Đề tài Đánh giá chất lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Giải pháp để giải quyết vấn đề này
Về phía người nông dân phải tuyên truyền sâu rộng và giáo dục cho họ về cách thức sản xuất đúng quy trình chất lượng, về việc chọn giống, sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuẩt.
Bài toán nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam vẫn là một bài toán khó . Song nếu không nhân thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề này thì lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam khó mà giữ được vị thế như hiên nay trước các đối thủ Ấn Độ , Mĩ vẫn được coi là những nước có chất lượng gạo đáng tin cậy nhất thế giới.
8 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Giải pháp để giải quyết vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá chất lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Việt Nam hiện ở trong tốp 3 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới, nhưng lợi nhuận của nhà xuất khẩu lẫn người trồng lúa vẫn rất khiêm nhường?
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan 7-20 USD/tấn gạo cùng loại?
Gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn ở các thị trường khó tính như Nhật Bản , EU,…?
Câu trả lời chung cho các câu hỏi đang rất bức xúc của cả chính phủ lẫn người nông dân liệu có phải là vấn đề chất lượng.Bài phân tích và đánh giá dưới đây sẽ làm rõ được thực trạng về chất lượng của ngành sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam đồng thời nêu ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này .
1, Ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam:
Việt Nam đã theo đuổi và có kinh nghiệm xuất khẩu gạo được 17 năm. Trong vài năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu gạo đã vượt qua mức 1 tỷ đô la, thậm chí có năm xấp xỉ 1 tỷ 400 triệu đô la.Từ một đất nước với mức dân số tăng gần 1,5 triệu người/năm, từng phải nhập khẩu 199,5 nghìn tấn lương thực ở năm 1988, thế nhưng sang năm 1989, Việt Nam xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu trong 10 năm tiếp theo. Năm 2005, đánh dấu mốc quan trọng khi Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục 5,2 triệu tấn gạo, với kim ngạch 1,4 tỷ USD, vượt hơn nhiều so với kế hoạch. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu năm 2006 tới nay, các DN xuất khẩu gạo nước ta đã ký được các hợp đồng Xuất khẩu hơn hai triệu tấn gạo, trong đó đã xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn. Ngoài một số thị trường truyền thống như Philippines, Trung Đông, Việt Nam đã xuất khẩu gạo với khối lượng lớn sang thị trường Nhật Bản, Nam Mỹ và châu Phi. Điều đáng nói, ngoài việc có mặt ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, gạo Việt Nam đang trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều quốc gia xuất khẩu gạo khác, đặc biệt là Thái-lan.
Sản xuất gạo là nguồn thu nhập quan trọng của người nông dân ở cả các vùng đồng bằng châu thổ, ở các vùng núi cao và dân tộc ít người. Riêng ở ĐBSH và ĐBSCL, có tới 27 triệu nông dân, tương đương gần một phần ba dân số cả nước, coi hoạt động sản xuât lúa như nguồn sống chính. Có tới 80% trong số 11 triệu hộ nông dân cả nước tham gia sản xuất lúa gạo. Mỗi năm, xuất khẩu gạo đóng góp gần 20% nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu.
2, Thực trạng chất lượng gạo xuát khẩu của Việt Nam:
Tự hào là đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên trên thế giới, song chất lượng hạt gạo VN còn chưa cao và chưa ổn định
Gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng, chiếm 95-97% tổng số xuất khẩu, còn lại là gạo thơm. Theo một số nhà khoa học và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL, nhược điểm của một số gạo thơm Việt Nam dẫn đến không đạt chuẩn xuất khẩu là giữ mùi thơm không lâu, các khâu về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch, tính phù hợp của giống đối với từng giống lúa thơm chưa bảo đảm, quy hoạch vùng chuyên sản xuất chưa thuần nhất do gieo trồng xen các loại giống lúa thường với giống đặc sản nên dễ bị lai tạp.
Cho tới hiện nay, trong cả nước chưa có nơi nào áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho sản xuất lúa gạo. Vì thế, với các loại gạo cùng chất lượng với Thái Lan nhưng giá luôn thấp hơn từ 7-20 USD/tấn và thấp hơn gạo của Mỹ đến 220 USD.
