Như tính toán thì lưu lượng nước rác từ bãi chôn lấp là khá nhỏ, vì thế ở đây ta tận dụng hồ sinh học để xử lý nước thải sẽ giúp giảm chi phí trong xử lý.
+ Lưu lượng nước rác rò rỉ sinh ra từ bãi rác: Q = 18 m3/ngày đêm
+ Nhiệt độ nước thải: T = 25oC (do nhiệt độ miền núi thấp hơn đồng bằng)
Giả sử hàm lượng trung bình của BOD giảm đi 10 lần, sau đó đạt TCVN.
Thời gian lưu nước trong hồ với hệ số an toàn 10% được tính theo công thức:
t = 1,1(αk)-1lg(Lao/Lat) = 25 ngày đêm
Trong đó:
t là thời gian lưu nước trong hồ (ngày đêm)
α: hệ số sử dụng thể tích hồ, chọn α = 0,35
k: hằng số phụ thuộc nhiệt độ: k = 0,1 × 1,047T-20
21 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm và tiêu chí khi xây dựng bãi chôn lấp ở khu vực đồi núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Phần I: Mô tả và tính toán khối lượng chất thải rắn
Nguồn gốc hình thành
Chất thải rắn được hình thành trong mọi sinh hoạt và sản xuất của con người, nó được thải ra khắp mọi nơi, khó có thể định lượng , thu gom và xử lý
Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn ở vùng miền núi bao gồm:
Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt): chủ yếu phát sinh từ các nhà dân, chất thải chứa nhiều chất hữu cơ như thức ăn dư thừa hoặc phế thải sinh hoạt cua con người, loại chất thải này về sau đã được người dân thu gom và tận dụng làm phân bón.Tuy nhiên , trình độ của người dân miền núi con thấp kém nên các kỹ thuật ủ phân của họ thường không đảm bảo
Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: đây có lẽ là nguồn phát sinh chất thải chính ở miền núi. Bởi vì ở miền núi, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính, Chất thải nông nghiệp cũng là chất thải hữu cơ đều có khả năng tái chế làm phân bón. Tuy nhiên do địa hình và điều kiện khó khăn nên hiện nay chưa có nhà máy tái chế rác thải hữu cơ làm phân bón. Vì vậy loại chất thải này chưa được xử lý , thâm chí chưa được thu gom. Hiện nay, để tăng năng suất cây trồng nên người dân miền núi cũng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nên dư lượng còn lại trong chất thải rắn tuy không nhiều nhưng cũng ít nhiều gây ảnh hưởng
Từ các trung tâm thương mại, các khu trường học, dịch vụ hay các khu công nghiệp: những loại rác thải này chủ yếu có ở khu đô thị, khu công nghiệp ở các thị trấn, Chất thải rắn từ các nguồn công nghiệp có những đặc trưng riêng, phụ thuộc cụ thể vào ngành công nghiệp thải ra chúng và thường có cả các chất thải nguy hại. Ví dụ như nhà máy nhiệt điện thải ra nhiều tro xỉ, bụi, một phần dầu rò rỉ
Chất thải y tế từ các trạm xá: số lượng ít chủ yếu tập trung ở các khu dân cư, thị trấn. chủ yếu chưa được thu gom và xử lý. Thành phần chủ yếu như bông gạc, các mẫu bệnh phẩm, chưa nhiều vi sinh vât, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh
Chất thải xây dựng : chủ yếu ở các khu đang xây dựng : thành phần bao gồm :sành sứ, đất cát, gạch đá.
