CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết làm nông nghiệp để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, làm nông nghiệp không chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân, mà sản phẩm nông nghiệp còn trở thành một hàng hoá trao đổi trong đời sống. Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nó không ngừng ở quy mô hộ gia đình mà còn phát triển thành một quy mô lớn hơn đó là hình thức sản xuất kinh tế trang trại, cung cấp một lượng lớn hàng hoá cho xã hội.
Trang trại ngày càng phát triển, những vấn đề phát sinh càng lớn như: Chất thải trong chăn nuôi (chất thải rắn, mùi hôi hôi phát sinh ) đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng ngược lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người về việc nông sản bị nhiễm độc từ việc sử dụng quá mức các thành phần trên, và làm ô nhiễm môi sinh.
Nông nghiệp ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật như là tạo ra những ưu thế lai, những nguồn gen tốt. Do đó, đứng trước những vấn đề nan giải trên đòi hỏi phải có một nền nông nghiệp phát triển bền vững tạo ra các sản phẩm nông sản sạch đem lại hiệu quả kinh tế, mà còn đảm bảo về mặt môi trường và sức khoẻ con người.
Dựa vào những yếu tố trên, tôi đã chọn tên đề tài đồ án tốt nghiệp là: “Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế và góp phần cải thiện chất lượng môi trường cho các trang trại ở Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập và tăng cường tính cạnh tranh trong xuất khẩu.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
- Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 2 năm 2000: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”
- Quyết định số 53/2003/QĐ – BNN về việc ban hành các danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Tuy có những lọai thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng, nhưng vì những lợi ích cá nhân, người ta vẫn sử dụng và làm nguy hại đến sức khỏe con người. Do đó, cần phải có những biện pháp ngăn chặn tích cực để tạo ra những sản phẩm tốt.
- Những vấn đề về an toàn thực phẩm đang được chú trọng, mức sống người dân ngày càng cao, họ càng quan tâm đến sức khoẻ của mình. Những vấn đề về nông sản bị nhiễm độc đang là mối lo lắng cho người tiêu dùng, đòi hỏi phải có một nguồn nông sản sạch cung cấp cho người dân.
- Vấn đề về môi trường càng được chú trọng, người dân hiện nay có xu hướng mua hàng hoá có nhãn sinh thái thân thiện với môi trường.
- Mô hình trang trại hiện nay không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế, mà còn phải đảm bảo về mặt cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp này là xây dựng một mô hình trang trại sinh thái, đã thoả mãn được nhu cầu thành lập trang trại hiện nay không chỉ hường đến lợi ích kinh tế mà còn thân thiện với môi trường.
1.3 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu
- Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường phát sinh ra trong quá trình sản xuất ở các trang trại của Huyện.
- Hướng tới một nền nông ngiệp bền vững thân thiện với môi sinh là xây dựng nên mô hình trang trại sinh thái.
1.3.2 Đối tượng
Các trang trại đang hoạt động ở điạ bàn Huyện. Từ đây nếu có khả quan, sẽ nhân rộng mô hình ở các tỉnh thành khác trong cả nước.
1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
1.4.1 Trong nước
Việt Nam từ lâu đã biết đến mô hình “nuôi trồng sinh thái” mà ta quen gọi là “mô hình VAC” (Vườn – Ao –Chuồng). Mô hình này là mô hình tiền thân của trang trại sinh thái.
- Về cơ bản, mô hình VAC và mô hình trang trại sinh thái đều có các tiêu chí như không dùng phân tổng hợp, hoá chất/thuốc, và dựa trên các nền vật chất hữu cơ như phân gia súc, phụ phẩm nông nghiệp luân canh, kết hợp nuôi bằng thức ăn tự nhiên
- Vào cuối năm 1995, một nhà khoa học người Anh – tiến sĩ Thomas R. Preston đã dưa ra sáng kiến thành lập trang trại sinh thái nhiệt đới ở Việt Nam. Nội dụng của sáng kiến này là thành lập một trang trại mà nơi đó mọi chất thải đều đựơc tái sử dụng, các chu trình sản xuất khép kín, giảm thiểu đầu ra ô nhiễm một cách tối đa, giải quyết được các vấn đề về môi trường như phân gia súc, nước thải trong chăn nuôi., tiết kiệm chi phí: thực ăn, phân bón cho đầu vào ở trang trại. Sáng kiến này giúp cho nguời chủ trang trại không những về lợi ích kinh tế mà còn cả về mặt môi trường.
- Vào cuối năm 1996, ý tưởng bắt đầu đi vào xây dựng và được gọi là “Trang Trại Sinh Thái – ECOFARM”. Nhưng sau đó, kế hoạch dời địa đểm sang Campuchia vào tháng 7 năm 1999.
- Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít mộ hình trang trại sinh thái đúng chuẩn mực.
1.4.2 Thế giới
- Từ những năm 1980, mô hình trang trại sinh thái đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới như Hà Lan, Mỹ, Costa Rica, Pháp, Đức
- Từ sau những khủng hoảng về bệnh bò điên, chất độc đioxin, bệnh lỡ mồm long móng và bệnh của lợn do virus gây ra cũng như mối quan tâm về cây trồng biến đổi gen (GMO), Châu Âu đã chú trọng hơn trong việc nuôi trồng sinh thái từ hơn một thập kỉ nay.
- Trên thế giới hiện nay đang có một xu huớng chung là dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có dán nhãn sinh thái. Do vậy, việc xây dựng một trang trại theo hướng sinh thái là một nhu cầu tất yếu hiện nay trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đây là cơ sở giúp cho địa phương thực thi các giải pháp về môi trường cho các trang trại.
- Góp phần thúc đầy một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Giải quyết các vấn đề nóng bỏng trong sản xuất nông ngiệp như tác hại của phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đến sức khoẻ của người tiêu dùng
1.6 Phương pháp luận
Đất nước chúng ta hiện nay phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, đây là nền kinh tế truyền thống của nước ta ngoài trồng lúa nước, hoa màu, ngũ cốc, còn chăn nuôi gia súc, gia cầm Quá trình nuôi trồng và sau khi thu họach phát sinh ra một lượng chất thải khá lớn (phân gia súc, gia cầm, thân cây, lá cây), trong đó chứa một hàm lượng chất hữu cơ cao, có thể dùng làm chất đốt, phân bón cho cây trồng để tiết kiệm một phần chi phí cho sản xuất.
Mô hình kinh tế trang trại là một hoạt động kinh tế chủ lực của huyện Trảng Bom hiện nay. Mô hình này càng được nhân rộng và phát triển, thì những vấn đề phát sinh như lương chất thải quá lớn không có biện pháp xử lý , việc sử dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ là những rào cản lớn cho sản phẩm của trang trại gia nhập vào thị trường, và tiến xa hơn nữa là xuất khẩu ra nước ngoài. Cho nên việc xây dựng và quy họach trang trại hiện tại theo hướng trang trại sinh thái là rất cần thiết.
Mô hình trang trại sinh thái: cung cấp một lượng hàng hoá nông sản cho thị trường, đảm bảo một lợi nhuận vững chắc, luôn thiếp thu những giải pháp khoa học kỹ thuật mới, để giải quyết các vần đề môi trường trong chăn nuôi. Chu trình khép kín trong trang trại sinh thái tiết kiệm chi phí đầu vào (thức ăn, phân bón ) cho sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh hướng quy hoạch và xây dựng trang trại hiện tại theo hướng sinh thái thì vẫn có nhiểu hướng khác, nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh tới quan điểm của đề tài này là thân thiện với thiên nhiên, chú trọng đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng cũng không quên tới lợi ích kinh tế của nhà sản xuất.
Để thực hiện đồ án này, trước tiên phải xem xét đến hiện trạng môi trường , kinh nghiệm của các hộ dân đã thành công, kinh nghiệm của các trang trại trên thế giới. Để làm được điều này, tôi đã tiến hành điều tra thực địa và tìm kiếm các thông tin về mô hình trang trại sinh thái của châu Âu,vấn đề của trang trại đang gặp phải, để từ đó đề xuất một mô hình trang trại sinh thái thích hợp cho địa phương.
1.7 Nội dung nghiên cứu
Biên hội và tổng hợp tài liệu
Thu thập tài liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, các số liệu hiện trạng môi trường (quan trắc môi trường).
Hiện trạng hoạt động kinh tế và xã hội của huyện
Tham khảo các tài liệu, tạp chí và các đề tài nghiên cứu đã thực hiện.
Tổng hợp đánh giá tài liệu đã có, xây dựng kế hoạch nghiên cứu tiếp theo
Khảo sát, điều tra hiện trạng môi trường và công tác QLMT ở các trang trại
Xây dựng phiếu điều tra và lập kế hoạch điều tra về hiện trạng môi trường và tình hình QLMT.
