Đảng, Nhà nước cùng với ngành giáo dục và toàn thể nhân dân ta đã hình thành được một nền giáo dục phổ thông của một nước độc lập, thống nhất, có cơ cấu về cấp bậc học tương đối hoàn chỉnh như ở một nền giáo dục phát triển. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng nhân dân vẫn rất tự hào đã xây dựng được một hệ thống giáo dục phổ thông khá hoàn thiện, đủ sức làm nền tảng cho việc nâng cao dân trí, tạo nguồn dự trữ lao động cũng như cho việc đào tạo công nhân, cán bộ, nhân tài cho đất những trong mỗi chặng đường lịch sử; nền giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đã có thể tự lực thường xuyên cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo cho phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi trong tình hình mới.
Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, với truyền thống hiếu học và truyền thống xây dựng giáo dục sẵn có của nhân dân, với tinh thần tận tụy, hy sinh của đội ngũ cán bộ quản lý, các cấp và đông đảo thầy cô giáo sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông chắc chắn sẽ có những bước chuyển mình mới nhằm góp phần tích cực trong công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
177 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu của đất nước, phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về hệ phổ thông trung học, hiệu quả đào tạo ngoài (học xong đi đâu? làm gì cho xã hội?) là một vấn đề gay cấn lớn, hầu như suy nghĩ của học sinh, phụ huynh và trên thực tế là chỉ có một con đường: vào đại học, cao đẳng. Cần phải khắc phục được tình trạng này. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường trung học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh. “Xây dựng thêm trường học ở các cấp học phổ thông, bảo đảm số học sinh trong lớp ở từng cấp học theo tiêu chuẩn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa số học sinh trung học tăng 7%/năm”. [42, tr. 283]. Phấn đấu vào năm 2000 đạt 60% trẻ em 11 đến 15 tuổi được học hết trung học cơ sở, 40% trẻ em từ 15 đến 18 tuổi học hết trung học phổ thông, dần dần phân luồng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học bảo đảm 50% đi vào trường nghề và trung cấp chuyên nghiệp, 12% đi vào học cao đẳng, đại học.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ và nghề; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cửTinh thần đổi mới chương trình các bộ môn ở tiểu học và trung học sau năm 2000. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.
- Các điều kiện để thực hiện chất lượng giáo dục:
Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới.
Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học: củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm, có chính sách thu hút học sinh khá giỏi vào ngành sư phạm. Mau chóng bảo đảm đủ số lượng giáo viên, nâng cao tỉ lệ giáo viên vào năm 2000 - 50% giáo viên phổ thông đạt chuẩn, đảm bảo đủ giáo viên dạy các môn đạo đức, kỹ thuật, chính trị, hướng nghiệp, thẩm mỹ, thể dục có các chính sách thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với giáo viên và cải thiện chế độ đãi ngộ (lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, có các chính sách phụ cấp, v.v, )
Trong việc phát triển đội ngũ giáo viên cần coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học.
Cần đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế của trường, lớp dân lập, tư thục, mở một số trường năng khiếu với sự đầu tư đặc biệt và hệ thống trường phổ thông dành cho trẻ em khuyết tật, cho con em các dân tộc ít người. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường. Phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường.
Phải có biện pháp tích cực, khẩn trương chăm lo đến giáo dục dân tộc, tạo điều kiện cho giáo dục dân tộc có thể đi trước một bước kinh tế - xã hội vùng dân tộc. Có chính sách ưu tiên đối với dân tộc ít người: đầu tư kinh phí, chính sách cán bộ, giáo viên, nghiên cứu khoa học, sách vở, đồ dùng dạy học. Cần đặc biệt quan tâm cường phát triển giáo dục ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh, hải đảo, biên giới - các vùng chậm phát triển ở vùng dân tộc. Xóa lớp học 3 ca, xây đủ trường lớp, 50% lớp học được xây kiên cố, một phần lên tầng tiến tới 100% lớp học kiên cố, một phần cao tầng (năm 2010). Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hải đảo.
Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục - đào tạo nói chung, trong đó có giáo dục phổ thông: đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Tuy đã tăng nhưng hiện nay, ngân sách Nhà nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. “Phần lớn (80 - 90%) ngân sách chi cho giáo dục chỉ đủ trả lương, một phần nhỏ (khoảng 10% - 20%, có tỉnh dưới 10%) dùng cho các chi phí khác, trong đó có rất ít tiền để mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học nhà trường”.[46, tr. 242]. Đánh giá chung trong phạm vi toàn quốc đáp ứng chưa đến 10% các thiết bị dạy học cần thiết, nhiều thiết bị lạc hậu, tính đến năm 2000 vẫn còn khoảng hàng chục nhìn lớp vẫn còn phải học 3 ca/ngày, khoảng 50% số lớp học được xây kiên cố, số trường sở thuộc loại cấp 4 còn khá lớn, bảng đen còn thiếu, bàn ghế học sinh chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều. Làm sao trong những năm đầu thế kỷ XXI xóa bỏ được tình trạng này. Ngân sách Nhà nước nên tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi.
Nhiều địa phương, bên cạnh ngân sách trung ương còn có thêm ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục, đồng thời huy động nguồn lực của nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, đảm bảo chất lượng dạy và học. Đóng góp của nhân dân cho giáo dục là một khoản đầu tư đáng kể, đáp ứng khoảng 30% chi phí hàng năm của ngành giáo dục. Nhờ sự đóng góp của nhân dân mà hàng nghìn ngôi trường mới được xây dựng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường nhờ đó được tăng cường hơn từ khi có Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII). Vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hóa giáo dục.
- Môi trường giáo dục:
Một vấn đề xã hội thời sự đã và đang đặt ra với các em học sinh là nạn “dạy thêm, học thêm” tràn lan khắp mọi nơi, nhất là ở khu vực thành thị. Học sinh phải học quá nhiều giờ, học thêm ở các lớp tư; học cả ngày và học cả tối, có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển, cả về thể lực và trí lực của các em. Ngoài ra, còn gây tốn kém không cần thiết cho các gia đình, tạo ra một số hiện tượng không có lợi cho việc giáo dục các em. Ngành giáo dục đã và đang tìm ra những biện pháp giải quyết tình hình này về mọi phương diện, từ góc độ khoa học giáo dục đến góc độ xã hội, kinh tế.
