PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, ghi nhận sự ra đời của hàng trăm trang mạng cả chính thống lẫn phiên bản. Báo điện tử đã thực sự chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong đời sống báo chí hiện đại. Xuất hiện một đội ngũ đông đảo các phóng viên, nhà báo mới đầy năng động, nhiệt huyết và thực sự chuyên nghiệp. Những cơ quan như Vietnamnet, VnExpress, Dantri, VnMedia, đã khẳng định được tầm vóc cũng như vị trí trong lòng bạn đọc. Cùng với sự “bùng nổ” của nó, đã kéo theo những sự cách tân táo bạo và mau lẹ về hệ thống thể tài, thể loại, từng bước định hình các cách thức xây dựng tác phẩm báo chí phù hợp với đặc thù của mình cũng như thói quen tiếp nhận của công chúng.
Phóng sự từ lâu đã được xác định là một trong những thể tài xung kích của báo chí. Trong nền báo chí hiện đại, nó chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp những thông tin kịp thời và có chiều sâu về các vấn đề của đời sống xã hội, thu hút lượng công chúng đông đảo dõi theo các vấn đề, sự kiện đó. Với tầm quan trọng như vậy, thể loại phóng sự luôn được các cơ quan báo chí – nhất là các tờ báo điện tử chú trọng.
Trong tiến trình phát triển của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, thể loại phóng sự ngày càng có những cách tân về mặt hình thức thể hiện, nhằm phục vụ tốt nhất việc truyền tải thông điệp tới bạn đọc. Những thay đổi mang tính cách mạng so với truyền thống đã mang đến một diện mạo mới, đặc trưng mới cho thể loại. Phóng sự báo điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành thể loại chủ lực.
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác nhận vị trí và vai trò quan trọng của Chapeau trong phóng sự. Ngày nay, viết Chapeau đã là một khâu cơ bản và được đầu tư kỹ lưỡng khi thực hiện các phóng sự. Chapeau trong phóng sự báo điện tử đã trở nên không thể thiếu, đóng vai trò vừa là “người đưa đường” vừa là “người giới thiệu, người cung cấp” thông điệp cho độc giả, quyết định hiệu quả của một tác phẩm phóng sự. Tuy vậy, việc định hình Chapeau cũng như thực tiễn sử dụng nó có sự khác nhau ở mỗi tờ báo. Điều này là cần thiết để tạo điểm nhấn, tạo “gu” cho mỗi tờ báo, nhưng cũng làm phức tạp thêm khi nghiên cứu tổng thể về thể loại phóng sự. Bên cạnh đó, mỗi tờ báo lại luôn có sự cách tân từng ngày trong cách viết, nên phóng sự nói chung-Chapeau nói riêng luôn có sự thay đổi mà không phải lúc nào lý luận cũng theo kịp. Việc tìm hiểu và đánh giá Chapeau cũng như chiều hướng phát triển của nó trở thành một vấn đề quan trọng và bổ ích về nghiệp vụ, và thực tế cũng đã có nhiều công trình, bài viết, ý kiến đề cập đến Chapeau. Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010” qua việc khảo sát các phóng sự của một tờ báo điện tử khá phổ cập ở Việt Nam, chúng tôi muốn mang đến một cách nhìn cụ thể về thể loại phóng sự hiện nay thông qua cách thức xây dựng Chapeau.
2. Lịch sử vấn đề
Phóng sự là một thể tài đã được nghiên cứu kĩ lưỡng và được trình bày trong rất nhiều công trình lớn nhỏ. Là một bộ phận quan trọng của phóng sự, Chapeau theo đó cũng đã được các học giả, nhà nghiên cứu và các nhà báo định hình về khái niệm cũng như cách thức vận dụng. Tuy nhiên, những lí luận đó phần lớn là trình bày về Chapeau phóng sự nói chung, mà phần lớn là đề cập đến phóng sự báo in. Với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, báo điện tử đã khẳng định được vị thế của loại hình truyền thông thông tin đắc lực và quan trọng nhất trong thời đại mới, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu là có ý nghĩa thiết thực.
Đến nay, những công trình nghiên cứu qui mô về phóng sự báo điện tử nói chung-Chapeau nói riêng-là chưa có, mà chỉ là những bài viết, trao đổi trên các diễn đàn, website chuyên ngành hoặc các website hướng dẫn nghiệp vụ. Tuy nhiên, xác định rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu loại hình báo điện tử, các Khoa báo chí tại các trường đại học trong cả nước đã có những đề tài cấp độ Niên luận, Khóa luận cho các sinh viên năm cuối. Tại Khoa báo chí-Truyền thông (ĐHKH Huế) trong khoảng một năm trở lại đây, các giảng viên đã cho sinh viên làm các đề tài nghiên cứu về đặc điểm thể loại trên báo điện tử, trong đó tập trung nhiều về phóng sự. Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu về Chapeau phóng sự báo điện tử vẫn còn rất hiếm.Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet năm 2010” là một đề tài khá mới mẻ và chuyên sâu về Chapeau. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi chủ yếu bám vào những sự hướng dẫn của các giảng viên tại Khoa Báo chí-Truyền thông, ĐHKH Huế và một số tài liệu thu thập được.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chapeau-một bộ phận của thể loại phóng sự trên báo điện tử. Do chỉ tập trung vào một bộ phận nên chúng tôi sẽ không dành thời gian nhiều cho phóng sự nói chung.
Việc nghiên cứu sẽ tiến hành thông qua khảo sát các phóng sự trên Vietnamnet trong năm 2010(phóng sự điều tra). Với đặc trưng nhanh nhạy của báo điện tử, con số các phóng sự xuất hiện trong khoảng thời gian đó là vô cùng lớn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận định dựa trên một cái nhìn tổng quan, xuyên suốt. Việc nghiên cứu chỉ tập trung vào một bộ phận, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đi từ những đặc trưng về thể loại của phóng sự, để có một cách nhìn nhận, đánh giá phù hợp trong mối liên hệ giữa Chapeau (bộ phận) với cái tổng thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên báo điện tử nên chúng tôi chủ yếu lấy nguồn và khai thác dữ liệu thông qua mạng internet. Việc khảo sát và thống kê số lượng gặp nhiều khó khăn bởi con số quá lớn và trên trang báo chỉ lưu giữ bài trong một khoảng thời gian ngắn.
Phân tích nhận diện đặc điểm, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra đặc điểm chung và tình hình phát triển của Chapeau trên Vietnamnet. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo Chapeau trên Dân trí, Vn Express, để lấy tư liệu đối chiếu.
Nghiên cứu cấu trúc Chapeau qua phương pháp phân tích cách tạo lập câu văn, xây dựng văn bản, liên kết câu, liên kết đoạn và nhiều góc độ khác trong ngữ pháp văn bản.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, kết cấu tiểu luận sẽ gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về Chapeau và Chapeau trong phóng sự.
Chương 2: Chapeau trong phóng sự báo Vietnamnet 2010
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, báo điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, ghi nhận sự ra đời của hàng trăm trang mạng cả chính thống lẫn phiên bản. Báo điện tử đã thực sự chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong đời sống báo chí hiện đại. Xuất hiện một đội ngũ đông đảo các phóng viên, nhà báo mới đầy năng động, nhiệt huyết và thực sự chuyên nghiệp. Những cơ quan như Vietnamnet, VnExpress, Dantri, VnMedia,…đã khẳng định được tầm vóc cũng như vị trí trong lòng bạn đọc. Cùng với sự “bùng nổ” của nó, đã kéo theo những sự cách tân táo bạo và mau lẹ về hệ thống thể tài, thể loại, từng bước định hình các cách thức xây dựng tác phẩm báo chí phù hợp với đặc thù của mình cũng như thói quen tiếp nhận của công chúng.
