Đề tài Đặc điểm hợp tác và kiềm chế giữa các nước lớn từ thập niên 90 đến nay

Về phía Mỹ, việc xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương tuyệt nhiên không phải là một ảo tưởng chính trị. Kế hoạch này bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Bởi đây là một thị trường rộng lớn chiếm tới 2/3 dân số thế giới. Sức hấp dẫn kinh tế của khu vực đi kèm theo lợi thế các hiệp ước an ninh song phương đã làm cho giấc mơ Mỹ trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Xét về vị thế chiến lược, Nhật là một mắt xích cốt yếu trong vành đai đó, Mỹ sẽ làm tất cả để Nhật trở nên hùng cường về kinh tế trong thế kỷ tới để cùng chia sẻ lợi ích. Còn Trung Quốc và Nga, một học giả đã ví Trung Quốc cùng sự hưng thịnh của mình trong thời gian qua với hình ảnh “người khổng lồ thức dậy” làm rung ở châu Á, đó là một hiện thực cho dù Mỹ có thực hiện một phương án “tối đa”, thì Trung Quốc trong vòng mười năm tới vẫn triển với nhiều “bất ngờ” theo con đường mà Trung Quốc đã chọn, tiến dần đến vị thế là một cực trong trật tự thế giới đa cực. Trong mười năm cuối thế kỷ 20, từ cường quốc loại 1, Nga rơi xuống cường quốc cấp độ loại 2, thậm chi kinh tế xếp loại 3 ( sau Trung Quốc, Ấn Độ ). Nhưng điều đáng nói hơn cả, Nga vẫn hiện là một cường quốc về quân sự. Với nhiều tiềm năng to lớn của mình việc vươn lên tầm cỡ thế lực toàn cầu chỉ là vấn đề thời gian. Vị thế Liên Bang Nga cho phép Nga hội tụ được cả sức mạnh sức mạnh kinh tế Tây Âu và sức mạnh châu Á - Thái Bình Dương, những ưu thế của Nga sẽ ngày càng nổi trội. Có thể dự báo rằng trong mười năm tới, Nga sẽ gia nhập trở lại hàng ngũ các cường quốc có hạng trên thế giới trong trật tự đa cực.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm hợp tác và kiềm chế giữa các nước lớn từ thập niên 90 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế chính là chìa khoá để xác lập vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Bởi vậy cần phải phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu, xuất phát từ ba lí do : - Bất kỳ chính phủ nào muốn duy trì sự ổn định chính trị thì trước hết phải cải thiện được đời sống của tầng lớp nhân dân. - Bất cứ nước nào muốn có vị thế trong quan hệ quốc tế mới, muốn mở rộng giao lưu hội nhập vào cộng đồng quốc tế thì trước hết phải có thực lực về kinh tế và nay là thời cơ để làm việc đó. Trong thời đại ngày nay, an ninh kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền an ninh của mỗi nước.Tất cả các quốc gia đều nhận thức được rằng phát triển nền kinh tế là cần thiết và cấp bách hiện nay. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế thế giới thời gian qua kể từ sau chiến tranh lạnh kết thúc là sự tăng trưởng tương đối liên tục tuy không cao và chưa thật ổn định. Đó là lý do chiến tranh kết thúc đã phá vỡ bức tường ngăn cách kinh tế thế giới thành hai nền kinh tế song song và đối lập nhau. Kinh tế thế giới trở thành một thị trường thống nhất cùng với khoa học công nghệ không ngừng phát triển đã giải phóng sức sản xuất của toàn thế giới. Tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thế giới đã được cơ cấu lại theo hướng liên kết hoá, toàn cầu hoá đã đẩy mạnh quá trình giao lưu kinh tế quốc tế, trước hết là về thương mại và đầu tư làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, nó trở thành một qui luật khách quan. Nhưng đồng thời xu thế này gây ra những bất lợi cho các nước đang phát triển, những nước yếu, do quá trình toàn cầu hóa mà khoảng cách giữa các nước giàu nghèo càng lớn lên, dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới. Hầu như nền kinh tế thế giới đều chịu sự chi phối của các nước lớn, đặc biệt là ba trung tâm tư bản lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản. Các nước lớn này vẫn tiếp tục dùng các hàng rào thuế quan và phi thu quan như biện pháp hữu hiệu để bảo vệ lợi ích riêng của họ trong thương mại quốc tế cũng như để trả đũa đối tác. Những hành động này đã và đang gây nên những tranh chấp trong thương mại, tạo những bất lợi cho nền kinh tế thế giới. Với trào lưu liên kết khu vực và toàn cầu hoá với thực trạng đan xen lợi ích giữa các quốc gia trên lĩnh vực kinh tế là một vấn đề tất yếu. Với bước phát triển mới của khoa học kỹ thuật hiện đại đưa đến sự bùng nổ các thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Nhìn từ góc độ kinh tế thế giới, nhất thể hoá và khu vực hoá, tập đoàn hoá đều đang phát triển và trở nên sâu sắc hơn. Sau chiến tranh lạnh, kinh tế thị trường đã phủ khắp toàn cầu, xu thế phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác và thẩm thấu lẫn nhau về kinh tế trong phạm vi toàn cầu đã không ngừng tăng lên, nhất thể hoá kinh tế thế giới bước vào một giai đoạn mới, xu thế này diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là những cấp độ khác nhau của quá trình nhất thể hoá không chỉ kinh tế, thương mại mà còn cả chính trị và văn hoá. Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, xu thế liên kết kinh tế dẫn đến sự ra đời của các tổ chức thương mại, tài chính quốc tế khu vực như WTO, IMS, WB, NAPTA, APEC...Các tổ chức này có vai trò ngày càng tăng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. Toàn cầu hoá làm gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Do vậy đây là một trong những điều kiện thúc đẩy hợp tác quốc tế không chỉ ở phạm vi quốc gia khu vực mà cả trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời toàn cầu hoá làm gia tăng khả năng các nước có tiềm lực kinh tế chính trị mạnh can thiệp vào các nước khác, vì thực chất với xu hướng của toàn cầu hoá thì luật chơi nằm trong tay các nước giàu. Đây là một trong những nguồn gốc dẫn đến bùng nổ xung đột dưới những dạng thức khác nhau trong quan hệ quốc tế hiện đại : Những xung đột về thể chế, chính trị, sự khác biệt trong quan điểm hệ thống các giá trị. Tình hình trên đã dẫn đến những biểu hiện mới về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia dân tộc, quan hệ giữa độc lập dân tộc và toàn cầu hoá tạo sự phát triển, nhất là về kinh tế giữa các quốc gia. Đây cũng là chiêu bài mà các nước tư bản lớn nuôi tham vọng áp đặt giá trị riêng của mình cho toàn cầu. Trật tự thế giới mới mà người ta nói đến trong ba mươi năm cho đến vẫn chưa ai hình dung được bóng dáng của nó như thế nào. Đó đây đã có tiếng nói bi quan về quá trình toàn cầu hoá, vì bên cạnh những mặt tích cực thì thách thức của nó cũng rất lớn. Nhưng cũng cần thấy rằng quá trình liên kết khu vực và toàn cầu hoá là một xu thế không thể cưỡng lại được. Vấn đề đặt ra là các nước có nền kinh tế yếu kém hơn làm thế nào để vượt qua được thách thức trong khi vận dụng được những mặt lợi trong quá trình hộp nhập và những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật để phát triển nền kinh tế nước mình. Có thể nhận ra một cách rõ ràng, ở đâu có lợi ích nhất là về kinh tế thì ở đó cũng có xung đột và tranh chấp. Nguyên nhân sâu xa của mọi xung đột đều xuất phát từ lợi ích quốc gia. Khi mà kinh tế trở thành quyết định trên trường quốc tế thì tất cả các nước đều muốn phát triển kinh tế để nâng cao vị thế của mình đồng thời qua đó để kiềm chế đối phương. Những hành động này đã và đang gây nên những tranh chấp thương mại, có khi phát triển thành cuộc chiến tranh thương mại, tạo nhiều bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu, cũng như kinh tế của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Dưới đây là quan hệ cụ thể của một số nước trong lĩnh vực kinh tế Quan hệ kinh tế Mỹ – Nhật : Từ sau chiến tranh lạnh, Mỹ và Nhật Bản vừa là bạn hàng thương mại quan trọng nhất vừa là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Mỹ ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Sự xâm nhập và tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản khăng khít đến mức không thể tách biệt sự phát triển của mỗi nước. Mỹ là thị trường, nơi đầu tư lớn nhất của nền kinh tế Nhật Bản còn Nhật cũng là bạn hàng lớn thứ 2 của Mỹ sau CANADA. Điều này thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế hai nước cũng như nền kinh tế thế giới. Ngoài quan hệ song phương hai nước còn phối hợp chặt chẽ với nhau trong các quan hệ đa phương và khu vực như trong WTO, OECD, IMP, WB và APEC. Tuy nhiên trong quan hệ song phương vẫn còn tồn tại những vấn đề, đặc biệt là thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật. Cho đến nay, Nhật vẫn là nước có nền kinh tế đóng nhất là với các sản phẩm dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Mỹ cho rằng việc Nhật Bản tiếp tục không tiêu thụ nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ do phần còn lại của thế giới sản xuất có tác động kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhật Bản là nước giàu nhất châu á cho nên chắc chắn các doanh nghiệp và người lao động Mỹ sẽ có lợi nhiều hơn nếu như Mỹ chịu mở cửa cho hàng hóa Mỹ ồ ạt vào Nhật Bản. Đầu thập kỉ 90, Nhật Bản được coi là nền kinh tế tràn đầy sức sống và có nhiều triển vọng trở thành lớn nhất thế giới, còn Mỹ đứng trước nguy cơ của nền kinh tế yếu kém. Điều này buộc Mỹ phải có những chính sách “thích hợp”, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn. Khi thế giới bước vào đầu thế kỷ 21 thì có những thay đổi đảo ngược. Nước Mỹ vươn dậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp hai lần Nhật Bản trong một thập kỷ qua. Rõ ràng Nhật Bản phải đương đầu với nhiều khó khăn kinh tế hơn so với Mỹ trong thời gian gần đây. Đặc biệt khi Mỹ nắm được cơ hội trở thành nước dẫn đầu trong cuộc cách mạng khoa học thì sự ốm yếu của nền kinh tế Nhật trở thành mối quan tâm hàng đầu của Mỹ và toàn thế giới. Điều đó đã làm thay đổi “vấn đề Nhật Bản” tạo ra một sự hoán vị trong thập kỷ 90. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm giảm tầm quan trọng của các liên minh an ninh kể cả liên minh Mỹ – Nhật. Điều đó làm cho giới “diều hâu kinh tế” ở Mỹ yêu cầu quốc hội và chính phủ phải có những biện pháp cứng rắn hơn trong những đàm phán thương mại với Nhật Bản. Tuy nhiên do sự trỗi dậy của Trung Quốc mà xu hướng này giảm đi. Quan hệ song phương Mỹ – Nhật là quan hệ từ phụ thuộc đến cạnh tranh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, Mỹ là kẻ vừa chiếm đóng vừa bảo trợ cho công cuộc tái thiết nước Nhật. Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ về vốn, công nghệ, thị trường cũng như nguyên vật liệu. Quan hệ giữa hai nước tương đối bình yên vì sự phụ thuộc một chiều này. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt tập trung vào việc đuổi bắt công nghệ và định hướng xuất khẩu, sản phẩm Nhật ngày càng phổ biến trong thị trường Mỹ. Và đến những năm 70, Nhật Bản đã có thặng dư thương mại với Mỹ duy trì tới tận ngày hôm nay. Kể từ đó, sự phụ thuộc một chiều không còn nữa mà thay vào đó là những xung đột và mâu thuẫn thương mại song phương. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 90, quan hệ kinh tế Mỹ Nhật cũng như chính sách kinh tế của hai nước đối với nhau có nhiều thay đổi, những thay đổi này chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kinh tế toàn cầu. Mỹ dùng tất cả những khả năng gây áp lực có thể trong mọi diễn đàn thương mại WTO, APEC... để đưa ra những sáng kiến mở rộng thị trường Nhật Bản và tối đa hoá những lợi ích kinh tế của Mỹ. Mỹ hướng vào “một chính sách khuyến khích buôn bán mở nhưng công bằng” bảo đảm “mở cửa hoàn toàn các thị trường nước ngoài và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ”. Chính phủ Mỹ tiến hành nhiều biện pháp gây sức ép mạnh mẽ tới các nước bạn hàng. Thứ nhất là gây sức ép mở cửa thị trường. Điển hình như vấn đề “đòi hỏi tự nguyện hạn chế xuất khẩu xe hơi sang Mỹ” đối với Nhật Bản vào năm 1994. Trong năm này, Nhật Bản xuất khẩu ôtô sang Mỹ với tổng giá trị 40,3 tỷ USD, nhưng lại chỉ nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ với số lượng rất nhỏ là 3,5 tỷ USD. Các công ty của Nhật Bản chiếm tới 24% thị trường ôtô của Mỹ, trong khi đó các công ty Mỹ chỉ giành được 1, 5% thị trường Nhật Bản. Trong nhiều tháng, chính quyền B. Clinton đã cố gắng liên tục mở cửa thị trường ôtô của Nhật Bản ở cả ba nhóm hàng : Ôtô nguyên chiếc, các bộ phận hợp thành cho các ôtô mới và các chi tiết cho các loại ôtô khác nhau. Trong khi đưa ra yêu cầu này, phía Mỹ còn liên tục đe doạ sẵn sàng trừng phạt nếu Nhật Bản không tỏ ra thiện chí. Thứ hai để hỗ trợ cho các bộ phận được xem là yếu trong cơ cấu kinh tế ( dễ bị tổn thương, dễ bị lấn át giành mất thị trường) do các hoạt động mà phía Mỹ cho là không trung thực như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu... Mỹ cũng chính thức thể hiện rõ ý định sẵn sàng áp dụng mục 301 của Luật Thương Mại cho phép Mỹ trả đũa những hành động bị cho là không chính đáng. Biện pháp này có thể tác động đến hàng hoá của bất kỳ nước nào đang xuất khẩu vào Mỹ. Từ năm 1988, Mỹ đã tăng cường áp dụng điều luật này. Hàng năm, Mỹ lập một danh sách các đối tác vi phạm và gửi khiếu nại cho GATT và sau này là WTO để tiến hành các cuộc đàm phán. Đối với trường hợp những đàm phán không có hiệu quả, những đòn trừng phạt sẽ được thực hiện trong vòng 18 tháng. Để tác động tới những bạn hàng không có cách ứng xử cho phù hợp với lợi ích của Mỹ, chính phủ Mỹ không ít lần sử dụng trừng phạt thương mại và những biện pháp gây áp lực khác. Từ năm 1980 đến năm 1986, Mỹ đã có 350 lần tiến hành thủ tục đối phó với việc bán phá giá, 28 lần tiến hành đối phó với trợ cấp của các chính phủ nước ngoài đối với những mặt hàng xuất khẩu của họ. Từ năm 1992 đến năm 