“Trong những năm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc: sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục; quản ly chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập” [42, tr. 277].
Đổi mới công tác quản lý giáo dục. Ngành giáo dục - đào tạo phải thực hiện vai trò chủ động, cải tiến quản lý, có các biện pháp cần thiết, tổ chức dạy tốt, học tốt, đánh giá, thi tuyển chống tiêu cực, góp phần tích cực chủ động thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là một thách thức phải vượt qua, một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong những năm tới. Đó cũng là ước nguyện của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước, mục tiêu phát triển xã hội của chúng ta.
Trong phát triển giáo dục phổ thông nước ta cũng như trên thế giới, việc “chuẩn hóa” là bước đầu hết sức quan trọng, quyết định rất lớn tới chất lượng giáo dục. Chúng ta đã có một hệ thống giáo dục phổ thông tương đối hoàn chỉnh. Mọi thứ từng bước, từng phần, từ thầy cô giáo, chương trình, sách giáo khoa đến lớp học, trường học, bàn ghế và nhất là trình độ phải đạt được sau một cấp học, bậc học, thiết bị dạy học, đều phải đạt chuẩn, lúc đầu đạt chuẩn quốc gia và dần dần là chuẩn quốc tế. Chuẩn hóa là tiêu chuẩn của công nghiệp hóa, văn minh, hiện đại.
Tóm lại, trong những thập kỷ tới của thế kỷ XXI, nền giáo dục nước ta trong đó có giáo dục phổ thông phải phấn đấu vận hành theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và đa dạng hóa, cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò quyết định tăng cường nội lực, tận dụng ngoại lực, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người tự do, gia đình hạnh phúc.
KẾT LUẬN
Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã mở ra giai đoạn mới của dân tộc, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nền giáo dục Việt Nam cũng dần được thống nhất trong toàn quốc. Đó là nền tảng hết sức quan trọng cho giáo dục phát triển.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhân dân ta nói chung và ngành giáo dục phổ thông nói riêng trong suốt 25 năm đã qua (1975 - 2000) đầy thử thách, luôn luôn là một bộ phận gắn bó chặt chẽ và hữu cơ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác giáo dục phổ thông. Các quan điểm, tư tưởng giáo dục phổ thông Việt Nam được thể hiện chủ yếu trong các đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, trên cơ sở khái quát những nhân tố mới đã xuất hiện trong thực tiễn và vận dụng những định hướng mới của đường lối chính trị của thời kỳ đó, Đảng ta đều đã đề ra tương đối sớm đường lối giáo dục phổ thông mới tương ứng, phục vụ những mục tiêu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục có hướng đi đúng đắn, có sức sống mạnh mẽ, vừa góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển được bản thân mình.
Trong giai đoạn 1975 - 2000, Đảng và Nhà nước ta đã có một số chủ trương lớn thể hiện qua nhiều Nghị quyết và Chỉ thị quan trọng và rất kịp thời về công tác giáo dục phổ thông. Đó là đường lối tiếp tục xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, đó là Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách giáo dục (hay còn gọi cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba) với hệ thống giáo dục phổ thông mới, đường lối đổi mới giáo dục (bắt đầu từ năm 1987), trong giai đoạn đổi mới giáo dục đó, phải kể đến Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo (14/1/1993), và Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
Nhờ đấy, công tác triển khai cải cách giáo dục phổ thông và công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông ngày càng có phương hướng chính xác hơn, nhiều biện pháp tích cực đã được thực hiện trong ngành giáo dục phổ thông, nhiều nhân tố mới xuất hiện. Nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông Việt Nam nói riêng giai đoạn này đã vượt qua được những khó khăn để ngăn chặn đà giảm sút, và từng bước ổn định, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, bước đầu phát triển, góp phần quan trọng nâng cao trình độ dân trí của cả nước.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) là sự tiếp tục phát triển những nguyên tắc của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định, vào điều kiện cả nước được độc lập thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Do kinh tế - xã hội gặp khủng hoảng, đường lối đổi mới kinh tế - xã hội được xác lập tại Đại hội VI và cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba được điều chỉnh cho phù hợp với đường lối đổi mới. Từ sau Đại hội VI của Đảng (1986), việc điều chỉnh cải cách giáo dục, việc đổi mới toàn diện ngành giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã được tiến hành khẩn trương, tích cực. Trong một số năm đầu của quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, quy mô giáo dục phổ thông ở một vài bộ phận có giảm sút, nhưng kể từ năm 1992 - 1993 đã bắt đầu phát triển ở các cấp học.
Đảng, Nhà nước cùng với ngành giáo dục và toàn thể nhân dân ta đã hình thành được một nền giáo dục phổ thông của một nước độc lập, thống nhất, có cơ cấu về cấp bậc học tương đối hoàn chỉnh như ở một nền giáo dục phát triển. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng nhân dân vẫn rất tự hào đã xây dựng được một hệ thống giáo dục phổ thông khá hoàn thiện, đủ sức làm nền tảng cho việc nâng cao dân trí, tạo nguồn dự trữ lao động cũng như cho việc đào tạo công nhân, cán bộ, nhân tài cho đất những trong mỗi chặng đường lịch sử; nền giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đã có thể tự lực thường xuyên cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo cho phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi trong tình hình mới.
Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, với truyền thống hiếu học và truyền thống xây dựng giáo dục sẵn có của nhân dân, với tinh thần tận tụy, hy sinh của đội ngũ cán bộ quản lý, các cấp và đông đảo thầy cô giáo sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông chắc chắn sẽ có những bước chuyển mình mới nhằm góp phần tích cực trong công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đưa giáo dục nước ta bắt kịp với trào lưu của thế giới.
