I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, vào bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản năng”. Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho con người hành hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá nhất. Và vì thế các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hóa. Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau một thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Về nội dung thì lễ hội bao giờ cũng gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội. Bản sắc lễ hội Việt Nam: Lễ hội Việt Nam, mà tiêu biểu là các lễ hội vùng đồng bằng sông Hồng, mang bản sắc chung của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Thời gian tổ chức lễ hội thường theo lịch nông, theo chu kỳ cây lúa, chu kỳ mùa màng. Đôi tượng thờ cúng của lễ hội trước hết là cúng tổ tiên, mang bản chất của tâm thức tiểu nông, cha truyền con nối giữ nếp nhà, nghiệp ruộng vườn .Những nội dung chính của phần lễ hội ngoài tính chất đua tài, thể thao, văn nghệ, tiếp xúc nam nữ còn mang tính chất phồn thực. Trò bơi trải (thí dụ ở Hội Đàm – Hà Tây) không phải chỉ là cuộc đua thuyền để thi thố tài năng, sức khỏe trên sông nước, mà xuất xứ của nó từ lâu được các nhà dân tộc học xác nhận là thể thức cầu mưa. Trò chơi kéo co hay đánh đu không đơn giản chỉ là cuộc thi sức khỏe mà còn là một nghi thức thể hiện sự giằng co giữa hai mùa mưa và nắng hay biểu hịn sự chu chuyển của bốn mùa trong một nhịp điệu tuần hoàn liên tục Trong kho tàng văn hóa lễ hội của dân tộc Việt Nam có vô vàng lễ hội truyền thống độc đáo và ý nghĩa. Trong đó lễ hội đền Hùng và lễ hội chùa Hương có lẽ là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam; Nxb Văn Hóa – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật; 2000.
2. GS. Trần Quốc Vượng; Những phát minh mới về khảo cổ học 1975 - Viện Khảo cổ học.
3. Thạch Phương, Lê Trung Vũ; 60 lễ hội truyền thống Việt Nam; Nxb Khoa học Xã hội; 1995.
4. Hoàng Lương; Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; 2002.
Các Wedsite.
1. www.vietnamopentuor.com.vn
2. www.tuoitre.com.vn
3. www.dulichvn.org.vn
4. www.vi.wikipedia.org
5. www.thongtinthoidai.vn
6. www.baomoi.com.vn
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8056 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm, ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện….Là điểm đến hấp dẫn cho du khách.
Câu 2: Phân tích một số tài nguyên du lịch tự nhiên – cho ví dụ cụ thể ở Việt Nam để chứng minh?
Phần thảo luận nhóm:
Với nội dung câu hỏi này nhóm đã chọn hai tài nguyên du lịch tự nhiên để phân tích là tài nguyên địa hình và tài nguyên khí hậu để phân tích:
Tài nguyên địa hình:
Theo ý kiến của bạn An địa hình là một nhân tố có vai trò rất to lớn trong hoạt động du lịch.
Theo ý kiến của Hạnh địa hình có nhiều đơn vị hình thái như địa hình đồng bằng, địa hình vùng đồi, địa hình miền núi, địa hình miền ven bờ.
Theo ý kiến của Xuyên địa hình đồng bằng thì quá đơn điệu không tạo nhiều hứng thú cho khách du lịch, mà chỉ thích hợp đối với những du khách thích tìm tòi nghiên cứu lịch sử.
Theo Út miền đồi núi có không gian rộng rất thích hợp cho du lịch dã ngoại.
Theo ý kiến của Văn địa hình miền núi là có ưu thế nhất để phát triển du lich vì ở đây có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho du lịch phát triển. Đặc biệt là các dạng karstơ với nhiều cảnh đẹp thu hút khách du lịch.
Theo Xuân các dạng địa hình ven bờ cũng rất được khác du lịch ưa thích.
Tài nguyên khí hậu:
Theo An và Út điều kiện khí hậu có tác động không kém phần quan trong cho hoạt động du lịch vì nó tạo ra môi trường sinh học cho con người.
Theo Hạnh và Xuân khí hậu thuận lợi thì thu hút khách du lịch và ngược lại.
Kết luận nhóm đã quyết định trả lời câu hỏi này như sau:
Trong các tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên địa hình và tài nguyên khí hậu là các tài nguyên rất quan trọng và tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch:
Tài nguyên Địa hình:
Du lịch hay bất kỳ hoạt động sống nào khác (trong chừng mực nhất định) đều diễn ra và phụ thuộc vào địa hình. Và đối với hoạt động du lịch thì điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái của địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch. Địa hình có nhiều đơn vị hình thái. Trong đó:
Địa hình đồng bằng thì tương đối đơn điệu về ngoại hình, một cách trực tiếp ít gây những cảm hứng nhất định cho tham quan du lịch. Song do đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, cho canh tác nông nghiệp nên từ lâu ở đây những nền văn minh như nền văn minh lúa nước, hình thành những di tích lịch sử và văn hóa… và những yếu tố này đã ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng, bao la. Do sự phân cắt của địa hình nên tác động mạnh đến tâm lý du lịch dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch, tham quan theo chuyên đề.
Trong các dạng địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặt biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các khu vực tiện cho chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn thấy toàn cảnh và thích hợp với môn thể thao leo núi… Trong tài nguyên du lịch miền núi, cùng với địa hình, khí hậu và các thực động vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức ác loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày. Ngoài những địa hình chính, ta cần chú ý đến những dạng địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch – kiểu địa hình karsto và địa hình bờ biển. Karstơ thì có karstơ hang động và karstơ ngập nước, được hình thành do sự lưu thông của nước trong cát đá dể hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn…), ở Việt Nam thì chủ yếu là đá vôi. Trong đó, Kartơ kiểu Karstơ hang động là kiểu được quan tâm nhất đới với du lịch. Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karstơ rất hấp dẫn khách du lịch, chiều dài, độ sâu, những hình ảnh huyền ảo, bí ẩn trong những hang động karstơ làm lôi cuốn người xem. Ở nước ta thì có động Phong Nha, được coi là hang nước đẹp nhất thế giới, “Phong Nha Đệ nhất động”.
Hình 4: Dạng địa hình Karstơ – Động Phong Nha
Nguồn: www.vietnamopentuor.com.vn
Ngoài hang động karstơ, các kiểu địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối với du lịch, chẳng hạn như karstơ ngập nước. Việt Nam có kiểu địa hình karstơ ngập nước này với tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với khả năng du ngoạn bằng tàu thủy, thuyền bè. Tạo cho khách du lịch một cảm giác rất thích thú.
