,51 1,609 0,0251 0,04 Thấp Cao Thấp Thấp Cao Cao Thấp Tốt Cao Thấp Cao Cao Cao Cao Cao Cao Cao Cao Cao Nhận xét : Qua bảng tổng kết tình hình tài chính của Công ty CP XNK Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản ta thấy được khả năng thanh toán của công ty là khá vững, khả năng tài trợ của doanh nghiệp là rất tốt, sức sản xuất của vốn lưu động là rất cao. Thời gian thanh toán các khoản phải trả rất nhanh chóng, không bị kéo dài. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động và vốn cố định là cao cho nên it ảnh hưởng đến mức sinh lời vốn kinh doanh của công ty. Phần III Một số ‎ ý kiên đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lí và sử dụng vốn tại công ty cp xnk vật tư nông nghiệp và nông sản. I. cơ sở của giải pháp 1. Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản. Qua thực tế xem xét tình hình quản lí và sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2001 và 2002. Chúng ta thấy rằng mặc dù với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường nhưng do sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân biên, đặc biệt là ban lãnh đạo của công ty đã làm cho công ty không ngừng phát triển. Tuy nhiên đi sâu vào phân tích tình hình tổ chức sử dụng vốn của công ty cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được công ty còn có một số vấn đề tồn tại trong việc sử dụng vốn kinh doanh làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng sinh lời của đòng vốn kinh doanh trong công ty. Cần phải đưa ra những biên pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, hạn chế những tồn tại đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 2. Những định hướng phát triển của ngành kinh doanh vật tư nông sản và nông nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển đều phải coi trọng vấn đề định hướng về sản xuất kinh doanh từ thị trường tiêu thụ là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu của thị trường rất phong phú và đa dạng, nhưng doanh nghiệp chỉ có thể chọn đoạn thị trường thích hợp với mục đích và tiềm năng của mình.Vì vậy khi bắt đầu bước vào sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi : Sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? Sản xuất ở đâu ? ... II. một số giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 1. Giải pháp quản lí vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh riêng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản TSCĐ, vốn lưu động sau : Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về TSCĐ, các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu ... để có kế hoạch mua sắm dự trữ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, việc xác định đúng đắn nhu cầu về vốn lưu động để dự trữ có í nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Nếu nhu cầu vốn lưu động được xác định quá thấp sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất của doanh nghiệp và ngược lại vố lưu động dự trữ quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy vấn đề này doanh nghiệp phải có những biện pháp chính sách nhất định đối với các khoản tồn kho như nguyên vật liệu, thàm phẩm. Doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu thực tế ở từng khâu để từ đó xác định mức dự trữ cho hợp lí. Mở rộng mạng lưới bán hàng ( tiêu thụ ), đa dạng hoá các hình thức bán hàng, tiêu thụ sản phẩm ( bán buôn bán lẻ ... ) mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhằm tiêu thụ hàng hoá nhanh với số lượng lớn, chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề này cực kỳ có í nghĩa đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ nhanh góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các khoản phải thu doanh nghiệp cần quy định những chính sách nhất định như : + Chính sách về thời gian bán chịu, chính sách triết khấu, nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm và cả những chính sách cứng rắn hơn trong việc đòi nợ. Doanh nghiệp phải tích cực đòi nợ, giảm tối thiểu công nợ phải thu nhằm hạn chế tới mức tối đa bị khách hàng và nhà cung cấp chiếm dụng vốn. + Nâng cap chất lượng sản phẩm, xây dựng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín về sản phẩm trên thị trường, dự trữ tiền mặt để đảm bảo được nhu cầu đảm bảo được nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, không để tình trạng cộng nợ phải thu, phải trả kéo dài. Tiết kiệm các yếu tố quản lí trong doanh nghiệp góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất chế biến liên tục, giảm lượng sản phẩm dơ dang cuối kỳ. 2. Giải pháp đối với vốn cố định Hàng năm doanh nghiệp đã có biện pháp đổi mới Tài sản cố định, đó là một số máy móc thiết bị dùng trong quản lí, trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên một thiết bị dẵ cũ, hoạt động kém hiệu quả vì thế doanh nghiệp cần đổi mới thiết bị này. Việc đầu tư đổi mới tài sản cố định sẽ nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí máy