Đề tài Đánh giá chất lượng sản phẩm của nước ta hiện nay ( hoặc một ngành) và giải pháp giải quyết vấn đề này

Đối với người tiêu dùng, để bảo đảm quyền lợi và sức khoẻ của bản thân cũng như gia đình mình, người tiêu dùng hãy nói ‘không” với sản phẩm rẻ tiền không đảm bảo chất lượng, có như vậy mới thúc đảy các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm. Bạn hãy là khách hàng thông minh, hãy xem xét thật kĩ nhãn hiệu, thành phần, ngày tháng sản xuất, nơi sản xuất,hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Và bạn chỉ nên mua các sản phẩm đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn trên nhãn mác.

doc20 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng sản phẩm của nước ta hiện nay ( hoặc một ngành) và giải pháp giải quyết vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Đánh giá chất lượng sản phẩm của nước ta hiện nay ( hoặc một ngành) và giải pháp giải quyết vấn đề này. Bài làm: Đánh giá chất lượng thực phẩm ở nước ta hiện nay. Và giải pháp giải quyết I.THỰC PHẨM Thực phẩm là một nghành có tầm quan trọng rất lớn tới đời sống con người. Sản phẩm của ngành này chính là nguồn sống của tất cả chúng ta. Thực phẩm không chỉ giúp duy trì sức sống mà còn giúp ta tăng cường sức khoẻ để lao đông, sáng tạo nhằm hoàn thiện bản thân và nâng cao đời sống. Chất lượng của thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cũng như tính mạng con người. Chính vì vậy mà vấn đề bảo đảm chất lượng thực phẩm luôn luôn được cả xã hội quan tâm. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giấ chất lượng thực phẩm như: công nghệ chế biến, nguyên vật liệu, hàm lượng chất bảo quản, khả năng đo lường và kiểm tra các thành phần, màu sắc, mùi vị….Và cũng có rất nhiều các nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan có thể gây ảnh hưởng tơí chất lượng thực phẩm: ví dụ nhu cầu về chất lượng thực phẩm lại tuỳ thuộc thu nhập, đặc tính tập quántiêu dùng của khách hàng. Còn có trình độ phát triển của khoa học công nghệ và cơ chế quản lý của nhà nước cũng ảnh hưởng tới chấtlượng thực phẩm. Ngoài ra, những nhân tố chủ quan như: trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất; trình độ của lực lượng lao động; khả năng đấu tư công nghệ của doanhnghiệp; nguồn nguyên liệu đâu vào .. là các nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra. II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM Hóa chất độc hại có ở phần lớn các loại thực phẩm ở Việt Nam, dù là đã chế biến hay tươi sống. Báo chí trong nước thời gian gần đây cho thấy sự thật kinh hoàng như vậy. Trong vài năm trở lại đây một loạt thực phẩm chế biến của Việt Nam bị phát hiện mang độc chất, nếu không chất này thì chất khác, khiến mọi người lo lắng. Rượu đế được chấm thuốc rầy cho trong;tôm ướp trụ sinh chloramphenicol, tức “thuốc đắng” theo danh từ dân gian; mít, sầu riêng được quét u rê vào cuống cho tươi lâu; bánh phở, hủ tiếu chứa formol cho lâu thiu; giò chứa hàn the gấp hàng chục lần cho phép; nước uống đóng chai, được quảng cáo là “tinh khiết” hoặc “siêu sạch” nhưng mang chất độc hại, tương ớt có chất sudan gây ung thư. Rồi mới đây nhất là vụ nước tương chứa độc chất M3PCD cũng gây ung thư, mà người tiêu dùng đặt tên là nước tương “đen” v.v… đã thổi một luồng gió lạnh vào bữa ăn của nhiều gia đình 1-Chất lượng thực phẩm và việc quả lý chất lượng thực phẩm ở các siêu thị và trung tâm thương mại. Ngày nay, với sụ phát triển không ngừng của xã hội,đời sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Cùng với cuộc sống bận rộn trong một xã hội cạnh tranh. Sự thuận tiện luôn được đặt lên hàng đầu, việc mua sắm hàng hoá trong các siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu đó mà ngày nay, trên đất nước Việt Nam có rất nhiều các siêu thị và trung tâm thương mại Nếu bạn hỏi bất kì khách hàng nào :” Tại sao bạn lại chọn mua hàng trong siêu thị?”thì cũng sẽ nhận được câu trả lời rằng:” Bởi vì hàng hoá ở đó rất phong phú, đa dạng. Và trên hết là chúng đảm bảo chất lượng!”. Những người tiêu dùng vào siêu thị mua hàng tự nhủ tuy rằng giá cả có cao hơn đôi chút, nhưng yên tâm vì tin rằng các mặt hàng được bày bán trong siêu thị đều có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm duyệt kỹ để bảo vệ uy tín của mình cũng như cho người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Huyền ở Đội Cấn cho biết: “Tôi là người rất hay đi siêu thị, cuối tuần nào tôi cũng đi. Tôi nghĩ rằng hàng hoá trong siêu thị rất đa dạng về chủng loại và khá đảm bảo về chất lượng. Đôi khi có giảm giá thì hàng gần hết hạn sử dụng còn đâu hầu hết đều đảm bảo, có xuất xứ rõ ràng. Tôi nghĩ hàng hoá trong siêu thị là tương đối đảm bảo”. Như vậy có thể thấy người tiêu dùng rất tin tưởng vào sự kiểm soát chất lượng thực phẩm của ban quản lý siêu thị cũng như của các cơ quan nhà nước đối với thực phẩm được bày bán trong siêu thị. Tuy nhiên thời gian gần đây việc nhiều mặt hàng được bày bán trong siêu thị không đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã khiến người tiêu dùng thất vọng. Theo điều tra thì ngay