MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I :MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. Khái niệm chung về phép nối
II. Nhận diện
III. Phân loại
1. Phép nối lỏng
1.1. Khái niệm
1.2. Nhận diện
1.3. Phân loại
2. Phép nối chặt
2.1. Định nghĩa
2.2. Nhận diện
2.3. Phân loại
CHƯƠNG II :ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NỐI TRÊN VĂN BẢN BÁO CHÍ
I. Quan hệ định vị
1. Định vị thời gian
1.1. Phép nối lỏng
1.1.1. Thời gian kế tiếp
1.1.2. Thời gian đảo
1.1.3. Thời gian đồng thời
1.1.4. Thời gian đột biến, ngắt quãng
1.2. Phép nối chặt
1.2.1. Thời gian kế tiếp
1.2.2. Thời gian đảo
1.2.3. Thời gian đồng thời
2. Định vị không gian
2.1. Phép nối lỏng
2.2. Phép nối chặt
2.2.1. Không gian tâm
2.2.2. Không gian biên
2.2.3. Không gian định hướng
II. Quan hệ logic diễn đạt
1. Trình tự diễn đạt
1.1. Phép nối lỏng
1.1.1. Mở đầu
1.1.2. Diễn biến
1.2. Nối chặt
1.2.1. Đẳng lập
1.2.2. Tuyển chọn
2. Thuyết minh - bổ sung
2.1. Phép nối lỏng
2.1.1. Giải thích
2.1.2. Minh hoạ (Chi tiết hoá)
2.1.3. Bổ sung
2.2. Phép nối chặt
3. Xác minh – nhấn mạnh
3.1. Xác minh
3.2. Chính xác hoá
3.3. Nhấn mạnh
III. Quan hệ logic – sự vật
1. Nhân quả
1.1. Phép nối lỏng
1.2. Phép nối chặt
1.2.1. Nguyên nhân
1.2.2. Điều kiện
1.2.3. Giả thiết
1.2.4. Hướng đích
1.2.5. Kết quả
2. Tương phản - đối lập
2.1. Phép nối lỏng
2.1.1. Tương phản
2.1.2. Đối lập
2.2. Phép nối chặt
3. Sở hữu – phương tiện
3.1. Sở hữu
3.2. Phương tiện
CHƯƠNG III :VAI TRÒ CỦA PHÉP NỐI TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC KHẢO SÁT
I. Thực hiện chức năng liên kết
II. Khả năng tạo giá trị diễn đạt
III. Khả năng phát triển câu, đoạn văn trong văn bản
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, báo chí có vai trò rất quan trọng. Nó là hoạt động tinh thần tham gia vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Trước hết nhiệm vụ của báo chí là phản ánh trung thực và góp phần vào thúc đẩy đời sống phát triển. Không những vậy báo chí còn là nơi cung cấp những trang thông tin về tri thức kinh tế, về những hiểu biết về chính trị hay những giao lưu của các hoạt động xã hội đang diễn ra nóng bỏng.
Tác giả Hà Minh Đức đã viết trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” rằng: “Báo chí ở giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với độ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất. Dòng đời chảy trên trang báo có thể với sự việc xảy ra trong từng ngày thậm chí còn ngắn hơn, cận kề với thời điểm của câu chuyện, về không gian thường bao quát nhiều phạm vi từ thời sự của một quốc gia đến từng thành phố.” [7, 29]
Từ sau cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay, “Báo chí trở thành công cụ của Đảng để lãnh đạo quần chúng, là vũ khí đấu tranh giai cấp, sắc bén chống kẻ địch, xây dựng cuộc sống mới.” (Chỉ thị của Bộ chính trị ngày 8 - 2 - 1958) [7, 26]. Báo chí là tiếng nói của nhà nước, của quần chúng cách mạng. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, báo chí Việt Nam đã thật sự khởi sắc về số lượng cũng như chất lượng.
Đối với một địa phương, đặc biệt là một tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái (với diện tích tự nhiên là 6.882,922km (theo thống kê năm 2003) và có tới 30 thành phần dân tộc được phân bố rải rác khắp nơi) thì chắc hẳn việc đi lại cũng như cung cấp, truyền đạt những thông tin hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc vùng cao, cư trú cách xa trung tâm thành phố đến hàng 100 - 200km) thì vai trò của báo chí lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không những là phương tiện phản ánh tổng kết thực tiễn của địa phương về kinh tế, chính trị, văn hoá . mà nó còn là một “diễn đàn của nhân dân”. Để nhân dân có thể phát biểu nguyện vọng và chính kiến của mình về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong vòng năm năm trở lại đây, ngành báo Yên Bái đã thật sự có những bước thay đổi nhảy vọt, từ một tờ báo còn non nớt, ít kinh nghiệm, ít những chuyên mục . nay đã trở thành “một món ăn quen thuộc” vào sáng thứ 2,4,6 hàng tuần. Không chỉ có vậy, đến với Báo Yên Bái, chúng ta bắt gặp rất nhiều các văn bản báo chí với những phong cách khác nhau, ngôn ngữ phong phú, nội dung đa dạng . mà điển hình cho nó là Trang báo về chuyên mục Văn hoá - xã hội.
Văn hoá - xã hội là một trong những nội dung chính của bất kì tờ báo nào, bởi lẽ đó là một bức tranh phản ánh đời sống hiện thực của xã hội, của con người, của những gì thuộc về thế giới xung quanh ta. Nó gắn kết giữa con người với con người laị với nhau. Điển hình như ở Yên Bái, trang văn hoá- xã hội có một tầm rất quan trọng và chiến lược, đó là dù người đọc đang đâu hay làm gì nhưng vẫn có thể biết được, có thể hình dung được cuộc sống của những người dân tộc cách xa họ đến hàng trăm km . để từ đó có thể đồng điệu với những vất vả, với những đau thương, hay chia sẻ với những niềm vui của họ
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát về đặc điểm sử dụng các phương tiện liên kết giữa các câu, giữa các đoạn văn với nhau trên trang Văn hoá - xã hội Từ đó có thể khám phá ra đặc điểm phong cách của người viết cũng như của Trang Văn hoá- xã hội ( Báo Yên Bái) nói chung.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát một trong những phương tiện liên kết tiêu biểu nhất, và thường gặp nhất trong các loại văn bản báo chí, đó là : “Phương tiện nối” .
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là:
Tìm hiểu cách thức sử dụng phương tiện liên kêt nối, các kiểu quan hệ trong phương thức nối, cũng như vai trò của các phương thức nối đó trong các văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội. Qua đó, chúng tôi sẽ phân tích vai trò của những từ ngữ nối đó trong văn bản Báo chí nói chung và trang văn hoá- xã hội Báo Yên Bái nói riêng.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Khoá luận của chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cần phải giải quyết như sau:
Khảo sát các phương tiện nối trong văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội từ tháng 6/2006 cho đến tháng 12/2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thống kê; phương pháp miêu tả; và phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thống kê: Có mục đích thu thập các cặp phát ngôn chứa các phương tiện nối cũng như tần số xuất hiện của các phương tiện nối đó trong văn bản Báo chí. (Trang văn hoá - xã hội, Báo Yên Bái)
- Phương pháp mô tả: Nhằm miêu tả và phân tích định tính các phương tiện liên kết trong các văn bản báo chí thuộc phạm vi khảo sát.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh- đối chiếu để thấy được sự khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện liên kết trên các văn bản.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như “ vì vậy”
Ví dụ 166: “ Cũng có ý kiến cho rằng , người Thái ở đây vừa đi qua thời kì cuộc sống khó khăn nên họ đang nảy sinh tâm lý tự thoả mãn với cuộc sống hiện tại và không muốn làm những nghề phải thức khuya dậy sớm như trước đây...Bởi vậy, từ khi tái lập thị xã Nghĩa Lộ, địa phương đã rất nô lực để khôi phục nghề này và đưa nó thành thế mạnh kinh tế.”
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 ).
+ Thế mà : Là cụm từ nối được suy ra từ những cơ sở của câu trước. Và câu sau này là một sự trái ngược so với câu trước đó.
Ví dụ 167: “ Hơn nữa , nứa còn đi vào tiềm thức tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nơi đây. vào mỗi dịp thanh minh , đi tảo mộ viẹc làm không thể thiếu được của một số dân tộc là chặt cây nứa cắm vào trước mộ của người thân..cứ như vậy, người dân sống nhờ nứa, chơi cùng nứa, ở cùng nứa và khi ra đi họ cũng có nứa để bầu bạn...Thế mà, chỉ trong vài năm trở lại đây, hình ảnh những tràng nứa xanh mướt đã không còn nữa, phải chăng vì cuộc sống mưu sinh mà một số người đã phải chặt phá rừng.”
( Nứa rừng _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ).
+ Vậy mà : Cũng giống như “ Thế mà”.
Ví dụ 168: “ Vất vả là thế mà vụ đông ruộng chân trũng ngập sớm, nước sông Hồng đổ vào đồng nên lúa cũng chẳng được gặt. Vậy mà, xã vẫn áp mức sản lượng 80 cân / sào, thế nên nhà tôi năm nào cũng nợ thuế.”
(Mưa phùn tháng năm _ Báo Yên Bái, sô 1738 ra ngày 9 – 6 – 2006 ).
