Đề tài Đánh giá hiện trạng và đưa ra giải pháp về huy động nguồn vốn ODA của tổng công ty bưu chính - Viễn thông Việt Nam

Đầu tư của Chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết, nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp đẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ Ngân sách Nhà nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dũng vốn FDI. Nguồn vốn ODA của Mỹ, Nhật và một số nước khác chủ yếu được đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng của các nước Đông Á. Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển mà các nước này có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trỡnh sản xuất kinh doanh cú khả năng mang lại lợi nhuận. ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và chậm phát triển, nó cũn cú tỏc dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông - Công nghiệp thành những nước Công - Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bỡnh quõn đầu người cao.

doc41 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đưa ra giải pháp về huy động nguồn vốn ODA của tổng công ty bưu chính - Viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề nghị của bên vay, Nhà tài trợ phát hành một thư cam kết đảm bảo trả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C ). - Rút vốn theo thủ tục tài khoản đặc biệt/ tài khoản tạm ứng là hình thức nhà tài trợ ứng trước cho bên vay một khoản tiền vào tài khoản đặc biệt/ tài khoản tạm ứng để bên vay chủ động thuận lợi trong các thanh toán nhỏ, giảm bớt số lần xin rút vốn từ Nhà tài trợ, đẩy nhanh tốc độ thanh toán cho các hoạt động của dự án. - Rút vốn theo thủ tục hoàn vốn, thủ tục hồi tố: là hình thức Nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên nhận tài trợ thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn tự có. Một trong các Nhà tài trợ thay đổi quy trình quản lý nguồn vốn ODA nhiều nhất từ trước đến nay là Nhật Bản, năm 1997 khi chuyển từ OECF sang JBIC, Nhật Bản đã thay đổi hướng dẫn mới cho nguồn ODA, năm 2002 Nhật Bản lại bổ sung hướng dẫn mới về môi trường. Các hướng dẫn của Nhật Bản thường dài và khá phức tạp. Các tiêu thức đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ODA: Đối với doanh nghiệp ( chủ đầu tư ) thì hoạt động đầu tư có thể có các mục tiêu khác nhau tuỳ theo quan điểm của chủ đầu tư, nhưng nhìn chung thì có hai mục tiêu chính. Nhóm mục tiêu kinh tế với lợi nhuận là mục tiêu bao trùm nhất, tổng quát nhất. Nhóm mục tiêu xã hội: gồm có tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm, và các lợi ích công cộng khác . . .Những nhóm chỉ tiêu này lại được thể hiện dưới hai cách thức khác nhau, đó là định lượng và định tính. Để có thể lựa chọn một dự án đầu tư có hiệu quả nhất cần phải lựa chọn giữa các dự án đầu tư thông qua một hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả phản ánh khả năng, mức độ sinh lợi của dự án, mức độ đáp ứng những mục tiêu kinh tế xã hội đã được đặt ra. * Nhóm các chỉ tiêu định lượng: - Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: . Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( NPV ): Chỉ tiêu này cho ta biết quy mô số tiền sinh lời của dự án đầu tư sau khi đã hoàn trả đủ vốn. Tiền lời nói ở đây cũng bao gồm có khấu hao và lãi ròng hàng năm, tức là thu hồi ròng hàng năm. n ( Bi - Ci ) NPV = å —————— i = 0 ( 1 + r )i Trong đó: NPV - tổng lãi của dự án quy về thời điểm hiện tại. Bi - lợi ích của dự án tại năm i. Ci - chi phí của dự án tại năm i. r - tỷ suất chiết khấu được chọn. n - số năm hoạt động của đời dự án. NPV > 0: Dự án có lãi. NPV = 0: Dự án hoà vốn. NPV < 0: Dự án thua lỗ. Như vậy NPV càng lớn thì càng có lợi. Chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả về phương diện tài chính. Mặc dù vậy, chỉ tiêu NPV vẫn phụ thuộc lãi suất, lãi suất càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Nói một cách khác, nó không cho ta biết được tỷ lệ sinh lời mà bản thân dự án có thể tạo ra. . Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR ): Hệ số hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị thu hồi ròng vừa bằng tổng hiệu giá vốn đầu tư. NPV1 IRR = r1 + ( r2 - r1 )* —————— NPV1 - NPV2 Trong đó: IRR - tỷ lệ lãi do dự án đem lại. r1 - lãi suất chiết khấu tự chọn lần 1 ( thường lấy bằng lãi suất vay vốn ) Þ NPV1. r2 - lãi suất chiết khấu tự chọn lần 2 ( thường chọn ở vùng lân cận ) Þ NPV2. IRR là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư rất quan trọng. Nó cho ta biết được lãi suất mà tự bản thân dự án mang lại cho chủ đầu tư. Đặc biệt trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay thì nó giúp chủ đầu tư so sánh IRR với lãi suất tiền vay ( r ) để quyết định phương án đầu tư. . Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí ( B/C ): B/C cho ta biết tỷ lệ tương đối giữa giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí ( giá thành ). n å Bi ( 1 + r )-i B/C = —i = 0—————— n å Ci (1 + r )-i i = 0 Trong đó: Bi - thu nhập tại năm i. Ci - chi phí tại năm i. B/C ³ 1 thì dự án có thể chấp nhận được. . Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T ): Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu quả khi T £ tuổi thọ của dự án hoặc T £ Tđịnh mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng cao. . Chỉ tiêu phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra, hay đó chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại đó chưa có lời và cũng chưa bị thua lỗ. Bởi vậy, chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu ( do bán sản phẩm đó ) thấp nhất cần phải đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra. Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hoà vốn thì dự án có lãi, ngược lại nếu đạt thấp hơn thì dự án bị lỗ. Do đó, chỉ tiêu điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao. - Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội: . Chỉ tiêu tỷ suất vốn đầu tư ( ICOR ): ICOR là chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư của một nền kinh tế, được tính toán trên cơ sở so sánh đầu tư với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Theo cách tính thông thường và đơn giản nhất: ICOR = tổng vốn đầu tư/ mức tăng GDP hoặc ICOR = ( tỷ lệ đầu tư/ GDP )/ nhịp tăng GDP. Ở những nước kinh tế phát triển, người ta nhận thấy chỉ tiêu ICOR phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ. Thí dụ: ICOR trong công nghiệp thường lớn hơn trong nông nghiệp, ICOR ở các vùng đô thị thường thấp hơn ở các vùng sâu, vùng xa, phản ánh hiệu quả đầu tư và mức đầu tư cần thiết để tạo ra thế và lực cho phát triển. . Chỉ tiêu đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ( NSNN ): Tỷ lệ đóng góp = Mức đóng góp cho NSNN*100%/ tổng số vốn đầu tư. . Chỉ tiêu việc làm và thu nhập của người lao động: Chỉ tiêu này thể hiện ở hai khía cạnh: Số chỗ làm việc do dự án tạo ra. Thu nhập của người lao động, vừa thể hiện thu nhập thực tế, vừa phản ánh chất lượng lao động. * Nhóm các chỉ tiêu định tính: Giảm bớt cường độ lao động, thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo hướng tăng tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật, giảm tỷ lệ lao động tay nghề thấp và không có chuyên môn nghiệp vụ. Căn cứ vào các chỉ tiêu định lượng trên để xác định một số chỉ tiêu định tính thể hiện hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ như sau: Tác động đến cơ cấu tổ chức cũng như tổ chức sản xuất của doanh nghiệp theo tính gọn, năng động và hiệu quả. Cải thiện môi trường lao động theo hướng giảm dần các yếu tố và khu vực độc hại. Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược, chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như các ngành lĩnh vực mà doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ODA CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM Tổng quan về hoạt động của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam: Từ năm 1990, Tổng công ty đã được Chính phủ tạo điều kiện sử dụng nguồn vốn ODA. Trong 13 năm sử dụng nguồn vốn ODA, Tổng công ty đã sử dụng một cách hiệu quả và đúng mục tiêu của Chính phủ cũng như của Ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Các dự án ODA đã góp phần đưa thiết bị nhập ngoại hệ thống thiết bị của Tổng công ty trong thời kỳ cấm vận đầy khó khăn của Mỹ đối với Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự đổi mới công nghệ của ngành Bưu điện. Từ đầu những năm 1990, phần lớn các dự án được sử dụng nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Cộng hoà Pháp và đến năm 1997, Tổng công ty mới có dự án đầu tiên của Chính phủ Nhật Bản là dự án Phát triển mạng viễn thông nông thôn 10 tỉnh miền Trung Việt Nam. * Pháp: Từ năm 1990 đến nay, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã thực hiện Nghị định thư tài chính Việt - Pháp thuộc 8 tài khoá: 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, 1996, 1997 và 2000. Cụ thể như sau: - Nghị định thư tài khoá 1990: Tổng công ty được phân bổ cho 04 dự án Tổng đài điện thoại Hà Nội, Tổng đài điện thoại TP.Hồ Chí Minh, Vi ba biên giới HN-LS-TQ-QN, Vi ba Hà Nội - Quảng Ninh từ nguồn viện trợ không hoàn lại, gồm 19,1 triệu FrF thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại tài khoá 1990, tài trợ cho phần dịch vụ của hợp đồng chiếm 17% tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài khoá 1991: Tổng công ty được phân bổ 02 dự án gồm Tổng đài điện thoại Đà Nẵng-Huế-Vũng Tàu-Hà Nội, Thông tin di động Hà Nội 23 triệu FrF thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại tài trợ chủ yếu cho phần dịch vụ và một phần thiết bị chiếm khoảng 30% tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài chính 1992: Tổng công ty được phân bổ 03 dự án gồm Tổng đài điện thoại Đồng bằng sông Cửu Long, Điện thoại nông thôn Hà Nội-Quảng Ninh tổng vốn 45 triệu FrF thuộc nguồn viện trợ không hoàn lại, tài trợ cho cả dịch vụ và thiết bị chiếm 36% tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài chính 1993: Tổng công ty được phân bổ 03 dự án gồm Tổng đài E10 Hà Nội 23.000 số, thông tin di động VMS và Tổng đài Trần Khát Chân tổng giá trị 29,5 triệu FrF thuộc nguồn vay ưu đãi, tài trợ cho cả thiết bị và dịch vụ chiếm 84% tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài chính 1994: Tổng công ty được phân bổ 01 dự án Tổng đài E10 Huế-Đà Nẵng-Vũng Tàu-Cần Thơ có tổng vốn ODA là 44 triệu FrF thuộc nguồn vay hỗn hợp, tài trợ cho cả thiết bị và dịch vụ chiếm khoảng 88% giá trị hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài chính 1996: Tổng công ty được phân bổ 01 dự án Trung tâm chia chọn Bưu chính Hà Nội có tổng vốn ODA là 50 triệu FrF thuộc nguồn vay hỗn hợp, nhưng chỉ sử dụng hết 38.853.341 FrF tài trợ cho toàn bộ hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài chính 1997: Tổng công ty được phân bổ 01 dự án Tổng đài E10 Đà Nẵng-Cần Thơ có tổng vốn ODA là 7,5 triệu FrF thuộc nguồn vay hỗn hợp, nhưng chỉ sử dụng hết 7.496.705 FrF tài trợ cho toàn bộ hợp đồng nhập khẩu. - Nghị định thư tài chính 2000: Tổng công ty được phân bổ 10,3 triệu EU thuộc nguồn vay nhẹ lãi cho dự án Phát triển mạng viễn thông nông thôn các tỉnh Phía Bắc Việt Nam. * Nhật Bản: Từ năm 1990 đến nay Tổng công ty có 02 dự án sử dụng ODA Nhật thuộc Nghị định thư tài chính 1997 ( 01 dự án hỗ trợ kỹ thuật, 01 dự án vay nhẹ lãi ). Đó là dự án Nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm Đào tạo Bưu chính - Viễn thông I có tổng giá trị 7 triệu USD và dự án vay nhẹ lãi: Phát triển mạng viễn thông các tỉnh miền Trung Việt Nam. * Thụy Điển: Năm 1994 cho 02 dự án: Tổng đài Tandem AXE Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh và Tổng đài AXE 10 Gia Lai-Kon Tum tổng giá trị 5,3 triệu USD. * Italia: Trục Cáp quang Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh năm 1990: khoảng 40 triệu USD. Nghị quyết Đại hội Đảng và chiến lược phát triển 10 năm của đất nước đã khẳng định rõ sự cần thiết của nguồn vốn ODA với sự phát triển của đất nước ta. Nguồn vốn ODA đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn một thập kỷ qua. Đối với ngành Bưu điện, việc sử dụng nguồn vốn ODA đặc biệt là ODA Pháp trong những năm qua đạt được hiệu quả rất cao. Từ khi đất nước còn bị cấm vận, việc đưa công nghệ viễn thông tiên tiến vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn thì qua hợp tác với Pháp, ngành Bưu điện đã nhập khẩu được tổng đài điện thoại kỹ thuật số có công nghệ tiên tiến của thế giới. Thiết bị qua thời gian dài sử dụng cho đến nay vẫn đảm bảo tốt, khai thác có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng Nghị định thư: việc tiếp nhận nguồn vốn ODA của Pháp đã mở đầu đưa công nghệ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển, hiện đại hoá mạng Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ. Về nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ: Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam qua 10 năm hợp tác với Pháp đã lựa chọn được những đối tác Pháp có tên tuổi và uy tín như hãng Alcatel và La Post. Về giá cả: Những năm đầu còn cao nhưng sau khi bỏ cấm vận, với việc áp dụng quy chế đấu thầu, nhiều hãng viễn thông hàng đầu trên thế giới vào kinh doanh và hoạt động trên thị trường Việt Nam nên giá cả thiết bị và dịch vụ của Pháp đã hạ xuống ngang bằng thiết bị và dịch vụ của các nước tiên tiến khác. Hiện tại, giá thiết bị và dịch vụ viễn thông của Pháp hàng năm giảm từ 5%-10% không phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn vốn nào. Trình độ chuyên gia thực hiện các dự án sử dụng nguồn ODA: Nhìn chung là tốt, có đủ khả năng xử lý công việc. Các chuyên gia Pháp đã chuyển giao cho các kỹ sư Việt Nam về thiết kế và thực thi lắp đặt, tuy nhiên phần mềm chỉ chuyển giao ở mức độ rất hạn chế. Về tiến độ thực hiện dự án: Hàng hoá trước đây thường giao nhiều lần và thiếu đồng bộ gây chậm trễ cho lắp đặt. Trong 5 năm trở lại đây, phần thiết bị viễn thông giao hàng tương đối đồng bộ và đúng tiến độ. Xu hướng phát triển: - Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. - Cung cấp cho xã hội, người tiêu ding các dịch vụ hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp, phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học tới các vùng, miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010 số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực. - Xây dựng bưu chính, viễn thông, tin học trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. - Giai đoạn từ nay đến năm 2010 bưu chính, viễn thông phải có tốc độ phát triển cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế với các mục tiêu cụ thể: . Giai đoạn 2001 - 2005: Phấn đấu tăng gấp đôi mật độ điện thoại bình quân của cả nước, đạt mật độ 10 - 12 thuê bao điện thoại/100 dân. Đến năm 2005, tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng từ 5 - 8 lần so với năm 2001, đạt 4 - 5% với mật độ từ 1,3 - 1,5 thuê bao Internet/100 dân. . Năm 2010: Tiếp tục phát triển tăng gấp đôi số máy điện thoại cũng như mật độ điện thoại bình quân so với năm 2005. Phấn đấu đạt mật độ điện thoại 22 - 25 máy/100 dân, đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại. . Năm 2020: Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Việt Nam có mật độ điện thoại 40 - 50 máy/100 dân, bình quân mỗi hộ gia đình có máy điện thoại. Thực hiện phổ cập dịch vụ: dịch vụ Bưu chính - Viễn thông được cung cấp, phục vụ cho khách hàng ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Từ những năm 1996 đến nay, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty trở nên rất lớn, bình quân 4000 tỷ/năm. Do vậy, công tác huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tăng tốc phát triển Bưu chính - Viễn thông trong những giai đoạn tiếp theo. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng công ty và xu hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo thi đòi hỏi Tổng công ty phải thu hút một lượng vốn rất lớn để triển khai theo kế hoạch. Trong điều kiện nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, để huy động đủ vốn phục vụ đầu tư phát triển, Tổng công ty đã tập trung vào huy động các nguồn vốn nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC, liên doanh, và đặc biệt quan trọng là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Thực trạng huy động vốn: Chiến lược phát triển ngành và nhu cầu vốn ODA: a) Quan điểm phát triển: * Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. * Khuyến khích phát huy mọi nguồn lực của đất nước và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học trong môi trường công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những cơ chế thích hợp. * Phát triển phải đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu phát triển: * Đến năm 2010, VNPT là một Tập đoàn kinh tế - kỹ thuật; có cơ sở hạ tầng thông tin vững chắc; kinh doanh nhiều lĩnh vực với các dịch vụ bưu chính, viễn thông và tin học là nòng cốt. * Tập trung mọi nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu phát sinh bình quân là 8 - 10%/năm. * Nghiên cứu xây dựng Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, kinh doanh đa dịch vụ và đa sở hữu theo hướng: kinh doanh Bưu chính - Viễn thông là nòng cốt, nâng dần tỷ trọng các loại hình kinh doanh tài chính, bảo hiểm, công nghiệp Bưu chính - Viễn thông. * Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. * Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Phát triển các định chế tài chính trong Tập đoàn. Định hướng đổi mới tổ chức quản lý: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam gồm Tổng công ty Bưu chính và Tổng công ty Viễn thông được hình thành trên cơ sở sử dụng cả hai nguyên tắc liên kết kinh tế “ cứng ” và “ mềm ”: * Liên kết kinh tế “ mềm ” giữa Tổng công ty Bưu chính và Tổng công ty Viễn thông là các hợp đồng thoả thuận với nhau về những nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như khai thác dịch vụ, quy định giá cước, thị trường cung cấp, phân chia doanh thu, nghiên cứu trao đổi . . . * Liên kết kinh tế “ cứng ” giữa Tổng công ty Bưu chính, Tổng công ty Viễn thông với các công ty thành viên thông qua cơ chế vận hành do Nhà nước quy định và Điều lệ tổ chức hoạt động của các Tổng công ty. Các Công ty thành viên có liên quan chặt chẽ với nhau về chu kỳ công nghệ, bổ sung cho nhau trong một dây chuyền cung cấp dịch vụ khép kín, hoạt động thống nhất trong Tổng công ty. Như vậy, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam không có tư cách pháp nhân. Tập đoàn có ban lãnh đạo chung để điều hành phối hợp các hoạt động của Tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất nhưng các Tổng công ty Bưu chính, Tổng công ty Viễn thông vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức sản xuất và thương mại. * Các Tổng công ty Bưu chính, Tổng công ty Viễn thông hoạt động theo hướng đa ngành nghề nhưng có một ngành chuyên sâu là Bưu chính - Phát hành báo chí, Viễn thông - Tin học; thực hiện đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong đó: Tổng công ty Viễn thông là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trực tiếp quản lý và kinh doanh mạng viễn thông đường trục trong nước và quốc