cả khi mua hàng ở các siêu thị thì chưa chắc chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đảm bảo và khách hàng đã có sự lưỡng lự khi mới đây các cơ quan truyền thông đưa tin về các nguồn thực phẩm trong siêu thị chưa đảm bảo chất lượng. Trong đó cũng có siêu thị BIG C - một siêu thị lớn của Tập đoàn Bourbon, với nhiều mặt hàng đa dạng phong phú từ thực phẩm tươi sống đến những thực phẩm đã được chế biến sẵn. Hàng ngày siêu thị này đón tiếp từ 10.000 – 15.000 lượt người đến mua sắm. Đặc biệt là trong thời gian khuyến mãi thì lượng người đến đây mua sắm càng đông hơn. Siêu thị này trong thời gian qua đã bày bán những sản phẩm kém chất lượng như bánh cuốn có hàn the hay một số mặt hàng không đạt tiêu chuẩn sử dụng. Không chỉ ỏ Big-C, đoàn thanh tra liên ngành về VSATTP của Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra đột xuất Minimart (66 Bà Triệu - siêu thị chuyên doanh các mặt hàng nhập khẩu), đã phát hiện có rất nhiều mặt hàng nhập khẩu không có tem phụ bằng tiếng Việt Nam như súp hộp (Malaysia), nấm hộp (Trung Quốc), cá ngừ ngâm ô liu (Thái Lan)... Chưa hết, một số sản phẩm thậm chí còn không ghi hạn sử dụng, xuất xứ như: sườn cừu, gà rút xương, táo xanh... Đặc biệt, rất nhiều đồ hộp bị méo mó, bẹp dúm nhưng vẫn được bày bán. Đáng sợ hơn, tại siêu thị này nhiều mặt hàng ghi xuất xứ ở nước này nhưng nhãn mác lại đề sản phẩm của nước khác như: Táo xanh (xuất xứ: Australia nhưng nhãn mác lại đề NewZealand). Bên cạnh đó, thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau quả được bày bán “vô tư” cạnh thực phẩm chín. Ông Nguyễn Tiến Lộc, quản lý cửa hàng lý giải: Minimart chỉ kinh doanh những mặt hàng ngoại nhập. Bởi các sản phẩm tại đây đều bán cho người nước ngoài nên không cần nhãn mác phụ bằng tiếng Việt Nam! Đồng thời, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, lô hàng thì chưa có thời gian để tìm hiểu và kiểm tra. Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, hiện trên địa bàn có tới trên 40% siêu thị không đạt tiêu chuẩn. Nhiều nơi vẫn kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại thực phẩm như bánh bao, giò, chả, nước mắm... Ông Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cũng nhận định, chất lượng hàng hoá, trong đó có cả các sản phẩm bán tại siêu thị đang bị thả nổi và quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Ở góc độ quản lý, ông Lê Quý Hùng, cán bộ Đội chống hàng giả, Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội thừa nhận: Hiện nay, không ít siêu thị vì lợi nhuận đã bày bán những sản phẩm kém chất lượng, bất chấp sức khoẻ của NTD, trong khi đó chế tài xử phạt vẫn còn quá nhẹ. Cụ thể, với việc ghi nhãn mác hàng hoá có biểu hiện lừa dối khách hàng kiểu Nho Mỹ, Me Thái Lan ở Big C chỉ bị mức xử phạt 500.000 đồng. Điều đáng nói, trước đó chưa lâu siêu thị này đã bị xử phạt 1,6 triệu đồng khi bày bán bánh cuốn có hàn the... Theo các tài liệu trên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận định:một là tình hình quản lý chất lượng thực phẩm trong các siêu thị đang còn lỏng nẻo, các cơ quan chức năng chưa thật sự mạnh tay khi sử lý sai phạm về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai là các siêu thị, trung tâm thương mại đang cố tình vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ vì lợi nhuận trước mắt. Chất lượng thực phẩm trong các siêu thị đang ngày càng xuống cấp và được thả nổi. Nếu tình trạng này cứ iếp diễn thì hàng hó trong siêu thị cung không cò được bảo đảm,siêu thị cũng chỉ như chợ mà thôi! Điều này không những gây mất lòng tin của khách hàng , đòng thời còn ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu, uy tín của chính bản thân các siêu thị. Để có thể kinh doanh lâu dài trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới,bản thân các siêu thị phải tự mình tạ dựng lòng tìn với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. 2- Chất lượng thực phẩm ở các chợ ,các quán cóc vỉa hè. Hàng rong, hàng chợ với những gánh, xe đẩy đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của TPHCM, Hà Nội và các thành phố lớn trong cả nước Thức ăn cũng ngon, hấp dẫn, giá lại bình dân nên nhiều khi thực khách vui vẻ ăn... mà không quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường tại các khu chợ tự phát, chợ lề đường, do mạnh ai nấy bán nên người bán bày biện lung tung, không theo ngành hàng, chủng loại hàng hóa. Hàng ăn bày chung với hàng tươi sống, thịt cá là chuyện bình thường.Ví dụ,Chỉ một đoạn đường vài trăm mét trên quốc lộ 1A từ cầu Đầu Sấu đến cầu Cái Răng, đường Trần Văn Hoài gần đây đã mọc lên đến hàng chục kệ nướng ruột heo, chim cút, chân cánh gà, vịt nướng...Thức ăn ở đây hòa quyện với bụi vì nướng ngay trên lề đường mà đây là đoạn quốc lộ rất đông xe tải qua lại, đường đang nâng cấp và hằng ngày không biết bao nhiêu thứ vi khuẩn bay lơ lửng bám vào đó, chưa kể chim cút, gà vịt thì không biết có qua cơ quan nào kiểm dịch. Vừa nướng, những người bán vừa phết nước gì đó có màu vàng cam rất chói mắt vào nên ngay cả khi chim cút, ruột heo, chân gà chưa chín