Thành phần chất thải rắn
Thành phần hữu cơ : từ sinh hoạt, các dich vụ và hoạt động nông nghiệp. Đặc trưng là có thể thu gom, xử lý và tái sử dụng làm phân bón
Thành phần vô cơ: bao gồm các chất thải đất đá, sành sứ, gạch vữa của ngành xây dựng; tro xỉ, bụi ..của các khu công nghiệp, bông băng, gạc của các tram xá y tếLoại chất thải này thường khó tái sử dụng và xử lý . Hình thức xử lý hiệu quả nhất là chôn lấp
Thành phần hóa học: là các hóa chất thải ra từ hoạt dộng của các nhà máy. Đó là những hóa chất được sử dụng trong các dây truyến sản xuất bị rò rỉ ra bên ngoài. Thông thường những hóa chất này phải được xử lý. Tuy nhiên ở miền núi, các nhà máy và khu công nghiệp cũng như các khu dân cư tập trung, đô thị và dich vụ thường ít và được tập trung nên các chất thải từ các nguồn đó cũng dễ thu gom tập trung
Thành phần nguy hại: đó là các chất thải có chứa những hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người , sinh vật và tác động đến môi trường. Đó có thể là những hóa chất độc, ion kim loại rò rỉtừ các dây truyền sản xuất công nghiệp,phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật tồn dư sử dụng trong nông nghiệp hay đơn giản là các vi sinh vật gây bệnh từ phân và các mẫu bệnh phẩm chưa xử lý từ các trạm y tế mà chưa được xử lý
Tính toán dự đoán khối lượng chất thải đến năm 2028 cho khu vực 20000
Sử dụng mô hình toán để dự báo tốc độ phát sinh rác ở vùng đồi núi đến năm 2028
Tốc độ tăng dân số được dư báo bằng phương pháp Euler, thông qua công thức tính gần đúng
Ni = N(i – 1) + R. N(i – 1).T
Với : Ni,N(i – 1) : dân số năm thứ i và năm thứ (i-1)
R: tốc độ gia tăng dân số(/năm)
T: thời gian ( năm )
Chọn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2008 là : 0.019
Tỉ lệ tăng dân số cơ học năm 2008 là: 0.012
Tốc độ dân số của khu vực có xu hướng tăng trong những năm tới, trong đó tốc độ tăng cơ học có xu hướng tăng, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm
Ước tính chất thải rắn thải ra là 0.58 kg/người/ngày, thu gom được khoảng 70% tức là khoảng 0.4 kg/người/ngày
Năm thứ i
Tốc độ tăng dân số tự nhiên
Tốc độ tăng dân số cơ học
Tốc độ gia tăng dân số
Dân số năm thứ (i-1) (người)
Dân số năm thứ i
Tốc độ phát sinh rác(kg/người/ngày)
Khối lượng rác thải
Kg/ngày
Tấn/năm
2008
20000
0.4
8000
2920
2009
0.0189
0.0127
0.0316
20000
20632
0.45
9284.4
3388.806
2010
0.0188
0.0134
0.0322
20632
21296
0.45
9583.2
3497.868
2011
0.0187
0.0141
0.0328
21296
21995
0.45
9897.8
3612.67875
2012
0.0186
0.0148
0.0334
21995
22729
0.5
11365
4148.0425
2013
0.0185
0.0155
0.034
22729
23502
0.5
11751
4289.115
2014
0.0184
0.0162
0.0346
23502
24315
0.5
12158
4437.4875
2015
0.0183
0.0169
0.0352
24315
25171
0.6
15103
5512.449
2016
0.0182
0.0176
0.0358
25171
26073
0.6
15644
5709.987
2017
0.0181
0.0183
0.0364
26073
27022
0.6
16213
5917.818
2018
0.0180
0.019
0.037
27022
28021
0.7
19615
7159.3655
2019
0.0179
0.0197
0.0376
28021
29075
0.7
20353
7428.6625
2020
0.0178
0.0204
0.0382
29075
30186
0.7
21130
7712.523
2021
0.0177
0.0211
0.0388
30186
31357
0.8
25086
9156.244
2022
0.0176
0.0218
0.0394
31357
32592
0.8
26074
9516.864
2023
0.0175
0.0225
0.04
32592
33896
0.8
27117
9897.632
2024
0.0174
0.0232
0.0406
33896
35272
0.9
31745
11586.852
2025
0.0173
0.0239
0.0412
35272
36725
0.9
33053
12064.1625
2026
0.0172
0.0246
0.0418
36725
38260
0.9
34434
12568.41
2027
0.0171
0.0253
0.0424
38260
39883
0.9
35895
13101.5655
2028
0.017
0.026
0.043
39883
41598
0.95
39518
14424.1065
Như vậy, tổng lượng rác thải đưa ra bãi rác hàng ngày khoảng 8 tấn vào thời điểm bắt đầu dự án (2008) và tăng đến khoảng 39.5 tấn vào năm 2028
Phần II: Đặc điểm và tiêu chí khi xây dựng bãi chôn lấp ở khu vực đồi núi
Các tiêu chí khi xây dựng bãi chôn lấp
Tiêu chí môi trường
BCL không nên đặt trong khu vực có nhà ở. Phụ thuộc vào hướng gió chính để đặt BCL với một khoảng cách an toàn để ngăn chặn mùi và bụi bay tới khu dân cư
Vấn đề giao thông: lộ trình các xe chở rác đi qua khu vực công nghiệp, thương mại và nơi mật độ dân cư thưa thớt
Hiểm họa cháy nổ:. Nền đất phủ phải có chức năng dập lửa, hình thành hàng rào ngăn chặn lửa cháy rộng.