tế, cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích, cung cấp các dịch vụ tài chính, các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ; Tổng công ty Bưu chính là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất về Bưu chính, Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, trực tiếp quản lý và kinh doanh mạng Bưu chính công cộng, các dịch vụ Bưu chính công ích. * Các đơn vị thành viên của các Tổng công ty gồm các thành viên hạch toán phụ thuộc; các thành viên hạch toán độc lập, được Tổng công ty sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ dưới các hình thức: - Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ. Các Công ty này được hình thành từ việc chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên của VNPT, hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng và cần duy trì 100% vốn Nhà nước để phát huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt. - Công ty Cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hoá các đơn vị thành viên của VNPT hoặc thành lập mới các Công ty cổ phần mà Tổng công ty là một trong các cổ đông sáng lập, có vai trò chi phối hoặc khống chế. - Các Công ty Liên doanh có một phần vốn điều lệ do Tổng công ty góp vốn nếu Công ty tự nguyện tham gia Tập đoàn. * Công ty Tài chính là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Viễn thông, có tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán độc lập. * Tổng công ty đầu tư vốn vào các công ty thành viên dưới dạng Công ty Trách nhiệm hữu hạn 100% vốn Nhà nước; Công ty cổ phần mà Nhà nước chi phối vốn hoặc thâm nhập vốn vào các Công ty cổ phần cùng ngành nghề để Nhà nước chi phối nếu cần thiết. Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên được phân định một cách rành mạch, rõ ràng, vừa đảm bảo tập trung mọi nguồn lực, tính thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược chung của Tổng công ty, vừa đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sản xuất kinh doanh của mọi đơn vị thành viên. Tổng công ty được chia lãi và cùng chịu lỗ theo vốn góp với các Công ty thành viên. Tổng công ty cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị của các Công ty thành viên nếu là Công ty cổ phần. Tổng công ty cử Giám đốc Công ty thành viên nếu là Công ty 100% vốn Nhà nước. Tổng công ty hạch toán độc lập và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ( tính trên phần lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư ) cho Nhà nước. Các Công ty thành viên hạch toán độc lập, trực tiếp nộp tất cả các loại thuế theo Luật định cho Nhà nước. Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển: Để thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra, dự kiến sẽ phải huy động từ 180 - 200 ngàn tỷ đồng ( tương đương 11,5 - 13 tỷ USD ) vốn đầu tư của toàn xã hội cho phát triển bưu chính, viễn thông, tin học giai đoạn 2001 - 2020, trong đó giai đoạn 2001 - 2010 là vào khoảng 80 - 90 ngàn tỷ đồng ( tương đương 5 - 6 tỷ USD ). Dự kiến vốn huy động trong nước sẽ đáp ứng được khoảng 2/3 và vốn nước ngoài khoảng 1/3 tổng vốn đầu tư. Kế hoạch huy động các loại nguồn vốn phục vụ nhu câu đầu tư phát triển: * Giai đoạn 2001 - 2005: Tổng vốn đầu tư các công trình dự kiến cho giai đoạn 2001 - 2005 là 29.359 tỷ, bình quân hàng năm là 5.871 tỷ. Vốn đầu tư thực hiện năm 2001 là 4.859 tỷ, năm 2002 là 5.500 tỷ. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư như sau: - Đầu tư cho Viễn thông: Tổng vốn đầu tư dự kiến 24.578 tỷ, chiếm tỷ trọng 86,06% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. Các dự án trọng điểm giai đoạn 2003 - 2005 gồm: phát triển mạng thông tin di động: 8.300 tỷ; đầu tư cho mạng đường trục quốc gia là 1.100 tỷ; đầu tư cho mạng viễn thông quốc tế: 800 tỷ; đầu tư cho mạng Internet là 700 tỷ; đầu tư phát triển mạng thông tin di động tốc độ chậm và nội vùng: 1.015 tỷ; nâng cấp thống nhất mạng máy tính và phần mềm quản lý điều hành sản xuất cho các bưu điện tỉnh, thành phố: 350 tỷ; hệ thống truy nhập ADSL: 280 tỷ . . . - Đầu tư phát triển Bưu chính là 1.986 tỷ, chiếm tỷ trọng 6,76% tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn. - Đầu tư cho Công nghiệp Bưu chính - Viễn thông, đặc biệt là phát triển công nghệp tin học: 800 tỷ, chiếm tỷ trọng 2,72% tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn. - Đầu tư cho khối đào tạo - nghiên cứu - sự nghiệp và các công trình kiến trúc là 1.995 tỷ, chiếm tỷ trọng 6,79% tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn. * Giai đoạn 2006 - 2010: Tổng vốn đầu tư các công trình dự kiến cho giai đoạn 2006 - 2010 là 42.500 tỷ, bình quân hàng năm là 8.500 tỷ. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư như sau: - Đầu tư cho Viễn thông: Tổng vốn đầu tư dự kiến 32.975 tỷ, chiếm tỷ trọng 77,58% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. Các dự án trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 gồm: phát triển mạng thông tin di động: 18.000 tỷ; đầu tư cho mạng đường trục quốc gia là 3.000 tỷ; đầu tư cho mạng viễn thông quốc tế: 2.000 tỷ; đầu tư cho mạng Internet là 3.000 tỷ; dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT là 3.000 tỷ . . . - Đầu tư phát triển Bưu chính là 2.370 tỷ, chiếm tỷ trọng 5,57% tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn. - Đầu tư cho Công nghiệp Bưu chính - Viễn thông, khối đào tạo - nghiên cứu - sự nghiệp là 3.950 tỷ, chiếm tỷ trọng 9,29% tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn. - Đầu tư cho các Bưu điện tỉnh, thành phố là 5.180 tỷ, chiếm 12,18%. Đầu tư tập trung tại Tổng công ty là 7.000 tỷ, chiếm 16,47% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. * Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư được xây dựng trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đảm bảo khả năng vay trả có độ an toàn cao về tài chính, cụ thể: - Giai đoạn 2001 - 2005: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp là 145 tỷ, chiếm 0,5%; nguồn vốn tín dụng Nhà nước là 177 tỷ, chiếm 0,6%; nguồn vốn ODA là 1.378 tỷ, chiếm 4,69%; nguồn vốn BCC là 3.253 tỷ, chiếm 11,08%; nguồn tái đầu tư là 21.257 tỷ, chiếm 72,4%; nguồn vốn vay tín dụng là 4.626 tỷ, chiếm 15,75% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. - Giai đoạn 2006 - 2010: Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp là 200 tỷ, chiếm 0,47%; nguồn vốn tín dụng Nhà nước là 177 tỷ, chiếm 0,52%; nguồn vốn ODA