Đề tài Đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam được thể hiện rõ nét qua nhiều thời kỳ. Mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm về hình phạt khác nhau, được thể hiện từ thời Ngô – Đinh - Tiền Lê cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những hình phạt phong kiến đều được sử cũ ghi lại rất cụ thể. Điển hình, như ở thời Lê sơ thì các hình phạt được quy định rõ trong bộ Quốc triều hình luật (QTHL)- dân gian quen gọi là bộ luật Hồng Đức, bộ luật tiêu biểu cho pháp luật phong kiến Việt Nam. Ngoài ra còn có bộ, Hoàng Việt luật lệ (HVLL) của nhà Nguyễn cũng đều quy định rõ nét những hình phạt dã man tàn bạo và thể hịên được tính phổ biến của hình phạt trong pháp luật phong kiến. Sau đây là những phân tích của em về đề tài: “ Đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam”.NỘI DUNG 1. Hình phạt dã man tàn bạo. 2. Hình phạt trong pháp luật phong kiến được áp dụng phổ biến. 3. Hình phạt pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc 4. Điểm khác biệt của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam KẾT LUẬN Trên đây là những khái quát cơ bản về đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Qua đó, nhận thấy rằng trong hoạt động xây dựng pháp luật của chúng ta hiện nay cần phải kế thừa có chọn lọc những giá trị quý báu đó để nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam được thể hiện rõ nét qua nhiều thời kỳ. Mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm về hình phạt khác nhau, được thể hiện từ thời Ngô – Đinh - Tiền Lê cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những hình phạt phong kiến đều được sử cũ ghi lại rất cụ thể. Điển hình, như ở thời Lê sơ thì các hình phạt được quy định rõ trong bộ Quốc triều hình luật (QTHL)- dân gian quen gọi là bộ luật Hồng Đức, bộ luật tiêu biểu cho pháp luật phong kiến Việt Nam. Ngoài ra còn có bộ, Hoàng Việt luật lệ (HVLL) của nhà Nguyễn cũng đều quy định rõ nét những hình phạt dã man tàn bạo và thể hịên được tính phổ biến của hình phạt trong pháp luật phong kiến. Sau đây là những phân tích của em về đề tài: “ Đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam”. Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót, em mong các thầy cô giáo góp ý và sửa chữa giúp em, để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN NỘI DUNG Đặc điểm về các hình phạt trong pháp luật phong kiến được thể hiện qua bốn phương diện sau : 1. Hình phạt dã man tàn bạo. Hình phạt dã man tàn bạo được thể hiện ngay từ thời kì Ngô – Đinh – Tiền lê cho đến thời nhà Lê, thì những hình phạt này được thể hiện rõ nét hơn trong bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), đến thời Nguyễn thì các hình phạt được sử cũ ghi lại trong Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long). Các hình phạt trong các bộ luật này đều mang tính hà khắc, nhiều hình phạt mang tính dã man, tàn bạo như thích chữ, chém bêu đầu, lăng trì. Điển hình đó là hệ thống hình phạt ngũ hình và các hình phạt khác ngoài ngũ hình nhưng hình phạt thuộc về ngũ hình gĩư vai trò chủ đạo. Các hình phạt thuộc về ngũ hình bao gồm: Thư nhất là xuy (phạt roi) là hình phạt đánh bằng roi mây nhỏ vào mông người bị trừng phạt làm cho họ thấy xấu hổ, nhục nhã để tự sửa lỗi lầm của mình. Hình phạt này là nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt. Chúng được chia làm năm bậc từ 10 đến 50 roi. Trong QTHL xuy có thể là hình phạt được áp dụng độc lập( ví dụ điều 573, điều 640...), cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo phạt tiền, biếm( ví dụ điều 295, điều 374...). Cả QTHL và HVLL thì xuy đều được áp dụng cho cả nam và nữ, tuy nhiên QTHL thì thường áp dụng cho nữ giới. Thứ hai là Trượng( Đánh bằng gậy) là hình phạt nghiêm khắc hơn hình phạt bằng roi. Trong HVLL thì quy định 2 roi thì bằng 1 trượng, ai phạm tội nặng hơn 50 roi thì người ta bỏ roi mà xử bằng trượng. Cả QTHL và HVLL đều quy định phạt bằng trượng có 5 bậc từ 60 đến 100, mỗi bậc là 10 trượng. Trong