MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƯ DÂN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA 3
I. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam 3
II. Dân tộc Việt Nam 7
CHƯƠNG II: VĂN HÓA SẢN XUẤT 14
I. Nông nghiệp, đánh cá, chăn nuôi 14
1. Nông nghiệp và thực vật tự sinh. 14
a. Sản xuất lúa gạo 14
b. Cây lương thực và cây công nghiệp 15
c. Thực vật tự sinh - lâm sản 15
d. Thuỷ lợi 16
2. Đánh cá, Chăn nuôi 16
a. Đánh cá 16
b. Chăn nuôi 17
II. Công nghiệp, vận tải, thương nghiệp 17
1. Công nghiệp 17
2. Các phương tiện vận chuyển 17
3. Thương nghiệp 18
a. Nội thương 18
b. Ngoại thương 18
III. SO SÁNH VĂN HÓA TRUNG QUốC VớI VIệT NAM 19
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cư dân và đặc trưng văn hóa - Văn hóa sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Quốc tế học
---------------
Bài giữa kỳ
Môn: So sánh văn hóa
Đề tài : Cư dân và đặc trưng văn hóa
- Văn hóa sản xuất
Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Dân cư là tiến chỉ hết sức quan trọng và có thể coi là tiêu chí đặc trưng nhất để hình thành các sắc thái văn hóa hết sức phong phú, đa dạng. Việt Nam là một đất nước nhiều tộc người và sự khác biệt về qui mô dân số, hoàn cảnh sống, điều kiện lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa. Do vậy Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển toàn diện và chú ý tính đặc thù và bản sắc của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vấn đề này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, nhất là với các tộc người, địa phương còn ở trình độ phát triển chậm, mang nhiều nét đặc thù.
CHƯƠNG I: CƯ DÂN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
I. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
Vấn đề nguồn gốc dân tộc và làm rõ nguồn gốc dân tộc Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, văn hóa mà còn có ý nghĩa thiêng liêng đối với các thế hệ người Việt Nam. Ở đây đưa ra hai cách giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam đó là cách giải thích nguồn gốc dân tộc thông qua các sự tích, truyền thuyết và thứ hai là dựa trên quan điểm khoa học.
Từ xưa đến nay, nhiều dân tộc trên đất nước ta cũng đã tìm cách giải thích nguồn gốc dân tộc mình thông qua các sự tích, truyền thuyết như: Chàng hươu sao và nàng cá chép; Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường; Truyền thuyết Quả bầu của dân tộc Thái, Khơ Mú; Nhưng tiêu biểu nhất là truyền thuyết Hùng Vương của dân tộc Việt (Kinh). Truyền thuyết Hùng Vương kể rằng: Tương truyền cháu ba đời của vua Thần Nông (Trung Quốc) là vua Đế Minh trong một chuyến tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh vào Động Đình Hồ gặp Tiên Nữ, tình cảm nảy nở giữa người Bắc kẻ Nam dẫn đến nhân duyên sau đó sinh hạ được thái tử đặt tên là Lộc Tục. Vua Đế Minh ở với Tiên Nữ được ít lâu rồi trở về Phương Bắc trước khi về Ông cho lập đàn tế trời đất rồi nói:
"Ta nhất sinh có nhiều mĩ nữ, chỉ sinh được có thái tử là Đế Nghi. Sau khi kết hôn với Tiên Nữ sinh thêm được một thái tử là Lộc Tục. Vậy ta phong thái tử Đế Nghi làm vua phương Bắc đến núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục làm vua phương Nam từ núi Ngũ Lĩnh về Nam hay còn gọi là đất Lĩnh Nam".
Lộc Tục lên ngôi hiệu là Kinh An Dương Vương vào năm 2879 TCN. Sau đó Lộc Tục lại kết hôn với con gái của Động Đình Quân là Long Nữ sinh thành được thái tử Sùng Lâm. Thái tử Sùng Lâm kế tục ngôi vua hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lại kết hôn với Âu Cơ là con vua Đế Lai sinh ra bọc có một trăm trứng sau nở thành một trăm người con, năm mươi người lên rừng, năm mươi người xuống biển… Đến thời Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang; Lại phong cho 99 người con mỗi người làm chủ một ấp… Vì vậy đất Lĩnh Nam mới có trăm họ, đó là nguồn gốc của Bách Việt. Nước Văn Lang do các Vua Hùng làm chủ được chia làm 15 bộ, gồm :
Văn Lang, Tân Hưng, Lục Hải, Giao Chỉ, Hoài Hoan, Châu Diên, Vũ Định, Ninh Hải, Cửu Chân, Cửu Đức, Phú Lộc, Vũ Ninh, Dương Tuyền, Nhật Nam, Việt Thường...
