LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình sinh sống và phát triển của con người trong một khu vực không tránh khỏi tác động vào môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Thị xã Đồng Xoài là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bình Phước, từ ngày thành lập cho đến nay thị xã Đồng Xoài có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dần sang công nghiệp-dịch vụ, hệ thống giao thông phát triển tạo nên bộ mặt mới của một tỉnh. Đồng Xoài là vùng kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh Bình Phước. Có quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã nối liền các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng để giao thương về kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu đô thị lớn trong cả nước. Ngoài ra, từ Đồng Xoài, có thể di chuyển dễ dàng đến các vùng kinh tế phát triển nhanh chóng như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và sang nước bạn Campuchia.
Thực tế là trong những năm trở lại đây, thị xã Đồng Xoài có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị. Nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), trong khi nhóm ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (<20%). Đồng Xoài được xếp vào đô thị loại IV, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí càng cao. Tuy Đồng Xoài chiếm diện tích khá nhỏ trong tổng diện tích tỉnh Bình Phước (khoảng 2%), nhưng lại có dân số chiếm 8,5% dân số tỉnh Bình Phước. Mật độ dân số đạt hơn 400 người/km2, gấp hơn 3 lần trung bình của tỉnh. Với một mật độ tập trung dân số cao trong một khu vực nhỏ, lại càng đặt ra vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh gây ô nhiễm, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
Thị xã Đồng Xoài, bên cạnh mật độ dân số lớn, còn tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp. Theo khảo sát, thị xã Đồng Xoài sẽ có 3-4 KCN và gần 300 cơ sở hoạt động sản xuất. Điều này tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nếu không có một biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, theo quy hoạch phát triển kinh tế của Đồng Xoài trong những năm sắp tới, công nghiệp-dịch vụ vẫn là nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Đặc biệt, Bình Phước nói chung và Đồng Xoài nói riêng, có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn, nổi bật là tiêu, điều, cao su. Việc phát triển các loại cây công nghiệp này, chắc chắn kéo theo trong tương lai, các nhóm ngành chế biến và sản xuất có liên quan.
Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước (2005-2009) thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Công tác bảo vệ môi trường không khí, cần được thực hiện tức thời và định hướng trong một thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường không khí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” là rất thiết thực và có ý nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Ngoài nước
Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ phát triển kinh kế và khoa học công nghệ của các nước đã làm cho môi trường không khí toàn cầu bị ảnh hưởng khá mạnh mẽ. Đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai hạn hán ở một số nước (Philipin, Thái Lan, Mỹ ), vấn đề mưa axít, suy giảm tầng ôzôn Để khắc phục hậu quả này các nước trên thế giới đã cùng nhau vạch ra những kế hoạch thực thi để bảo vệ môi trường không khí.
Tại hội nghị liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế (2003), các quốc gia đã cùng thống nhất đi đến một kế hoạch chung là hướng đến phát triển môi trường bền vững, trong đó có môi trường không khí. Trong 158 nước tham gia vào hội nghị này thì có 84 nước (chiếm 54%) đã đề ra cho mình ít nhất một kế hoạch môi trường không khí, một tỉ lệ lớn hơn nhiều so với 3 năm trước đó. [2]
Theo chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có được một môi trường không khí bền vững không chỉ là mối quan tâm của riêng quốc gia nào mà còn là mối quan tâm đặc biệt của quốc tế. Bằng việc chú ý và kết hợp các nhân tố môi trường với quá trình thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và các chiến lược kinh tế, nhiều quốc gia sẽ đạt được những thành tựu lớn. [2]
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khuyến cáo một môi trường khỏe mạnh và bền vững (trong đó có môi trường không khí) là một tài sản vô giá của quốc gia và khi nó bị xâm hại, những người nghèo nhất chính là những người hứng chịu nhiều nhất. [2]
Cũng theo UNDP điều cần nhất là các quốc gia phải đề ra nguyên tắc chung về môi trường bền vững mà môi trường không khí là thành phần quan trọng,và rồi lập kế hoạch phát triển kinh tế dựa vào các điều kiện tự nhiên của bản thân đất nước họ. [2]
Dựa vào những kế hoạch của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng trên thế giới là kinh nghiệm và cơ sở khoa học bổ ích cho việc tiếp cận và lập ra các biện pháp kiểm soát môi trường không khí phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế của từng quốc gia, từng địa phương.
2.2 Trong nước
Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí và Quy hoạch môi trường không khí ở Việt Nam đang là hai chương trình phát triển được các Bộ, ngành quan tâm, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường , thu hút được nhiều sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ và nhiều các cá nhân đầu tư công sức nghiên cứu. Trong đó, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường không khí là một hành động cụ thể bám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra nhằm hạn chế tối đa những rủi ro của môi trường không khí và đảm bảo phát triển bền vững.
Trong thời gian qua Cục Môi trường và một số địa phương đã đầu tư nghiên cứu kế hoạch môi trường (trong đó có môi trường không khí) và cả phương pháp áp dụng cho các dự án cụ thể. Các cơ quan quản lý môi trường cấp cao nhất của nước ta cũng nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp cụ thể trong công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thể hiện thông qua các văn bản pháp quy về môi trường được ban hành: Chiến lược bảo tồn quốc gia năm (1996), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 (1991), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường giai đoạn 1996-2000 (1995), Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005, kế hoạch hành động đa dạng sinh học (1995), Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010 Hiện nay, theo quan điểm của các nhà làm công tác bảo vệ môi trường của nước ta, các ưu tiên về môi trường không khí phải được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành và địa phương. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên được xem là những tiêu chí để xác định các ưu tiên phát triển quốc gia và sẽ là những chính sách bao trùm trong chiến lược GEF (Quỹ Môi Trường thế giới). Các chính sách then chốt trong các kế hoạch phát triển tài nguyên của các ngành hiện tại thể hiện các ưu tiên và cam kết của chính phủ theo các nguyên tắc của GEF.
Hiện nay, một số thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nói chung và bước đầu đã đi vào thực hiện sơ bộ các dự án. Các thị xã, huyện đang đầu tư phát triển thành đô thị hiện đại văn minh cũng bước đầu tiến hành thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí) như huyện Đức Phổ tỉnh Quãng Ngãi và một số huyện, thị khác trong cả nước. [2]
Đối với các địa phương khác, vấn đề hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường nói chung đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đặt mục tiêu phát triển thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số địa phương khác đã xây dựng các biện pháp cũng như chiến lược bảo vệ môi trường không khí từ cấp huyện đến tỉnh. Hiện nay, các biện pháp đó đang được triển khai và phát huy tác dụng khá tốt trong công tác bảo vệ môi trường không khí.
Ở Bình Phước, vấn đề bảo vệ môi trường không khí đã được nhắc đến trong rất nhiều chương trình, hội thảo, dự án như “Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, “ Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước (2005-2009). Trong báo cáo hiện trạng môi trường của toàn tỉnh Bình Phước, khu vực thị xã Đồng Xoài được đề cập chỉ mang tính khái quát về hiện trạng môi trường không khí, đề ra biện pháp chung để kiểm soát ô nhiễm môi trường, chưa cụ thể ở từng môi trường trên địa bàn của toàn thị xã Đồng Xoài.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài.
- Đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày dựa trên kết quả khảo sát thực địa, xác định các cơ sở sản xuất và phân chia thành nhóm ngành; các trục giao thông chính, khu vực dịch vụ có tiềm năng gây ô nhiễm không khí. Tiến hành lấy mẫu và phân tích khí thải. Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí hiện tại.
- Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh, hoạt động công nghiệp đến năm 2020.
- Xác định các vấn đề ưu tiên thực hiện bảo vệ môi trường không khí:
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2015.
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2016-2020.
- Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu.
- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến nguồn phát sinh ô nhiễm không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong các khu công nghiệp của thị xã Đồng Xoài.
- Xử lý các số liệu thống kê đã thu thập được, các kết quả phân tích mẫu.
- Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quan đến vấn đề môi trường không khí.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
Đánh gía được hiện trạng môi trường không khí thời điểm hiện tại, tìm ra các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Đồng Xoài từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về thị xã Đồng Xoài
Chương II: Hiện trạng môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương III: Dự báo ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương IV: Đề xuất biện pháp kiểm soát môi trường không khí thị xã Đồng Xoài nói riêng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
142 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Luật bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt hoặc xác nhận. Như vậy, đối với một dự án đầu tư, trước khi được xem xét, cấp phép đầu tư đều đã được đánh giá, cân nhắc rất kỹ về mặt môi trường, trong đó có đánh giá tác động của hoạt động xây dựng và hoạt động phát thải khí thải của các công đoạn sản xuất của từng ngành nghề sản xuất cụ thể. Còn đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động cần phải thực hiện việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ để đành giá mức độ và khả năng gây ô nhiễm môi trường (trong đó có môi trường không khí).
- Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nằm trong các khu dân cư, đô thị thuộc đối tượng phải di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo các tiêu chí mà UBND tỉnh đề ra. Để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất nhanh chóng ổn định sản xuất và đạt được mục tiêu đề ra, UBND thị xã phải có các chính sách hỗ trợ di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nằm trong các khu dân cư, đô thị. Theo đó, các cơ sở nằm trong đối tượng phải di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ về giá thuê lại đất ở địa điểm mới; hỗ trợ việc tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt nhà xưởng thiết bị; hỗ trợ lãi suất vay đầu tư xây dựng cơ sở mới; hỗ trợ trả lương cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất; hỗ trợ lao động mới tuyển dụng; hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ người lao động; đào tạo chuyển đổi nghề cho công nhân... Các chính sách này sẽ hỗ trợ cho 05 nhóm đối tượng bao gồm: cơ sở di dời đến địa điểm mới; cơ sở chuyển đổi ngành nghề sản xuất; cơ sở di dời nhưng tự chấm dứt sản xuất; cơ sở đang thuê nhà xưởng sản xuất; một số trường hợp đặc biệt …
- Các cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên.
- Tổ chức có hiệu quả cao trong việc thu phí bảo vệ môi trường và ký quỹ môi trường, thu phí theo Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 về việc phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, ký qũy phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản theo Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01/9/2008 của Chính phủ.Có biện pháp khoanh vùng khai thác khoáng sản, bắt buộc các cơ sở khai thác phải chấp hành nghiêm việc hoàn thổ, phục hồi môi trường tự nhiên sau khai thác.
- Bên cạnh đó thị xã phải thực hiện Nghị quyết về chủ trương kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường mà Bộ đã ban hành, trong đó đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế như: Thuế, phí về bảo vệ môi trường để tạo nguồn thu cho các địa phương đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các quy định về thu phí nước thải, chất thải rắn, tới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục trình ban hành quy định về thu phí khí thải. Mặt khác, Bộ cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, trong đó sẽ dành tối đa cho việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường.
4.2.1.2 Giải Biện pháp tuyên truyền
- Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin chất lượng không khí cho cộng đồng. Phổ biến áp dụng chỉ số chất lượng không khí (AQI).
- Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí và các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng về ô nhiễm không khí và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí.
- Tăng cường nâng cao nhận thức về BVMT nói chung (trong đó có bảo vệ môi trường không khí) và phát triển bền vững cho từng cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp trong thị xã thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, tọa đàm chuyên đề về quản lý và BVMT không khí như: Vấn đề môi trường đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sự PTBV của nền kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp tham gia QLMT không khí, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch và tiêu chuẩn môi trường ISO 14000, 14001, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường không khí trong học sinh, sinh viên.
- Đưa hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về BVMT không khí vào các hệ thống giáo dục và đào tạo trong nhà trường phù hợp với công tác BVMT và PTBV nền kinh tế tại địa phương.
- Tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về BVMT hàng năm, ngày Chủ nhật xanh, ngày Thứ bảy tình nguyện và xây dựng các công trình trình diễn điển hình về BVMT không khí nhằm nhân rộng và phát triển trong nhân dân.
- Cần có những chương trình dài hạn truyền những thông tin về những tác động của ô nhiễm giao thông đến sức khoẻ và môi trường. Tổ chức thông tin nóng và dễ hiểu về diễn biến chất lượng không khí ven đường, kết quả kiểm soát phát thải ô nhiễm do xe cộ. Kết quả kiểm tra chất lượng xăng dầu, kết quả xử phạt các trường hợp gây ô nhiễm giao thông đại chúng. Phổ biến các thông tin kỹ thuật về sự phát thải ô nhiễm do các loại xe cộ, các kỹ thuật kiểm soát phát thải, các biện pháp hạn chế ô nhiễm khi vận hành… qua đó khuyến khích việc bảo dưỡng xe đúng cách.
- Khuyến khích người dân sử dụng nhiên liệu sạch trong đun nấu, đặt biệt là các quán ăn sử dụng than để đun nấu.
4.2.1.3 Biện pháp tăng cường năng lực quản lý môi trường
Tăng cường năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho các nhà quản lý môi trường. Tăng cường các hoạt động của các đoàn thể trong việc thực hiện công tác BVMT không khí, lồng ghép hài hòa các vấn đề môi trường trong các quyết định đầu tư phát triển ở thị xã.
Phát triển hoàn thiện hệ thống quản lý và cung cấp thông tin dữ liệu về TN&MT.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường không khí; ứng dụng tiến bộ KH&KT trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Tăng cường phát động nhân dân sử dụng các dạng năng lượng sạch như: năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, biogas, khuyến khích phát triển các loại hình giao thông vận tải tiết kiệm, sử dụng năng lượng sạch thân thiện với môi trường.
Hoàn thiện hoạt động thẩm định cam kết BVMT và phối hợp thẩm định báo cáo ĐTM ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT trên địa bàn thị xã.
Phát triển quỹ bảo vệ môi trường để tăng cường năng lực BVMT trên địa bàn.
4.2.1.4 Giải pháp kỹ thuật và công nghệ
4.2.4.1 Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ giải quyết vấn đề do hoạt động giao thông vận tảiTrồng cây xanh
Cây xanh đối với đô thị giống như lá phổi đối với con người, nó có tác dụng lọc bụi trong không khí, làm sạch môi trường. Khả năng giữ bụi trên cành của lá cây (lọc bụi) phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng nhám càng bắt bụi dễ), lá to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm cây hay tán cây,… và phụ thuộc vào thời tiết (nếu mưa định kỳ đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây sẽ tốt hơn khi trời nắng khô liên tục, vì mưa có tác dụng rửa sạch lá để đón nhận bụi mới). Khu cây xanh cũng như thảm cỏ còn có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất. Còn ở các bãi trống thường sản sinh nhiều bụi, gió sẽ tung bay lên gây ô nhiễm bụi đối với các vùng xung quanh. Nói chung, cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong khí 20 – 65%
Khả năng giữ bụi của một số cây (gần đúng):
Bảng 4.3 HIỆU QUẢ LỌC BỤI CỦA CÂY XANH
STT
Tên cây
Tổng diện tích lá (m2)
Tổng lượng bụi giữ trên cây (kg)
1
Phượng
86
4
2
Du
66
18
3
Liễu
157
38
4
Phong
171
20
5
Dương Canada
267
34
6
Tần bì
195
30
7
Bụi cây đinh hương
11
1,6
( Nguồn: Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng, 2007)
Mặt khác, cây giống như lá phổi của hành tinh. Nó hút khí CO2 và thải ra oxy. Thêm vào đó, nó cung cấp môi trường sống cho các loài chim và động vật hoang dã khác. CO2 là một trong những yếu tố góp phần lớn cho hiệu ứng nhà kính. Cây hút CO2 từ khí quyển và làm cho carbohydrates được sử dụng cho tăng trưởng cây trồng rồi thải ra oxy. Cây cũng giúp làm giảm hàm lượng ozone ở các khu vực đô thị. Cây xanh làm giảm dòng chảy đô thị và xói mòn bởi nước lưu trữ và chia lực lượng của mưa như nó té ngã. Cây cũng hấp thụ âm thanh và giảm ô nhiễm tiếng ồn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống gần đường cao tốc. Trong một số trường hợp, một nhóm cây trồng cũng có thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn do lên đến 10 db.