+ Đó là : Là từ dùng để nhấn mạnh về tính chất xác định , hay đích xác của những điều đã nói đến trước đó
Ví dụ 169 : “ Qua trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo thị xã cho thấy, cùng với sự hạn chế trong kĩ năng dệt nghề, còn có những nguyên nhân khác khiến nghề thổ cẩm Mường Lò không phát triển. Đó là, người làm thổ cẩm chưa có đủ năng lực để tạo nên những sản phẩm mà khách hàng cần, ngược lại, họ chỉ mang đến cho khách hàng những thứ họ có.”
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cảm _ Báo Yên Bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 )
1.2. Phép nối chặt
1.2.1. Nguyên nhân
Khác với các quan hệ đã nêu ở trên, quan hệ nguyên nhân được biểu hiẹn rõ ở hai câu đứng cạnh nhau. Câu đứng sau hoặc đoạn văn đứng sau thể hiện kết quả của sự kiện đã được miêu tả ở câu đứng trước hoặc câu đứng sau là điều giải thích cho sự việc xảy ra trong câu đứng trước. Qua quá trình khảo sát, các tư liệu mà tôi có sử dụng các yếu tố nối sau đây : vì, bởi, do, tại, nhờ.
+ Vì : Là từ biểu thị mối quan hệ giữa câu chứa nó với câu đứng trước.Cụ thể là nó biểu thị nguyên nhân tất yếu dẫn đến kết quả ở câu đứng trước nó một cách trực tiếp ( nguyên nhân nào thì kết quả đó )
Ví dụ 170 : “ Nứa không có nhiều loại như tre, theo người dân có thể chia ra làm ba loại chính : nứa Ngộ, nứa Tép, và em út là nứa Đáy. Vì nứa là loại thân rỗng nên bên trong thường chứa nước, chẳng biết có phải thứ nước đó được chắt lọc từ sương trời và tinh tuý của núi rừng hay không mà có vị ngọt mát lạ thường.”
( Nứa rừng _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )
Cũng là quan hệ từ “ vì” nhưng khi nó là một vế của cặp quan hệ “ vì - nên” , thì nó sẽ biểu thị mối quan hệ ý nghĩa khác với quan hệ từ “ vì” đã nêu ở trên. Bởi lẽ, ngoài chức năng nối kết câu chứa nó với câu trước nó, nó còn biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của điều được nói đến. Không những vậy đối với cặp quan hệ từ “ vì - nên”, nó còn giữ một vai trò ngữ pháp trong câu.
Ví dụ171: “Tất cả mọi việc chăm lo đời sống thường nhật cho mẹ Thi cũng giống như mẹ Chắt. Vì mẹ Thi đã rất cao tuổi nên thường xuyên đau yếu.”
( Trách nhiệm và đạo lý _ Báo Yên Bái, số 1758 ra ngày 26 – 7- 2006 ).
+ Bởi: Cũng giống như từ nối “ vì”, nó thường đứng ở đầu câu làm trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( một cách trực tiếp,, không thông qua đại từ thay thế) của ý trong câu chứa nó với câu đứng trước nó.
Ví dụ 172 : “ Đây là một cách làm hay để giữ gìn và bảo tồn vốn chữ cổ của người Thái, cách làm này phổ biến ở rất nhiều địa phương với rất nhiều loại chữ dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, ở Yên Bái nói chung cũng như vùng Thái Mường Lò nói riêng vẫn chưa thể áp dụng hình thức này. Bởi theo bà Lò Thị Huân, Phó chủ tịch UBND Thị xã Nghĩa Lộ thì dù rất muốn bảo lưu chữ Thái cổ nhưng chưa có cụ thể của các cấp trên nên chưa thể mở các lớp truyền dạy chữ Thái cho những người dân tộc Thái trong vùng.”
( Chữ Thái đi về đâu ? _ Báo Yên Bái, số 1738 ra ngày 9 – 6 – 2006 )
Ví dụ 173 : “ Đến năm 2006, Trạm Tấu đã có đến 9/12 xã, thị trấn đã và đang tiếp tục phổ cập giáo dục cho những con em đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, và cho đến đầu năm 2007 liệu rằng có hoàn thành được phổ cập giáo dục trung học cơ sở hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nghiệm thu, đánh giá về chất lượng dạy và học của nghành Giáo dục - đào tạo tỉnh. Bởi thực tế trong năm học 2005- 2006 vừa qua, Trạm Tấu có tới 40 giáo viên phải dạị chương trình năm học 2005- 2006 với 40 lớp học từ lớp 1- lớp 5 do chất lượng dạy và học quá yếu kém, nhiều em học hết lớp 5 mà đọc viết vẫn chưa thông...”
( Giáo dục ở Trậm Tấu liệu có phổ cập ? _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ).
+ Do: Là từ biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết quả , hậu quả cho những sự việc đã được nói đến.
Ví dụ 174 : “ Tuy học sinh được hưởng học bổng ưu đãi, lương thực , thực phẩm và các nhu yếu phẩm được Nhà nước cung cấp, nhưng do điều kiện chiến tranh , các cơ quan đều phải đi sơ tán nên mỗi tháng cả thầy và trò đều phải đi bộ ra Ba Khe để lĩnh kinh phí, đong gạo, mua văn phòng phẩm...nhiều lần bị máy bay địch đánh phá, thầy trò phải gồng gánh mò mẫm về trong đêm tối. Do không có chợ, các thầy cô phải vào tận nhà dân vận động bà con ủng hộ hoặc bán cho nải chuối xanh , quả đu đủ đến con gà, con vịt...để cải thiện bữa ăn cho học sinh.”
( Trường phổ thông dân tộc vùng cao là thế! _ Báo Yên Bái, số 1807 ra ngày 17 – 11 – 2006
+ Nhờ: Là từ biểu thị những điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến những kết quả tốt đẹp , khả quan.
Ví dụ 176: “ Chị Nguyễn Thị Tuyết – cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã cho biết: “ Thành công trong công tác bảo vệ rừng của Ngòi A chính là nhờ có sự phối hợp và vào cuộc của chính quyền địa phương, các lực lượng công an, dân quân tự vệ, đồng bào dân tộc với kiểm lâm địa bàn. Nhờ có sự phối hợp đó mà thông qua các hội nghị bảo vệ an ninh trong Tổ quốc, các đợt phát động phong trào phát triển kinh tế xã hội, các buổi họp thôn, họp chi bộ mà kiểm lâm đã lồng ghép tuyên truyền sâu rộng được tới cả hộ dân Luật bảo vệ rừng.”
(Bí quyết giữ rừng Ngòi A _ Báo Yên Bái, số 1807 ra ngày 17 – 11 – 2006)
1.2.2. Điều kiện
Đây là kiểu quan hệ nghĩa của hai phát ngôn đi cạnh nhau ( hoặc là những mệnh đề đi cạnh nhau của câu qua lại), câu trước thường biểu hiện kết quả điều kiện ở câu sau. Nhờ có mối quan hệ này mà hai phát ngôn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
Với kiểu quan hệ này, bao gồm những từ nối sau đây : Tuy..nhưng; Tuy. … song; dù; dẫu.
+ Tuy ... nhưng; tuy ... song: Là từ biểu thị những điều sắp nêu ra là một sự thật đáng lẽ làm cho những điều đựơc nói đến không thể xảy ra, và nhấn mạnh ý nghĩa của cái điều đã vẫn xảy ra đó.
Ví dụ 175: “ Tôi ngồi xuống cùng bàn với em Thảo Anh Nhà - học sinh vừa đựơc thầy Đông gọi đọc bài “ Ngựa biên phòng” ( sách giáo khoa lớp 5 ) chương trình cũ. Tuy đã học hết lớp 5 nhưng em Nhà vẫn phải đọc đánh vần, đặc biệt em không thể đọc được hai từ gần nhau , chứ chưa nói gọc cả câu , cả đoạn.”
(Giáo dục ở Trạm tấu liệu có được phổ cập ? _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )
Ví dụ 176 : “ Tôi hỏi Phông có mấy chị em ruột, Phông loay hoay đếm ngón tay mãi mà không tính được, chỉ đến khi thầy giáo hỏi Phông có mấy chị , mấy anh, mấy em , Phông mới nói “ có 3 chị, 2 anh, 2 em”. Tuy đã học hết lớp 5 song Phông chưa thể tính được bài toán cộng thật đơn giản, nguyên nhân có lẽ cũng vì gia đình Phông đông anh em quá nên Phông phải làm nhiều hơn là được đi học.”
( Giáo dục ở Trạm tấu liệu có được phổ cập ? _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )
+ Dù : Là từ dùng để nêu lên những điều kiện không thuận , bất thường nhằm để khẳng định nhấn mạnh rằng: những điều nói đến đó vẫn xảy ra, vẫn đúng ngay cả trong những trường hợp đó.
Ví dụ 177: “ Mỗi lần có người qua, nhất là xe máy, cây cầu kêu rầm rầm và rung lên bần bật ; nhiều điểm trên sàn cầu ngoác ra những lỗ thủng do ván sàn mục và gãy tựa như những cái bẫy kinh hoàng...Dù đã có những tai nạn xảy ra và dù sợ nhưng người dân vẫn phải qua cầu, chỉ đến khi qua bên này rồi thì ai nấy mới biết mình được an toàn và thở phào.”