cũng có màu rất bắt mắt. Hay đến dãy "phố ẩm thực" trên đường Nguyễn Vũ Hữu bụi mù mịt, nằm sát cầu Cống Mọc (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), tôi đi vào một quán ăn nhìn có vẻ đông khách. Ấn tượng đầu tiên đập ngay vào... mũi tôi là mùi thức ăn "trộn" lẫn mùi thum thủm, tanh tưởi của... nước sông Tô Lịch đen ngòm vì rác thải. Nhìn ra phía sau quán là cơ man rau, xương cá, bao tải đựng đất... trải dọc theo bờ sông. Các quán ăn trên phố này đều rộng khoảng 50m2, 1/3 diện tích phía sau quán dành cho lao động ngoại tỉnh thuê trọ, không có nhà vệ sinh. Bờ sông phải hứng hết "hậu quả" từ mọi sinh hoạt cá nhân của họ. Bởi là tạm bợ, "nhảy dù" nên các quán ăn chẳng dại gì lắp đặt đường nước sinh hoạt. Nước dùng hằng ngày đều phải đi mua. Vì thế, các chủ quán hết sức tiết kiệm nước... Tôi tận mắt chứng kiến người giúp việc của quán thả tất cả bát, đĩa, đũa vào một cái chậu váng mỡ rồi lau khô bằng miếng vải cáu bẩn, đen ngòm. Mỹ Hảo hay Sunlight để rửa bát đũa là sự quá "xa xỉ" ở đây, chẳng bao giờ được dùng đến. Còn các loại thực phẩm từ rau đến thịt, cá... đều được rửa... chung một chậu, và cũng chỉ rửa duy nhất một lần. Chẳng thế mà bát canh trên bàn tôi cứ lạo xạo toàn... đất, cát. Tại sao mất vệ sinh như vậy mà các hàng cơm, phở "bụi" vẫn rất đông khách? Đơn giản là giá rẻ, thậm chí có những quán giá cực rẻ, chỉ với 1.000 đồng cũng có một bữa ăn no bụng, chủ yếu phục vụ cho người lao động có thu nhập thấp, sinh viên ít tiền. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng giá rẻ không phải bởi chủ quán ăn lãi thấp mà còn bắt nguồn từ những nguyên nhân "rợn tóc gáy". Giá rẻ khi "đầu vào" thực phẩm rẻ một cách đáng ngờ. Ít ai có thể phủ nhận tiện ích của chợ tự phát. Song, cái tiện của nó được chấp nhận bởi chính thói quen có phần tuỳ tiện của người dân, đó là ở đâu cũng có thể hình thành chợ và họp ở bất cứ đâu cũng có khách mua hàng, dĩ nhiên, đi liền với nó sẽ là ẩn họa khôn lường. Chợ thì ngày nào cũng họp, thậm chí nó họp không theo một quy chuẩn nào cả, cũng chẳng mấy ai dám chắc được chủ hàng ở đâu, đăng ký kinh doanh hay không, không ai bằng mắt thường có thể dám chắc rằng món thực phẩm mình chọn là an toàn. Đã thế, đội quản lý thị trường, đội an toàn vệ sinh thực phẩm thì chưa kiên quyết, thậm chí không ít nơi làm việc “đỏng đảnh” như thời tiết (lúc làm lúc không, lúc nhiều lúc ít, lúc tìm chẳng thấy) nên dù đã bị dẹp bỏ nhiều lần nhưng chợ tự phát vẫn “mọc”. Đó là chưa kể, không ít chỗ, không ít lần, đoàn kiểm tra đi đến đâu thì chợ tự phát “chuồn” đến đó, nhưng ngay lập tức nó lại khẩn trương hình thành nhanh như để "xoá dấu chân" cơ quan "kiểm tra, kiểm sóat". Tình hình vệ sinh thực phẩm ở các chợ tập chung cũng không có gì sáng sủa hơn. Một vòng qua các khu chợ của TP Cần Thơ hay Hà Nội, TP Hồ Chí Minh .., ngay bằng mắt thường của một người làm nội trợ cũng có thể nhận thấy tình hình bày bán lộn xộn, không đảm bảo vệ sinh xảy ra khắp nơi. Ở nhiều chợ, rác và nước thải tràn lan, còn có các quầy bán không được sắp xếp theo qui định, thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín bán lẫn lộn cạnh nhau. Chợ Xuân Khánh (Cần Thơ ) là nơi nhiều lần đoàn kiểm tra liên ngành thực phẩm của TP phát hiện các quầy bán thịt heo có ướp hàn the…Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đưa ra sáng ngày 14/4/2005, 83% thực phẩm chế biến sẵn đang bán tại các chợ bị nhiễm vi sinh và 100% thực phẩm cần độ dai, giòn như bánh su sê (phu thê), bánh da lợn... đều có sử dụng hàn the. Đó là kết quả của các đợt kiểm tra có chọn lọc và lấy 173 mẫu kiểm nghiệm thực phẩm chế biến sẵn ở các chợ, 12.800 mẫu thức ăn đường phố của Sở Y tế vào năm ngoái. Test nhanh các mẫu trên hai mặt hàng giò chả và bánh giò của Trung tâm Y tế dự phòng cho thấy có đến 44% mặt hàng bánh giò khi kiểm tra không đạt chất lượng (tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với năm 2003, khi 100% mẫu bánh giò đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng). Qua những đợt kiểm tra, các loại thức ăn chế biến sẵn có màu đậm như vịt quay, heo quay vẫn còn sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. Những loại thực phẩm khác như giò sống, chả lụa, bánh phở, mì sợi... đang được kiểm tra để chờ kết quả tổng hợp. Tiến sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết, tình hình sử dụng hàn the, formol cho những loại thực phẩm này vẫn là phổ biến. Tại chợ Bà Chiểu, Thị Nghè (quận Bình Thạnh, TP. HCM), cá, thịt, rau, củ, quả bày bán trong môi trường rất mất vệ sinh, nước thải, rác, thực phẩm thừa ngay bên cạnh hàng hóa đang bày bán, thực thẩm tươi sống lẫn nấu chính… Tại chợ Tân Phú (quận Tân Phú), một số sạp bán cá nằm ngay bên rãnh thoát nước với đủ mọi chất thải. Hệ thống chợ ở TP.HCM xây mới, cải tạo lại rất ít, phần nhiều chợ đã có từ lâu. Chợ nhỏ, cũ kỹ, xuống cấp và thiết kế thiếu phù hợp cho điều kiện kinh doanh, trong khi người kinh doanh lại đông. Ý thức giữ vệ sinh chung của người kinh doanh, ban quản lý chợ và ngay cả người tiêu dùng đều rất kém Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết loại thức uống nước sâm lâu nay bị thả  nổi, không có cơ quan chức năng nào giám sát, kiểm tra. Điều này cho thấy rất nguy hiểm, vì chỉ toàn là hoá chất độc hại khuấy lên bán cho người tiêu dùng. Chưa kể họ sử dụng cả đường hoá học ngoài danh mục cho phép. Các chất tạo màu, tạo mùi trong công nghiệp có nhiều tạp chất và kim loại nặng khi đưa vào thức ăn, thức uống nó ít khi bộc phát ngay mà gây ngộ độc mãn tính, gây nhiều chứng bệnh ung thư. Ông Huỳnh Lê Thái Hoà, trưởng Phòng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đối với mặt hàng trên chưa bao giờ kiểm tra. Vì nó thuộc dạng thức uống đường phố rất khó kiểm soát, giám sát. Sở sẽ yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.. Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng khá cao so với một vài năm trước đây nhưng nó lại phân bố không đồng đều, thu nhập của đại bộ phận công nhân, người lao động vẫn còn thấp. Trong khi đó giá cả thị trường ngày một leo thang, giá tăng trước khi có dự thảo tăng lương, tốc độ tăng giá nhanh hơn tăng lương, Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhu cầu hàng hoá, thực phẩm ở chợ bình dân, chợ tự phát, quán cóc vỉa hè. Mà chất lượng thực phẩm ở đó thì quá nhộn nhạo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền không thể nào kiểm soát đươc. Thêm vào đó, vấn đề quản lý vẫn bị buông lỏng, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm hằng năm chỉ được tổ chức vào các dịp trước sau Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung thu, hoặc khi có lễ hội...Theo thanh tra Sở Y tế, các đợt kiểm tra này chủ yếu là nhắc nhở các cơ sở làm tốt hơn chứ không nhằm mục đích xử phạt. Chính sự buông lỏng này đã gián tiếp cổ vũ các quán vỉa hè, các tiểu thương chỉ nhằm kiếm lợi nhuận mà không màng tới chất lượng thực phẩm không đảm bảo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào tới sức khoẻ ngừơi tiêu dùng: nào là ung thư, dịch tiêu chảy cấp… 3- Tình trạng hàng giả, hàng nhái Thực phẩm là ngành hàng liên quan mật thiết tới sức khỏe người tiêu dùng, do vậy, hơn ai hết đây chính là đối tượng chịu nhiều thiệt hại nhất trong tình trạng thực phẩm nhái tràn lan trên thị trường. Một doanh nghiệp (DN) bỏ ra 5 năm để nghiên cứu sản phẩm mới và đầu tư hàng triệu USD cho hoạt động truyền thông, quảng bá tạo cơ hội thâm nhập thị trường cho dòng sản phẩm mới. Song chỉ sau một thời gian ngắn thị trường đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm nhái mẫu mã, kiểu dáng một cách tinh vi. Hiện tượng “ăn theo” nhãn hiệu này đang nở rộ trong lĩnh vực thực phẩm - ngành hàng liên quan mật thiết tới sức khỏe người tiêu dùng.(Viennamnet 17/8/2007) Theo khảo sát của Global Survey on Counterfeiting and Piracy (nguồn: Phòng Thương mại công nghiệp quốc tế, kết quả khảo sát vào đầu năm 2007) VN đứng thứ 5 trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ kém nhất. Sinh động hơn, nếu chịu khó quan sát hầu hết những mặt hàng được bày bán ở các chợ lớn, nhỏ người tiêu dùng sẽ dễ dàng phát hiện hàng nhái, hàng “ăn theo” tràn ngập thị trường . Trường hợp đầu tiên có thể kể đến là sản phẩm trà xanh O0 của Công ty Tân Hiệp Phát (THP). Câu chuyện chống hàng nhái của công ty này đang được dư luận quan tâm bởi cách làm khá quyết liệt của THP và đáng chú ý hơn “đối tượng” vi phạm lại là doanh nghiệp “Hàng VN chất lượng cao”. Năm 2006 THP tung ra thị trường sản phẩm trà xanh O0 sau 5 năm nghiên cứu. Mới đây, vào tháng 07/07 thị trường bắt đầu xuất hiện một số sản phẩm trà xanh có kiểu dáng trông giống trà xanh O0 và ngay cả cái tên cũng dễ gây nhầm lẫn: trà xanh Ω (Công ty Chế biến thực phẩm Quang Minh) và trà xanh O2 (Công ty TNHH TM DV Việt My). Khảo sát qua thị trường các tỉnh, THP càng phát hoảng hơn khi các nhãn hiệu nhái đã nhanh chân về một số tỉnh ở miền Tây chào hàng. Tương tự như trên, hiện nhãn hiệu “Good” của mỳ ăn liền Ace-cook cũng gặp phải trường hợp bị xâm phạm bản quyền. Theo đó, Good có hình ảnh đặc trưng là hình em bé gái đội mũ đầu bếp ở góc trái bên trên của bao gói mì (hình ảnh này đã được bảo hộ) nhưng trên sản phẩm mì của Công ty Thương mại và Chế biến thực phẩm Hoà Hợp (Bình Dương) cũng không ngần ngại dùng hình ảnh thể hiện trên gói mì gà giống y chang hình của Good. Nói về chất lượng sản phẩm, tuy chưa có một nghiên cứu chính thức nào cho thấy hàng nhái đạt chất lượng bao nhiêu % so với hàng thật, nhưng qua một thí nghiệm kiểm chứng nhỏ của THP trước mặt các công ty nhái cũng đã cho thấy sự khác biệt về chất lượng bao bì của 3 loại trà xanh này. Cụ thể, THP cho rót nước nóng vào vỏ chai của O0,O2 và Ω thì vỏ chai O2 và Ω bị biến dạng, còn vỏ chai O0 vẫn không bị ảnh hưởng gì do bao bì này được sản xuất theo quy trình chiết nóng PET. Một trong những cách thức khác của hàng giả, hàng nhái là hàng do các hộ gia đình, những người kinh doanh kém đạo đức tự chế biến, pha chế không theo quy trình công nghệ nào cả. Ví dụ, PGS Nguyễn Tử Cương, Cục trưởng Cục Quản lý An toàn Vệ sinh Thực phẩm và Thú y Thuỷ sản cũng cho rằng, hiện trên thị trường, nhiều