Xây dựng nội dung và biểu mẫu cho phiếu điều tra và thống kê
Trong quá trình điều tra kết hợp phương pháp quan sát để đánh giá nhanh và có kết quả khách quan hơn
Thống kê số liệu và xử lý kết quả
Xử lý số liệu điều tra và đánh giá hiện trạng dựa vào điều tra
Dùng phương pháp ma trận đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình QLMT
Lập bảng ma trận đánh giá hiện trạng môi trường nhằm phân tích tình trạng môi trường ở các trang trại.
Đề xuất xây dựng mô hình trang trại sinh thái thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Huyện Trảng Bom.
Đề xuất công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA cho nông sản sản xuất từ trang trại sinh thái
1.8 Giới hạn của đề tài
Do thời gian hạn hẹp, nên đồ án tốt ngiệp này chỉ đưa ra mô hình xây dựng trang trại sinh thái mà chưa có thể áp dụng vào một trang trại điển hình.
1.9 Phương hướng phát triển của đề tài
- Mô hình trang trại sinh thái đuợc hình thành, ta có thể tiến xa hơn đến một loại hình khác đó là du lịch sinh thái.
- Việc thành lập trang trại sinh thái cùng với công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA, đây có thể là bước đầu tiên trong quá trình đưa sản phẩm trang trại có một chỗ đứng trong thị trường đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà không tác động đến môi trường (sản phẩm xanh – sản phẩm thân thiện với môi trường).
87 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngày phát sinh khoảng 300 – 500 kg phân. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp.
Trang trại thủy sản, thì rác là những bao bì thức ăn cho cá, nếu không được quản lý tốt nó cũng ảnh hưởng đến môi trường.
4.2.2.2 Nước thải
Nước thải từ hoạt động chăn nuôi bao gồm nước thải vệ sinh chuồng trại và nước thải do vật nuôi bài tiết. Lượng nước thải này còn chứa một phần phân của vật nuôi và có hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao cũng như bị ô nhiễm hữu cơ rất lớn. Các thành phần hữu cơ trong nước thải chăn nuôi đều dễ phân hủy, chiếm 70 – 80% gồm xenlulo, protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, trong thức ăn thừa. Các thành phần vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, ure, amoni, muối Clorua… Sự phân hủy sinh học các thành phần hữu cơ trong nước thải chính là nguyên nhân gây ô nhiễm mùi hôi tại các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, nước thải tại các trang trại chăn nuôi chính là nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Lượng nước sử dụng cho một đầu gia súc dao động khoảng 30 – 80 lit/con/ngày tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, mùa mưa hay mùa khô.
Trang trại trồng trọt, nước thể là nước chảy tràn trên bề mặt và cuốn theo một lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu tạo nên một nguồn thải có thể gây nguy hiểm về mặt môi trường nếu nồng độ lớn hơn mức giới hạn.
Ở những trang trại tổng hợp, nước thải chăn nuôi có thể dẫn trực tiếp qua ao nuôi cá, nên như một lượng nước thải vừa đủ thì có thể là một nguồn thức ăn tốt cho cá nhưng nếu quá dư thừa sẽ tạo nên hiện tượng phú dưỡng hoá cho hồ. Hay là được đem tưới cây, là nguồn phân bón cho cây, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh mùi hôi ở các trang trại chăn nuôi và tổng hợp.
4.2.2.3 Mùi hôi phát sinh
Tại các trang trại chăn nuôi, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong phân, nước thải và thức ăn rơi vãi. Các sản phẩm phân hủy tạo nên một hỗn hợp khí mùi phức tạp gồm các khí vô cơ như H2S, NH3 và các khí hữu cơ như indon, phenon, các mercaptan, amin, andehyt, acid béo dễ bay hơi…
Ô nhiễm mùi tại các trang trại chăn nuôi không chỉ hạn chế trong phạm vi các chuồng trại mà còn ảnh hưởng trong một phạm vi khá rộng. Các tác động tiêu cực của mùi hôi là làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
4.2.3 Ảnh hưởng các hoạt động trang trại đến thành phần môi trường
4.2.3.1 Môi trường đất
Nếu như một lượng lớn bao bì, chai lọ của thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu không được thu gom và quản lý đúng quy cách mà chỉ đem chôn hay vứt bỏ bừa bãi, đó chính là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng cho vụ sau hay khả năng tự làm sạch của đất…
Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N, P, K, có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất, góp phần tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, nếu lượng chất dinh dưỡng có trong phân, nước tiểu gia súc và nước thải chăn nuôi khi đưa vào đất quá nhiều – không được cây trồng hấp thụ hết, sẽ tích tụ lại, làm bão hòa và quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái trong đất, thoái hóa trong đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm (do rửa trôi và thấm). Việc cho quá nhiều phân gia súc vào đất có thể làm tăng độ mặn của đất, ảnh hưởng đến cây trồng.
Ngoài ra, chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán này có thể tồn tại rất lâu trong đất, đặc biệt là loại vi khuẩn có nha bào và trứng giun sán – có thể tồn tại đến vài năm. Khi dùng phân tươi để bón cây, nhất là các loại rau, nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc cũng tăng cao.
4.2.3.2 Môi trường nước
Những trang trại thủy sản, việc sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng cho cá cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ dẫn theo là nguồn nước ngầm.
Chất thải chăn nuôi, với hàm lượng chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N, P, K cao, khi thải ra có thể gây ô nhiễm và phú dưỡng hóa nguồn nước mặt (ao, hồ, đầm, sông). Ngoài ra, do quá trình thấm, các chất ô nhiễm và vi sinh vật có thể thâm nhập vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm về vi sinh và hóa học, đặc biệt là nhiễm Nitrate và Nitrite (hiện tượng phú dưỡng hoá). Phân gia súc và nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán, có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm phân.
4.2.3.3 Môi trường không khí
Hầu như chỉ có những trang trại chăn nuôi và tổng hợp mới tạo ra những mùi hôi khó chịu và gây ô nhiễm không khi xung quanh do sự phân hủy các chất thải từ gia súc tạo nên những chất khí H2S, NH3 .. Có nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải chăn nuôi do quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu) và quá trình hô hấp của vật nuôi. Trong 3-5 ngày đầu, mùi hôi sinh ra ít, do vi sinh vật chưa kịp phân hủy phân và nước tiểu gia súc. NH3 được tạo thành nhiều nhất vào ngày thứ 3 và 21. khi để phân bị phân hủy lâu, hỗn hợp các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí phân và nước tiểu gia súc (có thành phần chủ yếu là NH3, H2S, CH4) tạo thành một mùi rất khó chịu, đặc biệt đối với người chưa quen tiếp xúc. Quá trình hô hấp của gia súc thải ra một lượng lớn CO2. ngoài gây khó chịu do mùi hôi thối, các khí này còn có tác dụng gây ngạt, kích thích niêm mạc mắt và mũi, gây choáng váng nhức đầu, gây nổ….Mức độ nguy hại của các khí này tăng cao khi tồn tại đồng thời trong không khí hoặc tích tụ lại với nồng độ cao, gây khó chịu và có thể nguy hiểm cho người và gia súc. Do đó cần dọn dẹp chuồng trại thường xuyên
4.2.3.4 Hệ sinh vật
Những tác động vào môi trường đất và nước cũng gây ảnh hưởng đến những sinh vật có trong đó, gây nên sự mất chỗ ở, mất nguồn thức ăn dần dần làm giảm sự đa dạng sinh học ở chính những nơi ô nhiễm
Những vấn đề ô nhiễm ấy có thể là nguyên nhân của một số bệnh về đường hô hấp, ngoài da của những người dân sống xung quanh khu vực ấy.
Những vấn đề về môi trường ấy không chỉ ảnh hưởng đến con người, sinh vật mà còn đến cảnh quan nơi trang trại hoạt động.
4.3 Kết quả khảo sát qua phiếu trưng cầu ý kiến
Số trang trại được khảo sát là 50, trong đó:
20 trang trại chăn nuôi
20 trang trại trồng trọt (cây lâu năm, cây hàng năm và cây công nghiệp)
10 trang trại tổng hợp (trồng cây, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản)
Phiếu trưng cầu ý kiến được đưa đến của người dân ba xã: Giang Điền, Sông Trầu, Đồi 61.
Kết quả khảo sát như sau:
Thu nhập bình quân
Trang trại chăn nuôi là từ 25 đến 150 triệu đồng/1năm, tuỳ vào quy mô trang trại.
