Song công tác kế toán của Công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong hạch toán nguyên vật liệu như vấn đề mã hoá nguyên vật liệu chưa tốt, vấn đề quản lý vật liệu thừa hàng tháng chưa rõ ràng, Công ty chưa phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành,
Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu” trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
45 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Nam Mẫu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty luôn quan tâm bữa ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng theo chế độ; cải tạo, tu bổ vườn hoa, cây cảnh, truyền thanh, truyền hình, thư viện...Tại các khu ở tập thể của Công ty hàng năm đều đạt khu tập thể văn minh sạch đẹp.
Tổng thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên trong Công ty liên tục tăng, thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1-1: Thu nhập bình quân của CBCNV trong Công ty
Năm
Bình quân 1 CNV
Bình quân 1 thợ lò
1999
808.000 đồng/người-tháng
904.000 đồng/người-tháng
2000
928.500 đồng/người-tháng
1.079.000 đồng/người-tháng
2001
1.172.000 đồng/người-tháng
1.300.000 đồng/người-tháng
2002
1.440.000 đồng/người-tháng
1.750.000 đồng/người-tháng
2003
1.900.000 đồng/người-tháng
2.507.000 đồng/người-tháng
2004
2.815.000 đồng/người-tháng
3.620.000 đồng/người-tháng
2005
3.824.000 đồng/người-tháng
4.200.000 đồng/người-tháng
2006
4.020.000 đồng/người-tháng
4.800.000 đồng/người-tháng
giai đoạn 1999-2006
(Nguồn: Báo cáo Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu 8 năm xây dựng và phát triển của Văn phòng - Quản trị)
Hằng năm XN đều tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, giám định sức khoẻ cho CBCNV mắc bệnh nghề nghiệp, tổ chức cho CBCNV đi tham quan, nghỉ mát, điều dưỡng.
Phong trào văn nghệ, văn hoá thể thao được duy trì và phát triển vững chắc, đội văn nghệ của XN duy trì hoạt động liên tục, được gửi đi đào tạo nâng cao kỹ thuật và thường xuyên trình diễn phục vụ thợ lò tại các khu ăn ở tập thể. Các giải thi đấu cầu lông, bóng chuyền nam nữ hằng năm được tổ chức thi đấu nội bộ nhiều lần, tham gia thi đấu trong ngành và địa phương đạt được nhiều giải thưởng cao.
Công tác an ninh trật tự được giữ vững, không để xảy ra tình trạng khai thác, kinh doanh than trái phép trong khu vực XN quản lí, bảo vệ an toàn tài sản trên tuyến đường vận chuyển than, tại các cửa lò và các khu tập trung đông cán bộ công nhân viên. Duy trì hoạt động của đội cờ đỏ thường xuyên kiểm tra giám sát nội quy, quy chế an ninh trật tự cũng như mọi tài sản của Xí nghiệp.
Thực hiện quy định của Nhà nước về đảm bảo môi trường và bảo vệ khu vực vùng cấm, vùng đệm, trong các năm qua Xí nghiệp đã tập trung chỉ đạo phủ xanh đồi trọc và các khu vực có moong khai thác lộ thiên, được Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Quảng Ninh đánh giá cao. Trong 6 năm đã trồng được 200 ha rừng; chi phí 3 tỉ 650 triệu đồng cho công tác môi trường.
Song song phát triển cùng với hoạt động SXKD, Xí nghiệp đặc biệt quan tâm xây dựng phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến hợp lí hoá sản xuất, chủ động phát động thi đua ngay từ đầu năm; xây dựng phong trào thi đua giữa các đơn vị với nhau, đăng ký các công trình mục tiêu thi đua với Công ty và Tổng Công ty. Hằng năm tiến hành bình xét danh hiệu thi đua kịp thời, khen thưởng thoả đáng tạo nên phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi.
- Năm 2000, Công ty có 87 sáng kiến cải tiến hợp lí hoá SX, làm lợi 2 tỉ 344,4 triệu đồng, có 25 chiến sĩ thi đua và 9 tổ lao động xuất sắc. Có 1 phân xưởng xuất sắc (PX Khai thác 2), 3 tổ lao động xuất sắc.
- Năm 2001, Công ty có 99 sáng kiến cải tiến, làm lợi 1 tỉ 360,6 triệu đồng; đóng góp xã hội: 51,7 triệu đồng. Có 31 chiến sĩ thi đua và 10 tổ lao động xuất sắc. Được Tổng Công ty khen thưởng danh hiệu tập thể xuất sắc và bằng khen cho 3 phân xưởng (KT2, KT3, KT5), tập thể CBCNVC Xí nghiệp đã được tặng hai bằng khen của Tổng Giám đốc Tổng Công ty than Việt Nam vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2001 và đã có nhiều cố gắng thực hiện các chế độ, cải thiện điều kiện sinh hoạt đối với người lao động.
- Năm 2002, Công ty có 194 sáng kiến cải tiến, làm lợi 983,5 triệu đồng. Đóng góp xã hội 60,3 triệu đồng. Toàn Công ty có 48 chiến sĩ thi đua và 13 tổ lao động xuất sắc.
- Năm 2003 có 244 sáng kiến cải tiến hợp lí hoá sản xuất, làm lợi trên 400 triệu đồng. Đóng góp xã hội 6 tỉ 267 triệu đồng. Toàn Công ty có 74 CSTĐ và 15 tổ lao động xuất sắc. Được Tổng Công ty than Việt Nam tặng bằng khen đơn hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2003 trước ngày 15 tháng 11 năm 2003. Phân xưởng Khai thác 3 và hai tổ Đào lò nhanh phân xưởng Đào lò 1 đạt danh hiệu tổ đội năng suất kỉ lục năm 2003 được tặng cờ và bằng khen của Tổng Công ty than Việt Nam.
- Năm 2004 có 198 sáng kiến cải tiến hợp lí hoá sản xuất, làm lợi trên 1 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 4 tỉ 269 triệu đồng. Toàn Công ty có 64 CSTĐ và 14 tổ lao động xuất sắc.
- Năm 2005 có 163 sáng kiến làm lợi trên 1tỷ đồng. Có 88 chiến sĩ thi đua và 19 tổ lao động xuất xắc.
- Năm 2006 Công ty có 134 sáng kiến làm lợi trên 600 triệu đồng, có 91 chiến sĩ thi đua và 25 tổ lao động xuất sắc.
