MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẨU 1
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG 5
1. Khái quát về đại từ và đại từ nhân xưng trong tiếng Việt 5
1.1. Đại từ trong tiếng Việt 5
1.1.1. Một số quan niệm về đại từ trong tiếng Việt 5
1.1.2. Vị trí của đại từ trong hệ thống từ loại Tiếng Việt 7
1.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt 8
2. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nam Cao. 11
2.1. Tác giả Nam Cao. 11
2.2 Sự nghiệp sáng tác. 12
2.3 Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao 12
3. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao 13
3.1. Khái quát về đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao. 13
3.2 Các tiểu loại đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao. 14
3.2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. 14
3.2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít. 14
3.2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều 17
3.2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai 18
3.2.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba 21
PHẦN KẾT LUẬN 29
PHẦN PHỤ LỤC 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3195 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam. Ông chính là người hoàn thiện cho bức tranh hiện thực phê phán của văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Sáng tác của Nam Cao là những tiếng thở dài day dứt, dằn vặt, những cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội của tầng lớp trí thức hay tiếng kêu đau khổ, chua chát, tuyệt vọng của người nông dân dưới chế độ cũ. Ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh của ông khiến người ta liên tưởng tới giọng văn của Lỗ Tấn.
Nam Cao cũng là một trong số ít những nhà văn xây dựng được cho mình một phong cách nghệ thuật đặc sắc với những tác phẩm để đời như: Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt….Có thể nói, cả Nam Cao và tác phẩm của ông đều thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu xoay quanh vấn đề Nam Cao và các tác phẩm của ông nhưng lại chủ yếu là về mặt nội dung và phong cách nghệ thuật. Trong bài viết này người viết muốn tiếp cận các tác phẩm của ông dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề trong các tác phẩm của Nam Cao là rất nhiều nhưng bài viết này chỉ tập trung tìm hiểu về đại từ nhân xưng.
Trong khuôn khổ của một niên luận, chúng tôi chỉ lựa chọn 4 tác phẩm trước cách mạng của ông làm tư liệu khảo sát, đó là : Nghèo, Chí Phèo, Lão Hạc, và Những chuyện không muốn viết.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện niên luận này chúng tôi nhằm mục đích khảo sát và phân loại hệ thống đại từ nhân xưng trong tác phẩm của Nam Cao, đồng thời, tìm hiểu cách sử dụng cũng như giá trị nghệ thuật trong ấy để khẳng định một lần nữa những đóng góp to lớn của ông về nghệ thuật ngôn từ trong văn xuôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái quát về đại từ và đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
1.1. Đại từ trong tiếng Việt
1.1.1. Một số quan niệm về đại từ trong tiếng Việt
Đại từ là một từ loại được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và đã được nhiều sách Ngữ pháp tiếng Việt thống nhất đặt tên. Ngôn ngữ học N.V. Stankêvich đã nhận xét: “đại từ là một nhóm rất quan trọng ở trong ngôn ngữ, và thường là một nhóm từ ít có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vì vậy đem hệ thống đại từ ra so sánh là một hiện tượng rất thú vị và rất có ý nghĩa về mặt loại hình học” ( tiếng Việt hiện đại Nguyễn Văn Thành, 2003). Việc tìm hiểu, so sánh hệ thống đại từ luôn nảy sinh nhiều vấn đề đặc biệt là trong tiếng Việt. Cũng chính N.V. Stankêvich nhận xét: “ở ngữ pháp tiêng Việt trước nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến rất khác nhau khi quan niệm thế nào là đại từ và khi phân loại đại từ thành các nhóm nhỏ. Điều này đã tạo ra sự rắc rối về thuật ngữ.”
Trong cuốn ngữ pháp tiếng Việt ( Nxb Từ điển Bách khoa, 2001, tr 150), Nguyễn Hữu Quỳnh quan niệm: “ đại từ là những từ dùng để chỉ sự vật, để xưng hô, để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ và cụm từ trong câu.”
Các tác giả cuốn Việt Nam văn phạm ( 1940) lại định nghĩa “đại danh tự là tiếng dùng thay danh tự”
Tác giả Nguyễn Lân trong Ngữ pháp tiếng Việt lớp 7, 1955 quan niệm “ đại từ là thứ từ dùng thay thế cho một danh từ để khỏi nhắc lại danh từ ấy và để câu được gọn gàng”
Để tiện cho việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi xin đồng ý với định nghĩa về đại từ của tiến sĩ Nguyễn Văn Thành trong cuốn Tiếng việt hiện đại (Nxb Khxh 2003)
“Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật,chỉ ngôi thứ thay cho các danh từ cụ thể và để chỉ định xác định các danh từ, các đại từ nhân xưng làm cho chúng có tính xác định rõ ràng”
Đại từ chỉ người, chỉ vật chỉ ngôi trong tiếng Việt rất phong phú về sắc thái tu từ ngay cả trong trường hợp dùng riêng. Bên cạnh đó, tiếng Việt còn có một hệ thống đại từ lâm thời mượn danh từ như: anh, em , ông , bà, chú , bác, cha, mẹ…cho nên việc chuyển đổi các ngôi càng phức tạp. Theo Nguyễn Văn Thành “bên cạnh việc tách riêng các đại từ thay thế danh từ và phân loại ngữ nghĩa đại từ như phân loại các từ loại khác, còn phải áp dụng khái niệm phạm trù ngữ pháp hiện đại, để xác định các hệ hình đối lập, diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp đối lập về ngôi thứ, về số ít, số nhiều và nêu rõ quy luật chuyển đổi hay thay thế của chúng”. Ông còn phân loại đại từ thành các loại:
+ Đại từ chỉ người và chỉ vật: bao gồm các đại từ: ai, kẻ, người, người ta, gì, cái gì.