Một số loài cây có thể hấp thụ các kim loại nặng như Pb, Cd…nên có thể dùng cây xanh để phát hiện chất ô nhiễm không khí. Vì vậy cần trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh nhà máy, dọc các đường giao thông trong khu công nghiệp, trong khu đệm giữa các khu công nghiệp, thương mại và dân cư. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích khu công nghiệp phải đạt 15 - 20%.
4.3.2 Các biện pháp giải quyết vấn đề do hoạt động giao thông vận tải
Tính đến năm 2010, cả nước có khoảng trên 30 triệu mô tô, xe gắn máy đang tham gia giao thông và hơn 3 triệu chiếc/năm sản xuất, lắp ráp mới đang biến Việt Nam thành một trong những quốc gia sử dụng mô tô, xe gắn máy nhiều trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trước thực trạng lượng mô tô xe máy ngày một tăng và trong một vài năm tới Việt Nam chưa có phương tiện hữu hiệu thay thế, muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí thì cách tốt nhất là phải kiểm soát được việc phát thải do phương tiện xe lưu thông mang lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần giải quyết một số vấn đề xung quanh việc kiểm soát khí thải mô tô xe máy như kiểm soát công nghệ sản xuất mô tô, xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn EURO 2 - 4. Sử dụng nhiên liệu sạch (xăng không pha chì); khuyến khích phát triển loại xe sử dụng khí hoá lỏng LPG (là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ chủ yếu gồm propane và butane, còn được sử dụng chủ yếu làm chất đốt trong dân dụng và công nghiệp). Qui hoạch giao thông hợp lưu để giảm tắc nghẽn, giảm sự tăng đột biến các chất độc hại. Có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy. Có lộ trình loại bỏ xe máy cũ.
Việt Nam nói chung và thị xã Đồng Xoài nói riêngcó thuận lợi hơn các nước khác: người dân chủ yếu sử dụng xe máy 4 kỳ là loại xe ít gây ô nhiễm môi trường hơn loại xe 2 kỳ nhiều nước sử dụng. Việt Nam cũng là nước đã loại bỏ hoàn toàn xăng pha chì mà dùng xăng không pha chì ít gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy các giải pháp chủ yếu chỉ tập trung giải quyết kiểm soát việc phác thải của mô tô xe máy và các phương tiện cơ giới khác.
Để giảm bớt lượng khí thải từ phương tiện giao thông như xe ô tô, xe 2-3 bánh có động cơ, cần tuân theo một số phương pháp chung như sau:[5, tr .288 ]
+ Vận hành đúng quy trình: tuân thủ đúng các quy định về tốc độ, không tăng giảm đột ngột.
+ Bảo trì máy móc thường xuyên, nhất là bộ phận đốt và nạp nhiên liệu.
+ Dùng đơn vị cháy nổ phụ để khí thải được đốt cháy một lần nữa trước khi thải ra môi trường.
+ Dùng các chất xúc tác để cho sự cháy xảy ra hoàn toàn.
+ Giới hạn sự bay hơi của nhiên liệu
Sau đây, chúng ta xét tới một số biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm soát ô nhiễm không khí thải do động cơ:
a.4.2.2.1 Kỹ thuật kiểm soát sự thải:
+
a. Từ khâu thiết kế động cơ, các động cơ được thiết kế với ba yêu cầu chính:
- Rẻ, công suất lớn, hiệu suất cao
- Độ bền tốt, độ tin cậy cao, tiêu thụ nhiên liệu ít
- Giảm số lượng chất thải
+ b. Lựa chọn động cơ: các động cơ vận hành với tỷ lệ khí/nhiên liệu là: 12/1 và 16/1.
+ c. Hiệu suất động cơ: Quá trình cháy liên quan trực tiếp với việc thải ra khí thải. thông số ảnh hưởng lớn đến quá trình cháy là tỷ lệ hòa trộn khí và nhiên liệu. nếu lượng khí nhỏ hơn yêu cầu thì nồng độ CO và hydrocacbon tăng. Nếu lớn hơn độ co giãn công suất và bắt đầu tắc, không nổ và quá trình cháy không hoàn toàn.
+ d. Nhiên liệu: nhiên liệu động cơ có nguồn gốc từ dầu mỏ và nó là một hỗn hợp hydrocacbon với các cấu trúc phân tử khác. Một số dạng nhiên liệu khác cũng được đề cập đến như động cơ dùng khí thiên nhiên hay khí hydro, nhưng hiện nay chưa thông dụng.
Thành phần cấu tạo hydrocacbon của hỗn hợp nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất thải. Nhiên liệu không có hydrocacbon thêm vào là hoàn hảo cho sự cháy. Xăng có chứa lưu huỳnh thì sẽ thải ra các hạt sương axit. Với nhiên liệu, đặc tính quan trọng khác có ảnh hưởng đến sự ô nhiễm là tính bay hơi.[5, tr .289-290 ]
b. 4.2.2.2 Kiểm soát sự bay hơi của nhiên liệu
Việc kiểm soát sự mất mát do bay hơi từ bình chứa carburetor đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Một dạng hệ thống kiểm soát là sử dụng một hợp chứa cacbon hoạt tính như là một hợp chất hấp thụ và lưu giữ hydrocacbon.
Một hệ thống kiểm soát thông thường gồm:
- Một bình chứa
- Một thiết bị tách hơi lỏng
- Van kiểm tra
- Hợp cacbon hoạt tính (chứa 300 - 800g), hộp cacbon được làm sạch bởi áp suất của hệ thống cấp khí.[5, tr .290 ]
c.4.2.2.3 Kiểm soát khí thải của các loại ô tô thông dụng
Việc kiểm soát khí thải của các động cơ đốt trong được thực hiện bằng cách [5, tr .290-291]:
- Kiểm soát sự hòa trộn
- Thay đổi quá trình cháy
- Xử lý chất thải
Hoặc toàn bộ các biện pháp đó.
Thiết bị xử lý khói bao gồm:
- Thiết bị phản ứng nhiệt
- Thiết bị xúc tác
- Thiết bị thu bụi
Hình 4.1: Kiểm soát khí thải của các loại ô tô thông dụng KIỂM SOÁT KHÍ THẢI CỦA CÁC LOẠI Ô TÔ THÔNG DỤNG
Kiểm soát sự hòa trộn:
Đo tỉ lệ KK/nhiên liệu
Hòa trộn KK/ nhiên liệu
Sự bay hơi của nhiên liệu
Sự phân phối hòa trộn
Tính chất nhiên liệu
Dòng khí thải tái lưu thông
Cải tiến sự cháy:
Sự đánh lửa
Hình dáng buồng đốt
Thời điểm đánh lửa
Cấp cháy
Đốt cháy bên ngoài
Xử lý khí thải:
Phản ứng nhiệt
Phản ứng xúc tác
Bộ phận lọc bụi
Động cơ
Hệ thống thải
K.khí
N.liệu
Thải
d. 4.2.2.4 Kiểm tra khói thải của xe mô tô, xe gắn máy
Đây là một biện pháp được thực hiện nghiêm ngặt để hạn chế lượng khói thải từ nguồn di động.