1996, Mỹ đã 61 lần thông qua những quyết định đặc biệt với mục đích thay đổi chính sách của 35 nước, bao gồm những trừng phạt từ cấm bán hàng hoá nhằm mục đích quân sự cho một nước nào đó (trường hợp Nigeria năm 1993) đến cấm vận thương mại và đầu tư... Nhờ những nỗ lực và áp dụng những phương pháp nêu trên mà Mỹ đã mở rộng hơn được cửa vào nền kinh tế Nhật Bản. Các công ty Mỹ đã có điều kiện thuận lợi hơn so với trước đây để vào thị trường Nhật trong lĩnh vực mà Mỹ có ưu thế cạnh tranh như viễn thông, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, sản xuất điện thoại cầm tay, ôtô... Tuy nhiên cho đến nay thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản chưa thấy dấu hiệu thuyên giảm. Xuất phát từ những thực tiễn trong quan hệ Mỹ – Nhật mà Mỹ đưa ra những chính sách, định hướng với nền kinh tế Nhật đó là : Mở cửa thị trường Nhật nhằm tạo ra một quan hệ đối tác mới và khác biệt, nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế Mỹ. Trong thực tế, Mỹ đã vận dụng hết mọi khả năng có thể trong quan điểm của WTO để hạn chế hàng hoá Nhật tràn vào thị trường Mỹ. Trong điều kiện này chính sự hợp tác an ninh chính trị chặt chẽ với Nhật Bản lại tạo ra những khả năng gây áp lực tối đa cho Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Tuy vậy, Nhật cũng tự hiểu là họ vẫn có lợi ích hơn so với việc tăng chi phí quốc phòng. Quan hệ thương mại Mỹ – Nhật đã bắt đầu bước vào giai đoạn bình đẳng hơn tuy nhiên quan hệ bình đẳng với ý nghĩa thực sự vẫn còn đang xa vời giữa Mỹ và Nhật Bản hãy còn chất đống những vấn đề khó khăn cần giải quyết. Vì vậy quan hệ kinh tế thương mại Mỹ – Nhật vẫn sẽ tiếp tục phát triển tuân theo mô hình trong đấu tranh sẽ tìm kiếm thoả hiệp, thoả hiệp rồi sẽ lại đấu tranh nữa. Quan hệ kinh tế Mỹ – Nga : Trong cuộc chiến tranh lạnh, quan hệ chủ yếu giữa Mỹ- Nga là quan hệ đối đầu trực tiếp trên mọi lĩnh vực nhưng chủ yếu là trên lĩnh vực quân sự và chính trị. Hai bên đều gia sức chạy đua vũ trang nên hầu như hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế là không có. Sau chiến tranh lạnh, quan hệ hợp tác về kinh tế cũng có nhưng hầu như không đáng kể, tuy nhiên khi hai bên đã có quan hệ với nhau về kinh tế thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột. Đầu tháng 3/2002, tổng thống Mỹ G.Bush đã quyết định áp dụng mức thuế đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ 8 đến 30%. Quyết định này đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu thép. Hơn 20 nước, trong đó có EU, Nhật Bản và Nga... đã khởi kiện lên WTO, đồng thời tuyên bố tiến hành các biện pháp trả đũa. Ngày 10/3 để trả đũa việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép, Nga đã quyết định cấm nhập khẩu gia cầm từ Mỹ. Nếu để tình trạng này kéo dài, ngành chăn nuôi gia cầm của Mỹ sẽ bị thiệt hại nặng. Năm 2001, Nga nhập từ Mỹ 640 triệu USD gia cầm, chiếm 20% toàn bộ xuất khẩu của Mỹ sang Nga. Lo sợ rằng nếu cứ khăng khăng không chịu nhượng bộ, nhiều đối tác khác sẽ làm theo Nga nên tháng 4/2002, Mỹ đã phải nhân nhượng trước những yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm này của Nga. Đây là lần đầu tiên Mỹ phải chịu khuất phục trước biện pháp mạnh mẽ của nước khác. Tuy nhiên, đến nay cuộc chiến “sắt thép” vẫn chưa kết thúc, hơn nữa nó có thể kéo dài gây nên những tác động tiêu cực tới sự phục hội của nền kinh tế thế giới sau một thời gian suy thoái. Quan hệ giữa hai bên hầu như chỉ nằm trên phương diện chính trị là chính. Nga không phải là thị trường mà Mỹ chú trọng ưu tiên như tiềm lực vốn có của nó. Mỹ hầu như chỉ thông qua kinh tế để kiềm chế, áp đặt trong quan hệ quốc tế của Nga. Mỹ sử dụng hợp tác kinh tế hoặc đầu tư như một công cụ để kiềm chế Nga mà thôi. Quan hệ kinh tế Mỹ – Trung : Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một điều đáng lo ngại mà Mỹ phải hết sức quan tâm, tạo ra những thách thức cả về an ninh lẫn kinh tế.Thời gian gần dây, quan hệ kinh tế thương mại giưa hai nước không ngừng được củng cố và thúc đẩy do cả hai nước đều có nền kinh tế dầy tiềm năng.Tuy nhiên , Mỹ luôn muốn kiềm chế sự phát triển của nền KT Trung Quốc do Mỹ không muốn Trung Quốc vươn lên đối đầu với Mỹ, đe doạ vị trí lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế, do đó ngoài những lợi ích mà kinh tế, thương mại đem lại cũng đồng thời tồn tại những nảy sinh xung đột gay gắt. Quan hệ Mỹ – Trung trong việc hoạch định chính sách kinh tế Mỹ – Trung Quốc từ thập kỉ 90 đến nay, đều dựa trên cơ sở ba thông cáo chung (năm 1972, 1979, 1982). Nếu như trong thời kì chiến tranh lạnh quan hệ hai bên chủ yếu liên quan đến an ninh mỗi nước thì sau chiến tranh lạnh, phạm vi mối quan hệ này đã rộng rãi và phức tạp hơn nhiều, nhất là khi Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu trên thế mạnh. Sau chiến tranh lạnh, Mỹ xuất hiện nhiều cuộc tranh luận về chính sách đối với Trung Quốc. Có hai quan điểm trái ngược nhau : _Thứ nhất : Trung Quốc là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đang hiện đại hoá quân sự, đã trở thành mối đe doạ lớn đối với Mỹ do đó cần kiềm chế Trung Quốc. _Thứ hai : Với một Trung Quốc đang phát triển mạnh, việc áp dụng chính sách kiềm chế đối với Trung Quốc là không phù hợp với lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ. Trên thực tế Mỹ cũng nhận thấy rằng chính sách cô lập, kiềm chế vừa không phù hợp với lợi ích của Mỹ, vừa không khả thi, nếu thu hút Trung Quốc vào hội nhập vào hệ thống quốc tế và “dính líu” vào sự phát triển kinh tế bên trong và bên ngoài thì Mỹ mới có thể có được lợi ích kinh tế và ảnh hưởng về chính trị ở mức độ nào đó. Như vậy, thực hiện chính sách đối với Trung Quốc là kiềm chế có giới hạn, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền gắn với quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc đựơc coi là phù hợp với lợi ích của Mỹ. Với tầm quan trọng chiến lược cùng với sức mạnh nước lớn của Trung Quốc, khiến Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ. Từ những năm 90 trử lại đây, Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Mỹ thi hành một loạt các chính sách nhằm tìm cách thuc đẩy mối quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai bên. Mỹ đã xoá bỏ những trừng phạt về kinh tế đối với Trung Quốc mà Mỹ thi hành sau vụ Thiên Nam Môn, khôi phục lại các hình thức buôn bán, đầu tư, liên doanh, không phản đối các tổ chức tài chính quốc tế cho Trung Quốc vay tiền. Đồng thời đề ra một số chính sách và biện pháp buộc Trung Quốc mở thị trường như : thông qua buôn bán thúc đẩy Trung Quốc mở cửa hơn nữa cho hàng hoá Mỹ, thúc đẩy Trung Quốc xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, loại bỏ hệ thống quản lí phức tạp, hạ thấp thuế quan đánh vào hàng hoá Mỹ... Một vấn đề quan trọng trong chính sách kinh tế Mỹ với Trung Quốc là Mỹ luôn dùng việc xem xét qui chế tối huệ quốc như một công cụ điều chỉnh quan hệ kinh tế – thương mại với Trung Quốc. Việc hoạch định chính sách kinh tế giữa hai nước luôn được điều chỉnh qua các giai đoạn để nhằm đáp ứng những lợi ích của cả hai bên. Mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc hiện nay là mối quan hệ của hai đối tác không thể không có nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích. Điều này phù hợp với chính sách của cả hai phía. Mặc dù vậy, trong quan hệ kinh tế Mỹ – Trung Quốc từ thập kỉ 90 đến nay không phải mọi việc đều diễn ra xuôn sẻ. Có nhiều vấn đề gay cấn mà hai bên cùng nhau tháo gỡ như vấn đề nhân quyền với hợp tác kinh tế, vấn đề về qui chế tối huệ quốc, vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO... Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề dù hai bên cố gắng điều chỉnh nhưng mâu thuẫn vẫn còn kéo dài khó giải quyết. Thực tế, quan hệ Mỹ – Trung đặc biệt từ những năm 90 cho thấy đây là mối quan hệ rất phức tạp, luôn luôn có sóng gió, Trung Quốc không chịu nhượng bộ Mỹ và Mỹ cũng không chịu nhượng bộ Trung Quốc, tưởng chừng như mối quan hệ đó sắp sụp đổ đến nơi. Nhưng chỉ sau mười năm cho đến nay, mối quan hệ kinh tế Trung – Mỹ đã trở thành quan hệ tay đôi lớn nhất thế giới. Quan hệ kinh tế Nga – Trung : Sau chiến tranh lạnh, quan hệ kinh tế thương mại được phục hồi nhanh chóng, củng cố và phát triển,tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, tuy nhiên xung đột xảy ra cũng không phải là ít. Quan hệ thương mại - mậu dịch chiếm một vị trí quan trọng đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch ngoại thương. Ttrong tuyên bố chung “quan hệ Nga – Trung ” trước thềm ngưỡng cửa thế kỉ 21, cả hai nước đều có chung quan điểm về triển vọng chiến lược lâu dài nhằm củng cố quan hệ song phương. Nga coi trọng việc thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc để đối trọng với việc NATO mở rộng về phía Đông. Còn Trung Quốc muốn quan hệ với Nga để cân bằng ảnh hưởng với Mỹ trên trường quốc tế. Phát triển hợp tác thương mại Nga – Trung hiện nay thực sự là nhu cầu xuất phát từ hai phía. Với ưu thế về địa kinh tế, cơ cấu hàng hoá và đặc thù mỗi nước đều có thể bổ sung cho nhau, tạo điều kiện mở rộng qui mô hợp tác kinh tế. Hiện nay vùng Syberi và Viễn Đông của Nga đất đai rất rộng lớn và giàu tài nguyên còn chưa được khai thác đáng kể, trong khi đó Trung Quốc có lực lượng lao động đông đảo, hai bên đều muốn sử dụng lợi thế của mình trong hợp tác kinh tế. Mặc dù đang giữ tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định nhưng Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, về nhiều mặt còn kém xa Nga. Sự tiếp tục phát triển của kinh tế Trung Quốc còn khá phụ thuộc vào các yếu tố phát triển bên ngoài trong đó Nga chiếm một vị trí quan trọng. Còn đối với Nga, Trung Quốc là một ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại. Có thể nói vai trò trong tương lai của Liên Bang Nga ở châu á - Thái Bình Dương gắn liền với việc biến Syberi và Viễn Đông thành trung tâm phát triển và hợp tác mới của các nước trong khu vực mà Trung Quốc là nhân tố hết sức quan trọng. Nhìn chung, ngay từ năm 91, sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ kinh tế thương mại Nga – Trung được củng cố và phát triển nhanh chóng, trên cơ sở các chuyến thăm hữu nghị cấp cao, tạo điều kiện cho việc mở rộng hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, hàng loạt các hiệp định kinh tế được đưa ra và đạt được một số kết quả trong lĩnh vực xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nặng, lương thực thực phẩm, tài chính ngân hàng... Hợp tác đầu tư cũng là một trong những hướng có triển vọng trong quan hệ Nga – Trung. Trong các hình thức hợp tác kinh tế thương mại giữa Nga và Trung Quốc, quan hệ biên mậu dịch chiếm một vị trí quan trọng với ưu thế có 4200 km đường biên giới chung và với trọng tâm xây dựng vành đai mở phía Bắc, Trung Quốc đã tập trung xây dựng các vùng kinh tế tự do và phát triển mậu dịch biên giới. Trung Quốc cũng rất chú trọng hợp tác với Nga để nắm bắt khoa học công nghệ quốc phòng và các công nghệ cao cấp khác của Nga. Quan hệ kinh tế giữa Mỹ – EU : Tuy hai bên là đối tác lớn và quan trọng trên thế giới, nhưng những mâu thuẫn xung quanh “các cuộc tranh chấp thương mại” giữa EU và Mỹ đã cản trở việc phát triển thương mại và đầu tư cho cả hai phía, hai bên thưòng sử dụng biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Nếu như hai bên có thể giải quyết mâu thuẫn tranh chấp này thông qua đàm phán thì quan hệ thương mại đầu tư hai bên sẽ phát trển mạnh mẽ hơn, đúng với tầm vóc của nó trong thời gian tới. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, mặc dù Mỹ và EU là những thị trường phát triển nhất thế giới, luôn đòi hỏi thê giới tiến tới tự do hoá thương mại một cách mạnh mẽ, nhưng các thị trường này lại là những thị trường được bảo hộ một cách khá chặt chẽ. Các công cụ bảo hộ hữu hiệu thường được áp dụng là hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp giá... Ví dụ, EU hỗ trợ ngành công nghiệp của họ bằng những biện pháp như : cung cấp tiền mặt trực tiếp, tiếp cận các nguồn lực ưu đãi của chính phủ và sự ủng hộ của các liên đoàn sản xuất quốc gia. Vào nửa sau của thập kỉ 90, mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Tây Âu, chủ yếu là EU, cũng bộc lộ khá gay gắt. Mặc dù hiệp định về một thị trường xuyên Đại Tây Dương mới đã được Mỹ và EU kí kết, nhờ đó mà các hàng rào thuế quan đối với hầu hết hàng công nghiệp đã được giảm đáng kể giữa Mỹ và EU, nhưng các hàng rào phi thuế quan vẫn tiếp tục gây trở ngại cho quan hệ buôn bán xuyên Đại Tây Dương. Những trở ngại đáng chú ý nhất đối với buôn bán bắt nguồn từ những qui định, qui chế, tiêu chuẩn và các thủ tục đánh giá sự tuân thủ khác nhau bao trùm lên nhiều sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Chẳng hạn, ước có khoảng 121 tỷ USD hàng xuất khẩu của Mỹ sang EU năm 96 thì hơn một phần hai (66 tỷ USD) đòi hỏi một hình thức chứng nhận trong nước Mỹ. Những yêu cầu về kiểm tra và chứng nhận rườm rà như vậy đã làm tăng chí phí cơ bản hàng xuất khẩu của Mỹ lên 15%. Vài năm gần đây, người ta đã chứng kiến nhiều vụ tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU. Có những tranh chấp đã biến thành cuộc chiến thương mại như các vụ kiện hàng không dân sự, chính sách quản lí chuối của EU, hoocmon tăng trưởng ở bò, cây trồng biến đổi gen, an toàn vệ sinh gia cầm và thịt, trợ giúp xuất khẩu lúa mỳ và lúa mạch của EU, hạng ngạch nhập khẩu bột mỳ của Mỹ...Khi các tranh chấp xảy ra, trước hết hai bên đều lấy thủ tục dàn xếp tranh chấp của WTO làm phương tiện giải quyết. Sau