BCL là nơi thu hút các loại như ruồi, muỗi, các VSV gây bệnh. Phủ một lớp đất mỗi ngày có thể hạn chế được một số loại.
Vùng sinh thái, vùng mang tính khoa học và tính lịch sử như công viên, khu bảo tồn không phù hợp cho việc xây dựng BCL
Khu du lịch, khu giải trí: sau khi đóng cửa BCL có thể phát triển theo hương này
Tiêu chí xã hội
Việc xây dựng BCL phải có sự chấp nhận, đồng thuận của chính quyền địa phương:
Sự chấp thuận của những nhóm người liên quan: cộng đồng địa phương, những người sống xung quanh đó
Đặc tính của khu vực BCL: về quyền sở hữu đất cần cho BCL là rất quan trọng. Quyền sở hữu công cộng thì dễ dàng hơn là quyền sở hữu cá nhân
Tiêu chí tài chính
Chi phí đất dành cho chôn lấp
Chi phí dành cho đường vào BCL
Chi phí cho phương tiện vận chuyển
Chi phí cho lực lượng lao động, duy trì BCL và hoạt động bảo vệ môi trường
Chi phí việc sử dụng đất sau khi đóng của BCL
Tiêu chí địa chất – thủy văn
Nước mặt
BCL không nên đặt gần vùng nước mặt do nước thải từ BCL có thể chảy vào gây ô nhiễm nước mặt.
Tốc độ dòng chảy bề mặt lớn sẽ làm tăng quá trình pha loãng chất bẩn nên những nơi đó đặt BCL sẽ nhận được điểm cao hơn.
Nước ngầm
Vị trí BCL thích hợp:
Nơi có mực nước ngầm và mực nước sông gần đó thấp
Tốc độ dòng chảy ngầm thấp
Khu vực có lớp đất bên trên ít thấm nước ( đất sét)
Tốc độ dòng chảy của nước ngầm sẽ làm tăng sự lan rộng nước thải dưới BCL. Tốc độ dòng chảy nước ngầm phụ thuộc vào độ xốp của đât và tốc đô thấm. Những nơi có tốc độ dòng chảy ngầm thấp sẽ thích hợp
Chiều sâu của nước ngầm
Mức độ thích hợp
Trên 60 m
Cao
Từ 15 – 60 m
Vừa phải
Dưới 15 m
Thấp
Chất lượng nước ngầm( TDS mg/l)
Mức độ thích hợp
Trên 10000
Cao
1000-10000
Vừa phải
Dưới 1000
Thấp
Bảng 1 : Độ sâu và chất lượng nước ngầm. Mức dộ thích hợp cho vị trí BCL
Chú ý khi thiết kế
Không nên đặt nơi có nguồn nước ngầm chất lượng cao
Không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ngầm, nền đáy của bãi chôn lấp phải cao hơn tầng nước ngầm trên cùng.
Tránh tâng ngập nước, tránh những vùng bổ xung nước ngầm
Khu đất xây dựng phải có cao độ nền đất tốt thiểu cao hơn cốt ngập lụt với tần suất 100 năm. Nếu nền đất thấp hơn thì phải đắp nền cho công trình.
Tiêu chí địa hình
Đồi khá bằng phẳng, nghiêng ít, không bị ảnh hưởng lũ thì rất thích hợp. tuy nhiên đây là loại dịa hình thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác như nông nghiệp, thương mại, dân cư nên giá đất sẽ rất cao
Những chỗ sụt lún như là vùng đất trũng, hang không ổn định thì không phù hợp. Những loại địa hình sụt lún khác do con người như khai thác đá, khoáng sản có thể được phục hồi để làm BCL.
Những nền sụt lún mà là nền không thấm như sét, phù sa, đá phiến sét. Hố sét rất phù hợp cho BCL loại trũng
Đất với độ dốc hơn 15% được cho là không thích hợp để đổ rác, vì rác bẩn có thể chảy xuống dưới hoặc gần kề bãi rác
Địa hình của vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy bề mặt, dòng chảy vào và dòng nước rò rỉ từ các BCL. Để hạn chế dòng chảy bề mặt nhiễm bẩn, bãi rác không nên đặt ở vị trí các lưu vực sông (watershed)
Tiêu chí địa chất
Địa chất của vùng tạo ra các loại đất từ đá gốc, quyết định khả năng chịu tải của các loại đất hình thành bãi rác. Đá và loại cấu trúc của nó quyết định loại đất và độ thấm nước của đá gốc.
