I. MỤC ĐÍCH
Dựa vào các số liệu đo đạc, điều tra các thành phần môi trường, tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án, trên cơ sở đối sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan do các cơ quan chức năng của nhà nước đã ban hành.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian, địa điểm :
Thời gian: Ngày 7/5/2011, tiến hành đo lúc 8h40.
Địa điểm: khu vực thực hiện dự án “Nhà hàng nổi Sông Hương”
2. Công tác chuẩn bị :
Dung cụ: bản đồ, thước, dụng cụ lấy mẫu nước
Thiết bị:
Máy định vị GPS
3. Máy đo đa năng đo vận tốc gió, nhiệt độ, cao độ, độ ẩm (thời gian 10 phút/lần)
Máy đo bụi
máy đo tiếng ồn: thực hiện 4 lần đo (5 -10 phút/ lần)
Máy đo khoảng cách: đo với khoảng cách >5m, không có vật cản
Máy đo khí độc: Đo với vị trí thấp và cao.
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN DỰ ÁN NHÀ HÀNG NỔI SÔNG HƯƠNG
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án nhà hàng nổi Sông Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG
*** a õ b ***
Bài thực hành:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN DỰ ÁN NHÀ HÀNG NỔI SÔNG HƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bắc Giang Nguyễn Thị Thanh
Võ Thị Ánh Nguyệt
Phan Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Văn Nghĩa
Huế, tháng 05 năm 2011
MỤC ĐÍCH
Dựa vào các số liệu đo đạc, điều tra các thành phần môi trường, tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án, trên cơ sở đối sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan do các cơ quan chức năng của nhà nước đã ban hành.
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thời gian, địa điểm :
Thời gian: Ngày 7/5/2011, tiến hành đo lúc 8h40.
Địa điểm: khu vực thực hiện dự án “Nhà hàng nổi Sông Hương”
Công tác chuẩn bị :
Dung cụ: bản đồ, thước, dụng cụ lấy mẫu nước…
Thiết bị:
Máy định vị GPS
Máy đo đa năng đo vận tốc gió, nhiệt độ, cao độ, độ ẩm…(thời gian 10 phút/lần)
Máy đo bụi
máy đo tiếng ồn: thực hiện 4 lần đo (5 -10 phút/ lần)
Máy đo khoảng cách: đo với khoảng cách >5m, không có vật cản
Máy đo khí độc: Đo với vị trí thấp và cao.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ-XÃ HỘI
Điều kiện tự nhiên của khu vực dự án
Vị trí địa lý
Nhà hàng nổi Sông Hương nằm ở vị trí “độc tôn” tọa lạc trên dòng sông Hương thơ mộng thuộc phường Phú Hội, bên cạnh cầu Tràng Tiền. nằm bên cạnh đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Cách trường Đại Học Sư Phạm Huế 91m, cách khách sạn Sài Gòn MORIN 278m.
Địa hình địa mạo
Đồng bằng: Dự án nằm bên bờ Nam Sông Hương, thấp hơn mặt bằng chung khoảng 1m, dự án nằm trên bề mặt nước ( vị trí mặt nước thấp hơn mặt đường 2,4 m. Cao độ so với mực nước biển: trung bình khoảng 50m.
Điều kiện khí tượng thuỷ văn
Khí hậu: Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. - Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.- Độ ẩm trung bình 85%-86%. - Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.- Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.