+ Đại từ nhân xưng bao gồm: tao, tôi, chúng tao, chúng tôi (ngôi thứ nhất), mày, chúng mày (ngôi thứ hai), nó, họ, chúng nó (ngôi thứ ba). Và trong Tiếng Việt còn một loạt các danh từ được sử dụng chuyển loại thành đại từ nhân xưng như: bố, mẹ, con, anh, chị, em…
+ Đại từ chỉ định bao gồm: này, kia, nọ, đấy, nay, ấy, đây, làm sao, thế nào, ra sao, đó nào…,
+ Đại từ xác định bao gồm: cả, tất cả, mọi, từng, mỗi, ai đó, cái gì, suốt, thâu…
+ Đại từ không xác định bao gồm: bất kì, ai đó, cái gì đó.
+ Đại từ nghi vấn bao gồm: ai, cái gì, thế nào, ra sao, này, kia
+ đại từ phản thân: mình
+ Đại từ tương hỗ phản thân: nhau
Việc sử dụng các đại từ trong Tiếng Việt khá phức tạp để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa tu từ. Cho nên, việc tách riêng phạm vi hoạt động của đại từ sẽ giúp cho việc sử dụng đại từ được nhất quán và chặt chẽ.
1.1.2. Vị trí của đại từ trong hệ thống từ loại Tiếng Việt
Đại từ là một từ loại đặc thù. Nó không điển hình cho thực từ cũng không giống như những hư từ khác. Đánh giá về vị trí của đại từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt, cũng có nhiều ý kiến khác nhau,có thể quy về hai hướng: hướng thứ nhất coi đại từ thuộc nhóm thực từ, trong đó có người nhấn mạnh vào nét đặc thù của đại từ so với các từ loại khác. Trong tác phẩm Từ loại tiếng Việt hiện đại, tác giả Lê Biên cho rằng: “đại từ có đặc tính của thực từ nhưng nó không phải la thực từ đích thực mà chỉ có tính chất thực từ”; hướng thứ hai không xếp vào thực từ cũng không xếp vào hư từ. Trong sách Ngữ pháp tiếng Việt (NXB ĐHQG, 2001) tác giả Đinh Văn Đức viết: “đại từ không được xếp vào thực từ cũng không được xếp vào hư từ mà thường có vị trí trung gian riêng biệt trong quan hệ với thực từ và hư từ trong hệ thông từ loại”.
Trong cuốn Bài tập ngữ pháp tiếng Việt (NXB GD- 2002) tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã nhấn mạnh chức năng của đại từ: “đại từ không như các danh từ, động từ, tính từ mang nghĩa thực xác định mà đại từ chỉ xuất hiện với chức năng thay thế, nghĩa là nó phải tồn tại nhờ vào các danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ). Chính vì chức năng đó nên đại từ không thể mở đầu câu của văn bản, nhưng vì cái mà đại từ thay thế đều là giá trị thực nên chúng tôi xếp vào nhóm thực từ. Ngoài ra, đại từ đều có hai khả năng điển hình của danh từ, động từ, tính từ là khả năng làm trung tâm cụm từ và khả năng làm thành phần chính của câu”. Có thể nói quan niệm của Đỗ Thị Kim Liên đã tổng kết được các quan niệm của các nhà Ngôn ngữ học trước đó và đưa ra một quan niệm hợp với thực tế của tiếng Việt
1.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để thay thế cho người nói như: tôi, tao, chúng tôi, chúng ta, mày, chúng mày…hoặc để chỉ người và vật được nói đến như: nó, họ, hắn, y, thị…
Tìm hiểu về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt, tác giả Phạm Thành đã có bài viết Đại từ nhân xưng tiếng Việt đối với người nước ngoài đăng trên tạp chí Khoa học Đại học tổng hợp Hà Nội, số 1/1987. Theo bà, hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt bao gồm 2 lớp: lớp đại từ thực thụ và lớp đại từ lâm thời. Số đại từ thực thụ chỉ gồm có 12 đại từ sau: tôi, tao, tớ, mày, nó, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng mày, chúng nó, họ, chúng tao. Các đại từ lâm thời trong tiếng Việt được mượn từ các danh từ chỉ người, mà trước hết là các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc như: ông, bà, chú, bác, bố, mẹ, anh, chị…Chính các đại từ lâm thời này đã khiến cho hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt cực kì phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng (40 từ). Các đại từ nhân xưng tiếng Việt diễn đạt các ý nghĩa biểu cảm và tu từ tinh tế, mang sắc thái khác nhau. Do đó khi xem xét chúng ta cần phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể. Trong bài viết tác giả Phạm Thành cũng đã nêu ra nguyên nhân của sự biến đổi từ danh từ sang đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Theo bà, ác danh từ chỉ quan hệ thân tộc được sử như các đại từ nhân xưng là do tiếng Việt không biến hình, từ trong tiếng Việt dễ dàng chuyển hoá từ loại. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa thuộc về xã hội đó là sự phân biệt thứ bậc rõ ràng trong quan hệ gia đình, mang tính độc lập giữa thế hệ bậc trên và thế hệ bậc dưới
Ví dụ: cha, mẹ anh,chị ông, bà, chú, bác, cô, dì…
Con em cháu
Người Việt Nam lại rất coi trọng cách xưng hô theo quan hệ đó. Điều đó đặt ra cho hệ thống đại từ nhân xưng thêm chức năng biểu đạt cách xưng hô ấy. Vì vậy hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt phải mượn thêm một loạt các danh từ chỉ quan hệ thân tộc.
Nếu như các đại từ thực thụ chịu sự ràng buộc vốn có của hệ thống (mỗi từ chỉ hoạt động hạn chế trong pham vi một ngôi) thì các đại từ lâm thời lại hoàn toàn khác. Chúng có thể hoạt động ở cả ba ngôi.