Kể từ Kinh An Dương Vương lập quốc (2789 TCN) đến năm 257 TCN bị Thục Phán An Dương Vương lật đổ, nhà nước Văn Lang truyền được 88 đời vua, kéo dài 2622 năm. Danh hiệu 88 đời vua nay chỉ nhớ và lưu truyền được 18 đời, cụ thể là:
Lục Dương Vương (Kinh An Dương Vương), Hùng Hiền Vương, Hùng Quốc Vương, Hùng Diệp Vương, Hùng Hy Vương, Hùng Huy Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Vi Vương, Hùng Anh Vương, Hùng Nghi Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Vũ Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Anh Vương, Hùng Triệu Vương, Hùng Tạo Vương, Hùng Nghi Vương, Hùng Tuyên Vương.
Vì thế, chúng ta thường quen gọi 18 đời Vua Hùng là do danh tính còn lưu được của 18 đời vua này.
Bên cạnh những truyền thuyết lịch sử về nguồn gốc dân tộc của dân gian, ngày nay các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học cũng đã tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam; nhiều vấn đề khoa học bước đầu cũng đã được làm rõ; Một trong số những kết quả tiêu biểu đó là kết quả nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Pháp Mácpêrô và Lê Văn Siêu. Căn cứ vào những di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy ở Việt Nam từ thời kỳ đồ đá đến thời đại kim khí (tiêu biểu là các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc thời đại đá cũ cách ngày nay hàng chục vạn năm, đến di chỉ khảo cổ học Sơn Vi (Phú Thọ) thuộc thời đại đá giữa cách ngày nay khoảng trên dưới 1 vạn năm, đến các di chỉ thuộc thời kỳ đá mới cách ngày nay 5-6 nghìn năm; Sau đó là chuyển sang giai đoạn các nền văn hóa kim khí Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn phát triển hết sức rực rỡ, với những hiện vật tìm thấy rất phong phú trên một địa bàn rộng...) nhóm nghiên cứu thuộc Viện Viễn Đông Bát Cổ (Hà Nội) đã đưa ra quan điểm dân tộc Việt Nam có nguồn gốc bản địa.
Cùng với những công trình trên, học giả Đào Duy Anh, trên cơ sở khảo đính về lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thấy có nước Việt bị nước Sở chinh phục; không chịu thần phục sự thống trị của người Hán, một bộ phận cư dân nước Việt đã phiêu dạt xuống phương Nam vào Bắc Đông Dương và miền Bắc Việt Nam sinh sống, dần dần bị Việt hóa trở thành một bộ phận của cư dân Việt... Vì vậy, ông đã đưa ra quan điểm người Việt vốn là một bộ phận của cư dân nước Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đã được công bố, Bình Nguyên Lộc cũng đưa ra quan điểm, người Việt có nguồn gốc từ Tây Tạng thiên di xuống sinh sống ở miền Nam Trung Quốc, Bắc Đông Dương và Bắc Việt Nam, mà hiện diện của nhóm cư dân này là cư dân nói tiếng Tày - Thái.
Cùng với Bình Nguyên Lộc, Giáo sư Văn Tân dựa trên cơ sở nghiên cứu các nhóm cư dân cổ đã từng sinh sống ở bắc Đông Dương, Tây Nguyên... ông nhận thấy các dân tộc: Khạ (Lào), Khơ Mú, Kháng, Mảng, Xinh Mun, La Ha và các dân tộc ở Tây Nguyên... có nhiều nét tương đồng với cư dân cổ ở châu đại dương, cả về thể tạng, tâm lí, ngôn ngữ... Trên cơ sở đó ông đưa ra quan điểm, một bộ phận dân tộc Việt có nguồn gốc từ châu Đại Dương thiên di vào.
Tuy nhiên, cho đến nay quan điểm được nhiều nhà sử học Việt Nam, Đông Nam á thừa nhận nhất đó là quan điểm cho rằng: Tổ tiên người Việt là kết quả của sự hỗn chủng khá phức tạp và quá trình đó diễn ra trong một thời gian rất lâu dài. Cụ thể, vào thời kỳ Đá giữa cách ngày nay khoảng 1vạn năm ở Đông Nam Á diễn ra sự hỗn chủng của hai chủng tộc lớn Môngôlôit từ phía Bắc thiên di xuống (đại diện là nhóm người thiên di từ Tây Tạng) và Otrâylôit từ phía Nam thiên di lên (đại diện là nhóm người Mêlanesien) đưa đến sự ra đời của một chủng tộc mới là Indosien. Sau đó chủng tộc mới là Indosien lại tiếp tục Môngôlôit hóa (hỗn chủng với chủng Môngôlôit) đưa đến sự ra đời của chủng mới là cư dân Nam Á (hay còn gọi là nhóm Bách Việt). Cư dân Nam Á bao gồm nhiều tộc người, với những nhóm tiếng khác nhau như: Tày- Thái, Việt- Mường, Môn- Khơ Me... Địa bàn sinh sống của cư dân Nam Á rất rộng lớn, phía Bắc từ bờ nam sông Dương Tử trở xuống (hồ Động Đình); Phía Tây bao gồm tòan bộ phần đất thuộc lưu vực sông Inđiravađi (Mianma), Lào, Thái Lan... tiếp giáp với ấn Độ; Phía Nam gồm toàn bộ khu vực rộng lớn Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo... Cư dân Nam Á có nhiều nét tương đồng như cùng là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, về thể tạng nhìn chung thấp bé, nhỏ con; Tóc đen hơi soăn, mắt đen; Về tính cách dữ dằn, cấm cảu; Về mặt sinh lí nhóm cư dân này có khả năng sinh sản rất lớn... Một bộ phận của người Bách Việt là người Lạc Việt- tổ tiên của người Việt hiện đại. Còn nhánh khác không tiếp tục hỗn chủng với Môngôlôit thì phát triển thành nhánh Indosien hiện đại (hay còn gọi là Nam đảo).
