Sau ba năm hoạt động ,dù bắt đầu khá muôn và còn sơ khai nhưng thị trường CK Việt Nam đã có những tác động nhất định đến nền kinh tế và hứa hẹn sẽ là thị trường thị trường đầy tiềm năng trong tương lai nếu đi đúng hướng và có sự tác động tích cực từ các yếu tố ngoại lực . Để có sự phát triển như ngày hôm nay , các Cty CK , UBCKNN, các Cty Niêm Yết và các nhà đầu tư đã phải làm rất nhiều và đóng góp rất nhiều . Có thể mỗi cá nhân tỏ chức có tác động riêng, có mục đích riêng nhưng cuối cùng kết quar đạt được đều phục vụ cho ổn định , phát triển và tương lai của thị trường CK Việt Nam. Trong đó các Công TY CK đóng vai trò quan trọng nhất vì các Công Ty CK chính là người điều tiết và dẫn dắt thị trường , tạo môi trường cho thị trường hoạt động và là cầu nối giữa các công ty Niêm Yết và người đâù tư .Trên đây là những nhân định tổng quát về các Công Ty CK và thực trạng hoạt động của các Cty CK ở Việt Nam dưới góc nhìn của một sinh viên đại học_ người đứng ngoài thị trường và muốn tìm hiểu thị trường thông qua các Cty CK.
42 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn là tham gia điều tiết thị trường ,để đảm bảo các khoản đầu tư của khách hàng và các lợi ích của chính mình , nhiều công ty chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò ổn định thị trường
Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng làm tăng tính thanh khoản của các tài sản chính. Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường .Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành , chứng khoán hoá, không những công ty chứng khoán huy động được nguồn vốn lớn đưa vào sản xuất cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính đượ đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp 2. Điều nàylàm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua báncác công ty chứng khoán giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính .
Đối với các cơ quan quản lý thị trường: các công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin cho thị trường chứng khoán cho các công ty quản lý thị trường để thực hiện mục tiêu đó. Các công ty chức khoán thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường . Một trong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần được công khai hoá dưới sự giám sát của các công ty quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là qui dịnh của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các công ty chứng khoán vì các công ty chứng khoán cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động . Các thông tin mà công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm các thông tin giao dịch trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành , thông tin về các nhà đầu tư ... Nhờ các thông tin này , các công tin kiểm soát thị trường có thể kiểm soát và chống lại hiện tượng thao túng ,lũng đoạn , bóp méo thị trường .
Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán ,có vai trò cần thiết và quan trọng đố với các nhà đầu tư ,các nhà phát hành , cơ quan quản lý thị trường và thị trường chứng khoán nói chung . Những vai trò này thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán
ii. Thực trạng hoạt động của các Công Ty CK Việt Nam, các biện pháp và hướng đi phát triển, hoàn thiện các Công Ty CK Việt Nam:
1. Khái quát về Công Ty CK Viêt Nam:
1.1Khái niệm:
Theo quyết định số 04/1998/QĐ_UBCK3 ngày 13/10/1998 của UBCKNN, các Công Ty CK được phép thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiêm hữu hạn . Đó là những tổchức kinh tế có tư cách pháp nhân , có vốn riêng , hạch toán kế toán độc lập. Tùy theo vốn điều lệ và đăng kí kinh doanh mà công ty có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như :môi giới chứng khoán , tự doanh, quản lý danh mục đầu tư,bảo lãnh phát hành , tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán
1.2. Hiện nay Việt Nam có 12 Công Ty CK
Cụng ty Chứng khoỏn Bảo Việt
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Bảo Việt
Mó truy cập:
BVSC
Vốn điều lệ:
43.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn.
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Đõự Tư và Phỏt Triển Việt Nam
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng ĐT và PT VN
Mó truy cập:
BSC
Vốn điều lệ:
50.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn.
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng A' Chõu
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng A' Chõu
Mó truy cập:
ACBS
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn.
Cơ quan chủ quản:
Ngõn hàng cổ phần A' Chõu
Vốn điều lệ :
43.000.000.000 đồng
Cụng ty Chứng khoỏn Thăng Long
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Thăng Long
Mó truy cập:
TSC
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoỏn.
Cơ quan chủ quản:
Ngõn hàng Cổ phần Quõn đội
Vốn điều lệ :
9.000.000.000 đồng
Cụng ty Chứng khoỏn Đệ Nhất
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Đệ Nhất
Mó truy cập:
FSC
Vốn điều lệ:
43.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn.
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Sài Gũn
Tờn cụng ty:
Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Sài Gũn
Mó truy cập:
SSI
Vốn điều lệ:
20.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới chứng khoỏn, tư vấn đầu tư.
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Cụng thương
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Cụng thương
Mó truy cập:
IBS
Vốn điều lệ:
55.000.000.000 đồng.
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới chứng khoỏn, lưu ký chứng khoỏn, tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hoỏ, tư vấn niờm yết trờn trung tõm giao dịch chứng khoỏn, quản lý danh mục đầu tư, đại lý phỏt hành, bảo lónh phỏt hành.
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Việt Nam
Tờn cụng ty:
Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Việt Nam
Tờn viết tắt:
AGRISECO
Vốn điều lệ:
60.000.000.000 đồng.
Công ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Ngoại thương
Tờn cụng ty:
Cty Chứng khoỏn Ngõn hàng Ngoại thương
Mó truy cập:
VCBS
Vốn điều lệ:
60.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới , tự doanh, bảo lónh phỏt hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoỏn
Công ty Cổ phần Chứng khoỏn MờKụng
Tờn cụng ty:
Cty Cổ phần Chứng khoỏn MờKụng
Mó truy cập:
MSC
Vốn điều lệ:
6.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Mụi giới, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoỏn
Công ty Cổ phần Chứng khoỏn Ngân hàng Đông á
Tờn cụng ty:
Cty Cổ phần Chứng khoỏn Ngân hàng Đông á
Mó truy cập:
ECSB
Vốn điều lệ:
55.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Môi giới, tự doanh
2.tình hình hoạt động, được_ mất , thuận lợi _ khó khăn của các công ty chứng khoán việt nam và các biện pháp khắc phục :
2.1 Thực trạng các hoạt động nghiệp vụ của các Công Ty CK:
Cho đến nay, TTCK Việt Nam đã qua 3 năm kể từ ngày đi vào hoạt động. TTCK và các CtyCK đã có đóng góp rất nhiều và xảy ra rất nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy cần phải có những nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, chuẩn mực về các Cty CKhoán, tù đó có cái nhìn tổng quát và có những bài học, biện pháp rút ra để đảm bảo (về những thành quả và nhược điểm của các Cty Ckhoán) cho sự phát triển của các Cty CK và thị trường tai chính trong tương lai.
2.1.1. Nghiệp vụ môi giới của Cty CK :
Hoạt động của thị trường CK Việt nam trước hết cần có những nhà môi giới trung gian là các Công ty CK . Các Công ty CK thực hiện vai trò trung gian môi giới mua bán chứng khoán , tư vấn đầu tư và thực hiện một số nghiệp vụ khác cho cả người đầu tư và nhà phát hành . Công ty CK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường CK nói riêng . Nhờ các Công ty CK mà CK được lưu thông từ nhà phát hành đến người đầu tư và có tính thanh khoản , qua đó huy động vốn từ nơi nhàn rỗi đến nơi cần vốn để phân bổ và sử dụng có hiệu quả.