Trong nhiều năm liên tục Đảng bộ Công ty được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh; Công đoàn Công ty được công nhận là Công đoàn vững mạnh xuất sắc; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh XN được công nhận là cơ sở Đoàn xuất sắc. Các đoàn thể được tặng nhiều cờ thi đua và bằng khen của các cấp Bộ, ngành và địa phương.
Với những thành tích đã đạt được trong 6 năm qua, Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và các cấp xét, đề nghị Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Tám năm qua, Công ty Than Nam Mẫu đã đồng tâm, đoàn kết, nhất trí một lòng, quyết tâm lao động sản xuất, ổn định tổ chức, đã tạo nên sự phát triển toàn diện, vững chắc trong sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đảm bảo mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi, đầu tư công nghệ mới, mua sắm thêm máy móc thiết bị góp phần giảm sức lao động của người công nhân, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
1.3. Kết quả sản xuất của Công ty giai đoạn 1999 - 2006
Bằng sự đoàn kết, đồng tâm, quyết tâm lao động sản xuất của tập thể CBCNVC toàn Xí nghiệp dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty than Việt Nam, Công ty than Uông Bí và sự hỗ trợ, phối hợp của các đơn vị bạn trong và ngoài Công ty, XN đã vừa ổn định tổ chức, vừa khắc phục khó khăn, thiếu thốn, tập trung đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nên đã thu được nhiều thành tích trong SXKD, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CBCNVC, xây dựng XN phát triển với sự tăng trưởng toàn diện năm sau cao hơn năm trước, kết quả sản xuất kinh doanh năm nào cũng có lãi:
- Năm 1999 Xí nghiệp sản xuất than nguyên khai được 201.817 tấn/160.000 tấn = 103%. Đào lò mới 3.127 mét/ 2.750 mét= 113,7%. Tiêu thụ được 264. 691 tấn than/ 259.000 tấn = 102%. Doanh thu đạt 66 tỉ 046 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2 tỉ 674 triệu đồng, đầu tư mới 11 tỉ 409 triệu đồng. Trong năm 1999, XN đã SXKD có lãi, giảm dần nợ vay và bù được 3,2 tỉ đồng lỗ của 2 mỏ trước khi sáp nhập.
- Năm 2000 Xí nghiệp đã sản xuất than nguyên khai được 282.481/ 260.000 tấn = 108,6% , tiêu thụ được 287.719 tấn than / 282.000 tấn = 102%. Đào lò mới 4.904 mét / 4.735 mét= 103,6 %. Doanh thu đạt 77 tỉ 074 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 3 tỉ 662,3 triệu đồng; đầu tư mới 12 tỉ 387 triệu đồng.
- Năm 2001 sản xuất được 320.965 tấn than nguyên khai / 300.000 tấn = 107%, tiêu thụ được 310.736 tấn than / 301.000 tấn = 103,2%. Đào lò mới 5.627 mét/ 5.585 mét= 100,8 %. Doanh thu đạt 92 tỉ 351 triệu đồng; nộp ngân sách Nhà nước 5 tỉ đồng; đầu tư mới 22 tỉ 757 triệu đồng;
- Năm 2002 Xí nghiệp đã sản xuất than nguyên khai đạt 361.912 tấn / 345.000 tấn = 104,9%, tiêu thụ được 345.631,5 tấn than /322.000 tấn = 107,3%. Đào lò mới 6.820 m/ 6.575 m = 103,9 %. Doanh thu đạt 104 tỉ 935 triệu đồng; nộp ngân sách Nhà nước 5 tỉ 581 triệu đồng; đầu tư mới 27 tỉ 108 triệu đồng;
- Năm 2003 Xí nghiệp đã có bước tăng trưởng đột biến, sản xuất than nguyên khai đạt 531.735 tấn/370.000 tấn = 143,7%. Tiêu thụ than 492.173 tấn /348. 500 tấn = 141,2%. Đào lò mới 9.877,6mét/ 7.439 mét = 132,8 %. Doanh thu đạt 148 tỉ 149 triệu đồng; nộp ngân sách Nhà nước 2 tỉ 825 triệu đồng; đầu tư mới 36 tỉ 895 triệu đồng.
- Năm 2004 Xí nghiệp vẫn duy trì được sự tăng trưởng, sản xuất than nguyên khai đạt 781.030 tấn/650.000 tấn = 120,2%, gần bằng sản lượng của cả 3 năm 1999, 2000 và 2001 đã làm được. Tiêu thụ than 757.000 tấn /628.000 tấn = 120,64%. Đào lò mới 12.015 mét/ 10.126 mét = 118,7 %. Doanh thu đạt 237 tỉ 454 triệu đồng/189 tỉ 316 triệu đồng = 125,4%; nộp ngân sách Nhà nước 4 tỉ 269 triệu đồng; đầu tư mới 59 tỉ 978 triệu đồng.
- Năm 2005, Công ty có 5 lò chợ cột thuỷ lực đơn xà khớp và 2 lò chợ chống giá thuỷ lực di động, 3 phân xưởng đào lò và 1 phân xưởng vận tải lò; sản xuất được 1.035.034 tấn than nguyên khai. Tiêu thụ than 757.000 tấn. Đào mới 14.780 mét lò. Doanh thu đạt 339 tỷ 959 triệu đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 14 tỷ 102 triệu đồng. Đầu tư mới 56 tỷ 640 triệu đồng.
- Năm 2006, Công ty có 7 lò chợ cột thuỷ lực đơn xà khớp và 2 lò chợ chống giá thủy lực di động, 5 phân xưởng đào lò và 1 phân xưởng vận tải lò; sản xuất được 1.250.207 tấn than nguyên khai. Tiêu thụ than 757.000 tấn. Đào mới 15.530 mét lò. Doanh thu đạt 352 tỷ 910 triệu đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 18 tỷ 286 triệu đồng. Đầu tư mới 50 tỷ 600 triệu đồng.
Bảng 1-2: Kết quả sản xuất của của Công ty trong năm 2005 - 2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2006/2005
Δ
+/- (%)
Sản lượng than nguyên khai
tấn
1.035.304
1.250.207
214.903
20,76
XDCB
m
1.305
2.446
1.141
87,43
Tiêu thụ
tấn
757.000
757.000
0
0
Doanh thu
tỷ đồng
339.959
352.910
12.951
3,81
Nộp NSNN
tỷ đồng
14.102
18.286
4.184
29,67
Đầu tư mới
tỷ đồng
56.640
50.600
-6.040
-10,66
Lợi nhuận
tỷ đồng
1.504
3.228
1.724
114,63
Tổng lao động
người
2.122
2.289
167
7,87
Thợ lò
người
897
1.140
243
27,09
TNBQ
đ/người/tháng
3.824.000
4.020.000
196.000
5,13
(Nguồn: phòng Kế toán - Thống kê)
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy:
Sản lượng khai thác than tăng mạnh 214.903 tấn tương ứng 20,76%.