Từ kinh nghiệm thành công của hơn 60 năm phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, và của hơn 20 năm đổi mới giáo dục nói riêng, nền giáo dục phổ thông hiện nay của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải phấn đấu trở thành nền giáo dục “vì con người Việt Nam và bằng sức mạnh con người Việt Nam”, một nền giáo dục biết phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân người học, kết hợp với sức mạnh của nhà trường, gia đình và cộng đồng, xã hội. Biết phát huy sức mạnh của bản sắc văn hóa truyền thống hiếu học, trọng thầy của dân tộc ta, kết hợp với sức mạnh của sự giao thoa với văn hóa, khoa học và giáo dục quốc tế. Đó phải là một nền giáo dục “cho mọi người được học và được học tập suốt đời” với quy mô, chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thực tiễn Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường (1995), Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới: chủ chương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Tuyết Bảo (1998), “Xây dựng trường phổ thông theo định hướng chiến lược của Đảng”, Tạp chí Thông tin lý luận (số 8), tr.18 - 21.
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai. Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Thanh Bình (1995), “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở trường phổ thông - vấn đề cấp bách của sự nghiệp giáo dục hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 3), tr.10.
Bộ Giáo dục - Đào tạo (2003), Toàn cảnh giáo dục - đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1979), Điều lệ trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1980), Bàn về giáo dục - Lênin, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1984), Bàn về giáo dục - K.Mác, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục (1996), Số liệu thống kê 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo 1987 - 1996, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục (1995), Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1945 - 1995, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo: mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1977), Tập luật lệ hiện hành thống nhất cho cả nước: Giáo dục phổ thông, phần VIII, mục 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1980), Tập luật lệ hiện hành thống nhất cho cả nước: Giáo dục phổ thông, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1982), Tập luật lệ hiện hành thống nhất cho cả nước: Giáo dục phổ thông, tập III, phần VIII, mục 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1984), Tập luật lệ hiện hành thống nhất cho cả nước: Giáo dục phổ thông, tập IV, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1987), Tập luật lệ hiện hành thống nhất cho cả nước: Giáo dục phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1989), Tập luật lệ hiện hành thống nhất cho cả nước: Giáo dục phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục (1986), Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Chương trình nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (1991), Về cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông và các loại hình trường phổ thông, Hà Nội.
Chương trình Nhà nước: Giáo dục và đào tạo (1990), Đề tài: Dự báo phát triển giáo dục phổ thông: Giáo dục phổ thông. Quan niệm - Giải pháp. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hà nội.
Hồ Ngọc Đại (1990), “Giải pháp đổi mới giáo dục”, Tạp chí Cộng sản (số 4), tr.38 - 42.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (1979), Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, Nxb Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Di (2000), “Góp đôi điều vào bài “vấn đề quá tải trong giáo dục phổ thông””, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 1), tr. 24 + 28.
Hoàng Ngọc Di (1979), Góp phần tìm hiểu nghị quyết về cải cách giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Hoàng Ngọc Di (1982), Hệ thống giáo dục phổ thông mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ (1998): Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1991), “Điều chỉnh cải cách giáo dục theo đường lối đổi mới của Đảng”, Tạp chí Cộng sản (số 8), tr.6 - 10.
Phạm Minh Hạc (cb) (1992), Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 - 1992), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (cb) (2000), Tổng kết 10 năm (1990 - 2000) xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, (Xuất bản lần thứ 2, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1996), Mười lăm năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đào Thanh Hải - Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bùi Minh Hiền (2004), Lịch sử giáo dục Việt Nam (Giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm), Nxb Đại học Sư phạm.
Hồ Chí Minh toàn tập (Tập 10) (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh toàn tập (Tập 11) (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh toàn tập (Tập 4) (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hội Khoa học kinh tế Việt Nam. Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005 (Tập 1), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Hưng, Trịnh Văn Chung, Vũ Thị Hương Giang (2000), Toàn cảnh giáo dục - đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
Nguyễn Sinh Huy (cb) (1994), Tạp chí nghiên cứu giáo dục: Tổng mục lục 1969 - 1993, Hà Nội.
Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trung tâm thông tin Khoa học Giáo dục (1992), Bản sắc dân tộc và những vấn đề đặt ra cho giáo dục và đào tạo. Tổng luận phân tích, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà nội.
Luật giáo dục (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Võ Thuần Nho (cb) (1980), 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hoàng Đức Nhuận (1992), Những vấn đề cơ bản trong giáo dục trung học, Trung tâm thông tin khoa học giáo dục. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Lưu Phật Niên (cb) (2001), Luận về cải cách giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Minh Quốc (2001), Hỏi đáp về giáo dục Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Huy Thụ (1982): Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông các cấp tốt nghiệp ra trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Khánh Toàn (1991), Nền giáo dục Việt Nam - lý luận và thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê Việt Nam (1990), Việt Nam con số và sự kiện 1945 - 1989, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Trang Web Dangcongsan.vn - Văn kiện Đảng, Hội nghị.
Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục (1975 - 1984) (1984), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Viện Khoa học Giáo dục. Viện Giáo dục học (12/1994), Hiện tượng lưu ban, bỏ học của học sinh phổ thông. Thực trạng, nguyên nhân, Mã đề tài B92 - 37 - 28. Chủ nhiệm: Trần Kiểm, Hà Nội.
Viện Khoa học Giáo dục (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Viện Khoa học giáo dục (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Viện Khoa học giáo dục (2001), Tuyển tập các công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông của Nhà giáo Nhân dân Phạm Văn Hoàn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tóm tắt sự thay đổi cấu trúc và tên gọi các cấp học và lớp học trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000:
Thời Pháp thuộc
1930 - 1945
Sơ học
5.4.3.2’.2”.1
tiểu học
1.2.3.4
cao đẳng tiểu học
Triết
(tú tài II)
Toán
2.1 (tú tài I)
Việt Nam độc lập tháng 9/1945 đến tháng 12/1946
5.4.3.2.1
Tiểu học
1.2.3.4
trung học phổ thông
Chương trình gọi là Hoàng Xuân Hãn
(chia 2 ban)
1.2.3
trung học
chuyên khoa
(chia 4 ban)
A. Vùng tự do 12/1946 đến 1950
Như trên (1945 - 1946)
1950 - 1955
vỡ lòng
1.2.3.4
cấp I
5.6.7
cấp II
8.9
cấp III
1.2
dự bị đại học
1956 - 1975
vỡ lòng
1.2.3.4
cấp I
5.6.7
cấp II
8.9.10
cấp III
B. Vùng tạm bị chiếm 1946 - 1949
1949 - 1953
Như 1945 - 1946
5.4.3.2.1
tiểu học
7.6.5.4
trung học phổ thông
(2 ban)
3.2.1
trung học
chuyên khoa
(4 ban)
Giống như 1945 - 1946, chỉ đổi tên gọi các lớp trung học từ 7 đến 1 là đệ thất đến đệ nhất.