+Số tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2002 tăng đáng kể so với cuối năm 2001, tăng khoảng 55%. Trừ công ty chứng khoán Thăng Long, số tài khoản giao dịch của người đầu tư tại từng công ty chứng khoán cũng tăng trung bình từ 30-60% so với năm 2001. Một số công ty có số lượng tài khoản người đầu tư tăng đáng kể ( trên 100% ) so với năm2001, tuy số lượng tài khoản tính theo số tuyệt đối mở tại các công ty này không lớn. Đó là các công ty chứng khoán như FSC, IBS và ARSC. So với năm 2001, số lượng tài khoản các nhà đầu tập trung chủ yếu ở các Cty SSI ACBS, ARSC, BSC. Nói chung, trong thời gian qua số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tăng lên nhưng thực tề thì những con số này không phản ánh đúng thực trạng tình hình giao dịch trên thị trường . Đến tháng 4/2003 tổng tài khoản mử tại các Cty Chứng khoán là gần 15.000 tài khoản , tăng 7% so với năm 2002 và 65% so với năm 2001.
+ Giao dịch Chứng khoán : so với năm 2001 tổng số lượng giao dịch chứng khoán trên từng Cty chứng khoán (cả giao dịch mua và bán chứng khoán) đều tăng trung bình là trên 150%, tuy giá trị giao dịch chứng khoán nói chung đều giảm , chỉ bằng 40-80% khối lượng giao dịch năm 2001 vì so với năm trước số lượng Cty Niêm Yết và số phiên giao dịch tăng lên . Nhưng mức giá chung của các cổ phiếu trên thị trường đều giảm . Trong năm 2002, các Cty chứng khoán ACBS, BVSC và SSI vẫn tiếp tục giữ thị phần chủ yếu trong giao dịch môi giới chứng khoán . Đến 31/3/2003 , một số Cty chứng khoán như BVSC, ACBS,SSI và BSC vẫn chiếm phần lớn thị phần giao dịch. Tuy nhiên tổng giá trị giao dịch của các Cty chứng khoán đã giámút mạnh so với các năm trước.
+Phí môi giới luôn là một trong những thu nhập chính trong các hoạt động của CTCK. Không phải tự nhiên các CTCK 3 năm đầu hoạt động đều có lãi( theo các chuyên gia thì các CTCK phải chịu lỗ 3 năm đầu tiên hoạt động) mà là nhờ tận dụng được triệt để các nguồn thu từ phí môi giới. Trong quí 1/2002 doanh thu từ phí môi giới đạt hơn 2 tỉ đồng nhưng đến năm 2003 có dấu hiệu giảm rõ rệt (quí 1/2003 đạt gần 730 triệu đồng). Nếu như năm2001 doanh thu môi giới các công ty chứng khoán chiếm tỉ trọng đáng kể trong doanh thu thì đến năm 2002, khảon thu này giảm đáng kể , mức giảm trung bình là từ 30-40%. Điều này là do việc muốn thu hút khách hàng nên các Cty chứng khoán liên tục giảm giá phí Chứng khoán từ 0,5% xuông 0,4% rồi 0,3 %trong năm 2003. Còn nếu khách hàng giao dịch với khối lượng lớn thì phí chỉ còn 0,1 đến 0,2 %
2.1.2.Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán :
Đóng góp tích cực vào những thành công của công ty CK là sự hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường như Công Ty CK, tổ chức lưu ký ...Một trong những hoạt động quan trọng nhất của các Công Ty CK hiện nay là nghiệp vụ tự doanh CK
Hoạt động tự doanh là hoạt động Công Ty CK thực hiệ việc mua và bán CK bằng bằng nguồn vốn của công ty . Nghiệp vụ tự doanh của Công Ty CK là một hoạt động khó khăn và phức tạp , hoạt động này có thể mang lại cho Công ty CK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ.
Để thực hiên nghiệp vụ này thành công , ngoài đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhậy với những biến động của thị trường ,Công Ty CK còn phải có một chế độ phân cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lỷơ một số nước phát triển , viêc xây dựng chế độ phân cấp quản lý và đưa ra quyết định đầu tư ... là một trong những vấn đề then chốt , quyết định sự sống còn của Công Ty CK
Một câu hỏi được đặt ra với hoạt động của thị trường CK Việt Nam là : vào thời điểm hiện nay các Công Ty CK sẽ thực hiện nghiệp vụ tự doanh như thế nào?
Hoạt động tự doanh của Công Ty CK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật , các Công Ty CK mới chỉ thực sự quan tâm đến hoạt động môi giới .Điều này có thể nhìn nhận dưới nhiều lý do khác nhau như : tính chất phức tạp của hoạt động tự doanhhay các Công Ty CK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai.
Hiện nay, Việt Nam có 5 Công Ty CK đượ phép triển khai nghiệp vụ tự doanh trong số12 Công Ty CK được cấp giấy phép hoạt động , thực tế cũng đã có một số Công Ty thực hiện nghiệp vụ này
Nghiệp vụ tự doanh của Công Ty CK có thể chia làm 2 lĩnh vực :
+Thứ nhất, các Công Ty CK thực hiện việc mua bán CK niêm yết cho chính công ty mình . Tuy nhiên hiện nay số lượng Công Ty niêm yết còn chưa nhiều nên nghiệp vụ này chưa được triển khai một cách hiệu quả.
+ Thứ hai,các Công Ty CK hoạt động nghiệp vụ tự doanh bằng hình thức mua CK không niêm yết . Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật qui định
Ngoài ra , một hoạt động tự doanh phổ biến hiên nay của một số Công Ty CK là việc mua CK niêm yết lô lẻ , sau đó Công Ty CK sẽ gộp lại thành lô chẵn để niêm yết và có thể bán lại trên Trung Tâm Giao Dịch CK . Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho các Công Ty CK
Giá mua CK lô lẻ được xác định bằng thoả thuân giữa khách hàng bán với Công Ty CK , do các Công TY CK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hút khách hàng , tạo sự chủ động chocác Công Ty CK trong hoạt động kinh doanh của mình
Nghiệp vụ tự doanh của Công Ty CK là hoạt động hết sức quan trọng và phức tạp . Để có những hoạt động của chính mình cà tạo được niềm tin với khách hàng
2.1.3. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư : cũng như các năm trứoc, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đều chưa triển khai tại hầu hết các Cty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ này . Cty BVSC đã triển khai nghiệp vụ này từ mấy năm trước nhưng chủ yếu với cổ đông sáng lập lad tổng công ty Bảo Việt. Tuy nhiên đến năm nay , giá trị uỷ thác của Cty này đã giảm nhiều so với năm trước . Cty chứng khoán Thăng Long cũng kí hợp đồng quản lí danh mục với ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội , tuy nhiên việc triển khai không được tốt và vẫn mang tính tập dượt. Trong quí 1/2003, không có Cty chứng khoán nào có doanh thu từ nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư . Các Cty vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã kí kết nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thị trường diến biến không thuận lợi.
2.1.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, đại lí phát hành
Trong năm 2001 chỉ có công ty chứng khoán BVSC và IBS có doanh thu từ hoạt động từ hoạt động nghiệp vụ naỳ. Trong năm 2002 chưa có công ty nào thực hiện được bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Công ty VCBS thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh 6 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ( qua quĩ hỗ trợ phát triển ) một số công tyck khác như: BVSC, ARSC, ACBS và VCBS đã làm đại lí phát hành của một số tổ chức tín dụng như Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoặc đại lí phát hành cổ phiếu Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng.
