Đề tài Đảng công sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội là sự lưa chọn của chính lịch sử
Cùng với chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt , luận cương chính trị tháng 10 –1930 của đảng đã vận dụng những nguyên lí của chủ nghĩa Mac-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng đông dương , vạch ra con đường cách mạng chông đế quốc và chống phong kiến , đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân và phong trào yêu nước việt nam .
Kể từ khi Đảng công sản việt nam ra đời kết hợp với sự lãnh đạo tài tình của Đảng với các giai cấp khác đặc biệt là giai cấp công nhân hơn thế nữa sự kết hợp mật thiết giữa quần chúng với đảng sau này đã làm lên lịch sử là đánh đuổi được đế quốc lớn và tiêu diệt được chế độ phong kiến , sự thắng lợi to lớn của dân tộc ta là đã có lãnh Tụ Nguyễn ái Quốc đã đi tìm và tìm ta con đường cứu nước chân chính cho dân tộc ta ,con đường ấy mà mở ra là nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin , lấy kim chỉ nam cho con đường cách mạng là tư tưởng Hồ Chí Minh , sự kết hợp đúng đắn của hai chân lí trên vào vận mệnh của dân tộc ta là đúng là một tất yếu lịch sử để từ đó đưa dân tộc ta lên một đất nước không còn sự bóc lột , chế độ phong kiến bị dập tắt , không còn một bóng quân thù .Đây là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của dân tộc ta .
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đảng công sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội là sự lưa chọn của chính lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận
Môn : Lịch sử đảng
Đề bài :
Đảng công sản việt nam ra đời là một tất yếu lịch sử sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội là sự lưa chọn của chính lịch sử .
Bài làm.
Sự đảng cộng sản việt nam là một tất yếu lịch sử :
1.Hoàn cảnh lịch sử :
a)Hoàn cảnh quốc tế :
Năm 1917 ,cách mạng tháng 10 nga vĩ đại thắng lợi mở ra thời đại mới , thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới .thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga dặt cho những người yêu nước Việt nam một sự lựa chọn mới :độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội .Vai trò và sự tác động của lý luận cách mạng của chủ nghĩa mác lê nin là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của các đảng cộng sản và sự thành lập quốc tế cộng sản .Điều đó khảng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong việc quyết định sự phát triển của xã hội
b)Hoàn cảnh trong nước .
Vào giữa thế kỉ XIX thực dân pháp xâm chiếm nước ta .đến cuối thế kỉ XIX sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược thực dân pháp bắt đầu tiến hành kế hoạch bóc lột sức người , sức của ở việt nam .
Sự khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân pháp đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam .
Tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội , đặc biệt các mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng .
Độc lập dân tộc và tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta , là nhu cầu bức thiết của dân tộc.
2)Đảng cộng sản ra đời là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa mác –lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ sự phân tích vị trí kinh tế –xã hội của các giai cấp đảm nhiệm được sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng .
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam lịch sử đã trao cho giai cấp công nhân ngọn cờ dân tộc .Đó là một yêu cầu khách quan ,bởi vì giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm của thời đại mới , là người đại diện cho quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp :bởi vì ,” trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với gai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự “ cách mạng”.
Phong chào công nhân ra đời và sự phát triển là một quá trình lịch sử tự nhiên . muốn trở thành một phong trào tự giác , nó được vũ trang bằng lí luận Mac –lênin – vũ khí lí luận và tư tưởng của giai cấp công nhân .Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì phải được tổ chức một chính đảng tiên phong .Chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập thì giai cấp công nhân mới có khả năng tập hợp được các lực lượng dân tộc và dân chủ là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam , sứ mệnh của đảng gắn liền với sớ mệnh dân tộc và giải phóng giai cấp .Sự thành lập đảng là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ tự phát đến tự giác khi nó được trang bị lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin.
ở Việt nam , trong quá trình phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước , nhiều chiến sĩ yêu nước đã ra đi tìm đường cứu nước .nhưng chỉ có Nguyễn ái Quốc là người việt nam đầu tiên tìm thấy chủ nghĩa Mác lênin vào việt nam , chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức choviệc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
Hồ chí minh đã kết luận : Chỉ có chủ nghĩa Mac là chủ nghĩa chân chính nhất và Lenin là người đã chỉ ra con đường giải phóng các dân tộcthuộc địa : muốn giành độc lập tư do chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản và cách mạng công nhân mà thôi đây chính là con đường cách mạng việt nam phù hợp với điều kiện vước ta và thế giới hồ chí minh đã từng bước hoàn chỉnh đường nối này .