Trang trại tổng hợp từ 15 đến 80 triệu đồng/1 năm. (Do mô hình này mới được thành lập nên hiệu quả kinh tế chưa khai thác đầy đủ)
Trang trại trồng trọt từ 20 đến 90 triệu đồng/1 năm.
Kết quả khảo sát từ trang trại chăn nuôi:
Ở những trang trại chăn nuôi heo, mùi hôi phát sinh từ chất thải là rất phản cảm. Theo ý kiến của những người dân sống ở những khu vực xung quanh, những buổi chiều ngược gió hay những lúc trời gần mưa thì mùi hôi trở nên khó chịu hơn lúc bình thường. Ở khu vục xã Giang Điền, theo ý kiến của người dân thường đi ngang khu vực này thì mùi hôi phát sinh từ các trang trại chăn nuôi heo là rất phản cảm. Giang Điền là xã tập trung chăn nuôi heo nhiều nhất của Huyện.
Phân thải từ chăn nuôi được người dân dùng làm phân bón, làm thức ăn cho cá, hay bán lại cho các hộ trồng trọt
Các vấn đề như lở mồm long móng ở gia súc rất được các chủ trang trại quan tâm đến. Khi dịch bệnh xảy ra, 20/20 trang trại được hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp và tiêm phòng đầy đủ.
- Theo khảo sát của chúng tôi, thì 13/20 trang trại có ý định cải tạo trang trại hiện tại thành trang trại tổng hợp để tận dụng nguồn chất thải từ gia súc để nuôi cá và trồng trọt. 20/20 trang trại xây dựng hầm ủ biogas
Kết quả khảo sát từ trang trại trồng trọt
13/20 trang trại là trồng cây lâu năm (cây ăn quả và cây CN)
7/20 trang trại trồng cây hàng năm (mía, bông, ngô)
Phân bón được sử dụng chủ yếu trong trại hiện nay từ hai nguồn chính là từ chất thải gia súc và phân hoá học.
Những trang trại trồng cây ăn quả vẫn sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc BVTV tuy rằng họ biết như thế là độc hại cho sức khoẻ con người và cho môi trường.
Hầu như ở những trang trại trồng trọt không có nơi tập trung chất thải rắn riêng biệt, những bao bì phân bón, chai lọ thuốc BVTV, thuốc trừ sâu vẫn được để cxhung với rác sinh hoạt của gia đình và đem đốt hoặc chôn. Trong đây có những thành phần hoá học khó phân hủy, hay một lượng chất dư thừa sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và nguồn nước ngầm.
Kết quả khảo sát từ trang trại tổng hợp
- Những trang trại này được phát triển mạnh ở xã Sông Trầu của huyện. 10/10 trang trại được khảo sát là có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi và biết tận dụng nguồn thải này vào việc nuôi cá và trồng cây.
- Mô hình trang trại tổng hợp này đang được quan tâm và có khả năng phát triển mạnh, ít gây ảnh hưởng đến môi trường.
Qua khảo sát điều tra, chúng tôi thấy rằng chỉ một số ít hộ 7/50 trang trại là biết về các hình thức như IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), và GP( năng suất xanh)…
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRANG TRẠI
SINH THÁI CHO ĐỊA PHƯƠNG
5.1 Yêu cầu chung khi thiết kế
Tính động: mô hình trang trại sinh thái phải mang tính động cao. Trang trại sinh thái, theo tôi, phải mang tính quy chuẩn nhất định như: tính đa tầng sinh thái, đa thành phần vật nuôi - cây trồng (phối hợp giữa các thành phần độc đáo và truyền thống), tính cân bằng sinh thái ở tầm cao, quản lý nhân sự… Bên cạnh đó sự linh hoạt trong quy hoạch là cần thiết, bởi trang trại sinh thái có thể triển khai ở nhiều nơi (đều mang lại hiệu quả kinh tế cao) nhưng không phải nơi nào cũng có nguồn tài nguyên và các nguồn lực giống nhau.
Hiệu quả kinh tế: khi triển khai bất kể dự án nào người ta cũng xem hiệu quả đầu tư là tiêu chí hàng đầu. Việc lập trang trại sinh thái đối với các chủ đầu tư cũng tương tự như triển khai một dự án làm kinh tế trong nông nghiệp, hoàn toàn không phải là việc để thử nghiệm. Hiệu quả kinh tế là tiêu chí cuối cùng đồng thời là thước đo quan trọng nhất đánh giá giá trị đích thực của khâu quy hoạch và quản lý của chủ đầu tư.
Tính bền vững và nhân bản: đây là 02 tiêu chí rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, muốn lợi ích kinh tế được bền vững thì mô hình sản xuất phải thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Sự đa dạng sinh học và các ứng dụng của thành tựu khoa học công nghệ trong mô hình kinh tế trang trại sinh thái cho phép nhà đầu tư duy trì thế cân bằng sinh thái ở tầm cao, định hướng đi vào sản xuất sạch, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
5.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng trang trại
Ta cần tiến hành điều tra nghiên cứu các điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, đất đai, điều kiện thủy lợi, địa hình, cơ sở hạ tầng của địa phương như điều kiện giao thông, điều kiện về thị trường cho vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa phương, dịch vụ khuyến nông, các điều kiện bất thuận về tự nhiên và xã hội.
Các yếu tố cần điều tra:
5.2.1 Các yếu tố khí hậu và đất đai
ª Nhiệt độ
Là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và vật nuôi. Đây là yếu tố tự nhiên mà con người không thể điều khiển được. Do vậy, khi chọn cây trồng và vật nuôi cần phải quan tâm đến yếu tố này dựa vào Trạm khí tượng hay Trạm khuyến nông để nắm rõ các chỉ tiêu quan trọng như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối đa và tối thiểu trong năm và trong các tháng.
ª Lượng mưa và độ ẩm
Yếu tố này ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống tưới và tiêu nước. Trang trại luôn cần một lượng nước lớn cho cây trồng và cho ao cá. Những vùng có lượng mưa phân bố không đều cần phải có kế hoạchdự trữ nước mùa khô và tiêu thuỷ mùa mưa.
Cần chú ý đến vấn đề trôi đất ở những địa hình dốc có lượng mưa tương đội lớn. Khi thiết kế trang trại phải nắm rõ lượng mưa trung bình hàng năm, trung bình hàng tháng và lượng mưa thấp nhất và cao nhất ở các tháng trong năm.
ª Gió
Dù ở địa hình nào thì cũng bị ảnh hưởng bởi gió. Trong việc xây dựng trang trại thì cần chú ý đến gió thịnh hành. Địa hình ảnh hưởng rõ rệt đến gió thịnh hành của vùng và địa phương.
Dựa vào đạc điểm của gió thịnh hành như cường độ gió để xây dựng các vành đai xanh chắn gió thích hợp cho trang trại, và vị trí đặt chuồng trại chăn nuôi hạn chế được mùi hôi phát thải.
ª Địa hình có liên quan chặt chẽ với tiểu khí hậu của địa phương và trang trại.
Ở độ dốc như địa hình của huyện Trảng Bom, từ 50 đến 150 thì phải bố trí cây trồng sao cho ít xói mòn bằng cách là trồng cây lâu năm theo đường đồng mức, trồng cây phủ đất, trồng xen kẽ các hàng cây bụi để ngăn đất rưả trôi. Nên trồng các cây họ đậu để kết hợp cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc.
ª Nguồn nước
Trong mô hình trang trại sinh thái thì nguồn nước dùng làm các bể lọc sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi và nuôi cá, nên nguồn nước là rất cần thiết. Do đó ta cần điều tra rõ về nguồn nước trên vùng ta định xây dựng trang trại, ta cần có các số liệu về các nguồn nước bề mặt như hồ, ao, sông, suối và về nguồn nước ngầm và khả năng khai thác loại nước này cho sản xuất.
ª Đất đai
Đất được sử dụng một cách linh hoạt. Ở đất có cấu tượng tốt, tầng canh tác đầy, mực nước ngầm > 1m, nên ưu tiên cho việc trồng cây ăn quả. Đất có tầng đất canh tác mỏng, có cấu tượng tốt dùng để trồng rau. Ở các đất xấu có thể trồng các loại cây thức ăn gia súc. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng có thể tăng cường bón phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh ủ và trồng cây họ đậu vừa để cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc và cá trong ao.
Điều quan trọng là có những số liệu cụ thể về đất như quy mô, tính chất lý, hoá của đất, mực nước ngầm, độ dày tầng đất canh tác, loại đất… để làm cơ sở, cho việc lựa chọn hướng sản xuất chính trong hệ thống.
Đặc biệt chú ý: đất cát và đất than bùn không thích hợp cho ao vì có độ thấm cao, không giữ được nước trong ao.