Ví dụ: Trong giao tiếp người Việt có thể nói:
- Mẹ tặng con món quà này.
Mẹ: ngôi thứ nhất
Con: ngôi thứ hai
Hoặc cũng có thể nói:
- Con cảm ơn mẹ!
Con: ngôi thứ nhất
Mẹ: ngôi thứ hai
Hoặc:
Con ra gọi mẹ vào ăn cơm đi.
Mẹ: ngôi thứ ba
Con: ngôi thứ hai
Khả năng có thể hoạt động ở cả ba ngôi như vậy khiến cho việc xác định ngôi của các đại từ lâm thời hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Đầu tiên, các đại từ lâm thời được sử dụng trong gia đình nhằm phân biệt thứ bậc rõ ràng. Sau đó trong giao tiếp thường nhật, những người không có quan hệ thân thuộc muốn tạo ra sự gần gũi thân thiết cũng sử dụng hệ thống đại từ này. Vì vậy, với các mức độ khác nhau, đại từ lâm thời trong tiếng Việt được sử dụng phổ biến. Ngoài xã hội nguyên tắc tôn trọng thứ bậc trong xưng hô mờ dần, thay vào đó là những quy ước xã giao phụ thuộc vào các điều kiện tâm lý xã hội: tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp, thái độ tình cảm… Điều này tạo ra sự đối lập giữa cặp xưng hô có sự tương ứng nghiêm ngặt giữa cặp xưng hô có sự tương ứng không nghiêm ngặt.
Ví dụ: Về tương ứng nghiêm ngặt như: Con – Cha, mẹ
Em – anh, chị
Cháu – ông, bà, chú , bác, cô, cậu…
Về sự tương ứng không nghiêm ngặt: Tôi – anh, chị
Em – bác
Tôi – ông, bà
Trong xã hội cũ, sự phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt cho nên việc xưng hô cũng tuân theo nguyên tắc rõ ràng: “xưng phải khiêm, hô phải tôn”. Người nói khi xưng mình phải nhún xuống, còn khi gọi người khác phải tôn lên. Đặc biệt với những người ở địa vị thấp, nguyên tắc này càng rõ rệt. Họ phải nhún mình xuống hạng “con, cháu” và gọi những người có địa vị là “ông, bà, cụ”.
Ví dụ: Lạy cụ ạ! Bẩm cụ… con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ
(Chí Phèo – Nam Cao)
Do đại từ nhân xưng lâm thời được mượn từ các danh từ chỉ quan hệ thân tộc và chịu tác động của các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý nên chúng luôn biến động. Theo lịch sử và theo thói quen giao tiếp có nhiều đại từ dần ít được sử dụng như: nàng, thiếp, chàng… và cũng có những đại từ mới nảy sinh như: đồng chí, bạn… Bên cạnh làm phong phú hệ thống đại từ nhân xưng, các đại từ lâm thời còn khiến cho sắc thái, phong cách của hệ thống này trở nên phức tạp. Điều này gây khó khăn cho những người học tiếng Việt do phải lựa chọn đại từ trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt mang đặc trưng về sắc thái biểu cảm. Mỗi đại từ dù thuộc lớp đại từ thực thụ hay lớp đại từ lâm thời, dù ở chức năng xưng hô hay ở chức năng thay thế đều mang một sắc thái biểu cảm nhất định. Vì vậy việc lựa chọn đại từ nhân xưng trong giao tiếp của người Việt cũng là một yêu cầu rất quan trọng. Và như tác giả Phạm Thành viết: “sắc thái biểu cảm của câu nói thể hiện trong cách sử dụng đại từ nhân xưng, cho nên có thể nói đại từ nhân xưng tiếng Việt mang ý nghĩa giao tế rộng lớn. Sự phong phú về số lượng và sức biểu cảm mạnh mẽ của chúng thể hiện cách ứng xử tế nhị, muôn màu muôn vẻ của con người Việt Nam.
2. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nam Cao
2.1. Tác giả Nam Cao
Nam Cao tên là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 ở làng Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam. Làng Đại Hoàng nằm trong vùng chiêm trũng, nông dân quanh năm nghèo đói, lại bị cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ.
Gần gũi với nông dân cùng với kinh nghiệm long đong lận đận của một trí thức nghèo đã khiến Nam Cao thấu hiểu sâu sắc cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của người nông dân, tri thức trước cách mạng. Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao hiện lên như những con người thật đang hoạt động, suy nghĩ, rên rỉ và gào thét trong cơn cùng quẫn, bế tắc. Các nhân vật ấy giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ của đời thường và được tác giả gọi bằng những cái tên cũng rất dân dã. Viết về người nông dân xưa, bằng chất văn chân thật, mộc mạc, bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân, cho nên hệ thống đại từ nhân xưng trong văn Nam Cao cũng rất gần gũi, mang tính mộc mạc, suồng sã.
2.2. Sự nghiệp sáng tác
Nam Cao thực sự thành danh từ tác phẩm Chí Phèo (1941) nhưng trước đó, năm 1936 ông đã có sáng tác được đăng báo. Sự nghiệp sáng tác của ông có thể chia làm hai thời kì: trước và sau cách mạng.
Trước cách mạng sáng tác của Nam Cao tập trung chủ yếu vào hai đề tài: cuộc sống người trí thức nghèo và cuộc sống cùa người nông dân.
Sau cách mạng Nam Cao tự nguyện làm người tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Các sáng tác của ông tập trung chủ yếu vào đề tài chiến tranh.