( Nỗi kinh hoàng từ một cây cầu “ quá đát” _ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1-11- 2006)
+ Dẫu: Cũng có ý nghĩa như từ nối “ dù” nhưng nghĩa của nó mạnh hơn.
Ví dụ 178: “ Qua số hội viên tham gia thi đấu và trình độ các vận động viên cho thấy , chất lượng công tác đào tạo cũng như hoạt động chuyên môn của môn bóng chuyền từ cơ sở là như thế nào. Dẫu hoạt động thể dục thể thao đang được xã hội hoá, nhưng không vì xã hội hoá mà nghành nghề thể thao Yên Bái không quan tâm giúp đỡ về mặt chuyên môn, và hướng dẫn tổ chức hoạt động.”
( Bóng chuyền Yên Bái bao giờ được như ngày xưa? _Báo Yên Bái, số 1814 ra ngày 4 –12- 2006 ).
1.2.3. Giả thiết
Bao gồm những từ nôi sau đây : Nếu, giá, hễ
+ Nếu: Chỉ quan hệ điều kiện , điều kiện này được diễn đạt trong câu chứa nó vè đặt trong quan hệ với câu đứng trước, nó không giữ vai trò cú pháp trong câu, mà nó chỉ có chức năng đánh dấu quan hệ của câu chứa nó chúng với câu hữu quan ( chủ ngôn).
Ví dụ 179 : “Ngoài ra theo kinh nghiệm của dân gian “ phấn nứa” ( thiên trúc hoàng) là một loại kết tinh màu trắng thường thấy trong ống nứa, có thể làm thuốc chữa bệnh tai biến mạch máu não và cầm máu. Nếu chẳng may bị thương mà không có phấn nứa, ta có thể tận dụng ngay thân cây, bỏ vỏ xanh, cạo phần thịt trắng thành mớ bùng nhùng dịt vào vết thương cũng có tác dụng cầm máu rất tốt.”
( Nứa rừng _ báo Yên Bái, sô 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )
Ví dụ 180 : “ Nứa Ngộ ( tiếng Tày là Mạy Rịa ) thường mọc ven bờ khe, bờ suối và chỉ có trong rừng già. Đây là anh cả của loài nứa, cây rất dài và to. Nếu đem so sánh, nứa Ngộ có thể to bằng cây tre nhỡ nhưng mỏng hơn, vì thế cũng nhẹ hơn nhiều.”
( Nứa rừng _ báo Yên Bái, sô 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )
+ Giá ( mà ): Là từ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi trong câu chứa nó, có ý nghĩa rất mạnh.
Ví dụ 181 : “ Nuôi gà thì gà chết cúm, bữa trước nghe người nhà nói lại, cô tôi có đứa con học ở Hà Nội về thăm nhà, gà cúm chết hết, không có gì bồi dưỡng cho thằng con đói ăn, mải học nên cô đã khóc. Giá mà đàn gà còn đông đúc, chẳng những cô tôi có gà làm thịt cho con mà còn bắt vài đôi đem ra chợ bán đi lấy ít tiền cho em tôi về trường học.”
( Mưa phùn tháng 5 _ Báo Yên Bái, số 1738 ra ngày 9 – 6 – 2006 )
+ Hễ : Từ biểu thị vế điều kiện trong quan hệ giữa quan hệ và hệ quả. Cứ mỗi khi có sự việc, hiện tượng này thì tất yếu có sự việc hiện tượng kia trong câu trước và câu sau của đoạn văn.
Ví dụ 182: “ Chị Nguyễn Thị Bình- mẹ cháu Nam tâm sự: ‘ Cháu nó nghịch từ bé, đã phá hỏng mấy chiếc đài của ông nội. Hễ không để ý là nó tháo ra chọc ngoáy, chán rồi lại lắp vào nguyên xi như cũ.”
( Hà Hoài Nam- “ Kĩ sư nhí” say mê sáng tạo._ Báo Yên Bái, số 1806 ra ngày 15- 11 – 2006)
1.2.4. Hướng đích
Bao gồm những từ nối sau đây : Để.
+ Để : Chỉ quan hệ mục đích của sự việc, nêu lên ở câu chứa nó với câu đứng trước nó ( mà đôi khi người ta vẫn hay gọi là phát ngôn và chủ ngôn ).
Từ quan hệ “ để”, làm nhiệm vụ chỉ rõ mục đích, hành động , sự việc trong câu đứng trước nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ đi từ nối này, thì nội dung của văn bản vẫn được đảm bảo, chỉ có ý nghĩa mục đích của chủ ngôn bị lu mờ.
Ví dụ 183: “ Đặc biệt, trong việc gây dựng quỹ của chi đoàn để có nguồn thường xuyên tặng quà, biểu dương, động viên kịp thời các đoàn viên có thành tích cao trong học tập nhân dịp sơ kết hoặc tổng kết năm học. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực mà không phải chi đoàn nào cũng đạt được. Để hoạt động của chi đoàn ngày càng vững mạnh và có hiệu quả như vậy, kinh nghiệm của Trang là phải triển khai các phong trào , hoạt động do đoàn trường phát động đến các đoàn viên sớm và thường xuyên đôn đốc.”
( Nhịp sống trẻ: Sa Thị Thu Trang nhân học bổng Nguyễn Thái Bình_ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1 –11 – 2006 )
Ví dụ 184: “ Bên cạnh đó, từng bước nâng cao tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS; phấn đấu đến năm 2010 , toàn huyện có đến 100% số xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục và tiểu học đúng độ tuổi và 40% số xã, thị trấn phổ cập THCS đúng độ tuổi. Để thực hiện được mục tiêu này, Văn Yên tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể theo phương châm : thường xuyên, liên tục, triệt để nhằm đẩy nhanh và vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, làm tiền đề cho phổ cập THCS đúng độ tuổi.”
( Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Văn Yên: Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra _ Báo Yên Bái, số 1803 ra ngày 8 – 11 – 2006 )
1.2.5. Kết quả
Bao gồm những từ nối sau đây : Thế nên, thì, mà, nhìn chung.
+ Thế nên: Cũng giống như từ nối “cho nên”, mang lại kết quả được nhận định và suy ra từ câu đứng trước không chứa nó.
Ví dụ 185: “ Họ truyền khẩu cho nhau điều chính yếu nhất “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Thế nên, người già như ông Trọng, trẻ như Tài, Thái, Thân..và cả phụ nữ bụng mang dạ chửa một nách con dại như chị Bái cũng tham gia kháng chiến.”
( Đọc sách : âu Lâu bến lửa _ báo Yên Bái, số 1825 ra ngày 29 – 12 – 2006 )
Xét ví dụ trên ta có thể thấy : Phát ngôn thứ hai “ Người già như ông Trọng, trẻ như Tài, Thái..và cả phụ nữ..cũng tham gia kháng chiến” là kết quả, là sự nhấn mạnh cho chủ ngôn đã nêu ra trước đó “ Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Thì ( ra ): Là tổ hợp biểu thị điêù sắp nêu ra là sự thật vừa mới được nhận ra , nhờ những điều đã nói đến trong câu trước.
Ví dụ 186: “ Trông anh ta không đến nỗi rách rưới, lại có cả túi xách tử tế, bên trong có bộ quần áo và mấy thứ lặt vặt. Anh ta đã ngồi dậy được, sờ tay vào cái túi xách lấy ra chứng minh thư nhân dân đưa cho chị công an. Thì ra, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chỉ có mỗi hai mẹ con, nghe nói trên đây dễ tìm việc lắm nên anh mò lên đây tìm việc.”
( Chuyện thường ngày: Một lần cơ nhỡ _ Báo Yên bái, số 1769 ra ngày 21 – 6 – 2006 )
+ Mà: Là từ biểu thị những điều sắp nêu ra là nội dung thuyết minh cho những điều vừa được nói đến trong câu trước đó..
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy nó chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong các văn bản.
Ví dụ 187: “ Bây giờ lại có thêm dịch vụ xông hơi, mát xa , xăm thẩm mỹ và cả hát Karaoke thư giãn nữa. Thị D nghiễm nhiên trở thành bà chủ của mấy em gái trẻ đến làm công hưởng lương như viên chức nhà nước. Mà khách thì ngày càng đông một đông thêm: nam có, nữ có, ngoài lũ trai trẻ còn có cả mấy ông bà tuổi sồn sồn cũng đến đây mong được làm đẹp.”
(Vạn dặm Bà Chúa Kho _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006.)
+ Nhìn chung: Là tổ hợp thường được dùng ở đầu câu, làm thành phần phụ cho câu, và dùng để mở đầu cho một lời nhận xét bao quát, chỉ ra những cái chính, những cái cơ bản nhất cho những điều đã được nêu ra trong câu trước.
Ví dụ 188: “ Năm 2006, huyện Lục Yên phấn đấu huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng mới 72 phòng học đợt IV, tổng vốn đầu tư trên 7.470 triệu đồng. Nhìn chung các công trình kiên cố hoá trường lớp học ở Lục Yên đều được quy hoạch , xây dựng rộng rãi, nguyên vật liệu đưa vào thi công đảm bảo chất lượng.”