Nguyên nhân phát thải gây ô nhiễm từ mô tô, xe gắn máy là do đa số xe đang sử dụng hiện nay ở nước ta được sản xuất từ trước đây và có chất lượng thấp, thiếu các hệ thống, thiết bị kiểm soát, xử lý khí thải trên xe và quan trọng là không được bảo dưỡng, sửa chữa tốt trong quá trình sử dụng. Tất cả các loại xe trước và sau khi lưu hành đều phải được kiểm tra các bộ phận kỹ thuật liên quan đến việc thải khói và kiểm tra sự thải khói. Các thông số ô nhiễm trong khói thải phải kiểm tra là CO2, CO, SO, NO2 , HC. Tại tỉnh Bình Phước nói chung, thị xã Đồng Xoài nói riêng biện pháp đăng kiểm chỉ áp dụng đối với xe ô tô, xe tải, riêng xe máy chưa được áp dụng.
e. 4.3.2.5 Biện pháp sử dụng nhiên liệu sạch
Đây là biện pháp tích cực nhất để hạn chế khí thải từ xe cộ. Có thể thực hiện bện pháp này bằng các hình thức như sau:
+ Sử dụng xe dùng điện (Electric Vehicles): từ chủ trương sủ dụng xe không gây ô nhiễm của các cơ quan tài nguyên không khí, từ năm 1990 đến năm 1998 đã có 2 % tổng số xe hơi ở Califonia là xe sử dụng động cơ điện và đã góp đến 9% trong việc giảm ô nhiễm do khí thải từ phương tiện vận chuyển. Hiện nay trên thị trường đã có các loại xe điện của các hãng Honda, Toyota, Nissa, General, Motor, Chrysler với các thông số cơ bản như: thời gian nạp điện: 8h, quãng đường sử dụng: 70-100 m. Nhà nước cũng đang có nhiều biện pháp khuyến khích sử dụng xe điện.
+ Chuyển đổi xe sử dụng nhiên liệu là xăng hay dầu diesel thành xe sử dụng nhiên liệu là khí hóa lỏng ( LPG) - hỗn hợp hydrocarbon nhẹ chủ yếu gồm propane và butane, khí thiên nhiên (CNG)-là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là methane (CH4) lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, được xử lý và nén ở áp suất cao (200 bar) để tồn trữ và vận chuyển, cũng làm đáng kể chất ô nhiễm, nhất là các thông số như bụi, CO, NO, SO2, Hydro cacbon. Nhà nước cũng có nhiều biện pháp trợ giá đáng kể cho biện pháp này.
+ Sử dụng các nhiên liệu khác như Hydrogen, metanol, etanol, nhiên liệu giàu ôxy, năng lượng mặt trời. Các biện pháp này đã được nghiên cứu và có những thành công đáng kể được đưa vào ứng dụng thực tế.[5- tr 292]
4.2.2.6 f. Hạn chế sự bay hơi của nhiên liệu
Đây cũng là biện pháp được chú trọng nhằm giảm bới các chất ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu. Nhiều biện pháp rất đơn giản nhưng đưa lại hiệu quả cao như cải tiến vòi bơm xăng.[5, tr .293 ]
g. 4.3.2.7 Biện pháp kỹ thuật để tăng cường sự cháy
Công ty Turbcdyne chế tạo loại thiết bị cấp khí cao áp “TurbopacTM” kết hợp với sử dụng xúc tác cung cấp cho xe sử dụng nhiên liệu diesel đã đưa lại kết quả là làm giảm được 80% Hydro cacbon, 80% CO, 52% bụi. Hiện nay đã có nhiều công ty như Honda, GM sử dụng kỹ thuật này.[5, tr .289-290
h.]
Xây dựng cơ sở hạ tầng tuyến đường giao thông
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị như: hệ thống xe buýt công cộng. Mở các tuyến đường xe buýt mới, ưu tiên các tuyến xe buýt dành riêng cho học sinh tại các trường, dành cho công nhân các khu công nghiệp. Tại các khu công nghiệp, trường học, các cơ sở sản xuất có thể khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng, phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, khuyến khích 2 người cùng đi làm trên 1 tuyến đường sử dụng chung 1 phương tiện giao thông. Như vậy sẽ giảm được số lượng xe máy lưu thông, giảm tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông.
- Nâng cấp, cải tạo đường sá đối với những tuyến đường đã xuống cấp; trải nhựa đối với những tuyến đường liên thôn còn là những con đường đất đỏ (những con đường này sẽ tạo ra một lượng bụi lớn vào mùa khô); thường xuyên dọn sạch và tưới nước ở những tuyến giao thông chính để hạn chế bụi.
- Đường có vỉa hè rộng tạo khoảng cách cần thiết từ mặt nhà tới luồng xe chạy.
- Bắt buộc các xe vận chuyển đất cát, vật liệu xây dựng và những vật liệu, phế liệu dễ gây bụi phải có bạt che chắn khi tham gia giao thông.
- Quy hoạch, lắp đặt các trạm rửa xe trên một số tuyến đường cửa ngõ trung tâm thị xã. Xe ô tô trước khi vào thị xã cần được rửa sạch để không mang theo đất cát từ ngoài vào thị xã gây cản trở giao thông.
j. Trồng cây xanh
Cây xanh đối với đô thị giống như lá phổi đối với con người, nó có tác dụng lọc bụi trong không khí, làm sạch môi trường. Khả năng giữ bụi trên cành của lá cây (lọc bụi) phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng nhám càng bắt bụi dễ), lá to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm cây hay tán cây,… và phụ thuộc vào thời tiết (nếu mưa định kỳ đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây sẽ tốt hơn khi trời nắng khô liên tục, vì mưa có tác dụng rửa sạch lá để đón nhận bụi mới). Khu cây xanh cũng như thảm cỏ còn có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất. Còn ở các bãi trống thường sản sinh nhiều bụi, gió sẽ tung bay lên gây ô nhiễm bụi đối với các vùng xung quanh. Nói chung, cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong khí 20 – 65%
Khả năng giữ bụi của một số cây (gần đúng):
Bảng 4.3: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh
STT
Tên cây
Tổng diện tích lá (m2)
Tổng lượng bụi giữ trên cây (kg)
1
Phượng
86
4
2
Du
66
18
3
Liễu
157
38
4
Phong
171
20
5
Dương Canada
267
34
6
Tần bì
195
30
7
Bụi cây đinh hương
11
1,6
( Nguồn: Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng, 2007)
Mặt khác, cây giống như lá phổi của hành tinh. Nó hút khí CO2 và thải ra oxy. Thêm vào đó, nó cung cấp môi trường sống cho các loài chim và động vật hoang dã khác. CO2 là một trong những yếu tố góp phần lớn cho hiệu ứng nhà kính. Cây hút CO2 từ khí quyển và làm cho carbohydrates được sử dụng cho tăng trưởng cây trồng rồi thải ra oxy. Cây cũng giúp làm giảm hàm lượng ozone ở các khu vực đô thị. Cây xanh làm giảm dòng chảy đô thị và xói mòn bởi nước lưu trữ và chia lực lượng của mưa như nó té ngã. Cây cũng hấp thụ âm thanh và giảm ô nhiễm tiếng ồn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống gần đường cao tốc. Trong một số trường hợp, một nhóm cây trồng cũng có thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn do lên đến 10 db.
4.2.4.24.3.3 Giải pháp kỹ thuật công nghệ kKiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Để khống chế ô nhiễm không khí phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau bao gồm:
a. Biện pháp công nghệ
Đây là biện pháp được coi là cơ bản, vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kính.
