* Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
Với hình thức trả lương theo sản phẩm, để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc thì công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cần phải thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ.
Trong công tác nghiệm thu sản phẩm công ty thực hiện tương đối nghiêm ngặt. Tuy nhiên để hoàn thành hơn nữa công tác này các cán bộ phụ trách cần phải tiến hành theo dõi kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu phát hiện có hiện tượng hao hụt vật liệu so với định mức cần phải có biện pháp xử lý cụ thể.
Trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cần có các hình thức thưởng đối với cá nhân,phòng hoàn thành công việc với chất lượng sản phẩm cao đảm bảo đẹp về thẩm mỹ và đúng kỹ thuật. Đồng thời cần có biện pháp sử phạt đối với cá nhân, bộ phận không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải giao cho những cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có kinh nghiệm công tác và đặc biệt phải có trách nhiệm đối với công việc.
57 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác trả lương, trả thưởng tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, tuy nhiên có kết hợp với việc gia công đóng gói sản phẩm trước khi tiêu thụ do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2
Thu mua hàng hoá
Nhập kho
Xuất gia công
Xuất bán buôn, bán lẻ
Ghi chú:
(1): thu mua nông sản, hàng hóa nhập kho.
(2): Xuất kho những sản phẩm gia công.
(2b): Xuất bán ngay không cần gia công
(3): Sản phẩm gia công nhập kho
(4): Xuất kho sản phẩm đã gia công đem bán
3. Đặc điểm kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Xuất phát từ các đặc điểm kinh doanh trên hoạt động của công ty chủ yếu là bán buôn bán lẻ các sản phẩm từ nông sản, thực phẩm nên mang tính ổn định quanh năm. Mặc dù có sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất, mặt hàng kinh doanh hợp lý trong các dịp lễ tết thông qua đó:
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
+ Đảm bảo đời sống cho người lao động
+ Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước.
Bảng 1: Các chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
1
Số vốn kinh doanh
Tr.đ
17.000
20.000
30.000
33.000
40.000
2
Doanh thu bán hàng
Tr.đ
4.300
6.000
10.000
11.700
15.700
3
Thu nhập chịu thuế
Tr.đ
3.700
5.000
10.000
10.400
11.300
4
Số lượng CNV
Người
72
73
70
67
66
5
Thu nhập bình quân của CBCNV
Đ/Ng
1.500.000
1.650.000
1.800.000
1.950.000
2.100.000
Qua các chỉ tiêu trên ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của Công ty luôn duy trì được tốc độ phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô và tài sản của công ty, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự lãnh đạo và khả năng lãnh đạo phát triển của Công ty. Hứa hẹn cho tương lai Công ty càng mở rộng và phát triển vững mạnh trong nền kinh tế thị trường.
Mặt hàng sản phẩm: Gồm 2 loại
+ Mặt hàng bánh trung thu : Hộp
+ Mặt hàng mứt tết : Hộp
Bảng 2: Sản lượng từng mặt hàng
TT
Tên hàng
ĐVT
SL Năm 2003
SL Năm 2004
SL Năm 2005
SL năm 2006
SL năm 2007
SL năm 2008
SL năm 2009
1
Bánh trung thu
Hộp
19000
20400
30000
32500
40000
42500
50000
2
Mứt tết
Hộp
16000
17400
18200
19530
27800
29200
30600
Bảng 3: Bảng phân tích tỷ lệ bình quân các mặt hàng
TT
Tên hàng
ĐVT
Hệ số 2004/2003
Hệ số 2005/2003
Hệ số 2006/2003
Hệ số 2007/2003
Hệ số 2008/2003
Hệ số 2009/2003
1
Bánh trung thu
Hộp
1,0736%
1,5789%
1,7105%
2,1052%
2,2368%
2.6315%
2
Mứt tết
Hộp
1,0874%
1,1375%
1,2206%
1,7375%
1,825%
1,9125%
Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy nhìn chung tình hình sản xuất của công ty tăng trưởng đều . Mặt hàng sản xuất theo thời vụ , thị trường chủ yếu là vùng nông thôn và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Sơn La . Công ty cũng thường xuyên bám sát thị trường, thay đổi chất lượng sản phẩm để phù hợp với thị trường của công ty.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đạt được trong 5 năm gần đây được phản ánh cụ thể qua bảng sau:
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng doanh thu
20.650
22.505
24.543
25.500
36.900
38.145
39.102
2
Doanh thu xuất khẩu
0
0
0
0
0
0
0
3
Lợi nhuận trước thuế
69
71
107
240
450
485
607
4
Lợi nhuận sau thuế
50
51
77
240
450
485
607
5
Giá trị TSCĐ bq trong năm
1.350
1.243
1.124
1.250
1.856
1.967
2.365
6
Vốn lưu động bq trong năm
495
498
617
986
1.008
1.145
1.382
7
Lao động bq trong năm
68
73
72
73
70
67
66
8
Tổng chi phí sx trong năm
20.581
22.434
24.436
25.260
36.450
37.660
38.495
Giải thích số liệu: Căn cứ vào biểu trên phân tích một số chỉ tiêu sau:
* T ỷ lệ hoàn thành doanh thu các năm so với năm 2003
- Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2004 so với năm 2003
= DT 2004 / DT 2003
= 22.505/ 20.650 x 100% = 108,983%
- T ỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2005 so với năm 2003
= DT 2005 / DT 2003
= 24.543/ 20.650 x 100% = 118,852%
- T ỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2006 so với năm 2003
= DT 2006 / DT 2003
= 25.500/ 20.650 x 100% =123,486 %
- Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2007 so với năm 2003:
= DT 2007 / DT 2003
= 36.900/ 20.650 x 100% = 178,692 %
- Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2008 so với năm 2003
= DT 2008/DT 2003
= 38.145/20.650x100% = 184,721%
- Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2009 so với năm 2003
= DT 2009/ DT 2003
= 39.102/ 20.650x 1000% = 189,355%
* Tỷ lệ doanh thu các năm so với năm 2003:
- Doanh thu 2004/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2004 – 100%
= 108,983% - 100%
= 8,983%
- Doanh thu 2005/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2005 – 100%
= 118,852% - 100%
= 18,852%
- Doanh thu 2006/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2006 – 100%
= 123,486% - 100%
= 23,486%
- Doanh thu 2007/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2007 – 100%
= 178,692% - 100%
= 78,692%
Bảng 5: Bảng tính tỷ lệ hoàn thành doanh thu các năm so với năm 2003:
TT
Chỉ tiêu
Hệ số 2004/2003
Hệ số 2005/2003
Hệ số 2006/2003
Hệ số 2007/2003
Hệ số 2008/2003
Hệ số 2009/2003
1
Tỷ lệ hoàn thành
108,983%
118,852%
123,486%
178,692%
184,721%
189,355%
2
Tỷ lệ tăng doanh thu
8.983%
18,852%
23,486%
78,692%
84,721%
89,355%
Căn cứ vào số liệu trên ta thấy công tác kinh doanh của công ty rất tốt doanh số sáu năm đã tăng 189,355% vượt so với năm 2003.
