Đề tài Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người mù Hà Tây)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 10 I. TIẾP CẬN HỆ THỐNG THÂN CHỦ 10 II. QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 10 1. Thông tin và những vấn đề chung của nhóm trẻ 10 1.1. Thông tin 10 1.2. Vấn đề chung 11 2. Thông tin cụ thể về từng em 12 III. KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU 15 1. Thành lập nhóm 15 1.1. Lí do sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm làm phương pháp chủ đạo để giải quyết vấn đề 15 1.2. Mô hình nhóm 15 1.3. Chọn nhóm viên 15 1.4. Thảo luận mục tiêu và chương trình sinh hoạt 16 1.5. Phân công tổ chức 16 1.6. Cơ cấu phi chính thức 16 2. Chương trình 17 3. Tiến trình nhóm 19 IV. KẾT THÚC VÀ LƯỢNG GIÁ GIAI ĐOẠN I, PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN II 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vì sao tôi lại chọn đề tài này? Thứ nhất, tôi muốn đến với công tác xã hội bằng cách hướng mình đến công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp và thực thụ. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu công tác xã hội mẫu mực nào (hoặc là tôi chưa được đọc) cho tôi tham khảo cả. Với một mong muốn cá nhân đó tôi buộc phải lựa chọn nhóm đối tượng mà tôi có khả năng nhất, có điều kiện nhất để thực hiện cái gọi là CTXH chuyên nghiệp, nghĩa là thực hiện theo yêu cầu, nguyên tắc mà khoa học và nghề nghiệp công tác xã hội đặt ra. Và đó là nhóm trẻ khiếm thị mà Đội Sinh viên làm công tác xã hội cũng như tôi đã hoạt động được một thời gian tại Tỉnh hội người mù Hà Tây. Thứ hai, bất cứ một đề tài nào cũng xuất phát từ tình huống có vấn đề từ cuộc sống. Đề tài của tôi tất nhiên cũng vậy. Nó xuất phát từ vấn đề mà các em khiếm thị sinh hoạt tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây đang gặp phải. Vấn đề xã hội dưới góc độ công tác xã hội của các em vừa là vấn đề của người khuyết tật, cụ thể là khiếm thị, vừa là vấn đề của trẻ em. Bởi vậy, đây là một nghiên cứu công tác xã hội mang cả đặc điểm của công tác xã hội với người khiếm thị và công tác xã hội với trẻ em. Khái quát lại vấn đề của các em, tính bức thiết mà đề tài nêu ra chính là vấn đề đáp ứng nhu cầu giao lưu, giao tiếp của các em, và qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh cho các em. Với hai lí do đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hành đối với nhóm trẻ khiếm thị và xây dựng nên báo cáo này

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3523 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người mù Hà Tây), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người mù Hà Tây) LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vì sao tôi lại chọn đề tài này? Thứ nhất, tôi muốn đến với công tác xã hội bằng cách hướng mình đến công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp và thực thụ. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu công tác xã hội mẫu mực nào (hoặc là tôi chưa được đọc) cho tôi tham khảo cả. Với một mong muốn cá nhân đó tôi buộc phải lựa chọn nhóm đối tượng mà tôi có khả năng nhất, có điều kiện nhất để thực hiện cái gọi là CTXH chuyên nghiệp, nghĩa là thực hiện theo yêu cầu, nguyên tắc mà khoa học và nghề nghiệp công tác xã hội đặt ra. Và đó là nhóm trẻ khiếm thị mà Đội Sinh viên làm công tác xã hội cũng như tôi đã hoạt động được một thời gian tại Tỉnh hội người mù Hà Tây. Thứ hai, bất cứ một đề tài nào cũng xuất phát từ tình huống có vấn đề từ cuộc sống. Đề tài của tôi tất nhiên cũng vậy. Nó xuất phát từ vấn đề mà các em khiếm thị sinh hoạt tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây đang gặp phải. Vấn đề xã hội dưới góc độ công tác xã hội của các em vừa là vấn đề của người khuyết tật, cụ thể là khiếm thị, vừa là vấn đề của trẻ em. Bởi vậy, đây là một nghiên cứu công tác xã hội mang cả đặc điểm của công tác xã hội với người khiếm thị và công tác xã hội với trẻ em. Khái quát lại vấn đề của các em, tính bức thiết mà đề tài nêu ra chính là vấn đề đáp ứng nhu cầu giao lưu, giao tiếp của các em, và qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh cho các em. Với hai lí do đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hành đối với nhóm trẻ khiếm thị và xây dựng nên báo cáo này. 2. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa lí luận – khoa học Đề tài vận dụng kiến thức công tác xã hội với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị và trẻ em nói riêng. Đây là một đề tài nghiên cứu khám phá để tạo đà cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn, thực thụ hơn trong các giai đoạn sau. - Ý nghĩa thực tiễn: Báo cáo không phải là một báo cáo suông. Nó vận dụng kiến thức công tác xã hội để thực hành vào trường hợp cụ thể là các em các em khiếm thị tại Tỉnh Hội Người mù Hà Tây, mang lại những tác dụng tích cực thấy rõ cho các em. 3. Mục đích nghiên cứu Tăng cường năng lực giao tiếp cho các em, tăng cường khả năng tự lực cho các em trong cuộc sống. 4. Nhân viên xã hội, hệ thống thân chủ và phạm vi nghiên cứu - Nhân viên xã hội (NVXH): Nguyễn Trung Kiên và các thành viên của Đội Sinh viên làm công tác xã hội. - Hệ thống thân chủ: gồm 13 em khiếm thị đang sinh hoạt, học tập tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: Giai đoạn I: từ 10/12 đến 16/12/2007. Giai đoạn II: từ 1/3 đến 25/5/2008. + Địa điểm: tại 56 Tô Hiệu, Tỉnh Hội người mù Hà Tây, thành phố Hà Đông, Hà Tây. 5. Phương pháp nghiên cứu *Phương pháp luận nghiên cứu - Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Marxist làm kim chỉ nam cho nghiên cứu và thực hành các phương pháp, kỹ năng đối với thân chủ. * Phương pháp công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị: - Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu này. Phương pháp công tác xã hội nhóm sử dụng mối quan hệ của nhóm trẻ khiếm thị, sử dụng chương trình sinh hoạt nhóm, bầu không khí nhóm như là công cụ để tác động vào từng đứa trẻ khiếm thị và mang lại tăng trưởng tâm lý xã hội cho các em. Trong 3 mô hình nhóm, chúng tôi chọn mô hình nhóm xã hội hoá nhằm giáo dục và tác động đến sự hình thành nhân cách các em. Chương trình sinh hoạt, chúng tôi thực hiện các hình thức sau: + Tổ chức các trò chơi yêu cầu nhanh trí và vận động: trò chơi “Thuyền ai, thuyền ai” – yêu cầu tìm nhanh từ chỉ một vật cùng chữ cái đầu với tên mình; trò chơi vỗ tay theo nhịp – yêu cầu vỗ tay đúng theo số lượng mà NVXH đưa ra; trò chơi + Tổ chức tập văn nghệ: tập bài hát “Trống cơm” với hình thức đồng ca có sự tham gia tích cực của tất cả các em. Tập kịch đưa các em vào sắm vai, thể hiện bản thân mình. + Thảo luận, đối thoại: người NVXH chủ động đưa ra chủ đề và yêu cầu các thành viên trong nhóm trẻ đưa ra ý kiến. Ví dụ: về ước mơ, về câu chuyện “Bó đũa” để các em đưa ra nhận xét ý nghĩa. - Phương pháp công tác xã hội cá nhân: Đồng thời với công tác xã hội nhóm thì tôi sử dụng công tác xã hội cá nhân để bổ trợ. Sử dụng công tác xã hội cá nhân nhằm mục đích tìm hiểu sâu về cá nhân của từng đứa trẻ, tâm tư, tình cảm của các em từ đó có thể giúp đỡ các em bằng chính mối quan hệ của NVXH với từng em, hay sử dụng kết hợp với sinh hoạt nhóm để đưa các em hoà nhập tốt trong môi trường nhóm và xã hội. Các kỹ năng được sử dụng trong phương pháp CTXH CN là kỹ năng tham vấn với các kỹ năng thực hành cụ thể như kỹ năng vấn đàm, kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được thực hiện qua các buổi sinh hoạt nhóm, qua tiếp xúc với từng em, qua các trang viết nhật ký và qua các trang viết bằng chính chữ nổi Braille cho các em. * Các phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các trang nhật ký của các tình nguyện viên đến hoạt động vào giao lưu với các em. Mục đích nhằm tìm hiểu những cảm nhận của họ đối với từng cá nhân các em cũng như đối với nhóm các em. Qua đó tìm được sự thay đổi của các em trong quá trình giao lưu tiếp xúc với các anh chị tình nguyện viên. Phân tích các trang viết của các em bằng chữ nổi Braile (nếu có thể). - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm các thông tin sâu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý, tính cách của các em, nhu cầu của các em. Phỏng vấn sâu những người liên quan và thường xuyên tiếp xúc với các em như cô giáo Tâm. Phỏng vấn sâu được kết hợp trong vấn đàm, tiếp xúc với từng em. - Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực của các em tại trung tâm như quan sát bữa ăn, quan sát sinh hoạt của các em, quan sát hành vi của các em trong học tập cũng như trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc, giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh. Sử dụng quan sát kết hợp với phương pháp hồi tưởng, quay phim, chụp ảnh để ghi chép lại các thông tin, tiến trình tâm lý xã hội của các em từng ngày. 6. Cơ sở lý luận và kiến thức công tác xã hội áp dụng *Một vài quan điểm tâm lý học - Lý thuyết phân tâm học do Sigmund Freud (1856-1939) sáng lập cho rằng có thể chia sự phát triển của nhân cách con người thành 5 giai đoạn như sau: 1) Giai đoạn miệng (Oral stage): từ sinh ra đến – 1 tuổi; 2) Giai đoạn hậu môn (Anal stage): từ 1 đến 2 tuổi; 3) Giai đoạn cơ quan sinh dục (Penital stage): từ 3 đến 5tuổi; 4) Giai đoạn tiềm tàng (Latent stage): từ 6 đến tuổi dậy thì; 5) Giai đoạn tính dục (Genital stage): từ tuổi dậy thì đến hết đời. Trong 5 giai đoạn phát triển nhân cách trên thì đã có 3 giai đoạn được phân chia cho lứa tuổi từ 0 đến 5 tuổi. Freud khẳng định rằng với những trải nghiệm tuổi thơ trong 5 năm đầu đời có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành nhân cách. - Bên cạnh đó, cũng có quan điểm tổng hợp các trường phái tư tưởng của các nhà tâm lý học như S.Freud (1856-1939), của E.Erikson (1902-1994), của J.Piaget (1896-1980)…phân chia sự phát triển của con người thành 7 giai đoạn phát triển. Trong đó, 3 giai đoạn đầu tiên là: + Từ 0 - 1 tuổi: Đây là thời kỳ cảm giác vận động. Trẻ thay đổi về sinh lý nhanh (biết đi, biết ngồi, biết đứng…), tìm hiểu thế giới xung quanh. Do quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ nên việc thoả mãn các nhu cầu cũng được thoả mãn qua sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, tạo cảm giác an toàn, tin tưởng. Nếu không được cảm giác đó thì sẽ tạo ra sự sợ hãi, đó chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễu tâm sau này. + Từ 1 - 3 tuổi: Hình thành tính tự chủ, ý muốn độc lập ở trẻ, thể hiện rõ nét qua các câu nói thường gặp ở bé như “của con”, “để con tự làm cơ”…Thời kỳ này vẫn là thời kỳ cảm giác vận động. Trẻ tò mò tìm hiểu, hay bướng bỉnh theo ý kiến bản thân. Nếu không được khích lệ, khen tặng hay sự quan tâm của bố mẹ, trẻ dễ sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ, dẫn đến nhút nhát, lệ thuộc. + Từ 3 – 6 tuổi: E.Erikson gọi đây là giai đoạn của óc sáng kiến vì trẻ tò mò, đặt rất nhiều câu hỏi tại sao. Tư duy ở giai đoạn này đã phát triển lên tư duy hình ảnh trực quan. Nếu trẻ không được khuyến khích, không có cơ hội để hiểu biết trẻ dễ có cảm giác tội lỗi, dẫn tới nhút nhát, rụt rè. Giai đoạn này quan hệ xã hội của đứa trẻ đã bắt đầu vươn ra khỏi khuôn khổ gia đình, có quan hệ với những bạn cùng lứa tuổi. (Theo Tài liệu tập huấn: Phần II, chương IV, trang 7) Tóm lại, dựa trên các nghiên cứu tâm lý học ta thấy rằng giai đoạn 6 năm đầu đời của trẻ tập trung phát triển rất nhanh và rất nhiều từ giác quan, sinh lý, đến trí tuệ và nhân cách. Những gì có được trong những năm tháng đầu tiên này sẽ không dễ mất đi trong suốt giai đoạn sống về sau, ngược lại, những gì không có được trong thời gian này sẽ khó mà có được ở giai đoạn sau. *Quan điểm nền tảng trong nghiên cứu và thực hành CTXH: - Lấy nền tảng triết lý của công tác xã hội để dẫn đường cho việc xác định mục đích và các hành động đối với thân chủ: + Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu xã hội. + Giữa cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc hỗ tương. + Cả hai đều có trách nhiệm đối với nhau. + Con người đều có những nhu cầu giống nhau, nhưng mỗi con người là một cái gì đó độc đáo, không giống với người khác. + Cá nhân được phát huy các tiềm năng của bản thân đồng thời cần được thể hiện trách nhiệm đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. + Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy hay tự thể hiện của cá nhân bằng cách làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội không bị mất cân bằng. (Nguyễn Thị Oanh, 1998: 7-8) - Tuân thủ 7 nguyên tắc trong thực hành công tác xã hội là: 1) Chấp nhận thân chủ; (2) Thân chủ cùng tham gia giải quyết vấn đề của mình; (3) Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ; (4) Cá biệt hoá (; (5) Bí mật (những thông tin về thân chủ); (6) Nhân viên xã hội ý thức về mình; (7) Tính chất nghề nghiệp của mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ (bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đồng cảm và chia sẻ). *Một số quan điểm về người mù hay người khiếm thị: - Khái niệm: + Người mù: là người bị tổn thương thị giác, không còn nhìn thấy ánh sáng đối với cả hai mắt (thị lực bằng không). Đó là những người mù hoàn toàn hay còn gọi là mù tuyệt đối. + Khiếm thị: ở trong nghiên cứu này, tôi tạm thời sử dụng thuật ngữ khiếm thị để chỉ tình trạng bị khiếm khuyết thị giác ở các em từ mức độ mù hoàn toàn (không nhìn thấy gì) đến mức độ còn nhìn được lờ mờ, tuy nhiên không đủ khả năng đọc được các chữ cái. - Phân loại về người mù (người khiếm thị): Tuỳ thuộc vào tiêu chí mà có nhiều cách phân loại người mù: Nếu dựa vào nguyên nhân gây ra mù thì có mù bẩm sinh do di truyền; mù do bệnh tật (có thể nhiều loại như sởi, đậu mùa, thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể…); mù do tai nạn lao động; do chiến đấu... Cách phân loại theo tuổi bị mù là một cách phân loại được chú ý. Theo đó, người ta phân ra theo 3 mốc tuổi: thứ nhất là bị mù trước 6 tuổi; thứ hai là bị mù sau 6 tuổi đến hết tuổi trung niên hay tuổi lao động (60 tuổi ở nam và 55 tuổi ở nữ); và giai đoạn cuối là bị mù khi đã già. + Người bị mù trong vòng 6 năm đầu đời là những người không hề được thấy ánh sáng, hoặc có thì cũng còn quá bé để có thể nhớ lại những hình ảnh mà mắt đã thấy. Những người mù này là những người mù tiêu chuẩn, họ không tận dụng được gì được ở ánh sáng, ở mắt nhìn. Hoạt động của các giác quan, của tư duy, trí tuệ hoàn toạn dựa vào các giác quan khác. Nghiên cứu người mù phải tập trung ở loại này. + Người bị mù sau 6 tuổi đến tuổi trung niên: là những người có ít nhiều thuận lợi nhận biết được hình ảnh, rèn luyện được trí lực trong thời gian sáng mắt. Càng bị mù muộn thì họ một mặt có thời gian sáng mắt càng lớn, do đó có được nhiều ấn tượng cuộc sống, giúp cho họ trong quá trình tư duy, nhận thức, mặt khác thì khả năng thích ứng với cuộc sống trong điều kiện mới sẽ giảm sút vì càng về già thì các giác quan càng kém tinh tế, khó học tập. Ngược lại, càng bị mù sớm thì một mặt họ có ít thời gian sáng mắt hơn do vậy mà kinh nghiệm cuộc sống có thể ít hơn nhưng việc rèn luyện khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới lại dễ hơn, thuận lợi hơn. + Người bị mù trong tuổi già (tuổi sau lao động): đối với những người này, một mặt khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới kém hơn rất nhiều, mặt khác họ cũng có ít nhu cầu hơn, hoặc không còn bức thiết. Mỗi loại mù cần có những biện pháp giúp đỡ phù hợp, đặc biệt là người mù trong 6 năm đầu đời. - Hạn chế của người mù: Theo nghiên cứu thì người bình thường lượng tiếp nhận thông tin qua các giác quan như sau: thị giác 80%, thính giác 15 %, xúc giác 4%, khứu giác và vị giác 1%. Với con mắt, người ta có một lợi thế vô cùng lớn trong việc tiếp nhận thông tin. Với đôi mắt, người ta có thể nhìn gần, nhìn xa, nhìn rộng hay nhìn tập trung, nhìn tổng thể hay nhìn vào từng chi tiết như màu sắc sáng tối, đậm nhạt, hình dáng to nhỏ, sần sùi hay nhẵn, kích thức rộng hẹp, có thể thông qua mắt để biểu đạt trạng thái tình cảm như một phương tiện giao tiếp, hay nhận biết các trạng thái tình cảm, cử chỉ, hành động từ người khác. Hơn nữa trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin người ta đã sáng chế ra nhiều máy móc, thiết bị giúp cho khả năng của mắt tăng gấp bội như máy tính, máy hiển vi, kính thiên văn, máy ảnh, ti vi, internet, hoặc lượng sách, báo, truyền hình có mặt ở mọi nơi với đa dạng số lượng, và chủng loại thông tin. Như vậy đối với người mù thì chỉ có thể tiếp nhận thông tin qua 4 giác quan còn lại, chủ yếu vào thính giác và xúc giác. Khi bị mù mắt thì lượng thông tin tiếp nhận do các giác quan còn lại có thể tăng lên song không đáng kể. Ở đây, nếu lượng thông tin và cảm xúc được tiếp nhận nhiều, chất lượng tốt thì sẽ giúp cho họ nhận thức và hành động tốt và ngược lại. Do đó, cơ sở tiếp nhận thông tin đối với họ rất quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ em, trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện nhân cách, tiếp nhận các kinh nghiệm và tri thức để có thể bước vào đảm nhiệm các vai trò xã hội thì có thể thấy rằng thông tin cực kỳ quan trọng và bị mù là một khiếm khuyết vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành nhân cách của các em sau này. Do đó, vấn đề tăng cường khả năng thu nhận thông tin cho các em là vấn đề bức thiết, quan hệ tới những cá nhân trưởng thành trong tương lai. - Khả năng của người mù: Tuy vậy, không phải mắt là giác quan duy nhất và mất nó thì các giác quan còn lại vô dụng. Với các giác quan còn lại như xúc giác, thính giác, khứu giác người mù vẫn có khả năng thực hiện được nhiều công việc và do vậy đóng góp nhiều cho xã hội. Xúc giác của người mù tập trung vào đôi bàn tay, vào các phần da trên mặt, ở đôi chân. Xúc giác là giác quan quan trọng nhất cho người mù tiếp nhận thông tin. Đôi chân giúp người mù định hướng đi lại, da mặt, da người giúp người mù nhận biết không khí xung quanh. Và quan trọng nhất là đôi tay, người mù có thể tiếp nhận được chính xác các thông tin về hình dáng, kích thước, độ mịn, độ bong, trọng lượng, nhiệt độ…Người mù cũng có thể đoán biết hình dáng, thể trạng một người chỉ bằng cách sờ mó vào bàn tay, cùi tay của họ. Đặc biệt hiện nay người mù có thể học văn hoá thông qua chữ nổi Braile. Thính giác cũng là giác quan quan trọng đối với người mù. Với thính giác người mù có thể tiếp nhận thông tin qua các âm thanh, nhận biết và giao tiếp với người xung quanh qua giọng nói, qua tiếng động. Với thính giác, người mù cũng có thể học âm nhạc và trở thành những người chơi đàn thành thạo. (xem Lê Hồng Thuỷ: 1999) PHẦN TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC Xà HỘI I. TIẾP CẬN HỆ THỐNG THÂN CHỦ - Hệ thống thân chủ: nhóm trẻ khiếm thị đang sinh hoạt nội trú tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây. - Thời gian tiếp cận của NVXH: Bắt đầu từ ngày 10/9/2007. - Cách thức tiếp cận: chủ động đến tiếp xúc với các em thông qua hoạt động của Đội Sinh viên làm công tác xã hội. Có một số thành viên đã hoạt động tại cơ sở này từ năm ngoái. - Kết quả tiếp cận: hiện nay đã tạo được một mối quan hệ khá tốt đẹp và tin tưởng với tất cả các em trong Tỉnh Hội. Các em thân mật gọi tôi là “Anh Kiên Ú của các em”. Công tác xã hội ở đây chưa phải là thân chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội, mà ngược lại nhân viên xã hội tìm đến để giúp đỡ thân chủ. Nó mang tính an sinh xã hội nhiều hơn là một hoạt động dịch vụ, hay một nghề nghiệp. II. QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 1. Thông tin và những vấn đề chung của nhóm trẻ 1.1. Thông tin - Số lượng: 13 em. - Cơ cấu giới tính: 4 nam, 9 nữ. - Cơ cấu tuổi: 1 em 6 tuổi, 3 em 7 tuổi, 2 em 8 tuổi, 2 em 9 tuổi, 10, 11, 13, 15, 18 tuổi mỗi lứa có 1 em. - Quê quán: Từ 9 huyện của tỉnh Hà Tây. - Điều kiện ở: có 3 phòng. - Điều kiện mặc: gia đình các em chu cấp. - Điều kiện ăn uống: theo tài trợ của tổ chức ADERA. Mỗi bữa cơm mỗi em ăn một tô cơm, có 5, 6 miếng thịt, rau và một bát canh. - Hình thức tập trung: tập trung theo hình thức lớp nội trú. Tên gọi là lớp tiền hoà nhập. Dưới sự hỗ trợ một dự án của tổ chức ADERA (tổ chức phi chính phủ Vì sự tiến bộ và phát triển cộng đồng) nhằm giúp các em học chữ nổi Braille và hoà nhập vào cộng đồng. - Thời gian tập trung: từ tháng 9/2006. Có 2 em (Thuý và Loan) mới chuyển đến trong tháng 11/2007. Thời hạn tập trung là 5 năm. Tuy nhiên, có khả năng dự án bị cắt vào cuối tháng 12/2007. - Điều kiện giáo dục: 5 trẻ hiện đang theo học các lớp chữ sáng của học sinh bình thường.Trong đó có 1 em học lớp 5, 4 em học lớp 2. Còn các em khác đang học chữ nổi (học vỡ lòng) và có 2 em chuẩn bị được chuyển lên lớp 1. Việc học tập chữ nổi được diễn ra dưới sự dạy dỗ của chị Đắc Thị Tâm cũng là người khiếm thị. Cô tốt nghiệp trung học phổ thông ở trường Nguyễn Đình Chiểu – trường dành riêng cho người khiếm thị và khoá giáo viên tại Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật ở Trung Kính – Hà Nội. Lịch trình học như sau: buổi tối ăn cơm xong các em theo học các lớp bình thường chuẩn bị bài lên lớp ngày mai bằng các cuốn vở bằng chữ Braile được chị Tâm soạn theo sách giáo khoa chữ sáng bình thường. Các em khác ngồi tự học chữ. Ban ngày, khi một số em đi học chữ sáng thì ở nhà chị Tâm kèm và dạy cho các em chữ nổi Braile. Các em học ở lớp chữ sáng về nhà được 2 cô giáo bên trường chữ sáng kèm cặp. Đánh giá: điều kiện giáo dục chưa đáp ứng đủ: chỉ có 1 cô giáo (bị khiếm thị) phải dạy đến 13 đứa trẻ. Khả năng tiếp nhận thông tin của các em thấp, do chỉ thu nhận qua việc học chữ nổi Braile. Chưa phát huy được cơ quan thính giác. 1.2. Vấn đề chung - Bệnh tật: tất cả các em bị tật về mắt. Chỉ có một số em còn nhìn mờ mờ như em Phương, Thuý, Đông, mờ hơn có Oanh, Thu, Huyền, còn lại hầu như không thấy gì. - Nhu cầu lớn nhất: nhu cầu được giao tiếp, tiếp xúc, được quan tâm, chia sẻ với mọi người đặc biệt là anh chị sinh viên tình nguyện. Điều này vừa xuất phát từ lứa tuổi của các em đang tuổi ăn, tuổi chơi, vừa xuất phát từ điều kiện bệnh tật của các em. Đây cũng chính là vấn đề tâm lý lớn nhất của các em: nhu cầu được giải toả những bức xúc tâm lý do bệnh tật và một phần do hoàn cảnh gia đình. - Vấn đề giáo dục: Nhóm các em chưa có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện giáo dục khác như đài, với các loại hình khác như âm nhạc, thể thao… - Nguy cơ bị cắt dự án, không được tiếp tục tham gia lớp học. Cần có dự án, tổ chức khác hỗ trợ để duy trì. - Nhóm hay cãi nhau, nhất là các em lớn. Có khi không nghe lời cô giáo và em Huyền lớp trưởng. Mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm trẻ không chặt chẽ. 2. Thông tin cụ thể về từng em - Phương pháp sử dụng: phân tích tài liệu; quan sát; vấn đàm. - Những thông tin cơ bản: Năm sinh Giới tính Trình độ văn hoá Quê quán 1.Thuý 2001 Nữ Vỡ lòng Ứng Hoà – HT 2. Đông 2000 Nam Vỡ lòng Ba Vì – HT 3. Tuấn 2000 Nam Vỡ lòng Thường Tín – HT 4. Hường 2000 Nữ Vỡ lòng Hoài Đức – HT 5. Kiên 1999 Nam Vỡ lòng Thanh Oai – HT 6. Mơ 1999 Nữ Lớp 2 Thường Tín – HT 7. Loan 1998 Nữ Vỡ lòng Ứng Hoà – HT 8. Thu 1998 Nữ Lớp 2 Ứng Hoà - HT 9. Đường 1997 Nam Vỡ lòng Ba Vì – HT 10. Phương 1996 Nữ Lớp 2 Hoài Đức – HT 11. Huyền 1994 Nữ Lớp 5 Quốc Oai - HT 12. Nguyện 1992 Nữ Lớp 2. Chương Mỹ - HT 13. Oanh 1989 Nữ Lớp 2 Thạch Thất - HT - Những thông tin sâu qua quá trình xác định vấn đề: Hoàn cảnh gia đình Thời điểm bị bệnh mắt Vấn đề cá nhân Tiềm năng Sở thích, thói quen 1.Thuý Bố mẹ làm NN Không chịu học. Khá nghịch. Người béo khoẻ. Mắt đeo kính còn nhìn được. Hay hát mấy bài hát người lớn. 2. Đông Bố mẹ làm NN. Bố mẹ bỏ nhau và đều lập gia đình riêng, có con riêng. Bệnh bẩm sinh Gầy nhỏ. Khá nghịch ngợm. Không chịu khó học. Khá lanh lợi. Mắt còn nhìn thấy lờ mờ. Thích trở thành người đánh đàn ócgan. Hay nghịch di động của mọi người. 3. Tuấn Bố mẹ làm NN. Em trai 2 tuổi. Chỉ có em bị mắt. Hồi 7 tháng tuổi. Gầy nhỏ. Sức khoẻ yếu. Hay chảy nước mắt, mũi. Mắt bị bệnh Glucôm. Rất chăm học. Thông minh. Có khả năng lên lớp 1 vào học kỳ II. Thích làm ca sĩ. 4. Hường Bố mẹ làm NN Bẩm sinh. Sức khoẻ yếu. Bị nhiễm chất độc màu da cam. Bị thiểu năng. Cần người giúp trong sinh hoạt. Nhận thức rất kém. Thích làm cô giáo 5. Kiên Bố mẹ làm việc nhà nước. Bị ốm Mắt không thấy gì. Hay lẩm bẩm một mình. Không chịu học. Sức khoẻ tương đối tốt. Đã từng biết đọc, biết viết. Thích làm thầy giáo. Thích nghịch điện thoại của các anh chị. 6. Mơ Bố đi kiếm cá. Mẹ làm nghề thêu. Có chị gái lớp 5, mắt cũng bị mờ. Bẩm sinh Chưa chăm học. Cơ thể bình thường. Khá lanh lợi. Thích làm cô giáo, làm nghề xoa bóp. 7. Loan Bố mẹ làm công chức nhà nước. Nhà có 3 chị em, chị cả 15 tuổi cũng bị K.T như em. Gầy. Bị bệnh Glucôm. Khá lanh lợi. Có thể lên lớp 1 vào học kỳ II. Thích làm ca sĩ. 8. Thu Bố mẹ làm NN Chưa chăm học. Khá nghịch ngợm. Cơ thể bình thường. Khá lanh lợi, nhận thức nhanh.. Thích làm cô giáo 9. Đường Bố mẹ làm NN. Đã bỏ nhau. Em sống với bà. Bẩm sinh. Yếu. Cơ thể gầy gò, nhỏ bé. Ốm luôn. Kém năng động, linh hoạt. Thích làm người đánh trống. 10. Phương Con ngoài giá thú. Mẹ làm NN. Mắt còn nhìn được khá rõ. Cơ thể bình thường, nhanh nhẹn, nhận thức tốt. 11. Huyền Con ngoài giá thú. Em là con duy nhất trong gia đình. Mẹ em bán hàng và hay bị ốm. Bị bẩm sinh. Mắt mờ, đang yếu dần. Cơ thể bình thường. Nhận thức tốt. Làm lớp trưởng. Có khả năng về quản lý. Đã đến tuổi dậy thì. Thích học đàn oocgan. Có nguyện vọng học ở Trường Nguyễn Đình Chiểu. 12. Nguyện Bố làm việc trong Nam, tết mới về. Mẹ làm ruộng. Bẩm sinh Cơ thể phát triển chậm, yếu. Bị bệnh tiểu đường (đang điều trị). Nhận thức chậm. Đã đến tuổi dậy thì. 13. Oanh Bố mẹ làm NN. Nhà có 3 chị em. Chỉ có mình em bị. Chị gái học Đại học (sinh năm 1987). Bố mẹ ít lên thăm. Chỉ có chị gái thỉnh thoảng lên. Bị bẩm sinh. Cao, gầy, thể trạng yếu. Nói nhỏ, khó nghe, nghe kém. Nhận thức chậm nhưng chắc. Hiểu biết rộng hơn các em khác. Hay sờ mó vào tay, thân để nhận biết người khác. Thích làm ca sĩ. III. KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU 1. Thành lập nhóm 1.1. Lí do sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm làm phương pháp chủ đạo để giải quyết vấn đề - Các em đến đây sống nội trú với nhau, học tập với nhau, chịu sự quản lý và điều kiện chăm sóc như nhau. - Các em là một nhóm có chung vấn đề về thể chất là bị khiếm thị, tuy rằng mức độ bệnh tật, khả năng mẳt của các em có phần khác nhau. - Các em có chung vấn đề về nhu cầu giao tiếp, tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là các anh chị tình nguyện. Các em mong muốn được vui chơi, chia sẻ. - Các em có chung vấn đề về nhận thức: thiếu nguồn cung cấp thông tin và thiếu các thông tin, kiến thức về cuộc sống. - Trước mắt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, vui chơi của các em, việc sinh hoạt nhóm có lợi thế rõ rệt so với phương pháp công tác xã hội cá nhân. 1.2. Mô hình nhóm Nhóm xã hội hoá, tác động đến nhân cách các em. 1.3. Chọn nhóm viên - Đặc điểm nhóm viên: + Tuổi tác có sự khác biệt khá lớn: từ 6 tuổi đến 18 tuổi. + Trình độ văn hoá: 8 em đang học vỡ lòng, trong đó 6 em – Đường, Đông, Hường, Kiên, Thuý và Nguyện (học yếu), 2 em có thể lên lớp 1 vào học kỳ II năm nay – Tuấn, Loan , 4 em đang học lớp 2 – Phương, Oanh, Mơ, Thu, 1 em đang học lớp 5 – Huyền. + Tương đồng về tâm lý: nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, vui chơi với người khác lớn. + Vấn đề chung: vấn đề tiếp nhận thông tin còn hạn chế; đoàn kết nhóm; nguy cơ dự án. - Mục tiêu chuyên môn: Nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng hoà nhập vào cộng đồng và khả năng nhận thức cho các em. - Chương trình hành động: Theo mô hình một nhóm xã hội hoá, nhằm mục đích giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ. Sử dụng hình thức sinh hoạt như giải trí, ca hát, tập kịch… - Sự tham gia tối đa của mỗi người: Chỉ có em Nguyện thời gian này bận về quê điều trị bệnh, 2 em Thuý và Loan thường về nhà vào cuối tuần thì hầu như 10 em còn lại thường xuyên có mặt tại Tỉnh Hội. Khó có thể tách biệt trong 10 em đó thành 2 nhóm, hoặc một nhóm và một vài cá nhân được. Vì vậy, số lượng nhóm trẻ mà tôi quyết định chọn dao động từ 10 đến 12 em. 1.4. Thảo luận mục tiêu và chương trình sinh hoạt - Chiều tối ngày 14/12/2007: Thống nhất mục tiêu sinh hoạt tập hát 1 bài tốp ca (bài “Trống cơm”) và tập một vở kịch để biểu diễn trong giao lưu với các anh chị tình nguyện. 1.5. Phân công tổ chức - Giữ nguyên Huyền làm lớp trưởng. Các em nhất trí. Thông qua ngày 11/12/2007. - Bầu quản ca: Mơ. Thông qua ngày 14/12/2007. 1.6. Cơ cấu phi chính thức - Trắc lượng xã hội (sociogram): Bằng 2 câu hỏi “Em thích chơi với ai nhất và Em thích học với ai nhất” và qua quan sát có thể vẽ được sơ đồ về mối quan hệ của nhóm trẻ như sau: Phương Tuấn Nguyện Huyền Mơ Đường Thu Đông Oanh Loan Thuý Kiên Hường Chú thích: thích chơi nhất với ai. Những em khác chưa xác định được. - Một số bạn hay cãi nhau, không nghe lời Huyền. 2. Chương trình Nội dung sinh hoạt nhóm kết hợp với các phương pháp khác của Công tác xã hội cá nhân và các phương pháp thu thập thông tin. TT Buổi Nội dung Thời gian Phụ trách Giai đoạn I: Nghiên cứu thử. B1 Tiếp xúc sau một thời gian không đến. - Quan sát lớp học. - Tổ chức chơi trò chơi cho các em. “Thuyền ai, chở gì”. - Tập vỗ tay theo nhịp. Thứ 2/10/12/07 Kiên B2 - Quan sát lớp học. - Hát tập thể một số bài - Thông qua lớp trưởng - Phát biểu về ước mơ của mình. - Thông qua với các em về vở kịch do lớp đóng. - Dạy các em về nguyên tắc lắng nghe trong sinh hoạt. 3/11/12 Kiên B3 Sinh hoạt ở phòng ngủ. - Bầu quản ca - Một số em hát cá nhân và hát một số bài tập thể. - Kể lại câu chuyện dê đen – dê trắng. - Vấn đàm với Mơ. 4/12/12 Kiên và Sơn. B4 - Vấn đàm với từng em. - Chơi lại trò chơi “Thuyền ai” - Thông qua mục tiêu tập hát tốp ca. Tập bài “Trống cơm”. - Kể câu chuyện bó đũa và khơi gợi. 6/14/12 Kiên, Dương, Duyên, Tùng. B5 - Vấn đàm cá nhân. - Quan sát bữa ăn. 15/12 Kiên. B6 - Quan sát giờ học. - Học và viết chữ Braile, gửi lời nhắn cho các em. 16/12 Kiên 3. Tiến trình nhóm Buổi 1: Chiều tối thứ 2/10/12/2007. Khoảng 19h 41’. * Quan sát: Tôi đến trung tâm, các em đang học dưới sự giám sát của cô Tâm. Tôi vào nói chuyện với chị Tâm. Được biết sang học kỳ II, Tuấn và Loan chắc chắn sẽ được lên lớp 1. Tôi vào quan sát lớp học. Không khí chung là khá nghiêm túc. Huyền đang ngồi hướng dẫn cho Tuấn và Loan học bài. Tuấn học chăm chú nhưng hay ngọ nguậy. Loan, Mơ, Thu học cũng khá tập trung. Oanh đang làm gì dưới áo, em giơ cuốn vở lên che lại. Bên dãy phải, các em không học. Thuý nhìn được bằng cặp kính. Kiên đang nghịch gì đấy ở bàn. Bàn cuối Đường ngồi như phỗng, Đông nghịch ngợm, Hường ngồi thỉnh thoảng lại cười. Phương sáng mắt nhất, chạy đi chạy lại. * Tổ chức sinh hoạt: Các em khá rối rít khi biết tôi đến. Gọi mình là “Anh Kiên Ú của các em”. Đây là câu mình viết trong Nhật ký. Các em rất nhớ và quan tâm đến các trang viết nhật ký (cuốn sổ mà Đội tôi mua tặng các em). Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Thuyền ai”. Mỗi em được lấy tên mình đặt làm thuyền. Mỗi em phải nghĩ ra một đồ vật, con vật gì đó bắt đầu bằng chữ cái đầu của tên mình để thuyền mình chở. Cấu trúc hỏi đáp xen kẽ: + Mọi người: “Thuyền ai, thuyền ai”; + Người chơi: “Thuyền…,thuyền…”; + Mọi người: “Thuyền…chở gì?”; + Người chơi: “Thuyền…chở…” Tôi nêu ra cách chơi và chơi mẫu bằng tên mình. Sau đó hỏi các em đã nắm được chưa. Một số cánh tay giơ lên. Tôi gọi Tuấn. Tuấn nói các em ồn. Tuấn hay phát biểu nhưng không diễn đạt được câu trả lời. Tôi gọi Oanh. Oanh nói có đầu “Thưa anh và các bạn…”, “Thuyền Oanh chở Ong ạ”. Tôi khen các em và bảo các em vỗ tay theo yêu cầu: 1 vỗ, 2 vỗ…Sau đó, tôi đề nghị một số bạn khác đứng dậy làm. Mơ xung phong. “Thuyền Mơ chở ma”. Kiên thường quay đi nơi khác và dụi mắt. Đường cũng tham gia. “Thuyền Đường chở Đông”. Buổi sinh hoạt tạm thời kết thúc. Nhận xét: Một số em học trò chơi khá nhanh như Tuấn, Oanh, Huyền, Mơ, Thu, Loan. Chú ý biểu hiện tâm lý một số em như Kiên, Oanh, Thuý. Buổi 2: Khoảng 19h30’ ngày 11/12/2007 Các em đang học dưới sự giám sát của cô Tâm. Tổ chức sinh hoạt. Tôi cho các em ngồi gần lại. Trước tiên hát một số bài tập thể. Huyền cất hát. Các em cùng hát bài “Ba ngọn nến lung linh”. Tôi bảo các em bầu lớp trưởng. Các em bầu Huyền. Tôi tổ chức cho các em nói ước mơ sau này của mình. Đầu tiên là Loan: “Em ước mơ làm ca sĩ” “Sao em lại muốn làm ca sĩ” “Vì em thích hát, em thuộc tương đối nhiều bài hát”. Và em hát cho mọi người nghe bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”. Em khá mạnh dạn. Đông: “Em thích làm người đánh đàn, đàn oocgan.” Em bảo em biết đánh rồi. Thực ra là em nghịch cây đàn do một chị tình nguyện tặng các em. Kiên: “Em thích làm thầy giáo” … “Vì em thích làm thầy giáo”…”Để trở thành thầy giáo em phải làm gì?” Em ấp úng. Các bạn khác nhắc. Nhanh nhất là Huyền, Oanh: “Học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô giáo”. Em tự nhận là đã như vậy rồi và bị các bạn khác phản đối. Em hứa sẽ cố gắng. Các em hơi ồn. Tôi dặn các em khi nào có bạn đứng dậy hát thì các em phải “im lặng và lắng nghe”. Tôi giơ tay suỵt để cho các em biết báo hiệu im lặng. Oanh: “Em thích làm ca sĩ” Mơ: “Em thích làm cô giáo”… “Tại vì em thích làm cô giáo” Hỏi phải làm gì để trở thành cô giáo em trả lời y như lúc nãy Huyền và Oanh gợi ý. Sau đó em hỏi tôi: em muốn làm cả nghề xoa bóp nữa. Tuấn: “Em thích làm ca sĩ” “Vì em thích hát”. Em hát cho mọi người nghe bài “Năm ông sao sáng” một bài hát quen thuộc của em. Hường: “Em thích làm cô giáo” Em không trả lời được vì sao. Thuý: Vẫn ngại ngùng và không nói được ước mơ dù tôi và các bạn khuyến khích rất nhiều “Lại xấu hổ, không ai làm gì đâu mà”… Phương: “Em chưa biết”. Huyền bảo “Ai mà chẳng có ước mơ để phấn đấu”. Nhưng em chưa nói. Thu: “Em thích làm cô giáo”. Tôi bảo với các em tập một vở kịch chung. Kết thúc buổi thứ 2. Các em khá mạnh dạn nói về ước mơ của mình (trừ Thuý và Phương). Các em hay nói lặp lại và bị ảnh hưởng bởi ý kiến trước đó. Hôm nay Thuý và Thu hay trêu nhau. Buổi 3: 20h17’ ngày 12/12/2007 Đi với Sơn. Cô Tâm đi vắng nên cô Chanh quản lý lớp học. Mơ đang khóc. Tôi dỗ dành em. “Em bảo sợ cô Chanh đánh”. Buổi sinh hoạt nhỏ ở trong phòng ngủ. Bắt đầu tôi yêu cầu một em đứng dậy hát cá nhân. Tuấn xung phong nhưng cuối cùng lại không biết hát bài gì. Mơ đứng dậy đọc tặng tôi một bài thơ “Đàn gà con” và bắt tôi phải thuộc. Sau đó tôi yêu cầu bầu quản ca. Có em bầu Thu. Huyền bảo Mơ. Tôi thông qua và mọi người đồng ý. Mơ đứng dậy cất hát bài “Cả nhà thương nhau”. Sau đó các em bảo tôi kể chuyện. Tôi kể chuyện “Dê đen dê trắng” Các em bắt lỗi tôi khi tôi dùng lời kể khác với câu chuyện. Huyền và Mơ rất thuộc chuyện và tôi yêu cầu em kể lại cho cả lớp. Mơ, Huyền, Loan đã đóng kịch về câu chuyện này. Vở kịch do Huyền học trên lớp và được cô Tâm hướng dẫn học. Huyền bảo với tôi tập kịch cho các bạn rất khó, vì các em ấy không chịu nghe lời. Nhận xét: Trong buổi sinh hoạt, Thu và Thuý hơi nghịch và hay làm ồn. Đông hay chạy ra ngoài. Các em thuộc chuyện nhưng khá máy móc. Sinh hoạt trong phòng ngủ khó chú ý. Hai người nhân viên xã hội sẽ khó tập trung. Buổi 4: 19h hơn ngày 14/12/2007. Đi cùng Dương, Tùng, Duyên. Trước hết mọi người phân ra nói chuyện. Hôm nay Thuý và Loan về nhà. Tôi nói chuyện với Huyền, Tuấn, rồi Oanh, Mơ. Tùng nói chuyện với Đường, Đông, Hường. Duyên nói chuyện với Kiên. Dương nói chuyện với Phương, Oanh, Thu. Tôi tâm sự với Huyền. Em bảo em chán lớp lắm. Tôi hỏi vì sao, em bảo là các bạn không chịu học và nói không nghe, mà các bạn không thích nói đâu. Em bảo chỉ có Tuấn chăm học. Phương thì khi nào có bài mới học. Tôi hỏi Huyền thích chơi với ai nhất, Huyền bảo thích chơi với mấy em như Tuấn. Huyền bảo không có cô Tâm là các bạn hay cãi nhau. “Ai hay cãi nhau nhất – tôi hỏi” em bảo em và Phương hay cãi nhau, vì Phương toàn nói cái đâu đâu. Em và các bạn trước đây nói chuyện với nhau suốt và em và Phương thân nhau nhất. Hỏi Tuấn thì em bảo không thích chơi với ai cả. Huyền là con duy nhất trong gia đình. Sinh ra đã tật mắt. Mẹ bán hàng và hay ốm. Bác em là người đưa em về nhà. Bố em không biết đi đâu. Em có nhớ nhà nhưng không khóc. Oanh và Thu đều là con thứ 2 trong gia đình có 2 chị em. Chị gái đầu của Oanh sinh năm 1987. Đang học trường Sư phạm II. Gia đình chỉ có em bị mắt. Chị em thỉnh thoảng cũng đến thăm em. Chị gái đầu của Thu học lớp 6. Sau 2 em đều có em trai. Sinh hoạt: Cùng chơi lại trò chơi “Thuyền ai”: Thuyền Tuấn chở thóc. Thuyền Kiên chở kẹo (có thay đổi) Thuyền Oanh chở Ong. Sau đó chở Óc (có thay đổi). Phương, Hường, Đông không nói được. Oanh nhắc cho Phương là chở phấn. Tôi bảo các bạn cùng vỗ tay khen em. Đường chở Đông. Huyền chở hàng. Sau đó tôi đề nghị hát một bài tập thể để giao lưu với các anh chị. Cả lớp hát bài “Trống cơm”. Khi hát tập thể, hát rõ nhất vẫn là Huyền, Thu. Tôi đề nghị từng em đứng dậy hát cá nhân. Kiên hát to, nhưng sai nhịp và sai lời. Oanh hát nhỏ. Hường không thuộc lời và phải nhắc. Đường cũng hát nhỏ. Cuối cùng, tôi bảo các em đứng ra hát như biểu diễn. Tuấn, Đông hay phá đội hình. Kiên hay hát to. Cuối buổi, tôi kể câu chuyện “Bó đũa”. Tuấn nhanh trí phát biểu về ý nghĩa của câu chuyện: “Bẻ từng cây thì dễ…” nhưng không nói được tiếp. Onah nói thêm “bẻ cả bó đũa khó”. Tôi khuyên các em nên đoàn kết với nhau như anh em một nhà, giúp đỡ nhau trong học tập, đừng cãi vã nhau như thế mới mau tiến bộ, học tập tốt được. Nhận xét: Oanh chậm nhưng rất chắc. Tuấn nhanh trí, thông minh nhưng chưa diễn đạt được. Các em chưa năng động suy nghĩ và thường lặp lại sự vật mà thuyền mình chở. Buổi 5: Chiều ngày 15/12/2007. Tôi đến giữa chiều. Ngồi nói chuyện với các em. Hỏi chuyện Tuấn. Tuấn rất thích 2 bài thơ tôi chép trong sổ Nhật ký. “Ví không có cảnh đông tàn” và “Không có việc gì khó”. Em hay đọc lại bài đó. Hỏi em thích chơi nhất với ai, hôm nay em nói là chị Huyền. Về học thì không có ai học như em nên không học cùng ai. Tuấn là con đầu trong gia đình. Em của em mới 2 tuổi. Em thường về thăm nhà hơn là bố mẹ lên thăm. Em bảo em bị mắt từ lúc 7 tháng. Cả nhà em chỉ có mình em bị. Huyền bảo ước gì có 3 điều ước. Điều thứ nhất là “ước trên thế giới không ai bị mắt như chúng em”. Điều thứ hai là “trên thế giới không ai bị bệnh tật”. Điều thứ 3 em bảo chưa biết. Tôi đọc cho em và Huyền bài thơ khác của Bác Hồ “Tinh thần ở trong lao…”, sau đó chép ra chữ Braille cho các em Huyền ngồi chữa lỗi chính tả cho tôi rất kiên trì. Ngồi cạnh Hường nhưng rất khó nói chuyện với em. Em có những biểu hiện kỳ quặc và khó hiểu. Hỏi chuyện Đông, Đường. Đường nói về số anh em của mình không rõ lắm. Từ khi sinh ra em đã bị mắt rồi. Em thích băng và ảnh hoạt hình. Mơ bảo với tôi em chỉ thích tự học. Không thích học với ai. Em nhắc tôi bài thơ em đọc và hỏi thuộc chưa. - Quan sát bữa ăn: khá đơn điệu. Có 3,4 miếng thịt và rau, một bát canh. Mỗi em ăn một tô. Hôm nay Thúy từ nhà lên sớm. Em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp với tôi. Em đã nói chuyện nhiều với tôi hơn. Thậm chí còn trêu đùa tôi. Em hay hát thì thầm mấy bài hát người lớn. Không tổ chức sinh hoạt. Nhận xét: Các em nhất là Huyền và Tuấn rất thích nhận các thông điệp chữ nổi. Bữa ăn các em chưa đảm bảo. Hường cần có điều trị đặc biệt. Huyền nhận thức hơn hẳn các em khác. Cần giúp em đạt được ước mơ của mình. Thuý cần được khích lệ học tập. Buổi 6: 18h ngày 16/12/2007 Dự buổi học của các em dưới sự hướng dẫn của cô Tâm. Tuấn học rất chăm chú và miệt mài. Huyền vừa học vừa hỏi cô Tâm. Các em Mơ, Thu, Phương và Oanh đang tự học “bài đọc” để mai lên lớp. Huyền và Phương học nhanh nên được cô giáo phân công dạy các em khác. Phương kèm Thu, Huyền kèm Mơ. Các em kèm khá tốt. Bên dãy bên phải, Thuý bắt đầu học chữ. Nhưng em có vẻ lười học. Kiên ngồi ngọ nguậy và đôi khi nói cái gì đó một mình. Đường, Đông và Hường cũng không học. Khi hỏi thì Đường bảo sáng mai ở nhà em mới phải học. Trong lớp học không khí khá nghiêm túc. Muốn ra khỏi lớp các em phải xin cô cho em ra ngoài lễ phép. Ngồi học các em phải im lặng. Kiên hay nói bị cô giáo mắng. Hôm nay dành thời gian cho các em học. Không sinh hoạt. Tôi thay mặt đội tặng các em một cuốn truyện cổ tích và viết chữ nổi vào bìa. Nhận xét: Cần có một cuốn nhật ký chữ nổi đế viết tặng các em. Không khí học khá nghiêm túc. Nhưng phân nhóm rõ rệt giữa các em đi học và các em đang học vỡ lòng. Các em vỡ lòng có vẻ không chăm học. IV. KẾT THÚC VÀ LƯỢNG GIÁ GIAI ĐOẠN I, PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN II - Làm được: + Giai đoạn này đã phát triển thêm mối quan hệ của NVXH với các em. Tạo sự tin tưởng hơn nữa từ các em. + Tác động của sinh hoạt nhóm và vấn đàm giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với các anh chị. Nó tạo điều kiện để các em giãi bày về bản thân, giúp NVXH cá biệt hoá được từng em một cách rõ ràng hơn. Đáp ứng được 1 phần nhu cầu giao tiếp, giao lưu và chia sẻ của các em. + Sinh hoạt mang lại cho các em kiến thức về bài hát, về trò chơi, về kỹ năng tham gia hoạt động một nhóm ví dụ như phải im lặng khi nghe người khác phát biểu… - Chưa làm được: + Chưa đạt được mục đích chuyên môn (tăng cường khả năng giao tiếp và khả năng tự lực của các em) và chưa đạt được mục tiêu sinh hoạt là có được một bài hát tập thể hoàn chỉnh và một vở kịch để diễn. - Khó khăn: + Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc biệt trong CTXH nhóm của NVXH còn thiếu nhiều. + Các em tập trung theo dự án, có lịch sinh hoạt riêng, khó chèn chương trình sinh hoạt vào lịch của các em. + Thiếu thốn về điều kiện chăm sóc y tế, về cơ sở vật chất giáo dục, về người giảng dạy và kinh phí có thể thiếu do dự án có khả năng bị cắt bỏ. - Yêu cầu cho giai đoạn II: Cần tiến hành giai đoạn 2 để mang lại hiệu quả tích cực hơn. 1) Nâng cao kỹ năng thực hành CTXH nhóm kết hợp với CTXH cá nhân của bản thân NVXH. 2) Lên một chương trình sinh hoạt trong cả giai đoạn. Thống nhất chương trình sinh hoạt, mục tiêu sinh hoạt cho các em và trong các thành viên của Đội Sinh viên làm CTXH. 3) Tiến trình sinh hoạt nhóm cần ghi chép đầy đủ, nếu có điều kiện chụp ảnh, quay phim thì tốt. 4) Tìm kiếm dự án để hỗ trợ các em về mặt chăm sóc y tế, chăm sóc chuyên môn tâm lý, nâng cao điều kiện giáo dục và đảm bảo sự tồn tại của lớp. 5) Liên hệ với 1 số tổ chức như KOTO (known one, teach one), tổ chức dạy nghề cho người khiếm thị để phối hợp thực hiện một số chương trình giao lưu, đáp ứng một số nhu cầu của các em. 6) Cần sử dụng phương pháp CTXH CN và các phương pháp khác để giúp đỡ các em có điều kiện đặc biệt: Oanh, Nguyện – dậy thì; Huyền – có nhiều ước mơ và khả năng; Kiên, Hường – chấn thương tâm thần và tâm lý… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội đại cương, NXB GD, 1998. 2. Lê Văn Phú: Nhập môn CTXH, NXB ĐHQGHN, 2004. 3. Tài liệu tập huấn: Hỗ trợ tâm lý cho người dễ bị tổn thương, Tổ chức quốc tế phục vụ cộng đồng và gia đình và Trường Cán bộ và lao động xã hội – Việt Nam. 4. Lê Hồng Thuỷ: Khả năng của người mù, Hội người mù Việt Nam, 1999. 5. Đào thị Oanh: Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB GD, 2007. 6. B.R.Hergenhahn: Nhập môn lịch sử Tâm lý học, Lưu Văn Hy dịch, NXB Thống Kê, 2003. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (19).doc
Tài liệu liên quan