Phóng sự từ lâu đã được xác định là một trong những thể tài xung kích của báo chí. Trong nền báo chí hiện đại, nó chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp những thông tin kịp thời và có chiều sâu về các vấn đề của đời sống xã hội, thu hút lượng công chúng đông đảo dõi theo các vấn đề, sự kiện đó. Với tầm quan trọng như vậy, thể loại phóng sự luôn được các cơ quan báo chí – nhất là các tờ báo điện tử chú trọng.
Trong tiến trình phát triển của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, thể loại phóng sự ngày càng có những cách tân về mặt hình thức thể hiện, nhằm phục vụ tốt nhất việc truyền tải thông điệp tới bạn đọc. Những thay đổi mang tính cách mạng so với truyền thống đã mang đến một diện mạo mới, đặc trưng mới cho thể loại. Phóng sự báo điện tử đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành thể loại chủ lực.
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác nhận vị trí và vai trò quan trọng của Chapeau trong phóng sự. Ngày nay, viết Chapeau đã là một khâu cơ bản và được đầu tư kỹ lưỡng khi thực hiện các phóng sự. Chapeau trong phóng sự báo điện tử đã trở nên không thể thiếu, đóng vai trò vừa là “người đưa đường” vừa là “người giới thiệu, người cung cấp” thông điệp cho độc giả, quyết định hiệu quả của một tác phẩm phóng sự. Tuy vậy, việc định hình Chapeau cũng như thực tiễn sử dụng nó có sự khác nhau ở mỗi tờ báo. Điều này là cần thiết để tạo điểm nhấn, tạo “gu” cho mỗi tờ báo, nhưng cũng làm phức tạp thêm khi nghiên cứu tổng thể về thể loại phóng sự. Bên cạnh đó, mỗi tờ báo lại luôn có sự cách tân từng ngày trong cách viết, nên phóng sự nói chung-Chapeau nói riêng luôn có sự thay đổi mà không phải lúc nào lý luận cũng theo kịp. Việc tìm hiểu và đánh giá Chapeau cũng như chiều hướng phát triển của nó trở thành một vấn đề quan trọng và bổ ích về nghiệp vụ, và thực tế cũng đã có nhiều công trình, bài viết, ý kiến đề cập đến Chapeau. Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010” qua việc khảo sát các phóng sự của một tờ báo điện tử khá phổ cập ở Việt Nam, chúng tôi muốn mang đến một cách nhìn cụ thể về thể loại phóng sự hiện nay thông qua cách thức xây dựng Chapeau.
2. Lịch sử vấn đề
Phóng sự là một thể tài đã được nghiên cứu kĩ lưỡng và được trình bày trong rất nhiều công trình lớn nhỏ. Là một bộ phận quan trọng của phóng sự, Chapeau theo đó cũng đã được các học giả, nhà nghiên cứu và các nhà báo định hình về khái niệm cũng như cách thức vận dụng. Tuy nhiên, những lí luận đó phần lớn là trình bày về Chapeau phóng sự nói chung, mà phần lớn là đề cập đến phóng sự báo in. Với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, báo điện tử đã khẳng định được vị thế của loại hình truyền thông thông tin đắc lực và quan trọng nhất trong thời đại mới, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu là có ý nghĩa thiết thực.
Đến nay, những công trình nghiên cứu qui mô về phóng sự báo điện tử nói chung-Chapeau nói riêng-là chưa có, mà chỉ là những bài viết, trao đổi trên các diễn đàn, website chuyên ngành hoặc các website hướng dẫn nghiệp vụ. Tuy nhiên, xác định rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu loại hình báo điện tử, các Khoa báo chí tại các trường đại học trong cả nước đã có những đề tài cấp độ Niên luận, Khóa luận cho các sinh viên năm cuối. Tại Khoa báo chí-Truyền thông (ĐHKH Huế) trong khoảng một năm trở lại đây, các giảng viên đã cho sinh viên làm các đề tài nghiên cứu về đặc điểm thể loại trên báo điện tử, trong đó tập trung nhiều về phóng sự. Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu về Chapeau phóng sự báo điện tử vẫn còn rất hiếm.Tiểu luận “Đặc điểm Chapeau trong phóng sự Vietnamnet năm 2010” là một đề tài khá mới mẻ và chuyên sâu về Chapeau. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi chủ yếu bám vào những sự hướng dẫn của các giảng viên tại Khoa Báo chí-Truyền thông, ĐHKH Huế và một số tài liệu thu thập được.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chapeau-một bộ phận của thể loại phóng sự trên báo điện tử. Do chỉ tập trung vào một bộ phận nên chúng tôi sẽ không dành thời gian nhiều cho phóng sự nói chung.
Việc nghiên cứu sẽ tiến hành thông qua khảo sát các phóng sự trên Vietnamnet trong năm 2010(phóng sự điều tra). Với đặc trưng nhanh nhạy của báo điện tử, con số các phóng sự xuất hiện trong khoảng thời gian đó là vô cùng lớn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận định dựa trên một cái nhìn tổng quan, xuyên suốt. Việc nghiên cứu chỉ tập trung vào một bộ phận, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đi từ những đặc trưng về thể loại của phóng sự, để có một cách nhìn nhận, đánh giá phù hợp trong mối liên hệ giữa Chapeau (bộ phận) với cái tổng thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên báo điện tử nên chúng tôi chủ yếu lấy nguồn và khai thác dữ liệu thông qua mạng internet. Việc khảo sát và thống kê số lượng gặp nhiều khó khăn bởi con số quá lớn và trên trang báo chỉ lưu giữ bài trong một khoảng thời gian ngắn.
Phân tích nhận diện đặc điểm, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra đặc điểm chung và tình hình phát triển của Chapeau trên Vietnamnet. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo Chapeau trên Dân trí, Vn Express,… để lấy tư liệu đối chiếu.
Nghiên cứu cấu trúc Chapeau qua phương pháp phân tích cách tạo lập câu văn, xây dựng văn bản, liên kết câu, liên kết đoạn và nhiều góc độ khác trong ngữ pháp văn bản.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, kết cấu tiểu luận sẽ gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về Chapeau và Chapeau trong phóng sự.
Chương 2: Chapeau trong phóng sự báo Vietnamnet 2010
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHAPEAU VÀ CHAPEAU TRONG PHÓNG SỰ
1.1Chapeau
1.1.1. Khái niệm
Chapeau (Tiếng Pháp) nghĩa là cái mũ, được sử dụng trong báo chí là đoạn văn mở đầu cho bài báo có trách nhiệm giới thiệu tóm tắt nội dung cho toàn bài. Trong các công trình nghiên cứu nghiệp vụ, Chapeau đang có nhiều cách định nghĩa, sự khác nhau đó chủ yếu dựa vào cách nhìn nhận chức năng của nó. Loic Hervouet, Tổng giám đốc Đại học báo chí Lille khi giải thích khái niệm Chapeau đã khẳng định nó phải “Giúp đỡ người đọc. Xác định rõ chủ đề và góc độ. Cung cấp các thông tin chính. Gợi ý về dàn bài. Làm cho độc giả muốn đọc.”