khi không đạt được thoả thuận, hai bên sẽ tiến hành “trả đũa” lẫn nhau. Ví dụ : Năm 1995, Mỹ đã kiện EU lên WTO vì EU đã cấm nhập khẩu thịt bò xử lí hóc môn của Mỹ. Sau một cuộc chiến pháp lí dai dẳng, WTO đưa ra phán quyết : quyết định của EU đã tạo ra một rào cản trá hình đối với thương mại quốc tế. Ngày 17/5/1999, Mỹ đã trả đũa bằng cách đánh thuế nhập khẩu 116,8 triệu USD đối với các loại thực phẩm của EU như giăm bông của Đan Mạch, socola của Đức, mù tạt Dịon của Pháp... Năm 1998, EU thông qua qui định dán tem những cây đậu tương và ngô biến đổi gen mới. Cuộc tranh chấp của EU đã để lại những hậu quả kinh tế đáng kể cho Mỹ, bởi Mỹ là nước có nền công nghệ sinh học phát triển, thực phẩm biến đổi gen chiếm 20% lượng lương thực toàn quốc, đồng thời Mỹ cũng là nước xuất khẩu lớn mặt hàng này. Do vậy, xuất khẩu đậu tương chuyển gen của Mỹ sang EU đã giảm từ 9,85 triệu tấn (năm 1995) xuống còn 6,75 triệu tấn (năm 1999), kim ngạch xuất khẩu giảm từ 2,1 tỷ USD (năm 1996) xuống 1,1 tỷ USD (năm 2000). Một ví dụ khác là cuộc chiến về chuối : Để hỗ trợ cho việc xuất khẩu chuối của các nước đang phát triển ở châu Phi, vùng Caribe và Thái Bình Dương (ACP) vào thị trường EU, các nhà lãnh đạo EU đã quyết định miễn thuế nhập khẩu đối với các nhà cung cấp truyền thống thuộc khu vực này trong khi lại áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các nhà xuất khẩu phi truyền thống thuộc Mỹ Latinh (thu thuế 70 ecu/tấn đối với lượng hàng xuất khẩu bằng mức của năm trước và thu 850 ecu /tấn đối với lượng hàng vược trên mức đó, tức tương đương mức 200% theo giá thành). Điều đó làm dấy lên cuộc “chiến tranh chuối” giữa EU và Mỹ và Ecuador suốt nhiền năm qua. Có thời kỳ cuộc chiến này đã là điểm nóng, là nguyên nhân gây ra những biện pháp trả đũa lẫn nhau rất gay gắt trong thương mại giữa hai khối kinh tế thương mại thế giới. Mãi đến ngày 19/12/2001, hội đồng bộ trưởng nông nghiệp các nước EU đã đi đến một thoả thuận, theo đó các nước cung cấp nước truyền thống của EU từ châu Phi và vùng Caribe sẽ được hưởng 83% tổng số 2,1 triệu tấn quota nhập khẩu vào thị trường EU và Ecuador sẽ được hưởng 17% số quota còn lại. Thoả thuận này đưa ra một chế độ quota có ba mức thuế nhập khẩu khác nhau và chế độ này sẽ hoạt động cho đến năm 2006. Đến khi đó, chế độ quota này sẽ bị bãi bỏ và chỉ còn tồn tại thuế nhập khẩu. Thoả thuận này cũng bao gồm những biện pháp đền bù thiệt hại cho các nhà xuất khẩu của các nước châu Phi và Caribe. Do có thoả thuận này, số lượng chuối nhập từ Mỹ Latinh sẽ tăng từ 100 nghìn tấn lên đến 353 nghìn tấn và là kết quả tốt cho các nhà xuất khẩu của khu vực này. Các nhà xuất khẩu của EU sang thị trường Mỹ cũng sẽ có lợi. Họ sẽ lấy lại khoảng 200 triệu USD hàng năm do trước đây phải chịu những trừng phạt thương mại do Mỹ áp đặt đối với hàng xuất khẩu của EU vào Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã tuyên bố sẽ lại áp đặt sự trừng phạt 100 triệu euro nếu EU đưa ra hệ thống “ai đến trước phục vụ trước” trong vấn đề nhập khẩu chuối. Điều này phản ánh kết quả tác động của hàng chuỗi mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa hai trung tâm này. biểu hiện nổi bật nhất là cán cân thương mại của Mỹ với EU luôn bị thâm hụt. Thế cạnh tranh của thương mại Mỹ ngày càng sa sút. Cuộc chiến tranh về chuối giữa Mỹ và EU thực chất đó là sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường khu vực, bạn hàng của EU tại khu vực châu Mỹ La Tinh được mệnh danh là “sân sau của Mỹ”. Để củng cố vị thế của mình cho nên Mỹ cần có những bước đi khôn ngoan hơn. Chính sách ngoại giao – thương mại của Mỹ mang đầy những mâu thuẫn. Qua xung đột về mặt hàng chuối ta có thể thấy Mỹ tuyên bố đơn phương trừng phạt EU, điều này có nguy cơ phá vỡ vai trò làm trọng tài WTO, do xu thế và vị trí nên không phải lúc nào WTO cũng bảo vệ lợi ích của Mỹ. Mỹ tạo sức ép thực chất là để ép WTO ra lợi phán quyết cuối cùng có lợi cho Mỹ. Xu thế này đi ngược lại những cố gắng xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngăn cách để mở rộng thị trường thế giới. Còn rất nhiều những xung đột nữa giữa Mỹ – EU mà vấn đề không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn những lĩnh vực khác. Không chỉ đơn thuần là buôn bán, là lợi ích kinh tế của cả hai bên mà còn là vấn đề liên quan đến địa chính trị, liên quan đến lợi ích của nhiều nước nữa, không phải một sớm một chiều là giải quyết được mà vấn đề đòi hỏi là phải có thời gian. Trên đây chỉ là một số ví dụ về quan hệ hợp tác song phương giữa một số quốc gia, còn có rất nhiều các quan hệ khác trong phạm trù kinh tế thương mại giữa các nước lớn (như Trung – Nhật, Nga – Nhật, EU – Trung...). Như vậy, cũng như lĩnh vực chính trị, quan hệ kinh tế cũng là một mảng quan trọng chi phối đời sống quan hệ quốc tế. Các nước lớn đều muốn tham gia việc phát triển kinh tế nhằm gây ảnh hưởng của mình lớn hơn trong quan hệ quốc tế. Đây cũng là xu thế để thúc đẩy mục tiêu đa phương hoá lớn hơn. Cùng với những khoản lợi thu được từ quá trình tự do hoá thương mại, số lượng các vụ tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ biện pháp của các quốc gia và vùng lãnh thổ dựng lên nhằm bảo hộ cho hàng hoá của mình. Khi các tranh chấp xảy ra sẽ gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế của các nước liên quan cũng như đối với thương mại thế giới. chương 3 triển vọng về quan hệ giữa các nước lớn trong thời gian tới Những nghiên cứu về quan hệ quốc tế trong suốt quá trình từ trước chiến tranh lạnh đến nay, đã cho thấy, xung đột và hợp tác là hai quá trình luôn tồn tại song song, trở thành một nhân tố khách quan luôn luôn chi phối đời sống quan hệ quốc tế của tất cả các nước. Bước vào thế kỷ mới, với xu thế toàn cầu hoá đã làm cho thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn mà chúng ta không thể lường trước được. Mặc dù vẫn còn những mâu thuẫn và xung đột nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trong thời gian tới xu thế chung của thế giới là hoà hoãn hoà bình, ổn định hợp tác đển phát triển. Trong vài thập kỷ tới sẽ ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình hợp tác là xu thế phát triển lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của quốc gia, dân tộc. Xu thế này thể hiện trong việc các nước lớn không ngần ngại điều chỉnh cho từng quan hệ, các cặp quan hệ song phương Mỹ – Nga, Mỹ – Trung, Mỹ – Nhật...Không ít các mâu thuẫn, các xung đột nảy sinh trong quá trình hợp tác về kinh tế, chính trị và cả văn hoá - xã hội. Các quốc gia sẽ hợp tác để khai thác lợi ích của mỗi bên, vừa đấu tranh trong khuôn khổ hòa bình, ổn định ở thế cân bằng. Các nước trên thế giới nói chung và các cường quốc nói riêng đều muốn vươn lên để