Biện pháp công nghệ bao gồm sử dụng những công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải. Nó cũng bao gồm việc thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu không độc hại hoặc ít độc hại hơn như thay thế dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp… nó cũng bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi… Biện pháp sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản xuất thải ra ít độc hoặc không độc.
b. Biện pháp quản lý và vận hành
Việc vận hành và quản lý thiết bi máy móc cũng như quá trình công nghệ cũng là một biện pháp để không chế ô nhiễm không khí, nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thải.
c. Biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí
Trong nhiều trường hợp các biện pháp nói trên chưa đủ để làm giảm ô nhiễm không khí trong môi trường, hoặc không kinh tế thì biện pháp kỹ thuật và thiết bị để xử lý các chất ô nhiễm không khí trước khi thải ra. Đối với biện pháp này nên:
Bắt buộc tất cả các nhà máy, xí nghiệp có khí thải ra môi trường vượt quy chuẩn cho phép đều phải lắp đặt các hệ thống xử lý. Điều này vừa nhằm mục đích bảo vệ môi trường vừa tạo nên sự công bằng cho tất cả các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời một đơn vị sản xuất có hệ thống xử lý đảm bảo sẽ làm tăng niềm tin cho người sử dụng từ đó làm tăng sản lượng tiêu dùng và tăng thu nhập cho đơn vị sản xuất
Trừ một số ít nhà máy hiện đại, vốn đầu tư lớn có thể ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến nhất, các nhà máy còn lại có thể áp dụng các công nghệ xử lý thuộc loại khá và trung bình nhằm thỏa mãn được các yêu cầu: chi phí đầu tư và vận hành thấp, vận hành đơn giản, đạt hiệu quả xử lý theo yêu cầu.
Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, cần có sự đầu tư thích đáng để tìm kiếm các công nghệ xử lý khí thải đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả phù hợp với khả năng đồng vốn của họ.
d. Biện pháp phát tán pha loãng
Các mô hình tính toán sự phát thải các chất ô nhiễm không khí là biểu diễn toán học của các quá trình lan truyền, khuếch tán các chất ô nhiễm kết hợp với số lượng và đặt trưng của các nguồn thải, các dữ liệu về thời tiết nhằm mục đích tính toán nồng độ của các chất ô nhiễm. Việc sử dụng mô hình tính toán có nhiều ưu điểm sau [5, tr .5 ] :
Rẻ hơn đo đạc.
Có thể tính kết quả cho nhiều phương án khác nhau và dễ dàng so sánh kết quả.
Có thể dùng để đánh giá sự tác động tương đối của một nguồn riêng biệt mà không thể xác định bằng đo đạc.
Có khả năng dự báo tác động của một hoạt động nào đó lên môi trường không khí.
Nói chung, người ta chia thành 04 loại mô hình tính toán dựa vào ứng dụng của chúng:
- Mô hình thống kê hay mô hình kinh nghiệm: sử dụng các hệ thức thống kê giữa nồng độ ở một vế và dữ liệu nồng độ khác hay các biến môi trường ở vế kia. Thường chúng chỉ có giá trị khi so sánh với các dữ liệu từ thực nghiệm.
- Mô hình Gaussian hay mô hình kiểu chùm khói: dựa trên cơ sở lý thuyết sự phát tán, còn gọi là phân phối ngẫu nhiên của các chất ô nhiễm do sự xáo trộn; mô hình này chỉ áp dụng trong qui mô địa phương.
- Mô hình Lagrangian: trong đó nồng độ của một túi khí là một hàm của thời gian theo dòng chuyển lưu (trung bình) trong khí quyển; mô hình này chủ yếu trong qui mô trung và qui mô lục địa.
- Mô hình Eularian: ở đây nồng độ trong một hay nhiều hộp cố định là hàm của thời gian; các hộp này được giữ cố định trong không gian; loại mô hình này áp dụng cho qui mô không gian lớn hơn qui mô địa phương.
e. Các biện pháp giảm tiếng ồn
Có 3 bước giảm ô nhiễm tiếng ồn là: Kiểm soát nguồn phát sinh tiếng ồn, kiểm soát trên đường lan truyền hay dùng thiết bị bảo vệ cá nhân.
+ Giảm tiếng ồn tại nguồn:
- Chọn vị trí đặt máy thích hợp: Bố trí các nơi làm việc cần yên tĩnh ở vị trí cách xa nguồn ồn. Đánh giá mức ồn trước khi lắp đặt, bố trí các thiết bị mới…
- Thay thế các thiết bị hay chi tiết đã hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các thiết bị mới, hoạt động êm hơn.
- Cân bằng tốt các vật quay để giảm rung động phát sinh tiếng ồn cơ khí. Đặt các máy có rung động gây ồn lên các bệ đàn hồi để chống lan truyền rung động vào kết cấu nhà gây ồn.
- Nguồn gây tiếng ồn khí động : sự chuyển động của các dòng khí có tốc độ cao gây ra tiếng ồn khí động, đặc biệt là sau các ống phun hay quạt gió tăng áp. Cần cải thiện chế độ chảy của dòng khí nếu có thể.
- Làm ống giảm âm thanh cho các ống thải khí của động cơ nổ như máy phát điện, xe hơi, xe máy,…
- Bao bọc nguồn ồn bằng vỏ cách âm. Ví dụ làm vỏ cách âm cho máy phát điện, quạt gió hay máy nén khí…gây tiếng ồn. Vỏ cách âm của thiết bị thường có nhiều lớp. Bên ngoài là thép lá dày 2 ly có gân tăng cứng; phía trong có lớp vật liệu xốp có các lỗ rỗng nhỏ thông với nhau, tiếp theo là lớp vải lót và lớp tôn lỗ để bảo vệ lớp vật liệu xốp.
- Làm các hệ thống thiết bị tiêu âm trên các hệ thống thổi gió để giảm tiếng ồn lan truyền trong đường ống. Loại thiết bị này thường là các khoang rỗng có kích thước lớn phía trong có các tấm vật liệu hút âm bố trí song song nhau dọc chiều dòng không khí và ở các bên vách thiết bị.[10 ]
+ Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền:
- Trong nhà xưởng:
Bố trí các tấm vật liệu hút âm trên trần, trên tường, treo trong không gian nhà xưởng để hấp thu âm lan truyền trong không khí và phản xạ từ các vật dụng khác.
Các cửa đi lại, cửa sổ thông gió nên treo các rèm để hấp thu và ngăn tiếng ồn truyền ra ngoài.
+ Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân:
Các phương tiện bảo vệ tai đặc biệt hữu dụng dối với công nhân trong các nhà máy và thợ xây dựng, khai thác… tiếp xúc với nguồn ồn lớn do nghề nghiệp. Loại thường dùng là nút tai chống ồn và chụp bịt tai chống ồn. Chụp tai cho hiệu qủa cao hơn là nút tai chống ồn. Khi sử dụng, tuỳ theo nền tiếng ồn và tần số tiếng ồn cao hay thấp mà chọn loại nào cho phù hợp. Bất lợi của biện pháp này là gây vướng víu và không thoải mái về tâm lý.
Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường không chỉ đơn thuần là kết quả của việc xây dựng, lắp đặt các thiết bị xử lý mà phải là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp khác nhau.
f. 4.3.3.1 Biện pháp quy hoạch đối với các dự án nhà máy, khu công nghiệp
Đây là một biện pháp có thể coi là quan trọng hàng đầu nhằm khống chế và giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí. Việc giải quyết tốt quy hoạch tổng thể ngay từ khi thành lập dự án nhà máy, khu công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Khi quy hoạch bố trí mặt bằng cho các nhà máy hoặc các khu công nghiệp, ngoài các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, giao thông vận tải, mối quan hệ giữa các vùng các bộ phận, dự án nhất thiết phải chú ý đến những vấn đề môi trường theo những yêu cầu như sau:
+ a. Phân cụm nhà máy:
Các loại hình công nghiệp khác nhau có mức độ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí của các nhà máy cũng khác nhau. Vì vậy khi bố trí các nhà máy cần chú ý việc phân chia các nhóm ngành có mức ô nhiễm nặng, trung bình, nhẹ hoặc ít ô nhiễm để bố trí thành các cụm ô nhiễm gần nhau. Ví dụ có thể bố trí thành các cụm như [5, tr .2 ]:
Các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm không khí như nhà máy sử dụng nhiên liệu là dầu FO: nhà máy xi măng, nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất tôn tráng kẽm…
Các nhà máy ít có nguy cơ gây ô nhiễm không khí như các nhà máy cơ khí, nhựa, chất dẻo, chế biến gỗ, các nhà máy lắp ráp các sản phẩm điện cơ điện tử…
Các nhà máy gây ô nhiễm không đáng kể như các nhà máy may mặc, sản xuất dụng cụ học sinh, dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, các nhà máy dày dép…
+ b. Khoảng cách bố trí:
Vị trí bố trí các nhà máy có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ô nhiễm không khí trong khu công nghiệp. Khi bố trí khu công nghiệp các nhà máy cần chú ý các yêu cầu sau[5, tr .3]:
Khu công nghiệp phải bố trí cuối hướng gió chủ đạo so với khu hành chánh - dịch vụ - thương mạ.