Hạng mục XDCB cũng tăng 1.141 m tương ứng 87,43%
Điều này làm cho doanh thu của Công ty được nâng cao rõ rệt (doanh thu tăng 12.951 tỷ đồng tương ứng 3,81%).
Mặt khác, công tác hạch toán chi phí của Công ty chính xác, rõ ràng và hiệu quả nên lợi nhuận của Công ty không ngừng được cải thiện (năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.724 tỷ đồng tương ứng 114,63%).
Chương II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu
2.1. Chức năng và nhiệm vụ
- Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Công ty TNHH 1TV than Uông Bí và là doanh nghiệp nhà nước do cơ quan quản lý được Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp kí quyết định thành lập.
- Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu là đơn vị kinh tế sản xuất hàng hoá (sản xuất chính là than) trực thuộc Công ty TNHH 1TV than Uông Bí. Thực hiện dây chuyền khai thác than hầm lò, được tổ chức quản lý tập trung trong phạm vi khoáng sản được giao, quản lí khai thác và nguồn nhân lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của Công ty TNHH 1TV than Uông Bí giao đáp ứng sản phẩm cho nền kinh tế.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
2.2.1. Tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất tại Công ty theo hướng chuyên môn hoá như sau
2.2.1.1. Bộ phận sản xuất chính
Đây là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm cho Công ty gồm 9 phân xưởng khai thác và 4 phân xưởng đào lò có chức năng khai thác và tổ chức đào lò chuẩn bị sản xuất.
2.2.1.2. Bộ phận phục vụ sản xuất
Là bộ phận gián tiếp, làm nhiệm vụ phục vụ thường xuyên cho bộ phận sản xuất chính như sửa chữa máy móc thiết bị, cung cấp điện, vận tải vật liệu...
Bao gồm: phân xưởng cơ khí sửa chữa; phân xưởng vận tải; phân xưởng cơ điện lò phục vụ cho sản xuất: gia công vì chống lò; phân xưởng xây dựng: xây dựng và sửa chữa các công trình ngoài mặt bằng phục vụ cho công tác sản xuất... Các khâu sản xuất được bố trí chuyên môn hoá nhằm phát huy khả năng chuyên sâu theo từng lĩnh vực.
Kết cấu sản xuất hợp lý đảm bảo chủ động đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của các khâu sản xuất tạo nên một quy trình công nghệ khép kín.
2.2.1.3. Bộ phận vận tải
Do phân xưởng cơ giới đảm nhiệm, chịu trách nhiệm vận chuyển than từ cửa lò ra bãi và chuyển đến nơi tiệu thụ.
2.2.1.4. Bộ phận văn hoá thể thao, phân xưởng phục vụ đời sống
Đây là bộ phận chăm lo về mặt đời sống vật chất cho CBCNV trong toàn Công ty nhằm góp phần tái tạo sức lao động thúc đẩy sản xuất, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
2.2.1.5. Bộ phận quản lý
Đây là bộ phận trực tiếp nhận lệnh và ra lệnh chỉ đạo sản xuất, bố trí nhân lực, con người phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất có hiệu quả. Kết cấu bộ phận sản xuất chính:
Phân xưởng khai thác: Công ty có 9 phân xưởng khai thác chính và 4 phân xưởng đào lò, có nhiệm vụ đào lò chuẩn bị và khai thác than tại các vỉa 5, vỉa 6, vỉa 6a...trong khu vực Than Thùng.
Công ty có 01 phân xưởng cơ giới chuyên vận chuyển than từ vỉa ra khu vực đổ than và vận chuyển đến Xí nghiệp sàng tuyển trực thuộc Công ty TNHH 1TV than Uông Bí.
Các bộ phân chính của Công ty phải chịu trách nhiệm với giám đốc và phòng chỉ đạo sản xuất. Phòng điều hành sản xuất điều hành sản xuất 24/24h.
2.2.2. Tổ chức lao động
Hiện nay Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu tuyển chọn bố trí và sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Tập đoàn CN than- Khoáng sản Việt Nam. Số lượng lao động được tính trên dây chuyền sản xuất thực tế của sản xuất, riêng lượng lao động gián tiếp được bố trí theo biên chế.
Tại thời điểm năm 2006 tổng số CBCNV là 2.714 người trong đó: Công nhân là: 2.245 người; nhân viên quản lý là: 383 người; nhân viên phục vụ là 86 người.
Như vậy, công nhân lao động trực tiếp làm ra sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cán bộ công nhân hiện có của Công ty chiếm 80,51% trong đó tuổi đời từ 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Như vậy, Công ty đã đảm bảo được số CBCNV cho hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.
+ Chế độ làm việc của Công ty
Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu sử dụng chế độ công tác năm gián đoạn, tuần làm việc gián đoạn, tuần làm việc 6 ngày, nghỉ chung ngày chủ nhật.
Các phân xưởng khai thác làm việc 3 ca liên tục với hình thức đảo ca ngược (Đêm - Chiều- Sáng). Phân xưởng vận tải làm việc 2 ca, đảo ca thuận (ca 1, ca 2). Bộ phận gián tiếp làm việc 1 ca.
2.3. Đặc điểm qui trình công nghệ
Công ty TNHH một TV than Nam Mẫu là Công ty khai thác than hầm lò, áp dụng công nghệ khai thác khoan nổ mìn kết hợp với thủ công là chủ yếu, dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty được mô tả chi tiết như sau:
2.3.1. Hệ thống mở vỉa
Hệ thống mở vỉa trong toàn Công ty là lò bằng xuyên vỉa được áp dụng như sau:
Tầng +125¸+250 vỉa 6a, 6, 5 khu vực Than Thùng được mở vỉa bằng phương án lò bằng xuyên vỉa: Tại các mức +250, +200, +125 đào các lò bằng xuyên vỉa. Mức thông gió được mở từ cửa lò +250 bằng phương pháp thông gió hút. Đào các lò dọc vỉa ở các mức trên, sau đó đào các lò thượng khai thác tạo lò chợ ban đầu từ mức dưới lên mức trên.