1953 - 1958
Như trên, nhưng bỏ phân ban ở trung học phổ thông và phân 3 ban ở trung học chuyên khoa, đổi tên trung học phổ thông là trung học đệ nhất cấp và trung học chuyên khoa là trung học đệ nhị cấp.
1958 - 1970
Như trên, nhưng lại phân 4 ban ở trung học đệ nhị cấp
1970 - 1975
1.2.3.4.5
tiểu học
6.7.8.9
trung học đệ nhất cấp
10.11.12
trung học đệ nhị cấp
Như trên, chỉ đổi tên các lớp từ 1 đến 12
(từ năm 1973, làm thí điểm phân ban nhiều hơn (8 ban) ở trung học, gọi là trung học phổ thông tổng hợp)
Sau tháng 5/1975, cả nước thống nhất
Miền Bắc 1975 - 1979: như 1956 - 1975.
Miền Nam 1975 - 1979: như 1970 - 1975.
Từ 1980 - 1998 trong cả nước
1.2.3.4.5.6.7.8.9
phổ thông cơ sở
10.11.12
phổ thông trung học (chia 3 ban)
Từ 1998 (Sau khi có Luật Giáo dục)
1.2.3.4.5
tiểu học
6.7.8.9
trung học cơ sở
10.11.12
trung học phổ thông (dự kiến chia 2 ban)
(nguồn: [42, tr. 265]).
Phụ lục 2: Giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 1989. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục (1995), Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1945 - 1995, Hà Nội.)
1. TRƯỜNG, LỚP
Năm học
TRƯỜNG
LỚP
Tổng cộng
Tiểu học
(cấp 1)
T.H.C.S
(cấp 2)
P.T.C.S
(cấp 1-2)
Trung học
(cấp 3)
Tổng cộng
Tiểu học
T.H.C.S
Trung học
1975 - 76
-
15,143
5,710
-
697
223,897
160,922
52,399
10,576
1976 - 77
18,310
11,337
6,303
-
670
276,233
208,108
57,308
10,817
1977 - 78
13,507
4,470
2,176
6,158
703
285,872
210,894
63,592
11,386
1978 - 79
-
4,470
-
-
726
292,300
210,900
69,000
12,400
1979 - 80
11,197
1,915
1,258
7,249
775
302,091
215,758
73,100
13,233
1980 - 81
13,173
1,534
660
10,182
797
302,325
213,189
74,832
14,304
1981 - 82
12,277
921
470
10,078
808
295,509
202,483
78,371
14,655
1982 - 83
12,409
1,585
337
9,656
831
309,695
219,343
75,481
14,871
1983 - 84
12,805
1,976
173
9,797
859
318,589
226,768
76,350
15,471
1984 - 85
13,159
2,135
179
9,951
894
326,345
232,076
77,775
16,494
1985 - 86
13,502
2,273
425
9,851
953
334,560
236,099
80,983
17,478
1986 - 87
13,671
2,427
636
9,610
998
343,770
242,417
82,619
18,734
1987 - 88
13,964
2,325
483
10,126
1,030
351,871
248,302
84,154
19,415
1988 - 89
14,414
2,581
1,880
9,913
1,059
352,626
251,010
83,097
18,519
1989 - 90
15,261
4,634
2,337
7,662
1,085
344,105
250,696
76,833
16,576
2. HỌC SINH, GIÁO VIÊN
Năm học
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
Tổng cộng
Tiểu học
T.H.C.S
Trung học
Tổng cộng
Tiểu học
T.H.C.S
Trung học
1975 - 76
9,379,854
6,466,339
2,406,758
506,757
278,890
171,686
84,619
22,585
1976 - 77
11,073,407
7,875,131
2,662,574
535,702
336,400
217,000
94,300
25,100
1977 - 78
11,472,740
8,040,603
2,868,318
563,819
338,124
214,922
97,520
25,682
1978 - 79
11,478,404
7,833,697
3,040,187
604,520
343,800
208,700
107,100
28,000
1979 - 80
11,704,392
7,938,114
3,128,057
638,221
356,758
213,201
114,876
28,681
1980 - 81
11,854,763
7,950,697
3,203,398
700,668
351,804
204,100
118,400
29,304
1981 - 82
11,842,901
7,922,777
3,210,280
709,844
367,741
214,758
122,075
30,908
1982 - 83
11,720,177
7,884,202
3,130,712
705,263
369,967
214,606
122,910
32,451
1983 - 84
11,764,252
7,993,019
3,039,175
732,058
376,955
215,125
127,777
34,053
1984 - 85
12,044,775
8,166,372
3,086,414
791,989
392,310
223,768
132,318
36,224
1985 - 86
12,368,271
8,254,816
3,253,229
860,226
401,658
229,242
135,366
37,050
1986 - 87
12,666,798
8,484,685
3,264,520
917,593
421,928
242,388
140,550
38,990
1987 - 88
12,884,053
8,666,289
3,291,344
926,420
433,835
247,858
145,235
40,742
1988 - 89
12,516,135
8,634,819
3,037,775
843,541
445,664
254,127
150,029
41,508
1989 - 90
12,033,410
8,583,052
2,758,871
691,487
437,025
251,052
145,251
40,722
a) TIỂU HỌC
Năm học
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Tuyển mới
Lưu ban
(%)
Bỏ học
(%)
Học sinh
/Lớp
Nữ
Đạt tiêu
chuẩn hóa
Giáo viên
/Lớp
1975 - 76
6,466,339
3,065,291
-
-
-
40.18
171,686
-
-
-
1976 - 77
7,875,131
3,711,105
-
-
-
37.84
217,000
116,572