Nhiều người sử dụng cách nói hình ảnh để gọi tên và xác định vai trò và vị trí của Chapeau bằng cụm từ “Chiếc mũ không che khuất bài báo”. Theo đó, Chapeau sẽ làm bài báo nổi bật lên, có sức hấp dẫn riêng thu hút, mời mọc bạn đọc. Chapeau của một tác phẩm báo điện tử càng hết sức quan trọng, khi mà “chỉ với một cái nhấp chuột”, người đọc sẽ bỏ qua bài báo, trang báo để đến với tác phẩm khác hấp dẫn hơn. Do đó, viết Chapeau là khâu hết sức cơ bản, nhất là đối với một bài phóng sự-vốn có dung lượng lớn, hình thức tương đối “cồng kềnh”. Với mỗi “gu” riêng của cơ quan báo chí, sẽ có cách thể hiện riêng, và với mỗi phóng viên, mỗi nhà báo sẽ có thói quen, phong cách riêng nên Chapeau là một “khái niệm mở” và thực tiễn nhiều tác giả (báo điện tử) đã không quan tâm nhiều đến những ràng buộc lí luận nhưng vẫn có những cách viết Chapeau vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
Với nhiều thuật ngữ cách gọi khác nhau, Chapeau có khi còn được nói đến với những từ như “người dẫn đường”, “người giới thiệu”, “mào đầu”,… tựu trung có thể hiểu “Chapeau là câu văn hoặc đoạn văn ngắn mở đầu một tác phẩm báo chí, nằm độc lập và có vai trò giới thiệu, cung cấp cái nhìn tổng quan về những thông điệp của tác phẩm đó”.
1.1.2. Đặc điểm, chức năng.
Chapeau là một hoặc vài câu văn(đoạn văn ngắn) mở đầu tác phẩm báo chí. Vẫn còn những nhập nhằng trong cách hiểu và sử dụng Chapeau, Lời mào đầu, Lead hay Lời tòa soạn trong đời sống báo chí hiện nay. Trong học phần Báo điện tử ở các khoa báo chí cũng như nhiều tài liệu công trình nghiên cứu đã khu biệt các khía niệm trên, nhưng việc nắm rõ là khá khó khăn nên thường xảy ra sự nhầm lẫn của một vài khái niệm.
Để nhấn mạnh và làm rõ hơn khái niệm Chapeau, thì chúng ta có thể nhìn vào những đặc điểm, đặc trưng của nó. Về mặt hình thức, Chapeau có thể dài hơn Lead nhưng phần lớn là ngắn gọn hơn Lời toàn soạn. Chapeau là bộ phận độc lập, được kết thúc bằng một dấu chấm câu và sau đó ngắt xuống dòng; các câu văn trong Chapeau ở mọi tác phẩm dường như là không được sử dụng trong bài(trong khi đó, Lead chủ yếu là trích dẫn một câu trong bài).
Chapeau có chức năng vừa “giới thiêu” vừa “cung cấp” nội dung thông điệp bài báo, đó là 2 chức năng quan trọng và cơ bản nhất.
Vì là “người giới thiệu” nên Chapeau phải hấp dẫn, lôi cuốn, có tính mời mọc khơi gợi độc giả. Muốn thế phải biết lựa chọn từ ngữ, cấu tứ, bố cục, cách diễn đạt hiệu quả nhất. Trong xu thế Chapeau ngày càng “co lại” về hình thức, thì việc lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt lại phải sao cho vừa hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cũng phải cô đọng.
Vì là “người cung cấp” thông tin nên Chapeau cũng phải đảm bảo chuyển tải đến người đọc những nội dung cơ bản nhất của bài báo(5W+H). Đưa những thông tin cơ bản nhất “đập vào mắt người đọc”. Có vai trò như một hướng dẫn viên, Chapeau vừa phải giải thích và hoàn thiện tít, đồng thời cũng vừa cung cấp cho độc giả có được cái nhìn tổng quan về bài báo.
Hai chức năng trên phải được bố trí hài hòa và phải thể hiện rõ được trên nhiều nhất là vài ba câu văn của Chapeau.
Chapeau phải xác định rõ chủ đề của bài báo, định hình rõ nội dung thông tin và góc độ phản ánh. Trong thời đại bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng muốn nắm bắt được nhiều thông tin trong thời gian ngắn nhất nên không có và không muốn mất thời gian để tìm hiểu chủ đề, nội dung bài báo nữa. Nếu được lựa chọn, họ sẽ đọc những bài báo mà phần mào đầu đã định hình rõ ràng nội dung, góc độ phản ánh và chủ đề tác phẩm. Đồng thời Chapeau nhất thiết phải thông báo, chứng minh với người đọc tính thời sự của bài báo, có thể biểu hiện qua một sự kiện nóng hổi, một con số, hay nhận định về tình hình ở thì hiện tại. Chapeau luôn xuất hiện những từ như “đang”, “vừa mới”, “cách đây ít phút”, “sắp”, “sẽ”,… để biểu đạt sự nóng hổi của vấn đề. Các phóng sự có thể không có tính thời sự như tin hay phản ánh, nhưng đều là những đề tài có sự quan tâm lớn nên Chapeau cần thiết lập được mối liên hệ giữa bối cảnh câu chuyện với hiện tại tiếp nhận của công chúng: “chuyện tưởng chừng như…nhưng giờ đây nó vẫn còn..”, “cho tới hôm nay”,..
1.1.3. Phân loại
Dựa vào đặc trưng của Chapeau chúng ta có thể phân thành hai loại chính. Thứ nhất, đó là Chapeau khơi gợi dẫn dắt là chủ yếu. Loại Chapeau này sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt để làm sao có thể lôi cuốn mạnh nhất người đọc, có thể đánh vào sự hiếu kỳ, sự bức bối, háo hức hoặc khó chịu mà “bắt” người đọc phải theo dõi phần tiếp theo. Có thể tham khảo một ví dụ: “Nghe tiếng khỉ kêu, vượn hú vọng ra từ những căn nhà sang trọng, nhiều người ngơ ngác, chẳng biết thực hư”.(Phóng sự “Khỉ kêu vượn hú trong nhà đại gia”, Vietnamnet ngày 30/12/2010). Đọc đoạn Chapeau này, người đọc dường như ai cũng muồn đọc ngay phần tiếp theo để biết rõ câu chuyện mà bài báo đang nói đến.
Thứ hai đó là loại Chapeau –thông tin, loại này trả lởi một cách đầy đủ nhất có thể các câu hỏi 5W+H, hé lộ góc độ hản ảnh của bài báo. Chính vì thế, loại này giản dị, trung tính và khá nghiêm túc. Ví dụ: “Mọi người chen lấn, đè lên nhau khiến con ngất xỉu. Tỉnh dậy, con thấy chị gái nằm bất động cách đó không xa. Mũi chị bị giẫm đến dập nát và con sờ không thấy thở nữa, chị ấy chết rồi…”. Ghi nhận của PV Thái Phương, báo VietNamNet tại hiện trường thảm họa giẫm đạp khiến hàng trăm người chết ở Campuchia”. (Phóng sự “Đêm kinh hoàng ở Phnom-Pênh”, Vietnamnet ngày 24/11/2010).
Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn Chapeau đều được viết trên nguyên tắc tích hợp hài hòa cả hai loại trên, nhằm thể hiện đầy đủ 2 chức năng của Chapeau, nên việc phân loại như trên chỉ mang tính tham khao chứ không phải là sự định hình cách viết hay phân chia các tác phẩm báo chí. Và tùy vào mục đích, nội dung bài báo và kinh nghiệm người viết mà trong mỗi dạng lại có nhiều cách thể hiện riêng. Chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề này trong phần sau.
1.2. Chapeau của phóng sự
1.2.1. Khái niệm Chapeau của phóng sự.
Từ những lí luận ở phần trên, có thể đưa ra khái niệm cho Chapeau phóng sự như sau: “Chapeau của phóng sự là đoạn văn ngắn độc lập mở đầu tác phẩm, được kết thúc bằng dấu chấm câu và ngắt xuống dòng, có chức năng giới thiệu tổng quan về nội dung, thông điệp đến với công chúng thông qua một cách thức xây dựng, trình bày ấn tượng và hiệu quả nhất”.
