Qua thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu thực trạng tại Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu với mục đích củng cố hệ thống kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn ở công ty em đã chọn đề tài “Một số giải pháp Maketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu” để làm báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
34 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty Cổ phần dụng cụ và cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Giai đoạn thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn có tính chất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau những năm tháng được ngồi trên ghế giảng đường Đ ại học. Thực tập không chỉ đánh giá xem sinh viên có đủ điều kiện để công nhận tốt nghiệp hay không, mà sau một quá trình thực tập còn giúp cho sinh viên có khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị để điều tra, quan sát, phân tích hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Từ đó hình thành nên những tư duy về chuyên ngành đang học và những cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đ ây chính là giai đoạ n: “Học phải đi đôi với hành
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất Khẩu
được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty, đặc biệt là Phòng Kinh Doanh. Em đ ã hoàn thành bản báo cáo tổng quan của mình với những nội dung sau:
Khái quát về Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Công nghệ sản xuất của Công ty
Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của Cụng ty
Môi trường kinh doanh của Công ty
I. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp:
Tên giao dịch quốc tế: Export Mechine Tool Stock Company.
Tên Giao dịch đối ngoại viết tắt: EMTSC
2. Đại diện theo pháp luật của công ty:
Ông:Trần văn Tâm - Giám đốc hiện tại của công ty.
Ông: Mai Xuân Quý - Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.
3. Địa chỉ: 229 Phố tây sơn, Quận đống đa, TP Hà Nội.
ĐT: 04.8533874
Fax: 04.8533884
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Ngày 18/11/1960 công ty chính thức được thành lập với tên ban đầu là “Xưởng Y Cụ” trực thuộc bộ y tế. Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/2000/QĐ-BCN công ty chuyển thành công ty cổ phần.
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
6. Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, dụng cụ phụ tùng xe đạp, xe máy,ô tô, lắp ráp xe máy, sản phẩm điện lạnh, các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng Inox, thiết bị y tế, Bia và nước giải khát, vật tư thiết bị ngành cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng.
7. Nhiệm vụ của công ty:
Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ trong kinh doanh, tự chủ về tài chính.
Sử dụng hiệu quả bảo toàn và phát triển các nguồn lực của công ty.
Mở rộng qui mô sản xuất theo khả năng phát triển của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Thực hiện báo cáo tài chính theo qui định, nộp thuế và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động.
Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý tài sản, nguồn vốn.
II. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ:
Giai đoạn 1960- 1965: Thời kỳ mở đầu thành lập công ty.
Công ty cổ phần Dụng Cụ Xuất khẩu cơ khí Hà Nội đượ thành lập ngày 28/11/1960 với tên ban đầu là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ Y Tế quản lý. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính trong thời gian này là sản xuất dụng cụ y tế như: Bông băng, kẹp mạch máu, phanh kéo, thuốc diệt muôi, nồi nước cất … đa số phục vụ cho quân đội trong chiến tranh.Tổng số laoi dộng lúc này chỉ trên 100 người, diện tích 600m2, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, sản xuất mang tính thủ công.Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã dần dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hô trợ sản xuất và thống nhất quản lý.
Ngày 27/12/1962 Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng phát triển và mở rộng thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợihn trong công tác quản lý, Bộ Y Tế quyết định hợp nhất Xưởng y Cụ tay chân giả thành “Công ty y cụ và chân tay giả”.
Ngày 14/7/1964 Bộ y tế lại tách và thành lập “ Nhà máy y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế. Đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề đã tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất.
Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu.
Ngày 06/01/1971 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyển nhà máy y cụ sang bộ cơ khí luyện kim, nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế. Trong thời gian này, Nhà máy được mở rộng hơn về diện tích, số lao động, trang bị thêm máy móc thiết bị… Kết quả giá trị sản lượng tăng từ 1,8 triệu đồng lên 4,5 triệu đồng.
Thời kỳ 1976 -1990: Thời kỳ phát triển kinh tế tập trung.
Thời kỳ này nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí cầm tay như: Kìm, cờlê… đồng thời cũng đưa vào sản xuất các sản phẳm gia đình như : Tủ lạnh, máy điều hoà, máy hút ẩm…
Đến những năm 1977 những nô lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị sản lượng xuất khẩu chiếm 8,9% giá trị tổng sản lượng. Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là xuất khẩu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy tên gọi cũ không còn thích hợp nữa. Ngày 01/01/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “Nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu”. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà máy vẫn tự chủ các mặt hàng sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất. Các sản phẩm của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như:Liên xô, Ba lan, Tiệp khắc…
Thời kỳ 1991- 1999:
Năm 1991 hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một thị trường quan trọng. Thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ chế độ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không còn được bao cấp như trước nữa. Thời gian này , nhà máy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhà máy đã chủ động tìm những bạn hàng mới trong và ngoài nước. Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm, dụng cụ cầm tay như kìm điện, cờ lê… mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty của nhật Bản, Đài Loan… để sản xuất các hàng hoá gia dụng bằng thép không rỉ I-NOX.
Ngày 1/1/1996 nhà máy đổi tên thành “công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội” trực thuộc Bộ công nghiêp và được phép chủ động trong mua bán, xuất khẩu hàng hoá trực tiếp với nước ngoài.
