Đề tài Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Dương Liễu là một trong những vùng trọng điểm CBNSTP của Hà Nội. Song, hiện tại khu vực này đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất CBNSTP, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thải và rác thải. Các giải pháp đã áp dụng cho Dương Liễu chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng thải ngày càng lớn. Bởi vậy học viên đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3 DANH MỤC CÁC HÌNH 4 MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài. 5 2. Mục tiêu 6 3. Nhiệm vụ 6 4. Kết quả chính đã đạt được 6 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7 6. Cấu trúc của luận văn. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 8 1.1.2. Làng nghề và phát triển làng nghề theo hướng bền vững 17 1.1.3. Khái quát về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam hiện nay 34 1.1. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 37 a. Một số quan điểm nghiên cứu chính. 37 - Quan điểm hệ thống: 37 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG 42 MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU 42 2.1. Khái quát làng nghề Dương Liễu. 42 2.1.1. Vị trí địa lí 42 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 43 2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội. 44 2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề. 47 2.2.1. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 48 2.2.2. Công nghệ sản xuất 48 2.2.4. Sản phẩm và trị trường 50 2.25. Phân bố sản xuất 50 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường của làng nghề. 52 2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất. 52 2.3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội. 60 2.3.3. Thực trạng quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng làng nghề. 63 2.3.4. Một số yếu tố pháp lý. 67 Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 69 LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 69 3.1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề. 69 3.1.1. Hiện trạng môi trường nước 69 3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn. 73 3.1.3. Hiện trạng môi trường khí. 77 3.1.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề. 78 3.1.5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực. 82 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề Dương Liễu. 84 3.2.1. Định hướng phát triển làng nghề Dương Liễu đến năm 2015. 84 3.2.2. Dự tính lượng thải tại làng nghề đến năm 2015. 85 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 87 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 2: Cách tính tải lượng thải cho làng nghề Dương Liễu

doc106 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại các làng nghề CBNSTP nói chung và tại làng nghề Dương Liễu nói riêng, nguồn gây ô nhiễm điển hình nhất là từ các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải bị phân hủy yếm khí tạo ra các mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, CH4, NH3... Ngoài ra, các làng nghề này cũng sử dụng một lượng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than, củi) cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm (mạch nha, tráng miến, bún…) thải vào không khí các chất như CO, CO2, SO2, NO2… Do khí thải được phát tán nên hầu hết các chỉ tiêu này tại các làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, song vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng lân cận. Ô nhiễm không khí tại Dương Liễu đáng nói nhất là vào thời vụ sản xuất chính (cuối năm âm lịch), do tần suất qua lại của các phương tiện giao thông quá nhiều, hàng ngày có hàng trăm chuyến xe qua lại vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm…, hơn nữa thời điểm này lại là mùa hanh khô nên nồng độ bụi thường tăng cao. Bảng 3.5: Chất lượng môi trường không khí tại làng nghề Dương Liễu Mẫu Địa điểm Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NH3 (mg/m3) H2S (mg/m3) HCl (mg/m3) Cl (mg/m3) K1 Đình đầu làng 0,12 1,22 1,2 0,02 - 0,015 K2 Xóm Chàng chợ - Chàng Trũng 1,6 4,02 0.2 0,2 0,5 0,04 K3 Xóm Đoàn Kết 1,34 3,11 0,7 0,46 0,35 0,03 K4 Trước công ty Mặt Trời Xanh 1,3 2,4 1 0,7 0,33 0,03 K5 Kênh T5 0,76 2,7 0,6 0,82 0,79 0,5 Ghi chú: Kết quả khảo sát ngày 15/4/2009 Ngoài ra, kết quả khảo sát tại một số cơ sở sản xuất mạch nha, nồng độ CO2 và SO2 tương đối cao (Ví dụ cơ sở sản xuất mạch nha gia đình anh chị Nguyễn Văn Sinh tại xóm Chàng Chợ, nồng độ CO2 và SO2 là 9,01 mg/m3; 0,5 mg/m3). Trong các khu dân cư, do điều kiện kín gió, các hộ sản xuất khép kín nên ô nhiễm khí thải do sản xuất nha, bánh kẹo, miến chủ yếu ảnh hưởng ở quy mô hộ gia đình, ít phát tán. Đối với khu vực miền đồng (dọc tuyến xã lộ có kênh tiêu nước dẫn nước thải ra kênh T2) và ven đường thôn xóm ven các cống nước thải, không khí bị nhiễm mùi ở mức độ cao, nhất là vào các ngày nắng. Nồng độ NH3 luôn cao hơn các khu vực khác (0.6 – 1 mg/m3). 3.1.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề. Để có thể đưa ra được những giải pháp sản xuất gắn với cải thiện, bảo vệ môi trường làng nghề hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thì việc tìm hiểu, đánh giá được hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường tại khu vực có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó phản ánh rõ mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Việc phân chia các mức độ ô nhiễm theo không gian của làng nghề là tổng hợp của hai yếu tố trên. Do phạm vi nghiên cứu là một xã nhỏ nên học viên lựa chọn đơn vị cơ sở chủ yếu để phân chia các mức độ ô nhiễm là các xóm. Việc phân chia dựa theo cách tính chỉ số chất lượng môi trường (EQI). Các tiêu chí sử dụng để đánh giá gồm: Tổng lượng nước thải; tổng rác thải; Tỷ lệ các hộ sản xuất nghề; hàm lượng BOD, COD và Coliform trong mẫu nước thải. Các tiêu chí đánh giá và các mức độ ảnh hưởng được tổng hợp như trong bảng sau: Bảng 3.6. Phân chia các mức độ ảnh hưởng theo các tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường làng nghề Dương Liễu Các mức độ ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng trung bình Ảnh hưởng lớn Trọng số 0 0 - 1 1 - 2 2 - 3 Các tiêu chí Lượng nước thải (nghìn m3/năm) - Không có các hoạt động CBNSTP - Từ 0 – 100 - Từ 100 - 300 - Trên 300 