5.2.2 Các yếu tố sản xuất
ª Vật nuôi, cây trồng : một mô hình trang trại (sinh thái) lý tưởng phải có 03 tầng sinh thái chủ lực: dưới nước, trên cạn và trên cao. Tuy nhiên, có những khu vực thổ nhưỡng mà nguồn nước bị thiếu hụt nên phải có sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Một số tiêu chí chọn thành phần trong mô hình gồm: sự phù hợp bản địa, tỷ suất lợi nhuận của thành phần, tính hoàn chỉnh của công nghệ nuôi trồng được chuyển giao, khả năng hỗ trợ mô hình của thành phần…
5.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
ª Cơ sở hạ tầng: gồm nhà kho, lưới điện, giao thông nội bộ, hệ thống tưới tiêu, hệ thống hàng rào an ninh, máy móc… Cơ sở hạ tầng làm nhiệm vụ cung cấp các điều kiện cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất trong mô hình. Một trang trại được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng sẽ vận hành tốt và cho năng suất cao. Công tác làm xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình thường rất tốn kém và phải được tính toán rất kỹ vì tính chất dài hạn của nó. Và cũng chính vì vậy nên trong cách làm trang trại sinh thái thường thấy thì việc quy hoạch cơ sở hạ tầng được làm sau và làm theo tiến độ, nghĩa là theo yêu cầu của sự phát sinh. Thực tế cách làm này rất tốn kém vì phải làm đi làm lại nhiều lần, lại thiếu hiệu quả lẫn thiếu tính định hướng. Cơ sở hạ tầng phải được đầu tư theo mục tiêu dài hạn quy hoạch ban đầu.
ª Nguồn nhân lực: phải được đào tạo kỹ thuật hoặc tay nghề, được tổ chức phân công, phân việc rõ ràng, được quản lý và giám sát, có tinh thần kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp… Việc đào tạo là cực kỳ cần thiết mà không tốn kém (thời gian, tiền bạc…) nhiều. Kinh nghiệm cho thấy người làm nông nghiệp chỉ có thể thành công khi họ thực sự yêu thích công việc đó. Và cũng không thể đòi hỏi một người làm tốt công việc nếu thực tế họ chỉ hiểu biết vấn đề trên phương diện lý thuyết hàn lâm mà thôi.
ª Dịch vụ khoa học kỹ thuật: là dịch vụ khuyến nông, đôi khi cả tiếp thị và cung cấp vật tư cần thiết cho sản xuất, dịch vụ thú ý, thuỷ lợi v.v..
Công nghệ ứng dụng: đđây là nhân tố đóng vai trò tạo sự khác biệt tích cực so với lối làm kinh tế nông nghiệp truyền thống. Nếu không tích hợp công nghệ ứng dụng (tin học, công nghệ sinh học, công nghệ quản lý…) thì không thể tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm và cho mô hình. Do vậy, công nghệ ứng dụng chính là một thành phần/ lực lượng không thể thiếu được trong xây dựng trang trại sinh thái.
5.3 Thiết kế xây dựng trang trại và lập kế hoạch quản lý trang trại
5.3.1 Xác định kiểu trang trại thích hợp với điều kiện địa phương
Từ đó xác định thành phần chính, phụ trong hệ thống, sản phẩm chính, sản phẩm phụ.
- Xác định vị trí của các thành phần trong hệ thống và phân bố đất đai cho quy hoạch tổng thể trang trại.
- Chọn giống cây, con vật nuôi thích hợp; khối lượng và chủng loại.
- Cần có bản đồ thiết kế chi tiết về vườn cây, chuồng trại, ao nuôi.
- Thời vụ gieo trồng, nuôi cá thích hợp.
- Lập kế hoạch mua cây con giống, vật tư, dụng cụ cần thiết cho thiết kế xây dựng hệ thống.
5.3.2 Hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trang trại
- Tuỳ thuộc vào quy mô trang trại, mà xây dựng hệ thống đường xá thích hợp. Hệ thống đường nối thông các khu sản xuất như vườn cây, ao cá, chuồng trại và nhà ở vừa tiện cho việc đi lại, vừa phải tiết kiệm đất.
- Hàng rào bảo vệ trang trại có thể là cây cối, lưới sắt tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nơi.
5.3.3 Xây dựng ao nuôi trồng thủy sản
- Kiểu và dạng ao phụ thuộc vào địa hình và quy mô sản xuất. Có thể là ao đơn hoặc một hệ thống ao nối liền nhau như ao chuỗi, ao song song…
- Độ sâu của ao: số lượng cá trong trong ao phụ thuốc vào diện tích mặt nước và chiều sâu của ao. Chiều sâu của ao giúp cá tránh ánh nắng và các loại chim bắt cá. Độ sâu của ao còn phụ thuộc vào loại ao như ao ươm cá, áo nuôi cá bố mẹ hay áo nuôi cá thịt.
- Về kích thước ao: tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất, loại cá nuôi và quỹ đất có sẵn. Ở Châu Âu, kích thước ao được quy định như sau:
Ao nhỏ <0.1 ha
Ao vừa 0.1 ha
Ao rộng vừa phải 1.0 ha
Ao rất rộng >5.0 ha
5.3.4 Xây dựng chuồng trại chăn nuôi
ª Vị trí: Chuồng trại chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê nên đặt cách xa vị trí nhà ở để bảo đảm vệ sinh. Nên chọn vị trí thích hợp trong trang trại để thiết kế xây dựng chuồng trại. Khi thiết kế xây dựng chuồng trại cần quy họch chỗ xây dựng hầm ủ phân sinh học (biogas), các công trình xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu là nước thải từ chuồng trại, hồ chứa nước rửa chuống hàng ngày. Chuồng phải thoáng, mát, hợp vệ sinh về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chuồng có hệ thống máng ăn, nước uống hợp lý tránh gây hoang phí và mùi hôi phát sinh từ thức ăn gia súc. Có nơi dành cho gia súc mới sinh tránh lây các bệnh truyền nhiễm từ các con vật trưởng thành.
ª Kích thước chuồng trại: Phụ thuộc vào số lượng vật nuôi và giống.
5.3.5 Hệ thống vườn cây
Sau khi tiến hành xây dựng cơ vản về hệ thống chuồng trại, ao cá thì tiến hành xây dựng vườn cây, gồm các công việc sau:
Phân chia lô thửa và vị trí trồng các loại cây trong trang trại. Cây trong trang trại được chia thành cây hàng năm và cây lâu năm.
Kế hoạch trồng xen, gối các loại cây khác nhau trong vườn.
Lên luống, đào hố trồng cây.
Chế độ canh tác từng loại cây trong trang trại.
5.4 Lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá, với cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp là: Công nghiệp 51%, Dịch vụ 46%, Nông nghiệp 3%. Với cơ cấu này, Đồng Nai sẽ tập trung vào những loại cây, con cho năng xuất cao và phẩm chất tốt.
Nền kinh tế nông nghiệp Đồng Nai nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng đang hướng tới sản xuất hàng hoá gắn với lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái, công nghiệp chế biến và đặc biệt phục vụ nhu cầu khu vực đô thị của tỉnh và toàn vùng kinh tế phía Nam. Trong thời gian tới Đồng Nai cũng sẽ hình thành các vùng sản xuất cây con tập trung có giá trị kinh tế cao từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông thôn bằng cách phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể. Do đó việc lựa chọn những giống cây trồng và vật nuôi chủ lực cho mô hình trang trại sinh thái là khâu quan trọng trong việc quy hoạch và xây dựng trang trại.
ª Cây trồng: Theo định hướng của tỉnh Đồng Nai thì phát triển các loại cây trồng chính theo 3 nhóm cây ngắn ngày, cây công nghiệp và cây ăn quả. Ở nhóm cây ngắn ngày, cây rau, cây hoa, kiểng bonsai được xác định tập trung phát triển. Đến năm 2010, ngoài những vùng trồng rau truyền thống trước đây, còn mở rộng diện tích gieo trồng tại Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất lên 14.000 ha theo hướng sản xuất an toàn và ứng dụng công nghệ cao; tổ chức sản xuất dưới hình thức tập thể để kiểm soát an toàn thực phẩm, thuận lợi tiêu thụ. Đối với cây, hoa và kiểng bonsai tập trung vào những chủng loại có khả năng tăng trưởng tốt như huệ, layơn, cúc, hoa giấy, vạn thọ, bonsai… Nhóm cây công nghiệp tập trung vào hai loại cây chính đạt giá trị xuất khẩu cao là điều và hồ tiêu. Các huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh, Xuân Lộc, Tân Phú, Trảng Bom là những địa phương có lợi thế điều kiện tự nhiên cho cây tiêu phát triển, phấn đấu đạt ổn định 8.000 ha. Những vùng đất xám bạc màu không chủ động được nước tưới như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Định Quán, Trảng Bom, Vĩnh Cửu rất phù hợp để phát triển cây điều. Diện tích cho loại cây này ổn định khoảng 35.000ha. Với kế hoạch 33.500 ha, nhóm cây ăn quả được tập trung phát triển những loại cây chôm chôm, sầu riêng, xoài cát Hoà Lộc, bưởi…Do vậy, trong mô hình trang trại sinh thái đề xuất xây dựng ở huyện Trảng Bom, chúng tôi đề xuất giống cây trồng cho trang trại là :
Cây ngắn ngày: Trồng rau theo hướng trồng rau sạch và an toàn để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, để đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Cây công nghiệp: Đầu tư phát triển diện tích điều và hồ tiêu.