Ví dụ: Như đã đề cập trên, tại Việt Nam nơi có địa hình karstơ đẹp nhất là Động Phong Nha. Động có chiều dài 7729 m gồm nhiều hang. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước sông Son chừng 10 m, các hang trong đặc biệt là từ hang thứ 4 trở đi, trần hang đã cao đến 25 – 40 m, từ hang thứ 14 trở đi, người ta còn có thể theo các hang hẹp khác đi sâu hơn nữa. Ngay ở cửa hang đã có nhiều nhũ đá rũ xuống giống những cái răng. Càng vào sâu bên trong, các cột đá, nhũ đá… càng tạo nên cảnh trí huyền ảo hơn, nhất là khi gặp ánh sáng, từ các cột đá, nhũ đá đó phát ra muôn tia hào quang rực rỡ. Điều thú vị là muốn đến được hang này chúng ta phải ngược dòng sông Son chừng 30 phút thì đến cửa hang khoảng 3.5 km nữa, sau đó bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên hang khô. Trong khi đi thuyền, qua làn nước trong xanh, bạn có thể nhìn thấy một “rừng” cột đá, tháp đá uy nghi, tráng lệ chẳng kém gì “cung điện của Long Vương”. Khó có thể miêu tả được hết vẽ đẹp huyền bí của động Phong Nha. Khách đến tham động có cảm giác sâu sắc như được đặt mình vào hành trình thám hiểm thực sự. Phong Nha là một nơi vô cùng hấp dẫn đối với khách du lịch. Du lịch tại đây sẽ là một ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh đó còn có các kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước khổng lồ (đại dương, biển…). Nơi đây có thể tổ chức tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghĩ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh là dạng địa hình ven bờ kết hợp
Hình 5: Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh
Nguồn:www.catviettuors.net
với cảnh quan đẹp tạo nên một môi trường vô cùng hấp dẫn, đẹp mắt. Vì vậy thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Tài nguyên khí hậu:
Khí hậu là môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Do đó nó đòi hỏi khí hậu điểm du lịch phải đạt được những chỉ tiêu nhất định, chủ yếu là về nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác nữa như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, số giờ nắng và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhìn chung, khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Chẳng ai mà dại gì bỏ tiền ra để đi du lịch ở những vùng có khí hậu nóng như thiêu đốt, hay là lạnh giá như băng tuyết Nam cực. Chính vì thế mà khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến các chuyến đi du lịch, hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch.
Hình 6: Bãi biển Nha Trang – Khánh Hòa
Nguồn: www. nhatrangbluesatravel.com.vn
Khí hậu có tính phân mùa rõ rệt, do đó nó sẽ tạo tính mùa của du lịch. Do sự phân hóa của khí hậu (theo quy luật địa đới, phi địa đới…) mà mỗi vùng khác nhau sẽ có tính mua du lịch khác nhau.
Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. Tất nhiên trong thực tế rất hiếm khi có sự phân phối đồng điều các dòng du lịch theo mùa vì chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khí hậu, tự nhiên, xã hội, kinh tế - kỹ thuật.
Mùa đông – là mùa lịch trên núi. Sự kép dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.
Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì lượng ánh sáng nhiều, ấm áp. Do đó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, các loại 40
Hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng – đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Nếu về mặt khí hậu thì Nha Trang là một điểm du lịch được thiên nhiên ưu đãi. Dải cát trắng phau, uốn cong như vành nón, nghiêng nghiêng bên làn nước xanh thẩm dạt dào tiếng sóng. Trời Nha Trang quanh năm xanh ngắt chẳng khác gì bầu trời Địa Trung Hải. Quanh năm suốt tháng lúc nào cũng tràn ngập ánh nắng, nhiệt độ trung bình trên 23oc rất thích nghi để phát triển du lịch – ngưỡng thích nghi là từ 18oc – 24oc. Nhiệt độ của tháng nóng nhất là trên 20oc, nằm ở ngưỡng khá thích nghi 27oc – 29oc. Tuy nhiên nhờ gió thổi mạnh nên trời vẫn mát mẽ. Mưa ở Nha Trang cũng ít hơn các nơi khác, lượng mưa trung bình hàng năm dưới 1500mm. Và lượng mưa như thế là rất phù hợp đối với hoạt động du lịch (khoảng thích nghi:1250 – 1900mm). Như vậy, với khí hậu trong lành mà lại mát mẽ, khô thoáng, nhiều giờ nắng, kết hợp với địa hình đẹp, đặc trưng (địa hình bờ biển), Nha Trang là một điểm du lịch vô cùng lý tưởng cho mọi du khách.
Câu 3: Phân tích đặc điểm, ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh?
Thảo luận:
Theo bạn Thiên An số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường sẽ có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bởi có vốn văn hóa và thu nhập nhất định thì mới thích và đến tìm hiểu về văn hóa. Họ hiểu biết và lại có thu nhập cao, chịu “bỏ tiền ra” nên yêu cầu, đòi hỏi của họ sẽ cao hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà ta có thể đầu tư nhiều dịch vụ cao cấp để tăng doanh thu.
Theo bạn Văn đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa do ít tổ chức ngoài trời và đối tượng tài nguyên này ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó có thể khai thác quanh năm và sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày thời tiết không được tốt. Ví dụ đến Kinh thành Huế chẳng hạn.
Theo bạn Xuân thì tài nguyên này có tác dụng nhận thức là nhiều, tác dụng giải trí không điển hình. Nên khai thác một số loại hình giải trí khám phá về văn hóa tại nơi này.
Theo bạn Út thì thăm tài nguyên du lịch nhân văn cần rất ít thời gian, vì đa phần là nhận thức bên ngoài bằng sự quan sát. Do đó nên tổ chức hoạt động nhận thức theo lộ trình.
Theo bạn Xuyên thì tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các nơi đông dân và thành phố lớn do đó là “sản phẩm của cả một cộng đồng dân tộc”, kết tinh văn hóa lâu đời. Do đó có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của dân cư cho du lịch luôn.
Theo bạn Hạnh thì tài nguyên này thường được đánh giá bằng trực cảm, xúc cảm tùy thuộc vào tâm lý khách du lịch. Vì thế phải nghiên cứu kỹ về tâm lý của khách.
Kết luận:
Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn là do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Bởi vì tài nguyên nhân tạo là bao gồm những đối tượng, những hiện tượng do con người tạo ra và nó mang một nét văn hóa, một ý nghĩa đặc trưng. Bản thân nó sẽ mang đến cho du khách một sự nhận thức, những thông tin hay sự minh chứng thực tế. Ví dụ Kim tự tháp ở Ai Cập giúp con người hiện tại thấy được những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Ai Cập cổ đại mà con người chúng ta hiện nay cũng khó có thể sánh kịp, cho đến nay chúng ta vẫn chưa khám phá hết những bí mật của Kim tự tháp ở Ai Cập vẫn đứng sừng sững thách thức cùng thời gian.. Hay những di tích lịch sử ở Việt Nam giúp thế hệ sau này có thể hiểu được truyền thống hào hùng, bất khuất của dân tộc, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ là một chứng tích lịch sử cho truyền thống yêu nước và sự hy sinh anh dũng của thế hệ đi trước, để cho đất nước ta được độc lập như bây giờ. Ở Việt Nam có rất nhiều điểm di tích lịch sử, do đó có thể tổ chức các tour du lịch kết hợp với hoạt động về nguồn, tham lại chiến khu xưa, vừa giúp chúng ta hiểu thêm truyền thống hào hùng của dân tộc vừa giáo dục lòng yêu nước. Tuy nhiên thụ động nhận thức không thì dễ tạo sự nhàm chán. Do đó nếu được nên lồng ghép thêm một số trò chơi hay hình thức giải trí nhỏ vừa để khách hiểu, thâm nhập nhiều hơn vừa tránh sự nhàm chán.