1.2.2. Đặc điểm Chapeau của phóng sự
Một đặc trưng về mặt thể loại của phóng sự đó là dung lượng lớn, khai thác thông tin sâu rộng và chuyển tải nhiều thông điệp. Do những đặc trưng này mà phóng sự nói chung-phóng sự báo điện tử nói riêng luôn có phần mào đầu. Chapeau của phóng sự càng phải thể hiện rõ chức năng mời đọc và cung cấp thông điệp cho độc giả, do đó không có gì gượng gạo khi khẳng định rút tít và viết Chapeau là khâu cơ bản trong quá trình xây dựng một tác phẩm phóng sự.
Chapeau của phóng sự nhất thiết phải giúp công chúng định hình được góc độ tiếp cận vấn đề của tác giả, nêu ngắn gọn và cung cấp nội dung chính cho người đọc “qua một cái liếc mắt”. Đối với báo điện tử, do những đặc thù của nó mà công chúng rất “ngại” đọc dài, chính vì thế để những bài phóng sự dài đến được với độc giả thì vai trò của Chapeau là tối quan trọng. Trong một dung lượng ngắn ngủi chỉ với vài ba câu văn, Chapeau có vai trò quan trọng quyết định mức độ thành công của bài báo. Sự hấp dẫn của Chapeau là yếu tố quyết định để níu mắt người đọc, lôi kéo người xem theo dõi tiếp câu chuyện. Ở đây đòi hỏi người viết có năng lực sử dụng ngôn ngữ, cấu tạo câu văn và khiếu dẫn chuyện, đây vốn là những thứ đã được nâng lên thành thủ thuật nghề nghiệp. nghề nghiệp. Đây yêu cầu và cũng là thế mạnh của người viết phóng sự, được rèn dũa qua thời gian và kinh nghiệm.
Càng ngày người ta càng có xu hướng viết Chapeau tổng hợp (2 chức năng) giữa tính hấp dẫn và tính thông tin. Chapeau phóng sự theo đó đang “co ngắn” lại và có độ nén rất lớn. Nhiều cây bút bằng tài năng và kinh nghiệm đã có những cách tân bất ngờ và sáng tạo mang lại hiệu quả rất lớn. Những cách viết mào đầu theo kiểu truyền thống đã được thay thế bằng những cách thức thể hiện hoàn toàn mới mẻ nhưng hấp dẫn hơn rất nhiều (Chapeau phóng sự truyền thống thường mở đầu câu chuyện bằng không gian, thời gian, bối cảnh xảy ra hoặc khắc họa nhân vật). Trên báo điện tử, Chapeau đang có những cách tân từng ngày, và xuất hiện hết sức phong phú đa dạng, khiến cho thể tài phóng sự luôn thu hút một lượng lớn công chúng đón đọc. Các kiểu xây dựng Chapeau hết sức mới mẻ như mở đầu bằng một câu chuyện ngoài lề, một mẩu chuyện vui liên quan, một câu nói, một nhân vật huyền thoại cổ xưa…, được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ mềm mại văn chương; hay các kiểu mào đầu trực diện, lôi sự kiện, con số gây ấn tượng mạnh nhất lên đầu,..đang ngày một sử dụng phổ biến và thực sự được công chúng đón nhận.
Tuy thế, trên nhiều bài phóng sự ở các tờ báo điện tử, vẫn có những hời hợt dễ dãi trong khi viết Chapeau. Các kiểu viết mào đầu giật gân, đánh mạnh vào thị hiếu, đánh lừa độc giả bằng một nội dung không ăn nhập gì với bài báo,…vẫn còn phổ biến. Với những trường hợp như vậy, công chúng dù có bị lôi kéo nhưng họ sẽ vẫn sớm nhận ra dụng ý đó của người viết và tất nhiên họ sẽ không chấp nhận. Những cảm giác bực bội, nhàm chán sẽ khiến họ bỏ qua bài báo và theo đó hiệu quả thông tin cũng như uy tín của bài báo, tờ báo sẽ bị ảnh hưởng.
Có sự khác nhau giữa phóng sự báo điện tử chính thống với báo phiên bản. Sự khác nhau này thể hiện khá rõ ở cách thức viết Chapeau. Trong khi Chapeau phóng sự báo chính thống “nén” tới mức tối đa và thường đi trực tiếp vào nội dung thì ở các báo phiên bản Chapeau vẫn thường dài hơn, nhất là ở các báo địa phương, báo chuyên ngành vẫn còn xuất hiện nhiều trạng ngữ, những câu văn khắc họa bối cảnh khá dài. Trong sự cạnh tranh khốc liệt của báo chí hiện đại, những tác phẩm nảo, cơ quan nào có cách viết phù hợp với xu thế thì sẽ giành phần thắng. Nên việc cách tân cách viết là điều bắt buộc, điều này đòi hỏi phải đi từ tu duy của tòa soạn và của người viết, đồng thời cần phải được rèn dũa trong quá trình lao động sáng tạo.
CHƯƠNG 2: CHAPEAU TRONG PHÓNG SỰ VIETNAMNET NĂM 2010
2.1. Vài nét về báo Vietnamnet
Vietnamnet.vn ra mắt vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT), đưa tin trên tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm tới các sự kiện kinh tế (Sologan: “Hân hạnh là tờ báo uy tín cho doanh nghiệp”). Hiện nay báo ra với 2 thứ tiếng Việt và Anh, bên cạnh ấn phẩm chính Vietnamnet.vn còn có các chuyên trang: Tuần Việt Nam (tuanvietnam.net), Tin tức Online (tintuconline.vietnamnet.vn), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (vef.vn) , Lanhdao.net, Chuyên trang về Đại biểu quốc hội (daibieuquochoi.vietnamnet.vn), Chuyên trang về hòa giải.
Giao diện trang chủ Vietnamnet khá sinh động và bắt mắt
Sau 20 năm, Vietnamnet không ngừng lớn mạnh và trở thành một trong những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, quy tụ một đội ngũ phóng viên, biên tập viên đông đảo và nhiệt huyết. Bên cạnh việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời nhiều mặt của đời sống, Vietnamnet còn tích cực tham gia vào nhiều sự kiện xã hội, như tổ chức giải thưởng Vietnam Mobile Awards (VMA) và nhiều sự kiện quy mô khác.
Vietnamnet là tờ báo đi đầu trong việc cung cấp thông tin nóng hổi, thời sự. Các sự kiện kinh tế chính trị nổi bật, những vấn đề lớn của tình hình quốc tế luôn được theo sát và cập nhật. Mạng lưới phóng viên, cộng tác viên rải khắp trên cả nước sẵn sàng nắm bắt tình hình ở nhiều nơi. Hiện nay, Vietnamnet là một trong số ít các tờ báo điện tử vẫn duy trì được việc tổ chức các cuộc giao lưu phỏng vấn trực tiếp với các khách mời tại toàn soạn, và độc giả có thể đối thoại trực tiếp tựa như một “cầu truyền hình”. Đây là hình thức được báo sử dụng khi có những vấn đề lớn được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Phóng sự là thể tài chủ đạo trên trang Vietnamnet, được sử dụng liên tục và đa dạng dưới các mục: phóng sự điều tra, phóng sự ảnh, phóng sự quốc tế. Phóng sự Vietnamnet được xây dựng khá cô đọng, sử dụng khá nhiều ảnh (phần lớn khoảng từ 3-7 ảnh) và luôn có Chapeau. Với số lượng khổng lồ và cập nhật liên tục, phóng sự trên báo Vietnamnet thực sự là bức tranh muôn màu của đời sống, mang đầy đủ hơi thở sự kiện của tình hình xã hội trong và ngoài nước, thu hút sự quan tâm của đa số độc giả truy cập. Những cây bút phóng sự đầy tài năng và nhiệt huyết như Hoàng Sang, Duy Tuấn,…đã “băng rừng lội suối” đến những nơi xa xôi, tiếp cận nhiều vấn đề để mang tới cho người đọc hang loạt phóng sự có ý nghĩa to lớn.