Những năm gần đây, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của công ty chiếm từ 10-15% giá trị tổng sản lượng hàng hoá. Công ty đã liên kết với công ty nước ngoài sản xuất những linh kiện xe máy cho hãng xe của Nhật . các thiết bị phụ tùng cơ khí đạt chất lượng cao được bạn hàng ưa chuộng. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các sản phẩm khác như ở phân xưởng sản xuất Bia và cho các doanh nghiệp khác thuê làm trụ sở giao dịch nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thời kỳ từ 2000 đến nay:
Ngày 01/01/2001 theo quyết định số 62/2000/QĐ-BCN công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100%, chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi mới là “Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội”.
Tổng vốn điều lệ là 12 tỷ đồng trong đó tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty là 91,7% và tỷ lệ cổ phần hoá cho các đối tượng ở ngoài là 8,3%.
Kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động của công ty đã có sự chuyển biến tích cực, điều đó được thể hiện thông qua giá trị sản lượng, tổng doanh thu cũng như lợi nhuận. Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng của lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ nhân viên chủ chốt trong công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hoá mặt hàng với 100 chủng loại sản phẩm chất lượng cao.
III. Khái quát tình hình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp:
Từ đầu năm 2001 công ty bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần ngành nghề kinh doanh của công ty đa dạng hơn nhưng những mặt hàng chủ yếu của công ty vẫn là các sản phẩm cơ khí như là: Kìm điện các loại, cần số xe máy, cần khởi động xe máy, bộ dụng cụ xe máy, đùi đĩa xe đạp, clê các loại, thìa đĩa, tủ thuốc các loại, giường bệnh các loại,đồ gia dụng…
Bảng 1: Mặt hàng, sản lượng sản phẩm qua các năm.
Đơn vị tính: Nghìn sản phẩm
Stt
Sản phẩm
2002
2003
2004
2005
2006
SL
TT (%)
SL
TT (%)
SL
TT (%)
SL
TT (%)
SL
TT (%)
1
Kìm điện 160,180,210
400
11,6
420
10,7
480
8,73
650
10
700
10,2
2
Kìm KB 30
150
4,33
220
5,63
300
5,46
350
5,6
410
5,97
3
KĐ có điều chỉnh
85
2,45
115
2,94
210
3,82
220
3,6
250
3,64
4
Clê 10 - 12 - 14
230
6,64
210
5,37
250
4,55
180
2,9
150
2,18
5
Clê 17 - 19 - 21
150
4,33
115
2,94
220
4
160
2,6
100
1,46
6
Cần số xe máy
300
8,66
450
11,5
650
11,8
800
13
950
13,8
7
Cần khởi động XM
250
7,22
350
8,95
730
13,3
815
13
980
14,3
8
Bộ dụng cụ xe máy
150
4,33
280
7,16
560
10,2
760
12
1000
14,6
9
Đùi đĩa xe đạp
120
3,47
110
2,81
120
2,18
95
1,5
85
1,24
10
Pê đan
650
18,8
600
15,3
510
9,28
350
5,6
320
4,66
11
Thìa,đĩa
250
7,22
450
11,5
600
10,9
750
12
850
12,4
12
Tủ thuốc các loại
490
14,1
250
6,4
200
3,64
250
4
120
1,75
13
Giường bệnh các loại
18
0,52
19
0,49
16
0,29
17
0,3
15
0,22
14
Đồ gia dụng các loại
220
6,35
320
8,19
650
11,8
800
13
935
13,6
Tổng cộng
3463
100
3909
100
5496
100
6197
100
6865
100
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy mặt hàng chủ lực của công ty là các sản phẩm cơ khí và đồ gia dụng. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các linh kiện phục cho ngành công nghiệp xe máy tăng mạnh như cần số, cần khởi động…tăng từ 27,61%/năm 2002 lên đến 42,7%/năm 2006. Bên cạnh đó thì những mặt hàng truyền thống theo đơn đặt hàng của các đơn vị khác như kìm điện, kìm điện có điều chỉnh, dụng cụ xe đạp, đồ gia dụng cũng tăng. Riêng mặt hàng tủ thuốc và mặt hàng giường bệnh lại giảm tương ứng từ: 14,1%/năm xuống còn 1,75%/năm và 0,52%/năm xuống còn 0,22%năm.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng 5 năm gần đây:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Stt
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng doanh thu
30.154.000
41.566.910
49.713.500
60.120.000
74.436.900
2
Lợi nhuận từ HĐ SXKD
1.012.000
1.550.000
3.240.000
4.120.000
5.230.000
3
Lợi nhuận trước thuế
3.950.000
4.649.000
5.780.000
6.015.000
6.947.000
4
Lợi nhuận sau thuế
1.256.800
2.673.000
3.120.000
3.950.000
4.450.000
5
Tiền lương bình quân
980
1.100
1.800
2.200
2.350
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm, do công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên, tìm những hướng đi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Mặt khác từ khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần công ty đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng xe máy đem lại lợi nhuận đáng kể.