là 3.000 tỷ, chiếm 7,05%; nguồn BCC là 200 tỷ, chiếm 0,47%; nguồn tái đầu tư là 29.848 tỷ, chiếm 70,23%; nguồn vốn vay tín dụng là 15.027 tỷ, chiếm 35,35% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. Huy động vốn ODA: a) Các chính sách, định hướng huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới: * Tiếp tục thực hiện linh hoạt các phương thức huy động vốn nước ngoài có hiệu quả trong thời gian qua như: vay trả chậm các hãng lớn, vay ngân hàng nước ngoài. * Áp dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức đầu tư nước ngoài để huy động nguồn đầu tư trực tiếp, ngoài hình thức BCC hiện hành cần xem xét áp dụng thêm các hình thức khác như BOT, BLT, v.v. . . * Xem xét triển khai các hình thức huy động vốn nước ngoài mới như phát hành trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đặc biệt là doanh nghiệp viễn thông. * Khai thác có hiệu quả nguồn ODA: chuẩn bị xây dựng các kế hoạch dài hạn vận động nguồn vốn ODA cho các dự án lớn, quan trọng, thu hồi vốn chậm như phát triển viễn thông nông thôn, mạng đường trục . . . * Cần tiếp tục đẩy mạnh việc vận động, tranh thủ tìm kiếm các nguồn tài trợ cả song phương lẫn đa phương phục vụ phát triển. * Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các dự án đang triển khai, thông qua đó để tranh thủ tìm thêm sự ủng hộ của Nhà tài trợ hiện hành đối với các dự án mới. Đồng thời đẩy mạnh, mở rộng quan hệ để tìm thêm nguồn tài trợ từ các Nhà tài trợ mới. * Giai đoạn từ nay đến năm 2010 phấn đấu huy động được nguồn vốn ODA chiếm từ 5 - 10% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội cho phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam : - Đối với nguồn ODA không hoàn lại: sẽ được ưu tiên tập trung cho các dự án thuộc lĩnh vực: cải cách hành chính; tăng cường, phát triển thể chế; nâng cao năng lực nghiên cứu, triển khai; phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu cơ bản để chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư ( quy hoạch, điều tra cơ bản, tổng quan nghiên cứu khả thi . . . ). - Đối với nguồn ODA vốn vay: sẽ được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: phát triển bưu chính, viễn thông cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn v.v . . .; nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng thông tin (nâng cao năng lực mạng đường trục); các dự án phục vụ phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin; nâng cao năng lực quản lý nguồn tài nguyên quốc gia như: tần số, tên miền và địa chỉ Internet; nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo vệ người tiêu dùng; và một số lĩnh vực khác . . . Trong kế hoạch vận động ODA năm năm 2001 - 2005, chúng ta đã trình 08 dự án, cho đến nay chỉ có 4 dự án được đưa vào danh sách dài - longlist - gọi vốn ODA Nhật Bản, 01 dự án được đưa vào danh sách ngắn huy động ODA Nhật Bản tài khoá 2002. Tuy nhiên, trong 08 dự án chỉ có 04 dự án có Báo cáo nghiên cứu khả thi, còn lại các dự án chưa được hình thành dự án tiền khả thi mà mới chỉ ở dạng đề cương sơ bộ. Như vậy, có thể nói chưa chuẩn bị văn kiện dự án để đăng ký nguồn và khả năng vận động nguồn cũng rất khó. Theo quan điểm này, cần xây dựng chiến lược huy động nguồn trên cơ sở phân định rõ vùng miền. Tức là vùng miền nào đối với Nhà tài trợ nào, nghiên cứu lĩnh vực ưu tiên của các Nhà tài trợ để chia dự án thành từng hệ thống dự án đăng ký xin vận động đối với từng Nhà tài trợ. Còn nếu đăng ký chung chung không xác định Nhà tài trợ thì rất khó. Vì như đã nêu ở trên, mỗi Nhà tài trợ đều có những quy định riêng về điều kiện sử dụng nguồn vốn ODA. Mỗi quy định đều có những ràng buộc cụ thể về thiết bị, xuất xứ hàng hoá, đấu thầu, điều kiện về tài chính ( bảo hiểm rủi ro . . .) và các điều kiện thương mại khác. Như vậy, khi xác định điều kiện về nguồn vốn chúng ta sẽ xây dựng dự án để áp dụng và làm việc với các cơ quan thương vụ các nước hoặc đại diện của các tổ chức tài chính để khi trình đăng ký xin nguồn là đã xác định được Nhà tài trợ. b) Quy trình huy động vốn ODA của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam : * Bước 1: Xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động và sử dụng ODA: Ban Kế hoạch chủ trì phối hợp cùng với Ban ĐTPT, Ban KTTK - TC, Ban KTTK - TC, Ban Bưu chính, và Ban Viễn thông xem xét, tổng hợp danh mục chương trình, án ưu tiên của các đơn vị, lập thành Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA trong 5 năm và hàng năm. * Bước 2: Tổng công ty trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính Viễn thông Danh mục dự án ưu tiên vận động ODA cho từng giai đoạn. * Bước 3: Ngay sau khi dự án được đưa vào danh mục ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và được Nhà tài trợ quan tâm, Tổng công ty chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu khả thi để làm việc với Nhà tài trợ về nội dung dự án cũng như đáp ứng các yêu cầu đã đề ra của hai bên Việt Nam và Nhà tài trợ. Ngay sau khi có thông báo về chương trình làm việc của Nhà tài trợ, Tổng công ty thành lập tổ công tác chuẩn bị dự án để làm việc với các đoàn công tác của Nhà tài trợ. * Bước 4: Sau khi Tổ công tác của Tổng công ty làm việc với Nhà tài trợ đã được chấp nhận về nội dung và mục tiêu của dự án, Tổng công ty và Nhà tài trợ ký Biên bản ghi nhớ. Trên cơ sở kết quản làm việc của Tổng công ty với Nhà tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký điều ước quốc tế khung về ODA và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Tổng công ty về chương trình dự án được Nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo. * Bước 5: Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA: sau 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục chương trình dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ hoặc đã thoả thuận với Nhà tài trợ trong Biên bản ghi nhớ, Tổng công ty ra quyết định thành lập Ban chuẩn bị chương trình, dự án. * Bước 6: Thẩm định phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA: sau khi chuẩn bị xong văn kiện chương trình, dự án ODA, Tổng công ty phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Bước 7: Đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước cụ thể về ODA: Bộ Tài chính được uỷ quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Tổng công ty đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay. Sau khi kết thúc đàm