Với quan điểm này cho phép chúng ta giải thích một cách khoa học vì sao cư dân Nam Á lại có những nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán...
Việc nghiên cứu nguồn gốc các dân tộc Việt Nam giúp chúng ta xác định được toạ độ không gian văn hoá Việt Nam; Phân biệt được không gian chính trị đương đạivới không gian văn hoá. Không gian văn hoá chính là địa bàn mà mà tổ tiên của cư dân hiện nay từng sống ở đó. Làm rõ nguồn gốc dân tộc Việt Nam còn giúp chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết hữu cơ giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á, với những nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ nghi...
II. Dân tộc Việt Nam
Đất nước Việt Nam trải dài trên vùng đất ven biển của Đông Nam Á, từ xa xưa đã có nhiều dân tộc sinh sống, tổng cộng có 54 dân tộc sinh sống. Ngoài dân tộc Việt (kinh) chiếm trên 80% dân số, sống chủ yếu ở đồng bằng và trung du, 53 dân tộc người thiểu số sống chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Ở phía Bắc và Tây Bắc, có người Thái, Tày, Nùng, Mông, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Lô lô… , ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có các dân tộc Thái, Mường..., ở Tây Nguyên có người Ba-Na, Xơ-Đăng, Gia-Va… ở Tây Nam Bộ có người Khơ-Me. Số lượng của mỗi tộc nguời cũng rất khác nhau. Các dân tộc Mường, Thái, Tày… có số dân trên dưới một triệu, ví dụ: Dân tộc mường có 1.137.515 người; Thái: 1.328.725; Tày: 1.477.514. Trong khi các dân tộc khác có tộc người chỉ khoảng hơn 300 người như Brâu, Ơ Đu và Rơ- Mum.
Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:
- Nhóm Việt- Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày- Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự. Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Mụn- Khơ me cú 21 dân tộc là: BaNa, Brâu,Bru- Vân kiều, Chơ ro, Co, Cơ ho, Cơtu, Giộ_triờng, Hrờ, Kháng, Khme, Khomu, Mạ, Mảng, M’nông, Ôđu, Rơ măn, Tà ôi, Xinh mun,Xơ đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông- Dao có 3 dân tộc: Dao, Mông, Pà Thẻn.
- Nhóm Kađai có 4 dân tộc: Cờ lao, La chí, Laha, Pu péo.
- Nhóm Nam- Đảo có 5 nhóm dân tộc: Chăm, Churu, Êđê, Gia-rai, Ragrai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
- Nhóm tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà nhì, Lahủ, Lôlơ, Phù Lá, Sila.
Dân tộc Việt Nam là chủ thể sáng tạo văn hoá. 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam thể hiện những bản sắc văn hóa đặc sắc, hội tụ nhiều yếu tố bản địa và khu vực. Văn hoá của người Thái có vẻ đẹp tinh tế mang tính hoà hợp với thiên nhiên; Văn hoá người H’mông_Dao có nét khoẻ khoắn mang tính chế ngự thiên nhiên; Văn hoá người Khơ me_Nam bộ hài hoà và bí ẩn trong lớp vỏ của phật giáo; Văn hóa người Kinh ở đồng bằng và trung du có sự đa dạng nhờ vào đặc tính linh động và ưa tiếp thu cái mới…
Mỗi dân tộc có số lượng cư dân, có tiếng nói, văn hoá khác nhau, đặc trưng riêng cho từng dân tộc mình. Song do các dân tộc sống xen kẽ nhau, nên một dân tộc còn biết tiếng, tập tuc của các dân tộc có quan hệ hàng ngày. Và dù sống xen kẽ với nhau,giao lưu văn hoá với nhau nhưng các dân tộc vẫn giữ được nét riêng văn hoá của dân tộc mình. Sự đa dạng văn hóa của các dân tộc được thống nhất trong quy luật chung_quy luật phát triển đi lên của đất nước.