Bảng: Số liệu trung bình quan trắc khí tượng
Vị trí
Tọa độ
Nhiệt độ
Độ ẩm
(%)
Hướng gió
Vận tốc gió
(m/s)
Áp suất
(hpA)
K1
16028’67” N
107035’20,9”E
24,1
81,8
Đ-N
0,5
1006
K2
16028’11,1’’N
107035’34,9”E
24,1
81,8
Đ-N
0,4
1011,2
K3
16028’4,8” N
107035’27,7”E
24,1
81,8
Đ-N
- Đặc điểm thuỷ văn ( Sông Hương)
Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Lưu vực sông Hương nằm trong vùng mưa lớn của miền Trung, lượng mưa trung bình nhiều năm là 2.868mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII, ba tháng mưa chính là IX-XI, với lượng mưa 3 tháng là 1.850mm, chiếm 65,9% lượng mưa năm, trong đó lượng mưa tháng X là 796mm chiếm 43% lượng mưa mùa. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất ứng với tần suất 5% trên lưu vực sông Hương từ 600-1000mm. Mưa giảm dần từ ven biển lên thượng lưu và từ Nam lên Bắc. Bão, giải HTNĐ hoạt động riêng rẽ có thể gây ra lũ đặc biệt lớn trên sông Hương. Không khí lạnh hoạt động riêng rẽ hoặc KKL phối hợp với bão hoặc với giải HTNĐ cũng gây ra lũ trên BĐ 3. Lũ lớn xảy ra trong các tháng IX-XI, nhưng cuối tháng V/1989, đã có lũ trên BĐ 3 hơn 1m tại Huế. Do đặc điểm bờ biển Thừa Thiên - Huế, nên nhiều khi, trước khi đổ bộ vào phía bắc (Quảng Bình-Thanh Hóa) bão đã đi men theo bờ biển của khu vực này và gây ra mưa to, lũ lớn ở đây. Năm 1990 có 5 lần bão gây lũ trên BĐ 3 tại Huế, mặc dù, trong cả 5 lần, bão đều không trực tiếp vào Thừa Thiên-Huế. Khi lũ sông Hương, sông Bồ lên cao mà gặp bão vào trực tiếp thì tổn thất vô cùng to lớn. Từ 1976-1998, có hai lần áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đồng bằng sông Hương gây ra lũ trên BĐ 3.
Khi xây dựng dự án chịu ảnh hưởng rất nhiều của thuỷ triều, cấu tạo của dòng sông. Đặc biệt, Sông Hương thường xảy ra lũ lớn trong nhiều năm qua vì vậy quá trình thiết kế và xây dựng dự án là rất quan trọng.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Dân cư – lao động:
Tổng diện tích của phường Phú Hội: 110,2 ha. Với dân số: 12.015 người (năm 2009). Là phường có lượng khách du lịch tập trung lớn nhất thành phố, do vậy dân cư trong phường sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ.
Mật độ dân cư tập trung xung quanh khu vực dự án lớn, trong đó phần lớn dân cư kiếm sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.
Lượng lao động chủ yếu nằm trong độ tuổi 18- 45, một số trẻ em và người già làm nghề bán dạo và ăn xin…
b. Đặc điểm kinh tế:
Hoạt động kinh tế chủ yếu trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án: các dịch vụ kinh doanh du lịch như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm từ vật liệu như vỏ sò, ốc, hến…
c. Đặc điểm xã hội:
Trên địa bàn phường có 01 HTX thương mại dịch vụ (Vĩnh Lợi); trên 60 khách sạn, trong đó có 5 khách sạn của nhà nước (Hương Giang, Century, Kinh Đô, Thuận Hóa, Kỳ Lân); 22 phòng trọ, nhà nghỉ và 22 nhà hàng. Hầu hết mặt tiền ở các trục đường phố, nhân dân buôn bán hoặc cho thuê kinh doanh, đặc biệt ở các tuyến đường: Hùng Vương, Lê Lợi, Bến Nghé, Đội Cung, Nguyễn Công Trứ, Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão,...
Trong khu vực dự án là nơi tập trung dân cư đông đúc đặc biệt vào buổi tối. Gần đường giao thông có lưu lương xe qua lại lớn thường gây tác nghẽn giao thông. Mặt khác, gần dự án còn có trường đại học sư phạm Huế những lúc tan trường mật độ người qua lại và xe cộ lớn, khí thải của các phương tiện, tiếng ồn tăng lên gây ảnh hưởng đến môi trường không khí.
Khi dự án đi vào hoạt động:
Mật độ người tập trung ở tuyến đường đi bộ đông hơn, đặc biệt tại dự án, làm tắc nghẽn giao thông, khi ăn uống trong nhà hàng không trách khỏi hiện tượng gây gổ, đánh nhau gây mất trật tự tại khu vực.
Xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa các nhà hàng
Các hàng bán dạo, ăn xin, các dịch vụ khác sẽ tăng lên gây khó khăn trong việc kiểm soát, hiện tượng trộm cắp, cớp dật…có nguy cơ bùng phát.
Bên cạnh đó, khi xây dựng Dự án có thể ảnh hưởng đến cảnh quan của khu vực: Che lấp Cồn Hến, cầu Trường Tiền…
IV. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
- Bụi, khí CO, SO2, NO2 do hoạt động giao thông trong khu vực dự án.
- Bụi và khí độc do sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án
- Lấy mẫu không khí :
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu không khí : Tiến hành đo đạc tại 3 vị trí
theo hướng gió Đông- Nam
Vị trí lấy mẫu chất lượng không khí như sau:
+ K1 : Khu vực gần cổng vào Nhà hàng
+ K2 : Khu vực bên phải Nhà hàng, phía tiếp giáp với Bến thuyền du lịch
+ K3 : Khu vực Công viên 3/2 nằm đối diện với Nhà hàng giáp đường Lê Lợi
- Các thông số phân tích :
Nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, vận tốc gió, áp suất khí quyển.
- Các thông số phân tích : Bụi, Khí CO, SO2, NO2, NH3, tiếng ồn.
Bảng : Giá trị trung bình nồng độ các chất khí, bụi và tiếng ồn.
Stt
Vị trí lấy mẫu /Tọa độ
Bụi
(g/m3)
CO
(g/m3)
NO2
(g/m3)
SO2
(g/m3)
NH3
(g/m3)
Mức ồn Leq
(dBA)
1
K1
16028’67” N
107035’20,9” E
180
3200
25
18
75
62
2
K2
16028’11,1’’N
107035’34,9”E
2400
22
16
55
64
3
K3
16028’4,8” N
107035’27,7” E
140
2200
45
32
48
70
QCVN 05:2009/BTNMT (24h)*
200
5000
100
125
(*) Quy chuẩn Bộ Tài nguyên và môi trường về chất lượng không khí theo 24h.
- Nhận xét :
So với quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và môi trường thì các thông số đo được đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, nhìn chung chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án là tương đối tốt.
2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải từ sinh hoạt của người dân sống trong khu vực và của du khách.
2 hệ thống ống xả nước thải của Thành Phố thải ra sông
Nước thải từ nhà hàng, hoạt động dịch vụ…
Hiện trạng chất lượng môi trường nước quanh khu vực dự án
Vị trí lấy mẫu:
Vị trí 1: tại khu vực dự án
Vị trí 2: phía thượng lưu cách vị trí dự án khoảng 50m
Vị trí 3: phía hạ lưu cách dự án khoảng 150 – 200m
Dụng cụ lấy mẫu: Thiết bị lấy mẫu ngang
Cách lấy mẫu: chia mặt cắt thành 5 thuỷ trực
Mẫu 1: Ở độ sâu 0.5 m
Mẫu 2: Ở độ sâu 1m
Mẫu 3: Ở độ sâu 0.5 m
Mẫu 4: Ở độ sâu 1m
Mẫu 5: Ở độ sâu 0.5 m
Lấy mẫu tổ hợp: Mỗi thuỷ trực lấy 0.3 lít, lấy 5 lần = 1.5 lít, bảo quản lạnh và đem về phòng thí nghiệm phân tích.
Bảng: Kết quả phân tích chất lượng nước sông
Stt
Thông số
Đơn vị
M1
M2
M3
pH
-
6,8
6,9
6,9
DO
mg/l
6,2
6,2
6,2
BOD5 (200C)
mg/l
9
7
5
COD
mg/l
12
10
9
TSS
mg/l
4
4
4
NO3-
mg-N/l
0,25
0,27
0,26
PO43-
mg-P/l
0,1
0,1
0,1
Fe tổng
mg/l
0,2
0,2
0,2
Tổng Coliform
MPN/
100ml
3,5.103
1,5. .103
1,4. .103
Dầu mở
mg/l
-
-
-
Nhận xét:
Theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và môi trường QCVN 08: 2008/ BTNMT thì các thông số đo được đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, nhìn chung chất lượng môi trường nước tại khu vực dự án là tương đối tốt.
