Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Bình Chiểu quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015

Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

pdf87 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Bình Chiểu quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc thải sau khi điều hòa sẽ được bơm qua bể phản ứng. Cánh khuấy sẽ khuấy gồm hỗn hợp của sút, canxi, magie hydroxyte polysilicat và bột nhẹ. Hóa chất sử dụng là HN377 có tác dụng kết tủa các kim loại nặng, nâng pH cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra tốt hơn. Hỗn hợp nước thải và hóa chất tiếp tục chảy sang bể tạo bong. Tại đây, háo chất HN378 gồm một số chất trợ lắng, trợ keo như poly acryamide anion, poly alumicloride, KMnO4 , NaSiF được châm vào giúp cho quá trình tạo bong và lắng tốt, đồng thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho vi sinh xử lý sinh học. KMnO4 còn có tác dụng oxy háo sơ bộ các chất hữu cơ trước khi đưa vào bể sinh học và oxy hóa khử kim loại nặng. Cánh khuấy giúp khuấy trộn nhẹ nhàng để bong không bị vỡ. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 39 Sau đó, nước thải tiếp tục chảy vào ống trung tâm của bể lắng đứng. Bể lắng đứng có nhiệm vụ lắng các bong cặn từ bể tạo bong và một phần chất lơ lửng trong nước thải. Sau khí qua bể lắng, nước thải đã được lắng cặn chảy vào ngăn thu nước trước khi vào bể SBR là công trình xử lý sinh học hiếu khí, tại đây, giai đoạn quan trọng nhất xảy ra, vi sinh vật có trong bùn hoạt tính giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Qúa trình lắng cũng xảy ra ngay tại bể này, giúp xử lý một phần nitơ, photpho, tiết kiệm diện tích, tăng cường hiệu quả lắng và không cần phải tuần hoàn bùn. Cuối cùng, nước thải qua bể tiếp xúc khử trùng gồm 4 ngăn trước khi xả vào hồ chứa. Chất khử trùng được xử dụng là NaOCl. Lượng bùn trong bể và bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bể chứa bùn được sục khí thường xuyên để bùn được đều, không bị nghẹt bơm, lại tránh lên men kị khí. Bùn được bơm vào máy ép bùn băng tải. Bùn được bơm vào ngăn hòa trộn của máy ép bùn cùng với polymer. Polymer sử dụng là poly acrylamide cation, có tác dụng kết dính bùn để thuận lợi cho quá trình ép. Phần bùn khô ép được thu gom xử lý, còn phần nước sau ép theo ống dẫn chảy về hố thu. Ngoài ra, nếu lưu lượng bùn trong bể chứa bùn vượt mức sẽ chảy trản qua ống dẫn, tới hố thu. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 40 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN BÌNH CHIỂU 2.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KCN: Các nguồn gây ô nhiễm kcn Bình Chiểu gồm: - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nước mưa. - Khí thải (từ lò hơi, máy phát điện và các thiết bị công nghệ). - Chất thải rắn ( rác sinh hoạt, rác công nghiệp, CTNH). - Khu công nghiệp phát triển sẽ tập trung ngày càng nhiều công nhân có thể gây nên các vấn đề: + Giao thông sau giờ tan tầm. + Bệnh nghề nghiệp và chữa bệnh. + Văn hóa và đào tạo. 2.1.1 Nguồn gây ô nhiễm là nước thải. Nước thải phát sinh từ các nguồn sau: - Nước thải phát sinh từ các nhà máy. - Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy. - Nước thải là nước mưa. - Nước thải từ công tác chữa cháy, rửa thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Đối với một khu công nghiệp thì nước thải sinh ra rất phức tạp do mỗi công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy đều mang một đặc tính riêng biệt của nó, nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải cũng thay đổi liên tục. theo như một số sơ đồ công nghệ đã nêu ở chương 2 có thể phân loại các nhà máy sinh ra nước thải theo nguồn gây ra ô nhiễm như bảng sau: Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 41 Bảng2.1 Phân loại các nhà máy theo nguồn gây ô nhiễm là nước thải Tên công ty, nhà máy Sản phẩm Chất thải Công ty TNHH Schindler Việt Nam Giá đỡ ray và đà sắt hình, máng điện Nước thải nhiễm kim loại Nước thải sinh hoạt Nước dùng PCCC Công ty TNHH Toàn Thắng Sản xuất cá hộp Nước thải sinh hoạt Nước thải nhiễm một số chất phụ gia Công ty Stolz – Miras VN Cơ khí công nghiệp Nước thải chứa dầu Nước thải sonh hoạt Nhà máy Lidovit Ốc vít, phụ tùng xe máy Nước thải nhiễm kim loại: Cr, Zn Nước thải sinh hoạt Nhà máy Prezioso Sơn cao cấp Nước thải sinh hoạt Nhà máy Tân Á Bao bì giấy Nước thải sinh hoạt Song song với nước thải sản xuất còn có nước thải sinh hoạt ( nước rửa tay, nước tắm giặt) và nước thải làm nguội máy móc thiết bị của các nhà máy xả ra, loại nước thải này không qua hệ thống xử lý cục bộ nào trong khuôn viên nhà máy và được xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước của KCN cùng với nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý bằng bể tự hoại được dẫn về hồ điều hòa của KCN. Trong KCN, vấn đề rơi vãi, đổ tháo trong quá trình vận chuyển bốc xếp nhiên liệu và các loại nguyên liệu là không thể tránh được. Vì vậy khi mưa rơi trên vùng đất này sẽ cuốn trôi các chất dơ bẩn trên