Đề tài Đặc điểm - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt - May Hà Nội

Công ty Dệt- May Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong những năm qua, các loại sản phẩm của Công ty không ngừng được mở rộng và có vị trí đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Sợi là sản phẩm được sản xuất đầu tiên và chủ yếu của Công ty . Năng lực sản xuất sợi mỗi năm lên tới 10.000 tấn, sợi có nhiều loại với nhiều chi số khác nhau. Sợi của Công ty thường được xuất khẩu sang các nước: Nhật, Hà Lan, Italia, Đài loan, Hàn Quốc. và đang thâm nhập thị trường Mỹ. Đây là những thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Ngoài ra, Công ty Dệt- May Hà Nội tổ chức sản xuất theo quy trình khép kín và liên tục từ: sợi - dệt nhuộm - may , nên sợi còn là nguyên liệu đầu vào của nhà máy Dệt nhuộm trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của vải và sản phẩm may của Công ty.

doc72 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt - May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tâm. Công ty Dệt- May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng. Công ty áp dụng mô hình hệ thống chất lượng từ Tổng giám đốc đến các phòng ban, và đến các công nhân sản xuất . Mọi thành viên trong Công ty đều hướng về chất lượng, đảm bảo mọi việc đều làm đúng ngay từ đầu. Chức năng và nhiệm vụ Tổng giám đốc: Có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các nhà máy thành viên. - Chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty . - Đề ra chính sách chất lượng và phê duyệt sổ tay chất lượng và các quy trình, quy định trong hệ thống chất lượng - Thiết lập và tạo điều kiện cần thiết để cán bộ công nhân viên tuân thủ, thực hiên chính sách chất lượng Phó tổng giám đốc sản xuất : đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống chất lượng . - Thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 - Chỉ đạo việc ban hành, sửa đổi, phê duyệt các tài liệu về kỹ thuật và chất lượng trong hệ thống chất lượng - Xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng và mục tiêu chất lượng cụ thể trong từng giai đoạn. Chỉ đạo việc khắc phục và phòng ngừa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo ISO- 9002. - Điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng và được uỷ quyền. Chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực được phân công trước Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Quản lý, điều hành lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu.Chỉ đạo việc mua sắn vật tư, thiết bị phụ tùng thay thế. Chỉ đạo công tác tiêu thụ nội địa, tổ chức dịch vụ bán hàng - Chỉ đạo các công việc trong phạm vi phân công liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm . Phó Tổng giám đốc nhân sự: Quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, đời sống - Chỉ đạo công tác kế hoạch sản xuất của các nhà máy sợi - Chỉ đạo các công việc có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm . SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ NS PTGĐ KD PTGĐ SX KTT Đại diện CL P.TCHC P.XNK P.KTĐT P.ISO P. KHTT TTTN NM.Sợi P. KD NM.DN TTYT NM. M1 NM.M2 NM.M3 NM.ĐM NM.DHĐ NM.DENI NM.MTT Ghi chú: : Điều hành trực tuyến : Điều hành hệ thống chất lượng Các phòng ban thuộc khối điều hành của Công ty sẽ làm các công tác nghiệp vụ, triển khai các nhiệm vụ đã được cơ quan Tổng giám đốc duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu cho Tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , giúp cho Tổng giám đốc ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. Thực hiện các công việc được phân công trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Cụ thể: - Phòng sản xuất kinh doanh : Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn( các chiến lược sản xuất). Nhận và kí kết các hợp đồng với khách hàng khi đã được Tổng giám đốc uỷ quyền. Tổ chức thực hiện các định mức lao động. Chỉ đạo hệ thống tiêu thụ sản phẩm , nắm chắc giá cả đầu vào cũng như đầu ra và những biến động trên thị trường. Làm tham mưu cho Tổng giám đốc khi đàm phán với bạn hàng, đảm bảo mua với giá cả hợp lí. Quản lí hàng hoá xuất, nhập, tồn. Phòng kế toán tài chính: Quản lý nguồn vốn và quỹ Doanh nghiệp , thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho công nhân viên. Thực hiện thanh quyết toán với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước. Phòng kĩ thuật đầu tư: Lập nên các dự án đầu tư, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, xác định các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Hướng dẫn cho công nhân sử dụng công nghệ mới. Thiết kế các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm , quy trình công nghệ, kỹ thuật nhằm dảm bảo chất lượng sản phẩm . Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thị trường nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Công ty, đồng thời nhập khẩu các thiết bị để đáp ứng nhu cầu của Công ty . Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lí lao động trong Công ty . Tuyển dụng, đào tạo, bố trí xắp xếp lao động. nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn các nhà máy thực hiện việc trả lương và lập kế hoạch về lương, thưởng theo tháng, năm của toàn Công ty . Phòng ISO: Thực hiện các công việc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Như vậy do đặc điểm của Công ty mang tính chất sản xuất công nghiệp, sản xuất thường xuyên biến động theo thị trường và địa điểm cố định nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty đựơc thực hiện theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Đây là cơ cấu quản lý có hiệu quả, phù hợp với Công ty . Cơ cấu này chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén, kịp thời đảm bảo phát huy được chế độ một thủ trưởng, phát huy được thế mạnh của các bộ phận chức năng. Thống nhất mệnh lệnh. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng có nhược điểm là người lãnh đạo thường xuyên phải giải quyết nhiều công việc với nhiều bộ phận khác nhau, phải thông qua các cuộc họp để giao nhiệm vụ nên mất nhiều thời gian. Việc thực hiện mệnh lệnh giữa các phòng ban là độc lập nên có thể tiến độ thực hiện mệnh lệnh là không đồng đều. Vì vậy để thực hiện tốt công tác quản lý theo hình thức này thì các phòng ban phải phối hợp nhịp nhàng với nhau, thông tin cho nhau để quá trình quản lý đạt hiệu quả hơn. II- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1 .Tình hình lao động của Công ty Lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định dến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm trước hết phải nâng cao được chất lượng lao động. Xác định được tầm quan trọng đó nên trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất. Bảng 3: Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp năm 2001 (trang bên) Qua bảng bên cho thấy Công ty có tỷ trọng lao động nữ rất lớn, chiếm tới 68% tổng số lao động. Lao động nữ nhiều hơn nam là 1573 người, lực lượng lao động nam của Công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận kĩ thuật , bộ phân bảo toàn, bảo dưỡng, ở các nhà máy như nhà máy cơ khí, nhà máy cơ điện. Vì đặc điểm có nhiều lao đông nữ nên lao động của Công ty luôn có những biến động phức tạp vì phải giành nhiều thời gian cho việc gia đình, thai sản, ốm đau... và chỉ thích hợp với những công việc không đòi hỏi sức lực quá nhiều. Lực lượng lao động của Công ty còn rất trẻ . Tổng số lao động dưới 35 tuổi là 3502 người chiếm 75,7% tổng số lao động. Với lao động trẻ như vậy Công ty sẽ có khả năng phát triển đội ngũ kỹ sư, nhân viên, công nhân lành nghề...Lao động trẻ có ưu điểm là khoẻ mạnh, dễ nắm bắt những cái mới, dễ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Song bên cạnh đó, nhược điểm của lao động trẻ là thiếu kinh nghiệm do đó cần phải được đào tạo nhiều. Trình độ của công nhân viên trong Công ty chưa cao. Tuy qua từng năm đã nâng cao dần nhưng không đáng kể. Cụ thể: Số người trên đại học chỉ có 2 người, trình độ đại học có 260 người chiếm 5,62%, số còn lại là công nhân kỹ thuật chiếm 91%, trong đó số công nhân bậc 5 trở lên chỉ chiếm 37,9%. Vấn đề hiện nay của Công ty là trình độ của công nhân trực tiếp sản xuất còn rất thấp, chưa đồng đều. Do đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty cần có chính sách đào tạo tay nghề cho lao động. Nâng cao nhận thức về chất lượng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty . Bảng 4: Chất lượng lao động của Công ty năm 2001 CNSX 1-2 3 4 5 6 Sợi 250 472 360 178 200 Dệt 153 124 136 120 100 May 248 138 472 120 97 Điện 12 15 51 24 10 Cơ khí 10 15 42 14 5 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty ) 3 Tình hình máy móc, thiết bị Máy móc, thiết bị của Công ty Dệt- May Hà Nội bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh . Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kĩ thuật do đó có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm . Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty nói chung và máy móc thiết bị để sản xuất sợi nói riêng, được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Nhật.., một số thiết bị được trang bị năm 92 trở lại đây còn lại được trang bị những năm 79 nên đã cũ và lạc hậu. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại. Cụ thể năm 2000 Công ty đã đầu tư một số máy ống tự động, máy ghép, máy đậu xe, máy nhuộm, máy thêu..Các máy móc thiết bị của Công ty có số giờ làm việc bình quân là 7,6 giờ ( kế hoạch là 8 giờ) trong đó thời gian sử dụng có ích là 7,4 giờ đạt 92,5% Hầu hết các máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất của Công ty được trang bị và nhập từ Italia sản xuất vào những năm 78-79, chất lượng máy móc thiết bị chỉ đạt ở mức tương đối. Hơn nữa do kế hoạch xây dựng và nhập kho thiết bị là không ăn khớp, sự bảo quản không tốt nên khi đưa vào hoạt động thường bị xuống cấp nhanh chóng, bên cạnh đó phụ tùng thay thế lại thiếu nên một số thiết bị không được huy động vào sản xuất . ( Dây chuyền sợi pha Peco 20 máy móc dở dang do thiếu phụ tùng thay thế). Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra với Công ty trong thời gian này là tìm cách khắc phục tình trạng trên để nhằm sử dụng tối đa số máy móc hiện có. Cải tiến, đổi mới máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất sợi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm . Bảng : Giá trị máy móc thiết bị của công ty năm 2001 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Tiền - Nguyên giá 533.927.875.061 - Hao mòn luỹ kế 320.964.074.057 - Giá trị còn lại 213.008.801.004 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) 4. Tình hình nguyên vật liệu của Công ty Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Muốn làm ra được sản phẩm có chất lượng cao thì nguyên vật liệu đưa vào sản xuất phải đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng. Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt- May Hà Nội gồm : bông, xơ cho sản phẩm sợi, hoá chất, sợi, thuốc nhuộm, thuốc tẩy cho nhà máy sản phẩm vải; vải, các loại phụ liêu may cho sản phẩm may. Nguyên vât liệu của Công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài, do đó tình hình sản xuất của Công ty phụ thuộc nhiều vào tình hình nhập nguyên vật liệu. Chất lượng của nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu của Công ty. Hiện nay, Công ty đang dần dần thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bằng cách đặt mua nguyên vật liệu taị các cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bông xơ trong nước còn lẫn nhiều tạp chất, bẩn nên đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng sợi của Công ty. III- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2001 1. Những kết quả đạt được Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt- May Hà Nội trong một số năm (trang sau) Hiện nay Công ty đã có quan hệ kinh doanh với gần 20 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 96 đại lý đặt khắp các tỉnh thành trong và ngoài nước Trong những năm qua công ty đã khẳng định mình qua việc gia tăng không ngừng sản lượng, quy mô sản xuất, mở rộng vởi tổng nguồn vốn chủ sở hữu lên tới hơn 160 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động cũng tăng lên không ngừng. - Giá trị tổng sản lượng: tăng 17.4% co với năm 2000 - Doanh thu : tăng 19.6% so với năm 2000 - Kim nghạch