Đến 31/3/2003 có một số công ty chứng khoán có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động này tập trung vào một số công ty như BVSC, BCVS, ARSC. Ngoài ra các công ty còn kí tiếp các hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Quĩ hỗ trợ phát triển Việt Nam
2.1.5. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư, tư vấn niêm yết.
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: các công ty chứng khoán ( như BSC, SSI, TSC, IBCACBS,VCBS,BVSC)đều tổ chức triển khai nghiệp vụ này trực tiếp cho khách hàng thông qua việc phát hành các bản phân tích đánh giá về thị trường và hoạt động của các Cty Niêm Yết . Đa số các Cty chứng khoán như SSI, BSC, VCBS, FSC đều có trang web thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất để các nhf đầu tư có thể tham khảo .
Hoạt động tư vấn niêm yết: trong năm qua đã có thêm 11 Cty niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán . Tất cả các Cty này đều được các công ty chứng khoán như BVSC, SSI, BSC, FSC, IBS tư vấn và giúp làm hồ sơ niêm yết. Ngoài ra việc phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết cũng đã nhờ sự trợ giúpcủa các công ty chứng khoán như: Hapaco. Trong quí 1/2003 không có thêm công ty nào niêm yết cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán, các hoạt đọng vẫn chủ yếu tập trung tư vấn niêm yết cho các công ty cổ phần từ năm trước.
Ngoài các nghiệp vụ chính, các công ty chứng khoán còn chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, công ty viễn thông nhằm cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như cầm cố chứng khoán, theo dõi giao dịch, đặt lệnh từ xa, kí hợp đồng thực hiện việc lưu kí chứng khoán , quản lí danh sách cổ đông đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết
2.2.Những thành công :
Khi mới đi vào hoạt động các Công ty CK còn gặp nhiều bỡ ngỡ nhưng cho đến nay 12 công ty đã triển khai được các loại hình hoạt động như môi giới tự doanh, bảo lãnh phat hành, tư vấn đầu tư , qquản lý các doanh mục kinh doanh. Đến cuối năm 2002 , tổng số tài khoản đượ mở tại các Công ty CK đã lên đến 15.000 tài khoản tăng lên 7 lần so với ban đầu trong đó có 14.500 nhà đầu tư chính thức , 91 nhà đầu tư có tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài. Số tài khoản giao dịch gần đây lên đến gần 400 tài khoản mỗi ngày. Các công ty đã mở rộng chi nhánh ,pham vi hoạt động , đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh , thành phố là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng , Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Trong thời kỳ đầu thị trường CK Việt Nam được xem là rất sôi động . Tại trung tâm giao dịch CK , những cổ phiếu "blue chip " của Việt Nam như REE ,SAM, HAP, TMS, LAF luôn được săn lùng ráo riết , giá cổ phiếu luôn được đẩy lên kịch trần . Tuy không lớn mạnh bằng "big board " của Mỹ , nhưng Trung Tâm Giao Dịch CK thành phố Hồ Chí Minh đã thật sự chi phối toàn bộ hệ thống thị trường CK Việt Nam . Do các Trung Tâm Giao Dịch CK chỉ nằm ở thành phố Hồ Chí Minh nên các nhà đầu tư CK trải dài từ Bắc vào Nam đều giao dịch thông qua các công ty CK.Các Cty CK chính là cầu nối quan trong từ các Cty Niêm Yết và nhà đầu tư , từ người có vốn đến người cần vốn .
Không những thế , các Cty CK còn làm được nhiều điều hơn dự tính . Theo các chuyên gia dự đoán thì các Cty CK chắc chắn sẽ lỗ từ 3-5 năm đầu đi vào hoạt động nhưng thực tế lại cho thấy 2 năm đầu các Cty CK làm ăn đều có lãi thậm chí là lãi lớn .Cho dù thời gian gần đây cổ phiếu liên tục giảm giá , nhưng hoạt động nửa năm đầu của Cty CK Ngân Hàng Công thương (VCBS) vẫn khá suôn sẻ với lợi nhuận trước thuế đạt 8,4 tỉ đồng . Một nguồn thu đáng kể đống góp vào mức doanh thu này của các VCBS là công ty đã bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ với khối lượng 1045 tỷ đồng trong 6 tháng , làm đại lý phát hành cho 7 đợt với giá trị 223 tỷ đồng , tiến hành nhiều nghiệp vụ tiếp thị , tăng cường nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng. Đây có thể coi là một trong những tia sáng nhỏ nhoi của các Cty CK trong những năm qua
Bên cạnh đó các Cty CK cũng nhân dược sự giúp dỡ hết sức nhiệt tình của Đảng ,Chính Phủ thông qua các chính sách miễm giảm thuế và tạm thời chưa thu các khoản liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ . Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn hiện nay thì việc nhà Nước miễn giảm thuế là hết sức cần thiết .
Ngoài ra, thị ttrường chứng khoáng đã và đang được các cơ quan tuyên truyền báo trí đặc biệt được chú ý quan tâm , thường xuyên đưa tin và phản áh kịp thời các diễn biến của thị trường cũng như cá ý kinến phản hồi từ phía các nhà đầu tư, các công ty chứng khoáng đối với việc thực hiện các chính sách, chế độ của UBCKNN. đây là một giải pháp tuyên truyền và quảng bá, đào tạo kiến thức về CK cho các doanh ngiệp, cũng như công chúng đầu tư rất hiệu quả và phần nào giúp các nhà quản lý trong công tác nghiên cứu và ban hành các chính sách chế độ. Không những thế, hầu như các công ty CK đều có các trang web riêng để phục vụ cho công tác tuyên truyền CK và cung cấp các thông tin số liệu cho các nhà đầu tư. cho đến nay, hầu hết các công ty CK đều sử dụng chế độ (version 2.0 ) và không thực hiện các ngiệp vụ mua bán CK qua Internet. đến ngày 11/9/2003 công ty CK ngân hàng Ngoại Thương việt nam ( VCBS ) ho khai trương trang web mới với cơ chế ( version 3.0 ) và thực hiện các ngiệp vụ mau bán CK qua Internet. đây là một bước đột phá trong công cuộc truyền tải thông tin vầ mâu bán với khách hàng.