Chủ nghiã Mac-Lenin được truyền bá vào việt nam đã thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển , các phong trào đấu tranh từ năm 1925 đến năm 1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đang trở thành một lực lượng chính trị độc lập .tình hình khách quan ấy phải đòi hỏi cosự lãnh đạo của tổ chức đảng cách mạng tiên phong .
Sự phân hoá của hội viẹt nam cách mạng thanh niên đã hình thành các tổ chức cộng sản, là kết quả tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước của việt nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX .Ba tổ chức cộng sản ra đời ( Đông dương cộng sản đảng , An nam cộng sản đảng , Đông dương cộng sản liên đoàn ) thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cách mạng. Việc Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là một tất yếu khách quan
Ngày 3-2-1930 : tập hợp tại Cửu Long Hương Cảng Trung Quốc , dưới sự chủ trì của Nguyễn Aí Quốc , hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành .hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng đó là: Đảng cộng sản việt nam .
3) Sự ra đời của đảng là kết quả của một quá trình lựa chọn con đường cứu nước từ khi bị thực dân Pháp xâm lược ,nhân dân cả nước ta đã liên tục anh dũng đứng lên chống giặc .
Các phong trào yêu nước phát triển theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau đầu thế kỉ XX và đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giớ thứ nhất phong trào yêu nước yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản thành thị diễn ra mạnh mẽ .Tuy vậy, qua kiểm nghiệm của lịch sử các phong trào đều lần lượt thất bại vì đã không đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc .
Tính chất thời đại đã thay đổi ,con đường giải quyết mâu thuẫn xã hội sự sắp xếp lực lượng , phương pháp cách mạng, giai cấp lãnh đạo phải thay đổi. Vai trò lịch sử thuộc về giai cấp vô sản.ở Việt Nam giai cấp vô sản đang hình thành và chưa có đảng tiên phong của mình, phong trào công nhân chưa trở thành phong trào chính trị độc lập. Cách mạng Việt nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Vì vậy, việc tìm cách ra khỏi cuộc khủng hoảng là yêu cầu bức xúc của lịch sử.
Như ở trên đã trình bầy, do Nguyễn ái Quốc đã truyền bá vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác- Lê Nin để giải phóng dân tộc, và hơn thế nữa ta đã hợp nhất ba đảng Đông Dương thành một chính đảng đó là ĐCSVN. Từ đây ĐCSVN sớm dần có phương pháp để giải quyết vấn đề bức xúc của lịch sử.
4. Sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc dựa vào chính cương vấn tắt 3-2-1930
a)Hoàn cảnh lịch sử.
Hội nghị thành lập đảng( từ ngày 3 đến ngày 7 – 2 -1930 ) họp ở bán đảo Cửu Long ( Hương Cảng Trung Quốc ). Dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là DCSVN, thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của đảng do Nguyễn ái Quốc khởi thảo.
b)Nội dung cơ bản của chính cương vấn tắt và sách lượcvắn tắt
Chính cương vấn tất và sách lược vấn tắt đà vạch ra những nội dung cơ bản của đường nối cách mạng Việt Nam đó là:
-Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản bao gồm ba nội dung gắn bó với nhau: Dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
-Trong giai đoạn thực hiện chiến lược cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất, nhiệm vụ của cách mạng về phương diện chính trị , kinh tê, xã hội là :
+ Về chính trị : đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến , làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập ; đựng ra chính phủ công, nông ,binh,tổ chức ra quân đội công nông.
+ Về kinh tế : Thủ tiêu hết các thứ quốc trái , thu hết sản nghiệp lớn( như công nhgiệp , vận tải , ngân hàng ,..vv..) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công, nông, binh.Thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo , mở mang công nghiệp ,thi hành luật ngày lam 8h .
+ Về phương diện xã hội :dân chúng được tự do,nam nữ bình quyền , phổ thông , giáo dục theo hướng công nông hoá .
-Về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng :
1.Đảng là 1 đội tiên phong của vô sản giai cấp phải phuc vụ cho được đại bộ phận giai cấp mình , lam cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng .
2.Đảng phải thu phuc cho được đai đa số dân cày và phải dựa vao hạng dân cày nghèo là thổ địa cách mạng đánh lại bọn địa chủ và phong kiến .
3.Đảng phải làm cho các đoàn thể , thợ thuyền và dân cày (công hội hợp tác xã khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.