Loai đá
Mức độ thích hợp
Đá kết tinh không nứt
Rất cao
Đá phiến sét và đất sét
Cao
Đá vôi
Trung bình
Sa thạch
Không thích hợp
Loại cát không gắn kết
Rất không thích hợp
Bảng 2: cấu trúc nền đá và mức độ thích hợp đối với bãi chôn lấp
Cấu trúc địa chất ảnh hưởng tới sử di chuyển nước rò rỉ từ bãi rác, phụ thuộc thế nằm của đá cùng khe nứt và độ nghiêng với nền đá
So sánh tính thấm nước, các loại đá kết tinh không rạn nứt thì khả năng chuyền nước thải thấp hơn là sa thạch ( đá do cát kết lại). Do tính thấm nước nên sa thạch ít phù hợp làm nền BCL hơn các loại đá trầm tích khác như đá vôi, đá phiến sét. Đá vôi ít thích hợp hơn đá phiến sét do tính nhạy cảm đá cacbonat có thể bị hòa tan nếu nước thải có pH thấp hoặc liên quan tới tính gián đoạn và đặc điểm đá vôi như: sập, sụt hang đá vôi
Cần chú ý khi thiết kế:
Tránh những vùng có động đất, trượt đất, đứt gẫy, vùng ỏ, các lỗ hổng trong lòng đất
Tránh vung đất yếu, vung có nhiều hiện tượng địa chất công trình tự nhiên. Tính chất cơ lý đảm bảo cho vận hành và chôn lấp
Các BCL không nên đặt tạo vị trí trục của nếp lồi và cấu trúc vòm để hạn chế sự ngấm nước bẩn. Bên cạnh đó nếp lồi và cấu trúc vòm thường xuyên liên quan tới dầu và các khí thiên nhiên nên cần phải tránh
Vật kiệu xây dựng
Đất thì quan trọng cho sự phát triển BCL với 3 nguyên nhân cơ bản sau:
Lớp phủ
Kiểm soát sự di chuyển nước thải và khí thải
Chống đỡ
BCL hợp vệ sinh được thiết kế liên quan tới nguồn đất tương ứng cùng với kết cấu phù hợp dùng để phủ lên mỗi ngày và lớp phủ cuối cùng
Lớp phủ: lớp phủ cuối cùng thấm nước ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nước thải
Kiểm soát sự di chuyển nước thải và khí thải: lớp đất không thấm nước sẽ làm chậm sự di chuyển, đất mà thấm nước thì đòi hỏi phải có thêm hệ thống kiểm soát trong BCL
Chống đỡ: nền đất bên dưới và xung quanh BCL phải phù hợp với việc xây dựng
Đất BCL được lựa chọn phải thỏa mãn: tính thấm nước thấp, vững chắc có khả năng chịu tải cao, pH thấp nhất là 5, ít xói mòn, khả năng trao đổi ion cao.
Mức độ nhạy cảm cao về sự không bền vững của đất ( than bùn và đất sét) thì gây ra sự hình thành BCL không bền vững nên phải chọn nơi nào ít nhạy cảm nhất đối với sự bền vững
Tuy nhiên những đặc trưng này có thể thay đổi theo từng phần, theo độ sâu
Loại đất
Mức độ phù hợp
Phù sa, sét bùn
Rất cao
sét
Cao
Hỗn hợp
Vừa phải
cát
Thấp
Cát sạch
Không phù hợp
Bảng 3 : các loại đất và mức độ phù hợp với việc xây dựng bãi chôn lấp
Các tiêu chí khác
Khí hậu: lựa chọn địa điểm BCL phải quan tâm tới hướng gió, lượng mưa, sự bốc hơi, sự thay đổi nhiệt độ
Vùng dân cư và khu đô thị
Khu vực quân đội
Sân bay
Khu công nghiệp
Cung cấp cơ sở hạ tấng khác nhau
Cần chú ý khi thiết kế:Càng cuối hướng gió càng tốt, tốc độ gió nhỏ. Lượng nước mưa, nhiệt độ ít ảnh hưởng tới bãi
Đặc điểm của BCL vùng đồi núi
Lựa chọn bãi chôn lấp tận dụng các khe núi để làm nơi chôn lấp
Hình 1: Bãi chôn lấp khe núi
Thoát nước bề mặt là một yếu tố quan trọng trong phương pháp lõm núi. Phương pháp chôn lấp nhiều lớp trong trường hợp này tương tự như bãi chôn lấp dạng bằng phẳng
Những ưu điểm của BCL đồi núi
Không mất nhiều công sức và chi phí để đào các hố chôn lấp
Nếu lớp đáy của hốc núi là phẳng thì có thể đào xuống sâu thêm để lấy đất làm lớp phủ bề mặt mà không cần phải mang đất từ nơi khác đến để làm lớp phủ
Xây dựng ở hốc núi sẽ tránh được mùi vì được các vách núi cản trở sự phát tán của mùi
Nhược điểm của BCL đồi núi
Vì xây dựng ở hẻm núi nên đường vào khu vực đổ thải sẽ phải xây dựng tốn kém
Hệ thống thoát nước bề mặt của BCL tận dụng hẻm núi cũng phải đòi hỏi thiết kế công phu
So với phương pháp chôn lấp trên đất bằng phẳng thì phương pháp chôn lấp này có ưu thế hơn là không phải mua thêm đất làm đất phủ, không phải xây dựng đê đất, hạn chế mùi cũng như giá thành đất vùng đồi núi cũng rẻ hơn so với vùng đất bằng phẳng.