QTHL hình phạt này chỉ áp dụng đối với nam giới phạm tội ( ví dụ như ở điều 570, 640...), nhưng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo các tội lưu, tội đồ và tội biếm. Còn HVLL thì nứ giới phạm tội vẫn bị đánh bằng trượng(tuy phạm vi áp dụng có hạn chế) cụ thể điều 19 quyển 2 còn dự liệu đánh trượng đối với nữ phạm nhân, nếu là tội thông gian thì bắt lột áo, tội khác thì cho mặc áo mỏng. Tuy nhiên nữ phạm nhân thì được miễn thích chữ. Nếu đàn bà phạm tội đồ hay tội lưu thì đánh hẳn 100 trượng, còn dư tội thì cho chuộc. Điều này cho thấy việc quy định rõ đối tượng bị áp dụng trượng thể hiện rõ tính nhân đạo ưu việt hơn hẳn của QTHL so với HVLL. Thứ ba là Đồ (khổ sai). Đối với QTHL thì Đồ là hình phạt được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, hoặc thích chữ, đeo xiềng. Đồ có ba bậc: Bậc thứ nhất là dịch đinh và dịch phụ (cả nam và nữ đều phải làm việc nặng nhọc), nam phạm tội phạt 80 trượng, nữ phạm tội phạt 50 roi. Bậc thứ hai là tượng phường binh( lính quét dọn chuồng voi) và suy thất tuỳ ( đàn bà làm đầy tớ trong nhà nấu cơm ), nam phạm tội thì bị đánh 80 trượng, thích vào cổ hai chữ; nữ phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai chữ và đều phải làm những công việc trên. Bậc thứ ba là chủng điền binh( làm lính đồn điền) và thung thất tỳ (Đàn bà làm đầy tớ giã gạo), nam phạm tội bị đánh thêm 80 trượng, thích vào cổ 4 chữ, đeo xiềng; nữ phạm tội bị đánh 50 roi, khắc vào cổ 4 chữ và đều phải làm những công việc trên. Còn đối với HVLL thì Đồ (làm việc nặng nhọc)là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội hơi nặng. Người phạm tội bị gửi về quản thúc tại trấn nơi họ ở, đồng thời người bị áp dụng hình phạt này phải làm những công việc nặng nhọc với thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Đồ được chia làm 5 bậc, mỗi bậc là 10 trượng và đồ là nửa năm. Đồng thời, tuỳ theo thời hạn bị áp dụng là ngắn hay dài mà mỗi bậc lại áp dụng thêm một phụ hình với mức phạt 60 trượng đến 100 trượng. Việc áp dụng hình phạt này được coi là một sự tiến bộ hơn hẳn so với hình phạt khổ sai (5 bậc). Các phạm nhân không bị giam giữ tại trạm giam sau khi làm việc, do đó tránh được họ cảnh lao tù và giúp họ có điều kiện để hoàn lương vì họ vẫn được tiếp xúc với xã hội. Thứ tư là lưu (đi đầy) là hình phạt đày đi nơi xa. Loại hình phạt này đứng hàng thứ tư trong thang hình phạt cổ. Trong QTHL thì lưu được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích chữ hoặc đeo xiềng. Lưu có ba bậc là Châu gần, Châu ngoài, Châu xa, tuỳ theo tội mà tăng giảm. Như ở bậc Châu xa thì đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc Cao Bằng. Còn trong HVLL hình phạt lưu được chép đúng như luật nhà thanh và chia làm ba bậc, phạm nhân phải đày đi nơi xa 2000 dặm, 2500 dặm, hoặc 3000 dặm là những khoảng cách giữa nơi sinh sống và nơi phạm tội phải chấp hành hình phạt. Ví dụ như nếu tỉnh của phạm nhân cư trú là Quảng Nam mà bị phạt lưu 2000 dặm thì nơi mà người phạm tội phải đi đầy là Biên Hoà. Các phạm nhân được tự do làm việc tuy nhiên người dân xưa thường khiếp sợ hình phạt này vì đối với họ phải sống xa quê là một cực hình và nhiều trường hợp người đi đày không trở về quê hương được nữa . Thứ năm là Tử (tội chết) là hình phạt được quy định áp dụng độc lập và được chia làm 3 bậc tuỳ theo mức nặng nhẹ là: Bậc thứ nhất là thắt cổ (giảo), chém (trảm); bậc thứ hai là Chém bêu đầu (trảm kiều); bậc thứ ba là Lăng trì (róc thịt cho chết dần). Như vậy, theo Quốc triều hình luật thì chỉ có tử là hình phạt có khả năng được áp dụng độc lập. Còn theo HVLL thì tử là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống ngũ hình. Hình phạt tử hình có hai bậc là giảo (thắt cổ) và trảm (chém đầu). Những phạm nhân bị xử tội giảo hay tội trảm mà hành hình ngay thì gọi là giảo quyết và trảm quyết. Điều đặc biệt ở HVLL là không quy định hình thức xử tử bằng lăng trì, điều này phù hợp với phần giải thích trong bộ luật “Chết lăng trì là một hình