( Kiên cố hoá trường lớp học ở Lục Yên: Nỗi lo chất lượng _ Báo Yên Bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )
Trên đây là những từ nối thuộc nhóm quan hệ “Nhân quả” mà chúng tôi tìm thấy qua quá trình khảo sát nguồn tư liệu. Để có một cách nhín rõ nét hơn, chúng ta có thể xem hai bảng thống kê sau đây:
Bảng 15: Tỷ lệ phần trăm các nhóm thuộc quan hệ nối Nhân quả
STT
Nhân quả
Số từ
Số lần xuất hiện
Tỷ lệ
1
Nguyên nhân
6
37
15,35
2
Điều kiện
3
24
9,95
3
Giả thiết
3
25
10,3
4
Hướng đích
1
45
18,67
5
Kết quả
5
20
8,29
6
Phép nối lỏng
15
90
37,36
Bảng 16: Tỷ lệ phần trăm các từ nối trong quan hệ Nhân quả
STT
Nhân quả
Số lần xuất hiện
Tỷ lệ (%)
Nhiều
TB
Ít
1
Nguyên nhân
Vì; Bởi; Do
+
9,54
Tại
+
1,65
2
Điều kiện
Tuy
+
3,73
Dù; Dẫu
+
3,71
3
Giả thiết
Nếu
+
8,71
Giá ( mà); Hễ
+
1,65
4
Hướng đích
Để
+
18,67
5
Kết quả
Thế nên; Mà..
+
8,29
6
Nối lỏng
Vì vậy ( vì thế)
+
12,44
Vậy mà
+
6,22
Đó là.
+
4,14
Chính vì vậy
+
6,22
Thế là; Như vậy.
+
3,73
Do vậy; Bởi thế ...
+
4,56
Qua các bảng thống kê trên có thể nhận xét rằng: “Nhân quả” là một quan hệ có thể được biểu hiện bằng rất nhiều các từ nối khác nhau với vai trò là yêú tố liên kết các câu, các đoạn văn lại với nhau. Chúng không chỉ phong phú về số lượng mà còn phong phú về cả mặt nội dung, ngữ nghĩa. Theo khảo sát, chúng tôi thấy có 37 từ nối khác nhau, và 241 lần các từ nối đó xuất hiện trong các văn bản. Tiêu biểu là một số từ nối sau đây:
- “ Nếu” : xuất hiện 21 lần, chiếm 84% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện ở nhóm Giả thiết. ( và chiếm tới 8,71% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Nhân quả.)
_ “ Để” : ( là từ nối duy nhất của nhóm Hướng đích, nó xuất hiện đến 45 lần trong quá trình khảo sát, chiếm tới 18,67% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Nhân quả.)
_ “ Vì vậy” : là từ nối thuộc phép nối lỏng, xuất hiện 30 lần chiếm tới 33,33% (1/3) tổng số lần các từ nối xuất hiện trong Nối lỏng. (và chiếm 12,44% các từ nối xuất hiện trong quan hệ Nhân quả.)
Tiếp theo là một số từ có tần số xuất hiện trung bình ( từ khoảng 5 – 10 lần ) như là: Vì ( nhóm Nguyên nhân, xuất hiện 10 lần ); Bởi ( nhóm Nguyên nhân xuất hiện 7 lần; Do ( nhóm Nguyên nhân, xuất hiện 7 lần); Tuy ( nhóm Điều kiện, xuất hiện 10 lần); Chính vì vậy ( phép nối lỏng, xuất hiện 15 lần)...
Bên cạnh những từ nối có tần số xuất hiện cao và trung bình đó, còn có một số từ xuất hiện ở tần số rất thấp như là: Thì ra ( phép nối lỏng, xuất hiện 2 lần); Nhờ vậy ( phép nối lỏng, xuất hiện 2 lần); Tại ( nhóm Nguyên nhân, xuất hiện 1 lần); Hễ ( nhóm Giả thiết, xuất hiện 1 lần)... Tuy nhiên, số lượng những từ nối này cũng khá nhiều, có đến 65 từ ( cụm từ) trên tổng số là 90 từ ( cụm từ) nối tìm thấy qua quá trình khảo sát.
Theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm [11], có thể còn chỉ ra được một số những từ nối khác nữa thuộc quan hệ Nhân quả như:
+ Nối lỏng: Thành ra; Hoá ra; Rốt cuộc; Như thế; Kết quả là...
+ Nối chặt : Thà ( nhóm Điều kiện); Cho ( nhóm Hướng đích); Nên, cho nên ( nhóm Kết quả)...
Nhưng trong quá trình khảo sát, chúng tôi không tìm thấy có những từ nối như trên trong các văn bản.
2. Tương phản - đối lập
2.1. Phép nối lỏng
Thực ra giữa tương phản và đối lập là hai quan hệ cũng gần giống như nhau, nhưng theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm [11] tác giả đã chia ra làm hai khía cạnh:
2.1.1. Tương phản
Đây là quan hệ chỉ sự đối lập giữa các sự kiện hành động...giữa các phát ngôn. Đặc trưng của loại quan hệ này là mỗi câu tồn tại như một vế đối lập trong quan hệ với câu kia . Và quan hệ đối lập ấy được xác định thông qua quan hệ ngữ nghĩa giữa các cặp từ có ý nghĩa đối nhau.
Người ta rất dễ bắt gặp một số từ chỉ quan hệ tương phản này như là :Tuy nhiên, tuy vậy, mặc dù vậy,mặc dù, mặt khác, lẽ ra..
+ Tuy nhiên: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một nhận xét có phần nào trái với điều nhận xét đã được nêu ra trước đó, nhưng vẫn cần phải nêu để bổ sung.
Ví dụ 189 : “ Cách đây khá lâu, trong những thời khắc u ám nhất của bóng đá nước nhà, chúng ta vẫn đặt niềm tin vào một cuộc tái thiết dựa trên nền bóng đá trẻ, và có vẻ như màn trình diễn của U17 cho thấy niềm tin này đang rất đúng hướng. Tuy nhiên, sẽ thật nguy hiểm nếu như chúng ta quá vội vã tung hô những cầu thủ quá trẻ, những người còn phải học hỏi, hoàn thiện rất nhiều về nhân cách và sự nghiệp.”
(Từ U17 đến U23 : Tuy ngay đây nhưng vẫn xa xôi _ Báo Yên Bái, số 1769 ra ngày 21 – 6- 2006 )
Ví dụ 190 : “ Chị cho biết, lựa chọn kinh doanh hàng thổ cẩm là bởi đây là thứ hàng chị rất thích và trân trọng và cũng vì do chính tổ tiên của người Thái chị để lại. Doanh số bán hàng tại quầy cảu chị Pầng mỗi tháng đạt từ 30-40 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi nhận ra trong quầy hàng của chị , tỷ lệ thổ cảm dệt theo lối truyền thống chiếm rất ít mà chủ yếu là hàng thổ cẩm dệt bằng máy công nghiệp, hàng vải in sáp ong của người Mông, len, sợi...”
(Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10- 2006 )
+ Tuy vậy : Là tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra trái với những gì đã nói đến trong những câu trước đó, và làm cho người đọc có thể nghĩ.
Ví dụ 191: “ Chợ Mường lò được xây dựng khá đẹp giữa trung tâm thị xã Nghĩa Lộ và có rất nhiều hàng hoá, nhất là hàng lâm thổ sản như : mật ong, dược liệu, măng khô, nấm hương, thịt trâu khô, gạo nếp Tú lệ...Tuy vậy, với hơn chục hàng kinh doanh thổ cẩm của người Thái ở Mường lò đã tạo nên nét đặc sắc cho không gian chợ và là một nét chủ thể cho nét đặc sắc một chợ văn hoá như chính cái tên “ Chợ văn hoá Mường Lò”.
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10- 2006 )
+ Mặc dù : Là từ biểu thị quan hệ trái ngược giữa sự việc với điều kiện, nhưng nó nhấn mạnh rằng: dù sao thì sự việc vẫn diễn ra.
Ví dụ 192 : “ Tuy nhiên, ông Phượng cũng cho biết , hai nhà văn hoá đang dự kiến xây dựng trong năm nay chưa được người dân đồng ý về vị trí mặt bằng xây dựng. Mặc dù, những tiêu chí về lựa chọn mặt bằng không khắt khe lắm , chỉ cần tương đối ở vị trí trung tâm, không vi phạm quy hoạch tổng thể và diện tích trên một trăm mét vuông là được nhưng khó khăn này không chỉ riêng ở phường Yên Thịnh mà phường Yên Ninh cũng tương tự.”
(Thành phố Yên Bái: bao giờ mới xây xong nhà văn hoá ở các khu dân cư ? báo Yên bái, số 1762 ra ngày 4 – 8 – 2006
Ví dụ 193 : “ Ở Việt Nam, lớp trẻ đầy tiềm năng này tuy chiếm gần một nửa số dân nhưng chưa khai thác đúng được.Mặc dù nền giáo dục đang phát triển với nhiều triển vọng và tỷ lệ chữ rất cao, nhưng kĩ năng của các bạn trẻ vẫn đang còn ở mức thấp.”