-
0.96
1977 - 78
8,040,603
3,789,083
1,876,284
-
-
38.13
214,922
115,644
-
0.98
1978 - 79
7,833,697
3,776,026
1,875,420
-
-
37.14
208,700
130,860
-
1.01
1979 - 80
7,938,114
3,762,969
1,874,547
-
-
36.79
213,201
136,809
-
1.01
1980 - 81
7,950,697
3,853,742
1,166,065
-
-
37.29
204,100
127,976
-
1.04
1981 - 82
7,922,777
3,944,425
1,891,635
7.60
10.20
39.13
214,758
135,428
37,889
0.94
1982 - 83
7,884,202
3,812,775
1,846,451
8.50
10.80
35.94
214,606
143,889
47,313
1.02
1983 - 84
7,993,019
3,765,914
1,966,769
9.01
11.50
35.25
215,125
150,304
66,062
1.05
1984 - 85
8,166,372
3,830,659
2,085,489
8.44
11.11
35.19
223,768
160,593
68,681
1.03
1985 - 86
8,254,816
3,864,348
2,033,259
7.97
8.32
34.96
229,242
168,269
75,388
1.03
1986 - 87
8,484,685
4,018,246
2,062,507
7.69
8.46
35.00
242,388
173,821
84,162
1.00
1987 - 88
8,666,289
4,118,086
2,053,045
8.88
9.49
34.90
247,858
177,700
84,963
1.00
1988 - 89
8,634,819
4,101,539
2,076,502
11.07
12.29
34.40
254,127
181,882
89,132
0.99
1989 - 90
8,583,052
4,088,107
2,156,873
10.54
11.45
34.24
251,052
185,685
117,025
1.00
b) TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Tuyển
mới
Tốt nghiệp
Lưu
ban
(%)
Bỏ
học
(%)
Học sinh
/Lớp
Nữ
Đạt T.C hóa
Giáo viên
/Lớp
1975 - 76
2,406,758
-
-
-
-
-
45.93
84,619
-
-
1.61
1976 - 77
2,662,574
1,321,248
-
452,501
-
-
46.46
94,300
-
-
1.65
1977 - 78
2,868,318
1,336,245
983,397
602,281
-
-
45.11
97,520
-
-
1.53
1978 - 79
3,040,187
1,476,993
-
-
-
-
44.06
107,100
-
-
1.55
1979 - 80
3,128,057
1,539,914
-
572,527
-
-
42.79
114,876
-
-
1.57
1980 - 81
3,203,398
1,544,120
1,080,279
512,794
-
-
42.81
118,400
-
-
1.58
1981 - 82
3,210,280
1,547,438
1,042,499
555,537
6.27
19.61
40.96
122,075
75,979
56,746
1.51
1982 - 83
3,130,712
1,541,222
988,050
537,120
6.13
18.76
41.48
122,910
81,716
53,727
1.58
1983 - 84
3,039,175
1,476,502
1,030,597
568,154
5.50
13.94
39.81
127,777
85,437
64,436
1.64
1984 - 85
3,086,414
1,455,448
1,034,410
598,985
4.59
11.35
39.68
132,318
90,045
65,572
1.68
1985 - 86
3,253,229
1,562,139
1,098,374
600,348
4.24
12.35
40.17
135,366
93,369
70,656
1.65
1986 - 87
3,264,520
1,576,397
1,012,387
633,986
5.08
12.92
39.51
140,550
95,914
74,056
1.70
1987 - 88
3,291,344
1,617,759
1,066,259
509,317
6.44
24.23
39.11
145,235
99,434
76,661
1.72
1988 - 89
3,037,775
1,566,034
994,093
403,212
5.73
29.93
36.56
150,029
100,178
78,785
1.80
1989 - 90
2,758,871
1,389,757
927,561
173,349
5.20
25.93
35.91
145,251
97,294
83,734
1.89
c) TRUNG HỌC
Năm học
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
Tổng
số
Trong đó
Tỷ lệ
Tổng
số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Tuyển mới
Tốt nghiệp
Lưu ban
(%)
Bỏ học
(%)
Học sinh
/Lớp
Nữ
Đạt T.C hóa
Giáo viên
/Lớp
1975 - 76
506,757
219,634
-
-
-
-
-
22,585
-
-
2.14
1976 - 77
535,702
218,067
190,694
-
-
-
49.52
25,100
-
-
2.32
1977 - 78
563,819
244,349
218,936
-
-
-
49.52
25,682
10,398
-
2.26
1978 - 79
604,520
287,267
242,693
-
-
-
48.75
28,000
-
-
2.26
1979 - 80
638,221
303,282
252,540
-
-
-
48.23
28,681
11,451
-
2.17
1980 - 81
700,668
318,046
255,067
140,518
-
-
48.98
29,304
11,179
-
2.05
1981 - 82
709,844
321,113
256,820
173,902
3.89
15.30
48.44
30,908
13,230
28,615
2.11
1982 - 83
705,263
320,132
266,464
169,732
4.42
12.04
47.43
32,451
13,810
30,296
2.18
1983 - 84
732,058
328,493
271,960
176,241
4.03
9.80
47.32
34,053
15,177
31,052
2.20
1984 - 85
791,989
362,896
300,329
203,376
3.69
7.39
48.02
36,224
15,874
32,530
2.20
1985 - 86
860,226
392,996
324,780
201,769
4.04
9.06
49.22
37,050
16,808
34,715
2.12
1986 - 87
917,593
428,220
332,046
225,540
4.55
10.07
48.98
38,990
17,738
36,468
2.08
1987 - 88
926,420
435,320
319,395
155,894
4.52
22.58
47.72
40,742
18,428
37,479
2.10
1988 - 89
843,541
391,435
270,841
193,443
2.83
21.02
45.55
41,508
19,217
38,080
2.24
1989 - 90
691,487
320,642
208,122
180,639
2.23
18.86
41.72
40,722
18,701
37,553
2.46
Phụ lục 3: Giáo dục phổ thông giai đoạn 1987 - 1996.