2.3. Những khó khăn và tồn tại
Vai trò hướng dẫn thị trường của các Công Ty CK còn rất mờ nhạt. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng Công Ty CK không có cơ sở để thực hiện vai trò hướng dẫn thị trường của mình , mà biểu hiện cụ thể là nghiệp vụ tư vấn đầu tư hầu như không được triển khai. Việc tư vấn cho nhà đầu tư là phải có cơ sở .Hiện nay có 2 công cụ để “hành nghề ” tư vấn là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật , nhưng cả hai công cụ này đều thiếu các dữ liệu thiết yếu để sử dụng vốn cho nhà đầu tư là phải có căn cứ để hành nghề tư vấn là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật , nhưng cả hai công cụ này đều thiếu các dữ liệu thiết yếu để sử dụng
Phân tích cơ bản, nói một cách dễ hiểu là đặy một doanh nghiệp trong tổng thể nền kinh tế , tổng thể ngành nghề của nó để đánh giá về vị thế hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Để làm được đièu này đòi hỏi phài có một tập số liệu cập nhật và tương đối đầy đủ về thị trường tài chính , về thị trường của từng ngành nghề , nhưng ở nước ta hiện nay chưa có một cơ quan nào tập hợp và cung cấp những dữ liệu này . Đó là chưa kể thông tin về chính doanh nghiệp phát hành cũng còn hạn chế và sơ sài
Về phân tích kỹ thuật ,đây là phương pháp dựa vào các nghiên cứu về số lượng và giá cả cổ phiếu trên cơ sở định kì hằng tuần , hàng tháng để nhận dạng và lập kế hoạch về chiều hướng giá cổ phiếu trên thị trường CK . Tuy nhiên, 3 năm qua thị trường CK Việt Nam hoạt động không bình thường với diễnbiến giá cả thường xuyênđảo chiều , phụ thuộc quá nhiều vào tâm lý và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu cơ.Do các số liệu giao dịch tập hợp đượ không phản ánh đúng cung _ cầu , nên không thể lấy làm cơ sở để phân tích được
Nguồn dữ liệu thiếu thốn cộng với các diễn biến giao dịch không thật làm cho các Công Ty CK dù có cố gắng đến mấy cũng không “dám” đưa ra lời tư vấn “đáng tiền” nào cho giới đầu tư (hầu hết các tài liệu do Công Ty CK đưa ra đều ghi rõ “Công Ty CK không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin” và khuyên các nhà đầu tư cần độ lập đánh giá về tổ chức phát hành)
Trong khi đó thực trạng tài chính của các Công Ty CK thì thật sự báo động. Theo thống kê thì giá trị giao dịch bình quân /phiên trong 6 tháng đầu năm 2003 là 2,4 tỷ đồng với mức phí là 0,23%. Như vậy mỗi phiên ,cả 12 công ty CK phải chia nhau khoản phí giao dịch là 5,6 tỷ đồng ! Trong khi đó , riêng BSC hàng tháng phải chi phí ít nhất là 400 triệu đồng cho việc trả lương cho nhân viên , điện thoại , điện , truyền số liệu ... đây là thực tế đáng báo động , nếu không nhanh chóng có giải pháp quyết liệt , cụ thể để khôi phục sự sôi động của thị trường thì chính các Công Ty CK cũng sẽ đuối dần.
Một mảng nghiệp vụ mới mà nhiều Công TY CK đang nỗ lực triển khai là tư vấn cổ phần hoá mà các trung gian bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài cho các doanh nghiệp Nhà Nước trong diện cổ phần hoá . Mặc dù nghiệp vụ mới được triển khai , nhưng quyết tâm thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước của Chính phủ và các Bộ , Ngành ( từ nay đến năm 2005 sẽ cổ phần hoá thêm khoảng gần 2000 doanh nghiệp) tưởng rằng sẽ là một thuận lợi để các Công Ty CK đề ra hướng đi mới của mình nhưng trong quá trình cổ phần hoá, còn quá nhiều gian nan
Mặt khác ,về dài hạn, hướng phát triển của các Công TY CK không thể tách rời việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch , hỗ trợ nhà đầu tư . Do đó , làm thế nào để thị trường CK sôi động hơn, ngày càng thu hút nhiều người tham gia hơn là câu hỏi lớn đối với tất cả các Công Ty CK
Nhiều Công Ty CK cho biết , mặc dù đưa ra rất nhiều hình thức khuyến mại, nhưng vẫn không thể ngăn cản dòng chảy vốn từ thị trường CK ra ngoài . Hầu hết cá tài khoản của các nhà đầu tư tại các Công Ty CK chỉ còn một số lượng tiền rất nhỏ , thậm chí không có tiền mặt để sẵn sàng đầu tư . Theo nhiều chuyên gia , điểm yếu nhất của thị trường CK nước ta là thiếu nhà đầu tư lớn , nhà đầu tư đích thực làm trụ cột cho thị trường . Chừng nào các cơ chế vĩ mô còn chưa tạo cơ chế thông thoáng , khuyến khích các nguồn vốn lớn đổ vào thị trường CK thì thị trường CK không thể lớn mạnh được . ngoài những những nỗ lực tự thân, lúc này Công Ty CK nói riêng, thị trường CK nói chung đang rât cần sự quan tâm hỗ trợ về tài chính , về cơ chế chính sách của Chính Phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn trong 3 năm đầu . Nếu không , giai đoạn khó khăn và đi kềm với nó là mức độ hoạt động sơ khởi của thi trường CK không biết đến bao giờ mới kết thúc
Phản ứng về việc Agriseco phá giá phí môi giới cổ phiếu , thái độ của các Công Ty CK chỉ dừng lại ở mức ngạc nhiên . Các chuyên gia trong ngành cho biết , giữa các Công Ty CK có một thoả thuận bất thành văn cách đây 2 tháng là sẽ giữ mức phí môi giới trong mức từ 3% -5% . Thoả thuận này đưa ra nhằm mục đích hạn chế kiểu cạnh tranh “tự sát ” qua việc giảm phí môi giới . Đối với hoạt động của các thị trường CK phát triển , vị trí của Công Ty CK được hiểu là các tổ chức tạo lập thị trường ( market-maker) Cụ thể , các Công TY CK có trách nhiệm cùng giữ cho hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục bằng cách can thiệp trực tiếp vào thị giá CK để điều tiết cung-cầu . Trong hoạt động môi giới , Công Ty Ck tạo ra một hệ thống văn phòng môi giới (brokerage house) nhằm đảm bảo từng khách hàng cá nhân sẽ nhận được những lời tư vấn tốt nhất. Nguồn thu của các hoạt độgn CK có xu hướng giảm dần do sự phát triển của các phương thức giao dịch qua Internet , nhưng Công ty CK vẫn tồn tại vì thị trường cần loại tổ chức này với vai trò là nhà tổ chức đầu tư (dealer) , bảo lãnh phát hành(Underwriter)... Ngay cả khi Công TY CK Việt Nam có phát triển đến mức độ nêu trên , thu nhập từ hoạt động môi giới vẫn không đủ trang trải cho các hoạt động . Khi xác định chiến lược phát triển , các Công Ty CK cần xem xét việc tạo các nguồn thu từ các hoạt động thay vì chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Mức phí môi giới hiện nay thu cả hai vhiều mua - bán ở mức 0,3-0,5% là khá cao và không thể giảm hơn được nữa.