Sơ đồ hệ thống mở vỉa 6a, vỉa 6, vỉa 5... mức +125¸+250 khu vực Than Thùng được thể hiện qua hình 2-1:
V5
V6
V6a
CLXV+250
CLXV+200
LDV5+125
LDV5+200
LDV5+250
Hình 2-1: Sơ đồ mở vỉa bằng phương pháp lò bằng xuyên vỉa
2.3.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất chính của Công ty
Dây chuyền công nghệ sản xuất chính của Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu được biểu diễn qua sơ đồ:
Bốc, xúc than tiêu thụ
Phân loại than
Bốc xúc, vận chuyển than về kho
Khấu than lò chợ
Đào lò chuẩn bị sản xuất
Đào lò xây dựng cơ bản
Hình 2-2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
Các bộ phận sản xuất chính trong dây chuyền sản xuất có mối liên hệ với nhau. Công tác đào lò xây dựng cơ bản và đào lò chuẩn bị sản xuất do bốn phân xưởng đào lò đảm nhận, sau khi chuẩn bị xong, 9 phân xưởng khai thác chịu trách nhiệm khai thác than. Than nguyên khai sau khi khai thác từ vỉa được đưa ra ngoài cửa lò, bãi than, sau đó được xúc lên phương tiện vận tải (ô tô) vận chuyển về kho bãi tập kết (do phân xưởng vận tải đảm nhận). Than nguyên khai được lấy mẫu kiểm tra để phân loại theo phương pháp thủ công sau đó được xuất ra Xí nghiệp cảng sàng tuyển trực thuộc Công ty TNHH 1TV than Uông Bí.
2.3.2.1. Công nghệ đào, chống lò chuẩn bị
Lò đào theo than tại mức lò +125¸+250 vỉa 6a sử dụng cột chống thuỷ lực dơn DZ-22 để chống. Đi kèm với cột chống thuỷ lực đơn là xà kim loại, trạm bơm nhũ hoá kiểu XRB2B 80/200 và thùng dung dịch nhũ hoá được sử dụng có hiệu quả cho công tác chống lò chuẩn bị.
2.3.2.2. Hệ thống khai thác than ở lò chợ
Khu vực khai thác than ở lò chợ áp dụng cột chống thuỷ lực đơn mức +125¸+250 đang khai thác theo hệ thống cột dài theo phương khấu dật. Trong đó khai thác theo nguyên tắc: khai thác từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài (khấu dật). Chống giữ lò chợ bằng cột thuỷ lực đơn, xà khớp (hoặc xà hộp), phá hoả triệt để, chiều dài lò chợ theo hướng dốc là 75m¸100m. Sử dụng lưới thép lót nóc lò chợ, chèn gỗ để ngăn đất đá không tràn vào không gian lò chợ.
Quá trình khai thác than lò chợ được thể hiện qua sơ đồ hình 2-3.
Hình 2-3: Sơ đồ khai thác than ở lò chợ
Khoan lỗ nổ mìn
Nạp, nổ mìn và thông gió tích cực
Chuyển gỗ
Chống dặm
Khấu- chống-tải than
Sang máng
Phá hoả
2.3.2.3. Công nghệ đào lò và vận chuyển than trong hầm lò
Công nghệ đào lò và vận chuyển than trong hầm lò được thể hiện ở hình 1-4:
Khoan, nạp nổ mìn, thông gió, đào lò cơ bản cbị
Chống giữ
Vận chuyển than
Vận chuyển đất đá
Quang lật
Bãi thải
Bốc xúc lên tầu điện
Quang lật
Bãi đỗ than
Hình 2-4: Sơ đồ công nghệ đào lò và vận chuyển than trong hầm lò
Khu vực lò chợ sử dụng vận tải than liên tục bằng hệ thống máng trượt. Than lò chợ mức +125- +200 được xúc lên hệ thống máng trượt rót lên máng cào SKAT- 80 ở lò song song chân chuyển vào goòng 3 tấn ở lò dọc vỉa mức +125 được tàu điện kéo ra ngoài quang lật ở cửa lò +125 rồi trút tải vào ô tô vận chuyển đến bãi chứa than cùng với than của các lò chợ khác trong khu vực. Sau đó than ở các bãi chứa được ôtô chở đến cảng xuất than của Xí nghiệp sàng tuyển trực thuộc Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí.
2.4. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm
* Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Khai thác than hầm lò.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sửa chữa cơ khí, cơ điện phục vụ khai thác và chế biến than.
- Dịch vụ thương mại, cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống cán bộ công nhân viên.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh khác theo pháp luật quy định trên cơ sở khai thác tiềm năng và khả năng của Công ty.
* Công ty không trực tiếp tiêu thụ sản phẩm than mà chỉ làm nhiệm vụ sản xuất thông thường. Sau khi sản xuất xong Công ty bàn giao sản phẩm cho cấp trên - Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí qua Hợp đồng giao thầu. Giá bán sản phẩm do cấp trên qui định, khi nhận sản phẩm, cấp trên tiến hành kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng, kiểm tra hoàn thành sẽ chuyển bảng giá bán về cho Công ty tự hạch toán.
2.5. Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty
2.5.1. Điều kiện tài nguyên, khoáng sản
Trữ lượng mỏ là 72.263.000 tấn khai thác từ mức +125 và dự kiến khả năng trữ lượng sẽ tăng khi thai thác từ mức +125¸ -300.
Ranh giới mỏ than của Công ty từ tuyến I đến tuyến V khu Than Thùng với trữ lượng 16.130.000 tấn, gồm 9 vỉa than có giá trị công nghiệp, độ dày của các vỉa từ mỏng đến trung bình, cấu tạo phức tạp. Chất lượng than khá tốt: khoảng 20% cám 3 và 13%¸15% than cục.
Than của Công ty sản xuất là loại than Antraxit có độ ánh kim, độ cứng trung bình 2¸3, đươc xếp trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2279: 1999, trong đó than cục gồm 6 loại than từ cục 2a đến cục 5; than cám có 7 loại từ cám 3 đến cám 7a.
Như vậy, trữ lượng mỏ khá lớn, chất lượng than khá tốt cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ đã tạo thuận lợi cho Công ty tăng trưởng vượt bậc về sản lượng khai thác.
2.5.2. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế- xã hội
Khu vực khoáng sản khai thác của Công ty quản lý nằm trong khu vực Than Thùng Yên Tử cách Trung tâm thị xã Uông Bí 25 Km về phía Tây Bắc. Khu vực khai thác than không có dân cư ở. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất và khoan nổ mìn.
Khu Than Thùng được giới hạn bởi:
- Phía Nam là khai trường Công ty than Đồng Vông.
- Phía Đông là thung lũng Than Thùng.
- Phía Bắc là khai trường Công ty than Hồng Thái.