2.3. Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao
Tuy là người giai đoạn sau nhưng Nam Cao đã tạo ra một hướng đi riêng, một phong cách đặc trưng cho sáng tác của mình. “Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa trĩu nặng suy tư và đằm thắm yêu thương”. Bên cạnh giọng kể lạnh lùng, hệ thống đại từ nhân xưng trong các tác phẩm được Nam Cao sử dụng cũng đã giúp ông đạt được mục đích. Ngoài ra, hệ thống đại từ nhân xưng còn góp phần làm cho các tác phẩm của Nam Cao “vừa hết sức chân thực vừa thấm đượm ý vị triết lý và trữ tình”.
3. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao
3.1. Khái quát về đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao
Ngôn ngữ là phương tiện phản ánh cuộc sống của văn chương đặc biệt là các tác phẩm tự sự. Từ ngôn ngữ nhà văn dựng nên cả thế giới những sự kiện, hiện tượng với những nhân vật mang tính cách con người trong xã hội thực. Trong thế giới ấy các nhân vật hoạt động, suy nghĩ và giao tiếp, và dù là độc thoại hay đối thoại, nhân vật phải xưng hô nghĩa là phải sử dụng đại từ nhân xưng. Ngoài ra một tác phẩm tự sự (bao gồm truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài) bao giờ cũng có một hình tượng người tường thuật, hoặc là hình tượng của tác giả nói, viết hoặc là hình tượng nhân vật kể chuyện. Các tác phẩm của Nam Cao cũng không là ngoại lệ. Trái lại, các sáng tác của Nam Cao là điển hình cho việc sử dụng một hệ thống đại từ nhân xưng cực kỳ phong phú, đa dạng với những sắc thái biểu đạt khác nhau.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc, ngôn ngữ Nam Cao “sống động, uyển chuyển, tinh tế rất gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng”. Nó phản ánh trực tiếp trạng thái ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại. Và điều này một phần có được là do nghệ thuật sử dụng linh hoạt, toàn diện hệ thống đại từ nhân xưng. Có thể nói ông là nhà văn bậc thầy trong lĩnh vực này. Sáng tác của Nam Cao trần thuật từ cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Dường như hệ thống đại từ nhân xưng của phương ngôn Bắc Bộ đã được thâu tóm trong tác phẩm của Nam Cao. Thế giới nhân vật trong văn Nam Cao rất đông đảo: những người nông dân dưói đáy xã hội, những quan lại bề trên chỉ chuyên bóc lột đè nén dân đen, những trí thức tiểu tư sản nghèo. Cho nên hệ thống đại từ nhân xưng trong tác phẩm của Nam Cao cũng rất phong phú. Trong phạm vi hẹp của một niên luận là cũng do hạn chế về trình độ chúng tôi chỉ khảo sát hệ thống đại từ nhân xưng trong bốn tác phẩm: Nghèo; Chí Phèo; Lão Hạc; Những chuyện không muốn viết.
Trong bốn tác phẩm chúng tôi đã thống kê được 49 đại từ nhân xưng với 1457 lần xuất hiện:
Ngôi thứ nhất xuất hiện 317 lần chiếm 21.77%
Ngôi thứ hai xuất hiện 133 lần chiếm 9.13%
Ngôi thứ ba xuất hiện 1006 lần chiếm 69.1%
3.2. Các tiểu loại đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao
2.2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
2.2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít
Bao gồm các đại từ như: Tôi: xuất hiện 252 lần
Tao: xuất hiện 11 lần
Con: xuất hiện 8 lần
Ta: xuất hiện 11 lần
Bu: xuất hiện 6 lần
Thầy: xuất hiện 3 lần
Tớ: xuất hiện 1 lần
Cái thằng tôi nó: xuất hiện 1 lần
* Đại từ tôi
Đại từ Tôi trong các tác phẩm của Nam Cao phần lớn được dùng trần thuật toàn truyện. Có thể thấy các truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất với đại từ Tôi của Nam Cao thường là những câu chuyện có tính chất cá nhân, tâm tình, hồi tưỏng:
Tôi mời lão hút trước (Lão Hạc).
Chính tôi cũng đang trách tôi cái sự ấy (Những chuyện không muốn viết).
Vốn dĩ, đại từ Tôi chỉ người nói, thuộc văn phong ôn hoà. Nó được sử dụng khi phải báo cáo việc gì đó trước tập thể, đối thoại giữa nam nữ để thể hiện tính nghiêm túc của vấn đề, để giữ tư thế bình đẳng hay để nâng cao tư thế của mình.
Ngoài ra nó còn sử dụng trong văn phong trần thuật, tự sự thể hiện hành động, suy nghĩ, tình cảm của mình.
Nam Cao thường sử dụng đại từ tôi trong các sáng tác để bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của nhân vật – mà ở đó thấp thoáng bóng dáng của nhà văn, một người có điạ vị xã hội từ bấy giờ. Từ tôi cũng là cách xưng hô giữa nhà văn với độc giả.
* Đại từ tao
Đây là một đại từ độc đáo trong tiếng Việt và cũng đã được Nam Cao sử dụng triệt để. Đại từ tao trong tác phẩm Nam Cao được dùng với nhiều sắc thái tình cảm. Có khi nó thể hiện sự thân mật suồng sã. Cũng có thể đấy là lời nói của một kẻ vô học, xưng hô để xoá nhoà ranh giới tôn kính giữa kẻ trên người dưới trong địa vị xã hội:
Không được! ai cho tao lương thiện (Chí Phèo)
Đây là câu Chí Phèo nói với Bá Kiến trước khi vụ án mạng xảy ra. Trước đó hắn luôn gọi Bá Kiến là “cụ” và xưng “con”, nhưng lần này hắn lại xưng “tao”. Đó giống như tiếng nói đòi quyền bình đẳng, đòi quyền sống và đòi lương thiện. Đó cũng là tiếng nói chống lại chế độ, tiếng nói của những người cùng cực nhằm xoá bỏ ách thống trị, áp bức của tầng lớp địa chủ.