Khi thành lập, cỏc CTCK đó chuẩn bị khả năng thua lỗ trong 3 năm hoạt động đầu tiờn. Thực tế là ngay trong hai năm hoạt động đầu tiờn, cỏc CTCK đều kinh doanh cú lói với nguồn thu chủ yếu là phớ mụi giới. Qua năm 2003, CTCK duy nhất đó cụng bố cú lói cao là VCBS với nguồn thu nhập chủ yếu là phớ bảo lónh phỏt hành trỏi phiếu cho ngõn hàng mẹ. Tỡnh cảnh chung của hầu hết cỏc CTCK là thu khụng bự chi vỡ hoạt động mụi giới chỉ mang lại nguồn thu vài triệu đồng mỗi thỏng trong khi
lõm vào tỡnh cảnh khú khăn, nhiều CTCK cú cỏch hành xử tỏ rừ sự bi quan như việc Agriseco giảm phớ và việc cỏc CTCK thụng đồng với nhau trong việc duy trỡ phớ mụi giới ở mức cao. Nhiều CTCK bắt đầu thi hành nhiều biện phỏp cắt giảm chi phớ. Văn phũng VCBS tại TP.HCM tắt bảng điện tử hiển thị giao dịch, SSI thu hẹp diện tớch văn phũng đặt lệnh. Giới lónh đạo cỏc CTCK cũng đó cú những hướng đi tỡnh thế. Nhiều cỏn bộ lónh đạo của CTCK chuyển cụng tỏc sang cỏc linh vực khỏc cú thu nhập cao và cơ hội thăng tiến tốt hơn và an toàn hơn là phải làm việc ở các Cty Chứng Khoán
Thực trạng của ngành kinh doanh chứng khoỏn khụng bi đỏt đến nỗi CTCK phải đúng cửa. Nhưng cỏc CTCK đang khỏ bế tắc trong việc tỡm ra một chiến lược phỏt triển đỳng đắn để chuẩn bị cho khả năng TTCK phỏt triển chậm hơn lộ trình. Nếu tớnh cả hai ứng cử viờn niờm yết trong năm 2003 là Cụng ty cổ phần Bạch Tuyết (Cobovina) và Cụng ty Dầu khớ Việt Nam (Petrolimex), quy mụ của TTCK Việt Nam cũng chỉ mới gúi gọn ở số 23 loại cổ phiếu niờm yết với tổng giỏ trị thị giỏ trờn dưới 2.000 tỷ đồng. Thị trường kộm thanh khoản do mới phỏt triển ở mức độ thấp.
CTCK SSI cho biết, sẽ tập trung khai thỏc mảng dịch vụ tư vấn tài chớnh cho doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Cụng ty đó tỡm được vị trớ khỏ vững. Theo Phú giỏm đốc CTCK BVSC tại TP.HCM, phỏt triển dịch vụ tư vấn tài chớnh đối với từng cỏ nhõn và quản lý danh mục đầu tư là một hướng mở cho cụng ty. Giỏm đốc CTCK ACBS cho rằng cỏc CTCK phải tập trung vào mảng hoạt động mà mỡnh cú lợi thế, chứ khụng thể phỏt triển theo mụ hỡnh “quả mớt”.
Hậu quả của việc suy giảm trên thị trường CK là có nguyên nhân của nó. Ngoài tác động từ khách quan còn một phần do chính các công ty CK, đó là việc nhân viên chưa có đạo đức nghề ngiệp, năng lực yếu, thiếu người nghiêm trọng. Nhìn chung thực tế hoạt đọng của các công ty CK trong thời gian vừa qua, cho thâý rất nhiều nhân viên môi giới chưa được đào tạo một cách có hệ thống. Có người mới trải qua các lớp học ngắn hạn hoặc mới ra trường. Thậm trí có trường hợp các công ty CK bao che và cấp các giấy phép hành nghề giả cho các nhân viên làm ảnh hưởng đấn nguồn lưọi của khách hàng, hơn nữa thị trường CK mới xuấ hiện ở việt nam lên kinh nghiệm còn hạn chế. Khi có những biến động hoặc sự cố trên thị trường, họ cũng lúng túng không kém các nhà đầu tư. số lượng người đực đào tạo chuyên nghiệp từ nước ngoài còn quá ít mà họ cũng chưa thông thạo luật và thực tế thị trường việt nam. Nếu đội ngũ này đông đảo thi sẽ tạo ra bộ mặt mới cho thị ttường CK việt nam và các nhà đầu tư sẽ có niềm tin hơn ở các công ty CK.
Có một thực trạng xấu đó là các công ty CK không đủ người, đến cả giám đốc cũng kiêm nhiều chức vụ và phải thực hiện nhiều công việc khác nhau dẫn tới việc làm giảm hiệu quả hoạt động và các ngiệp vụ chồng chéo.
Khi các cổ phiếu được áp dụng biên độ (+/- ) 2% thì xuất hiện hiện tượng các nhà đầu cơ thông đồng với nhau cùng mua hoặc cùng bán CK một lúc, dẫn dến biến động giả trên thị trường. Mặt khác các công ty CK còn chèo kéo các khách hàng của công ty khác dù họ biết khách hàng đã có tài khoản ở công ty này rồi. Chính vì thu hút khách hàng mà các công ty CK sẵn sàng bỏ qua các quy định về mức ký quỹ tối thiểu, thế là trên thị trường CK xuất hiện những nhà đầu tư không có một đồng nào trong các tài khoản.
Khi thị trường xuất hiện dấu hiệu khó khăn thì có công ty nhụt trí nhanh chóng dẫn tới hành động cạnh tranh “tự sát ” như trường hợp công ty Agriseco phá giá phí môi giới CK ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi nghiêm trọng đến các công ty.
Các công ty CK còn gặp rất nhiều các trở ngại từ các chính sách của chính phủ như : thếu ưu đãi chưa được đưa vào thực hiện trong khi thuế chuyển nhượng còn quá lớn dẫn tới đóng băng thị trường CK, thị trường OTC_ nơi mà các công ty CK rất muốn hướng tới lại không được chính thức hoá.
Một số nhà đầu tư trong thời gian gần đây đã rút ra khỏi thị trường chứng khoán và tuyên bố giải nghệ, nguồn vốn trong các tài khoản bị rút ra gần hết, thậm chí là bằng 0. Nguyên nhân là do họ ở xa, chỉ căn cứ vào các thông tin được công bố trên thị trường để quyết định đầu tư, nay các thông tin này đã không còn chính xác thì giỏi đến mấy cũng khong còn gì để bấu víu. Đây là do sự không trong sạch của các công ty niêm yết như Bibica, CAN( Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long)và thu thập thông tin không đúng của các công ty chứng khoán. Việc công ty niêm yết Bibica công bố thông tin chậm và không chính xác, công ty CAN gian lận thuế khấu trừ thông qua các hoá đơn khống và không thông báo thông tin đã làm giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng. Các nhà đàu tư mấy ngày trước còn hồ hởi tin tưởng vào sự phát triển của thị trường thì lúc này phải bán tống bán tháo các cổ phiếu dù chấp nhận lỗ vì không biết giá cả sẽ còn đi dến đâu. Thị trường chứng khoán đã buồn tẻ thì nay đóng băng hoàn toàn. Đây là một bài học cay đắng cho các công ty niêm yết và các công ty chứng khoán
2.4. Một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các Cty CK Việt Nam trong thời gian tới:
2.4.1. Phương diện vĩ mô:
Ngoài ra , để các Công ty CK tồn tại được trong môi trường kinh doanh quá chật vật , một trong những điều cần làm và có thể làm ngay là tiến hành sửa đổi những bất cập hiện nay về thuế , phí , lệ phí đối với hoạt động của các Công Ty CK . Hiện naycác Công Ty CK đâng trong tình trạng thu ngày càng giảm mà chi thì ngày càng tăng vì vậy thuế , phí, lệ phí đang trở thành một gánh nặng. 5 nguồn thu chính của các công ty hiện nay là môi giới , tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư , tư vấn đều giảm đáng kể trong khi doanh mục chi ngày càng lớn , do sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Công Ty CK hiện nay. Cũng chính vì cạnh tranh mà các Công Ty CK phải đầu tư phòng ốc phục vụ giao dịch , đầu tư dịch vụ tiện ích , gia tăng nhân sự để phục vụ nhà đầu tư . Đã qua rồi thời kì các Công Ty CK từng được biết đến như những gã phú nông tham lam mải mê cắm đầu thu tô trên những mảnh ruộng cằn cỗi của các nhà đầu tư khồn khó . Vì vậy trong khi chờ đợi những cải cách mạnh mẽ và có hiệu quả để bảo hộ thị trường CK của Chính Phủ , hơn lúc nào hết ngành CK phải là ngành cần có sự quan tâm và nuôi dưỡng của toàn xã hội
Vậy trước mắt để giúp các Công Ty CK có thể tồn tại trong môi trường hiện nay thì các cải cách về thuế phí , lệ phí là hết sức cần thiết :
Thứ nhất , ngoài lệ phí thành viên mà các Công Ty CK phải có nghĩa vụ đóng góp , không nên thu bất kỳ một loại phí và lệ phí nào cho đến khi Sở Giao Dịch CK chính thức đi vào hoạt động . Sau đó, có thể tính toán lại để điều chỉnh lại ( nâng cao) mức phí thành viên và chỉ nên thu một lần đối với Công TY CK thành viên , không thu bât cứ một loại lệ phí nào khác .