Tổng doanh thu : Đơn vị tính : Triệu đồng
Lấy số liệu trên quyết toán tài chính hàng năm của công ty, bao gồm :(= 39.102đ )
Là một đơn vị kinh doanh và sản xuất mặt hàng nông sản thực phẩm. Nên doanh thu ở đây có cả doanh thu sản phẩm tiêu thụ , doanh thu hàng hóa bán ra và doanh thu hoạt động khác.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG,
TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương, trả thưởng tại công ty.
1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Dây chuyền sản xuất:
Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu , khâu sản xuất chỉ mang tính chất bổ xung mặt hàng cho kinh doanh thương mại. Cụ thể dây chuyền sản xuất bánh trung thu, mứt tết của công ty theo sơ đồ tổng quát :
Nguyên vật liệu – chế biến – đóng gói – nhập kho – Tiêu thụ
Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì quá trình chế biến có khác nhau.
+ Công nghệ sản xuất:
Phương pháp sản xuất thủ công , trang thiết bị chủ yếu là công cụ cầm tay chưa có dây chuyền sản xuất hiện đại , tự động.
Mặt bằng nhà , xưởng nhỏ hẹp không chuyên dùn , ngoài thời vụ sản xuất dùng làm kho nên chưa đảm bảo các điều kiện sẩn xuất cần thiết
Điều kiện an toàn lao động đơn giản , chủ yếu là trang bị găng tay , ủng, khẩu trang.
1.2. Yếu tố lao động:
Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp gồm lao động quản lý, lao động hành chính văn phòng , lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Về quản lý lao động hiện nay tại công ty Cổ phần nông sản Thực phẩm Hà Tây đang quản lý theo hai loại đó là:
+ Lao động trong biên chế: Gồm giám đốc và hai nhân viên ở phòng kế toán công ty.
+ Lao động hợp đồng dài hạn gồm tất cả các nhân viên và công nhân còn lại trong công ty.
Số lượng lao động của từng thành phần trong cơ cấu lao động toàn công ty đó là:
Hội đồng quản trị : 1 người là giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng kế toán: 2 người
Phòng tổ chức hành chính : 3 người
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 4 người
Phòng bảo vệ : 1 người
Về chất lượng: Toàn công ty có 9 người có trình độ đại học, 20 người có trình độ là trung cấp, còn lai là công nhân.
Trạm sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông : 1 kế toán, 23 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng.
Cửa hàng nông sản thực phẩm Hà Đông : 1 Kế toán, 18 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng.
Trạm nông sản thực phẩm Ứng hòa : 1 kế toán, 15 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng.
Sử dụng lao động hiện có trong công ty và những lúc thời vụ( Tết) công ty đi thuê thêm ngoài theo thời vụ.
Lao động hiện nay tại công ty được phân ra làm 2 loại:
+ Lao động gián tiếp : là bộ phận những người quản lý công ty.
+ Lao động trực tiếp: Là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất và bán hàng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực , hàng năm công ty cho thợ cũ, cán bộ đi học do Sở Lao động thương binh xã hội mở , tập huấn theo chuyên đề.
Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động. Doanh nghiệp đảm bảo đủ các chính sách Bảo hiểm như: Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo việt, học tập ,nâng lương cho người lao động , tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác.
1.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh:
Vốn pháp định : 3 tỷ
Vốn và cơ cấu của doanh nghiệp : Tổng số vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp là : 2,864 tỷ đồng
Vốn cố định và sử dụng vốn cố định : 1,856 tỷ đồng
Vốn lưu động và sủ dụng vốn lưu động : 1,008 tỷ đồng
Sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tập trung chủ yếu là nhà cửa và kho tàng , sử dụng vốn lưu động của doanh nhiệp tập trung vào chủ yếu để dự trữ hàng hóa và luân chuyển , một phần nợ nằm trong nợ cho vay TK 411, nợ bán hàng chưa thu được TK 131.
1.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ , thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là bán buôn bán lẻ các sản phẩm nông sản ,thực phẩm và sản xuất theo thời vụ 2 mặt hàng chính là:
+ Mặt hàng bánh trung thu: Nguyên liệu gồm : Bột mỳ, lạc nhân, nha , bột chống mốc , đường trắng, vừng trắng, mứt bí, bột nhân, mứt sen... làm bánh cho vào khay ,nướng thành sản phẩm đóng hộp, nhập kho thành phẩm.
+ Mặt hàng mứt tết: gồm các loại mứt bí, cà rốt, lạc, táo tầu, dừa khô...đóng vào túi và cho vào hộp nhập kho thành phẩm.
Thị trường tiêu thụ là các khu vực trong địa bàn Quận Hà Đông,và các tổ chức đơn vị có nhu cầu đặt hàng tại các tỉnh thành lân cận.
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các công ty tư nhân mở ra và cũng sản xuất cùng loại mặt hàng và với giá thành rẻ hơn so với công ty. Nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.
2. Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty.
Như chúng ta đã biết tiền lương, tiền thưởng là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý là cơ sở, động lực làm tăng năng suất lao động và là đòn bẩy cho sự phát triển của Doanh nghiệp.
Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu cho họ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, nếu họ được trả theo đúng sức lao động mà họ góp, nhưng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất không đạt hiệu quả cao nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra. Ta đã biết vì động cơ tiền lương người lao động phải có trách nhiệm cao trong công việc. Tiền lương tạo ra sự say mê nghề nghiệp, gắn kết các thành viên với mục đích và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa chủ Doanh nghiệp với người lao động khiến người lao động tự giác hơn trong công việc.
Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy, việc xây dựng tháng lương, bảng lương, lựa chọn nhưng hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu về vật chất và tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động có tinh thần trách nhiệm với công việc thực sự là việc làm cần thiết.
Bên cạnh đó ta thấy rằng việc người lao động được hưởng chế độ tiền thưởng là vấn đề cũng rất được quan tâm. Vì vậy việc đảm bảo hàng tháng chi trả lương, trả thưởng cho người lao động đúng thời gian quy định và được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ đảm bao quyền lợi thiết thực cho người lao động.
Vì những lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài “ Công tác tiền lương, tiền thưởng của công ty Nông sản thực phẩm Hà Tây”. Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
* Tổ chức lao động tiền lương:
Quy định trả lương và các hình thức trả lương trong Công ty cổ phần Nông sản thức phẩm Hà Tây.
- Quy định chung của việc tính lương trong đơn vị.
Căn cứ vào nghị định của Chính phủ về đổi mới tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty cổ phần Công trình giao thông Lào Cai quyết định việc trả lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Việc trả lương phải đúng theo quyết định của Nhà nước, phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty( Theo hệ số riêng của Công ty) đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
+ Cơ chế trả lương phải khuyến khích được người lao động từ công nhân trực tiếp sản xuất đến những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát huy được năng lực của mỗi người trong công việc được giao. Điều này có nghĩa là kết quả tiền lương phải gắn liền với năng suất lao động, chất lượng và kết quả công việc.
+ Đối với người lao động làm thêm giờ, ngoài giờ tiêu chuẩn thì phải hưởng lương theo đúng quyết định của Công ty.
+ Quá trình phân phối lương còn dựa trên nguyên tắc cán bộ công nhân viên làm công việc gì thì hưởng lương theo công việc đó. Người cống hiến nhiều cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được hưởng lương cao hơn và ngược lại.
- Các hình thức trả lương trong Công ty.
Hiện nay công ty áp dụng ba hình thức trả lương cho công nhân đó là:
+ Hình thức trả lương theo thời gian: Theo hình thức này sẽ dựa vào thời gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ trả lương cho người lao động,nó được áp dụng tại Văn phòng công ty.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương trả theo hình thức này sẽ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm hoàn thành. Quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tiền lương được hưởng phù lợp với trình độ năng lực, mức cống hiến của mỗi cá nhân đối với mỗi doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người làm nhiều, đạt hiệu quả chất lượng cao được hưởng nhiều. Có như vậy mới đảm bảo được tính công bằng, chính xác đối với việc trả lương cho người lao động. Hình thức này được áp dụng tại trạm sản xuất Chế biến thực phẩm Hà Đông và cửa hang Nông sản thực phẩm Hà Đông, Trạm nông sản thực phẩm Ứng Hòa.
+ Hình thức trả lương khoán bán hàng:
2.1: Xác định quỹ lương
2.1.1: Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp ( tổng quỹ lương) là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong một thời gian nào đó bao gồm tiền lương trả cho lao động trong danh sách hay ngoài danh sách, lao động trong nghành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành khác.
Doanh nghiệp căn cứ vào thang lương, bậc lương và chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương trong sản phẩm theo các định mức kinh tế kỹ thuật đã được xác định hợp lý và chặt chẽ. Đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo tình hình giá cả biến động trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp chủ động lựa chọn hình thức và chế độ trả lương, trả thưởng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quán triệt nguyên tắc phân phối lao động được xếp lương, nâng cao lương cho công nhân viên chức theo chế độ, chính sách lương của Nhà nước.
2.1.2: Các thành phần của quỹ lương
Theo Nghị định số 235/ HĐBT ngày 19 /09/ 1985 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay thuộc chính phủ), quỹ tiền lương gồm các khoản chủ yếu sau:
- Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, luơng khoán.
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong vi phạm chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học…
- Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Xét phương diện trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại:
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kềm theo( phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ…)
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên được nghỉ theo đúng chế độ( nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, nghỉ việc vì ngừng sản xuất,…). Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định cũng được xếp vào lương phụ.
Việc phân chia tiền lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý tiền lương của doanh nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, thức đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với phân tích hoạt động kinh tế: Độ lớn của tiền lương chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tổ chức kỷ luật lao động, trình độ công nghệ, điều kiện làm việc… còn độ lớn tiền lương phụ phần lớn là những koản được Nhà nước đài thọ và không phụ thuộc vào những yếu tố trên.
2.1.3: Cách xác định quỹ lương
* Xác định quỹ lương kế hoạch: quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức:
å Vkh = [Lđb x TL min DN x ( Hcb + Hpc) + Vvc] x 12 tháng
Trong đó:
å Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
Lđb : Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi.
TL min DN : Mức lương tối thiểu điều chỉnh trong doanh nghiệp do doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
Hcb : Hệ số cấp bậc công việc bình quân được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn và định mức lao động.
Hpc : H ệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Căn cứ vào bản quy định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh xã hội, xác định các đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định hệ số các khoản phụ cấp.
Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong mức lao động tổng hợp. Qu ỹ lương này bao gồm quỹ lương của hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng tổng công ty, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể và một số đối tượng khác mà tất cả chưa tính vào định mức lao động tổng hợp.
* Xác định quỹ lương báo cáo: Được xác định theo công thức
å Vbc = ( VĐG x C SXKD ) + Vpc + VBS + VTG
Trong đó:
VĐG: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao
C SXKD : Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện hoặc doanh thu.