( Nhịp sống trẻ: Liên hợp quốc- giới trẻ hôm nay cần được hưởng sự quan tâm hàng đầu _ Báo Yên bái, số 1770 ra ngày 23 – 8- 2006 )
+ Mặc dù vậy : cũng giống như “ Mặc dù”
Ví dụ 194: “Do làm tốt công tác thi hành án phạt tù, thực hiện chế độ chính sách đối với phạm nhân nên thời gian qua Trại giam Hồng ca không có đơn thư khiếu nại, tố cáo nào của công dân. Chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng luôn luôn yên tâm tin tưởng vào sự quản lý, giáo dục của các cán bộ giám thị cũng như các mặt hoạt động phối hợp khác của các trại. Mặc dù vậy, để giúp phạm nhân hết hạn tù trở về nơi cư trú tái hoà nhập được với cộng đồng , đòi hỏi các cấp, các nghành, các tổ chức đoàn thể trong xã hội vào cuộc , cùng tham gia vào giáo dục, tổ chức nghành nghề, giúp đỡ cho phạm nhân trong và ngay sau khi ra trại.”
( Để không còn những người lầm lỗi tại cộng đồng _ Báo Yên Bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )
+ Mặt khác: Là tổ hợp thường dùng ở đầu câu, nó biểu thị điều săp được nói ra có ý nghĩa bổ sung ( hơi có ý tương phản ) về mặt nào đó cho những điều vừa nói đến ở trên.
Ví dụ 195 : “ Trong xã hội, ngoài các trung tâm cai nghiện thì việc giáo dục , giúp đỡ người nghiện tại gia đình , đoàn thể, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, các cơ quan chức năng đang phải đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình nhằm phát hiện , ngăn chặn kịp thời các hành vi, đối tượng phạm tội có liên quan tới ma tuý.”
( Khi những người nghiện phạm tội _ Báo Yên bái, số 1787 ra ngày 2 – 10- 2006 )
+ Dẫu vậy :Thường dùng ở đầu câu, nó cũng có ý nghĩa như từ “ Dù sao; Dù như thế nào.”
Ví dụ 196 : “ Được biết, do những khó khăn từ việc huy động đóng góp kinh phí của nhân dân nên thành phố Yên Bái đã linh hoạt đưa ra giải pháp các khu dân cư tự lựa chọn quy mô xây dựng, dựa trên sự thống nhất của những người dân trong cụm và thành phố sẽ cấp kinh phí theo tỷ lệ đã quy định. Dẫu vậy, việc xây dựng nhà văn hoá cho các cụm dân cư vẫn chuă hết khó khăn, bởi trong thời gian vừa qua thành phố đang gặp rất nhiều trở ngại trong việc thu ngân sách , dân thì chỉ biết kêu chính quyền chứ còn đóng góp thì vẫn còn nhiều khó khăn lắm.”
( Thành phố Yên Bái: bao giờ mới xây xong nhà văn hoá ở các khu dân cư ? báo Yên bái, số 1762 ra ngày 4 – 8 – 2006 )
+ Thế nhưng: Cũng giống như từ nối “ nhưng’, nó là từ nối mang quan hệ nhân quả, phản ánh sự tương phản, đối lập giữa câu chứa nó với câu trước. Chúng ta rất dễ nhận thấy điều này ngay trong nội dung và từ ngữ mà nó biểu đạt.
Ví dụ 200: “ Chị Pằng rất mừng và hy vọng sẽ giúp con gái Thái Mường Lò khôi phục và phát huy được nghề này. Chị vào các xã, các bản có đông người Thái sinh sống để vận động họ làm và hứa sẽ tiêu thụ sản phẩm. Thế nhưng, không ít người đã tỏ thái độ không ủng hộ và viện đủ mọi lí do để từ chối, nào là không có khung củi, không có bông, không có sợi..”
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 )
Với ví dụ trên ta có thể thấy, từ nối “ Thế nhưng” mang lại sự tương phản, đối lập giữa hai câu, thông qua ý nghĩa : “ Chị Pằng rất mừng và hy vọng..Chị vào tận các bản làng để vận động và hứa sẽ tiêu thụ hộ” với ý trong câu sau là : “ không ít người không ủng hộ và viện đủ lí do để từ chối.”
+ Còn : nó thể hiện sự đối lập giữa ý câu chứa nó với ý câu đứng trước nó. Tuy nhiên, sự đối lập này không mạnh như từ nối “ nhưng”.
Ví dụ 201 : " Lớp tôi, toàn học sinh giỏi ở các trường thành phố nên trông bạn nào cũng rất tự tin. Còn tôi- học sinh giỏi trường làng, liệu có theo các bạn được không? "
( Cô bé trường làng _ Báo Yên Bái, số 1739 ra ngày 12 -6-2006 ).
Với ví dụ trên, nhờ có từ nối “ còn” mà chúng ta nhận ra hàm ý đối chiếu giữa ( trường thành phố – trường làng ), ( bạn – tôi ).
Đặc biêt, đối với từ nối “ còn”, chúng ta đã thấy nó có vai trò, vị trí, cương vị tương tự như từ nối “ và” , nó bổ sung ý nghĩa cho câu đứng trước nó và câu chứa nó. ( mà đã nêu ở phần trước).Nhưng ở đây, ta chỉ xét nó trong vai trò là một từ nối mang quan hệ tương phản mà thôi.
2.1.2. Đối lập
Bao gồm những từ nối sau đây: Trái lại, ngược lại, cứ..
+ Trái lại: Biểu thị điều nó vừa nêu ra có nội dung trái với điều vừa nói đến hoặc trái với điều vừa phủ định.[15]
Ví dụ 202 : “ Điểm khác biệt nhất giữa thầy mo của người Thái với các dân tộc người khác là họ chia ra thành hai loại thầy mo khác hẳn nhau: có thầy mo thì chỉ phục vụ cho các nghi lễ cho người đang sống, nghi lễ cho mường, cho bản riêng và có những thầy mo chỉ chuyên phục vụ nghi lễ cho người chết mà thôi.Thầy mo là người luôn luôn bận rộn nhất vùng vì dân cư thường là rất đông đúc và người làm được những lễ này trong bản lại không hề nhiều một chút nào. Trái lại, công việc của những thầy mo này lại khá phức tạp và đa dạng, nào là : giúp đỡ nghi lễ cưới hỏi, làm nhà, cúng vía cho người ốm, cúng vía cho trẻ nhỏ khoẻ mạnh, cúng cầu múa, cúng mưa, cúng ma chay, ma bản, ma mường, ma người chết....”
( Thầy mo trong đời sống tinh thần của Người Thái xưa _ Báo Yên Bái, sô 1775 ra ngày 4 – 9 – 2006 )
+ Ngược lại : Là từ quan hệ mang ý nghĩa tổng kết, thực hiện chức năng liên kết những câu có sự tương phản về nội dung.
Ví dụ 203: “Cạnh chị có Xuyến, có Ngoạn, có Huyền, Thái, Khánh...mỗi người ở cương vị và công việc khác nhau nhưng trái tim đều cháy lên ngọn lửa “ Lửa đỏ rực từ trái tim mình, những người không chịu sống nhục .Họ bám lấy quê hương như cây rừng bám lấy đất.” Ngược lại, có những kẻ vì lẽ sống cá nhân can tâm làm tay sai cho giặc tàn hạ bà con như tên Vận; hoặc vu hoạ mong có chút uy danh tham gia kháng chiến như Lân, tất cả đều chuốc lấy cái chết để người đời chê trách.”
( Đọc sách: ÂU Lâu bến lửa _ báo Yên Bái, số 1825 ra ngày 29 – 12 – 2006 )
2.2. Phép nối chặt
Bao gồm có: Nhưng; song.
+ Nhưng : Là một liên từ, nó có tác dụng nhấn mạnh, giải thích sự việc, vấn đề mà câu trước đó nêu ra, mang đến cho người đọc hiểu đuợc mối quan hệ tương phản, đối lập giữa ý trong câu trước với ý trong câu sau.
Ví dụ 204 : “ Trên hàng tiền vệ , Nhật Nam đá trụ được coi là rất “ cứng”, cặp tiền đạo Việt Trung ghi bốn bàn, trong đó có một hattrick ngay trận đầu và Ngọc Phước chỉ lập công một lần duy nhất, nhưng lại là pha bóng bản lề mang về chiếc Cúp. Nhưng có một điều rất ít người biết, đây vẫn chưa phải là cặp tiền đạo “xịn” của U17 Việt Nam.”
( Từ U- 17 đến U- 23 : Tuy ngay đây nhưng vẫn xa xôi _ Báo Yên Bái, số 1769 ra ngày 21 – 8 – 2006 )
Ví dụ 205: “ Cuối tuần tôi không tự về được, bố phải xuống đón tôi. Nhìn thấy bố trên chiếc xe đạp cũ kĩ tôi rất mừng, cười như một đứa trẻ lần đầu tiên được cho quà. Nhưng bất chợt tôi nhận ra mắt mình đã ướt nhoè từ bao giờ...bởi những giọt mồ hôi đang tuôn rơi trên khuân mắt khắc khổ của bố.”
( Người đặc biệt trong trái tim _ Báo Yên Bái, số 1802 ra ngày 6 – 11- 2006).
Xét ví dụ 198, chúng ta thấy: Quan hệ của từ nối “ nhưng” không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu chứa nó, “ nhưng” nó nêu lên quan hệ tương phản giữa việc “cười như một đứa trẻ” ở trong câu trước với “ mắt đã ướt nhoè từ bao giờ” trong câu sau, và cặp tương phản giữa “ tôi rất mừng” trong câu trước và “ khuôn mặt khắc khổ của bố” trong câu sau.