phạt ghê khiếp nhất trong các hình phạt...ngày nay vĩnh viễn bỏ nhục hình ấy, vĩnh viễn bỏ, chỉ còn giữ lại hình phạt ghê khiếp ngoài hết thảy mọi ghê khiếp này là bằng cách chém kẻ bất trung, bất hiếu thôi”. Tuy nhiên tại một số điều luật quy định về tội phạm trong HVLL lại quy định hình phạt tử hình bằng hình thức lăng trì (Điều 223, 253, 254...). Việc quy định hình phạt bằng hình thức lăng trì là một sự mâu thuẫn với phần giải thích của bộ luật và điều này tạo ra sự hạn chế nghiêm trọng trong lịch sử lập pháp hình sự của thời nhà Nguyễn. So với QTHL thì HVLL quy định hình phạt tử hình nghiêm khắc hơn nhiều, nếu QTHL không quy định chế định “tộc tru” (giết cả họ) thì trong HVLL đã chính thức quy định chế định này tại điều 223 (Mưu đại nghịch). Những hình phạt dã man, tàn bạo không chỉ lấy đi tính mạng của người phạm tội mà còn hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ. Có những tội phạm bị gông cùm, dải đi khắp thành để dân chúng ném, chửi. Những hình phạt trên còn đánh vào tâm lý của người dân. Tính dã man tàn bạo còn thể hiện dấu ấn của hình phạt suốt đời như là thích chữ...Các hình phạt ngoài ngũ hình bao gồm biếm tước, phạt tiền, thích chữ, đeo xiềng và tịch thu tài sản trong đó biếm tước và phạt tiền được quy định vừa có thể áp dụng độc lập, vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác. 2. Hình phạt trong pháp lụât phong kiến được áp dụng phổ biến. Hình phạt là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự hay dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, luân thường đạo lý...Quan niệm đó làm cho hình phạt trong lụât hình phong kiến nói chung có tính phổ biến. Trong dân sự, thời Lê Trịnh quy định nếu là hợp đồng bán đất thì người bán không được đòi chuộc lại (chiếu 6/1135 và chiếu 3/1292), người nào cố tình đòi chuộc phạt 80 trượng. Trong QTHL thời Lê quy định tại chương điền sản (từ điều 342 đến điều 400), ví dụ như điều 397: Hướng dẫn cách chia hương hảo một trường hợp cụ thể, hay tại điều 356 quy định: “Những người tá điền cày nhờ ruộng ở nhà người khác mà trở mặt thì phạt 60 trượng, biếm 2 tư...” Trong hôn nhân và gia đình: Cả QTHL và HVLL đều quy định tội bất hiếu là một trong 10 trọng tội và được xếp vào nhóm tội thập ác. Ví dụ như điều 475, QTHL quy định: “Lăng mạ ông bà cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài, đánh thì xử tội lưu đi châu xa, đánh bị thương thì xử tội giảo, vì lầm lỡ mà làm chết người thì xử tội lưu châu ngoài, bị thương thì xử tội đồ, làm chủng điền binh”. Các quan hệ khác như: Vợ - chồng, vợ cả và vợ lẽ, anh chị em...nếu làm trái điều quy định thì càng bị xử lý bằng hình phạt. Trong hình sự, tại điều 428, QTHL quy định về tội ăn cướp rồi lại hiếp dâm “Ăn cướp mà lại hiếp dâm thì sử tội chém bêu đầu, ăn trộm mà lại hiếp dâm thì xử tội chém..."; điều 235, HVLL quy định về tội cướp giật mạnh “Phàm cướp giật mạnh nhưng không lấy được tiền thì phạt 100 trượng, lưu 300 dặm”. Nhìn chung, tính phong kiến còn thể hiện ở chỗ pháp luật phong kiến có xu hướng mở rộng diện trách nhiệm hình sự. Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật phong kiến quy định: Từ 7 tuổi trử lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự không hoàn toàn, người từ đủ 16 đến 90 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự hoàn toàn. 3. Hình phạt pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, hai bộ cổ luật là QTHL và HVLL đã chấp nhận năm hình phạt của nhà đường (Ngũ hình), và quy định các loại hình phạt này trong hệ thống hình phạt của mình. Những hình phạt này có nguồn gốc từ Trung Hoa và có sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Do Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, chính vì vậy sẽ sớm xuất hiện sự giao thoa văn hoá, về mặt tư tưởng như Nho giáo..., đường lối cai trị khá giống nhau. Ví dụ như Ngũ hình của Trung Quốc rất hài hoà nếu đặt vào Đại Việt và có sự thay đổi sáng tạo dựa trên điều kiện địa lý và có sự khác biệt so với pháp luật