Đề tài Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch trung quốc tại chi nhánh công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam

Sản phẩm là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp kinh doanh. Sản phẩm của Chi nhánh chính là các chương trình du lịch trọn gói. Chương trình du lịch trọn gói khi được xây dựng phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng được mục tiêu của Chi nhánh. Đối với đối tượng khách du lịch sang Việt Nam bằng thẻ du lịch thì việc xây dựng một chương trình du lịch hợp lý rất khó khăn do những vấn đề về an ninh và những vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, việc khách du lịch Trung Quốc có thể đến Hà Nội lại là một thuận lợi lớn, Chi nhánh có thể xây dựng các chương trình du lịch như “Hà Nội city tour”. hoặc các chương trình thăm các danh lam thắng cảnh trong vùng. Khi khai thác khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam bằng thẻ du lịch, Chi nhánh tập trung vào các tour chính như: Móng Cái - Vịnh Hạ Long - Hà Nội; Hà Nội – Trà Cổ; Hà Nội - Đồ Sơn; Hà Nội – Cát Bà. với thời gian khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong khi khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc, Chi nhánh sẽ có những điều chỉnh thích hợp với các nhu cầu của khách. Hiện nay, Chi nhánh chủ yếu khai thác thị trường khách ở các tỉnh phía nam Trung Quốc có biên giới với Việt Nam

doc79 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch trung quốc tại chi nhánh công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc. Nhìn chung, khách du lịch Trung Quốc là đối tượng khách có mức chi tiêu bình quân theo đầu người không cao. Tuy nhiên, các chương trình do Chi nhánh xây dựng có mức giá tương đối cao nên bình quân về chi tiêu ở Chi nhánh cũng tương đối cao, điều này thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây. Bảng 04: Chi tiêu bình quân của khách du lịch Trung Quốc Mục đích chi tiêu Đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%) Dịch vụ lưu trú VND 250.000 41,3 Dịch vụ ăn uống VND 115.000 19 Dịch vụ vận chuyển VND 125.000 20,6 Dịch vụ vui chơi, giải trí VND 60.000 10 Mua sắm và mục đích khác VND 55.000 9,1 Tổng cộng VND 605.000 100,0 (Nguồn : Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam ) Như vậy, sau dịch vụ lưu trú - là loại hình dịch vụ luôn chiếm tỉ lệ cao trong chi tiêu của một chuyến du lịch, thì dịch vụ vận chuyển đứng thứ hai. Có thể thấy rằng, chi phí cho vận chuyển ở nước ta còn cao, các dịch vụ bổ sung như dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ mua sắm chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Đây chính là mặt yếu của ngành du lịch nước ta, chưa tập trung vào khai thác các dịch vụ dễ thu lợi nhuận cao, mà trên thực tế, ở nước ta chưa có nhiều điểm vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch nên cũng không thể thu hút được khách trong tiêu dùng các dịch vụ bổ sung. 2.3.2.3. Cơ cấu khách du lịch Trung Quốc: Khách du lịch Trung Quốc của Chi nhánh hầu hết là khách du lịch thuần tuý (chiếm 90% tổng số khách du lịch Trung Quốc đến với Chi nhánh). Số còn lại là một lượng rất ít khách du lịch với mục đích thương mại, thể thao... Bảng 05: Cơ cấu khách du lịch Trung Quốc của Chi nhánh theo độ tuổi và giới tính Đơn vị tính ở cột số lượt khách: Lượt khách Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số lượt khách Tỉ lệ % Số lượt khách Tỉ lệ % Số lượt khách Tỉ lệ % 1. Theo giới tính 854 100 1658 100 2359 100 Nam 473 55,4 934 56,3 1319 55,9 Nữ 381 44,6 724 43,7 1040 44,1 2. Theo độ tuổi Dưới 25 tuổi 108 12,6 197 11,9 356 15,1 Từ 25 - 45 tuổi 482 56,4 900 54,3 1337 56,7 Trên 45 tuổi 264 31 561 33,8 666 28,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 1999, 2000, 2001 của Chi nhánh) Qua bảng trên, ta thấy tỉ lệ khách là nam giới luôn luôn cao hơn nữ giới. Điều này rất dễ hiểu, vì dân số của Trung Quốc nghiêng về phần nam giới nhiều hơn, thêm vào đó nữa là bất kể ở nước nào cũng vậy, số lượng nam giới đi du lịch luôn cao hơn nữ giới. Đối với thị trường khách Trung Quốc ở Chi nhánh thì số khách có độ tuổi từ 25 đến 45 chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn ở mức trên 50%. Đây là đoạn thị trường chính của Chi nhánh. Ngoài ra, số khách có độ tuổi trên 45 cũng rất cao, đều xấp xỉ ở mức 30%. Nếu phân theo hình thức tổ chức thì khách du lịch Trung Quốc đến với Chi nhánh chủ yếu là đi theo đoàn, mỗi đoàn thường từ 20 đến 40 người. 2.4. Những biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc của Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam: Thu hút khách du lịch là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Ngày nay, trong điều kiện kinh doanh cung đã lớn hơn cầu, việc thu hút khách càng là vấn đề nan giải của mọi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Trong thời gian qua, Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm làm tăng lượng khách đến với Chi nhánh. Sau đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thu hút thị trường khách du lịch Trung Quốc của Chi nhánh: 2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động: Đây là việc làm hết sức khó khăn nhưng nếu làm được sẽ đem lại kết quả rất lớn cho Chi nhánh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đã được ưu tiên hàng đầu ở Chi nhánh. Đặc điểm của đội ngũ lao động ở phòng điều hành tour (ở bộ phận kinh doanh nhận khách - inbound) là họ còn rất trẻ, lại năng động, nhiệt tình và rất giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Trung Quốc, họ được đào tạo ở trường Đại học Ngoại ngữ nên cũng rất am hiểu tâm sinh lý và văn hoá của người Trung Quốc. Sau khi được đào tạo về du lịch, họ đã biết phục vụ khách một cách tận tình và chu đáo nên ngày càng thu hút được khách du lịch Trung Quốc về với Chi nhánh. 