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục (1996), Số liệu thống kê 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo 1987 - 1996, Hà Nội).
Trường học
Năm học
Tiểu học
(Cấp 1 riêng)
Trung học cơ sở
(Cấp 2 riêng)
Phổ thông cơ sở
(Cấp 1 - 2)
Trung học 2 - 3
(Cấp 2 - 3)
Trung học
(Cấp 3 riêng)
1986 - 87
2,427
636
9,610
-
998
1987 - 88
2,325
483
10,126
-
1,030
1988 - 89
2,581
1,880
9,913
-
1,059
1989 - 90
4,634
2,337
7,662
-
1,085
1990 - 91
5,673
2,337
7,213
-
1,113
1991 - 92
4,416
2,900
9,070
-
1,136
1992 - 93
8,903
3,924
4,358
443
773
1993 - 94
10,159
4,625
3,223
591
649
1994 - 95
10,971
5,282
2,569
673
627
1995 - 96
11,685
5,900
2,093
701
644
1. Tiểu học
Năm học
Lớp
Học sinh
Giáo viên
Năm học
Lớp
Học sinh
Giáo viên
1986 - 87
242,417
8,484,685
242,388
1991 - 92
268,686
9,105,904
263,215
1987 - 88
248,302
8,666,289
247,858
1992 - 93
277,998
9,476,441
264,808
1988 - 89
251,010
8,634,819
254,127
1993 - 94
293,476
9,725,095
275,640
1989 - 90
250,696
8,583,052
251,052
1994 - 95
300,044
10,047,564
288,173
1990 - 91
262,509
8,862,292
252,413
1995 - 96
309,942
10,218,169
298,407
a) Học sinh Tiểu học
Năm học
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Tuyển mới
Lưu ban
(%)
Bỏ học
(%)
Học sinh
/lớp
1986 - 87
8,484,685
4,018,246
2,062,507
7.69
8.46
35.00
1987 - 88
8,666,289
4,118,086
2,053,045
8.88
9.49
34.90
1988 - 89
8,634,819
4,101,539
2,076,052
11.07
12.29
34.40
1989 - 90
8,583,052
4,088,107
2,156,873
10.54
11.45
34.24
1990 - 91
8,862,292
4,210,474
2,233,150
8.77
12.35
33.76
1991 - 92
9,105,904
4,209,073
2,165,795
7.94
9.24
33.89
1992 - 93
9,476,441
4,609,822
2,125,631
7.70
9.40
33.84
1993 - 94
9,725,095
4,628,850
2,177,594
6.18
6.58
33.72
1994 - 95
10,047,564
4,975,302
2,320,610
5.09
6.93
33.49
1995 - 96
10,218,169
4,869,986
2,348,655
---
---
32.97
b) Giáo viên Tiểu học
Năm học
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Đạt đào tạo
chuẩn
Đạt đào tạo
chuẩn (%)
Giáo viên
/lớp
1986 - 87
242,388
173,821
84,162
34.72
1.00
1987 - 88
247,858
177,700
84,963
34.29
1.00
1988 - 89
254,127
181,882
89,132
35.07
0.99
1989 - 90
251,052
185,685
117,025
46.61
1.00
1990 - 91
252,413
187,188
144,920
57.41
0.96
1991 - 92
263,215
201,189
152,800
58.05
0.97
1992 - 93
264,808
206,387
153,930
58.13
0.95
1993 - 94
275,640
214,915
181,736
65.93
0.96
1994 - 95
288,173
220,419
193,268
67.07
0.96
1995 - 96
298,407
224,955
211,055
70.72
0.96
2. Trung học cơ sở
Năm học
Lớp
Học sinh
Giáo viên
Năm học
Lớp
Học sinh
Giáo viên
1986 - 87
82,619
3,264,520
140,550
1991 - 92
72,539
2,633,268
131,544
1987 - 88
84,154
3,291,344
145,235
1992 - 93
74,866
2,813,992
127,004
1988 - 89
83,097
3,037,775
150,029
1993 - 94
81,685
3,101,483
132,722
1989 - 90
76,833
2,758,871
145,251
1994 - 95
91,054
3,678,734
142,215
1990 - 91
75,438
2,708,067
141,930
1995 - 96
104,294
4,312,674
154,416
a) Học sinh Trung học
Năm học
Tổng số
Trong đó
Tốt
nghiệp
Tỷ lệ
Nữ
Tuyển mới
Lưu ban
(%)
Bỏ học
(%)
Học sinh
/lớp
1986 - 87
3,264,520
1,576,397
1,012,387
633,986
5.08
12.92
39.51
1987 - 88
3,291,344
1,617,759
1,066,259
509,317
6.44
24.23
39.11
1988 - 89
3,037,775
1,566,034
944,093
403,212
5.73
29.93
36.56
1989 - 90
2,758,871
1,389,757
927,561
173,349
5.20
25.93
35.91
1990 - 91
2,708,067
1,357,953
882,340
338,907
8.53
21.23
39.90
1991 - 92
2,633,268
1,181,939
842,242
349,480
2.85
21.57
36.30
1992 - 93
2,813,992
1,295,483
934,929
390,013
2.60
16.10
37.30
1993 - 94
3,101,483
1,428,803
1,080,884
446,569
3.00
2.52
38.62
1994 - 95
3,678,734
1,806,710
1,314,323
541,589
2.58
7.38
40.19
1995 - 96
4,312,674
2,016,094
1,476,130
---
---
---
41.35
b) Giáo viên Trung học cơ sở
Năm học
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Đạt đào tạo
chuẩn
Đạt đào tạo
chuẩn (%)
Giáo viên
/lớp
1986 - 87
140,550
95,914
74,056
52.69
1.70
1987 - 88
145,235
99,434
76,661
52.78
1.72
1988 - 89
150,029
100,178
78,785
52.51
1.80
1989 - 90
145,251
97,294
83,734
57.65
1.89
1990 - 91
141,930
88,513
89,850
63.31
1.88
1991 - 92
131,544
88,791
82,452
62.68
1.81
1992 - 93
127,004
83,952
88,619
69.78
1.72
1993 - 94
132,722
89,587
105,578
79.55
1.59
1994 - 95
142,215
97,198
112,334
78.99
1.59
1995 - 96
154,416
106,953
129,517
83.88
1.48
3. Trung học
Năm học
Lớp
Học sinh
Giáo viên
Năm học
Lớp
Học sinh
Giáo viên
1986 - 87
18,734
917,593
38,990
1991 - 92
13,537
522,735
35,737
1987 - 88
19,415