3 Lượng rác thải (nghìn tấn/năm) - Không có rác từ CBNSTP - Từ 0 – 5 - Từ 5 – 15 - Từ 15 – 30 2 Tỷ lệ các hộ CBNSTP (%) - Không có nghề CBNSTP - Từ 0 – 20 % số hộ CBNSTP - Từ 20 - 40 % số hộ CBNSTP - Từ 20 - 60 % số hộ CBNSTP 2 BOD - Hàm lượng không vượt quá TCCP - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 0 – 50 lần - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 50 – 100 lần - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 100 – 150 lần 3 COD - Hàm lượng không vượt quá TCCP - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 0 – 50 lần - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 50 – 100 lần - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 100 – 150 lần 3 Coliform - Hàm lượng không vượt quá TCCP - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 0 – 50 lần - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 50 – 100 lần - Hàm lượng vượt quá TCCP từ 100 – 150 lần 3 - Dựa trên kết quả khảo sát và nghiên cứu Bảng 3.7. Bảng điểm đánh giá mức độ ô nhiễm TT Tên xóm Các tiêu chí đánh giá Tổng điểm Nước thải Rác thải Tỷ lệ các hộ CBNS Hàm lượng BOD Hàm lượng COD Hàm lượng coliform 1 Chàng chợ 0.08 0.10 0.50 0.32 0.60 0.50 2.10 2 Chàng Trũng 0.42 0.10 1.10 0.32 0.30 0.50 2.84 3 Gia 1.01 0.70 2.20 0.40 0.70 1.20 6.21 4 Đồng 3.01 2.90 2.00 2.10 1.60 2.80 14.4 5 Thống Nhất 0.18 0.20 1.00 1.60 1.30 2.00 6.28 6 Quê 0.1 0.10 0.50 0.32 0.60 0.50 2.12 7 Đồng Phú 0.09 0.10 0.50 1.40 1.20 0.03 3.32 8 Me Táo 1.17 1.50 1.40 1.40 1.20 0.03 6.70 9 Mới 1.74 1.90 2.20 1.60 1.30 2.00 10.74 10 Hợp Nhất 1.46 0.70 1.90 2.10 2.10 0.10 8.36 11 Đoàn Kết 1.42 1.30 1.40 2.10 2.10 0.10 8.42 12 Đình Đàu 1.70 1.40 2.40 2.10 2.10 0.1 9.80 13 Chùa Đồng 0.02 0.10 0.50 0.32 0.60 0.50 2.04 14 Hòa Hợp 0.04 0.10 0.20 0.32 0.60 0.70 1.96 Bảng 3.8: Bảng điểm đánh giá mức độ ô nhiễm có nhân hệ số TT Tên xóm Các tiêu chí đánh giá Tổng điểm Nước thải Rác thải Tỷ lệ các hộ CBNS Hàm lượng BOD Hàm lượng COD Hàm lượng coliform 1 Chàng chợ 0.24 0.20 1.00 0.96 1.80 1.50 5.70 2 Chàng Trũng 1.26 0.20 2.20 0.96 0.90 1.50 7.22 3 Gia 3.03 1.40 4.40 1.20 2.10 3.60 15.73 4 Đồng 9.03 5.80 4.00 6.30 4.80 8.40 38.33 5 Thống Nhất 0.54 0.40 2.00 4.80 3.90 6.00 17.64 6 Quê 0.30 0.20 1.00 0.96 1.80 1.50 5.76 7 Đồng Phú 0.27 0.20 1.00 4.20 3.60 0.09 9.36 8 Me Táo 3.51 3.00 2.80 4.20 3.60 0.09 17.20 9 Mới 5.22 3.80 4.40 4.80 3.90 6.00 28.12 10 Hợp Nhất 4.38 1.40 3.80 6.30 6.30 0.30 22.48 11 Đoàn Kết 4.26 2.60 2.80 6.30 6.30 0.30 22.56 12 Đình Đàu 5.10 2.80 4.80 6.30 6.30 0.30 25.60 13 Chùa Đồng 0.06 0.20 1.00 0.96 1.80 1.50 5.52 14 Hòa Hợp 0.12 0.20 0.40 0.96 1.80 2.10 5.58 Tổng hợp kết quả các mức độ ô nhiễm trên ta có thể phân chia được các mức độ ô nhiễm môi trường của khu vực nghiên cứu. Các xóm có số điểm lớn sẽ ô nhiễm nặng nhất và ngược lại. Kết quả tổng hợp số điểm ta thấy trong khu vực nghiên cứu, ở hầu hết các xóm của làng nghề đều đã bị ô nhiễm môi trường. Song, mức độ ô nhiễm khác nhau từ ô nhiễm ít đến ô nhiễm nặng. Các xóm có số điểm nhỏ hơn 12,5 thuộc nhóm môi trường bị ô nhiễm nhẹ; Các xóm có số điểm từ 12,5 đến 25,5 điểm thuộc nhóm có môi trường bị ô nhiễm trung bình và trên 25,5 điểm là các xóm có môi trường bị ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm môi trường nặng tập trung ở các xóm có quy mô sản xuất lớn, tập trung các nghề phát thải nhiều như tinh bột sắn, tinh bột dong, miến, đồng thời diện tích sản xuất và quần cư nhỏ (xóm Đồng, xóm Mới, xóm Đoàn Kết, Hợp Nhất). Các khu vực miền đồng và miền bãi không có cơ sở sản xuất nào nên chưa chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. Điều này thể hiện qua chất lượng của mẫu nước và rác thải đã phân tích. Tuy nhiên, khu vực này tại ven các hộ sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Biểu biện qua thực tế khảo sát một số giếng khơi khu vực này qua phiếu phỏng vấn cho thấy chất lượng nước những năm gần đây đã bị suy giảm. Ngoài ra còn ảnh hưởng do con kênh dẫn nước thải chảy qua, các bãi phơi bã sắn, phơi nguyên liệu gây nhiễm mùi không khí. 3.1.5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực. Ở làng nghề, nguồn gây nhiễm nghiêm trọng nhất nước thải từ sản xuất tinh bột, miến, xơ dong, bã sắn. Nước thải thường có hàm lượng BOD, COD và coliform rất cao (gấp hàng chục, hàng trăm lần TCCP). Bã sắn thải ra sau sản xuất được tận thu khoảng 70 – 80 %, còn lại vương vãi khắp nơi, theo cả nước thải ra các cống nước trong làng, bốc mùi chua nồng nặc. Lượng bã dong thải cùng dòng nước thường xuyên bị ứ đọng, phân hủy tạo ra mùi rất khó chịu. Hơn nữa, quy trình sản xuất còn sử dụng các chất tẩy rửa với liều lượng không đúng quy định theo nước thải ra môi trường làm nhiễm độc nguồn nước, môi trường suy thoái tác động trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Hình 3.1. Tình hình bệnh tật trong dân cư do có liên quan đến chất lượng môi trường (2007) Nguồn: Phạm Thị Linh, 2007 Tình trạng ô nhiễm môi trường đã có những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đối với người dân trong những năm gần đây. Biểu hiện cụ thể là: - Tuổi thọ trung bình của người dân trong xã là 55 đến 60 tuổi, đây là mức tuổi thọ thấp. Trong khi đó tuổi thọ tại các xã thuần nông khác đạt 70t mặc dù thu nhập của người dân thấp hơn như ở xã Yên Sở. - Số người chết do bị ung thu tăng cao năm 2007 số người chết do mắc ung thư chiếm 20% tổng số chết trên toàn xã. Số ca tử vong có độ tuổi dưới 50 tuổi cao, chiếm tới 25% - Số người mắc các loại bệnh có liên quan đến môi trường cũng ngày càng cao so với khu vực. Một số loại bệnh phổ biến thường gặp được thống kê như sau: Bảng 3.9. Một số bệnh phổ biến tại làng nghề Dương Liễu Loại bệnh Số người mắc bệnh (người) Độ tuổi mắc bệnh nhiều (tuổi) Tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân Nghề nghiệp người mắc bệnh Viêm phế quản 1.126 Trẻ em <10t 13.8% Trẻ nhỏ và học sinh tiểu học Tai mũi họng: nghẹt mũi viêm xoang,đau họng 2384 Người lớn 30-55t 29.4% Người sản xuất CBNS Mắt: mờ mắt, mắt đỏ, mắt hột 346 30-65t 4.9% Sản xuất CBNS Bệnh da 2.487 45-50 30,6% Làm ruộng và chăn nuôi Bệnh phụ khoa 1684 Phu nữ 25-55t 20.8% Làm ruộng và sản xuất Lao 10 55-70t 0.03% Nông nghiêp và sản xuất Ung thư,u bướu 40 40-55 0.05% Nông nghiệp và sản xuất Nghiện hút 30 18-35 0.04% Thanh niên đi làm xa về Nguồn: Phạm Thị Linh, 2007 + Đặc biệt theo điều tra ở các hiệu thuốc trên địa bàn xã: Lựơng khách mua thuốc đều trị tiêu chảy rất lớn chiếm 40% số thuốc bán ra nhất là vào mùa hè. Ngoài ra lượng khách mua thuốc điều trị các bệnh ngoài da cũng lớn, nhất là các thuốc điều trị bệnh nước ăn da, nhiễm trùng da, nói chung là những bệnh về da do tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. + Điều tra tình hình sức khỏe bà mẹ trẻ em cho thấy, số lượng phụ nữ bị xảy thai và suy dinh dưỡng thai của xã khá cao, 70% trẻ nhỏ bị nhiễm giun. Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày và tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề. Vì vậy, những giải pháp kết hợp đồng bộ, kịp thời để cải thiện, bảo vệ môi trường làng nghề trong quá trình phát triển là rất cần thiết. Điều này cần được nhận thức sâu sắc ngay từ nơi sản xuất, người sản xuất và toàn thể cộng đồng thì mới duy trì lâu bền giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hay nói cách khác, sự phát triển chỉ có thể là bền vững khi nó cân đối được cả 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề Dương Liễu. 3.2.1. Định hướng phát triển làng nghề Dương Liễu đến năm 2015. Trong khoảng gần 10 năm qua, với sự đóng góp của ngành CBNSTP, kinh tế của xã Dương Liễu đã có nhiều chuyển biến tích cực, biểu hiện trước hết là tổng thu nhập hàng năm không ngừng tăng lên từ 82,5 tỷ đồng năm 2003 lên 121 tỷ đồng năm 2008. Nông nghiệp dần giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 23,3% năm 2003 xuống còn 15,2% năm 2008. Xu hướng tăng dần tỷ trọng của CN – TTCN và TMDV, chiếm hơn 84% cơ cấu kinh tế của xã. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn xã lần thứ XIX với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề, nâng cao tỷ trọng phát triển CN – TTCN và thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, toàn xã đã xác định mục phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 15% Công nghiệp, TTCN chiếm 55% Thương mại, dịch vụ chiếm 30% Qua đó, có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trên, đảm bảo sự phát triển vững làng nghề, có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 7 đến 8%/năm. Bình quân thu nhập đầu người đạt từ 8 đến 10 triệu đồng/năm. Đồng thời làng nghề cũng hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong những năm tới. Theo đó đối với lĩnh vực sản xuất CN, TTCN – TM và DV sẽ có những bước phát triển mạnh, dự kiến năm 2015 đạt mức tăng trưởng từ 10 – 12%/năm, với cơ cấu dự kiến phấn đấu đạt: Nông nghiệp chiếm 12% Công nghiệp, TTCN chiếm 58% Thương mại, dịch vụ chiếm 30% Một trong những phương hướng mới của làng nghề là việc tiến hành quy hoạch sản xuất CBNSTP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Hiện nay 2 dự án quy hoạch khu sản xuất tập trung miền đồng với tổng diện tích 12 ha, và dự án quy hoạch tại miền bãi có diện tích hơn 40ha đang được trình lên cấp trên và đang trong quá trình phê duyệt. 3.2.2. Dự tính lượng thải tại làng nghề đến năm 2015. Xu hướng phát triển của làng nghề: Theo như kế hoạch đề ra của xã Dương Liễu, phấn đấu trong những năm tới sẽ duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành CBNSTP khoảng 8 – 9 %. Với mức tăng đó, mỗi năm khối lượng sản phẩm của ngành sẽ tăng khoảng 10 đến 11 tấn. Như vậy nếu tốc độ tăng trưởng giữ nguyên được mức đó thì đến năm 2015, làng nghề sẽ đạt tổng sản phẩm khoảng gần 145 đến 150 nghìn tấn các loại (tinh bột, miến, bún, bánh kẹo, mạch nha, vừng lạc, đỗ xanh sơ chế…). Trong xu hướng phát triển hiện tại của làng nghề hiện nay cho thấy rằng, nhiều hộ đã mở rộng và chuyển sang sản xuất tinh bột sắn và miến,bún khô. Hai lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (đạt khoảng 5 đến 6%/năm), đặc biệt từ năm 2008 cho đến nay. Dự kiến những năm tới sẽ tiếp tục tăng khoảng 7 – 8%/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản xuất đỗ xanh, vừng lạc cũng tăng chậm, một số năm sản lượng giảm đáng kể. Việc sản xuất bánh kẹo tập trung tới 70% tại các công ty TNHH ở địa phương. Do nhu cầu của thị trường tăng mạnh nên sản xuất bánh kẹo có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất mạch nha hoặc sơ chế nguyên liệu (khoai lang, khoai tây, lạc,…). Với tốc độ tăng trưởng của sản xuất CBNS như dự tính (trung bình đạt 7,7%/năm) thì khối lượng thải đến năm 2015 cũng tăng khá nhanh. Có thể dự ước tính khối lượng thải của làng nghề Dương Liễu dựa theo công thức sau: MNTSX(2015) : Khèi l­îng n­íc th¶i CBNSTP n¨m 2015 MNTSX(2008 - 2015): Tæng khèi l­îng n­íc th¶i CBNSTP trong giai ®o¹n 2008 – 2015 MRTSX(2015) : Khèi l­îng r¸c th¶i r¾n CBNSTP n¨m 2015 MRTSX(2008 - 2015): Tæng khèi l­îng r¸c th¶i r¾n CBNSTP trong giai ®o¹n 2008 – 2015. i : Tèc ®é ph¸t triÓn nghÒ CBNSTP trung b×nh giai ®o¹n 2008 – 2015 (7,7%) n : Sè n¨m dù b¸o (7 n¨m) Bảng 3.10. Kết quả dự tính tải lượng thải của làng nghề đến năm 2015 Năm Tổng nước thải sản xuất CBNS (Nghìn m3) Tổng rác thải sản xuất CBNS (Nghìn tấn) 2015 3126,48 278,89 2008 - 2015 27.513,1 1.478,6 Về khối lượng thải từ sinh hoạt: Với tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2005 đến 2008 là 0,6%/năm, dự tính trong những năm tới tốc độ tăng dân số của Dương Liễu vẫn ổn định ở mức trên [Theo báo cáo dân số xã 2008]. Có thể dự tính dân số địa phương đến năm 2015 theo công thức: P2015 = P2008 x e0,006x7 = 12.015 x e0,006x7 = 12.581 Khối lượng nước thải và rác thải sinh hoạt dự tính: - Rác thải sinh hoạt: 0,55 x 12.581 = 6915 kg/ngày = 2,518 tấn/năm. - Nước thải sinh hoạt = 0.13 x 12.581 = 1635,5 m3/ngày = 597.000 m3/năm. Cần dựa vào hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường và dự tính tải lượng chất thải cơ bản để có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cũng như những cách thức thu gom và xử lý chất thải hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Dương Liễu : - Đối với rác thải: + Xã Dương Liễu cần nâng cao năng lực hoạt động của tổ VSMT, tiến hành thu gom rác thải thường xuyên hơn, triệt để hơn tránh tình trạng rác thải, bã thải chất đống ven đường đi, khu vực chợ Sấu… Cần quy hoạch các điểm thu gom rác thải cố định trong các khu dân cư, tu sửa bãi rác nổi miền bãi, tránh tới mức tối thiểu những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực nâng cao ý thức thu gom và đổ rác đúng nơi quy định. + Huyện Hoài Đức cần có những xem xét, tính toán toàn bộ lượng thải hàng năm của các xã, từ đó có những định hướng quy hoạch các khu chôn lấp rác thải cho phù hợp. Ba xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai là những xã có hoạt động CBNS nhiều nhất nên có chung một bãi chôn lấp rác thải. Phần rác đã phân loại có thể sử dụng được sẽ được chuyển đến các nhà máy rác để tái sử dụng. - Đối với nước thải: Cần sớm có kế hoạch quy hoạch và tu bổ hệ thống cống, kênh mương dẫn nước thải, xây dựng một khu vực tập kết và xử lý nước thải (trong khu quy hoạch sản xuất tập trung) cho cả làng nghề sao cho phù hợp, cần lưu ý tới tải lượng thải hiện tại và lâu dài. Các hộ sản xuất phân tán cũng cần đầu tư kỹ thuật xử lý nước thải sơ bộ. Dưới đây là các giải pháp cụ thể: a. Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. *Khái niệm về quy hoạch và quy hoạch bảo vệ môi trường: Quy hoạch: Hiện nay, có khá nhiều các khái niệm về quy hoạch, song nhìn chung đều phản ánh bản chất của quá trình này là: “Đó là công cụ có tính chất chiến lược trong phát triển, được coi là phương pháp thích hợp để tiến tới tương lai theo một phương hướng, mục tiêu do ta vạch ra. Đồng thời, đó là tất cả những công việc hoặc khả năng kiểm soát tương lai bằng các hoạt động hiện tại nhờ vào sự ứng dụng các kiến thức về quan hệ nhân quả (..). Kỹ thuật cơ bản của nó là các báo cáo viết, kèm theo là dự báo thống kê, trình bày toán học, đánh giá định lượng và sơ đồ (bản đồ) mô tả những mối liên hệ giữa các phần tử khác nhau của bản quy hoạch” [Vũ Quyết Thắng, 2007]. Quy hoạch bảo vệ môi trường có thể được hiểu là việc “xác lập các mục tiêu môi trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra” [Vũ Quyết Thắng, 2007]. Từ đó có thể hiểu khái niệm quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường về cơ bản là việc: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí không gian sản xuất cho làng nghề dựa trên hiện trạng về sản xuất, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của làng nghề và dự báo xu hướng biến đổi… để có thể phát huy tốt năng lực của làng nghề, vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường và phúc lợi xã hội, hay nói cách khác để đảm bảo phát triển bền vững. Để lựa chọn được một phương án quy hoạch tốt nhất thì không chỉ có một đánh giá chính xác về hiện trạng phát triển và hiện trạng môi trường của làng nghề, mà cần xác định được những mối “xung đột” cơ bản giữa các mục tiêu kinh tế, môi trường, xã hội và các mối quan hệ nhân quả diễn ra trong môi trường sống của cộng đồng làng nghề. * Hiện trạng quy hoạch làng nghề tại Dương Liễu Đối với làng nghề Dương Liễu: Từ những năm bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề là sản xuất theo các hộ gia đình, với cơ sở sản xuất gần như 100% là gắn với khu nhà ở, sinh hoạt với diện tích sử dụng cho tất cả các mục đích (ở, sinh hoạt, sản xuất) chỉ khoảng 110 – 140 m2/hộ. Một hai năm trở lại đây, một số hộ gia đình đã có điều kiện để mở các xưởng sản xuất riêng với diện tích khoảng 40 – 50 m2, tách khỏi khu nhà ở, nhưng số này không nhiều. Hiện nay xã đang có hai dự án quy hoạch khu sản xuất tập trung thuộc miền đồng (12 ha) và miền bãi (40 ha) đang trong quá trình xét duyệt. Các hộ sản xuất cũng rất hưởng ứng kế hoạch trên và mong muốn được đưa vào khu sản xuất tập trung. *Chủ trương của dự án: Theo kết quả phỏng vấn cho thấy: Dự án quy hoạch sản khu sản xuất tập trung dưới chủ trương của xã, sau khi được đấu thầu thì chủ đầu tư sẽ nghiên cứu về cơ sở hạ tầng. Theo địa phương thì dự án quy hoạch không gian sản xuất tại làng nghề nhìn chung chỉ tập trung vào các nội dung về cơ sở sản xuất mà ít chú trọng đến các yếu tố môi trường do quỹ đất hạn chế. Về các đối tượng đưa vào khu tập trung, sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất, những hộ có nhu cầu vào khu sản xuất sẽ nộp đơn lên xã, quá trình xét duyệt sẽ được cân nhắc trên nhiều yếu tố và lựa chọn các hộ vào khu sản xuất tập trung. Song, chủ trương là chỉ có thể đưa được vài trăm hộ vào khu sản xuất với diện tích khoảng 360 m2/hộ. *Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian sản xuất: Mục tiêu của việc quy hoạch không gian sản xuất là di chuyển được các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, các nghề CBNS có mức độ gây ô nhiễm cao đối với môi trường làng nghề từ khu cư trú của dân cư ra khu sản xuất tập trung, vừa tạo điều kiện sản xuất có hiệu quả, vừa bảo vệ, cải thiện môi trường. Khái quát thực trạng sản xuất tại làng nghề hiện nay: Trong số các nghể CBNS của Dương Liễu hiện nay thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là chế biến tinh bột sắn, dong, sản xuất miến, bún khô, mạch nha. Và đây cũng là các nghề đã và đang đóng góp mức thải lớn nhất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn xã. Bảng 3.11. Cơ cấu sản lượng và chất thải của các nghề sản xuất chính làng nghề Dương Liễu Năm 2008 Các sản phẩm chủ yếu Sản lượng Số hộ sản xuất (hộ) % Sản lượng % NTSX % RTSX (tấn) Tinh bột sắn 70,000 440 60.6 54.6 70.5 Tinh bột dong 20,000 91 17.3 44 23.8 Đỗ xanh bóc vỏ 5,000 21 4.3 - 0.9 Miến dong 10,500 121 9.1 1.39 - Mạch nha 10,000 64 8.7 0.04 4.8 Tổng 103,000 737 100 100 100 Nguồn: UBND xã Dương Liễu và kết quả phỏng vấn Dựa trên thực tế, có thể xác định những đối tượng chủ yếu cần ưu tiên đưa vào khu sản xuất tập trung trước, còn lại các đối tượng khác sẽ điều chỉnh cho phù hợp với hình thức sản xuất phân tán dựa trên cơ sở quy hoạch lại không gian và cơ sở hạ tầng. Để phù hợp với xu hướng phát triển như hiện nay của làng nghề, khu sản xuất tập trung có thể được xây dựng trên cơ sở sau: Bảng3.12. Mô hình quy hoạch khu sản xuất tập trung cho làng nghề Dương Liễu Stt Nghề, đặc điểm Quy hoạch tập trung Quy hoạch phân tán Dự kiến số hộ Quy mô Lưu ý 1 Sản xuất tinh bột: Nước thải, chất xơ, bã thải nhiều 150 - Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≥ 1 tấn nguyên liệu/ngày - Công đoạn lọc tinh bột -Riêng đối với sản xuất tinh bột dong cần có hệ thống lọc bã sơ bộ -Công đoạn làm bột thô với mức tiêu thụ ≤ 0.5 tấn nguyên liệu/ngày 2 Sản xuất miến, bún khô: Nước thải khá nhiều, cần nhiều diện tích 100 -Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≥ 0.5 tấn nguyên liệu/ngày -Công đoạn đóng gói sản phẩm 3 Sản xuất mạch nha: Rác thải trung bình, cần nhiệt lượng nhiều, ô nhiễm không khí 50 -Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≥ 0.5 tấn nguyên liệu/ngày -Nghiên cứu thay thế nguyên liệu chất đốt để giảm thiểu ô nhiễm -Hộ sản xuất có quy mô < 0.5 tấn nguyên liệu/ngày. 4 Sơ chế đỗ xanh: Bã thải ít ô nhiễm, công nghệ tương đối đơn giản. -Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≤ 1 tấn nguyên liệu/ngày 5 Sản xuất bánh kẹo: Chủ yếu tập trung ở các công ty - Các công ty có mức sản xuất ≥ 0.5 tấn/ngày -Hộ sản xuất có mức sản xuất < 0.5 tấn sản phẩm/ngày 6 Những vấn đề chung - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu sản xuất - Quản lý chất thải rắn - Có hệ thống cung cấp điện nước của khu quy hoạch - Có bộ phận chuyên trách về vấn đề moi trường của khu sản xuất - Cần thường xuyên kiểm định chất lượng các sản phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, hướng tới phát triển bền vững. - Những cơ sở có năng suất thấp - Nhà cửa và khu vực sản xuất phải bố trí hợp lý, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. - Xử lý cục bộ tại các hộ sản xuất. - Nâng cấp hệ thống thoát nước của làng, đảm bảo thông thoát cả khi mùa mưa và vụ sản xuất chính. Nguồn:- Kết quả nghiên cứu - Tham Khảo Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường Vị trí của khu sản xuất tập trung có thể lựa chọn vị trí thuộc miền đồng, trên khu vực công ty Mặt trời xanh hiện nay, với diện tích khoảng 12 ha. Khi tiến hành xây dựng dự án quy hoạch cần quan tấm đến một số vấn đề như: điều kiện thực tế của địa phương, nguyện vọng của người sản xuất, và những yêu cầu cần đáp ứng (về mặt bằng, không gian sản xuất, vấn đề môi trường, vấn đề thị trường và thương hiệu sản phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…) b. Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng: * Nâng cao năng lực quản lý môi trường Trước tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý môi trường cho địa phương. Nhanh chóng thiết lập được một hệ thống quản lý môi trường của xã mang tính chuyên trách thay cho kiêm nghiệm như hiện nay. Các cơ quan, ban ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động để hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Thực trạng thu và chi phí môi trường của làng nghề hiện nay có nhiều bất cập: - Chỉ thực hiện được về cơ bản việc thu quỹ VSMT 8000 đồng/khẩu/năm. - Việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất dựa trên chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội: Thu từ 50.000 – 1.000.000/hộ/năm tùy theo ngành nghề và theo tháng sản xuất. Theo đó, xã thu các hộ sản xuất tinh bột 3 tháng cuối năm (200.000 – 500.000/hộ), các nghề sản xuất khác đóng cả năm với mức 50.000 – 200.000/năm. Tuy nhiên, việc thu phí gặp rất nhiều khó khăn do ý thức của người sản xuất còn hạn chế và chưa có những chế tài cụ thể, chỉ có khoảng hơn 20% số hộ sản xuất tham gia đóng phí. Với tổng mức thu hàng năm chỉ đạt từ 200 – 300 triệu đồng. - Do đó, việc chi cho công tác VSMT cũng hạn chế dưới hình thức chi trả gói gọn cho tổ VSMT với mức 250 triệu đồng/năm/15 người. Với mức thu phí môi trường như hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi phí cho công tác môi trường của xã. Bởi vậy kiến nghị xã tăng mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Bình quân quỹ VSMT có thể thu theo quy chế 2008 của xã với mức 8000 đồng/khẩu/năm. Phí vệ sinh môi trường sẽ thu theo hai thời điểm: thời kỳ sản xuất cao điểm và thời kỳ sản xuất thường. Bảng 3.13. Định hướng mức thu phí môi trường đối với các nghề CBNSTP Dương Liễu Ngành nghề Số hộ Thời kỳ sản xuất bình thường (T 1 – T8) đồng/hộ/tháng Thời kỳ cao điểm (T9 – T12) đồng/hộ/3tháng Trung bình (đồng/hộ/năm) Tổng tiền (triệuđồng/năm) Sản xuất tinh bột 540 50.000 500.000 950.000 513 Sản xuất miến, bún, mạch nha, 185 100.000 300.000 570.000 105,45 Bánh kẹo, thực phẩm khác 80 10.000 30.000 120.000 9,6 Sơ chế đỗ xanh, vừng lạc 15 5.000 15.000 60.000 0,9 Quỹ VSMT 12015 khẩu 8000 đồng/khẩu/năm 96 Tổng tiền ước tính 724,95 Lưu ý: Sau khi quy hoạch lại không gian sản xuất, việc quản lý sản xuất và chất thải đã cụ thể hơn thì có thể tính phí VSMT đối với các cơ sở theo lượng chất thải. - Đề xuất theo kết quả nghiên cứu, khảo sát Số quỹ này so với tổng thu nhập từ CBNSTP chiếm khoảng 1,5%. Với thực trạng môi trường của Dương Liễu như hiện nay, ngoài việc thu được khoản quỹ cho công tác cải thiện môi trường thì việc sử dụng nguồn quỹ đó như thế nào cho hiệu quả là điều mà lãnh đạo xã cũng như người sản xuất đang rất quan tâm. Có thể đưa ra kiến nghị định hướng việc sử dụng quỹ như sau: - Chi cho tổ VSMT: Khoảng 270 triệu đồng/năm/15 người: Nhiệm vụ thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh thường xuyên. - Bộ phận quản lý môi trường: Khoảng 50 triệu đồng/năm/3- 5 người: Chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của làng nghề, quản lý hoạt động của tổ VSMT, lên các kế hoạch, chương trình cải thiện môi trường gắn với sự tham gia của cộng đồng. - Tu sửa kênh mương, bãi rác, bụng chứa nước thải: 200 triệu/năm. Chủ trương, kế hoạch do lãnh đạo xã và bộ phận quản lý môi trường chịu trách nhiệm, các ban ngành khác cùng nhân dân sẽ phối hợp hoạt động. - Đầu tư các thiết bị cho thu gom chất thải, cho công tác VSMT: 20 - 30 triệu đồng/năm. - Chi phí cho công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng: 50 triệu đồng/năm - Thưởng cho các hộ có những biện pháp hiệu quả trong việc giảm lượng thải, tận thu phụ phẩm, phát huy hiệu quả sản xuất: Theo bình xét của bộ phận quản lý và của cộng đồng làng nghề: 50 triệu đồng/20 hộ/năm. - Còn lại tập hợp vào quỹ VSMT để chi cho các khoản phát sinh, hoặc có thể cho một số hộ sản xuất vay theo chế độ ưu đãi của làng nghề với mục đích hợp lý (như đầu tư công nghệ xử lý chất thải, công nghệ trồng nấm bằng bã tinh bột,…). Bên cạnh đó, các cấp ngành có liên quan cần nghiên cứu để đề ra những chế tài chặt chẽ hơn trong việc thực thi quy chế VSMT, đối với những trường hợp cố tình không nộp phí theo quy định thì phải dùng những biện pháp xử lý theo đúng pháp luật (có thể ngừng cung cấp điện hoặc xử phạt hành chính... tùy theo mức độ vi phạm). * Cần nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề: Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở đây đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện trạng môi trường và hành động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng. Cách thức để thực hiện giải pháp: + Cần nâng cao nhận thức của người dân: Qua khảo sát thấy rằng, người dân nhận biết được môi trường đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng với nội dung chính: Môi trường là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ thu hẹp không gian sống của con người; là nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh tật, giảm tuổi thọ của người già, thậm chí có thể gây đột biến gen, dẫn đến nguy cơ tàn tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh nếu môi trường bị nhiễm các chất độc hại… + Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm: - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm. - Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng. - Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;…) - Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải. - Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm… + Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức: - Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình; + Đội ngũ đi đầu trong chương trình giáo dục này chính là đội ngũ quản lý môi trường, đội ngũ thanh thiếu niên của xã, và phối hợp với tất cả các ban ngành khác. (Hội phụ nữ, cựu chiến binh, hợp tác xã, hội người cao tuổi…). Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm nên bộ phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về những điều đã làm được và chưa làm được về việc cải thiện, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất. Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức xử lý phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm. c. Một số giải pháp khác: * Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: Xét về điều kiện thực tế của địa phương: Với quy mô và tốc độ sản xuất như hiện nay, làng nghề đã sử dụng một khối lượng nguyên liệu lớn (gần 250.000 tấn), trong đó lớn nhất là khối lượng sắn củ và dong củ (chiếm 83% tổng số nguyên liệu). Song, trong tổng số hơn 200.000 tấn sắn củ và dong củ đó địa phương chỉ đóng góp một lượng củ dong rất nhỏ (trồng tại khu vực miền bãi) còn lại là được nhập từ các vùng khác về. Hàng năm, khối lượng thải của làng nghề là rất lớn, trong đó nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột cũng chiếm 70% - 80%. Hiện nay, trong các hộ sản xuất chưa lồng ghép các hệ thống xử lý thải, đa số nước thải và bã thải được thải ra môi trường (trừ phần bã sắn được tận thu khoảng 70 – 80%). Trong dự kiến quy hoạch khu sản xuất tập trung, do hạn chế về diện tích nên rất khó có thể thiết kế một hệ thống xử lý chất thải với quy mô lớn. Như vậy, xét trong điều kiện thực tế của địa phương đối với nghề sản xuất tinh bột: nguyên liệu phải nhập, thiếu đất để quy hoạch sản xuất bền vững cho hơn 400 hộ làm tinh bột, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng tốn kém. Hơn nữa, làng nghề lại có nhiều thế mạnh về sản xuất miến, sơ chế đỗ xanh, làm bánh kẹo, lại có ưu thế về thị trường tiêu thụ… Bởi vậy có thể theo một xu hướng mới là mở rộng sản xuất miến, bún khô chất lượng cao; sơ chế đỗ xanh, vừng, lạc, thực phẩm đóng gói… Còn nghề sản xuất tinh bột sẽ thu hẹp quy mô, chỉ duy trì khoảng 100 – 150 hộ sản xuất với quy mô lớn sẽ đưa vào khu quy hoạch tập trung, nhằm đảm bảo một phần nguyên liệu tinh bột cho các nghề sản xuất khác trong vùng mà vẫn duy trì tải lượng thải trong phạm vi có thể xử lý được của địa phương. Lượng tinh bột còn lại sẽ được nhập từ các vùng khác về (Các vùng như Hòa Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng… là những vùng có nguyên liệu dồi dào, lại có diện tích đất rộng rãi, hiện nay cũng đang có xu hướng sản xuất các mặt hàng này với quy mô lớn). Như vậy, cần có những khảo sát kỹ về điều kiện thực tế, nhu cầu cũng như thế mạnh về thị trường của làng nghề để cân đối, điều chỉnh quá trình sản xuất cho phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững. * Các giải pháp kỹ thuật: Cần nghiên cứu những nét đặc thù về sản phẩm, nguồn thải trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng nghề để tìm ra những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sản xuất gắn với phát triển bền vững. + Giải pháp “sản xuất sạch hơn” Đối với làng nghề CBNS như Dương Liễu, các sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số nội dung chủ yếu như: - Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn… - Tận thu lại bã thải (bã sắn, bã dong): Có thể tác sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm… Đối với Dương Liễu, có thể phát huy tốt hai mục đích là làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc trồng nấm do có thị trường tiêu thụ lớn (cung cấp cho nội thành Hà Nội). Như vậy có thể góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp. - Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa củ: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện. + Giải pháp sử dụng công nghệ xử lý chất thải: - Nước thải: Đối với Dương Liễu, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi. - Xử lý nước thải chăn nuôi: Đối với nước thải chăn nuôi, biện pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas. Xã cần động viên các hộ này thiết kế bể biogas qua việc phân tích chi phí, lợi ích của giải pháp này vì hiện nay mới chỉ có một vài hộ làm bể với lý do tốn kém, không có diện tích xây cố định. Các xóm chăn nuôi nhiều là Hòa Hợp, Hợp Nhất, Đình Đàu. Riêng Hòa Hợp do có diện tích lớn hơn các xóm khác nên việc xây bể chỉ có khó khăn về vốn. Những hộ có diện tích nhỏ ở Hợp Nhất và Đình Đàu có thể sử dụng túi ủ khí bằng chất dẻo: vừa rẻ, dễ vận hành, thi công đơn giản, đỡ tốn diện tích hơn. - Xử lý nước thải sản xuất: Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công suất tương ứng với lượng nước thải dự báo. Trong toàn bộ làng nghề, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp lại hệ thống cống rãnh thoát nước. Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải chung của làng nghề vào hố gas chung. Còn tại các hộ sản xuất, tùy theo đặc thù của mỗi nghề sẽ có những bước xử lý sơ bộ: trước hết với những hộ sản xuất tinh bột, nha với quy mô vừa sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô. Hộ sản xuất số 1 Hộ sản xuất số 2 Hộ sản xuất số 3 Nước thải sản Xuất Nước thải sản Xuất Nước thải sản Xuất Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hố gas GĐ tách các tập chất thô Cống rãnh chung Hố gas chung Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Bùn thải Ủ Phân hữu cơ sinh học Nước thải sau xử lý Hình 3.2. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP [Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005] + Một số chính sách của Nhà nước cũng như các cấp ngành có liên quan: - Cho người dân vay vốn đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu chất thải cũng như sử dụng vốn để đầu tư các thiết bị xử lý chất thải sơ bộ. - Có những chính sách hỗ trợ người sản xuất trong việc quảng bá, tạo thương hiệu sản phẩm trên thị trường. - Có những bộ phận chuyên trách về kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như kiểm định nguồn thải để có những căn cứ cho việc thực hiện các chính sách thưởng – phạt đối với những hộ có thành tích tốt hoặc vi phạm. Đó đồng thời là cơ sở giúp cho các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chế tài của Luật bảo vệ môi trường. - Nhà nước và các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, sâu sát thực tế để ngày càng hoàn thiện hơn bộ Luật BVMT và bộ máy quản lý môi trường từ tất cả các cấp. Các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm cũng cần được thắt chặt, nghiêm minh hơn, có tính chất răn đe triệt để hơn. - Ngay tại địa phương, các cơ quan, các ban - hội cũng cần có những người nhiệt huyết hơn, trách nhiệm hơn đối với công tác bảo vệ môi trường của chính làng nghề thông qua các chương trình hoạt động cụ thể, thường xuyên, vì hơn ai hết họ hiểu tường tận các hoạt động diễn ra hàng ngày tại làng nghề và những gì còn tồn đọng. Hoạt động muốn có hiệu quả thì phải tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, và hơn nữa là phải kiên trì, bền bỉ thì mới phát huy được tác dụng. KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu về làng nghề Dương Liễu, học viên có thể đưa ra một số kết luận sau: 1. Dương Liễu là một làng nghề chế biến nông sản thực phẩm điển hình của vùng Đồng bằng sông Hồng, với tổng sản phẩm hàng năm đạt từ 90 đến 130 nghìn tấn, đóng góp hơn 50 tỷ đồng (hơn 50%) trong cơ cấu GDP của xã, giải quyết việc làm cho gần 4000 lao động của địa phương và cả các vùng khác. Trong đó, sản xuất tinh bột sắn, tinh bột dong và miến dong là những nghề có truyền thống lâu năm, có tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm (tinh bột sắn: 52%; tinh bột dong: 15%; miến, bún khô: 8%). Hàng năm làng nghề tiêu thụ hết hơn 300.000 tấn nguyên liệu (khoảng 155 nghìn tấn sắn củ; 60 nghìn tấn dong củ; 140 nghìn tấn bột sắn, dong, bột mì;…). Đa số nguyên liệu sản xuất tinh bột (sắn củ, dong củ) được nhập từ các vùng Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang. Nhu cầu bột sắn, bột dong, bột gạo phục vụ cho sản xuất được đáp ứng phần lớn từ chính làng nghề và một phần nhập từ các vùng khác… 2. Do quy mô sản xuất lớn, có xu hướng tăng lên khá nhanh, nên lượng thải của làng nghề cũng ngày càng nhiều. Năm 2008, làng nghề tạo ra 1,8 triệu m3 nước thải; khoảng 167 nghìn tấn bã thải, rác thải, (trung bình khoảng 435 tấn bã thải và hơn 6000 m3 nước thải/ngày đêm). Hơn nữa, với hình thức sản xuất chính là theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất, phơi sản phẩm; không có đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải và bã thải nên toàn bộ lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt được đổ chung về kênh tiêu của vùng rồi thải ra sông Nhuệ và sông Đáy. Về rác thải, chỉ có lượng bã sắn và vỏ đỗ được thu gom khoảng 70 – 80 % làm phụ phẩm còn lại hầu hết thải ra bãi rác và chất đống ven đường đi, các bãi đất quanh làng. Lượng bã dong không được tận thu mà thải trực tiếp cùng nước thải, là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường nước. Việc thu gom và xử lý chất thải của làng nghề hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Cả bãi rác nổi tập kết rác thải và bụng chứa nước thải của Dương Liễu hiện đều đã quá tải và chưa có biện pháp xử lý. Hiện nay, tổ VSMT của xã vẫn hoạt động với mức chi hơn 200 triệu đồng/năm, song hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu là khơi thông cống rãnh cục bộ, thu gom rác thải mỗi tuần nên không thể giải quyết được vẫn đề ô nhiễm do hàng triệu m3 nước thải và hàng trăm tấn rác thải mỗi năm. 3. Về hiện trạng môi trường: Hiện nay Dương Liễu hầu như đã bị ô nhiễm trên phạm vi toàn xã, chủ yếu là do nước thải và bã thải. Các xóm có mức độ ô nhiễm nặng là xóm Đồng, Đoàn Kết, Hợp Nhất, Đình Đàu và xóm Mới. Do đây là các xóm có diện tích nhỏ nhưng quy mô sản xuất lớn, chiếm hơn 70% sản lượng và chất thải của toàn xã. Mặt khác, khu vực này nằm ở vị trí cuối nguồn tập kết nước thải của xã nên mức độ ô nhiễm lại càng cao. Mùa vụ sản xuất chính khoảng từ tháng 9 âm lịch đến tháng 3 năm sau, đồng thời cũng là thời điểm lượng thải tập trung nhiều nhất, (khoảng 60% lượng thải của cả năm) với hệ thống cống nhỏ, xuống cấp đã không thông thoát kịp, dẫn đến hiện tượng ùn tắc nước thải. Điển hình như xóm Đồng, xóm Mới, Đình Đàu, Hợp Nhất, Gia. Lượng nước thải và bã thải quá nhiều, không được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm cũng như cảnh quan môi trường của xã. Không khí của làng nghề chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mùi nước thải và bã thải ở ven các trục đường đi, cống rãnh của xã. Tại một số xóm sản xuất mạch nha, bánh kẹo, do sử dụng than là nhiên liệu đun nấu nên nồng độ CO2, CO khá cao, song do không khí phát tán nên các mẫu đo hầu như chưa vượt quá TCCP. Do sản xuất ở quy mô hộ gia đình khép kín nên mức độ ảnh hưởng của chúng chỉ trong phạm vi các hộ chứ ít phát tán ra ngoài. Vào mùa vụ sản xuất, với tần suất xe cộ chở nguyên liệu, sản phẩm qua lại nhiều (hàng trăm xe/ngày) nên thường có nồng độ bụi cao. Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề, và các vùng lân cận. Rất nhiều loại bệnh tật ở làng nghề có liên quan đến các loại hình sản xuất CBNS đã được thống kê như: Bệnh lỵ, tiêu chảy, đau mắt hột, viêm phế quản… Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắnvới cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. 