Hình 7: Cố đô Huế
Nguồn: hainamtravel.com
Ví dụ: như khi đến với Cố đô Huế, sau khi đi thăm và được giới thiệu về Kinh thành, Đại Nội … thì du khách còn được còn được mặc trang phục và đóng giả làm vua, hoàng hậu hay công chúa, thái tử …rất là thú vị. Và đối với bữa ăn của vua hay trong hoàng thất thì họ không chỉ được giới thiệu, được nhìn mà còn được trực tiếp thưởng thức.
Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Bởi vì đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn là thiên về nhận thức. Mà nhận thức của khách du lịch đến đây chủ yếu là thông qua quan sát bằng mắt thường. Còn giai đoạn đi sâu vào nội dung, đánh giá, nhận xét thì chỉ có ở những du khách có trình độ văn hóa nói chung và chuyên môn cao, đó là những khách đến để nghiên cứu nhưng số lượng không nhiều. Vì thế trong khuôn khổ một chuyến du lịch người ta có thể hiểu được nhiều đối tượng nhân tạo. Do đó nó thích hợp với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. Vì như thế sẽ tạo được một tour du lịch liên hoàn và khách du lịch sẽ không rơi vào những khoảng thời gian trống vô vị.
Ví dụ: Như tuyến du lịch ở thành phố Nha Trang ta có thể đi thăm nhiều nơi trong cùng một ngày với các điểm du lịch nằm gần kề nhau như: Chợ Đầm, Tháp Bà Pônaga, Viện Hải Dương Học Nha Trang, cáp treo Vinpearl,…
Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bởi vì đối với những du khách có vốn văn hóa ít thì suy nghĩ của họ rất đơn giản, họ đi du lịch chủ yếu là làm sao cho bản thân được thư giãn, thoải mái. Họ thường ít đắn đo tìm hiểu nhiều về các mặt văn hóa. Và với thu nhập nhất định thì họ nghĩ là phải làm sao cho “thật đáng đồng tiền”. Ví dụ như đối với một em bé học cấp 1 mà cho em đi đến Thánh địa Mỹ Sơn thì hẳn em sẽ không đi, hay đối với một người công nhân chẳng hạn. Bởi vì nó không phù hợp với cuộc sống của họ, họ không biết đến đó để làm cái gì nữa. Điều đó chính là do đến với tài nguyên du lịch nhân văn thì hoạt động chủ yếu là nhận thức. Ví dụ như đối với Nhã nhạc cung đình Huế, phải là người có vốn văn hóa nhất định, chịu tìm hiểu, lắng nghe thì mới dễ cảm, mới thấu hiểu được các giai điệu và hiểu được ý nghĩa và cái hay trong đó và cuốn hút họ đến xem biểu diễn. Còn nếu không biết gì thì khách sẽ nghe như là nghe thôi và nếu có thì lần sau chưa chắc họ đã dám đến. Chính vì những khách đến là những người có văn hóa cao, am hiểu về đối tượng nên họ dễ dàng phát hiện và không chấp nhận có sai sót. Do đó đòi hỏi khâu tổ chức tour phải hoàn chỉnh. Tuy nhiên khách đến với loại tài nguyên này có thu nhập cao nên đây cũng là một có hội lớn để đầu tư vào các dịch vụ cao cấp, tăng doanh thu cho nghành. Họ đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, như nghỉ ngơi an dưỡng, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu phong tục tập quán.
Ví dụ: Tổ chức các chuyến du lịch đi ra nước ngoài, như đi thăm Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc đòi hỏi khách du lịch phải có một số hiểu biết sơ lược về công trình vĩ đại này, hay chí ít thì cũng hiểu biết sơ lược về các công trình văn hóa, nó là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, vì đây là một trong 7 kì quan nhân tạo của thế giới.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Thứ nhất, tài nguyên du lịch nhân văn là do con người tạo ra. Nhưng không phaỉ là sản phẩm của một số ít người mà đó là sản phẩm vật chất hay tinh thần của cả một cộng đồng dân tộc và được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Nơi nào dân cư tập trung càng đông đúc và lâu đời thì nền văn hóa nơi đó càng phong phú và đa dạng. Thứ hai, nơi nào có tài nguyên du lịch nhân văn thì nơi đó sẽ thu hút việc đầu tư khai thác phát triển cho du lịch. Và dân số cũng sẽ tập trung ngày càng đông hơn. Dân số đông thì lại kéo theo sự phát triển của nhiều nghành kinh tế khác nữa để đáp ứng nhu cầu của dân cư.
Ví dụ: như tại cố đô Huế. Từng một thời là kinh đô của nước Việt Nam (1802-1945), nơi đây tập trung rất nhiều những di tích văn hóa-lịch sử có giá trị. Đó là hàng trăm các công trình văn hóa do các đời vua triều Nguyễn xây dựng. Ví dụ như: Kinh thành Huế và Đại Nội, lăng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn, khu đàn Nam Giao, chùa Thiên Mụ…Đó là chưa kể những “Tài nguyên nhân văn phi vật thể” như Nhã nhạc cung đình Huế chẳng hạn-Một di sản văn hóa phi vật thể thuộc đẳng cấp thế giới
Do thường tập trung tại các điểm quần cư và thành phố lớn - đầu mối giao thông nên việc tiếp cận tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều. Và cơ sở vật chất tại các điểm quần cư có thể tận dụng được nhiều cho nghành du lịch.
Đặc điểm và cũng là ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn đó là đại bộ phận không có tính mùa, ít bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Bởi vì hoạt động du lịch tại đây ít được tổ chức ngoài trời. Do đi thăm tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho những thời kỳ hay những ngày mà thời tiết không được tốt. Ví dụ như Phố cổ Hội An vậy, nơi đây có thể tiếp nhận khách quanh năm.
Tài nguyên du lịch nhân văn được đánh giá chủ yếu bằng trực cảm hoặc xúc cảm của khách du lịch tùy trình độ, nghề nghiệp, lứa tuổi, tôn giáo…Do đó trong hoạt động tổ chức du lịch nên nghiên cứu kỹ về các luồng khách. Ví dụ như đối với “Cải lương” ở Nam Bộ thì du khách “đứng” tuổi lại thích nhưng giới trẻ đa phần thì không.