Cây ăn quả: sẽ tập trung vào ưu thế điểu kiện tự nhiên của huyện, phát triển giống đặc sản của huyện là: chôm chôm và sầu riêng.
ª Vật nuôi: vật nuôi chủ lực mà ngành nông nghiệp hướng tới là tăng số lượng đàn heo, bò, gà dưới hình thức chức chăn nuôi theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái. Để cải thiện và nâng cao năng suất chất lượng đàn và tăng dần số lượng đàn bò lên 10.000 con vào năm 2010, Đồng Nai tiếp tục phát huy những tiềm năng vốn cố và triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ lưu giữ, cấy truyền phôi cho bò hướng cao sản thịt, sữa. Bên cạnh đó cũng ứng dụng công nghệ tinh đông viên, thụ tinh nhân tạo cho heo để dần nâng đàn heo đến năm 2010 là 1,5 triệu con.
Ngoài chú trọng phát triển đàn gà, còn tập trung khai thác hiệu quả diện tích mặt nước ao hồ, sông suối… để nuôi những chủng loại tôm,cá truyền thống như: tôm càng xanh, tôm sú, cá chép, cá tai tượng, cá rô phi, cá tra, cá diêu hồng…
Và giống vật nuôi chúng tôi lựa chọn cho trang trại là : nuôi heo tập trung và giống bò thịt và bò sữa.
5.5 Đề xuất mô hình trang trại sinh thái
Trong mô hình đề xuất của đồ án này, có 11 công trình gồm có:
Hàng rào bảo vệ trang trại và hành lang cây xanh
Nhà sinh hoạt của chủ trang trại và nhân công
Nhà bếp
Kho chứa vật liệu
Hệ thống hầm ủ khí sinh học biogas
Hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo
Hồ xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu là nước thải vệ sinh chuồng trại và tắm heo theo phương pháp sinh học
Các ao nuôi trồng thủy sản
Vườn trồng rau an toàn
Vườn trồng cây lâu năm
Khu vực canh tác cây ngắn ngày
ª Hàng rào bảo vệ trang trại và hành lang cây xanh: Hàng rào bảo vệ trang trại được xây dựng bằng kẽm lưới B40, nhằm phòng chống nạn mất trộm trong mùa thu hoạch, ngăn chặn súc vật thả rong vào trang trại gây ảnh hưởng đến vườn tược. Hành lang cây xanh, hạn chế được mùi hôi từ hệ thống chuồng trại, ngăn cản bụi và tạo cảnh quan sinh thái cho trang trại. Hành lang cây xanh có thể trồng các cây có tán rộng.
ª Nhà sinh hoạt của chủ trang trại và nhân công: Đây là nơi dùng để hội họp, sinh hoạt gia đình của chủ trang trại, cũng là nơi giao dịch với các mối lái thu mua nông sản, được thiết kế như nhà ở dân dụng.
ª Nhà bếp: được xây dựng cách biệt, trong nhà bếp hầu như khí đốt là khí biogas từ hầm ủ sinh học, việc xây dựng cách biệt với nhà sinh hoạt là do khí sinh học biogas có mùi khó chịu, và để thuận tiện trong việc đun nấu thức ăn cho gia súc.
ª Kho chứ vật liệu: được chia làm hai ngăn, một ngăn chứa thức ăn công nghiệp của heo và thuỷ sản, ngăn còn lại chứa phân bón, các loại thuốc BVTV. Hai ngăn cách biệt, hạn chế được sự nhiễm độc vào thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, còn có thêm nơi để sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch chưa đem tiêu thụ.
ª Hệ thống hầm ủ khí sinh học: nên đặt gần nhà bếp để tiết kiệm các vật liệu dẫn truyền, công trình khí sinh học nên có mái che để ngăn cản sự ngập nước vào mùa mưa. Có hệ thống dẫn nước sau khi ủ phân tích tụ vào vòi cho heo uống, theo nghiên cứu trong nước này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp heo sinh trưởng mạnh. Phân sau khi ủ được sử dụng trong việc trồng rau và cây ăn quả, cây ngắn hạn.
ª Hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo: được xây dựng kiên cố để sử dụng lâu dài, có các chuồng dành riêng cho heo nái đang chửa và heo con, có các biện pháp như rải vôi, hay xịt thuốc diệt trùng để heo con và heo nái tránh bị bệnh truyền nhiễm. Có hệ thống vòi uống nước để tránh sự lãng phí nước, cũng như chuồng trại được khô thoáng tránh ẩm ướt.
ª Hồ xử lý chất thải chăn nuôi: sử dụng hồ tuỳ nghi, để vi sinh vật trong nước thải chăn nuôi bị ôxy hoá một phần, ta sẽ trồng thêm bèo tấm, vì trong nước thải chăn nuôi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thích hợp cho bèo tấm phát triển. Bèo tấm một phần làm phân bón cho cây, một phần sử dụng làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi và nuôi trồng.
ª Các ao nuôi trồng thủy sản: được bố trí song song, có thể nuôi trồng các loại thuỷ sản khác nhau.
ª Vuờn trồng rau an toàn: được bao lưới xung quanh để hạn chế sự xâm nhập của sâu và rầy. Phân bón được sử dụng trong vườn chính là phân sau khi ủ biogas, tuyệt nhiên trong vườn rau an toàn là không sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học bị cấm sử dụng ở Việt Nam. Chỉ được dùng các loại thuốc hóa học ít độc hại và phân giải nhanh khi cần thiết, sử dụng đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly cho phép theo hướng dẫn của ngành BVTV. Nên sử dụng các loại thuốc vi sinh, thuốc có nguồn gốc thực vật.
ª Vườn trồng cây lâu năm: đối với cây lâu năm như cây đặc sản: chôm chôm, sầu riêng… công việc bón phân và chăm sóc được chú trọng nhất vào thời điểm ra hoa của cây, ta nên có các biện pháp như xịt thuốc được phép sự dụng của bộ nông nghiệp để hạn chế các dịch rầy nâu, rầy trắng, sâu cho cây giúp cây phát triển tốt trong mùa ra trái, có các biện pháp bảo vệ trái tránh như các loại động vật ăn quả như dơi…
ª Khu vực canh tác cây ngắn ngày: chủ yếu là khoai, cây họ đậu. Việc canh tác cây ngắn ngày một phần giúp ích trong việc làm thức ăn cho gia súc, cũng tăng thêm thu nhập cho trang trại. Việc luân canh cây ngắn ngày, như là cây họ đậu giúp việc cải thiện tốt đất trồng.
Ngoài các công trình chính thì hệ thống kênh dẫn và thoát nước vào các vườn cũng được xây dựng hợp lý để tránh ngập úng vào mùa mưa, khô hạn vào mùa nắng.
Bản vẽ sơ đồ mô hình trang trại
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LCA CHO CÁC NÔNG SẢN ĐƯỢC NUÔI TRỒNG Ở TRANG TRẠI
6.1 Ý nghĩa của việc đánh giá LCA cho nông sản của trang trại
- Ngày 7-11-2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (tổ chức mậu dịch thế giới), đây là bước khởi đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo.
- Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo.
- Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những vụ kiện vô lý như là cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ.
- Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo. Thế nhưng khả năng chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm đang là một quá trình chậm chạp, khó khăn.
- Không chỉ nông sản mà cả ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại rất là thấp, cụ thể như là năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm chăn nuôi thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh thấp hơn so với cạnh tranh quốc tế.
- Do đó việc đánh giá vòng đời sản phẩm LCA của nông sản trước khi xuất xưởng là một khâu rất quan trọng. Nó đánh giá được chất lượng nông sản, và đây là thủ tục cơ bản để nông sản Việt Nam bước vào thị trường thế giới, để khẳng định thế mạnh về nông sản Việt Nam.Từ đó, chúng ta phát huy thế mạnh thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
6.2 Áp dụng LCA cho nông sản của trang trại
6.2.1 Cây trồng
Đối tượng được ứng dụng trong mô hình trang trại sinh thái là sản xuất rau an toàn.