bề mặt gây ô nhiễm nguồn nước. Chính vì vậy, việc thu gom và xử lý nước mưa là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Đối với nước thải từ công tác chữa cháy thì đây là nguồn nước thải không nhiều và không thường xuyên, mức độ gây ô nhiễm môi trường phụ thuộc Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 42 rất lớn vào các vụ hỏa hoạn, loại nước thải này sẽ được thu gom xử lý chung với hệ thống xử lý nước mưa. Tóm lại, dựa trên công nghệ sản xuất của một số nhà máy để xác định thành phần và đặc tính của nước thải là một nhân tố vô cùng quan trọng trong công tác giám sát chất lượng môi trường bên ngoài nhà máy, từ đây có thể xác định công nghệ xử lý thích hợp cho từng loại nước thải phù hợp với quy định chung của ban quản lý KCN. Các loại nước thải sản xuất của từng nhà máy phài được xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước tập trung , chất lượng nước sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A. 2.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí Môi trường không khí của khu công nghiệp Bình Chiểu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các nguồn ô nhiễm sau: - Do các hoạt động sản xuất của KCN Bình Chiểu. - Ảnh hưởng của khí thải giao thông. 2.1.2.1 Nguồn ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy trong KCN. Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng khác nhau, do vậy rất khó xác định hết tất các chất ô nhiễm thải vào môi trường không khí, không có một nguyên tắc chung nào để tính toán chất ô nhiễm, mà phải tùy trường hợp cụ thể, tùy theo công nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng để tính toán tải lượng chất ô nhiễm trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiêm căn cứ vào loại hình sản xuất của từng loại công nghiệp, ta có thể dự đoán một cách tương đối các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, cũng như thành phần chất gây ô nhiễm tại KCN. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 43 2.1.2.2 Ô nhiễm giao thông Các con đường xung quanh KCN hầu hết là các đường quốc lộ - đường giao thông huyết mạch, do đó mật độ giao thông tương đối lớn. Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường xá, lưu lượng xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Ô tô chạy trên đường làm tung bụi, đất đá và bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tàn khói. 2.1.3 Nguồn ô nhiễm là chất thải rắn Chất thải rắn sinh ra từ KCN sẽ do 3 nguồn thải chính sau: - Chất thải rắn công nghiệp. - Chất thải rắn từ các hệ thống xử lý nước thải. - Chất thải rắn sinh hoạt do các hoạt động cỉa công nhân và dịch vụ. Chất thải rắn công nghiệp của KCN rất đa dạng vể thành phần từ các quá trình trong sản xuất công nghiệp, phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, trình độ công nghệ sản xuất, công suất của từng nhà máy. Do tích chất đặc thù của chất thải rắn , không giống với khí thải hay nước thải sự lan truyền không tức thời nhanh chóng. Tuy nhiên, sự ô nhiễm lan truyền gián tiếp qua đường không khí và nước thải cũng không kém phần nghiêm trọng thậm chí rất nguy hiểm nhất đối với chất thải độc hại. Chất thải rắn công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp làm phá hoại môi trường đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, phá hoại môi trường vi sinh vật khi không có biện pháp quản lý thích đáng. Chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp nhiều khi là các chất bền vững hóa học, không bị phân hủy hoặc tạo mùi nên ít gây ô nhiễm môi trường một số chất thải rắn được sử dụng lại gần hết, như vậy cũng không làm ảnh hưởng đến môi trường. Cặn bùn từ trạm xử lý nước thải có chứa các chất lơ lửng trong nước và chất keo tụ. Thành phần bùn tủy thuộc vào loại nước thải, có loại không độc hại nhưng Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 44 cũng không thể dùng lại được, có loại độc hại. Do đó, phần chất thải này sẽ được xử lý một cách thích hợp. Chất thải rắn sinh hoạt do công nhân và dịch vụ sinh ra, số lượng khoảng 500kg/ngày là một con số lớn cần phải có biện pháp quản lý thích hợp. ngoài ra biện pháp tái sử dụng là vô cùng cần thiết. 2.1.4 Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đối với môi trường Chúng ta không phủ nhận những lợi ích do sự phát triển công nghiệp mang lại đồng thời cũng không bỏ qua những tác hại do chính quá trình này gây ra. Có thể kể đến một số tác hại do quá trình công nghiệp hóa gây ra: - Quá trình xây dựng nhà xưởng, công ty trong KCN sẽ góp phần bê tông hóa tăng lên và do đó diện tích cây xanh thảm cỏ sẽ bị giảm đi. - Dân số khu vực lân cận tăng lên do tập trung về để làm việc trong KCN sẽ đòi hỏi về chỗ ăn ở, học tập, sinh hoạt cho con em họ, giao thông tắc nghẽn vào giờ tan tầm. - Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để hạn chế ô nhiễm nhưng không có thể triệt để. Tùy ngành nghề sản xuất, công nghệ áp dụng mức độ tác động mà hiện thượng mắc bệnh nghề nghiệp của công nhân là không thể tránh khỏi. Tác động này không nhất thời mà được tích tụ lâu ngày ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe người lao động, nhất là khi họ không còn khả năng làm việc cho xí nghiệp. Khi đó các chi phí bảo hiểm khó có thể bù được những hậu quả mà người lao động phải gánh chịu. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 45 2.2 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KCN BÌNH CHIỂU. 2.2.1 Mô tả các tác động do hoạt động của KCN Bình Chiểu đến môi trường Hoạt động sản xuất dù ít nhiều đều làm phát sinh các chất thải dưới các dạng rắn, lỏng, khí và tác động đến môi trường đất, nước và không khí. Các nguồn ô nhiễm bao gồm: - Khí thải từ các lò hơi, thiết bị nhiệt, máy phát điện nói chung là thiết bị sử dụng các loại dầu làm nhiên liệu. Các dạng khí thải đặc biệt tùy thuộc công nghệ sản xuất khác nhau. - Nước thải từ các công đoạn sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân. - Chất thải rắn. 2.2.1.1 Các tác động đến môi trường nước Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải( cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt). Nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN Bình Chiểu là sông Sài Gòn. Nước thải, sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn tại từng nhà máy, được tập trung về trạm xử lý nước thải tập trung, xả vào mương thoát nước dọc đường đất đỏ quân đoàn 4 (dài khoảng 600 m), sau đó đổ vào rạch Gò Dưa (dài khoảng 3km) trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Như vậy vào mùa mưa nước thải sẽ được pha loãng và tự làm sạch. Mùa nắng nước thải sau xử lý sẽ được giữ lại tại hồ để tưới cây cho KCN Bình Chiểu và dùng cho việc phòng cháy. Nước thải trong quá trình hoạt động của các nhà máy là lượng nước sau khi đã sử dụng vào các mục đích như: + Nước dùng trong công nghệ sản xuất. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 46 + Nước dùng để rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. + Nước giải nhiệt. + Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Nước thải của các ngành công nghiệp cơ khí chứa các kim loại như Zn, Cr , các dung môi, sẽ có tác động nguy hiểm đến môi trường nước của khu vực. Chúng có thể tích lũy trong tôm, cua, cá,, và gây ngộ độc cho người sử dụng, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương và gây quái thai ở trẻ em. Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy , các vi trùng mang bệnh Lượng nước thải này của toàn khu công nghiệp tuy không lớn, nhưng nếu không được xử lý hợp lý sẽ góp phần gây ô nhiễm đáng kể cho nguồn tiếp nhận. Nguồn nước, môi trường sống của các động thực vật thủy sinh một khi đã bị ô nhiễm thì những điều kiện sống bình thường của chúng sẽ bị đe dọa và nguy cơ bị tiêu diệt rất dễ xảy ra. Ngăn chặn sự lây lan các chất có hại trong nguồn nước nhất là đối với nguồn di động là vô phương cứu chữa. Nước đã bị ô nhiễm thì kéo theo nó là vùng không khí và kể cả những vùng đất nơi đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Chi phí cải tạo môi trường lớn gấp nhiều lần so với chi phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng khôi phục được môi trường đã bị hủy hoại. 2.2.1.2 Các tác động đến môi trường không khí Môi trường không khí xung quanh KCN chịu ảnh hưởng chủ yếu do các nguồn thải từ hoạt đông sản xuất, từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của các nhà máy, công ty. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể góp phần làm tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực nhà máy nói riêng và vùng lân Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 47 cận toàn khu vực nói chung. Các chất khí độc hại tro bụi tùy thuộc vào thành phần tính chất và nồng độ trong môi trường không khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là cho người công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy , dân cư trong khu vực, hệ động thực vật, 2.2.1.3 Các tác động đến môi trường đất Môi trường đất sẽ chịu tác động của cả ba nguồn thải: nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì vùng đất mà nơi nguồn nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Tầng đất như một lớp vật liệu lọc. Nó sẽ giữ lại hầu hết các cặn lơ lửng có trong nước thải, một phần các chất hòa tan. Do đó, nước thải càng chứa nhiều chất độc hại thì môi trường đất càng bị ô nhiễm nặng. Các khí thải và bụi sẽ phát tán trong không khí , hấp phụ hơi nước và trở nên nặng hơn không khí, rơi trở lại mặt đất, phủ trên bề mặt cây cỏ, ao hồ sông ngòi và gây tác hại. Dễ dàng nhận thấy là mưa acid. Một nguồn thải đáng kể có ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường đất là các chất thải rắn công nghiệp. So với nước thải và khí thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường chất thải rắn không cao bằng nhưng khó xử lý, rác thải công nghiệp đang là mối đe dọa cho môi trường trong đà phát triển công nghiệp hiện nay, nhất là đối với các chất thải rắn độc hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo nó là môi trường nước và không khí. Quản lý hợp lý, tái sử dụng và tận dụng tối đa các chất thải rắn là một trong những biện pháp hữu hiệu hạn chế mức độ gây ô nhiễm của nguồn thải này. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 48 CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM CHO KCN BÌNH CHIỂU 3.1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM VÀ TIỀNG ỒN. Do tính chất riêng biệt của các chất gây ô nhiễm không khí của từng nhà máy nằm trong KCN Bình Chiểu: - Nguồn gây ô nhiễm bao gồm: máy phát điện, khí thải của các lò đốt, khí thải từ các thiết bị công nghệ, bụi từ các thiết bị vận chuyển, - Khả năng phát tán: tại các nhà máy, các nguồn khí thải đều được đưa ra môi trường qua các ống khói. So với nước thải, không khí có khả năng phát tán nhanh hơn nhiều và có khả năng được pha loãng rất lớn trong môi trường không khí bên ngoài. Trong một thời gian ngắn, ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm sẽ tác động đến một vùng rộng lớn. - Khả năng thu gom: do tính chất phát tán nhanh và mạnh, khả năng thu gom các loại khí thải khó khăn hơn nhiều so với nước thải và khó tập trung về một nơi để xử lý. - Tính chất khác biệt giữa các loại khí thải trong từng nhà máy và giữa các nhà máy. - Khả năng xử lý: vốn đầu tư và công nghệ xử lý. Tất cả các nhà máy đều phải xây dựng các trạm xử lý cục bộ của riêng mình để xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn xả vào môi trường không khí xung quanh theo tiêu chuẩn môi trường. Sau đây là một số các công nghệ xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí được kiến nghị: 3.1.1 Khống chế ô nhiễm nguồn nhiệt Các khu vực có thiết bị lò nấu nguyên liệu cần phải bố trí riêng biệt với khu văn phòng, khu sản xuất tập trung và nên bố trí cuối hướng gió. Tốt nhất không nên dùng lò nấu thủ công, không nên dùng các chất đốt gây ô nhiễm như than, mùn Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 49 cưa Tại các khu vực này cần bố trí tường cách nhiệt, hệ thống nước giải nhiệt, hệ thống gió tự nhiên, hệ thống thông gió nhân tạo như quạt hút, quả cầu Đối với phân xưởng sản xuất tốt nhất nên dung giải pháp kiến trúc để thông gió tự nhiên. Trên nóc các phân xưởng nên đặt các quả cầu hút gió. Trong các phân xưởng có mật độ công nhân cao nên bố trí thêm quạt trần ( nếu không ảnh hưởng đến sản xuất). 3.1.2 Khống chế ô nhiễm tiếng ồn, rung. Tất cả máy móc thiết bị phải thường xuyên kiểm tra định kỳ và bôi trơn dầu mỡ. Các máy phát điện phải đặt xa khu vực văn phòng, khu sản xuất tập trung hoặc phải thiết kế hệ thống cách âm, hút âm. Các chân đế đặt máy phát điện, mô tơ, máy sản xuất gây rung cần phải có hệ thống chống rung. Khớp nối giữa các máy với ống dẫn cần nối mềm để chống rung. Các máy có công suất lớn như máy phát điện dự phòng cần bố trí riêng để thiết kế tường cách âm, hút âm. 3.1.3 Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ. Để phòng ngừa cháy nổ tại các nhà máy và toàn KCN cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Về biện pháp kỹ thuật, ngoài các biện pháp chung bao gồm: - Cơ khí hóa, tự động hóa các khâu sản xuất gây nguy hiểm. - Đảm bảo các thiết bị không gây rò rỉ dầu mỡ. - Cách ly các công đoạn dễ cháy ra xa khu vực sản xuất. - Giảm tới mức tối thiểu lượng chất gây cháy nổ trong khu vực sản xuất. Khu vực đặt các thiết bị lò đốt Biện pháp tốt nhất là cách nhiệt các bề mặt có nhiệt độ cao, cách ly lò và ống khói với các bộ phận dễ cháy của công trình. Phải thực hiện sự vận hành các thiết bị lò theo đúng quy phạm. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 50 Khu vực hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy Để phục vụ cho quá trình sản xuất các nhà máy phải tồn trữ một lượng nguyên nhiên liệu rất lớn như: xăng dầu, axit sulfuric, giấy Các vật phẩm này rất dễ gây ra cháy nổ vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau để phòng ngừa cháy nổ. - Không được xếp cùng kho các loại hóa chất có thể phản ứng với nhau khi tiếp xúc hoặc có cách chữa cháy khác nhau. - Các khâu bốc dỡ, cấp phát, vận chuyển phải cơ giới hóa cao. - Cần tổ chức thông gió tốt cho các kho để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm. - Chỉ được sử dụng ánh sáng tự nhiêm hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho dễ cháy nổ. 3.1.4 Các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí 3.1.4.1 Các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí Để xử lý các chất ô nhiễm dạng khí có thể sử dụng một trong các thiết bị sau: Tháp hấp thụ Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axit trong tháp hấp thụ, sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụ. Để tăng diện tích và thời gian tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ thường dùng tháp hấp thụ có đệm. Để tăng khả năng hấp thụ khi nhiệt độ khí thải cao cần làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết trước khi đưa vào tháp hấp thụ. Với ưu điểm thiết kế khá đơn giả, hiệu quả xử lý tương đối cao, nguyên tắc vận hành không phức tạp. Nhưng sử dụng thiết bị này dẫn đến ô nhiễm nước thải, dung dịch hấp thụ một số khí tương đối đắt tiền và có tính ăn mòn do đó ảnh hưởng đến thiết bị xử lý. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 51 Thiết bị hấp phụ Nguyên tắc cơ bản của phưng pháp này là khí thải có chứa trong hợp chất ô nhiễm được hấp thụ trong lớp vật liệu đệm như: than, bùn, xỉ sắt, phân rác hoặc đất xốp. Các khí được giữ lại trong lớp đệm sau đó được phân hủy bằng phương pháp sinh hóa, vật liệu đệm được tái sinh. Để quá trình xảy ra liên tục cần lắp đặt hai hệ thống hấp phụ song song, một tháp làm việc tháp kia tái sinh. 3.1.4.2 Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm toàn khu Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí toàn khu công nghiệp như hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số loại cây có thể hấp thụ kim loại nặng như chì, cadmium Ngoài ra ,ột số cây xanh rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí cho nên có thể dung cây xanh làm vật chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Đối với thiết bị giải nhiệt của nhà máy và toàn KCN để hạn chế tác động xấu do nó gây ra với môi trường, khó có thể sử dụng biện pháp kỹ thuật và thiết bị nào hữu hiệu . Biện pháp thích hợp và có tính khả thi nhất là trồng cây xanh vì các dãy cây xanh vừa có tác dụng chắn ồn vừa có khả năng hấp thụ nhiệt. Khu vực có nhiều cây có thể làm giảm nhiệt độ môi trường không khí xuống thấp hơn khu vực khác từ 1 – 20C . Cây xanh nên trồng xung quanh theo chu vi từng nhà máy, cây trồng phải loại thân gỗ, tán nhỏ hơn 5m, trồng xen kẽ với loại cây bụi. 3.1.4.3 Biện pháp công nghệ sạch Đây được coi là biện pháp cơ bản vì cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 52 Hướng giải quyết tối ưu nhất là nhập và thay thế toàn bộ bằng công nghệ mới, không hoặc có rất ít chất thải để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghệ sạch là ngăn ngừa chất thải, giảm chất thải và sử dụng lại chất thải. trong thực tế với những công nghệ đang sử dụng có thể tiến hành phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm. Trong những trường hợp cụ thể có thể lựa chọn một trong các phương án sau: - Thay đổi nguyên liệu ban đầu hoặc tách những tạp chất có khả năng gây ô nhiễm ở nguyên liệu trước khi sử dụng, thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu út độc hơn ( ví dụ thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh như than đá bằng nhiên liệu ít lưu huỳnh như khí đốt, than dầu bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hay dung điện năng là hướng ngày càng phổ biến ). - Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công khô nhiểu bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi. - Sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiểm không khí ngay trong quá trình sản xuất, bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm ra ít độc hoặc không độc. - Xây dựng lại điều kiện chế độ kỹ thuật tối ưu nhằm kết hợp hài hòa giữa yêu cầu kinh tế và sinh thái. - Tăng cường và hiện đại hóa các thiết bị kiểm tra nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các sự cố kỹ thuật. 3.1.4.4 Khống chế ô nhiễm bằng cách pha loãng Các nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng như khí thải do đốt nhiên liệu, hơi dung môi, mùi hôi, bụi để pha loãng tới tiêu chuẩn cho phép có hai cách là tăng chiều cao ống khói và đưa khí sạch vào pha loãng đối với các trường hợp chiều cao ống khói là cố định. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 53 3.1.4.5 Biện pháp giáo dục Đây là một biện pháp quan trọng, cần giáo dục cho mọi người ý thức chống ô nhiễm. Đặt biệt đối với hang ngũ các giám đốc công ty, nhà máy, phải coi nhiệm vụ giảm bớt ô nhiễm không khí do đơn vị mình gây ra là lương tâm, trách nhiệm của người sản xuất. Hiệu quả sản xuất, tức hiệu quả thu được trong bản thân công ty, nhà máy, nhờ xây dựng các công trình lọc sạch, là ,ột bộ phận của hiệu quả kinh tế chung và có liên quan chủ yếu với việc tận dụng nguyên liệu và phế liệu với việc giảm độ rò rỉ của thiết bị, với việc nâng cao khả năng lao động của công nhân Hiệu quả tính toán không chỉ gồm hiệu quả thu được trực tiếp trong việc bảo vệ sức khỏe, trong kinh tế, đời sống cộng đồng. Ô nhiễm không khí của KCN là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Chỉ có thể giải quyết vấn đề này , nếu có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở sản xuất, cũng như của tùng công nhân trong KCN. 3.2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Nước thải xả từ các nhà máy bao gồm: - Nước thải sản xuất. - Nước thải sinh hoạt. - Nước mưa. - KCN đã có trạm xử lý tập trung công suất 1500 m 3/ngày đêm, hiện tại đã xử lý được lượng nước thải của toàn KCN, nhưng trong thời gian tới cần phải thường xuyên cập nhập đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để đảm bảo nước thải đầu ra phải đạt tiêu chuẩn. Nước thải mặc dù đã được qua sử lý nhưng vẫn chứa một hàm lượng các chất thải nhất định nên dùng nước sông để pha loãng ở hồ chứa nước sau xử lý trước khi thải ra sông, hồ.Thường xuyên thu gom vớt sạch rác ở các hồ chứa để tránh tình trạng kẹt ống. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, thay thế, hoặc tìm hiểu những Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 54 qui trình công nghệ mới để hệ thống xử lý nước thải luôn được vận hành tốt và nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn qui định. Công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung KCN được xác định dựa vào các yếu tố sau: - Quy định chất lượng nước thải xả ra từ các nhà máy sau khi đã xử lý cục bộ để loại bỏ các chất độc hại. - Lưu lượng nước thải của toàn KCN. - Thành phần nước thải, chủ yếu là chất hữu cơ. - Điều kiện vận hành và xây dựng TXLNTTT. - Điều kiện về vốn đầu tư. - Kinh nghiệm trong công tác quản lý. 3.3 QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN. Khối lượng chất thải rắn từ mỗi nhà máy là quá nhỏ để xây dựng nhà máy xử lý cục bộ tại từng nhà máy . Khối lượng chất thải rắn của tất cả các nhà máy là quá nhỏ để xây dựng một nhà máy xử lý rác tập trung cho KCN, theo quan điểm kinh tế. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra công tác ký kết, thực hiện thu gom xử lý CTR của từng công ty, nhà máy với công ty có trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý. Phân loại là khâu quan trọng trong việc quản lý chất thải rắn, ảnh hưởng đến mức độ tái sử dụng và công nghệ xử lý. Tại mỗi nhà máy phải phân loại chất thải rắn thành các loại: rác kim loại, rác thủy tinh, rác khó phân hủy, dễ phân hủy bởi các sinh vật, rác cháy được và không cháy được. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 55 Tái sử dụng chất thải rắn và các hóa chất độc hại làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác là phương pháp giảm thiểu chất thải và tận dụng nguyên liệu . VD: vụn sắt, nhôm cho các lò nấu sắt nhôm, nhựa cho các ngành nấu nhựa thứ cấp khác. Rác thải sinh hoạt là loại rác thải ra do hoạt động của công nhân và dịch vụ, xử lý rác thải sinh hoạt có thể xử lý theo các phương pháp xử lý rác bình thường hoặc thải bỏ theo đường thu gom thải bỏ của tổ chức quản lý chất thải sinh hoạt địa phương. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 56 Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO KCN BÌNH CHIỂU Giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng đầu tiên của việc quản lý hợp lý các vấn đề vê môi trường. Giám sát chất lượng môi trường có thể được định nghĩa như là quá trình quan sát, đo đạc lập đi lập lại định kì với một mục đích nhất định. Việc giám sát được thực hiện với một số các chỉ tiêu được chỉ thị về lý học, hóa học và sinh học. Kết quả của quá trình giám sát liên tục và lâu dài có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét sự thay đổi về môi trường để đề xuất các biện pháp khống chế, xử lý ô nhiễm. 4.1 NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM HIỆN NAY CHO KCN BÌNH CHIỂU: Biện pháp quản lý: Định kỳ tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo về bảo vệ môi trường cho toàn thể CB – CNV của các nhà máy sản xuất trong KCN Bình Chiểu. Củng cố lại đội ngũ an toàn vệ sinh trong việc phòng chống và bảo vệ môi trường. Ban hành qui chế bảo vệ môi trường tại các cơ sở và hướng dẫn việc thực hiện đến từng CB – CNV. Thu dọn, bố trí lại các kho bãi còn tồn đọng trong các quá trình sửa chữa trước đây. Thực hiện công tác vệ sinh mặt bằng của các cơ sở sản xuất để phòng chống bụi trên các tuyến đường giao thông nội bộ 24/24. Bố trí, tăng cường các xe quét đường, hút bụi trên các tuyến đường của KCN. Triển khai một số dự án về chất thải như bãi chứa chất thải rắn. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 57 Trông thêm cây xanh cây xanh ở những khu đất trống phía sau các công ty, nhà máy để tăng diện tích cây xanh, thảm cỏ trên toàn bộ KCN cũng làm nên tường rào giảm thiểu ô nhiễm. Phân loại rác thải từ các cơ sở sản xuất và khu làm việc của công nhân, tái sử dụng chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Mỗi cơ sở sản xuất phải có hệ thống thu gom, tránh hiện tượng rò rỉ ra trên mặt đường làm ô nhiễm môi trường và mỹ quan KCN. Các nhà máy có lượng khí thải độc hại phải có hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường, chiều cao ống khói phù hợp để có khả năng pha loãng khí thải và không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. 4.