Bảng 3: Doanh thu của công ty trong vòng 5 năm gần đây:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Stt
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
ST
(%)
ST
(%)
ST
(%)
ST
(%)
ST
(%)
Tổng doanh thu
30.154.000
100,00
41.566.000
100,00
49.713.500
100,00
60.120.000
100,00
74.436.900
100,00
Trong đó
1
Doanh thu XK
7.500.000
24,87
11.035.000
26,55
13.120.000
26,39
15.450.000
25,70
17.200.000
23,11
A
Nhật Bản
2.100.000
6,96
3.100.000
7,46
4.120.000
8,29
4.900.000
8,15
5.450.000
7,32
B
Triều Tiên
1.200.000
3,98
1.815.000
4,37
1.970.000
3,96
1.850.000
3,08
1.950.000
2,62
C
Hàn Quốc
1.750.000
5,80
2.800.000
6,74
2.850.000
5,73
3.500.000
5,82
4.500.000
6,05
D
UNICEF
2.450.000
8,12
3.320.000
7,99
4.180.000
8,41
5.200.000
8,65
5.300.000
7,12
2
Doanh thu nội địa
21.454.000
71,15
28.581.000
68,76
34.093.500
68,58
40.870.000
67,98
52.036.900
69,91
3
Doanh thu khác
1.200.000
3,98
1.950.000
4,69
2.500.000
5,03
3.800.000
6,32
5.200.000
6,99
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty chủ yếu là thị trường nội địa từ dao động 67,98%/năm đến 71,15%/năm . Doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm từ 23,11%/năm đến 26,55%/năm . Doanh thu khác chiếm từ 3,98%/năm đến 6,99%/năm.
Trên cơ sở số liệu thống kê trên ta có được biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty trong một số năm gần đây như sau:
Hình 1: Biểu đồ doanh thu của công ty qua các năm.
Hình 2: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm:
Doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm. Từ chỉ tiêu giá trị tài sản cố định, vốn lao động bình quân, tiền lương bình quân…đến thuế và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
Sau đây là một số chỉ tiêu khác:
Bảng 4: Một số chỉ tiêu khác.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị TSCĐ bq năm
(Tr đ)
12.020
15.511
21.805
25.450
29.630
Vốn LĐ bq năm
(Tr đ)
15.125
22.346
26.084
33.981
40.123
Tổng chi phí SX năm
(Tr đ)
20.116
28.422
32.741
37.689
45.264
Số lao động
(Người)
610
632
655
685
720
IV. Công nghệ sản xuất:
1. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm:
1.1. Sơ đồ:
NVL ban đầu
Nhập kho bán thành phẩm
Chế tạo phôi:cắt đoạn, dèn, dập
Gia công cơ khí: Tiện, phay, bào…
Nhiệt luyện
Gia công nguội để hoàn thiện SP
Mạ sản phẩm
Lắp ráp hoàn chỉnh
Nhập kho thành phẩm
1.2 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền :
Bước 1:Từ các kim loại màu, sắt thép… được đưa vào phân xưởng rèn, dập để tạo phôi sản phẩm bao gồm các bước sau:
Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên búa máy 75 – 150 tấn.
Dập hình sản phẩm trên máy dập 160 - 250 - 340 tấn.
Dập cắt Bavia trên máy dập 100 – 125 tấn.
Nắn thẳng trên máy 63 tấn.
ủ non phôi phẩm trên lò X75 sau đó làm sạch phôi và nhập kho bán thành phẩm.
Bước 2: Chuyển phôi từ kho bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí để tiến hành các bước: khoan, tiện, phay , mài… ròi nhậm kho bán thành phẩm.
Bước 3: Bán thành phẩm ở phân xưởng cơ khí được chuyển xuống phân xưởng mạ để đánh bóng, nhuộm, trang trí bề mặt sản phẩm để bảo vệ độ bền và làm đẹp sản phẩm.
Bước 4: Sản phẩm được chuyển sang phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh sau đó nhậm kho thành phẩm.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất:
2.1 Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: Sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty theo kiểu chế biến song song. Qui trình đó gồm nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật, nhiều bộ phận có qui trình công nghệ riêng được chế tạo đồng thời và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
2.2 Đặc điểm về máy móc , trang thiết bị:
Máy móc, trang thiết bị của công ty hầu hết được nhập từ những nước phát triển, nó đã tạo điều kiện cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và sản xuất không ngừng được mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng so với những năm trước đây. Tuy nhiên do một số máy móc được sản xuất cách đây khá lâu ,hao mòn lớn (cả hao mòn hữu hình lẫn hao mòn vô hình) điều đó dẫn đến khả năng làm việc của chúng bị hạn chế, năng suất không cao. Đây là một thách thức lớn đối với công ty bởi muốn đổi mới thiết bị đòi hỏi một nguồn vốn tương đối lớn, do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giá thành sản phẩm của công ty.
Cụ thể được thể hiện qua bản số liệu thống kê sau:
Bảng 5: Số lượng máy móc, trang thiết bị của công ty.