4.Đảng phải hêt sức liên lạc vói tiểu tư sản, trí thức trung nông , thanh niên tân việt để kéo họ đưa vào phe vô sản giai cấp .Còn đối bọn phú nông , trung , tiểu đại chủ và tư bản an nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng ( Đảng lập hiến …) thì phải đánh đổ .
5. Trong khi liên lạc với các gia cấp phải rất cẩn thận , không khi nào nhượng môt chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường nối thoả hiệp”.
Như vậy lực lượng cách mạng bao gồm các giai cấp và tầng lớp công nhân , nông dân , tiểu tư sản , trí thức , tiểu tư sản dân tộc và các cá nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ ,trong đó giai cấp công nhân là giai câp lãnh đạo cách mạng .
Về đoàn kết quốc tế :
Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp .
Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã phat triển thêm một số luận điểm quan trọng trong tác phẩm Đường Cách Mệnh . Nội dung của hệ thông quan điểm đó là :
Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân nhưng nguỵ trang cái gọi là “khai hoá văn minh” Người đã nói khái quát về chủ nghĩa thực dân rằng : Chế độ thực dân là ăn cướp là hiếp dâm và giết người . Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa , của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới , là kẻ thù trực tiếp nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa , Người đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước , thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc. Kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa phải dựa vào lực lượng của bản thân mình phải tự giải phóng dân tộc của mình . “Công cuộc giải phóng anh em ( ở các nước thuộc địa) chỉ có thể thực hiện bằng cách sự lỗ lực của bản thân anh em” .
Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng của thời đại – cách mạng vô sản . Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhan dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân . “chỉ có giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa công sản và cách mạng thế giới” vì vậy , phải tiến hành cách mạng một cách triệt để “phải cách mệnh đến nơi” phải đem chính quyền , “giao cho dân chúng số nhiều chứ không để trong tay bon ít người , có như thế dân chúng mới được hạnh phúc .
Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có quan hệ khăng khit với nhau như hai cánh cửa của cách mạng thơì đại .
Tư tưởng về đường nối chiến lược của cách mạng ở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc , mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn người lao động , giải phóng con người tức là làm cách mạng giải phóng phóng dân tộc tiến lên lam cách mạng xã hội chủ nghĩa . Song trước hết phải giải phóng dân tộc , phải đánh đuổi đế quốc giành độc lập tự do .
Đánh đuổi đế quốc xâm lược “giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào” . là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc của vài người . Hồ Chí Minh khẳng định “Trong thời đại hiện nay , giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử làlãnh đạo cach mạng đến thắng lợi cuối cùng” .
“Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện sự đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế”.Cách mạng Việt Nam là một bộ phận trong cách mạng thế giới . Ai lam cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của nhân dân Viêt Nam . Nhưng muốn anh em trong thế giới giúp ta , thì trước hêt “ mình phải tự giúp lấy mình”, Không ỷ lại trông chờ phải nêu cao tinh thần chủ động cách mạng ,ý thức tự lực, tự cường . Chỉ có như vậy mới phát huy sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù .
Quần chúng phải được giác ngộ và được tổ chức mới tạo nên sức mạnh cách mạng .vì vậy phải giáo dục quần chúng về mục đích cách mạng biết đồng tâm hiệp lực, để “đánh đổ giai cấp áp bức mình. Đây là con đường cách mạng chân chính của Hồ Chí Minh . Như tính chất đảng chia ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản cách mạng cho dân nghèo , lợi dụng mâu thuẫn có nguyên tắc …Cương lĩnh chính tri của đảng ra đời sau nghị quyết đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ XI khoảng một năm rưỡi , Nguyễn ái Quốc đã tiếp thu nhiều tư tưởng đúng đắn , đồng thời đã không chịu ảnh hưởng của một số quan điểm theo khuynh hướng tả của quốc tế cộng sản.
*ý nghĩa lịch sử .
Chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo , phù hợp với xu thế phát triển củathời đại mới .Độc lập , tự do gắn liền với định hướng tiến lên Chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
*Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng cộng sản Đông dương .
1) Hoàn cảnh lịch sử .
Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời với đường nối cách mạng đúng đắn, đã lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó .
Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao , ban chấp hành trung ương lâm thời của đảng họp hội nghị lần thứ nhất tai Hương Cảng – Trung Quốc . Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của đảng , thông qua điều lệ đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng . Hội nghị đổi tên đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản đông dương .Hội nghị cử ra ban thường vụ trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư . Hội Nghị thông qua bản luận cương chính trị của đảng .
2) Nội dung cơ bản luận cương chính trị .
Bản luận cương chính trị gồm 13 mục , trong đó tập trung những vấn đề lớn .