Những cây bút phóng sự Vietnamnet đầy nhiệt huyết đã “lăn lộn” vào mọi ngóc ngách để mang đến bạn đọc những trang báo nóng hổi.
Trong những năm qua, bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ cung cấp thông tin, Vietnamnet cũng đã góp phần tuyên truyền, cổ đông nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đông thời là cầu nối, là diễn đàn để công chúng, nhân dân bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đề xuất ý kiến với cơ quan Chính phủ góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó còn là nơi để mọi người có thể học hỏi những phát kiến sáng tạo mới từ đó áp dụng vào thực tiễn, là kêng phổ biến tri trức hiệu quả, rộng rãi nhất. Đối với những người làm báo thì đây còn là nơi để họ trau dồi ngôn ngữ, cách thức làm báo hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hiện nay.
2.2. Vấn đề sử dụng Chapeau trong phóng sự Vietnamnet 2010
Ở báo Vietnamnet, phóng sự được đăng tải ở tiểu mục “Xã hội”, trong đó bao gồm phóng sự điều tra, phóng sự ảnh, phóng sự Video. Ở đây chúng ta nghiên cứu các phóng sự điều tra(text) có Chapeau. Có thể nói, số lượng phóng sự đăng tải trên Vietnamnet là vô cùng lớn và nó được cập nhật liên tục với nhiều vấn đề, nhiều góc độ phản ánh của một vấn đề. Có những sự kiện lớn được phản ánh nhiều chiều, mỗi chiều là một bài phóng sự khắc họa một khía cạnh, một “tiểu nội dung” và được định hình, khu biệt qua các Chapeau (Như các phóng sự liên tục về thiên tai, lũ lụt miền Trung, về Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội). Có những vấn đề hấp dẫn, thu hút lượng lớn công chúng quan tâm thì được triển khai theo kiểu phóng sự nhiều kì, và liên kết qua một mạch nội dung xuyên suốt trong đó các Chapeau trở thành các “điểm nối vô hình” các kì lại với nhau, bên cạnh việc thực hiện chức năng vốn có của nó với một bài báo(Có những phóng sự nhiều kì xuất hiện trên Vietnamnet, như phóng sự về tên tướng cướp khét tiếng “không mang họ” Toọng dài 11 kì từ 14/12/2010 – 23/13/2010). Chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu về vấn đề sử dụng Chapeau trên Vietnamnet qua các phần sau.
2.2.1. Các dạng Chapeau được sử dụng.
Chapeau phóng sự Vietnamnet được xây dựng theo các cách phổ biến hiện nay của báo điện tử. Khảo sát hàng chục phóng sự trong năm 2010, chúng tôi đã cố gắng phân loại một số dạng Chapeau chủ yếu, qua đó tìm hiểu những đặc điểm, thế mạnh của mỗi dạng.
Dạng Chapeau thể hiện bối cảnh:
Mở đầu bằng việc tái hiện bối cảnh câu chuyện, chấm phá không gian, thời gian hoặc nêu nguyên nhân lí do thực hiện phóng sự. Đây là kiểu Chapeau đã khá phổ biến, và dẫn dắt người đọc từ từ tiếp xúc với nội dung. Ví dụ:
“Giữa bồng bềnh sương khói Hồ Gươm, ông ngồi đó lặng lẽ trầm ngâm. Rồi ông lấy cây vĩ cầm ra. Những thanh âm du dương từ cây vĩ cầm cùng với giai điệu những bài hát về Hà Nội từ thời đạn bom khói lửa... cứ thế tuôn trào, giữa những ngày Hà Nội mừng Đại lễ”.(Người kéo vĩ cầm và hợp xướng “ngàn sao” bên Hồ Gươm”, 9/10/2010).
Dạng này đặc biệt sử dụng nhiều trong các phóng sự nhiều kì và ở những trường hợp này thì thường đi kèm lời toàn soạn, trong đó nhất thiết phải tái hiện rõ bối cảnh, nội dung cho công chúng nắm được. Có thể thăm khảo một ví dụ ở loạt phóng sự về “Tên cướp không mang họ”-một điểm nhấn của phóng sự dài kì trên Vietnamnet 2010:
“Buổi tối trở về nhà cùng với nắm giấy bạc đã nhàu nát, chính là chương đầu tiên cho cuộc đời đầy tội lỗi của tướng cướp tương lai Trương Hiền. Để rồi, những năm sau đó, từ một tên chân ướt chân ráo du nhập ra Vinh, Trương Hiền nhanh chóng trở thành tướng cướp; cùng với Sơn Hảo, Lợi râu, cu Thanh tạo nên một băng đảng liều lĩnh.
Giữa năm 1982, dưới chân núi Quyết (thành phố Vinh, Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ Tĩnh đã thi hành bản án tử hình đối với băng cướp do Truơng Hiền cầm đầu. Trong 30 đệ tử của tướng cướp sừng sỏ này, ngoài Trương Hiền lĩnh án tử hình còn có thêm: Đoàn Thanh (cu Thanh), Trần Đức Lợi (Lợi râu), Đậu Kim Sơn (Sơn hảo). Số phận 4 tướng cướp từng là “tứ trụ triều đình”, từng làm mưa làm gió dọc dải đất miền Trung một thời cuối cùng đã kết thúc.
Năm 1983, tiểu thuyết “Người không mang họ” của nhà văn Xuân Đức ra đời. Ngay lập tức, tác phẩm này đã tạo ra một tiếng vang lớn trong văn đàn. Nhân vật chính trong tác phẩm: Nguyễn Viết Lãm được Xuân Đức hư cấu chính từ hồ sơ vụ án về tên tuớng cướp khét tiếng một thời mang tên Trương Hiền (thường được gọi là Toọng).
Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn, rằng tướng cướp sừng sỏ một thời Trương Hiền, từng làm náo động cả thành phố Vinh, từng dùng súng nhả đạn vào công an để tẩu thoát, từng vượt ngục thành công… chính là Trương Sỏi, là Nguyễn Viết Lãm, là Lạng trong “Người không mang họ” của nhà văn Xuân Đức.
Sự thật về băng nhóm khét tiếng do Trương Hiền cầm đầu này như thế nào? Vì sao Trương Hiền lại trở thành Đại ca, trở thành thủ lĩnh của một nhóm du thủ, du thực và thâu tóm quyền lực giang hồ vào tay mình? Vì sao nhiều lần bị bắt, Trương Hiền vẫn vượt ngục trốn thoát…đang là một bí ẩn được chôn vùi.
Sau rất nhiều thời gian cố gắng để giải mã bí ẩn về cuộc đời tướng cướp với biệt danh cu Toọng, cuối cùng, PV VietNamNet cũng đã tiếp cận được bộ hồ sơ vụ án về băng cướp từng làm náo loạn một thời. Tập hồ sơ dài hơn 500 trang, ghi rõ lời khai của Trương Hiền đã hé lộ phần nào cuộc đời và hành trình tội ác của tướng cướp. Bí mật về tướng cướp Trương Hiền cùng những lần hắn vượt ngục thành công dần dần được hé lộ.
Bí mật tưởng chừng như bị chôn vùi và toàn bộ hồ sơ về tướng cướp Trương Hiền sẽ được VietNamNet đăng tải trong loạt bài: “Tướng cướp trong Người không mang họ - hồ sơ vụ án”.