Vòng đời sản phẩm của cây rau là :
Làm đất
Gieo cấy
Chăm sóc
Thu họach
Vận chuyển – tiêu thụ
Thải bỏ
Đề tài của chúng tôi chỉ dừng ở mô hình trang trại sinh thái, nên việc đánh giá vòng đời sản phẩm LCA cho nông sản của trang trại chỉ dừng ở bước thu họach. Còn bước vận chuyển và tiêu thụ thì sẽ được các daonh nghiệp thu mua quản lý.
ª Làm đất
Trước khi gieo trồng, hầu hết các người trồng rau đã cáy một lần để có một lớp đất tơi xốp trên bề mặt. Sau đó, đất được vét thành liếp tùy theo nhu cầu sản xuất mà liếp rau lớn hay nhỏ, thông thường để thuận tiện cho gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch thì 1 liếp rau thường có chiều ngang 1-1.2 m, chiều dài tùy diện tích dất trồng mà chia ra. Các liếp rau thường cách xa nhau từ 0.2m đến 0.3m. Kỹ thuật chủ yếu trong vét hàng là dùng cuốc xới đất cho tơ xốp cán nhuyễn. Sau đó bón lót 1 lớp phân chuồng hay vôi để rửa đất diệt côn trùng, ngăn ngừa mầm bệnh và làm tăng chất lượng đất.
Sau khi vào sản xuất hầu hết công việc làm đất được nhẹ nhàng hơn nhiều. Sau một vụ thu hoạch chỉ xới đất vét lại hàng sơ qua và hòa chung vào lớp đất này 1 lượng phân thích hợp để cấy rau phát triển để lên. Ngoài ra còn sử dụng thêm thuốc diệt kiến và côn trùng.
ª Gieo trồng
Sau khi đã chọn giống thích hợp. giống được gieo xuống đất bằng cách :
Đất sau khi làm xong được phơi nắng 3 đến 4 ngày sau đó tưới nhẹ một lớp nước để tạo độ ẩm trong đất. Bón lót một lớp phân mỏng thường sử dụng các phân chuồng, phân hóa học, bánh dầu, phân vi sinh …
Sau khi bón lót xong, hạt giống được trộn chung với cát rồi gieo xuống từng liếp. Sau đó rải lên liếp 1 lớp tro để dằn hạt xuống và thường xuyên tưới sương lớp nước giữ ẩm cho đất. Khoảng 20 ngày, hạt cây nảy mầm và lên cây con, số cây con này được chọn theo tiêu chuẩn khỏe, mập để cấy xuống những liếp khác.
ª Chăm sóc
Giai đoạn chăm sóc, cây từng ngày được lớn lên, sinh trưởng và phát triển. Trong giai đoạn này, cây thường trải qua các quy trình sau :
Làm cỏ
Xịt thuốc
Bón phân
Tưới nước
Đây là giai đoạn trưởng chính của cây trồng, do đó trong công tác chăm sóc được kết hợp nhiều hình thức khác nhau.
Làm cỏ, giúp cây cỏ đủ chất dinh dưỡng từ đất, và có đủ diện tích để sinh trưởng phát triển.
Xịt thuốc, kích thích sự tăng trưởng của cây, giúp cây phát huy hết tiềm năng của sự tăng trưởng. Đồng thời diệt sâu bọ gây hại đến sự tăng trưởng của cây.
Bón phân, tăng cường chất dinh dưỡng cho đất cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất cho cây . Đây cũng là một hình thức kích thích giúp cây tăng trưởng phát triển.
Tưới nước, là công việc hằng ngày phải được thực hiện khi trồng cây. Nước cung cấp nước, tạo độ ẩm, pH cho đất, cung cấp nước và môi trường thích hợp cho cây phát triển. Đồng thời nước còn giúp cây vận chuyển các khoáng chất và chất dinh dưỡng nuôi cây.
Những cách thức sử dụng thuốc BVTV sai thường gặp :
Sử dụng các lọai thuốc BVTV đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng, do không biết hoặc muốn hiệu quả diệt sâu cao, bảo vệ mùa màng.
Lạm dụng thuốc theo đúng nghĩa dùng qua 1nhiều đợt phun cho một vụ rau quả, thường xuyên ở nồng độ cao hơn nhiều so với hướng dẫn ghi trên nhãn.
Không đảm bảo thời gian cách ly kể từ khi phun lần cuối đến khi thu hái sản phẩm vì muốn kịp phiên chợ để bán rau hoặc cần ăn ngay.
Sự thiếu thông tin, kiến thức về độc tính và cách sử dụng thuốc BVTV và những lợi ích trước mắt.
Bảng 13 : So sánh kỹ thuật dùng thuốc trên RAT và RKAT
Sâu bệnh
Số hộ sử dụng thuốc
Số lần phun
Loại thuốc
RAT
RKAT
RAT
RKAT
Sâu da láng
( sâu xanh)
Sâu tơ
Sâu đo
Côn trùng
Bọ trĩ
Đóm lá
Rỉ sắt
Nấm
Thối nhũng
Kiến
Cỏ
Bioxin
Tập kỳ
Atabron
Sec SG
Netoxin
Regent
Bioxin
Sec SG
Netoxin
Bioxin
Sec SG
Netoxin
Sec SG
Tribodan
Loran
Admire
Vicarben
Ridomin
An vil
Carbenzim
Topsin 50 WP
Loran
Vicarben
Furadan
Lasso
8
1
4
3
3
4
8
3
3
8
3
3
11
1
5
8
5
5
8
2
0
9
1
11
9
4
2
6
2
1
7
4
2
1
4
2
1
2
1
4
9
2
4
9
0
6
10
5
10
11
1-2
2-3
2-3
2-3
2-3
2-3
2-3
2-3
1-2
1-2
2-3
1-2
1-2
1-2
1-2
1-3
1-2
1-2
2-3
2-3
1-2
1-2
1
1
1
3-5
3-6
4-6
3-4
4-5
3-6
3-4
2-3
1-3
2-3
3-4
3-5
3-5
3-5
3-4
3-5
3-5
3-4
2-5
0
3-5
3-4
1
1
1-2
(Nguồn www.vnexpress.net)
Qua điều tra, phần đông nông dân sử dụng thuốc theo cảm tính, khi nào có sâu thì phun. Liều lượng phun tùy thuộc vào tình hình sâu bệnh và kinh nghiệm. Nông dân không được hướng dẫn cụ thể và huấn luyên về cách sử dụng thuốc. Một số nông dân giao việc chọn thuốc cho người bán. Họ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không hiểu gì về tác dụng, trách nhiệm thuộc về người bán, phải đoán đúng loại sâu để bán đúng loại thuốc. một số nông dân còn sử dụng thuốc ấm do có giá thành rẻ mà tác dụng nhanh. Nông dân thường phun thuốc sáng sớm hoặc chiều tối.
Một số loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng : Tập kỳ, Dipel, Selecron 500 EC, Ammate, Abemectin, topsin, Atazron, Trebon, Sherpa, Padan …
Các loại phân vô cơ hay phân hóa học thường được sử dụng
Phân đạm : loại phân vô cơ chứa N dưới dạng Ammonium (NH4+) hoặc nitrat (NO3-). Đặc diểm chung của lọai phân này là những tinh thể trắng, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm, nên dễ chảy ngòai không khí. Các lọai phân đạm thường gặp là :
Đạm Sulphat (NH4)2SO4 (SA) : có màu trắng, kết tinh.
Đạm chlorur (NH4Cl) : dạng bột trắng, kết tinh, rất dễ tan trong nước.
Đạm nitrat (NH4NO3) : dạng muối kết tinh trắng, rất dễ tan, dễ chảy nước, hay bị đóng cục.
Urea CO(NH2)2 : dạng tinh thể màu trắng, không mùi, dễ chảy nước.
Phân lân : lọai phân vô cơ dạng muối phosphat đặc trưng bởi thành phần P2O5, thường gặp là :
Super phosphat đơn : thành phần hóa học chính là Monocalciphosphat Ca(H2PO4)2 có dạng bột màu xám, có tính acid, dễ tan trong nước.
Super phosphat kép : dạng hạt trong những hạt nhựa, dễ tan trong nước.
Phân lân nung chảy : có dạng bộ màu trắng xanh, không mùi vị, không tan trong nước, có tính kiềm nhẹ.
Phân kali : chủ yếu thường gặp là :
Kali chlorur (KCL) : có màu trắng, vị mặn.
Kali Sulphat (K2SO4) : dạng bột màu trắng, vị hơi đắng, ít chảy nước.