Trong khu công nghiệp thì các nhà máy gây ô nhiễm nặng phải bố trí ở sau hướng gió so với các nhà máy ít gây ô nhiễm hoặc gây ô nhiễm nhẹ.
Các nhà thấp tầng bố trí đầu hướng gió, nhà cao tầng ở cuối hướng gió.
Trong từng nhà máy cũng cần quan tâm tới việc bố tría các bộ phận cho hợp lý như bố trí riêng biệt các khu sản xuất, khu phụ trợ, khu kho bãi, khu hành chính và có dãy cây xanh ngăn cách khu hành chính với các khu khác. Các hệ thống ống thải khí của nhà máy cần tập trung vào một khu vực tạo thuận lợi cho việc giám sát, xử lý.
Khu vực bố trí trạm máy điện dự phòng, khu xử lý nước thải tập trung, xử lý rác thải là những nơi phát sinh khí thải độc hại, gây mùi, cần được đặt cuối hướng gió chủ đạo, có khoảng cách ly thích hợp.
+ c. Vùng cách ly vệ sinh khu vực
Vùng cách ly vệ sinh công nghiệp là vùng đệm giữa các nhà máy, khu công nghiệp với khu dân cư. Kích thước vùng cách ly công nghiệp được xác định theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh và các quy chuẩn nhà nước cho phép (QCVN 01/2008/BXD) [5, tr .3 ]
g. Trồng cây xanh
4.3.1.2 Biện pháp kỹ thuật để khống chế ô nhiễm không khí
Để khống chế ô nhiễm không khí phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau bao gồm:
a. Biện pháp công nghệ
Đây là biện pháp được coi là cơ bản, vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kính.
Biện pháp công nghệ bao gồm sử dụng những công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải. Nó cũng bao gồm việc thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu không độc hại hoặc ít độc hại hơn như thay thế dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp… nó cũng bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi… Biện pháp sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản xuất thải ra ít độc hoặc không độc.
b. Biện pháp quản lý và vận hành
Việc vận hành và quản lý thiết bi máy móc cũng như quá trình công nghệ cũng là một biện pháp để không chế ô nhiễm không khí, nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thải.
c. Biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí
Trong nhiều trường hợp các biện pháp nói trên chưa đủ để làm giảm ô nhiễm không khí trong môi trường, hoặc không kinh tế thì biện pháp kỹ thuật và thiết bị để xử lý các chất ô nhiễm không khí trước khi thải ra. Đối với biện pháp này nên:
Bắt buộc tất cả các nhà máy, xí nghiệp có khí thải ra môi trường vượt quy chuẩn cho phép đều phải lắp đặt các hệ thống xử lý. Điều này vừa nhằm mục đích bảo vệ môi trường vừa tạo nên sự công bằng cho tất cả các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời một đơn vị sản xuất có hệ thống xử lý đảm bảo sẽ làm tăng niềm tin cho người sử dụng từ đó làm tăng sản lượng tiêu dùng và tăng thu nhập cho đơn vị sản xuất
Trừ một số ít nhà máy hiện đại, vốn đầu tư lớn có thể ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến nhất, các nhà máy còn lại có thể áp dụng các công nghệ xử lý thuộc loại khá và trung bình nhằm thỏa mãn được các yêu cầu: chi phí đầu tư và vận hành thấp, vận hành đơn giản, đạt hiệu quả xử lý theo yêu cầu.
Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, cần có sự đầu tư thích đáng để tìm kiếm các công nghệ xử lý khí thải đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả phù hợp với khả năng đồng vốn của họ.
d. Biện pháp phát tán pha loãng
Các mô hình tính toán sự phát thải các chất ô nhiễm không khí là biểu diễn toán học của các quá trình lan truyền, khuếch tán các chất ô nhiễm kết hợp với số lượng và đặt trưng của các nguồn thải, các dữ liệu về thời tiết nhằm mục đích tính toán nồng độ của các chất ô nhiễm. Việc sử dụng mô hình tính toán có nhiều ưu điểm sau [5, tr .5 ] :
Rẻ hơn đo đạc.
Có thể tính kết quả cho nhiều phương án khác nhau và dễ dàng so sánh kết quả.
Có thể dùng để đánh giá sự tác động tương đối của một nguồn riêng biệt mà không thể xác định bằng đo đạc.
Có khả năng dự báo tác động của một hoạt động nào đó lên môi trường không khí.
Nói chung, người ta chia thành 04 loại mô hình tính toán dựa vào ứng dụng của chúng:
- Mô hình thống kê hay mô hình kinh nghiệm: sử dụng các hệ thức thống kê giữa nồng độ ở một vế và dữ liệu nồng độ khác hay các biến môi trường ở vế kia. Thường chúng chỉ có giá trị khi so sánh với các dữ liệu từ thực nghiệm.
- Mô hình Gaussian hay mô hình kiểu chùm khói: dựa trên cơ sở lý thuyết sự phát tán, còn gọi là phân phối ngẫu nhiên của các chất ô nhiễm do sự xáo trộn; mô hình này chỉ áp dụng trong qui mô địa phương.
- Mô hình Lagrangian: trong đó nồng độ của một túi khí là một hàm của thời gian theo dòng chuyển lưu (trung bình) trong khí quyển; mô hình này chủ yếu trong qui mô trung và qui mô lục địa.
- Mô hình Eularian: ở đây nồng độ trong một hay nhiều hộp cố định là hàm của thời gian; các hộp này được giữ cố định trong không gian; loại mô hình này áp dụng cho qui mô không gian lớn hơn qui mô địa phương.
4.3.1.3 Các biện pháp giảm tiếng ồn
Có 3 bước giảm ô nhiễm tiếng ồn là: Kiểm soát nguồn phát sinh tiếng ồn, kiểm soát trên đường lan truyền hay dùng thiết bị bảo vệ cá nhân.
a. Giảm tiếng ồn tại nguồn
- Chọn vị trí đặt máy thích hợp: Bố trí các nơi làm việc cần yên tĩnh ở vị trí cách xa nguồn ồn. Đánh giá mức ồn trước khi lắp đặt, bố trí các thiết bị mới…
- Thay thế các thiết bị hay chi tiết đã hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các thiết bị mới, hoạt động êm hơn.
- Cân bằng tốt các vật quay để giảm rung động phát sinh tiếng ồn cơ khí. Đặt các máy có rung động gây ồn lên các bệ đàn hồi để chống lan truyền rung động vào kết cấu nhà gây ồn.
- Nguồn gây tiếng ồn khí động : sự chuyển động của các dòng khí có tốc độ cao gây ra tiếng ồn khí động, đặc biệt là sau các ống phun hay quạt gió tăng áp. Cần cải thiện chế độ chảy của dòng khí nếu có thể.
- Làm ống giảm âm thanh cho các ống thải khí của động cơ nổ như máy phát điện, xe hơi, xe máy,…
- Bao bọc nguồn ồn bằng vỏ cách âm. Ví dụ làm vỏ cách âm cho máy phát điện, quạt gió hay máy nén khí…gây tiếng ồn. Vỏ cách âm của thiết bị thường có nhiều lớp. Bên ngoài là thép lá dày 2 ly có gân tăng cứng; phía trong có lớp vật liệu xốp có các lỗ rỗng nhỏ thông với nhau, tiếp theo là lớp vải lót và lớp tôn lỗ để bảo vệ lớp vật liệu xốp.
