Đề tài Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Hơn nữa chúng ta cần phải có biện pháp phổ biến rộng rãi khi mỗi chuẩn mực mới được ban hành để tiếp thu những ý kiến đóng góp đóng góp bổ ích đồng thời giúp cho việc thực hiện được đồng bộ, đặc biệt là trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyêt liệt như hiện nay chế độ kế toán càng đòi hỏi phải có sự hoàn thiện để trở thành nền tảng giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

doc42 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. -Đối với cá nhân: cá nhân phải có giấy chứng tử (bản sao) hay xác nhận của chính quyền địa phương đối với người n? đã chết. Nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ hay lệnh truy nã hoặc xác nhận cuả cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả. Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng minh theo qui định thì lập hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét và xử lý theo qui định của khoản nà? Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác . Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau: -Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được). -Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách hàng xác nhận hoặc bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan. -Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị hoặc hội đồng nhân viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào biên bản của hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ . Để theo dõi tình hình trích lập va hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên nợ: Phản ánh số dự phòng phải thu khó đòi đã sử dụng trong kỳ; Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi không dùng đến. Bên có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho kỳ kế toán tới. Dư có: Dự phòng phải thu khó đòi hiện còn. Bên cạnh việc theo dõi chi tiết theo từng khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán cần phải phân các khoản dự phòng phải thu khó đòi theo thời gian (dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng phải thu dài hạn khó đòi). Cách thức kế toán dự phòng phải thu khó đòi tiến hành như sau: Cuối kỳ kế toán (quí, năm), tiến hành so sánh số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số d ự phòng phải thu khó đòi cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kế toán phải hoàn nhập cho kỳ tới, kế toán ph ải hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán: Nợ TK139 ( chi tiết từng khoản): hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi Có TK 6429 (6426): Ghi giảm chi phí qu ản l ý doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập cho kỳ kế toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số c ênh lệch sẽ được kế toán ký bổ sung vào chi phí quản lý doanh nghiệp bằng bút toán: Nợ TK 642(6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ Có TK 139(chi ti ết từng kh ản): trích bổ sung dự phòng phải thu khó đòi. Trong kỳ kế toán tiếp theo, các đối tượng đã trích lập dự phòng phải thu từ cuối kỳ trước(từng khoản phải thu khó đòi) nếu đã thu hồi hay xử lý xoá sổ thì khoản dự phòng phải thu khó đòi lập được dùng để bù đắp trong trường hợp phát sinh tổn thất không đòi được (nếu có) nếu không dủ sẽ ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngược lại số dự phòng phải thu đã lập nếu không dùng đến hoặc không dùng hết của những đối tượng này phải được hoàn nhập (ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ). Cụ thể khi thu hồi hay có quyết định xử lý xoá sổ kể cả trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi được bán cho công ty mua, bán nợ), nếu số thiệt hại không thu hồi được lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập, căn cứ vào các hoá đơn chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK liên quan(111, 112, …):số tiền đã thu hồi (nếu có). Nợ TK 139 (chi ti ết từng khoản): số thiệt hại không thu hồi được hay khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ được bù đắp bằng dự phòng phải thu khó đòi đã lập của chính những khoản đó (tối đa không quá mức dự phòng đã lập). Nợ TK 642 (6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp số thiệt hại không thu hồi được hay xử lý xoá sổ lớn hơn số dự phòng phải thu đã lập. Có TK 131, 138, 331 … tổng số các khoản phải thu đã thu hay xử lý xoá sổ. Nếu số thiệt hại không thu hồi được nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập, căn cứ vào các chứng cứ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111,112 …): số tiền đã thu hồi (nếu có). Nựo TK 139 (chi tiết từng khoản ): số thiệt hại không thu hồi được nay xử lý xoá sổ được ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi đã lập của những khoản đã thu hồi hay xoá sổ. Có TK 131,138, 331, ….: Tổng số các khởan phải thu đã thu hay xử lý xoá sổ. Đồng thời, số dự phòng phải thu khó đòi đã lập còn lạicủa những khoản phải thu khó đòi đã thu hồi hay xử lý xoá sổ trong kỳ phải được hoàn nhập bằng bút toán: Nợ TK 139 (chi tiết từng khoản): hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi còn lại không