Câu 4: Phân tích một số tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa du lịch lớn. Cho ví dụ cụ thể tại Việt Nam để chứng minh?
Phần thảo luận
Theo bạn An thì có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó các di sản văn hóa thế giới là một dạng tài nguyên nhân văn hết sức ý nghĩa đối với hoạt động du lịch. Bởi vì khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì di sản ấy được nâng lên tầm quốc tế. Thu hút khách trên toàn cầu và đây chính là một cơ hội vàng để phát triển di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới mà còn để quảng bá các tài nguyên du lịch khác nữa ở nước ta.
Theo bạn Út, ở nước ta có không ít các di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới ví dụ như: Cồng chiên Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, …
Theo bạn Xuân thì trong những di sản ấy ta nên chọn “Nhã nhạc cung đình Huế”.
Theo bạn Văn thì các lễ hội cũng là một tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa du lịch lớn. Bởi trong kho báu di sản quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc là một trong những thứ quý giá nhất.
Theo bạn Xuyên thì các lễ hội không chỉ có ý nghĩa tâm linh cao qúy mà còn có phần hội rất vui nhộn. Chính vì thế các lễ hội hình thành nhiều nét thẩm mỹ trong lòng cộng đồng tham dự, bên cạnh đó còn củng cố cho du khách nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Theo bạn Hạnh thì chính vì như bạn Xuyên nói mà các lễ hội làm cho mọi người thân thiện, gần gũi nhau hơn. Đến với lễ hội, trong lòng du khách sẽ cảm thấy an lành, thanh thản.
Theo bạn An thì nước ta có rất nhiều lễ hội, ví dụ như: Lễ hội Thánh Gióng, Lễ hội Chử Đồng Tử, Lễ hội đền Hùng, Lễ hội chùa Hương…
Kết luận
Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Trong đó, các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa được xem là một trong những tài nguyên quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với môi trường xung quanh….bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống sự đa dạng của xã hội. Trải qua các triều đại, các tiến trình của lịch sử các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người. Việc phục hồi bảo vệ và tôn tạo các di sản, các vết tích của con người trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu văn hóa, văn nghệ…không chỉ là nhiệm vụ lớn của nhân loại trong thời kỳ hiện đại mà nó còn gia trị rất lớn với mục đích du lịch.
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI
Một di sản văn hóa được xem là di sản văn hóa thế giới thì di sản ấy phải đạt được một trong 6 tiêu chuẩn sau:
Hình 8: Biểu tượng di sản văn hóa thế giới
Nguồn: vi.wikipedia.org
- Là tác phẩm độc nhất vô nhị, hàng đầu do con người tạo nên.
- Có ảnh hưởng đến sự phát triển đến nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định.
- Là cơ sở xác thực của một nền văn minh đã hòan toàn bị biến mất
- Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.
- Một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được.
-Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.
Việc di sản của một quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản được nâng cao, nó được đặt trong mối quan hệ toàn cầu. Các giá trị văn hóa thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị, vượt khỏi phạm vi một nước. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ to lớn hơn nhiều. Bây giờ không chỉ là trong nước nữa mà nhiều du khách quốc tế sẽ biết đến di sản văn hóa này nhiều hơn. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng du lịch ở nơi có di sản văn hóa thế giới lên tầm quốc tế một cách mạnh mẽ. Đây cũng là một tiền đề, một cơ hội để quảng bá về Việt Nam cho du khách quốc tế. Và sau đó không chỉ là di sản văn hóa thế giới tại đó không mà cả những di sản khác, những tài nguyên du lịch khác cũng sẽ được khách quốc tế biết đến nhiều hơn.
Ví dụ: Ngày 07 tháng 11 năm 2003 Nhã nhạc âm nhạc cung đình Việt Nam mà Huế gìn giữ bấy lâu đã chính thức được UNESCO xếp vào danh mục những Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Âm nhạc cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới những thành tựu của dòng nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhều thế kỉ trước. Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ duy trì được hình thức tổ chức dàn nhạc cung đình, sử dụng nhiều nhạc khí trong âm nhạc cung đình Thăng Long, các điệu múa cung đình có từ trước mà còn sáng tạo một thể loại ca nhạc thính phòng mới đẩy khí nhạc Việt Nam lên một bước phát triển cao hơn cả về kỹ thuật diễn tấu, hình thức hòa tấu. Bên cạnh đó Nhã nhạc cung đình Huế còn kế thừa nghệ thuật hát bội ở Đang Ngoài, kế thừa có biến hóa hệ thống âm luật năm Hồng Đức thời Lê, kế tục truyền thống học hỏi, tiếp thu và Việt hóa những yếu tố nước ngoài. Chính vì thế mà Nhã nhạc cung đình Huế mang trong mình quá trình hội nhập, tiếp biến của văn hóa Hoa, Chăm và những ảnh hưởng của Nho, Phật giáo. Có quan hệ mật thiết với nghệ thuật tuồng. Âm nhạc cung đình Huế rất đa dạng và phong phú về nhiều mặt: Về loại hình nghệ thuật, về loại nhạc, về chủng loại nhạc khí và âm sắc, về môi trường trình diễn và về nhạc điệu. Nhờ vậy mà đến với Nhã nhạc cung đình Huế người thưởng thức sẽ có nhiều “món” để thay đổi “khẩu vị” không những cho thính giác mà cả thị giác.
Nó có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao: Cổ xúy đại nhạc có trên 40 nhạc công, múa Bát dật huy động tới 64 vũ sinh……
Tính ứng tấu và biến hóa lòng bản cao: ngươi chơi với nhiều tâm trang, trang thái khác nhau cho một bài, nhưng không phải tùy tiện mà phải nằm trong khuôn khổ và niêm luật được quy định. Mỗi nhạc cụ chỉ sử dụng một chiếc tạo nên bản hòa tấu tri âm tri kỷ.
Tính bác học: được đặc trưng bởi nhiều yếu tố, nhiều gốc độ khác nhau:
Loại nhạc thành văn
Âm nhạc được xây dựng theo vũ trụ quan cổ đai
Đã có hệ thống lý luận âm nhạc
Ca từ dùng ngôn ngữ Hán và một số thể loại thơ Trung Hoa.
Nhã nhạc cung đình Huế và một di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, nó là tất cả tinh hoa của loại hình nhạc cung đình Việt trong suốt hơn một ngàn năm qua. Với những đặc tính của cung đình không phải ai cũng có thể được thưởng thức, và hiểu được cái hay cái đẹp của loại hình này, nên đây là một sự bí ẩn gây nên sự to mò, hấp dẫn của du khách đối với di sản đăc biệt này. Khi Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thì giá trị của di sản được nâng lên tầm quốc tế. Không chỉ mọi người trong nước biết nhiều hơn mà chủ yếu là mọi người trên thế giới cũng sẽ biết nhiều hơn về di sản này. Và thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam, khi họ đã đến Việt Nam thì đây là cơ hội để quảng bá thêm cho những di sản khác và quảng bá về con người Việt Nam.