Chapeau tái hiện bối cảnh nhìn chung sẽ giúp người đọc sớm tiếp cận được nội dung tinh thần phóng sự, nhìn nhận tầm quan trọng, sự hấp dẫn của câu chuyện đề cập. Với dạng này, câu văn có thiên hướng viết dài và “mềm” ra, nhiều chất văn chương và khá hấp dẫn. Tuy nhiên, Chapeau như thế nhiều khi làm “loãng” vấn đề, người đọc khó xác định rõ trọng tâm và đoạn văn thường dài, không thích hợp với những phóng sự sự kiện.
Dạng Chapeau trực tiếp:
Vào thẳng ngay nội dung câu chuyện, đưa con số, chi tiết trong tâm lên đầu, đập vào mắt người đọc dù họ có thể chưa được chuẩn bị bất cứ thông tin gì về câu chuyện trước khi đọc bài báo. Dạng Chapeau này là một sự cách tân của báo chí và phù hợp với đời sống hiện đại. Tham khảo:
“Bệnh nhân bị cụt tay, mọi người thay nhau tắm rửa, cho bệnh nhân ăn. Nhưng chỉ cần hơi lơ là là bệnh nhân xô ngã cả điều dưỡng viên mà bỏ chạy. Được 2 ngày thì bỗng nhiên bệnh nhân nói một tràng tiếng Trung. Lúc ấy cả khoa mới ngã ngửa ra đây là bệnh nhân người Trung Quốc”. ( Những “ông Tây” trong bệnh viện tâm thần, 22/11/2010).
Với những vấn đề thời sự nóng hổi thì dạng Chapeau trực tiếp thực sự mang lại hiệu quả trong việc thu hút công chúng. Trong xu hướng chung hiện nay, người ta ngày càng cố gắng đơn giản hóa câu văn, nén tối đa thông tin, và những cách mào đầu trực tiếp luôn được lựa chọn sử dụng. Dạng này khiến đoạn mở đầu trở nên “nhẹ nhàng” hơn về ngôn ngữ và kết cấu nhưng hiệu quả lại rất lớn.
““Bèo như con cá linh”, câu ví von quen thuộc của người dân vùng lũ thượng nguồn ngày nào giờ lại nghe ngược ngạo. Đang mùa lũ, nhưng giá cá linh ở các chợ lớn tại TP. Long Xuyên (An Giang) lên đến 180.000 đồng/kg, dân khá giả mới mua nổi”. (Cá Linh miền Tây “chết khô” giữa mùa lũ, 2/11/2010).
Những cách mào đầu trực tiếp nếu sử dụng thích hợp luôn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Độc giả trong vái giây của “một cái liếc mắt” sẽ nảy sinh ý định đọc bài báo hay không. Nội dung, thông điệp, tầm quan trọng và sức hút của bài phóng sự sẽ dễ dàng thể hiện qua những chi tiết trực tiếp và sống động.
Chapeau khắc họa nhân vật
Nhân vật trọng tâm của phóng sự nhiều khi được đưa ngay vào phần Chapeau với một vài chi tiết đắt đi kèm. Có khi đó là một câu chuyện, một mối quan hệ bên lề của nhân vật, hoặc một phát ngôn của nhân vật.
“Trong lúc nóng giận, chị Phạm Thị Lâm đã tát một cháu bé 15 tuổi. Hậu quả khó tin mà chị phải gánh là các cơ quan pháp luật ở Hòa Bình đã "nghĩ" ra là cháu bé bị tổn hại... 21% sức khỏe. Chưa hết, chị Lâm đã mất gần 100 triệu đồng cùng mấy năm oan trái, lận đận vì cái tát này...”. (Chuyện khó tin về cái tát "giá" 100 triệu!, 22/11/2010).
“Sự nghèo đói, khổ sở của hai người đàn bà, chị Hiền và bà Bình ở xã Đức Giang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã khiến cho họ trở nên nổi tiếng. Dù họ chẳng muốn vậy”. ( Tận cùng nghèo khổ của hai người đàn góa, 2/11/2010).
Người đọc khi lướt qua Chapeau liền nảy sinh sự đồng cảm, chia sẻ hoặc phẫn nộ với nhân vật. Số phận, câu chuyện của nhân vật được thể hiện qua một cách mào đầu trực tiếp hoặc dẫn dắt. Đây là cách thức thể hiện xuất hiện phổ biến trên nhiều phóng sự của Vietnamnet hiện nay, và rất được người đọc chấp nhận.
Chapeau bày tỏ quan điểm:
Tác giả bộc lộ rõ thái độ, quan điểm của mình ngay trong phần mào đầu. Dạng Chapeau này thường xuất hiện trong những phóng sự về các vấn đề lớn gây bức xúc, tạo nhiều hiệu ứng xã hội. Tham khảo ví dụ:
“Những thông tin về việc thuê đất trồng rừng của Cty InnovGreen càng ngày càng khiến chúng tôi giật mình. Một đỉnh núi cao khoảng 700m cạnh QL 4A thuộc địa phận huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) bỗng dưng xuất hiện những con đường đất đỏ chạy quanh, xoắn ốc lên đến đỉnh núi”. (“Xơi” cả khu vực phòng thủ then chốt, 22/11/2010).
Những kiểu Chapeau này thích hợp cho các phóng sự điều tra, nó “định hướng dư luận một cách rõ rệt”. Dạng này cũng rất thu hút công chúng. Tuy nhiên, điểm lưu ý là với những vấn đề nhạy cảm, nếu không lường trước được vấn đề nhiều lúc sẽ gây nên hiệu ứng xấu trong xã hội. Trong xu hướng của báo chí hiện đại, nhà báo chỉ phản ánh bình luận một cách khách quan thì những cách bày tỏ quan điểm thái độ cũng cần có chừng mực, nhất là với những tác phẩm phóng sự.
Chapeau là mẩu đối thoại hoặc phát ngôn:
Đây cũng là dạng được sử dụng nhiều trên Vietnamnet, khiến cho phần mào đầu trở nên tự nhiên sinh động và rất gần gũi. Người đọc dễ dàng hòa nhập vào nội dung và tinh thần của câu chuyện. Lối viết ngắn gọn, đơn giản thường thấy trong những Chapeau loại này mang đến cho công chúng sự thú vị riêng. Đó cũng là lí do những phóng sự khác họa nhân vật, phóng sự đời thường luôn chọn những cách thể hiện theo kiểu này. Ví dụ:
“Cầm tay người yêu, Ri Yong Hui nói nhỏ: “Anh cứ về nước đi, nơi đây em mãi vẫn đợi”- lời nguyện ước ấy như chất xúc tác, kích thích Cảnh quyết tâm tìm đủ mọi cách về sau, để lấy cho được Ri Yong Hui”. (Chuyện tình "Romeo Việt" với thiếu nữ Triều, 8/12/2010).
2.2.2. Mấy nét về hình thức Chapeau trên Vietnamnet.
Khi nghiên cứu về hình thức Chapeau, để tránh trùng lặp với các phần trên, chúng tôi đi theo các tiêu chí cơ bản như: độ dài câu, độ dài văn bản, số lượng câu và cách thức liên kết câu cũng như mức độ sử dụng các yếu tố nghệ thuật trong Chapeau Vietnamnet. Đó cũng là những yếu tố quan trọng mà bất kì ai khi đặt bút viết đều nghĩ đến.