Bên cạnh đó, đại từ tao còn đước sử dụng với thái độ tức giận và khinh ghét đồng thời khẳng định vị thế bề trên của mình như lời bà Huyện nói với cái Gái con chị đĩ Chuột:
Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy! (Nghèo).
* Đại từ tớ
Đại từ tớ thuộc văn phong bình dân, được dùng trong xưng hô bạn bè, tỏ ý thân mật, nhưng Nam Cao lại sử dụng trong một lời tỏ tình của đôi trai gái đang yêu:
- Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui! (Chí Phèo)
Đó là câu nói phong tình của Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chỉ với đại từ tớ Nam Cao đã lột tả hết vẻ ngượng ngùng, gượng gạo và sự cố gắng của Chí Phèo . Và chỉ với từ tớ Nam Cao đã thay đổi hẳn Chí Phèo về mặt chất: từ một con quỷ dữ, một kẻ cướp giật, ăn vạ trở thành một con người hiền lành lương thiện, suồng sã, dễ gần.
* Các đại từ khác như: bu, thầy, con được dùng với tư cách đại từ nhân xưng ngôi thứ nhât số ít thể hiện nét văn hoá Bắc Bộ cũ trong văn Nam Cao . Đó là cách xưng hô quen thuộc của người nông dân xưa thể hiện quan hệ thứ bậc trong gia đình cũng là tình cảm thân thuộc, ruột thịt
* Đại từ ông
Đại từ ông, bên cạnh thể hiện quan hệ thứ bậc, còn thể hiện thái độ ngạo ngược
Ví dụ:
- Hôm nay ông không có tiền, nhà mày bán chịu cho ông một chai (Chí Phèo)
Với đại từ ông, Chí Phèo đã tự nâng mình lên địa vị cao hơn so với mụ hàng rượu. Trong câu nói ấy, dường như Chí Phèo muốn khẳng định vị thế của mình trong xã hội, cụ thể là làng Vũ Đại
Cũng có lúc đại từ ông được dùng trong lối xưng hô thân mật, gần gũi với người dưới của bề trên:
- Ông không cho giết…ông để cậu Vàng ông nuôi ( Lão Hạc )
Đặc biệt, trong tác phẩm của mình Nam Cao còn sử dụng một lối tự xưng rất lạ. Ông dùng cụm từ “ cái thằng tôi nó” để chỉ ngôi thứ nhất tự xưng về mình:
- Cái thằng tôi nó hèn thế đấy (Những chuyện không muốn viết)
Cụm từ này đặc biệt ở chỗ được dùng cho ngôi thứ nhất nhưng lại có từ nó_ một đại từ ngôi thứ ba số ít. Và như để nhấn mạnh chính bản thân, nhân vật ở đây đã sử dụng từ cái đứng trước từ tôi. Cả cụm từ vừa là một lời tự xưng vừa tỏ thái độ khinh khỉnh, xem thường. Nhân vật tôi muốn nhấn mạnh cái hèn kém, cái tồi tệ của mình đến mức bản thân cũng không thể chấp nhận được.
2.2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều
Có thể nói những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong các tác phẩm của Nam Cao không thể hiện nhiều dụng ý nghệ thuật. Những từ này bao gồm: chúng mình, ta, chúng tôi, chúng cháu, mẹ con tôi, mình…Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều nhìn chugn là lối xưng hô của người nông dân xưa. Có lúc nó thể hiện thái độ nhún nhường, nhịn nhục:
- Chúng cháu không dám chắc lép nhưng quả là ít vốn (Chí Phèo)
Có khi là sự đánh đồng tất cả một nhóm người ( không kể tuổi tác, địa vị ) cùng chung lợi ích , hoàn cảnh:
- Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi gì đâu (Chí Phèo)
- Ta nói chuyện thế nào cũng xong (Chí Phèo)
3.2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai
Trong ba tiểu loại đại từ nhân xưng được khảo sát thì đại từ nhân xưng ngôi thứ hai chiếm tỉ lệ ít nhất về số lần xuất hiện (chỉ khoảng 9%). Tiểu loại này bao gồm:
mày xuất hiện 13 lần
Chúng mày xuất hiện 2 lần
cụ xuất hiện 31 lần
anh xuất hiện 23 lần
ông giáo xuất hiện 8 lần
mình xuất hiện 7 lần
nhà mày xuất hiện 5 lần
con xuất hiện 5 lần
bu xuất hiện 4 lần
lão xuất hiện 3 lần
thầy xuất hiện 4 lần
ông xuất hiện 2 lần
bu em xuất hiện 2 lần
thầy em xuất hiện 1 lần
bà xuất hiện 1 lần
đằng ấy xuất hiện 1 lần
dì xuất hiện 1 lần
bố con nhà mày xuất hiện 1 lần
* Đại từ mày
Đại từ này thể hiện thái độ khinh thị coi thường của người nói đối với người nghe.
Ví dụ:
Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư? (Chí Phèo).
hoặc nó cũng thể hiện tình cảm thân mật gần gũi, thái độ trìu mến:
Ví dụ:
Nó giết mày đấy! mày có biết không? (Lão Hạc).
* Đại từ cụ
thể hiện sự phân biệt thứ bậc trong xã hội. Đây là từ mà những người nông dân xưa, những người ở tầng lớp dưới dùng để gọi bọn quan lại chức sắc:
Ví dụ:
Lạy cụ ạ! Bẩm cụ… con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ! (Chí Phèo)
* Đại từ mình
trong tác phẩm của Nam Cao đại từ mình được dùng trong các câu đối thoại của vợ chồng hoặc cuả trai gái thể hiện tình cảm thân thương trìu mến.