2.4.2. áp dụng chính sách sản phẩm: Sản phẩm đặc trưng của các công ty lữ hành là các chương trình du lịch, mà đặc biệt là các chương trình du lịch trọn gói. Để xây dựng một tour du lịch trọn gói, Chi nhánh đã nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của khách du lịch, đồng thời căn cứ vào nguồn tài nguyên du lịch, môi trường, điều kiện thực tế tại điểm du lịch. Qua khảo sát thực tế, Chi nhánh đã tập trung vào khai thác các tour chính như: Hà Nội - Hạ Long; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn... Nhìn chung, sản phẩm của Chi nhánh tương đối đa dạng, phong phú, lại hợp với mong muốn của đối tượng khách du lịch Trung Quốc. 2.4.3. áp dụng chính sách giá: Bằng cách đưa ra nhiều mức giá khác nhau hoặc đưa ra các mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, đây chính là Chi nhánh đã áp dụng chính sách giá để thu hút khách. Sự phân biệt về giá có thể áp dụng cho các chương trình khác nhau, theo số lượng khách khác nhau. Một trong những đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc là thích giá rẻ, không cần tiện nghi sang trọng, đồ ăn thức uống đắt tiền mà chủ yếu là hợp khẩu vị, hợp túi tiền. Xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng của khách Trung Quốc như vậy mà trong thời gian qua, Chi nhánh đã xây dựng những chương trình du lịch có mức giá hết sức mềm dẻo, phục vụ khách với nhiệt tình vốn có, phù hợp với khả năng thanh toán và mong muốn của khách du lịch Trung Quốc. 2.4.4. Tăng cường liên doanh, liên kết: Để tạo ra và thu hút được các nguồn khách mới thì các hãng lữ hành phải không ngừng mở rộng các mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh khác, các hãng hàng không, các đơn vị có liên quan... Các quan hệ này thường được cụ thể hoá bằng lợi ích kinh tế dưới hình thức hoa hồng. Trong thời gian qua, Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam đã liên tục tạo mối quan hệ với các Công ty, cơ quan cùng địa bàn Hà Nội và ở các vùng phụ cận để tăng nguồn khách đến với Chi nhánh. Đối với các bộ, ban ngành hữu quan, Chi nhánh đã không ngừng củng cố và mở rộng mối quan hệ để việc tiến hành làm thủ tục xuất nhập cảnh, mua vé máy bay... được nhanh chóng, dễ dàng thuận tiện... Các hãng lữ hành thường gửi khách cho Chi nhánh là Công ty Du lịch Quốc tế Hữu Nghị Quảng Tây, Công ty Du lịch Quốc Lữ, Công ty Du lịch Đường sắt Bắc Kinh, Công ty Du lịch Thượng Hải. Như vậy, trong mối quan hệ liên doanh liên kết và thiết lập quan hệ, ta có thể nhận thấy Chi nhánh đã có mối quan hệ tương đối rộng rãi với các cơ quan đoàn thể và các tổ chức du lịch để phục vụ cho việc kinh doanh của mình được tốt hơn. Ngoài ra, Chi nhánh còn chủ động mở một văn phòng đại diện tại tỉnh Nam Ninh - Trung Quốc để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin đối với các khách hàng và thiết lập mối quan hệ với các hãng lữ hành của nước bạn. 2.4.5. áp dụng chính sách phân phối: Đối với khách Trung Quốc chủ động, Chi nhánh thường nhận khách từ các hãng gửi khách thông qua hợp đồng kí kết giữa hai bên. Các hãng này thường thông qua điện thoại, fax cho Chi nhánh để cung cấp thông tin về kế hoạch đón tiếp và họ trực tiếp nhận tiền của khách, sau đó chuyển sang Chi nhánh trước khi khách tới Việt Nam. Khi nhận được kế hoạch từ phía gửi khách, bộ phận điều hành của Chi nhánh phối hợp với các bộ phận khác để tiến hành đặt phòng, đặt vé, kế hoạch ăn uống, phương tiện vận chuyển tới các địa điểm khách đến trong hợp đồng. Đây là kênh phân phối chính mà Chi nhánh thường áp dụng, bởi vì nó có thuận lợi là dễ dàng bán được các tour trọn gói với số lượng lớn. Chi nhánh thường trả cho các công ty gửi khách mức hoa hồng trung bình dao động từ 5 - 12%, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên và số lượng khách mà họ gửi đến. Cũng có khi, Chi nhánh thông qua các đại lý Công ty Du lịch các tỉnh biên giới có cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc được phép đón khách Trung Quốc như Công ty Du lịch Lào Cai, Công ty Du lịch Lạng Sơn, Công ty Du lịch Hà Giang... Thông thường, Chi nhánh chịu trách nhiệm bố trí chương trình cho khách, có khi Chi nhánh thực hiện việc đàm phán giá cả trực tiếp với khách. Khi thực hiện xong chương trình thì Chi nhánh trích phần trăm cho các đại lý. Một số đoàn, Chi nhánh nhận đón tiếp khách phần chương trình tại Hà Nội, Hạ Long và Hải Phòng. 2.4.6. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo: Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc quảng cáo tương đối không cần thiết, tuy nhiên ngày nay, quảng cáo đã là một công cụ đắc lực giúp nhà kinh doanh nhanh chóng đưa mặt hàng của mình đến với người tiêu dùng. Chi nhánh cũng đã nắm được chiếc chìa khoá này nên trong nhiều năm qua, Chi nhánh liên tục xây dựng những chương trình mới để quảng cáo gửi đến tận tay thị trường khách hàng tiềm năng. Đối với những khách đã tham gia vào chương trình, Chi nhánh luôn có quà tặng in Logo của Chi nhánh để tặng cho khách hàng sau mỗi chuyến đi. Và Chi nhánh đã không quên giới thiệu những chương trình Chi nhánh đã xây dựng và những chương trình đặc biệt của Chi nhánh để thu hút khách quay trở lại với Chi nhánh. Công tác tuyên truyền quảng cáo của Chi nhánh đã phần nào thu hút được khách hàng đến với Chi nhánh và cũng đã phần nào tạo dựng được uy tín và hình ảnh của Chi nhánh trên thị trường du lịch. Nói tóm lại, bằng các biện pháp thu hút khách của mình, Chi nhánh đã và đang ngày càng củng cố uy tín của mình trên thị trường du lịch Việt Nam cũng như thị trường du lịch quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Với phương châm “khách hàng là thượng đế”, các nhân viên của Chi nhánh luôn tâm niệm rằng khi khách đã đến với Chi nhánh mình dù bằng cách này hay cách khác cũng phải luôn chú trọng phục vụ khách một cách tận tình chu đáo. Các chương trình du lịch của Chi nhánh khi đưa ra quảng cáo đều sát với thực tế tổ chức, không làm khách du lịch cảm thấy ngỡ ngàng khi thực sự tham gia tour đó. Các nhân viên của Chi nhánh luôn đề cao yếu tố chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ, vì vậy trong nhiều năm qua uy tín của Chi nhánh đã được khẳng định, số lượng khách đến với Chi nhánh tăng lên rõ rệt. Điều này đã khẳng định được nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Chương III : một số phương hướng và biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch là người Trung Quốc tại Chi nhánh OSC Việt Nam. 3.1. Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Trung Quốc đối với Việt Nam và Chi nhánh OSC Việt Nam. 3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam Hiện nay trên Thế giới, đang có sự thay đổi lớn về dòng khách. Nếu như trước đây, hai khu vực thu hút nhiều khách nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ thì ngày nay tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần, thay vào đó là thị trường du lịch ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương đang nổi lên như một thị trường hấp dẫn, mới lạ với khách du lịch. Khách du lịch quốc tế đến với khu vực này tăng lên 12 lần và thu nhập ngoại tệ tăng lên 5 lần trong 30 năm qua. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì năm 2001 vừa qua khu vực này đã đón được 122,6 triệu lượt khách quốc tế, riêng khu vực Đông Nam á đã đón được 60 triệu lượt khách. Tuy nhiên trong năm 2001 vừa qua đã xảy ra nhiều sự kiện gây chấn động dư luận Thế giới, ví dụ như “sự kiện 11/9” xảy ra tại Mỹ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch ở hầu khắp các quốc gia trên Thế giới. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi là nằm trên đường giao thông quốc tế, là trung tâm và là cửa ngõ của khu vực Đông Nam á, con người Việt Nam nhân hậu, mến khách, Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử vẻ vang với nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ, hoang sơ... tất cả những điều đó đã giúp Việt Nam trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trên Thế giới. Ngày nay, mặc dù tình hình xã hội và kinh tế Thế giới đang có nhiều biến động, song Việt Nam vẫn được coi là một nước có hệ số an toàn cao nhất Thế giới, chính vì vậy ngành du lịch Việt Nam vẫn đang trên con đường hội nhập và phát triển, ngày càng hoà nhập với các nước trong khu vực và trên Thế giới. Việt Nam luôn mở cửa hợp tác, liên doanh mở rộng thị trường và cố gắng vươn lên thành một quốc gia có uy tín trên thị trường ở cả mọi mặt, đặc biệt là về du lịch. Việt Nam đã có nhiều hiệp định hợp tác song phương và đa phương, đã có 18 hiệp định song phương được kí kết, ví dụ như hiệp định kí kết với các nước như: Cu Ba, ấn Độ, Trung Quốc, Nga... và 8 nước ASEAN. Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã có hợp tác kinh tế quốc tế với WTO, APEC, ASEM, ASTA và trong khuôn khổ các nước ASEAN... Vào năm 1981, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), năm 1989 là thành viên của DATA, năm 1996 là thành viên của ASLANTA. Ngoài ra, Việt Nam còn hợp tác với trên 1.000 hãng du lịch trên Thế giới, với 50 nước và vùng lãnh thổ. Đây là những bước đi quan trọng, cần thiết để du lịch Việt Nam đến với thị trường du lịch Thế giới và khẳng định mình trên chính thị trường đó. Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá và du lịch sinh thái... Với việc xây dựng các chương trình, các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu du lịch tập trung tại các trung tâm lớn, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên nhằm phù hợp với tất cả các loại khách khác nhau. Nhìn chung trong mấy năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chương trình, biện pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cho nên thị trường khách du lịch quốc tế tương đối ổn định và phát triển, đặc biệt là thị trường khách du lịch Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc phát triển rất tốt. Hiện nay, theo thống kê và kết luận của Tổng cục Du lịch Việt Nam, có 9 thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất ở Việt Nam là Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, úc, Anh, Đài Loan, Đan Mạch, Thụy Sĩ. Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam là nhằm vào các thị trường Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Năm 2001 vừa qua, du lịch Việt Nam đã đón được 2,33 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng so với năm 2000 là 0,19 triệu lượt khách. Kết quả này đã chứng minh nỗ lực phấn đấu không ngừng của mọi thành viên trong ngành du lịch nói riêng và của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Mục tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam đến năm 2005 là 3,5 - 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, năm 2010 là 6 - 7 triệu lượt khách với thu nhập tương ứng là 2 tỷ USD và khoảng 4-5 tỷ USD. (số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam) Tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong cùng khu vực thì đó là những con số khiêm tốn. Theo dự kiến đến năm 2010, nước ta sẽ đón được 6 -7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong khi đó vào năm 1995, ở Thái Lan đã đón được 6,3 triệu lượt khách quốc tế, ở Malaysia đã đón được 7,3 triệu lượt khách quốc tế, ở Singapo đón được 6,7 triệu lượt khách quốc tế. Qua đó ta có thể thấy được, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song du lịch Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của Đất nước. Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công cuộc phát triển du lịch nước nhà. 3.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Trung Quốc đối với Việt Nam và Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam. 3.1.2.1. Tỷ phần của khách du lịch là người Trung Quốc trên thị trường du lịch Việt Nam. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng Đất nước cùng với việc coi trọng các hoạt động đối ngoại, Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Xác định thị trường khách du lịch là người Trung Quốc là thị trường khách lớn đầy tiềm năng của du lịch Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao và hợp tác làm ăn kinh tế để mọi ngành kinh tế đều có cơ hội phát triển, đặc biệt là ngành Du lịch. Được sự uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt nam đã kí quyết định ban hành “Quy chế tạm thời về quản lý và tổ chức đối với người Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp, vào nước ta tham quan du lịch” (quyết định số 229/QĐ - TCDL ngày 2/7/1998). Sau đó, Tổng cục Du lịch đã ra văn bản hướng dẫn số 758/TCDL ngày 31/7/1998 với một số nội dung: đối tượng cấp thẻ; giá trị sử dụng và lệ phí của thẻ du lịch; quy định đối với các Công ty lữ hành quốc tế; chế độ báo cáo; giá sàn cho các doanh nghiệp; qui định về khách sạn và phương tiện vận chuyển khách... Những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển số lượng khách du lịch Trung Quốc thực sự đã tạo đà cho du lịch Việt Nam “tiến một bước dài” trên con đường chinh phục thị trường khách du lịch Trung Quốc rộng lớn. Năm 1999, tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là khoảng 1,78 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch Trung Quốc chiếm khoảng 0,484 triệu lượt khách, xấp xỉ 27%. Năm 2000, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng không đáng kể, đạt con số khoảng 0,492 triệu lượt khách, chiếm khoảng 23% trên tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (2,14 triệu lượt khách). Đến năm 2001 vừa qua, tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc đã lên tới con số 29% trên tổng số khách du lịch quốc tế năm 2001 là 2,33 triệu, tức là khách du lịch Trung Quốc đạt khoảng 0,676 triệu lượt khách. (số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam) Như vậy trong năm 2001 vừa qua, lượng khách du lịch Trung Quốc tăng nhanh do những nguyên nhân chủ yếu như: Năm 1996, nước ta mở thêm và nâng cấp hầu hết các cửa khẩu ở vùng biên giới Việt - Trung như cửa khẩu tại tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lai Châu, tỉnh Lạng Sơn... bên cạnh đó Việt Nam đã cho phép khách du lịch Trung Quốc vào các tỉnh biên giới bằng giấy thông hành và tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc đã được nối liền tạo điều kiện thuận lợi cho khách qua lại dễ dàng hơn và từ đó lượng người Trung Quốc sang Việt Nam bằng đường bộ đã tăng lên rõ rệt. Ngày 2/7/1998, Tổng cục Du lịch Việt Nam có quy định số 229/QĐ - TCDL về việc ban hành quy chế tạm thời cho người Trung Quốc vào Việt Nam (tới tận Hà Nội) bằng giấy thông hành. Đến năm 1999, Nhà nước Việt Nam cho phép khách du lịch Trung Quốc được vào Hà Nội không cần visa, hộ chiếu mà chỉ cần Thẻ du lịch. Cho đến năm 2001, năm mở đầu của kỷ nguyên mới, ngành du lịch Việt Nam đã liên tục tổ chức các chương trình du lịch thu hút nhiều lượng khách du lịch quốc tế và đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đều biết khai thác thị trường khách chính của Việt Nam là thị trường khách du lịch Trung Quốc nên lượng khách Trung Quốc vào nước ta năm 2001 tăng đột biến so với năm 2000 là 137%. 