dùng đến. Có TK 642 (6426): giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. CUối kì kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự phòng phải thu khó đòi còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trư 1.2.4 Kế toán dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tìa chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ. Đối tượng trích lập dự phòng là các chứng khoán có đủ các điều kiện qui định (cổ phiếu, trái phiếu công ty.. được doanh nghiệp đầu tư theo đúng qui định của pháp luật; được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán), các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp doanh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).Số dự phòng giảm giá đàu tư tài chính trích lập được tính vào chi phí tài chính, còn phần dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng đén khi hoàn nhập được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính. Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán Giá chứng khoán thực tế trên thị trường Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = x _ Đối với các chứng khoán đầu tư tài chính dài hạn, mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức: Vốn chủ sở hữu thực có Vốn đầu tư của doanh nghiệp Tổng vốn góp thực tế của cá biên lai tổ chức nhập vốn Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức nhận vốn = _ x Trong đó: Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên bảng cân đối kế toán của tổ chuức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu và mã số 412“ thặng dư vốn cổ phần”, mục 1, loại B _ bảng cân đối kế toán). Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410“vốn chủ sở hữu”, mục 1, loại B _bảng cân đối kế toán). Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ hạch toán tình hình trích lập dự phòng tổn thát tài chính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. *Kế hoạch dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Dể theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, kế toán sử dụng tài khoản 129 “dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên nợ: Phản ánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn đã sử dubgj trong kỳ; Hoàn nhập số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn kkhông dùng đến. Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn cho kỳ kế toán tới. Dư có: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn hiện có. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được tiến hành như sau: Cuối kỳ kế toán (quí hoặc năm), tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn đã trích lập cuối kỳ trước conf lại với số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán: Nợ TK129 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn không dùng đến. Có TK 635: ghi giảm hoạt động chi phí tài chính. Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn phải trích lập cho kỳ kế toán mới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích bổ sung vào chi phí tài chính và ghi: Nợ TK 635: ghi tăng chi phí tài chính. Có TK129 (chi tiết từng loại): trích bổ sung dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Trong kỳ kế toán tiếp theo nếu ccác đối tượng đã trích lập dự phòng giảm giá từ cuối kỳ trước (từng loại chứng khoán) đã bán hay đã thu hồi, khoản dự phòng giảm giá đã lập được dùng để bù đắp trong trường hợp mất giá, nếu không đủ thì số thiếu sẽ ghi tăng chi phí tài chính. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, trong trường hợp này kế toán ghi: Nợ TK111, 112.. số thu hồi(nếu có). Nợ TK129 (chi tiết từng loại): số thiệt hại trừ vào (mức tối đa không quá số dự phòng giảm giá đã lập). Nợ TK 635: số thiệt hại vượt quá dự phòng đã lập được ghi tăbg chi phí tài chính. Có TK liên quan (121,128): giá ggóc ghi số của cá khoản đầu tư. Ngược lại, số dự phòng giảm giá đã lập nếu không dùng đến hoặc không dùng hết của cá đối tượng này phải đươcj hoàn nhập (ghi giảm chi phí tài chính) giống như trên. Cụ thể, khi số thiệt hại nhỏ hơn số dự pòng giảm giá đã lập, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 .. số thu hồi (nếu có). Nợ TK 129 (chi tiết từng loại): số thiệt hại trừ vào dự phòng đã lập (mức tối đa không quá số dự phòng giảm giá đã lập). Có liên quan (121, 128): giá gốc ghi số của các khoản đầu tư. Đồng thời hoàn nhập số dự phòng giảm giá đầu tư còn lại của những chứng khoán ngắn hạn đã thu hồi: Nợ TK 129 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng còn lại. Có TK 635: ghi giảm giá chi phí tài chính. Cuối kỳ kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước. * Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên nợ: Phản ánh số dự phòng đầu tư dài hạn đã sử dụng trong kỳ. Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn không dùng đến. Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cho kỳ kế toán tới. Dư có: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện có. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn được tién hành như sau: Cuối kỳ kế toán (quí, năm), tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng giảm giá đàu tư dài hạn cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự pơhòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán: Nợ TK 229 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn không dùng đến Có TK 635: ghi giảm chi phí hoạt động tài chính. Trong trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải trích lập cho kỳ kế toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích bổ sung vào chi phí tài chính và ghi: Nợ TK 229 (chi tiết từng loại): trích bổ sung dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Trong kỳ kế toán tiếp theo, các đối tượng đã trích lập dự phòng giảm giá từ cuối kỳ trước (từng loại chứng khoán) nếu đã bán hay đã thu hồi thì khoản dự phòng giảm giá đã lập được dùng để bù đắp trong trường hợp mất giá hay tổn thất do các doanh nghiệp góp vốn bị phá sản, bị thiên tai, hỏa hoạn .. dẫn đến cá khoản mà doanh nghiệp đã đầu tư không thu hồi được hay thu hồi không đủ, số thiệt hại sẽ ghi tăng chi phí tài chính. Căn cứ vào chứng từ liên quan, trong trường hợp, trong trường hợp này kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, .. số thu hồi (nếu có). Nợ TK 229 (chi tiết từng loại): số thiệt hại trừ vào dự phòng đã lập (mức tối đa không quá số dự phòng giảm giá đã lập). Nợ TK 635: số thiệt hại vượt quá mức dự phòng đã được lập ghi tăng chi phí tài chính. Có TK liên quan (222,223,228): giá góc ghi số của các khoản đầu tư. Ngược lại số dự phòng giảm giá đã lập nếu không dùng đến hoặc không dùng hết của những đối tượng này phải được hoàn nhập (ghi giảm chi phí tài chính) giống như trên. Cụ thể, khi số thiệt hại nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đã lập căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, .. số thu hồi (nếu có). Nợ TK 229 (chi tiết từng loại): số thiệt hại trừ vào dự phòng đã lập (mức tối đa không vượt quá số dự phòng giảm giá đã lập). Có TK liên quan (222, 223, 228): giá gốc ghi số của các khoản đầu tư. Đồng thời, hoàn nhập số dự phòng giảm giá đàu tư còn lại của những chứng khoán ngắn hạn đã thu hồi: Nợ TK 229 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng còn lại. Có TK 635: ghi giảm giá chi phí tài chính. Cuối kỳ kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước. 1.2.5.Kế toán dự phòng nợ phải trả (dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng ho á, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) Theo thông tư số 13/2006 của Bộ tài chính có thêm một khoản dự phòng đó là dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp sau đây em xin trình bày khoản dự phòng này: Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. * Đối tượng và điều kiện lập dự phòng : là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác. * Phương pháp lập dự phòng: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm, hàng hoá. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí bán hàng. * Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành; Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp phần chênh lệch này. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác. Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập khác. Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải trả, kế toán sử dụng tài khoản 352 “Dự phòng phải trả “. Nội dung và kết cấu của tài khoản 352 như sau: Bên nợ : phản ánh các nghiệp vụ phát sinh giảm dự phòng phải trả. Bên có: trích lập dự phòng phải trả. Dư có: phản ánh số dự phòng phải trả hiện có. Bên cạnh việc theo dõi chi tiết theo từng khoản dự phòng phải trả theo thời gian (dự phòng phải trả ngắn hạn và dự phòng phải trả dài hạn). Cách thức kế toán dự phòng phải trả tiến hành như sau: Khi tiến hành trích lập dự phòng cho các chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp , kế toán ghi: Nợ TK 642 (6426): tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 352 (chi tiết từng khoản) : tăng dự phòng phải trả . Phản ánh khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn: Nợ TK 642 (6426): tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 352 (chi tiết tài khoản): tăng dự phòng phải trả. Phản ánh khoản dự phòng cần lập về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm đã bán hay dự phòng về chi phí công trình xây lắp: Nợ TK 641 (6415): dự phòng chi phí sửa chữa bảo hành sản phẩm đã bán được ghi tăng chi phí bán hàng. Nợ TK 627: dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi tăng chi phí sản xuất chung. Có TK 352(chi tiết tưng khoản): tăng dự phòng phải trả. Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập, ghi: Nợ TK 642 (6426): tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 352 (chi tiết từng khoản): tăng dự phòng phải trả. Các chi phí thực tế phát sdinh liên quan đến bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp trong kỳ, nếu doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập, mọi chi phí sẽ được tập hợp vào tài khoản 621, 622, 623, 627 (chi tiết bảo hành). Cuối kỳ sẽ kết chuyển vào tài khoản 154. Khi công việc sửa chữa, bảo hành hoàn thành, bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 352 (dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá): ghi giảm dự phòng phải trả. Nợ TK 641 (6415): tăng chi phí bán hàng phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu. Có TK 154 (chi tiết bảo hành): chi phí bảo hành thực tế đã hoành thành. Trường hợp doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lập, khi việc bảo hành hoàn thành, bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 352 (dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá): giảm dự phòng phải trả. Nợ TK 641 (6415): tăng chi phí bán hàng phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu. Có TK 336: khoản phải thanh toán cho bộ phận bảo hành độc lập. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập cho kỳ tới, nếu số cần trích lập lớn hơn số dự phòng phải trả còn lại, số chênh lệch sẽ được trích bổ xung vào chi phí và ghi: Nợ TK 642 (6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 641 (6415): ghi tăng chi phí bán hàng phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Có TK 352 (dự phong phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá): tăng dự phòng phải trả. Ngược lại nếu dự phòng phải trả còn lại lớn hơn dự phòng phải trả cần trích lập cho năm tới, số chênh lệch sẽ được hoàn nhập ghi giảm chi phí trong kỳ bằng bút toán: Nợ TK 352 (dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá): ghi giảm dự phòng phải trả. Có TK 641: giảm chi phí bán hàng do hoàn nhập dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Có tk 642 (6426): giảm chi phí quản lý doanh nghiệp do dự phòng phải trả về tái cơ cấu , về hợp đồng rủi do… Đối với chi phí bảo hành công trình xây lắp, nếu số dự phòng cần trích lập cho kỳ kế toán tới lớn hơn số dự phòng còn lại , số chênh lệch sẽ được trích lập bổ xung vào chi phí sản xuất chung và ghi: Nợ TK 627: ghi chi phí sản xuất chung . Có TK 352(dự phòng bảo hành công trình xây lắp): trích bổ sung dự phòng bảo hành công trình xây lắp. Trường hợp số dự phòng bảo hành công trình xây lắp trích lập cho kỳ kế toán tới nhỏ hơn số dự phòng còn lại , số thừa sẽ được hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán : Nợ TK352 (dự phòng phải trả về công trình xây lắp): hoàn nhập dự phòng còn lại . Có TK 711 : ghi tăng thu nhập khác. Trong trường hợp doanh nghiệp được một bên thứ ba thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng ( tổ chức bảo hiểm các nhà cung cấp…), khoản bồi hoàn mà doanh nghiệp nhận được từ bên thứ ba cũng sẽ được gghi tăng thu nhập khác bằng bút toán: Nợ TK liên quan (111,112,…):số tiền bồi hoàn nhận được. Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác. 4.1 Dự phòng trợ cấp mất việc làm Dự phòng trợ cấp mất việc làm là khoản dự phòng của doanh nghiệp dùng để chi trả cho người lao động trong các trường hợp : thôi việc , mất việc làm , đào tạo lại tay nghề.. Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập vào thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Nếu doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì có thể điều chỉnh quĩ dự phòng trợ cấp mất việc lám được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, trong năm nếu chi không hết sẽ chuyển sang ănm sau. Ngược lại , nếu trong năm chi vượt thì phần sẽ tính bổ sung vào sản phẩm Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rợ cấp mất việc làm, kế toán sử dụng tài koản 351 “Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm”.Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên nợ: phản ánh các khoản chi trả cho người lao đông thôi việc , mất việc từ quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bên có phản ánh số quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm trích lập trong kỳ. Dư có :phản ánh số quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm còn lại chưa sử dụng. Kế toán trích lập và sử dụng quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tiến hành như sau: Cuối kỳ kế toán (quí hoặc năm), trước khi lập báo cáo tài chính căn cứ vào mức trích quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm (mức trích quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1‏٪-3‏٪ Trên quĩ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết dịnh tuỳ vào khả ngăng tài chính của doanh nghiệp hàng năm), kế toán ghi: Nợ TK 642 (6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 351: trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Trong kỳ kinh doanh , nếu phát sinh các khoản chi trả trợ cấp , thôi việc mất việc làm, chỉ đào tạo lại tay nghề cho người lao động ghi: Nợ TK 351: ghi giảm quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Có TK liên quan (111,112…): số tiền đã chi. Trường hợp quĩ dự pjòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, phần chenh lệch thiếu đợpc hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ và ghi : Nợ TK 642 (6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Có các TK liên quan (111,112,334…): số đã chi hay phải chi bổ sung. Cuối niên độ kế toán tiếp theo, kế toán tiến hành xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Nếu số cần lập cho năm tới nhỏ hơn số còn lại , toàn bộ số dự phòng còn lại được chuyển năm sau, ngược lại số cần lập lớn hơn số còn lại , lế toán tiến hành trích bổ sung số thiếu vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642(6426): ghi tăng chi phí quản lý doang nghiệp. Có TK 351: trích bổ sung quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Trên đây là những quy định chung và chế độ kế toán các khoản dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể thấy rằng, chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp Việt Nam luôn được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên trong đó vẫn có một số vấn đề còn tồn tại. Để có thể đánh giá về chế độ kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam cần phải so sánh với chế độ kế toán trích lập dự phòng của một số nước trên thế giới. Do thời gian có hạn nên ở đây em chỉ đi vào phân tích chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Pháp. Kế toán các khoản dự phòng của Pháp. 1.3.1 Dự phòng giảm giá tài sản bất động. Vào cuối niên độ kế toánV, nếu tài sản bất động có khả năng giảm giá thì kế toán tiến hành trích lập dự phòng: Nợ TK 681N: niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh Có TK 290: Dự phòng giảm giá tài sản bất động vô hình . Có TK 291: Dự phòng giảm giá tài sản bất động hữu hình. Sang niên độ kế toán sauS, nếu tài sản bất động đã được lập dự phòng giảm giá nhượng bán hoặc thanh lý thì kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập. Nợ TK 290N: Dự phòng giảm giá tài sản bất động vô hình . Nợ TK 291N: Dự phòng giảm giá tài sản bất động hữu hình . Có TK 781C: hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh Cuối niên độ kế toán sau xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới và so sánh với số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước còn lạiC: + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh. + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng -chi phí kinh doanh Có TK 290 C: Dự phòng giảm giá tài sản bất động vô hình Có TK 291C: Dự phòng giảm giá tài sản bất động hữu hình + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước còn lại thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 290N: Dự phòng giảm giá tài sản bất động vô hình Nợ TK 291N: Dự phòng giảm giá tài sản bất động hữu hình Có TK 781: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh 1.3.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vào cuối niên độ kế toán nếu thấy hàng tồn kho có khả năng giảm giá thì kế toán tiến hành lập dự phòng. V Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng- chi phí kinh doanh Có TK 39 C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang Sang năm sauS, nếu có hàng đã được lập dự phòng bị xuất bán thì kế toán hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi và lợi tức kinh doanh Cuối niên độ kế toán sauC, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới và tiến hành điều chỉnh: + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh. + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng - chi phí kinh doanh Có TK 39C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang +Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ truớc thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang Có TK 781: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh .3.3 Dự phòng phải thu khó đòi: Vào cuối niên độV, kế toán tiến hành phân loại khách hàng thành khách hàng bình thường và khách hàng khó đòi. Sau đó kế toán tiến hành lập dự phòng đối với khách hàng khó đòi. Trình tự kế toán tiến hành như sau: Trước hết, kế toán tiến hành chuyển nợ khách hàng: Nợ TK 461N: Khách hàng khó đòi Có TK 411C: Khách hàng bình thường Sau đó, kế toán lập dự phòng cho số nợ khó đòi: Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh Có TK 491C: Số nợ khó đòi * khả năng bị mất (%) Sang năm sau, nếu đòi được nợ thì kế toán hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh Nếu mất nợ chắc chắn thì phản ánh số nợ bị mất rồi tiến hành hoàn nhập. N Cuối niên độ kế toán sauC, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới rồi tiến hành điều chỉnh: +Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh. + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng dẫ lập từ cuối niên đô trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 681N: Niên khoản khấu haovà dự phòng – chi phí kinh doanh Có TK 491C: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh 1.3.4 Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Vào cuối niên độ kế toánV, nếu các chứng khoán mà doanh nghiệp đầu tư có khả năng giảm giá thì doanh nghiệp phải lập dự phòng. Khi lập dự phòng, kế toán ghi: Nợ TK 686N: Niên khoản khấu hao vá dự phòng – chi phí tài chính Có TK 296C: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần Có TK 297C: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác Có TK 590C: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Sang năm sauS, khi các chứng khoán đã lập dự phòng được nhượng bán hoặc thu hồi, kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập: Nợ TK 296N: : Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần . NợTK 297N: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác. Nợ TK 590N: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Có TK 786C: Hoàn nhập dự phòng giảm giá các tài khoản tài chính Vào cuối niên độ kế toán sauV, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới rồi tiến hành điều chỉnh: + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh. + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 686N: Niên khoản khấu hao vá dự phòng – chi phí tài chính Có TK 296C: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần Có TK 297C: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác Có TK 590C: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn +Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 296N: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần NợTK 297N: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác Nợ TK 590N: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 786C: Hoàn nhập dự phòng giảm giá các tài khoản tài chính 1.3.5 Dự phòng rủi ro và phí tổn. Vào cuối niên độ kế toán V, nếu các khoản rủi ro và phí tổn có thể xảy ra, kế toán tiến hành lập dự phòng: Nợ TK 687N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí đặc biệt Có TK 151C: Dự phòng rủi ro Có TK 155C: Dự phòng bị phạt về thuế Có TK 1572C: Dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ Sang niên độ kế toán sau nếu rủi ro và khoản phí tổn thực tế xảy ra thì kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập: Nợ TK151N: : Dự phòng rủi ro Nợ TK 155N: Dự phòng bị phạt về thuế NợTK 1572N: Dự phòng sửa chữa lớn TSC Có TK 787C: Hoàn nhập các khoản dự phòng ghi vào lợi tức đặc biệt Vào cuối niên độ kế toán sau xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới rồi tiến hành điều chỉnh: + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh. + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 687: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí đặc biệt Có TK 151C: Dự phòng rủi ro Có TK 155C: Dự phòng bị phạt về thuế Có TK 1572C: Dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK151: : Dự phòng rủi ro Nợ TK 155: Dự phòng bị phạt về thuế Nợ TK 1572: Dự phòng sửa chữa lớn TSC Có TK 787C: Hoàn nhập các khoản dự phòng ghi vào lợi tức đặc biệt II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CỦA VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 2.1. Đánh giá chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng củaViệt Nam Thông tư số13T /2006/TT-BTC mà Bộ Tài chính đã ban hành vào ngày27 /02/2006với mục đích nhằm tạo môI trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ViệtNam là Thông tư mới nhất cụ thể chi tiết về kế toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp gồm 5 khoản dự phòng được nêu ở trên được trính trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hành hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phảI thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam vẫn còn những vấn đề tồn tại. Đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Riêng đối với các loại vật tư, nguyên vật liệu thì mục đích mua của doanh nghiệp rõ ràng là để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán, vì vậy sẽ có những loại vật tư, nguyên vật liệu đóng vai trò chính phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và sẽ có những loại đóng vai trò là vật liệu phụ. Do đó việc tiến hành đánh giá giá trị của toàn bộ những vật tư, nguyên vật liệu trên thực tế là điều không khả thi nếu doanh nghiệp có quá nhiều vật tư. Hơn nữa việc đánh giá giá trị của các vật liệu phụ là điều không cần thiết nếu như loại vật liệu đó giảm giá không đáng kể, vì điều này rất gây tốn kém về công sức tiền của. Ngoài ra nếu đối tượng lập dự phòng chỉ là những loại vật tư, hàng hoá đã giảm giá trên thị trường nói chung mà không nói rõ giá trên thị trường là giá mua hay giá bán thì sẽ dẫn đến sự vận dụng không nhất quán trong thực tiễn. Bởi lẽ trên thị trường hoạt động kinh doanh tất yếu phải có sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán và sự chênh lệch này rất đáng kể. Giá mua và giá bán không thể xác định chung mà còn phải tuỳ thuộc vào đối tượng lập dự phòng. Theo chế độ kế toán hiện hành thì trị giá thuần của hàng tồn kho dùng làm cơ sở tính dự phòng là giá mà doanh nghiệp có thể bán được vật tư, hàng hoá và giá này đã bao gồm cả chi phí bán hàng. Nhưng theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 về hàng tồn kho thì để tính ra mức dự phòng đối với các vật tư, hàng hoá tồn kho, giá được sử dụng là giá bán nhưng không phải là giá bán gộp mà là giá trị thuần tuý có thể thực hiện được, tức là giá bán ròng - giá bán được trên thị trường trừ đi chi phí bán hàng. Như vậy là nếu theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì mức trích lập dự phòng tính ra có thể không chính xác vì nó đã bao gồm cả chi phí bán hàng. Nếu khoản chi phí này nhỏ thì việc ảnh hưởng có thể không đáng kể nhưng nếu khoản chi phí này tương đối lớn thì nó sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của mức trích lập dự phòng. 