Stt
Loại máy
Số lượng
Năm sản xuất
Nước sản xuất
1
Máy khoan
5
1969
Hungari
2
Máy tiện
10
1970
Liên xô
3
Máy dập
6
1972
Ba lan
4
Máy phay
2
1972
Liên xô
5
Máy tiện
6
1972
Tiệp khắc
6
Máy bào
1
1974
Liên xô
7
Máy búa
3
1975
Tiệp khắc
8
Máy khoan
4
1976
Liên xô
9
Máy dập
5
1980
Việt Nam
10
Máy mài
10
1982
Ba lan
11
Máy mài
9
1983
Ba lan
12
Máy dập
2
1988
Trung Quốc
13
Máy phay
7
1989
Ba lan
14
Máy dập trục khuỷu 20 tấn
5
1990
Nhật Bản
15
Máy dập trục khuỷu 45 tấn
1
1990
Việt Nam
16
Dây truyền mạ
1
1992
Việt Nam
17
Lò tần sóng
1
1992
Liên xô
18
Máy phun bi
1
1992
Ba lan
19
Máy dập trục khuỷu 160 tấn
1
1992
Trung Quốc
20
Máy cưa
2
1994
Ba Lan
21
Máy mạ Inox
1
1995
Đài Loan
22
Máy hàn Inox
1
1995
Nhật Bản
23
Máy cán thép
1
1995
Liên xô
24
Máy hàn điểm
3
1995
Việt Nam
25
Máy cán ren
1
1996
Đài loan
26
Máy hàn dây AR
1
1996
Nhật Bản
27
Máy hàn dây Co2
1
1996
Nhật Bản
28
Máy nén khí
1
1996
Nhật Bản
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
2.3 Đặc điểm về bố trí mặt bằng , nhà xưởng, thông gió, ánh sáng:
Các phòng ban , phân xưởng trong công ty được bố trí rất hợp lý và khoa học đảm bảo sử dụng tối đa diện tích và thuận tiện trong công tác nghiệp vụ.
2.4 Về môi trường: Công ty luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, tại các phân xưởng các sản phẩm thừa qua từng công đoạn đều được xử lý một cách tốt nhất đáp ứng được các yêu cầu của sở khoa học công nghệ và môi trường đặt ra.
2.5 Đặc điểm về an toàn lao động: Hầu hết đội ngũ công nhân trong công ty đều có trình độ tay nghề tốt. Bậc thợ từ 1/7 đến 3/7 chiếm tỷ lệ 33,27%, Bậc thợ từ 4/7 đến 6/7 chiếm tỷ lệ 59,85%, Bậc thợ 7/7 chiếm tỷ lệ 6,88%. Mặt khác lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới công tác an toàn lao động trong công ty như trang bị quần áo và các thiết bị bảo hộ khác, bắt buộc khi làm việc phải mặc đồ bảo hộ cho lên rất ít xảy ra tai nạn.
V. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
1. Tổ chức sản xuất:
Loại hình sản xuất của doanh nghiêp : là loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, hầu hết các sản phẩm của công ty đều sản xuất theo đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã được ký kết và căn cứ vào nhu cầu thị trường tiêu thụ trong từng thời kỳ. Công ty áp dụng hình thức sản xuất liên tục.
2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
Công ty có 7 phân xưởng, m_i phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng. Đứng đầu m_i phân xưởng là một quản đốc phân xưởng có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động của phân xưởng mình theo chỉ đạo của giám đốc và các phòng ban liên quan trong đó:
Phân xưởng rèn, dập: Chịu trách nhiệm tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý hệ thống cung cấp khí nén và các thiết bị đột dập phục vụ cho việc chế tạo phôi bằng các phương pháp cán, kéo, rèn, dập, nóng, nguội.
Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 160, 180, kìm KB 30 đùi đĩa xe đạp, phụ tùng xe máy các loại.
Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất mỏlết các loại, kìm điện có điều chỉnh các loại, phụ tùng xe máy các loại, đồ gia dụng bằng INOX…
Phân xưởng cơ khí 3: Sản xuất kìm điện 210, đùi đĩa xe đạp, đồ gia dụng INOX và quản lý các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao. Đồng thời tiến hành gia công thìa, đĩa cho Nhật Bản.
Phân xưởng mạ: Chịu trách nhiệm trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương tiện hoá học, đánh bóng bề mặt kim loại, điện hoá các sản phẩm bằng INOX.
Phân xưởng dụng cụ: Chủ yếu sản xuất các loại dụng cụ cắt gọt cho ngành cơ khí khuân mẫu các loại và quản lý khu vực nhiệt luyện bằng các phương tiện điện tử.
Phân xưởng cơ điện: Đảm bảo công tác sửa chữa các máy công cụ trong công ty, lắp đặt, chạy thử các thiết bịo mới, quản lý hệ thống điện nước trong công ty, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế, nhận gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Như vậy công ty có ba bộ phận sản xuất chính, ba phân xưởng sản xuất phụ trợ- sản xuất phụ, một xưởng làm công việc bảo dưỡng và sửa chữa(Bộ phận phụ thuộc).
Mặt khác công ty cũng có bộ phận vận chuyển sản phẩm từ phân xưởng này sang phân xưởng khác, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm vao kho…
Các hoạt đông của các phân xưởng trong công ty được vận hành một cách đồng bộ , khoa học và rất hợp lý nhằm tăng năng suất sản phẩm , giảm thiểu các chi phí phát sinh khác .
VI. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Đội
Xây
Dựng
Phòng kỹ thuật
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng
Kế toán tài vụ
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng tổ chức lao động
PX
Cơ
khí
2
PX
Cơ
khí
3
PX
mạ
PX
Dụng
cụ
PX
Cơ
điện
PX
bia
PX
rèn
dập
PX
Cơ
khí
1
Ban kiểm soát
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Chủ tịch hội đồng quản trị: Do hội đồng quản trị bầu, không kiêm nhiệm giám đốc mà có những nhịêm vụ sau:
Lập chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị, chuẩn bị nội dung và triệu tập, điều khiển các cuộc họp.