Vpc : quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong đơn giá theo quy định, tính theo số lao động thực tế được hưởng với từng chế độ.
VBS : Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng với doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ này gồm: qu ỹ tiền lương nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, ngày lễ, tết…
VTG : Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động.
2.2. Công tác trả lương.
* Bản chất của tiền lương: Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi mà họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiền lương có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì chỉ tồn tại thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, thành phần kinh tế tư nhân bị kìm hãm. Theo quan điểm ở thời kỳ này, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. Khái niệm này hoàn toàn nhất trí với quan hệ sản xuất và cơ chế phân phối của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Xã hội chủ nghĩa. Sự đóng góp của mỗi người lao động là khác nhau nhưng do Nhà nước trực tiếp quản lý việc trả lương từ trên xuống dưới theo thang bảng lương quy định mà không biết sự đóng góp của từng người lao động trong thời kỳ này nên không khuyến khích được người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong công việc… hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển ngân sách Nhà nước còn eo hẹp lại phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực nên tiền lương trả cho người lao động rất thấp, không đủ để họ tái sản xuất giản đơn… chính vì vậy người lao động không phát huy hết được năng lực của mình, không gắn bó với doanh nghiệp điều này đã làm cho hiệu quả kinh tế xã hội thời kỳ này thấp.
Hiện nay chúng ta đã chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đó các quan điểm truyền thống không còn phù hợp nữa. Ở một nền kinh tế đã có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất như nước ta hiện nay thì phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần, từng khu vực kinh tế.
Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng tính đủ khi thực hiện quá trình sản xuất.
Sức lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã hao phí nên tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, dựa trên hao phí lao động và hiệu quả lao động của người lao động. Do đó, tiền lương là một phạm trù của phân phối.
* Chức năng của tiền lương : Tiền lương thực chất là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận mào đấy dực trên những quy định của Nhà nước. Song tiền lương lại là lợi ích vật chất mà người lao động nhận được để nuôi sống bản thân và gia đình của họ, duy trì quá trình tái sản xuất tự nhiên và xã hội. Do đó chức năng và vai trò của tiền lương rất quan trọng.
- Tiền lương thực hiện chức năng là thước đo giá trị mà đó là giá trị sức lao động. Biểu hiện tiền lương phải phản ánh được sự thay đổi của giá trị, khi giá trị thay đổi thì tiền lương phải thay đổi theo. Tiền lương thực hiện chức năng này cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động.
- Tiền lương phải đảm bảo chức năng tái sản xuất sức lao động.
Tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, tức là tiền lương mà người lao động nhận được không chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình người lao động mà còn dành một phần để học tập nâng cao.
- Tiền lương là cơ sở để kích thích sản xuất.
Muốn thực hiện chức năng này tiền lương phải đủ lớn để kích thích người lao động hăng hái làm việc. Tổ chức tiền lương phải làm như thế nào để phân biệt được người làm tốt, người làm chưa tốt để trả lương.
- Tiền lương phải đảm bảo chức năng tích luỹ để dành.
Về nguyên tắc tiền lương không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà một phần của tiền lương còn phải để tích luỹ phòng những lúc bất trắc, những cái không bình thường xảy ra như ốm đau, bệnh tật… và còn để cho những thời gian không lao động, sau lao động. Muốn thực hiện được chức năng này thì tiền lương phải lớn hơn tiêu dùng.
2.2.1: Đối với lương thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động thực đi của công nhân cũng như cấp bậc kỹ thuật của họ. Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo tháng, theongày, theo giờ công tác nên gọi là tiền lương tháng, lương ngày, lương giờ. Lương tháng có nhược điểm là không phân biệt được người làm việc nhiều hay ít ngày trong tháng nên không có tác dụng khuyến khích sử dụng ngày công chế độ. Đơn vị thời gian tính lương càng ngắn thì càng sát mức độ hao phí lao động. Vì vậy, hiện nay các Doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương theo ngày.
Ưu điểm: của hình thức tiền lương ngày là đơn giản, dễ tính toán, phản ánh đúng trình độ kỹ thuật, điều kiện làm việc của người công nhân.
Nhược điểm: là chưa gắn tiền lương người lao động của từng người. Vì thế không kích thích người công nhân tận dụng thời gian lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Hình thức này áp dụng cho mọi công việc ở các bộ phận mà quá trình sản xuất chủ yếu do máy móc thực hiện, những công việc chưa xây dựng định mức lao động hoặc không thể định mức được những công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Khi lao động thủ công còn phổ biến, trình độ chuyên môn sản xuất chưa cao thì cần mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng khi sản xuất phát triển ở trình độ cao, quá trình sản xuất được cơ giới hoá và tự động hoá theo hình thức trả lương theo thời gian.
Căn cứ vào hệ số lương, bậc lương tối thiểu và số ngày làm việc trong tháng để tính ra lương của nhân viên và theo công thức sau:
Hệ số tiền lương x mức lương tối thiểu
Lương thời gian = x Số ngày thực
Ngày công chế độ( 26 ngày) tế lao động
Ví dụ: tại văn phòng kế toán của công ty trong tháng 1/ 2008 có cô Ngô Thị Trâm với mức lương cơ bản là 540.000 đ/ tháng với hệ số lương là 3,65 thời gian làm việc là 21 ngày/ 26 ngày.
Vậy tiền lương của cô Trâm là:
( 3,65 +1,0) x 540.0000
26 x 21 = 2.028.155 (đ)
Vậy trong tháng 1 cô được hưởng lương thời gian là: 2.028.155 (đ)
2.2.2: Đối với lương sản phẩm.
Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc theo số lượng công việc đã hoàn thành.
Ưu điểm của hình thức tiền lương này:
- Gắn chặt thù lao lao động với kết quả sản xuất, kích thích công nhân nâng cao trình độ kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến phương pháp làm việc, sử dụng triệt để thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động.
- Thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong công nghiệp trong lao động công nhân.
Nhược điểm: Do tính lương theo khối lượng công việc hoàn thành nên cũng dễ gây tình trạng làm ẩu, chạy theo số lượng mà vi phạm quy trình sản xuất kỹ thuật, sử dụng thiết bị vượt quá công suất cho phép và một số hiện tượng tiêu cực khác.