Thứ hai, đề nghị bổ sung hoạt động của Công Ty CK vào danh mục những ngành nghề dược hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyết khích đầu tư trong nước
Thứ ba, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công TY CK trong vòng 5 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo
Thứ tư, đối với thuế giá trị gia tăng , đề nghị cho các Công Ty CK được thực hiện thuế giá trị gia tăng theo luật doanh nghiệp , thực hiẹn thu thuế giá trị gia tăng đầu ra và được phép hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa dịch vụ mua vào
Cần chỉnh sửa qui định về bảo lãnh phát hành CK:
Một thống kê cho biết các ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế thị trường và thị trường CK phát triển như : Mỹ ,Nhật Bản, khối EU...các ngân hàng thương mại có 3000 loại dịch vụ khác nhau . Trong số đó có hàng loạt dịch vụ về chứng khoán như : tư vấn ,bảo lãnh phát hành , lưu ký Ck , thanh toán CK...
Tại các thông tư số :68/2000/BTC và số 13/2002/BTC của Bộ Tài Chính quy định điều kiện để một tổ chức được phát hành trái phiếu Chính Phủ là phải có tư cách pháp nhân , có số vốn pháp định từ 22 tỷ đồng VIệt Nam trở lên .Trong 2 thông tư nói trên không có qui định về hạn mức bảo lãnh đối với một tổ chức đứng ra bảo lãnh . Như vậy tổ chức CK có thể tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng của mình để dăng kí và thực hiện khối lượng bảo lãnh .
Căn cứ quy định trên nên các Công Ty CK dù là các Ngân hàng thương mại hay các tổ chức khác trong thực tế khi tién hành bảo lãnh phát hành trái triếu chính phủ thường được thực hiện theo từng bước . Bước đầu tiên là các công ty kinh doanh CK tìm các nhà đầu tư mua trái phiếu , tiếp theo đó tổng hợp khối lượng đặt mua của các nhà đầu tư .Với khối lượng nhà đầu tư đặt mua . Công ty kinh doanh CK đăng kí số lượng bảo lãnh phát hành Trái Phiếu chính Phủ với Quỹ đầu tư phát triển , hay Kho Bạc Nhà Nước , đơn vị trực tiếp phát hành .Các Công Ty bảo lãnh phát hành cũng không phải đăng kí quỹ trước hay đặt cọc tiền bảo lãnh
Bên cạnh đó , mức phí bảo lãnh phát hành Trái Phiếu Chính Phủ được được qui định cụ thể cụ thể theo khối lượng trái phiếu mà Công ty kinh doanh CK tham gia bảo lãnh . Theo đó khối lượng phát hành thấp hơn 50 tỷ đồng thì công ty bảo lãnh được hưởng mức phí là 0,15%, nếu khối lượng bảo lãnh là từ 50- 70 tỷ đồng thì mức phí được hưởng là 0,16% , từ 17 đến 100 tỷ đồng mức phí là 0,18% , trên 100 tỷ đồng mức phí được là 0,20% trên tổng khối lượng phát hành
Theo thông lệ của nghiệp vụ bảo lãnh và theo qui định hiện hành , các Công Ty kinh doanh CK đứng ra bảo lãnh nếu không phân phối hết khối lượng trái phiếu cho các nhà đầu tư , thì công ty đó phải mua hết khối lượng trái phiếu còn lại. Vấn đề đặt ra ở đây là dường như các tổ chức nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu không có rủi ro về thanh khoản , nhưng trong thực tế thì rủi ro vẫn hàon toàn có thể xảy ra
Trong khi đó việc bảo lãnh phát hành CK của các tổ chức niêm yết trên trung tâm giao dịch CK được UBCKNN tham mưu cho chính Phủ qui định rất chặt chẽ tại điều 10 trong nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Theo đó ngoài các điều kiện tổ chức bảo lãnh phải là Công Ty CK có đăng kí nghiệp vụ bảo lãnh , mà công ty đó cũng phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng , thì tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng trị giá CK không quá 4 lần hiệu số giữa giá trị tài sản có lưu động và tài sản nợ ngắn hạn của tổ chức đó . Trong thực tế qui định đó qua gò bó và rất khó thực hiện . Khối lượng được phép bảo lãnh căn cứ theo khung qui địnhcủa UBCKNN là quá nhỏ
Về thủ tục bảo lãnh , thông thường mỗi khi chuẩn bi kí hợp đồng bảo lãnh với một tổ hức phát hành , Công ty CK phải lập bảng cân đối tài sản để tính xem tài sản có lưu động là bao nhiêu và tài sản nợ lưu động là bao nhiêu . Sau đó đệ trình lên UBCKNN đăng kí bảo lãnh một khối lượng CK nhất định . Song trong thực tế thì Công Ty kinh doanh CK là một loại hình doanh nghiệp , Bảng tổng kết tài sản chỉ được lập mỗi năm một lần khi kết thúc một năm tài chính . Do đó Công Ty kinh doanh CK chỉ có thể trình Bảng báo cáo tài chính đó lên cho uỷ ban CK Nhà Nước đã có sẵn đó , tất nhiên là không thể cập nhật được tình hình tài chính ở thời điểm cận kề chuẩn bị kí hợp đồng bảo lãnh
Tới đây ,quy mô và trình độ của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được phát triển lên một bước mới , số lượng các công ty niêm yết cổ phiếu sẽ tăng lên , khối lượng trái phiếu Chính Phủ cũng như Trái phiếu doanh nghiệp phát hành qua đó cũng lớn lên . Sẽ có đông đảo các NHTM thành lập Công Ty kinh doanh CK và mở rộng dịch vụ trong lĩnh vực CK. Do đó , những qui định về bảo lãnh phát hành CK với các nội dung cụ thể về thủ tục , hạn mức và các qui định khác có liên quan cần được chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn
Ngay như trong Luật các Tổ Chức Tín Dụng cũng đã nêu rõ , hạn mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng cũng đã nêu rõ , hạn mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng cho 10 khách hàng lớn nhất không qua 30% tổng dư nợ , hạn mức bảo lãnh cho một khách hàng lớn nhất không được quá 15 % vốn tự có của tổ chức tín dụng đó . Bởi vì hạn mức bảo lãnh phát hành CK của một Công Ty CK trong qui định mới đây cũng cần được tham khảo qui định đó của Luật các tổ chức tín dụng và tham khảo thông lệ quốc tế .Tương tự , các thủ tục đăng kí bảo lãnh CK của các Công Ty kinh doanh CK cũng cần được tham khảo các qui định về hoạt động tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm quốc tế
Mặt khác cần nhanh chóng hình thành hiệp hội CK để tạo cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của các cty CK, từ đó từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo ra sự hợp tác và phối hợp giữa các cty CK.