xuất khẩu : Tăng 17.4% Sản phẩm chủ yếu + Sợi : tăng trưởng 22% so với năm 2000 + Sản phẩm dệt kim : Tăng trưởng 22 % so với năm 2000 Lợi nhuận : Tăng 8.8% so với năm 2000 Thực hiện đạt và và vượt mức các chỉ tiêu trên trong năm 2001 là do các nguyên nhân chủ yếu sau: Lãnh đạo công ty nhạy bén, chỉ đạo thống nhất – nắm vững tình hình diễn biến thị trường xuất khẩu và nội địa , đề ra các đường lối chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Cán bộ công nhân viên có quyết tâm cao, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và cơ quan Tổng giám đốc. An ninh chính trị luôn được giữ vững, thu nhập không ngừng được cải thiện. Mặt khác do Công ty chú trọng đến chất lượng sản phẩm có những biện pháp, chính sách phù hợp nên chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, và đững vững trên thị trường trong và ngoài nước. Thị trường sợi xuất khẩu và khăn xuất khẩu phát triển tốt, sản lượng xuất khẩu tăng 20,4% so với năm 2000, kim nghạch xuất khẩu khăn tăng 43,1% so với năm 2000. Thị trường sản phẩm dệt kim xuất khẩu tuy gặp nhiều khó khăn về giá cả, số lượng mẫu mã nhiều nhưng kim nghạch xuất khẩu vẫn tăng 28%. Công ty đã tập trung nâng cấp thiết bị kéo sợi như máy ghép, máy đánh ống nối vê tự động chất lượng sợi được nâng cao, thu hút nhiều khách hàng nước ngoài. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 cho toàn bộ các khu vực trong công ty đã tạo ra một nền nếp làm việc khoa học , có sự phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa các đơn vị trong công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm . Ngoài những thành công nói trên, Công ty Dệt- May Hà Nội cũng còn một số tồn tại cần được khắc phục để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng 2. Những tồn tại của Công ty - Năng suất lao dộng ở một số nhà máy còn thấp - Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất chưa cao - Máy móc thiết bị còn lạc hậu so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay. - Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nước ngoài. PHẦN III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI Công tác quản lý chất lượng có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . Công ty nào có hệ thống quản lý chất lượng tốt thì sẽ đạt được những thành công đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm . Vì vậy, để đánh giá chất lượng sản phẩm của bất kỳ một công ty nào cũng cần phải xem xét đến hệ thống quản lý chất lượng của công ty, để tìm những ưu điểm đã đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . A- KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong thời điểm hiện nay, là vũ khí cạnh tranh số một, là điều kiện quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, nên lãnh đạo Công ty quyết tâm xây dựng cho mình một hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp. Với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty mà năm 2000 sản phẩm của Công ty chính thức được công nhận chứng chỉ ISO 9002. Đây là một thành công lớn của Công ty, giúp Công ty thuận lợi hơn trong đối ngoại, đảm bảo các yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt khác, với chứng chỉ ISO 9002 giúp Công ty xây dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1. Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm . Ngay khi nhận được chứng chỉ ISO 9002, ban lãnh đạo công ty đã bắt tay vào xây dựng bộ máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản chất lượng cần thiết để việc quản lý được tiến hành xuyên suốt và đạt hiệu quả. Hiện nay các văn bản liên quan đã được xây dựng xong và Công ty luôn tiến hành sửa đổi liên tục cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hệ thống văn bản của Công ty gồm 3 tầng: Tầng I: Sổ tay chất lượng (do Công ty quản lý) Tầng II: Quy trình ( do Công ty quản lý) Tầng III: Quy định (do các nhà máy, phòng ban quản lý) Công ty tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn công ty, huy động mọi thành viên trong Công ty tham gia quản lý chất lượng sản phẩm . Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng của Công ty :" Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Công ty ". Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng Công ty còn tập trung vào đào tạo, huấn luyện chất lượng cho tất cả các thành viên trong Công ty, đặc biệt là công nhân sản xuất. Công ty đã tổ chức liên tục các lớp học ngắn hạn về ISO cho công nhân sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty được hiểu thấu đáo Công ty còn in hơn 3000 tờ gấp phát cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã thành lập phòng ISO, cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm về hệ thống chất lượng. Công ty còn tập chung nâng cấp cơ sở hạ tầng,đầu tư dổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho các nhà máy, phòng ban. Danh mục các quy trình của Công ty Dệt- May Hà Nội TTT Tên tài liệu Ngày ban hành Lần ban hành 1 QT kiểm soát tài liệu nội bộ 3/2/01 8 QT kiểm soát HSCL 3/2/01 3 QT xử lý sản phẩm không phù hợp 15/2/01 4 QT kỹ thuật thống kê 10/4/01 3 5 QT bốc xếp- lưu kho - bảo quản 1/2/01 4 QT khắc phục và phòng ngừa 10/9/01 4 QT kiểm tra và thử nghiệm 10/9/01 4 8 QT kiểm soát thiết bị đo lường 15/2/01 4 9 QT nhận biết truy tìm nguồn gốc sản phẩm 15/2/01 4 1 QT kiểm soát tài liệu bên ngoài 15/2/01 4 QT kiểm soát quá trình sản xuất 10/4/01 3 1 QT trạng thái kiểm travà thử nghiệm 10/4/01 6 Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng sản phẩm được Công ty thực hiện xong và có hiệu quả, phong trào chất lượng lên cao tạo nên môi trường làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình. 3. Công tác nghiên cứu, thiết kế chất lượng Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động Marketing nhằm thu nhận các thông tin cần thiết, làm căn cứ để thiết kế các loại sản phẩm có chỉ tiêu, đặc trưng cụ thể, có mức chất lượng phù hợp, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Công ty coi trọng các thông tin phản hồi của khách hang. Kết quả xử lý các thông tin phản hồi giúp Công ty có những bổ sung, điều chỉnh đúng dắn về chính sách chất lượng, cải tién các biện pháp quản lý chất