*Một số hình thức trả lương sản phẩm
- Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho từng người lao động làm lương sản phẩm:
TLTt = ĐG TL x SPTt
Trong đó:
TLTt: Tiền lương mà người lao động được lĩnh
SPTt: Số lượng sản phẩm( bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được.
- Trả lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức lương sản phẩm gián tiếp được tính toán và trả cho bộ phận phục vụ trực tiếp sản xuất chính căn cứ vào kết quả đạt được của bộ phận sản xuất chính. có thể xác định mức lương trả cho cá nhân ( bộ phận) phục vụ theo cách này như sau:
TLTt = TL TG x H ĐM
Trong đ ó:
TL TG : Mức lương trả theo thời gian của cá nhân ( bộ phận) phục vụ.
H ĐM : Hệ số vượt mức của bộ phận sản xuất chính được phục vụ.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức tính tiền lương theo sản phẩm như sau:
Tiền lương khối lượng, số lượng công việc đơn giá tiền
Sản phẩm = Hoàn thành đủ tiêu chuẩn x lương sản phẩm
Ví dụ: tại trại sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông trong tháng 1/ 2008 có chị Trần Thị Thủy ở tổ sản xuất, căn cứ vào bảng thanh toán tiền gia công hộp mứt tháng 1/ 2008 thì:
- Công việc: gia công hộp mứt
Hộp vuông được 5000 hộp với đơn giá là 70 đồng
Vậy số tiền chị được hưởng là:
5000 x 70 = 350.000 đồng
Ngoài ra việc tính lương theo sản phẩm còn có thể quy ra công để tính. Cụ thể căn cứ vào bảng thanh toán tiền sản xuất mứt tháng 1/ 2008:
Ở đây ta vẫn tính cho chị Thủy:
- Công việc: sản xuất mứt tết.
- Đơn giá 1 công = 20.000 đồng
+ Mứt 250 H/C chị sản xuất được 51772 H quy ra công là 23,1 C
+ Mứt 200 H/C chị sản xuất được 150 H quy ra công là 0,8 C
+ Mứt lạc chị sản xuất được 4448 kg quy ra công là 3,7 C
Tổng số công : 27,6 công
Với số công như vậy( 27,6 công) số tiền chị sẽ được hưởng là:
27,6 x 20.000đ = 552.000 đồng
Vậy kết quả tháng 1 chị Trần Thị Thủy sẽ được hưởng lương sản phẩm là : 350.000 + 552.000 = 902.000 đồng
2.2.3: Đối với hình thức lương khoán bán hàng
Lương khoán bán hàng = Doanh số bán hàng x tỷ lệ lương khoán bán hàng
Tỷ lệ lương khoán bán hàng được quy định là 4%
Căn cứ vào bảng kê doanh số bán hàng.
ví dụ: lương bán hàng của cô Phạm Thị Thu ỷ = 20.000.000 x 4%= 800.000
Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà đông
Bà triệu – Hà Đông – Hà Nội
BẢNG KÊ DOANH SỐ BÁN HÀNG
Tháng 1 năm 2008
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên người bán
Doanh số
Ghi chú
1
Phạm Thị thuỷ
20. 000. 000
2
Nguyễn thị Kim Thanh
21.000.000
3
Nguyễn Thị Tâm
30.000.000
4
Phạm Thị Ngà
30.000.000
5
Nguyễn Thị Thu
20.000.000
6
Phạm Thị Ngà
20.000.000
7
Trịnh Kim Thu
18.500.000
…
………………
Cộng
420.400.000
Bằng chữ: Bốn trăm hai mươi triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn
* Một số chế độ khác khi tính lương
Bên cạnh tính lương theo thời gian, theo sản phẩm, lương khoán người lao động còn được hưởng một số chế độ khác như:
- Phụ cấp độc hại được áp dụng với những công việc như sau:
+ Phết keo dán nơ, phẩm màu.
+ Vệ sinh quét rác cống rãnh.
Phụ cấp độc hại = Hệ số phụ cấp x lương cơ bản
- Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho quản lý các phòng ban công ty, phân xưởng hoặc một số cá nhân có công việc đòi hỏi trách nhiệm cao.
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x lương cơ bản x hệ số lương
Mức phụ cấp được công ty áp dụng như sau:
+ Trưởng phòng công ty: 0,3
+ Phó phòng công ty: 0,2
- Tiền ca ba: Áp dụng cho những người làm thêm ca
Hệ số lương x Lương cơ bản
Tiền ca ba = x 0,4
26
- Tiền lễ : Theo quy định tính như sau
Cấp bậc công nhân x lương cơ bản
Tiền lễ = x Công lễ
26
- Tiền lương phép: Đối với nghỉ phép, số ngày nghỉ của công nhân tăng dần cùng với số năm công tác tại công ty.
+ Thời gian làm việc ít hơn 5 năm: Được nghỉ theo tiêu chuẩn 12 ngày một năm
+ Từ 5 đến 10 năm: được nghỉ 13 ngày một năm
+ Từ 10 đến 15 năm: được nghỉ 14 ngày một năm
+ Từ 15 đến 20 năm: được nghỉ 15 ngày một năm
+ Từ 20 đến 25 năm: được nghỉ 16 ngày một năm
+ Từ 25 đến 30 năm: được nghỉ 17 ngày một năm
+ Từ 30 đến 35 năm: được nghỉ 18 ngày một năm
Bậc lương x lương cơ bản x số ngày nghỉ phép
Lương phép =
26
*Nguyên tắc trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây.
- Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi cán bộ công nhân viên được hưởng.
- Ngoài mức lương được hưởng theo quy định của Nhà nước các công nhân viên đang làm việc trong công ty được hưởng theo số lượng riêng của công ty( Hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao).
* Cách trả lương hiện nay của Công ty.