Có cơ chế quản lý tài chính và chính sách ưu đãi cho các cty CK.Đề cao vai trò tự chủ về tài chính, tránh các quy định chi tiết về doanh thu, chi phí và sử dụng các quỹ làm mất đi tính chủ động của cty
Chính sách ưu đãi nên tập trung vào việc ưu đãi thuế trong thời kỳ thị trường chưa sôi động thậm chí nên bù lỗ hoặc trợ cấp tạo điều kiện để các cty tồn tại và phát triển.trên tinh thần đó
Theo quy định số 39/2000/QD-ngày27/3/2000 “quy định tạm thời ưu đãi về thuế với các DN kinh doanh CK”, tạm thời không thu thuế GTGT với các ctyCK trong thời gian 3 năm (2000-2002). CtyCK và Cty quản lý quỹ ngoài việc được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập thêm 1 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 2 năm tiếp theo.Mặc dù vậy nhưng các ctyCK mới hình thành nên quy mô hoạt động còn nhỏ, vì vậy cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa đặc biệt là chính sách thuế.
Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các điều luật về CtyCK:
Cty CK mới được hình thành, kinh doanh một lĩnh vực có thể nói là hết sức mới mẻ và kinh nghiệm còn ít, có nhiều rủi ro và nhạy cảm đối với sự tác động từ mọi mặt KT-XH do vậy cần phải được quản lý chặt chẽ. Nhận thức được điều đó chính phủ cũng như UBCK đưa ra các thông tư, nghị định về CtyCK được ban hành trước khi khai triển thị trường CK, nhưng cơ chế quản lý tài chính đối với các CtyCK nên còn mang nặng tính chất quản lý áp đặt=> nên việc cải cách là cần thiết và rất quan trọng để khuyến khích các ctyCK phát triển.Mặt khác cũng cần phảI tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các cty CK đặc biệt về vấn đề cạnh tranh giữa các công ty với nhau
- Tiếp tục củng cố và mở rộng từng bước hoạt động của công ty CK nói riêng và TTCK niêm yết nói chung bên cạnh đó nghiên cứu đề xuất phát triển các thị trường chứng khoán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Việt Nam. Đảm bảo quản lý và giám sát thị trường hoạt động đúng pháp luật. Một vấn đề cực kì quan trọng đối với cơ quan quản lý thị trường là :Bên cạnh việc duy trì một thị trường công bằng ,công khai , hiệu quả ,cạnh tranh,trật tự cũng cần phảI có tính linh hoạt năng động để phản ứng kịp thời với thị trường. Điều đó chỉ có được với việc không ngừng tích luỹ ,học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình điều hành quản lý thị trường .
- Xây dựng và trình chính phủ về chiến lược phát triển dài hạn ctyCK với các bước đi và giải pháp cụ thể để các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán có căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh đầu tư của mình
-Xây dựng pháp lệnh về CK&TTCK ;phối hợp với các cơ quan trong việc dần dần xây dựng đồng bộ các văn bản pháp lý có liên quan ;nghiên cứu xây dựng bổ sung sửa đổi các văn bản pháp quy cho phù hợp với thực tiễn và phát triển của thị trường theo hướng :
+ Quy định tiêu chuẩn tối thiểu thích hợp để đạt được một thị trường trung thực trong kinh doanh CK ,an toàn trong giao dịch và thanh toán ,bảo vệ người đầu tư.
+ Đảm bảo giám sát hiệu quả hoạt động của các đối tượng tham gia thị trường
+ Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
Phối hợp với với Ban Tổ Chức của bộ chính phủ xây dựng mô hình tổ chức của UBCK phù hợp với chức năng quản lý nhà nước ngành ,cơ cấu của hệ thống quản lý phảI phù hợp với thị trường
2.4.2. Phương diện vi mô:
Đây là điều vô cùng quan trọng đối với các Công Ty CK , các Cty này Không thể chỉ trông đợi sự thay đổi của bên ngoài mà không xem xét lại chính nội bộ của mình . Với những nhược điểm được nêu ở phần khó khăn đủ thấy các Cty Ck còn phải làm rất nhiều để hoàn thiện mình và để có thể phát triển tốt được. Điều kiện vật chất của các Cty CK không phải là thiếu thốn quá mà cái thiếu quan trọng nhất ở đây là ở đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm Để làm được điều này thì các Công ty không còn cách nào khác là chuẩn hoá các nghiệp vụ của ctyCK , điều kiện và tối thiểu nhất như đáp ứng các yêu cầu trong quá trình cung cấp dịch vụ của cty CK :Cần nâng cao trình độ của các cán bộ và nhân viên, quy trình cung cấp DV...
- Các Cty CK cần đào tạo cán bộ , nhân viên một cách bài bản, có nền tảng kiến thức tốt để có thể tiếp cận được thông tin và mang thông tin dến cho nhà đầu tư một cách hiệu quả và nhanh nhất. Các Cty nên cử các nhân viên sang những nước có thị trường CK phát triển để học hỏi kinh nghiêm và tiếp cận các công nghệ hiện đại . Đi sâu cải tiến kĩ thuật ,nghệ thuật ,tiện ích phục vụ khách hàng đặc biệt là phát triển các kênh cung cấp ,mở rộng hình thức MARKETING để thu hút khách hàng; thực hiện các cuộc phỏng vấn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tâm tư ,sự hiểu biết của khách hàng về CK từ đó mà xây dựng chiến lược cũng như phướng hoạt động sao cho có hiệu quả nhất
Không những thế, với tình trạng Giám đốc và nhân viên đều phải làm quá nhiều chức năng , nhiều nhiệm vụ một lúc chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không bao giờ cao được và các Công Ty CK không bao giờ phát triển được. Vì vậy điề cần thiết hiện nay là có đầy đủ nhân viên đáp ứng được nhu cầu của công việc và giải quyết tốt công việc được giao
Nhưng đó vẫn chưa phải tất cả nếu thiếu yếu tố đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên này , cần nhanh chóng nâng cao tinh thần đạo đức cho nhân viên với tiêu thức lấy lợi ích củ khách hàng lên trên hết, coi lợi ích của khách hàng như lợi ích của chính bản thân mình
Cần có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quy chế để tạo sự minh bạch trong thị trường CK. Với những sự kiện xảy ra trong thời gian qua thì đủ thấy sự cấp thiết của công việc này .Vẫn biết việc cung cấp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào công ty niêm yết nhưng các Cty CK phải có biện pháp để nhìn nhận thông tin một cách chính xác trước khi cung cấp tới khách hàng , có như thế mới tạo được niềm tin cho khách và tạo được uy tín cho Cty
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đánh giá tình hình hoạt động cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục nhược ,phát huy tính tích cực ,và các biện pháp xúc tiến khác v...v
- Trong giai đoạn khó khăn hiện nay của thị trường CK, việc cắt giảm chi phí là rất quan trọng nên các Công ty phải chú trọng đến điều này.Ngoài ra các Cty phải tự tìm đường ra cho mình chứ không thể dựa vào UBCKNN mãi được ( như khai thác triệt để các nghiệp vụ mới hoặc thế mạnh của mình như SSI :khai thácdịch vụ tư vấn tài chính cho doanh nghiệp_ một mảng mà Cty nắm khá rõ, hay BVSC thì phát triển dịch vụ tư vấn tài chính đối với từng cá nhân và quản lý danh mục đầu tư là một hướng mở)
_ Cần có biên pháp tuyên truyền , đưa các thông tin một cách hiệu quả , phổ cập CK đến người dân để thị trương CK không còn là sân chơi riêng cho “nhà giàu” mà sẽ trở thành của mọi người tễo đúng nghĩa của nó
Lưu ký chứng khoán: đã được các công ty nghiêm túc thực hiện và thực hiện một cách an toàn. Qua thống kê cho thấy, thực trạng lưu ký chứng khoán tại một số CTCK khoán. Trước hết cần phân biệt hai phạm vi là lưu ký cổ phiếu và quản lý danh sách cổ đông. Với dịch vụ lưu ký, CTCK chỉ như người giữ hộ cổ phiếu cho khách hàng, không làm trung gian thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu. Còn quản lý danh sách cổ đông là hình thức CTCK ký hợp đồng với công ty cổ phần, với các điều khoản quản lý mà công ty cổ phần đưa ra, CTCK sẽ thay mặt công ty cổ phần quản lý danh sách cổ đông và thực hiện đầy đủ các quyền cho cổ đông như trả cổ tức, chuyển nhượng cổ phiếu, gửi thông báo đến cho cổ đông...