phán, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ duyệt kết quả đàm phán và quyết định người được uỷ quyền thay mặt Chính phủ ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Nhà tài trợ. * Bước 8: Sau khi nhận được Nghị định thư vốn vay, Tổng công ty trình hồ sơ vay vốn sang Bộ Tài chính để Bộ Tài chính có uỷ quyền về ký Hợp đồng nội bộ giữa Tổng công ty ( Ban KTTKTC có thể uỷ quyền cho đơn vị được uỷ quyền làm chủ đầu tư ký ) với đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền ( Quỹ hỗ trợ phát triển ). * Bước 9: Ban quản lý dự án ODA: sau 15 ngày quyết định đầu tư được duyệt, Tổng công ty ( do Ban ĐTPT giới thiệu, Ban TCCB - LĐ trình ) phải ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý có nhiệm vụ chức năng theo quy định của pháp luật và theo đặc thù của ngành. Đánh giá thực trạng huy động vốn: a) Thực trạng huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển: Huy động vốn trong nước: * Nguồn vốn NSNN cấp: Trong những năm đầu của thập kỷ 90, nguồn vốn NSNN đóng một vai trò quan trọng trong kết cấu nguồn vốn huy động của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Nguồn vốn NSNN cấp cho ngành Bưu điện ngày càng giảm, trong giai đoạn 1996 - 2003 là 1.192 tỷ đồng, chiếm 6,44% tổng vốn huy động; gồm NSNN cấp là 102 tỷ đồng và lợi nhuận để lại là 1.090 tỷ đồng. * Nguồn vốn tự tích luỹ của Tổng công ty: Nguồn vốn tự tích luỹ của Tổng công ty là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất chủ yếu được hình thành từ: - Nguồn khấu hao cơ bản từ tài sản cố định của các đơn vị hạch toán phụ thuộc đơn vị sự nghiệp, đơn vị hạch toán độc lập. - Nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển tập trung của Tổng công ty, quỹ đầu tư phát triển của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán độc lập. * Nguồn vốn vay trong nước: Trong giai đoạn 1996 - 2003, cơ cấu nguồn vốn huy động của Tổng công ty có sự thay đổi khá lớn do chính sách huy động vốn của Tổng công ty được chuyển theo hướng chú trọng tăng vốn tự có, giảm mạnh vay quốc tế và chuyển sang vay trong nước. Tổng nguồn vốn vay trong nước của Tổng công ty trong giai đoạn 1996 - 2003 là 7.785 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,06% tổng nguồn vốn huy động; trong đó: - Nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng là 7.054 tỷ đồng, chiếm 38,11% tổng vốn huy động. Nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu từ 04 Ngân hàng Thương mại Nhà nước dưới cả hai hình thức tiền VNĐ và USD để phục vụ cho các dự án có nhập khẩu thiết bị. - Nguồn vốn huy động vốn nhàn rỗi của CBCNV trong Tổng công ty là 494 tỷ đồng, chiếm 2,66%; thông qua việc phát hành ký phiếu ghi danh với lãi suất quy định ghi trên kỳ phiếu. - Nguồn vốn vay từ Công ty Tài chính Bưu điện là 237 tỷ, chiếm 1,28% tổng vốn huy động. Huy động vốn nước ngoài: * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Trong giai đoạn 1996 - 2003, vốn đầu tư nước ngoài thuộc các dự án BCC đã được giải ngân là 403,827 triệu USD, quy đổi ra là 6.341 tỷ đồng, chiếm 24,23% tổng nguồn vốn huy động. - Dự án BCC với Telstra ( Austraylia ). - Dự án BCC với hãng Sapura Holding SDN - BHD ( Malaysia ). - Dự án BCC với Kinnevik ( Thụy Điển ). - Dự án BCC với KT ( Hàn Quốc ). - Dự án BCC với NTTV ( Nhật Bản ). - Dự án BCC với FCR ( Pháp ). * Hình thức liên doanh: hiện tại Tổng công ty có 08 Liên doanh đã đi vào hoạt động là VINADAISUNG, ANSV, VN - GSC, VKX, FOCAL, TELEQ, VFT, VINECO. * Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ): Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược huy động vốn của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Do nguồn vốn ODA có lãi suất vay thấp, thời gian hoàn vốn dài nên Tổng công ty chủ yếu sử dụng vốn ODA để đầu tư vào các dự án trọng điểm có số vốn đầu tư lớn, khả năng sinh lợi thấp để đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực mạng lưới hoặc các dự án mang tính công ích cao. Tổng vốn ODA của Tổng công ty đã được giải ngân trong giai đoạn 1996 - 2003 là 224 tỷ đồng, chiếm 1,21% tổng vốn huy động. * Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài: Trong những năm tới, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ trở nên quan trọng đối với Tổng công ty; vì đây là nguồn ngoại tệ mạnh đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ từ nước ngoài; tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài hơn trong nước để hoà đồng với các nguồn vốn vay trong nước; khắc phục được hạn chế về giới hạn cho vay và khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng trong nước. b) Tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA: * ODA Pháp 1996: 38 triệu FrF thuộc nguồn ODA vay hỗn hợp cho dự án Hiện đại hoá trung tâm bưu chính Hà Nội. * ODA Pháp tài khoá 2000: 10,3 triệu Euro thuộc nguồn ODA vay nhẹ lãi, cho dự án Phát triển mạng viễn thông nông thôn các tỉnh phía Bắc Việt Nam. * ODA Nhật Bản tài khoá 1997: 11.332 triệu JPY thuộc nguồn vay nhẹ lãi của JBIC Nhật Bản cho dự án Phát triển mạng viễn thông nông thôn các tỉnh miền Trung Việt Nam. * Hỗ trợ kỹ thuật 1997: 7 triệu USD thuộc nguồn hỗ trợ kỹ thuật của JICA Nhật Bản cho dự án Nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm Bưu chính - Viễn thông I. * Hỗ trợ kỹ thuật 40 nghìn USD của Ngân hàng Thế giới ( thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển - IRDB ) tài trợ theo Chương trình phát triển thông tin (infoDev) bằng Hợp đồng tài trợ Kế hoạch cổng thông tin quốc gia. * Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam xin sử dụng nguồn JBIC tài khoá 2002 với tổng vốn ODA 161,53 triệu USD. * Dự án mạng Internet phục vụ cộng đồng xin sử dụng nguồn JBIC tài khoá 2000 với tổng vốn ODA 104 triệu USD. Bài học: Nhìn chung các dự án đã thực hiện đều đạt được mục tiêu đề ra, hiệu quả cao: chất lượng thiết bị, điều kiện công nghệ và nhu cầu sử dụng dịch vụ. Các dự án đang thực hiện về tiến độ triển khai dự án hai dự án lớn nhất về cả quy mô lẫn tổng vốn đầu tư lại không đạt được yêu cầu đề ra là dự án nông thôn miền Bắc và nông thôn 10 tỉnh miền Trung. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước chủ đạo trong ngành Bưu chính - Viễn thông, có uy tín trong nước và quốc tế, đã có quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế trong nhiều năm qua nên khả năng tiếp cận, khai thác nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài là rất cao, cần được chú trọng phát huy và sử dụng có hiệu quả với các nguồn vốn trong nước. Nguồn ODA cho ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là nguồn vay hỗn hợp hoặc nhẹ lãi và thường được Chính phủ và các cơ quan tổng hợp Nhà nước ưu tiên cho vay lại với lãi suất như lãi suất Nghị định thư. Đây là một trong những hỗ trợ rất lớn đối với Tổng công ty. Tuy nhiên, thủ tục sử dụng nguồn ODA của Pháp còn phức tạp qua nhiều khâu, nhiều bước gây chậm trễ chung cho toàn bộ dự án. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO NGÀNH BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG Quan điểm thu hút vốn ODA: Do tính chất ưu đãi, vốn ODA thường dành cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như đầu tư vào đường xá, cầu cảng, công trình điện, công trình cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc và các lĩnh vực giáo dục, y tế văn hoá và phát triển nguồn nhân lực. Vào đầu những năm 1970, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á sau khi dành được độc lập rất nghèo nàn và lạc hậu. Các quốc gia đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của việc phát triển các hoạt động giao thông vận tải, thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông, . . .Theo báo cáo của WB, từ năm 1971 đến năm 1974, tại Philippin vốn chi phí cho phát triển giao thông vận tải chiếm tới 50% tổng vốn dành cho xây dựng cơ bản và 60% tổng vốn vay ODA được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Kết quả là đến cuối năm 1994, Philippin đã có 811 cảng lớn nhỏ đạt tiêu chuẩn quốc gia, 329 cảng cấp tỉnh và vận tải thủy đã đảm bảo được 85% lượng hàng hoá chuyên trở nội địa . . .tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế quốc tế thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia ở Thái Lan, Singapore, Inđônêxia đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Hoa Kỳ, WB, ADB và một số Nhà tài trợ khác. Một số nước Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây cũng dựa vào nguồn ODA của Hoa Kỳ, WB, ADB để hiện đại hoá hệ thống giao thông vận tải và hệ thống thông tin liên lạc của mình. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các Nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với nước nhận tài trợ. Có điều là những lợi ích này thật khó có thể lượng hoá được. Đầu tư của Chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết, nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp đẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ Ngân sách Nhà nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Nguồn vốn ODA của Mỹ, Nhật và một số nước khác chủ yếu được đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng của các nước Đông Á. Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển mà các nước này có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và chậm phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông - Công nghiệp thành những nước Công - Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao. Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn ODA cho ngành Bưu chính - Viễn thông : a) Khó khăn: Về phía Nhà nước: * Thủ tục phía Việt Nam và Nhà tài trợ chưa hài hoà, gây vướng mắc khi thực hiện. * Hướng dẫn của cơ quan Nhà nước chưa cụ thể và chồng chéo làm cho chủ đầu tư phải chỉnh sửa trình đi trình lại nhiều lần gây chậm trễ cho dự án. Cho đến nay, khi Nghị định 17/2001 - CP đã ban hành hơn hai năm nhưng đến nay cơ chế tài chính vẫn tuân theo Nghị định số 90/1998/NĐ - CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Về phía Tổng công ty: * Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao: hầu hết các Nhà tài trợ song phương khi xem xét cung cấp ODA đều đưa ra điều kiện phải sử dụng tư vấn, đấu thầu và thiết bị cung cấp cho các chương trình, dự án của họ làm cho khả năng kiểm soát của chủ dự án rất khó khăn, chi phí cho các hoạt động tư vấn rất lớn, sự tham gia của tư vấn trong nước chỉ với tư cách là thầu phụ nước ngoài, giá cả thiết bị mua sắm cao ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. * Tổ chức quản lý, điều hành, huy động vốn và sử dụng vốn chưa hợp lý, một số khâu của chu kỳ dự án đầu tư còn nhiều bất cập gây nên tình trạng kéo dài thời gian thực hiện các chương trình dự án dẫn đến tốc độ giải ngân chậm, giảm thời gian ân hạn và hiệu quả đầu tư. * Chuẩn bị dự án: Việc chuẩn bị dự án còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra: Báo cáo nghiên cứu khả thi chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ, thành lập Ban quản lý dự án chậm, Ban quản lý vận hành chậm, . . . * Huy động ODA của Tổng công ty thường khi có thông báo về định hướng nguồn, Tổng công ty mới xây dựng đề cương để áp nguồn vào. Việc không chủ động về nguồn cho dự án làm cho vùng miền dự án và công nghệ không phù hợp gây chậm trễ trong việc thực hiện sau này do có nguồn nhưng phải điều chỉnh công nghệ và hạng mục thiết bị. * Ban quản lý dự án thẩm quyền ít ( qua ít nhất 4 cấp ): Ban quản lý dự án được quy định chi tiết chức năng và nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc quy định đó chưa thực sự được thực hiện đúng. Trong Nghị định 17/CP có nêu chuẩn bị dự án thành lập Ban chuẩn bị dự án, Ban này sau đó sẽ là Ban quản lý dự án. Nhưng trên thực tế, việc chuẩn bị dự án thường do Chủ đầu tư thực hiện sau đó khi Điều ước quốc tế ODA ký kết, Ban quản lý dự án mới thành lập, hoàn toàn mới với dự án và sau đó Ban này phải chuẩn bị từ đầu, “ học ” lại dự án. * Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có bảng tổng kết về dòng tiền - cash flow của Tổng công ty và cũng chưa có một báo cáo hàng năm ( annual report ) và báo cáo tài chính tổng hợp ( financial statement ) của toàn Tổng công ty mà mới chỉ có báo cáo ghép của các đơn vị tập hợp gửi lên. Như vậy, việc tính toán khả năng tài chính của Tổng công ty và tính toán vốn đối ứng cho dự án đối với Nhà tài trợ gặp rất nhiều khó khăn. * Về đánh giá dự án: Trong hơn 10 năm sử dụng nguồn ODA, chỉ duy nhất có một lần đánh giá hậu dự án, năm 1997 do phía Pháp cử chuyên gia vào đánh giá các dự án ODA Pháp thực hiện từ năm 1990. Từ đó đến nay, hầu hết các dự án ODA cũng như các dự án đầu tư khác đều không đánh giá hậu dự án. Như vậy, không thể xác định được hiệu quả kinh tế, xã hội mà dự án mang lại cũng như không rút được kinh nghiệm từ những dự án kém