Thời gian trả lương, tính thưởng cho người lao động là theo tháng. Căn cứ để tính là các chứng từ hạch toán theo thời gian lao động và kết quả lao động cùng các chứng từ khác liên quan. Tất cả các chứng từ được kiểm toán, kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng cho người lao động, theo hình thức này công ty trả lương chia làm hai kỳ:
+ Kỳ I: Đầu tháng tạm ứng.
+ Kỳ II: Cuối tháng căn cứ bảng quyết toán lương trừ đi số tạm ứng đầu tháng và thanh toán số còn lại cho người lao động.
BẢNG CHẤM CÔNG
* Bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép,… để làm căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động.
* Trách nhiệm ghi:
- Mỗi bộ phận( phòng ban, tổ, nhóm… ) phải lập bảng chấm công hàng tháng, hàng ngày tổ trưởng ( phòng, ban …) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo ký hiệu quy định trong chứng từ.
- Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH… về bộ phận kế toán kiểm tra đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH, kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32 đến 37.
* Phương pháp chấm công.
Tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, ngày công được quy định. Một ngày công thời gian quy định (+). Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác định khối lượng đơn vị trực thuộc.
Cụ thể bảng chấm công phòng kế toán trên công ty tháng 1/ 2008 như sau:
- Lương sản phẩm sp - Lương nghỉ phép P
- Lương thời gian + - Nghỉ học, họp H
- Lương ốm ô - Nghỉ thai sản TS
- Tai nạn T - Nghỉ tựu túc TT
BẢNG THANH TOÁN TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I
Để đảm bảo đời sống sing hoạt cho người laio động, cứ đầu tháng công ty cho người lao động tam ứng lương kỳ I. Tùy thuộc vào mức lương cơ bản của từng người mà người lao động có thể tạm ứng lương theo nhu cầu của mình nhưng không vượt mức lương cơ bản của mình.
Cụ thể văn phòng công ty trong tháng 1/ 2008 có bảng thanh toán tam ứng lương kỳ I như sau: Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I
Tháng 1/ 2008 Đơn vị: Văn phòng công ty
STT
Họ và tên
Chức vụ
Tạm ứng kỳ I
Ký nhận
1
Nguyễn Quốc Hiến
GĐ
900,000
2
Đặng Đình Dung
PGĐ
900,000
3
Ngô Thị Trâm
KTT
600,000
4
Đỗ Thị Thủy
KT
600,000
5
Trần Thị Nhã
TPHC
600,000
6
Phạm Thị Ngà
TPNV
600,000
7
Phạm Thị Hạnh
NV
300,000
8
Nguyễn Đức Chính
NV
300,000
9
Như Ngọc Tuyên
NV
300,000
10
Trần Nam
NV
300,000
11
Nguyễn Thị Minh
NV
300,000
12
Nguyễn Văn Nhuế
LX
300,000
13
Nguyễn Tiến Đạt
BV
300,000
CỘNG
6,300,000
(Sáu triệu ba trăm ngàn đồng chẵn)
KT Thanh toán
Mẫu số 03 - TT
Đơn vị: Công ty CP NSTP – Hà Tây ( Ban hành theo QĐ số 15 / 2006/ QĐ - BTC
Ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng BTC)
Bộ phận:
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 09 tháng 01 năm 2008
Kính gửi: …………………………………………………………
Tên tôi là: Phạm Văn Ngà
Địa chỉ: Hà Đông – Hà Nội
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 28.250.000 (đ). ( Viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn.)
Lý do tạm ứng: Chi tạm ứng lương kỳ 1 cho toàn Công ty
Thời hạn thanh toán………………………………………………
Giám đốc KT trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng
(Đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký)
Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng kế toán lập phiếu đề nghị thanh toán.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Do đặc diểm của công ty là công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang tính dây truyền hàng loạt, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn nhưng kết cấu các mặt hàng lại thay đổi theo mùa, nên việc quyết toán tiền lương theo quý thanh toán khối lượng theo từng công việc hoàn thành. Bảng thanh toán lương được lập hàng tháng, quý theo từng phòng, ban, đơn vị trực thuộc tương ứng với bảng chấm công.
Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp… Căn cứ vào các chứng từ liên quan bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng được lưu tại phòng kế toán, mỗi lần tính lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột “ ký nhận” hoặc người nhận ký thay.
2.2. Công tác trả thưởng tại công ty
Tiền thưởng là một phần thu nhập của người lao động góp phần cải tiến sin hoạt hàng ngày của người lao động. Nó có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.
* Nội dung của tổ chức trả thưởng:
Khi tổ chức các hình thức tiền thưởng cần chú ý đến những nội dung sau:
+ Chỉ tiêu thưởng : Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hình thức tiền thưởng, yêu cầu là phải rõ ràng, chính xác cụ thể. Chỉ tiêu thưởng bao gồm các chỉ tiêu về số lượng và các chỉ tiêu về chất lượng.
+ Điều kiện thưởng: Nhằm xác định những tiền đề thực hiện một hình thức thưởng nào đó, đồng thời dùng để kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu xét thưởng.
+ Mức tiền thưởng: Là số tiền thưởng cho người lao động khi họ đạt được những chỉ tiêu và điều kiện xét thưởng. Mức tiền cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào nguồn vốn nhiều hay ít.
Hiện nay công ty đang áp dụng các hình thức và các cách xác định trả thưởng:
- Đối tượng xét thưởng: là toàn bộ những người lao động trong công ty
- Những người thuộc các trường hợp sau không được xét thưởng.
+ Những người vi phạm kỷ luật hoặc xâm phạm tài sản của công ty bị kỷ luật cảnh cáo toàn công ty trở lên.
+ Những người vi phạm pháp luật đang trong thời gian chờ kỷ luật.
Điều kiện xét thưởng: Công ty thực hiện xét thưởng hàng tháng, riêng xét thưởng tháng 12 sẽ được kết hợp với tổng kết cả năm. Hàng tháng các phòng ban sẽ họp mặt một lần để bình bầu xếp loại cán bộ công nhân công ty.