Các hạng mục cần phải thiết kế theo TCVN 6696-2000
Số
TT
Công trình
Miền núi
Nhỏ vừa
1
Ô rác
x
2
Sân phơi bùn, ô chứa bùn
x
3
Hệ thống thu gom, xử lý nước rác
x
4
Thu và xử lý khí gas
x
5
Hệ thống thoát và ngăn dòng mặt
x
6
Hệ thống hàng rào
x
7
Vành đai cây xanh có tán
x
8
Hệ thống biển báo
x
9
Hệ thống quan trắc môi trường
x
10
Hệ thống điện, cấp thoát nước
11
Trạm cân
12
Trạm kiểm tra CTR
13
Trạm vệ sinh xe máy
14
Hệ thống điều hành
15
Văn phòng làm việc
16
Khu vực chứa chất phủ
17
Khu vực chứa phế liệu thu hồi
x
18
Kho chứa các chất diệt côn trùng
19
Trạm sửa chữa, bảo dưỡng
x
20
Lán để xe máy
x
21
Trạm thí nghiệm
Các ô chôn lấp
BCL tận dụng hốc núi để làm nơi chôn lấp thì nếu cao trình đáy nằm ở vị trí cao hơn so với mực nước ngầm, nếu lưu lượng nước thấm bình quân trong ngày (tính trung bình của một năm quan trắc liên tục) nhỏ hơn 1,5 x 10-3 m3 nước/ m2 thì không cần thực hiện các biện pháp chống thấm cho đáy và thành ô chôn lấp. Nếu lưu lượng nước bình quân ngày thấm vào lớn hơn 1,5 x 10-3 m3 nước/ m2 thì phải thực hiện các biện pháp chống thấm. Còn nếu cao trình đáy thấp hơn mực nước ngầm thì phải thực hiện chống thấm cho đáy
Hệ thống thu gom và xử lý nước rác, nước thải của BCL
Tất cả các bãi chôn lấp đều phải thu gom và xử lý nước rác, nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải thau rửa các phương tiện vận chuyển, thí nghiệm và các loại nước thải khác). Nước rác và nước thải sau khi xử lý phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN).
Hệ thống thu gom nước rác, nước thải bao gồm: các rãnh, ống dẫn và hố thu nước rác, nước thải được bố trí hợp lý đảm bảo thu gom toàn bộ nước rác, nước thải về trạm xử
Thu gom và xử lý khí thải
Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, tất cả các BCL phải có hệ thống thu hồi và xử lý khí gas. Tuỳ theo lượng khí sản sinh có thể sử dụng khí gas vào mục đích dân sinh hoặc tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, không được để khí thóat tự nhiên ra môi trường xung quanh.
Hệ thống thóat nước mặt và nước mưa
Tuỳ theo địa hình bãi chôn lấp mà hệ thống thóat nước mặt và nước mưa có khác nhau.
Đối với các bãi chôn lấp xây dựng ở miền núi và trung du có thể phải dùng các kênh mương để thu nước, ngăn nước từ các sườn dốc đổ vào bãi chôn lấp. Kênh này cũng làm nhiệm vụ thóat nước mưa trong bãi chôn lấp.