- Làm các hệ thống thiết bị tiêu âm trên các hệ thống thổi gió để giảm tiếng ồn lan truyền trong đường ống. Loại thiết bị này thường là các khoang rỗng có kích thước lớn phía trong có các tấm vật liệu hút âm bố trí song song nhau dọc chiều dòng không khí và ở các bên vách thiết bị.[10 ]
b. Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền
- Trong nhà xưởng:
Bố trí các tấm vật liệu hút âm trên trần, trên tường, treo trong không gian nhà xưởng để hấp thu âm lan truyền trong không khí và phản xạ từ các vật dụng khác.
Các cửa đi lại, cửa sổ thông gió nên treo các rèm để hấp thu và ngăn tiếng ồn truyền ra ngoài.
c. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Các phương tiện bảo vệ tai đặc biệt hữu dụng dối với công nhân trong các nhà máy và thợ xây dựng, khai thác… tiếp xúc với nguồn ồn lớn do nghề nghiệp. Loại thường dùng là nút tai chống ồn và chụp bịt tai chống ồn. Chụp tai cho hiệu qủa cao hơn là nút tai chống ồn. Khi sử dụng, tuỳ theo nền tiếng ồn và tần số tiếng ồn cao hay thấp mà chọn loại nào cho phù hợp. Bất lợi của biện pháp này là gây vướng víu và không thoải mái về tâm lý.Một số loài cây có thể hấp thụ các kim loại nặng như Pb, Cd…nên có thể dùng cây xanh để phát hiện chất ô nhiễm không khí. Vì vậy cần trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh nhà máy, dọc các đường giao thông trong khu công nghiệp, trong khu đệm giữa các khu công nghiệp, thương mại và dân cư. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích khu công nghiệp phải đạt 15 - 20%.
Đề xuất một số chương trình, dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí
4.3.1 Đề xuất một số dự án và thời gian thực hiện
Bảng 4.4: Thời gian thực hiện dự án THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
STT
Tên dự án/ chương trình
Thời gian thực hiện
Giai đoạn 1
2010-2015
Giai đoạn 2
20165-2020
1
Điều tra, thống kê tất cả cơ sở sản xuất có nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
Chuẩn bị kinh phíThực hiện kế hoạch
Thực hiện kế hoạch Tiếp tục cập nhập bổ sung dữ liệu
2
Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ tại thị xã Đồng Xoài
Tiến hành dự án
Tiếp tục triển khai dự án
3
Xây dựng bản đồ mô phỏng sự lan truyền của các chất ô nhiễm không khí trong ống khói của các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu công nghiệp
Kêu gọi đầu tư chuẩn bị kinh phí và bước đầu tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu
Tiếp tục tổng hợp tài liệu và tiến hành đo các thông số khí thải từ ống khói của tất cả các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, chạy mô hình dự báo ô nhiễm.
4
Xây dựng các chương trình nhằm tuyên tuyền nâng cao hiểu biết của người dân trong công tác hạn chế ô nhiễm môi trường không khí
Thực hiện dự án
Tiếp tục bổ sung, phát triển và mở rộng dự án
4.3.2 Đánh giá tính khả thi của dự án
Tính khả thi thực hiện dự án dựa vào tác động của dự án về mặt môi trường, kinh tế, xã hội. Điểm tác động dựa vào bảng 4.1. Tổng điểm càng cao khả năng thực hiện càng lớn.
Bảng 4.5: Đánh giá tính khả thi thực hiện dự án ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI THỰC HIỆN DỰ ÁN
STT
Dự án đề xuất
Ý nghĩa môi trường
Kinh tế
Xã hội
Tổng điểm
Tính khả thi
1
Đánh giá iều tra, thống kê thông tin các cơ sở sản xuất và đề xuất giải pháp có nguồn phát thảkiểm soáti gây ô nhiễm không khí của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
2
3
1
6
2
2
Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ tại thị xã Đồng Xoài
3
2
2
7
1
3
Xây dựng bản đồ mô phỏng sự lan truyền của các chất ô nhiễm không khí trong ống khói của các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu công nghiệp
2
3
1
6
2
4
Dự án xây dựng các chương trình nhằm tuyên tuyền nâng cao hiểu biết của người dân trong công tác hạn chế ô nhiễm môi trường không khí
2
2
3
7
1
Nhận xét: Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy dự án 2 và 4 có khả năng thực hiện nhiều hơn.
4.3.3 Các dự án cụ thể
4.3.3.1 Dự án 1
a.Tên dự án
“Điều tra, thống kê thông tin tất cả cơ sở sản xuất có nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thị xã Đồng XoàiĐánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Đồng Xoài”
b. Mục tiêu
Nắm rõ về số lượng, địa điểm phân bố, công nghệ xử lý khí thải, các biện pháp giảm ồn.
Kiểm soát nguồn phát thải vào môi trường không khí thị xã Đồng Xoài và xác định các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm để có biện pháp đối phó thích hợp.
c. Nội dung
Thành lập Ban quản lý thực hiện dự án.
Điều tra khảo sát tại theo từng phường, xã.
Kiểm tra các văn bản pháp lý, việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý khí thải, nước thải (nếu nước thải độc hại có sinh khí độc).
d. Ý nghĩa
Giúp cơ quan quản lý chặt chẽ các đối tượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời không để các đối tượng có cơ hội hoạt động ngoài vòng pháp luật.
4.3.3.2 Dự án 2
a.Tên dự án:
“Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ tại thị xã Đồng Xoài”
b. Mục tiêu
Xây dựng chương trình quan trắc không khí để nắm rõ diễn biến hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn.
c. Nội dung
Thành lập Ban quản lý, điều hành dự án.
Khảo sát các địa điểm cần quan trắc.
Thực hiện quan trắc môi trường không khí định kỳ vào 2 mùa mưa và mùa khô.
Sử dụng phần mềm tin học để thu thập quản lý dữ liệu.
d. Ý nghĩa
Có được hệ thống dữ liệu đầy đủ, giúp cơ quan quản lý đưa ra chính sách kịp thời để kiểm soát sự gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí trong một khu vực xung quanh vị trí quan trắc.
4.3.3.2 Dự án 3
a. Tên dự án:
“Xây dựng bản đồ mô phỏng sự lan truyền của các chất ô nhiễm không khí trong ống khói của các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu công nghiệp”.
b.Mục tiêu
Biết được sự lan truyền từng thông số chất ô nhiễm không khí tại một điểm bất kỳ do một hoặc nhiều ống khói gây ra.
Biết được nồng độ chất ô nhiễm cực đại tại một vị trí trên bản đồ do nhiều ống khói mang lại.
Thể hiện được hiện trạng môi trường nền.
c. Nội dung
Sử dụng các thông tin về các cơ sở sản xuất có nguồn phát tán chất ô nhiễm bằng ống khói ở dự án 1 (tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, điện thoại, năm thành lập, số giấy phép kinh doanh, lĩnh vực hoạt động).
Đo các thông số trong ống khói: lưu lượng, tải lượng chất ô nhiễm, nhiệt độ khói thải.
Tìm hiểu chiều cao, đường kính, đo tọa độ của ống khói.
Đo nhiệt độ, áp suất khí quyển của môi trường.
Sử dụng phần mềm Envimap 3.0 để chạy mô hình dự đoán sự lan truyền chất ô nhiễm.
d. Ý nghĩa
Giúp các nhà quản lý biết được nồng độ các chất ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp gây ra tại vị trí bất kỳ từ đó có các biện pháp quản lý thích hợp, ngăn chặn kịp thời những vùng có khả năng ô nhiễm không khí ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
4.3.3.4 Dự án 4
a.Tên dự án:
“Dự án xây dựng các chương trình nhằm tuyên tuyền nâng cao hiểu biết của người dân trong công tác hạn chế ô nhiễm môi trường không khí”
b.Mục tiêu
Giúp người tham gia giao thông biết cách để sử dụng phương tiện giao thông để hạn chế bụi và các khí thải do phương tiện giao thông mang lại.