Ngoài ra công ty còn có khoản phụ cấp hiện nay công ty chỉ phụ cấp trách nhiệm:
+ Giám đốc : 0,4
+ Trưởng phòng : 0,3
+ Phó phòng: 0,2
Nhận xét: Việc áp dụng các hình thức trả thưởng như trên không phát huy được hết tác dụng của người lao động tăng năng suất lao động. mặt khác việc phân phối tiền thưởng như trên còn chưa thực sự phân phối theo lao động mà nó mang tính chất bình quân. Do đó, muốn kích thích người lao động và phân phối theo năng lực từng người thì công ty phải mở rộng ra nhiều hình thức tiền thưởng như: Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch…
3. Đánh giá thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty.
3.1. Ưu điểm:
Nhìn chung công tác tiền lương, tiền thưởng đã đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh. Riêng đối với công tác tiền lương, tiền thưởng thì có những tiến bộ hơn so với doanh nghiệp khác trên địa bàn.
Trong điều kiện khó khăn về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì công ty đã đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động nâng cao đời sống tinh thần cho họ, người lao động đã thực sự gắn bó với Công ty tạo đà nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đảm bảo giúp cho công ty có sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
3.2.Nhược điểm:
Bên cạnh những mặt mạnh công ty còn tồn tại một số nhược điểm trong công tác tiền lương, tiền thưởng. Từ đó cần có biện pháp khắc phục nhằm củng cố hoàn thiện công tác lao động tiền lương và tiền thưởng để đảm bảo lợi ích hai mặt của một vấn đề. Cụ thể như sau:
- Về khoản tiền tạm ứng cho cán bộ công nhân viên: Việc trích trước cán bộ công nhân viên nghỉ làm việc nửa tháng ( lý do việc riêng) hay nói cách khác là trong tháng công nhân đó chỉ làm việc nửa tháng, nếu kế toán cứ trích theo một tỷ lệ trên thực tế như vậy liệu có hợp lý không?Đã tiết kiệm được chi phí lương chưa?
- Công ty chưa thực hiện trích trước lương nghỉ phép: Với số công nhân viên tương đối lớn thì số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân viên trong năm là không nhỏ. Trong khi đó việc công nhân nghỉ phép trong tháng không đều, thường tập trung vào dịp tết âm lịch, kể cả những người không nghỉ phép cũng xin thanh toán vào dip đó. Do đó làm giá thành của Công ty trong tháng này biến động tương đối lớn.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY
1. Định hướng phát triển của công ty.
Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây với bề dày kinh nghiệm sẵn có, đội ngũ nhân viên được đào tạo toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ, các thiết bị máy móc chuyên ngành và phương thức tiến hành tiên tiến. Trong những năm gần đây Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động thu nhập bình quân của người lao động trong công ty luôn tăng so với kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
2. Các giải pháp chủ yếu.
2.1. Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch.
Việc xây dựng quỹ lương kế hoạch của Công ty được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng chế độ. Tuy nhiên nhiều chỉ tiêu tính toán không được phù hợp, không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay của Công ty. Để khắc phục nhược điểm này công ty nên thực hiện một số giải pháp sau:
- Xác định số lao động định biên: Số lao động định biên theo kế hoạch được tính theo công thức sau:
Lđb = Lcnc + Lp + Lql
Trong đó:
Lcnc: Số công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh
Lp: Số lương công nhân phụ
Lql: Số lao động quản lý
- Xác định năng suất lao động kế hoạch: năng suất lao động kế hoạch được tính theo công thức sau:
NSLĐkh
=
DTkh
L đb
Trong đó:
DTkh: Doanh thu kế hoạch đặt ra trong năm
Lđb: Số lao động định biên kế hoạch trong năm
2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho cán bộ quản lý.
2.2.1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý.
Tiền lương trả theo thời gian chỉ thực hiện đúng chức năng của nó và quán triệt phân phối theo lao động khi việc phân công lao động và đánh giá khối lượng công việc mà người lao động hoàn thành được thự hiện tốt.
Việc trả lương cho nhân viên trong công ty gắn với quy định của nhà nước lên chưa thực sự gắn với kết quả, hiệu quả công tác của từng người. Từ đó xuất hiện vấn đề người lao động làm việc không hết khả năng, lãng phí thời gian và nhiều khi đến cơ quan chỉ mang tính hình thức.
Trong các phòng việc phân công công việc cho từng người còn chưa hợp lý. Có những người phải đảm nhận quá nhiều công việc trong khi đó có những người đảm nhiệm ít công việc, thậm chí có nhiều việc mang tính chung chung không có ai có trách nhiệm chính. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến người lao động làm việc với hiệu quả không cao. Do vậy để phân công bố trí công việc cho từng người và sử dụng tối đa khả năng làm việc cũng như thời gian của người lao động. Công ty cần tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý của mình theo các hướng sau đây:
- Phân công công việc cho từng người phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà họ được đào tạo. Nếu trước đây chưa được đào tạo cần thiết phải mở lớp ngắn hạn hoặc gửi người đi học để bổ sung kiến thức chuyên môn cho người lao động.
- Tiến hành giao việc cụ thể cho từng người, đưa ra các yêu cầu về thời gian hoàn thành, chất lượng công việc… Hàng tháng có kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động cũng như sự cố gắng vươn lên trong công việc để làm cơ sở tính trả lương, thưởng cho người lao động.
2.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho cán bộ quản lý.
Việc trả lương cho cán bộ quản lý được chia làm hai phần: Lương cơ bản và lương thưởng năng suất lao động đã gắn kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi cán bộ quản lý nhận được. Tiền lương cơ bản được tính đúng theo quy định,tuy nhiên tiền lương tiền thưởng được xác định chưa thực sự hợp lý, chưa tính đến hiệu quả làm việc của từng người và không phản ánh được sự cố gắng vươn lên trong công việc của người lao động.
Ta gọi công tác tiền lương này là Tiền lương năng suất lao động
Để khắc phục những nhược điểm trên . Công ty cần phải thực hiện công tác trả lương như sau:
- Xác định quỹ tiền lương năng suất lao động trong tháng.