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị.
Chuẩn bị nội dung và triệu tập chủ toạ Đại Hội cổ đông( Nếu chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt uỷ quyền cho phó chủ tịch thay). Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng quản trị trùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty:
Do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên hội đồng quản trị với tư cách pháp nhân.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trong mọi giao dịch về sản xuất kinh doanh của công ty.
Chịu trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, của đại hội cổ đông.
Là người tổ chức thực hiện các phương án đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển vốn.
Giám đốc, điều hành và trịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng.
Là người có quyền đề xuất, đề bạt tổ chức bộ máy quản lý như các phó giám đốc, kế toán trưởng…để Hội đồng quản trị quyết định đề bạt, sử dụng hay bãi miễn cán bộ dưới quyền(Trừ cán bộ do hội đồng quản trị quản lý). Giám đốc là người phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm do hội đồng quản trị giao cho là:
Bảo toàn và phát triển vốn.
Bảo đảm việc làm cho cổ đông.
Đạt chỉ tiêu cổ tức.
phát triển sản xuất kinh doanh…
Phó giám đốc kỹ thuật:
Là người phụ trách công tác kỹ thuật, trang thiết bị trong công ty, chỉ đạo trực tiếp PX cơ điện, PX bia.
Chỉ đạo kế hoạch về tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới.
Định mức chi phí vật tư, nhiên liệu, năng lượng cho từng đơn vị sản phẩm.
Phó giám đốc sản xuất:
Là người phụ trách công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty.
Được giám đốc uỷ quyền ký toàn bộ các phiếu thu, phiếu chi dưới 10 triệu đồng và ký các phiếu xuất vật tư hàng hoá mang bán.
Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị như: đội xây dựng, các phân xưởng cơ khí 1,2,3, PX mạ, PX rèn dập, PX dụng cụ.
Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
Chỉ đạo kế hoạch mua bán vật tư, định mực tiêu hao cho từng đơn vị sản phẩm.
Tổ chức hoạt động hạch toán thống kê.
Phòng kinh doanh:
Nhiệm vụ chính là nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm.
Quản lý theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kế toán tài vụ:
Là nơi cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo công ty phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám sát về tài chính nhằm theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ.
Hạch toán các khoản chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị theo quy định.
Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Trực tiếp chịu sự lãnh đạo của giám đốc.
Có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động, giải quyết các chế độp chính sách liên quan đến người lao động.
Xây dựng và quản lý định mức lao động, kế hoạch lao động và tiền lương.
Thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm cho cán bộ công nhân trong công ty.
Phòng hành chính:
Có nhiệm vụ quản lý các công văn giấy tờ.
Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, in ấn và phát hành các văn bản .
Lập kế hoạch mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm cho công ty, chăm sóc sức khoe cho toàn thể cacnd bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng kỹ thuật: Chịu sự điều hành của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ:
Thiết kế , hoàn thiện các qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Theo dõi chế thử sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Xây dựng các định mức về lao động, các định mức về vật tư.
Quản lý tài liêụ kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ và công tác cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty như kiểm tra chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm theo các qui trình công nghệ, các nguyên nhiên vật liệu mua về kho dự phòng.
Các phân xưởng:
Phân xưởng rèn, dập: Chịu trách nhiệm tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý hệ thống cung cấp khí nén và các thiết bị đột dập phục vụ cho việc chế tạo phôi bằng các phương pháp cán, kéo, rèn, dập, nóng, nguội.
Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 160, 180, kìm KB 30 đùi đĩa xe đạp, phụ tùng xe máy các loại.
Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất mỏlết các loại, kìm điện có điều chỉnh các loại, phụ tùng xe máy các loại, đồ gia dụng bằng INOX…
Phân xưởng cơ khí 3: Sản xuất kìm điện 210, đùi đĩa xe đạp, đồ gia dụng INOX và quản lý các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao. Đồng thời tiến hành gia công thìa, đĩa cho Nhật Bản.
Phân xưởng mạ: Chịu trách nhiệm trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương tiện hoá học, đánh bóng bề mặt kim loại, điện hoá các sản phẩm bằng INOX.
Phân xưởng dụng cụ: Chủ yếu sản xuất các loại dụng cụ cắt gọt cho ngành cơ khí khuân mẫu các loại và quản lý khu vực nhiệt luyện bằng các phương tiện điện tử.
Phân xưởng cơ điện: Đảm bảo công tác sửa chữa các máy công cụ trong công ty, lắp đặt, chạy thử các thiết bịo mới, quản lý hệ thống điện nước trong công ty, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế, nhận gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng.
VII. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp:
Khảo sát các yếu tố đầu vào:
Nguyên vật liệu:
Hàng năm công ty sử dụng một khối lượng lớn vật tư vào quá trình sản xuất gồm vật tư chính và vật tư phụ cho sản xuất.