Sự đa dạng văn hoá
Nền văn học Việt Nam là nền văn hóa mở phong phú và đa dạng. Do địa lí vị trí và sự đa dạng sinh học cũng như quá trình lịch sử mà hình thành nền văn hóa Việt Nam đa dang và giàu bản sắc như ngày nay. Sự đa dạng này của văn hóa Việt Nam dựa trên cơ tần của văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ, văn hóa phương Tây, dựa trên sự đa dạng về không gian văn hóa và sự đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Đa dạng là giao lưu tiếp biến văn hóa.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa. Giao lưu vừa là kết quả trao đổi vừa là chính bản thân sự trao đổi.
Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lí tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nôi sinh và yếu tố ngoai sinh. Trong quá trình này người Việt Nam không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp cho tộc người mình.
Từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á- Một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Đây là sự giao lưu rất dài trong nhiều thời kỳ lịch sử của Việt Nam. Cho đến nay không một nhà văn hóa học nào có thể phủ nhận ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung hoa đối với văn hóa Việt Nam. Quá trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức.
Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện của mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động phát triển đa dang của văn hóa Việt Nam qua diễn tính lịch sử. Người Việt đã tạo ra khá nhiều thành tựu trong quá trình giao lưu văn hóa này.
Ví dụ: Văn học nghệ thuật, các thể loại thơ, phong tục tập quán, cách ăn mặc…
Khác với Trung Hoa có đường biên giới với Việt Nam, Ấn Độ không trực tiếp giáp với Việt Nam nhưng văn hóa Ấn Độ lại có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam trên nhiều bình diện văn hóa Ấn Độ “thẩm thấu” vào văn hóa Việt Nam bằng nhiều thách thức và liên tục. Điều này không chỉ thể hiện qua các nền văn hóa trước đây như: Óc eo, Chăm Pa mà hiện nay nó còn thể hiện rõ rệt trong văn hóa của một số vùng, một số dân tộc Việt Nam như: Chăm, Chân …
Đặc biệt quá trình iao lưu và tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây theo lối sản xuất công nghiệp.
Sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam ngoài việc do giao lưu tiếp biến chọn lọc từ các nền văn hóa khác trên thế giới trước hết phải kể đến sự đa dạng của các yếu tố nội sinh trong nó: Văn hóa vùng, văn hóa vùng là một thực thể văn hóa, hình thành tồn tại trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách thức sản xuất về ăn, mặc, ở, đi lại; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng, tín ngưỡng. Phong tục và lễ hội, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, các sắc thái tâm lí của cư dân… Những đặc trưng văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển văn hóa xã hội và có quan hệ giao lưu mật theiét.
Trên cơ sở những quan niệm đó có thể phân vùng văn hóa ở Việt Nam thành 7 vùng văn hóa lớn:
- Vùng văn hóa Tây Bắc.
- Vùng văn hóa Việt Bắc.
- Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
- Vùng văn hóa Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa Nam Bộ.
Mỗi vùng đều có đặc trưng văn hóa khác nhau in đậm dấu ấn của điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành tồn tại của mình.
Theo thống kê thành phần dân tộc, nước ta có 54 dân tộc người (dân tộc). Như vậy, ta cũng sẽ có ngần ấy sắc thái văn hoá khác nhau. Có những tộc người mà nền văn hoá của họ còn bảo lưu khá rõ và thành các hệ thống sắc thái đặc trưng, như văn hoá Thái, Mường, Việt, Hmông, Dao, Chăm, Ê đê, Giarai,Bana… Không ít dân tộc đã bị đồng hoá, còn bảo lưu rất mờ nhạt các sắc thái tộc người như các tộc Thổ, Ơ đu, Ngái, Sán dùi, Sán chay…Sự khác biệt và đa dạng của văn hoá các tộc người thể hiện qua văn hoá ăn, mặc, ở, các nghi lễ, phong tục, văn học truyền miệng, sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật… Sau đây là một vài nét đặc trưng văn hoá của một số tộc người tiêu biểu.
a.Tộc người Tày Nùng
Người Tày Nùng có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sống hầu hết ở vùng Tây Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang… và có một số những nét đặc trưng là:
- Truyền thống ăn uống: Lương thực thực phẩm chính là sản phẩm từ môi trường sinh thái: Thung lũng, ruộng lúa, sông suối, rừng. Lương thực thực phẩm chủ yếu là gạo, cá, tôm, rau quả, thịt. Do sống ở vùng lạnh, lại ảnh hưởng từ Trung Quốc, nên người Tày- Nùng ăn thịt nhiều hơn, cách chế biến sử dụng nhiều mỡ, thịt để rán, xào. Các món ăn nổi tiếng: Thịt lợn quay, vịt quay ( dùng lá, quả cây mắc mật để chế biến ), món rau khổ nhục, chân giò nhồi, gà tần, thịt dê các loại… Ngoài ra còn có các món đơn giản khác như: Cơm, xôi, các loại rau, hoa quả: Táo, lê, trám, mận…
- Văn hoá mặc: Phụ nữ Tày mặc trang phục kín đáo, chỉ để hở khuôn mặt và hai bàn tay. Y phục tuyền một màu chàm sậm hay tím hồng, ít trang trí hoa văn trên khăn, váy áo. Trang sức: vòng cổ, vòng tay, xà tích… bằng bạc, đi cùng khăn đội đầu, thắt lưng. Chất liệu vải đều là vải bông, nhuộm chàm, nhưng hoa văn trang trí, cách may giữa các nhóm Nùng có nét khác biệt. So với người Tày, người Nùng ưa mặc bền hơn.