Quy mô (kích thước kênh mương) được thiết kế trên cơ sở khả năng nước từ các sườn dốc xung quanh đổ vào bãi và từ bãi ra. Ở những vị trí dòng lũ mạnh phải tiến hành kè đá để tránh nước phía bờ kênh đổ vào bãi.
Hàng rào và vành đai cây xanh: Đối với BCL nhất thiết phải có hàng rào quanh bãi.
Hàng rào giai đoạn đầu nên sử dụng rào kẽm gai có kết hợp trồng cây xanh loại mọc nhanh, rễ chùm (nên sử dụng loại cây ôrô) hoặc xây tường.
Trồng cây xanh xung quanh BCL.
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông phải đáp ứng yêu cầu để các loại xe và máy móc hoạt động thuận lợi trong suốt quá trình vận hành BCL.
Đường vào bãi chôn lấp
Cấp đường được thiết kế xây dựng trên cơ sở tính toán lưu lượng xe chạy, tải trọng xe, tốc độ theo quy phạm thiết kế đường bộ của Bộ Giao thông vận tải;
Có rãnh thóat nước vì ở miền núi
Đường trong bãi chôn lấp
Phải thuận tiện, đủ rộng để các loại xe và máy móc hoạt động thuận lợi.
Đường tạm chỉ làm cho xe vào đổ rác; các đường tạm phải có chỗ quay xe dễ dàng.
Việc xây dựng đường ra vào bãi rác rất khó khăn và tốn chi phí do đây là khu vực đồi núi. Phải xây dựng hệ thống đường xá trên núi để các phương tiện vận chuyển rác thải có thể ra vào bãi chôn lấp một cách dễ dàng
Phần 3: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp
Theo dự báo về tốc độ phát sinh rác đã trình bày ở trên:
Tổng lượng chất thải rắn cần phải chứa trong 20 năm là: 158051 tấn
Tính toán diện tích bãi chôn lấp
Thể tích chất thải rắn cần để chiếm chỗ là:
Wtc = Mtg / b
Trong đó:
Wtc : thể tích cần thiết để chứa chất thải rắn ở bãi rác
b : tỉ trọng chất thải rắn. Chọn b = 0,5
è Wtc = 158051 / 0.5
= 316102 (m3)
Diện tích BCL chiếm 75% tổng diện tích bãi, với chiều cao của bãi kể từ đáy đến đỉnh là 8m.
Công suất của bãi là 8 tấn/ ngày ( năm 2008) và tăng dần vào những năm tiếp theo
Diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, nhà kho, sân bãi hệ thống xử lí nướcchiếm khoảng 25% tổng diện tích bãi
Với các giả thiết tính toán như sau:
Trước khi chôn lấp được xử lí sơ bộ nhằm giảm thể tích rác được ép tới tỷ trọng 0.8 m3/taán
Chiều cao tổng thể cấu bãi rác sau khi đóng cửa là 8m
Các lớp rác dày tối đa là 60 cm, sau khi đã được đầm nén kỹõ
Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 20 cm
Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 28% thể tích hố chôn
Với độ cao tổng thể của bãi rác là (D = 8m), các lớp rác dày (dr = 60cm) và lớp đất phủ xen kẽ (dd = 20cm)
Số lớp rác chôn lấp (L) cần cho 1 bãi rác được tính:
L = D/ dr+ dd
= 800/(60 + 20) = 10( lớp)
Độ cao hữu dụng để chứa rác:
d1 = dr* L
= 0,6 * 10 = 6(m)
Chiều cao của các lớp đất phủ là:
d2 = dd* L
= 0,2 * 10
= 2 (m)
Diện tích hữu dụng cần thiết để chôn lấp hết lượng rác tính toán là:
Stc = Wtc/d1
= 316102/6
= 52684 ( m2)
= 5.3 (ha)
Diện tích thực tế có thể chôn lấp hết lượng rác thu gom được trong tòan Thị xã là:
Stt = Stc/k
= 5.3/0,8
= 6.625 (ha)
Nếu chọn diện tích đất sử dụng cho các công trình phụ trợ là 25% thì tổng diện tích bãi chôn lấp sẽ là 8,3 ha
Tính toán diện tích các hố chôn lấp
Với thời gian hoạt động các hố chôn là không quá 3 năm nên việc tính toán thiết kế các hố chôn chỉ tính lượng rác sẽ đưa vào bãi và được chôn lấp trong 3 năm
Theo TCVN – TCXDVN 261 – 2001 xác định diện tích mỗi hố chôn từ 10000-15000 m2/hố, tải trọng yêu cầu của đáy hố < 1 kg/cm2, độ dốc của hố chôn lấp theo độ dốc của địa hình nhưng không được quá 1%. Khu vực thu gom nước thải phải có độ dốc tối thiểu < 3%.