Về mâu thuẫn giai cấp: Luận cương xác định , ở Việt Nam , Lào và Campuchia. Mâu thuẫn diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền dân cày và phần tử lao khổ ; một bên là địa chủ phong kiến , tư bản và đế quốc chủ nghĩa
Về tính chất cách mạng Đông Dương . “Trong lúc đầu , cuộc cách mạng Đông Dương sẽ làm một cuộc cách mạng tư sản dân quyền: ngày làm 8h , nam nữ bình quyền , tịch thu ruộng đất của địa chủ và phong kiến chia cho dân nghèo .Nhờ vô sản chuyên chính các nước giúp đỡ mà phát triển , bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà đấu tranh thẳng lên con đường Xã hội Chủ nghĩa .
Về nhiệm vụ cách mạng : “sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải tranh đấu để đánh đổ các tàn tích phong kiến , đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để , một mặt nữa là đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp , làm cho Đông dương hoàn toàn độc lập . Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau , vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi : mà có phá tan được chế độ phong kiến thhì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa .
Về lực lượng cách mạng : “vô san giai cấp và nông dân là hai lực lượng chính ,nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.Tư bản thương mại , tư bản công nghệ , khi phong trào quần chúng nổi lên thì bọn này sẽ theo đế quốc .
Về phương pháp cách mạng : “Lúc thường thì phải tuỳ tình hình mà đặt khẩu hiệu “phần ít” để bênh vực quyền lợi cho quần chúng …Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh , giai cấp thống trị đã rung động , các giai cấp đứng giữa đã bỏ về phe cách mạng …Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ địch ..vũ trang bạo động không phải là một việc thường ,phải theo khuông phép nhà binh”
Vê đảng : Sự lãnh đạo của Đảng công sản là điều kiện cốt yếu chọ thắng lợi ở Đông Dương ,là cần phải có một đường nối chính trị đúng ,có kỉ luật tập trung , mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành , “ Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghiã Cac Mac vầ Lênin lam gốc .”
Về quan điểm quốc tế : luận cương chính trị đã chỉ rõ : “vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới , nhất là vô sản Pháp để làm mặt trận Vô sản “mẫu quốc “ và thuộc địa cho sức đấu tranh cách mạng được mạnh lên”.
Luận cương đã khẩng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng ở nước ta mà chính cương vắn tắt sách lược vấn tắt đã nêu như mục đích , tính chất của cách mạng trong giai đoạn đầu là làm cách mạng tư sản dân quyền (tức cách mạng dân tộc dân chủ ) Với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến , nhằm thực hiện độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nông dân .Cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ lập ra nhà nước công nông sau đó chuyển thẳng sang làm cách mạng xã hội chủ nghiã : Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai động lực chính của cách mạng , trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng việt nam liên kết mật thiết với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc thuộc địa .
Nội dung trên phản ánh sự giông nhau căn bản giữa chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt và luận cương chính trị trên những vấn đề then chốt của lí luận chủ nghĩa Mac-Lenin, đã bước đầu khẳng định một số vấn đề có tính qui luật của cách mạng việt nam . Luận cương chính trị còn xác định thêm con đường đúng đắn tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách mạng bạo lực của quần chúng .
3) ý nghĩa lịch sử .
Cùng với chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt , luận cương chính trị tháng 10 –1930 của đảng đã vận dụng những nguyên lí của chủ nghĩa Mac-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng đông dương , vạch ra con đường cách mạng chông đế quốc và chống phong kiến , đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân và phong trào yêu nước việt nam .
Kể từ khi Đảng công sản việt nam ra đời kết hợp với sự lãnh đạo tài tình của Đảng với các giai cấp khác đặc biệt là giai cấp công nhân hơn thế nữa sự kết hợp mật thiết giữa quần chúng với đảng sau này đã làm lên lịch sử là đánh đuổi được đế quốc lớn và tiêu diệt được chế độ phong kiến , sự thắng lợi to lớn của dân tộc ta là đã có lãnh Tụ Nguyễn ái Quốc đã đi tìm và tìm ta con đường cứu nước chân chính cho dân tộc ta ,con đường ấy mà mở ra là nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin , lấy kim chỉ nam cho con đường cách mạng là tư tưởng Hồ Chí Minh , sự kết hợp đúng đắn của hai chân lí trên vào vận mệnh của dân tộc ta là đúng là một tất yếu lịch sử để từ đó đưa dân tộc ta lên một đất nước không còn sự bóc lột , chế độ phong kiến bị dập tắt , không còn một bóng quân thù .Đây là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của dân tộc ta .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29382.doc