- Nhà ở: Nhà sàn là đặc trưng cho nhà cửa của người Tày- Nùng, ngoài ra còn có nhà đất và nhà nửa sàn đất: Để nhốt trâu bò, lợn gà; Tầng sàn là nơi ngủ , sinh hoạt của gia đình, là nơi đặt bếp lửa và bàn thờ là nơi linh thiêng; Tầng gác: Nơi chứa đồ vật, nhất là các loại nông phẩm. Kết cấu nhà sàn tạo nên hệ chụi lực khá hoàn hảo, sử dụng các nguyên liệu sẵn có như: Gỗ, tre, đất đá.
- Tín ngưỡng phong tục và lễ hội.
Tín ngưỡng dân gian: Thờ phụng tổ tiên, thờ bà mụ, thờ Phật Bà Quan Âm, Táo quân, thờ thần,nhiều làng thờ Thành Hoàng làng, thờ Phật ở trên các đèo có nhiều người qua lại. Đặc biệt ở bản làng có các thầy cúng: Mo,Then,Tào…thực hành nghi lễ chủ yếu. Các nghi lễ, lễ hội chính: Tết nguyên đán, lễ lồng tồng (lễ hội xuống đồng); Tết Thanh minh, Đoan ngọ, lễ cúng thần ruồng, cúng vong linh thần chết 14/7…Một số nghi lễ đặc trưng: Nghi lễ sinh đẻ Mẻ Bióc, tục hát quan lang trong đám cưới, lễ mừng thọ cho người trên 50 tuổi, làm tục nối số mong người già mạnh khoẻ, sống lâu, các nghi thức tang lễ: Bắn sung báo tang, lễ nhập quan, lễ mời thầy Tào dẫn hồn chết lên trời.
Văn hoá nghệ thuật: Văn học dân gian phong phú,nhiều thẻ loại: Tự sự dân gian, thơ ca dân gian, truyện dân gian…Gốc là văn học truyền miệng, sau này phát triển thành văn học viết, phát triển mang tính chuyên nghiệp.
Nghệ thuật dân gian: Nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc nhà sàn, trang trí thổ cẩm, nghệ thuật cắt giấy,vẽ tranh thờ,nghệ thuật dẫn xướng dân gian: Mo,Then, Tào, dựt hát trong đám cưới, đám tang, lễ hội, nghệ thuật múa cổ truyền thống của người Tày - Nùng chủ yếu là múa nghi lễ: Múa Then, múa thày Tào trong tang lễ.
b. Văn hóa Mường:
Người Mường là một trong số ít dân tộc có lịch sử lâu đời, lại có cùng nguồn gốc đặc biệt với người Việt.
Về văn hóa Mường, trước hết phải kể tới ngôn ngữ. Hơn 20 chiến tranh nghiên cứu đã xác định phạm vi tiếng Mường và quan hệ của nó với các nhóm địa phương, xác định vị trí tiếng Mường trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, vấn đề ngôn ngữ tiền Việt - Mường. Sau đó là văn hóa dân gian gồm: Truyện cổ tích, huyền thoại, truyền thuyết, truyện thơ, đặc biệt là hình thức mo, trong đó mo “Đẻ đất đẻ nước”của dân tộc Mường ở Hòa Bình và dân tộc Mường ở Thanh Hóa có hàng vạn câu bằng tiếng Mường dịch ra tiếng Việt.
- Văn hóa ăn: bữa ăn của người Mường dùng nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị mạnh: Đắng, chát, chua, cay… người Mường ưa các món ăn có vị đắng: Màng đắng, đọt đu đủ, mật cá, ruột non bò, lợn, ruột cá còn mật… các món chua cũng chiếm tỷ lệ lớn. Trong bữa ăn, ít khi thiếu đĩa muối xả, giống món cháo của người Thái, nước chấm của người Việt.