--> Quan hệ từ “nhưng” ở các ví dụ trên dùng để chỉ mối quan hệ lôgíc giữa hai bộ phận do nó nối kết lại. Khi đó nó biểu thị ý nghĩa tương phản của toàn bộ câu sau với câu trước, nối liền ý của câu trước với câu chứa nó và gắn hai câu lại với nhau theo một phương tiện liên kết chặt chẽ.
Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi đã gặp một số trường hợp như sau:
Ví dụ 206 : “ Đa phần các thầy cô giáo ở đây thật là đẹp, họ không những đẹp người mà còn đẹp cả nết nữa. Thầy Hoán thì cứng chuyên môn, đã bao nhiêu năm liền có học sinh đi thi cấp thành phố, cấp huyện; cô Kim Thảo thì thông minh, duyên dáng, thương yêu học sinh, cô Lan Anh thì dịu dàng, chuyên môn giỏi...Nhưng tại sao trong năm năm gần đây, trường PTTH Nội trú Tỉnh Yên Bái, vẫn là một trường có thành tích học tập sút kém của tỉnh, chưa phát huy được hết những gì vốn có của mình”.
Vậy thì, câu hỏi đặt ra là: từ quan hệ “ Nhưng” trên có phải là từ nối giữa hai câu hay không?
Để làm cho sáng tỏ điều này, trước hết chúng ta hãy xem lại định nghĩa về từ quan hệ “ nhưng”.
Theo định nghĩa trong “ Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ [15] : “ Nhưng là từ biểu thị điều sắp nêu ra ngược với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra ”.[15]
Mặt khác rong cuốn “ Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” của Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê [6] định nghĩa : “ Nhưng là từ chỉ quan hệ tương phản”.
Các định nghĩa trên của các tác giả về từ quan hệ “ nhưng’ đều đúng, song dường như nó chỉ cho chúng ta giải thích đuợc những trường hợp sử dụng điển hình nhất, biểu hiện ra ngay bên ngoài của bề mặt ngôn ngữ. Chứ nó không thể khái quát hết được mọi trường hợp xảy ra trong thực tế.
Tuy nhiên, về mặt cơ bản, dù lộ ra trên bề mặt ngôn ngữ hay ẩn sau trong nội dung ngôn ngữ thì từ quan hệ “ nhưng” là từ biểu thị ý nghĩa đối lập giữa câu trước và câu chứa nó.
Nếu xem xét ví dụ trên ta có thể thấy:
“...đẹp, họ không những đẹp người mà còn đẹp cả nết nữa. Thầy Hoán thì chuyên môn, đã bao nhiêu năm liền có học sinh đi thi cấp thành phố, cấp huyện; cô Kim Thảo thì thông minh, duyên dáng, thương yêu học sinh, cô Lan Anh thì dịu dàng, chuyên môn giỏi...”không phải là cặp đối lập với “trường có thành tích học tập sút kém của tỉnh, chưa được hết những gì vốn có của mình”..
Chúng ta không thể đối chiếu “ đẹp – thông minh – duyên dáng – thương yêu – dịu dàng” thuộc phẩm chất của con người với “ sút kém” một đặc điểm về chất lượng, thuộc một thang độ khác. Tuy nhiên, hai câu này vẫn có sự so sánh giữa những thành viên trong nhà trường với nhà trường nói chung. Chính vì vậy, ở đây là sự đối chiếu, so sánh ngầm ẩn.
Song sự đối lập này chỉ được thiết lập nếu hai câu được liên kết bằng từ quan hệ “ nhưng” nói về hai chủ thể khác nhau. Bởi lẽ nếu cùng một chủ thể thì không thể cùng tồn tại hai thuộc tính đối lập nhau trên cùng một thang độ .
Từ những điều vừa lí giải trên đây, ta có thể nhận định rằng từ quan hệ “ nhưng” trong ví dụ vừa nêu trên đúng là từ thuộc phương tiện liên kết nối, nhưng đó là sự đối chiếu, so sánh ngầm ẩn.
+ Song: Cũng có ý nghĩa như từ “ nhưng”, nhưng ý nghĩa đối lập của nó mạnh hơn từ “ nhưng” rất nhiều. [15]
Ví dụ 207: “ Có thể tại giải Châu Á sắp tới, khi Văn Dũng ( Nam Định ) hoàn toàn khỏi chấn thương , em sẽ giành suất trên hàng công. Người đá cặp ăn ý nhất với Văn Dũng là Đình Hiệp – chân sút sáng giá của U17- Nghệ An. Song vũ khí lợi hại nhất mà chúng ta có được lại xuất phát từ hai cánh, Lê Mai Lâm Thanh Phong bên phải có những cú nước rút thật đáng nể và những pha căng ngang khiến các hàng phòng ngự phải đau đầu.”
( Từ U- 17 đến U- 23 : Tuy ngay đây nhưng vẫn xa xôi _ Báo Yên Bái, số 1769 ra ngày 21 – 8 – 2006 )
Ví dụ 208: “ Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một công việc, một nhiệm vụ của riêng mình theo sự phân công của xã hội. Song đằng sau mỗi nhiệm vụ ấy là cái tâm, cái tình của con người, là lương tâm của nghề nghiệp - điều đang rất cần và rất đáng trân trọng ở mỗi một người cán bộ, “ đầy tớ của dân” thì cuộc sống ngày nay càng tốt đẹp hơn.”
(Cái tình đằng sau nhiệm vụ _ Báo Yên Bái, số 1775 ra ngày 4 – 9 – 2006)
Trên đây là một số từ nối chúng tôi khảo sát được qua nguồn tư liệu. Để hình dung được mức độ hoạt động khác nhau của chúng, ta có thể xem xét bảng thống kê sau đây:
Bảng 17: Tỷ lệ phần trăm các nhóm thuộc quan hệ Tương phản- đối lập
STT
Tương phản - đối lập
Số từ
Số lần xuất hiện
Tỷ lệ
1
Tương phản
10
80
49,38
2
Đối lập
5
4
6,18
3
Nối chặt
2
72
44,44
Bảng 18: Tỷ lệ phần trăm các từ nối trong quan hệ Tương phản - đối lập
STT
Tương phản - đối lập
Số lần xuất hiện
Tỷ lệ (%)
Nhiều
TB
Ít
1
Tương phản
Tuy nhiên
+
21,6
Mặc dù
+
6,17
Tuy vậy
+
3,08
Thế nhưng;
+
9,25
Tất nhiên; Mặc; Dù..
+
4,93
Mặc dù vậy;
+
4,32
2
Đối lập
Trái lại; Ngược lại;
+
6,21
3
Nối chặt
Nhưng
+
38,27
Song
+
6,17
Qua các bảng thống kê trên, chúng tôi có nhận xét: Từ nối thuộc nhóm “Tương phản- đối lập” cũng không nhiều, (có 10 từ) nhưng tần số xuất hiện lại rất cao (có tới 162 lần xuất hiện). Trong đó nó chỉ tập trung vào một số từ nối như:
- “Nhưng” : Thuộc phép nối chặt, xuất hiện nhiều nhất, có tới 62 lần trong 100 văn bản được khảo sát, chiếm tới 86,11% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong phép nối chặt, ( và chiếm tới 38,27% tổng số lần từ nối xuất hiện trong quan hệ Đối lập – tương phản.)
- “ Tuy nhiên” : Thuộc nhóm Tương phản, xuất hiện 35 lần, chiếm tới 43,75% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong nhóm Tương phản. ( và chiếm tới 21,6% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Tương phản – đối lập.)
Còn lại đa số là các từ nối thuộc nhóm này đều có tần số xuất hiện thấp, ( chỉ khoảng từ 1- 6 lần ) như: Tuy vậy; Tất nhiên; Mặc dù ; Mặc dù vậy ( thuộc nhóm quan hệ Tương phản ) ; Trái lại; ngược lại ( nhóm Đối lập )..
3. Sở hữu – phương tiện
Trong quan hệ này, chỉ xuất hiện phép nối chặt, chứ không xuất hiện phép nối lỏng. Cụ thể có hai quan hệ nối sau đây:
3.1. Sở hữu
Chúng tôi chỉ thấy duy nhất một từ nối : Của
+ Của: Từ biểu thị quan hệ sở thuộc, biểu thị điều sắp nêu ra là người hay sự vật có quyền sở hữu, quyền chi phối đối với cái vừa được nói đến. [15].
Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi không thấy có sự xuất hiện của từ nối này.
3.2. Phương tiện
Bao gồm từ nối : Với.
+ Với : Từ biểu thị điều sự việc, hành động sắp nêu ra là điều kiện hay phương thức của hoạt động được nói đến.[15]
Ví dụ 209 : “ Vì vậy cần phải có một mức hình phạt thật nghiêm khắc, tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi mà bị cáo đã thực hiện để cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian nhằm giáo dục , cải tạo riêng đối với bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung xã hội.Với tội danh “ lây nhiễm HIV cho người khác”, áp dụng các khoản, điều của Bộ luật hình sự, Toà án nhân dân huyện Văn Chấn đã xử phạt Vũ Mạnh Đông 3 năm 6 tháng tù giam.”
( Khi những người nghiện phạm tội _ Báo Yên Bái, số 1787 ra ngày 2 – 10 – 2006 )
Trên cơ sở mô tả và phân loại các phương tiện nối, các quan hệ nối đã trình bày ở phần II, đến đây chúng tôi sẽ nêu ra các nhận xét về những từ nối trong Tiếng Việt thường được sử dụng trong văn bản báo chí.