Hiện nay thông dụng là các loại phân bón vô cơ tổng hợp như : DAP, NPK,…
ª Thu họach:
Sau một thời gian tăng trưởng và phát triển, tùy từng loại rau mà ta có thời gian thu hoạch nhất định.
Ví dụ :
Chủng loại
Cải
Xà lách
Rau đay
Thời gian
( ngày)
35
40
30
(Nguồn www.vnexpress.net)
Chủng loại
Rau dền
Rau mồng tơi
Rau muống
Thời gian
( ngày)
30
24
35
(Nguồn www.vnexpress.net)
Tùy thuộc vào diện tích trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc mà sản lượng từng loại rau được thu hoạch khác nhau.
Và công tác này cũng được tiến hành tương tự cho cây ăn quả và cây công nghiệp.
6.2.2 Vật nuôi
Đối với gia súc, thì điển hình là heo. Quy trình nuôi heo gồm các giai đọan sau:
Xây dựng chuồng trại
Nhập con giống
Chăm sóc và tăng trưởng
Xuất xưởng
Xây dựng chuồng trại
Đối với mô hình trang trại thì số lượng vật nuôi , điển hình như là heo thì không ngừng ở số lượng hàng chục con, mà lên cả hàng trăm hay hàng ngàn con. Nên vấn đề xây dựng chuồng trại không phải là không quan trọng, chính việc bố trí chuồng trại và vệ sinh cho chuồng trại ảnh hưởng đến chất lượng vật nuôi.
Khi số lượng heo lớn thì ta nên làm chuồng hai dãy, còn gọi là chuồng hai mái. Kiểu chuồng này có hai dãy đâu mặt vào nhau, giữa có một hành lang rộng khoảng 2m xuyên suốt dọc theo chiuều dài của hai dãy chuồng để làm lối qua lại hầu dễ dàng trong việc chuyển vận thức ăn hàng ngày cho heo, đồng thời tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh chuồng trại. Phía sau hai dãy chuồng cũng có hành lang hẹp, tiếp giáp với sân nắng để hằng ngày thả heo ra đó vận động.
Kiểu chuồng hai mái do mặt tiền của hai dãy đâu mặt vào nhau nên phía hậu của một dãy được quay về hướng tốt là đông hay đông nam, vá mặt hậu dãy kia phải hướng về phía tây hay tây bắc, vừa nóng vừa lạnh. Do đó, dãy có mặt hậu hướng về phía tây hay tây bắc cần có cây cao bóng cả toả bóng mát che phủ để ngăn cản nắng chiều rọi vào chuồng, và có rèm sáo phủ kín cửa ngõ trong mùa lạnh giá và mưa bão, như vậy heo mới sinh trưởng tốt.
Mỗi dãy chuồng cũng được chia ra nhiều ngăn và mỗi ngăn cần trổ hai cửa: cửa mặt tiền để nhân công tiện ra vào khi cần, và cửa mặt hậu để lùa heo ra sân phơi nắng.
Vật liệu xây dựng chuồng trại: việc chăn nuôi trong trang trại là một việc làm mang tính lâu dài và áp dụng các kỹ thuật nhằm đạt năng suất tốt nhất. Do đó, chúng ta nên làm chuồng với vật liệu đắt tiền, như vậy mới bền chắc, sử dụng được về lâu về dài lại dễ quét dọn hợp vệ sinh.
Môi trường chăn nuôi không hợp vệ sinh gây nên bệnh giun sán ở động vật cũng như người lao động trực tiếp tăng gia sản xuất.
Mái chuồng nên lợp bằng tôn lạnh, hoặc ngói. Mái cần có độ dốc cần thiết để tránh dột, và phải cao hơn 3m so với mặt nền chuồng như vậy mới tại được sự thông thoáng, mát mẻ. Chuồng mà ngột ngạt, nóng bức sẽ gây hại cho sức khoẻ của vật nuôi.
Vách chuồng nên xây dựng bằng gạch, tô ximăng kỹ và quét vôi 6 tháng 1 lần để sát trùng mới tốt. Tùy theo khí hậu mỗi vùng mà vách chuồng có thể xây cao lên tận mái để ngăn ngừa gió lạnh bên ngoài tràn vào, hoặc tường vách chỉ xây lưng chừng, để trống phần trên cho mát mẻ trong mùa nắng (trong mùa mưa bão mới treo rèm, bạt…). Hai đầu nên có cửa chống để giúp không khí trong chuồng được thông thoáng hơn vào ban ngày, và chỉ khi cần thiết, như vào ban đêm thời tiết trở lạnh mới sập cửa chống xuống.
Vách ngăn giữa hai chuồng liên kế nhau cũng nên xây gạch, tô ximăng kỹ, như vậy mới chống giữ sự cọ xát và cắn phá của heo. Chỉ có vách gạch mới giúp ta giữ vệ sinh chuồng trại dễ dàng mỗi khi xịt rửa… Vách ngăn chuồng có thể xây cao 1m hay 1.2m tuỳ theo heo nuôi có kích thướt lớn hay nhỏ.
Nền chuồng nên tráng ximăng, tốt nhất là đổ bêtông, như vậy mới đủ sức chịu đựng sự ủi phá của heo. Nền chuồng cần có độ nhám cần thiết để heo khỏi trượt ngã gây thương tật, nhất là ở chuồng heo nái, và phải có độ dốc cần thiết để nước rửa chuồng và nước tắm heo không đọng vũng lại mà trôi tuột hết xuống mương rãnh phía sau. Nên chuống càng khô ráo, càng sạch sẽ , heo nuôi càng khoẻ mạnh.
Cần ngăn chuồng riêng biệt cho heo nái đang chửa, heo nái đáng nuôi con, và heo thịt...
Nhập con giống
Khi thành lập trang trại, chúng ta cần chú ý đến việc nhập nguồn giống đầu vào. Đối với giống vật nuôi, cần liên hệ với trạm khuyến nông địa phương để biết rõ về nguồn gốc xuất xứ. Theo xu hướng hiện nay, các trang trại đều chọn các giống heo hướng nạc vì trong mỡ động vật nói chung, mỡ heo nói riêng chứa nhiều choesterol gây hại cho sức khoẻ nên không như thị trường ưa dùng như trước.
Cần có một cái bảng để theo dõi số lượng heo giống nhập vào, nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm sinh trưởng để có sự chăm sóc tốt nhất. (Có thể tham khảo theo mẫu bảng sau)
Bảng 14 : Bảng theo dõi quá trình nhập giống heo trong trang trại
STT
Giống heo
Số lượng
Ngày nhập
Đặc điểm sinh trưởng
¶ Chăm sóc và tăng trưởng
Thành phần thức ăn cần thiết để nuôi heo bao gồm các chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin. Thức ăn mà thiếu một trong các thành phần trên trong nhiều ngày liền sẽ ảnh hưởng xấu đến sức tăng trọng của heo.
Chất bột đường cần thiết cho sự sinh trưởng của heo. Thức ăn nuôi heo mà thiếu chất bột đường trầm trọng heo sẽ không được cung cấp đủ nhiệt lượng và nhiệt năng, từ đó dẫn đến việc heo con, heo lứa thường mắc chứng cảm lạnh, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu nên dễ mắc nhiều thứ tật bệnh. Heo mẹ ăn thiếu chất bột đường sẽ bị chứng viêm vú do cơ thể không đồng hoá được chất đạm thành sữa. Chất bột đuờng có trong gạo, tấm gạo; cám gạo; bột bắp vàng; khoai lang; khoai mì.
Chất đạm đóng vai trò rất quan trọng, nên không thể thiếu được. Nếu thức ăn thiếu chất đạm, các tế bào của tất cả các cơ quan trọng cơ thể heo sẽ không được nuôi dưỡng và tu bổ đúng mức nên cơ thể heo suy yếu dần, dẫn đến ốm đau rồi chết. Chất đạm do thực phẩm cung cấp cho heo hàng ngày đã góp phần tạo ra xương, thịt, da, lông, máu huyết nhờ đó mà heo sinh trưởng tốt và tăng trọng nhanh. C1o hai nguồn đạm chính đó là đạm thực vật và đạm động vật. Chất đạm có trong bột cá; bột thịt; bột sữa; bánh dầu phộng; bánh dầu dừa; đậu xanh, đậu nành.
Chất béo trong thực phẩm nuôi heo cung cấp hiệt lượng và nhiệt năng giúp heo sống sởn sơ và mập mạnh. Thế nhưng không nên cho heo ăn nhiều chất béo, nhất là heo thịt, vì nếu dư dùng heo sẽ mập mỡ và có thể bị bệnh tiêu chảy.
Chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự dinh dưỡng của heo như kiến tạo và bảo vệ các tế bào, như giúp cơ thể heo đồng hoá chất bột đường, chất đạm và chất béo. Vì vậy nếu thiếu khoáng thì các cơ quan đều bị suy nhược, năng suất thịt sữa cũng bị giám và mất dần năng lực đề kháng…Nếu thiếu khoáng chất thì cho dù heo có ăn đầy đủ các chất bột đường, đạm, chất béo đi nữa thì cũng vô ích vì những chất này không được đồng hoá. Do đó, nếu để tình trạng thiếu khoáng kéo dài thì heo sẽ suy nhược dần và bệnh tật sẽ có cơ hội tốt để xâm nhập vào cơ thể. Chất khoáng gồm chất vôi; chất photpho; muối; và các chất khoáng vi lượng.
Vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của heo, có nhiều trong rau xanh. Các vitamin cần thiết là vitamin A; B; D; E.
Thức ăn hỗn hợp được chế biến sẵn: đây là nguồn thực phẩm đáng tin cậy và tiện lợi tuy nhiên nếu chỉ sử dụng một loại thức ăn này sẽ tốn một chi phí đáng kể.
Heo uống rất nhiều nước, nhất là trong mùa nắng hạn. heo con vừa lẻ bầy uống từ 1 đến 2 lít mỗi ngày. Loại heo lứa 40-50 kg thì uống khoảng 5 lít mỗi ngày. Heo từ 100 kg trở lên uống từ 7-10 lít. Nên có hệ thống vòi tự động cho heo uống nước nhằm không làm hoang phí nuớc, mặt khác còn đảm bảo vệ sinh chuồng trại không bị nước làm hôi ẩm.
Chúng ta nên lập một bảng để theo dõi thức ăn hàng ngày của đàn heo, nhằm mục đích kiểm tra chất lượng thức ăn, thành phần thức ăn hay dự đoán được khả năng có thể mắc bệnh ở heo và cân bằng dinh dưỡng cho heo một cách hợp lý.
Bảng 15: Bảng theo dõi thức ăn hàng ngảy của heo
NGÀY
LOẠI THỨC ĂN
THÀNH PHẦN
NGUỒN NƯỚC UỐNG
GHI CHÚ
Vệ sinh chuồng trại: 2 lần một ngày, nhằm tránh gây mùi hôi do thành phần chất thải trong phân heo lên men phân huỷ.
Chăm sóc heo: xây dựng sân nắng bên cạnh chuồng, cho heo ra phơi nắng độ từ 8h đến 10 h mỗi ngày, vừa vận động vừa phơi nắng giúp tổng hợp được vitamin D và tạo nên sự năng động ở heo.
Trong qua trình sinh sản: nên theo dõi kỹ từng con heo nái đến ngày sinh sản, có phương pháp đỡ đẻ heo con tốt tránh gây hiện tượng heo con chết sau khi sinh. Heo con sau khi sinh được cho ở một chuồng khác và các phương pháp khử trùng tránh được các bệnh truyền nhiễm do heo con mới sinh có sức đề kháng yếu.
Phòng và trị bệnh cho heo: nên tiêm phòng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm do cực vi trùng và vi khuẩn gây ra như bệnh dịch tả, bệnh toi, bệnh lở mồm long móng… Tạo một môi trường sống cho heo thật tốt như vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thoáng mát, sách sẽ, khẩu phần ăn có thành phần dinh dưỡng hợp lý để giúp chúng tăng sức đề kháng, lướt qua một số bệnh tật thông thường. Các người quản lý trang trại phải thường xuyên truy cập các thông tin mới nhất về cách phòng và trị bệnh cho heo để có thể có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời nếu dịch bệnh xảy ra.
¶ Xuất xưởng
Đến một trọng lượng cần thiết, thì đàn heo đạt yêu cầu xuất xưởng ra thị trường. Với sự theo dõi chặt chẽ từ khâu nhập giống đến khâu chăm sóc, giá trị kinh tế của heo được nâng lên đáng kể, và trang trại sẽ là một nhà cung cấp đáng tin cậy cho người tiêu dùng.
Bảng 16: Bảng theo dõi quá trình xuất xưởng heo
STT
GIỐNG HEO
SỐ LƯỢNG
(CON)
TRỌNG LƯỢNG TRUNG BÌNH (Kg/ con)
NGÀY XUẤT XƯỞNG
TÌNH TRẠNG SINH TRƯỞNG
GHI CHÚ
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
7.1 Kết luận
Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 100.000 trang trại với quy mô lớn nhỏ thu hút hơn 20 triệu lao động Việt Nam. Loại hình kinh tế mới này đã huy động được nguồn nhân lực, vốn, vật tư để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân. Bên cạnh những lợi ích từ hoạt động kinh tế trang trại đem lại thì trong quá trình hình thành và phát triển các loại hình hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng đã và đang tác động xấu đến môi trường. Các vấn đề ô nhiễm ôi trường từ các trang trại chăn nuôi chủ yếu từ phân rác của gia súc gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, đất, nước và đặc biệt là sức khoẻ con người. Các trang trại nuôi trồng thủy sản thì tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn do lấy đất làm ao nuôi tôm, cá làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật và gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Qua đồ án chúng tôi khảo sát được rằng hiện nay trên toàn Huyện Trảng Bom theo số liệu khảo sát có hơn 410 trang trại với các loại hình trồng trọt và chăn nuôi khác nhau, và rút ra được những vần đề sau:
Loại hình hoạt động kinh tế trang trại của địa phương ngày càng được phát triển và mở rộng, vì điều kiện tự nhiên của huyện rất thích hợp với mô hình kinh tế trang trại.
Hầu hết các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ nông dân sản xuất khác. Có những trang trại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng, kinh tế trang trại đã cải thiện được một phần đời sồng tinh thần cho nhiều hộ trang trại và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Chỉ một số ít trang trại sản xuất kinh doanh không hiệu quả là do giá cả thị trường chi phối.
Kinh tế trang trại đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nông dân và lao động xã hội, tăng thu nhập.
Kinh tế trang trại đã thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Các trang trại đã tích cực đi đầu hương ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, khai phá đất hoang, đất mặt nước để đưa vào sử dụng.
Nhìn chung, mô hình trang trại đang là phương thức sản xuất kinh doanh điển hình đối với người dân nông thôn địa phương, là loại hình làm ăn hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Song, bước đầu vẫn còn những tồn tại đối với các trang trại như sau:
Vấn đề về môi trường trong trang trại đang có nguy cơ bùng nổ nghiêm trọng, việc lạm dụng quá mức các loại thuốc BVTV, phân bón hoá học gây suy thoái nghiêm trọng cho môi trường đất canh tác và môi trường nước.
Các trang trại hoạt động chăn nuôi gây ảnh hưởng không nhỏ đến các môi trường thành phần do chất thải chăn nuôi và mùi hôi phát sinh trong quá trình phân huỷ chất thải.
Trình độ học vấn của người nông dân còn thấp nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp còn yếu kém và hạn chế. Nhận thức của họ về vấn đề môi trường chưa cao nên việc áp dụng các mô hình trang trại nhằm giảm thải lượng chất thải như VAC còn dừng ở mức độ thấp.
7.2 Kiến nghị
7.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Hy vọng trong một tương lai gần, các cơ quan quản lý trang trại có thể áp dụng mô hình trang trại sinh thái này nhằm cải thiện về mặt môi trường cho nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
Trang trại sinh thái phát triển đến một mức ổn định. Chúng ta có thể phát triển một loại hình du lịch mới dựa trên nền tản trang trại sinh thái đó là du lịch sinh thái. Đây là một loại hình du lịch mới đấy tiềm năng phát triển, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo một hướng bền vững.
Đây là những hướng phát triển kinh tế tích cực, góp phần thúc đầy kinh tế khu vự nông thôn phát triển, xoá bỏ sự chênh lệch đối với nông thôn và thành thị trong các mặt.
Các cơ quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nhằm giới thiệu các mô hình kinh tế trang trại đa dạng thích hợp với điều kiện địa phương để người nông dân có thể chọn lựa một hướng phát triển tích cực trong hoạt động kinh tế trang trại.
Nâng cao trình độ văn hoá của người nông dân, để họ có thể dễ dàng tiếp thu những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp.
7.2.2 Đối với người nông dân
Người nông dân không chỉ học hỏi và tìm tòi hướng đi mới trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, mà người nông dân còn phải chủ động trong việc sáng tạo ra những mô hình kinh tế trang trại khác phù hợp với điều kiện địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra ý thức của người nông dân trong việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng, một khi ý thức được nâng cao thì việc áp dụng những mô hình trang trại thân thiện với môi trường rất dễ.