Ví dụ: Như khi đến với Nhã nhạc cung đình Huế, tức đến với xứ Huế thì du khách quốc tế không chỉ được tìm hiểu về Nhã nhạc cung đình, về Cố đô mà còn được biết thêm về vườn quốc gia Bạch Mã chẳng hạn hay những công trình kiến trúc lân cận. Nếu biết cách thai thác và bảo tồn đúng thì đây sẽ là một trung tâm văn hóa truyền thống đặc sắc đầy tìm năng của nước ta, hàng năm thu hút rất nhiều du khách, nó còn là nơi giáo dục truyền thống tốt đối với người dân Việt Nam.
Hình 9: Nhã Nhạc Cung đình Huế
Nguồn: www.vietstamp.net
Bên cạnh các di sản văn hóa thế giới thì các lễ hội cũng là một trong những tài nguyên nhân văn có ý nghĩa du lịch lớn.
CÁC LỄ HỘI
Các lễ hội tạo nên một môi trường mới, huyền diệu giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho con người hành hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá nhất. Và vì thế các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung. Các lễ hội có sức thu hút, hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hóa.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Đối với một lễ hội thì hai phần quan trọng nhất là phần nghi lễ và phần hội.
Phần nghi lễ: các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và theo không gian.
Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các thánh hiền, thần linh, cầu mong được thiên thời địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với cả cộng đồng dân tộc người đi hội trước khi chuyển qua phần xem hội. Chính phần lễ này đã cuốn du khách vào một thế giới tâm linh huyền bí, một nét văn hóa tinh thần đặc trưng. Và chính phần nghi lễ cũng đã làm cho du khách hiểu thêm về nhiều nét văn hóa, “tâm hồn thanh thản, thành kính hơn”, càng thấu hiểu và thấm thía hơn những giá trị lịch sử, càng năng cao những giá trị thẩm mỹ và lòng yêu nước…
Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó về thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công người xưa. Đây là một cơ hội để cho người dân nơi đó vui chơi, giải bớt căng thẳng sau một năm, một mùa hay để mừng thắng lợi…Đặc biệt đây là một cơ hội lớn để các chàng trai, cô gái có thể gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên có phong vị tình. Và chính phần hội này đưa du khách đi từ những nét văn hóa thẩm mỹ, tâm linh thành kính sang sự thanh thoát trong tâm hồn, không toan tính, họ hòa nhập vào nhau vui đùa. Làm cho du khách và cộng đồng dân cư nơi đó trong giây phút đó du thế nào cũng trở nên hiền hòa, gần gũi và phấn chấn hơn hẳn. Bỏ qua mọi lo toan cuộc sống, mọi người chan hòa vào nhau như chưa bao giờ thân thiết hơn như thế.
Lễ hội thường xuất hiện vào thời điểm lịnh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao động, chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới.
Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều lễ hội truyền thống. Trong đó Lễ hội Chử Đồng Tử cũng là một trong những lễ hội điển hình.
Lễ hội này được tổ chức ở hai đền: đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch.
Cũng giống như nội dung chính ở các lễ hội dân gian truyền thống khác thuộc đồng bằng sông Hồng, lễ hội ở đền Đa Hòa tôn thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung gồm có phần lễ và hội.
Hình 10: Lễ hội Chữ Đồng Tử
Nguồn: www.vnexplore.net
Phần tế lễ trong lễ hội được cử hành theo nghi thức cổ truyền do các cụ đảm nhiệm. Khi tiếng trống lệnh dóng lên một hồi thì buổi lễ bắt đầu, liền sau đó là tiếng chuông, khánh âm vang chào đón đức Thánh. Rồi từng hồi trống thúc giục giòn giã và hòa đồng với tiếng nhạc rộn ràng do phường bát âm tấu lên. Lễ dâng hương bắt đầu được cử hành rất trọng thể. Phần nghi thức diễn ra trong vòng 30-40 phút trong bầu không khí trang trọng. Cuộc tế lễ trọng thị theo phong cách cổ truyền do ban tế và các cụ chủ trì diễn ra trong hậu cung của đền. Các vị chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, chấp sự đều mặc đồ lễ phục gồm quần trắng, áo trắng, bên ngoài mặc áo dài bấng tím, tay thụng, đầu đội mũ tế thêu kim tuyến có dải dài phía sau gáy…Sau khi cuộc tế lễ này kết thúc thì dân chúng và du khách thay nhau vào tế lễ, dâng hương tưởng niệm đức Thánh Chử Đồng Tử và Nhị phu nhân với tấm lòng ngưỡng mộ và thành kính sâu sắc.
Vào ngày hội chính, dân của tám làng trong tổng tập trung tại đền của làng mình để rước Thành hoàng làng đi dự lễ hội đền Đa Hòa.
Sau những cuộc tế lễ và rước kiệu, rước nước linh đình là các trò diễn xướng và trò chơi dân gian được tổ chức với sự tham gia nhiệt tình hào hứng của đông đảo dân chúng và du khách như: trò múa sư tử, múa gậy, múa tiên, chọi gà, đánh cờ, kéo co…Ngoài ra, trong các ngày lễ hội ở đền Đa Hòa còn tổ chức sân khấu hát chèo và hát quan họ do chính dân làng tự biên, tự diễn. Chủ đề và nội dung là nhằm ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước và cuộc sống mới đang phục hưng mạnh mẽ ở làng xã của mình.
Tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử ở Đa Hòa đã trở thành nhu cầu cần thiết của đông đảo nhân dân lao động. Sau một năm hoặc một chu kỳ thời gian lao động vất vả, lo toan cuộc sống, họ cần có một chút nghỉ ngơi, giải trí, đi hội, đi lễ và hướng thiện cho lòng mình thảnh thơi ít nhiều. Để rồi khi trở về cuộc sống đời thường con người sẽ có một niềm tin vào sức mạnh, vào khí thế mới. Mỗi khi lễ hội được tổ chức là một dịp ôn lại những kỷ niệm tôt đẹp về cha ông, giáo dục con cháu biết yêu quý và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước mình.