926,420
40,742
1992 - 93
14,166
576,722
33,162
1988 - 89
18,519
843,541
41,508
1993 - 94
16,902
724,381
34,246
1989 - 90
16,576
691,487
40,722
1994 - 95
19,134
863,000
37,065
1990 - 91
14,495
527,925
37,563
1995 - 96
21,799
1,019,480
39,398
a) Học sinh Trung học
Năm học
Tổng số
Trong đó
Tốt
nghiệp
Tỷ lệ
Nữ
Tuyển mới
Lưu ban
(%)
Bỏ học
(%)
Học sinh
/lớp
1986 - 87
917,593
423,220
332,046
225,540
4.55
10.07
48.98
1987 - 88
926,420
435,320
319,395
155,894
4.52
22.58
47.72
1988 - 89
843,541
391,435
270,841
193,443
2.83
21.02
45.55
1989 - 90
691,487
320,642
208,122
180,639
2.23
18.86
41.72
1990 - 91
527,925
249,039
136,485
189,040
1.03
11.04
36.42
1991 - 92
522,735
233,761
235,391
145,725
0.90
28.00
38.62
1992 - 93
576,722
248,221
259,142
90,392
1.20
14.40
45.91
1993 - 94
724,381
308,649
289,739
167,983
1.11
4.14
43.15
1994 - 95
863,000
386,272
358,890
206,065
1.35
5.95
44.38
1995 - 96
1,019,480
457,793
418,705
---
---
---
46.77
b) Giáo viên Trung học
Năm học
Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ
Nữ
Đạt đào tạo
chuẩn
Đạt đào tạo
chuẩn (%)
Giáo viên
/lớp
1986 - 87
38,990
17,738
36,468
93.53
2.08
1987 - 88
40,742
18,428
37,479
91.99
2.10
1988 - 89
41,508
19,217
38,080
91.74
2.24
1989 - 90
40,722
18,701
37,553
92.22
2.46
1990 - 91
37,563
17,473
34,918
92.96
2.59
1991 - 92
35,737
16,800
29,332
82.08
2.64
1992 - 93
33,162
15,471
26,254
79.17
2.56
1993 - 94
34,246
16,889
30,338
88.59
2.28
1994 - 95
37,065
18,288
33,044
89.15
2.24
1995 - 96
39,398
19,663
36,763
93.31
1.81
Phụ lục 4: Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1996 - 2000.
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội).
1. Trường học và phòng học các cấp phổ thông
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000
1. Tổng số trường học
21,618
22,494
23,300
23,960
Trường tiểu học
12,060
12,606
13,076
13,387
Công lập
12,005
12,538
13,000
13,311
Ngoài Công lập
55
68
76
76
Tỷ lệ ngoài Công lập (%)
0.46
0.54
0.58
0.57
Trường PTCS
1,838
1,640
1,517
1,429
Công lập
1,830
1,634
1,509
1,422
Ngoài Công lập
8
6
8
7
Tỷ lệ ngoài Công lập (%)
0.44
0.37
0.53
0.49
Trường THCS
6,321
6,727
7,066
7,381
Công lập
6,245
6,625
6,970
7,295
Ngoài Công lập
76
102
96
86
Tỷ lệ ngoài Công lập (%)
1.20
1.52
1.36
1.17
Trường TH cấp 2-3
706
703
689
680
Công lập
569
537
512
793
Ngoài Công lập
137
166
177
187
Tỷ lệ ngoài Công lập (%)
19.41
23.61
25.69
27.50
Trường THPT
693
818
952
1,083
Công lập
624
666
742
821
Ngoài Công lập
69
152
210
262
Tỷ lệ ngoài Công lập (%)
9.96
18.58
22.06
24.19
2. Tổng số phòng học
259,745
279,278
308,761
327,113
Cấp 4 trở lên
189,355
210,766
238,028
273,083
% phòng học cấp 4 trở lên
72.9
75.5
77.1
83.5
Phòng học 3 ca
5,311
3,455
1,650
1,453
Phòng học tiểu học
157,660
169,755
199,310
206,849
Cấp 4 trở lên
110,856
124,413
145,326
163,741
% phòng học cấp 4 trở lên
70.3
73.3
72.9
79.2
Phòng học 3 ca
3,853
2,552
1,421
1,213
Phòng học THCS
90,935
95,544
86,777
93,425
Cấp 4 trở lên
67,823
72,814
71,703
83,895
% phòng học cấp 4 trở lên
74.6
76.2
82.6
89.8
Phòng học 3 ca
1,420
880
212
195
Phòng học THPT
11,150
13,979
22,674
26,839
Cấp 4 trở lên
10,676
13,539
20,999
25,447
% phòng học cấp 4 trở lên
95.7
96.9
92.6
94.8
Phòng học 3 ca
38
23
17
45
2. Học sinh phổ thông
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000
Tổng số học sinh
16,393,044
17,085,389
17,472,810
17,806,158
Học sinh nữ
7,777,982
8,098,807
8,215,430
8,433,680
Tỷ lệ học sinh nữ (%)
47.4
47.4
47.0
47.4
Học sinh dân tộc
1,752,428
1,952,449
2,229,488
2,321,106
Tỷ lệ học sinh dân tộc (%)
10.7
11.4
12.8
13.0
1. Học sinh tiểu học
10,348,964
10,437,770
10,250,214
10,063,025
Học sinh nữ
4,965,464
4,982,232
4,842,589
4,800,886
Tỷ lệ học sinh nữ (%)
48.0
47.7
47.2
47.7
Học sinh dân tộc
1,402,505
1,518,089
1,653,123
1,650,847
Tỷ lệ học sinh dân tộc (%)
13.6
14.5
16.1
16.4
Học sinh công lập
10,316,696
10,402,730
10,218,536
10,032,430
Học sinh ngoài công lập
32,268
35,040
31,678
30,595
Tỷ lệ học sinh ngoài C.L (%)
0.31
0.34
0.31
0.30
2. Học sinh THCS
4,872,813
5,254,420
5,564,888
5,767,298
Học sinh nữ
2,279,679
2,469,885
2,596,213
2,707,907
Tỷ lệ học sinh nữ (%)
46.8
47.0
46.7
47.0
Học sinh dân tộc
303,421
377,475
499,572
571,860
Tỷ lệ học sinh dân tộc (%)
6.2
7.2
9.0
9.9
Học sinh công lập
4,658,315
5,007,331
5,328,294
5,564,681
Học sinh ngoài công lập
214,498
247,089
236,594