2.2 Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và các nước trên thế giới về dự phòng . Giữa chế độ kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và các nước trên thế giới có một số điểm giống nhau do cũng dựa vào thông lệ và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Trước hết là những quy định chung khi lập dự phòng G, đó là phải có sự không chắc chắn về các khoản phải thu hay có sự giảm giá về mặt giá trị của tài sản. Các khoản dự phòng được ghi nhận vào chi phí và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiênT, xuất phát từ những đặc thù riêng của mình mà mỗi quốc gia lại có những quy định cụ thể khác nhau về trích lập các khoản dự phòng. Do đó giữa chế độ kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Pháp cũng có những điểm khác biệt. Thứ nhất là về số lượng các khoản lập dự phòng. Chế độ kế toán Pháp có thêm khoản dự phòng giảm giá tài sản bất động và dự phòng rủi ro và chi phí. Đây là hai khoản dự phòng giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khi xảy ra thiệt hại. Tài sản bất động là những tài sản có giá trị lớn, vì vậy khi bị giảm giá thì sẽ giảm rất mạnh và nó ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Còn những rủi ro khác xảy ra trong quá trình kinh doanh như bị phạt về thuế, sửa chữa lớn tài sản vì những nguyên nhân bất thường... là tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Việc lập các khoản dự phòng này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lành mạnh hoá thêm tình hình tài chính của mình. Đây là 2 khoản dự phòng mà chế độ kế toán Việt Nam không quy định. Khi rủi ro xảy ra thì kế toán hạch toán vào chi phí bất thường. Về bản chất cả hai phương pháp hạch toán này đều làm tăng chi phí và do đó làm giảm lợi tức của doanh nghiệp. Nhưng nếu kế toán hạch toán vào các tài khoản dự phòng thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp sẽ có nguồn tài chính để bù đắp kịp thời, còn nếu kế toán hạch toán vào tài khoản chi phí bất thường thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính để bù đắp, nhất là khi khoản chi phí này tương đối lớn. Đối với các khoản nợ của khách hàng§, trước khi lập dự phòng, các doanh nghiệp Pháp tiến hành phân loại khách hàng thành khách hàng bình thường và khách hàng khó đòi. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp theo dõi tốt tình hình thanh toán của khách hàng do có sự phân loại rõ ràng.Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại tổng hợp số nợ khó đòi của tất cả các khách hàng mà không có sự theo dõi chi tiết. Dođó rất khó xác định đâu là khách hàng khó đòi để có biện pháp xử lý thích hợp. Ngoài ra, giữa chế độ kế toán của Việt Nam và chế độ kế toán của Pháp về dự phòng còn có sự khác biệt về khoản mục thuế. Ở Pháp, khi xảy ra rủi ro do hàng tồn kho bị giảm giá hoặc nợ không đòi được, doanh nghiệp được giảm VAT phải nộp trên số bị mất đó, còn ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu phần VAT trên số bị mất đó, tức là phải gánh chịu thêm một phần chi phí về thuế. Trên đây là một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán của Việt Nam và chế độ kế toán của Pháp về dự phòng. Như vậy có thể thấy rằng mặc dù cùng dựa trên những chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tếT, nhưng chế độ kế toán của mỗi quốc gia vẫn có sự khác biệt do đặc điểm riêng của từng nước. Một số điểm giống, khác nhau giữa lập dự phòng mới và lập dự phòng cũ 2.3.1Giống nhau: Cả 2 lập dự phòng đều nhằm tạo môI trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phảI thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kế toán năm.Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày1 /1 và kết thúc 31/12hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Riêng đối với doanh nghiệp niêm yết phảI lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Doanh nghiệp phảI lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài chính , các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo qui định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan.Thành phần hội đồng gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, các phòng có liên quanvà một số chuyên gia nếu cần.Giám đốc doanh nghiệp quyết định thành lập hội đồng. 2.3.2 Điểm khác nhau: Lập dự phòng mới theo Thông tư 13/2006 có khác so với lập dự phòng cũ ngoài các khoản dự phòng như các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi còn có dự phòng nợ phải tr ả (dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá công trình xây lắp tại doanh nghiệp và dự phòng trợ cấp mất việc làm như đã trình bày ở trên.Hơn nữa việc trích lập dự phòng nợ phải trả thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. * Ngoài ra có thêm một điểm cụ thể hơn về các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư của lập dự phòng mới: Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau: Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính = Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế - Vốn chủ sở hữu thực có x Vốn đầu tư của doanh nghiệp Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế - Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính). - Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính). Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Đối với lập dự phòng mới trong kế toán nợ phải thu khó đòi có thêm điểm cụ thể như sau: Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi *Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau: - Đối với tổ chức kinh tế: + Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức. + Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán. - Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau: + Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ. + Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ. + Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả. - Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp (nếu có). Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định tại khoản này. * Xử lý tài chính: Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác). Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác. * Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau: - Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được). - Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan. - Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp. * Thẩm quyền xử lý nợ: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành. Phương pháp lập dự phòng trong kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi của lập dự phòng mới cũng có điểm cụ thể hơn lập dự phòng cũ như sau: Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . Qua những nhận xét, phân tích trên đây có thể thấy rằng mặc dù là phù hợp với hệ thống chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế nhưng chế độ kế toán Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục được bổ sung hoàn thiện để ngày càng thích hợp với thực tế. Vì vậy, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất để hoàn thiện hơn chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết là về số lượng các khoản dư phòng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp nào cũng có những tài sản cố định có giá trị lớn . Một khi xảy ra giảm giá tài sản cố định trên thị trường thì giá bị giảm sẽ rất lớn . Vì vậy điều này ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Hơn nữa trong khi tiến hành hoạt động kinh doanhT, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro như bị phạt về tài chính hay tài sản cố định hỏng hóc bất thường. Do đó, doanh nghiệp nên tiến hành lập khoản dự phòng giảm giá tài sản cố định và dự phòng rủi ro để khi những điều này xảy ra thì doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp, tránh để doanh nghiệp lâm vào tình trạng không có nguồn để trang trải cho những khoản phí tổn trên . Thứ hai là việc phân loại khách hàng và chi tiết dự phòng theo khách hàng. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phản ánh kịp thời những biến động về khả năng thanh toán của khách hàng để giúp doanh nghiệp chủ động tìm ra đươc những giải pháp để khắc phục. Về tỉ lệ lập dự phòng tối đa là 20% trên tổng số dư nợ. Điều này như đã phân tích ở trên là không có sơ sở và gây nên nhiều điều bất hợp lý. Vì vậy cần bỏ mức khống chế là 20% và cho phép doanh nghiệp tiến hành lập dự phòng toàn bộ số nợ phải thu khó đòi nếu có bằng chứng chắc chắn về khả năng không thu hồi được nợ. KẾT LUẬN Hiện nay chúng ta vẫn đang ở trong qúa trình xây dựng và đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn chế độ kế toán. trong đó vấn đề lập dự phòng hiện vẫn còn đang có nhiều tranh cãi nhằm tìm ra một chuẩn mực thích hợp. Quá trình đó đòi hỏi phải có thời gian đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự linh hoạt để vừa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế lại vừa phù hợp với điều kiện của chúng ta. Do đó vấn đề dự phòng có ý nghĩa rất quan trọng, nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có được cái nhìn đúng đắn hơn về bản chất cũng như mục đích lập dự phòng để đưa ra chuẩn mực kết toán về dự phòng có cơ sở và ngày càng hợp lý. Hơn nữa chúng ta cần phải có biện pháp phổ biến rộng rãi khi mỗi chuẩn mực mới được ban hành để tiếp thu những ý kiến đóng góp đóng góp bổ ích đồng thời giúp cho việc thực hiện được đồng bộ, đặc biệt là trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyêt liệt như hiện nay chế độ kế toán càng đòi hỏi phải có sự hoàn thiện để trở thành nền tảng giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “ Lý thuyết hoạch toán kế toán ” - Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình “ Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Trường đại học Kinh tế Quốc dân “Giáo trình “ Kế toán quốc tế “-Trường đại học Kinh tế Quốc dânT Các chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán Việt Nam Thông tư số 107/2001/TT-BTC và thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán. Tạp chí phát triển kinh tế.T Tạp chí kế toán. Tạp chí kiểm toán. 10. Thông tư số 13/2006/TT-BTC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1309.doc
Tài liệu liên quan