Trong lễ hội đền Dạ Trạch, phần tế lễ diễn ra rất trọng thể, trang nghiêm theo phong tục cổ truyền. Sau khi tế lễ xong thì cuộc rước kiệu Thánh diễn ra rất linh đình và hoành tráng. Tất cả đều là kiệu bát cống sơn son thiếp vàng, có lọng và quạt che Thánh vị. Đan xen giữa các cổ kiệu là tốp người vát đồ bát bửu và chấp kính cùng với cờ quạt, tàn tán và nghi trượng với đủ màu sắc rợp cả góc trời. Trông xa đám rước kiệu Thánh giống như con rồng lớn uốn lượn thật hoành tráng. Xen kẽ cuộc tế lễ trong đền thì ở ngoài sân quanh khu đền cũng tổ chức nhiều trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền như múa sư tử, múa gậy, múa điệu “con đi đánh bồng”…Đặc biệt là có điệu múa tiên do các cô gái độ tuổi 14-15 với những dải lụa màu hồng, áo dài trắng khi múa quay tròn tạo cho dải lụa ở hai bên cánh tay xòe như hai cánh tiên. Như vậy, lễ hội đền Dạ Trạch diễn ra trong bầu không khí vừa linh thiêng cao đạo, lại vừa sôi nổi vui vẻ và đầm ấm, chan hòa tình người. Lễ hội đã nhắc lại thiên tình sử giữa Chử Đồng Tử và nhị phu nhân với bao kỳ niệm đẹp đẽ, trữ tình, nên thơ. Đó là những người sẽ mãi mãi sống trong tâm thức dân gian và tâm linh dân tộc.
Câu 5: Phân tích sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch - từ đó đưa ra các tình huống giả thiết?
Phần thảo luận nhóm:
Với câu hỏi này nhóm đã có những ý kiến thảo luận như sau:
Theo ý kiến của Văn hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống thống nhất có tính chất hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.
Theo Xuân về mặt cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch có các phân hệ là phân hệ khách du lịch, phân hệ tự nhiên, lịch sử - văn hóa, phân hệ công trình phục vụ, phân hệ cán bộ phục vụ và phân hệ cơ quan điều khiển. Các phân hệ này có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Theo Hạnh nếu có một phân hệ nào đó không hoàn chỉnh thì du lịch vẫn hình thành tuy nhiên sẽ không phát triển được.
Theo An nếu các phân hệ đầy đủ và hoàn chỉnh thì du lịch tất yếu sẽ phát triển tốt.
Theo Xuyên và Út có một phân hệ trong hệ thống bị khuyết thì du lịch vẫn phát triển nhưng sẽ không mạnh được.
Kết luận nhóm đã quyết định trả lời câu hỏi này như sau:
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng được chọn lựa là hồi phục và tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau như nhóm người du lịch; các tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử, các công trình kỹ thuật; đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ.
Xét về phương diện cấu trúc: hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nó bao gồm cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong: gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại với nhau, còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và các hệ thống khác. Nghĩa là có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế xã hội, và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản.
Xét trên quan điểm hệ thống: hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về cơ bản, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là phân hệ khách du lịch; tổng thể tự nhiên lịch sử văn hóa, công trình kỷ thuật; cán bộ phục vụ và điều khiển.
Hình 11: Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam
Nguồn: www. Thongtinthoidai.vn
+ Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với những thành phần khác của hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội- nhân khẩu, dân tộc…) của khách du lịch. Đơn giản rằng nếu không có nhu cầu du lịch thì sẽ không thể có hoạt động du lịch được. Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của luồng khách du lịch.
Ví dụ: Công Viên Nước ở Cần Thơ chỉ thu hút được khách du lịch ở vài lần đầu mà thôi, vì điều kiện phát sinh ở đây chưa tốt, giá cả đắt, lại xây dựng ở vùng sông nước mênh mông là khu vực đồng bằng sông cửu long. Chính vì vậy mà nhu cầu du lịch ở đại điểm này là không lớn nên việc công viên này ngày càng vắng khách là khó tránh khỏi.
+ Phân hệ tự nhiên, lịch sử - văn hóa: tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên và điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghĩ ngơi du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Nó đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.
Ví dụ: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Langbiang có điều kiện tự nhiên hết sức hấp dẫn như nhiệt độ trung bình, không khí mát mẽ rất thuận, với nhiều cảnh quan đẹp mắt. Bên cạnh đó, nơi đây còn có rất nhiều di tích lịch sử và văn hóa truyền thống lâu đời còn lưu giữ lại như Dinh Bảo Đại, Thuyền viện trúc lâm, XQ sử quán,… Vì vậy mà Đà Lạt hàng năm thu hút một lượng khách du lịch rất là lớn. Du lịch ở đây mang tính chất rất ổn định và liên tục.
+ Phân hệ công trình kỹ thuật: đảm bảo cuộc sống bình thường cho khách du lịch (ăn, ở, đi lại) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan, du lịch…). Toàn bộ công tình kỹ thuật tạo nên cơ cấu hạ tầng của du lịch. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp,…
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẽ Bàng (Quảng Bình) mặc dù được mệnh danh là “đệ nhất kỳ quan động” nhưng vài năm trước đây hệ thống nhà hàng, khách sạn ở đây chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho khách du lịch. Muốn vào được Động Phong Nha phải qua mấy lượt xe từ thị xã và phải đi bộ một quãng đường. Nhưng ngày nay hệ thồng giao thông đã được cải thiện hơn, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn ở, vệ sinh, tham quan, giải trí cho khách cũng đã có. Chính điều này đã thu hút được lượng khách du lịch đến tham quan ngay càng đông hơn.
Ví dụ khác: Đối với khách du lịch người nước ngoài thị họ có nhu cầu và đòi hỏi nơi ăn ở và giải trí rất cao, vì vậy nếu hệ thống nhà hàng khách sạn của chúng ta không được hoàn thiện thì có lẽ họ chỉ đến với đất nước chúng ta chỉ một lần duy nhất.
+ Phân hệ cán bộ phục vụ: hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách và đảm bảo cho xí nghiệp hoạt động bình thường. Đặc trưng cho phân hệ này là số lượng, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động.
Ví dụ: Là một nhân viên phục vụ khi tiếp một đoàn khách du lịch đến từ phương Tây (người Mỹ chẳng hạn) thì trước tiên người nhân viên đó phải biết được ngôn ngữ của họ để có thể giao tiếp với họ dễ dàng, phải nắm bắt những kiến thức về đặc điểm sinh hoạt của họ như sở thích chung của họ…. Có như vậy mới tạo được ấn tượng ban đầu với khách.
Ví dụ: Khi đến Viện Hải Dương Học (Nha Trang), ở đây có rất nhiều loài động vật biển nhìn rất đẹp, hấp dẫn và lượng du khách ở đây tăng là do hiểu biết của hướng dẫn viên nơi đây, họ đã thuyết trình cụ thể từng đặc điểm của từng sinh vật biển nơi đây. Nếu tại một nơi du lịch cơ sở hệ thống nhà hàng, khách sạn… đều đầy đủ nhưng thiếu hướng dẫn viên giỏi, cán bộ phục vụ tốt, nhiệt tình thì cơ sở hạ tầng được xây dựng lên cũng gây lãng phí và ngược lại.
+ Phân hệ cơ quan điều khiển: có nhiệm vụ giữ cho hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.