móc, nguyên vật liệu, chống được hao mòn vô hình so sự phát triển của khoa học kĩ thuật gây ra. áp dụng tiến bộ kĩ thuật và dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất sẽ giúp cho đồng vốn đầu tư đem lai hiệu quả cao, chất lượng làm việc đảm bảo, đạt tiêu chuẩn, từ đó sẽ chiếm lĩnh thị trường, tạo uy tín cho doanh nghiệp và tạo ra những ưu thế lớn trong cạnh tranh. Doanh nghiệp nên đầu tư thêm vốn cố định vào tài sản cố định một cách hợp lí nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng sản lượng với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn kinh doanh. Để chủ động trong đầu công việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công ty cần xem xet một số vấn đề sau : + Thường xuyên đanh giá tình trạng kĩ thuật của tài sản cố định thông qua hệ số hao mòn TSCĐ đẻ xem tài sản cố định còn được bao lâu, hiệu quả sử dụng như thế nào. + Cần phải nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật công nghệ để đầu tư kịp thời, tranh lạc hậu. + Xem xét nguồn vốn cố định hình thành tài sản cố định để bố trí cơ cấu nguồn hình thành hợp lí. Tóm lại : trong các doanh nghiệp ( công ty ) vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và của vốn sản xuất nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lí sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang thieet bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do đó ở một vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó lại tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lí vốn cố định được coi là mọt trọng điểm trong công tác tài chính doanh nghiệp ( công ty ). Một trong những biện pháp quản lí sử dụng vốn một cách có hiệu quả là phải nghiên cứu các phương pháp phân loại và kết cấu của tài sản cố định. Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Nông Nghiệp và Nông Sản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quý IV năm 2002 Phần I : Báo cáo lỗ lãi Đơn vị : Đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này L.kê từ đầu năm 1. Tổng doanh thu 01 4.425.899.796 6.840.945.235 17.360.719.975 - Các khoản giảm trừ 03 - Chiết khấu 04 - Giảm giá 05 - Hàng bán trả lại 06 - Thuế tiêu thụ dặc biệt 08 - Thuế xuất nhập khẩu 09 Doanh thu thuần 10 4.425.899.796 6.840.945.235 17.360.719.975 2. Giá vốn hàng bán 11 4.024.855.685 6.265.782.896 15.706.303.098 3. Lãi gộp 20 401.044.111 575.162.339 1.654.416.877 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí QL doanh nghịêp 22 273.533.274 390.700.072 1.148.813.380 6. Lãi thuần từ HĐKD 30 127.510.837 184.462.267 505.598.495 - Thu hoạt động tài chính 31 1.256.549 786.221 3.943.301 - Chi phí hoạt động tài chính 32 105.869.363 114.773.358 397.721.922 7. Lãi hoạt động tài chính 40 -104.612.814 -113.987.137 -393.778.621 - Thu bất thường 41 1.262.667.219 1.278.456.919 - Chi bất thường 42 2.368.119 428.278.045 442.804.319 8. Lãi bất thường 50 -2.368.119 834.389.174 835.652.600 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 20.529.940 904.864.304 947.472.474 10. Thuế thu nhập phải nộp 70 11. Lợi nhuận sau thuế 80 20.529.904 904.864.304 947.472.474 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Kết luận Tổ chức vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đã trở thành một đòi hỏi tất yếu và có iis nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn các nhà quản trị có thể nắm được thông tin khái quát, cần thiết về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, xác định đúng đắn tiềm năng, hiệu quả cũng như rủi ro trong tương lai của daonh nhiệp và từ đó các nhà quản trị có thể đề ra các chính sách, biên pháp đổi mới chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua quá trình phân tích tình hình quản lí và sử dụng vốn của công ty CP xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cho thấy trong những năm gần đây công ty đã hoạt động kinh doanh có lãi. Nhưng đòi hỏi công ty phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vón sản xuất kinh doanh, bảo roàn và phát triển đồng vốn làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, duy trì năng lực xuất nhập khẩu, đông thời nâng cao đời sống công nhân viên của công ty. Mặc dù doanh nghiệp đã phân đấu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả nhưng việc tổ chức sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp còn một số tồn tại vì thế có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty CP Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Nông Nghiệp và Nông Sản, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo công ty, các cô chú anh chị phòng kế toán cùng với sự nỗ lực của bản thân. Em đã mạnh dạn nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Em muốn nhận nhiều ý kiến đóng gopy ý chân thành của thầy cô, ban lãnh đạo của công ty, các cô chú anh chị ở phòng kế toán để báo cáo của em được hoàn thiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0111.doc
Tài liệu liên quan