Nhìn chung, các CTCK luôn luôn tìm cách thu hút số khách hàng, vào lưu ký tại công ty mình ngày càng nhiều, song do ngày càng có nhiều thành viên được cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán nên đã diễn ra sự cạnh trành giữa các thành viên. Tuy vậy, cũng có thành viên mới được cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán nhưng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường như CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), đã chiếm được 5,09% thị phần, trong khi đó có một số thành viên khác mặc dù có thời gian hoạt động từ khi thị trường thành lập nhưng vẫn chỉ đạt mức khiêm tốn như CTCK Đệ Nhất (FSC) và CTCK Thăng Long (TSC). Theo từng chu kì hoạt động của thị trường, thị phần của các CTCK có thay đổi. Hiện nay, có bốn CTCK có tỷ trọng chứng khoán lưu ký lớn đó là CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Bảo Việt (VBSC), CTCK Ngân Hàng á Châu (ACBS) và HSBC. Các CTCK còn lại đều có tỷ lệ lưu ký chứng khoán không cao...vv. Nhưng vỡi những nỗ lực và cổ gắng của các CTCK trong thời gian qua hoạt động lưu ký chứng khoán có nhiều mặt tích cực : Tạo dựng được một hệ thống lưu ký chứng khoán tập trung hai cấp hoạt động ổn định, nó góp phần rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống còn T+3 đã tác động tích cực đến tính thanh khoản của thị trường, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể quay vòng vốn của mình.
Kết luận
Sau ba năm hoạt động ,dù bắt đầu khá muôn và còn sơ khai nhưng thị trường CK Việt Nam đã có những tác động nhất định đến nền kinh tế và hứa hẹn sẽ là thị trường thị trường đầy tiềm năng trong tương lai nếu đi đúng hướng và có sự tác động tích cực từ các yếu tố ngoại lực . Để có sự phát triển như ngày hôm nay , các Cty CK , UBCKNN, các Cty Niêm Yết và các nhà đầu tư đã phải làm rất nhiều và đóng góp rất nhiều . Có thể mỗi cá nhân tỏ chức có tác động riêng, có mục đích riêng nhưng cuối cùng kết quar đạt được đều phục vụ cho ổn định , phát triển và tương lai của thị trường CK Việt Nam. Trong đó các Công TY CK đóng vai trò quan trọng nhất vì các Công Ty CK chính là người điều tiết và dẫn dắt thị trường , tạo môi trường cho thị trường hoạt động và là cầu nối giữa các công ty Niêm Yết và người đâù tư .Trên đây là những nhân định tổng quát về các Công Ty CK và thực trạng hoạt động của các Cty CK ở Việt Nam dưới góc nhìn của một sinh viên đại học_ người đứng ngoài thị trường và muốn tìm hiểu thị trường thông qua các Cty CK.
Thực sự trước khi làm đề án này em không hề có một khái niệm gì về thị trừong CK và thật khó để hiểu hết được thông qua tài liệu mà không có một chút thực tế nào mà môn học này đòi hỏi kiến thức thực tế rất nhiều. Đây chính là dịp để em thu thập thông tin, tìm kiểu rõ hơn về Cty CK và Thị trường CK ; dù có thể những nhận thức này không thực sự chuẩn xác nhưng nó sẽ tạo nền móng , định hướng cho các kiến thức của em về chúng
Em xin chân thành cám ơn cô giáo đã hướng dẫn em để giúp em hoàn thành đề án này và bổ xung những kiến thức cần thiết cho bản thân
Tài liệu tham khảo
Chứng khoán Việt Nam
Chứng khoán và thị trường chứng khoán---NXB Thống Kê.
Thị trường chứng khoán phương thức hoạt động và kinh doanh---NXB Thống kê.
Thị trường chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam---NXB Thống kê.
Thị trường chứng khoán Việt Nam-----NXB Thống kê
Lý thuyết tiền tệ Ngân Hàng---Học viện ngân hàng.
Đầu tư chứng khoán 5,6—năm 2003.
Website: www.vietnam.net
Website:www.vnexpress.net
Website: www.ssc.gov.vn
Website: www.vietstock.com.vn
Website:www.contactvietnam.com
Website: www.saigonsecurities.com
Website: www.bsc.com.vn
Website: www.bvsconline.com
Website: www.mof.gov.vn
Website: www.mekongsecurities.com
Website: www.stockmarket.vnn.vn
mục lục
Lời nói đầu 1
B. Nội dung 2
I. Khái niệm chung về công ty chứng khoán 2
1. Khái niệm và phân loại CTCK 2
2. Các loại hình công ty chứng khoán 3
3. Điều kiện để thành lập các Công ty chứng khoán 4
4. Nguyên tắc hoạt động của các Công ty chứng khoán 5
5. Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán 7
6. Các nghiệp vụ của CTCK 8
7. Vai trò, chức năng của thị trường chứng khoán 12
II. Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam, các biện pháp và hướng đi phát triển, hoàn thiện các Công ty chứng khoán Việt Nam 16
1. Khái quát về Công ty chứng khoán Việt Nam 16
1.1. Khái niệm 16
1.2. Hiện nay Việt Nam có 12 Công ty chứng khoán 16
2. Tình hình hoạt động, được, mất, thuận lợi, khó khăn của các Công ty chứng khoán Việt Nam và các biện pháp khắc phục 18
2.1. Thực trạng các hoạt động nghiệp vụ của các Công ty chứng khoán 18
2.2. Những thành công 23
2.3. Những khó khăn và tồn tại 25
2.4. Một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các Công ty chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 30
Kết luận 39
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV213.doc