Giúp chủ các cơ sở sản xuất tự phát hiểu rõ tác hại của ô nhiễm không khí và các công đoạn phát tán khí thải của cơ sở đó.
Tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm phát thải chất ô nhiễm và môi trường không khí.
Giúp nông dân, công nhân biết cách để bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với khí độc. Trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố để giảm bớt thiệt hại về người và của, đồng thời cũng giảm bớt các chất ô nhiễm vào môi trường không khí.
c.Nội dung
Đưa vào chương trình giảng dạy khi thi cấp bằng lái xe: hướng dẫn cách lái xe an toàn.
Thực hiện phát tờ rơi tuyên truyền tác hại của ô nhiễm không khí, các nguồn phát thải vào môi trường không khí và biện pháp hạn chế ô nhiễm.
Sử dụng phương tiện truyền thông
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường không khí cho người dân
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng cháy chữa cháy
d.Ý nghĩa
Nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường không khí
PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài đã thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của thị xã Đồng Xoài. Đồng thời thực hiện khảo sát và lấy mẫu ở những vị trí có khả năng có nồng độ ô nhiễm không khí cao, và tiếp thu số liệu về kết quả phân tích môi trường không khí ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn để đánh giá được hiện trạng môi trường nền thị xã Đồng Xoài.
Qua khảo sát và lấy mẫu phân tích các thông số về chất lượng môi trường không khí vào 2 mùa mưa và mùa khô, tôi có thể kết luận về môi trường không khí thị xã Đồng Xoài như sau:
- Hàm lượng bụi: nhìn chung một số khu vực đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi vào cả 2 mùa mưa và mùa khô, điển hình như tại ngã tư Đồng Xoài, ngã tư Sóc Miêng và tại chợ Đồng Xoài. Các khu vực còn lại tuy không vượt quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT nhưng hàm lượng bụi cũng khá cao.
- Hàm lượng SO2: nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt chưa bị ô nhiễm bởi thông số SO2, tại hầu hết các điểm khảo sát đều thấp hơn quy chuẩn cho phép.
- Hàm lượng NO2: tương đối cao đặt biệt vào mùa khô. Tại điểm khảo sát ngã tư Sóc Miêng hàm lượng NO2 đã chạm ngưỡng cho phép. Còn lại các khu vực khác đều thấp hơn quy chuẩn quy định.
Tổng hợp kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí thị xã Đồng Xoài đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm ở một số ít khu vực chủ yếu là các trục đường giao thông chính, đặc biệt là bụi và khí CO vào mùa khô. Chất lượng không khí tại một số cơ sở sản xuất, tuy có độ ồn khá cao nhưng vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Vậy nhìn chung chất lượng không khí của thị xã vẫn còn khá tốt. Nhưng trong tương lai khi các khu công nghiệp dự kiến hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động, tốc độ đô thị hóa càng gia tăng càng tạo ra sức ép đối với môi trương không khí càng nhiều.
Ô nhiễm không khí tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Môi trường không khí là không có ranh giới, với bất kỳ một hoạt động nào của con người ở một khu vực cũng sẽ ảnh hưởng chung đến khí hậu toàn cầu. Với tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp đang gia tăng thì việc tác động đến môi trường không khí thị xã Đồng Xoài không thể tránh khỏi. Nhưng mức độ tác động thế nào, và biện pháp kiểm soát ô nhiễm ra sao là tùy thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước; lãnh đạo các cơ sở chế biến, các khu công nghiệp; việc nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng sạch để duy trì và bảo vệ cuộc sống của con người, và hơn hết là hiểu biết của từng cá nhân trong cộng đồng. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài là một đề tài thiết thực để bảo vệ môi trường không khí ở hiện tại và tương lai.
Đề tài đã thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của thị xã Đồng Xoài. Đồng thời thực hiện khảo sát và lấy mẫu ở những vị trí có khả năng có nồng độ ô nhiễm không khí cao, và tiếp thu số liệu về kết quả phân tích môi trường không khí ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn, để đánh giá được hiện trạng môi trường nền thị xã Đồng Xoài. Qua kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí thị xã Đồng Xoài đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm ở một số ít khu vực chủ yếu là các trục đường giao thông chính, đặc biệt là bụi và khí CO vào mùa khô. Tuy vậy nhìn chung chất lượng không khí của thị xã vẫn còn khá tốt, đặc biệt tại một số cơ sở sản xuất vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nhưng trong tương lai khi các khu công nghiệp dự kiến hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động, tốc độ đô thị hóa càng gia tăng càng tạo ra sức ép đối với môi trương không khí càng nhiều.
Đề tài đã dựa trên nguồn phát sinh ô nhiễm không khí trên địa bàn, dự báo được tải lượng ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh và hoạt động của các khu công nghiệp đến năm 2020 để có biện pháp đã đánh giá, xếp đặt các vấn đề không khí cần ưu tiên giải quyết, đề xuất các chương trình, dự án, biện pháp chung và riêng để kiểm soát và bảo vệ môi trường không khí . Các dự án đề xuất giải quyết:
- Giai đoạn 5 năm (2011-2015): dự án “Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ tại thị xã Đồng Xoài” và dự án “Xây dựng các chương trình nhằm tuyên tuyền nâng cao hiểu biết của người dân trong công tác hạn chế ô nhiễm môi trường không khí”.
- và Ggiai đoạn 5 năm tiếp theo (2016-2020): dự án “Đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Đồng Xoài” và dự án “Xây dựng bản đồ mô phỏng sự lan truyền của các chất ô nhiễm không khí trong ống khói của các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu công nghiệp”..
Đề tài đã đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp dựa vào tình hình phát triển của địa phương. Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu các thông tin cụ thể về số lượng các ngành nghề cụ thể, diện tích đơn vị sản xuất trong nội ô thị xã để dự báo được tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở đó mang lại; chưa dự báo được tải lượng ô nhiễm do các khu công nghiệp mang lại đến năm 2015 do chưa xác định được thời gian hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp. Đề tài cũng không dự báo hết được thay đổi có thể xảy ra, có thể chỉ là nền tảng bước đầu trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Anh
Tài liệu là sách:
Raid Ebvironmental Assessment, WHO, 1999.
B. Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu là sách:
GS.TS Lê Quý An(2004). Việt Nam môi trường và cuộc sống, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
GS.TSKH Lê Huy Bá (2008). Độc chất môi trường, Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
GS. TSKH Nguyễn Sỹ Mão (2008). Môi trường và kỹ thuật xử lý chất phác thải, Khoa học và Kkỹ thuật, Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Đình Tuấn, ThS Nguyễn Thanh Hùng (2009). Kiểm soát ô nhiễm không khí, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Tp.HCM.
Tài liệu là luận văn:
Trần Thị Minh (2007). Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho cụm công nghiệp Tháp Chàm đến năm 2020, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Tp.HCM.
Nguyễn Thị Khánh Ngân (2010). Tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông vận tải Tp.HCM và đề xuất một số biện pháp khống chế, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Tp.HCM.
Võ Thị Thanh Tâm (2010). Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước từ năm 2005-2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ Môi trường, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Tp.HCM.
Nguyễn Thùy Trang (2007). Bước đầu đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hoá phát triển lên đô thị loại IV, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp. HCM, Tp.HCM.
Tài liệu trích dẫn từ Internet:
Th.s Phan Tuấn Triệu Bài giảng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí,
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng.Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam,
GS Huỳnh Thu Hòa, Võ Văn Bé. Ô nhiễm không khí,
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007 "Môi trường không khí đô thị Việt Nam,
Tài liệu là các báo cáo:
Báo cáo tổng hợp Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh” (KHCN.07.11, 1998))
Báo cáo qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (2009), UBND thị xã Đồng Xoài.
Niên giám thống kê (2005-2009), UBND thị xã Đồng Xoài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN Nguyen Thi Kim Thuy.doc
- THUY.PDF