Với tổng sô văn bản báo chí điều tra gần 100 số, chúng tôi khảo sát trên 2.060 câu trong đó 1.174 câu đã sử dụng các phương tiện nối ( chiếm 56,99% tổng số các câu được khảo sát).
Trong quá trình khảo sát nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy, kiểu từ ( cụm từ ) nối thuộc các quan hệ như: “Tương phản”, “Bổ sung” , “Nhấn mạnh” được sử dụng khá nhiều. Có lẽ vì chức năng biểu thị ý và phát triển của nó là rất cao, hơn nữa nhờ có nó mà mối quan hệ của các câu trong văn bản trở nên chặt chẽ, có cấu trúc hệ thống mang tính lôgíc rõ ràng. Để xác minh nhận định này có thể xem hai bảng so sánh sau đây:
Bảng 19 : Tỷ lệ phần trăm về việc sử dụng các phương tiện nối.
Tổng số câu được điều tra
Số lượng câu có phương tiện nối
Tỷ lệ phần trăm..
Văn bản báo chí (Trang văn hoá xã hôi, Báo Yên Bái
2060
1.174
56,99%
Bảng 2 : Tỷ lệ phần trăm các quan hệ nối sử dụng trong các văn bản
khảo sát
STT
Phương tiện nối
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Quan hệ định vị
Định vị TG
256
21,8
Định vị KG
145
12,35
2
Quan hệ lôgíc - diễn đạt
Trình tự diễn đạt
145
12,35
Thuyết minh bổ sung
165
14,05
Nhấn mạnh
112
9,54
3
Quan hệ lôgíc - sự vật
Nhân quả
241
20,52
Còn các từ thuộc mối quan hệ như Nguyên nhân, Điều kiện, Giả thiết, Hướng đích... được sử dụng ở mức độ bình thường.
Đặc biệt một số từ ngữ nối như ( nhóm chỉ thời gian kế tiếp, trong quan hệ Định vị thời gian), không chỉ làm nhiệm vụ liên kết các câu với nhau làm nên một văn bản hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức, mà còn tham gia với vai trò trạng ngữ hay là đề ngữ trong câu chứa chúng.
Để có một cách nhìn tổng quát về những từ nối và tần số sử dụng chúng trong tư liệu khảo sát, chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau đây:
MỤC LỤC NHỮNG TỪ ( CỤM TỪ ) QUAN HỆ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
STT
Từ nối
Số lần xuất hiện
STT
Từ nối
Số lần xuất hiện
1
Thế rồi
5
92
Tất nhiên
1
2
Lát sau
4
93
Dĩ nhiên
3
3
Sau đó
6
94
Trong khi đó
8
4
Vẫn
3
95
May mà
5
5
Còn
34
96
Phải nói rằng
2
6
Rồi
25
97
Có thể nói
9
7
Từ đó
7
98
Không phải là
1
8
Trong thời gian tới
4
99
Thực ra
1
9
Trước đó
10
100
Thật ra
2
10
Sau khi
3
101
Quả thực là
4
12
Đồng thời
22
102
Đúng là
3
13
Trong đó
7
103
Quả thật là
1
14
Cứ thế
2
104
Thế nhưng
15
15
Bỗng nhiên
3
105
Ngược lại
1
16
Đột nhiên
2
106
Song
8
17
Đến
23
107
Cứ
2
18
Từ
33
108
Dĩ nhiên
3
19
Trước
14
109
Trong khi đó
8
20
Sau
12
110
May mà
5
21
Và
80
111
Phải nói rằng
2
22
Cạnh đó
1
112
Có thể nói
9
23
Trong đó
2
113
Không phải là
1
24
Tại đây
5
114
Thực ra
1
25
ở đây
7
115
Thật ra
2
26
ở
15
116
Quả thực là
4
27
Tại
10
117
Đúng là
3
28
Trong
49
118
Quả thật là
1
29
Giữa
4
119
Quả là
1
30
Cạnh
2
120
Nói đúng ra
2
31
Gần
5
121
đặc biệt là
30
32
Bên
5
122
Nhất là
5
33
Ngoài
9
123
Điều rất quan trọng là
4
34
Trên
15
124
Riêng
5
35
Dưới
2
125
Hơn thế nữa
3
36
Về
11
126
Không những...mà
4
37
Vào
5
127
Đáng chú ý là
2
38
Trước hết
7
128
Nổi bật nhất là
1
39
Đầu tiên
2
129
Đặc biệt chú trọng
1
40
Bây giờ
4
130
Không chỉ riêng
2
41
Mới đây
5
131
Chỉ có như vậy
2
42
Giờ đây
6
132
Điều đáng nói là
4
43
Tiếp theo
4
133
Nguyên nhân cơ bản là
3
44
Cứ thế
3
134
Tiêu biểu là
2
45
Đến thời điểm này
1
135
Quan trọng nhất là
1
46
Ngay sau đó
4
136
Điều đặc biệt là
1
47
Sau đó
2
137
Có nhiều ý kiến cho rằng
1
48
Lần này
1
138
Điều đáng quan tâm là
2
49
Cho đến nay ( đến nay )
15
139
Thì ra
3
50
Gần đây
2
140
Như vậy
6
51
Với
40
141
Vì vậy ( vì thế )
16
52
Cùng
12
142
Chính vì vậy
9
53
Hay
14
143
Nhờ vậy
2
54
Hoặc
6
144
Do vậy
4
55
Có một thực tế là
2
145
Bởi thế
1
56
Nghĩa là
3
146
Thế là
7
57
Được biết
8
147
Thế là
7
58
Từ những kết quả đó
1
148
Kết quả là
1
59
Phải nói rằng
5
149
Bởi vậy
3
60
Cũng như
7
150
Thế mà
1
61
Ví dụ
3
151
Vậy mà
15
62
Chẳng hạn
6
152
Đó là
7
63
Còn với
7
153
Vì
14
64
Cụ thế là
7
154
Bởi
7
65
Thí dụ
3
155
Do
9
66
Như
10
156
Nhờ
2
67
Rằng
3
157
Tuy
10
68
Ngoài ra
20
158
Dù
4
69
Hơn nữa
3
159
Dẫu ( vậy)
7
70
Bên cạnh đó
45
160
Nếu
19
71
Cùng với
15
161
Giá ( mà)
2
72
Xin nói thêm rằng
2
162
Hễ
1
73
Thậm chí
3
163
Để
35
74
Thêm
4
164
Thế nên
2
75
Cũng
17
165
Thì ( ra )
1
76
Còn
5
166
Mà
1
77
Nữa
2
167
Nào ngờ
1
78
Mặt khác
4
168
Nhìn chung
2
79
Đối với
6
169
Tuy nhiên
45
80
Không phải là
2
170
Tuy vậy
11
81
Thật vậy
1
171
Mặc dù
12
82
Tất nhiên
4
172
Bằng
2
83
Mặc
2
173
Với
4
84
Dù
1
85
Mặc dù vậy
7
86
Dẫu vậy
1
87
Nhưng
68
88
Thế nhưng
15
89
Ngược lại
1
90
Song
8
91
Cứ
2
CHƯƠNG III
VAI TRÒ CỦA PHÉP NỐI TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC KHẢO SÁT
Phép nối là một phép liên kết rất đa dạng và phức tạp, bởi lẽ trong mỗi một văn bản hay từng bối cảnh cụ thể, người ta thường sử dụng rất nhiều những từ nối khác nhau. Nói cách khác đi, phép nối có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập cũng như phát triển hay diễn đạt nội dung của một văn bản, đặc biệt là các văn bản báo chí.
I. Thực hiện chức năng liên kết
Phép nối với tư cách là một phương tiện liên kết văn bản, có tác dụng làm cho đoạn văn có mối quan hệ khăng khít và có tính lôgíc rất cao.
Các từ nối không chỉ là phương tiện liên kết giữa câu với câu, mà còn là liên kết giữa đoạn với đoạn, thậm chí có thể liên kết xuyên suốt cả hệ thống các đoạn với nhau làm thành một văn bản với chỉnh thể thống nhất toàn vẹn .Qua những gì đã được phân tích ở phần trước, ta có thể khẳng định rằng: “ Phép nối” có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập nên văn bản báo chí.
II. Khả năng tạo giá trị diễn đạt
Trong khi tạo lập văn bản, một điều rất quan trọng đó là làm thế nào để cho nội dung ở các câu, các đoạn văn trở nên lôgíc với nhau! Không những vậy, những câu, những từ ngữ được sử dụng phải có sự liên kết, tính mạch lạc với nhau. Để làm được như vậy người ta phải mượn đến các phương tiện liên kết khác nhau, vì mỗi một phương tiện sẽ có những nội dung và công dụng khác nhau.
III. Khả năng phát triển câu, đoạn văn trong văn bản
Trong vấn đề tạo lập và xây dựng văn bản, phương tiện nối là một trong những phương tiện liên kết được sử dụng nhiều nhất, với tần số sử dụng cao nhất. Bởi lẽ, nó mang lại cho văn bản một nội dung hoàn chỉnh, thống nhất về nội dung cũng như hình thức biểu hịên. Mặt khác việc sử dụng rất nhiều từ ngữ nối khác nhau làm cho đoạn văn trở nên đa dạng, phong phú, có tính thẩm mỹ, và có giá trị diễn đạt.