Các tiêu chuẩn của Việt Nam về chất lượng nông sản chỉ có 30,8% là phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. hãng thông tấn Angola trích dẫn tin tức báo chí Việt Nam nói rằng cho đến nay Việt Nam đã đưa ra tổng cộng 325 tiêu chuẩn cho các sản phẩm nông nghiệp, nhưng chỉ có 100 tiêu chuẩn là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 80 nước trên thế giới, tuy nhiên những hạn chế về chất lượng vẫn cản trở Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Ví dụ cuối năm 2006 Nga có lệnh ngừng nhập khẩu gạo từ Việt Nam do lo ngại có thuốc diệt cỏ, hay Nhật cũng chỉ nhập khẩu một lượng không đáng kể gạo Việt Nam và luôn kiểm tra chất lượng rất gắt gao.
3, Nguyên nhân:
Ngyên nhân chất lượng chưa tốt của gạo xuất khẩu Việt Nam là một hệ thống bắt ngồn từ chính sách của nhà nước tới hoạt động sản xuất của người dân và cuối cùng là khâu chế biến và bảo quản của các công ty xuất khẩu.
- Chính sách của nhà nước và yếu tố tự nhiên:
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ đất canh tác trên đầu người rất thấp. Theo các chuyên gia nông nghiệp, trở ngại lớn nhất của sản xuất lúa gạo Việt Nam là ruộng đồng phân tán nhỏ lẻ, nông dân canh tác trên diện tích ít ỏi nhiều khi cả hộ chưa được một hecta. Vấn đề dân số và quĩ đất khiến nông dân phải chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao, thay vì giống lúa đặc sản địa phương giá trị cao. Điều này khiến cho giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan. Dẫn chứng là Thái Lan ít dân hơn Việt Nam nhưng có tới 10 triệu hecta đất trồng lúa, mỗi năm sản xuất 26 triệu tấn lúa, trong đó có 5 triệu ha chuyên canh giống lúa địa phương, như Kao-Đắc-ma-li. Trong khi Việt Nam 84 triệu dân, cộng cả ba vụ lúa mới đạt diện tích 4 triệu hecta, nhưng sản xuất gần 37 triệu tấn lúa mỗi năm. Muốn phát triển nông dân phải tích luỹ ruộng đất nhưng luật đất đai của Việt Nam hiện nay hầu như trói buộc nông dân với đồng ruộng.
Tập quán canh tác của người dân:
Người nông dân quen với cách sản xuất cổ điển dùng sức người là chính, chưa thực sự áp dụng tốt khoa học kĩ thuật và qui trình chất lượng vào sản xuất vì thế năng suất không cao và chất lượng gạo không đồng đều. Bên cạnh đó là việc chọn giống và các hoá chất phục vụ sản xuất. Bà Trần Ngọc Sương - giám đốc Nông trường Sông Hậu - nhận xét: “Tập quán nông dân thích giống gì trồng giống ấy khiến hạt lúa trên đồng ruộng bị… bất lực trong qui hoạch của các nhà xuất khẩu vat các nhà làm chính sách. Đây là điều cần được cảnh báo”.Tập quán sản xuất cổ điển của nông dân trồng lúa là sử dụng thừa phân bón, thuốc trừ sâu, giống gieo sạ... nó tác động rất lớn đến tăng trưởng của cây lúa và dư lượng chất hoá học tồn đọng trong gạo thành phẩm.
- Qua trình thu mua và chế biến gạo:
Có thể thấy rất rõ là công nghệ xử lý lúa sau thu hoạch nhìn chung còn lạc hậu, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn lớn. Theo báo cáo kết quả của một số nghiên cứu, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch với lúa của nước ta khoảng 13 đến 16%, trong đó 3 khâu tổn thất lớn nhất là phơi sấy, bảo quản và xay xát (chiếm 68 đến 70% tổng lượng tổn thất) do thiếu phương tiện làm khô, kho bảo quản nghèo nàn, hệ thống giống lúa kém đồng bộ và thiết bị xay xát còn lạc hậu.