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là sắt thép, INOX, các loại hoá chất, nhiên liệu chủ yếu là điện, than đá, xăng dầu. Với đặc tính là có trọng lượng lớn và cồng kềnh, khó chuyên chở và bảo quản. Chi phí dành cho nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (60-70%). Chỉ cần có sự biến động nhỏ của giá cả nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm
Các loại nguyên liệu và khối lượng ước tính trong 1 năm được liệt kê trong bảng:
Bảng 6: Nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu trong năm
Stt
Nguyên vật liệu chủ yếu
Số lượng ước tính
1
Sắt thép các loại (C45, CT3, Inox.)
500 tấn / năm
2
Axit cromic 300g/l
3, 6 tấn / năm
3
Niken sunfat 180g/l
3, 0 tấn / năm
4
Axit clohidric 30%
36 tấn / năm
5
Axit clohidric 10%
2, 4 tấn / năm
6
Xút
1.2 tấn / năm
7
Natri cacbonat
600 kg / năm
8
Phốtphát Natri
480 kg / năm
9
Axit Bonic
480 kg / năm
10
Natri sunphát
360 kg / năm
11
Axit phốtphoric
240 kg / năm
Từ bảng trên ta nhận thấy nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của công ty là khá lớn, hoá chất được sử dụng chủ yếu trong quá trình mạ và đánh bong bề mặt sản phẩm. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất đúng thời điểm, thì nguyên vật liệu phải luôn đảm bảo kịp thời về mặt số lượng và chất lượng.
Về mặt năng lượng công ty chủ yếu sử dụng năng lượng từ than đá, xăng và điện.
Quản lý nguyên vật liệu:
Mua nguyên vật liệu: công ty tổ chức đội ngũ tiếp liệu do phòng kinh doanh quản lý, đội ngũ này có nhiệm vụ tìm hiểu thăm dò các nguồn hàng hoá, vật tư mà công ty đang cần và lập kế hoạch ký kết hợp đồng đặt hàng với số lượng và chất lượng đầy đủ kịp thời cho sản xuất.
Thị trường cung ứng: công ty có ký kết hợp đồng dài hạn với những công ty hoá chất và vật tư trong nước đồng thời cũng nhập trực tiếp nguyên vật liệu chính ở nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản)
Dự trữ và bảo quản : Công ty có kế hoạch nhập nguyên vật liệu trước một tháng sau khi đã có kế hoạch sản xuất để tiết kiệm chi phí lưu kho. Số lượng nguyên vật liệu thường tăng them 5% tổng số nguyên vật liệu ước tính để đưa vào dự trữ. Với cách nhập kho này đôi khi công ty cũng gặp những khó khăn vì thiếu nguyên vật liệu, nhưng do điều kiện về vốn lưu động nên rất khó khắc phục khó khăn này.
Sử dụng: Phòng kế hoạch và vật tư xây dựng định mức tiêu hao hợp lý nguyên vật liệu nhằm sử dụng tiết kiệmvà quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần giảm giá thành sản phẩm. Định mức này thông thường được thay đổi 2 năm một lần, ngoài ra phòng kế toán tập hợp tổng giá trị nguyên vật liệu xuất, nhập trong kỳ để tính vào giá thành sản phẩm và những biện pháp quản lý chặt chẽ hợp lệ khác nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh.
1.2 Yếu tố lao động:
Lao động là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trìng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua công ty không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày một cải thiện nhằm đáp ứng tốt nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Sự phân bổ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty theo đơn vị chức năng:
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1. Tổng số LĐ
610
100,0
632
100,0
655
100,0
685
100,0
720
100,0
2. Bộ phận gián tiếp
108
17,7
110
17,4
115
17,6
117
17,1
118
16,4
Phòng hành chính Y tế
32
5,2
33
5,2
34
5,2
34
5,0
34
4,7
Phòng kinh doanh
10
1,6
11
1,7
12
1,8
12
1,8
13
1,8
Phòng kế hoạch vật t
22
3,6
22
3,5
24
3,7
24
3,5
24
3,3
Phòng kỹ thuật
19
3,1
19
3,0
20
3,1
21
3,1
21
2,9
Phòng kế toán tài vụ
7
1,1
7
1,1
7
1,1
7
1,0
7
1,0
Phòng TC LĐ tiền lơng
18
3,0
18
2,8
18
2,7
19
2,8
19
2,6
3. Bộ phận trực tiếp SX
502
82,3
522
82,6
540
82,4
568
82,9
602
83,6
Phân xởng cơ khí 1
75
12,3
80
12,7
81
12,4
90
13,1
100
13,9
Phân xởng cơ khí 2
115
18,9
120
19,0
124
18,9
124
18,1
128
17,8
Phân xởng cơ khí 3
55
9,0
60
9,5
63
9,6
65
9,5
75
10,4
Phân xởng mạ
81
13,3
86
13,6
96
14,7
103
15,0
105
14,6
Phân xởng cơ điện
60
9,8
60
9,5
60
9,2
65
9,5
70
9,7
Phân xởng dụng cụ
34
5,6
34
5,4
34
5,2
34
5,0
34
4,7
Phân xởng rèn dập
70
11,5
70
11,1
70
10,7
71
10,4
71
9,9
Tổ nhiệt luyện
12
2,0
12
1,9
12
1,8
12
1,8
15
2,1
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)
Bảng 8: Cơ cấu lao động theo giới tính
Giới Tính
2002
2003
2004
2005
2006
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Nam
460
75,41
467
73,89
480
73,28
503
73,43
525
72,92
Nữ
150
24,59
165
26,11
175
26,72
182
26,57
195
27,08
Tổng
610
100,00
632
100,00
655
100,00
685
100,00
720
100,00
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)
Như vậy: cơ cáu lao động của công ty, nam giới chiếm đa số tới hơn 2/3 số lao động với tỷ lệ từ 70% đến 75% đây cũng là điều dễ hiểu đặc điểm của công ty là ngành cơ khí, công việc tương đối nặng nhọc, vất vả và độc hại do phải tiếp xúc với các hoá chất nên cơ cấu như vậy là phù hợp. Lao động nữ đa số làm các công việc ở bộ phận gián tiếp còn lại làm ở bộ phận hoàn thiện sản phẩm như : mạ, đánh bóng…
Chính sách đào tạo:
Nhìn chung lực lượng lao động của Công ty đều được đào tạo căn bản, nắm vững những công nghệ hiện đại và có kinh nghiệm sản xuất. Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại Công ty được thực hiện theo hướng sau:
Đối với lao động trực tiếp: Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâưng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành may mặc. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn, tay nghề.