loại nước mắm giá rẻ được sản xuất ở những cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh, vận chuyển bừa bãi, nguyên liệu làm nước mắm bị thối rữa. Do vậy, buộc các cơ sở này phải cho các chất bảo quản độc hại như phoócmôn, axit Clohidric, Sulfuric, Bennzoat Natri... đều là những hoá chất bị nhà nước cấm sử dụng cho thực phẩm. PGS Cương đưa ra dẫn chứng cụ thể về việc pha đấu loại nước mắm giá rẻ. Đó là nhà sản xuất dùng hàng trăm tấn muối rồi hòa với một lít nước. Sau đó, họ còn cho đường hoá học để tạo độ ngọt của đạm cá. Cao cấp hơn, họ mua nước mắm chuẩn về để pha với nước muối và đường hoá học. Thậm chí, một số cơ sở không pha đấu nước mắm nhưng chỉ mua nguyên liệu kém chất lượng (cá ôi, thiu) nên đã phải pha thêm hóa chất độc hại để bảo quản Qua việc nhìn nhận thực trang chất lượng thực phẩm ở Việt Nam từ góc độ tiêu thụ thì chùng ta không khỏi giật mình trước thực trạng chất lượng của thực phẩm. Bất cứ đâu cũng thấy ô nhiễm, bất cứ đâu cũng thấy thực phẩm có hoá chất độc hại hoặc hàng giả, hàng nhái. người tiêu dùng ngày càng nghi ngại trong việc sử dụng thực phẩm trong nước. Họ thực sự không biết khi nào mình mới mua được thực phẩm đảm bảo ĐÚNG chất lượng hcứ đừng nói tới “chất lượng cao”. Các doanh nghiệp thì luôn hô hào khẩu hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhưng chỉ mới điểm qua một vàì địa diỉem cung cấp sản phẩm, cung như một lĩnh vực kinh doanh đã thấy rõ được tình trạng chất lượng sản phẩm Việt Nam nói chung đang đi về đâu. Hàng hoá chất lượng kém, doanh nghiệp tham lợi nhuận chinh là những lý giải cho tinh trạng hàng Việt Nma đang bị bạn bè trên thế giới trả lại ngày càng nhiều, hộ buọcc phải kiểm tra lại chất lượng cho dù chúng ta đã cam kết tham gia hệ thống mua bán tin cậy 4- Thực trạng quản lý chất lượng thực phẩm ở Việt Nam Về mặt quản lý, thông thường các cơ quan thuộc cấp Bộ như:  Y Tế,  Nông, lâm, Thuỷ sản , và  Môi trường giữ vai trò định hướng, làm luật quản lý và cấp ngân sách cho các cơ quan quản lý . Sau đó các cơ quan mang chức năng như Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược (FDA); cơ quan Vệ sinh môi trường ( Environmental Hygiene) và cơ quan định tiêu chuẩn thực phẩm (hàng hoá) có trách nhiệm thực thi và áp dụng luật lệ đã định . Trong khi thực phẩm có chứa chất độc lan tràn khắp nơi thì cơ chế quản lý chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm vẫn trong tình trạng lùng bùng, lỏng lẻo; một sai phạm khi cần truy tố thì nó lại liên quan tới hành chục Bộ, Ngành. Kết quả, chỉ có người tiêu dùng phải chịu trận! Theo ông Đỗ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: “Điều quan trọng là chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các Bộ, Ngành cụ thể. Ví dụ, khi những thông tin “chết người” về chất lượng của hàng loạt sản phẩm nước tương ở TPHCM thì có tới 11 Bộ, Ngành cùng có liên quan trách nhiệm. Bộ này ỷ Bộ kia, Ngành này đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan nọ. Vậy đâu là nơi phải chịu trách nhiệm chính? Người tiêu dùng muốn khởi kiện thì ai phải chịu? Thỉnh thoảng, có vụ việc nào đó thì thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tháng VSATTP chỉ tập chung kiểm tra trong tháng ấy thì mười mấy tháng khác chả lẽ buông xuôi, việc khác đơn vị nào làm?”( Dân trí-30/6/2007) Trên thế giới cần trên 1.000 tiêu chuẩn chất lượng cho thực phẩm nhưng VN mới ban hành được vài trăm tiêu chuẩn. Trong khi đó, hiện có tới... 11 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thực phẩm, mỗi nơi chịu trách nhiệm một phần nhưng không biết qui cho ai chịu trách nhiệm chính. Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN Đỗ Gia Phan bức xúc cho biết tại hội thảo "Bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng" tổ chức tại Hà Nội ngày 24-10. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm ở VN, gây thiệt hại 200 triệu USD. Ông Phan đề xuất nên giao một cơ quan chịu trách nhiệm chính về vệ sinh thực phẩm, các cơ quan khác chỉ là liên đới, xử lý thật nghiêm các vụ vi phạm vệ sinh thực phẩm. Còn ông Trần Đáng, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), xác nhận khả năng xét nghiệm thực phẩm an toàn tại VN còn rất hạn chế, nhất là xét nghiệm các chỉ tiêu về dư lượng kháng sinh, hormon, độc tố.. Tuy nhiên, Cơ quan quản lý và chuyên môn của Nhà nước chỉ quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến trên thông tin của doanh nghiệp đưa lên. Không có cơ quan có thẩm quyền lấy mẫu ngẫu nhiên. Và không có lực lượng nào cưỡng bức huỷ lô hàng không bảo đảm tiêu chuẩn, kể cả khi phát hiện sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng( ví dụ vụ việc của Chin-su: Cả 17 mẫu - phiếu kiểm định đều do Chin-su nộp lên Bộ Y tế!) Thực thạng chung của công tác quản lý chất lượng thực phẩm chế biến: Các nhà quản lý của ta quản lý trên văn bản báo cáo! Văn bản lại do chính đơn vị được kiểm tra tự đi kiểm định rồi gửi lên. Có lẽ không cần lý luận dài dòng, người dân bình thường cũng có thể khẳng định được ngay, là còn trật vào đâu được? Thậm chí, việc có được các