Du lịch với những chức năng phong phú và đa dạng. Đó là những chức năng xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. Trong việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề quan tâm hang đầu, bởi vì không thể tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xem xét không gian (lãnh thổ) của nó. Nói một cách đơn giản nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan.
Tổ chức lảnh thổ du lịch là một dạng tổ chức lảnh thổ xã hội nó mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất đã dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch: Thể tổng hợp lảnh thổ du lịch, vùng du lịch và hệ thống lảnh thổ du lịch.
Sơ đồ hệ thống lảnh thổ du lịch:
II
II
211112
3 3
4 4
5 5
1111
I
1
2
Sơ đồ gồm các thành phần:
I. Môi trường với các điều kiện phát sinh (nhu câu du lịch)
II. Hệ thống lảnh thổ du lịch
1. Phương tiện giao thông vận tải.
2. Phân hệ khách du lịch
3. Phân hệ cán bộ phục vụ
4. Phân hệ tài nguyên du lịch
5. Phân hệ công trình kỹ thuật
Luồng khách du lịch
Các mối quan hệ bên trong hệ thống
Các mối liện hệ với hệ thống khác
Các mối liên hệ thông tin giữa I và II
Như vậy qua sơ đồ ta thấy hệ thống lãnh thổ có sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Các phân hệ cùng hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện hệ thống lãnh thổ du lịch và giúp cho du lịch phát triển mạnh hơn. Nếu phân hệ khách du lịch mạnh thì kéo theo các phân hệ khác cũng hoàn thiện, nếu phân hệ kĩ thuật hay cán bộ phục vụ yếu kém thì cũng không thu hút khách du lịch……Do vậy giữa các phân hệ phải phát triển đồng bộ luôn hỗ trợ cho nhau.
Theo giả thuyết thứ nhất hệ thống lãnh thổ du lịch có nhưng nếu một trong các phân hệ của nó không hoàn chỉnh thì du lịch vẫn có thể hình thành nhưng phát triển sẽ không đồng bộ. Bởi vì trong hệ thống lãnh thổ du lịch thì các phân hệ của nó luôn luôn có mối quan hệ với nhau rất mật thiết, cho nên nếu có một phân hệ nào đó không hoàn chỉnh thì ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến phân hệ khác thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống. Những người muốn đi du lịch nhưng họ cảm thấy hệ thống lãnh thổ du lịch có phân hệ nào đó chưa hoàn thiện, thì ít nhiều cũng gây tâm ly hoang mang, hoài nghi cho họ. Những du khách muốn đi du lịch ,nhưng đường đi thì quá cồng kềnh, khó khăn, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, họ cần mua một thứ gì để tiện sử dụng nhưng nơi đó lại không có, từ đó sẽ dẫn đến cho họ cảm thấy thiếu thốn, có cán bộ phục vụ nhưng chưa nhiệt tình, trình độ nói ngoại ngữ chưa cao, ít hiểu tâm lí của du khách, sẽ gây cho họ cảm giác khó chịu, thắng cảnh ở đó đẹp nhưng lại bị ô nhiễm, những thông tin quảng cáo chưa tiếp cận được nhiều, tất cả những điều đó sẽ làm cho du khách chán nản. Như vậy nếu có phân hệ nào đó trong hệ thống lãnh thổ du lịch không hoàn chỉnh thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch.
Hình 12: Du lịch leo núi Phanxipăng
Nguồn: www.baoanhdatmui.vn
Ví dụ: Đỉnh núi Phanxipăng của Việt Nam được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương với độ cao (3143 m) nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Chính vì núi cao nhất khu vực nên có sức thu hút rất lớn đối với những khách du lịch muốn tìm kiếm cảm giác mạnh. Tuy nhiên nhu cầu du lịch thì có nhưng hệ thống lãnh thổ du lịch ở đây còn chưa có nhiều phân vị chưa được hoàn chỉnh, giao thông ở đây rất là hạn chế, và khó khăn. Cán bộ phục vụ ở đây trình độ chuyên môn còn hạn chế vì chủ yếu là người dân địa phương mới đủ khả năng leo núi. Bên cạnh đó cơ sỡ hạ tầng ở đây còn nhiều hạn chế như vấn đề ăn uống, nghĩ ngơi, chăm sóc sức khỏe rất là đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy mà hiện nay du lịch leo núi Phanxiphang còn nhiều hạn chế. Chỉ có những du khách có sức khỏe tốt và lòng can đảm mới giám thử sức mình.
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp của các cơ sở du lịch khác nhau. Nếu thể tổng lãnh thổ du lịch bị khuyết thì ảnh hưởng rất lớn hoạt động du lịch của vùng và đất nước. Ta có thể chia sự khiếm khuyết của thể tổng hợp lãnh thổ du lịch thành các dạng sau:
Hình 13: Du lịch Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu
Nguồn: www.tuoitre.com.vn
Theo giả thuyết thứ hai: nếu các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch hoàn chỉnh, thì du lịch sẽ hình thành và phát triển rất bền vững. Rất đơn gian khi du khách đi du lịch mà các điều kiện du lịch rất thuận lợi, làm cho du khách cảm thấy hài lòng, như vậy họ sẽ tiếp tục đến nữa và họ còn quảng bá hình ảnh về chúng ta cho bạn bè của họ.
Ví dụ: Khu du lịch Suối Tiên hằng ngày tiếp đón số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đây rất hiện đại, cán bộ phục vụ rất chuyên nghiệp và nhiệt tình đem đến cho du khách sự hài lòng khi đến đây.
Ví dụ: Nha Trang có bãi tắm đẹp lại có phong cảnh hữu tình “cát trắng, hàng dương xanh” lại có hệ thống khách sạn hiện đại khang trang. Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên còn có hệ thống du lịch nhân văn như: Cầu xóm Bóng, Bến Cá, Tháp Bà Ponaga….
Hệ thống lãnh thổ du lịch có một phân hệ bị khuyết sẽ làm cho hệ thống lãnh thổ vẫn có thể hình thành tùy theo tầm quan trọng của phân hệ đó hoặc không thể phát triển mạnh được vì không đáp ứng được yêu cầu của du khách. Cuộc sống ngày càng hiện đại nhu cầu du lịch càng nhiều song đòi hỏi của khách du lịch cũng càng cao, nếu một trong các phân hệ thiếu như giao thông, nhà ở, các bộ phục vụ….không đáp ứng cho du khách thì khó lòng giử chân du khách được.
Ví dụ: Côn Đảo một di tích lịch sử và là nơi có hệ sinh vật biển phong phú đa dạng, được Đảng và nhà nước đầu tư xây dựng bảo vệ thuận lợi cho du lịch phát triển nhưng do nằm ở ngoài khơi biển Đông chỉ có thể đi bằng máy bay và tàu biển nhưng giá rất cao lại ít chuyến nên số lượng du khách ra đấy khá hạn chế. Du khách đến đây rất ít chủ yếu là các nhà khoa học đến đây nghiên cứu và học tập. Nhận thấy được sự thiếu đầy đủ này mà gần đây ủy ban nhân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đầu tư vào đây khá mạnh nhầm lôi kéo du khách trở lại.