Đối với lao động tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Công ty luôn tạo điều kiện cho tham gia học cả trong và ngoài nước về các ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về các chế độ, chính sách của nhà nướcNhững cán bộ công nhân viên do Công ty cử đi học được thanh toán chi phí học tập và được hưởng lương theo kết quả học tập.
Chính sách lương:
Công ty xây dựng quy chế về quản lý và phân phối tiền lương áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. Đ ơn giá tiền lương được xác định dựa vào tổng quỹ lương được xác định trên doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ tiền lương cho phép của ngành. Tiền lương được phân phối theo bộ phận trực tiếp và gián tiếp trong Công ty. Tiền lương được sử dụng như đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Việc phân phối tiền lương được thực hiện công khai và dân chủ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý giữa các chức danh trong Công ty.
Sau khi cổ phần hoá, Công ty đã xây dượng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo các chế độ của Nhà nước. Kết quả cho thấy chính sách lương mới phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người tạo được sự khuyến khích cán bộ công nhân viên của công ty làm việc hăng say, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chính sách thưởng:
Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc, Công ty đưa ra chính sách thưởng theo chiến dịch, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải tiến về kỹ thuật, năng suất cao trong lao động, phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí.
Chính sách trợ cấp:
Khi người lao động trong Công ty; bố, mẹ, vợ chồng, con của các cán bộ công nhân viên trong Công ty ốm đau, nằm viện hoặc không may qua đời đều được công ty xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất.
1.3.Yếu tố vốn:
Công ty có nguồn vốn tương đối lớn sau những biến cố thăng trầm, những cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đã mang lại những kết quả đáng khích lệ mà biểu hiện rõ nhất là yếu tố vốn của công ty luôn tăng trưởng trong mấy năm gần đây. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Cơ cấu vốn của công ty trong 5 năm qua.
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
ST
(Trđ)
TL
(%)
ST
(Trđ)
TL
(%)
ST
(Trđ)
TL
(%)
ST
(Trđ)
TL
(%)
ST
(Trđ)
TL
(%)
Vốn cố định
12.020
44,28
15.511
40,97
21.805
45,53
25.450
42,82
29.630
42,48
Vốn lưu động
15..125
55,72
22.346
59,03
26.084
54,47
33.981
57,18
40.123
57,52
Tổng số
27.145
100,00
37.857
100,00
47.889
100,00
59.431
100,00
69.753
100,00
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra:
2.1 Thị trường trong nước:
Hiện nay sản phẩm của công ty đã được tiêu dung ở khắp nơi trong cả nước song vẫn chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đ à Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Về tỉ trọng các loại thị trường miền Bắc chiếm hơn 56% tổng doanh thu của công ty vì nhiều lí do như do địa bàn công ty tại Hà Nội, do đó việc vận chuyển và phân phối cho các đại lý rất thuận tiện, đảm bảo nhanh chóng kịp thời và rất có hiệu quả, giảm thiểu được chi phí. Với thị trường miền Nam thì nhìn chung đây là thị trường có sự cạnh tranh rất gay gắt do cónhiều đơn vị sản xuất các mặt hàng tường tự với khoảng cách vận chuyển xa nên sản phẩm của công ty tiêu thụ ở thị trường này chưa cao lắm. Tuy nhiên, sau các đợt triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao thì công ty đã nhận được nhiều hơn từ các siêu thị và cửa hàng tư nhân. Đ áp ứng nhu cầu của người tiêu dung nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Đến nay thì số lượng các của hàng và đại lý đã tăng lên rõ rệt tại Hà Nội tập trung tại các tuyến phố: Hàng Gà, đường Phan Đ ình Phùng, tại chợ Cầu Mới, chợ Hôm và chợ Đồng Xuân. Bên cạnh đó ngay tại cổng công ty đã có những cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Trong 5 đến 6 năm trước đây thì thị trường tiêu thụ đã được mở rộng thông qua các chiến lược cụ thê, sản phẩm của công ty đã có mặt tại các đại lý ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Bình.. cho tới nay thì các đại lý vẫn phát triển mạnh mẽ với doanh số gia tăng, bên cạnh đó công ty vẫn tiếp tục mở rộng thị trường tại các tỉnh miền Trung và miền Nam
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây có nhiều sản phẩm của một số tư nhân và hàng ngoại nhập như hàng Trung Quốc, Đ ài Loan, Thái Lan với giá rẻ và mẫu mã đẹp đã gây ra không ít khó khăn cho công ty trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Nhưng nhờ linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh với sự can thiệp của nhà nước qua những chính sách về cấm nhập lậu, cấm sản xuất hàng giả hàng nhái, công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng, từ đó thị trường nội địa của công ty không ngừng được mở rộng.