- Phía Tây là khai trường của Công ty.
Toàn bộ địa hình các khu vực khai thác đều nằm chủ yếu trong khu vực có địa hình đồi núi cao, bị phân cách bởi các suối nhỏ khu vực Than Thùng. Địa hình đồi núi dốc, các con suối với tốc độ dòng chảy nhanh, điều kiện giao thông bị cản trở, gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tư cũng như vận tải than từ khu vực khai thác ra ngoài. Tuy nhiên, quanh các vị trí khai thác than của Công ty có hệ thống đường bộ, đường thuỷ để vận tải than ra cảng Điền Công và gần quốc lộ 18A nên mạng lưới giao thông vận tải rất thuận lợi cho việc đầu tư khai thác, vận tải than từ khai trường về kho bãi.
2.5.3. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu: khu vực Công ty nằm gần vịnh Bắc Bộ, cho nên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ từ 10 đến 180C, điều kiện mùa này thuận lợi cho việc khai thác than của Công ty, đa số sản lượng của Công ty được hoàn thành trong thời gian này.
Mùa mưa: thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ thay đổi từ 20 đến 300C, độ ẩm mùa này cao, nhiều ngày mưa kéo dài liên tục chiếm đến 70% lượng mưa của cả năm. Điều kiện thời tiết mùa này không thuận tiện cho việc khai thác.
2.5.4. Trang thiết bị kỹ thuật của Công ty
Nhìn chung trang thiết bị của Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu chưa đồng đều. Qua bảng thống kê máy móc trang thiết bị chính cho Công ty sản xuất được thể hiện ở bảng (2-1).
Đặc điểm chủ yếu máy móc, thiết bị của Công ty là trình độ cơ giới hoá cao, được trang bị đầy đủ. Hầu hết trang thiết bị của Công ty đáp ứng đầy đủ cho sản xuất. Tuy nhiên một số trang thiết bị đã cũ, năng suất không cao, không sử dụng hết tối đa công suất gây lãng phí và làm gián đoạn sản xuất.
Vì vậy, Công ty cần nâng cấp máy móc, trang thiết bị và bổ sung máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao công suất của máy, tăng sản lượng.
Bảng 2-1: Bảng thông kê máy móc trang thiết bị năm 2006 của Công ty
Tên thiết bị
Số lượng (Cái)
Tên thiết bị
Số lượng (Cái)
Hiện có
Huy động
Tỷ lệ HĐ (%)
Hiện có
Huy động
Tỷ lệ HĐ (%)
1. Máy ép khí
18
11
61
10. Búa khoan hơi
54
32
59
2. Máng cào
78
64
82
11. Búa khoan điện
118
60
51
- Máng cào SKAT-80
52
46
88
12. Búa chèn
32
24
75
- Máng cào SB-420/22
12
10
83
13. Máy đào lò
1
1
100
Máng cào SBG-420/30
14
8
57
14. Tầu điện ắc quy 8 T
10
10
100
3. Quang lật
8
7
88
15. Máy xúc đá
2
2
100
4. Tời điện
13
9
69
16. Máy xúc than
2
2
100
5. Tầu điện ắc quy
26
23
88
17. Xe goòng
528
401
76
6. Bơm nước
18
14
78
- Xe gòong 0,5T-600
80
15
19
7. Quạt gió cục bộ
90
60
67
- Xe gòong 1T-600
100
46
46
8. Bơm nhũ tương
10
9
90
- Xe gòong 3T-900
348
340
98
9. Thùng nhũ hoá
10
9
90
18. Băng tải
2
1
50
(Nguồn: Phòng Thống kê -Tài chính - Kế toán)
Chương III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu
Tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là Chủ tịch Công ty, tiếp đến là giám đốc, giúp việc cho chủ tịch và giám đốc là 5 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc cùng các phòng ban chức năng khác.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu được thể hiện qua hình 3-1 dưới đây.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Chủ tịch Công ty là người nhân danh chủ sở Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, có quyền nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo qui định của Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan. Tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu, chủ tịch Công ty chính là giám đốc trên Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí.
- Giám đốc Công ty thực hiện chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên (Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí, Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoảng sản Việt Nam,…) và trước cán bộ công nhân viên Công ty về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên, đầu tư phát triển đơn vị.
- Các phó giám đốc giúp giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Cụ thể là:
+ Phó giám đốc kỹ thuật giúp giám đốc quản lý - chỉ đạo các công tác như công tác kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, đầu tư XDCB, công tác đào tạo, kèm cặp nâng bậc, theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư nội bộ, tổ trưởng tổ duyệt giá, chủ tịch hội đồng sáng kiến, tổ trưởng tổ tư vấn, xét thầu theo qui định riêng,…
+ Phó giám đốc sản xuất giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc một số việc như công tác sản xuất than, công tác khoán chí phí sản xuất, tiết kiệm vật tư, chất lượng than trong các lò chợ và các diện sản xuất,..
+ Phó giám đốc cơ điện chịu trách nhiệm trong công tác cơ điện (hầm lò và ngoài mặt bằng), sửa chữa xe máy thiết bị, gia công cơ khí, phụ trách công tác quân sự bảo vệ,…
+ Phó giám đốc an toàn phụ trách việc điều hành công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động và công tác môi trường nơi đây.
+ Phó giám đốc đời sống đảm nhiệm các vấn đề liên quan tới công tác đời sống, công tác xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác tiền lương và chế độ BHXH, công tác y tế,…
- Trợ lý giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc một số việc như công tác đào lò, công tác vận chuyển than từ khai trường đến nơi tiêu thụ, vận chuyển vật tư thiết bị, công tác sơ tuyển than,…
- Phòng chỉ đạo sản xuất tham mưu cho giám đốc Công ty và chủ tịch Công ty trong việc chỉ đạo và điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đảm bảo sản xuất an toàn và có hiệu quả.
- Phòng kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác Kỹ thuật an toàn - Bảo hộ lao động của Công ty.
- Phòng kỹ thuật công nghệ thực hiện việc tổ chức quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ và xây dựng các công trình phục vụ cho duy trì và phát triển Công ty.
- Phòng trắc địa - Địa chất - Môi trường có chức năng tham mưu trong việc tổ chức, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra công tác trắc địa, địa chất, môi trường, sửa chữa vật kiến trúc và các hạng mục công trình chuẩn bị sản xuất ngoài mặt bằng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty.
- Phòng kỹ thuật thông gió phụ trách công tác thông gió và chế độ bụi khí của Công ty để thực hiện an toàn và hiệu quả.