hiệu quả để khắc phục những khó khăn thực tế khi xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi ở những dự án tương tự sau này. b) Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn ODA cho ngành Bưu chính - Viễn thông : Về phía Nhà nước: * Hài hoà thủ tục: Đây không phải là vấn đề của Tổng công ty mà là vấn đề mang tính quốc gia. Điều này đòi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam trong các cuộc họp với Nhà tài trợ cần phải nêu ra những vướng mắc trong việc chuẩn bị và thực hiện dự án do thủ tục hai bên không phù hợp để phía Việt Nam và phía Bạn cùng xem xét hài hoà thủ tục. * Hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý nguồn vốn ODA cần có hướng dẫn cụ thể và tuân theo đúng quy định trong Nghị định của Chính phủ về ODA. Và từ những hướng dẫn cụ thể đó Tổng công ty sẽ có các biện pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong công cuộc đầu tư của mình. Về phía Tổng công ty: * Nâng cao nhận thức về nguồn ODA, không nên coi đó là nguồn viện trợ không hoàn trả nợ, mà phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án mang lại để trên cơ sở đó chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tài trợ hàng năm, từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp có tính thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra. * Chuẩn bị dự án: Một dự án khi chuẩn bị cần có các nội dung chi tiết, cụ thể các nội dung đó phải được xây dựng hợp lý, đầy đủ cơ sở, đảm bảo được tính khả thi cao của dự án, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giai đoạn sau một cách có hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tốt công tác ở giai đoạn này. * Thực hiện dự án: Việc thực hiện dự án của các dự án đã đăng ký nguồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với vận động xin nguồn của những dự án đang xin nguồn phải tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã được duyệt, kế hoạch phải xây dựng sát với nhu cầu, tránh sửa đổi nhiều gây chậm trễ trong các khâu trình duyệt ảnh hưởng đến tiến độ dự án. * Phân cấp mạnh hơn cho cơ quan thực hiện dự án, giảm bớt các cơ quan tham gia quyết định, điều này đòi hỏi Ban quản lý dự án phải được nâng cao năng lực và trách nhiệm để cơ quan chủ quản và chủ đầu tư có thể yên tâm phân cấp mạnh hơn chức năng và quyền hạn cho Ban quản lý dự án. Quản lý dự án là một nghề có tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất và chuyên môn nhất định. * Huy động vốn ODA là một quy trình phức tạp, phải xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể để đội ngũ cán bộ chuyên sâu về các kỹ năng như trên để đảm bảo các công đoạn trong quy trình huy động vốn ODA như chuẩn bị dự án, thủ tục đăng ký nguồn đều được thực hiện thuận lợi đúng với tiến độ dự kiến, tránh việc đăng ký nguồn năm này nhưng do dự án không đạt yêu cầu phải đăng ký lại trong nhiều năm tài chính tiếp theo. * Xây dựng kế hoạch huy động ODA theo từng vùng dự án từ đó xác định được các yếu tố kỹ thuật và công nghệ đặc thù của từng vùng dự án để xác định được hệ thống thiết bị từ đó định hướng chọn Nhà tài trợ phù hợp với công nghệ thiết bị của vùng dự án đó. KẾT LUẬN Huy động mọi nguồn vốn, trong đó vốn nước ngoài được coi là quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước ta đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng của Nhà nước ta được các ngành các cấp quan tâm quán triệt. Trong chiến lược của mình, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam coi nguồn vốn ODA là nguồn quan trọng cần tranh thủ để đến năm 2020 có được cơ sở hạ tầng Bưu chính - Viễn thông đạt trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ của các nước phát triển có vị trí tiền tiến trong khu vực. Để đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. ”, chúng ta cần phải có những bước đi phù hợp hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư. Trong tầm quan trọng đó, đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và đưa ra giải pháp về huy động nguồn vốn ODA của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ” có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần thực hiện tốt công tác huy động vốn để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển mạng lưới Bưu chính - Viễn thông theo mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện đề tài với sự nghiên cứu nhiều tài liệu và thực tiễn, và đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và thiết thực của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hồng Minh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm chắc chắn các nội dung trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý để đề tài đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA 2 1.1. Các khái niệm về ODA 2 1.1.1. Khái niệm 2 Tính chất và đặc điểm 3 1.1.3. Phân loại ODA 4 1.2. Quản lý vốn ODA 6 Quy chế quản lý nguồn vốn của Nhà nước 6 Cơ chế tài chính đối với nguồn vốn ODA 7 1.2.3. Quy trình, thủ tục rút vốn ODA 11 1.3. Các tiêu thức đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ODA 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ODA CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM 17 2.1. Tổng quan về hoạt động của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam 17 Thực trạng huy động vốn 21 Chiến lược phát triển ngành và nhu cầu vốn ODA 21 Huy động vốn ODA 26 Đánh giá thực trạng huy động vốn 30 2.2.4. Bài học 33 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO NGÀNH BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG 34 Quan điểm thu hút vốn ODA 34 3.2. Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn oda cho ngành Bưu chính - Viễn thông 35 Kết luận 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bưu điện. Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ và Thông tư 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 17/2001/NĐ-CP hướng dẫn Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nguyễn Hồng Minh. Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, 2002. Nguyễn Bạch Nguyệt - Từ Quang Phương. Kinh tế Đầu tư. NXB Thống kê, 2003. Nguyễn Bạch Nguyệt. Lập và quản lý dự án đầu tư. NXB Thống kê, 2000. Ban Kế hoạch và các Ban liên quan của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Tài liệu về tình hình huy động và sử dụng vốn ODA của Tổng công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0274.doc
Tài liệu liên quan