2.2 Thị trường quốc tế:
Thị trường xuất khẩu của công ty hiện vẫn còn rất hạn chế, nếu như trước đây sản lượng xuất khẩu có lúc chiếm tới 70% tổng sản lượng của công ty (chủ yếu sang các nước Đ ông Âu) thì nay chỉ còn khoảng 20-30%, chủ yếu là xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Hn Quèc, Triòu Tin, UNICEF và các nước xuất khẩu tại chỗ. Công ty hiện nay có một điều kiện thuận lợi là được nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp do đó việc xuất khẩu của công ty dễ dàng và thuận lợi hơn và việc tìm kiếm các bạn hàng quốc tế cũng thuận lợi hơn trước. Từ những thuận lợi đó cùng với sự nỗ lực của công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng mà hiện nay các bạn hàng nước ngoài thường xuyên của công ty là HonDa, Suzuki, VMEP, UNICEP với các sản phẩm như: thiết bị phụ tùng xe máy, các thiết bị y tê. Hiện nay công ty đang tiến hành xâm nhập thị trường của các nước Đ ông Nam á và ASEAN. Ngoài ra sản phẩm công ty đang từng bước thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, một thị trường mà sự cạnh tranh về giá cả luôn được đặt lên hàng đầu.
VII. Mi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
1.Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế: Trong thời điểm này Việt Nam vừa gia nhập WTO có thể nói đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp. Công ty có thể nhân cơ hội này mở rộng thị trường ra các nước khác đồng thời cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài. Có thể nói, ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm bây giờ là mục tiêu hàng đầu của công ty nhằm giữ chân khách hàng trung thành đồng thời mở rộng quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng tiềm năng ở các thị trường khác.
Môi trường công nghệ: Hiện nay công nghệ của công ty có thể nói đã dần lạc hậu so với kỹ thuật tiên tiến nước ngoài, do vậy nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là việc tìm hiểu chuyển giao công nghệ, mua công nghệ mới nhằm tăng cường sức cạnh tranh cả về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm của công ty so với các doanh nghiệp khác.
Môi trường luật pháp: Trong giai đoạn này nhà nước đang tiến hành thay đổi nhiều chính sách trong thời kì tiền gia nhập WTO, đây là một khó khăn của doanh nghiệp bởi lẽ trong thời gian tới các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ giảm dần và tiến tới cắt bỏ hẳn, do vậy công ty cần chuẩn bị thật kỹ để đối diện và vượt qua khó khăn về mặt luật pháp này.
Môi truờng quốc tế: những ảnh hưởng của thị trường thế giới và biến động thế giới cũng ảnh hưởng tương đối đến công ty. VD như việc đối đầu giữa Triều Tiên và các nước khác đã làm giảm đáng kể số lượng sản phẩm xuất vào nước này do vậy công ty cần tìm hiểu kỹ hơn về các mối ảnh hưởng của tình hình thế giới.
2. Môi trường ngành:
Đối thủ cạnh tranh: Rào cản thuế quan dần bị xóa bỏ là thách thức rất lớn cho công ty, hiện nay sản phẩm của Trung Quốc, Đ ài Loan, Thái Lan là nguy cơ rất lớn trong các đối thủ cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó các công ty tư nhân dần dần lấy lại vị thế trên thị trường cũng là sự đe doạ của công ty. Ngoài ra công ty phải chống nạn hàng giả hàng nhái cũng khiến công ty phải có những biện pháp thích hợp.
áp lực của nhà cung ứng: do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty nên việc thay đổi nhỏ trong giá cả cũng khiến công ty phải chao đảo, cho nên việc kí kết hợp đồng dài hạn hoặc xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng đang là một trong những quyết sách hàng đầu của công ty.
áp lực từ khách hàng: Nhu cầu khách hàng luôn luôn thay đổi nên áp lực từ khách hàng là điều khiến công ty quan tâm nhất. Hiện nay, công ty cần những chính sách lớn hơn về khách hàng, xây dựng them một phòng Marketing chuyên trách nhằm định hướng và tìm hiểu khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn nhằm định hưởng lâu dài cho việc phát triển của công ty.
Kết luận
Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngành công nghiệp cơ khí là ngành mũi nhọn của Việt Nam. Nó không những góp phần quan trọng tạo nên diện mạo của nền kinh tế, mà còn giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy ngành công nghiệp cơ khí của nước ta còn rất non trẻ so với khu vực và tế giới song nó từng bước tạo được vị thế của mình ở trong cũng như ngoài nước.
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu nói riêng và ngành cơ khí nói chung đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá đâng nỗ lực vươn lên để khẳng định vị thế của mình ở trong cũng như là ngoài nước.
Qua thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu thực trạng tại Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu với mục đích củng cố hệ thống kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn ở công ty em đã chọn đề tài “Một số giải pháp Maketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu” để làm báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0034.doc