- Phòng đầu tư XDCB chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tổ chức quản lý công tác đầu tư XDCB, các công trình hầm lò và mặt bằng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi nhiệm vụ bàn giao đưa vào sử dụng.
- Phòng kỹ thuật cơ điện - Vận tải là phong kỹ thuật có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty và chủ tịch Công ty trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa trong các kỹ thuật cơ điện - xe máy, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống nơi đây.
- Phòng KCS chịu trách nhiệm về công tác quản lý nguyên vật liệu, chất lượng than từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
- Văn phòng - Quản trị đảm nhiệm các vấn đề có liên quan tời công tác, thủ tục hành chính, và phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
- Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính ghi chép tính toán chính xác, phản ánh kịp thời, đúng đắn các hoạt động sản xuất kinh doanh nơi đây trong từng ngày, tháng, quí, năm. Lập báo cáo kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý, giúp giám đốc chỉ huy, điều hành có hiệu quả trong qúa trình sản xuất kinh doanh.
- Phòng tổ chức lao động phụ trách việc tuyển dụng lao động, tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương và chế độ cho công nhân viên chức toàn Công ty.
- Phòng kế hoạch tiêu thụ tổ chức triển khai việc lập kế hoạch, giao kế hoạch cho từng bộ phận và cho toàn đơn vị, đề xuất giải pháp quản lý chi phí, bảo đảm sản xuất kinh doanh của Công ty đạt lợi nhuận cao.
- Phòng vật tư đảm nhận toàn bộ việc cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất, quản lý, theo dõi, từng loại vật tư theo kho.
- Phòng Bảo vệ - Quân sự có nhiệm vụ thực hiện công tác chống cháy nổ, bảo vệ tài sản, bảo vệ an ninh trật tự nội bộ, thực hiện công tác quân sự địa phương và công tác gác cửa lò của Công ty.
- Phòng Kiểm toán - Thanh tra chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ kiểm toán, thanh kiểm tra hoạt động quản lý, xét giải quyết các đơn thư khiếu tố, xây dựng các biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và quản lý công tác kiểm toán, thanh tra trong phạm vi Công ty.
- Phòng tin học quản lý có chức năng tham mưu cho giám đốc và chủ tịch Công ty trong lĩnh vực tổ chức, quản lý mạng vi tính của đơn vị.
- Trạm y tế phụ trách việc bảo đảm sức khoẻ, khám chữa bện cho cán bộ công nhân viên nơi đây.
- Các phân xưởng sản xuất bao gồm 11 phân xưởng khai thác, 5 phân xưởng đào lò và nhiều phân xưởng phụ trợ khác như phân xưởng cơ giới, phân xưởng cơ điện, phân xưởng cơ khí, phân xưởng xây dựng,…
CHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
PGĐ
CƠ ĐIỆN
PGĐ
AN TOÀN
PGĐ
ĐỜI SỐNG
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC
PGĐ
KỸ THUẬT
PGĐ
SẢN XUẤT
PHÒNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
PHÒNG VẬT TƯ
PHÒNG BẢO VỆ QUÂN SỰ
PHÒNG KIỂM TOÁN THANH TRA
PHÒNG TIN HỌC QUẢN LÝ
PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
PHÒNG KCS
TRẠM Y TẾ
PX
PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG
PX
MÔI TRƯỜNG
PX
XÂY DỰNG
PX
CƠ ĐIỆN VẬN TẢI
PX
CƠ ĐIỆN LÒ
PX
CƠ GIỚI
PX
CƠ KHÍ SỬA CHỮA
PX
KHAI THÁC
PX
ĐÀO LÒ
PHÒNG KỸ THUẬT AN TOÀN
PHÒNG TRẮC ĐỊA ĐỊA CHẤT
PHÒNG KỸ THUẬT THÔNG GIÓ
PHÒNG ĐẦU TƯ XDCB
PHÒNG KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN VẬN
VĂN PHÒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG TK - KTTC
PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
PHÒNG CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT
Chương IV: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập chung. Toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo kiểm tra kế toán... đều được thực hiện tại phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính của Công ty. Còn ở bộ phận phân xưởng, tổ, đội sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thống kê, thu thập, kiểm tra chứng từ ban đầu rồi chuyển các chứng từ đó lên phòng kế toán của Công ty.
Phòng TK - KT - TC có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn Công ty, giúp ban Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong Công ty. Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của Công ty.
Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính gồm có 28 cán bộ nhân viên kế toán được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên được chia làm 7 phần hành kế toán được thể hiện ở hình (4-1):
Kế toán trưởng
Phó phòng
thống kê
Tổ thống kê
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán vật tư
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán TSCĐ
Phó phòng kế toán
Hình 4-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH 1TV
than Nam Mẫu
Theo sơ đồ (4-1) thì phòng Thống kê- Kế toán- Tài chính có các bộ phận như sau:
- Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán theo chế độ quy định của nhà nước. Tổng hợp thông tin kịp thời, chính xác, đồng thời cùng ban Giám đốc phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu về công tác tài chính kế toán để Giám đốc kịp thời ra quyết định.
- Phó phòng là người giúp kế toán trưởng lãnh đạo công việc chung của phòng và quản lý các tổ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực mình quản lý.
- Tổ thống kê thu thập số liệu ban đầu, phân phối tiền lương, bảo hiểm xã hội.
- Kế toán tài sản cố định là kế toán thể hiện trên sổ sách tình hình tài sản về số lượng, giá trị tài sản như đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... cũng như tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận phòng ban. Lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng, tổ đội sản xuất và toàn Công ty. Tổng hợp phân bổ tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán theo dõi chi tiết việc thanh toán qua ngân hàng, số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi của Công ty. Theo dõi các khoản thanh toán với người mua, người bán, theo dõi tình hình thanh toán nội bộ, tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu chi, tồn tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành của từng kế toán viên, thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tổ chức lưu giữ tài liệu kế toán, theo dõi công tác của các đơn vị này, vào sổ tổng hợp và lập các báo cáo quyết toán Công ty.
- Kế toán vật tư theo dõi và tập hợp tình hình biến động tăng giảm vật tư cũng như tình hình nhập- xuất- tồn vật tư trong toàn Công ty, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ hợp pháp tiến hành thu, chi quỹ đồng thời tiến hành ghi sổ quỹ. Chịu trách nhiệm vật chất về số tiền mặt ở quỹ.
4.2. Đặc điểm tổ chức kế toán
4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày: 01/01/200N đến ngày 31/12/200N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký - Chứng từ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao: giá trị tài sản cố định được tính theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
- Phương pháp kế toán chi tiết NVL: theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển.
- Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
4.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán Công ty thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo qui định của Luật Kế toán và Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ, các văn bản khác có liên quan đến chứng từ kế toán trong Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chứng từ của Công ty hiện nay gồm:
* Nhóm chứng từ Lao động - Tiền Lương:
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Giấy đi đường
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ
* Nhóm chứng từ Hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
* Nhóm chứng từ Tiền tệ:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Biên lai thu tiền
* Nhóm chứng từ TSCĐ:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ, sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đáng giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
*Nhóm chứng từ Bán hàng:
- Hợp đồng giao thầu
* Chứng từ khác:
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
4.2.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài Chính.
Hiện nay Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu đã mở đầy đủ các tài khoản cấp 1, cấp 2 theo quy định của Bộ Tài Chính. Hầu hết các tài khoản đều được chi tiết theo từng đối tượng hạch toán để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu, tập hợp chi phí và phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính.
4.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán
4.2.4.1. Hình thức kế toán và các sổ kế toán Công ty áp dụng
Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ. Hệ thống sổ sách sử dụng đáp ứng nhu cầu cho từng phần hành kế toán bao gồm: Bảng phân bổ, Bảng kê, Nhật ký chứng từ, Sổ cái, Sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
* Bảng phân bổ:
- Bảng phân bổ nguyên nhiên, vật liệu và công cụ dụng cụ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Bảng kê:
- Bảng kê số 1: Ghi nợ TK 111- Tiền mặt.
- Bảng kê số 2: Ghi nợ TK 112- TGNH.
- Bảng kê số 3: Tính giá thực tế nguyên nhiên, vật liệu
- Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí 621, 622, 627.
- Bảng kê số 6: Được sử dụng để tập hợp chi phí chờ kết chuyển (TK 142), chi phí trả trước dài hạn (TK 242).
- Bảng kê số 11: Theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng( TK 131).
* Nhật ký chứng từ gồm:
Ngoài Nhật ký chứng từ số 3, số 6, số 7 kế toán Công ty không dùng còn lại kế toán Công ty áp dụng đầy đủ các NKCT như trong chế độ kế toán đã quy định.
- NKCT số 1: Ghi có TK 111- Tiền mặt.
- NKCT số 2: Ghi có TK 112- TGNH.
- NKCT số 4: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 311, 315, 341.
- NKCT số 5: Ghi có TK 331- Phải trả người bán.
- NKCT số 8: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 155, 131, 511, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911.
- NKCT số 10: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 121, 133, 136, 138, 141, 144, 211, 222, 333, 334, 338, 421, 431, 441.
Các sổ chi tiết và các sổ cái chủ yếu cho các tài khoản: TK 111, TK 112, TK 141, TK 136, TK 131, TK 152, TK 211, TK 311, TK 334, TK 621...
4.2.4.2. Qui trình ghi sổ
Hình thức sổ kế toán kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, với việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu vào cuối tháng. Để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, trình độ kế toán hiện nay Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký- chứng từ. Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006.
Hình thức ghi sổ kế toán NVL được thể hiện trên sơ đồ (4-2):
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký- chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết liên quan và lấy số liệu tổng cộng của Nhật ký- chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Chứng từ kế toán
và các bảng
phân bổ
Bảng kê
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 4-2: Sơ đồ hạch toán theo hình thức NKCT của Công ty
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- Chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
4.2.4.3. Hệ thống báo cáo tài chính
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Định kỳ (quý, năm),Công ty lập các báo cáo kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20-3-2006 của Bộ Tài Chính quy định chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm:
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
4.2.4.4. Cơ quan nhận báo cáo tài chính của Công ty
- Cấp trên quản lý trực tiếp - Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí
- Cơ quan thuế thị xã Uông Bí: Chi cục thuế Uông Bí - Quảng Ninh.
4.2.5. Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu
4.2.5.1. Phần hành thống kê:
- Thống kê toàn bộ khối lượng tài sản cho công tác kế toán thuận lợi, chính xác.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá việc thực hiện các định phẩm và các công việc đác hoàn thành đảm bảo mức chỉ tiêu kinh tế.
- Kiểm tra, giám sát nhân vin thống kê tại các phân xưởng: so sánh, kiểm tra, đối chiếu số liệu thống kê phục vụ công tác kế toán.
4.2.5.2. Phần hành kế toán nguyên vật liệu
- Phản ánh chính xác, đầy đủ các loại nguyên vật liệu hiện có trong kho, tình hình nhập, xuất, tồn trên hai mặt: giá trị và hiện vật, phân bổ chính xác cho từng đối tượng sử dụng.
- Thường xuyên đối chiếu với các bộ phận liên quan để khắc phục những sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo tính chính xác về số liệu.
- Cung cấp thông tin và báo cáo theo nhiệm vụ được giao.
4.2.5.3. Phần hành kế toán TSCĐ
- Thực hiện việc ghi chép, phản ánh chính xác, kiẹp thời tình hình biến động của TSCĐ cả về số lượng và giá trị, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng.
- Theo dõi tình hình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn trong Công ty, thanh toán quyết toán các khoản mục đó.
4.2.5.4. Phần hành kế toán tiền lương và BHXH
- Theo dõi tiền lương và BHXH.
- Phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Duyệt và thanh toán tiền BHXH.
4.2.5.5. Phần hành kế toán thanh toán
- Theo dõi tình hình thu - chi tài chính.
- Lập báo cáo thu - chi, nhật ký, bảng kiểm kê liên quan.
- Xây dựng kế hoạch thu - chi tài chính.
4.2.5.6. Phần hành kế toán tiêu thụ
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của sản phẩm về mặt giá trị và hiện vật.
- Tính toán phản ánh giá trị vốn hàng nhập kho, xuất kho và trị giá của sản phẩm tiêu thụ.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chi tiêu kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng.
- Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sản phẩm.
- Đồng thời chấp hành đúng các Chế độ tài chình về chứng từ, sổ sách nhập, xuất kho, bán sản phẩm và tình thuế.
- Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hoá phục vụ kịp thời cho quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.3. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty
4.3.1. Đánh giá về công tác kế toán
Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu là một đơn vị chuyên sản xuất than hầm lò theo kế hoạch của Công ty TNHH 1TV than Uông Bí, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước. Tuy thời gian hoạt động trong lĩnh vực khai thác than chưa nhiều, nhưng Công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, song cũng gặp không ít khó khăn khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Với sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và được sự quan tâm đặc biệt của Công ty TNHH 1 TV than Uông Bí, Công ty đã khắc phục được những khó khăn gặp phải và đóng góp không nhỏ vào những thành công của ngành Công ty.