lượng. Hiện nay Công ty Dệt- May Hà Nội chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn theo các tài liệu tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và nước ngoài, hệ thống thông tin trên internet...Phương pháp này giúp Công ty có những thông tin khá chính xác, chi phí thực hiện phương pháp thấp. Quá trình nghiên cứu của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục , có hệ thống và do các cán bộ có chuyên môn cao thực hiện.Do đó, Công ty cập nhật nhanh chóng, kịp thời được những biến đổi, những yêu cầu của thị trường, những yêu cầu của khách hàng, từ đó ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm . Mặt khác, công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn trong khâu đầu tiên, thể hiên ý đồ mang tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm, chính sách chất lượng của Công ty. Công ty luôn dảm bảo quá trình thiết kế đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường để góp phần lớn vào thành quả hoạt động, vào khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh vị trí xứng đáng của sản phẩm trên thương trường. Thiết kế là khâu cụ thể hoá các yêu cầu của khách hàng thành các quy định cụ thể về chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm . Chất lượng thiết kế được Công ty đánh giá thông qua khả năng lượng hoá các yêu cầu về giá trị sử dụng một cách tối ưu, tạo điều kiện cho việc chế tạo sản phẩm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý. Để đảm bảo chất lượng thiết kế Công ty đã chia quá trình thiết kế thành các giai đoạn sau: - Lập kế hoạch và dự án thiết kế + Xác định nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở đơn dặt hàng + Xác định trình độ kỹ thuật của sản phẩm + Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật + Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của sản phẩm - Thiết kế kỹ thuật Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế và các giải pháp kỹ thuật Công ty tiến hành thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế hồ sơ lắp ráp, lập các bảng dự toán nguyên vật liệu , thiết kế quy trình công nghệ sản phẩm , hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, quy định về bao bì, đóng gói... - Kiểm tra chất lượng thiết kế Công việc kiểm tra được Công ty tiến hành định kỳ trong suốt quá trình thiết kế, để sớm phát hiện những sai sót và sự không hợp lý, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . Các thiết kế sau khi đã kiểm tra, đánh giá được triển khai xuống nhà máy bằng các biên bản cụ thể để tránh sai sót, nhầm lẫn. Do các thiết kế của Công ty được xem xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ nên khi đưa vào sản xuất sản phẩm ít bị biến động. 4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc dảm bảo chất lượng sản phẩm . Vì vậy, khi lập phương án sản xuất Công ty luôn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định. Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất; mặt khác việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS), hoặc xem phương pháp kiểm tra chất lượng là phương pháp chủ yếu để loại bỏ những phế phẩm, thứ phẩm... Xác định được tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho, đặc biệt là quá trình điều khiển các thông số vận hành. Tại mỗi giai đoạn Công ty đều đề ra những yêu cầu và nội dung quản lý chất lượng nhất định. Khi nhận được lệnh sản xuất công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất, trong quá trình sản xuất luôn thực hiện đúng theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc điểm của sản xuất sợi là qua nhiều công đoạn liên tiếp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm , trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất chặt chẽ, phát hiện những nguyên nhân gây biến động chất lượng và kịp thời điều chỉnh. Dựa vào các chỉ tiêu chất lượng chuẩn của sản phẩm mà bộ phận phận kỹ thuật nhập thân vào quá trình sản xuất, khống chế chất lượng từng công đoạn theo đúng thiết kế. Nhân viên thí nghiệm theo quy định kiểm tra thực hiện kiểm tra từng chỉ tiêu chất lượng , khi phát hiện sẽ có biện pháp diều chỉnh, sửa chữa máy móc, thay thế thiết bị để không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm . Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty thực hiện chặt chẽ và khoa học, giúp đảm bảo và nâng cao sản phẩm , giảm phế phẩm, thứ phẩm , giảm chi phí. Tuy nhiên, quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận thức, luôn cho rằng quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty, nhưng do vô tình hay hữu ý , vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, chạy theo số lượng sản phẩm . Mặt khác, Công ty chưa chưa có biện pháp khuyến khích, hướng dẫn công nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất. Kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất là chính, điều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng đối với bộ phận kiểm tra (đặc biệt là nhân viên thí nghiệm ), chưa tự giác, chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . 5. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu", quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng hàng đầu. Cơ sở kiểm tra chất lượng của Công ty là dùng phương pháp thống kê để ra quyết định. Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp kiểm tra thống kê là : Kiểm tra quá trình : được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang sản xuất. Lấy mẫu chấp nhận : thực hiện trong khâu nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Công tác kiểm tra của Công ty gồm tất cả các loại hình hoạt động như: thử nghiệm và đo đạc, cần thiết để xác định xem có đạt tiêu chuẩn không. Phần lớn những công việc kiểm tra của Công ty do nhân viên thí nghiệm có trình độ thực hiện. Mỗi mặt hàng đều được Công ty phân tích xác định mức độ cần thiết phải kiểm tra và đề ra được trình tự kiểm tra thích đáng cho nó. Các nhân viên kiểm tra được trang bị những thiết bị kiểm tra thích hợp và được hướng dẫn cách xử lý các sản phẩm không phù hợp. Trong công tác kiểm tra, Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống ghi chép chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu quy định. Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy tìm nguyên nhân dễ dàng, khắc phục tình trạng nhanh chóng. Các vấn đề quan trọng Công ty thực hiện kiểm tra là: Kiểm tra chất lượng vật tư. Khi nguyên vật liệu bông, xơ mua về. Sau khi đã được hải quan, cơ quan kiểm định chấp nhận, trung tâm thí nghiệm phối hợp với thủ kho liên quan để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cơ, lí nếu đạt thì mới cho nhập kho. Nguyên vật liệu khi nhập vào nhà máy để sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng. Kiểm tra trong khi sản xuất Trong quá trình sản xuất Công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra. Kiểm tra của công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp sản xuất như : nhân viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng . Công ty quy định cách kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định đó. Khi kiểm tra, công nhân thí nghiệm sẽ thực hiện lấy mẫu theo quy định từ các thùng bán thành phẩm đang sản xuất trên các máy. Các kết quả thu được của từng chỉ tiêu được so sánh với bảng chỉ tiêu chuẩn, ghi vào biểu mẫu theo quy định. Nếu phát hiện sai sót sẽ báo với bộ phận có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc sửa chữa máy.Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định ,đảm bảo phát hiên các sai sót kịp thời xử lý. Bảng : Chu kỳ kiểm tra và thí ngiệm sợi T T Chỉ tiêu Chu kỳ 1 Chi số cúi chải Cotton 2 lần/ ngày/ máy 2 Chi số cúi chải PE,OE 1 lần/ ngày/ máy 3 Kết tạp chải cotton 1 lần/ 2 tuần/ máy 4 Chi số cúi ghép sơ bộ II 3 lần/ ca/ ngày 5 Chi số cúi ghép sơ bọ I, trộn 2 lần/ ca/ máy 6 Chi số cúi ghép I, trộn máy 1 lần/ ca/ này 7 Định hướng cuộn cúi 1 lần/ tuần/ máy 8 Kết tạp chải PE 1 lần/ tuần/ máy 9 Chi số cúi chải kỹ 1 lần/ tháng/ máy 10 Tỷ lệ bông rơi máy chải kỹ 1 lần/ tuần/ máy ( Nguồn: Tổ chất lượng nhà máy sợi) Kiểm tra sản phẩm cuối cùng Mục đích của kiểm tra sản phẩm cuối cùng là không để những sản phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường và tói tay người tiêu dùng..Sản phẩm cuối cùng, do nhân viên KCS của công ty kiểm tra Sản phẩm sau khi sản xuất được sếp theo lô. Mỗi lô có cùng chi số, cùng một ngày sản xuất được đóng trong bao túi có cùng ký mã kiện.. Nhân viên KCS lấy mẫu kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu và phân cấp theo quy định sau đó nhập kho.. Bảng: Nội dung kiểm tra trong quá trình kéo sợi Đối tượng kiểm tra Chỉ tiêu kiểm tra Thiết bị, dụng cụ KT - Nguyên liệu Ngoại quan Mắt, tay - Cúi chải - Chi số - Độ không đều U% -Kết tạp màng bông - Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Bảng đen 34 lỗ - Cúi ghép - Chi số - Độ không đều U% - Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Cuộn cúi - Định lượng (g/m) -Thước mét,cân đo điện - Cúi chải kỹ - Chi số - Độ không đều U% - Tỷ lệ bông rơi - Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Cân bông rơi - Sợi thô - Chi số - Độ không đều U% - Độ săn - Quả lô, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Máy đo độ săn sợi thô - Sợi con - Chi số - Độ không đều U%, điểm dày, mỏng, kết tạp - Độ săn - Mối đứt - Máy guồng, cân chi số - Uster Tester III- TB5 - Máy đo độ săn - Mắt, tay - Sợi xe - Độ săn - Máy đo độ săn - Sợi ống - Ngoại quan - Độ săn - Mắt, tay - Máy đo độ săn ( Nguồn: Tổ chất lượng nhà máy sợi) Như vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, từ khâu đầu sản xuất đến khâu cuối sản xuất. Do cách kiểm tra này mà Công ty đã giảm được lượng sản phẩm không phù hợp, phế phẩm đi rất nhiều. Mặt khác, hầu như không có tình trạng sản phẩm không phù hợp xuất ra ngoài Tuy nhiên, công tác tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty cũng còn một tồn tại cần khắc phục. Công ty chưa có hướng dẫn, khuyến khích công nhân sản xuất tự kiểm tra sản phẩm của mình. Công tác kiểm tra vẫn chủ yếu do bộ phận nằm ngoài sản xuất tiến hành, công nhân chỉ được kiểm tra một cách thô xơ. Chính vấn đề này gây nên mối căng thẳng giữa hai bộ phận này. Người trực tiếp sản xuất sản phẩm thì chưa làm chủ được chất lượng sản phẩm của mình, họ thụ động làm theo sự chỉ đạo của người khác nên không phát huy hết tình thần sáng tạo của bản thân. II-NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI Qua tình hình quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty Dệt- May Hà Nội, cho thấy có một số ưu điểm và một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như sau: 1. Ưu điểm - Nhìn chung công tác quản lý của Công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản trong hệ thống chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn Công ty. - Chính sách chất lượng dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về chất lượng là hướng tới sự thoả mãn nhu cầu khách hàng ,của ban lãnh đạo Công ty . - Công ty đã đào tạo được đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý, năng nổ, nhiệt tình, trong công tác, có sự quyết tâm cao nên thường xuyên chủ động, đổi mới cơ cấu tổ chức đúng lúc, đúng hướng có hiệu lực quản lý cao, góp phần tốt trong việc thay đổi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Ngoài ra, công ty cũng đã chú trọng đến việc đào tạo các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ để sát sao hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm . - Nhận thức được tầm quan trọng của công nhân sản xuất , công ty đã tập trung, đào tạo chất lượng cho toàn thể công nhân sản xuất . Cho đến nay, tất cả các công nhân sản xuất đã có tầm nhận thức tương đối về chất lượng sản phẩm và có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc của mình. - Việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đổi mới máy móc thiết bị cũng được thực hiện khá tốt. Công ty đã mở rộng, nâng cấp kho nguyên vật liệu, thành phẩm để việc bảo quản chất lượng sản phẩm được tốt hơn, dần dần thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bằng nguyên vật liệu trong nước để giảm sự biến động của chúng trong sản xuất . Đồng thời, công ty đã đầu tư, đổi mới nhiều loại máy móc thiết bị tự động nên chất lượng đã không ngừng được nâng lên - Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng được tiến hành chặt chẽ từ khâu đầu vào sản xuất đến sản phẩm cuối cùng nhập kho nên đã phát hiện , xử lý, ngăn chặn nhanh được các vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. . 2. Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng - Mặc dù, công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm , song cách tiếp cận nhận thức về quản lý vẫn còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất . - Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban, các nhà máy và người lao động, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp. - Máy móc , thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số máy móc được mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyển nhượng máy móc đã cũ của các công ty nước ngoài bỏ ra. Do đó, chất lượng máy móc nhiều khi không đảm bảo chất lượng, còn lạc hậu so với sự phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới - Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm , tuy đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra nằm ngoài sản xuất quá nhiều, trong khi đó công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm chưa phát huy hết được ưu thế của mình, vẫn làm việc thụ động và thường có quan hệ căng thẳng với bộ phận kiểm tra. - Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ trên ban xuống một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống. Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Công ty Dệt- May Hà Nội đã có nhiều điểm mạnh đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng chính sách, mục tiêu chất lượng đề ra, đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm công ty cũng cần phải khắc phục một số tồn tại còn lại một cách hữu hiệu nhất. B- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI I- GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI 1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sợi Trong chiến lược phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, thì một trong những vấn dề chủ yếu là phải xác định được chiến lược sản phẩm trong một thời gian nhất định, mà nội dung quan trọng là phải nghiên cứu, xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm hàng hoá nhằm: - Kéo dài chu kì sống của sản phẩm - Kéo dài thời gian cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, với những sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp. Việc xây dựng chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng, chỉ tiêu chất lượng được xây dựng phù hợp và chính xác thì chất lượng sản phẩm mới được đảm bảo, việc quản lý chất lượng mới thống nhất và hiệu quả. Đối với Công ty Dệt- May Hà Nội, thì hệ thống các chỉ tiêu chất lượng được xây dựng chủ yếu dựa vào việc nghiên cứu các tài liệu tiêu chuẩn của Việt Nam, bộ Uster stastic quốc tế, tình hình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng, yêu cầu của đơn đặt hàng, đồng thời dựa vào tình hình, khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty ....từ đó Công ty xây dựng nên hệ thống chất lượng cho từng sản phẩm của mình. Khi nhận được hợp đồng, tuỳ từng đơn hàng, phòng kỹ thuật đầu tư kết hợp với bộ phận kỹ thuật của nhà máy để xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho đơn hàng ấy. Mỗi loại sợi, được Công ty dây dựng quy định chỉ tiêu chất lượng riêng. 1.1 Chỉ tiêu chất lượng sợi đơn Chất lượng sợi theo các tiêu chuẩn cơ, lý, hoá được phân thành cấp I,II,III. Các chỉ tiêu chất lượng được chia làm hai loại là chỉ tiêu cơ bản (8 chỉ tiêu) và chỉ tiêu không cơ bản (4 chỉ tiêu). Chỉ tiêu cơ bản Chỉ tiêu không cơ bản - Sai lệch chi só tối đa cho phép - Độ sân và sai lệch tối đa độ săn - Hệ số biến sai chi số - Độ không đều độ săn - Độ bền tương đố - Độ xù lông - Hệ số biến sai độ bến - Mối đứt khi đánh ống lại - Độ không đều uster - Điểm mỏng - Điểm dày - Kết tạp Mỗi loại sợi, các chỉ tiêu sẽ được quy định tiêu chuản khác nhau . Bảng: Chỉ tiêu chất lượng sợi bông chải thô Tên chỉ tiêu Đơn vị Cấp Ne16 Ne 24 Ne 30 Ne36 -Sai lệch chi số tối đa cho phép % 1 2 3 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 - Hệ số biến sai chi số <= % 1 2 3 2.2 3.1 3.7 2.2 3.1 3.7 2.2 3.1 3.7 2.2 3.1 3.7 -Độ săn dệt thoi -Độ săn dệt kim -Sai lệc tối đa cho phép Vx/m % 1 2 3 620 590 ± 2.0 760 700 ± 2.0 850 770 ± 2.0 880 840 ± 2.0 -Độ không đều độ săn <= % 1 2 3 3 3.5 4.2 3 3.5 4.2 3 3.5 4.2 3 3.5 4.2 - Độ bền tương đối >= Gl/tex 1 2 3 4.0 13.5 13.0 12.7 12.0 11.5 12.2 11.5 11.0 12.1 11.5 11.0 - Hệ số biến sai độ bền <= % 1 2 3 9.5 10.5 11.5 10.5 11.5 12.5 10.6 11.6 12.6 11.0 12.0 13.0 - Độ không đều uster <= % 1 2 3 12.0 12.5 13.0 13.2 13.7 14.2 14.1 14.6 15.1 14.3 14.8 15.3 - Điểm mỏng <= Đ/km 1 2 3 30 60 90 70 100 130 80 120 150 90 135 175 - Điểm dày <= Đ/km 1 2 3 120 170 220 360 420 480 500 560 620 550 620 670 - Kết tạp <= Đ/km 1 2 3 220 280 340 370 450 520 560 640 710 630 730 830 - Độ xù lông <= cm 1 2 3 7.4 8.4 9.4 6.5 7.5 8.5 6.2 7.2 8.2 6.0 6.5 7.0 - Mối đứt khi đánh ống lại <= M/500km 1 2 3 11 16 21 14 19 24 15 20 25 18 23 28 ( Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư) Bảng: Chỉ tiêu chất lượng sợi PE/Co (83/17) chải kỹ Tên chỉ tiêu Đơn vị Cấp Ne32 Ne 40 Ne 45 Ne46 -Sai lệch chi số tối đa cho phép % 1 2 3 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 ± 2.0 ± 2.5 ± 3.0 - Hệ số biến sai chi số <= % 1 2 3 2.1 2.9 3.5 2.2 3.1 3.7 2.2 3.1 3.7 2.2 3.1 3.7 -Độ săn dệt thoi -Độ săn dệt kim -Sai lệc tối đa cho phép Vx/m % 1 2 3 800 730 ± 2.0 900 820 ± 2.0 950 870 ± 2.0 970 880 ± 2.0 -Độ không đều độ săn <= % 1 2 3 3 3.5 4.2 3 3.5 4.2 3 3.5 4.2 3 3.5 4.2 - Độ bền tương đối >= Gl/tex 1 2 3 23.5 23.0 22.5 23.0 22.5 22.0 22.5 22.0 21.5 22.5 22.0 21.5 - Hệ số biến sai độ bền <= % 1 2 3 11.2 11.8 12.2 12.5 13.2 14.0 13.5 14.2 14.8 13.5 14.2 14.8 - Độ không đều uster <= % 1 2 3 11.4 11.9 12.4 12.5 13.0 13.5 13.0 13.5 14.0 13.0 13.5 14.0 - Điểm mỏng <= Đ/km 1 2 3 25 40 55 50 70 100 60 80 120 70 90 130 - Điểm dày <= Đ/km 1 2 3 80 115 150 140 180 220 200 260 300 210 280 330 - Kết tạp <= Đ/km 1 2 3 130 170 210 200 240 300 250 300 360 260 310 370 - Độ xù lông <= cm 1 2 3 5.0 5.5 6.0 4.9 5.4 5.9 4.7 5.1 5.5 4.7 5.1 5.5 - Mối đứt khi đánh ống lại <= M/500km 1 2 3 17 22 27 20 25 30 22 27 32 22 27 32 ( Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư) Các chỉ tiêu ngoại quan gồm: - Búp sợi không được phép có các khuyết tật sau: + Sợi lẫn chi số, sai thành phần pha trộn, sợi lẫn các loại xơ ngoại lai. + Sợi dính dầu mỡ, dính mầu, mốc, bẩn, sợi vành khăn + Sợi bị nhũn lõi, bậc thang, bẹp, móp ống giấy, tụt đầu, tụt đuôi. - Búp sợi phải đạt các yêu cầu khi thành hình + Độ xốp vừa phải, không qúa xốp, không quá cứng + Sợi phân bố đều trên ống, không chằng đầu, chằng đuôi, không xếp trùng. 