Ví dụ:
Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui! (Chí Phèo).
Thôi, mình ạ. Ta không có sợi thì đi dệt thuê cũng được! (Những chuyện không muốn viết).
* Các đại từ cậu, bu, thầy, ông, dì thể hiện mối quan hệ thứ bậc giữa những người giao tiếp.
Ví dụ:
Cám mà bu bảo chè (Nghèo)
Kém ba xu dì ạ! (Chí Phèo)
Ông này muốn gặp ông có việc gì cần lắm! (Những chuyện không muốn viết)
* Đại từ cậu còn thể hiện một thái độ thân mật quý mến. Đó là thái độ của lão Hạc khi nói với con Chó Vàng (mặc dù nó là một con vật):
Ví dụ:
Cậu có nhớ bố cậu không? hả cậu Vàng? (Lão Hạc).
* Trong tác phẩm của Nam Cao có một số đại từ nhân xưng mang đậm chất nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ như thầy em, bu em, đằng ấy… Các đại từ này thể hiện tình cảm âu yếm, trân trọng lẫn nhau giữa những người nói:
Ví dụ:
Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đỏ, đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm!
Tôi trông thầy em còn mệt lắm (Nghèo)
Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không? (Chí Phèo).
* Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong văn Nam Cao còn có các từ thể hiện sự khinh ghét, coi thường hoặc tức giận như:
Ví dụ:
Tao liều chết với bố con nhà mày đấy thôi (Chí Phèo).
Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết (Nghèo).
* Đại từ ngôi thứ hai ông giáo thể hiện thái độ tôn trọng, vì nể của lão Hạc đối với nhân vật tôi. Và đó lại là tên nghề nghiệp với chức năng đại từ:
Ví dụ:
ông giáo hút trước đi (Lão Hạc)
3.2.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
Hệ thống đại từ nhân xưng ngôi thứ ba có tần số xuất hiện nhiều nhất (gần 70%) trong số các đại từ nhân xưng được khảo sát. Nam Cao thường trần thuật từ ngôi thứ ba với các đại từ hắn, y, thị. Điều này phù hợp với đặc điểm phong cách của Nam Cao: tỉnh táo, sắc lạnh nhưng trĩu nặng suy tư. Trần thuật từ ngôi thứ ba đảm bảo cho tác giả giữ một thái độ nhất quán cho và một khoảng cách nhất định với thế giới nhân vật. Người ta khó lòng quên được hình ảnh mở đầu Chí Phèo.
- Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời…
Thống kê trong bốn tác phẩm từ hắn xuất hiện 402 lần, từ thị xuất hiện 126 lần và y xuất hiện 16 lần. Truyện Chí Phèo chỉ khoảng hơn 30 trang mà có tới 389 lần xuất hiện từ hắn.
Người ta cũng không quên hình ảnh Thị Nở:
- Thị nghe thấy thế mà lộn ruột. Nhưng thị biết cãi lại bà làm sao?... thị biết cãi làm sao… thị tức lắm! thị tức lắm! thị cần đổ cái tức ấy lên một người…
Đại từ y thường được dùng để chỉ người đàn ông với thái độ không tôn trọng, thậm chí là coi thường nhưng Nam Cao lại dùng nó để chỉ một người đàn bà, một người được tôn trọng yêu quý:
- Vợ tôi càng ngứa mắt. Y gầm lên. Y xốc váy lên trên đầu gối. Y giậm chân bồ bồ. Rồi y lại buông váy xuống. Y vừa nhảy cẫng lên như một con gà chọi, vừa vỗ tay đen đét mà xỉa xói vào mặt tôi (Những chuyện không muốn viết))
Với ba đại từ hắn, thị, y Nam Cao dường như tỏ ra bàng quan trước mọi suy nghĩ tình cảm của nhân vật. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được tiếng nói bênh vực, tiếng nói đồng điệu, thương cảm cùng họ (Chí Phèo, Thị Nở…). Đó chính là cái vẻ sắc lạnh, là ngòi bút tình táo nhưng sâu sắc của Nam Cao. Có lẽ chính vì cách sử dụng những đại từ nhân xưng này đã tạo nên phong cách đặc sắc riêng biệt của Nam Cao.
Ngoài ra Nam Cao còn sử dụng các đại từ ngôi thứ ba khác như: nó, lão, cậu, thằng bố mày, con mẹ mày, bu con, thằng cu nó, thầy, bu, chúng nó, cô cậu. Trong đó đại từ Nó xuất hiện 178 lần
Lão xuất hiện 145 lần
Cụ xuất hiện 37 lần
Ông xuất hiện 13 lần
Họ xuất hiện 29 lần
Bà xuất hiện 12 lần
Chúng xuất hiện 11 lần
Cậu xuất hiện 6 lần
Chúng nó xuất hiện 6 lần
Mụ xuất hiện 4 lần
Chị ấy xuất hiện 6 lần
Thầy xuất hiện 3 lần
* đại từ lão thể hiện nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đó có thể là thái độ quý mến tôn trọng một người già cả:
Ví dụ:
- Tôi mời lão hút trước (Lão Hạc).
Hoặc là thể hiện thái độ tàn nhẫn, lạnh lùng, bàng quan:
Ví dụ:
- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ (Lão Hạc).
Cũng có lúc nó thể hiện thái độ khinh thường chế giễu:
Ví dụ:
- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu (Lão Hạc).
- Nhưng lúc vào thì lão tự lại đang uống rượu, lão uống ngay ở sân, vừa uống vừa vuốt râu, vừa rung rung cái đầu (Chí Phèo).
Các đại từ khác như:
Ví dụ:
Nó đi cao su năm, sáu năm rồi (Lão Hạc).
Con ngồi đây với thầy cho bu đi đong gạo nhé (Nghèo).