- Văn hóa mặc: Nữ phục Mường luôn phô ra sắc thái dân tộc độc đáo, với váy bó sát thân, cạp hoa phô trước ngực, áo cánh lửng, thắt lưng xanh, khăn đội đầu, kiềng bạc lóng lánh,… nữ phục Mường không diêm dúa như của người Thái, không quá kín như người Tày- Nùng, không phong phú màu sắc như người H’mông, Dao…
- Văn hóa ở: Người Mường sống trong nhà sàn giản dị bằng gỗ, tre, nứa, lá,…không gian phân thành bên trong và bên ngoài, bên trên và bên dưới, bên ngoài (Pèn, ngoay) gần cửa chính là nơi sinh hoạt của nam giới, tiếp khách, đặt bàn thở, bếp nấu nước, nơi ngủ. Bên trong là nơi nấu nướng, dành cho phụ nữ. Bếp lửa dù bên trong hay bên ngoài đều là nơi linh thiêng, không mấy khi tắt lửa, là trung tâm sinh hoạt của gia đình.
- Văn hóa tinh thần phong phú: Thờ cúng tổ tiên với hình thức thờ rẹng (bàn thờ nhỏ) chỉ được thờ ở nhà con trưởng và chuối là vật cúng không thể thiếu. Các xóm làng phần lớn có đình và chùa. Đình thờ Thành Hoàng làng, chùa thờ Phật (bụt), nhưng không có sư sãi, chỉ có ông từ lo cúng lễ. Xã hội Mường cổ có những người hành nghề tín ngưỡng, đó là bộ mo, hành lễ trong các đám ma, bộ Klương: Cúng ngoài đám tang, pạ mả, hình thức sa man giáo chuyên chữa bệnh cho trẻ con.Tang lễ Mường là một phần qúa trình quan trọng phức tạp kéo dài, nếu đầy đủ tới 12 đêm. Bộ mo dùng uy lực để trấn áp ma - Ke lễ đạp ma. Sau đó thuyết phục ma, linh hồn của người chết từ cõi sống về cõi chết bằng những lời trong mo “Đẻ đất đẻ nước”,… kết hợp các hình thức diễn xướng.
Người Mường có nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, độc đáo. Ngoài ra người Mường sáng tạo và lưu truyền vốn ca dao dân ca cũng không kém phần độc đáo, như hình thức sắc bùa, thường, bọ meng, hát ví, hát dún… gắn với các sinh hoạt văn hóa, trong đó có các yếu tố ngôn từ kết hợp với các hình thức diễn xướng và tạo hình. người Mường sáng tạo và lưu truyền nhiều loại nhạc cụ. Hiện ở nước ta chỉ còn người Mường và một số dân tộc Tây Nguyên còn sử dụng tương đối hoàn chỉnh bộ cồng chêng trong tín ngưỡng và sinh hoạt: ma chay, cưới xin, hội hè, săn bắn tập thể…
Trên đây là một vài nét về đặc trưng văn hóa của một số dân tộc tiêu biểu ở Việt Nam. Qua đây giúp chúng ta hình dung về những nét truyền thống, đặc trưng, phong phú, đa dạng của văn hóa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
CHƯƠNG II: VĂN HÓA SẢN XUẤT
I. Nông nghiệp, đánh cá, chăn nuôi
Nông nghiệp và thực vật tự sinh.
Sản xuất lúa gạo
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân Việt Nam. Lúa gạo chiếm ưu thế lớn trong nông nghiệp thể hiện qua diện tích rộng lớn các ruộng lúa nước so với tổng diện tích đất khai khẩn. Văn hoá sản xuất của người Việt Nam là văn hoá sản xuất lúa nước. Văn hoá sản xuất, nhất là văn hoá sản xuất lúa nước chụi tác động nhiều từ kinh tế tiểu nông, cơ cấu xã hội làng xóm, tính chất xã hội cộng đồng công xã và cơ cấu tâm lý dân tộc là cơ cấu kinh tế tiểu nông: Hạn hẹp, chủ tình, ưa dung hoà, làm ăn nhỏ, biện pháp nửa vời. Những nét văn hoá này ảnh hưởng đến cách sử dụng ruộng đất. ở miền Bắc phổ biến với việc chia nhỏ ruộng đất, tương ứng với chia nhỏ quyền sở hữu. Còn ở miền Nam do tâm tình thoáng hơn nên số người lĩnh canh nhiều hơn, nhất là người đi ở và người làm công nhật không có mảnh ruộng riêng nào.