văn bản này, cơ quan quản lý cũng phụ thuộc vào doanh nghiệp. Bởi theo ông Chu Quốc Lập, Cục phó Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, các mẫu kiểm định chất lượng do doanh nghiệp đưa lên bộ chứ bộ không đi thu thập. Nghĩa là từ trước đến nay, doanh nghiệp đã tự sản xuất, tự kiểm định, và tự… đưa hàng đi bán! Còn công việc quản lý của cơ quan chức năng là ngồi chờ doanh nghiệp nộp văn bản lên để kiểm tra! Có thể đưa ra nhận định chung về quản lý chất lượng thực phẩm nói riêng và chất lượng sản phẩm nói chung của các cơ quan quan lý nhà nước là:Quản lý "hời hợt" Trước những thông tin từ thế giới về sự mất an toàn của hàng tiêu dùng, thực phẩm TQ, các cơ quan quản lý mới "rục rịch" đi thanh kiểm tra, lấy mẫu về tìm xem có chất độc hay không. Điều mong mỏi nhất của NTD là liệu có chất độc hại trong hàng tiêu dùng, trong thực phẩm có nhãn mác TQ thì ngay lập tức được cơ quan quản lý "hứa hẹn" sẽ có kết quả trong 2 tuần đến 1 tháng nữa. Dư luận lại dịu xuống và kết quả ra sao vẫn đang chờ cơ quan chức năng hồi âm. Đã hơn 10 năm qua, những thông tin "bất ổn" về hàng tiêu dùng, đồ thực phẩm của TQ luôn được người dân xì xào nhưng vẫn chưa có thông tin nào được coi là chính thức. Đầu năm 2007, sau khi báo chí loan tin về một loại gia vị lẩu có nhãn mác TQ được dùng rộng rãi ở các quán lẩu. Cơ quan chức năng vào cuộc thì mới hay biết, thứ gia vị nhập lậu đó đã được người dân dùng nhiều năm rồi. Lại lấy mẫu xét nghiệm không tìm thấy chất độc hại, rồi ra lệnh kiểm tra thu hồi những gói gia vị lẩu không rõ nguồn gốc. Vậy các cơ quan chức năng đã làm gì khi mà thực phẩm trôi nổi được bán công khai? Một đại diện của ngành y tế khẳng định - đó là trách nhiệm của cấp chính quyền đã không thanh kiểm tra thường xuyên và phát hiện kịp thời. Sau sự kiện này, người dân mới vỡ nhẽ ra rằng, hoá ra đồ ăn thức uống được đưa về từ bên kia biên giới vẫn dùng hàng ngày đã không được một cơ quan nào kiểm soát.Sự việc đã thật sự "nóng lên" khi các thông tin từ các nước cảnh báo về kem đánh răng, son môi, quần áo, đồ chơi trẻ em, thực phẩm... của TQ đều không an toàn cho sức khoẻ. Lúc này, NTD thật sự hoang mang. Song các cơ quan nhà nước vẫn coi đó như chuyện của "hàng xóm ". Sự yếu kém của các cơ quan nhà nước đã góp phần làm gia tăng các trường ợp vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng sản phẩm. Chính vì thế mà thời gian gần đây, hàng loạt các vụ ngộ đôc tập thể đã xảy ra và dịch tiêu chảy cấp lan nhanh ra các tỉnh thành trong cả nước. Ngày nay phương tiện truyền thông toàn cầu nhanh và rộng hơn trước do đó những tin vi phạm về an toàn thực phẩm được loan truyền và giới tiêu thụ chú ý trên quy mô toàn cầu. Thêm vào đó những thiết bị và phương pháp  phân tích nhanh nhạy hơn xưa do đó đã có thể tìm ra những chất độc hại trong thực phẩm nhiều hơn trước vì vậy việc quản lý, tổ chức sản xuất và các phương thức sản xuất thực phẩm cũng cần phải nâng cao, phải hiện đại hoá để quản lý chất lượng an toàn của thực phẩm, bảo đảm quyền lợi và sức khoẻ của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu . Để phát triển bền vững và tiến nhanh vào quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hóa đất nước, sức khoẻ và năng lực người dân là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu . Hiện nay theo thống kê chất lượng con người VN đứng thứ hạng 109/177 (Lao Động số 158 Ngày 11/07/2007) . Việc nâng cao chất lượng con người, mà ăn uống dinh dưỡng để nâng cao là  một yếu tô quan trọng, tương lai con người VN  sẽ ra sao khi trong thực phẩm hàng ngày chứa những độc tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của nguồn lao động hiện nay và nguy hiểm hơn nữa, các chất độc ấy di hại tiếp đến gen di truyền và phát triển cuả thế hệ kế tiếp ? . Vì vậy việc "cần làm ngay" là việc quyết tâm quản lý và tổ chức lại các cơ sở sản xuất nghiêm túc theo các phương pháp hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Quyết tâm  này  không những bảo vệ sức khoẻ cuả giới tiêu thụ, người dân  trong nước mà còn bảo vệ uy tín; phẩm chất  của các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả là  nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá VN cùng một mặt bằng với hàng hóa quốc tế . III- VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG (ISO 9000) VÀ THỰC HIỆN HACCP Ở VIỆT NAM Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 và Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP là hai hệ thống có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức Doanh Nghiệp (DN) chế biến thực phẩm. Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. Chưa đầy 2 năm kể từ khi được ban hành, ISO 22000 đã được các tổ chức áp dụng ở hơn 50 quốc gia nhằm thay thế hơn 20 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do các công ty, tổ chức riêng lẻ xây dựng nhằm để đánh giá các nhà cung cấp thực phẩm của họ. Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN  thực phẩm vẫn dần trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan toàn vệ sinh thức phẩm. Hiện nay Việt Nam đã có khoảng trên 800 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO v à tổng tộng có 850 chứng chỉ các loại. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng nhận thức đúng đắn và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng theo chiều sâu. Nhiều tổ chức đã khuy ến cáo trong vài năm tới bạn hàng th ế giới sẽ chỉ mua hàng của các doanh nghiệp Việt Nam nào được cấp giấy chứng nhận ISO 9000. Tuy nhi ên, mục đích của các doanh nghiệp khác nhau. Phần lớn cho rằng phải có chứng chỉ ISO để làm giấy thông hành cho xuất khẩu hàng hoá. Số khác, coi chứng chỉ  là thứ đồ trang sức sang trọng để trưng bày, tạo thanh thế, làm quảng cáo với khách hàng. Do nhận thức khác nhau, tất yếu đạt kết quả khác nhau.Tính từ khi chúng ta bắt đầu biết đến IS0 9000 :1994 đến nay đang áp dụng IS0 9000 :2001, đã có hàng ngàn đơn vị được cấp  chứng chỉ ISO . Nhưng do không đạt được hiệu quả, có lúc “phong trào ISO” đã lắng xuống. Nó đã bộc lộ những điều không phù hợp với mức độ khác nhau ở từng doanh nghiệp.Trừ một số doanh nghiệp đã duy trì có nền nếp, ISO thực sự đi vào ý thức của mọi người trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày... Còn lại, một số doanh nghiệp thấy mệt mỏi với hàng trăm loại quy trình, quy định đã viết ra, nhưng không thực hiện được. Không ít nơi để giữ được chứng chỉ, mọi người trong công ty phải đối phó, biến báo số liệu,làm hồ sơ giả  báo cáo đoàn đánh giá cho phù hợp với hệ thống. Theo phương pháp luận của ISO, cần thực hiện chu trình DEMING (do W.Edwards. Deming đưa ra ) bao gồm 4 yêu cầu, tóm tắt bằng 4 chữ: P (plan: lập kế hoạch)_ D (Do: thực hiện )_ C (Check : kiểm tra )_  A (Action:Hành động khắc phục ). Nhưng trong thực tế, khá nhiều Doanh nghiệp (phổ biến là Doanh nghiệp loại vừa và nhỏ ), ít quan tâm đến P và C. Nhược điểm lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài, ít đầu tư vào khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực... Nếu xây dựng, áp dụng ISO sẽ khắc phục được mặt yếu này, nh ất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point trong tiếng Anh và có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn", hay "hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm". HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm. Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm, các kết quả phân tích sẽ được lưu giữ. Phương pháp nghiên cứu HACCP phải thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá trình chế biến. HACCP là một hệ thống có sơ sở khoa học và có tính logic hệ thống. HACCP có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi như những tiến bộ trong thiết kế thiết bị, quy trình chế biến hoặc những cải tiến kỹ thuật. Hệ thống HACCP có khả năng độc lập với những hệ thống quản lý chất lượng khác. áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đã có và là hệ thống đáng để lựa chọn để quản lý an toàn chất lượng thực phẩm trong số rất nhiều những hệ thống quản lý chất lượng khác nhau. Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các nước phát triển như Mỹ, EU, Canađa... đã bắt buộc áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như cho các thực phẩm của các nước khác nhập khẩu vào nước họ. Tại Việt Nam, khái niệm HACCP mới được tiếp cận từ những năm đầu của thập kỷ 90, tuy nhiên do trình độ kinh tế kỹ thuật còn thấp nên điều kiện tiếp cận với hệ thống HACCP còn rất hạn chế. Ngày nay, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, các ngành đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy quá trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là áp dụng HACCP, từng bước thay thế cho cách kiểm soát chất lượng truyền thống là dựa trên kiểm tra sản phẩm cuối cùng.  Ví dụ công ty Long Phụng :“Chúng tôi đã thực hiện HACCP nhưng chưa thể chứng nhận. Một phần do giá chứng nhận quá cao, khoảng 25-30 ngàn USD. Thêm vào đó, người tiêu dùng còn chưa biết nhiều về HACCP. Nếu chấp nhận chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp chưa có lợi gì!”. Đó là ý kiến của ông Nguyễn Quốc Bình, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Long Phụng khi trao đổi với phóng viên VietNamNet về việc thực hiện và chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP. Trong khi đó, một nhân viên của Công ty Tư vấn Quản lý Chất lượng BVQI thừa nhận: Vài năm gần đây, mức độ quan tâm của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm về HACCP có tăng, nhưng doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về HACCP. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện HACCP nhưng vẫn chưa biết rõ những nơi nào có thể cung cấp thông tin về HACCP, tư vấn hoặc chứng nhận về HACCP.