có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc tế. Quan hệ giữa các nước lớn và tương quan lực lượng của nó phải tính đến rất nhiều yếu tố, sự liên kết kinh tế thương mại giữa các nước lớn đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị to lớn. Các nước cũng phải tính đến lợi ích của đối tác cũng như phải cạnh tranh để không mất đi lợi thế của mình. Các mối quan hệ song phương và đa phương đều vận động trong một tương quan lực lượng hết sức phức tạp và chưa được định hình rõ nét hiện nay. Các nước lớn tăng cường các quan hệ đồng minh nhằm gây sức ép sao cho có lợi nhất cho mình. Tất cả các nước đều có những lợi ích căn bản trong việc duy trì đối thoại tránh gây đổ vỡ đối đầu trong quan hệ quốc tế. Đây là mối quan hệ phức tạp nhất bởi mâu thuẫn cơ bản về thế giới quan, về chiến lược và ý thức hệ giữa các nước lớn khó có thể dự đoán chính xác được, bên cạnh đó các nước chia sẻ những lợi ích to lớn cả về kinh tế lẫn chính trị. Sự tồn tại song song của các lợi ích tương đồng cùng mâu thuấn nhiều mặt tạo nên một tình trạng không phải lúc nào cũng ổn định. Trong thực tế, các mối quan hệ quốc tế giữa các nước đã luôn kiềm chế nhau rồi. Song, do xu hướng vận động của thế giới mới, đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, việc các nước liên kết phụ thuộc lẫn nhau cùng chia sẻ lợi ích là điều mà bất kỳ nước nào dù muốn hay không vẫn phải theo vì sự tồn tại của mình. Thế giới đang ở vào thời kỳ chuyển ngoặt lịch sử. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện lực lượng thế giới vẫn còn đang biến động và chưa được xác định rõ, có người cho rằng đó là cục diện “nhất siêu đa cường” . Cũng có người cho rằng đó là kết cấu đa tầng lớp. Theo các nhìn nhận hiện nay, cục diện lực lượng thời đại mới phức tạp hơn nhiều, hơn nữa hình thức chủ yếu của sự đọ sức giữa các nước lớn và động lực cơ bản của những biễn đổi về so sánh lực lượng quốc tế trong thời kỳ mới là cuộc chạy đua về kinh tế, nhằm nâng cao tiềm lực, sức mạnh kinh tế của mình. Thế giới bước vào thế kỷ 21 với cả hy vọng và lo âu. Mặc dù chiến tranh lạnh đã lùi vào dĩ vãng song kỷ nguyên hoà bình vẫn chưa thực sự đến. Có rất nhiều vấn đề đe doạ thế giới như chiến tranh tôn giáo, sắc tộc, vấn đề bùng nổ dân số, huỷ hoại môi trường...Bởi vậy muốn giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải có sự hợp tác của tất cả các nước. Quan hệ quốc tế là mối quan hệ về bản chất đã luôn phức tạp bởi thế giới biến đổi không ngừng. Trong thời gian tới, tính chất phức tạp trong quan hệ quốc tế không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Tất cả đều xuất phát từ lợi ích riêng biệt của các quốc gia. Trong xu hướng toàn cầu hoá cũng có nghĩa là các nước phải điều chỉnh chiến lược để duy trì và phát triển thế mạnh của mình. Tham vọng “bá chủ toàn cầu” trong tư duy của nước Mỹ là không thay đổi. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới chỉ còn lại một siêu cường duy nhất là Mỹ thì tham vọng này càng lớn hơn bao giờ hết. Mục tiêu chiến lược đưa ra của Mỹ là ngăn chặn xuất hiện một đối thủ, Mỹ vẫn coi trọng “năng lực đối phó quân sự” và luôn luôn coi trọng lợi ích quốc gia mình. Mỹ ý thức được sức mạnh của mình, do mối đe doạ Liên Xô không còn, Mỹ trở thành cường quốc cả kinh tế, quân sự...Chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21 mang đậm sắc thái “chủ nghĩa một cực” với tiếp tục có lực lượng quân sự mạnh để duy trì vị trí siêu cường duy nhất. Đối với khu vực châu á, Mỹ còn kèm theo nguyên tắc lí luận “mở cửa” và “cây gậy”. ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, Mỹ muốn tăng cường quan hệ song phương nhất là Nhật và Trung Quốc, đưa ra chiến lược “chia để trị”. Mỹ đã tự tạo ra tính không đồng thời yêu cả Mỹ lẫn Nhật và hai quốc gia này phải đi theo con đường đối địch nhau. Trong “báo cáo về lợi ích của Mỹ” (tháng 7 năm 1996) có “năm lợi ích sống còn của Mỹ” trong đó có đề cập tới việc sự xuất hiện của các thể lực á - Âu, ngăn chặn sự xuất hiện của một cường quốc có khả năng thách thức sự chi phối của Mỹ đối với các đại dương. Mỹ chủ trương nhất quán không để châu á hình thành vùng kinh tế giống như liên minh châu Âu, Mỹ không muốn nước nào vươn lên, đe doạ vị trí lãnh đạo của Mỹ. Mỹ luôn đặt mình vào vị trí trung tâm và bằng mọi giá phải giữ cho được vị trí này. Tham vọng “chiến lược á - Âu” của Nga tiêu tan do sự sụp đổ về kinh tế với tư cách là cầu nối quan trọng á - âu. Sau chiến tranh lạnh, cùng với việc khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế – chính trị, uy tín của Nga bị giảm sút đáng kể. Chiến lược ưu tiên của Nga là xây dựng kinh tế trong nước, họ nhận thức được rằng “chỉ trên cơ sở phát triển kinh tế ổn định Nga mới có thể đạt được lợi ích quốc gia”. Điều này phản ánh đậm nét là Nga đang củng cố chỗ đứng của mình nhằm khôi phục lại uy tín của mình trên trường quốc tế. Cùng với sự trỗi dậy của nền kinh tế trong thời gian qua của Trung Quốc đã gây ra sự chú ý đặc biệt với thế giới. Từ trước Trung Quốc đã được xem bản chất chiến lược thế kỷ 21 của Mỹ là chiến lược hai đầu Âu - á, Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc và “kiềm chế Trung Quốc”. Vì vậy Trung Quốc đề ra “chiến lược hai tam giác” với việc xây dựng Nga – Trung – ấn, Nga – Trung – Nhật quyết làm cho tam giác Trung – Mỹ – Nhật thành tam giác đều bằng việc tăng cường quan hệ Trung – Mỹ để tạo quan hệ ngang bằng với Mỹ – Nhật tuy nhiên điều này khó thành công, mối quan tâm lớn nhất của Mỹ hiện nay cũng như trong tương lai là mở rộng thị trường. Có thể nói chiến lược cơ bản của Mỹ với Trung Quốc là mở rộng thị trường Trung Quốc nhằm giữ cho mối quan hệ hai nước ổn định trong tiến bộ nhất định. Ông Giang Trạch Dân đã khẳng định “kiên trì và coi đó là tư tưởng ngoại giao lâu dài của Trung Quốc”. Dẫu rằng để nâng quan hệ Mỹ – Trung lên ngang tầm Mỹ – Nhật sẽ gặp khó khăn do sự phụ thuộc vào tình hình chính trị nước Mỹ, nhưng nếu sự thống nhất khu vực được đẩy nhanh thì khoảng cách giữa Nhật và Trung Quốc sẽ tự mất đi trong quá trình thống nhất. Những chuyển động thực tế của tình hình quốc tế cho phép suy nghĩ rằng sự quá độ sang trật tự đa cực vẫn tiếp tục diễn ra cho dù rồi đây Mỹ chắc sẽ lợi dụng dưới chiêu bài chống chủ nghĩa khủng bố bằng mọi cách, kể cả sử dụng sức mạnh để tập hợp lực lượng đẩy nhanh quá trình đơn cực hoá thế giới do Mỹ lãnh đạo. Thế kỷ tới được coi là thế kỷ của khu vực châu á - Thái Bình Dương nơi mà Mỹ đang ấp ủ dự định xây dựng một cộng đồng dưới sự lãnh đạo của mình. Song sự kiện 11/9/2001 nhân tố chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, đấu tranh chống khủng bố đã được đặt vào tầm ngắm của các nhà hoạch định chiến lược và phân tích hệ thống quan hệ quốc tế. Nhưng dự báo vẫn chỉ là dự báo, tương lai là tiếp tục của hiện tại do đó những dự báo có thể là những suy lý logic dựa trên việc nghiên cứu bản thân hiện thực. Thảm hoạ ngày 11/9 đã tạo nên sự hình thành của “liên minh chống khủng bố”, quốc tế sẽ mở ra một thời kỳ mới trong chiến lược của mỗi nước lớn và giữa các nước lớn với nhau. Với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì nền kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ tăng lên nhanh chóng, quan hệ giữa các nước lớn chủ yếu là hợp tác để cùng tồn tại và phát triển, tuy nhiên không phải vì thế mà không có xung đột. Vấn đề phát triển kinh tế vẫn là ưu tiên số một của các quốc gia. Đồng thời với xu hướng toàn cầu hoá thì khoảng cách giàu nghèo giữa các nước trên thế giới lại càng rộng ra. Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ cũng tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hoá đi thẳng lên thời đại thông tin. Tuy vậy, thế giới chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin đưa đến những thay đổi rất to lớn trong quan hệ quốc tế, có nhiều khả năng một cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu sẽ thay thế cuộc chiến tranh lạnh hay chạy đua vũ trang trong thời gian tới. Như đã nói phần trên, trong một thế giới mà việc ưu tiên phát triển về kinh tế là nhân tố hàng đầu thì việc các nước bước vào một cuộc chạy đua kinh tế của mỗi nước là điều tất yếu. Bước vào thế kỷ 21, khi Trung Quốc lớn mạnh dần lên người ta sẽ thấy rõ hơn : kinh tế thị trường rõ ràng không chỉ là thành quả riêng của chủ nghĩa tư bản, hơn thế nữa thị trường còn được coi là một nhân tố nội tại của các quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thế kỷ 21, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn sẽ có sự điều chỉnh, cải cách để thích nghi. Do hoạt động ở phạm vi toàn cầu, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn có sức sống của nó, thích ứng được với yêu cầu phát triển mới của lực lượng sản xuất, đưa lại cho nhân loại những thành quả lớn hơn. Tuy nhiên sự phát triển không đồng đều, mất cân đối của nó, còn làm cho mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt hơn. Nếu như đầu thế kỷ 20, vai trò siêu cường của Mỹ được xác lập và từng bước tăng cường, nhất là khi Liên Xô sụp đổ thì đầu thế kỷ 21 vai trò của Mỹ trong nền kinh tế chính trị thế giới vẫn còn rất mạnh và vẫn chi phối thế giới ở nhiều mặt, nhưng tham vọng trở thành một cực duy nhất trên thế giới sẽ không thành công. Sự phát triển tất yếu của Nga, EU, Nhật Bản, Trung Quốc hạn chế và không cho Mỹ độc đoán áp đặt luật chơi. Nhật Bản và Tây Âu vẫn chịu sự chi phối của Mỹ nhưng cũng vấn là những “cực” có sức mạnh nhất định. Trung Quốc muốn trở thành siêu cường nhanh hơn, nhưng thời kì tăng trưởng nhanh nhất đã qua nên không dễ chi phối thế giới trong một tương lai gần. Nếu như vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, Nga khôi phục lại vị trí cường quốc của mình thì mặc dù có thể Nga sẽ là một quốc gia tư bản chủ nghĩa nhưng những nhân tố tích cực trong việc giải quyết phúc lợi xã hội thời kì Xô Viết sẽ được phục hồi và phát triển với phương thức mới. Nga sẽ không đi theo mô hình phương Tây, không quay lại mô hình cũ, nhưng cũng không thiết lập nổi mô hình phát triển á - Âu. Xu thế hiện thực của Nga sẽ là : học tập các nhân tố hợp lí của mô hình chủ nghĩa tư bản phương Tây và tái sinh những nhân tố tích cực trong việc giải quyết phúc lợi xã hội thời kỳ Xô Viết trên cơ sở phát huy bản sắc văn hoá. Trong tương lai quan hệ giữa các nước lớn xấu hay tốt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vai trò của các nước lớn Mỹ, Nhật, Nga, EU, Trung Quốc là rất quan trọng. Bởi vì quan hệ của các nước này đều có ảnh hưởng rất lơn đến tình hình quốc tế. Sự xác định vị trí của các nước lớn với chiến lược đối ngoại mới cùng tác động của nhiều nhân tố khác đã làm cho quá trình hình thành một trật tự đa trung tâm được thúc đẩy hơn. Tuy nhiên mức độ, chiều hướng phát triển của trật tự thế giới cũng phụ thuộc không nhỏ vào lĩnh vực kinh tế trong thế kỷ tới. Trong thế kỷ tới với xu hướng toàn cầu hoá, cộng sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế thế giới sẽ phát triển như vũ bão. Sự liên kết kinh tế sẽ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên cơ cấu của nền kinh tế thế giới đã thay đổi, nền kinh tế tri thức sẽ thay thế cho nền kinh tế công nghiệp. Đồng thời sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các nước lớn nói riêng, thì bên cạnh sự hợp tác, vấn đề xung đột và cạnh tranh cũng hết sức gay gắt nhất là giữa các trung tâm tài chính kinh tế lớn của thế giới. Chẳng hạn như quan hệ buôn bán Mỹ – Tây Âu – Nhật Bản, quan hệ giữa họ có xu hướng là cạnh tranh gay gắt, dữ dội song sự phối hợp và hợp tác cũng sẽ có những cơ hội phát triển mới và có thể trở thành xu thế chính trong quan hệ giữa các nước. Tuy nhiên, dù cho WTO đã được thành lập song chủ nghĩa bảo hộ cũng không vì thế mà tiêu tan, xu thế “quản lí buôn bán” vẫn sẽ phổ biến, vì vậy mà xung đột buôn bán giữa các nước là không thể tránh khỏi. Với những chỉ số kinh tế – xã hội đưa ra năm 2000 cho phép hình dung EU tương lai như một cực sức mạnh tương được với Mỹ. Bước vào thế kỷ mới, nền kinh tế EU đang cất cánh. Vì lẽ đó, nhiều nhà phân tích đã dự báo về sự nổi lên của EU như một cực của thế giới đa cực. Nhiều nhà dự báo cho rằng trọng tâm phát triển kinh tế ở thời kỳ tới là khu vực châu á - Thái Bình Dương và Nhật Bản sẽ là một trong những động lực chủ yếu dẫn dắt khu vực này, bất chấp giai đoạn suy thoái gần đây với chỉ số tăng trưởng âm, kèm theo sự phá sản hàng loạt ngân hàng và tổ chức tín dụng hàng đầu thế giới, Nhật Bản vẫn là một cường quốc thứ hai trên thế giới khi bước vào thế kỷ mới. Về phía Mỹ, việc xây dựng một cộng đồng châu á - Thái Bình Dương tuyệt nhiên không phải là một ảo tưởng chính trị. Kế hoạch này bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Bởi đây là một thị trường rộng lớn chiếm tới 2/3 dân số thế giới. Sức hấp dẫn kinh tế của khu vực đi kèm theo lợi thế các hiệp ước an ninh song phương đã làm cho giấc mơ Mỹ trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Xét về vị thế chiến lược, Nhật là một mắt xích cốt yếu trong vành đai đó, Mỹ sẽ làm tất cả để Nhật trở nên hùng cường về kinh tế trong thế kỷ tới để cùng chia sẻ lợi ích. Còn Trung Quốc và Nga, một học giả đã ví Trung Quốc cùng sự hưng thịnh của mình trong thời gian qua với hình ảnh “người khổng lồ thức dậy” làm rung ở châu á, đó là một hiện thực cho dù Mỹ có thực hiện một phương án “tối đa”, thì Trung Quốc trong vòng mười năm tới vẫn triển với nhiều “bất ngờ” theo con đường mà Trung Quốc đã chọn, tiến dần đến vị thế là một cực trong trật tự thế giới đa cực. Trong mười năm cuối thế kỷ 20, từ cường quốc loại 1, Nga rơi xuống cường quốc cấp độ loại 2, thậm chi kinh tế xếp loại 3 ( sau Trung Quốc, ấn Độ ). Nhưng điều đáng nói hơn cả, Nga vẫn hiện là một cường quốc về quân sự. Với nhiều tiềm năng to lớn của mình việc vươn lên tầm cỡ thế lực toàn cầu chỉ là vấn đề thời gian. Vị thế Liên Bang Nga cho phép Nga hội tụ được cả sức mạnh sức mạnh kinh tế Tây Âu và sức mạnh châu á - Thái Bình Dương, những ưu thế của Nga sẽ ngày càng nổi trội. Có thể dự báo rằng trong mười năm tới, Nga sẽ gia nhập trở lại hàng ngũ các cường quốc có hạng trên thế giới trong trật tự đa cực. Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với rất nhiều biến động. Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng kỷ nguyên hoà bình vẫn chưa thực sự tới. Trong thời gian qua, thế giới đã nhận thức được rằng, chỉ bằng riêng khoa học, công nghệ chắc chắn nhân loại sẽ không giải quyết nổi những vấn đề mang tính toàn cầu. Chỉ có liên kết và hợp tác ổn định, hoà bình để cùng nhau phát triển, nhân loại mới có thể được sức mạnh nhiều mặt vào giải quyết những vấn đề toàn cầu mang tính sống còn. Trong thời gian tới xu hướng toàn cầu hoá sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nó tạo ra sự phụ thuộc ngày càng lớn giữa các quốc gia về tất cả các lĩnh vực về kinh tế chính trị... Và có lẽ cả văn hoá và tư tưởng nữa. Thế giới phát triển trong xu thế mới là đa phương hoá và đa dạng hoá, kèm theo sự thay đổi của chính sách đối ngoại của mỗi nước, điều này càng làm cho quan hệ quốc tế thay đổi sâu sắc trong thời gian tới. Trong thời gian tới khả năng xảy ra chiến tranh thế giới hầu như không có, tuy nhiên chiến tranh cục bộ, xung đột về tôn giáo sắc tộc thì vẫn còn. Thế giới chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin. Xu thế nổi bật trong thời gian tới là xu hướng hoà bình hợp tác để cùng phát triển, ưu tiên cho kinh tế là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Cuộc chạy đua kinh tế sẽ thay thế cho cuộc chạy đua về vũ trang và đây là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Con người, quốc gia dân tộc... phụ thuộc vào điều kiện lịch sử nhưng đôi khi con người lại quên mất rằng chính chúng ta tạo ra lịch sử của chính mình. Bởi vậy, trật tự thế giới trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức nhân loại, của giới chính khách trên toàn thế giới về tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. kết luận Chiến tránh lạnh kết thúc, thế giới hai cực bị tan rã. Đây là biến cố lịch sử trọng đại có tính chất bước ngoặt trong lịch sử quan hệ quốc tế, nó làm thay đổi hoàn toàn cục diện quốc tế. Thế giới chuyển từ đối đầu hai cực dần sang hướng vận động của thế giới đa cực đa trung tâm. Đây là xu thế chính chi phối quan hệ quốc tế ngày nay. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng có xu hướng liên kết hợp tác để cùng phát triển. Nó làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao, ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh... Tuy nhiên do xuất phát từ vấn đề lợi ích mà trong hợp tác không tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột. Đây là vấn đề gây ra rất nhiều tranh luận mà các quốc gia đều quan tâm. Hợp tác và xung đột là phạm trù có tính quy luật khách quan. Vừa hợp tác vừa xung đột giữa các nước lớn có thể coi là một phương thức nhằm đảm bảo lợi ích mà các nước muốn đạt được. Nhìn một cách tổng thể, đặc trưng cơ bản của tình hình thế giới từ năm 91 đến nay, thì hợp tác và xung đột đã diễn ra theo hình thức và nội dung mới, đó là cạnh tranh và đấu tranh gay gắt của các lực lượng chính trị, của các quốc gia trong khuôn khổ hợp tác. Hợp tác và xung đột là hai xu thế chủ yếu qui định sự vận động và phát triển của tất cả các quốc gia trong thời kỳ quá độ sang một trật tự thế giới mới. Dù tính chất các cuộc xung đột diễn ra như thế nào thì xu thế hợp tác vẫn là xu thế chiếm vị trí chủ đạo, và xung đột không dẫn tới rối loạn, mất kiểm soát. Hoà bình và phát triển là dòng chảy chính của thế giới, những căng thẳng rối ren và những điểm nóng xung đột đã và đang tồn tại hoặc có nảy sinh, đều là dòng nước chảy ngược trong quá trình phát triển, không có khả năng làm thay đổi gốc rễ của sự phát triển. Là những cường quốc đã và đang có ảnh hưởng chính trị rộng lớn, tất cả các nước lớn đều muốn xây dựng một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Các nước đặt quan hệ ngoại giao với nhau đồng thời giao lưu hợp tác để phát triển kinh tế và mục đích an ninh. Trong hợp tác giữa các nước với nhau đã hàm chứa sự kiềm chế xung đột. Điều này xuất phát từ lợi ích riêng biệt của mỗi quốc gia, dân tộc, tuy nhiên quá trình này đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác lên một cấp độ mới, đó là xu thê toàn cầu hoá, đa bình diện đầy nghịch lý nhưng cũng rất sôi động trong bối cảnh thế giới hiện nay. Thế giới bước vào một thế kỷ mới với nhiều ước vọng cho tương lai tốt đẹp hơn mà trong đó hoà bình - hợp tác - hữu nghị cùng phát triển là xu hướng mà tất cả các quốc gia đều hướng tới. mục lục Trang Lời mở đầu Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ sau chiến tranh lạnh Khái quát quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ chiến tranh lạnh 1.2. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Chương 2 : Hợp tác và kiềm chế giữa các nước lớn từ thập kỷ 90 đến nay 2.1. Đặc điểm hợp tác và kiềm chế giữa các nước lớn 2.2. Quan hệ cụ thể giữa các nước lớn 2.2.1. Quan hệ về chính trị 2.2.2. Quan hệ về kinh tế Chương 3 : Triển vọng về hợp tác và kiềm chế giữa các nước lớn trong thời gian tới. Kết luận 3 3 8 15 15 17 17 33 49 57 Danh mục tài liệu tham khảo 1 – Tạp chí nghiên cứu Châu Mỹ ( Số 3 – 2001) 2 – tạp chí nghiên cứu Quốc tế (Số 5 tháng 10/99, số 3 tháng 6/99 : Học viện Chính trị HCM). 3 – Giáo trình chính trị học (Học viện Chính trị HCM). 4 – Tin tham khảo 24/2/2002 : Thông tấn xã Việt Nam. 5 – Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh : Viện thông tin kinh tế xã hội. 6 – Một số vấn đề về liên kết tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay: Hoàng Thụy Giang – Nguyễn Mạnh Hùng – NXBCT Quốc gia 2002. 7 – Chính sách đối ngoại các nước sau chiến tranh lạnh : Th.s Nguyễn Xuân Phách. 8 – Hợp tác và xung đột về chính trị giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh: T.s Nguyễn Hoàng Giáp. 9 – Nhìn nhận về lực lượng thế giới sau chiến tranh lạnh : Ts Thái Văn Long 10 – Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, phân tích và dự báo : Viện thông tin khoa học xã hội 2001. 11 – Quan hệ quốc tế : NXB Quân đội nhân dân 2001. 12 – Chiến lược và quan hệ kinh tế Mỹ – EU – Nhật Bản thế kỷ 21: Trung tâm kinh tế Châu á Thái Bình Dương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29711.doc
Tài liệu liên quan