Phương thức canh tác ở các miền cũng khác nhau do ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu, địa hình khác nhau. ở miền Bắc và miền Trung, trồng trọt theo lối thâm canh và xen canh, còn ở miền Nam chỉ có một vụ thu hoạch lúa, ruộng đất không được sử dụng trong mùa khô.
b. Cây lương thực và cây công nghiệp
Người Việt Nam, ngoài trồng lúa gạo, còn sản xuất những cây lương thực khác, trong đó quan trọng nhẩt là ngô, khoai, sắn, đậu. Mía đường đựơc trồng nhiều ở miền Nam, miền Trung. Ngoài ra còn một số vùng ở châu thổ miền Bắc trồng thuốc lá. Cau và dừa có nhiều ở miền Nam. Trong các thứ cây lấy sợi có cói, gai, và cây bông được trồng rộng rãi.
c. Thực vật tự sinh - lâm sản
Lâm sản ở Việt Nam vẫn có tầm quan trọng lớn trong kinh tế. Tuy khí hậu và địa hình từng miền cũng như nhu cầu lâm sản khác nhau mà các loại cây được khai thác khác nhau. Ở miền Bắc, các loại cây được khai thác nhiều nhất là muồng, bồ đề, giẻ… Các rừng phía Bắc miền Trung thường có gỗ lim và quế. Trên các cao nguyên miền Trung và miền Nam, có rừng thông tuyệt đẹp. Các rừng miền Nam chỉ cung cấp ít gỗ quý, có những gỗ quý để làm nhà và làm đồ mộc: Sao, cẩm, lai trắc, cẩm xe, cà chất… Hơn nữa, rừng Việt Nam còn có những sản vật thứ yếu mhư tre, mây, dây leo, cùi, lá cọ… Chiếm vị trí đáng kể trong việc xây dựng và trang bị nhà cửa của người Việt Nam.
d. Thuỷ Lợi
Hoạt động sản xuất nông nghiệp chiụ ảnh hưởng nhiều thiên tai, dịch bệnh, lụt lội, hạn hán tàn phá mùa màng. Ở miền Nam, hệ thống kênh mương lớn được đào vét tạo thành một hệ thống kênh rạch chằng chịt đảm bảo cho tưới tiêu. Ở miền Bắc công trình thuỷ nông phức tạp hơn nhiều. Dân cư miền Bắc đã kiềm chế nước các dòng sông bằng bằng một hệ thống đê điều lớn chẳng những ở hai bên bờ sông, mà còn ven những dòng nước ngoằn nghèo nối liền các sông nhánh đó với nhau. Các công trình củng cố và nắn lai đê điều thường xuyên được thực hiện, lụt lội ít xảy ra hơn, và vì thế đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
2. Đánh cá, Chăn nuôi
a. Đánh cá
Có vai trò lớn trong bữa ăn của ngưòi Việt Nam và hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Đánh cá biển: Hải sản của Việt Nam có sản lượng không nhiều nhưng đa dạng. Biển Việt Nam có nhiều giống cá( trong đó có 250 đến 300 giống cá ăn được) cùng rất nhiều loại tôm, cua, loài thân mềm. Tuy nhiên, ngư dân Việt ít có khả năng đi biển và họ biết tổ chức nghiêm chỉnh việc đánh cá biển biển cũng như đi biển xa. Phương tiện tàu thuyền nhỏ, nặng nề, không chắc chắn thô sơ. Dân chài chỉ làm việc ngoài biển lúc đẹp trời, nếu biển động thì lánh vào các nhánh sông hay kênh rạch.
- Đánh cá nước ngọt: Được thực hiện ở nhiều sông hồ, đầm ao, và ruộng của các vùng châu thổ. Ở miền Bắc, phổ biến các làng chài nổi sống dựa vào nghề chài cá. Ở miền Trung do sông ngòi ngắn với nhiều gềnh thác nước chảy xiết và không dễ đi lại nên đánh cá sông ít hơn, chỉ thực hiện với quy mô lớn ở các cửa sông. Ở miền Nam, nhờ có nhiều sông ngòi và kenh rạch nên đánh cá sông rất phát triển. Dân chài Việt Nam có những dụng cụ phong phú và đa dạng như: Cần câu tay, cần câu nước sâu, lưới di động, lưới quăng, vó…
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi chưa chiếm vị trí xứng đáng trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Ở những vùng sông nước, gia cầm chủ yếu được thả tự do, ăn những thứ chúng tự kiếm được. Lợn, trâu, bò được chăn thả nhiều nhưng không có phương pháp, chuồng trại chật hẹp, đồng cỏ nhỏ bé. Ngoài ra Việt Namcòn nuôi ngựa, cừu, thỏ, nhưng chỉ với lượng ít ỏi.
II. Công nghiệp, vận tải, thương nghiệp
1. Công nghiệp
Công nghiệp truyền thống: Do đặc thù tâm lý tiểu nông hạn hẹp, làm ăn nhỏ, biện pháp nửa vời nên công nghiệp truyền thống mang tính tự cung, tự cấplà chủ yếu. Hầu như trong mỗi làng nghề, nhất là ở miền Bắc và phía Bắc miền Trung đều có những thợ thủ công chế tạo những vật liệu cần thiết cho canh tác và đồ đạc trong nhà. Các nghề công nghiệp truyền thống bao gồm: Các nghề làm thực phẩm, xay lúa gạo,làm bánh, bột ngũ cốc, đậu phụ…;Công nghiệp dệt, đằc biệt là dệt bông, hàng len, hàng thêu, lưới đánh cá, võng, dây thừng…; Thủ công mỹ nghệ, đan lát mây tre, khẩm vàng bạc; Công nghiệp chế biến gỗ, đồ sơn mài, công nghiệp đồ gốm…
Công nghiệp hiện đại: Các ngành công nghiệp hiện đại như khai mỏ, dệt, công nghiệp chế biến ngày càng phát triển và có tiềm năng rất to lớn.