Ví dụ: Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa phát triển mạnh, du lịch nơi đây vẫn ở dạng tiềm ẩn chưa khai thác triệt để.
Hình 14: Du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: www.saigonnews.vn
Tóm lại, chúng ta phải phát triển tất cả các nhân tố trên một cách đồng bộ như vậy du lịch mới phát triển ổn định và bền vững được.
Câu 6: Ở nước ta, Tổ chức lãnh thổ du lịch được phân thành 5 cấp (như thế giới) nhưng cấp nào là phát triển phổ biến nhất hiện nay? Giải thích tại sao cấp đó lại phổ biến nhất trong giai đoạn hiện nay?
Thảo luận:
Trong tổ chức lãnh thổ du lịch, như những nước đang phát triển khác, ở nước ta cấp phổ biến nhất là cấp điểm du lịch và trung tâm du lịch. Bởi vì:
Theo bạn Quốc Văn là do nước ta còn là nước đang phát triển nên vấn đề đầu tư cho du lịch còn nhiều hạn chế.
Theo bạn Thiên An là do tài nguyên du lịch của nước ta phân bố không tập trung, chất lượng thì tương đối, mức độ khai thác chưa cao. Đồng thời chưa có sự liên kết mạnh mẽ giữa các tài nguyên du lịch với nhau và với vùng lãnh thổ du lịch; nhất là chưa có sự liên kết tốt giữa lãnh thổ du lịch và vùng không có du lịch ở xung quanh nhưng có thể liên hệ về kinh tế du lịch.
Theo bạn Văn Út là do cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay không đủ mạnh để có thể tạo sự liên kết giữa nhiều yếu tố trong lãnh thổ du lịch, mở rộng quy mô lãnh thổ du lịch, tạo điều kiện khai thác và phát triển nhiều tài nguyên du lịch tiềm năng trong vùng và xung quanh.
Theo bạn Hạnh là vì những hạn chế về mặt tài nguyên và cơ sở hạ tầng như trên mà mức độ chuyên môn hóa trong lãnh thổ du lịch chưa có hoặc có nhưng mức độ không cao.
Cuối cùng thì nhóm thống nhất trả lời câu 6 như sau:
Hiện nay, Tổ chức lãnh thổ du lịch của nước ta bao gồm 5 phân vị hay 5 cấp đó là: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch. Trong đó cấp điểm du lịch và trung tâm du lịch là hai cấp phổ biến nhất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Hình 15: Bản đồ các tuyến điểm du lịch Việt Nam
Nguồn: www.dulichvn.org.vn
Bởi vì, như chúng ta đã biết, nước ta hiện nay tuy đã thoát khỏi tình trạng nghèo khó nhưng vẫn là một nước đang phát triển. Chính vì thế mà đầu tư cho du lịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó tài nguyên du lịch của nước ta (cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn) phân bố ít tập trung. Mà nhiều nơi tài nguyên du lịch có tương đối tập trung nhưng không đa dạng về loại hình. Chính vì thế mà thời gian lưu lại của khách không cao, gây hạn chế trong việc phát triển quy mô du lịch. Chính mức độ tập trung không cao của các tài nguyên du lịch nên các điểm du lịch chỉ có thể nối với nhau bằng những tuyến du lịch mà thôi.
Cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay không đủ mạnh. Mà cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc hình thành và phát triển các lãnh thổ du lịch mà nhất là vùng du lịch. Một đối tượng dù có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch, nhưng vẫn chưa khai thác được nếu thiếu giao thông. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, du lịch mới có điều kiện trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội và khi đó nghành du lịch mới phát triển mạnh và hình thành nhiều cấp lãnh thổ du lịch cao hơn. Không phải chỉ có giao thông không là đủ, mà để cho hoạt động du lịch hoạt động bình thường và liên hoàn thì phải có hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật khác nữa như khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, khu vui chơi giải trí…Nói tóm lại thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước ta có nhưng số lượng không nhiều và chất lượng thì còn hạn chế vì thế khó có thể mở rộng và nâng cao chất lượng các lãnh thổ du lịch.
Số lượng tài nguyên du lịch của chúng ta có và xét về mặt chất lượng thì cũng xếp vào hàng ổn định, tuy nhiên mức độ kết hợp của chúng theo lãnh thổ không cao (sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tự nhiên với tài nguyên du lịch tự nhiên, giữa tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn và giữa hai loại tài nguyên này với nhiều yếu tố khác trên lãnh thổ du lịch). Và một điều nữa là trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta, hoạt động du lịch thường chỉ co cụm trong lãnh thổ du lịch mà thôi. Thường rất hạn chế trong việc hình thành và phát triển mối liên hệ nội, ngoại vùng, do đó hoạt động du lịch thường không bao chiếm được (nếu có thì chỉ một số khu vực nhỏ xung quanh) những khu vực không có du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch).
Trong tổ chức lãnh thổ du lịch, những cấp cao như cấp tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch ít nhiều phải có sự chuyên môn hóa. Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định chuyên môn hóa bắt đầu được thể hiện. Đặc biệt là khi nói tới vùng du lịch thì ta không thể không đề cặp tới chuyên môn hóa. Nó chính là bản sắc của vùng làm cho vùng này khác hẳn vùng kia. Ở nước ta, chuyên môn hóa của các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng nên chuyên hóa về mặt nào và xu hướng phát triển ra sao thì còn cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa.
Chính vì những lý do trên mà ở nước ta hiện nay cấp điểm du lịch và trung tâm du lịch là phổ biến hơn cả (trong đó thì cấp điểm du lịch lại phổ biến hơn cấp trung tâm du lịch), tiểu vùng du lịch và á vùng du lịch tuy có nhưng số lượng hạn chế. Và xét trên bình diện vùng du lịch thì nước ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch ở Việt Nam chỉ là vùng du lịch đang hình thành./.
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
Địa lý du lịch; PTS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS.PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng; NXB TP. Hồ Chí Minh; 1996.
Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam; Vũ Tuấn Cảnh (chủ nhiệm), Lê Thông, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Minh Tuệ; Đề tài nghiên cứu khoa học; H.1991.
Các Wedsite
www.tuoitre.com.vn
www.baomoi.com.vn
www.dulichvn.org.vn
www.saigonnews.vn
www.baoanhdatmui.vn
www. Thongtinthoidai.vn
www.vnexplore.net
www.vi.wikipedia.org
www.vietstamp.net
www.vietnamopentuor.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2727882A Lamp221 DU L7882CH 1.doc
- ~$27882A Lamp221 DU L7882CH 1.doc