Theo tính toán lượng rác sinh ra ở phần trên có thể thiết kế các thông số sau:
Hố 1: với lượng rác được chôn là 9806.7 tấn ( tổng lượng rác đưa vào chôn lấp từ năm 2008 – 2010)
Hố 2: với lượng rác được chôn là 12049.8 tấn ( từ năm 2011 - 2013)
Hố 3 ( từ năm 2014 - 2016): 15659.9 tấn
Hố 4 ( từ năm 2017 - 2019): 20505.9 tấn
Từ năm 2019 – 2028: 100028.4 với 4 hố chôn còn lại có diện tích bằng nhau: hố 5,6,7,8
Ô chôn
Khối lượng rác (tấn)
Thể tích rác (m3)
Chiều cao ô chôn lấp
Diện tích (m2)
Số 1
9806.7
19613.4
8
2451.675
Số 2
12050
24099.6
8
3012.45
Số 3
15660
31319.8
8
3914.975
Số 4
20506
41011.8
8
5126.475
Số 5
25007
50014
8
6251.75
Số 6
25007
50014
8
6251.75
Số 7
25007
50014
8
6251.75
Số 8
25007
50014
8
6251.75
Bảng 4: Các thông số thiết kế các ô chôn lấp
Hoạt động của hố chôn rác bắt đầu từ hố chôn 1, các hố chôn phải thiết kế tạo ra độ dốc khoảng 2%
Lớp chống thấm
Theo TCVN 6696 – 2000 quy định bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải có tầng sét cách nước có hệ số thấm ≤ 10 -7 cm/s và chiều dày lớp phải ≥ 1m
Nguyên tắc của việc chống thấm:
Kết cấu chống thấm phải đảm bảo hiệu quả thu nước rò rỉ cao, thời gian sử dụng lớn hơn 10 năm
Vật liệu chống thấm phải không bị ăn mòn do các chất ô nhiễm trong nước thải
Vật liệu chống thấm phải có độ bền cơ học tốt, chống lại các lực nén, ép khi vận hành bãi chôn lấp
Đối với bãi chôn lấp khu vực đồi núi, lựa chọn lớp lót ở đáy có cấu tạo như sau:
Lớp đất bảo vệ
Lớp vải địa chất
Lớp sỏi thu nước (0.3 m)
Lớp màng địa kĩ thuật chống thấm HDPE dày 2mm
Lớp đất sét dày 0.6 m
Lớp đất hiện hữu được đầm chặt
Hình 2: Cấu tạo lớp lót đáy bãi chôn lấp
Lớp phủ cuối cùng
Lớp phủ cuối cùng được thực hiện bằng lớp đất lấy từ vách hoặc đáy núi trước khi đặt lớp lót đáy.
Lớp phủ có chiều dày tổng cộng khoảng 1m trong đó lớp đất sét là 0.5m, lớp cát là 0.2m và trên cùng là lớp đất mùn 0.3m
Lớp phủ được thiết kế với độ dốc khoảng 30o tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước mưa.
Sau khi tạo lớp phủ tiến hành trồng cây trên hố chôn rác
Hệ thống thu gom và thoát nước bề mặt rác
Xây dựng các kênh mương để thu nước, ngăn nước từ các sườn dốc đổ vào bãi chôn lấp. Kênh này cũng làm nhiệm vụ thoát nước mưa trong bãi chôn lấp
Quy mô ( kích thước kênh mương) được thiết kế trên cơ sở lượng nước từ các sườn dốc xung quanh có khả năng đi vào bãi chôn lấp. Ở những nơi dòng lũ mạnh phải tiến hành kè đá để tránh nước phía bờ kênh đổ vào bãi chôn lấp
Hệ thống xử lí nước rác
Yêu cầu xử lý
Nước thải từ bãi rác có nồng độ ô nhiễm cao, ngoài chất hữu cơ trong nước rò rỉ còn chứa nhiều thành phần ô nhiễm khác, vì vậy chúng ra cần phải xử lý trước khi cho thải ra môi trường. Chất lượng nước cần phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 6948-2001 loại B) nhằm bảo đảm không ảnh hưởng tới môi trường.