3.1.2.2. Tỷ phần của khách du lịch Trung Quốc trong thị trường khách của Chi nhánh: Trong mười năm đầu xây dựng và phát triển, Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam đã có chiến lược kinh doanh đa dạng nhiều ngành nghề như Công ty mẹ là Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam. Cho đến năm 1995, nhận thấy khả năng kinh doanh du lịch trên thị trường du lịch trong và ngoài nước, Chi nhánh đã mạnh dạn tuyển chọn nhân viên chuyên ngành du lịch để đầu tư và khai thác thị trường du lịch tiềm năng của Đất nước. Đội ngũ nhân viên ở phòng điều hành tour - bộ phận nhận khách lại hầu hết là các cựu sinh viên trường Đại học ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Trung Quốc, cho nên chiến lược kinh doanh của Chi nhánh là khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc. Nằm trên địa bàn Hà Nội, là Thủ đô của Đất nước, nơi thuận tiện đường giao thông, Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam đã nắm bắt được thời cơ và đi sâu vào khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc bằng Thẻ du lịch. Qua khảo sát thị trường và tìm hiểu thực tế, Chi nhánh nhận thấy có một số lượng lớn khách du lịch Trung Quốc tiềm tàng ở khu vực các tỉnh phía Nam Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam và có cửa khẩu thông qua nước ta như Quảng Đông với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Nam Ninh với cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn), Côn Minh với cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai). Số lượng khách này thường qua biên giới sang tỉnh bạn để tham quan, buôn bán... Sau khi có quyết định của Nhà Nước về việc cho phép khách du lịch Trung Quốc sử dụng thẻ du lịch để đến Hà Nội, Chi nhánh đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, xây dựng ngay những chương trình du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội, nhằm thu hút lượng khách lớn từ các tỉnh biên giới đến Hà Nội du lịch. Để kết hợp giữa lợi ích kinh tế với an ninh quốc gia thì việc tổ chức tiếp đón, tham quan cho đối tượng khách này phải được phòng PA- 18 Công an Thành phố Hà Nội giám sát và quản lý chặt chẽ. * Những thuận lợi đối với Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch Trung Quốc thông qua thẻ du lịch. Nằm trên địa bàn Hà Nội là trung tâm thương mại của cả nước, Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam đã kịp thời đưa ra chiến lược kinh doanh là nhằm vào đối tượng khách du lịch Trung Quốc. Bằng quyết định cho khách du lịch Trung Quốc có thể đến Hà Nội, Du lịch Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh khai thác thị trường rộng lớn này. Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, đặc biệt là rất giỏi tiếng Trung Quốc, Chi nhánh đã mở văn phòng đại diện tại Nam Ninh - Trung Quốc để dễ dàng trong việc tiếp xúc với khách Trung Quốc một cách nhanh nhất. Khách Trung Quốc thường qua cửa khẩu Móng Cái (chiếm 2/3 lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam) thì Chi nhánh đã có Văn phòng đại diện tại Thị xã Móng Cái để tiện việc đón tiếp khách. Khách du lịch Trung Quốc không phải là đối tượng khách có khả năng chi trả cao, song bằng việc thu hút khách du lịch một cách có hiệu quả, Chi nhánh đã thu được một lượng doanh thu lớn từ khách du lịch Trung Quốc. Khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc bằng thẻ du lịch rất thuận tiện cho mọi doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cho chính Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam. Bởi vì, khi xây dựng chương trình, sẽ bớt một khoản làm visa, hộ chiếu mà trước đây vẫn phải làm, trong khi đó, trước đây khách du lịch Trung Quốc chỉ được đến một số tỉnh biên giới giáp Việt Nam thì nay họ đã có thể đến tận Thủ đô Hà Nội, nơi Chi nhánh Công ty đang hoạt động. Nhờ những thuận lợi trên mà trong ba năm qua Chi nhánh đã đạt được một kết quả đáng khích lệ: 2359 1658 854 259 402 397 155 136 318 281 382 KDL nước khác KDL Singapore KDL Thái Lan KDL Trung quốc 2500 2000 1500 1000 500 0 Biểu đồ 02: Cơ cấu khách du lịch quốc tế chủ động của Chi nhánh (lượt khách) 150 (Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh gửi Công ty tại Thành phố Vũng Tàu) Nhìn vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm số lượng rất lớn và đều tăng đáng kể trong ba năm qua. Tỉ trọng khách du lịch Trung Quốc luôn lớn hơn 50%, cụ thể: năm 1999, tỉ trọng khách du lịch Trung Quốc chiếm 56,1%; năm 2000, chiếm 68,7%; năm 2001, chiếm 69%. Đây là một kết quả đáng mừng ở một Chi nhánh. 3.2. Phương hướng phát triển của Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam. 2001 2000 1999 Để tạo được chỗ đứng của mình trong kinh doanh du lịch lữ hành, đòi hỏi Chi nhánh phải làm thế nào để tăng được lượng khách, đặc biệt là khách quốc tế đến với Chi nhánh. Ngoài ra, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, mọi thành viên của Chi nhánh phải có sự nỗ lực cao hơn nữa, phát huy lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh, hạn chế những tồn tại và từng bước khắc phục chúng, chủ động tăng cường thu hút khách có hiệu quả hơn. 3.2.1. Phương hướng chung của Chi nhánh: Cũng như mọi doanh nghiệp kinh doanh khác, Chi nhánh đã không ngừng cố gắng trong kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Để tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường, Chi nhánh đã đưa ra phương hướng chung cho toàn Chi nhánh, đó là: tiếp tục thực hiện kỷ cương, kỷ luật để đảm bảo ổn định và đoàn kết nội bộ, mở rộng thị trường, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ. Đẩy mạnh việc hợp tác liên doanh, liên kết giữa các bộ ban ngành có liên quan và giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc để củng cố mối quan hệ làm ăn tốt đẹp đã có giữa hai bên. Ngoài ra, Chi nhánh còn luôn đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên chức, thực hiện công tác quản lý kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm và phát triển nội lực, đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế khoán sản phẩm. Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị và tổ chức kinh doanh thêm nhiều thị trường khách khác, để phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng từ 10 - 15% so với năm 2001. 3.2.1. Phương hướng và kế hoạch phát triển của phòng điều hành tour ở bộ phận kinh doanh nhận khách (inbound) : Trước tiên, các nhân viên trong Phòng cũng phải phấn đấu vì mục tiêu chung của cả Chi nhánh, một phần thực hiện đúng các kế hoạch, phương hướng mà Chi nhánh đặt ra, một phần phải phấn đấu tăng nhanh lượng khách đến với Chi nhánh bằng cách: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là mục tiêu hàng đầu của Phòng vì có nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ thì mới ngày càng thu hút được khách nhiều hơn. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì nâng cao chất lượng phục vụ cũng là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của Phòng. Điều này thể hiện ở chỗ các nhân viên trong Phòng không ngừng trau dồi kiến thức, tự mình tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm, và những kiến thức về hướng dẫn viên, về các tài nguyên du lịch vốn có của Đất nước. Và quan trọng hơn cả là việc tìm hiểu nhiều hơn nữa văn hoá, đặc điểm của Đất nước Trung Quốc. Không chỉ đi sâu tìm hiểu những cái chung mà phải đi vào cụ thể từng vùng, từng miền để từ đó có thể đối với bất kể đối tượng khách nào cũng hiểu được họ từ những cái nhỏ nhất và từ đó cũng có thể phục vụ họ một cách tốt nhất. Một vấn đề cũng được đề cập đến chính là tăng cường quảng cáo, mở rộng thị trường khách du lịch Trung Quốc. Đây là thị trường khách du lịch mà Chi nhánh đã khai thác, nhưng mới chỉ tập trung ở một số tỉnh lân cận biên giới chung giữa hai nước. Chính vì vậy bộ phận nhận khách của Chi nhánh phải đi sâu vào khai thác triệt để thị trường khách du lịch Trung Quốc ở các Thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân. Phải chăm lo tốt đến đời sống các nhân viên trong Phòng, đặc biệt là nhân viên phải làm việc tại văn phòng đại diện của Chi nhánh ở Trung Quốc. Có đảm bảo được đời sống nhân viên thì các nhân viên mới phát huy hết được khả năng vốn có của mình để phục vụ cho công việc. Giúp đỡ các nhân viên có đạo đức tốt, công tác tốt để giới thiệu với chi bộ Đảng của Chi nhánh để có thể kết nạp Đảng cho số nhân viên này, nhằm giúp họ nâng cao hiểu biết của mình về các chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền đường lối của Đảng cho các nhân viên khác cùng phấn đấu. Tóm lại, mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới của phòng điều hành tour ở bộ phận inbound sẽ có kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút khách du lịch Trung Quốc, cố gắng đến năm 2005 sẽ đạt con số 5000 khách du lịch Trung Quốc đến với Chi nhánh. Tiến tới mở rộng phạm vi kinh doanh sang các thị trường tiềm năng lớn mạnh của du lịch Việt Nam là thị trường khách du lịch Châu Âu, Nhật Bản... 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh. Căn cứ vào những phương hướng và nhiệm vụ của Chi nhánh đề ra trong thời gian tới như đã trình bày ở trên, điều cần nhấn mạnh là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ, tăng cường quảng bá các chương trình du lịch của mình để nhằm mục đích thu hút nhiều hơn nữa lượng khách du lịch Trung Quốc đến Chi nhánh. Là một sinh viên đang trong giai đoạn học tập và nghiên cứu, qua quá trình thực tập tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam và qua tìm hiểu thực tế về các biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc của Chi nhánh, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đây nhằm tăng cường khả năng thu hút thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh. 3.3.1. Về phía Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam Trong quá trình kinh doanh vừa qua, lãnh đạo Chi nhánh chủ yếu áp dụng biện pháp khoán sản phẩm cho các phòng tự tìm cách kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho các phòng được tự do học hỏi và tự do kinh doanh nên hầu hết các phòng kinh doanh đều có hiệu quả. Vì vậy đề nghị Ban lãnh đạo Chi nhánh tiếp tục sử dụng biện pháp này để các phòng kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các phòng ban đặc biệt là phòng điều hành ở bộ phận nhận khách (inbound), bằng cách cấp kinh phí quảng cáo, mở rộng mối quan hệ của Chi nhánh với các bộ, ban, ngành khác để nhờ đó phòng inbound có thể có được nhiều nguồn khách hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc đối với Chi nhánh em có một số kiến nghị như sau: 3.3.1.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp kinh doanh. Sản phẩm của Chi nhánh chính là các chương trình du lịch trọn gói. Chương trình du lịch trọn gói khi được xây dựng phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng được mục tiêu của Chi nhánh. Đối với đối tượng khách du lịch sang Việt Nam bằng thẻ du lịch thì việc xây dựng một chương trình du lịch hợp lý rất khó khăn do những vấn đề về an ninh và những vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, việc khách du lịch Trung Quốc có thể đến Hà Nội lại là một thuận lợi lớn, Chi nhánh có thể xây dựng các chương trình du lịch như “Hà Nội city tour”... hoặc các chương trình thăm các danh lam thắng cảnh trong vùng... Khi khai thác khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam bằng thẻ du lịch, Chi nhánh tập trung vào các tour chính như: Móng Cái - Vịnh Hạ Long - Hà Nội; Hà Nội – Trà Cổ; Hà Nội - Đồ Sơn; Hà Nội – Cát Bà... với thời gian khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong khi khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc, Chi nhánh sẽ có những điều chỉnh thích hợp với các nhu cầu của khách. Hiện nay, Chi nhánh chủ yếu khai thác thị trường khách ở các tỉnh phía nam Trung Quốc có biên giới với Việt Nam, Chi nhánh nên tiếp tục tiến sâu hơn nữa vào thị trường khách du lịch Trung Quốc rộng lớn đầy tiềm năng. Trong tương lai Chi nhánh phải tiến hành thu hút, khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân và đặc biệt là các khu công nghiệp lớn, các đặc khu kinh tế và các khu vực thương mại tự do vì đây là thị trường khách có khả năng chi trả cao hơn. Và Chi nhánh phải có chính sách xây dựng những sản phẩm mới, có độ hấp dẫn cao và xây dựng sản phẩm dị biệt để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Chất lượng sản phẩm luôn là chỉ tiêu đánh giá cho mỗi doanh nghiệp du lịch nói chung và cho doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Chất lượng sản phẩm ở đây được hiểu là chất lượng thiết kế và chất lượng sản xuất. Làm sao để sản phẩm lữ hành của Chi nhánh khi xây dựng và khi tổ chức bán phải thu được kết quả cao, có nghĩa là thu hút được nhiều khách du lịch tham gia chương trình và sự cảm nhận của người tiêu dùng luôn lớn hơn sự mong chờ của họ. Về chất lượng sản xuất, bao gồm chất lượng của nhà điều hành trong việc xây dựng và thực hiện chương trình và chất lượng của hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên là một thành phần rất quan trọng trong quá trình tổ chức chuyến đi bởi vì hướng dẫn viên là người xuyên suốt chặng đường với khách du lịch, là người trực tiếp tiếp xúc với đoàn khách, phục vụ đoàn khách... Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cũng là vấn đề được Chi nhánh quan tâm. Ngoài ra, các chương trình của Chi nhánh nên chú trọng đến phần vui chơi giải trí và mua sắm, có nghĩa là đưa thêm một số địa điểm vui chơi vào chương trình để tăng mức chi tiêu trung bình một ngày của khách lên càng nhiều càng tốt nhằm thu nhiều lợi nhuận một cách chính đáng hơn nữa. 3.3.1.2. Xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa Chi nhánh với các nhà cung cấp. Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tạo lập và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp là rất quan trọng. Bằng cách thỏa thuận đôi bên cùng có lợi dưới hình thức tiền hoa hồng, Chi nhánh có thể giữ vững được mối quan hệ với các nhà cung cấp như khách sạn, nhà hàng... Đối với các khách sạn, nhà hàng, hiện nay Chi nhánh thường đưa khách đến nghỉ tại các khách sạn như KS Hải quân, KS Bến Bính (Hải Phòng), NH Trung Hoa đại tửu lầu (Hà Nội)… Chi nhánh phải có mối quan hệ tốt để khi vào mùa du lịch hay các ngày lễ tết, nhu cầu du lịch của mọi người tăng lên, thị trường sẽ đầy ắp các khách du lịch mà các khách sạn, nhà hàng đã đầy kín chỗ. Lúc này, nhờ có mối quan hệ tốt đẹp trước đó mà việc tổ chức các chương trình du lịch của Chi nhánh vẫn thực hiện được. Muốn làm được điều này, không còn cách nào khác là Chi nhánh cần giữ uy tín đối với các khách sạn, nhà hàng. Cần tuân thủ đúng các qui định về báo hủy, giảm suất ăn, ngủ…, tạo được thế mạnh về khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, cần tiếp tục mở rộng mối quan hệ làm ăn với một số khách sạn khác như KS Hà Nội, KS Bên hồ… để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách du lịch Trung Quốc vì có thể nói 2 khách sạn trên có thị trường mục tiêu chính là khách Trung Quốc. 3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách giá cả: Chính sách giá cả hợp lý là nhân tố quyết định bởi vì nếu đưa ra được mức giá cạnh tranh sẽ giúp Chi nhánh tạo lập được một thị trường khách lớn cho riêng mình. Trên thị trường hiện nay, giá cả các chương trình du lịch của Chi nhánh không phải là cao, mà cũng không thấp. Vì vậy nếu có thể, Chi nhánh nên tìm biện pháp giảm tối đa các chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm so với thị trường chung. Tuy vậy, việc xây dựng chính sách giá giảm của Chi nhánh không nên đồng nghĩa với giảm chất lượng sản phẩm, đây là điều tối kị trong kinh doanh và nếu điều này xảy ra Chi nhánh sẽ mất lòng tin của khách hàng, tự hạ thấp uy tín của mình trên thị trường. Để đảm bảo quan hệ kinh doanh với bạn hàng lâu dài, Chi nhánh nên áp dụng nhiều mức giá linh hoạt cho từng đối tượng khách cụ thể và đưa ra mức giá ưu đãi đối với các đối tượng khách này. 3.3.1.4. Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các đối tác: Để thu hút được nhiều đối tượng khách du lịch Trung Quốc, Chi nhánh cần phải tạo lập các mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế Trung Quốc thông qua các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo về du lịch... Hàng năm, phía Trung Quốc thường tổ chức các hội chợ về du lịch, Chi nhánh nên cử người đến tham gia nhằm tìm đối tác và phải ký được nhiều hợp đồng trao đổi khách với một số Công ty lữ hành của Trung Quốc... Hiện nay, Chi nhánh đã có mối quan hệ làm ăn với một số công ty như Công ty Du lịch Quảng Tây, Công ty Du lịch Quốc Lữ..., cần thiết lập mối quan hệ mới với các công ty lữ hành như Công ty Du lịch Quảng Đông vì đây là vùng kinh tế rất phát triển. Có chính sách ưu đãi hợp lý đối với các hãng lữ hành Trung Quốc có quan hệ lâu năm như chính sách giá, nghĩa là giảm giá đối với các bạn hàng này, ưu tiên giảm thời hạn thanh toán, thường xuyên gửi khách sang cho các đối tác đó, nghĩa là “hợp tác đôi bên cùng có lợi” Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần thiết lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các công ty, xí nghiệp có liên doanh hoặc quan hệ kinh doanh với Trung Quốc... để có được nguồn khách tốt thông qua các tổ chức, công ty này, nhằm bán được nhiều chương trình du lịch hơn. Muốn làm tốt được điều này, Chi nhánh phải phấn đấu tăng tỉ lệ hoa hồng cao hơn các công ty, hãng lữ hành khác, tạo mối quan hệ trao đổi qua lại lẫn nhau. 3.3.1.5. Hoàn thiện chính sách quảng cáo, khuyến mại. Đây là một khâu hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm cũng như các thông tin khác về Chi nhánh. Vì vậy, trước hết cần phải làm sao cho thị trường khách tiềm tàng biết được các chương trình du lịch của Chi nhánh. Chi nhánh nên làm các tập gấp, tập sách mỏng... quảng cáo cho các chương trình du lịch đã được xây dựng, nêu bật các nét hấp dẫn đặc biệt của chương trình như giá cả hay là những tuyến điểm độc đáo... phát cho khách đi du lịch tại Chi nhánh hay những cơ quan có người Trung Quốc làm việc. Cần có một kế hoạch quảng cáo theo chiến dịch hoặc theo định kì để tạo sự thu hút của khách, hơn nữa nên xây dựng các chương trình quảng cáo hấp dẫn, đa dạng, đặc biệt... Chi nhánh nên lựa chọn các cơ hội, các dịp đặc biệt để quảng cáo cho phù hợp và có hiệu quả nhất là vẫn giảm được chi phí. Hiện nay, quảng cáo trên mạng Internet là một loại hình quảng cáo hiện đại mà có hiệu quả cao, đặc biệt là đối với việc quảng cáo cho thị trường khách ở nước ngoài. Chi nhánh có thể xây dựng trang Web cho riêng mình để quảng cáo sản phẩm ra thị trường Thế giới. Cần có một vài nhân viên có trình độ chuyên về “tin học trong du lịch” để ngày càng có cách làm ăn mới và có thể hoà mình vào cách làm ăn chung của du lịch Thế giới, thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa. Về chính sách khuyến mãi, Chi nhánh cũng nên có chính sách ưu đãi đặc biệt như tặng quà cho các đoàn khách lớn để khuyến khích mua thêm chương trình. Ngoài việc giảm giá cho các đoàn khách lớn, Chi nhánh cần áp dụng biện pháp miễn phí một số dịch vụ như lưu trú, vận chuyển cho một hoặc hai khách tuỳ theo số lượng khách cụ thể. Có ưu đãi đặc biệt đối với những khách du lịch nhỏ tuổi, tặng quà in Logo của Chi nhánh như đã làm và tiến hành