202,617
Tỷ lệ học sinh ngoài C.L (%)
4.40
4.70
4.25
3.51
3. Học sinh THPT
1,171,267
1,393,199
1,657,708
1,975,835
Học sinh nữ
532,821
646,690
776,628
924,887
Tỷ lệ học sinh nữ (%)
45.5
46.4
46.8
46.8
Học sinh dân tộc
46,502
56,885
76,793
98,399
Tỷ lệ học sinh dân tộc (%)
4.0
4.1
4.6
5.0
Học sinh công lập
888,847
959,480
1,110,436
1,303,181
Học sinh ngoài công lập
282,420
442,719
547,272
672,654
Tỷ lệ học sinh ngoài C.L (%)
24.11
31.78
33.01
34.04
3. Lớp học phổ thông
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000
Tổng số lớp học
458,429
477,556
492,762
501,669
Công lập
447,179
462,406
475,445
483,183
Ngoài công lập
11,250
15,150
17,317
18,477
Tỷ lệ lớp ngoài C.L (%)
2.5
3.2
3.5
3.7
1. Số lớp tiểu học
316,968
323,353
324,516
322,041
Số lớp công lập
315,985
322,259
323,533
321,034
Số lớp ngoài công lập
983
1,094
983
1,007
Tỷ lệ lớp ngoài C.L (%)
0.31
0.34
0.30
0.31
Tỷ lệ lớp/phòng học
2.01
1.90
1.63
1.56
2. Số lớp THCS
116,663
125,456
134,038
139,614
Số lớp công lập
112,025
120,080
128,791
135,182
Số lớp ngoài công lập
4,638
5,376
5,247
4,432
Tỷ lệ lớp ngoài C.L (%)
3.98
4.29
3.91
3.17
Tỷ lệ lớp/phòng học
1.28
1.31
1.54
1.49
3. Số lớp THPT
24,798
28,747
34,208
40,014
Số lớp công lập
19,169
20,067
23,121
26,967
Số lớp ngoài công lập
5,629
8,680
11,087
13,038
Tỷ lệ lớp ngoài C.L (%)
22.70
30.19
32.41
32.58
Tỷ lệ lớp/phòng học
2.22
2.06
1.51
1.49
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Hồng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2007
Tác giả luận văn
Trương Thị Hoa
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoàng Hồng, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện của Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thu thập những tài liệu cần thiết cho luận văn.
Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có những người thân trong gia đình và các bạn bè của tôi, những người bằng nhiều cách khác nhau đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, ý kiến xây dựng của thầy cô và các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2007
Tác giả luận văn
Trương Thị Hoa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
- PGS
Phó Giáo sư
- TS
Tiến sỹ
- Nxb
Nhà xuất bản
- cb
Chủ biên
- CT/TW
Chỉ thị Trung ương
- NQ/TW
Nghị quyết Trung ương
- QĐ
Quyết định
- CP
Chính phủ
- TTg
Thủ tướng
- HĐBT
Hội đồng Bộ trưởng
- TTLB
Thông tư Liên bộ
- CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..ĐẦU...T007A HỌC: PGS.TS. CH SỬ
n Việt Nam
cứu của nx thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 8
CHƯƠNG 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(TỪ 1975 ĐẾN 1986) 9
1.1. Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước 9
1.2. Những hoạt động giáo dục phổ thông bước đầu của nước Việt Nam
thống nhất 11
1.3. Tiến hành cải cách giáo dục lần thứ ba 16
1.3.1. Sơ lược hai cuộc cải cách giáo dục sau cách mạng tháng Tám
năm 1945 16
1.3.2. Tiến hành cải cách giáo dục lần thứ ba 20
1.3.3. Quá trình thực hiện cải cách giáo dục phổ thông 28
CHƯƠNG 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(TỪ 1986 ĐẾN 2000) 47
2.1. Giai đoạn 1986 - 1996 47
2.1.1. Đường lối đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng 47
2.1.1.1. Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông 47
2.1.1.2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VII) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo
(1/1993) 54
2.1.2. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới giáo dục phổ thông trong
những năm 1986 - 1996 ..60
2.1.2.1. Ngành giáo dục phổ thông triển khai theo đường lối đổi mới
của Đảng 60
2.1.2.2. Một số kết quả của giáo dục phổ thông giai đoạn
1986 - 1996 .69
2.2. Giai đoạn 1996 - 2000 78
2.2.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (12/1996) 78
2.2.2. Thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm
1996 - 2000 88
CHƯƠNG 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐẶT RA 106
3.1. Một vài nhận xét 106
3.1.1. Về thành tựu .106
3.1.2. Hạn chế 116
3.2. Bài học kinh nghiệm .124
3.3. Những vấn đề đã đặt ra 135
KẾT LUẬN .143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------
TRƯƠNG THỊ HOA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(TỪ 1975 ĐẾN 2000)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG HỒNG
HÀ NỘI - 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0150.doc