4. Đề xuất một số giải pháp: - Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải thực hiện quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp tổng hợp, bao gồm việc dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, xu hướng biến đổi môi trường, quy hoạch không gian sản xuất, các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường. Đối với làng nghề Dương Liễu, phương án quy hoạch có thể theo hai hướng: quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán. Quy hoạch tập trung các hộ sản xuất tinh bột, miến bún, mạch nha và bánh kẹo có quy mô sản xuất ít nhất từ 0.5 tấn sản phẩm/ngày trở lên. Các hộ sản xuất ít hơn sẽ thuộc diện quy hoạch phân tán gắn với bố trí không gian sản xuất và thu gom chất thải hợp lý, bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch cần lưu ý đến cách quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường. - Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường của địa phương và gắn với sự tham gia của cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng bởi chỉ có người sản xuất và nơi sản xuất mới là lực lượng quan trọng nhất, hiệu quả nhất đối với việc quản lý sản xuất và môi trường. - Cần tiến hành đồng thời với những giải pháp trên là việc áp dụng các giải pháp khác như: Giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý của Nhà nước… Tóm lại, việc đẩy mạnh phát triển nghề CBNSTP là hướng đi đúng đắn, phát huy được các tiềm năng của xã Dương Liễu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển bền vững của làng nghề. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp kịp thời, hiệu quả sao cho sản xuất phải gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường. Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó, giải pháp quy hoạch không giản sản xuất gắn với bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng. Đồng thời, năng lực của đội ngũ quản lý và cộng đồng được coi là hạt nhân chính, quyết định tới sự phát triển bền vững của làng nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Tiếng Việt 1 Báo cáo môi trường làng nghề Việt Nam năm 2008: Ba xu thế ô nhiễm môi trường làng nghề, www.Thiennhien.net, 2 Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng. 3 Bộ công thương, Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí công nghiệp, 25/12/2008 4 Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí Công nghiệp, 25/12/2008. 5 Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật. 6 Đặng Kim Chi, 2005, Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật. 7 Đỗ Quang Dũng, 2004, Phát triển làng nghề trong quá trình CNH – HĐH nông thôn ở Hà Tây, NXB 8 Lê Hải, 2006, Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tr51-52, số 3. 9 Đỗ Thị Hào, 1987, Làng Đại Bái – Gò đồng Bắc Ninh, Nơi xuất bản: Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. 10 Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11 Hà Đức Hồ, 2001, Chế biến tinh bột sắn, dong riềng qui mô hộ gia đình, NXB Nông nghiệp. 12 Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, 2004, Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 13 Mai Thế Hởn, 1998, Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô, NXB Chính trị Quốc gia 14 Nguyễn Thị Hường, 2005, Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề Tiểu thủ công nghiệp, Tạp chí Lý luận Chính trị, tr 58 - 63, số 4 15 Nguyễn Thị Liên Hương, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Luận án Thạc sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. 16 Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005, Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng, NXB Nông nghiệp. 17 Phạm Thị Linh, 2007, Hiện trạng sức khỏe môi trường làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo khoa học. 18 Đặng Đình Long, Đinh Thi Bích Thủy, 2005, Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và xu hướng biến đổi, NXB Nông nghiệp. 19 Ngô Trà Mai, 2008, Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây, Luận án TS, Đại học Khoa học Tự nhiên. 20 Dương Bá Phượng, 2001, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội. 21 Nguyễn Thị Kim Thái, (2004), Xử lý bã thải từ công nghiệp chế biến tinh bột bằng phương pháp củ khí trong điều kiện khí hậu Việt Nam, Luận án PTSKH Kinh tế, Đại học Xây dựng. 22 Vũ Quyết Thắng, 2007, Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 23 Bùi Thị Tân, 1999, Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương 24 Lê Đức Thọ, 2008, Nghiên cứu thực trạng môi trường sức khỏe ở làng nghề làm bún Phú Đô, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp cần thiết, Luận án TS Y học, Học Viện Quân y 25 Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân Trình, 2005, Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam, NXB Y học. 26 UBND xã Dương Liễu, 2007, 2008, 2009, Báo cáo đầy đủ làng nghề Dương Liễu. 27 UBND huyện Hoài Đức, 2007, Báo cáo môi trường làng nghề Hoài Đức. 28 Phùng Thanh Vân, 2009, Một số vấn đề bức xúc về môi trường làng nghề Hà Tây, Công tác khoa giáo, số 3 29 Bùi Văn Vượng, 1998, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc. 30 Môi trường và phát triển bền vững: Chất lượng môi trường ở hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn, www.vst.vista.gov.vn, 2008. 31 Trần Minh Yến, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học 2. Tài liệu Tiếng Anh: 1 World Bank, 1999, Greening Industry: New roles for communities Market and Goverments. 2 Vo Van Duc, 2000, Craft villages in the context of Rural Industrialization and Modernnization in Vietnam, Vietnam economic Review. 3 Sylvie Fanchette, Nicholas Stedman, 2009, Discovering craft villages in Vietnam: Ten itineraries around Hà Nội, NXB Thế Giới. 4 Vu Hoang Nam, 2008, The role of human capital and social capital in the transportation of village – based industrial cluster: evidence from Northern Vietnam, NXB Tokyo. 5 Vietnam Association of craft villages, 7/4/2007, Craft villages look to the future 6 Vietnam Association of craft villages, 10/12/2007, Festival celebrates handicraft villages.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan