LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng liên tục, các nghành công nghiệp phát triển ngày càng tăng. Do vậy các yêu cầu về khoa học nói chung, cũng như khoa học về công đo lường và thử nghiệm nói riêng đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời và phù hợp với sự phát triển công nghiệp đất nước.
Kỹ thuật đo lường là một trong những ngàng quan trọng nhất đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong mọi ngành kinh tế quốc dân. Với trình độ hiện nay, khả năng của kỹ thuật đo lường rất lớn mạnh và phát triển.
Việc thử nghiệm các thiết bị đo là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm mục đích là tăng số điểm đo, tăng tốc độ đo, nâng cao độ chính xác, độ nhạy nâng cao tính tin cậy. Thử nghiệm các thiết bị đo lường sẽ thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật đo và các hệ thống thông tin đo lường.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế bàn thử nghiệm công tơ điện 1 pha và 3 pha được tiến hành khẩn trương, mặc dù gặp không ít khó khăn về tài liệu tham khảo, cũng như khó khăn của bản thân chưa có kinh nghiệm thiết kế. Song với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Chu Đình Khiết, em đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên do thời gian do thời gian và kiến thức còn hạn chế, vốn hiểu biết chưa nhiều nên chắc chắn đồ án này không tránh khỏi thiết sót. Rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Chu Đình Khiết, đã nhiệt tính giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Sinh viên
MỤC LỤC
ChươngI. Ý nghĩa của việc đo lường và thử nghiệm
Chương II. Giới thiệu một số loại công tơ
Chương III. Nguyên lý hoạt động của các loại công tơ
Chương IV. Đo công suất và năng lượng
Chương V. Các tiêu chuẩn thử nghiệm
Chương VI. Thiết kế thiết bị kiểm định
Chương VII. Các phương pháp thử nghiệm và tính toán sử lý sai số
82 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một quá trình chế tạo đặc biệt.
Nam châm hãmNam châm bằng Alnico có lực kháng từ cao, có vỏ bảo vệ bằng hợp kim nhôm đúc. Một hợp kim đặc biệt được gắn với cực Nam châm để bù ảnh hưởng của nhiệt độ. Hiệu chỉnh tinh thực hiện được nhờ chuyển động của Sun từ lắp bên trong Nam châm hãm do quay Vít hiệu chỉnh.
Cơ cấu chống quay ngượcCơ cấu chống quay ngược gồm 1 Đĩa cam POM lắp trên trục Rôto, 1 Cá hãm POM quay trên 1 Trục thép không gỉ và Trụ đỡ lắp trên Khung Công tơ.Cơ cấu chống quay ngược làm dừng sự quay ngược của Rôto và sự đếm của Bộ số khi Công tơ bị quay ngược.
Bộ sốCông tơ có thể được cấp với 1 trong 2 loại bộ số sau:
Bộ số thường: Các Tang trống số, Bánh gảy, Bánh răng, Bạc đỡ, Bạc chặn bằng nhựa POM và các Trục thép không gỉ được lắp trên Khung Bộ số. Khung bộ số bằng hợp kim nhôm tấm.
Bộ số một hướng: Bộ số một hướng có thể được cung cấp theo yêu cầu để thay thế cho Bộ số thường và Cơ cấu chống quay ngược. Bộ số một hướng sẽ chỉ quay theo 1 hướng, ngay cả khi Rôto của Công tơ bị quay ngược.Các Tang trống số, Bánh gảy, Bánh răng, Bánh cóc, Cá, Bạc đỡ, Bạc chặn bằng nhựa POM và các Trục thép không gỉ được lắp trên Khung bộ số bằng hợp kim nhôm tấm.
Các bộ số có 5 hoặc 6 Tang trống số (trong đó có hoặc không có phần thập phân). Chữ số của Tang trống màu trắng trên nền đen từ 0 đến 9. (Riêng chữ số của Tang trống số thập phân màu đỏ trên nền trắng từ 0 đến 9). Chữ số cao 5mm, rộng 3mm và nét 0,8mm. Bộ số (không bôi trơn) có ma sát rất nhỏ.
III. Công tơ điện tử một pha nhiều biểu giá
Công tơ có thể đo đếm theo biểu giá:-Biểu giá theo khoảng thời gian trong ngày: Chuyển biểu giá tự động theo đồng hồ thời gian thực bên trong Công tơ.-Biểu giá theo ngưỡng công suất tiêu thụ.Có thiết bị cầm tay để đọc số liệu Công tơ và lập trình lại Công tơ.Lấy chỉ số từ xa: Công tơ có thể được cài đặt sẵn hoặc nâng cấp dễ dàng với tính năng lấy chỉ số từ xa do khách hàng lựa chọn như:-Công nghệ lấy chỉ số từ xa dùng sóng Radio.-Công nghệ lấy chỉ số từ xa tự động bằng đường dây tải điện hạ thế (PLC).Công tơ có cổng bổ trợ đưa ra các tín hiệu điều khiển lập trình được như:-Tín hiệu dùng để kiểm tra sai số Công tơ.-Tín hiệu điều khiển các thiết bị đóng cắt ...
Cấu tạo
Đế công tơ
Đế Công tơ bằng nhựa PBT có cơ tính cao, chịu va đập mạnh, chống cháy.
Ổ đấu dây
Ổ đấu dây bằng nhựa Bakelit đen, chứa các Đầu nối dây điện áp và dòng điện bằng đồng khối mạ Ni có các Vít bắt dây dẫn điện cũng bằng đồng mạ Ni đảm bảo tiếp xúc tốt và không gỉ. Cuộn dây dòng điện được hàn nối trực tiếp với Đầu nối đảm bảo tiếp xúc tin cậy. Một Cầu nối mạch áp trượt trên ổ đấu dây (bên ngoài Nắp Công tơ) để nối hoặc không nối mạch áp, dễ dàng cho kiểm tra Công tơ. Ngoài ra còn có các Cầu nối dây của Cổng bổ trợ.
Cổng bổ trợ
Công tơ có Cổng phụ nằm ở phía bên phải của ổ đấu dây, cho phép nối dây ra các thiết bị bên ngoài và được đánh số thứ tự từ 1 - 6. Có thể cài đặt được chức năng của Cổng bổ trợ thông qua Máy tính.
Nắp Công tơ
Nắp Công tơ bằng nhựa PC trong suốt, chịu va đập mạnh, chịu nhiệt độ cao, chịu tia cực tím, chống cháy. Trên nắp có các Phím bấm điều khiển và Cổng giao tiếp quang học (theo chuẩn IEC 1107).
Nắp che ổ đấu dây
Nắp che ổ đấu dây bằng nhựa PC đảm bảo che kín Đầu nối và Cáp đấu, chịu va đập, chống cháy. Sơ đồ đấu dây Công tơ ở phía trong Nắp che ổ đấu dây.
Bo mạch điện tử
Bo mạch điện tử được thiết kế trên cơ sở các Linh kiện đặc chủng của các hãng nổi tiếng trên Thế giới. Mạch điện nhỏ gọn làm việc tin cậy, đơn giản trong sửa chữa và bảo trì.Mạch điện được gia công hàn dán và kiểm tra hiệu chỉnh trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Tây âu và Nhật Bản.Bo mạch sau khi chế tạo xong được sơn phủ bề mặt để nhiệt đới hoá.
Màn hiển thị LCD
Màn hiển thị LCD của Công tơ là loại chịu được nhiệt độ cao tới 75oC và tia cực tím phù hợp với điều kiện nhiệt đới hoá và thời tiết Việt Nam.
Pin
Công tơ sử dụng Pin Litium có tuổi thọ 10 năm trong điều kiện làm việc liên tục trên lưới điện và ≥ 2 năm bảo quản Công tơ trong kho. Do vậy mà các số liệu cài đặt và thu thập được trong Công tơ là hoàn toàn tin cậy
Sơ đồ đấu dây
Hoạt động của công tơ
Hệ thống nhiều biểu giá:
Công tơ có 4 thanh ghi biểu giá: T1, T2, T3, T4
Nếu cài đặt biểu giá theo thời gian trong ngày thì có thể cài đặt tới 4 biểu giá.Nếu cài đặt theo cả thời gian trong ngày và theo mức công suất thì cài được 2 cặp biểu giá:(T1, T3) là cặp biểu giá mức thấp (T2, T4) là cặp biểu giá mức cao.Có thể cài đặt thêm các lựa chọn sau:
- Biểu giá ngày xác định theo mùa.- Các ngày đặc biệt (ngày làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ...).Có thể cài đặt thêm cho các lựa chọn sau:Việc chuyển biểu giá được đồng bộ với thời gian thực. Đồng hồ thời gian thực là một tính năng của Công tơ.Cài đặt biểu giá và mức công suất tiêu thụ thông qua phần mềm CSMcom trên Máy tính .
Thông tin hiển thị:
Thông tin được hiển thị trên màn hình LCD với 7 chữ số và một số ký hiệu kèm theo. Chỉ số của các biểu giá (kWh) hiển thị bằng 6 chữ số và một số thập phân.Trong chế độ bình thường - Công tơ hiển thị chỉ số của biểu giá tích cực - Khi bấm nút SC (SCROLL) các thông số sẽ tuần tự hiển thị (Xem chi tiết trong tài liệu Kỹ thuật kèm theo Công tơ).
Tự động lưu chỉ số công tơ
Cho phép lưu chỉ số điện năng của các biểu giá và biểu giá tổng vào 00.00giờ của ngày chỉ định (cài đặt bằng phần mềm CSMcom trên Máy tính). Nếu lúc đó mất điện thì sẽ lưu ngay sau khi có điện trở lại. Mặc định lưu vào ngày đầu tháng. Công tơ có thể lưu được chỉ số điện năng của 6 tháng gần nhất.
Cổng quang
Cổng quang có kích thước vật lý và giao thức truyền thông phù hợp với IEC 1107:1996.Cổng quang dùng để giao tiếp với HHU (Thiết bị cầm tay) hoặc Máy tính thông qua Cáp nối chuyên dụng.Sử dụng cổng này để cài đặt và lấy chỉ số của Công tơ (ngoài phương thức lấy chỉ số từ xa).
Lưu trữ số liệu:
Công tơ lưu giữ thông tin năng lượng, thời gian thực, mô hình biểu giá và thông tin khách hàng được tối thiểu là 2 năm mất điện.
Chương III.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI CÔNG TƠ
I. Công tơ điện một pha đo năng lượng
a> khái quát chung
Năng lượng điện trong mạch xoay chiều một pha được tính theo biểu thức
W=
Trong đó P: công suất tiêu thụ trên phụ tải
t: khoảng thời gian tiêu thụ công suất;
K: hệ số
Công tơ được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị cảm ứng
Giản đồ véc tơ
Cấu tạo gồm 2 phần: phần tĩnh và phần động. Phần tĩnh là 2 cuộn dây quấn trên lõi thép 1 và 2. Khi có dòng điện chạy qua các cuộn dây tạo ra từ trường móc vòng qua lõi thép và phần động. Phần động là đĩa nhôm 3 được gắn trên trục quay. Khi có dòng điện I1 và I2 đi vào các cuộn dây phần tĩnh, chúng tạo ra từ thông và , các từ thông này xuyên qua đĩa nhôm làm xuất hiện trong đĩa nhôm các sức điện động tương ứng E1 và E2 lệch pha với và một góc và các dòng điện xoáy I12 và I22 . Do sự tác động tương hỗ giữa từ thông , và dòng điện xoáy I12, I22 tạo thành momen làm quay đĩa nhôm.
Mômen quay Mq là tổng của các momen thành phần:
Mq=C1I22+C2I12
C1,C2 là hệ số; - góc lệch pha giữa và
b> Cấu tạo công tơ một pha
Hai cuộn dây tạo thành 2 nam châm điện 1 và 2. cuộn dây một mắc song song với phụ tải có số vòng dây lớn và tiết diện nhỏ gọi là cuộn áp. cuộn dây 2 mắc nối tiếp với phụ tải có ít vòng, đuớng kính dây từ 1-2 mm gọi là cuộn dòng.
Đĩa nhôm 3 gắn trên trục có thể quay tự do giữa cuộn 1 và 2. Trên trục gắn hộp số cơ khí để chỉ thị. Nam châm 4 có nhiệm vụ tạo momen hãm do từ trường của nó xuyên qua đĩa nhôm khi đĩa quay.
Giản đồ véc tơ
Khi có dòng điện I chạy qua phụ tải và qua cuộn dòng sẽ tạo ra từ thông cắt đĩa nhôm 2 lần. Điện áp U được đặt vào cuộn áp, dòng Iu tạo thành 2 từ thong xuyên qua đĩa nhôm và không xuyên qua đĩa nhôm.
Ta có: =K1I
=KuIu=KuU/Zu
U: điện áp đặt lên cuộn áp
Zu: tổng trở của cuộn áp; K1,Ku - hệ số tỉ lệ
Do cuộn áp có điện trở thuần khá nhỏ so với cuộn kháng nên ta có thể coi
ZuXu=2fLu
Lu- điện cảm của cuộn dây
f- tần số
Do đó:
=
Ta có momen quay của cơ cấu chỉ thị kiểu cảm ứng:
Mq=Cf.
nếu ta coi thì
Mq=Cf.
Hay Mq=CKiK’uUI.
Mq=KUI.
K=CKiK’u; : góc lệch pha giữa
Từ biểu đồ vectơ ta có:
Nếu thực hiện thì và biểu thức trên sẽ là:
Mq=KUI=KP
Từ đó ta thấy momen tỉ lệ với công suất tiêu thụ
Để có thể thực hiện người ta điều chinh góc tức là điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí sun từ của cuộn áp hoặc đỉều chỉnh góc nghĩa là thay đổi bằng cách them hoặc bớt vòng ngắn mạch của cộn dòng.
Momen quay Mq làm cho đĩa nhôm quay, khi đĩa nhôm quay trong từ trường của nam châm vĩnh cửu, nó bị cản bởi momen cản Mc do từ trườn của nam châm khi xuyên qua đĩa nhôm tạo nên.
MC=kIIM
: từ thông do nam châm sinh ra
IM: dòng điện xoáy sinh ra trong đĩa nhôm
Trong đó IM=k2no; no: tốc độ quay đều của đĩa nhôm khi momen quay bằng momen cản. Nên ta có:
Mc=k1k2no
Và Mc=k3no
Khi cân bằng giữa momen quay và momen cản ta có:
Mq=Mc
Và KP=k3no
Trong khoảng thời gian t đĩa quay được n vòng vì vậy
no=N/t
suy ra N= CpPt=CpW
Cp: hằng số của công tơ, Cp = N/W [vòng/kwh]
II. Công tơ điện 3 pha đo năng lượng
Công tơ này có 2 phần tử. Phần động gồm 2 đĩa nhôm được gắn vào cùng một trục. Mỗi đĩa nhôm đều nằm trong từ trường cuộn áp và cuộn dòng của các pha tương ứng. Các cuộn áp được mắc song song với phụ tải. Nam châm cản được đặt vào một trong 2 đĩa nhôm. Momen quay được tạo ra bằng tổng của 2 momen quay của 2 phần tử và năng lượng đo được chính là năng lượng của mạch 3 pha.
III. Công tơ nhiều biểu giá
1. Nhu cầu và lợi ích thiết thực của công tơ nhiều biểu giá
Một đặc điểm bất lợi đối với hệ thống điện lực Việt Nam là đồ thị phụ tải rất không bằng phẳng, gây ra nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch, phát triển, vận hành hệ thống.
Để khắc phục tình trạng trên cần phải áp dụng biện pháp điều hoà phụ tải. Đó là dung giải pháp bán giá điện theo thời gian sử dụng trong ngày cho khách hang sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Theo biểu giá này thì giá điện trong giờ cao điểm sẽ cao hơn bình thường và ngược lại trong giờ thấp điểm.
Để có thể đo đếm được chính xác điện năng sử dụng của khách hang theo thời gian sử dụng và các thong số quản lý phụ tải, Tổng công ty Điện Lực Việt Nam tiến hành lắp đặt công tơ điện tử nhiều biểu giá cho các khách hang thuộc đối tượng áp dụng giá điện theo thời gian sử dụng trong ngày.
2. Khả năng đo đếm của công tơ nhiều biểu giá
Công tơ điện tử nhiều biểu giá cung cấp nhiều khả năng đo đếm theo thời gian sử dung điện của khách hang. Cấp chính xác của loại công tơ này tương đối cao, có thể là 0,2; 0,5; 1. Công tơ điện tử có thể được lập trình hoàn toàn cho các chức năng sử dụng của nó. Thông thường, theo yêu cầu của giá điện các công tơ điện tử có 8 đến 16 bộ ghi điện năng theo thời gian sử dụng, 4 đến 8 bộ ghi nhu cầu công suất cực đại, 7 đến 12 mức khác nhau. Dung lượng bộ nhớ cho phép ghi dữ liệu phụ tải khoảng 60-90 ngày. Các khả năng này cho phép thực hiện các biểu giá điện theo thời gian sử dụng phức tạp trong ngày của từng năm. Một số loại công tơ điện tử còn có khả năng ghi lại biểu đồ phụ tải và đưa ra các tín hiệu cảnh báo khi khách hang sử dụng quá công suất trong giờ cao điểm.
Các công tơ điện tử thường được lập trình để có được khả năng đo đếm sau:
Tổng điện năng hữu công
Tổng điện năng vo công
Điện năng sử dụng giá bình thường
Điện năng sử dụng giá cao điểm
Điện năng sử dụng giá thấp điểm
Công suất sử dụng cực đại trong thời gian bình thường
Công suất sử dụng cực đại trong thời gian cao điểm
Công suất sủ dụng cực đại trong thời gian thấp điểm
Thời điểm công suất cực đại của thời gian thường
Thời điẻm công suất cực đại của thời gian cao điểm
Thời điẻm công suất cực đại của thời gian thấp điểm
Số lần mất điện
Thời điểm mất điện
Số lần cài đặt lại
Thời điểm cài đặt lại
Số lần lập trình
Thời điểm lập trình
3. Cấu tạo nguyên lý hoạt động
Đây là một loại công tơ có hai hay nhiều bộ số và bộ số chỉ làm việc trong thời gian ấn định. Điện năng tiêu thụ ghi được trên mỗi bộ số ứng với một biểu giá quy định. Trừ bộ số ra thì nó có cấu tạo giống công tơ thông thường.
Công tơ điện tử được lập trình để đọc dữ liệu tại chỗ qua cổng thong tin quang hoặc đọc từ xa qua công RS232. Việc đọc công tơ và cài đặt chương trình cho công tơ được thực hiện trực tiếp bằng máy tính hoặc bằng thiết bị cầm tay. Một trong những ứng dụng hữu ích của công tơ điện tử là cho phép đọc tín hiệu từ xa. Tại trung tâm sử lý số liệu có thể đọc được kết quả đo đếm của công tơ qua mạng điện thoại mà không cần đến nơi trực tiếp đặt công tơ, kết quả đọc được lưu trữ dưới dạng các file dữ liệu nên công việc sử lý dữ liệu trên máy tính rất thuận lợi.
IV. Công tơ chỉ thị số
Dựa trên cảm ứng Hall được tóm tắt như sau:
Nếu dọc theo tấm mạch bán dẫn cho chạy qua một dòng điện, dưới tác dụng của một từ trường có hướng vuông góc với dòng điện đó sẽ xuất hiện một điện thế theo hướng cắt ngang vuông góc với hướng dòng điện.
Bộ biến đổi gồm một tấm bản dẫn mỏng: Hai đầu tấm bán dẫn (1 và 2) được nối với một nguồn dòng bên ngoài. Điểm tác động của cảm ứng từ theo hướng mũi tên trên hai đầu cực( 3 và 4) sẽ xuất hiện sức điện động gọi là sức điện động Hall và bằng:
Trong đó :
RX : hằng số Hall phụ thuộc vào chất liệu của tấm bán dẫn
a, l, n : kích thước hình học của bộ biến đổi Hall
U : độ linh động của các phần tử dẫn điện
I : dòng điện trong bộ biến đổi
: góc giữa véc tơ cảm ứng B và mặt phẳng bộ biến đổi
Khi đo công suất và năng lượng, trong bộ biến đổi phải bảo đảm được sự phụ thuộc giữa các đại lượng đầu vào với điện thế Un trên tải và dòng điện In qua tải. Có hai phương án chế tạo:
- Một là, qua cuộn dây tạo ra tử trường sẽ có dòng điện chạy qua, dòng điện này chạy qua tải In , còn dòng điện qua bộ biến đổi tỉ lệ thuận với hiệu điện thế trên bộ biến đổi.
- Hai là, dòng điện chạy qua cuộn dây tạo ra từ trường sẽ tỉ lệ với hiệu điện thế trên tải Un. Còn dòng điện qua bộ biến đổi sẽ tỉ lệ thuận với dòng điện qua tai In.
Trong thực tế cách thứ nhất được ứng dụng rộng rãi hơn vì trong cách thứ hai khi đầu cuộn dây tạo ra từ trường vào mạch song song, do ảnh hưởng gây bởi thành phần điện cảm, sai số do tần số sẽ tăng.
Khi dòng điện ổn định, sức điện động EX cũng sẽ ổn định, với dòng điện có dạng song hình sin tần số EX sẽ có thành phần ổn định và biến thiên:
trong đó:
K1, K2 là những hệ số tỉ lệ, chúng phụ thuộc vào tính chất của bộ biến đổi và các thong số của hệ thong tạo từ thong.
K3 hệ số biến đổi điện áp ra dòng điện.
: góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp phụ tải.
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý của một công tơ chỉ thị số:
Các phần tử đo 7. Bàn phím điều khiển
Bộ biến đổi điện áp ra tần số 8. Chỉ thị số
Bộ vi sử lý 9,10. Nguồn cấp điện
Cửa cho tín hiệu vào 11. Cổng kêt nối máy tính
Cửa phát xung năng lượng
Cửa nhận tín hiệu xung kiểm tra
Chương IV. ĐO CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I.1 Đo công suất tác dụng
Công suất và năng lượng là các đại lượng cơ bản của hệ thống điện. Các đại lượng này có liên quan nhiều đến nền kinh tế quốc dân, vì vậy việc xác định công suất và năng lượng là nhiệm vụ rất quan trọng.
Đối với mạch một chiều công suất tác dụng được tính theo biểu thức:
P=UI
Với mạch xoay chiều một pha:
P=UI=
Với mạch xoay chiều 3 pha:
P=
Nếu mạch 3 pha hoàn toàn đối xứng ta có:
=
Tuy nhiên trong mạch điện 3 pha thực tế, phụ tải thường không đối xứng. Để thực hiện phép đo công suất tổng trong mạch 3 pha ta hãy xét trường hợp chung, đó là mạch 3 pha 3 dây với tải hình sao không có dây trung tính với tải bất kỳ:
Trong đó:
là các giá trị tức thời của điện áp dây
là các giá trị tức thời của điện áp fa
là các dòng tức thời của các pha
Có thể viết các phương trình sau:
tại N ta có: =0
Ta có
=> =
=
Dựa vào kết quả trên ta có thể tính công suất trong mạch 3 pha theo một trong 3 biểu thức:
=
=
=
I.2 Đo công suất tác phản kháng
Công suất phản kháng được tính theo biểu thức:
Q=UI
I.2.1 Đo công suất phản kháng trong mạch một pha
Khác với công suất tác dụng, công suất phản kháng tỉ lệ với . Để tạo ra được góc phải làm sao tạo được góc lệch giữa véctơ dòng và áp của cuộn dây điện áp trong oatmet. Muốn vậy người ta mắc them một điện trở R1 song song với cuộn áp sau đó mắc nối tiếp cuộn dây điện cảm L2 và điện trở R2. Với cách mắc trên đẵ tạo ra được góc lệch pha giữa U và Iu trong cuộn áp một góc bằng cách chọn các thong số của mạch thích hợp.
Khi đó góc lệch của oatmet là:
S= k/Zu : Độ nhạy của oátmet phản kháng
I.2.2 Đo công suất phản kháng trong mạch 3 pha
Công suất phản kháng của mạch 3 pha có thể coi là tổng công suất phản kháng của từng pha.
Khi tải đối xứng ta có:
Để công suất phản kháng của mạch 3 pha tải đối xứng, ta có thể sử dụng oátmet đo công suất tác dụng nhưng mắc theo sơ đồ sau dưới. Trong đó cuộn dòng của oatmet mắc vào pha A, cuộn áp mắc vào pha B và pha C.
Đồ thị véc tơ
Trong trường hợp này ta có:
Theo sơ độ vectơ
Công suất phản kháng trong mạch 3 pha đối xứng được tính:
ChươngV. CÁC TIÊU CHUẨN THỬ NGHIỆM
I. Định nghĩa về các đại lượng của công tơ
1. Dòng cơ bản (Ib): giá trị dòng điện mà ứng với giá trị này, đặc tính liên quan của công tơ mắc trực tiếp được ấn định.
2. Dòng danh định (Idd): giá trị mà dòng ứng với giá trị này, đặc tính liên quan của công tơ làm việc có máy biến dòng được ấn định.
3. Dòng cực đại (Imax): giá trị dòng điện cao nhất công tơ có thể chịu được mà vẫn thoả mãn yêu cầu về độ chính xác theo tiêu chuẩn này.
4. Điện áp chuẩn: giá trị điện áp mà ứng với điện áp này, đặc tính liên quan của công tơ được ấn định.
5. Tần số chuẩn: giá trị tần số mà ứng với tần số này, đặc tính liên quan của công tơ được ấn định.
6. Chỉ số cấp chính xác: số nêu các giới hạn sai số cho phép tính bằng phần trăm, đối với mọi giá trị dòng trong khoảng từ 0.1Ib đến Imax hoặc trong khoảng tử 0.05Ib đến Imax đối với hệ số công suất bằng một.
7. Sai số phần trăm:
II. Các phép kiểm định
Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra độ bền cách điện
Điều kiện thử nghiệm chung:
Quy trình thử nghiệm theo TCVN 6099-1996
Trước tiên thử nghiệm điện áp xung sau đó thử nghiệm điện áp xoay chiều.
Đối với các thử nghiệm này thì thuật ngữ “đất” có ý nghĩa sau:
Trong trường hợp vỏ công tơ làm bằng kim loại thì đất là bản than vỏ công tơ dược đặt trên một bề mặt dẫn điện phẳng.
Trong trường hợp vỏ công tơ hoặc một phần vỏ làm bằng vật liệu cách điện thì đất là một lá mỏng dẫn điện bao bọc công tơ tiếp xúc với tất cả những phần tử dẫn điện có thể chạm tới được và được nối với bề mặt dẫn điện phẳng trên đó đặt đế công tơ.
Trong khi thử nghiệm điện áp xung và điện áp xoay chiều, các mạch không chịu thử nghiệm đều đưọc nối vào đất như chỉ dẫn sau đây:
Không được xảy ra phóng điện bề mặt và phóng điện chọc thủng.
Thử nghiệm điện áp xung
Thử nghiệm điện áp xoay chiều
Thực hiện theo bảng sau.
Điện áp thử nghiệm phải thực chất là hình sin, tần số nằm giữa 45 Hz và 65 Hz, và được đặt trong 1 min.
Nguồn điện phải có khả năng cung cấp ít nhất là 500 VA.
Trong khi thực hiện các thử ngiệm đối với đất thì các mạch phụ có điện áp chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 40V phải được nối đất.
Giá trị hiệu dụng của
điện áp thử nghiệm
Các điểm đặt điện áp thử nghiệm
2KV
Các thử nghiệm được tiến hành khi vỏ kín, công tơ đã lắp đủ nắp và nắp đầu nối
giữa một bên là tất cả mạch dòng, mạch áp, cũng như các mạch phụ kiện có điện áp chuẩn lớn hơn 40V, được nối với nhau và một bên là đất.
giữa các mạch điện không nối với nhau trong vận hành.
4 KV
(đối với thử nghiệm ở điểm a )
40V
(đối với thử nghiệm thuộc điểm c)
Các thử nghiệm bổ xung đối với những công tơ có vỏ cách điện thuộc cấp bảo vệ II.
a. giữa một bên là tất cả các mạch dòng, mạch áp, cũng như các mạch phụ có điện áp chuẩn lớn hon 40V, được nối với nhau
và một bên là đất.(*)
b. kiểm tra sự phù hợp với các điểu kiện quy định ở 4.2.7 bằng cách xem xét.
c. giữa một bên là tất cả các bộ phận dẫn điện bên trong công tơ được nối với nhau, một bên là tất cả các bộ phận dẫn điện bên ngoài vỏ công tơ mà que thử có thể cham đến, được nối với nhau. (**)
1.thử nghiệm ở điểm a phần B đựoc thực hiện khi vỏ nắp kín, công tơ dã đủ nắp và nắp đầu nối.
2. thử nghiêm ở điểm c phần B không cần thực hiện, nếu như thử nghiệm ỏ điểm b không có gì nghi vấn.
Kiểm tra tỉ số truyền và cơ cấu đếm
Ta biết rằng với mọi giá trị của phụ tải thì tốc độ quay của công tơ tỉ lệ thuận với điện năng tiêu thụ. Tốc độ quay của đĩa công tơ sẽ được truyền lên bộ số. Cấu tạo của công tơ phải thoả mãn được công thức:
C.N = P.t
Trong đó:
C: Hằng số công tơ
N: Số vòng quay của đĩa công tơ
P: Công suất điện phụ tải
t: Khoảng thời gian tiêu thụ điện năng
Ta có thể kiểm tra bằng cách đếm từng vòng hoặc theo một trong hai phương pháp:
Phương pháp công suất thời gian hoặc phương pháp dung công tơ chuẩn.
Ta điều chỉnh sao cho U=Udm, I=Idm.
Trong khoảng thời gian đó bộ số sẽ dịch chuyển một đơn vị nhất định. Từ đó ta sẽ xác định được mức độ đếm của cơ cấu.
Ta có:
(Phương pháp công suất thời gian)
(Phương pháp dung công tơ chuẩn)
Trong đó:
S: cấp chính xác của công tơ kiểm
W0, W: Số chỉ điện năng ghi được ỏ công tơ chuẩn và công tơ
kiểm
P: Công suất đưa vào công tơ tính theo wattmet
t: thời gian kiểm tra
Kiểm tra tự quay
Như ta đã biết momen ma sát của công tơ do phải quay hộp số và do ma sat giữa trục trụ là rất lớn, mômen này gây nên sai số của công tơ. Để khử momen này cần phải tạo ra một momen bù ban đầu Mb bằng cách gây ra một từ thong lêch trong không gian và trong thời gian với bằng một lá sắt từ đặt trong mạch từ của cuộn áp:Mb=
Để thay đổi momen bù ta thay đổi vị trí của lá sắt từ bằng vít chỉnh vị trí. Thường momen bù lớn hơn momen ma sat. Khi chúng tự quay ta chỉnh biên áp BA1 sao cho điện áp bằng điện áp định mức U=Udm
Dòng điện đi qua oatmet, công tơ, ampemet bằng khong I=0, lúc này oátmet chỉ khong và công tơ phải đứng yên. nếu công tơ quay đó là hiện tượng tự
quay, ta điều chỉnh vít đến khi công tơ đứng yên.
- Hiệu chỉnh góc (hiệu chỉnh góc )
Đặt U=Udm, I=Idm; điều chỉnh góc lệch pha tức là , khi đó oatmet chỉ “0”. Công tơ đứng yên, nếu công tơ vẫn quay tức
Để điều chỉnh ta điều chỉnh bộ phân nhánh từ của cuộn áp hoặc điều chỉnh bằng cách điều chỉnh vòng ngắn mạch của cuộn dòng đến khi công tơ đứng yên.
Kiểm tra ngưỡng độ nhạy
Công tơ phải khởi động được và tiếp tục ghi khi có dòng cho trong bảng sau:
Công tơ dùng để
cấp chính xác của công tơ
1 2
Hệ số công suất
Nối trực tiếp
0.004 Ib
0.005 Ib
1
Nối qua máy biến dòng
0.002 Idd
0.003 Idd
1
6. Xác định sai số cơ bản
Các giới hạn sai số tính bằng phần trăm:
a>Công tơ một pha và nhiều pha chịu tải cân bằng
Giá trị dòng
đối với công tơ đối với công
nối trực tiếp tơ nối qua
máy biến dòng
Hệ số
công suất
Giới hạn sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác
1 2
0,05Ib I 0,1Ib
0,02IddI0,05Idd
1
1,5
2,5
0,1IbI0,2Imax
0,05IddI0,05Imax
1
1,0
2,0
0,1IbI0,2Ib
0,05IddI0,1Idd
0,5L
0,8C
1,5
1,5
2,5
-
0,2IbIImax
0,1IddIImax
0.5L
0,8C
1,0
1,0
2,0
-
Khi có yêu cầu đặc biệt của khách hàng
0,2IbIIb 0,1IddIIdd
0,25L
0,5C
3,5
2,5
-
-
b> Công tơ nhiều pha mang tải một pha nhưng có điện áp các pha cân bằng đặt vào mạch điện áp
Giá trị dòng
đối với công đối với công tơ nối trực tiếp tơ nối qua
máy biến dòng
Hệ số
công suất
Giới hạn sai số tính bằng phần trăm đối với công tơ cấp chính xác
0,1Ib I Imax
0,05IddIImax
1
2,0
3,0
0,2Ib I Imax
0,1IddIImax
0,5L
2,0
3,0
Đo sai lệch giữa sai số phần trăm khi công tơ mang tải một pha và ba pha cân bằng ở dòng điện cơ bản và hệ số công suất bằng một đối với công tơ nối trực tiếp và ở dòng danh định và hệ số công suất bằng một đối với công tơ nối qua máy biến dòng, không được vượt quá 1,5% dối với công tơ cấp chính xác 1 và 2,5% đối với công tơ cấp chính xác 2.
Chương VI. THIẾT KẾ THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH
Xuất phát từ yêu cầu thực tế công tơ đo đếm điện năng các loại được quy về 2 loại chủ yếu:
- Loại 1 pha và loại 3 pha 4 dây
- Loại 3 pha 3 dây 2 cơ cấu
Vấn đề cần giải quyết là tạo nên một bộ nguồn có khả năng kiểm được hai loại công tơ nói trên. Từ đó ta tiến hành tính toán lắp ráp bàn kiểm công tơ thỏa mãn phương pháp đo công suất 3 pha bằng 2 oát mét hoặc oát mét 3 pha 2 cơ cấu
Căn cứ vào tiêu chuẩn về bàn kiểm công tơ, yêu cầu đặt ra là:
- Nguồn áp , nguồn dòng phải riêng rẽ
- Dòng điện phải thay đổi được từ 0 đến 250% giá trị định mức của công tơ
- Điện áp ra phải là điện áp định mức 220V hoặc 380V
- Dòng điện và điện áp phải có góc lệch pha bằng 00, 300, 900 và biến đổi liên tục
- Dạng sóng điện áp phải đạt được dạng sóng hình sin có độ méo cho phép
- Thỏa mãn được phương pháp đo công suất bằng hai oát mét hoặc oát mét 3 pha 2 cơ cấu
Từ những yêu cầu trên quyết định chọn phương án thiết kế 2 pha lẻ (A và C) rồi ghép lại. nếu dùng 3 oát mét lẻ có thể sử dụng 3 mạch 3 pha lẻ ghép lại
Sơ đồ khối của mạch kiểm công tơ 1 pha và 3 pha 4 dây:
Sơ đồ khối mạch một pha
Sơ đồ khối mạch 3 pha 4 dây
Trong đó công tơ 3 pha 4 dây được sử dụng 3 mạch lẻ 1 pha ghép lại. mỗi mạch 1 pha cấp cho 1 phần tử của công tơ và 1 phần tử của oát mét (công tơ mẫu)
điện áp UAO, UAB đưa vào bộ tạo góc lệch pha tạo ra UA2 được tạo đưa vào mạch tạo dòng IOA sao cho IA và vecto U có góc lệch pha tùy ý. Bộ biến đổi góc
góc φ có khả năng tạo ra UA2 sao cho qua bộ tạo dòng tạo ra được IA hợp với UAO một góc theo ý muốn.
Thiết kế bộ tạo áp
Chọn máy biến áp tự ngẫu 1 pha tăng áp có các số liệu sau
Str = 1000 VA
U1 = Udm = 220 V
U2 = 600 V
Có 4 cấp điện áp thứ cấp: 127V, 220V, 300V, 600V
1. Công suất tính toán
Theo công thức (8-19) sách thiết kế máy biến áp của Phạm Văn Bình và Lê văn Doanh ta có:
Stt = Str(1-U2/U1)
Stt = 1000(1- 600/220) = 633.33 (VA)
2. Dòng điện phía sơ cấp
Có
Stt = U1I1
Dòng điện phía sơ cấp :
I1===2,88 (A)
3. Dòng điện phía thứ cấp máy biến áp:
Stt= U2.I2
Dòng điện thứ cấp máy biến áp:
I2=
4. Tính sơ bộ mạch từ
Tiết diện sơ bộ trụ
Chọn máy biến áp một pha dây quấn trên trụ giữa, tiết diện trụ tính theo công thức kinh nghiệm:
St=
Trong đó :
C : số trụ máy biến áp
KQ : hệ số phụ thuộc phương thức làm mát
chọn KQ=6 (làm mát bằng không khí)
f : tần số điện áp lưới
Vậy: St=
b. Đường kính trụ
dt= (cm)
Chọn tỉ số
h= 2,2.4,6= 10,12 (cm)
chọn h=10 (cm)
Chọn loại thép tôn silic, tổn thất 1,3w/kg, bề dày 0,5mm
chọn B=1T
Tính dây quấn
5. Số vòng dây cuộn sơ cấp máy biến áp:
Số vòng dây cuộn thứ cấp máy biến áp:
Chọn sơ bộ mật độ dòng điện trong máy biến áp:
Với dây dẫn đồng, máy biến áp khô chọn J1=J2=2,75 A/mm2
Tiết diện dây dẫn sơ cấp máy biến áp:
chọn dây dẫn tròn, cách điện cấp B có tiết diện chuẩn:
d1=1,16 mm
S1=1,0568 mm2
mCu=9,4 g/m
R=0,0163
Tính lại mật độ dòng điện trong cuộn sơ cấp:
J1=I1/S1 = 2,88/1,0568=2,72 A/mm2
Tiết diện dây dẫn thứ cấp của máy biến áp:
Chọn dây dẫn tròn cách điện cấp B có tiết diện chuẩn:
S2=0,4072 mm2
d2=0,72 mm
mCu=3,6 g/m
R=0,0423
Tính lại mật độ dòng điện trong cuộn thứ cấp:
J2=
Kết cấu dây dẫn sơ cấp
Tính sơ bộ số vòng dây trên một lớp của cuộn sơ cấp:
W11=
Trong đó
kc=0,95 là hệ số ép chặt
h - chiều cao trụ
hg - khoảng cách từ gông đến cuộn dây sơ cấp
chọn sơ bộ khoảng cách cách điện gông là 0,2 cm
Tính sơ bộ số lớp dây ở cuộn sơ cấp:
Chọn số lớp n11=6 lớp. Như vậy 464 vòng chia làm 6 lớp. 5 lớp đầu mỗi lớp có 79 vòng, lớp thứ 10 có 69 vòng
Chọn ống quấn dây làm bằng vật liệu cách điện có bề dầy S01=0,1 cm
Chu vi trong của cuộn sơ cấp:
Dt1= (dt+0,2).4=(4,6+0,2).4=19,2 (cm)
Chọn bể dầy giữa 2 lớp dây ở cuộn sơ cấp: cd11=0,2 mm
Bề dầy cuộn sơ cấp
Bd1=(d1+cd11).n11=(1,16+0,2).6=0,816(cm)22. Chu vi ngoài cuộn sơ cấp
Dn1=
Chu vi trung bình cuộn sơ cấp
Dtb1=
Chiều dài dây quấn sơ cấp:
l1=w1.Dtb. =21,76.464=100,9664(m)
Kết cấu dây quấn thứ cấp
Chọn sơ bộ chiều cao cuộn thứ cấp. h1=h2=10 cm
Tính sơ bộ số vòng dây trên một lớp
W12=
Tính sơ bộ số lớp dây quấn thứ cấp
lớp
Chọn số lóp dây quấn thứ cấp n12=10 lớp. chọn 9 lớp đầu có 132 vòng, lớp 10 có 78 vòng.
Chọn bề dày cách điện giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp cd12=0.2 cm
Chu vi trong cuộn thứ cấp
Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây ở cuộn thứ cấp: cd2=0,2mm
Bề dầy cuộn thứ cấp
Bd2=(d2+cd2).n12 =(0,072+0,02).10=0,92 (cm)
Chu vi ngoài cuộn thứ cấp
Chu vi trung bình cuộn thứ cấp
Dtb2= (cm)
Chiều dài dây quấn thứ cấp
l2=
Chọn khoảng cách giữa cuộn thứ cấp đến gông: cd22=1 cm
Tính số vòng dây ứng với các cấp điện áp ở thứ cấp
W127=127. = 268 (vòng)
W220=220. = 464 (vòng)
W300=300. = 633 (vòng)
Tính kích thước mạch từ
Số lá thép dùng trong một trụ
n = d/0,5= 0,95.4,6/0.05=87 lá
Tiết diện hiệu quả của trụ
QT= 0,95.21,35=20,2825 cm2
Để đơn giản ta chọn gông như trên
Tiết diện gông:
Qg=2,3.4,6=10,58 cm2
Tiết diện hiệu quả của gông
Qhg=0,95.10,58=10,051 cm2
Tính chính xác mật độ từ cảm trong trụ
BT= T
Mật độ từ cảm trong gông
Bg= T
Chiều rộng cửa sổ
c = S01 + cd12 + Bd1 + Bd2+cd22 = 0,1+0,2+0,816+0,92+1=3,036(cm)
Chiều rộng mạch từ
C= 3,036.2+2,3.2+4,6=15,272 (cm)
Chiều cao mạch từ
H=10+2,3.2=14,6(cm)
Tính khối lượng của sắt và đồng
Thể tích của trụ
VT=QT.h=20,2825.10=202,825 (cm3)
Thể tích gông
Vg=2.2,3.4,6.10+2.2,3.4,6.16,672=564,38(cm3)
47.Khối lượng của trụ
MT=VT.mFe=0,202825.7,85=1,592 (kg)
48. Khối lượng của gông
Mg=Vg.mFe=0,56438.7,85=4,43 (kg)
49. Khối lượng đồng
MCu=(L1.mCu+L2.mCu)=100,9664.9,4+360,417.3,6=2,138 (Kg)
Tính các thông số của máy biến áp
50. Điện trở của cuộn sơ cấp máy biến áp ở 750C
R1=
51. Điện trở cuộn thứ cấp máy biến áp ở 750C
R2=
52. Điện trở máy biến áp quy đổi về thứ cấp
Rba=
53. Sụt áp trên điện trở máy biến áp
(V)
54. Điện kháng máy biến áp quy đổi về thứ cấp
Xba=
55. Điện cảm máy biến áp quy đổi về thứ cấp
Lba=
56. Sụt áp trên điện kháng máy biến áp
V
57. Tổng trở ngắn mạch quy đổi vể thứ cấp
Zba=
58.Dòng điện ngắn mạch
(A)
59. Điện áp ngắn mạch phần trăm
II. Thiết kế bộ tạo dòng
Bộ tạo dòng điện có các thông số sau:
Stk = 3000 VA
U1 = Udm = 220 V
Phía thứ cấp tạo ra 7 cấp dòng điện:
I2= (0,5; 1; 2,5; 5; 10; 25; 50) A
1.Dòng điện phía sơ cấp
I1=
I1=A
2.Tính sơ bộ mạch từ
a. Tiết diện sơ bộ trụ
Chọn mạch từ có 2 trụ, tiết diện mỗi trụ tính theo công thức kinh nghiệm:
Q=
Trong đó :
C : số trụ bộ tạo dòng
KQ : hệ số phụ thuộc phương thức làm mát
chọn KQ=6 (làm mát bằng không khí)
f : tần số điện áp lưới
Vậy: Q=
b> Đường kính trụ
dt= (cm)
chọn dt= 5,7 cm
Chọn tỉ số
h= 2,3.5,7= 13(cm)
Chọn loại thép tôn silic, tổn thất 1,3w/kg, bề dày 0,5mm,chọn B=0,8 T
Tính dây quấn
3.Số vòng dây cuộn sơ cấp bộ tạo dòng
4.Số vòng dây cuộn thứ cấp
5.Chọn sơ bộ mật độ dòng điện trong máy tạo dòng
Với dây dẫn đồng, máy biến áp khô chọn J1=J2=3,2 A/mm2
6.Tiết diện dây dẫn sơ cấp máy biến áp:
chọn dây dẫn tròn, cách điện cấp B có tiết diện chuẩn:
d1=2,83 mm
S1=6,29mm2
mCu=55,9 g/m
R=0,00278
7.Tính lại mật độ dòng điện trong cuộn sơ cấp:
J1=I1/S1 = 18,94/6,29=3,01A/mm2
8.Tiết diện dây dẫn thứ cấp của bộ tạo dòng
Chọn dây dẫn tròn cách điện cấp B có tiết diện chuẩn:
S2=15,9 mm2
d2=4,5 mm
mCu=142 g/m
R=0,0011
9.Tính lại mật độ dòng điện trong cuộn thứ cấp:
J2=
Kết cấu dây dẫn sơ cấp
10.Tính sơ bộ số vòng dây trên một lớp của cuộn sơ cấp:
W11=
Trong đó
kc=0,95 là hệ số ép chặt
h - chiều cao trụ
hg - khoảng cách từ gông đến cuộn dây sơ cấp
chọn sơ bộ khoảng cách cách điện gông là 0,2 cm
11.Tính sơ bộ số lớp dây ở cuộn sơ cấp:
12.Chọn số lớp n11=9 lớp. Như vậy 377 vòng chia làm 9 lớp
8 lớp đầu mỗi lớp có 42 vòng, lớp thứ 9 có 41 vòng.
13. Chọn ống quấn dây làm bằng vật liệu cách điện có bề dầy S01=0,1cm
14. Chu vi trong của cuộn sơ cấp:
Dt1= (dt+0,1).4=(5,7+0,1).4=23,32 (cm)
15. Chọn bể dầy giữa 2 lớp dây ở cuộn sơ cấp: cd11=0,2 mm
16. Bề dầy cuộn sơ cấp
Bd1=(d1+cd11).n11=(2,86+0,2).9=2,754(cm)17. Chu vi ngoài cuộn sơ cấp
Dn1=
18. Chu vi trung bình cuộn sơ cấp
Dtb1=
19. Chiều dài dây quấn sơ cấp:
l1=w1.Dtb. =31,96756.377=120,517(m)
Kết cấu dây quấn thứ cấp
20. Chọn sơ bộ chiều cao cuộn thứ cấp. h1=h2=13 cm
21. Tính sơ bộ số vòng dây trên một lớp
W12=
chọn W12=28 vòng
22. Tính sơ bộ số lớp dây quấn thứ cấp
lớp
23. Chọn số lóp dây quấn thứ cấp n12=5 lớp. chọn 4 lớp đầu có mỗi lớp có 28 vòng, lớp 5 có 31 vòng.
24. Chu vi trong cuộn thứ cấp
Dt2=Dt1=23,32 (cm)
25. Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây ở cuộn thứ cấp: cd2=0,2mm
26. Bề dầy cuộn thứ cấp
Bd2=(d2+cd2).n12=(0,45+0,02).5=2.35 (cm)
27. Chu vi ngoài cuộn thứ cấp
Dn2=
28. Chu vi trung bình cuộn thứ cấp
Dtb2= (cm)
29. Chiều dài dây quấn thứ cấp
l2=
30. Chọn khoảng cách giữa 2 cuộn: cd12=1 cm
Tính số vòng dây ứng với các cấp điện áp ở thứ cấp
W0,5=0,5. = 2 (vòng)
W1,0=1. = 3 (vòng)
W2,5=2,5. = 7 (vòng)
W5,0=5. = 14 (vòng)
W10=10. = 28 (vòng)
W25=25. = 71 (vòng)
Tính kích thước mạch từ
31. Số lá thép dung trong một trụ
n = dt/0,5=5,7 /0.05=115 lá
32.Tiết diện hiệu quả của trụ
QT= 0,95.32,86=31,217 cm2
33. Tính chính xác mật độ từ cảm trong trụ
BT= T
34. Mật độ từ cảm trong gông
Bg= T
35. Chiều rộng cửa sổ
c = 2S01 + cd12 + Bd1 + Bd2 = 2.0,1+1+2,754+2,35=6,304(cm)
36. Tính khoảng cách giữa hai tâm trục
c’=c+d= 6,304+5,7=12,034(cm)
37. Chiều rộng mạch từ
C=c+2d= 6,304+2.5,7=17,764 (cm)
38. Chiều cao mạch từ
H= h+2d=13+2.5,7=24,46(cm)
Tính khối lượng của sắt và đồng
39.Thể tích của trụ
VT=2.QT.h=2.31,217.13=811,642(cm3)
40.Thể tích gông
Vg=2.Qg.C=2.31,217.17,764=1109,077(cm3)
41.Khối lượng của trụ
MT=VT.mFe=0,811642.7,85=6,3713 (kg)
42. Khối lượng của gông
Mg=Vg.mFe=1,109077.7,85=8,706 (kg)
43. Khối lượng đồng
MCu=(L1.mCu+L2.mCu)=120,517.55,9+43,9.142=12,97 (Kg)
Tính các thông số của bộ tạo dòng
44.Điện trở của cuộn sơ cấp bộ tạo dòng ở 750C
R1=
45.Điện trở cuộn thứ cấp bộ tạo dòng ở 750C
R2=
46. Điện trở bộ tạo dòng quy đổi về thứ cấp
Rba=
47.Sụt áp trên điện trở bộ tạo dòng
(V)
48. Điện kháng bộ tạo dòng quy đổi về thứ cấp
Xba=
49. Điện cảm bộ tạo dòng quy đổi về thứ cấp
Lba=
50.Sụt áp trên điện kháng bộ tạo dòng
V
III.Bộ tạo góc lệch pha
Các phương án lựa chọn
a. Dùng tụ điện và điện trở
vậy khi ta có định giá trị tụ C
và thay đổỉ biến trở R sẽ tạo được góc
mong muốn.
b. Dùng mạch cầu:
Ta có:
UAB=UAC+UCB
= -I1R1+I2R2
UV=I1R1+I3R3
=I2R2+I2.ZC
c. Tạo góc lệch pha bằng phương pháp cảm ứng (động cơ làm việc ở 2 chế độ hãm)
Điện áp 3 pha (A1, B1, C1) được đưa vào Stato của động cơ. Điện áp (A2 B2, C2) là điện áp cảm ứng trên Roto của động cơ và được lấy ra qua cổ góp của động cơ; góc lệch pha φA (UA1, UA2); φB (UB1, UB2); φC (UC1, UC2); được quyết định bởi vị trì tương đối giũa roto và stato của động cơ.Phương pháp tạo góc lệch pha này được áp dụng vào bàn kiểm φ của liên xô.
Ưu điểm:
Cùng một lúc tạo được 3 pha đối xứng
Điều chỉnh dễ dàng, góc φ thay đổi liên tục từ 00 đến 3600
Cho phép kiểm định các loại dụng cụ đo điện xoay chiều
Nhược điểm
- Đắt tiền, khó chế tạo, phụ thuộc nhiều vào sự đối xứng của điện áp nguồn cấp
- Sử dụng nhiều thiết bị gây tiếng ồn không tiện lợi khi sử dụng vì động cơ điều chỉnh pha nằm ngoài bàn kiểm
d. Phương pháp tạo góc lệch pha bằng cách kết hợp giữa điện áp pha và điện áp dây
A
B
C
S
φ
Góc φ được tạo nên bởi véc tơ UAvà OS. Tùy theo vị trí giữa UAvà OS mà ta có góc theo ý muốn. Mặt khác lợi dụng trong cùng một pha UA và IA chậm pha hoặc vượt trước từ 0 đến 100, ta có góc biến đổi từ -10 đến 1100 (theo lý thuyết thì góc φ biến đổi từ 0 đến 1200)
Đây chính là nguyên lý thiết kế bàn kiểm công tơ điện với phụ tải sử dụng là U2 (mạch dòng)
Ưu điểm:
- góc φ biến đổi từ 00 đến 1200 thực tế là (-100 đến 1100), như vậy không cần thay đổi vị trí đấu mà ta vẫn có góc mong muốn, nhưng khi đó khó tạo vì dòng trong mạch tạo pha bị lớn nên tốt nhất vẵn dùng phương pháp thay đổi đầu đấu dây
- sử dụng được với lưới điện công nghiệp 220 – 380V
IV. Bộ đếm thời gian
Mạch đồng hồ kỹ thuật số
1. Chíp tạo dao động: DS1307
Chíp thời gian thực DS1307 là loại chíp tiêu thụ điện áp thấp, tích hợpsẵn mã chuyển đổi BCD -> clock/carlender. Bộ nhớ trong 56 byte SRAM. Quá trình giao tiếp với chíp được truyền theo chuẩn I2C.
Mã clock/carlender tích hợp mã: giây, phút, giờ, ngày, thứ, tháng, năm. Chíp có khả năng tự điều chỉnh ngày trong tháng (ứng với từng trường hợp tháng có 30 ngày hoặc 31 ngày), có khả năng chọn chế độ hiển thị giờ trong ngày có thể là 12 giờ với AM hoặc PM, hoặc 24 giờ. Các đặc tính đó có được thông qua việc tác động vào thanh ghi của chíp.
Sơ đồ khối:
Chức năng của các chân như sau:
Chân
Tên
Chức năng
1
X1
Kết nối với thạch anh bên ngoài (chuẩn 32.768kHz) Mạch tạo dao động bên trong ứng với CL=12.5pF, X1: input, X2: Output
2
X2
3
VBAT
Nguồn battery bên ngoài (chuẩn 3V)
4
GND
Nối đất
5
SDA
Serial data. Chân truyền nhận dữ liệu giữa DS1307 với thiết bị khác theo chuẩn I2C, kiểu chân open drain nên phải có mắc điện trở treo (pullup) bên ngoài
6
SCL
Serial clock, trong giao thức I2C dữ liệu được truyền nối tiếp, đồng bộ, đây chính là chân xung nhịp clock của quá trình truyền.
7
SQW/OUT
Chân điều khiển đầu ra
8
VCC
Nguồn cung cấp 5V
Hoạt động
Sự hoạt động của DS1307 dựa trên việc tác động vào thanh ghi. Cụ thể như sau:
Địa chỉ
Bit 7
Bit 6
Bit 5
Bit 4
Bit 3
Bit 2
Bit 1
Bit 0
Chức năng
Khoảng giá trị
00H
CH
Lưu giá trị giây lớn hơn 10
Lưu giá trị giây bé hơn 10
T/h giây
0 – 59
01H
0
Lưu giá trị phút 10
Lưu giá trị phút bé hơn 10
T/h phút
0 – 59
02H
0
12
10 giờ
10 giờ
Giờ
Giờ
1-12 AM/PM
00-23
24
Pm/am
03H
0
0
0
0
0
Thứ
Thứ
01 – 07
04H
0
0
Ngày trên 10
Ngày
Ngày
01-31
05H
0
0
0
Tháng trên 10
Tháng
Tháng
01-12
06H
Năm trên 10
Năm
Năm
00-99
07H
OUT
0
0
SQWE
0
0
RS1
RS0
Control
08-3FH
RAM 56 x 8
00H – FF H
Chuẩn truyền thông I2C trong quá trình giao tiếp với chíp DS1307
Sơ đồ truyền nhận:
Quá trình truyền nhận theo chuẩn I2C diễn ra như sau:
Thông thường trong các ứng dụng DS1307 được coi như slave, bus phải được điều khiển từ một thiết bị master khác là thiết bị phát ra xung chuẩn trên đường SCL, sự truyền nhận được thực hiện thông qua việc phát tín hiệu STOP và START, qua trình truyền nhận như sau:
- Khi đường dữ liệu và đường clock ở mức cao: Bus ở trạng thái nhàn rỗi
- Khi có sự thay đổi trạng thái trên bus từ mức HIGH xuống mức LOW, trong khi bus clock ở mức HIGH tương ứng với điều kiện START
- Khi có sự thay đổi trạng thái trên bus từ mức LOW xuống mức HIGH, trong khi bus clock ở mức HIGH tương ứng với điều kiện STOP
- Sau khi có tín hiệu START dữ liệu được truyền trên đường I2C, dữ liệu được thiết lập trong khi xung clock ở mức HIGH. Dữ liệu được nạp trong quá trình xung đồng hồ ở mức LOW.
- Với mỗi thiết bị nhận đều có một địa chỉ xác định, địa chỉ của thiết bị được phát bởi thiết bị MASTER, thiết bị SLAVE có quá trình nhận biết địa chỉ, nếu địa chỉ đó đúng với địa chỉ của thiết bị thì SLAVE phát lại tín hiệu nhận biết và tiến hành trao đổi dữ liệu với MASTER.
- Quá trình trao đổi dữ liệu kết thúc khi MASTER phát lên đường truyền tín hiệu STOP
2. Ứng dụng của chip DS1307 trong đồng hồ thời gian thực:
Mô hình ứng dụng
Mô hình có 3 khối chính:
Vi điều khiển
Có vai trò đọc, điều khiển chip DS1307. Quá trình giao tiếp giữa vi điều khiển và DS1307 được thực hiện theo chuẩn nối tiếp I2C trong đó vi điều khiển là Master, DS1307 là Slave. Vi điều khiển sẽ đọc và tác động các thanh ghi trong DS1307, nhận giá trị từ DS1307 và hiển thị lên thiết bị hiển thị. ứng dụng là vi
điều khiển PSoC-CY27443 của hãng Cypress (tham khảo tại www.cypress.com) đây là vi điều khiển tích hợp sẵn chuẩn truyển thông nối tiếp I2C thích hợp cho việc kết nối với DS1307
Thiết bị hiển thị
Dùng loai truyền theo giao thức Hitachi HD44780, với 7 chân truyền dữ liệu và điều khiển (như hình vẽ):
PSoC Pin
LCD Pin
Description
Port-X0
DB4
Data Bit 0
Port-X1
DB5
Data Bit 1
Port-X2
DB6
Data Bit 2
Port-X3
DB7
Data Bit 3
Port-X4
E
LCD Enable
Port-X5
RS
Register Select
Port-X6
R/W
Read/ Not Write
LCD đóng vai trò hiển thị kết quả giây, phút, ngày giờ, tháng năm, thiết bị hiển thị được điều khiển bởi vi điều khiển PSoC-CY27443
Trong Chíp vi điều khiển PSoC có tích hợp sẵn môdul giao tiếp với LCD theo chuẩn HD 44780.
Chíp thời gian thực DS1307
Sơ đồ nguyên lý :
Chương V. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM VÀ
TÍNH TOÁN SỬ LÝ SAI SỐ
I. Phương pháp công suất thời gian
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi nhưng năng suất thấp và phức tạp.Với phương pháp này, mạch điện áp và dòng điện của công tơ được tách biệt rồi đưa công suất điện qua công tơ. Trong đó các đại lượng điện áp, dòng điện và góc lệch pha có khả năng điều chỉnh được ở các giá trị quy định, đồng thời phải đếm được số vòng quay của công tơ theo đồng hồ bấm giây.
Để loại trừ sai số do phương pháp, cần phải giữ công suất ổn định trong thời gian đếm số vòng dây của đĩa công tơ.
Ta có:
C.N=P.t
Trong đó:
C- Hằng số công tơ
N- Số vòng quay đĩa công tơ
P- Công suất tiêu thụ ở phụ tải
t- Thời gian để đĩa công tơ quay được N vòng.
=> t =
Đây chính là thời gian chuẩn danh nghĩa mà nhà chế tạo thiết lập trên cơ sở tính toán theo hằng số công tơ, số vòng quay của đĩa công tơ và công suất tải.
Khi kiểm nghiệm bằng phương pháp công suất thời gian, trong quá trình tính toán phải chú ý 5 điểm sau:
1. Những công tơ có quy định các thiết bị phụ lắp đồng bộ và được ghi nhận trên mặt số công tơ, công suất trong công thức tính thời gian phải nhân thêm với hệ số biến đổi TI và Tu
t =
2. Đối với những công tơ 3 pha, khi kiểm nghiệm từng phần tử, công suất đưa vào từng phần tử bằng:
Trong đó:
P- Tổng công suất mạch
n- Số phần tử trong công tơ
Từ đó suy ra cách tính thời gian chuẩn danh nghĩa cho từng phần tử trong công tơ. Cần chú ý rằng khi kiểm từng phần tử nào đưa dòng điện vào phần tử đó trong khi điện áp vẫn phải cấp đủ ở tất cả các phần tử.
3. Ứng với công suất tải định mức có thể vạch chia trên thang đo của oátmét không chẵn, trong trường hợp này để tránh sai số thị sai cho phép tăng dòng điện để đạt được trị số chẵn của oatmet và như vậy phải tính lại thời gian chuẩn ứng với công suất đã làm tròn số.
- Ví dụ: Tính giá trị công suất làm tròn số trong trường hợp sau:
Công tơ điện 1 pha 220V, 5 A
Oát met có thông số:
Thang điện áp 240 V
Thang dòng điện 5 A
Tổng số vạch chia thang đo oátmet 150 vạch
Công suất định mức đưa vào công tơ ở hệ số công suất
Pn=U.I. =220.5.1=1100 (W)
Giá trị vạch chia của oátmet
Cw=(W/vòng)
Số chỉ của oátmet ứng với công suất định mức
(vạch)
Ta làm tròn lên 140 vạch
Trong trường hợp này phải tăng dòng điện để đạt được số chỉ 140 vạch trên thang đo của oátmet và phải tính lại thời gian chuẩn ứng với công suát định mức đã làm tròn là 1120 W.
4. Nên chọn số vòng quay của đĩa công tơ là số chẵn và là bộ của 10 để đếm, như vậy sẽ thuận tiện cho việc tính toán và thực hiện trong quá trình kiểm nghiệm ở các chế độ tải thấp và ở hệ số công suất khác 1.
Khi kiểm nghiệm bằng phương pháp công suất thời gian, sai số của công tơ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
t0 - Thời gian chuẩn tính theo giá trị định mức.
t - Thời gian thực tế đếm được trên thiết bị đo ứng với N vòng quay của đĩa công tơ.
5. Do cách ký hiệu của từng nươc sản xuất công tơ khác nhau, nên khi tính hằng số C của công tơ phải chú ý đến đơn vị đo được ghi trên mặt số công tơ.
Để nâng cao năng suất của việc kiểm tra, giảm thời gian tính toán và sử lý kết quả đo, nên tiến hành tính toán trước các số liệu sau:
Số chỉ của oatmet ứng với các giá trị của phụ tải và các hệ số công suất cần kiểm tra.
Số vòng quay đĩa được chọn để kiểm tra phải được chọn sao cho thời gian phải trên 30s.
Sauk hi xác định được thời gian chuẩn danh nghĩa, số chỉ của oátmet ứng với 100% giá trị phụ tải ở hệ số công suất =1. Ta tính tiếp số chỉ của oátmet và số vòng quay của đĩa cho những giá trị khác của phụ tải và ở các hệ số khác của góc lệch pha.
Ví dụ: Xác định sai số của công tơ đo điện năng tác dụng.
vòng
Để kiểm tra người ta dung 2 oátmet có thang đo như sau:
Điện áp 150 V
Dòng điện 5 A
Tổng số vạch chia thang đo 150 vạch
Số chỉ của oátmet tại thời điểm kiểm tra
W1=34 vạch; W2= 56 vạch
Thời gian đếm được của 20 vòng quay đĩa công tơ là 63,4 s
a.Tính hằng số công tơ
(W.S/Vòng)
b.Tính giá trị vạch chia của oát met
(W/vạch)
c.Thời gian chuẩn danh nghĩa
t0=
d.Sai số của công tơ
II. Phương pháp so sánh trực tiếp với công tơ chuẩn
Đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện và có nhièu ưu điểm trong đó nổi bật là việc loại trừ được ảnh hưỡng do nguồn điện không ổn định . Tuy nhiên ở nước ta do số lượng công tơ chuẩn ít , nên việc áp dụng phương pháp này chưa phổ cập .Trong quá trình thực hiện , phải chú ý thứ tự pha của công tơ định trong QTKĐ 19-1994 . Trong khi kiểm thời gian điểm bắt đầu va thời gian kết thúc thì số vòng quay của cả công tơ chuẩn va công tơ kiểm phải trùng hợp chính xác , Trong quá trình tính toán sai số của công tơ kiểm phải lưu ý sai số của công tơ chuẩn ở các giá trị phụ tải .
Xác định sai số của công tơ kiểm theo công thức :
Trong đó:
C và C0 - hằng số của công tơ kiểm và công tơ chuẩn
N va N0 - số vòng quay đĩa điếm được của công tơ kỉêm va công tơ chuẩn .
Nếu công tơ chuẩn la loại cơ điện , để đơn giản việc thính toán sai số , công thức trên có thể rút gọn dưới dạng:
Trong đó :
A và A0 - Số vòng quay của đỉa công tơ kiểm và công tơ chuẩn ứng với 1KWh.
N và N0 - số vòng quay của đĩa công tơ kiểm và công tơ chuẩn , đếm được trong thời gian kiểm tra .
Trong trướng hợp cần phải mở rộng giới hạn đo của công tơ chuẩn , phải sư dung các T1 chuẩn co cấp chính xác cao hơn , hoặc sử dụng ngáy T1 Trang bị trong các bàn kiểm công tơ . Cách đầu công tơ trên bàn kiểm tương tự như đầu oát mét . nhưng công thức sai số sẽ là:
Trong đó :
A và A0 ; N và N0 – tương tự như trên
KT1 – Hệ số biến đổi T1
Ví dụ 1: Xác định sai số của công tơ 3 pha đo điện năng tác dụng với các thông số kỷ thuật như sau:
Công tơ kiểm :1KWh=1750 vòng
Công tơ chuẩn:1KWh=1000vóng
Số vòng quay của đĩa công tơ điểm được trong thời gian kiểm tra
Công tơ kiểm : 10 vòng
Công tơ chuẩn : 5,73 vòng
Sai số của công tơ kiểm;
Ví dụ 2: Xác định sai số của công tơ 3 pha đo điện năng phản kháng với các thông số kỹ thuật sau:
Công tơ kiểm : 1KVARh=2500 vòng
Công tơ chuẩn : 1KVARh=750 vòng
Số vòng quay của đĩa công tơ điếm được trong thơi gian kiểm tra :
Công tơ kiểm : 20 vòng
Công tơ chuẩn: 6,05 vòng
Sai sô của công tơ kiểm:
Khi sử dụng công tơ chuẩn loại cơ điện , để nhằm mục đích đơn giản hoá công việc tính toán và xử lý sai số , tăng năng suất kiểm nghiệm , hiệu chính.
Trên cơ sở biết trước được các thông số kỹ thuật của công tơ kiểm và công tơ chuẩn , ta có thẻ lập bảng tính sẵn cho tất cả các loại công tơ ; ứng với một số vòng quay của công tơ kiểm đã ấn định và căn cứ vào cấp chính xác của nó , tính trước được miền giới hạn số vòng quay của công tơ chuẩn, ứng với một số vòng quay của công tơ kiểm đã ấn định và căn cứ vào cấp chính xác của nó, tính trước được miền gián hạn số vòng quay của công tơ chuẩn, trong đó công tơ kiểm sẽ đạt được cấp chính xác . Cách làm như sau:
1. Tính số vòng quay của công tơ chuẩn khi công tơ kiểm quay được N vòng và có sai số bằng 0.
Suy ra:
2. Căn cứ vào cấp chính xác, tính giới hạn sai số cho phép của công tơ kiểm qua số vòng quay của công tơ chuẩn:
Trong đó - cấp chính xác của công tơ kiểm
3. Tính sẵn miền giới hạn số vòng quay của công tơ chuẩn để công tơ kiểm đạt được cấp chính xác.
Ví dụ: Công tơ kiểm loại 1 pha có cấp chính xác 2 có các thông số sau:
U=220V, I=10A, 1KWh=600 vòng
Công tơ chuẩn có cấp chính xác 0,6 có các thông số kỹ thuật:
U=220V, I=5A, 1 KWh=900 vòng
a. Tính N0 khi số vòng quay của công tơ kiểm là 10 vòng và có sai số bằnn 0. chọn KTI=2 .
(vòng)
b. Tính giới hạn sai số cho phép ứng với cấp chính xác của công tơ kiểm
( vòng)
c. Tính miền giới hạn số vòng quay của công tơ chuẩn để công tơ kiểm đạt cấp chính xác 2.
vòng
Như vậy khi kiểm nghiệm công tơ đã nêu trên ở 10 vòng quay, để công tơ đạt cấp chính xác 2, số vòng quay của công tơ chuẩn phải nằm trong giới hạn tử 7,35 đến 7,65 vòng.
III. Phương pháp đóng tải dài hạn
Phương pháp này thường được áp dụng ở các trạm kiểm định hoặc các điểm kiểm tra để kiểm một số lượng lớn công tơ cùng một lúc. Với phương pháp này, chuẩn để kiểm tra có thể là công tơ chuẩn hoặc công tơ có sai số nhỏ. Nếu nguồn điện ổn định có thể dung oátmet và đồng hồ bấm giây chuẩn.
Tất cả các công tơ chuẩn được treo trên bàn kiểm tra và đóng điện trong khoảng thời gian dài, lần lượt kiểm tra ở các chế độ tải khác nhau, ở mỗi chế độ tải, ghi chỉ số trên mỗi bộ số công tơ kiểm ứng với thời điểm đầu và cuối thời gian dòng điện. Thời gian dòng điện ở mỗi chế độ tải có thể lâu tuỳ ý nhưng đủ để tang trống khắc vạch nhỏ nhất của bộ số quay được 2 vòng.
Dựa vào lượng điện năng ghi nhận được mà tính sai số của công tơ theo công thức:
Trong đó:
W- điện năng ghi được của công tơ kiểm
W0- điện năng ghi được của công tơ chuẩn hoặc bằng P.t nếu dùng chuẩn là oátmet và đồng hồ bấm giây.
- sai số công tơ chuẩn.
LỜI KẾT
Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này, em vô cùng cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Chu Đình Khiết cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn.
Đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc và làm quen với việc nghiên cứu thiết kế. Vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong quá trình tính toán thiết kế còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sụ chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô duyệt đề tài thiết kế và toàn thể thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo:
Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý
Kỹ thuật điện tử_Đỗ Xuân Thụ
Thiết kế thiết bị điện tử công suất_ Trần Văn Thịnh
Thiết kế máy biến áp_ Phạm Văn Bình; Lê Văn Doanh
Tiêu chuẩn đo lường và thử nghiệm_ Tổng cục đo lường chất lượng
Datasheet DS1307, www.maximic.com
Datasheet PSoC-CY27443, www.cypress.com
Datasheet LCD hitachi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_to_dien__4935.doc