phong kiến Trung Quốc và phù hợp với phong tục Đại Việt. Ví dụ như hình phạt Trượng trong QTHL chỉ áp dụng đối với nam giới, điều này càng cho thấy sự nhân đạo hơn của pháp luật phong kiến Việt Nam và phù hợp với phong tục tôn trọng phụ nữ ở nước ta. Trong thời kỳ thượng cổ, người Trung Hoa quy định hình phạt chỉ áp dụng riêng cho dân tộc sống chung quanh quốc gia mình, đó là 5 loại hình phạt rất hà khắc. Nhưng đến thế kỷ XXVI trước công nguyên, hoàng đế Trung hoa đã thay đổi 5 hình phạt hà khắc trên bằng 5 hình phạt là Mặc (thích chữ vào mặt), Tỵ (cát mũi), Phi (Chặt ngón chân), Cung (thiến), Đại nghịch (tội chết). Sau này khi nghiên cứu các bộ luật cổ Việt Nam như QTHL và HVLL đều thấy rõ rằng chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật nhà Đường, nhà Thanh về kỹ thuật lập pháp nói chung cũng như quy định chế độ ngũ hình nói riêng. Tuy pháp luật phong kiến Việt Nam có ảnh hưởng nhiều của pháp luật phong kiến Trung Quốc, nhưng có phần nào nhẹ nhàng hơn và sáng tạo hơn. Điều dễ thấy là trong HVLL các cực hình trong luật nhà Thanh như: tru di tam tộc, lăng trì, yêm...hoàn toàn bị loại bỏ. Nhìn chung, các nhà làm luật khi xây dựng HVLL đã chấp nhận hệ thống ngũ hình của Trung hoa. Nhiều quy định của bộ luật này chép nguyên văn luật của nhà Thanh và điều này có thể giải thích được vì chủ nghĩa Nhân trị và Pháp trị của Trung hoa thời kì đó có ảnh hưởng lớn đối với nền cổ luật Đông phương trong đó có Việt Nam và HVLL cũng không nằm ngoài sự chi phối, ảnh hưởng đó. 4. Điểm khác biệt của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Nhà làm luật phong kiến có quan niệm khá cứng nhắc và chi tiết về hình phạt. Luật hình ngày nay thường quy định cho mỗi loại tội phạm mức hình phạt nhẹ nhất tới mức hình phạt nặng nhất để thẩm phán có quyền lựa chọn mức hình phạt thích ứng với từng tội cụ thể trong giới hạn luật định. Nhưng nhà làm luật phong kiến thời xưa quy định tỉ mỉ từng hình phạt cụ thể cho từng hành vi và hậu quả phạm tội cụ thể. Tuy nhiên những nhà làm luật phong kiến thường đi vào quy định chi tiết mà không nêu ra những khái niệm pháp lí và những nguyên tắc pháp lí, ví dụ như tội trộm cắp không nêu khái niệm về tội trộm cắp nói chung mà đi vào quy định cụ thể ngay... Phần chế tài trong các quy phạm pháp luật của QTHL được quy định dưới dạng chế tài cố định, có thể nói đây là sự khác biệt của QTHL với các quy phạm pháp luật hiện hành cả ở các nước phương đông và phương tây. Nếu các quy định của pháp luật hình sự cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật của các nước hiện nay trên thế giới quy định loại chế tài không cố định thì có thể nói rằng QTHL, các chế tài được quy định một cách rõ ràng. Việc quy định này đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng pháp luật. Ví dụ ở điều 466 của QTHL làm một minh chứng điển hình. Tuy nhiên, phần chế tài trong các quy phạm pháp luật dù trong lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự...đều phổ biến chế tài hình sự. Chính vì vậy các nhà làm luật phong kiến, về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như thời cạn hiện đại. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là những khái quát cơ bản về đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Qua đó, nhận thấy rằng trong hoạt động xây dựng pháp luật của chúng ta hiện nay cần phải kế thừa có chọn lọc những giá trị quý báu đó để nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Viêt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. Lê Thị Sơn (chủ biên), Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2004. TS. Trương Quang Vinh (chủ biên), Tội phạm và hình phạy trong Hoàng Việt luật lệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008. Văn bản quy phạm pháp luật: Hoàng Việt luật lệ, Nxb. VHTT, Hà nội, 1994. Quốc triều hình luật, Nxb.Pháp lí, Hà Nội, 1991.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2737863c 273i7875m hnh ph7841t phong ki7871n vi7879t nam.doc
Tài liệu liên quan