Tính toán các thông số
Các thông số tính toán:
Q = M(W1 – W2) + [P(1 – R) – E] * A
Trong đó:
Q : là lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m3/ngày)
M : khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày)
W2 : độ ẩm của rác sau khi nén (%)
W1: độ ẩm của rác trước khi nén (%)
P : lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất (mm/ngày)
R : hệ số thoát nước bề mặt
E : lượng bốc hơi lấy bằng 5mm/ngày (thường 5 – 6mm/ngày)
A : diện tích chôn rác mỗi ngày (m2)
Chọn các thông số:
M = 21,65 (tấn/ngày)
W2 = 15% (thường từ 10 – 35%)
W1 = 60%
P = 200 (mm/ngày)
R = 0,15
E = 5 (mm/ngày)
Thể tích rác trung bình mỗi ngày là:
21,65/0,8 = 27 (m3)
Diện tích chôn lấp mỗi ngày với chiều cao lớp rác và lớp đất phủ sau mỗi ngày là 0,8m.
27/0,8 = 33,75 (m2)
à A = 33,75 (m2)
Vậy:
Q = 21,65(0,6- 0,15) + [0,200 (1-0,15)-0,005] × 33,75
= 18 (m3/ngày)
Như tính toán thì lưu lượng nước rác từ bãi chôn lấp là khá nhỏ, vì thế ở đây ta tận dụng hồ sinh học để xử lý nước thải sẽ giúp giảm chi phí trong xử lý.
+ Lưu lượng nước rác rò rỉ sinh ra từ bãi rác: Q = 18 m3/ngày đêm
+ Nhiệt độ nước thải: T = 25oC (do nhiệt độ miền núi thấp hơn đồng bằng)
Giả sử hàm lượng trung bình của BOD giảm đi 10 lần, sau đó đạt TCVN.
Thời gian lưu nước trong hồ với hệ số an toàn 10% được tính theo công thức:
t = 1,1(αk)-1lg(Lao/Lat) = 25 ngày đêm
Trong đó:
t là thời gian lưu nước trong hồ (ngày đêm)
α: hệ số sử dụng thể tích hồ, chọn α = 0,35
k: hằng số phụ thuộc nhiệt độ: k = 0,1 × 1,047T-20
Thể tích hồ sinh học:
W = Q × t = 450 m3
Khi đó ta chọn các thông số hồ là:
+ Chiều rộng: 10m
+ Chiều dài: 15m
+ Độ sâu: 3m
Hệ thống thu gom khí từ bãi rác
Giả sử lượng khí gas sản sinh trung bình là 13m3/tấn phế thải khô trong thời gian là 20 năm
Có thể dự báo lượng khí gas sinh ra tại bãi rác thành phố trong 20 năm như sau:
Q = 2,3.106 m3
Lượng khí sinh ra trung bình trong một ngày là : 315 m3 / ngày
Với lượng khí này, chúng ta không thể thu hồi làm nguồn năng lượng, vì vậy cần đốt để bảo đảm an toàn cho môi trường.
Chúng ta có thể tính toán bán kính giếng thu hồi bằng công thức:
R = Q/πDhq
Trong đó:
R: bán kính thu hồi (m)
Q: lưu lượng khí (m3/h); Q = Qn×13/(3×24×365) ( với Qn là lượng rác tại ô chôn n)
D: tỷ trọng rác thải (tấn/m3) (chọn D = 1 tấn/m3)
H: chiều sâu của rác thải (m)
q: Tốc độ tạo khí (m3/tấn.h) = 8,9.10-4
Khi đó ta có
Ô chôn
Khối lượng rác (tấn)
Thể tích rác (m3)
Chiều cao ô chôn lấp
Bán kính thu hồi khí
(m)
Số 1
9806.7
19613.4
8
15
Số 2
12050
24099.6
8
16,4
Số 3
15660
31319.8
8
18,7
Số 4
20506
41011.8
8
21,3
Số 5
25007
50014
8
23,6
Số 6
25007
50014
8
23,6
Số 7
25007
50014
8
23,6
Số 8
25007
50014
8
23,6
Sau đóng bãi
Khi đóng bãi cần có chương trình kiểm soát nước rác dò gỉ và khí bãi rác, kiểm soát nước mưa và chất lượng lớp phủ, đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường.
Tài liệu tham khảo
PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Giáo trình quản lí và xử lí chất thải rắn, NXB Xây Dựng, 2008.
Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXBXD,2001
Một số luận văn, đồ án: dạng file pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9715.doc