Cùng với sự phát triển, hội nhập và mở cửa của nền kinh tế và sự thay đổi trong cơ chế ngành (Mỏ), Công ty đã có những bước đổi mới nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, tác giả thấy có những nét cơ bản nổi bật sau:
- Bộ máy kế toán được tổ chức khá hợp lý và khoa học, đã giúp cho công tác hạch toán của Công ty được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác: Từ việc lập chứng từ hạch toán, ghi sổ chi tiết đến lập hệ thống báo cáo kế toán.
- Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán: Kế toán tại kho bãi, phân xưởng với kế toán tại phòng kế toán; kế toán tại phòng kế toán với các phòng ban chức năng khác trong nội bộ Công ty đảm bảo cho công tác kế toán được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Về công tác quản lý: Bộ máy kế toán được xây dựng theo hướng chuyên môn hoá theo từng phần hành cụ thể, tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người.
- Về áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ vào công tác kế toán tại Công ty đã mang lại nhiều thuận lợi: Phù hợp với việc thực hiện chuyên môn hoá và phân công lao động kế toán tại Công ty. Các mẫu số, bảng biểu được sử dụng thống nhất tạo nên những quy định chung cho việc ghi chép sổ sách, luân chuyên chứng từ và lập báo cáo định kỳ một cách nhanh chóng, dễ hiểu.
Tuy nhiên do hệ thống số sách còn phức tạp về số lượng và chủng loại nên khối lượng ghi chép nhiều, đòi hỏi trình độ của kế toán phải cao.
Việc áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán còn nhiều hạn chế, trình độ sử dụng máy tính của nhân viên kế toán chưa cao.
4.3.2. Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng
Nhận thức được vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, Công ty đã rất chú trọng đến công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản đến khâu sử dụng theo định mức.
- Về khâu thu mua: Phòng vật tư đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua vật tư với khối lượng lớn nên luôn cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Đội ngũ tiếp liệu năng động, có trình độ và kinh nghiệm thu mua.
- Về hệ thống kho bãi: Vật liệu được phân loại, tổ chức bảo quản trong kho gọn gàng. Các thiết bị bảo quản luôn được đầu tư nâng cấp như: Hệ thống quạt gió. hệ thống khoá cửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy... tạo điều kiện cho việc bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu được lâu dài.
Đội ngũ thủ kho là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do đó công tác tiếp nhận và cấp phát vật tư cũng như hạch toán tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư được tiến hành một cách thuận lợi và đúng quy định.
- Trong công tác kế toán vật tư: Các mẫu sổ sách, báo cáo kế toán của Công ty được tuân thủ theo chế độ hệ thống kế toán của Bộ Tài Chính và của ngành khá chặt chẽ, tương đối đầy đủ và luân chuyển đúng trình tự.
- Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu: Công ty đã xây dựng hệ thống định mức cho từng loại vật liệu khá hợp lý và chặt chẽ. Đó là cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả cũng như quản lý tốt vật tư trong Công ty.
- Về phương pháp tính giá: Để tiến tới ứng dụng công nghệ kế toán máy vào công tác kế toán ở Công ty, Công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho vật liệu theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập là hoàn toàn hợp lý.
Song bên cạnh những mặt tích cực đó, hiện nay công tác kế toán nguyên vật liệu còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như sau:
- Về việc mã hoá vật liệu: Vật liệu ở Công ty gồm rất nhiều loại, nhiều thứ, nhiều quy cách khác nhau khó có thể nhớ hết được. Mặc dù ở Công ty đã tạo lập được một bộ mã vật tư để phục vụ công tác quản lý nhưng vật liệu được mã hoá không theo một trật tự nhất định nào nên dễ gây ra sự trùng lặp, khó nhớ và chưa thể hiện rõ được thứ, nhóm, loại vật liệu cần tìm.
- Vật liệu của Công ty được sử dụng theo định mức nhưng công tác xuất kho vật liệu cho sản xuất chưa được thực hiện theo hạn mức. Như vậy sẽ không theo dõi chặt chẽ được tình hình sử dụng vật tư theo định mức để vào chi phí sản xuất một cách chính xác nhất.
- Cuối kỳ, vật liệu dư thừa tại các phân xưởng còn nhiều nhưng chưa có báo cáo cụ thể về số vật liệu đó.
- Hàng tháng, quý Công ty nên phân tích chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí giá thành sản phẩm. Trên cơ sở phân tích đó, so sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế với kế hoạch và dự toán chi phí nhằm quản lý tốt hơn công tác sử dụng vật tư ở từng bộ phận, phân xưởng cho từng đối tượng cụ thể.
- Việc ứng dụng máy tính trong công tác kế toán đạt hiệu quả chưa cao.
Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu có địa bàn sản xuất rộng, không tập trung cho nên việc kiểm tra, giám sát của kế toán còn nhiều hạn chế. Việc luân chuyển chứng từ và cung cấp thông tin kinh tế về phòng kế toán còn chậm chạp, gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo sản xuất của ban lãnh đạo Công ty tới các bộ phận trong toàn Công ty.
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua thực tập tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu, em nhận thấy công tác hạch toán kế toán tại Công ty tuân theo qui định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty.
Song công tác kế toán của Công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong hạch toán nguyên vật liệu như vấn đề mã hoá nguyên vật liệu chưa tốt, vấn đề quản lý vật liệu thừa hàng tháng chưa rõ ràng, Công ty chưa phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành,…
Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu” trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em kính mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của TS. Trần Quý Liên cùng sự giúp đỡ của cán bộ, công nhân viên trong công ty để hoàn thành chuyên đề thực tập đạt kết quả cao.
Em xin chân thành cám ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Công - Giáo trình Kế toán tài chính_nxb: LĐXH năm 2006.
2. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính _nxb: LĐXH năm 2007.
3. Chế độ Kế toán doanh nghiệp (Q1 và Q2) của Vụ Chế độ Kế toán - Kiểm toán- Bộ Tài chính_nxb: BTC năm 2006.
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02: Hàng tồn kho.
5. Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003.
6. Tài liệu tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu.
- Báo cáo hoạt động sản sản xuất kinh doanh của Công ty 2005,2006.
- Các quy định về sổ sách, chứng từ kế toán tại Công ty.
- Quy chế hoạt động của Công ty.
- Quy chế hoạt động tại Phòng kế toán của Công ty.
- Tài liệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0778.doc