“Thật ra, các doanh nghiệp của ta đã thực hiện HACCP rất nhiều nhưng chỉ chưa hoàn chỉnh.” - bà Nguyễn Thị Phụng, Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Khu vực 3 (gọi tắt là Trung tâm 3) khẳng định. Theo bà Phụng, hiện Trung tâm 3 đang có chủ trương đưa HACCP về với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cán bộ của Trung tâm vừa mới đi Sóc Trăng để huấn luyện cho một số cơ sở sản xuất lạp xưởng, bánh bía về HACCP. Sắp tới, Trung tâm còn cử cán bộ đi đào tạo về HACCP cho các cơ sở sản xuất kẹo dừa ở Bến Tre. Qua đó, chúng ta thấy rằng việc xây dựng và áp dụng ISO ở các doanh nghiệp Việt Nam tuy là xu hướng tất yếu nhưng còn có nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tâm quan trọng của nó. Dẫn tới tình trạng đã đăng kí nhưng không đảm bảo thực hiện đúng . Điều đó là rất nguy hiểm cho công việc xản xuất kinh doanh cuả công ty khi mà uy tín và thương hiệu không đảm bảo. IV- GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM Nói về biện pháp giải quyết, lâu nay người dân truyền nhau rằng cung cách làm việc của giới thẩm quyền còn nhiều bất cập, trong đó năng lực kiểm nghiệm còn yếu và quản lý thanh tra chưa nghiêm nhặt được xem là hai nguyên nhân chính khiến các biện pháp đối phó chưa hữu hiệu. Một lý do khác khiến nỗ lực của chính quyền không không đủ mạnh là vấn đề qui định trách nhiệm. Từ chục năm nay trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm VSATTP chưa được phân công rõ rệt, nếu không nói là tròng chéo giữa các cơ quan thẩm quyền. Vì vậy tuy hàng trăm vụ vi phạm đã xảy ra đều đặn bao năm qua nhưng chưa có chỉ dấu cho thấy tệ nạn sẽ được bài trừ. * Hiện nay, nhà nước đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện tình hình chất lượng thực phẩm. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã được Quốc Hội thông qua với 88,84% đại biểu tán thành. Luật quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.( Luật có có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008). Với đa số phiếu tán thành, Quốc Hội đã thông qua Luật Hoá chất với 10 chương, 71 điều. Luật Hoá chất quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất (Luật Hoá chất có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008). Để quản lý tốt, các cơ quan có th ẩm quyền cần phân đ ịnh rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Và một khi đã phát hiện có sai phạm về đảmb ảo chất lượng thực phẩm thì cần phải xử lý thật nghiêm khắc và công bố rộng rãi cho người tiêu dùng được biết để còn đề phòng và kiểm tra k ĩ sản phẩm tương tự trước khi mua. Đồng thời nhà nước khuyến khích , tiến tới bắt buộc các doanh nghiệp đăng kí và thực hiện ISO,HACCP.. Ngoài ra, nhà nước cần phải cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường. Tiếp đó là đào tạo lại và tăng cường đội ngũ thanh tra chuyên ngành nhằm đảm bảo các cơ quan chức năng có đủ nguồn lực để kiểm soát hàng hoá đang lưu thông. Để ngăn ngừa ngay từ đầu việc trôi nổi hàng hoá nước ngoài kém chất lượng, chính phủ cần quản lý chặt ngay từ cửa khẩu, kiểm soát tình trạng buôn lậu. Đối với các cơ quan, cần phân rõ trách nhiêm, quyền lực và quyền hạn tránh đưa đẩy trách nhiệm khi có sai phạm. Không chỉ vậy, chính quyền các cấp còn cần phải kiên quyết hơn trong việc xóa bỏ các quán rong vỉa hè, các chợ tự phát không đảm bảo chất lượng thực phẩm. Đồng thời nâng cấp và tổ chức lại các khu chợ lớn nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Với các nỗ lực của các cơ quan nhà nước, chúng ta có thể kì vọng vào việc đảm bảo chất lượng thực phẩm trong tương lai. * Đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nắm rõ và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm nói chung và thực phẩm nói riêng. Các doanh nghiệp hãy đặt lợi ích lâu dài, sức khoẻ của người tiêu dùng lên hàng đầu, có như vậy doanh nghiệp Việt Nam mới có thể giao thương, buôn bán với cộng đồng thế giới. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần phải đắng kí và thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO, HACCP.. Không những vậy, các doanh nghiệp cũng nên thành lập ra ban kiểm soát thị trường nhằm quản lý sản phẩm tiêu thụ ở các đại lý, kịp thời phá thiện hàng giả, hàng nhái để có biện pháp đối phó nhằm bảo vệ uy tín, chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi khách hàng. Một trong các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm là doanh nghiệp nên đầu tư cải tiến công nghệ, đầu tư cho hoạt động R&P trong việc áp dụng công nghệ mới. * Đối với người tiêu dùng, để bảo đảm quyền lợi và sức khoẻ của bản thân cũng như gia đình mình, người tiêu dùng hãy nói ‘không” với sản phẩm rẻ tiền không đảm bảo chất lượng, có như vậy mới thúc đảy các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm. Bạn hãy là khách hàng thông minh, hãy xem xét thật kĩ nhãn hiệu, thành phần, ngày tháng sản xuất, nơi sản xuất,hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Và bạn chỉ nên mua các sản phẩm đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn trên nhãn mác. Có như vậy thì khi xảy ra sự cố mới có cơ sở cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể bảo vệ quyền lợi của bạn trước những cơ sở sản xuất hàng kém chất lượng. Và khi phát hiện hàng kếm chất lượng, người tiêu dùng không nên chỉ biết vậy để lần sau không mua mà hãy thong báo cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời cảnh báo cho cộng động và xử lý các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0078.doc