Chapeau của phóng sự nói riêng, của các thể loại báo điện tử nói chung luôn lấy tiêu chí ngắn gọn, cô đọng. Càng ngắn gọn, cô đọng càng tốt nhưng phải đảm bảo thể hiện tốt nhất vai trò của đoạn văn mào đầu. Với mỗi sự lựa chọn thể hiện cụ thể mà độ “co dãn” về hình thức Chapeau có sự khác nhau. Với những lời mào đầu dẫn dắt, tái hiện bối cảnh, các câu văn nhiều khi có xu hướng viết dài và đoạn văn cũng gồm nhiều câu hơn, và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật nhiều hơn. Với những phóng sự dài kì, thì Chapeau trong kì đầu tiên thường dài hơn, khắc họa cụ thể nội dung và tinh thần của một câu chuyện dài về sau. Còn những phóng sự sự kiện, cập nhật tình hình thời sự nóng hổi thì do đặc thù thông tin mà mào đầu có vẻ ngắn gọn, “nhẹ nhàng” hơn.
Theo dõi các phóng sự trên Vietnamnet năm 2010, chúng tôi nhận thấy Chapeau thường dao động trong khoảng từ 1 đến 3 câu. Theo đó đoạn văn dài khoảng 2 đến 5 dòng. Phần lớn những Chapeau có số lượng câu nhiều thì các câu rất ngắn và ngược lại, những Chapeau gồm 1 câu thì câu văn dài.
Ví dụ:
“Phút yếu đuối của những đứa trẻ vị thành niên chưa từng va vấp, bị dụ dỗ, lôi kéo và bị lừa đưa sang Trung Quốc; sau đó bị ép bán trinh, bị đưa vào các nhà chứa và bắt phải bán dâm một ngày không dưới 30 lần”. (Nhổ gai trên “đường sung sướng, 9/12/2010).
“Lũ đầu nguồn không về khiến cho nhiều khu vực ở Bạc Liêu thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nuôi cá không được, trồng lúa cũng không xong...” (Bi kịch “thừa mặn thiếu ngọt” ở hạ nguồn, 28/10/2010).
“Nghe tiếng khỉ kêu, vượn hú vọng ra từ những căn nhà sang trọng, nhiều người ngơ ngác, chẳng biết thực hư” (Khỉ kêu vượn hú trong nhà đại gia, 30/12/2010).
Những Chapeau chỉ gồm 1 câu như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều trên Vietnamnet. Mặc dù ngắn nhưng chúng đã thực hiện rất tốt những chức năng chính của một Chapeau phóng sự, trong đó có việc gây hấp hẫn, mời đọc, và cung cấp chủ đề, nội dung chính của phóng sự:
“Thiếu nữ câm điếc xinh đẹp bị kẻ xấu bắt cóc tống tiền, cặp vợ chồng nghèo đã phải tiêu hết số tiền bán cả đàn bò để tìm con…” (Bán bò đi tìm con gái câm điếc bị bắt cóc,25/11/2010)
Những câu văn dài được ngắt bởi những dấu phẩy, chấm phẩy ngăn ra thành những ý cụ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của dạng này là nếu câu văn quá dài, quá nhiều ý sẽ dễ “gây rối” cho người đọc, và ảnh hưởng tới hiệu quả tiếp nhận, ví dụ:
“- Những việc chết người, cháy nhà cùng bao tao loạn ở ngôi đền thiêng Preah Vihear tại biên giới Campuchia và Thái Lan những ngày này khiến tôi có chút chi đó bồi hồi khi gẫm lại lần được tận thấy Preah Vihear tiết tận xuân sơ hạ hai năm trước... (Nhớ lần tận thấy Preah Vihear)
Xuất hiện nhiều nhất trên Vietnamnet là loại Chapeau có 3 câu văn, các câu tương đối ngắn gọn, cung cấp khá đầy đủ cho người đọc nội dung và tinh thần của bài phóng sự. Người đọc sẽ không cảm thấy chán vì đoạn quá dài, hoặc cảm thấy rối và khó hiểu vì đoạn chỉ gồm một câu mà nhiều ý.
“Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân - chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong bản Cọi. Bình bảo "con cũng đã quay về nhà, nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà... ". (Ly kỳ chuyện cậu bé chết đuối "trở về",4/12/2010)
“Giữa bồng bềnh sương khói Hồ Gươm, ông ngồi đó lặng lẽ, trầm ngâm. Rồi ông lấy cây vĩ cầm ra. Những thanh âm du dương từ cây vĩ cầm cùng với giai điệu những bài hát về Hà Nội từ thời đạn bom khói lửa... cứ thế tuôn trào, giữa những ngày Hà Nội mừng Đại lễ” (Người kéo vĩ cầm và hợp xướng 'ngàn sao' bên Hồ Gươm, 9/10/2010).
Về hình thức, những Chapeau như thế này là tương đối phù hợp với một bài phóng sự. Các câu liên kết với nhau thể hiện rõ thông điệp người viết muốn độc giả tiếp nhận trước khi đi vào nội dung bài báo. Nhìn chung, đây cũng là dạng được sử dụng phổ biến nhất.
Trên Vietnamnet cũng có một số phóng sự mà Chapeau được viết tương đối dài (3-5 câu). Kiểu như:
“Mọi người chen lấn, đè lên nhau khiến con ngất xỉu. Tỉnh dậy, con thấy chị gái nằm bất động cách đó không xa. Mũi chị bị giẫm đến dập nát và con sờ không thấy thở nữa, chị ấy chết rồi…”. Ghi nhận của PV Thái Phương, báo VietNamNet tại hiện trường thảm họa giẫm đạp khiến hàng trăm người chết ở Campuchia”.( Đêm kinh hoàng ở Phnom Penh, 24/11/2010).
“Nhiều người không khỏi giật mình khi biết được những chất độc tồn tại trong rượu chế, rượu giả bấy lâu nay. Chỉ vì rẻ, vì... tiện lợi, những người dân ở vùng nông thôn, miền núi và dân lao động tự do đang ngày ngày uống vào cơ thể thứ rượu mang nhiều độc tố. Ghi nhận của nhóm PV tại các địa điểm chuyên làm rượu giả thể hiện rõ điều này”. (Kinh hoàng công nghệ…rượu chế, 4/1/2010).
Nhìn chung, những Chapeau có “dung lượng” lớn như thế được dùng không nhiều và đang ngày càng ít đi. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tiếp nhận của độc giả. Như đã trình bày, người đọc hiện nay-nhất là công chúng báo điện tử-luôn chán phải đọc dài:
“Ngoài lương theo ngạch bậc từ nguồn ngân sách Nhà nước, các giảng viên giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ đều có thêm nguồn thu từ việc nhà trường được phép thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ. Chỉ tính riêng thu nhập chính thức được công khai tại trường thì đã có nhiều trường, mức thu của giảng viên ngót nghét 10 triệu/tháng. Đó là chưa tính tới việc giảng viên ĐH còn “rộng cửa” để tăng thu nhập của mình, mỗi tháng cũng có thể lên tới vài chục triệu đồng”. (Choáng với thu nhập giảng viên đại học, 15/9/2010).
Phóng sự thuộc nhóm chính luận nghệ thuật nên ngôn ngữ ở nhiều chỗ rất đậm tính văn chương. Đặc biệt với Chapeau, nhiều tác giả với tài năng cùng cá tính của mình đã có những cách mở đầu và dẫn chuyện rất “có duyên”. Sự hấp dẫn đến từ nghệ thuật sự dụng ngôn từ, khả năng tạo lập câu, liên kết văn bản. Nhiều Chapeau phóng sự trên Vietnamnet có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, trong đó phổ biến là các cách nói so sánh, hình tượng hóa, bên cạnh đó là sự tham gia của những thành ngữ, quán ngữ.