1.2 Tiêu chuẩn chất lượng sợi xe Đầu vào của quá trình sản xuất sợi xe là sợi đơn thành phẩm. Sợi đơn khi đưa vào sản xuất phải là sợi có chất lượng cấp I, sợi phải cùng thành phần nguyên liệu, cùng chi số. Bảng: Chỉ tiêu chính của sợi xe Chỉ tiêu ĐV Phẩm cấp Phạm vi độ săn sợi xe <200 01-300 01-400 01-600 01-780 780 - Sai lệch độ săn %% 1 2 ± 5.0 ± 5.5 4.5 ± 5.0 4.0 ± 4.5 3.5 ± 4.0 3.0 ± 3.5 2.5 ± 3.0 -Độ không đều độ săn <= %% 1 2 5.0 5.6 4.6 5.2 4.4 5.0 4.2 4.8 4.0 4.6 3.8 4.4 -Mối đứt/500cm 10 10 9 9 8 8 (Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư) Song song với việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, để đảm bảo chính xác trong quá trình sản xuất, công ty cũng đưa ra các phương pháp đánh giá các chỉ tiêu đó một cách cụ thể. 1.2. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu Phương pháp nghiệm thu -Công ty nghiệm thu hàng ngày cho 100% số sản phẩm sản xuất - Các chỉ tiêu cơ bản: sai lệch chi số, hệ số biến sai chi số, chất lượng côn sợi....được nghiệm thu hàng ngày. Chỉ tiêu độ bền, hệ số biến sai độ bền, điểm dày, điểm mỏng....được nghiệm thu một tuần một lần. Nếu khi nhgiệm thu mà một trong các chỉ tiêu này không đạt cấp I, lô sợi sẽ được phân cấp và tiếp tục kiểm tra các ngày tiếp theo cho đến khi dạt. Trường hợp nghiệm thu một chỉ tiêu trong 3 ngày đều không đạt thì dừng nghiệm thu và phân cấp sản phẩm theo chất lượng của ngày thứ ba. - Kiểm tra bảng đen một lần một tuần cho các loại chi số , để xác định tình hình chất lượng sản phẩm và có hướng chỉ đạo khắc phục tình trạng chất lượng - Các chỉ tiêu độ săn nghiệm thu một tuần một lần. Phương pháp đánh giá phân cấp Lấy mẫu kiểm tra hàng ngày theo các chỉ tiêu và tiến hành phân cấp sản phẩm . * Lô hàng đạt cấp I phải đạt được một trong các điều kiện sau - Toàn bộ các chỉ tiêu đều đạt cấp I - 8 chỉ tiêu cơ bản đạt cấp I, các chỉ tiêu không cơ bản đạt cấp II * Lô hàng đạt cấp II phải đạt được một trong các chỉ tiêu sau - Toàn bộ các chỉ tiêu cơ bản đạt cấp II - Các chỉ tiêu cơ bản đạt cấp II, không cơ bản đạt cấp III * Lô hàng đạt cấp III phải đạt được một trong các điều kiện sau - Toàn bộ các chỉ tiêu đều đạt cấp III - Một trong 8 chỉ tiêu cơ bản đat cấp III * Không phân cấp những sản phẩm đạt dưới cấp III Phương pháp thử Công ty chuẩn bị mẫu và điều kiện thử theo tiêu chuẩn Việt nam cho các chỉ tiêu chất lượng. Các phương pháp này được nhân viên thí nghiệm của tổ chất lượng thực hiện theo đúng hướng dẫn, đúng yêu cầu. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 1. Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty Công ty Dệt- May Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong những năm qua, các loại sản phẩm của Công ty không ngừng được mở rộng và có vị trí đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Sợi là sản phẩm được sản xuất đầu tiên và chủ yếu của Công ty . Năng lực sản xuất sợi mỗi năm lên tới 10.000 tấn, sợi có nhiều loại với nhiều chi số khác nhau. Sợi của Công ty thường được xuất khẩu sang các nước: Nhật, Hà Lan, Italia, Đài loan, Hàn Quốc.... và đang thâm nhập thị trường Mỹ. Đây là những thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Ngoài ra, Công ty Dệt- May Hà Nội tổ chức sản xuất theo quy trình khép kín và liên tục từ: sợi - dệt nhuộm - may , nên sợi còn là nguyên liệu đầu vào của nhà máy Dệt nhuộm trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của vải và sản phẩm may của Công ty. Nhận biết được tầm quan trọng đó, nên trong những năm vừa qua công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản phẩm là số một, là hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó chất lượng của sản phẩm sợi được coi trọng trước tiên. Bảng 1: Sản lượng sợi theo phẩm cấp năm 2001 Đơn vị : kg T T Cấp I Cấp II Cấp III Tổng Tỉ lệ cấp I 1 622.909 41150 6.207,7 670.267,6 92,% 2 694.282,76 41155 1.969 737.406,76 94,2% 3 762.954,36 40802 4.352 808.108,36 94,4% 4 733.341,1 59907 7.466 800.714,1 91,5% 5 652.888,9 17430 1.393 671.711,9 97,2% 6 665.035,2 10778,8 2.197 678.011,0 98,1% 7 592.608,80 1669 1.546 610.823,8 97% 8 981.413,10 12.323,3 1.402,2 995.138,6 98,6% 9 508.967,66 8.537 o 517,504,66 98,4% 10 659.546,4 14.840,2 1.759,8 676.164,4 97,6% 11 802.491,80 3.430 0 805.921,8 99,5% 12 796.751,07 2.541 0 799.292,07 99,7% Tổng 8.473.209.05 254.563,3 28.292,7 8.756.065,05 Sợi đơn 5.637.350,6 213.867,04 28..292,7 5.879.510,34 96,2% Sợi xe 2.835.858,45 40.696,26 0 2.876.554,71 98,5% ( Nguồn : Tổ nghiệp vụ nhà máy sợi) Qua bảng cho thấy, sáu tháng đầu năm 2001, chất lượng sợi cấp I đạt quá thấp, tỷ lệ cấp III lớn, là do một số loại máy móc mới đưa vào sản xuất nên chưa ổn định và do công ty cho chạy thử một loại bông mới của Tây phi, có lượng tạp chất nhiều, bẩn... Cuối năm sản xuất đi vào ổn định hơn, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty tăng lên khá nhanh. Đặc biệt, trong hai tháng 11 và 12 tỷ lệ cấp I đạt gần như tối đa. Nếu so với kế hoạch thì trong năm 2001, chất lượng sản phẩm sợi đơn chưa đạt được mức kế hoạch đề ra: Tỷ lệ chất lượng cấp I tăng hơn so với kế hoạch là 0,02%; tỷ lệ chất lượng cấp II giảm 0,37% là điều đáng mừng, nhưng tỷ lệ chất lượng cấp III tăng 0,5% so với kế hoạch là điều không tốt. Chất lượng sợi xe đã thực hiện được vượt mức kế hoạch đề ra. Bảng : Bảng so sánh chất lượng kế hoạch và thực tế năm 2001 T T Chỉ tiêu KH T T C L (± ) 1 Sợi đơn + Cấp I 96% 96,2% + 0,02% + Cấp II 4%% 3,63% - 0,37%% + Cấp III 0% 0,5% + 0,5% 2 Sợi xe + Cấp I 98% 98,6% +0,04% + Cấp II 2% 1,4% - 0,6% (Nguồn: Tổ nghiệp vụ nhà máy sợi) Tuy nhiên, do có chính sách phù hợp và phương pháp quản lý sát sao nên chất lượng sản phẩm của Công ty nói chung và chất lượng sản phẩm sợi nói riêng đã phần nào được nâng cao dần qua các năm . Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nhanh và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Bảng 2: Chất lượng sản phẩm sợi của Công ty trong một số năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 01/1999 01/2000 Sợi đơn + Cấp I 89,7% 93,05% 95,67% 96,2% + 0,6% +0,53% + Cấp II 6,3% 5,1% 3,2% 3,63% -1,47% +0,43% + Cấp III 1,85% 1,02% 0,85% 0,5% - 0,52% - 0,35% Sợi xe + Cấp I 92,7% 93,5% 97% 98,6% + 5,1% + 1,6% + Cấp II 3% 2,5% 2% 1,4% - 1,1% -0,6% (Nguồn : Tổ thống kê nhà máy sợi) Như vậy, tình hình chất lượng sản phẩm sợi của Công ty không ngừng được nâng cao qua từng năm. Tỷ lệ sợi đơn cấp I năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 1,93%, tỷ lệ cấp II và cấp III giảm đáng kể so với năm 2001. Chất lượng sợi xe cũng tăng nhanh và tương đối ổn định. Nhờ chất lượng sản phẩm được nâng cao nên sản phẩm của Công ty được tiêu thụ nhanh , thu hút được nhiều khách hàng mới và ngày càng có uy tín trên thị trường. Có được kết quả như vậy, là do sự đổi mới nhận thức về chất lượng của cả ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty có các chính sách, phương pháp đúng dắn trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. 3. Đánh giá chất lượng sản phẩm sợi của Công ty 3.1 Hệ số phẩm cấp bình quân Đánh giá hệ số phẩm cấp bình quân cho biết trung bình phẩm cấp đạt được là bao nhiêu. Hệ số này càng tiến gần tới 1 chứng tỏ hệ số phẩm cấp sản phẩm càng cao, nhiều sản phẩm cấp I. Hệ số ể (sản lượng từng loại * giá đơn vị từng loại phẩm cấp = bình quân ể ( Sản lượng từng loại * giá đơn vị loại I) Bảng: Hẹ số phẩm cấp bình quân sản phẩm sợi năm 2001 T T Chỉ tiêu SL n giá p (103) n * p (103) n * p1 Hệ số phẩm cấp bq 1 Sợi đơn - Cấp I - Cấp II - Cấp III 5.637.350,6 213.867,04 28.292.7 45 40,5 22,5 381.294.401 10.309.813,6 636.585,7 381.294.401 11.455.348,5 1.273.171,5 0,99 Tổng 392.240.800,4 394.022.921 2 Sợi xe - Cấp I - Cấp II 2.835.858,4 40.696,26 58,5 52,6 16.897.719,3 2.140.623,27 16.897.719,3 2.380.731,2 0,98 Tổng 19.038.342,57 19.278.450,3 Qua bảng, cho thấy hệ số phẩm cấp bình quân của sợi đơn là 0,99, sợi xe là 0,98, có nghĩa là năm 2001 sản phẩm đạt chất lượng cấp I là đa số và tương đối cao. Bảng : Hệ số phẩm cấp bình quân một số năm Loại sợi Hệ số phẩm cấp bình quân 1998 1999 2000 2001 01/99 (± ) 01/00 (± ) Sợi đơn 0,92 0,97 0,98 0,99 +0,02 +0,01 Sợi xe 0,93 0,96 0,97 0,98 +0,03 +0,01 (Nguồn: Tổ thống kê nhà máy sợi) Như vậy, hệ số phẩm cấp bình quân sản phẩm sợi của công ty trong những năm qua luôn tăng lên và ngày càng tiến dần tới 1, chứng tỏ chất lượng sản phẩm sợi của công ty đang không ngừng được nâng cao. 3.2 Tỷ lệ sai hỏng PHẦN I 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1 I- SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1 1. Sản phẩm 1 1.1 Khái niệm sản phẩm 1 1.2 Các thuộc tính của sản phẩm 1 2. Chất lượng sản phẩm 3 2.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm 3 2.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay 5 2.3. Những tính chất, đặc trưng của chất lượng sản phẩm 6 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 7 2.4.1 Một số yếu tố tầm vi mô 7 2.4.2. Một số yếu tố tầm vĩ mô 10 2.5. Một số yêu cầu tổng quát đối với chất lượng sản phẩm 12 2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm 13 2.6.1 Hệ thống chỉ tiêu xác nghiên cứu, xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế. 13 2.6.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất - kinh doanh 14 2.7. Sự hình thành nên chất lượng sản phẩm 16 2.8. Các mức chất lượng của sản phẩm hàng hoá 17 II - NỘI DUNG, CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 19 1. Nội dung phân tích chất lượng sản phẩm 19 2. Các công cụ dùng để phân tích chất lượng sản phẩm 19 2.1 Mẫu thu thập dữ liệu 20 2.2. So sánh theo chuẩn mực 20 2.3 Tấn công não 20 2.4 Biểu đồ quan hệ: 20 2.5 Biểu đồ cây 21 2.6 Biểu đồ nhân quả 21 2.7 Biểu đồ tiến trình 21 2.8 Biểu đồ kiểm soát 22 2.9 Biểu đồ cột 22 2.10 Biểu đồ Pareto 23 2.11 Biểu đồ tán xạ 23 III- VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 23 1. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm 23 2. Hướng nâng cao chất lượng sản phẩm 24 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 25 I-ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 25 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25 2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Công ty 28 2.1 Lĩnh vực hoạt động và mặt hàng chủ yếu 28 2.2 Chức năng của Công ty 29 2.3 Nhiệm vụ của Công ty Dệt- May Hà Nội 30 3. Quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu 30 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sợi đơn 30 3.2 Quy trình sản xuất sợi xe 33 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt- May Hà Nội 34 II- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 39 1 .Tình hình lao động của Công ty 39 3 Tình hình máy móc, thiết bị 40 4. Tình hình nguyên vật liệu của Công ty 42 III- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2001 42 1. Những kết quả đạt được 42 2. Những tồn tại của Công ty 44 PHẦN III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 45 A- KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 45 II-NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 55 1. Ưu điểm 55 2. Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng 57 B- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 58 I- GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI 58 1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sợi 58 1.1 Chỉ tiêu chất lượng sợi đơn 59 1.2 Tiêu chuẩn chất lượng sợi xe 63 1.2. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu 63 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI 65 1. Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty 65 3. Đánh giá chất lượng sản phẩm sợi của Công ty 68 3.1 Hệ số phẩm cấp bình quân 68 3.2 Tỷ lệ sai hỏng 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8191.doc
Tài liệu liên quan