Réo mãi lên thằng bố mày nó nghe thấy thì nó chết (Ngèo)
Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy (Nghèo).
Mỗi đại từ là một cung bậc tình cảm khác nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau. Nếu như chị đĩ Chuột gọi chồng mình (nói với đứa con) là thằng bố mày với thái độ thương cảm lẫn xót xa, thì bà Huyện lại có vẻ khinh ghét, tức giận khi gọi chị đĩ Chuột (nói với đứa con chị Chuột) là con mẹ mày.
Đặc biệt ta còn thấy được cả tình yêu, nỗi day dứt, xót xa của lão Hạc khi nói với ông giáo về cái chết của con chó Vàng nhờ đại từ ngôi thứ ba cu cậu.
Ví dụ:
- Bấy giờ cu câu mới biết là cu cậu chết! (Lão Hạc).
Có thể nói, tiểu loại đại từ nhân xưng ngôi thứ ba là nơi thể hiện sinh động nghệ thuật sử dụng ngôn từ bậc thầy của Nam Cao. Dường như với mỗi nhân vật Nam Cao phải lựa chọn rất kĩ lưỡng cách xưng hô, cách dùng đại từ để toát lên dụng ý nghệ thuật, tình cảm, thái độ của mình. Tất cả những đại từ chỉ thái độ coi thường như hắn, y, thị được tác giả sử dụng không còn ý nghĩa đó. Một điều đáng chú ý, Nam Cao dùng đại từ y cho cả nhân vật nữ (trong khi đại từ này thường dùng chỉ nam giới) mà lại với giọng yêu thương:
Ví dụ:
- Y không buồn nói nữa. Y vùng vằng chạy sang hàng xóm. Vùng vằng thế nhưng y tốt bụng lắm. Bởi y đi vay gạo. Y biết tôi đã đói… (Những chuyện không muốn viết).
Và có một điểm đặc biệt trong Chí Phèo là Nam Cao đã dùng cặp đại từ hắn - thị để chỉ Chí Phèo - Thị Nở. Phải chăng đó là dụng ý “đôi lứa xứng đôi” của tác giả? Và dường như cặp đại từ hắn - thị xuất hiện với tần số cao đã góp phần tạo nên ấn tượng đó.
Để tổng kết lại, ta có thể lập một bảng thống kê về các đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao như sau:
Tên tác phẩm
Ngôi
Đại từ
Số lần xuất hiện
Nghèo
Thứ nhất
Con
Bu
Thầy
Tôi
Mẹ con tôi
Tao
3
6
3
8
1
2
Thứ hai
Con
Bu
Chúng mày
Thầy
Bu em
Thầy em
Bà
Mà
5
4
2
1
2
1
1
1
Thứ ba
Nó
Mẹ nó
Thằng bố mày
Thầy
Thằng cu nó
Con mẹ mày
Bố nó
Bu mày
Mẹ con mày
Bu con
32
2
1
3
1
1
1
1
1
1
Chí Phèo
Thứ nhất
Mình
Tao
Tôi
Chúng cháu
Chúng mình
Ông
Tớ
3
9
21
1
1
8
1
Thứ hai
Cụ
Mày
Nhà mày
Bố con nhà mày
Anh
Dì
Mình
Đằng ấy
16
9
5
1
21
1
1
1
Thứ ba
Hắn
Thị
Nó
Cụ
Chúng nó
Họ
Chị ấy
Mụ
Chúng
Bà
Lão
389
124
54
35
5
9
3
4
11
12
18
Lão Hạc
Thứ nhất
Tôi
Chúng mình
Ta
Ông
Con
101
1
10
4
5
Thứ hai
Lão
Anh
CụThầy
Cậu
Mày
Ông giáo
3
2
15
3
8
2
19
Lão
Cụ
Thị
Cu cậu
124
2
2
2
Thứ ba
Hắn
Nó
Cậu
5
80
6
Những chuyện không muốn viết
Thứ nhất
Tôi
Chúng tôi
Ta
Cái thằng tôi nó
121
6
1
1
Thứ hai
Mình
Ông
6
2
Thứ ba
Hắn
Nó
Họ
Chúng nó
Y
Ông
Ông chủ tôi
8
12
13
1
16
13
3
PHẦN KẾT LUẬN
Văn xuôi, cụ thể là tiểu thuyết, truyện ngắn phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua ngôn từ. Đó không phải là thứ ngôn ngữ cách điệu, ước lệ của thơ ca hay âm nhạc mà nó là tiếng nói của đời sống, của con người trong hiện thực xã hội. Bởi thế cho nên văn xuôi coi trọng việc xây dựng hình tượng phát ngôn, nhân vật kể chuyện. Hình tượng đó phải nói, phải kể và phải sử dụng đại từ nhân xưng. Đặc biệt trong tiếng Việt, một ngôn ngữ không biến hình với hệ thống đại từ nhân xưng cực kì phong phú, phức tạp thì việc lựa chọn một đại từ thích hợp để thể hiện thái độ tình cảm… không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên Nam Cao – nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam – đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn từ nói chung và đại từ nhân xưng nói riêng.
Hệ thống đại từ nhân xưng giúp Nam Cao xây dựng hình thức cụ thể cho mỗi tác phẩm của mình. Và người đọc sẽ không bao giờ quên những tôi, y, thị, hắn… trong văn Nam Cao. Dường như đó là đường truyền đưa tình cảm, suy nghĩ của nhà văn tới độc giả, để một lần nữa khẳng định tài năng của Nam Cao.