Ngày nay khi xây dựng văn bản, người ta thường dùng tiểu kết hoặc tổng kết mở. Sỡ dĩ, người ta sử dụng như vậy là vì giúp cho người viết có thể chuyển từ ý này sang ý khác mà câu văn vẫn có tính liên kết, về mặt hình thức thì mượt mà, nội dung không bị gãy cụt, và khô khan. Thông tin định truyền đạt không bị đứt quãng mà ngược lại nó còn thêm giá trị thẩm mỹ.
KẾT LUẬN
Có thể nói, liên kết là một trong những khía cạnh quan trọng của ngữ pháp văn bản và văn bản học. Trên cơ sở phân loại và mô tả phép nối như một phương tiện liên kết câu, chúng tôi đã đi vào khảo sát tình hình sử dụng các từ nối chia theo các quan hệ nối khác nhau để từ đó đã đưa ra được những nhận xét có tính chất đặc thù của việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí.
Qua những vấn đề vừa phân tích ở phần trên, chúng ta thấy tần số sử dụng các nhóm quan hệ và các đơn vị cụ thể là hoàn toàn khác nhau. Để từ đó có thể nhận thấy tính chất phổ biến hay không phổ biến ở từng nhóm quan hệ cụ thể.
+ Đối với các nhóm quan hệ như: Thời gian kế tiếp – không gian tâm; quan hệ đẳng lập – tuyển chọn; quan hệ tương phản; giải thích – bổ sung ..từ nối được sử dụng rất nhiều.. chiếm đến gần 80,2% tổng số từ và cụm từ nối của những văn bản báo chí. Đây chính là 4 nhóm quan hệ được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong văn bản báo chí.
+ Đối lập với các nhóm từ quan hệ phổ biến, còn có những nhóm từ quan hệ không được sử dụng nhiều và ít xuất hiện. Căn cứ vào mức độ không phổ biến, mà chúng tôi phân biệt thêm mức độ : bình thường ( sử dụng ở mức độ trung bình) và mức hạn chế ( sử dụng rất ít ỏi ) như là : giả thiết- nguyên nhân, thời gian đảo, thời gian đồng thời, thời gian đột biến...
Với tư cách là một phương thức liên kết văn bản, “ phép nối” có các phương tiện liên kết rất phong phú đáp ứng được mọi nhu cầu diễn đạt những nội dung khác nhau. Nhờ sự đa dạng của các từ ngữ làm phương tiện liên kết nối mà khả năng diễn đạt nội dung của phép nối là rất lớn.
Đặc biệt, với Tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đặc trưng cho sự phân tiết tính và âm tiết tính...Vì vậy, hiện tượng đồng nghĩa của các từ ngữ làm phương tiện nối trở nên rất phong phú. Cùng biểu thị một loại quan hệ nhưng người ta có thể sử dụng nhiều từ hay tổ hợp từ khác nhau. Ví dụ: nhưng, thế nhưng, song, còn...có cùng ý nghĩa biểu thị mối quan hệ tương phản.
Chính nhờ có sự đa dạng như vậy, nên việc diễn đạt trong các văn bản trở nên không đơn điệu và nhàm chán, không bị hiện tượng lặp từ, mà trái lại còn có giá trị biểu cảm rất cao .
Tuy nhiên, các từ quan hệ có ý nghĩa biểu đạt giống nhau như thế nào đi chăng nữa, thì chúng vẫn tồn tại những nét riêng đặc trưng riêng. Vì vậy việc lựa chọn sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp là rất phức tạp và khó khăn. Nhưng không phải từ quan hệ nào cũng như vậy. Vì thực tế có những từ có thể thay đổi cho nhau mà không ảnh hưởng gì đến nội dung cần diễn đạt của nó .
Bên cạnh sự đa dạng về số lượng các từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết, phép nối còn có hệ thống các kiểu quan hệ rất phong phú, mà như ở trong phần Nội dung của khoá luận đã nêu ra. Trong đó nổi bật là ba quan hệ lớn: Quan hệ định vị; Quan hệ lôgíc- diễn đạt; Quan hệ lôgíc- sự vật. Với mỗi loại quan hệ, ta lại có thể chia ra thành rất nhiều các nhóm nhỏ, chẳng hạn như: trong quan hệ Định vị có 7 nhóm quan hệ nối nhỏ; trong quan hệ Lôgíc- diễn đạt có 12 nhóm quan hệ nối nhỏ; và cuối cùng trong quan hệ Lôgíc – sự vật có 11 nhóm quan hệ nhỏ ( mà chúng tôi đã nêu và phân tích trong phần trước) đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi về những cách diễn đạt khi trình bày nội dung phức tạp của văn bản.
Trong nguồn tư liệu mà chúng tôi khảo sát, phép nối được sử dụng khá nhiều và đạt hiệu quả rất cao trong việc trình bày các ý tưởng của người viết. Mặc dù nguồn tư liệu mà chúng tôi sử dụng là các văn bản trong Trang văn hoá- xã hội của Báo Yên Bái trong 100 số báo ( từ tháng 6- 12/2006) gần đây. Nhưng đây là những văn bản báo có phong cách gần với phong cách văn học nhiều hơn văn học nhiều hơn, bởi lẽ đó những trang báo viết về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ; viết về con người, sự vật hàng ngày với diện mạo, tính cách...trong cuộc sống xung quanh; nó sát với thực tế, với cộng đồng. Chính vì vậy, các tác giả ở đây đã sử dụng rất nhiều các từ ngữ nối khác nhau, thuộc các nhóm khác nhau, làm cho từ ngữ trong hệ thống văn bản báo chí rất phong phú và đa dạng..
Nhìn chung, qua những khảo sát và phân tích chúng tôi thấy rằng “ phép nối” được sử dụng khá nhiều ( trung bình trong 1 bài báo khoảng 30 – 60 câu, tác giả sử dụng 10 – 25 từ nối ) với các từ ngữ nối rất phong phú. Tuy nhiên sự phong phú này ở mỗi một văn bản báo chí lại rất khác nhau, có văn bản có tới 15- 20 từ nối khác nhau, có văn bản thì có 5 – 10 từ nối, nhưng tần số xuất hiện lại rất cao ( Ví dụ như: “ Nhưng”; “ Và”..), và đặc biệt cũng có văn bản dù dài tới 35 câu, nhưng cũng chỉ có tới 3- 4 từ nối được sử dụng..
Chúng tôi hy vọng rằng, qua những phân tích trên đây có thể giúp cho các phóng viên phần nào có một cái nhìn toàn diện hơn về phép nối, về tính liên kết trong văn bản thuộc phạm vi văn hoá - xã hội của Báo Yên bái nói riêng, và của các văn bản báo chí nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban,1999, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.H
2. Đỗ Hữu Châu,1999. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB giáo dục.H.
3. Đỗ Hữu Châu, 1999. Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt, NXB Giáo dục, H.
4. Nguyễn Đức Dân, Lôgíc và sắc thái liên từ Tiếng Việt, TCNN số 4/ 1976.
5. Nguyễn Đức Dân- Lê Đông , Phương thức liên kết của từ nối, TCNN số 1/ 1985 ( tr 32- 39 ).
6. Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê, 1963. Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam. Huế.
7. Hữu Đạt, 2001. Phong cách học Tiếng Việt hiện đại. NXBĐHQG.H
8. Hà Minh Đức, 2000. Cơ sở lý luận Báo chí đặc tính chung và phong cách, NXB ĐHQGHN, H.
9. Nguyễn Văn Hiệp- Nguyễn Minh Thuyết, Thành phần câu Tiếng Việt,NXB giáo dục.H.
10. Nguyễn Thị Việt Thanh , 1999. Hệ thống liên kết lời nói Tiếng Việt, NXB giáo dục.H.
11. Trần Ngọc Thêm, 1999. Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt , NXB giáo dục .H
12. Trần Ngọc Thêm, Văn bản như một đơn vị giao tiếp – TCNN số 1,2 / 1981
13. Trần Ngọc Thêm, Một cách hiểu về tính liên kết của văn bản, TCNN số 2/ 1981.
14. Trần Ngọc Thêm , Hệ thống từ ngữ chuyển tiếp trong câu Tiếng việt và hoạt động của chúng trong văn bản. TCNN số 3/ 1982.
15. Từ điển Tiếng Việt, 2006. Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.
16 .Lê Văn Thành, 1979. Tìm hiểu phép nối như một phương tiện liên kết câu trong văn bản Tiếng việt hiện đại, Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ, ĐHKHXHNV.H
17 .Nguyễn Thị Phượng, 2005. Phương thức liên kết nối trong các truyện đọc dành cho học sinh tiểu học. Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ, ĐHKHXHNV. H
18. Đặng Hồng Hiếu, 2002. Khảo sát các phương thức liên kết văn bản trong hai tác phẩm “ Tố Tâm” và “ Lặng lẽ cuối cùng . Khoá luận tốt nghiệp chuyên nghành lí luận ngôn ngữ, ĐHKHXHNV.H.
Nguồn tư liệu
_ Báo Yên Bái, (Trang văn hoá- xã hội ) từ tháng 6 – 12/ 2006.
_ Tình Uỷ- Hôi đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tỉnh Yên Bái, Tỉnh Yên Bái một thế kỉ ( 1900 – 2000), xuất bản tháng 12 – 2003 .
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN43t.doc