3. Môi trường sinh vật:
Khu vực xây dựng dự án thuộc khuôn viên của công viên 3/2 ngay cạnh bờ sông vì vậy có sự đa dạng về các loại cây trồng và sinh vật thuỷ sinh.
Thực vật trên cạn: gồm có những loại cây chủ yếu sau:
Tên các loại cây
Tên khoa học
Phượng vĩ
Delonix regia.
Lim xẹt
Peltophorum pterocarpum
Dừa
Catharanthus roseus (L) G Don
Bằng lăng
Lagerstroemia flosreginae
Sao đen
Hopea odorata Roxb
Tía tô cảnh
Coleus blumei hay Coleus blumei
Me chua
Tamarindus indica.
Dền kiểng
Alternanthera tenella
Cỏ lá gừng
Axonopus
Móng bò
Bauhinia purpurea.L
- Sinh vật thủy sinh: Thực vật thuỷ sinh có các loài bèo, rong, tảo,... Động vật thủy sinh là các loài cá, động vật phù du,...
Nhận xét: Chủ yếu các thực vật trên cạn do con người trồng nhằm tạo cảnh quan trong công viên, không phải là loài hoang dã, quý hiếm nên hoạt động của dự án không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh vật. Tuy vậy, vẫn có trường hợp ngắt cây, dẫm đạp lên cây cỏ, thải rác ra khuôn viên làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các loài cây.
Trong khu vực xung quanh dự án
Động vật trên cạn
STT
Tên con vật
Tên khoa học
STT
Tên con vật
Tên khoa học
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Giun đất
Giun Khoang
Chuồn chuồn
Cào cào
Châu chấu
Tò vò
Nhái
Ếch đồng
Chàng hương
Ễnh ương
Cóc nhà
Thạch sùng
Magacolides australis
Phrelima aspergillun
Otthetrum sabina
Acrida chinensis
Oxya chinensis
Ammophula sp
Panalimno charis
R. tigrina
P.guelthery
Kaloula pulchra
Buffo melanostictus
Hemidactiluc freates
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Thằn lằn bóng
Tắt kè
Tắn nước
Rắn cổ đỏ
Chim sẻ
Chích choè
Chích nâu
Sẻ nhà
Chuột chù
Chuột nhà
Chuôt cống
Chuột nhắt….
Mabuya elonggata
Calotes versicolor
Natrix pisgator
Rhabolopphis saravacensis
Passeriformes
Copychus saularis
Philloscopus fuscatus
Passer omtanus
Suncus murinus
Rattus norvegicus
Rattus flavipectus
Mus musculus
Dưới nước:
+Các loài cá nước lợ: Nhóm động vật nổi và động vật đáy chiếm ưu thế về thành phần loài và số lượng cá thể. Thuộc nhóm động vật nổi bao gồm các loài thuộc giống Schamaclaria, Sinocalanus. Pseudodiptomus. Thuộc nhóm động vật đáy thường bắt gặp nhiều loài thuộc các giống Terebralia, Ceritheidea, Metaediceropsis, Melita, Aspeudes…Các loài cá nước lợ phổ biến nhất là các loài cá thuộc họ cá đối (Mugilidae), cá bống (Crobiidae), cá dìa (Siganidae)…
+Các loài nước ngọt: có loài động vật nổi có nguồn gốc nước ngọt thích nghi với độ mặn tương đối lớn bao gồm Diaphnosoma, Monia,…Số loài động vật đáy có nguồn gốc nước ngọt không nhiều bắt gặp ấu trùng muỗi (Chỉonamidae) và một số loài khác như ốc (Cỏbicula), trìa (Menatrix)…Ngoài ra còn có thêm các loài cá nguồn gốc nước ngọt như: Cá quả (Ophiocephallú strialus), cá rô (Anabas tertidinaeus)…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_moi_truong_nen_nha_hang_noi_song_huong_0521.doc