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Giám sát hoạt động của các nhà máy riêng biệt Đối với KCN Bình Chiểu việc giám sát sự hoạt động của tùng nhà máy riêng biệt nhằm mục đích: - Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm xử lý khí thải cục bộ của từng nhà máy, đảm bảo chất lượng khí trước khi thải vào môi trường của KCN cũng như bên ngoải môi trường đạt tiêu chuẩn qui định. - Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm xử lý nước thải cục bộ của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn đăng ký trước khi về trạm xử lý nước thải tập trung. - Đo đạt lưu lượng thực tế của các nhà máy và chỉ số BOD để làm cơ sở tính toán cho việc thu phí vận hành hệ thống xử lý nước thải. - Kiểm soát và khống chế chặt chẽ các chất thải độc hại có trong nước thải để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho nhà máy xử lý nước thải tập trung. - Tất cả các xí nghiệp, nhà máy phải có biện pháp giải quyết việc thải bỏ chất thải rắn: Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 58 Cách thu gom và cách vận chuyển như thế nào. Phương pháp xử lý, đơn vị xử lý nào chịu trách nhiệm giải quyết thải bỏ chất thải rắn ở từng xí nghiệp, nhà máy. Cách thải bỏ: phương tiện thu gom, chuyên chở. Phải có báo cáo thường kỳ về các vấn đề trên. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 59 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận: Đi cùng xu hướng phát triển của tất cả các KCN, khu công nghiệp Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP . HCM cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế của cả nước, KCN đã tạo ra lượng lớn sản phẩm từ những hoạt động sản xuất của mình. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động vẫn chưa thể kiểm soát toàn bộ lượng chất thải ra ngoài môi trường. Đề tài khóa luận cua em là “ Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015” đã giải quyết được những nội dung sau: - Tổng quan về KCN Bình Chiểu, nhận thấy đây là một KCN tương đối sạch, có cơ sở hạ tầng tốt và cần tiếp tục phát triển trong thời gian tới. - Hiện trạng quản lý KCN. Qua đó cho thấy vấn đề kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường là một việc làm cần thiết và cần có biện pháp quản lý cụ thể để lượng chất thải ra môi trường đều đạt tiêu chuẩn cho phép. - Tận dụng lợi thế về địa hình, chế độ gió để thu gom nước thải, nước mưa và pha loãng khí thải. - Các biện pháp phòng chống ô nhiễm cho KCN. - Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và giúp KCN phát triển hợp lý. Kiến nghị: Để thực hiện tốt các qui định về BVMT và tổ chức áp dụng thành công các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình hoạt động phát triển đến năm 2015 và cả sau này của KCN , em xin đề xuất một vài kiến nghị như sau: Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 60 Đối với ban quản lý KCN: - Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật đến các doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các doanh nghiệp không thực hiện đúng với các quy định về BVMT, gây ô nhiễm môi trường. - Nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, BVMT theo quy định. - Phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, kiểm tra và xử lý kịp thời nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường, áp dụng biện pháp kinh tế người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đối với ban lãnh đạo các doanh nghiệp: - Mạnh dạn áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ những giải pháp đơn giản và ngày càng nâng cấp, cải tạo, thay thế bằng những giải pháp phức tạp hơn. - Nâng cao kiến thức cho mỗi thành viên trong công ty về vấn đề BVMT thông qua một số hoạt động như : tổ chức tuyên truyền, tập huấn, giáo dục, thi đua về khía cạnh môi trường. Để có thể thực hiện tốt vấn đề này, công ty cần thành lập Tổ thanh tra môi trường, tổ này kết hợp hoạt động với ban quản lý KCN giám sát việc thực hiện các vấn đề môi trường của công nhân, đồng thời khuyến khích công nhân tiết kiệm nước, năng lượng - Tuyên dương khen thưởng những tập thể cá nhân thực hiện tốt, tạo động lực tinh thần phấn đấu của tất cả mọi người giúp cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường KCN. Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 61 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cổng phía đông KCN Bình Chiểu Cổng phía tây KCN Bình Chiểu Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 62 Trạm xử lý nước thài tập trung KCN Máy ép bùn Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 63 Công ty cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit Công ty TNHH Trường Lợi Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 64 Xí nghiệp văn hóa phẩm Bến Thành Công ty công nghiệp Tân Á Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 65 Schindler Việt Nam đang hoạt động Hunter douglas Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 66 Đường nội bộ KCN Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM và đề xuất hướng qui hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ MSSV : 207108043 Trang 67 Hồ chứa nước thải sau xử lý Máy thổi khí, kho chứa hóa chất PHỤ LỤC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 16/2009/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUY ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này hai (02) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: 1. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; 2. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Ban Tuyên giáo Trung ương - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tòa án NDTC, Viện KSNDTC; KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Xuân Cường - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL thuộc Bộ Tư pháp; - Tổng cục TCĐLCL thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường; - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; - Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, TCMT, KHCN, PC, Th(230). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 05 : 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on ambient air quality HÀ NỘI – 2009 Lời nói đầu QCVN 05: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on ambient air quality 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. 1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. 1.2. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1. 1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục. 1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1 Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3) TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 3 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi ≤ 10 μm (PM10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: Dấu (-) là không quy định 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế. - TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980). Chất lượng không khí. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang dùng thorin. - TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin. - TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh. Xác định Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím. - TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí. - TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) Không khí xung quanh. Xác định carbon monoxit. Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán. - TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. - TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học. - TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định ôzôn trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím. - TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng ôzôn. Phương pháp phát quang hóa học. - TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) Không khí xung quanh. Xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 06 : 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on hazardous substances in ambient air HÀ NỘI – 2009 Lời nói đầu QCVN 06 : 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on hazardous substances in ambient air 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. 1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. 1.2. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1. 1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục. 1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy định tại Bảng 1. Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3) TT Thông số Công thức hóa học Thời gian trung bình Nồng độ cho phép Các chất vô cơ 1 Asen (hợp chất, tính theo As) As 1 giờ 0,03 Năm 0,005 2 Asen hydrua (Asin) AsH3 1 giờ 0,3 Năm 0,05 3 Axit clohydric HCl 24 giờ 60 4 Axit nitric HNO3 1 giờ 400 24 giờ 150 5 Axit sunfuric H2SO4 1 giờ 300 24 giờ 50 Năm 3 6 Bụi có chứa ôxít silic > 50% 1 giờ 150 24 giờ - 50 7 Bụi chứa amiăng Chrysotil Mg3Si2O3(OH) - 1 sợi/m3 8 Cadimi (khói gồm ôxit và kim loại – theo Cd) Cd 1 giờ 0,4 8 giờ 0,2 Năm 0,005 9 Clo Cl2 1 giờ 100 24 giờ 30 10 Crom VI (hợp chất, tính theo Cr) Cr+6 1 giờ 0,007 24 giờ 0,003 Năm 0,002 11 Hydroflorua HF 1 giờ 20 24 giờ 5 Năm 1 12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10 13 Mangan và hợp chất (tính theo MnO2) Mn/MnO2 1 giờ 10 24 giờ 8 Năm 0,15 14 Niken (kim loại và hợp Ni 24 giờ 1 chất, tính theo Ni) 15 Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) Hg 24 giờ 0,3 Các chất hữu cơ 16 Acrolein CH2=CHCHO 1 giờ 50 17 Acrylonitril CH2=CHCN 24 giờ 45 Năm 22,5 18 Anilin C6H5NH2 1 giờ 50 24 giờ 30 19 Axit acrylic C2H3COOH Năm 54 20 Benzen C6H6 1 giờ 22 Năm 10 21 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 1 giờ KPHT 22 Cloroform CHCl3 24 giờ 16 Năm 0,04 23 Hydrocabon CnHm 1 giờ 5000 24 giờ 1500 24 Fomaldehyt HCHO 1 giờ 20 25 Naphtalen C10H8 8 giờ 500 24 giờ 120 26 Phenol C6H5OH 1 giờ 10 27 Tetracloetylen C2Cl4 24 giờ 100 28 Vinyl clorua CICH=CH2 24 giờ 26 Các chất gây mùi khó chịu 29 Amoniac NH3 1 giờ 200 30 Acetaldehyt CH3CHO 1 giờ 45 Năm 30 31 Axit propionic CH3CH2COOH 8 giờ 300 32 Hydrosunfua H2S 1 giờ 42 33 Methyl mecarptan CH3SH 1 giờ 50 24 giờ 20 34 Styren C6H5CH=CH2 24 giờ 260 Năm 190 35 Toluen C6H5CH3 Một lần tối đa 1000 1 giờ 500 Năm 190 36 Xylen C6H4(CH3)2 1 giờ 1000 Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế: - TCVN 5969:1995 (ISO 4220:1983) Không khí xung quanh. Xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị màu hoặc đo điện thế. - TCVN 6502:1999 (ISO 10312:1995) Không khí xung quanh. Xác định sợi amiăng. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp. Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKHOA LUAN TOT NGHIEP.pdf
Tài liệu liên quan