2. Các phương tiện vận chuyển
Hiện nay, Việt Nam có đủ mọi loại hình vận chuyển: Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không. Nhưng hệ thống giao thông vận tải còn yếu kém. Các loại hình giao thông vận tải lớn là:
- Đường bộ: Đường xá không nhiều và bảo dưỡng kém. Chủ yếu ngưòi Việt dùng các con đê chạy ngang các dòng sông. Bản thân đưòng cái quan giữa miền Bắc và miền Nam vẫn chỉ là một lối mòn bị giãn đoạn bởi rất nhiều phà qua sông và các dãy núi cồn cát hoặc bãi biển hoặc bị rừng lấn. Ngày xưa các phương thức vận chuyển ít và cực kì chậm, xe bò và ngựa ít, chủ yếu là khiêng và gánh bằng sức người.
Phần lớn người Việt đi lại và vận chuyển bằng đường thuỷ.Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc nên người Việt cố gắng cải tạo các con sông để làm đường đi lại trong nội địa. Đối với việc đi lại bằng đường biển thì người Việt không mạo hiểm đi ra xa bờ. Giao thông giữa miền Bắc và miền Nam được thực hiện bằng cách men theo bờ biển qua các sông ngòi, kênh rạch, phà. Người Việt tránh hết sức ra biển, các phương tiện đi lai bằng đường thuỷ có bè mảng, thuyền tam bản, thuyền mành, thuyền tre hay gỗ.
- Đường sắt: Tuyến đướng sắt đầu tiên được thực dân xây dựng từ năm 1881-1885 với mục đích vận chuyển các nguyên vật liệu đến các cầu bốc hàng ở cảng biển. Đến nay, hệ thống đường sắt được trải dài từ Bắc vào Nam, chẽ ra ở nhiều tuyến tỉnh và xuyên qua biên giới. Việt Nam hiệ giờ có tất cả 2569km đường sắt và thường xuyên được tu bổ, sửa chữa.
3. Thương nghiệp
a. Nội thương
Một hình thức buôn bán rất phổ biến ở Việt Nam là thương nghiệp bán lẻ được thực hiện trong vô số chợ búa dựng ven đường hay bờ sông. Các chợ đó họp hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Ở chợ bán đầy đủ thể loại hàng hoá, từ thực phẩm đến đồ tiêu dùng, đến gia súc….Tuy nhiên, ngày xưa buôn bán gạo và ngô là ngành quan trọng nhất của nội thương
b. Ngoại thương
Nền ngoại thương Việt Nam tăng trưởng không ngừng từ năm 1937 đến nay. Tuy nhiên, Việt Nam có một nền kinh tế non trẻ, vẫn xuất khẩu những hàng hoá thô chưa chế biến như: gạo, ngô, cao su, hải sản, khoáng sản thô… Hàng nhập khẩu bao gồm những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và hàng đã chế biến.
Các đối tác thương mại chính của Việt Nam thời xưa là các nước Viễn Đông: Hồng Kông, Trung Hoa, Nhật Bản, Singapo, Quần đảo Nam Dương, Ấn Độ…
Tóm lại, nền sản xuất của Việt Nam từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp từ xưa đến nay mang đặc trưng văn hoá Việt Nam, chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt tới tâm lý dân tộc. Cho nên những hoạt động sản xuất này thấm đẫm một nền văn hoá Việt, tạo nên một đặc trưng văn hoá sản xuất Việt Nam.
III. So sánh văn hóa Trung Quốc với Việt Nam
* Sự giống nhau:
Dân cư Trung Quốc và dân cư Việt Nam có cùng chung một nguồn gốc đó là chủng Nam Á, có nhiều nét đặc trưng chung của người Nam. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Do biên giới của Việt Nam và Trung Quốc gần nhau nên sự di cư sang các vùng đất dễ dàng vì thế có chung một số tộc người.
Ngày nay Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia đa dân tộc
* Sự khác nhau:
Trung Quốc có 56 dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc, các dân tộc này đều có nét đặc trưng văn hóa khác nhau.
Ở Việt Nam, dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số các chủ thể cố kết, hòa hợp các dân tộc.
Ở Trung Quốc dân tộc Hán chiếm đa số và chủ thể cố kết các dân tộc.
- Sau khi phân tách thành hai nước, Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam nhiều lần và đô hộ Việt Nam trong vòng 1000 năm, nền văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhiều bởi văn hóa Hán.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (43).doc