PHẦN PHỤ LỤC
I. Nghèo
Bu ơi, con đói
Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về mà ăn… Chóng ngoan rồi bu thương
Nhưng nó không nhúc nhích, mà nó còn nhúc nhích làm sao được
Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết
Bé lại đây bu cho ăn
Mẹ nó đút cho nó một sêu nhỏ nữa
Réo mãi lên, thằng bố mày nó nghe thấy thì nó chết
Thôi nín ngay, bu ăn xong bu xin thầy cho một miếng mà ăn
Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết
Còn bao nhiêu vét cho cái Gái với bu em ăn hết đi, để nó thiu ra đấy
Thằng cu nó dở người chứ mẹ con tôi ăn cơm đỏ đã no rồi, ăn vào đâu được nữa
Tôi trông thầy em còn mệt lắm
Con ngồi đây với thầy cho bu đi đong gạo nhé
Thầy bảo gì con ạ?
Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?
Bố nó chép miệng
Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ…
Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu, với sợi dây thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này cao quá
Bu mày đâu
Bẩm bà, bu con đi vắng
Mày về bảo con mẹ mày ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy
II. Chí Phèo
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rưọu xong là hắn chửi
Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả
Hàng xóm phải một bữa điếc tai nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả
Mày lôi thôi gì… Mày muốn lôi thôi gì?
Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi
Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi
Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế
Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày
Ta nói chuyện với nhau thế nào cũng xong
Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy
Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời
Nó bảo: nghe nó thì nó đi biệt, mà không nghe thì nó đâm chết
Thôi thì đằng nào chúng nó cũng chết, tôi đâm chúng nó chết ở đây rồi ông bắt đi ở tù luôn thể
Thiếu một đồng thì tôi không để yên cho chúng nó
Thế này này anh Binh ạ: chị ấy gửi tôi thì quả là không có
Ông mở tráp ra quăng cho hắn năm đồng bạc
Hôm nay ông không có tiền, nhà mày bán chịu cho ông một chai
Rồi khóc khóc mếu mếu, mụ đưa chai rượu
Mày tưởng ông quỵt hở
Chúng cháu không dám chắc lép nhưng quả là ít vốn
Lạy cụ ạ. Bẩm cụ… con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ
Vì thế cho nên hắn chửi hay chẳng là vì cái gì hắn cũng chửi, cứ rượu xong là hắn chửi
Nó cứ quần quật dưới chân Chí Phèo
Lão đã uống hết hai phần chai
Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi thị vẫn chưa có chồng
Thị vùng vẫy để ra, thị mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo
Tôi kêu… Tôi kêu làng
Và chúng cười với nhau… Chúng ngủ như chưa bao giờ được ngủ
Kém ba xu dì ạ
Bà thấy xa xôi không đươc, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng…
Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư
Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui
Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không
Bà nghĩ đến cái đời dằng dặc của bà không có chồng
Tao không đến đây xin năm hào
Không được. Ai cho tao lương thiện…
Tao không thể là người lương thiện nữa
Phúc đời nhà mày, con nhé
Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào
III. Lão Hạc
62.Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước
63.Ông giáo hút trước đi
64. À thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm, sáu năm rồi
65.Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi được bữa nào
66.Lão cho nó ăn trong một cái bát như nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó
67.Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng?
68.Nó giết mày đấy! Mày có biết không
69.Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết… Ông để cậu Vàng ông nuôi
70.Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu
71.Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ
72.Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết
73.A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử tôi như thế này?
74.Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác
75. Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
76.Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ
77.Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu
78. Đây là cái vườn ông cụ thân sinh anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào
IV. Những chuyện không muốn viết
79.Lớp này hắn đổ đốn hay sao mà lại đem chuyện hắn ra viết thế
80.Chính tôi cũng đang trách tôi cái sự ấy
81.Suốt đời họ, họ chỉ toàn nói về họ. Họ phân tích tâm hồn họ
82.Ông bảo tôi định nói về ông. Ông hục hặc với tôi
83.Hắn trợn mắt lên. Mắt hắn đỏ ngầu ngầu. Hắn lè nhè hỏi tôi
84.Nó uống rượu vào rồi nó chửi
85.Nhưng y không tươi cười. Mặt y nhăn như hổ phù
86.Y gầm lên. Y xôc váy lên trên đầu gối. Y giậm chân bồ bồ. Rồi y lại buông váy xuống.
87.Cái thằng tôi nó hèn thế đấy
88. Ông này muốn gặp ông có một việc gì cần lắm
89. Ông thấy văn tôi, đoán tôi là một thằng… kháu lắm
90.Họ nhìn chúng tôi chòng chọc như cố nhớ xem có phải chúng tôi đã có lần rụt rè đến nhà họ xin một chân đánh máy hoặc bán hàng hay không
91.Tên mình ở đấy nhưng nó lại bảo tên nó thì làm gì nó tốt
92.Cả năm ngoái mình không có vé sợi, khung cửi để mốc meo, cũng không chết mà… Chúng nó ăn lắm thì phình bụng ra
93.Y xìa môi ra và nguýt tôi. Tôi cười. Bởi tôi cũng biết tôi nói thế là nói bướng
94.Thôi, mình ạ. Ta không có sợi thì đi dệt thuê cũng được
95. Được, được. Mình mặc tôi
96.Y không buồn nữa. Y vùng vằng chạy sang hàng xóm. Vùng vằng thế nhưng y tốt lắm. Bởi y đi vay gạo. Y biết tôi đã đói
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tuyển tập Nam Cao tập 1, NXB Văn học, HN 1999.
Đại từ nhân xưng tiếng Việt đối với người nước ngoài, Phạm Thành, tạp chí khoa học ĐH Tổng hợp, số 1 năm 1987
Tiếng Việt hiện đại, tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, NXB KHXH, 2003
Sách giáo khoa văn học lớp 11
Khoá luận tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học: Đại từ trong tác phẩm của Nam Cao, Vũ Thị Minh Huệ, Vinh 2005
Ngữ pháp Tiếng Việt, Trần Hữu Quỳnh
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NNH 26.doc