Chất lượng gạo và sản phẩm từ gạo chưa cao. Ở Việt Nam, gần 80% tổng lượng thóc được xay xát do tư nhân thực hiện, hầu hết là các nhà máy nhỏ không được trang bị đồng bộ về sân phơi, lò sấy, kho chứa và chủ yếu xay gia công nên chất lượng lúa gạo thường thấp, giá trị gia tăng trong các sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các loại giống lúa mới có chất lượng cao chưa phát huy được hiệu quả mong muốn.
4, Giải pháp:
Giải pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề trên là phải đổi mới cơ chế điều hành của nhà nước cũng như phối hợp giữa người nông dân,doanh nghiệp và hiệp hội trong hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu gạo.
Nhà nước Việt Nam cần đầu tư mạnh vào công nghệ tưới tiêu và khuyến khích nông dân chọn phương thức sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản lượng lúa. Chính phủ cũng tăng cường cải tiến hầm chứa thóc để có thể bảo đảm dự trữ lâu dài.Tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển giống lúa mới phù hợp với từng vùng sinh thái, có năng suất chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên các thị trường khác nhau để cung cấp cho nông dân đưa vào sản xuất quy mô lớn; đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ bảo quản và chế biến gạo để giảm thiểu tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch và nâng cao phẩm cấp của gạo, đặc biệt là xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần có định hướng rõ ràng về vùng sản xuất nguyên liệu lúa tập trung, tránh tình trạng doanh nghiệp phải thu mua lúa gạo với nhiều chủng loại khác nhau, hạt ngắn, hạt dài, hạt thì dẻo, hạt thì khô cứng... làm cho chất lượng gạo không đồng đều, sức cạnh tranh yếu
Đồng thời, các ngành chức năng quy hoạch vùng sản xuất lúa phù hợp với việc áp dụng các thiết bị cơ giới. Nghĩa là ruộng lúa phải thiết kế cho thiết bị cơ giới dễ dàng tiếp cận, mặt ruộng phải bằng và tránh bị lầy lội. Tổ chức liên kết sản xuất theo quy trình thống nhất, diện tích mỗi thửa không manh mún. Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho lực lượng điều khiển thiết bị cơ giới về phương pháp sử dụng, khắc phục trở ngại trong quá trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tín dụng để người sản xuất có khả năng đầu tư máy móc, mạnh dạn mở rộng sản xuất thành nông trại, trang trại. Đồng thời, ngành nông nghiệp đầu tư xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung 1 hoặc 2 loại giống lúa canh tác theo khoa học kỹ thuật tiến bộ như chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm"... nhằm tạo ra cây lúa đứng vững, không bị đổ ngã, để khi thu hoạch áp dụng thiết bị cơ giới thuận lợi hơn, giảm thất thoát trong thu hoạch...
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa dưới dạng nông dân là thành viên của công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hưởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cung cấp phương tiện, vật tư sản xuất, bảo quản lúa sau thu hoạch... Nông dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật, yêu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện được khâu này, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo yêu cầu của đối tác.
Để nâng cao chất lượng và giảm tổn thất lúa gạo từ khâu cắt đến xay xát, doanh nghiệp cần tổ chức các tổ nhóm làm dịch vụ thu hoạch lúa. Nhóm này phải được trang bị và sử dụng máy cắt xếp dãy, máy tuốt, máy gặt đập liên hợp, máy sấy... và sử dụng lực lượng lao động thủ công tại địa phương. Lực lượng lao động thủ công này đảm đương công việc điều hành thiết bị cơ giới.
Về phía người nông dân phải tuyên truyền sâu rộng và giáo dục cho họ về cách thức sản xuất đúng quy trình chất lượng, về việc chọn giống, sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuẩt.
Bài toán nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam vẫn là một bài toán khó . Song nếu không nhân thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề này thì lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam khó mà giữ được vị thế như hiên nay trước các đối thủ Ấn Độ , Mĩ…vẫn được coi là những nước có chất lượng gạo đáng tin cậy nhất thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0075.doc