ghi ý kiến đóng góp của chính khách du lịch cho Chi nhánh sau mỗi chuyến đi. Để từ đó có những thay đổi cho phù hợp với mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh nên quan tâm tới sinh nhật của khách du lịch để tổ chức cho khách nếu đúng dịp. Vào các ngày lễ tết, nên tổ chức buổi tiệc lớn cho đoàn khách cùng tham gia... Như thế, lại thúc đẩy khách đi du lịch vào các dịp trọng đại của Đất nước họ, tăng được thời gian người Trung Quốc thường đi du lịch. 3.3.2. Về phía Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam có trụ sở chính tại Vũng Tàu là Công ty mẹ của Chi nhánh tại Hà Nội. Cũng như mọi Công ty khác, Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh của mình nhằm kinh doanh có hiệu quả. Trong thời gian qua, mặc dù là một Chi nhánh của Công ty, nhưng gần như Chi nhánh phải hoạt động kinh doanh một cách độc lập, hạch toán độc lập. Công ty không chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Hàng năm, Chi nhánh phải nộp cho Công ty một khoản là 190 triệu đồng. Đây là một khoản chi phí tương đối lớn, nếu có thể, Công ty nên giảm bớt một phần cho Chi nhánh. Vì trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, cũng như mọi doanh nghiệp khác, Chi nhánh thật khó có thể thu được nhiều doanh thu cho Chi nhánh. Ngoài ra, Công ty cần tạo điều kiện cho Chi nhánh bằng cách xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cơ sở, tạo tiền vốn cho Chi nhánh hoạt động... Hiện nay, việc kinh doanh của Chi nhánh đã có nhiều thuận lợi và đang phát triển đi lên, vì vậy Chi nhánh rất mong Công ty mở rộng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chi nhánh. Hoặc để Chi nhánh tách riêng ra khỏi Công ty như Chi nhánh tại Hải Phòng trước đây để Chi nhánh tự kinh doanh và tự mở rộng cơ sở. 3.3.3. Đối với các cơ quan hữu quan khác. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp của nhiều ngành khác nhau. Để tổ chức được một tour du lịch quốc tế hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành như: Hải quan, Công an, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Điện, Nước... Trong luận văn này em chỉ xin kiến nghị đến một số cơ quan hữu quan chính, có tính quyết định đến chuyến đi. Đối với Tổng cục Hải quan: là cơ quan cao nhất trong việc làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch, vì thế rất mong ngành Hải quan tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn nữa trong việc làm thủ tục xuất nhập cảnh và thủ tục hải quan cho khách du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch Trung Quốc nói riêng. Hiện nay, khi các hướng dẫn viên vào cửa khẩu đón khách đều mất một khoản lệ phí, vẫn biết rằng không thể không thu lệ phí nhưng rất mong ngành Hải quan giảm một phần khoản lệ phí này, và các nhân viên Hải quan cần tạo mọi điều kiện cho các hướng dẫn viên làm thủ tục một cách nhanh nhất. Đối với Bộ công an: là cơ quan cao nhất trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho khách du lịch, ngoài ra bộ công an còn là cơ quan xét và cấp giấy cho việc đón khách nên rất mong bộ công an phối hợp với các Công ty lữ hành đón khách Trung Quốc, tạo điều kiện cho hướng dẫn viên có đủ giấy tờ, thủ tục được vào cửa khẩu đón khách Trung Quốc. Cần ban hành những quy chế, quy định trong việc đón khách Trung Quốc để đảm bảo an ninh cho người dân Việt Nam và cho cả khách du lịch Trung Quốc. Tránh các trường hợp các công ty, đại lý mập mờ lại dễ dàng kinh doanh hơn các công ty, doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đối với Bộ giao thông vận tải: bao gồm tất cả các ngành như ngành giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không. Đối với ngành hàng không: Mặc dù hiện nay khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không rất ít nhưng trong tương lai, chúng ta sẽ khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải... là đối tượng khách có khả năng thanh toán cao nên các hãng hàng không sẽ là chiếc cầu nối quan trọng. Vì vậy, đề nghị ngành hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho phép hướng dẫn viên của các hãng lữ hành quốc tế đưa đón khách. Về phía ngành, nên nâng cao chất lượng phục vụ của mình hơn nữa và nâng cấp các sân bay quốc tế... Có những chính sách tạo điều kiện cho các hãng lữ hành Việt Nam tham gia mạng lưới đại lý vé trong chế độ giữ chỗ và có chính sách giá cho các đoàn khách trong việc quảng cáo, tiếp thị. Đối với giao thông đường bộ: Nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm như : Móng Cái - Hà Nội; Sapa - Hà Nội; Lạng Sơn - Hà Nội... Đây là những tuyến đường mà các chương trình du lịch khi thực hiện thường phải đi qua. Do các tuyến du lịch hấp dẫn khách du lịch Trung Quốc lại rơi vào các tỉnh miền núi nên hiện nay đường dẫn đến điểm du lịch rất nguy hiểm, đặc biệt là đoạn Lao Cai - Sapa (thuộc địa phận tỉnh Lao Cai); Cửa Ông - Móng Cái (thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh). Đề nghị bộ giao thông vận tải có biện pháp cải tạo và nâng cấp những tuyến đường này. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc và các tuyến đường sắt xuyên Việt cần được liên tục bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho những chuyến đi. Hiện nay, các nhà ga thường có sai sót khi thông báo giờ tầu đến và giờ tầu chạy làm cho nhiều đoàn khách bị lỡ chuyến tầu hoặc phải chờ đợi quá lâu gây phiền phức cho chuyến đi, cần phải khắc phục những sai sót này để các hãng lữ hành không phải chịu thiệt thòi và để phục vụ khách đi du lịch bằng tầu hoả một cách an toàn và thuận lợi nhất. 3.3.4. Về phía Nhà nước và Tổng cục Du lịch Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển ngành du lịch, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp và chính sách để ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam du lịch. Cho nên về phía Nhà nước và Tổng cục Du lịch, em xin phép có một số kiến nghị như sau: Ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến du lịch và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó, xử lý các vi phạm một cách nghiêm khắc để ngành du lịch Việt Nam phát triển một cách lành mạnh và có pháp luật. Cần có vốn đầu tư của Nhà nước vào việc tập trung xây dựng một số khu du lịch trọng điểm theo hướng phát triển du lịch cục bộ. Tuyên truyền cho du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế, kéo dài thời gian của chương trình hành động quốc gia về du lịch. Riêng đối với khách du lịch Trung Quốc, em có một số kiến nghị như sau: Một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam hiện nay là thị trường khách du lịch Trung Quốc. Bằng việc cho phép người Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh vào Việt Nam tham quan du lịch, lượng