“Từ “làng lưới”, “làng lờ”, “làng lợp” đến “làng đóng xuồng” nức tiếng Đồng Tháp Mười, ở đâu chúng tôi cũng nghe những tiếng thở dài của người dân về chuyện nước lũ không về. Người dân nói đây là mùa lũ buồn nhất xứ này trong mấy chục năm nay”. (Miền Tây đói lũ, 16/10/2010).
Đây là một cách mở đầu rất hay, tác giả sử dụng cách diễn đạt “mềm mại”, câu văn trải dài, và nhờ thế câu chuyện được mở đầu rất hấp dẫn. Nhìn chung, sử dụng các yếu tố nghệ thuật sẽ khiến cho Chapeau đặc sắc và hiệu quả hơn thấy rõ. Tuy nhiên, với đặc thù của báo điện tử, việc sử dụng này cũng cần có giới hạn. Vì những cách diễn đạt cầu kì, hoa lá vừa không cần thiết, vừa có thể khiến độc giả khó hiểu hoặc hiểu nhầm nội dung.
2.2.3. Mấy nét về nội dung Chapeau trên Vietnamnet
Nội dung trong Chapeau phóng sự chính là sự chuyển tải những thông tin, thông điệp của bài báo. Xét trên tiêu chí ấy, sẽ thấy rằng phần lớn các Chapeau đều có nội dung, trả lời cho các câu hỏi cơ bản 5W+H. Ở phần trên, chúng ta đã có đề cập đến cách phân chia Chapeau làm 2 loại riêng rẽ: loại thuần khơi gợi, dẫn dắt và loại thuần chứa thông tin. Tuy nhiên, như đã nói, trong xu thế hiện nay, Chapeau phóng sự nhất thiết phải đáp ứng cùng lúc hai nhiệm vụ đó.
Nôi dung của một Chapeau phóng sự kiểu mẫu phải trả lời được đầy đủ các yếu tố: What; Who;When;Where;How. Trên Vietnamnet có nhiều Chapeau đã thỏa mãn điều này:
“Trong những ngày ở xóm Cọi để tìm hiểu về trường hợp của cháu Bình - Tiến, chúng tôi còn biết thêm tại xóm này còn có thêm hai trường hợp “con lộn”. Cả hai trường hợp này cũng ly kỳ và lạ lùng rất khó giải thích”. ( Khó tin những “người chết” trở về, 5/12/2010).
Chapeau này đã có những yếu tố nội dung cơ bản:
What? - Chuyện về sự việc “con lộn”.
Who? - Nhân vật Bình, Tiến.
Where? - Xóm Cọi.
“Hôm nay (25/11), Campuchia đã tổ chức lễ quốc tang cho các nạn nhân trong thảm hoạ giẫm đạp khủng khiếp làm ít nhất 456 người thiệt mạng, hơn 750 người thương”. ( Quốc tang bên dòng Bassac, 25/11/2010).
What? – Lễ quốc tang cho các nạn nhân thảm họa giẫm đạp.
Who? – Chính phủ Campuchia.
Where? – Bên dòng sông Bassac (Campuchia).
Tuy nhiên cũng có những trường hợp các Chapeau không đáp ứng được những thông tin quan trọng. Đó có thể là những Chapeau thuộc dạng khơi gợi, dẫn dắt, níu mắt người đọc, nhưng với một Chapeau phóng sự thì ít nhất phải chứa đựng những thông điệp về nội dung và chủ đề bài báo.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời đại mới, được sự “hậu thuẫn” của khoa học kỹ thuật với những bước phát triển vũ bão, truyền thông nói chung và báo chí nói riêng đang có những cách tân từng ngày. Những khuôn mẫu lí luận về đặc trưng thể loại luôn linh động và phải có “độ mở” nhất định. Nhất là báo điện tử, vốn là loại hình đã thực sự bùng nổ trong giai đoạn hiện nay. Bản thân thể loại phóng sự cũng đã có nhiều thay đổi và sẽ còn tiếp tục cách tân trong tương lai. Sự thay đổi đó thể hiện rõ ngay ở từng bộ phận mà Chapeau là ví dụ tiêu biểu. “Cái mũ của bài báo” đã liên tục được bố trí, được đặt với những cách thức khác nhau. Nhiệt huyết với nghề nghiệp, nhu cầu của độc giả và sức ép của xu thế đổi mới đã làm tiền đề để cho các nhà báo sáng tạo nên những Chapeau vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Với thể loại phóng sự, viết Chapeau thực sự là một cách để tác giả tạo dựng “thương hiệu”, để tờ báo gây dựng “bản sắc” với độc giả, khi mà họ đang ngày càng có điều kiện hơn để tiếp cận với nhiều kênh thông tin. Muốn thành công, đòi hỏi nhiều tài năng và kinh nghiệm cũng như sự nhanh nhạy của người cầm bút, bên cạnh đó, lương tâm nghề nghiệp trong sáng trong cách viết cũng có một vai trò quan trọng.
Chapeau nói riêng và phóng sự nói chung đã và đang có sự đổi mới liên tục, tuy nhiên sự thay đổi đó không thể thoát ly hoàn toàn đặc trưng và chức năng vốn đã được định hình rõ ràng. Một mào đầu của tác phẩm phóng sự dẫu có mới mẻ, độc đáo đến mấy cũng phải thực hiện cho được vai trò của nó, trong đó phải đảm bảo có tính hấp dẫn, lôi cuốn và mang cái nhìn tổng quan về nội dung, thông điệp cũng như chủ đề bài báo. Nếu thiếu những yếu tố này, Chapeau sẽ trở thành đoạn văn “hoa lá” vô nghĩa và sẽ khiến bài phóng sự thất bại. Chính vì thế, trong mỗi sự cách tân, phải luôn bám sát vào bản chất của đối tượng để khỏi “lạc đường”, hoặc nhầm lẫn với những đối tượng khác. Thực tế trên báo điện tử hiện nay, nhiều tác phẩm trong đó có phóng sự được viết Chapeau vô cùng cẩu thả và thiếu tôn trọng độc giả. Những cách viết đánh mạnh vào thị hiếu tầm thường, cố tình “gài” vào những chi tiết nhạy cảm, kích thích,hay đánh lừa độc giả bằng một thứ ngôn ngữ “múa máy”, chứa đựng những nội dung thông tin hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung bài báo,…đã khiến cho độc giả “phát chán”, thậm chí bức xúc vì bị lừa dối. Những cách viết dễ dãi như thế thực sự bán rẻ đạo đức nghề nghiệp và giết chết những cách tân, đổi mới trong sáng, lành mạnh của báo chí.
Sự tồn tại và phát triển đa dạng phức tạp của Chapeau phóng sự trên báo điện tử đòi hỏi phải có những nghiên cứu quy mô, hệ thống và phải có những lí luận cập nhật, bám sát tình hình phát triển của đối tượng. Trong phạm vi, thời lượng của một đề tài tiểu luận, chúng tôi chưa có nhiều điều kiện về thời gian và công cụ để có thể đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Việc nghiên cứu cũng mới chỉ tiến hành trong một giai đoạn nhất định của một tờ báo nên cũng chưa thể xem là đầy đủ. Trong tương lai, nếu có điều kiện hơn, hi vọng sẽ có những công trình, những đề tài lớn hơn cho vấn đề này.
TÀI LIỆU VÀ WEBSITE THAM KHẢO
1. Vũ Quang Hào (2002), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2 Đinh Văn Hường ( 2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
3. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Xớn, Trần Văn Thiện, Phan Thanh Thích (1997), Thể tài báo chí, Huế.
5. Nhiều tác giả, Thể tài báo chí (2003), Khoa báo chí – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
6.
7.
8.
9. http:// www.nhabaovietnam.com
10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluan_1664.doc