Trong đó:
V1; Quỹ lương năng suất lao động trong tháng
Q1: Tổng giá trị thực hiện được trong tháng
Vkh: Quỷ tiền lương năng suất lao động khi hoàn thành kế hoạch trong tháng.
Q0: Giá trị sản lượng kế hoạch
: Tổng giá trị sản lượng kế hoạch trong năm.
2.2.3.Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm.
* Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
Với hình thức trả lương theo sản phẩm, để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc thì công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cần phải thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ.
Trong công tác nghiệm thu sản phẩm công ty thực hiện tương đối nghiêm ngặt. Tuy nhiên để hoàn thành hơn nữa công tác này các cán bộ phụ trách cần phải tiến hành theo dõi kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu phát hiện có hiện tượng hao hụt vật liệu so với định mức cần phải có biện pháp xử lý cụ thể.
Trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cần có các hình thức thưởng đối với cá nhân,phòng hoàn thành công việc với chất lượng sản phẩm cao đảm bảo đẹp về thẩm mỹ và đúng kỹ thuật. Đồng thời cần có biện pháp sử phạt đối với cá nhân, bộ phận không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải giao cho những cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có kinh nghiệm công tác và đặc biệt phải có trách nhiệm đối với công việc.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây. Em đã có điều kiện tìm hiểu được chức năng bộ máy quản trị của công ty, đặc biệt em đi sâu tìm hiểu các vấn đề về công tác trả lương, trả thưởng tại công ty.
Quá trình thực tập tại công ty đã giúp em nắm bắt được những kiến thức cơ bản mà khi được học ở trường nhưng chưa được áp dụng thực hành.
Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ của cô giáo Ngô Thị Việt Nga cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của ban Giám đốc công ty cùng với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Mặc dù vậy nhưng trình độ vẫn còn hạn chế, kiến thức ít ỏi nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Do đó em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo cũng như Ban lãnh đạo của Công ty cùng các cô và các chị trong phòng kế toán để chuyên đề thực tập của em hoàn thiện và sát với thực tế hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo cùng với Ban giám đốc Công ty và các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng kế toán đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Hà nội, ngày tháng năm 2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân- xuất bản năm 2007.
2. Các báo cáo, tài liệu của công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây
Một số giấy tờ liên quan đến công tác trả lương tại công ty
PHỤ LỤC
Mẫu số 03 – TT
Đơn vị: Công ty CP NSTP – Hà Tây ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/ 2006 của Bộ trưởng BTC
Bộ phận:
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày 10 tháng 01 năm 2008
Kính gửi: Ban Giám đốc công ty
Họ và tên người đề nghị thanh toán: Đỗ Thị Thủy
Địa chỉ: Hà Đông – Hà Nội
Nội dung thanh toán: Chi tạm ứng lương kỳ 1 cho toàn công ty
Số tiền: 28.250.000 (đ). ( Viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)
Người đề nghị thanh toán KT trưởng Người duyệt
( Đã ký) (đã ký) ( đã ký)
Mẫu số 03 – TT
Đơn vị: Công ty CP NSTP – Hà Tây ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/QĐ- BTC
Bộ phận Ngày 20/03/ 2006 của Bộ trưởng BTC
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 10 tháng 01 năm 2008 Số: 27
Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên người thanh toán: Phạm Văn Thành
Địa chỉ: Hà Đông - Hà Nội
Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây
Diễn giải
Số tiền
A
1
I. Số tiền tạm ứng
1. Số tiền tạm ứng kỳ trước chưa chi hết
2. Số tiền tạm ứng kỳ này:
- Phiếu chi số 18 ngày 10/10/ 2008
- Phiếu chi số… ngày
II. Số tiền đã chi:
1. Chứng từ số 07 ngày 10/01/2008
2…..
III. Chênh lệch
1. Số tạm ứng chi không hết( I – II)
2. Chi qua số tạm ứng ( II – I)
28.250.000
Giám đốc KT trưởng Kế toán thanh toán Người đề nghị thanh toán
(Đã ký) ( đã ký) (đã ký) (đã ký
Căn cứ vào bản thanh toán tạm ứng lương kỳ I… kế toán lập phiếu chi tiền tạm ứng kỳ 1 của toàn công ty.
Mẫu số 03 – TT
Đơn vị: Công ty CP NSTP – Hà Tây ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/ 2006 của Bộ trưởng BTC
Bộ phận:
PHIẾU CHI Quyển số:……
Ngày 10 tháng 01 năm 2008 Số: 18
Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên người nhận: Đỗ Thị Thủy
Địa chỉ: Hà Đông – Hà Nội
Lý do chi: Chi tạm ứng lương kỳ I cho toàn công ty
Số tiền: 28.250.000 (đ). (Viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)
Đã nhận đủ số tiền: 28.250.000 đồng
Kèm theo 1 tập chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 01 năm 2008
Giám đốc KT trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Đã nhận đủ số tiền: Hai mươi tám triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn.
+ Tỷ giá ngoại tệ( Vàng, bạc, đá quý)
+ Số tiền quy đổi
( Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu
Căn cứ vào bảng lương thanh toán lương kế toán lập phiếu chi thanh toán lương kỳ II của toàn Công ty.
Mẫu số 03 – TT
Đơn vị: Công ty CP NSTP – Hà Tây ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/QĐ- BTC
Bộ phận Ngày 20/03/ 2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI Quyển số:….
Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Số 30
Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên: Đỗ Thị Thủy
Địa chỉ: Hà Đông – Hà Nội
Lý do chi: Chi thanh toán lương kỳ II cho oàn Công ty
Số tiền: 90.587.174 đồng ( Số tiền viết bằng chữ )
Chín mươi triệu năm trăm tám mươi bảy ngàn một trăm bảy mươi tư ngàn đồng.
Kèm theo 1 tập chứng từ gốc
Giám đốc KT trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Đã nhận đủ số tiền : Chín mươi triệu năm trăm tám mươi bảy ngàn một trăm bảy mươi tư ngàn đồng.
+ Tỷ giá ngoại tệ ( vàng, bạc, đá quý )
+ Số tiền quy đổi
( Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26589.doc