khách Trung Quốc vào nước ta ngày một nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh thị trường này. Tuy nhiên hiện nay, Nhà nước ta mới cho phép khách du lịch Trung Quốc đi bằng thẻ du lịch vào Việt Nam qua cửa khẩu đường bộ và đường biển 7 tỉnh là: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Trong thời gian tới đề nghị Nhà nước và Tổng cục xem xét để cho phép một số tỉnh cũng được đón khách Trung Quốc bằng thẻ du lịch. Ví dụ như đối với Thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây), là một thị xã nằm tiếp giáp với Hà Nội, có khách sạn Sông Nhuệ có thể đón được khách du lịch quốc tế thì lại không được phép đón khách du lịch Trung Quốc bằng thẻ du lịch. Vào những ngày chính vụ, các công ty lữ hành rất muốn đưa khách vào KS Sông Nhuệ nhưng lại không được phép. Giá thành một số dịch vụ ở nước ta còn cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc như: điện thoại, điện báo, cước phí tầu xe... Nhà nước cần có thể thiệp để có chính sách giá khuyến khích cho khách Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc có mở hai cuộc hội chợ triển lãm du lịch quốc tế và nội địa, Nhà nước và Tổng cục Du lịch cần tạo điều kiện cho các hãng du lịch của nước ta tham gia và cũng nên có chuyên gia của Tổng cục tham gia để từ đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và có biện pháp hỗ trợ các hãng lữ hành quốc tế khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc một cách tốt hơn. Cần nhanh chóng xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí cho khách du lịch. Hiện nay, số lượng các khu vui chơi còn rất ít, vé vào cửa lại quá cao, những khu vui chơi nào thu hút được nhiều khách quốc tế thì thường tăng giá một cách đột ngột đối với khách quốc tế kể cả khách Trung Quốc, gây khó khăn cho các hãng lữ hành trong khi xây dựng chương trình và không thu hút được khách du lịch Trung Quốc vì thị trường khách này có khả năng chi trả còn thấp. Vì vậy, tiến tới Nhà nước cần có biện pháp quản lý về giá và về quy mô tổ chức đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại chính điểm du lịch để tránh gây phiền hà cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, cần áp dụng triệt để chính sách “một giá” ở mọi loại hình kinh doanh liên quan đến du lịch. Có như thế mới có thể giảm giá thành và giá bán mỗi chương trình để du lịch Việt Nam hoà nhập với thị trường du lịch Thế giới, không gây cảm giác phân biệt đối xử với người nước ngoài tới Việt Nam khiến họ hiểu nhầm rằng người Việt Nam không mến khách, muốn “bóc lột” khách nước ngoài... Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành vào ba lĩnh vực là đào tạo nhà quản lý, nhà điều hành, đội ngũ hướng dẫn viên. Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, các trường Đại học chưa có biện pháp giáo dục đồng bộ. Trường đào tạo sinh viên chuyên ngành du lịch thì khả năng ngoại ngữ rất kém, trường đào tạo ngoại ngữ lại không chuyên về du lịch nên khi các sinh viên ra trường muốn phục vụ ngành du lịch lại có những khó khăn nhất định phải khắc phục. Vì vậy, Nhà nước cần tác động đến Bộ giáo dục và đào tạo để khắc phục tình trạng này, để các sinh viên được đào tạo về du lịch khi ra trường có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của ngành du lịch Việt Nam. Trên đây là một số kiến nghị nhỏ của em sau khi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực đón khách Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam. Em hy vọng có thể góp phần nhỏ bé vào việc thu hút và duy trì thị trường khách du lịch Trung Quốc, để Chi nhánh có thể kinh doanh có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. kết luận Năm 2001 là năm mở đầu của thế kỷ mới, của thiên niên kỷ mới, tình hình kinh tế của các nước trong khu vực đang trên đà tăng trưởng, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đó có du lịch đang tiếp tục phát triển. Nhà nước và Tổng cục Du lịch đã có những biện pháp cụ thể để cải cách và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Trên đà phát triển đó, Hà Nội là một địa bàn có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và hướng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố trong những năm tiếp theo. Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam tại Hà Nội đã phấn đấu hết mình để góp phần làm cho du lịch của Thành phố phát triển rực rỡ hơn nữa. Sau mười năm nhìn lại quá trình hoạt động kinh doanh của mình và hướng phát triển của thị trường trong nước và quốc tế, Chi nhánh nhận thấy thị trường khách du lịch Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và điều quan trọng nhất là Chi nhánh có thể đáp ứng được những đòi hỏi của đối tượng khách này. Được thực tập tại Chi nhánh, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam”, bởi vì ở Chi nhánh thị trường khách du lịch Trung Quốc là thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất, em sẽ có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn. Qua quá trình thực tập tại Chi nhánh, em đã nhận thấy khả năng hoạt động ở thị trường khách du lịch Trung Quốc của các nhân viên phòng điều hành tour ở bộ phận nhận khách là rất lớn. Các anh chị luôn cố gắng phấn đấu hết mình để ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch Trung Quốc hơn nữa. Khi thực hiện luận văn này em đã được các anh chị giúp đỡ nhiệt tình để tìm hiểu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc, khái quát lên cái chung nhất của người Trung Quốc. Ngoài ra, Giám đốc Chi nhánh Bùi Văn Dũng đã giúp em có được những số liệu, phương hướng và kế hoạch của Chi nhánh trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên đã giúp em hoàn thành luận văn này. Về phía nhà trường, em đã được sự dạy bảo nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo trong quá trình học tập tại trường và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Trần Thị Minh Hoà đã truyền dạy cho em kiến thức và phương pháp luận để thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo và đặc biệt là Tiến sĩ Trần Thị Minh Hoà. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Đính - Phạm Hồng Chương: Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000 ( 258 trang). 2. Nguyễn Văn Đính - Nguyễn Văn Mạnh: Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội, 1996 ( 268 trang) 3. Lê Giảng: Một số nét về văn hoá Trung Quốc, NXB Sự thật,1991 4. Trần Ngọc Nam: Marketing du lịch, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000 (168 trang). 5. Nguyễn Minh Tụê cùng nhóm tác giả: Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, (264 trang). 6. Báo tuần du lịch, các số năm 2000,2001. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0013.doc
Tài liệu liên quan